Tải bản đầy đủ (.doc) (181 trang)

Tính cách người Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (927.94 KB, 181 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HUỲNH VĂN CHẨN
TÍNH CÁCH NGƯỜI KHMER
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Chuyên ngành : Tâm lý học chuyên ngành
Mã số : 62.31.80.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. LÊ THỊ THANH HƯƠNG
2. PGS.TS. LÃ THỊ THU THỦY
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Hệ thống số
liệu và kết quả nghiên cứu trong toàn bộ luận án là trung thực, khách quan và
chưa có bất kỳ một công trình nào công bố.
Tác giả luận án
Huỳnh Văn Chẩn
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
*PGS. TS. Lê Thị Thanh Hương và PGS.TS. Lã Thị Thu Thủy, hai
nhà khoa học đã quan tâm sâu sắc,tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian học
tập, nghiên cứu và động viên tôi hoàn thành luận án này.
* Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến GS. TS. Vũ Dũng, PGS. TS. Lê Thị
Thanh Hương, những người Thầy, người Cô đầu tiên tôi được học tri thức
chuyên ngành ở trình độ NCS. Quý Thầy Cô đã tận tình, truyền đạt tri thức,
giúp cho tôi tiếp cận với cách tư duy mới, tạo nền tảng vững chắc cho tôi trong
quá trình học tập và suốt thời gian nghiên cứu.
*Ban Giám đốc, Ban chủ nhiệm, các thầy, cô giáo Khoa Tâm lý,


Phòng đào tạo – quản lý sau đại học Học viện Khoa học xã hội đã tạo những
điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành luận án.
*Ban Giám hiệu, Quý thầy , cô giáo Trường Cao Đẳng Bến Tre đã
quan tâm, động viên, tạo điều kiện trong suốt thời gian tôi học tập.
*Các bạn đồng nghiệp cùng lớp NCS khóa 2010-2014 đã nhiệt tình
tham gia, hợp tác, giúp đỡ tôi vào quá trình nghiên cứu và đã cung cấp những ý
kiến quý báu, giúp tôi thu thập, xử lý số liệu hiệu quả.
*Gia đình, người thân, bạn bè đã luôn cùng tôi chia sẻ những khó khăn,
và hết lòng giúp đỡ tôi hoàn thành luận án.
Xin chân thành cám ơn!
Bến Tre, ngày 01 tháng 08 năm 2014
NCS. Huỳnh Văn Chẩn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Nhiệm vụ nghiện cứu 2
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2
5. Gỉa thuyết khoa học 3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3
7. Phương pháp nghiên cứu 3
8. Đóng góp mới của luận án 5
9. Cấu trúc của luận án 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TÍNH CÁCH DÂN TỘC NGƯỜI KHMER
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 6
1.1 Tổng quan về các công trình nghiên cứu 6
1.2. Một số khái niệm cơ bản 34
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính cách dân tộc của người Khmer 57
Tiểu kết chương 1 64
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 65

2.1. Tổ chức nghiên cứu 65
2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 66
2.3. Xử lý dữ liệu và cách đánh giá 74
Tiểu kết chương 2 77
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN MỘT SỐ TÍNH CÁCH CỦA
NGƯỜI KHMER VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 78
3.1. Thực trạng một số tính cách người Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu
Long 78
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính cách người Khmer vùng Đồng bằng sông
Cửu Long 116
3.3. Phân tích chân dung tính cách điển hình của người Khmer vùng Đồng
bằng sông Cửu Long 123
Tiểu kết chương 3 136
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 137
1. Kết luận 137
2. Kiến nghị 139
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 142
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 143
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DT : Dân tộc
ĐTB : Điểm trung bình
ĐLC : Độ lệch chuẩn
TC : Tính cách
TCDT : Tính cách dân tộc
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
YTTĐ : Yếu tố tác động
HĐCĐ : Hoạt động cộng đồng
TH : Tiểu học
THCS : Trung học cơ sở

THPT : Trung học phổ thông.
TC – CĐ – ĐH : Trung cấp, Cao đẳng, Đại học
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng Tên bảng - Tên biểu đồ Trang
Bảng 2.1:
Một số đặc điểm của mẫu khảo sát chính thức là
người Khmer tham gia trả lời bảng hỏi
71
Bảng 2.2:
Độ tin cậy của hệ thống bảng hỏi đo biểu hiện tính
báo hiếu, tính tôn sùng phật giáo, tính cộng đồng của
người Khmer.
74
Bảng 2.3:
Bảng phân chia các mức độ theo điểm trung bình và
độ lệch chuẩn.
76
Bảng 3.1:
Tính báo hiếu của người Khmer vùng ĐBSCL thể
hiện ở mặt nhận thức
79
Bảng 3.2:
Tính báo hiếu của người Khmer vùng ĐBSCL thể
hiện ở cách ứng xử.
85
Bảng 3.3:
Tính báo hiếu của người Khmer (so sánh theo biến
số)
88
Bảng 3.4:

Hệ số tương quan Pearson giữa Nhận thức, Cảm xúc
và Cách ứng xử thể hiện tính báo hiếu của người
Khmer ở ĐBSCL
89
Bảng 3.5:
Tính tôn sùng Phật giáo của người
Khmer vùng ĐBSCL thể hiện ở mặt
nhận thức
92
Bảng 3.6:
Tính tôn sùng Phật giáo của người Khmer vùng
ĐBSCL thể hiện ở cách ứng xử
97
Bảng 3.7:
Tính tôn sùng Phật giáo của người Khmer (so sánh
theo các biến số)
99
Bảng 3.8:
Hệ số tương quan Pearson giữa Nhận thức, Niềm tin,
Cảm xúc và Cách ứng xử đối với Phật giáo của người
Khmer ở ĐBSCL
101
Bảng 3.9:
Tính cộng đồng của người Khmer vùng ĐBSCL thể
hiện ở mặt nhận thức
102
Bảng 3.10:
Tính cộng đồng của người Khmer vùng ĐBSCL thể
hiện ở cách ứng xử
110

Bảng 3.11:
Tính cộng đồng của người Khmer ( so sánh theo các
biến số )
113
Bảng 3.12:
Hệ số tương quan Pearson giữa nhận thức, cảm xúc
và cách ứng xử thể hiện tính cộng đồng của người
Khmer ở ĐBSCL
114
Bảng 3.13:
Tổng hợp biểu hiện của ba tính cách
được nghiên cứu (Điểm trung bình)
116
Bảng 3.14:
Đánh giá của người Khmer về thực trạng dư luận xã
hội đối với các hành vi xã hội
118
Bảng 3.15:
Hệ số tương quan và hồi quy giữa dư luận xã hội và
các tính cách.
119
Bảng 3.16:
Đánh giá của người Khmer về cách thức tổ chức các
hoạt động cộng đồng của người Khmer
120
Bảng 3.17:
Tương quan giữa cách thức tổ chức hoạt động cộng
đồng và các tính cách.
121
Biểu đồ 3.1:

Tính báo hiếu của người Khmer vùng ĐBSCL thể
hiện ở mặt xúc cảm
83
Biểu đồ 3.2:
Tính tôn sùng Phật giáo của người Khmer vùng
ĐBSCL thể hiện ở mặt xúc cảm
94
Biểu đồ 3.3:
Tính cộng đồng của người Khmer vùng ĐBSCL thể
hiện ở mặt xúc cảm
107
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, có 54 dân tộc anh em cùng chung
sống. Các dân tộc chung sống đoàn kết, gắn bó và cùng phát triển. Dân tộc
Khmer chủ yếu sống ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), chiếm vị trí
thứ 2 về dân số ở vùng đồng bằng sông Cửu Long với 1.055.000 người, chiếm 6,
36% dân số toàn vùng và chiếm 97, 2% dân số Khmer toàn quốc [80, tr 13].
Người Khmer vùng ĐBSCL có lối sống, tâm lý, phong tục tạp quán có nét
đặc trưng riêng, họ cần cù lao động, gắn kết với nhau,một lòng tôn thờ Phật giáo
Tiểu thừa, nhưng do trình độ hạn chế, hạn chế ứng dụng khoa học kỹ thuật trong
canh tác mà chỉ kỳ vọng vào quyền năng của Phật pháp và khép kín trong đời
sống Phum, Sóc, với lối sống như vậy, có lẽ do tính cách của họ khá ổn định,
khó thay đổi để tiếp nhận những giá trị sống hiện đại, điều này ảnh hưởng nhất
sđịnh đến sự thích ứng hay không thích ứng với chính sách dân tộc.
Đối với các dân tộc thiểu số, Đảng và Nhà nước ta có nhiều chủ trương,
chính sách phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng. Đặc biệt đối
với người Khmer ở vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện các
chính sách kinh tế, văn hoá và xã hội đối với đồng bào người Khmer ở ĐBSCL
vẫn còn những tồn tại nhất định mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là do

chưa nắm được những đặc điểm tâm lý nói chung, tính cách của người Khmer
nói riêng, nên trong việc quản lý xã hội dễ nảy sinh bất ổn về trật tự xã hội, dễ
phá vỡ khối đoàn kết các dân tộc Việt Nam.
Vì vậy, tìm hiểu tính cách dân tộc nói chung, tính cách người Khmer ở
vùng ĐBSCL nói riêng, là một trong những vấn đề cấp thiết nhằm góp phần phát
triển kinh tế, xã hội , văn hoá và xây dựng khối đoàn kết các dân tộc, cũng như
ổn định xã hội khu vực ĐBSCL.
Hiện nay ở nước ta còn ít các công trình nghiên cứu về tâm lý dân tộc, nhất
là những nghiên cứu chuyên sâu về tính cách người Khmer vùng ĐBSCL. Vì
1
vậy, việc nghiên cứu tính cách người Khmer vùng ĐBSCL có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn thiết thực. Về lý luận, kết quả nghiên cứu của luận án có thể góp phần
bổ sung vào lý luận về tính cách dân tộc trong Tâm lý học dân tộc. Về thực tiễn,
kết quả nghiên cứu của luận án có thể góp phần thực hiện có hiệu quả hơn chính
sách của Đảng và Nhà nước đối với người Khmer vùng ĐBSCL .
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tính cách người Khmer Vùng ĐBSCL,
chỉ ra biểu hiện, các yếu tố ảnh hưởng đến tính cách người Khmer vùng ĐBSCL,
trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị góp phần củng cố, duy trì và phát huy
những tính cách tích cực của người Khmer vùng ĐBSCL.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Hệ thống và xác định một cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu tính cách người
Khmer vùng ĐBSCL như: các khái niệm cơ bản; biểu hiện của tính cách người
Khmer, các yếu tố ảnh hưởng đến tính cách người Khmer.
3.2. Khảo sát thực tiễn nhằm chỉ ra thực trạng biểu hiện của tính cách người
Khmer vùng ĐBSCL và các yếu tố ảnh hưởng đến tính cách này.
3.3. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số kiến
nghị nhằm củng cố, duy trì và phát huy những tính cách tích cực của người
Khmer vùng ĐBSCL.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng biểu hiện một số tính cách của người Khmer vùng ĐBSCL (cụ
thể là tính báo hiếu, tính tôn sùng Phật giáo và tính cộng đồng), các yếu tố ảnh
hưởng đến tính cách người Khmer.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Người Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long: 498 người.
Đề tài khảo sát người Khmer thuộc các dòng họ khác nhau.
- Cán bộ quản lý các thôn ấp nơi có người Khmer sinh sống : 50 người.
2
Tổng số khách thể khảo sát : 548 người.
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
- Các tính cách của người Khmer được biểu hiện trong nhận thức, xúc cảm
và hành vi. Tính báo hiếu, tính tôn sùng Phật giáo và tính cộng đồng là những
tính cách của người Khmer, trong đó tính cộng đồng của người Khmer được thể
hiện rõ nhất.
- Tính cách người Khmer vùng ĐBSCL chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố,
song trong những yếu tố được nghiên cứu, yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là dư
luận xã hội.
6. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Giới hạn về nội dung:
Trong phạm vi luận án, chúng tôi tập trung nghiên cứu một số tính cách của
người Khmer là: Tính báo hiếu, tính tôn sùng Phật giáo và tính cộng đồng.
Giới hạn về khách thể nghiên cứu:
Đề tài khảo sát hai nhóm khách thể là nhóm người dân thuộc dân tộc Khmer
và nhóm cán bộ quản lý Phum sóc, thôn ấp nơi có người Khmer sinh sống.
Giới hạn về địa bàn nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu tại ba tỉnh vùng ĐBSCL nơi có nhiều đồng bào
Khmer sinh sống, bao gồm: An Giang, Trà Vinh và Kiên Giang.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phương pháp luận nghiên cứu

