Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

SKKN một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy toán lớp 4 cho học sinh yếu, kém

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.72 KB, 29 trang )

SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY TOÁN LỚP 4 CHO HỌC SINH YẾU, KÉM.
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
I. L( DO CHỌN ĐỀ T)I
Cũng như các môn học khác, môn Toán có một vai trò hết sức quan trọng
trong việc hình thành nhân cách con người lao động. Vì vậy, mỗi giáo viên cần
phải có trách nhiệm dạy học sao cho học sinh của mình tiếp thu được những kiến
thức và kĩ năng mà chương trình giáo dục tiểu học quy định. Tuy nhiên, không phải
mọi học sinh đều học tập dễ dàng như nhau, có thể có những học sinh nắm kiến
thức toán học rất nhanh chóng và sâu sắc mà không cần có sự cố gắng đặc biệt,
trong khi đó một số em khác lại không thể đạt được kết quả như vậy mặc dù đã cố
gắng rất nhiều, đó chính là các em học sinh yếu, kém về môn Toán.
Qua theo dõi chất lượng giáo dục của nhà trường trong những năm qua, tôi
thấy rằng chất lượng môn toán ở một số học sinh còn hạn chế. Một số học sinh vẫn
còn khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức và kĩ năng cơ bản nên thực chất vẫn còn
tồn tại học sinh yếu, kém về môn toán có nguy cơ ngồi nhầm lớp. Số học sinh yếu,
kém đó chủ yếu là ở khối 4,5. Bởi vì lên lớp 4,5 kiến thức môn toán có thêm nhiều
phần mới và mức độ cao hơn. Học sinh cần phải có sự tư duy trừu tượng để học
môn toán. Ở trường chúng tôi, khối lớp 4 là khối lớp có số học sinh học yếu, kém
môn toán là nhiều nhất.
Là một phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn ở trường Tiểu học bản thân
tôi nhận thấy: Việc dạy học các em học sinh yếu, kém môn toán lên trình độ trung
bình là một vấn đề không đơn giản.
Xuất phát từ lý do trên tôi đã trăn trở, nghiên cứu vấn đề và bằng kinh
nghiệm bản thân trong quá trình phụ trách chuyên môn tôi xin trao đổi và chia sẻ
cùng đồng nghiệp “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy Toán lớp 4 cho học
sinh yếu, kém” nhằm góp phần ngăn ngừa và khắc phục tình trạng học sinh lớp 4
1
SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY TOÁN LỚP 4 CHO HỌC SINH YẾU, KÉM.
yếu, kém về môn Toán đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy học toán ở
Tiểu học nói chung.
II. MỤC Đ(CH NGHIÊN CỨU:


Nghiên cứu tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao hiệu quả công
tác phụ đạo học sinh yếu,kém môn Toán lớp 4 và thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đào
tạo của nhà trường.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
- Tìm hiểu thực trạng chất lượng môn Toán lớp 4.
- Tìm ra nguyên nhân tích cực của thực trạng đó.
- Đề xuất hệ thống các giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
IV. PHẠM VI V) ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
1. Đối tượng: Học sinh Tiểu học (Lớp 4); giáo viên, phụ huynh HS và đồng
nghiệp.
2. Phạm vi, mức độ: Nghiên cứu về nội dung và các giải pháp nâng cao hiệu quả
công tác phụ đạo học sinh yếu, kém về môn Toán lớp 4.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Đọc tài liệu, giáo trình có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
2. Phương pháp điều tra.
- Tìm hiểu thực trạng việc phụ đạo học sinh yếu, kém về môn Toán lớp 4.
Phương pháp thực nghiệm.
- Nhằm mục đích kiểm tra tính khả thi của đề tài.
2
SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY TOÁN LỚP 4 CHO HỌC SINH YẾU, KÉM.
PHẦN II: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN V) THỰC TRẠNG.
1. CƠ SỞ L( LUẬN:
CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Học sinh yếu, học sinh khó khăn trong học tập
- Học sinh yếu, học sinh khó khăn trong học tập là những học sinh phát triển
không bình thường về mặt năng lực nhận thức, học kém không theo kịp chương
trình và các bạn trung bình trong lớp biểu hiện ở các dấu hiệu cơ bản sau:
- Động cơ học tập lệch lạc, mờ nhạt hoặc bị thui chột.

- Tri thức các môn học phiến diện, hẫng hụt, tụt hậu so với bạn bè và so với
yêu cầu, kĩ năng thực hành yếu hoặc di chuyển sang lĩnh vực hoạt động theo những
mục đích, động cơ ngoài việc học tập. Kết quả học tập thất thường, yếu kém và
không có độ tin cậy cao.
- Thái độ tiêu cực trong học tập, chán ghét, không ham thích những hoạt động
học tập. Từ đó dẫn đến những hành vi tiêu cực, gian dối, đối phó hoặc có khi có
những biểu hiện ghen tức bạn bè học khá, thù ghét những thầy cô giáo nghiêm khắc
trong giáo dục, hay bỏ học, trốn tiết.
1.2. Giáo dục học sinh yếu kém
- Giáo dục học sinh yếu kém là quá trình tác động của những người làm công
tác giáo dục tới đối tượng học sinh có trình độ chưa đạt tiêu chuẩn giáo dục.
- Học sinh yếu kém là những em mà trong quá trình hình thành và phát triển
nhân cách đã có những biểu hiện không bình thường về thể chất, tinh thần, trí tuệ,
đạo đức cần được sự quan tâm giúp đỡ của nhà trường - gia đình - xã hội cũng như
sự nỗ lực của chính các em. Vì vậy, giáo dục học sinh yếu kém trước hết là quan
tâm chăm sóc, bồi dưỡng nhân cách cho người học; hướng dẫn các em có phương
3
SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY TOÁN LỚP 4 CHO HỌC SINH YẾU, KÉM.
pháp học tập đúng đắn; động viên, khuyến khích các em có hứng thú, niềm tin
trong học tập.
2. THỰC TRẠNG.
Để tìm hiểu thực trạng tôi đã đối chiếu kết quả dạy học môn Toán của mấy
năm gần đây, dự giờ thăm lớp, trao đổi với giáo viên, khảo sát chất lượng học sinh,
tìm hiểu học sinh yếu, kém môn Toán.
2.1 Thực trạng chất lượng môn toán lớp 4.
Ở tuần học thứ 2 năm học 20 - 20 tôi đã chỉ đạo giáo viên tiến hành khảo
sát chất lượng môn Toán khối lớp 4.
Đề khảo sát môn Toán (Thời gian làm bài: 40 phút)
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
a) 47085 + 1750 b) 75897 – 18756 c) 437

