Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Tình hình nhiễm sán lá ruột lợn trên địa bàn một số phường ở thị xã hương trà tỉnh thừa thiên huế và hiệu quả sử dụng thuốc tẩy han dertyl b

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.7 KB, 47 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghề nuôi lợn ở nước ta đang ngày càng được mở rộng và cải tiến theo xu
thế tiếp cận với các thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới. Trong đó nuôi lợn
chiếm một vị trí quan trọng, phát triển trên địa bàn rộng ở cả nông thôn, thành
thị, miền núi với quy mô, số lượng ngày càng tăng nhằm mục tiêu sản xuất
nhiều thịt phục vụ cho xã hội. Song song với sự phát triển của ngành chăn nuôi
lợn thì dịch bệnh trên đàn lợn cũng ngày càng phức tạp. Bên cạnh những bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi lợn phải kể đến
bệnh ký sinh trùng. Lợn nuôi trong dân hiện nay chủ yếu là lợn Móng Cái và lợn
lai F1, đây là nhưng giống lợn rất tạp ăn, dễ nuôi.Vì vậy, người dân thường tận
dụng các loại phế phụ phẩm trong sản xuất và một số loại rau sẵn có để nuôi lợn.
Bên cạnh đó, các biện pháp để xử lý chất thải trong chăn nuôi có nhiều nhưng
rất ít người dân chăn nuôi áp dụng. Vì thế, hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi chưa
cao, lợn dễ mắc bệnh, nhất là trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như
hiện nay. Bệnh ký sinh trùng tuy không gây chết nhanh và nhiều như bệnh
truyền nhiễm nhưng hầu như các loài gia súc nào cũng nhiễm ký sinh trùng.
Như viện sĩ Skrjabin đã nói: "Ký sinh trùng mở đường cho các bệnh truyễn
nhiễm". Chính phương thức sống ký sinh trong đường tiêu hóa của các loài sán
này đã làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, nhờ đó các loại mầm bệnh dễ
xâm nhập gây viêm ruột, gây rối loạn quá trình tiêu hóa, hấp thu, kích thích nhu
động ruột, gây tiêu chảy và hiện tượng nhiễm trùng. Nhưng điều quan trọng hơn
cả là phần lớn ký sinh trùng này gây bệnh cho súc vật nuôi ở thể mạn tính, các
bệnh ký sinh trùng ít biểu lộ những dấu hiệu đặc trưng, gây khó khăn cho việc
chẩn đoán và xử lý. Bởi vậy, nó là một trong những tác nhân mở đường cho
bệnh truyền nhiễm xâm nhập và phát tán, gây thiệt hại kinh tế cho người chăn
nuôi.
Bệnh sán lá ruột lợn là một bệnh do ký sinh gây ra điển hình, căn bệnh
được xác định là do ba loại sán sau: Fasciolopsis buski, Echinostoma
malayanum, Gastrodiscodes hominis [1]. Bệnh có ở cả miền Bắc và miền Nam
nhưng có sự khác nhau về phân bố. Ở trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ tìm
thấy hai loại là F. buski và G. hominis và cả hai loài này đều gây bệnh cho cả lợn


và người [9]. F. buski là loài sán có kích thước lớn, G.hominis có kích thước nhỏ
hơn, đường lây nhiễm của cả hai loài đều qua các loại cây cỏ thủy sinh dùng
1
làm thức ăn tươi cho lợn như rau muống, bèo dâu, bèo tấm vì vậy rất dễ xâm
nhập vào cơ thể. Sán lá ruột ít khi gây chết nhưng lại làm giảm năng suất chăn
nuôi một cách đáng kể. Khi lợn thịt bị nhiễm sán sẽ giảm tốc độ sinh trưởng,
trong điều kiện nuôi dưỡng trước đây thì lợn con 5 đến 6 tháng tuổi chỉ nặng 13-
35kg [2]tuy hiện nay điều kiện nuôi đã tốt hơn, thời gian nuôi được rút ngắn chỉ
còn một nửa so với trước (3 – 4 tháng) nhưng ảnh hưởng của sán lá ruột vẫn gây
thiệt hại cho người chăn nuôi. Đối với lợn nái, khi nhiễm sán lá ruột thì tác hại
của sán còn ảnh hưởng đến đàn lợn con. Lợn nái bị nhiễm sán thường gầy còm
nên thiếu sữa cho lợn con, dẫn đến sức đề kháng của lợn con thấp, tỷ lệ mắc
bệnh lợn con đi phân trắng cao, sau cai sữa thường bị ỉa chảy, còi cọc [2]
Những tác hại trên của bệnh sán lá ruột lợn (Fasciolopsis) đã gây thiệt hại
không nhỏ cho ngành chăn nuôi nước ta, năng suất chăn nuôi thấp, hiệu quả
kinh tế mang lại không cao. Nguy hiểm hơn bệnh còn lây sang người làm ảnh
hưởng đến sức khỏe con người. Mặt khác, Tỉnh Thừa Thiên Huế là nơi có hệ
thống sông, suối, ao, hồ, mương máng, ruộng nước thấp và tương đối nhiều,
điều kiện khí hậu ẩm ướt, lụt lội thường xuyên cùng với thói quen dùng thực vật
thuỷ sinh và rau sống cho lợn ăn vẫn còn phổ biến ở nhiều nông hộ làm nguy cơ
mắc bệnh sán lá ruột lợn tương đối cao. Tập quán ăn sống các loại rau nhất là
rau thủy sinh là nguyên nhân làm lây nhiễm sán lá ruột lợn cho người. Trong
tình trạng an toàn vệ sinh thực phẩm đang diễn biến phức tạp, thực phẩm không
đảm bảo chất lượng, quá trình chế biến ở các của hàng ăn uống không đảm bảo
làm cho sự lây nhiễm gia tăng.
Thị xã Hương Trà nằm ở đồng bằng của tỉnh Thừa Thiên Huế, là cửa ngõ
phía Bắc của thành phố Huế, có nhiều tuyến đường quốc lộ đi qua, ngoài ra còn
có nhiều nhánh của sông Hương chảy qua. Ba phường Hương Hồ, Hương Chữ,
Hương An cùng nằm trên địa hình đồng bằng của Thị xã Hương Trà, tuy nhiên
do phương thức chăn nuôi của các hộ gia đình và nguồn thức ăn chăn nuôi khác

nhau nên tình hình dịch bệnh ở các phường cũng có nhiều điểm khác biệt nhau.
Để có sự thay đổi cách nhìn nhận đối với bệnh ký sinh trùng này, góp
phần xây dựng các biện pháp phòng chống bệnh có hiệu quả nhằm mang lại hiệu
quả kinh tế cho các hộ chăn nuôi và hạn chế sự nhiễm sán lá ruột lợn cho con
người. Vì thế, xuất phát từ thực tiễn chăn nuôi lợn kết hợp với mục đích của bản
thân và được sự đồng ý của Khoa Chăn nuôi - Thú y Trường Đại Học Nông
Lâm Huế, dưới sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Lê Thị Vân Hà, tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Tình hình nhiễm sán lá ruột lợn trên địa bàn một số
phường ở Thị xã Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế và hiệu quả sử dụng
thuốc tẩy Han- Dertyl B”
2
II.CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Tình hình nghiên cứu bệnh sán lá ruột lợn trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.1 Tình hình nghiên cứu bệnh sán lá ruột lợn trên thế giới
Bệnh sán lá ruột do Fasciolopsis buski (Lankaster, 1857; Odhner, 1802)
gây ra là một bệnh chung cho người và lợn. Bệnh thường thấy ở một số nước
nhiệt đới nhất là các nước ở vùng Đông Nam Châu Á như: Việt Nam,
Cambodia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Myanmar và Ấn
Độ [2],[10], [12].
Loài sán này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1843 do Busk tìm thấy
ở tá tràng của tử thi một người trong Hải quân Ấn Độ, tại bệnh viện hàng hải ở
Luân Đôn. Sau đó, vào năm 1837, Lankester đã mô tả về hình thái của sán này.
Hai năm sau, Cobbold đã bổ sung thêm về hình thái. Năm 1899, Loss xác định
vị trí của sán lá ruột về mặt phân loại. Về vòng đời của sán lần đầu tiên do
Nakagawa (1921) và Barlow (1925) nghiên cứu thành công gây nhiễm cho lợn
và người ở Trung Quốc [2]. Về vòng đời của sán, đầu tiên do Nakagawa (1921)
và Barlow (1925) nghiên cứu thành công gây nhiễm cho lợn và người ở Trung
Quốc [2].
Theo một số tác giả Trung Quốc cho thấy trước đây tỷ lệ nhiễm bệnh ở
Trung Quốc khá cao: Quảng Châu 10,15%, Triết Giang 36% (Trần Tâm Đào,