Nghiên cứu tính cách người Khmer vùng ĐBSCL được thực hiện theo một
số nguyên tắc mang tính phương pháp luận sau:
Nguyên tắc hoạt động.
Tính cách dân tộc được hình thành, phát triển và biểu hiện trong hoạt động
thực tiễn của các dân tộc và khi đã hình thành thì tính cách dân tộc lại có ảnh
hưởng trở lại hoạt động của các dân tộc. Vì vậy, khi nghiên cứu tính cách dân tộc
Khmer cần tìm hiểu những hoạt động, hành động khác nhau của người Khmer
3
trong cuộc sống.
Nguyên tắc hệ thống.
Tính cách dân tộc nói riêng và tâm lý dân tộc nói chung phản ánh đậm nét
các mặt của đời sống dân tộc, trước hết là lịch sử và văn hóa của một dân tộc. Có
thể nói tính cách dân tộc là tổng hòa các yếu tố kinh tế, xã hội và văn hóa của
dân tộc. Do vậy, cần nghiên cứu tính cách dân tộc trong hệ thống các mối quan
hệ của dân tộc đó, trong mối quan hệ biện chứng giữa các lĩnh vực của đời sống
xã hội của dân tộc đó.
Nghiên cứu trên cơ sở lý luận của Tâm lý học xã hội và Tâm lý học dân
tộc.
Việc nghiên cứu tính cách dân tộc cần được dựa trên những vấn đề lý luận
cơ bản của tâm lý học xã hội và tâm lý học dân tộc (một phân ngành hẹp của
Tâm lý học xã hội).
Nghiên cứu tiếp cận theo hướng khoa học liên ngành.
Nghiên cứu tính cách dân tộc được thực hiện trên cơ sở tiếp cận liên ngành
với một số ngành khoa học khác như: Xã hội học, dân tộc học, kinh tế học, văn
hóa học, tôn giáo học. Đây là cơ sở quan trọng để có cái nhìn sâu sắc hơn về tính
cách người Khmer.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
Trong nghiên cứu tính cách người Khmer vùng ĐBSCL, các phương pháp
cụ thể sau đã được sử dụng:
Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Phương pháp quan sát.
Phương pháp phỏng vấn sâu.
Phương pháp tọa đàm.
Phương pháp nghiên cứu trường hợp
Phương pháp thống kê toán học.
4
8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đóng góp về mặt lí luận:
Trên cơ sở phân tích và kế thừa lý thuyết về tính cách dân tộc, luận án đã
bổ sung thêm một số vấn đề lí luận về tính cách dân tộc, tính cách người Khmer:
khái niệm tính cách dân tộc, khái niệm tính cách người Khmer.
Luận án đã xác định ba mặt biểu hiện trong tính cách người Khmer (nhận
thức, xúc cảm và cách ứng xử) và tiêu chí đánh giá tính cách người Khmer, đó là
tính bền vững và tính phổ biến, làm cơ sở cho việc nghiên cứu và ứng dụng thực
tiễn. Luận án cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới tính cách người Khmer. Đây
chính là những đóng góp mới góp phần bổ sung cho lí luận của tâm lý học
dân tộc.
Đóng góp về mặt thực tiễn:
Luận án đã khẳng định tính báo hiếu, tính tôn sùng Phật giáo và tính cộng
đồng là 3 tính cách của người Khmer vùng ĐBSCL, đồng thời chỉ ra một số biểu
hiện chủ yếu của những tính cách đó.
Trong hai yếu tố tác động được nghiên cứu (dư luận xã hội; cách thức tổ
chức hoạt động cộng đồng ), luận án đã chỉ ra yếu tố ảnh hưởng nhiều hơn là dư
luận xã hội.
Những kết quả nghiên cứu nêu trên sẽ góp phần cung cấp cơ sở thực tiễn
cho việc xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các Phum sóc
người Khmer vùng ĐBSCL, thực hiện có hiệu quả hơn chính sách đoàn kết dân
tộc ở vùng này.
9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

Nội dung chính của luận án được trình bày trong phần mở đầu; 3 chương
trình bày về cơ sở lý luận về tính cách dân tộc, tổ chức, phương pháp nghiên cứu
và kết quả nghiên cứu thực tiễn về tính cách người Khmer vùng ĐBSCL; kết
luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, danh mục các công trình đã công bố. Ngoài
ra trong luận án còn có phần phụ lục trình bày các công cụ nghiên cứu (bảng hỏi,
bản hướng dẫn phỏng vấn sâu ) và các bảng phân tích một số kết quả nghiên
5
cứu thực tiễn.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN NGHIÊN CỨU TÍNH CÁCH DÂN TỘC
NGƯỜI KHMER VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1.1 TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về tính cách dân tộc được nhiều ngành khoa học quan tâm, cả
trên thế giới và ở Việt Nam. Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi tìm hiểu một số
nghiên cứu về tính cách dân tộc nói chung và tính cách người Khmer vùng
ĐBSCL nói riêng.
1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về tính cách dân tộc
1.1.1.1. Những công trình nghiên cứu về tính cách dân tộc ở nước ngoài
Tính cách dân tộc được các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực khác nhau
nghiên cứu. Những nghiên cứu này có thể phân thành các khuynh hướng sau:
a) Những nghiên cứu về tính cách dân tộc và các biểu hiện của tính cách
dân tộc
Một số nhà triết học trong những nghiên cứu của mình đã đề cấp đến tính
cách dân tộc hoặc những hiện tượng có liên quan. David Hium trong “Luận văn
về bản chất con người” đã bàn đến sự liên kết người – người trong một cấu trúc
chính trị sẽ dẫn đến sự tiếp xúc qua lại về vấn đề quốc phòng, thương mại, quản
lý và trong điều kiện ngôn ngữ chung, tất yếu sẽ dẫn đến sự giống nhau về cách
thức ứng xử, cũng như có sự kết hợp tính cách dân tộc chung với tính cách cá
nhân. Theo ông, sự tồn tại tất cả các dạng tính cách là tất yếu, song điều đó
không có nghĩa là chúng có mặt với tỷ lệ như nhau.

