Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN rèn kĩ năng giải các bài toán về dãy số ở lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.29 KB, 21 trang )

Tên đề tài:
RÈN KĨ NĂNG GIẢI CÁC BÀI TOÁN VỀ DÃY SỐ Ở LỚP 4
Tác giả: Nguyễn Thị Thái Hà
Đơn vị: Trường tiểu học Bồng Sơn
A. MỞ ĐẦU
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết:
Mục tiêu của giáo dục Tiểu học hiện nay là nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện. Nhà trường Tiểu học là cái nôi cung cấp cho học sinh những tri
thức khoa học, kĩ năng, kĩ xảo cần thiết giúp các em hình thành và phát triển
nhân cách. Mỗi môn học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những
cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người .Trong các môn học, môn
toán có vị trí rất quan trọng
Môn toán có tiềm năng giáo dục to lớn, nó góp phần quan trọng trong
việc rèn luyện suy nghĩ, phương pháp suy luận , phương pháp giải quyết vấn đề,
góp phần vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của con
người như: lao động cần cù, cẩn thận, có ý thức vượt khó,…
Trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu tôi thấy môn Toán ở Tiểu học
được chia làm 5 mạch kiến thức cơ bản là: Số học, Đại lượng cơ bản; Yếu tố
đại số; Yếu tố hình học và giải toán có lời văn. Trong năm mạch kiến thức đó
thì số học là mạch kiến thức quan trọng của môn học. Trong đó, ta gặp không ít
các bài toán về dãy số ở cả số tự nhiên, phân số và số thập phân, đặc biệt là
trong chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi.Các bài toán về dãy số lại được chia
thành các loại nhỏ mà khi gặp phải học sinh thường lúng túng mơ hồ và sai
lầm; khó tìm ra hướng giải quyết và thường nhầm lẫn từ dạng này sang dạng
khác, không phát hiện ra quy luật của dãy số và cách giải. Nếu không xác định
1
cho học sinh những kiến thức cơ bản ban đầu vững chắc thì học sinh sẽ không
giải quyết được những bài toán ở dạng cơ bản (đối với học sinh trung bình) và
nâng cao lên (đối với học sinh khá giỏi).
Chính vì những lí do đó, qua thực trạng học phần giải các bài toán về dãy


số của học sinh, tôi nhận thấy việc giúp đỡ học sinh phát hiện ra quy luật của
dãy số và tìm cách giải các bài toán về dãy số là việc làm hết sức quan trọng,
giúp học sinh có khả năng phân tích, tổng hợp, tư duy nhằm nâng cao chất
lượng học toán. Bởi thế tôi mạnh dạn nghiên cứu, chọn lọc qua kinh nghiệm
giảng dạy để viết đề tài “Kỹ năng giải các bài toán về dãy số lớp 4”
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới:
Phương pháp giải các bài toán về dãy số có một vị trí quan
trọng.Khi giải các bài toán về dãy số học sinh phải tư duy một
cách tích cực và linh hoạt huy động thích hợp các kiến thức và
khả năng đã có vào những tình huống khác nhau. Phương pháp
này giúp cho học sinh lập kế hoạch giải một cách dễ dàng, giúp
cho sự phát triển kỹ năng, kỹ xảo, năng lực, tư duy và khả năng
giải toán của các em.

3. Phạm vi nghiên cứu đề tài:
Đề tài được nghiên cứu trên đối tượng học sinh lớp 4 với hình thức dạy
học theo hướng cá biệt hóa, đó là phương án dạy học dựa trên học lực , kỹ thuật
dạy học theo nhóm, đội tuyển học sinh giỏi, với hình thức dạy học này sẽ tạo
điều kiện mỗi học sinh bộc lộ và phát triển tài năng toán học.
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH:
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu,
tìm giải pháp của đề tài:
1.1. Cơ sở lí luận:
2
Môn Toán có vị trí rất quan trọng. Nó có nhiều khả năng để phát triển tư
duy, bồi dưỡng và phát triển những thao tác trí tuệ cần thiết, rèn luyện phương
pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề có căn cứ
khoa học, toàn diện chính xác.Việc dạy và giải các bài toán nâng cao ở Tiểu
học có vị trí đặc biệt quan trọng. Thông qua dạy giải toán nâng cao giúp cho đội
ngũ giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn kỹ năng giải toán

