Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Bước đầu nghiên cứu sự ảnh hưởng của tần suất khai thác tới chất lượng tinh dịch gà trống cảnh thái lan và tân châu nuôi tại thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (751.05 KB, 50 trang )

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Ngành chăn nuôi nước ta đã và đang trở thành thế mạnh trong sản xuất
nông nghiệp. Sản phẩm chăn nuôi không những đáp ứng đủ nhu cầu trong nước
mà còn phục vụ cho xuất khẩu. Chăn nuôi gia cầm phát triển cung cấp nguồn
thực phẩm, tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, giải quyết công ăn
việc làm cho lao động nhàn rỗi ở nơng thơn, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu
nơng nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nước ta. Xã hội ngày càng phát
triển, nhu cầu của con người càng tăng cả về số lượng và chất lượng gia cầm,
địi hỏi các nhà nghiên cứu phải tìm hiểu ra các biện pháp lai tạo giống mới. Thú
chơi cây cảnh, cá cảnh, chó cảnh... đã phát triển rất nhanh từ nhiều năm nay.
Trong thời gian gần đây đã có rất nhiều người còn chọn gà để chơi cảnh [50].
Để chọn được một cặp gà giống đẹp (gồm con trống và con mái) có nhiều
cách, người chơi có thể mua lại, trao đổi với những người cùng chơi hoặc tự tay
cho ấp trứng, sau đó chọn ra những con tốt để chơi và làm giống. Người đam mê
gà thực thụ thường chọn cách thứ hai, bởi ai cũng muốn tự tay ni nấng, chăm
sóc những chú gà “cưng” theo sở thích ngay từ khi chúng vừa chào đời. Sau khi
chọn được giống gà tốt, việc lai tạo thế nào để giữ giống và làm cho giống ngày
càng tốt hơn cũng không phải là việc đơn giản. Trong thực tế có những lồi gia
cầm có tuổi lớn khơng đủ khả năng giao phối tự nhiên, hoặc có những con gà
trống thường xuyên hành hạ gà mái trong mỗi lần giao phối, những cặp gà
khơng tương thích thường gây nhiều khó khăn cho việc giao phối tự nhiên. Thụ
tinh nhân tạo trực tiếp sẽ giảm được một số lượng gà trống cần thiết và sẽ quen
thuộc và chủ động hơn với các nông dân chăn nuôi gia cầm cũng như những
người chơi gia cầm cảnh để có thể tạo ra được những giống mà mình mong
muốn. Chăn ni gia cầm có lợi nhuận phụ thuộc vào chất lượng gà con, thức ăn
và quản lý tốt. Để sản xuất gà đủ cho nhu cầu ngày càng tăng, gà con gà thịt
khỏe mạnh và các giống mới phải được sản xuất. Nhiều trang trại gia cầm
thương phẩm chú ý việc nuôi dưỡng gà bố mẹ để thực hiện việc thụ tinh nhân
tạo có thể làm giảm chi phí quản lý.
Để tránh thiệt hại trong khả năng sinh sản, đánh giá thích hợp của tinh


dịch trước khi thụ tinh nhân tạo hoặc lưu trữ là rất quan trọng [43]. Chất lượng
tinh dịch vẫn là một trong những đặc điểm quan trọng nhất quyết định khả năng
1