I. Kant, với Thuyết nhân chủng học có phân định những cấp độ khác nhau
của tính cách: Tính cách cá nhân, tính cách giới, tính cách sắc tộc (bao gồm cả
tính cách dân tộc), tính cách của loài. I. Kant cho rằng tính cách các dân tộc có
thể có tính bẩm sinh, cũng có thể có tính tập nhiễm, được hình thành trong tiến
trình phát triển lịch sử của nó trong quá trình sống lâu dài cùng nhau và phủ
6
nhận các yếu tố khác ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tính cách dân
tộc của các tộc người khác nhau.
I.A. Ilin, nhà triết học Nga, trong cuốn sách “Con đường khôi phục tinh
thần”, khi bàn về chủ nghĩa yêu nước đã nhấn mạnh rằng tình yêu Tổ quốc là sự
gắn bó, trung thành với tinh thần dân tộc, với tính cách dân tộc, với tư cách đạo
đức và tôn giáo [46. tr 17, 18].Như vậy, tác giả nhìn nhận tính cách dân tộc dưới
góc độ của tinh thần yêu nước mà chưa đi sâu vào bản chất của tính cách dân tộc
Từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã xuất hiện một số công trình nghiên
cứu về tính cách dân tộc từ góc độ của tâm lý học xã hội, tâm lý học dân tộc.
Trước hết phải kể đến nghiên cứu của hai tác giả M. Lazarus (1824 – 1903) và
G.Steinthal (1823 – 1893) với tác phẩm “Suy nghĩ về Tâm lý học dân tộc”
(1859). Theo M.Lazarus và G.Steinthal, tâm hồn dân tộc là “cái chung của hoạt
động bên trong” của mỗi thành viên thuộc về một dân tộc và cũng là sự tự ý
thức, hay nói cách khác là sự đồng nhất về tộc người. Tinh thần dân tộc thể hiện
trong ngôn ngữ, phong tục tập quán, truyền thống, cử chỉ và hành vi. Tính cách
dân tộc được phản ánh trong tinh thần dân tộc. Ở đây, đôi khi tính cách dân tộc
được đồng nhất với tinh thần dân tộc [46. tr 17, 18].
Trong công trình “Tâm lý học dân tộc” gồm 20 tập, nhà tâm lý học người
Đức W.Wundt (1832 – 1920) đã coi nội dung của tâm hồn dân tộc là những biểu
tượng, những tình cảm, khát vọng của rất nhiều người. Tâm hồn dân tộc là biểu
hiện của tính cách dân tộc, là cái đặc trưng cho một dân tộc. Theo W.Wundt,
những biểu tượng chung của nhiều người thể hiện trước hết trong ngôn ngữ,
huyền thoại và phong tục, còn những thành phần khác của văn hóa tinh thần chỉ
xếp ở vị trí thứ hai [46, tr. 22 - 23]. Tác giả xem xét tính cách dân tộc gần đồng

nhất với tâm lý đám đông và chịu nhiều ảnh hưởng theo thứ bậc mà tác giả sắp
xếp, do đó góc nhìn của tác giả về tính cách dân tộc chưa thật rõ nét trên phương
diện của khoa học tâm lý, nhất là tâm lý học dân tộc G.G. Spet (1879 – 1940),
trong cuốn ”Nhập môn tâm lí học tộc người” (1927), đã khẳng định, dù con người
7
khác nhau về cá tính, nhưng giữa họ vẫn có những đặc điểm chung mang tính điển
hình. Cái chung trong đặc điểm mỗi dân tộc không phải sự tổng hòa của những gì
giống nhau, mà là một “kiểu loại” thuộc mỗi cộng đồng lịch sử xác định (Kiểu
loại người Trung Quốc, kiểu loại thị dân, kiểu loại nông dân) [46. tr 26, 27].
Trường phái Margaret Mead đưa ra hai quan niệm khác nhau của hai mô
hình lí thuyết: mô hình nhân học “tính cách văn hóa” và mô hình phân tâm học
“tính cách xã hội” [78. tr 11]. Vào những năm từ 1941 – 1947, nhà dân tộc học
nổi tiếng người Mỹ M. Mead đã khởi xướng một trường phái hiện đại nghiên
cứu tính cách dân tộc trong những năm Chiến tranh thế giới thứ II [16, tr 213].
Bà là người đầu tiên áp dụng lý thuyết duy văn hóa về nhân cách vào xã hội hiện
đại, mở đầu cho những nghiên cứu duy văn hóa về tính cách dân tộc
J.V. Bromlej đưa ra quan điểm, tính cách dân tộc là đối tượng đặc biệt của
tâm lí học dân tộc. Tính cách cộng đồng dân tộc bao gồm những đặc điểm, thuộc
tính mà nó phản ánh ở những phương diện sau: Quan hệ chung nhất với thế giới
xung quanh, với những sự kiện xã hội – chính trị; Quan hệ với lao động, với các
hoạt động xã hội – lao động; Quan hệ với các dân tộc khác; Quan hệ của những
thành viên cộng đồng dân tộc và những người đại diện cho dân tộc; Quan hệ với
những hiện vật, đồ dùng hàng ngày [46. tr 28]. Ông nhấn mạnh các mối quan hệ
được tính cách dân tộc phản ánh như là một yếu tố dẫn đến sự hình thành tính
cách dân tộc, tuy nhiên tác giả chưa hệ thống hóa lại để làm nổi bật các nét tính
cách của dân tộc. Như vậy, theo tác giả này thì tính cách dân tộc được thể hiện
trong tất cả các lĩnh vực của đời sống con người, đây là cách tiếp cận khá gần gủi
với tâm lý học dân tộc
Năm 1942, nghiên cứu của G. Batason ủng hộ cho khuynh hướng nghiên
cứu tính cách dân tộc theo phương pháp tiếp cận liên ngành và thiết lập một khoa

học về tính cách dân tộc [16. tr 214]. Công trình nghiên cứu này kết hợp với các
công trình nghiên cứu của Morris Ginberg và Oa Klineberg nhằm xây dựng một
phương pháp nghiên cứu liên ngành, khoa học và mới mẻ về tính cách dân tộc.
8
Tuy nhiên, các nghiên cứu này lại mang tính kinh nghiệm nhiều là xây dựng
một lý thuyết mang tính hàn lâm về lý luận liên quan đến tính cách dân tộc.
Hai tác giả là Erich Fromm và David Riesman ( 1941) đã đưa ra mô hình về
“tính cách xã hội”. Ở đây, các tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của các nhân tố
xã hội – lịch sử và vai trò của các nhân tố xã hội – kinh tế trong sự hình thành cá
tính tập thể trong xã hội. Tính cách tập thể mà các tác giả này nói tới là biểu hiện
quan trọng của tính cách dân tộc.
Erich Fromm (1941) là người đã áp dụng khái niệm tính cách xã hội để chỉ
đặc điểm tâm lý cơ bản của các cá nhân tham gia cùng một văn hóa. Tác giả giải
thích sự thống nhất của ý thức xã hội bằng tính cách xã hội: “Để đảm bảo sự vận
hành suôn sẻ của một xã hội nhất định, các thành viên của nó phải đạt tới một kiểu
tính cách khiến cho họ muốn hành động với tư cách là thành viên của xã hội ấy
hay của giai cấp nhất định”. Theo nghĩa này, tác giả đã xem tính cách xã hội tạo
ra một tập hợp những nét cá tính và những giá trị văn hóa, được thành viên của
nhóm nhập tâm, mà tác giả chưa tách rõ tính cách xã hội và tính cách dân tộc.
David Riesman nhà nghiên cứu người Mỹ đã có cách tiếp cận xã hội – lịch
sử về tính cách dân tộc Trong tác phẩm “Đám đông cô đơn” (1950), D.Riesman
đã dùng thuật ngữ “tính cách dân tộc” để chỉ tất cả các thành tố của cá tính mà các
cá nhân đạt tới nhờ quá trình tập luyện trong cuộc đời và đóng một vai trò quyết
định trong sự duy trì các cấu trúc xã hội. Tác giả phân biệt ba kiểu tính cách xã hội
chủ yếu, mỗi kiểu tính cách xã hội quy định một kiểu xã hội, một kiểu cá tính: cá
tính truyền thống, cá tính hướng nội và cá tính hướng ngoại [78. tr 22 - 25]. Như
vậy, tác giả thông qua tính cách xã hội để đề cập đến tính cách dân tộc và chỉ ra
vai trò của tính cách dân tộc quy định kiểu xã hội. Có thể nói tác giả đã nhấn mạnh
vấn đề kiểu xã hội và kiểu cá tính khi đề cập đến tính cách dân tộc.
Trường phái nghiên cứu về những hình ảnh dân tộc và “khuôn mẫu dân

