Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN giải pháp giới thiệu sách theo từng đối tượng học sinh ở trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.17 KB, 20 trang )

SKKN: Giải pháp giới thiệu sách theo từng đối tượng học sinh ở trường tiểu học
TÊN ĐỀ TÀI:
“GIẢI PHÁP GIỚI THIỆU SÁCH
THEO TỪNG ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC”
Tác giả: Phạm Thị Thúy Vân
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Bồng Sơn
A. MỞ ĐẦU
I/ Đặt vấn đề:
Đọc sách là việc làm cần thiết, đọc sách nhiều giúp con người ta hướng tới
Chân – Thiện – Mĩ, đem lại cho ta nhiều kiến thức quý báu. Trong thời đại ngày
nay, thời đại mà công nghệ thông tin đang ngày càng chiếm ưu thế, văn hóa đọc
ngày càng mai một đi thì việc đọc sách ngày càng phải phát huy, phải giữ gìn,
bởi đọc sách giúp mở rộng kiến thức, làm con người thông thái sáng suốt hơn.
Song thực trạng ở trường Tiểu học, học sinh ở lứa tuổi còn nhỏ nên việc nhận
thức về đọc sách, báo với niềm đam mê tìm tòi, học hỏi còn hạn chế; việc đọc
sách, báo của các em chưa đúng mục đích, chưa phù hợp với lứa tuổi như: các
em chỉ thích xem tranh xem hình chứ không đọc kỹ nội dung sách nói gì dẫn đến
ít hiểu được nội dung, ý nghĩa cốt truyện. Một số ít học sinh thích đọc các loại
truyện mang tính giải trí, hay học sinh chỉ đến thư viện sau những buổi giới thiệu
sách mới. Bên cạnh đó học sinh chưa có phương pháp đọc sách đúng, chưa thấy
hết giá trị, tầm quan trọng của từng cuốn sách và ảnh hưởng của việc đọc sách
báo đối với việc học tập của mình. Xuất phát từ nhận thức trên, cũng như tìm
hiểu thực tiễn, thực trạng công tác phục vụ bạn đọc ở trường tôi, từ đó mạnh dạn
chọn đề tài : “Giải pháp giới thiệu sách theo từng đối tượng học sinh ở trường
Tiểu học”
1
SKKN: Giải pháp giới thiệu sách theo từng đối tượng học sinh ở trường tiểu học
1. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới:
- Tuyên truyền giới thiệu những sách báo cần thiết, phù hợp với nhu cầu
và lứa tuổi học sinh, giúp các em chọn được sách thực sự cần. Phát huy cao nhất
tác dụng của sách, báo đối với chất lượng giáo dục của nhà trường đồng thời


động viên, khơi dậy lòng đam mê đọc sách, biết đọc sách đúng cách để mang lại
hiệu quả thiết thực nhất.
- Giúp bạn đọc bổ sung nhiều kiến thức hay, kiến thức mới vận dụng vào
thực tiễn công tác giảng dạy và học tập hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện trong nhà trường.
2. Phạm vi nghiên cứu đề tài:
Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi của trường Tiểu học Bồng Sơn
II/ Phương pháp tiến hành:
1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn:
1.1. Cơ sở lý luận:
Điều lệ trường Tiểu học của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo quy định
về thư viện ở điều 44, chương VI.
Quyết định 61/1998/QĐ/BGD&ĐT ngày 6 tháng 11 năm 1998 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về việc ban hành quy chế về tổ chức và hoạt
động thư viện trường phổ thông.
Quyết định số 49/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 2 tháng 10 năm 2003 về việc
ban hành Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện trong các trường phổ
thông từ năm học 2003-2004
2
SKKN: Giải pháp giới thiệu sách theo từng đối tượng học sinh ở trường tiểu học
1.2. Cơ sở thực tiễn:
- Thư viện nhà trường đã được công nhận là thư viện Tiên Tiến cấp Tỉnh
từ năm học 2012-2013 với tổng diện tích là 150 m
2
bao gồm phòng đọc học sinh;
phòng đọc giáo viên và phòng thủ thư, phòng kho sách, kho thiết bị với vốn sách
báo tương đối phong phú bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu, giảng
dạy và học tập của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường.
- Nhà trường đã ra quyết định số 13B/QĐ-Tr ngày 10/9/2013 về việc thành
lập tổ cộng tác viên thư viện năm học 2013 – 2014.