từ đó nâng cao chất lượng dạy toán Tiểu học. Cũng thông qua giải toán nâng
cao có tác dụng thúc đẩy tư duy logic, rèn luyện khả năng sáng tạo toán học của
học sinh.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Muốn nâng cao chất lượng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi thì trước hết phải
xây dựng nội dung hợp lí, khoa học và có phương pháp giải phù hợp, phát triển
khả năng tư duy sáng tạo của học sinh.
Qua thực tế giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi tôi thấy được thực trạng
việc dạy và học và giải toán nâng cao của giáo viên và học sinh còn nhiều vấn
đề phải quan tâm. Đó là: Nội dung dạy bồi dưỡng học sinh giỏi chưa đảm bảo
logic, giáo viên khi nghiên cứu tài liệu tham khảo thấy bài nào hay thì chọn để
dạy cho học sinh chứ chưa phân được dạng, loại trong mỗi mạch kiến thức. Về
phương pháp dạy các bài toán nâng cao chưa hợp lí, có những phương pháp giải
chưa phù hợp với đặc điểm tâm lý và khả năng tiếp thu của học sinh. Học sinh
chưa có một phương pháp tư duy logic để giải quyết các dạng bài tập về dãy số.
Chính vì vậy, chất lượng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi chưa cao.
2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp
2.1. Các biện pháp tiến hành
- Sử dụng phương pháp thống kê, mô tả là chủ yếu.
3
- Thống kê tình hình học sinh sai lầm khi giải loại toán này ở nhiều năm
học. Sau khi áp dụng phương pháp giải toán theo kinh nghiệm của bản thân thì
thống kê mức độ đạt được.
- Mô tả các dạng toán, thực trạng và phương pháp khắc phục.
- Nêu vấn đề cần giải quyết, phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh.
2.2. Thời gian tạo ra giải pháp
Đề tài được áp dụng từ năm học 2010- 2011 cho đến nay.

B. NỘI DUNG
I. Mục tiêu:

Trong khuôn khổ của đề tài này, nhiệm vụ chính là củng cố kiến thức cơ
bản về các dạng toán về dãy số, đề ra một số giải pháp nhằm khắc phục những
khó khăn, sai lầm của học sinh khi giải toán có liên quan đến dạng toán: “Dãy
số”. Từ đó, giúp học sinh có kĩ năng, kĩ xảo khi giải các bài toán dạng này, học
sinh có đủ các phương pháp giải tốt các loại toán về dãy số.
II. Mô tả giải pháp của đè tài
1. Thuyết minh tính mới:
Để học sinh nắm được phương pháp giải các bài toán về dãy số, tôi làm
như sau:
+ Tôi chia loại toán này thành các dạng toán nhỏ.
+ Nghiên cứu, đọc tài liệu, tìm phương pháp giải từng bài toán rồi sắp
xếp các bài toán phù hợp với từng dạng
+ Tìm các bài toán điển hình cho dạng đó để hướng dẫn các em tìm ra
phương pháp giải chung.
+ Trên cơ sở học sinh đã hiểu, các em tự nêu ra quy luật của dãy số.
+ Tôi đi từ bài dễ đến bài khó để các em dễ nắm bắt kiến thức hơn.
Cụ thể bản thân đã xây dựng từng giải pháp cho từng dạng toán như sau:
4
Giải pháp 1: Dạng toán điền thêm số hạng còn thiếu vào dãy số.
Khi giải dạng toán này phần lớn HS chưa định hướng được hướng giải,
học sinh chỉ giải được những bài toán đơn giản, còn gặp những bài toán phức
tạp hơn thì các em sẽ lúng túng, chưa rút ra được quy luật lập dãy số.
Ví dụ 1: Viết tiếp ba số hạng vào dãy sau: 0; 2; 4; 6 ; 12; 22;…;…;…
Đối với ví dụ này thì học sinh dễ dàng viết tiếp ba số tiếp theo nhưng hỏi về
quy luật lập dãy số thì các em sẽ lúng túng.
Cách giải:
Cho HS nhận thấy: Số hạng thứ tư 6 = 0 + 2 + 4
Số hạng thứ năm 12 = 2 + 4 + 6
Số hạng thứ sáu 22 = 4 + 6 + 12
……………