tộc” có sự phát triển đáng kể vào những năm 1940, 1950 và 1960; Các tác giả
thuộc trường phái này cho rằng, các khuôn mẫu xã hội như những ý tưởng nhận
được từ các đối tượng xã hội, có xu hướng quyết định các thái độ hoàn toàn có
9
sẵn hay trở thành khuôn mẫu, có liên quan đến các giai cấp xã hội, các đảng phái
chính trị, các nhóm dân tộc. Các khuôn mẫu dân tộc có ảnh hưởng quyết định tới
những liên hệ giữa các dân tộc và tới ứng xử của mỗi nhóm dân tộc [78. tr 35]. Ở
đây, tác giả đã đề cao khuôn mẫu dân tộc hơn là xác định giá trị hiện hữu của
tính cách dân tộc đối với một tộc người hay một nhóm người.
Các nhà tâm lí học xã hội học nghiên cứu tính cách dân tộc dưới góc độ
thống kê học. Họ đưa ra giả thuyết có nhiều nét cá tính trong mỗi nhóm dân tộc,
đối lập với quan niệm tổng thể của các nhà nhân học và phân tâm học duy văn
hóa (quan niệm có cá tính chung cho tất cả các thành viên của nhóm dân tộc, có
tính đặc thù của nó). Từ đó, họ đề xướng ra khái niệm “cá tính hợp nhất” – nhấn
mạnh ý tưởng liên kết của nhiều nét cá tính [78. tr 28]. Các tác giả này hợp nhất
hay liên kết các nét cá tính lại với nhau, tuy nhiên trong thực tế có nhiều nét tính
cách có tính đặc trưng đặc biệt khác nhau nên không thể quy chúng về một sự
liên kết đơn điệu được
V.A.Pronnikov và I.D.Ladanov, trong tác phẩm Người Nhật (1985), đã
nhận định tính cách dân tộc là một thực tại khách quan và nó bộc lộ dưới dạng hệ
tính đặc trưng. Những đặc điểm của tính cách dân tộc được hai ông phân loại
theo nguyên tắc “cộng đồng tộc người – nhóm người – cá nhân” [78. tr 316].
Các nhà tâm lí học xã hội học đưa ra hai cách tiếp cận tính cách của một
nhóm xã hội từ góc độ khách thể và góc độ chủ thể. Họ xây dựng hai mô hình
phân tích thống kê học về tính cách dân tộc: Mô hình khách thể (cá tính mô
thức) và mô hình chủ thể (những khuôn mẫu dân tộc).
Hai nhà tâm lí học xã hội là Alex Inkeles và Danial Levinson đã xây dựng
mô hình khách thể và sử dụng khái niệm “cá tính mô thức” để nghiên cứu những
biểu hiện khách thể của cá tính dân tộc. Họ cho rằng tính cách dân tộc là toàn bộ
nét cá tính và những mô hình ứng xử tương đối ổn định tạo thành các phương thức

trong cư dân người lớn của một xã hội và quan niệm mỗi dân tộc đều có nhiều nét
cá tính đặc thù, nhưng để phân biệt tính cách dân tộc giữa các xã hội phải được
dựa vào phương thức phân bố những nét cá tính căn bản. Nghiên cứu của các tác
10
giả này đã mang lại một nền tảng tâm lí xã hội học cho sự xác định khái niệm cá
tính dân tộc và mở ra những triển vọng mới trong nghiên cứu tính cách dân tộc
của các xã hội hiện đại ngày nay. Trường phái này đưa ra hai loại khuôn mẫu dân
tộc là khuôn mẫu bên ngoài (nhìn nhận tính cách dân tộc từ bên ngoài) và khuôn
mẫu bên trong (nhìn nhận tính cách dân tộc từ bên trong). Các khuôn mẫu dân tộc
là những biểu tượng tinh thần tập thể có quan hệ với các nhóm dân tộc, được diễn
đạt bằng lời hoặc những xét đoán khuôn mẫu; Các tác giả đồng thời đặt ra những
trình độ phân tích khác nhau đối với mô hình chủ thể về cá tính dân tộc, đưa ra
nhiều phương pháp nghiên cứu khuôn mẫu dân tộc. Đối với những khuôn mẫu tập
thể lưu hành trong các phương tiện thông tin và truyền thông, họ sử dụng các
phương pháp phân tích về nội dung, còn đối với các khuôn mẫu cá nhân được các
thành viên của nhóm lưu hành và thể hiện thì họ sử dụng ba phương pháp: phương
pháp danh mục về phẩm chất (D.Katz, K. Braly; H.Esysenck và B.Crown),
phương pháp đối chiếu (W. Buchanan và H.Cantrill) và phương pháp các trường
ngữ nghĩa) (C.E. Osgood) [78. tr. 29, 39, 40, 41].
Những vấn đề bản sắc dân tộc, tính cách dân tộc cũng thu hút sự chú ý của
nhiều nhà lí luận Mac xit. I.X.Kon cho rằng, nếu hiểutính cách dân tộc là một bản
chất không thay đổi. Nó vốn sẵn trong tất cả mọi người của một dân tộc nhất
định. Bản chất ấy phân biệt họ với tất cả những nhóm tộc người khác và quyết
định một cách kín đáo hành vi xã hội của họ, thì theo khoa học đó chỉ có trong
huyền thoại. [46. tr 77, 78]. Tác giả đã phê phán cách nhìn nhận tính cách dân
tộc như một cái gì đó bất biến, có sẵn. Như vậy, tác giả dã thừa nhận tính cách
dân tộc không phải là một yếu tố tâm lý có sẵn nào của một dân tộc.
Một nghiên cứu khác về tính cách dân tộc là nghiên cứu của X.B.Luree
(1994). X.B.Luree có quan điểm về vùng trung tâm của tinh thần dân tộc. Điều
này đã gây ra được sự chú ý và tạo ra tiền đề nghiên cứu liên ngành. Luree đề