2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp:
2.1 Các biện pháp tiến hành:
- Xây dựng mạng lưới cộng tác viên thư viện và giới thiệu sách theo từng
đối tượng học sinh
- Hướng dẫn, tổ chức học sinh đọc sách báo
- Phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong nhà trường.
2.2 Thời gian tạo ra giải pháp: Giải pháp được tạo ra và thực hiện trong
năm học 2013 - 2014.
B. NỘI DUNG
I. Mục tiêu:
- Giới thiệu sách theo từng đối tượng học sinh nhằm kích thích sự ham
thích đọc sách theo đúng theo nhu cầu sở thích và phù hợp lứa tuổi của các em,
phát huy việc tự giác trong tìm sách, đọc sách đúng cách để vận dụng kiến thức
trong học tập đạt hiệu quả tốt.
3
SKKN: Giải pháp giới thiệu sách theo từng đối tượng học sinh ở trường tiểu học
- Xây dựng thói quen đọc sách báo, góp phần vào việc giáo dục đạo đức,
thẩm mĩ, yêu thích văn hóa đọc, giữ gìn và phát huy “văn hoá đọc” trong nhà
trường.
II. Mô tả giải pháp:
1. Giải pháp 1: Xây dựng mạng lưới cộng tác viên thư viện
Để thuận lợi cho công tác giới thiệu sách, ngay từ đầu năm học tôi tham
mưu cùng với Hiệu trưởng thành lập tổ mạng lưới cộng tác viên thư viện. Tổ
mạng lưới bao gồm Phó hiệu trưởng làm tổ trưởng, Cán bộ thư viện làm tổ phó
và các thành viên là chủ tịch Công đoàn, Bí thư Chi đoàn, Tổng phụ trách Đội,
một số giáo viên chủ nhiệm, đại diện học sinh của các khối lớp. Tổ mạng lưới
thư viện giúp cán bộ thư viện trong nhiều hoạt động của thư viện mà đặc biệt là
trong công tác tuyên truyền, giới thiệu sách.
Những thành viên trong tổ mạng lưới là những người tích cực, nhiệt tình,
bởi các thành này là những học sinh giỏi, rất uy tín với các bạn mà lại siêng đọc

sách và có điều kiện thời gian tiếp cận với bạn nhiều nên những nội dung hay,
nội dung cần của sách sẽ đến với bạn đọc một cách nhanh nhất và rộng khắp
nhất.
Giải pháp 2: Tổ chức giới thiệu sách đến từng đối tượng học sinh
Việc tuyên truyền và giới thiệu sách cần phải phù hợp với thực tế nhà
trường, nội dung tuyên truyền cần gắn với từng đối tượng học sinh. Hình thức
tuyên truyền, giới thiệu đa dạng phong phú để những quyển sách hay, sách cần
kịp thời đến tay học sinh.
 Đối với học sinh lớp 1,2,3
4
SKKN: Giải pháp giới thiệu sách theo từng đối tượng học sinh ở trường tiểu học
Hứng thú của các em chưa hình thành rõ rệt, do đó các em đọc tất cả
những cuốn sách nào tới tay mình, hoặc chọn sách qua hình vẽ hấp dẫn ở bìa .
Đặc biệt các em thích nghe kể chuyện, thích xem các truyện tranh chữ to, màu
sắc đẹp, hình ảnh phong phú đa dạng để thỏa mãn tính tò mò, thích khám phá
của mình. Ở truyện tranh có nhiều hình ảnh màu sắc gần gũi đơn giản như hoa,
quả, con vật , các em còn thích những sách có tính khoa học nhưng gần gũi
như: ô tô, xe máy, tàu thuyền, Hoặc các em rất thích những truyện tranh cổ
tích bắt đầu bằng câu: Ngày xửa…ngày xưa…
Vì vậy ta cần chọn những cuốn sách nhỏ gọn, có hình ảnh minh họa đẹp,
ngôn ngữ trong sáng dễ hiểu là một yêu cầu quan trọng. Những cuốn sách đó sẽ
rất hữu ích cho các em, bởi nội dung sách đơn giản tạo sự thích thú, sự mơ ước,
sự khám phá thỏa mãn trí tò mò, sáng tạo và làm cho các em thích đọc sách hơn.
*/ Ví dụ minh họa giới thiệu sách cho các lớp 1,2,3:
BỘ SÁCH: BÉ HỌC ĐIỀU HAY
Sách do Nhà xuất bản Kim Đồng và Công ty Tân Việt liên kết xuất bản,
dày 71 trang, khổ 16cm. Với những câu chuyện nhỏ ngắn gọn, súc tích
cùng hình vẽ ngộ nghĩnh đáng yêu, bộ sách “Bé học điều hay” gồm 4 tập truyện
nhỏ:


5
SKKN: Giải pháp giới thiệu sách theo từng đối tượng học sinh ở trường tiểu học
“Trái tim nhân hậu” ; “Hình thành phẩm chất tốt”; “Rèn luyện tính cách”;
“Hình thành thói quen tốt cho trẻ” Bộ sách là một hệ thống tri thức hoàn chỉnh,
toàn diện, giúp trẻ phát triển lành mạnh về cả tâm hồn lẫn trí tuệ, mang đem đến
cho các em những giây phút giải trí thú vị và những bài học bổ ích.
Bộ sách còn là sự lựa chọn phù hợp để cha mẹ và các em cùng đọc khi
quây quần bên nhau. Nội dung và ngôn từ trong từng tập sách được biên soạn
cẩn thận, sàng lọc kỹ lưỡng trên cơ sở đặc điểm đọc sách và khả năng tiếp thu
của trẻ em hiện nay. Những tác phẩm quá dài hoặc mang ngụ ý quá sâu đều
không được đưa vào tập sách. Để tiện lợi cho các bậc cha mẹ hướng dẫn cho con
đọc, mỗi tác phẩm đều có phần gợi ý ở cuối truyện và được minh họa bằng
những hình ảnh sinh động, bắt mắt. Với thiết kế nhỏ gọn bộ sách phù hợp cho
các em cầm đọc và dễ dàng mang theo.
Truyện cổ tích được yêu thích nhất do tác giả Tâm Hằng dịch, nhà xuất
bản Kim Đồng ấn hành năm 2011, dày 31trang, khổ 21cm
Gồm 8 câu truyện cổ tích:
Lời ước cá Măng; Ba con gấu; Hoàng tử Ivan và sói xám; Sói và chị Cáo;
Kiến và Ve sầu; Quạ và Cáo; Thần băng giá; Hai chị em.
Đó là những câu chuyện cổ tích nổi tiếng thế giới đầy sức hấp dẫn được
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Từng câu chuyện ngắn gọn, súc tích kèm
theo hình ảnh minh họa thật đẹp, thật sống động giúp trí tưởng tượng của các em
6
SKKN: Giải pháp giới thiệu sách theo từng đối tượng học sinh ở trường tiểu học
bay bổng cùng những trang cổ tích mang đến cho các em nhiều niềm vui và
nhiều điều bổ ích từ các câu chuyện đó.
Truyện ngắn dành cho tuổi nhi đồng/ Phong Thu. – Tái bản lần thứ hai H.:
Giáo dục, 2007 128tr; 21cm.
Nội dung gồm 35 truyện ngắn thuộc thể loại sinh hoạt, đồng thoại dành
cho lứa tuổi nhỏ bậc Tiểu học. Mỗi truyện là một chuyện vui dựa theo đặc tính

của các con vật đáng yêu, gần gũi với tuổi thơ, với đời sống hàng.Tất cả các
truyện đều nhằm giáo dục những đức tính tốt, những việc làm tốt, làm đúng qua
cách khuyên bảo kín đáo nhẹ nhàng. Có truyện nêu lên cái sai, việc làm hỏng,
dại dột một cách hóm hỉnh, gần gũi với sự quan sát, nhận thức phù hợp với suy
nghĩ ở lứa tuổi của các em.
 Đối với học sinh lớp 4,5:
Với học sinh lớp 4, 5 các em cũng rất say mê đọc truyện tranh, song ý thức
học tập của các em cao hơn các em ở lớp 1 , 2 , 3 nên nhiều em còn thích sưu
tầm thêm một số sách có nội dung phong phú hơn, nội dung sách gần với bài học
trên lớp hơn như: truyện khoa học, truyện về các nhân vật lịch sử, truyện ngụ
ngôn, sách về Bác Hồ, truyện cổ tích và báo Thiếu niên nhi đồng. Một số ít lại
thích đọc truyện phiêu lưu, mạo hiểm, truyện chiến đấu Một số em chọn sách
tham khảo các môn học để vận dụng trong học tập. Vì thế nên ta cần chọn những
cuốn sách về các chủ đề nêu trên nhưng có nội dung gần gũi, thiết thực, dễ hiểu,
phù hợp với nhu cầu của các em để giúp các em đọc hiệu quả và vận dụng được
kiến thức đã đọc vào trong từng tiết học ở lớp.
7
SKKN: Giải pháp giới thiệu sách theo từng đối tượng học sinh ở trường tiểu học
*/ Ví dụ minh họa giới thiệu sách lớp 4,5:
 Giới thiệu sách lịch sử:

Các em thân mến!
Thư viện giới thiệu đến các em bộ sách “Trạng Nguyên Việt Nam” do
nhóm Ban Mai biên soạn, nhà xuất bản trẻ ấn hành năm 2007, khổ 14x20 cm.
Năm tập sách đầu tiên của bộ sách đã giới thiệu cùng chúng ta về tuổi thơ,
quá trình học tập và đỗ đạt của 20 trạng nguyên nước ta. Tuy xuất thân từ những
hoàn cảnh, thời đại khác nhau nhưng ở họ đều có một điểm chung vượt lên trên
sự nghèo khó là sự ham học hỏi. Ngoài động lực tìm tòi học hỏi trau dồi kiến
thức cho bản thân là mong muốn giúp dân, giúp nước thoát khỏi sự đói nghèo,
cùng cực. Cũng nhờ đó mà họ đã để lại cho nước nhà một nền học vấn uyên

thâm, đã và đang được các thế hệ sau tiếp nối và phát triển.
Qua tinh thần tự học và thực học của các trạng nguyên, bộ sách mong
muốn gửi gắm cùng bạn đọc một thông điệp đó là tinh thần hiếu học được thắp
lên từ tinh thần dân tộc của người Việt từ ngàn xưa. Để từ đó giúp các em nỗ lực
phấn đấu học tập hơn nữa để góp phần xây dựng và phát triển đất nước trên
bước đường hội nhập nền kinh tế thế giới.
Cô cùng các em tìm hiểu nội dung bộ sách nhé!
* Tập 1: 198 trang tác giả giới thiệu 4 Trạng nguyên đó là:
- Trạng Nguyên Lê Văn Thịnh. Ông có lòng tự tôn dân tộc rất cao nên cả
đời làm quan chỉ muốn sáng tỏ cái đạo của người Đại Việt. Ông được coi là
Trạng Nguyên đầu tiên của Việt Nam.
8
SKKN: Giải pháp giới thiệu sách theo từng đối tượng học sinh ở trường tiểu học
- Trạng Nguyên Mạc Hiển Tích, ông là người uyên bác, thông minh, ham
học hỏi. Ông làm quan đến chức Thượng Thư
- Trạng Nguyên Bùi Quốc Khái, ông là người say mê tìm hiểu các hiện
tượng tự nhiên từ nhỏ nên ông đã biết hình dung về vũ trụ với vị trí, đường đi
của mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao…Ông được vua ban chức quan Nhập thị
Kinh Diên, chuyên dạy cho Thái tử và giúp vua đọc kinh sách.
- Trạng Nguyên Nguyễn Công Bình làm quan đến chức Hàn lâm Học sĩ.
* Tập 2: 197 trang gồm Trạng Nguyên Trương Hanh,Trạng Nguyên Nguyễn
Quan Quang, Trạng Nguyên Lưu Miện, Trạng Nguyên Nguyễn Hiền: Phạt cái ác
không bằng khuyến khích cái thiện. Nguyễn Hiền là vị Trạng Nguyên trẻ tuổi
nhất nước Việt, làm quan đến Thượng Thư bộ Công.

* Tập 3: 194 trang giới thiệu các Trạng Nguyên:- Trần Quốc Lặc: Tia chớp giải
oan. Ông đỗ Trạng Nguyên năm 1256 đời vua Trần Thái Tông. Mẹ ông bị sét
đánh chết nên người làng cho rằng bà đã phạm một tội ác nào đó nên thiên lôi
mới trừng phạt. Để minh oan cho mẹ, ngay từ nhỏ ông đã tìm hiểu tại sao có
tiếng sét? Sét từ đâu đến và tại sao phóng xuống đất. Sau này người ta học theo