Từ đó rút ra quy luật của dãy số: Mỗi số hạng( kể từ số thứ tư) bằng tổng
của ba
số hạng đứng trước nó.
Viết tiếp ba số hạng ta được dãy số sau:
0; 2; 4; 6; 12; 22; 40; 74; 136;…
Ví dụ 2: Tìm số hạng đầu tiên của dãy: …;…; 17 ; 19 ; 21( biết rằng dãy
số có 10 số)
Đến ví dụ này thì các em sẽ lúng túng, chỉ đoán kết quả chưa biết cách
nào để tìm kết quả một cách nhanh nhất. Vì vậy khi dạy dạng này cần cung cấp
cho học sinh một số biện pháp sau:
Biện pháp khắc phục:
+ Cần xác định quy luật của dãy số.
+ Tìm số hạng của dãy.
* Những quy luật thương gặp là:
5
- Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ hai) bằng số hạng đứng trước nó nhân
(hoặc chia) với một số tự nhiên q khác 0.
- Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ hai) bằng số hạng đứng trước nó cộng
(hoặc trừ) với một số tự nhiên q khác 0.
- Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ ba) bằng tổng hai số hạng đứng trước
nó.
- Mỗi số hạng (kể từ số thứ tư) bằng tổng của số hạng đứng trước nó
cộng với số tự nhiên d rồi cộng với số thứ tự của số hạng ấy.
- Số hạng đứng sau bằng số hạng đứng trước nhân với số thứ tự;….
Từ ví dụ: Tìm số hạng đầu tiên của dãy:
…;…; 17 ; 19 ; 21( biết rằng dãy số có 10 số)
Học sinh giải:
Nhận xét: Số hạng thứ 10 là: 21 = 2 x 10 + 1
Số hạng thứ 9 là: 19 = 2 x 9 + 1
Số hạng thứ 8 là: 17 = 2 x 8 + 1

Quy luật của dãy số trên: Mỗi số hạng của dãy bằng 2 nhân với số thứ tự
của số hạng rồi cộng với 1.
Vậy số hạng đầu tiên của dãy là: 2 x 1 + 1 = 3
Sau khi học sinh nắm vững cách giải bài toán này thì các em giải một số
bài toán tương tự một cách dễ dàng
*Bài tập vận dụng:
1. Viết tiếp hai số hạng của dãy số sau:
a/ 100; 93; 85; 76; …;…
b/ 10; 13; 18; 26; …;…
Giải
a. Nhận xét: Số hạng thứ 2 là: 93 = 100 - (2 + 5)
Số hạng thứ 3 là: 85 = 93 - (3 + 5)
Số hạng thứ 4 là: 76 = 85 - (4 + 5)
6
Quy luật tạo dãy số: Từ số hạng thứ hai của dãy, mỗi số hạng bằng số
hạng đứng liền trước nó trừ đi tổng của số thứ tự của số hạng đó và 5.
Vậy: Số hạng thứ năm là: 76 – ( 5 + 5 ) = 66
Số hạng thứ sáu là: 66 – ( 6 + 5 ) = 55
b. Nhận xét:
Số hạng thứ ba là: 18 = ( 10 + 13) – 5
Số hạng thứ tư là: 26 = (18 + 13) – 5
Quy luật tạo dãy số: Từ số hạng thứ ba của dãy, mỗi số hạng bằng tổng
hai số hạng đứng liền trước nó trừ đi 5.
Vậy: Số hạng thứ năm là: ( 18 + 26) – 5 = 39
Số hạng thứ sáu là: ( 26 + 39) – 5 = 60
• Chốt kiến thức:
Cách giải dạng bài điền thêm số hạng vào dãy số:
- Trước hết xác định quy luật của dãy số rồi nêu quy luật của dãy số.
- Dựa vào quy luật đó tìm các số còn thiếu cần điền theo yêu cầu.
- Viết lại dãy số.