cập đến những vấn đề sau:
– Định khu lòng tốt (Sự định vị nguồn gốc cái thiện).
11
– Định khu ác độc (Sự định vị hình ảnh của cái ác – hình ảnh kẻ thù).
– Biểu tượng về cách thức hành động để lòng tốt chiến thắng độc ác [73. tr 129].
Như vậy, phân tích trên cho thấy một số tác giả đồng nhất tính cách dân tộc
với tính cách cá nhân dưới sự phát triển nhân cách và các tác giả này đã chú
trọng đến cách tiếp cận vấn đề trong nghiên cứu tính cách dân tộc.
b) Những nghiên cứu về các điều kiện hình thành, các yếu tố ảnh hưởng
đến việc hình thành tính cách dân tộc
Một số tác giả quan tâm đến môi trường tự nhiên và xem đó là nhân tố chủ
yếu ảnh hưởng đến quá trình hình thành tính cách dân tộc. Chẳng hạn, Herodot
(khoảng 484 – 425 trước Công nguyên) được coi là “người cha” của việc ghi
chép sử học, dân tộc học. Ông đã giải thích những nét đặc trưng văn hóa và tính
cách của các dân tộc mà ông quan tâm bởi môi trường tự nhiên xung quanh và so
sánh giữa các dân tộc với nhau [73. tr 45]. Tác giả chỉ quan tâm đến tính cách
dân tộc gắn liền với môi trường tự nhiên để từ đó so sánh giữa các dân tộc.
Herodot chưa thấy được có những tộc người cùng sống chung một môi trường tự
nhiên nhưng tính cách dân tộc vẫn khác nhau.
Hypocrate (460 – 377 trước Công nguyên hoặc 356 trước Công nguyên) đã
cho rằng sự khác biệt về tâm lí giữa các dân tộc (hành vi, đạo lí, tập tục) đều có
liên quan đến tự nhiên và khí hậu của từng nước [46. tr 14]. Các nhà khai sáng
Pháp thế kỷ XVIII cũng đã đưa ra khái niệm “tinh thần dân tộc” và muốn giải
quyết vấn đề này bằng sự quy định của các yếu tố địa lí [46. tr 15].
Có thể nói, các công trình nghiên cứu trên chưa đề cập nhiều đến tính cách
dân tộc mà chỉ nêu một số đặc điểm của tinh thần dân tộc để giải thích sự khác
biệt giữa các dân tộc và đề cao yếu tố môi trường tự nhiên trong việc quy định
tính cách dân tộc.
Ngoài điều kiện tự nhiên, một số tác giả khác đã quan tâm đến nhiều nhân
tố khác có ảnh hưởng đến tính cách dân tộc. Có thể nêu ra một số tác giả sau:

Montesquieu Chi (1689 – 1755) cho rằng con người bị quy định bởi vô vàn
12
các hiện tượng và sự vật: Khí hậu, tôn giáo, luật lệ, quản lí, phong tục, tập quán,
kinh nghiệm, quá khứ , và từ đó hình thành nên “tinh thần dân tộc”. [46 tr 15,
16]. Tác giả phát hiện ra đa yếu tố quy định đến tính cách dân tộc, nhưng chưa
nhìn nhận được mỗi dân tộc khác nhau chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố đặc
trưng khác nhau để hình thành nên tính cách của dân tộc đó.
Nhà triết học Đức J.G.Herder (1744 – 1803), đã đồng nhất các khái niệm
“tinh thần dân tộc”, “tâm hồn dân tộc”, “tính cách dân tộc” với nhau. Ông cho rằng,
tâm lí dân tộc hòa quyện với văn hóa và hình thành từ trong văn hóa [46, tr 16].
Ông nhấn mạnh sự phụ thuộc của thành tố tâm lí vào khí hậu, cảnh quan, nhưng bỏ
qua ảnh hưởng của lối sống và giáo dục, cấu trúc xã hội và lịch sử Theo ông, có
thể nhận biết tâm hồn dân tộc thông qua tình cảm dân tộc, ngôn ngữ, việc làm [73,
tr 47, 48]. Như vậy, Herder cho rằng đạo đức hay tính cách của mọi người trước hết
là sản phẩm của các điều kiện tự nhiên, cũng như của sự tiếp xúc của các dân tộc
với nhau, song tác giả đã bỏ qua điều kiện xã hội và yếu tố giáo dục.
A. Kardiner (1891 – 1981), nhà phân tâm học người Mĩ, nhấn mạnh mối
quan hệ giữa nhân cách và văn hóa, nhưng không đồng nhất chúng. Kardiner đưa
ra khái niệm nhân cách cơ bản và định nghĩa nó như là cấu trúc nhân cách chủ
yếu được hình thành bởi nền văn hóa cụ thể. Tác giả chưa chú ý đến điều kiện
địa lý, khí hậu, giáo dục gia đình cũng như những yếu tố tâm lý đặc trưng của
từng tộc người.
Năm 1953, M. Mead cho rằng “Những nghiên cứu về tính cách dân tộc là
một thử nghiệm nhằm tìm ra cách ứng xử văn hóa được nhận biết trong cấu trúc
nội tâm của các thành viên thuộc nền văn hóa ấy, bằng cách kết hợp lí thuyết văn
hóa và lí thuyết tâm lí thành một lí thuyết tâm lí – văn hóa mới để giải thích cách
thức con người chiếm lĩnh văn hóa, học tập và sống với nó” [78, tr 13].
Mặc dù những phân tích của G. Batason, G.Gorer, M. Mead về tính cách
dân tộc có sự khác nhau, song ba tác giả cho rằng tính cách dân tộc được hình
thành do môi truờng xã hội, tâm lý xã hội và niềm tin.