sinh sản của con trống. Trong tất cả các loài gia cầm, các thông số chất lượng
tinh dịch thay đổi theo tuổi của con trống dẫn đến sự suy giảm khả năng sinh sản
theo tuổi [28]. Để có được số lượng tối đa tinh trùng và duy trì cao tỷ lệ sản xuất
tinh trùng, tinh dịch cần phải được khai thác theo một tần suất thích hợp. Việc
đánh giá các đặc tính chất lượng tinh dịch của các lồi gia cầm cho một chỉ số
tuyệt vời về tiềm năng sinh sản của chúng và đã được báo cáo là một yếu tố
quyết định lớn của khả năng sinh sản ở gia cầm [41]. Ba chỉ tiêu quan trọng nhất
thường được đánh giá về chất lượng của tinh dịch là nồng độ tinh trùng, khả
năng tồn tại và vận động của tinh trùng [10]. Do vậy, việc đánh giá tinh dịch là
rất quan trọng đối với việc lưu trữ tinh dịch và thụ tinh nhân tạo.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Bước đầu
nghiên cứu sự ảnh hưởng của tần suất khai thác tới chất lượng tinh dịch gà
trống cảnh Thái Lan và Tân Châu ni tại Thừa Thiên Huế”.
Mục đích của đề tài nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của tần suất khai thác
tới chất lượng tinh dịch gà trống cảnh giống Thái Lan và Tân Châu, trên cơ sở
đó đưa ra được những kết luận về việc khai thác tinh sao cho hợp lý để thu được
hiệu quả tốt nhất của việc thụ tinh nhân tạo.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Thú chơi cây cảnh, cá cảnh, chó cảnh, chim cảnh... đã phát triển rất nhanh
từ nhiều năm nay. Đời sống của người dân càng nâng cao cũng kéo theo nhu cầu
về chất lượng cuộc sống cũng tăng. Các nhà lai tạo gà có thể rất thất vọng khi

con gà đẹp nhất lại khơng thể sinh sản. Gà thường khơng sinh sản vì lý do nhút
nhát, khiếm khuyết thể chất, ngoại hình khơng thuận lợi, thiếu hứng thú hay
khơng thể thích nghi với bầy đàn. Nếu gà không thể sinh sản dẫu mọi điều kiện
đều phù hợp thì thụ tinh nhân tạo có thể là câu trả lời.
2.1. Sơ lược về tình hình chăn nuôi gia cầm trên thế giới và trong nước
2.1.1. Tình hình chăn ni gia cầm trên thế giới
Trước đây, chăn nuôi gia cầm chỉ là một ngành sản xuất phụ. Ni gia
cầm chỉ để có thêm ít thức ăn hàng ngày, có thêm chút ít tiền và trong nhiều
trường hợp ni gia cầm chỉ mang mục đích tiêu khiển (gà nuôi làm cảnh xem
chơi, gà nuôi để tham gia lễ hội...). Trong vài ba chục năm trở lại đây, chăn ni
gia cầm đã có bước phát triển nhảy vọt. Chăn nuôi gia cầm đã chuyển từ phương
thức chăn nuôi “nông nghiệp” sang phương thức chăn nuôi “công nghiệp”. Các
tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được nghiên cứu, ứng dụng nhanh chóng trong
chăn ni gia cầm. Kết quả của q trình này là các đơn vị chăn ni gia cầm
quy mô lớn thay thế dần cho các cơ sở chăn nuôi nhỏ - một sự chuyển đổi cơ
bản trên tất cả các lĩnh vực của ngành sản xuất chăn nuôi gia cầm. Nhờ việc ứng
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về di truyền, giống, dinh dưỡng, công nghệ
sản xuất, máy ấp trứng... mà chăn gia cầm thế giới đã phát triển nhanh cả về số
lượng đầu con, sản lượng trứng, thịt, chất lượng sản phẩm, giá thành trong sản
xuất sản phẩm gia cầm giảm đi, chất dinh dưỡng cung cấp cho con người với giá
rẻ ngày càng tăng lên nhờ vào nguồn trứng và thịt gia cầm.
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới – FAO năm 2009
có tổng đàn gà 14.191,1 triệu con và tổng đàn vịt là 1.008,3 triệu con [54]. Tốc
độ tăng về số lượng vật nuôi hàng năm của thế giới trong thời gian vừa qua
thường chỉ đạt trên dưới 1% năm. Chăn nuôi gà đứng thứ nhất là Trung Quốc
4.702,2 triệu con gà, đứng thứ nhì là Indonesia 1.341,7 triệu, đứng thứ ba là
Brazin 1.205 triệu, đứng thứ bốn là Ấn Độ 613 triệu và đứng thứ năm là Iran
513 triệu con gà. Việt Nam về chăn nuôi gà có 200 triệu con đứng thứ 13 thế
giới. Chăn ni Vịt đứng thứ nhất là Trung Quốc có 771 triệu con, đứng thứ nhì
3