Giải pháp 2: Dạng toán xác định số a có thuộc dãy số đã cho hay không.
Gặp dạng này các em rất lúng túng không giải được hoặc chỉ đoán kết quả
chưa có cách giải rõ ràng.
VD: Các số 43; 123 có thuộc dãy số: 30; 33; 36; … không? Giải thích tại
sao?
Khi giải HS có thể nêu được kết quả nhưng giải thích thì phần lớn các em
không giải thích được, hoặc gặp những bài phức tạp hơn các em sẽ lúng túng
vì thế sẽ dẫn đến sự nhàm chán nếu giáo viên không có biện pháp khắc phục.
Biện pháp khắc phục:
- Xác định quy luật của dãy số.
- Kiểm tra số a có thuộc quy luật đó không.
7
VD: Các số 43; 123 có thuộc dãy số: 30; 33; 36; … không? Giải thích tại
sao?
Giải:
Quy luật của dãy số trên: các số đều chia hết cho 3 và số bé nhất là 30
Trong hai số trên: chỉ có số 123 thuộc dãy trên, còn số 43 không thuộc
dãy số trên.
*Bài tập áp dụng:
Cho dãy số: 1996; 1993, 1990, 1987, …; …; 55; 52; 49.
Các số sau đây: 100; 123; 456; 789; 1900; 1995, 1999 có phải là số hạng
của dãy không?
* Nhận xét:
1996 : 3 = 665 dư 1
1993 : 3 = 664 dư 1
1990 : 3 = 663 dư 1
1987 : 3 = 662 dư 1

55 : 3 = 18 dư 1
52 : 3 = 17 dư 1

49 : 3 = 16 dư 1
Mỗi số hạng của dãy đã cho là số chia cho 3 dư 1 và trong dãy số này số
lớn nhất là 1996 và số bé nhất là 49.
Vậy các số 100 và 1900 là các số thuộc dãy trên (vì: 100 : 3 = 33 dư 1;
1900 : 3 = 633 dư 1 ), các số còn lại không thuộc dãy trên.
Giải pháp 3: Dạng toán tìm số số hạng của dãy số.
Đây là một dạng toán phức tạp nhưng thường hay gặp trong các kỳ thi
học sinh giỏi ba cấp, khi gặp dạng toán này thì các em các em sẽ mất nhiều thời
gian nhưng kết quả đúng không cao. Để khắc phục lỗi trên cần lưu ý một số lỗi
sau:
8
Ví dụ 1: Cho dãy số: 2; 4; 6; ; ; 12.dãy trên có bao nhiêu số hạng?
Khi giải bài toán này HS chỉ biết liệt kê rồi đếm số . Chảng hạn : 2; 4; 6;
8; 10; 12. có sáu số hạng
Ví dụ 2: Cho dãy số: 1; 4; 7; …; …; 217
- Dãy trên có bao nhiêu số hạng?
- Số hạng thứ 20 của dãy là số nào?
Đối với ví dụ này HS giải được không cao nhưng lại mất nhiều thời gian.
Để khắc phục cần đưa ra một số biện pháp khắc phục như sau:
Biện pháp khắc phục:
Đối với dạng toán này , thường sử dụng phương pháp giải toán khoảng
cách (toán trồng cây). Ta có công thức như sau:
- Số số hạng của dãy = số khoảng cách + 1
- Đặc biệt nếu quy luật của dãy là: Mỗi số hạng đứng sau bằng số hạng
đứng liền trước cộng với số không đổi d thì:
* Trường hợp số trong dãy số theo thứ tự từ bé đến lớn:
+ Số số hạng của dãy = (số hạng cuối – số hạng đầu) : d + 1
+ Số thứ n của dãy = số hạng đầu + ( n – 1) x d.
* Trường hợp số trong dãy số theo thứ tự từ lớn đến bé:
+ Số số hạng của dãy = (số hạng đầu – số hạng cuối ) : d + 1