×
4 d) 50585 : 5
Bài 2: Tìm X, biết;
a) 75405 +
x
= 94186 b)
x
- 1325 = 29100 c) 575 :
x
= 5 g) 7
×
x
= 1799
Bài 3: Điền đáp số vào chỗ trống của mỗi bài toán sau:
a) Một hình chữ nhật có chiều rộng 18m, chiều dài gấp 3lần chiều rộng. Chu vi
hình chữ nhật đó là:
b) Diện tích hình vuông có cạnh 8cm là:
Bài 4: Một tổ công nhân trong 5 ngày làm được 375 sản phẩm. Hỏi với mức làm
như thế thì trong 9 ngày tổ công nhân đó làm được bao nhiêu sản phẩm?
Hướng dẫn chấm bài kiểm tra:
Bài 1 (2 điểm) : Mỗi ý đúng yêu cầu cho 0,5 điểm.
Bài 2 (2 điểm) : Mỗi ý đúng yêu cầu cho 0,5 điểm.
Bài 3 (4điểm): Mỗi ý đúng cho 2 điểm.
4
SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY TOÁN LỚP 4 CHO HỌC SINH YẾU, KÉM.
Bài 4 (2điểm): Bài giải thực hiện đúng yêu cầu trình bày đầy đủ cho 2 điểm
*) Kết quả khảo sát:
Số HS Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5- 6 Điểm < 5
SL % SL % SL % SL %
79 18 22.8% 21 26.6% 29 36.7% 11 13.9%

Với đề khảo sát chất lượng như trên, qua kết quả làm bài của học sinh thì 11
em học sinh có điểm yếu các em còn vướng phải các lỗi sau: Còn chậm trong thực
hành tính toán, chưa thuộc bảng cửu chương; Cộng, trừ, nhân, chia có nhớ còn
chậm, quên không nhớ; Còn lẫn lộn, quên cách tìm thành phần chưa biết của phép
tính; Kỹ năng giải toán có lời văn còn yếu.
2.2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu, kém môn Toán .
*) Về ph/a học sinh: Như chúng ta đã biết, sự yếu kém về môn Toán của
học sinh có biểu hiện dưới nhiều hình, nhiều vẻ khác nhau nhưng nhìn chung
thường có các đặc điểm sau đây:
- Có nhiều lỗ hổng về kiến thức, kĩ năng; Tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ
năng chậm;
- Phương pháp học tập chưa tốt; Năng lực tư duy yếu; Có thái độ thờ ơ với
học tập, ngại cố gắng, thiếu tự tin.
- Học sinh chưa tự giác học, chưa có động cơ học tập.
- Khả năng phân tích tổng hợp, so sánh còn hạn chế, chưa mạnh dạn trong
học tập do hiểu chưa sâu, nắm kiến thức chưa chắc, thiếu tự tin.
- Học sinh lười suy nghĩ, còn trông chờ thầy cô giải giúp, trình độ tư duy,
vốn kiến thức cơ bản lớp dưới còn hạn chế.
5
SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY TOÁN LỚP 4 CHO HỌC SINH YẾU, KÉM.
- Khả năng chú ý và tập trung vào bài giảng của giáo viên không bền.
- Mỗi em có một khả năng nổi trội riêng nhưng các em chưa biết phát huy
khả năng của mình.
- Không biết làm tính, yếu các kỹ năng tính toán cơ bản, cần thiết (cộng, trừ,
nhân, chia).
- Học vẹt, không có khả năng vận dụng kiến thức.
*) Về ph/a giáo viên: Một bộ phận giáo viên còn chưa chú ý đúng mức đến
đối tượng học sinh yếu, chưa theo dõi sát sao và xử lý kịp thời các biểu hiện sa sút
của học sinh mà nhiều em đã kém lại càng kém thêm, lỗ hổng kiến thức ngày càng
lớn hơn. Nhiều giáo viên chỉ chú ý đến học sinh Khá, Giỏi, thích tổ chức các hoạt

động học tập trên lớp với những học sinh khá, giỏi để tránh xử lí các tình huống
phức tạp mất thời gian; Một số giáo viên tổ chức các hoạt động học tập chưa tốt
còn để học sinh khá giỏi nói leo, nói hộ học sinh yếu. Giáo viên chưa quan tâm đến
tất cả HS trong lớp còn để học sinh yếu ngoài lề các tiết học, GV chỉ chú trọng vào
các em HS khá, giỏi và coi đây là chất lượng chung của lớp như vậy các em học
yếu không có cơ hội bộc lộ khả năng của mình và đã ngại học lại thêm tính ì, ngại
suy nghĩ, ngại vận động; Chưa chú trọng đến tìm hiểu nguyên nhân vì sao học sinh
học kém để phân loại đối tượng; giảng dạy mang tính dàn trải chưa có biện pháp
dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, năng lực tổ chức giờ học theo nhóm
đối tượng còn hạn chế, chưa động viên tuyên dương kịp thời khi HS có một biểu
hiện tích cực hay sáng tạo dù là rất nhỏ.
Mặt khác, chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm và gia đình
học sinh nên chưa có biện pháp phù hợp trong quá trình phụ đạo, giúp đỡ học sinh
học tập. Chính vì vậy vẫn tồn tại một số học sinh yếu, kém về môn Toán.
*) Đối với phụ huynh: Một bộ phận phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến
việc học tập của con cái, giao việc học tập của con em cho nhà trường. Bên cạnh đó
phụ huynh chưa nắm được phương pháp sư phạm, không nắm được cách giải Toán
6
SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY TOÁN LỚP 4 CHO HỌC SINH YẾU, KÉM.
ở Tiểu học khiến cho trẻ không hiểu và thiếu tin tưởng. Mặt khác, một số phụ
huynh điều kiện kinh tế gia đình quá khó khăn không có điều kiện chăm lo cho con
em học tập, ở nhà các em còn phải làm nhiều việc phụ giúp gia đình vì vậy các em
đến trường thường trong trạng thái mệt mỏi, uể oải. Một số phụ huynh đi làm ăn xa
phải gửi con cho ông bà, cô bác trông hộ. Các em trong đối tượng này thì bị thiếu
thốn tình cảm của bố mẹ nên khi học thường không chú tâm vào việc học tập.
Từ những thực trạng nói trên, để tập trung nâng chất lượng học tập của học
sinh, ngăn ngừa và khắc phục tình trạng học sinh yếu, kém về môn Toán, tránh để
tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp tôi đã suy nghĩ và trao đổi cùng đồng nghiệp đưa
ra “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phụ đạo học sinh lớp yếu kém
môn Toán lớp 4” như sau:

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHỤ ĐẠO
HỌC SINH YẾU, KÉM VỀ MÔN TOÁN LỚP 4.
Giải pháp 1. Chỉ đạo giáo viên theo dõi thường xuyên, nắm bắt cụ thể tình
hình học sinh yếu.
Tôi đã chỉ đạo giáo viên theo dõi kết quả làm bài tập trên lớp và làm bài tập
về nhà hàng ngày, theo dõi kết quả kiểm tra định kỳ, sớm phát hiện ra các trường
hợp học sinh có khó khăn trong học tập và đi sâu tìm hiểu từng trường hợp cụ thể,
phân tích đúng nguyên nhân dẫn đến tình hình đó đối với các em.
- Ngay từ đầu năm học, tiến hành khảo sát chất lượng học sinh về môn Toán.
- Lập danh sách và phân loại học sinh yếu, kém về môn Toán, phân tích
nguyên nhân.
Tôi hướng dẫn giáo viên phân loại học sinh học yếu theo những nguyên nhân
chủ yếu như: Do hổng kiến thức, kỹ năng từ lớp dưới, do điều kiện hoàn cảnh gia
đình, do trí tuệ chậm phát triển
7
SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY TOÁN LỚP 4 CHO HỌC SINH YẾU, KÉM.
Thực hiện theo kế hoạch, tôi cùng với giáo viên dạy khối 4 đã khảo sát và
phân loại học sinh yếu môn toán theo các nhóm nguyên nhân chủ yếu như sau:
+ Nhóm khả năng tiếp thu bài chậm, chưa chăm học, hổng kiến thức lớp
dưới như chưa thuộc bảng nhân, bảng chia, chưa biết tìm thành phần chưa biết của
phép tính, giải toán có lời văn còn yếu: Nhóm này có 7 em.
+ Nhóm do hoàn cảnh gia đình và các nguyên nhân khác: Nhóm này có 4
em. Trong nhóm này các em có khả năng tiếp thu bài tốt. Nhưng vì điều kiện gia
đình khó khăn không có người chăm lo, đôn đốc học tập nên các em chưa tích cực
học tập, không hoàn thành nhiệm vụ học tập, dẫn đến kết quả học tập sa sút và liên
tục bị điểm yếu.
Giải pháp 2. Chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch, nội dung, chương trình phụ đạo
học sinh yếu, kém về môn toán phù hợp với đối tượng học sinh.
Khi nắm được nguyên nhân dẫn đến học sinh học yếu, kém về môn Toán
của từng em, tôi đã hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch, nội dung, chương trình phụ

đạo học sinh yếu, kém với yêu cầu:
+ Lập kế hoạch bài học phải phù hợp với từng đối tượng học sinh kể cả tiết
chính khóa cũng như tiết phụ đạo. Nội dung kế hoạch phải xuyên suốt cả năm học
và cụ thể cho từng tuần, từng tháng.
+ Nội dung các tiết phụ đạo tập trung rèn luyện kĩ năng và ôn tập các kiến
thức đã học cho học sinh.
+ Đặc biệt giúp các em củng cố những kiến thức cơ bản theo yêu cầu chuẩn
kĩ năng kiến thức của lớp dưới mà các em còn bị hổng. Như nhớ được bảng nhân,
bảng chia, giải được một số dạng toán cơ bản đã học ở lớp dưới Mục đích là lấp
lỗ hổng về kiến thức cho học sinh.
* Ví dụ nội dung phụ đạo học sinh học yếu môn toán lớp 4:
Tuần 1: Khảo sát, tìm hiểu nguyên nhân, phân loại học sinh.
8
SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY TOÁN LỚP 4 CHO HỌC SINH YẾU, KÉM.
Tuần 2: Củng cố về bảng nhân, bảng chia 2,3,4,5.
Tuần 3: Củng cố về bảng nhân, bảng chia 6,7,8,9.
Tuần 4: Củng cố về bảng nhân, bảng chia kết hợp với củng cố về tìm thành
phần chưa biết của phép tính.
Tuần 5: Củng cố về bốn phép tính với số tự nhiên kết hợp với củng cố về
giải toán có lời văn.
Tuần 6: Tiếp tục củng cố về bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số tự
nhiên kết hợp với củng cố về giải toán có lời văn.
Tuần 7: Tiếp tục củng cố về bốn phép tính với số tự nhiên, củng cố mối quan
hệ các đơn vị đo lường và vận dụng làm toán có lời văn
Cứ tiếp tục như vậy, nội dung các buổi phụ đạo sau phải có sự củng cố lại
những kiến thức đã học ở các buổi học trước và tập trung chủ yếu vào củng cố cho
học sinh kĩ năng thực hiện thành thạo bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số tự
nhiên ở học kì I. Nội dung củng cố kĩ năng thực hành làm tính với số tự nhiên, giáo
viên linh hoạt bằng nhiều bài toán khác nhau. Có thể là các dạng bài như: đặt tính
rồi tính; tính giá trị biểu thức; tìm x; toán có lời văn… Phải cho học sinh làm đi

làm lại nhiều lần một dạng bài tập để các em thành thạo. Việc củng cố kiến thức đã
học thực hiện đồng thời với việc dạy kiến thức mới của lớp 4. Căn cứ vào yêu cầu
chuẩn kiến thức kĩ năng của từng bài, giáo viên giúp học sinh yếu tiếp thu những
kiến thức và làm bài tập vừa sức với các em.
+ Cuối tuần kiểm tra 1 lần, cuối mỗi tháng, mỗi kỳ có bài kiểm tra theo dõi
kết quả học tập của các em. Lập sổ theo dõi quá trình phụ đạo, nâng bậc học sinh
yếu (suốt cả năm học).
+ Kết hợp chặt chẽ với gia đình và nhà trường. Có sổ liên lạc giữa giáo viên
chủ nhiệm và phụ huynh học sinh, thường xuyên đến thăm và động viên gia đình
học sinh.
9
SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY TOÁN LỚP 4 CHO HỌC SINH YẾU, KÉM.
+ Thời gian phụ đạo chủ yếu vào các buổi chiều trong tuần( thứ 3 và thứ 5),
lồng ghép vào chương trình chính khoá và với một số tiết hoạt động tập thể hay giờ
giải lao( trong đó tổ chức các trò chơi có nội dung toán học).
+ Kế hoạch bồi dưỡng phải có chỉ tiêu phấn đấu cụ thể là: cuối học kì I
không còn tình trạng học sinh bị hổng kiến thức đã học. Học kì II, các em học đến
đâu phải đạt yêu cầu đến đó (theo yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng của chương
trình toán lớp 4). Đến cuối năm học, không còn học sinh nào học yếu môn toán.
Giải pháp 3 : Hướng dẫn giáo viên thực hiện kế hoạch:
Phụ đạo học sinh học yếu nói chung và học sinh học yếu môn toán nói riêng
là việc làm khó, đòi hỏi người giáo viên phải có lòng nhiệt tình và kiên trì, yêu
thương học sinh. Vì vậy tôi hướng dẫn giáo viên khi thực hiện kế hoạch phụ đạo
học sinh yếu, giáo viên không được nóng vội, phải thực hiện kế hoạch theo từng
bước hợp lí. Đồng thời không cứng nhắc rập khuôn theo kế hoạch mà cần phải linh
hoạt điều chỉnh nội dung và cách thức thực hiện.
Căn cứ vào kết quả tìm hiểu nguyên nhân của học sinh học yếu môn toán ở
khối 4, tôi hướng dẫn giáo viên thực hiện kế hoạch phụ đạo với những nội chủ yếu
như sau:
1. Củng cố 4 phép t/nh cộng, trừ, nhân, chia.