cách của ông để tránh sét khi gặp mưa. Ông học giỏi, đề cao cái tâm của con
người. Ông làm quan đến chức Thượng Thư. Sau khi mất, ông được nhà vua
phong là Phúc Thần, hiệu Mạnh Đạo Đại Vương
- Trạng Nguyên Trương Xán, Trạng Nguyên Trần Cố, Trạng Nguyên Bạch
Liêu.
* Tập 4: 191 trang, giới thiệu các Trạng Nguyên Lý Đạo Tái, Trạng Nguyên
Đào Thúc, Trạng Nguyên Mạc Đỉnh Chi, Trạng Nguyên Đào Sư Tích. Trạng
9
SKKN: Giải pháp giới thiệu sách theo từng đối tượng học sinh ở trường tiểu học
Nguyên Mạc Đỉnh Chi thông minh minh, uyên bác, say mê các phép tính từ nhỏ.
Ông đi sứ nhà Nguyên hai lần được vua nhà Nguyên phong ông làm Lưỡng quốc
Trạng Nguyên.
* Tập 5: 190 trang, với các Trạng Nguyên Lưu Thúc kiệm, Trạng Nguyên
Nguyễn Trực, Trạng Nguyên Nguyễn Nghêu Tu, Trạng Nguyên Lương Thế
Vinh. Trạng Nguyên Lương Thế Vinh là thần khí của Đại Việt, đỗ Trạng nguyên
năm 1463, đời vua Lê Thánh Tông. Ông giỏi toán từ nhỏ, dân gian đồn thổi rất
nhiều chuyện lạ lùng về cách tính toán của Lương Thế Vinh. Ông viết rất nhiều
sách về toán học.
Các em thân mến! Mỗi một Trạng Nguyên đều gắn liền với những giai
thoại, những câu chuyện hay trong lịch sử nước nhà. Đọc bộ sách Trạng Nguyên
Việt Nam để các em tự hào với lớp trí thức khoa bảng trong lịch sử Việt Nam:
Thực tài, thực học và có tinh thần dân tộc và ý thức tạo dựng nền Đạo học Việt
nhằm phụng sự đất nước, phụng sự nhân dân. Học để mở mang kiến thức, mở
rộng tầm nhìn. Học thực chất, học để góp phần phụng sự tổ quốc và phát triển
kinh tế xã hội của nước nhà. Đọc bộ sách này, các em sẽ nhận ra rằng, nếu các
em nỗ lực học tập, chịu khó quan sát cuộc sống thường nhật thì rất có thể Tinh
thần Trạng Nguyên trong các em sẽ trỗi dậy. Khi đó các em sẽ hiểu được niềm
kiêu hãnh của Tri thức Trạng Nguyên - Tri thức của dân tộc Việt Nam".
Bộ sách có trong thư viện nhà trường, hãy tìm đọc các em nhé!
 Giới thiệu sách Bác Hồ:

10
SKKN: Giải pháp giới thiệu sách theo từng đối tượng học sinh ở trường tiểu học
Giới thiệu cuốn sách “Kể chuyện Bác Hồ người mở đường thắng lợi”,
tranh Huy Toàn, lời Tô Hoài do nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành năm 2010, dày
68 trang; khổ 14,5x20,5cm
Nội dung: Cuốn sách tái hiện một chặng đường lịch sử đầy vẻ vang của
dân tộc Việt Nam cùng với bậc vĩ nhân, vị cha già dân tộc Hồ Chí Minh. Người
đã sáng lập ra Đảng cộng sản và lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi
này đến thắng lợi khác. Bên cạnh là những hình ảnh minh họa độc đáo phù hợp
nội dung của sách giúp các em dễ hiểu, dễ hình dung được những khó khăn, gian
khổ mà Bác Hồ kính yêu cùng cách mạng Việt Nam đã trải qua trong lịch sử.
Đọc cuốn sách mỗi chúng ta sẽ yêu kính Bác hơn, hiểu hơn về lịch sử nước nhà
và các em sẽ luôn khắc sâu những lời dạy bảo, căn dặn của Bác Hồ kính yêu:
“Bác dặn các cháu. Uống nước phải nhớ nguồn. Con cháu thì phải nhớ ơn tổ
tiên. Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải ra sức giữ nước.
Đó mới là uống nước nhớ nguồn, mới là biết nhớ ơn tổ tiên”…Sách sẽ giúp các
em học tốt hơn bộ môn lịch sử Việt Nam ở Tiểu học.
 Giới thiệu sách khoa học:
Giới thiệu cuốn sách “Khủng Long” do nhà xuất bản Trẻ, thành phố Hồ
Chí Minh ấn hành năm 2010, dày 94tr.
Nội dung sách là cả một thế giới những câu chuyện lạ lùng, những khám
phá về bí mật về những loài động vật quý hiếm. Bên cạnh những hình ảnh sống
động, chân thực sách cung cấp cho các em vô vàn những thông tin bổ ích và thú
vị.
Đọc cuốn sách, các em sẽ được biết đến thế giới tự nhiên vô cùng đa dạng
và độc đáo, từ các loài động vật khổng lồ như khủng long, gấu, cá voi xanh cho
11
SKKN: Giải pháp giới thiệu sách theo từng đối tượng học sinh ở trường tiểu học
tới những sinh vật bé nhỏ như: mối, rận "sát thủ", ong, muỗi Các em cũng sẽ
được chu du từ những cánh rừng bạt ngàn, hoang dã nơi những con lợn lòi,