+ Số thứ n của dãy = số hạng đầu – ( n – 1) x d.
Ví dụ: Cho dãy số: 1; 4; 7; …; … ; 217
- Dãy trên có bao nhiêu số hạng?
- Số hạng thứ 20 của dãy là số nào?
Giải
Dãy số trên hai số hạng đứng liền nhau hơn kém nhau 3 đơn vị
Vậy:
Dãy số trên có số số hạng là: ( 217 – 1 ) : 3 + 1 = 71 ( số)
Số hạng thứ 20 của dãy là: 1 + ( 20 – 1 ) x3 = 58
9
* Bài tập vận dụng:
Cho dãy số : 1996; 1993; 1990; …;…52; 49.
Dãy số này có bao nhiêu số hạng
Giải
Nhận xét: Dãy số này có hiệu hai số liền nhau là 3 đơn vị
Vậy số số hạng của dãy là:
( 1996 – 49) : 3 + 1 = 650 (số)
Giải pháp 4: Dạng toán tìm tổng các số hạng của dãy số.
Học sinh chỉ giải dược các bài toán dơn giản (dãy số ít số hạng) bằng
cách liệt kê rồi cộng lần lượt từng số hạng sẽ mất nhiều thời gian. Để khắc phục
lỗi trên cần lưu ý một số lỗi sau:
Ví dụ 1: Tính tổng dãy số: 2; 4; 6; ; ; 12.
Học sinh sẽ giải:
Liệt kê các số: 2; 4; 6; 8; 10; 12.
Tính tổng: 2 + 4 + 6 + 8 + 10 + 12 = 42
Khi gặp các bài toán phức tạp có nhiều số hạng thì các em sẽ gặp nhiều
khó khăn , mất nhiều thời gian mà không giải được bài toán (trong khi đó khi
thi học sinh giỏi thì các em sẽ gặp nhiều dạng toán này)
Ví dụ 2: Tính tổng các số hạng của dãy số: 1; 4; 7; …; … ; 217
Đối với ví dụ này HS giải được không cao nhưng lại mất nhiều thời gian.

Để khắc phục cần đưa ra một số biện pháp khắc phục như sau:
Biện pháp khắc phục:
Nếu các số hạng của dãy số cách đều nhau thì tổng của hai số hạng cách
đều số hạng đầu và số hạng cuối trong dãy đó bằng nhau. Vì vậy:
Tổng các số hạng của dãy = (Số hạng đầu + số hạng cuối) x số số hạng
của dãy : 2.
Ví dụ: Tính tổng các số số hạng của dãy số: 1; 4; 7; …; …; 217
10
Giải
Dãy trên có số số hạng là: ( 217 – 1) : 3 + 1 = 71 ( số )
Tổng các số hạng trên là: ( 217 + 1) x 71 : 2 = 7739
*Bài tập vận dụng:
Trong một rạp hát, hàng đầu có 18 ghế, hàng thứ hai có 19 ghế và cứ như
thế, mỗi hàng sau nhiều hơn hàng kề trước nó một ghế. Nếu rạp hát có tất cả 16
hàng ghế thì nó có tất cả bao nhiêu chỗ ngồi?
Giải
Nếu gọi hàng ghế đầu là số thứ nhất của dãy thì số thứ nhất của dãy là
18, số thứ hai là 19, mỗi số đứng liền nhau hơn kém nhau 1đơn vị.
Hàng thứ 16 có số ghế là:
18 + ( 16 – 1) x 1 = 33 ( ghế)
Vậy tổng số chỗ ngồi trong rạp là:
( 18 + 33) x 16 : 2 = 408 ( chỗ ngồi)
Giải pháp 5: Dạng toán tìm số chữ số trong dãy số cách đều.
Khi giải những bài toán này học sinh rất lúng túng, đôi khi các em còn
nhầm lẫn sang dạng toán tìm số các số hạng của dãy.
Để khắc phục những lỗi trên giáo viên cần hướng dẫn học sinh giải bằng
một số bước sau:
Các bước giải chủ yếu:
- Tìm số số hạng có một chữ số.
- Tìm số chữ số để ghi các số có một chữ số: ( 1 x số số hạng)