13
G. Gorer nghiên cứu tính cách dân tộc qua phân tích những thói quen và
vận động tâm lí – văn hóa chung của các thành viên trong một nhóm xã hội
thuần nhất về mặt văn hóa. Ông còn nhận định tính cách văn hóa là một cấu trúc
của một tập hợp hơn là một tổng. Đây là cấu trúc văn hóa riêng của một cộng
đồng dân tộc [78, tr. 15 - 16].
V.I.Kodơlôp, G.V.Selepôp trong tác phẩm “Tính cách dân tộc và những vấn
đề nghiên cứu nó” (1973), cho rằng tính cách dân tộc không phải đơn giản là
tổng số những nét tính cách của cá nhân. Các yếu tố về giới tính, tuổi và những
đặc điểm thiên nhiên mà con người sống trong đó chi phối sự hình thành, phát
triển các nét tính cách dân tộc. Khi xác định “tính cách dân tộc” phải coi trọng
tính độc đáo của hoàn cảnh địa lí [40, tr 10]; phải tính đến những đặc điểm xã
hội ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách dân tộc như: địa vị xã hội, sự giáo
dục đào tạo, đặc điểm thành phần tôn giáo, đặc điểm sinh hoạt văn hóa, nhịp
điệu của đời sống chính trị, xã hội, kinh tế và khoa học [42, tr 11].
N.Đơgiandiadin cho rằng: Tính cách dân tộc là tổng thể đặc điểm ít nhiều
vốn là của cộng đồng xã hội – tộc người trong những điều kiện lịch sử – kinh tế,
văn hóa và điều kiện tự nhiên của sự phát triển cộng đồng ấy. Ông giải thích
rằng: “Những yếu tố cơ bản tạo thành tính cách dân tộc là một số đặc điểm độc
đáo không lặp lại như: những thói quen và lối cư xử; Phản ứng tâm lí – tình cảm
đối với các hiện tượng của hoàn cảnh quen thuộc và không quen thuộc; sự định
phương hướng có giá trị.”. [42, tr 12].Tác giả khá xem trọng tính độc đáo, riêng
biệt của tính cách dân tộc mà chưa đề cập sâu đến các yếu tố ảnh hường khác.
Tóm lại, các tác giả nêu trên đã tìm hiểu các điều kiện hình thành và các
yếu tố ảnh hưởng đến tính cách dân tộc. Đa số các tác giả đều thừa nhận rằng
quá trình hình thành tính cách dân tộc chịu tác động của nhiều nhân tố tác nhau.
Các nghiên cứu của các tác giả này đặt trên cơ sở cho tâm lý học nhân cách. Các
tác giả đưa ra các khái niệm về kiểu, đặc điểm chung về nhân cách, lối sống, mô
hình, các yếu tố, môi trường tự nhiên, môi truờng xã hội, giáo dục, huyền thoại
14

để nghiên cứu tính cách dân tộc.
c) Những nghiên cứu về tính cách dân tộc của các dân tộc khác nhau
Tính cách một số dân tộc như dân tộc Nga, dân tộc Mỹ, Anh, Nhật Bản
được một số nhà nghiên cứu quan tâm.
Nhà triết học Nga N.A. Beliaev cho rằng cơ sở hình thành tâm hồn Nga do
hai nguyên nhân đối lập nhau: Hiện tượng tự phát tự nhiên, ngôn ngữ và chính
thống giáo tu luyện khổ hạnh. Chính ở hình thức này ông nhìn thấy nguyên nhân
của việc dân tộc Nga có sự phân cực ở mức cao và sự pha trộn những yếu tố đối
lập: Chủ nghĩa vô chính phủ, tính tàn bạo, thiên hướng bạo lực – lòng tốt, tình
người, khiêm tốn – láo xược, trắng trợn, nô lệ – nổi loạn.
Các nghiên cứu về tích cách dân tộc Nga chủ yếu tập trung vào vấn đề
đồng nhất dân tộc. Họ quan tâm những điều kiện, hoàn cảnh thực tế dẫn đến ý
nghĩa của sự đồng nhất là khác nhau ở các nhóm người dân khác nhau. Sự đồng
nhất dân tộc ở Nga cũng có những biến đổi theo biến đổi của xã hội. [73, tr 134].
Năm 1942, Mead công bố một công trình nghiên cứu về tính cách dân tộc
Mỹ, đến năm 1944 bà công bố công trình tính cách dân tộc Anh qua phân tích
quan hệ giữa các nhóm quân đội Mỹ với người dân Anh và Năm 1946, Mead
công bố nghiên cứu của mình về xã hội Nhật Bản. Như vậy, tác giả nghiên cứu
khá kỹ về tính cách dân tộc của từng quốc gia riêng lẻ, tuy nhiên chưa khái quát
cao về tính đặc trưng của tính cách dân tộc dưới góc độ lý luận.
R. Benedict cũng có những công trình nghiên cứu về dân tộc Nhật và đã
giải thích tính cách của dân tộc Nhật trong tác phẩm nổi tiếng “Cây thánh giá và
thanh kiếm”. Bà cho rằng, một mặt, tồn tại ở người Nhật tình cảm tuyệt vời và
mặt khác, là sự phụng sự, sự hiến dâng cho nhà vua (tôn giáo). Benedict đưa ra ý
tưởng về sự tồn tại của bộ phận tích hợp bên trong nền văn hóa và gọi nó là
“Etocom của nền văn hóa” . Tác giả cho rằng nhân cách hoàn toàn được thành
hình bởi các khuôn khổ văn hóa, còn vấn đề mối liên hệ giữa văn hóa và nhân
cách như thế nào thì bà chưa đề cập đến.
15
Nhà nhân học Anh G. Gorer đã có nhiều công trình được công bố về tính cách

dân tộc trong giai đoạn từ 1945 – 1955. Những công trình của G. Gorer được nhiều
người biết đến và cũng gây tranh cãi nhiều nhất là Tính cách dân tộc Nhật Bản
(1946), Tính cách dân tộc Mỹ (1948), Tính cách dân tộc Anh (1955). [16, tr 216]
Tóm lại, các tác giả trên đã nghiên cứu tính cách dân tộc của các dân tộc
khác nhau. Tuy nhiên, về cách tiếp cận và việc sử dung phương pháp còn mang
tính mô tả hơn là phân tích có hệ thống.
Việc phân tích những nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về tính cách
dân tộc cho phép rút ra một số nhận xét sau:
- Tính cách dân tộc được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau như bản
chất của tính cách dân tộc, các yếu tố ảnh hưởng đến tính cách dân tộc và tính
cách của từng quốc gia, từng dân tộc.
- Các nghiên cứu đã xác định được điểm chung nhất là tính cách dân tộc là tổ
hợp những thuộc tính chung cho các thành viên của một dân tộc. Nó là yếu tố tâm
lý đặc trưng của một dân tộc, là dấu hiệu để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác.
Nó thể hiện một hệ thống thái độ của dân tộc đối với thế giới xung quanh.
- Một số tác giả chưa đề cập đầy đủ hệ thống các thành phần cấu thành nên
tính cách dân tộc. Khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tính cách dân tộc,
một số tác giả chưa đề cập đến lối sống, dư luận cộng đồng và thiết chế tôn giáo.
- Những tác giả đã có những cách tiếp cận khác nhau để tìm ra những khía
cạnh khác nhau của tính cách dân tộc. Do vậy, các nghiên cứu này chưa có cái
nhìn tổng thể về tính cách dân tộc.
1.1.1.2. Những nghiên cứu tính cách dân tộc ở Việt Nam
Ở Việt Nam, tính cách dân tộc cũng đã được các nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu, đặc biệt là dưới góc độ dân tộc học và văn hóa học, tôn giáo học,
tâm lí học dân tộc Các nhà nghiên cứu quan tâm đến những vấn đề như các
biểu hiện của tính cách dân tộc , các yếu tố ảnh hưởng đến tính cách dân tộc và
tính cách dân tộc của các dân tộc khác nhau
16