những con nai sừng tấm hay chồn Mác - tét sinh sống cho tới thế giới đại
dương bao la có những con cá mập phàm ăn, những con chú cá heo đáng yêu và
vô vàn các sinh vật phong phú khác. Đặc biệt, các em có thể ngược dòng thời
gian quay trở lại hàng triệu năm trước để quan sát nhiều loài khủng long khác
nhau hay tìm thấy không ít điều thú vị ngay trong chính các con vật nuôi ở gia
đình mình.
Hãy tìm đọc cuốn sách hay này các em nhé!
Các bài giới thiệu sách nêu trên được đánh máy tính, có kèm hình ảnh
minh họa và được dán tại góc thư viện từng lớp học. Ngoài ra các em trong tổ
cộng tác viên cũng hăng hái góp phần giới thiệu những cuốn sách hay mà các em
đã được đọc đến các bạn trong lớp mình để nhân rộng vòng quay của sách. Sử
dụng hình thức tuyên truyền qua tổ mạng lưới thư viện phát huy tác dụng rất cao
vì nếu có 10 em đọc thì sẽ có 10 em giới thiệu và cứ thế nhân rộng nhiều hơn.
Bên cạnh đó, thư viện cũng tranh thủ để giới thiệu sách mới trong một số tiết
chào cờ đầu tuần cho học sinh từng điểm trường để giúp các em tiếp cận sách
nhanh chóng và tìm đọc.
Giải pháp 3: Hướng dẫn và tổ chức cho học sinh đọc mượn sách báo
Đối với các em lớp 1 đầu năm học các em chưa biết đọc, thư viện phối hợp
giáo viên chủ nhiệm đọc hoặc kể cho các em nghe những câu chuyện hay trong
tiết kể chuyện, hay trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm. Sang học kỳ II, thư viện mang
đến tận lớp những cuốn sách truyện tranh, có cỡ chữ to dễ đọc, dễ hiểu để các
em tiếp cận và đọc nội dung bên cạnh những tranh minh họa với hình ảnh đẹp
12
SKKN: Giải pháp giới thiệu sách theo từng đối tượng học sinh ở trường tiểu học
mắt. Điều đó làm các em rất thích thú khi tự mình được đọc và được cảm nhận
qua từng trang sách nhỏ.
Các lớp 2,3 ở các điểm lẻ, tôi phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm sẽ sắp
xếp lịch linh động cho cả lớp được đọc trong giờ ra chơi hoặc giờ sinh hoạt cuối
tuần phù hợp với tình hình thực tế của lớp. Cứ đúng lịch đọc của lớp nào, tôi
trực tiếp mang sách xuống tận lớp đó, lớp trưởng sẽ phân sách cho cả lớp cùng

đọc, khi đọc xong cuốn sách của mình các em được hoán đổi sách với bạn ngồi
cạnh. Hết thời gian đọc, lớp trưởng thu sách, kiểm tra và trả lại cho CB thư viện.
Các lớp 4,5, các em tự chọn sách báo thông qua các giá sách mi ni để ở
bàn đọc phòng thư viện để đọc và mượn về nhà. Đối với các lớp 4,5 điểm lẻ
ngoài buổi học chính khóa, mỗi tuần các em có thêm một buổi học Anh văn, Tin
học tại điểm trường chính, vì thế tôi phân lịch mượn đọc theo lịch học Anh văn,
Tin học của từng lớp để các em tranh thủ đến thư viện mượn đọc vào đầu giờ
chiều (13h30’-14h) hoặc cuối buổi sau giờ học Anh văn, Tin học (16h30).
Giải pháp 4: Công tác tham mưu, phối kết hợp với các tổ chức, cá nhân
trong nhà trường
Giải pháp 4.1. Công tác tham mưu
Ngay từ đầu năm học 2013 – 2014 thư viện đã thực hiện tốt công tác tham
mưu với BGH nhà trường để có sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời kế hoạch thực hiện
các giải pháp trong giới thiệu sách đến từng đối tượng học sinh. Khi kế hoạch đã
được BGH duyệt và được sự đồng tình ủng hộ của các tổ chức đoàn thể, của đội
ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường thông qua nghị quyết họp hội đồng sư
phạm hàng tháng một cách cụ thể, thư viện tiến hành thực hiện.
13
SKKN: Giải pháp giới thiệu sách theo từng đối tượng học sinh ở trường tiểu học
Giải pháp 4.2. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể và cá nhân trong nhà
trường:
- Phối hợp với tổ chức Công đoàn, Chi đoàn và giáo viên Tổng phụ trách
Đội: phát động phong trào đọc sách, báo học sinh. Thường xuyên giáo dục, nhắc
nhở học sinh về nề nếp đọc sách báo, ý thức tự giác trong việc mượn, đọc và bảo
quản sách báo của thư viện
- Phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm: Trong việc điều tra năm bắt nhu
cầu hứng thú học sinh theo từng lứa tuổi. Lựa chọn học sinh làm cộng tác viên
thư viện. Giáo dục các em phương pháp đọc sách đúng và hiệu quả
- Phối hợp cùng giáo viên Tổng phụ trách Đội tổ chức cho các chi đội
mượn báo thiếu niên, nhi đồng đọc trong 15 phút đầu giờ hàng tuần