- Tìm số số hạng có hai chữ số.
- Tìm số chữ số để ghi các số có hai chữ số: ( 2 x số số hạng )
- Tìm số số hạng có ba chữ số.
- Tìm số chữ số để ghi các số có ba chữ số: ( 3 x số số hạng )
* Tương tự tìm tiếp các trường hợp còn lại.
11
- Tìm số chữ số trong dãy: ( số chữ số để ghi các số có một chữ số + số
chữ số để ghi các số có hai chữ số + số chữ số để ghi các số có ba chữ số + )
Ví dụ:
Cho dãy số: 1; 2; 3; ; ; 152. Tìm số chữ số có trong dãy số?
Giải
Số số hạng có một chữ số là: ( 9 – 1 ) : 1 + 1 = 9 ( số )
Số chữ số để viết các số có một chữ số là: 1 x 9 = 9 ( chữ số)
Số số hạng có hai chữ số là: ( 99 – 10 ) : 1 + 1 = 90 ( số )
Số chữ số để viết các số có hai chữ số là: 2 x 90 = 180 ( chữ số)
Số số hạng có ba chữ số là: ( 152 – 100 ) : 1 + 1 = 53 ( số )
Số chữ số để viết các số có một chữ số là: 3 x 53 = 159 ( chữ số)
Số chữ số để viết dãy số trên là: 9 + 180 + 159 = 345 ( chữ số )
Đáp số: 348 chữ số.
*Bài tập vận dụng:
Trong đợt thi cuối học kỳ I vừa qua trường Tiểu học Bồng Sơn có 332 thí
sinh dự thi. Hỏi phải dùng bao nhiêu chữ số để đánh số báo danh thí sinh?
(Biết rằng bắt đầu đánh số báo danh từ số 1)
Giải
Số thí sinh có số báo danh một chữ số là: ( 9 – 1 ) : 1 + 1 = 9 ( thí sinh)
Số chữ số để đánh số báo danh cho những thí sinh có số báo danh một
chữ số là: 1 x 9 = 9 ( chữ số)
Số thí sinh có số báo danh hai chữ số là: ( 99 – 10 ) : 1 + 1 = 90 ( thí sinh)
Số chữ số để đánh số báo danh cho những thí sinh có số báo danh hai chữ
số là: 2 x 90 = 180 ( chữ số)