1935 và Ngô Quang, 1938). Theo số liệu trước đây số lượng người nhiễm sán
Fasciolopsis buski trên thế giới khoảng 100 triệu người (Pedro, 1987) [1].
Đối với loài Gastrodiscoides hominis được phát hiện ở người India và
lợn. Sharma (1930) cho biết tỷ lệ của người Hindu nhiễm là 3,2 %. Brau và
Bruyant đã báo cáo một trường hợp ở người Cochin Trung Quốc. Mathis và
Leger cũng đã tìm thấy loài này ký sinh ở lợn với tỷ lệ 5 % [13].
2.1.2. Tình hình nghiên cứu bệnh sán lá ruột lợn ở Việt Nam:
Ở Việt Nam, năm 1941 Đặng Văn Ngữ, Galliard cho biết lợn bị nhiễm
sán lá ruột 6-12%, có khi tới 74%. Mấy năm gần đây, trong chăn nuôi tập thể
lợn, đã phổ biến nuôi lợn bằng thức ăn sống: có nhiều lợi ích kinh tế, nhưng do
chưa làm tốt vệ sinh phòng bệnh nên bệnh sán lá ruột lợn đã có chiều hướng
tăng ở miền núi, trung du và đồng bằng miền Bắc Việt Nam ( 17%, 35% và
3
50%- Phạm Văn Khuê, 1967- 1973). Cũng thấy bệnh ở người, tỉ lệ 0,08% ( Đỗ
Dương Thái 1959).[2]
Một số kết quả điều tra trước đây cho thấy lợn nhiễm sán lá ruột với tỷ lệ
rất cao, 72,4% ( Phan Địch Lân, 1963), 41% (Bùi Lập, 1965) [2][23]. Trong
nghiên cứu khá gần đây thì tỷ lệ nhiễm đã thấp hơn, khoảng 30 – 35% (Nguyễn
Văn Thọ,2003) [23].
Ở Việt Nam, bệnh sán lá ruột đã có từ lâu đời nhưng đến năm 1911
Mathis, Leger và Bauche mới mô tả loài sán này khi thu thập mẫu vật từ ruột lợn
và một số người bệnh ở Bắc Bộ. Các tác giả này cũng điều tra tình hình nhiễm
sán ở lợn thấy tỉ lệ nhiễm là 6%, Hewdemen và Trần Thọ Huy(1925) cho biết
lợn nhiễm sán lá với tỉ lệ 73%. Đăng Văn Ngữ và Galliard(1941) thấy tỉ lệ
nhiễm của lợn 6-12% vào tháng 3 và 47% vào tháng 12. Ở Huế, Railiet Và
Henny cho biết 16% lợn nhiễm sán lá ruột lợn. Đặng Văn Ngữ và Galliard
(1941) đã thấy 5 người bi nhiễm sán lá ruột lợn. [14]
Theo Phạm Chức (1986) cho biết lợn Hậu Giang nhiễm Echinostoma .sp
9,3 %. Theo Phạm Văn Khuê, Phan Văn Lục (1978) cho biết lợn 6 tỉnh đồng
bằng miền Tây và Đông Nam Bộ nhiễm Artyfechinostomum sufrartyfex với tỷ lệ

7,01 %. Về phân loại theo Lê Văn Hòa, Lê Thị Mỹ San loài gặp ở lợn các tỉnh
phía Nam là loài Echinostoma malayanum (Leiper, 1911) đồng nghĩa với
Artyfechinostoma sufrartyfex (Lane, 1915, Bhalerao, 1931) [12].
Những năm gần đây, một số kết quả điều tra cho thấy lợn nhiễm sán lá
ruột lợn với tỷ lệ rất cao 85%( Yakovlev, 1963), 78,4%( Phan Địch Lân, 1963),
41%( Bùi Lập, 1965), và 45,4- 86,4%( Nguyễn Trọng Nội, 1966). Những kết
quả điều tra của nhiều tác giả đã xác định bênh sán lá ruột lợn phân bố rộng
khắp ở các tỉnh thuộc miền núi, vùng trung du, vùng đồng bằng và vùng ven
biển từ Bắc đến Nam nước ta ( Bùi Lập,1977; Nguyễn Đăng Khải, 1977; Phạm
Văn Khuê, 1982; Lương Văn Huấn, 1994 )[14]
2.2. Vị trí trong hệ thống phân loại:
2.2.1 Fasciolopsis buski:
Ngành : Plathelminthes
Lớp sán lá : Trematoda
Phân lớp : Prosostomidea
Bộ : Fasciolida Skrjabin et Schulz, 1937
Phân bộ : Fasciolata Skrjabin et Schulz, 1937
Họ : Fasciolidae Raillet, 1895
Phân họ : Fasciolopsinae Odhner, 1910
4
Giống : Fasciolopsis Loss, 1899
Loài : Fasciolopsis buski Lankaster,1857 [3],[7],[11]
2.2.2 Echinostoma malayanum
Ngành Plathelminthes
Lớp sán lá : Trematoda
Phân lớp : Prosostomidea
Bộ : Fasciolida Skrjabin et Schulz, 1937
Phân bộ : Echinostomata Szidat, 1936
Họ : Echinostomatidae Dietz, 1909
Phân họ : Echinostomatinae Odhner, 1911

Giống : Echinostoma Rudolphi, 1809
Loài : Echinostoma sp Bui, 1966 [7]
2.2.3 Gastrodiscoides hominis
Ngành Plathelminthes
Lớp sán lá : Trematoda
Phân lớp : Prosostomidea
Bộ : Paramphistomatida Szidat, 1936
Phân bộ : Paramphistomatada Szidat, 1936
Họ : Zygocotylidae Ward, 1917
Phân họ : Watsoniinae Nasmark, 1937
Giống : Gastrodiscoides Leiper 1913
Loài : Gastrodiscoides hominis Lewis et McConnell, 1876;
Leiper 1913 [3],[7]
2,3. Hình thái và chu trình phát triển
2.3.1.Fasciolopsis buski
2.3.1.1.Vật chủ và vị trí ký sinh
Vật chủ: Lợn nhà, lợn rừng, ngoài ra còn ký sinh trên các động vật khác
như chó, hổ, thỏ, trâu (Barlow, 1920; Ngô Quang 1937 - 1949 ; Tiền Trào, 1940;
Trần Vượt Thường, 1945….). Người sống ở các nước nhiệt đới ẩm Đông Nam
Á cũng thường bị nhiễm sán lá ruột Fasciolopsis buski (Lý Như Thức, 1965;
Pedro Acha, 1989) [15], [16].
Vị trí ký sinh: Đoạn trên và đoạn giữa ruột non của lợn và người, nhiều
nhất là ở tá tràng, đôi khi cũng thấy ở ruột già và dạ dày.[1],[10]
2.3.1.2. Hình thái sán trưởng thành:
Sán còn sống có màu đỏ thớ thịt, không trong suốt, mặt lưng cong, mặt
bụng lõm, trên thân phủ những gai nhỏ. Cơ thể sán lớn, chiều dài từ 20 – 75
mm, rộng từ 8 – 20 mm, dày 0,5 mm. Giác miệng nằm phía trước, giác bụng
5
nằm ở mặt bụng có hình cốc. Nhờ có 2 giác bám sán có thể bám vào niêm mạc
ruột và có thể di động được.[1], [2]