Bởi vì số học sinh học kém môn Toán khối 4, đa số do khả năng tiếp thu bài
chậm, còn hổng kiến thức từ lớp dưới, vì thế đã học lên lớp 4 nhưng các em này
vẫn chưa thuộc lòng bảng nhân, bảng chia ở lớp 2, 3 còn yếu trong việc vận dụng
bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia để giải toán có lời văn. Điều đó rất bất lợi cho
các em trong quá trình học toán ở lớp 4 và lên lớp 5. Để các em làm thành thạo 4
phép tính cộng, trừ, nhân, chia, tôi xác định việc làm đầu tiên dạy lại những kiến
thức cơ bản giúp học sinh lấp được lỗ hổng kiến thức.
10
SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY TOÁN LỚP 4 CHO HỌC SINH YẾU, KÉM.
Vì vậy, tôi đã hướng dẫn cho giáo viên giao cho học sinh yếu cứ mỗi tuần
phải học thuộc 3 đến 5 bảng nhân, bảng chia, mỗi buổi học giáo viên dành 5 phút
với buổi chính khoá, 15 phút với buổi phụ đạo để kiểm tra việc học của học sinh.
Cuối tuần giáo viên lại tổ chức cho các em thi đọc bảng cửu chương (15-20 phút).
Sau hai tuần đầu tôi kiểm tra đã nhận thấy rằng: Các em đều học thuộc bảng
nhân, bảng chia nhưng khi vận dụng làm một phép tính cụ thể (VD: 124 : 2) thì có
em làm được nhưng rất chậm, có em không làm được. Tôi trăn trở tìm nguyên
nhân, thì ra các em chỉ thuộc "vẹt" bảng nhân, bảng chia.
Tiếp theo tôi hướng dẫn giáo viên điều chỉnh cách kiểm tra, phải chỉ định
học sinh đọc bảng nhân, chỉ rõ bản chất của phép nhân là kết quả của phép cộng
của các số bằng nhau, hướng dẫn các em học thuộc nhừ bảng nhân 5, thuộc nhừ
cách tính một số nhân với mười để các em dựa vào đó tìm kết quả phép tính nhân,
chia trong bảng khi chưa thuộc lòng: Ví dụ bảng nhân 3, hỏi phép nhân, phép chia
bất bất kì 3
×
6 = ? (học sinh vận dụng kết quả phép nhân 3
×
5 = 15 suy ra kết quả 3
×
6 = 15 + 3 = 18); 3
×

9 = ? (suy từ 3
×
10=30 ra 3
×
9 = 30- 3 =27). Từ đó giúp
các em học thuộc lòng. Đồng thời củng cố vận dụng bảng nhân chia, bảng chia
bằng cách giao cho các em thực hiện những phép tính đơn giản không có nhớ như:
24
×
2; 123
×
3; 84 : 2; 124: 4
Đến tuần sau, vào các buổi chiều phụ đạo HS yếu, kém tôi hướng dẫn giáo
viên thay đổi hình thức kiểm tra, khác với các tuần trước.
Giáo viên ghi sẵn nội dung kiểm tra lên 2 tấm bìa và gắn lên bảng:
5
×
6 = 35 : 7= 4
×
5 = … 25 : 5 = ….
7
×
8 = 48 : 6 = … 3
×
9 = … 36 : 6 = …
4
×
9 = 64 : 8 = … 9
×
6 = …. 42 : 7 = …

6
×
9 = 72 : 9 = … 7
×
7 = … 45 : 5 = ….
… …… …. …
11
SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY TOÁN LỚP 4 CHO HỌC SINH YẾU, KÉM.
Cứ mỗi lần, gọi 2 HS lên bảng làm bài (HS ghi kết quả vào chỗ chấm). Lần
này không ghi theo thứ tự phép tính của bảng nhân hay bảng chia mà ghi bất kì
phép nhân hay phép chia trong bảng, mục đích là để học sinh thuộc lòng bảng
nhân, bảng chia mà các em đã học. Đồng thời tiếp tục củng cố kĩ năng vận dụng
thực hành các phép tính nhân, chia bằng các bài như đặt tính rồi tính, tính giá trị
biểu thức đơn giản, tìm
x

Không những yêu cầu các em học thuộc bảng nhân, bảng chia mà giáo viên
còn phải giao cho các em về nhà viết lại nhiều lần thay cho bài kiểm tra và được
giáo viên chấm điểm chặt chẽ các bài này. Ngoài ra giờ ra chơi hay giờ giải lao của
buổi học, giáo viên phải gần gũi và nói chuyện với các em, lồng vào đó là những
mẫu chuyện vui về toán học, những câu đố đơn giản đố các em về phép nhân hay
phép chia. Các em đã thi nhau trả lời và như vậy đã giúp các em dễ nhớ được bảng
nhân, bảng chia đã học ở lớp 2,3.
2. Củng cố kỹ năng giải toán.
Kết hợp củng kĩ năng tính toán với củng cố rèn luyện kĩ năng giải toán có lời
văn sẽ giúp các em giải toán đúng tránh nhầm lẫn khi tính toán. Bởi vì có những
em nhiều khi cách giải đúng nhưng tính toán sai hoặc biết tính toán nhưng cách giải
sai dẫn đến bài toán giải sai. Vì vậy sau khi các em làm thành thạo 4 phép tính
cộng, trừ, nhân, chia thì chú ý đến việc giải toán có lời văn. Bởi chúng ta biết rằng
đa số các em yếu, kém về môn Toán thường gặp khó khăn trong việc giải Toán có