Số thí sinh có số báo danh ba chữ số là: (332 – 100) : 1 + 1 = 233 (thí
sinh)
12
Số chữ số để đánh số báo danh cho những thí sinh có số báo danh ba chữ
số là: 3 x 233 =699 ( chữ số)
Số chữ số dùng để đánh số báo danh cho 332 thí sinh là:
9 + 180 + 699 = 888 (chữ số )
Đáp số: 888 chữ số.
Giải pháp 6: Dạng toán tìm số số hạng của dãy số cách đều khi biết số
chữ số của dãy:
Đây là dạng toán tương đối phức tạp, học sinh không nắm vững dạng toán
thì rất khó mà giải được hoặc các em nhầm sang dạng toán trồng cây.
Các bước giải chủ yếu:
- Tìm số số hạng có một chữ số.
- Tìm số chữ số để ghi các số có một chữ số: ( 1 x số số hạng).
- Tìm số số hạng có hai chữ số.
-Tìm số chữ số để ghi các số có hai chữ số: ( 2 x số số hạng).
-Tìm tổng số chữ số có ba chữ số là: Tổng số chữ số của dãy – ( Số chữ
số để ghi các số có một chữ số + Số chữ số để ghi các số có hai chữ số)
- Tìm số số hạng có ba chữ số: (Số chữ số để ghi các số có ba chữ số : 3)
- Số số hạng của dãy : ( Số số hạng có một chữ số + Số số hạng có hai
chữ số + Số số hạng có ba chữ số)…
*Bài tập vận dụng:
1. Người ta đã dùng hết 261 chữ số để đánh số trang một quyển sách.
Hỏi quyển sách đó dày bao nhiêu trang?
Giải:
Số trang sách có một chữ số là: ( 9 – 1 ) :1 + 1 = 9 (trang)
Số chữ số dùng để đánh số trang sách có một chữ số là: 1 x 9 = 9 (trang)
Số trang sách có hai chữ số là: ( 99 – 10 ) :1 + 1 = 90 (trang)
13

Số chữ số dùng để đánh số trang sách có hai chữ số là: 2 x 90 = 180
(trang)
Số chữ số dùng để đánh số trang sách có ba chữ số là:
261 - ( 9 + 180 ) = 72 (trang)
Số trang sách có ba chữ số là: 72 : 3 = 24 (trang)
Quyển sách đó dày là: 9 + 90 + 24 = 123 (trang)
Đáp số: 123 trang
2. Cho dãy số: 0; 2; 4 ; . . . .; x. Biết dãy số trên người ta dùng hết 197
chữ số. Tìm số x.
Giải:
Số các số hạng có một chữ số là: ( 8 – 0 ) : 2 + 1 = 5 ( số)
Số chữ số để viết các số có một chữ số là: 1 x 5 = 5 ( chữ số )
Số các số hạng có hai chữ số là: ( 98 – 10 ) : 2 + 1 = 45 ( số)
Số chữ số để viết các số có hai chữ số là: 2 x 45 = 90 ( chữ số )
Số chữ số để viết các số có ba chữ số là: 197 - ( 5 + 90) = 102 (chữ số)
Các số có ba chữ số là: 102 : 3 = 34 (số)
Số x cần tìm là: 100 + ( 34 - 1) x 2 = 166
Đáp số: x = 166
* Sau khi học song dạng toán này các em sẽ giải được các bài toán có
liên quan đến dãy chữ.
Ví dụ: Một người viết liên tiếp nhóm chữ TO QUOC VIET NAM thành
dãy: TO QUOC VIET NAM TO QUOC VIET NAM ……
Chữ cái thứ 1996 của dãy là chữ gì?
Giải:
Nhận xét nhóm chữ TO QUOC VIET NAM có 13 chữ cái
Ta có 1996 : 13 = 153 (nhóm) dư 7
Như vậy kể từ chữ cái đầu tiên đến chữ cái thứ 1996 trong dãy người ta
đã viết 153 lần nhóm chữ TO QUOC VIET NAM và 7 chữ cái tiếp theo là TO
QUOC V. Vậy chữ cái 1996 là chữ V.
14