là Việt Nam 84 triệu, đứng thứ ba là Indonesia 42,3 triệu, đứng thứ bốn là
Bangladesh 24 triệu và đứng thứ năm là Pháp có 22,5 triệu con Vịt. Về số lượng
gia cầm của thế giới, các nước Trung quốc, Hoa kỳ, Ấn Độ, Brazin, Indonesia,
Đức là những cường quốc trong khi đó Việt Nam cũng là nước có tên tuổi về
chăn nuôi: đứng thứ 2 về số lượng vịt, thứ 4 về heo, thứ 6 về số lượng trâu và
thứ 13 về số lượng gà.
Bảng 1: Phân bố các sản phẩm chăn nuôi gia cầm các châu lục
Khu vực

Thịt (Tấn)

Trứng (Tấn)

Thế giới

281.559.080

67.407.747

Châu Á

116.444.776

41.886.866

Châu Âu

54.907.302


10.244.511

Châu Mỹ

90.242.299

12.537.742

Châu Phi

14.080.603

2.512.848

Châu Úc

5.884.100

225.780

Bình quân kg / đầu người / năm

41,7
9,98
(Nguồn: FAO, 2009) [54]
Về sản lượng thịt: Tổng sản lượng thịt của Châu Á là 116,4 triệu tấn trong
đó thịt gà 21.287,1 nghìn tấn và thịt vịt 2.884,9 nghìn tấn. Cơ cấu về các loại thịt
của Châu Á: thịt gà chiếm 18,21%, vịt chiếm 2,40% tổng sản lượng thịt. Năm
nước có nhiều thịt gà nhất ở Châu Á: thứ nhất Trung Quốc 11,4 triệu tấn, thứ hai

Iran 1,6 triệu tấn, thứ ba Indonesia 1,4 triệu tấn, thứ tư Nhật Bản 1,39 triệu tấn,
thứ năm Turkey 1,29 triệu [54].
Về sản lượng trứng gia cầm: Tổng sản lượng trứng của thế giới năm 2009
là 67,4 triệu tấn, bình quân đầu người năm là 9,98 kg trứng. Mười cường quốc
sản xuất trứng trên thế giới: thứ nhất là Trung Quốc 25,6 triệu tấn/năm chiếm
trên 40% tổng sản lượng trứng của tồn cầu, thứ nhì là Hoa kỳ 5,3 triệu tấn năm,
thứ ba Ấn Độ 2,67 triệu tấn, thứ tư là Nhật 2,5 triệu tấn, thứ năm là Mexico 2,29
triệu tấn, thứ sáu là Liên Bang Nga 2,1 triệu tấn, thứ bảy là Brazin 1,85 triệu tấn,
thứ tám là Indonesia 1,38 triệu tấn thứ chín là Pháp 878 tấn và thứ mười là Thổ
Nhĩ Kỳ 795 tấn [54].
Do đặc điểm địa lý, khí hậu, truyền thống dân tộc, khả năng đầu tư và
trình độ cơng nghiệp hố, hiện đại hố trong chăn ni gia cầm cùng với thói
quen tiêu dùng... mà đàn gia cầm phân bố khơng đồng đều. Có thể nói hơn nửa
4