lời văn. Tôi đã hướng dẫn giáo viên lựa chọn cách dạy phù hợp để học sinh dễ hiểu,
dễ tiếp thu nội dung bài học, nhớ kĩ được từng dạng bài toán.
Tôi đã định hướng cho giáo viên củng cố cho học sinh cách giải các dạng
toán điển hình của lớp 3 kết hợp với củng cố kỹ năng tính toán với bốn phép tính
cộng, trừ, nhân, chia. Vì học sinh yếu có đặc điểm là rất ngại, thậm chí sợ làm toán
có lời văn vì khả năng tư duy “phân tích, tổng hợp của các em còn nhiều hạn chế”
nên chưa có khả năng phán đoán suy luận. Do đó, khi làm toán có lời văn các em
12
SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY TOÁN LỚP 4 CHO HỌC SINH YẾU, KÉM.
giải chưa đúng, tính toán còn sai. Có em giải “bừa” cho xong. Vì vậy tôi hướng
dẫn giáo viên khi củng cố kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh yếu thì chỉ cần
ra với dạng cơ bản nhất, đơn giản nhất mang tính chất vận dụng củng cố lý thuyết
mà thôi. Không nên ra những bài lắt léo hay những bài phải qua bước trung gian
mới về dạng cơ bản. Đến khi học sinh lấp được những chỗ hổng kiến thức đã học
thì mới nâng dần mức độ lên.
* Một số dạng toán điển hình lớp 3 cần phải ôn tập củng cố là:
- Dạng bài gấp một số lên nhiều lần.
Ví dụ: Thủy có 35 que tính. Hà có số que tính gấp 3 lần Thủy. Hỏi hai bạn có
bao nhiêu que tính?
- Dạng bài giảm một số đi nhiều lần.
Ví dụ: Thủy có 105 que tính. Thủy có số que tính gấp ba lần số que tính của
Hà. Hỏi cả hai bạn có bao nhiêu que tính?
- Dạng bài tìm một phần mấy của một số:
Ví dụ: Một đàn gia cầm của một nhà có 128 con vịt và gà. Trong đó số gà
bằng
4
1
cả đàn. Hỏi đàn gia cầm đó có mấy con gà?
- Dạng bài có liên quan đến rút về đơn vị:
Ví dụ: Có 70 xếp giấy gói đều thành 7 bọc. Hỏi có 100 xếp giấy sẽ gói được

bao nhiêu bọc như thế?
- Dạng bài tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật;
Ví dụ:
+ Tính chu vi, diện tích thửa ruộng hình vuông có cạnh 24 m.
+ Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều rộng 9m, chiều dài gấp 3 lần chiều
rộng. Tính chu vi và diện tích của thửa ruộng đó.
13
SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY TOÁN LỚP 4 CHO HỌC SINH YẾU, KÉM.
Để kết hợp tốt giữa lấp lỗ hổng kiến thức và dạy kiến thức mới, tôi chỉ đạo
giáo viên thực hiện nội dung củng cố kĩ năng giải các bài toán điển hình lớp 3 trong
những tuần đầu của năm học (khoảng 6 đến 8 tuần đầu). Song song với việc bổ
sung chỗ hổng kiến thức lớp 3 thì trong các tiết học chính khóa, giáo viên giúp học
sinh yếu biết giải các bài toán giải dạng toán điển hình lớp 4 đồng thời cần phải ôn
tập củng cố ngay ở các tiết học phụ đạo. Nhất định không để học sinh hổng kiến
thức đã học nữa.
Tôi đã đề ra một số lưu ý với giáo viên: Khi hướng dẫn cho học sinh cách
giải và trình bày bài giải, giáo viên phải hướng dẫn gợi mở từng bước cụ thể, giúp
học sinh thể hiện khả năng giải toán của mình là cần thiết. Vì vậy giáo viên cần
phải hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu kĩ đề bài toán, Tóm tắt đề bài toán, nhìn vào
tóm tắt đọc lại đề bài toán. Đặt những câu hỏi gợi mở dẫn dắt học sinh từng bước
tìm cách giải và chọn cách giải hợp lý nhất, ngắn gọn nhất, lời giải rõ ràng chính
xác, đúng nội dung bài toán yêu cầu tìm gì. Đồng thời chú ý hướng dẫn các em khi
thực hiện tìm kết quả của phép tính cần làm ra nháp cẩn thận, kiểm tra kết quả rồi
mới viết vào bài làm. Từ đó tạo điều kiện cho học sinh phát triển tư duy.
3. Quan tâm động viên kịp thời học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Với những đặc điểm của học sinh yếu, kém nói chung và môn toán nói riêng,
tôi đã khẳng định rằng học sinh yếu, kém môn Toán cần được quan tâm, hỗ trợ dạy
học một cách tích cực. Còn với học sinh học yếu nguyên nhân do điều kiện hoàn
cảnh gia đình tôi chỉ đạo giáo viên phải có sự quan tâm đặc biệt. Ngoài việc tích
cực hỗ trợ cho các em lấp lỗ hổng kiến thức đồng thời phải có sự quan tâm đặc biệt

về tình cảm và vật chất.
Vì vậy tôi chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thường xuyên đến thăm một số gia
đình học sinh yếu trong khối 4 như gia đình em H.T, gia đình em Đ.H lớp 4A và
một số gia đình học sinh khó khăn khác. Cảm thông được nỗi vất vả của các em, tôi
đề nghị Ban giám hiệu nhà trường hỗ trợ cho các em quần áo, sách vở, kết hợp
14
SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY TOÁN LỚP 4 CHO HỌC SINH YẾU, KÉM.
cùng với Đội Thiếu niên nhà trường, tôi đã cùng các cô giáo chủ nhiệm trao quà
cho các em trong dịp Tết Nguyên Đán. Nhận được sự quan tâm, động viên kịp thời
của nhà trường cũng như cô giáo chủ nhiệm, gia đình các em đã hiểu và tạo điều
kiện cho các em đi học đầy đủ. Tôi còn hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm, khi ở
trường, trong giờ học, giờ ra chơi, thường xuyên gần gũi, tâm sự với em, kể cho em
nghe một số tấm gương biết vượt khó trong học tập, giúp em khỏi mặc cảm với số
phận và cố gắng vươn lên trong học tập.
Giải pháp 4: Tổ chức cho giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp và
hình thức tổ chức dạy học tích cực.
1. Linh hoạt sử dụng phương pháp dạy học khi tổ chức các hoạt động học tập.
Để thực hiện việc lấp "lỗ hổng" kiến thức cho học sinh yếu, kém toán có hiệu
quả và dạy kiến thức mới tôi đã tổ chức cho giáo viên tìm ra những phương pháp
giảng dạy thích hợp, tập trung các yêu cầu quan trọng nhất, đó là giúp các em làm
thành thạo 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia với mức độ yêu cầu vừa sức để các em
nâng dần trình độ; không nôn nóng sốt ruột, khắc phục tình trạng ngại khó của học
sinh.
Để giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực một cách linh hoạt
có hiệu quả trong việc phụ dạo học sinh yếu kém, Nhà trường đã tổ chức từ đầu
năm học chuyên đề “Biện pháp khắc phục tình trạng học sinh yếu”. Qua đó nhằm
phát huy trí tuệ tập thể để giúp giáo viên tìm ra cách dạy đạt hiệu quả cao trong
công tác phụ đạo học sinh yếu. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn tiếp theo liên
tục đề cập đến chuyên đề này để bổ sung và điều chỉnh biện pháp thực hiện. Qua
đó, tôi đã khái quát giúp giáo viên một số điều cần lưu ý khi thực hiện phụ đạo học