2. Khả năng vận dụng:
- Kết quả nắm bắt kiến thức của học sinh được nâng cao rõ rệt.
- Những giải pháp trên phát huy được tính tích cực, chủ động tìm tòi kiến thức
của học sinh, các em có hứng thú thi đua học tập.
- Đề tài có thể áp dụng rộng rãi cho tất cả các đối tượng học sinh, đặc
biệt là các em học sinh giỏi, học sinh tham gia các phong trào thi đua giải toán
qua mạng.
3. Lợi ích kinh tế - xã hội:
Việc rèn các kĩ năng giải các bài toán về dãy số đòi hỏi giáo viên phải có
lòng nhiệt tình. Điều quan trọng là giáo viên phải dành nhiều thời gian đầu tư
nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân học sinh không làm được. Từ đó thống kê
chất lượng học lực của học sinh, đề ra biện pháp khắc phục, theo dõi, kiểm tra
chất lượng từng kì để nắm bắt và kịp thời uốn nắn thêm cho học sinh. Tôi nghĩ
việc rèn cho học sinh học tốt môn Toán không chỉ tạo điều kiện để nâng cao
chất lượng của lớp, của trường mà còn góp phần rèn luyện cho học sinh những
phẩm chất đạo đức tốt như: tính cẩn thận, tinh thần kỉ luật…
Phát triển trí thông minh, năng lực phân tích, tổng hợp của học sinh.
Sau khi thực hiện và áp dụng các biện pháp trên, kết quả đạt được: Các
em đã ham thích môn Toán nói chung và say sưa với các bài toán về dãy số nói
riêng, thực hiện các dạng toán về dãy số một cách dễ dàng không còn lo sợ khi
làm dạng toán này nữa.
* Kết quả:
Thực hiện
tốt
Dạng toán cơ bản
về dãy số
Dạng toán nâng cao
về dãy số
15
Năm học

2010-2011 70% 50%
2011-2012 80% 70%
GKII:2012-
2013
90% 80%
C. KẾT LUẬN
Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã thực hiện với học sinh trong lớp
chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi trong trường. Với đề tài này, khi dạy giải toán
dạng “Dãy số” cho học sinh, giáo viên cần chọn ra những bài toán tương tự để
học sinh so sánh đối chiếu tìm ra chỗ giống và khác nhau. Từ chỗ giống nhau
để cho học sinh tránh nhầm lẫn, từ chỗ khác nhau dẫn đến cách giải khác nhau.
Đối với học sinh khá giỏi cần nâng cao dần lên từng mức từ dễ đến khó, từ đơn
giản đến phức tạp.
Sau nhiều năm dạy tôi rút được những kinh nghiệm trên, tôi thấy sau khi
áp dụng phương pháp này, hầu hết HS giải được các bài toán dạng dãy số đối
với học sinh trung bình: toán liên quan đến dạng cơ bản. Còn đối với học sinh
khá giỏi thì các em giải được các bài toán nâng cao. Trong nhiều năm liền tôi đã
áp dụng đề tài này trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Đã có nhiều học sinh giỏi
của trường làm thành thạo dạng toán này.
Kiến nghị:
• Đối với giáo viên:
- Mỗi giáo viên cần dạy theo đối tượng học sinh nhất là bồi dưỡng học
sinh giỏi.
- Cần phải gần gũi với học sinh để tìm hiểu đặc điểm riêng của từng em,
động viên khuyến khích để các em say mê học toán
16
- Giáo viên cần xây dựng kế hoạch cho từng dạng toán, căn cứ vào đối
tượng học sinh của lớp để khai thác các bài tập một cách vừa sức, hợp lí.
• Đối với nhà trường:
+ Cần quan tâm đến chất lượng học sinh giỏi, động viên khen thưởng kịp

thời những giáo viên có học sinh giỏi
+ Cần quan tâm chỉ đạo, tổ chức triển khai rộng rãi trong
nhà trường để các thầy cô giáo thực hiện tốt trong việc nâng
cao chất lượng giảng dạy./.


17
18
19
MỤC LỤC:
TT NỘI DUNG Trang
A Mở đầu 1
I Lí do chọn đề tài 1
1 Cơ sổ lí luận 1
2 Cơ sở thực tiễn 1
II Nhiệm vụ của đề tài 2
III Phương pháp tiến hành 2
IV Cơ sở và thời gian tiến hành 2
B Kết quả 2
I Mô tả tình trạng thực tại 2
1 Đối với học sinh 2
2 Đối với giáo viên 2
3 Nguyên nhân 2
4 Khảo sát học sinh 3
II Mô tả nội dung và giải pháp 3
C Kết luận 9
I Khái quát các kết luận 9
II Ích lợi và khả năng vận dụng 9
III Kiến nghị 10
20

21

×