Manh tràng không phân nhánh, xếp đối xứng 2 bên thân. Tinh hoàn phân
nhánh cành cây, xếp trên dưới nhau nằm ở phần sau cơ thể. Buồng trứng phân
nhánh nằm phía trước tinh hoàn, xếp hơi lệch về bên phải. Tử cung uốn khúc nối
liền túi trứng và đổ ra ngoài ở gần chỗ giác bụng bởi âm đạo. Tuyến noãn hoàng
hình hạt xếp hai bên thân sán.[2]
2.3.1.3. Hình thái trứng
Trứng màu vàng nhạt hoặc vàng sẫm, trứng có hình bầu dục, giữa phình
to hai đầu thon nhỏ, đầu nhỏ có nắp trứng tuy nhiên nắp trứng thường khó phân
biệt rõ.
Kích thước trứng lớn, chiều dài từ 0,125 – 0.147mm, rộng từ 0,063 –
0,084 mm. Vỏ trứng mỏng, bên trong chứa đầy tế bào phôi, ranh giới giữa các tế
bào không rõ ràng.[1],[2]
2.3.1.4. Chu trình phát triển của Fasciolopsis Buski
1 Trứng 5 Cercariae ở môi trường
2 Trứng trong môi trường nước 6 Aldolescariae (nang ấu)
3 Miracidium (mao ấu) 7,8 Sán trưởng thành trong lợn và người
4 Ốc vật chủ trung gian
4a Sporocyst (bào ấu)
6
4b Rediae (lôi ấu)
4c Cercariae (vĩ ấu)
Sán lá ruột lợn phát triển gián tiếp qua một vật chủ trung gian là các loài ốc
nước ngọt sau: Planorbis schmacheri, P.coeno Segmentina Calathus, S. largillierti, H.
umbilicalis, Hippeulis cantori, Gyraul Convexiuseulus, G.saigonensis, P.henisphaerula,
Gsinensis. [2]
Sán trưởng thành thải trứng theo phân, mỗi ngày 1 sán có thể đẻ được từ
15.000 – 48.000 trứng. Trứng sau khi thải ra ngoài nếu gặp điều kiện ngoại cảnh
thuận lợi ; t
o
: 25 – 30

o
C, pH : 6 – 7, có ánh sáng và nước thì sau 2 – 3 tuần trứng
phát triển thành mao ấu (miracidium) chui ra khỏi trứng, bơi lội tìm vật chủ
trung gian. Về mùa hè, mao ấu có thể sống trong nước 6 – 8 giờ nhưng nếu gặp
thời tiết lạnh mao ấu có thể sống 1 đến 3 ngày).[1], [2],[8] [18]
Mao ấu sau khi chui vào ốc vật chủ trung gian sẽ tới khối gan tụy của
ốc, ở đây nó phát triển thành lôi ấu (Sporocyst), bào ấu ( Redia I và II), vĩ ấu
(Cercaria), thời gian từ khi mao ấu chui vào vật chủ trung gian đến khi hình
thành vĩ ấu mất khoảng 25 – 30 ngày. Vĩ ấu sau khi chui ra khỏi vật chủ trung
gian bơi lôi tự do trong nước một thời gian ngắn rồi bám vào cây cỏ thủy sinh
như bèo dâu, rau muống, rau lấp, bèo cái,…rồi rụng đuôi, tiết chất nhờn tạo
vỏ bọc xung quanh tạo thành kén (Aldolescaria), kén cũng có thể thả trôi theo
dòng nước.
Nếu lợn hoặc người nuốt phải những kén này thì khi xuống tới ruột vỏ
bọc ngoài bị phân hủy nhờ tác dụng của dịch ruột và dịch mật, ấu trùng được
giải phóng và phát triển thành dạng trưởng thành và tiếp tục đẻ trứng. Giai đoạn
từ trứng đến kén phát triển khoảng 50 – 60 ngày, thời gian này còn tùy thuộc
vào điều kiện môi trường, nếu vào mùa đông thì thời gian có thể dài hơn hoặc
thời gian phát triển có thể ngắn hơn nếu trời mùa hè [2].Từ khi kén vào ruột và
giải phóng ấu trùng đến khi trưởng thành mất từ 84 – 96 ngày. Sán có thể sống
trong cơ thể lợn 2 năm, trong cơ thể người đến 4,5 năm). [1], [2],[8] [18]
2.3.1.5. Đặc điểm ấu trùng:
- Mao ấu (Miracidium): có hình quả lê, chiều dài 0,123 mm, rộng 0,049
mm, bên ngoài bao phủ một lớp màng mỏng có lông tơ, về mặt lưng có một đôi
mắt hình chấm tròn, trong cơ thể có hệ tiêu hóa sơ sinh, mô thần kinh, hai tế bào
7
ngọn lửa và rất nhiều tế bào phôi. Mao ấu phải chui vào trong cơ thể của ốc như:
Polypylis, Gyraulus, nhất là ốc còn non thì mới tiếp tục phát triển được. Khi
mao ấu vừa mới nở, nhờ có lông nên chuyển động ở nước rất mạnh. Mao ấu sau
khi nở trong khoảng 1- 2 giờ có khả năng chui vào trong cơ thể ốc rất mạnh, sau

đó thì yếu dần.[2]
- Bào ấu (Sporocyst): Khi không cử động, bào ấu có hình tròn hơi dài,
kích thước khoảng 0,131 X 0,083 mm: khi co rút có kích thước 0,094 X 0,050
mm: khi dãn ra có kích thước 0,169 X 0,034 mm. Ở thời kỳ đầu bào ấu có mắt,
nhánh ruột có hai tế bào ngọn lửa và một số ống bài tiết nhỏ, có 30 – 40 phôi
bào . Ở thời kỳ cuối, bào ấu có kích thước 0,308 X 0,108 mm, phôi bào dần phát
triển thành redia mẹ [2]
- Lôi ấu (Redia): Redia mẹ dài 0,600 - 0,800 mm, rộng 0,100 - 0,200 mm,
trong đó có khoảng 22 khối phôi bào và một số Redia con đang phát triển ở các
giai đoạn khác nhau. Redia mẹ có túi miệng, ruột hình túi dài và rộng, có lỗ sinh
sản và một đôi cơ quan phụ. Redia con dài 0,736 - 0,896 mm, rộng 0,159 - 0,165
mm. Ruột của Redia con thay đổi hình thái, có hình bán nguyệt, có khi thành
hình chấm tròn, trong cơ thể có khoảng 1 - 45 vĩ ấu đã thành thục [2].
- Vĩ ấu (Cercaria): vĩ ấu dài 0,639 mm. Cơ thể chia làm hai phần: thân và
đuôi. Thân dài 0,195 mm, rộng 0,145 mm. Phần trước của thân và mặt bụng có
gai nhỏ, có hai giác bám. Giác miệng to hơn hầu và giác bụng. Cercaria sau khi
chui ra khỏi ốc thì chuyển động rất mạnh trong nước, trong một thời gian rất
ngắn thì Cercaria rụng đuôi và tiết chất nhờn bọc thành kén Aldolescaria. Từ lúc
bắt đầu tạo kén đến khi hình thành chỉ cần 1 - 3 giờ. Cercaria nhờ có giác
miệng, giác bụng bám trên vật môi giới, sau đó rụng đuôi, tiết chất nhờn tạo
thành hai lớp màng - lớp màng ngoài dễ vỡ, lớp màng trong chắc chắn, rất bền,
dịch vị không tiêu hóa được, chỉ khi tới ruột non, do tác dụng của dịch ruột và
dịch mật mới phân giải được màng trong. Kích thước của kén là 0,216 x 0,187
mm, nếu không tính màng ngoài thì chỉ có 0,148 x 0,138 mm [2].
2.3.2. Echinostoma malayanum
2.3.2.1. Vật chủ và vị trí ký sinh
Vật chủ: lợn nhà.[7,][11]
Vị trí ký sinh: ruột non của lợn.[7]
2.3.2.2. Hình thái sán trưởng thành
8