sinh yếu như sau:
- Trong các tiết học giáo viên phải tạo cơ hội cho tất cả các em được hoạt
động cho dù là đối tượng học sinh giỏi hay học sinh yểu. Bằng mọi cách phải lôi
15
SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY TOÁN LỚP 4 CHO HỌC SINH YẾU, KÉM.
cuốn các em tham vào các hoạt động học tập, tránh tình trạng giáo viên để học sinh
ngoài lề. Trong một tiết học, đến phần bài tập giáo viên phân bài cho từng đối
tượng học sinh:
V/ dụ: Bài tập 1,2 cho nhóm yếu làm; Bài tập 1,2,3 cho nhóm trung bình
làm; Bài tập 2,3,4 cho nhóm khá giỏi làm.
- Cần thực hiện linh hoạt khi tổ chức các hoạt động học tập. Như trong quá
trình dạy bài mới, nếu có học sinh không nắm được kiến thức mới do hổng kiến
thức lớp dưới hoặc kiến thức bài học trước thì thực hiện như sau: Trong phần bài
mới vẫn cho học sinh theo dõi bình thường, đến phần bài tập, hay là tiết luyện tập,
giáo viên cho những học sinh yếu làm các bài mà kiến thức liên quan đến lớp dưới,
cho học sinh nhắc lại kiến thức cũ rồi hướng dẫn phần kiến thức mới của bài học.
V/ dụ: Khi học sinh làm bài tập 135
×
6 = ? với bài này học sinh làm không
được chứng tỏ học sinh không thuộc bảng nhân 6. Vậy giáo viên yêu cầu học sinh
đọc lại bảng nhân 6 cho thuộc. Tức là phát hiện học sinh hổng kiến thức ở đâu thì
giáo vên phải linh hoạt điều chỉnh nội dung dạy để ôn tập, bổ sung ở đó.
- Trong các buổi dạy phụ đạo, nội dung chủ yếu là kiểm tra việc lĩnh hội các
kiến thức giảng dạy trên lớp hoặc ôn tập, củng cố kiến thức để các em nắm chắc
hơn. Tôi hướng dẫn giáo viên, trong mỗi tiết dạy, xác định rõ mục tiêu của từng
bài, từng hoạt động của học sinh dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên.
- Khi hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, Giáo viên cần giao việc phù hợp với
từng đối tượng học sinh. Cụ thể là: Bài tập dành cho học sinh cả lớp; Bài tập cho
học sinh khá giỏi; Riêng đối với học sinh yếu, kém về môn Toán giáo viên không
nên giao nhiều bài tập về nhà, chỉ cần 1 đến 2 bài thôi. Em nào yếu quá giáo viên

phải ghi bài tập vào phiếu và kèm theo một vài câu hỏi để học sinh có thể tự kiểm
tra hay chỉ rõ ý chính cần đi sâu, nhớ kỹ để hiểu rõ “cái đã cho, cái phải đi tìm”.
Bài tập về nhà do các em làm, yêu cầu phụ huynh kí vào phía dưới để có sự giám
16
SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY TOÁN LỚP 4 CHO HỌC SINH YẾU, KÉM.
sát, đốc thúc kịp thời của gia đình. Đến lớp, giáo viên kiểm tra cụ thể các sai lầm
mắc phải của học sinh để phân tích và sửa chữa.
2. Gây hứng thú học tập cho học sinh.
Bởi vì học sinh yếu vốn ngại học, ngại bày tỏ ý kiến nên để cuốn hút các em
tích cực tham gia các hoạt động học tập thì giáo viên phải có những hình thức tổ
chức các hoạt động học tập gây được hứng thú cho tất cả học sinh tham gia, kể cả
học sinh yếu.
Để gây hứng thú cho các em học tập, trong dạy học toán giáo viên có thể
thực hiện như sau: Trong các tiết học vận dung các hình thức dạy tích cực như: Tổ
chức hoạt động nhóm (hoặc tổ chức làm bài theo hình thức tiếp sức) có thi đua giữa
các nhóm, tất cả các thành viên trong nhóm đều được giao phần việc làm vừa sức
phù hợp với năng lực từng em, các nhóm học tập linh hoạt thay đổi như nhóm nhỏ,
nhóm lớn, nhóm cùng trình độ, nhóm ngẫu nhiên Giáo viên phải tạo cơ hội cho
tất cả các em được phát biểu, đặc biệt quan tâm đến học sinh yếu. Động viên
khuyến khích kịp thời khi học sinh có tiến bộ dù là nhỏ nhất để học sinh yếu mạnh
dạn, tự tin hơn. Thường xuyên tổ chức "Hội vui học tập" vào các tiết hoạt động tập
thể. Hoặc tổ chức trò chơi có lồng nội dung Toán học: Hái hoa dân chủ, Tuổi thơ
khám phá…
3. Tổ chức phong trào đôi bạn cùng tiến, xây dựng môi trường học tập
thân thiện .
Ở lớp cũng như ở nhà, giáo viên tổ chức cho học sinh khá, giỏi thường xuyên
giúp đỡ các bạn yếu, kém. Trên lớp, cần sắp xếp 1 học sinh giỏi giúp đỡ 1 bạn học
sinh yếu bên cạnh. Tổ chức thi đua giữa các nhóm giúp bạn, nếu bạn nào có tiến bộ
thì biểu dương cả nhóm vào tiết chào cờ sáng thứ 2 đầu tuần. Ở nhà, giáo viên sắp
xếp các em gần nhà nhau thành 1 nhóm và cử 1 học sinh làm nhóm trưởng. Nhóm

trưởng có nhiệm vụ nhắc nhở, kiểm tra việc học bài, làm bài của các bạn và báo
cáo với cô giáo chủ nhiệm vào đầu mỗi buổi học. Không những thế, tôi còn hướng
17
SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY TOÁN LỚP 4 CHO HỌC SINH YẾU, KÉM.
dẫn giáo viên yêu cầu các em Nhóm trưởng kiểm tra kỹ về cách học, cách trình bày
bài làm, chữ viết, của các bạn. Giáo viên kiên trì uốn nắn và sửa những thói quen
xấu của các em như: chưa đọc kĩ đề bài trước khi làm bài tập, tính toán cẩu thả,
không làm nháp hoặc viết lộn xộn, phát biểu không chính xác, trình bày bài tuỳ
tiện, giải toán xong không chịu thử lại…
Khuyến khích, động viên đúng lúc, kịp thời khi các em có tiến bộ hay đạt
được một số kết quả (dù sự tiến bộ nhỏ nhất); phân tích, phê bình đúng mức thái độ
vô trách nhiệm hoặc lơ là đối với nhiệm vụ học tập, nhưng tuyệt đối tránh thái độ
lời nói chạm lòng tự ái của học sinh để các em phấn khởi học tập xóa đi ấn tượng
sợ học môn Toán.
Qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, tôi đã chỉ đạo và hướng dẫn cụ thể, chi
tiết cho giáo viên vận dụng các biện pháp, linh hoạt sử dụng các phương pháp dạy
học tích cực như trên. Qua kết quả kiểm tra trên lớp, qua các bài kiểm tra… Tôi
thấy các em học sinh yếu đã tiến bộ rất nhiều. Đến tuần thứ 6, bảy em hổng kiến
thức lớp dưới đã nắm được bảng nhân, bảng chia đã học ở lớp 2, 3; Bốn em học
yếu do hoàn cảnh gia đình khó khăn có tiến bộ rõ rệt, đã cố gắng vươn lên trong
học tập. Đặc biệt tất cả các em đã tích cực, hứng thú học Toán và tiếp thu bài mới
lớp 4 đạt yêu cầu.
Giải pháp 5: Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh học sinh.
Tôi chỉ đạo giáo viên phải tuyên truyền, nâng cao nhận thức của phụ huynh
về trách nhiệm lớn lao của phụ huynh và gia đình trong việc góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục. Tôi yêu cầu giáo viên phải trao đổi với phụ huynh để tìm ra
biện pháp tốt nhất phù hợp với điều kiện và tính cách từng em giúp các em vươn
lên trong học tập. Giáo viên phải hướng dẫn phụ huynh biết kiểm tra việc học tập
của con mình. Phải thường xuyên giữ liên lạc với phụ huynh. Thường xuyên liên
lạc thông báo kết quả học tập của các em qua sổ liên lạc cho phụ huynh và đề nghị