a) Những nghiên cứu về các biểu hiện của tính cách dân tộc

Năm 1913 – 1914, trên tờ Đông Dương tạp chí xuất hiện một loạt bài viết
của nhà nghiên cứu văn hóa Phan Kế Bính, sau gộp thành cuốn sách “Việt nam
phong tục” [5]. Tác giả phân tích về phong tục, tập quán của người Việt kèm theo
những bình luận về “tính tình” người Việt, chủ yếu về mặt đạo đức hơn là những
phân tích về các đặc điểm tâm lí, nhưng có liên quan ít nhiều đến tính cách dân tộc.
Tác giả Đào Duy Anh, trong tác phẩm “Việt Nam văn hóa sử cương”
(1943), có nhận xét về tinh thần người Việt với những nét tính cách cả tốt lẫn
xấu như: Lỗi lạc, phi thường, giàu trực giác, thích văn chương phù hoa, chịu
khó, chậm chạp, giỏi chịu đau đớn, tính khí hơi nông nổi, ưa hình thức, thường
thì nhút nhát nhưng khi ngộ sự cũng biết hy sinh vì đại nghĩa, trọng lễ giáo…
[2, tr 23]
Tác giả Trần Trọng Kim, trong cuốn “Việt Nam sử lược”, có bàn luận về
tính tình người Việt với cả những nét tính cách tích cực và hạn chế như cần cù
lao động, thông minh sáng tạo, khéo léo, ham học hỏi, tiết kiệm, đoàn kết và tư
hửu, du di, nói khích, khoe khoang, khôn vặt… [39.]. Tuy nhiên nghiên cứu của
tác giả mang nặng tính mô tả các nét tính cách hơn là hệ thống mang tính khẳng
định về tính cách của một dân tộc
Tác giả Nguyễn Văn Huyên, trong “Góp phần nghiên cứu Văn hóa Việt
Nam”, nhấn mạnh những đức tính quý báu như: Cần cù, nhẫn nại, nếp nghĩ nặng
về cảm tính, khả năng chịu đựng cao, đầu óc thực tế, dũng cảm, tế nhị, hài hước,
yêu chuộng độc lập, tự do, ý thức dân tộc mạnh mẽ. Song trong tính cách của
người Việt cũng có một số mặt xấu như: Tính tự ái bệnh, sĩ diện, lối học nhồi
nhét kiến thức, ưa danh vọng [33].
Các công trình này chủ yếu mô tả các biểu hiện cụ thể nói lên tính cách
của người Việt ở các khía cạnh tốt, xấu và các tác giả cũng đã khái quát thành
“tính chất”, “tinh thần” và “tính” – một cách diễn đạt về tính cách theo thuật ngữ
hiện đại.
17
Tác giả Bùi Quốc Châu, trong bài viết “Suy nghĩ về đặc tính dân tộc Việt
Nam” có liệt kê 46 nét tính cách của người Việt, trong đó có cả nét tính cách tích

cực và tiêu cực [8]. Theo ông, ngoài những đặc điểm tính cách chung, một dân
tộc có cái riêng của chính dân tộc đó. Trong tính cách dân tộc có cả mặt tích cực
lẫn mặt tiêu cực.
Tác giả Đỗ Long, trong cuốn :Tâm lí học dân tộc, nghiên cứu và thành
tựu” (2001) [46.], có khái quát một số công trình nghiên cứu tinh thần dân tộc,
tính cách dân tộc. Ông cũng nêu lên mặt tích cực và tiêu cực trong tính cách
người Việt như tình yêu lao động cần cù chăm chỉ, tình yêu thương quý trọng
con người, giản dị, chất phát, yêu quê hương và thiển cận, địa phương chủ nghĩa,
tùy tiện, thiếu kỹ luật, thiếu tổ chức, ưa nhàn nhã, thích hội hè
Tác giả Trần Hiệp, trong bài “Nét nổi bật bản tính dân tộc Việt Nam”
(2000) có nêu cách hiểu chung về bản tính và dẫn dắt đến cách hiểu bản tính dân
tộc [82. tr 46]. Ông cho rằng, để hiểu bản tính của một dân tộc, người ta có thể
liệt kê hàng loạt đặc điểm khác nhau dựa trên thái độ chung của dân tộc đó đối
với các mối quan hệ trong hiện thực. Cho thấy tác giả chỉ mới bàn về bản tính
dân tộc hơn là một cách hiểu thuần túy về tính cách dân tộc.
Trong cuốn sách “Tâm lí cộng đồng làng và di sản” (1992) các tác giả đã
phân tích sâu về tính cộng đồng của người Việt. Tính cộng đồng được lí giải trên
cơ sở kinh tế, xã hội của làng Việt Nam và được tìm hiểu từ hai khía cạnh: cộng
đồng dòng họ và cộng đồng làng xã. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra mặt tích cực
của tính cộng đồng và những hạn chế của nó đối với sự phát triển của cá nhân
cũng như của xã hội [16. tr 221]. Một số nhà nghiên cứu đã phân tích về tính
cộng đồng như một nét tính cách đặc trưng của người Việt, trong lịch sử và hiện
tại (Phan Kế Bính, Nguyễn Đăng Chi, Phan Đại Doãn, Đỗ Long, Vũ Dũng, Đỗ
Thanh Hương, Phan Mai Hương, Nguyễn Thị Lan, Lê Văn Hảo, Nguyễn Đăng
Thanh, Lã Thu Thủy ).
Tác giả Phạm Bích Hợp (1993) trong quyển “Tâm lý học dân tộc tính
cách và bản sắc” cho rằng mỗi thành viên ít nhiều đều mang những đặc tính dân
18

×