Echinostoma malayanum đồng nghĩa với Euparyphium malayanum
(Leiper, 1911), Artyfechinostomum sufartifex (Lane, 1915 Bhalerao, 1931). Sán
dài 12 mm, rộng 3 mm, giác miệng nhỏ hơn giác bụng có hình vành khăn. Trên
vành khăn miệng có 42 - 43 gai xếp thành hai hàng. Toàn thân phủ đầy gai. Túi
sinh dục dài nằm trước giác bụng. Buồng trứng hình hạt đậu nằm ở giữa thân.
Hai tinh hoàn phân thùy xếp trên dưới nhau mỗi tinh hoàn chia 4 - 6 thùy. Tuyến
noãn hoàng dày đặc hai bên thân. [1]
2.3.2.3. Hình thái trứng:
Trứng gần giống với trứng của Fasciolopsis buski nhưng tròn hơn.[1]
2.3.2.4. Chu trình phát triển:
Nghiên cứu về chu trình phát triển của Echinostoma malayanum, Rao
(1933) cho rằng Echinostoma malayanum phát triển gián tiếp qua hai vật chủ
trung gian. Vật chủ trung gian thứ nhất là ốc Limnae luteola, vật chủ trung gian
thứ hai là ốc Limnae luteola, Indoplanorbis exustus và cá Barbus stigma.
Trứng ra ngoài sẽ phát triển thành Miracidium xâm nhập vào ốc Limnae
luteola, sau 6 tuần sẽ hình thành Cercaria giải phóng ra ngoài và tiếp tục xâm
nhập vào ốc Limnae, Indoplanorbis, cá Barbus và ốc bươu Fila sau 3 tháng. Khi
lợn ăn phải vật chủ trung gian thứ hai sau 3 - 4 tuần sẽ thành sán trưởng thành ở
ruột non.[1]
2.3.3. Gastrodiscoides hominis
2.3.3.1. Vật chủ và vị trí ký sinh
Vật chủ: chủ yếu là lợn và người[7].
Vị trí ký sinh: Ký sinh ở ruột già của lợn nên còn gọi là bệnh sán lá ruột
già ở lợn, ngoài ra còn ký sinh ở ruột già của người.[2],[7]
2.3.3.2. Hình thái sán trưởng thành
Gastrodiscoides hominis đồng nghĩa với Amphystomum hominis (Lewis
and Connell, 1876), Amphystomum hominis (Sonsino, 1895), Gastrodiscoides
hominis (Fischoeder, 1902) thuộc họ Paramphistomatidae[10]
Sán có hình lê hay trái tim, phía đầu thon nhỏ, phía sau phình rộng, màu
đỏ, dài từ 12,5 – 15,0 mm, nơi rộng nhất (vị trí buồng trứng) có thể đo được từ

7,5 – 9,0 mm. Giác miệng nhỏ ở đỉnh đầu. Giác bụng rất lớn nằm ở phần sau cơ
thể và to hơn hẳn giác miệng. Ruột là hai ống ngoằn nghèo và to nhỏ không đều
nằm hai bên thân.
9
Hai tinh hoàn có chia thùy, nằm dọc ở giữa thân. Buồng trứng hình bầu
dục nằm giữa tinh hoàn sau và giác bụng. Tuyến noãn hoàng phân bố phía sau
thân dọc hai bên nhánh ruột.[2]
2.3.3.3. Hình thái trứng
Trứng hình bầu dục, một đầu có nắp, dài 0,110 – 0,123 mm, rộng 0,064 –
0,089 mm.[2]
2.3.3.4. Chu trình phát triển
Loss (1948) cho rằng cũng như loài Gastrodiscoides aegyptiacus phát
triển ở vật chủ trung gian là những động vật chân bụng Cleopatra bulimoides và
C. cyclostomoides và ốc Helicorbis coenosus.
Lợn mắc bệnh thải trứng qua phân, trứng rơi vào môi trường thích hợp sẽ
phát triển thành miracidium, miracidium chui vào vật chủ trung gian phát triển
tới giai đoạn cercaria. Cercaria ở môi trường nước sau vài giờ sẽ tạo thành
Aldolescaria. Khi lợn và người ăn phải kén sẽ phát triển thành sán trưởng thành
trong ruột già. [1],[2].
2,4. Dịch tễ học bệnh sán lá ruột
2.4.1. Nơi phát hiện
Việt Nam: Nam Bộ, Sài Gòn (1908, 1910, 1913), Nha Trang, Thừa Thiên
Huế, Hà Nội (1908, 1911, 1925, 1941, 1963, 1966), Hải Phòng (1911), Sơn
La (1960), Hà Bắc, Vĩnh Phú, Thái Bình, Ninh Bình, Hải Dương, Nam Định,
Thanh Hóa, Nghệ An, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hưng Yên, Hà Tĩnh.
Thế giới: Đông Dương, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Mianma,
Malaysia [7], [11].
2.4.2. Vùng nhiễm bệnh
Bệnh sán lá ruột lợn phân bố ở các nước và vùng lãnh thổ nhiệt đới châu
Á như: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Campuchia, Lào, Malaysia,

Inđônêxia, Philippin, Ấn Độ, Thái Lan, Srilanca…
Ở nước ta bệnh phân bố rộng ở khắp các tỉnh, từ miền núi, trung du đến
đồng bằng, bệnh phổ biến ở vùng Bắc bộ và đồng bằng Thanh-Nghệ-Tĩnh. Bệnh
sán lá ruột phân bố theo từng vùng, bệnh thường xuất hiện ở những vùng có khí
hậu nhiệt đới, có nhiều ao hồ, có nhiều loài ốc vật chủ trung gian và cây thủy
sinh làm thức ăn sống cho người và lợn. Tuy nhiên vùng đồng bằng ven biển
thường có tỷ lệ nhiễm thấp.
10
F. buski: được tìm thấy ở Nam Bộ, Sài Gòn, Nha Trang, Huế, Hà Nội Hải
Phòng, Sơn La, Hà Bắc, Vĩnh Phú, Thái Bình, Ninh Bình, Hải Dương, Nam
Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hưng Yên…[3],[7]
Echinostoma sp: được tìm thấy ở Thanh Hóa, Long An, Kiên Giang, TP
Hồ Chí Minh, Phú Khánh, Đồng Nai.[3]
G.hominis : được tìm thấy ở Hà Bắc, Hà Nội, Huế, Nam Bộ [3]
2,4.3. Mùa nhiễm bệnh
Trong điều kiện nóng ẩm ở các nước Đông Nam Á, trứng sán có thể phát triển
thành mao ấu quanh năm. Các loại ốc ký chủ cũng hoạt động gần như suốt 12
tháng trong năm nhưng tập trung vào các tháng nóng của mùa hè và mùa thu. Đó
là hai yếu tố thuận lợi cho sán lá phát triển từ giai đoạn mao ấu thành kén gây
nhiễm [4], [19].
Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Khuê, sự biến động của Fasciolopsis
buski giữa các mùa không có sự thay đổi rõ rệt, nghĩa là quanh năm lợn đều bị
nhiễm ấu sán từ bên ngoài vào cơ thể (Đỗ Dương Thái và cs 1978), có thể nhiễm ở
cả 4 mùa, nhưng tỷ lệ nhiễm giảm vào tháng 5, 6, sau đó tăng dần và tăng cao nhất
ở tháng 9, 10, sau đó lại giảm dần (Phạm Văn Khuê, 1982) [20]
2.4.4. Tuổi nhiễm bệnh
Tỷ lệ nhiễm sán lá ruột lợn theo qui luật tăng dần theo tuổi. Theo số liệu
điều tra của bộ môn Ký sinh trùng trường Đại Học Nông Nghiệp I Hà Nội cho
thấy lợn 3 - 12 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm tăng dần từ 74,19 - 95,72 % [1].
Tuổi càng cao tỷ lệ nhiễm F. buski càng tăng.

Dưới 2 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm 16,6 %.
Từ 3 - 4 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm 45,8 %.
Từ 5 - 7 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm 58,3 %.
Trên 8 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm 70,8 % [16],[17], [19].
Theo Lương Văn Huấn (1990) tỷ lệ nhiễm Echinostoma malayanum cũng
tăng dần theo lứa tuổi lợn
Dưới 3 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm 0,5 %.
Từ 3 - 4 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm 5 %.
Từ 5 - 7 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm 8,5 %.
Trên 8 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm 8,8 % [13].
Lợn càng lớn thì tỷ lệ thức ăn sống trong khẩu phần càng lớn, lợn luôn
tiếp xúc với mầm bệnh nên bị tái nhiễm, bội nhiễm nhiều lần, mầm bệnh tích tụ
trong cơ thể. Bên cạnh đó tập quán nuôi lợn và các biện pháp vệ sinh thú y trong
chăn nuôi chưa được áp dụng nhiều , do đó đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tỷ
11
lệ nhiễm tăng cao. Lợn nái và lợn đực giống có tỷ lệ nhiễm cao hơn cả, điều này
hoàn toàn phù hợp với quy luật tuổi mắc bệnh, vì thời gian nuôi hai loại lợn này
thường dài và thức ăn của chúng đa dạng [1].
2.4.5. Giống nhiễm bệnh
Mọi giống lợn ở nước ta đều bị nhiễm sán. Các giống lợn nội và nhập nội
như Ỉ Bắc Ninh, Ỉ Nam Định, Ỉ Quảng Hải, Móng Cái và Yorkshire đều cảm
nhiễm sán lá ruột mà không có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ (Phạm Văn Khuê,
1965)[2] .
2.4.6. Phương thức cho ăn
Bệnh sán lá ruột là bệnh lây nhiễm qua đường ăn uống vì vậy phương
thức cho ăn và loại thức ăn sử dụng ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ nhiễm bệnh và
cường độ nhiễm bệnh.
Theo kết quả nghiên cứu của Bộ môn chăn nuôi tiểu gia súc, trường Đại
học Nông Nghiệp I (1968 – 1969) Khi cho lợn ăn thức ăn sống thuộc các loại
rau, bèo nước có nhiều kén Aldolescaria lợn thường nhiễm sán lá cao hơn (từ ba