phụ huynh theo dõi và kiểm tra bài vở của con em mình, giúp đỡ các em trong quá
18
SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY TOÁN LỚP 4 CHO HỌC SINH YẾU, KÉM.
trình học tập ở nhà , quản lý thời gian biểu của con em, ghi đầy đủ lời nhận xét vào
sổ (đảm bảo thông tin 2 chiều). Tổ chức cho giáo viên gặp mặt phụ huynh học sinh
thường xuyên. Khi thấy học sinh chưa tiến bộ cần chủ động gặp phụ huynh để trao
đổi về việc học tập của học sinh tiếp tục cùng với phụ huynh điều chỉnh biện pháp
phù hợp và có hiệu quả hơn. Thấy được sự lo lắng của giáo viên nên phụ huynh đã
thường xuyên kiểm tra việc học bài, làm bài của con em mình, đôn đốc các em đi
học chuyên cần. Vì vậy, Học sinh lớp 4 của nhà trường đã tiến bộ lên rất nhiều.
Giải pháp 6: Đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên môn.
Sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học là một hoạt động nhằm bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên. Sinh hoạt chuyên môn
góp phần tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ
năm học. Sinh hoạt chuyên môn còn góp phần bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn
nghề nghiệp giáo viên Tiểu học.
Với tầm quan trọng của việc sinh hoạt chuyên môn như vậy, ở trường chúng
tôi đã xây dựng nội dung sinh hoạt chuyên môn chủ yếu xoay quanh việc “Làm thế
nào để nâng cao hiệu quả giờ dạy, nâng cao chất lượng học tập của học sinh”.
Vì vậy, trong sinh hoạt chuyên môn của nhà trường, tôi chỉ đạo các tổ
chuyên môn không thiên về việc chỉ lên kế hoạch hoạt động chuyên môn mà chú
trọng việc đưa các vấn đề vướng mắc trong chuyên môn và thực tế dạy học để thảo
luận cùng nhau tháo gỡ những vướng mắc để thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo
dục học sinh đạt hiệu quả hơn.
Thực hiện công tác chuyên môn, tôi quyết tâm thực hiện chuyên đề “Khắc
phục tình trạng học sinh học yếu kém”. Đây là một nội dung chủ yếu và xuyên suốt
quá trình sinh hoạt chuyên môn của trường trong năm học 20 - 20 Bởi vì để thực
hiện tốt mục tiêu “Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục ” thì việc
“khắc phục tình trạng học sinh học yếu” là đã thực hiện tốt việc nâng cao chất
19

SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY TOÁN LỚP 4 CHO HỌC SINH YẾU, KÉM.
lượng giáo dục một cách thực chất. Vì vậy việc “khắc phục tình trạng học sinh học
yếu” là một nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường và của mỗi giáo viên.
Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, tôi đã dành nhiều thời gian cho nội
dung “Tìm biện pháp khắc phục tình trạng học sinh yếu”. Cụ thể:
Sau khi giao nhiệm vụ cụ thể cho từng giáo viên về việc phụ đạo học sinh
yếu kém, trong buổi sinh hoạt chuyên môn yêu cầu giáo viên báo cáo với tổ chuyên
môn và với nhà trường về tình hình học sinh học yếu môn toán và các môn học
khác. Tổ chức thảo luận chuyên đề “khắc phục tình trạng học sinh yếu”. Tổ chức
cho tập thể giáo viên phân tích nguyên nhân, bàn kế hoạch khắc phục học sinh yếu,
xây dựng nội dung phụ đạo học sinh yếu phù hợp với từng khối lớp. Giao nhiệm vụ
cho tổ trưởng, khối trưởng theo dõi việc phụ đạo học sinh yếu của tổ mình, khối
mình. Cứ hai tuần một lần, trong buổi sinh chuyên môn, giáo viên báo cáo tiến độ
tiếp thu bài của những học sinh yếu, từ đó thảo luận để tập thể giáo viên cùng nhau
tháo gỡ những vướng mắc trong thực tế phụ đạo học sinh yếu.
Để mở rộng sáng kiến, tôi đã trình bày vấn đề này trong buổi sinh hoạt
chuyên môn của nhà trường, Tôi đã tiếp nhận được nhiều ý kiến đóng góp thật bổ
ích giúp tôi bổ sung cho “ Biện pháp khắc phục tình trạng học sinh yếu” hoàn chỉnh
hơn. Tôi đã chỉ đạo cho tất cả giáo viên trong trường vận dụng các biện pháp nêu
trên ở tất cả các khối lớp để tiếp tục khắc phục và ngăn ngừa tình trạng học sinh
yếu, kém về môn Toán trong toàn trường phù hợp với đối tượng học sinh yếu và
điều kiện thực tế của lớp mình.
Sau khi vận dụng vào thực tế dạy học “Các giải pháp cải tiến khắc phục tình
trạng học sinh học yếu, kém môn Toán” của toàn trường nói chung và đặc biệt ở
khối 4 nói riêng, tôi thấy kết quả đạt được đáng mừng, các em học sinh yếu có
nhiều chuyển biến rõ rệt. Tỉ lệ học sinh yếu giảm hẳn, tỉ lệ học sinh trung bình, khá
giỏi tăng cao.
20
SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY TOÁN LỚP 4 CHO HỌC SINH YẾU, KÉM.
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Khi áp dụng các giải pháp trên, tôi thấy các em học sinh ở lớp 4 đã tiến bộ rõ
rệt, chất lượng học tập ngày càng được nâng lên, tỉ lệ học sinh yếu giảm.
*) Kết quả kiểm tra định kì cuối học kì I về môn Toán ở khối lớp 4:
Tổng
số HS
Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5- 6 Điểm dưới 5
SL TL SL TL SL TL SL TL
79 20 25,3% 23 29.1% 35 44.3% 1 1.3%
So sánh với kết quả khảo sát đầu năm tôi nhận thấy:
Nhờ thực hiện tốt các giải pháp phụ đạo học sinh yếu, kém về môn toán mà
tôi đã xây dựng chất lượng học tập môn toán được nâng lên rõ rệt. Tất cả học sinh
yếu, kém môn toán ở đầu năm học của học sinh khối 4 đã lên loại trung bình có em
đã đạt điểm khá. Không phát sinh thêm học sinh nào yếu, kém về môn toán. Số
lượng học sinh yêu thích môn toán ngày càng tăng.
Đồng thời, khi vận dụng các giải pháp trên cho toàn trường thực hiện, đến
hết học kì I chất lượng nâng bậc học sinh yếu, kém về môn toán của trường chúng
tôi đã chuyển biến rõ rệt. Toàn trường quyết tâm phấn đấu đến cuối năm học không
còn học sinh nào còn yếu, kém về môn toán.
21
SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY TOÁN LỚP 4 CHO HỌC SINH YẾU, KÉM.
PHẦN III: KẾT LUẬN
I. Kết luận
Qua việc phụ đạo học sinh yếu, kém về môn Toán, tôi rút ra một số kinh
nghiệm sau:
Muốn khắc phục và giảm thiểu số học sinh yếu, kém để nâng cao chất lượng
giáo dục và chất lượng dạy - học ngày một đi lên và có những biện pháp dạy và
học đáp ứng được với sự phát triển của đất nước, thì đòi hỏi sự vào cuộc thật sự của
các nhà quản lí giáo dục, giáo viên, học sinh và tất cả các lực lượng xã hội có liên
quan đặc biệt là vai trò của người giáo viên. Đó là:
1. Người giáo viên phải thực sự yêu nghề mến trẻ, tận tâm, tận lực để giáo dục và