- Phối hợp với tổ công tác thư viện để tuyên truyền, vận động học sinh đọc
sách báo, bảo quản sách báo và tham gia các hoạt động của thư viện như: kể
chuyện sách, giới thiệu sách; Hướng dẫn học sinh tìm sách đúng nhu cầu và đọc
hiệu quả
2. Khả năng áp dụng:
2.1 Thời gian áp dụng hoặc thử nghiệm có hiệu quả: Sáng kiến đã được
áp dụng đạt hiệu quả trong suốt cả năm học 2013 - 2014.
2.2 Có khả năng thay thế giải pháp hiện có:
Giải pháp giới thiệu sách theo từng đối tượng học sinh để thu hút các em
đến thư viện là hoạt động mang tính lâu dài và bền vững, bởi giải pháp này chủ
14
SKKN: Giải pháp giới thiệu sách theo từng đối tượng học sinh ở trường tiểu học
yếu nhằm gợi hứng thú để học sinh tìm sách mà đọc, tạo cho các em lòng ham
muốn đọc sách, báo, từ đó hình thành cho các em thói quen đọc sách, báo.
2.3 Khả năng áp dụng: Các biện pháp nêu trên đã được vận dụng đạt hiệu
quả ở trường Tiểu học Bồng Sơn và có thể vận dụng được ở các thư viện trường
phổ thông trong toàn huyện theo nhiều hình thức phong phú hơn, sao cho các em
cảm nhận được ý nghĩa của việc đọc sách, báo từ đó đến thư viện thường xuyên
hơn.
3. Lợi ích kinh tế - xã hội:
3.1 Lợi ích về mặt giáo dục:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh được lựa chọn sách đúng nhu cầu,
sở thích và phù hợp lứa tuổi của mình. Giáo dục học sinh duy trì thói quen đọc
sách thường xuyên, biết vận dụng những kiến thức đã đọc vào việc học tập đạt
kết quả tốt
- Thư viện đã giữ gìn và phát huy “văn hoá đọc”, sách được luân chuyển
nhiều hơn đến bạn đọc, tận dụng vòng quay của sách để cung cấp kiến thức bổ
ích cho bạn đọc trong nhà trường.
3.2 Chất lượng, hiệu quả của đề tài:
 Trong năm học thư viện đã giới thiệu 15 tên sách truyện ở các thể loại

đến từng đối tượng học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. Tổ cộng tác viên giới thiệu được
5 tên sách. Ngoài ra thư viện còn tổ chức mang sách đến tận lớp học ở các điểm
trường lẻ để phục vụ học sinh đọc tại lớp.
15
SKKN: Giải pháp giới thiệu sách theo từng đối tượng học sinh ở trường tiểu học
 Số liệu bạn đọc: Năm học 2013-2014 trường có tổng số 588 học sinh.
Số lượng bạn đọc tham gia đọc, mượn sách báo được thể hiện như sau:
Bạn đọc
Thời điểm
Số lượng HS đọc,
mượn sách báo
Tỷ lệ đạt
Năm học 2012-2013 480/598 80,26%
Năm học 2013-2014 502/588 85,37%
 So sánh số lượt sách đã luân chuyển theo từng khối lớp
Lượt sách,
báo
luân
chuyển
Thời điểm
Khối lớp
1,2,3
Khối lớp 4,5
Tổng cộng
Năm học 2012 - 2013
2451 lượt 5460 lượt 7911 lượt
Năm học 2013 - 2014
2574 lượt 5489 lượt 8063 lượt
C. KẾT LUẬN
16