đến bảy lần) so với lợn ăn thức ăn chín [15]. Lợn ở vùng núi và vùng màu
thường được cho ăn các loại rau cỏ trên cạn, tỷ lệ nhiễm sán lá ruột rất thấp.
Cùng ở Hà Bắc nhưng ở vùng núi tỷ lệ nhiễm sán lá chỉ có 14% trong khi ở
đồng bằng bị nhiễm tới 62,5%. Ở Hải Phòng thì vùng màu có tỷ lệ nhiễm là
32,5%, chỉ bằng 1/2 so với vùng lúa (59,5%)[2].
2.4.7. Sức đề kháng của trứng và nang ấu
Sức đề kháng của trứng Fasciolopsis buski không cao. Trứng sán bị diệt ở
nhiêt độ trên 40
o
C; pH > 8 và pH <5. Nếu ủ phân 18 ngày có thể diệt được
trứng. Nếu trứng sán tiếp xúc với vôi được ủ cùng với phân theo tỷ lệ 1/1000 –
1/10000 thì sẽ bị chết trong vài giờ đến vài ngày.
Sức đề kháng của kén Aldolescaria phụ thuộc vào môi trường. Nhiệt độ
trong nước từ 4 - 5
o
C kén tồn tại 25 ngày, ở 24 – 28
o
C trên 60 ngày, ở 32 - 39
o
C
trên 90 ngày. Lấy kén để trong điều kiện khô và nhiệt độ 28 – 30
o
C thì chỉ sống
được 10 ngày.
Nếu Aldolescaria lấy từ cây cỏ dưới nước cho lên giấy thấm ướt giữ ở
nhiệt độ 28 – 30
o
C có thể sống trên dưới 10 ngày. Nếu kén bám ở cây cỏ ít nước
có ánh nắng chiếu trực tiếp, sau 10 phút kén mất sức sống [2][12][18]
2.4.8 Vật chủ trung gian

Vật chủ trung gian của sán lá ruột là các ốc nước ngọt Planorbis
coenusus, Segmentina nitidella, S. calathus, S. schmachkeri, S. hemisphaerula,
Gyraulus saigonensis và Hippeulis cantori (Barlow, 1925); Segmentina
12
calathus (Wallace, 1936); S. largillierti (Nakagawa, 1922); H. cantori, G.
saigonensis (Ngô Quang, 1937) [2],[5],[12] .
Ở nước ta vật chủ trung gian của sán lá ruột lợn là Polypilis hemispherula
và Gyraulus chinensis [1]. Qua nghiên cứu 41365 ốc thuộc 14 loài thường phân
bố ở ao, hồ, mương, cống rãnh, đồng ruộng…quanh khu vực chăn nuôi gia đình
vùng ngoại thành (Gia Lâm, Đông Anh) Hà Nội thì chỉ phát hiện được 2 loài
nhiễm Cercaria của sán lá ruột lợn là Polypilis hemispherula (9,2 %) và
Gyraulus chinensis (5,6 %) [21].
2.4.9 Vật môi giới truyền bệnh:
Theo Ngô Quang (1936 - 1938) các loại cây, cỏ sống dưới nước sau đây
có khả năng làm vật môi giới truyền bệnh: Eicchornia crassipes, Trapa natans,
Eliocharis tuberosa, Salvia natans, Lemna polyrhiza, Trapa natans var
(Wallace, 1936) [2].
Theo Hứa Bằng Như (1964), các loại cây cỏ thuỷ sinh khác như: bèo Nhật
Bản (Eichhornia crassipes Solm), tóc tiên nước (Vallisneria spiralis Linn), bèo
ong (Salvinia natans Hoffm), bèo dâu (Azolla pinnala R. Br), rong đuôi chó
(Geratophyllum demersum Linn), rong nhám (Hydrilla verticillata)… đều là vật
môi giới truyền bệnh sán lá ruột lợn [2].
Về cây cỏ sống ở nước làm vật môi giới truyền bệnh sán lá ruột lợn, năm
1966, Phạm Văn Khuê đã làm thí nghiệm lấy ba loại rau muống, rau lấp, bèo
dâu được bón phân lợn tươi, cho 60 lợn ăn riêng từng loại thức ăn sống kể trên,
thì cả ba lô (53 con) đều bị nhiễm sán lá ruột; lô đối chứng ăn chín không bị
nhiễm. Chứng tỏ ba loại rau bèo trên đều có nang kén Aldolescaria [2]
2.4.10. Điều kiện lây truyền bệnh:
Bệnh sán lá ruột muốn phát ra phải có đủ các yếu tố sau:
Nguồn dịch: đó chính là lợn và người bị nhiễm bệnh, trứng sán sẽ theo

phân của lợn và người phát tán vào môi trường xung quanh. Làm ô nhiễm nguồn
nước sinh hoạt, chăn nuôi, và trồng trọt.[20]
Vật chủ trung gian: là các loài ốc nước ngọt họ Planorbidae, thường được
người dân gọi là ốc đĩa như: Planorbis planorbis, P. coenurus, P. hemisphaerula,
Gyraulus chinensis , G. saigonensis, Segmentina calathus, S. largillieri,…Trong cơ
thể các loài ốc nước ngọt này ấu trùng sán lá sẽ phát triển đến giai đoạn cuối cùng
để biến thành kén aldolescaria, là giai đoạn có thể cảm nhiễm.[20]
13
Vật môi giới truyền bệnh: là những loài cây cỏ thủy sinh dùng làm thức
ăn cho người và lợn như : bèo tấm, bèo Nhật Bản, bèo cái, rau lấp, rau muống,
rau dừa nước, bèo hoa dâu, bèo tai chuột, cây súng…Đây là những loài thực vật
có nhiều ở các vùng đồng trũng, ao hồ, kênh rạch…những nơi này cũng là nơi
thích hợp cho các loài ốc nước ngọt trong đó có ốc họ Planorbidae sinh sống.
[20]
Tập quán của người dân: bao gồm tập quán về chăn nuôi, trồng trọt và
sinh hoạt của người dân.
Về chăn nuôi: lợn là loài tạp ăn vì vậy trong chăn nuôi nông hộ người dân
thường tận dụng các loại phế phụ phẩm nông nghiệp và các loại thức ăn sẵn có
để nuôi lợn trong đó có rau xanh. Các loại rau bao gồm cả trên cạn và dưới nước
được cho ăn tùy theo mùa vụ, vì vậy lợn có thể bị nhiễm kén khi ăn các loại rau
ở nước. Trong chăn nuôi còn một vấn đề nữa đó là xử lý chất thải chăn nuôi,
phân lợn chứa trứng sán lá không được ủ kỹ là nguồn phát tán mầm bệnh vào
môi trường, nhất là ở những vùng thấp trũng.[20]
Về sinh hoạt: Thói quen ăn sống các loại rau thủy sinh của người dân
chính là nguyên nhân lớn nhất làm lây nhiễm sán lá, bên cạnh đó việc xây dựng
nhà vệ sinh không hợp vệ sinh cũng là nguyên nhân làm phát tán trứng sán vào
môi trường.[20]
Về trồng trọt: ở một số nơi người dân vẫn còn thói quen sử dụng phân
tươi hoặc phân chưa ủ kỹ để bón ruộng, điều này không chỉ ảnh hưởng đến năng
suất cây trồng mà còn làm cho mầm bệnh có cơ hội gặp vật chủ trung gian và