phụ đạo các em với tất cả tâm huyết của mình.
2. Giáo viên phải kịp thời phát hiện ra những học sinh yếu, kém thông qua các hoạt
động học tập cũng như việc làm bài tập hàng ngày của học sinh và làm các bài
kiểm tra định kì.
3 . Tìm ra nguyên nhân cùng với những biểu hiện của học sinh yếu kém về môn
Toán.
4. Lập kế hoạch và đề ra các biện pháp phụ đạo cụ thể, rõ ràng; khi lên lớp phải
nghiên cứu kĩ mục tiêu bài dạy để đề ra phương pháp và hình thức dạy học thích
hợp, giúp các em thích thú học tập và dễ tiếp thu bài.
5. Vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh.
Đặc biệt, nếu học sinh bị hổng kiến thức từ lớp dưới thì giáo viên phải dạy lại
nội dung đó vào các buổi học tăng cường hoặc trong ngay tiết học chính khoá để
"lấp lỗ hổng kiến thức" cho học sinh.
6. Tổ chức các giờ dạy một cách linh hoạt, biết vận dung các trò chơi học tập để
kích thích sự hứng thú của học sinh.
22
SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY TOÁN LỚP 4 CHO HỌC SINH YẾU, KÉM.
7. Trong giảng dạy, giáo viên phải nhẹ nhàng, kiên trì, chịu khó, biết động viên kịp
thời khi các em tiến bộ (dù là một tràng vỗ tay của cả lớp hay lời khen của cô)
nhưng cũng cần khéo léo nhắc nhở những học sinh có thái độ lơ là đối với nhiệm
vụ học tập.
8. Thường xuyên liên lạc, trao đổi với phụ huynh học sinh về kết quả học tập của
các em. Biết thông cảm và chia sẻ với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, giúp
các em xoá bỏ những mặc cảm và biết vươn lên trong học tập.
9. Tổ chức cho học sinh khá giỏi thường xuyên giúp đỡ những bạn yếu, kém về
cách học tập, về phương pháp vận dung kiến thức, giúp các em có phương pháp
học tập tốt.
10. Áp dụng thường xuyên các biện pháp phụ đạo học sinh yếu, kém môn toán
song song với các môn học khác đối với tất cả học sinh yếu các khối lớp.
II. Kiến nghị

a. Đối với giáo viên:
Phải đề cao trách nhiệm của mỗi giáo viên trong việc khắc phục học sinh học
yếu. Bởi vì giáo viên là người chủ đạo trong việc này. Khi lập kế hoạch bài học (tất
cả các tiết học), Giáo viên phải xây dựng các hoạt động học tập phù hợp với từng
nhóm đối tượng học sinh. Phải có nội dung dạy cho học sinh yếu. Phải tích cực
cùng với tổ chuyên môn và nhà trường đề ra biện pháp hợp lý và thực hiện có hiệu
quả việc khắc phục tình trạng học sinh học yếu.
b. Đối với nhà trường:
Phải xác định công tác phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém là một nhiệm vụ
quan trọng của nhà trường. Phải xây dựng kế hoạch chung về công tác phụ đạo học
sinh yếu kém và chỉ đạo kịp thời cho giáo viên thực hiện. Tổ chức chuyên đề “khắc
phục học sinh yếu” để xây dựng biện pháp thực hiện có hiệu quả. Thường xuyên
23
SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY TOÁN LỚP 4 CHO HỌC SINH YẾU, KÉM.
kiểm tra, đồng thời điều chỉnh kịp thời những tồn tại trong công tác phụ đạo học
sinh yếu của giáo viên. Có biện pháp hỗ trợ vật chất cho giáo viên, cho học sinh
học yếu có hoàn cảnh khó khăn. Cuối năm học có đánh giá và khen thưởng cho
những giáo viên làm tốt công tác phụ đạo học sinh yếu.
Trên đây là một số giải pháp khắc phục và ngăn ngừa tình trạng học sinh yếu, kém
về môn toán lớp 4 trong việc dạy phụ đạo học sinh yếu, kém về môn Toán. Trong
quá trình chỉ đạo chuyên môn và dạy học, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và tìm ra
những giải pháp hữu hiệu hơn nữa để vận dụng vào dạy và phụ đạo học sinh yếu,
kém. Nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong dạy học.
Do khả năng nghiên cứu của bản thân còn hạn chế, với thời gian có hạn do
đó không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến trao đổi, đóng
góp bổ sung của đồng nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
…………., ngày … tháng … năm 20…
Người viết
24

SKKN: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY TOÁN LỚP 4 CHO HỌC SINH YẾU, KÉM.
MỤC LỤC
(Bạn có thể thay đổi - thêm bớt nên số trang thay đổi do vậy chúng tôi chỉ để sẵn
danh mục. Bấm phím tab sẽ ra các dấu … cách đều)
PHẦN I. MỞ ĐẦU Trang 3
1. Lý do chọn đề tài 4
2
3
4
5
PHẦN II. NỘI DUNG
1
2
3
4
25

×