SKKN: Giải pháp giới thiệu sách theo từng đối tượng học sinh ở trường tiểu học
1. Điều kiện, kinh nghiệm áp dụng các giải pháp:
- Cán bộ thư viện phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có trình độ tin
học văn phòng, tâm huyết với nghề, chịu khó học hỏi, luôn đổi mới sáng tạo
trong các hoạt động thư viện nhất là khâu tuyên truyền giới thiệu sách và phục
vụ bạn đọc.
- Thư viện phải được trang bị máy vi tính có nối mạng internet, máy in.
Nhà trường có các loại máy móc trang thiết bị khác hỗ trợ thực hiện giới thiệu
sách như: máy chụp ảnh kỹ thuật số, máy chiếu, laptop,…
- Cán bộ thư viện phải làm tốt công tác tham mưu với BGH nhà trường
trong các hoạt động thư viện, nhất là các biện pháp, giải pháp mới trong giới
thiệu sách và phục vụ bạn đọc. Đồng thời phải biết tranh thủ sự ủng hộ của đội
ngũ CBGV trong nhà trường và phải biết phối kết hợp chặt chẽ với các tổ chức
và cá nhân trong nhà trường để mang lại hiệu quả trong việc tuyên truyền giới
thiệu sách và phục vụ bạn đọc
- Cần lựa chọn sách phù hợp lứa tuổi, sở thích của từng đối tượng học sinh
để giúp các em đọc những cuốn sách hay, sách mới đúng nhu cầu. Phải thường
xuyên giáo dục học sinh về phương pháp đọc sách đúng, giáo dục ý thức tự giác,
biết giữ gìn, bảo quản sách báo và sắp xếp sách báo sau khi đọc xong.
- Các bài tóm tắt giới thiệu sách hay điểm sách cần ghi ngắn gọn nhưng
phải nêu bật lên được nội dung cốt lõi của cuốn sách giúp học sinh từng khối lớp
dễ hiểu, dễ tìm sách mượn đọc, nghiên cứu.
2. Những triển vọng trong vận dụng và phát triển giải pháp:
17
SKKN: Giải pháp giới thiệu sách theo từng đối tượng học sinh ở trường tiểu học
Các giải pháp nêu trên đã được áp dụng hiệu quả trong năm học 2013 –
2014. Giải pháp sẽ được phát triển hoàn thiện và áp dụng có hiệu quả tốt hơn
trong những năm học đến.
3. Đề xuất kiến nghị:
- Nhà trường cần quan tâm huy động nhiều nguồn kinh phí hơn nữa để bổ

sung sách mới, sách hay làm phong phú nguồn sách thư viện
- Giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm động viên các em đến thư viện đọc
sách báo nhiều hơn, hiệu quả hơn nữa
- Thư viện cần phát huy hơn nữa các hình thức tuyên truyền giới thiệu
sách cho bạn đọc để luôn mang lại hiệu quả thiết thực./.
Người viết
Phạm Thị Thúy Vân
18
SKKN: Giải pháp giới thiệu sách theo từng đối tượng học sinh ở trường tiểu học
MỤC LỤC
(Bạn có thể thay đổi - thêm bớt nên số trang thay đổi do vậy chúng tôi chỉ để sẵn danh mục. Bấm
phím tab sẽ ra các dấu … cách đều)
PHẦN I. MỞ ĐẦU Trang 3
1. Lý do chọn đề tài 4
2
3
4
5
PHẦN II. NỘI DUNG
1
2
3
4
PHẦN III. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
2. KIẾN NGHỊ
PHỤ LỤC
19
SKKN: Giải pháp giới thiệu sách theo từng đối tượng học sinh ở trường tiểu học
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
BẢN CAM KẾT
I. THÔNG TIN TÁC GIẢ
Họ và tên: ………………………
Ngày, tháng, năm sinh: …………
Đơn vị: Trường tiểu học ………
Địên thoại: 0912345678
E-mail:
II. TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên SKKN:
III. NỘI DUNG CAM KẾT
Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã áp dụng thành công trong giảng dạy tại trường
……………………………… . Trong trường hợp có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với
một phần hay toàn bộ sản phẩm sáng kiến kinh nghiệm này mà tôi là người vi phạm, tôi hoàn toàn
chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo sở GD&ĐT. Sáng kiến kinh nghiệm này tôi cũng đã
phổ biến cho đồng nghiệp nên nếu có bạn đọc học tập, nghiên cứu, sử dụng, áp dụng sáng kiến này
tôi cũng không khiếu nại hay đòi hỏi quyền sở hữu.
…………, ngày … tháng … năm 20….
Người cam kết
(Ký, ghi rõ họ tên)
20

×