làm ô nhiễm nguồn nước.[20]
2.5. Bệnh sán lá ruột lợn
2.5.1. Cơ chế sinh bệnh
Sán có hai giác bám vì thế nó có thể bám chặt vào niêm mạc ruột hoặc di
chuyển trong ruột, quá trình vận động này kích thích vào thành ruột , tạo điều
kiện cho việc nhiễm trùng thứ phát, gây viêm ruột.
Sán ký sinh quá nhiều có thể gây tắc ruột và tắc các tuyến tiêu hóa.
Độc tố của sán gây hiện tượng rối loạn tiêu hóa ở lợn con 3 - 4 tháng tuổi.
Khi xâm nhập vào máu, độc tố của sán gây hiện tượng nhiễm độc toàn thân, làm
giảm sức đề kháng của con vật.
14
Khi sán ký sinh trong ruột, sán lấy dưỡng chấp trong ruột làm thức ăn để
nuôi sống cơ thể và sinh sản. Đây là hoạt động cướp chất dinh dưỡng của sán
làm vật chủ thiếu dinh dưỡng [2]
15
2.5.2. Triệu chứng và bệnh tích
Biểu hiện rõ nhất của lợn nhiễm sán là còi cọc, thiếu máu suy nhược cơ
thể, lông xù, ăn uống thất thường, sụt cân, da sần sùi, niêm mạc mắt nhợt nhạt,
chậm lớn do sán chiếm đoạt chất dinh dưỡng. Lợn nhiễm sán, nhất là lợn con 3 -
4 tháng tuổi vẫn ăn khoẻ nhưng tăng trọng rất thấp. Sự giảm tăng trọng phụ
thuộc vào cường độ cảm nhiễm sán của lợn. Lợn nhiễm nặng có triệu chứng nôn
mửa, ỉa chảy, phân tanh, có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời. Độc
tố của sán cũng gây ra hiện tượng rối loạn tiêu hoá ở lợn con 3 - 4 tháng tuổi,
khi ỉa táo, khi phân lỏng, làm cho lợn còi cọc và chậm lớn [16], [19], [22], ngoài
ra còn làm cho con vật có triệu chứng thần kinh [13].
Lợn nái thường có tuổi thọ cao vì vậy tỷ lệ cũng như cường độ nhiễm sán
cũng cao. Đối với những lợn nái đang nuôi con bị nhiễm sán lá thì không chỉ
gầy còm mà còn giảm lượng sữa, lợn con bị thiếu dinh dưỡng sẽ phát triển
chậm, giảm sức đề kháng, nguy cơ mắc bệnh cao hơn vì thế tỷ lệ hao hụt lợn con
sau cai sữa cũng cao hơn so với những lợn nái khỏe mạnh.

Những tác động cơ giới của sán làm tổn thương thành ruột, gây viêm
nhiễm, lợn thường có biểu hiện của bệnh viêm ruột như: tiêu chảy, phân tanh, có
thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và chữa bệnh kịp thời.
Ở những lợn bị rối loạn tiêu hóa do độc tố của sán tiết ra có thể có triệu
chứng lúc tiêu chảy, lúc táo bón, làm cho lợn còi cọc vì không hấp thu được
chất dinh dưỡng.
Lợn trưởng thành từ 6 – 8 tháng tuổi trở lên, khi bị nhiễm sán thường thấy
có bệnh tích ở ruột như ruột non bị sùi lên, niêm mạc ruột dày ra, làm giảm
năng suất chăn nuôi. Khi bị nhiễm sán thì nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm
và nội khoa cũng cao hơn do sức đề kháng của con vật bị suy yếu. đây là cơ sở
khoa học cho việc tẩy ký sinh trùng trước khi tiêm phòng cho không chỉ lợn mà
tất cả các loài gia súc, gia cầm khác.
Người nhiễm sán thường có tổn thương cơ thể bệnh học rõ rệt. Niêm mạc
ruột non bị phù và viêm, xung huyết hoặc xuất huyết. Trường hợp nhiễm nhiều
sán ruột bị tắc, nếu có bội nhiễm vi khuẩn thì các hạch màng treo ruột viêm,
sưng. Độc tố của sán gây tổn thương và rối loạn chung. Toàn thân bị phù, tràn
dịch ở ngoại tâm mạc. Bệnh nhân thiếu máu, số lượng bạch cầu giảm, huyết sắc
16
tố giảm, bạch cầu toan tính tăng. Sán chiếm đoạt dinh dưỡng, bệnh nhân có thể
chết trong tình trạng suy kiệt (Trịnh Văn Thịnh và cs, 1978). Trong 65 bệnh
nhân bị bệnh sán lá ruột ở Tân Hội, Trung Quốc thì tỷ lệ chết là 21,5% (Trang
Trạch, 1956) [2]
2.6.Chẩn đoán
Có thể dùng một số biện pháp chẩn đoán sau:
2.6.1. Căn cứ vào đặc điểm dịch tễ học
Quan sát điều kiện môi trường và phương thức chăn nuôi có thể giúp
chũng ta biết được nơi đó có hay không có bệnh sán lá ruột. Cần phải tìm hiểu
các thông tin sau: Cách cho lợn ăn, nguồn thức ăn, cách xử lý chất thải chăn
nuôi, ngoài ra còn phải xem xét vùng chăn nuôi đó thuộc vùng lúa hay vùng
màu, miền núi, trung du hay đồng bằng… để đưa ra kết luận.

2.6.2. Kiểm tra phân tìm trứng sán
Sán lá đẻ rất nhiều trứng, một con sán mỗi ngày đẻ từ 15.000 – 48.000
trứng nên kiểm tra phân rất dễ phát hiện trứng sán.
Phương pháp kiểm tra thường là phương pháp lắng cặn, nếu không có
dụng cụ chuyên dụng thì có thể kiểm tra bằng phương pháp trực tiếp, tuy nhiên
kết quả không thể chính xác bằng phương pháp lắng cặn.
2.6.3. Mổ khám và điều trị để chẩn đoán
Nếu có đủ điều kiện thì có thể mổ khám phi toàn diện nhằm tìm sán non
và sán trưởng thành trong ruột. Biện pháp này tốn kém vì vậy nên kết hợp để
chẩn đoán nhiều loại ký sinh trùng khác nhau.
Ngoài ra còn có thể dùng thuốc tẩy thử một vài con lợn rồi theo dõi phân
từ 24 – 48h sau khi cho thuốc, nếu có sẽ thấy con sán màu hồng ra theo phân.
2.6.4. Chẩn đoán bằng kháng nguyên tiêm nội bì
Có thể chế kháng nguyên từ sán trưởng thành sau đó pha với nồng độ
1/250 tiêm nội bì. Phương pháp này cho kết quả tốt, có thể chẩn đoán được bệnh
khi sán còn non, chưa kịp đẻ trứng, phát tán mầm bệnh ra môi trường. Tuy nhiên
vẫn có trường hợp cho phản ứng dương tính hoặc âm tính giả, bên cạnh đó kỹ
thuật tiến hành rất phức tạp nên khó áp dụng trong thực tế.
17
2.7. Biện pháp phòng trừ
Căn cứ vào đặc điểm sinh học và dịch tễ học của sán lá ruột, để phòng trừ
căn bệnh phải giải quyết hai khâu, đó là : tẩy trừ căn nguyên ở trong cơ thể gia
súc và diệt trừ mầm bệnh ở môi trường bên ngoài. Hai khâu này phải thực hiện
cùng lúc, nếu tách rời hoặc thực hiện không đồng bộ thì không thể đạt kết quả
tốt. Để đạt được mục đích cần những biện pháp cụ thể như sau:
2.7.1. Tẩy ký sinh trùng cho lợn bệnh và mang sán
Đối với dịch tễ học, Việc nghiên cứu thời gian tẩy sán trước lúc trưởng
thành, sán chưa kịp đẻ trứng rất quan trọng vì như vậy môi trường bên ngoài sẽ
không bị ô nhiễm trứng sán, tránh được hiện tượng tái nhiễm lợn và lây bệnh
cho người. Trong sản xuất, tẩy sán lúc còn non sẽ hạn chế được tác hại của sán

lên quá trình sinh trưởng và sinh sản của lợn, như vậy sẽ làm giảm thiệt hại về
kinh tế do sán gây ra cho người dân.
Do lợn có thể bị nhiễm sán quanh năm chứ không theo mùa nên cần tẩy
sán thường xuyên cho lợn, thường là 3 tháng tẩy một lần. Dựa vào thời gian phát
triển trưởng thành của sán trong cơ thể ký chủ ( 90 ± 6 ngày) ta nên tẩy sán
trước ngày thứ 84 và không được muộn quá ngày thứ 96, nếu không trứng sán sẽ
phát tán ra môi trường bên ngoài. Khi tẩy sán cho lợn, không chỉ chữa cho
những con mắc bệnh mà phải tẩy cho toàn đàn, như vậy mới có ý nghĩa trong
phòng bệnh lâu dài.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc có thể tẩy sán lá ruột, bên
cạnh đó sử dụng các bài thuốc nam cũng là một cách thay thế trong trường hợp
không mua được thuốc để tẩy cho lợn. Sau đây là tên một số loại thuốc tân dược
và một số bài thuốc nam:
Vime - Ono: 1 g/10 - 15 kg P, uống một liều duy nhất.
Vimedazol: 1 g/10 kg P, uống một liều duy nhất.
( Không sử dụng cho gia súc già và gia súc đang mang thai)
Han - Dertil – B: 1 viên/50 kg P.
Bioxinil: 1ml/25 kg P.
Những thuốc tẩy sán thường độc nên khi dùng phải cẩn thận, xác định
chính xác trọng lượng để định liều cho đúng.
Ngoài ra có thể sử dụng bài thuốc Nam :
Vỏ rễ lựu 40 g
Đại hoàng hoặc chút chít 10 g
Hạt cau già 1 g
Nước 750 ml
18
Sắc lên lấy 30 ml, chia làm 3 lần uống, mỗi lần cách nhau nửa giờ. Sau 3 -
4 giờ sán sẽ ra. Nếu lợn con từ 15 - 20 kg thì chỉ cần dùng nửa liều trên.
Chú ý: vỏ rễ lựu rất độc, khi sử dụng phải cẩn thận. Nếu tẩy đại trà cho
nhiều lợn nên tẩy thí điểm trước vài con để rút kinh nghiệm rồi mới dùng tẩy

cho nhiều con khác [6],[24].
2.7.2. Xử lý phân để diệt trứng
Bên cạnh việc tẩy trừ sán trong cơ thể vật nuôi còn cần quan tâm đến việc
xử lý chất thải chăn nuôi, bao gồm phân rác, thức ăn thừa, nước tiểu và nước rửa
chuồng. Chất thải chăn nuôi là nguồn chứa trứng sán và phát tán ra môi trường,
vì vậy cần có các biện pháp xử lý phù hợp để cắt đứt chu trình phát triển không
chỉ của sán lá ruột mà của nhiều loài ký sinh trùng khác có trong cơ thể lợn.
Nguyễn Văn Thọ (2005) đã đề xuất biện pháp phòng chống sán lá ruột
cho lợn trong đó có đưa ra phương pháp quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi
như sau:
Quản lý và xử lý phân:
Phân lợn nhiễm sán có chứa nhiều trứng, là nguồn bệnh duy nhất. Vì vậy,
phải tập trung phân lợn ủ theo phương pháp nhiệt sinh học để diệt trứng.
Công thức ủ phân: Phân chuồng: 2.000 kg
Lá xanh, cỏ, rơm rác: 200 - 300 kg
Vôi bột, tro bếp: 50 - 80 kg
Cách ủ: cứ một lớp phân lợn phủ một lớp lá xanh, tro bếp ) đánh thành
đống hình khối chóp, phía ngoài cùng trát một lớp bùn. Sau 12 ngày, nhiệt độ
đống phân tăng cao đến 50 - 540C. Ở nhiệt độ này, trứng F. buski và các trứng
giun sán khác đều bị tiêu diệt.
Quản lý phân lợn và diệt trứng F. buski trong bể Biogas:
Trứng F. buski bị diệt khi được giữ trong bể Biogas 30 ngày, nếu bổ sung
chế phẩm EM nồng độ 1% vào bể Biogas thì thời gian trứng bị diệt là 20 ngày.
Vì vậy, cần vận động các hộ nuôi lợn xây dựng bể Biogas để xử lý phân, diệt
trứng F. busk [9].
Quản lý và xử lý triệt để nước rửa chuồng:
Trứng F. buski có thời gian lưu giữ ngắn trong bể Biogas, khi theo nước
thải ra ngoài vẫn còn khả năng phát triển. Vì vậy, biện pháp xử lý đơn giản là
xây 2 - 3 bể chứa nước thải trước cửa thải của bể Biogas để làm lắng trứng, giữ
trứng lại trong bể mà không cho phát tán ra ngoại cảnh. [9],[20].

19
2.7.3. Diệt ốc vật chủ trung gian và kén Aldolescaria
Vật chủ trung gian là một mắc xích vô cùng quan trọng, để hạn chế sự
nhiễm bệnh phải tiêu diệt vật chủ trung gian, cắt đứt chu trình phát triển của ký
sinh trùng. Các loài ốc đĩa thuộc họ Planorbidae là vật chủ trung gian của sán lá
ruột, đây là những loài ốc nước phổ biến trong ruộng rau, lúa, bèo, ta có thể
dùng các biện pháp sau để diệt ốc:
Dùng một số loại hóa chất để diệt ốc: có thể dùng vôi bột với nồng độ
1/1000 – 1/10.000 hoặc nước vôi 5 – 10%, dung dịch sunfat đồng (CuSO
4
)
5/10.000 để diệt ốc. Khi sử dụng sunfat đồng cần chú ý vì có thể gây ô nhiễm
môi trường và ngộ độc cho người và súc vật[16]. Nếu có điều kiện nên bón vôi
vào ruộng rau thủy sinh làm thức ăn cho người và lợn, vừa diệt được ốc vừa diệt
được trứng sán và ấu trùng cercaria [2]
Nuôi vịt để bắt ốc, biện pháp này không những diệt được ốc mà còn tận
dụng được nguồn thức ăn tự nhiên cho vịt và không gây ảnh hưởng đến môi
trường.Trong điều kiện khô hạn, cả kén aldolescaria và ốc vật chủ trung gian
đều bị chết vì vậy ở những nơi có điều kiện có thể luân phiên trồng cây thức ăn,
chuyển ruộng trồng cây dưới nước thành trồng cây trên cạn để diệt cả ốc và kén
aldolescaria. [2],[12]
Hiện nay vẫn chưa có biện pháp thích hợp để diệt kén bám trên rau, bèo vì
vậy khi sử dụng các loại rau thủy sinh làm thực phẩm cho người và chăn nuôi
cần được rửa sạch và nấu chín để phòng bệnh.
Biện pháp vệ sinh thú y và nuôi dưỡng quản lý:
Thực hiện các biện pháp vệ sinh thú y tốt không những phòng được bệnh
sán lá ruột mà còn làm giảm nguy cơ mắc các bệnh khác cho gia súc, như vậy sẽ
tiết kiệm được chi phí thức ăn, chữa bệnh cho người chăn nuôi.
Một số biện pháp vệ sinh thú y phổ biến như sau: định kỳ tẩy giun sán cho
đàn lợn, vệ sinh thức ăn, nước uống, phân rác và nước rửa chuồng được ủ trước

khi đưa ra môi trường bên ngoài, không sử dụng phân tười để bón ruộng…
Những biện pháp trên đơn giản, dễ làm và có hiệu quả cao trong phòng bệnh,
nên được sử dụng phổ biến để hạn chế sự phát tán và nhiễm bệnh.
2.7.4. Sán lá ruột ở người
Sán lá ruột phân bố từ miền trung Trung Quốc đến Bengal và nhiều nước
ở bán đảo India. Stoll (1947) ước tính rằng có khoảng 10 triệu người nhiễm sán
phần lớn là người Trung Quốc. Barlow cho biết có nhiều làng mạc ở Trung
20
Quốc tỷ lệ người nhiễm 100 % [5]. Tại Trung Quốc, có nơi trẻ nhiễm đến 80 –
86 %; tại Thái Lan, bệnh sán lá ruột chiếm đến 10 % số ca nhiễm ký sinh trùng
này ở đường ruột (Wiwanitkit và cộng sự, 2002) [8].
Tại Việt Nam, thời gian từ năm 2000 - 2005, 16 tỉnh, thành trong cả nước
có người nhiễm sán lá ruột lợn Fasciolopsis buski (Yên Bái, Tuyên Quang, Cao
Bằng, Bắc Cạn, Phú Thọ, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hà Tây, Nam Định, Ninh
Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Huế, Đắc Lăk, Cần Thơ và An Giang. Tỷ lệ nhiễm
chung trung bình là 1,23 % (0,16 – 3,82 %)). Sán lá ruột trưởng thành thu thập
từ bệnh nhân khi điều tra tại 7 tỉnh, thành Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa,
Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Cần Thơ và An Giang đã được xác định loài là
Fasciolopsis buski qua phương pháp hình thái học và sinh học phân tử [8].
21
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Lợn được nuôi tại nông hộ trên địa bàn 3 phường Hương Chữ, Hương An
và Hương Hồ thuộc thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành từ ngày 02/01/2012 đến ngày 05/05/2012.
3.3. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được tiến hành trên địa bàn 3 phường Hương Hồ, Hương An và
Hương Chữ thuộc thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Mẫu được xét nghiệm tại phòng thí nghiệm ký sinh trùng, bộ môn kí sinh

trùng khoa Chăn Nuôi Thú Y - Trường Đại học Nông Lâm Huế.
3.4. Nội dung nghiên cứu
- Tình hình nhiễm sán lá ruột lợn trên địa bàn 3 phường Hương Hồ,
Hương An, Hương Chữ thuộc thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Tình hình nhiễm ấu trùng sán lá ruột trong ốc vật chủ trung gian ở 3 phường
Hương Hồ, Hương An, Hương Chữ, thị xã Hương trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đánh giá hiệu quả tẩy sán lá ruột khi sử dụng thuốc tẩy Han - Dertyl B.
3.5. Chỉ tiêu nghiên cứu
- Tỷ lệ nhiễm sán lá ruột ở lợn trên địa bàn 3 phường Hương Hồ, Hương
An, Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm sán lá ruột lợn ở các nhóm tuổi:
• Sơ sinh đến 2 tháng tuổi.
• >2 tháng tuổi đến 4 tháng tuổi.
• >4 tháng tuổi đến 7 tháng tuổi.
• >7 tháng tuổi.
- Tỷ lệ nhiễm sán lá ruột theo phương thức cho ăn:
• Thức ăn nấu chín.
• Có ăn sống rau thủy sinh
• Có ăn sống rau cạn.
- Mật độ ốc và tỷ lệ ốc nhiễm ấu trùng sán lá ruột lợn ở các phường Hương
Hồ, Hương An, Hương Chữ thuộc Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Tỷ lệ ra sán lá ruột lợn.
- Tỷ lệ sạch sán lá ruột lợn sau khi tẩy 5 ngày, 10 ngày và 15 ngày.
22
3.6. Phương pháp nghiên cứu và vật liệu nghiên cứu
 Phương pháp lấy mẫu:
Chọn gia súc ngẫu nhiên, lấy mẫu từng cá thể, phân do lợn mới thải ra.
Lấy nhiều điểm trên đống phân, không lấy phần tiếp xúc với mặt đất, mỗi mẫu
lấy 10 – 15 g, cho vào túi nilon có ghi đầy đủ thông tin: số mẫu, địa điểm, tên
chủ hộ, …và các thông tin khác được ghi trong sổ số liệu thô.

 Phương pháp kiểm tra mẫu:
• Phương pháp lắng cặn :
Nguyên lý : dựa vào sự chênh lệch tỷ trọng của trứng với nước lã (d =1)
để tách trứng ra khỏi phân.
Các bước tiến hành :
Bước 1: Lấy 5 - 10 g phân cho vào cốc thuỷ tinh, cho vào một lượng nước
vừa để khuấy tan phân, lọc qua rây vào cốc tam giác ta được dung dịch lọc.
Bước 2:
- Đổ nước vào đến vạch 500 ml, chờ trong thời gian 15 – 30 phút sau đó
đổ nước ra.
- Đổ nước vào chờ thời gian t2 < t1, làm như vậy 3 - 5 lần cho 1 mẫu.
Bước 3: Sau khi đổ nước lần cuối ra, đổ cặn vào đĩa petri rồi nhỏ một giọt
xanh methylen vào để nhuộm màu các cặn và dễ phân biệt trứng sán.
Bước 4: Dùng ống hút nhỏ hút cặn lên lam kính, đặt lamen lên và kiểm
tra dưới kính hiển vi.
Bước 5: Đọc và ghi kết quả.
• Phương pháp đếm trứng Stoll:
Nguyên lý: dựa vào tính nhớt của dung dịch NaOH 0,1N để hòa đều
trứng trong dung dịch.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Cân 4g phân cho vào cốc đong.
Bước 2: Cho dung dịch NaOH 0,1N vào cốc đong đến vạch 60ml, sau đó
lấy đũa thủy tinh khuấy tan phân.
Bước 3:
- Dùng đũa thủy tinh khuấy đều rồi dừng lại đột ngột, lấy ống hút có vạch
chia hút 0,15 ml dung dịch trong cốc đong.
23
- Nhỏ 0,15 ml dung dịch lên các phiến kính, đặt lamen lên và kiểm tra
dưới kính hiển vi. Có thể nhỏ từ 3 đến 4 tiêu bản hoặc hơn.
Bước 4: Đếm trứng sán lá ruột lợn có trong 0,15 ml dung dịch đã được

làm thành nhiều tiêu bản
Nên làm nhiều lần rồi lấy kết quả trung bình.
Cách tính kết quả:
Số trứng trong 1g phân= x *100
(x: số trứng trung bình đếm được trong 0,15ml dung dịch)
 Tính mật độ ốc vật chủ trung gian:
Dùng 4 m dây và 4 cọc nhỏ. Khi xuống ruộng cắm 4 cọc và giăng dây tạo
thành hình vuông có diện tích 1 m2, đếm số ốc trong ô. Tính mật độ ốc ở 5 điểm
khác nhau sau đó tính mật độ ốc trung bình.
 Phương pháp mổ ốc:
Ốc bắt về đem mổ, bỏ phần vỏ và phần miệng. Lấy phần gan tụy ốc
nghiền với nước sinh lý 0,9 % đem soi dưới kính hiển vi tìm ấu trùng.
Thu thập kết quả
Tỷ lệ nhiễm = Số mẫu dương tính
Số mẫu kiểm tra
Cường độ nhiễm
100 - 500 trứng / 1g phân +
600 - 1000 trứng / 1 g phân + +
> 1000 trứng / 1 g phân + + +
 Sử dụng thuốc tẩy Han -Dertyl B:
Chọn những lợn có kết quả xét nghiệm dương tính với cường độ nhiễm
(+). Sau khi trộn thuốc vào thức ăn cho lợn ăn, ghi lại ngày tẩy và theo dõi lợn
trong vòng 24 – 48g, kiểm tra phân thường xuyên để tìm sán.
Sau khi tẩy 5 ngày, 10 ngày và 15 ngày thì lấy mẫu phân của những lợn
đã tẩy làm xét nghiệm bằng phương pháp lắng cặn để tìm trứng sán trong phân.
Tỷ lệ ra sán = Số lợn tẩy có ra sán
Tổng số lợn được tẩy
Tỷ lệ sạch sán = Số lợn tẩy ra sạch sán
24
Tổng số lợn được tẩy

 Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu
• Vật liệu nghiên cứu:
Thuốc tẩy sán lá Han – Dertyl B của công ty Hanvet
Thành phần:
Mỗi viên nén chứa:
Triclabendazole 300 mg
Albendazole 300 mg
Chỉ định:
Đặc trị bệnh sán lá gan trâu bò (cả 3 giai đoạn), sán lá ruột lợn, sán lá ống
mật, sán dây.
Tẩy sạch các loại giun tròn: Giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim, giun phổi
Liều lượng và cách dùng:
1 viên/ 50 kg TT.
Quy cách:
Viên 600 mg , lọ 20 viên
• Dụng cụ nghiên cứu:
Cốc thủy tinh
Đũa thuỷ tinh
Kính hiển vi
Cốc tam giác
Cốc đong
Ống hút nhỏ
Rây lọc
Ống hút có vạch chia
Phiến kính
Lamen
Đĩa petri
Xanh methylen
Dung dịch NaOH 0,1N
Thùng chứa mẫu

Túi đựng mẫu
Cân phân tích
Nước sinh lý 0,9%
25

×