thập kỷ qua, khơng có ngành chăn ni nào lại đạt tốc độ phát triển cao cả về số
lượng và chất lượng như ngành chăn ni gia cầm, trong đó các thành tựu khoa
học và công nghệ đã giữ vai trị quyết định. Cơng tác giống đối với gia cầm, đối
tượng vật nuôi đã và đang được áp dụng nhiều nhất và có hiệu quả nhất các tiến
bộ của di truyền trong công tác chọn lọc, lai tạo giống mới và sử dụng ưu thế lai
để tạo ra các tổ hợp lai tối ưu đối với các giống gia cầm chuyên thịt, chuyên
trứng cao sản cũng như để cải tạo các giống địa phương. Nếu như ở thập niên
60-70 chỉ là các tổ hợp lai giữa 2 giống hay 2 dòng hoặc ở thập niên 70-80 là
các tổ hợp lai giữa 3 dịng thì ở những năm 80 trở lại đây, các con lai giữa 4, 6, 8
dòng với ưu thế lai và năng suất cao nhất đã được sử dụng rộng rãi trong sản
xuất. Các hãng giống nổi tiếng hiện nay như Arbor Acres, Hubbardm Avian,
Cobb, Hyline, H&N, Peterson, Dekalb, Euribrid (Hà Lan); Gnmaud Freres...
(Pháp); Ross, Chery Valley (Anh); Lohmann (Đức); Shaver (Canađa); Tetra
Babolna (Hungari)... đã cung cấp cho ngành gia cầm thế giới những giống tuyệt

hảo. Những giống gà chuyên thịt lông trắng mà một gà bố mẹ có thể sản xuất
150-160 gà con/năm, gà thịt thương phẩm chỉ cần nuôi 38-42 ngày đã đạt khối
lượng sống 2,0-2,3kg, tiêu tốn 1,70-1,90kg thức ăn/kg tăng trọng. Các gà chuyên
trứng vỏ trắng hoặc vỏ nâu với năng suất 310-340 trứng/năm, tiêu tốn 2,0 2,2kg thức ăn/kg trứng. Các giống vịt siêu thịt mà một mái bố mẹ sản xuất được
170-180 vịt con/năm, vịt siêu thịt thương phẩm chỉ cần nuôi 45-47 ngày đã đạt
3,3-3,5 kg khối lượng và tiêu tốn 2,25 - 2,35 kg thức ăn/kg thịt. Các vịt siêu
trứng với sản lượng 300 - 320 trứng/năm... [5].
Ở các nước chậm phát triển, chăn ni gia cầm cịn phổ biến hình thức
chăn thả tự nhiên, ni tận dụng, nên năng suất thấp, hiệu quả chưa cao. Các nhà
chọn giống đã tập trung cải tạo các giống gà vịt địa phương. Qua lai tạo, chọn
lọc...đã tạo ra các giống mới vừa phù hợp với truyền thống địa phương, có sức
chống chịu cao với stress mơi trường, dễ thích nghi với các vùng tiểu khí hậu
khắc nghiệt, nóng và ẩm, dễ ni, ít bệnh tật, chúng lại phù hợp với các phương
thức chăn nuôi khác nhau (nuôi công nghiệp, bán công nghiệp hoặc chăn thả tự
nhiên). Sản phẩm (thịt, trứng) của các giống này rất phù hợp với thị hiếu tiêu
dùng do có chất lượng thơm ngon, giữ được hương vị của giống địa phương. Gà
thả vườn Sasso, Isa JA 75 (Pháp), Kabir (Israel)... có lơng nâu vàng, da vàng,
chân vàng (gần giống gà địa phương) rất dễ nuôi, năng suất hơn hẳn gà địa
phương, một mái sản xuất 155- 165 gà con/năm, gà thương phẩm thịt nuôi đến
5


63 ngày đạt khối lượng 2,0-2,3kg, tiêu tốn 2,3-2,4kg thức ăn/kg tăng trọng, thịt
thơm ngon là những giống đang được nuôi ở nhiều nước châu Âu, châu Á, châu
Phi. Các giống gà Tam Hoàng 882, Jiăngcun vàng, Lương phượng...tuy năng
suất thấp hơn các giống gà thả vườn nêu trên song lại được ưa chuộng ở Trung
Quốc và nhiều nước châu Á khác do thịt đặc biệt thơm, đậm đà, giá bán cao hơn
các giống gà khác 15-30%. Công nghệ sản xuất thức ăn gia cầm ngày nay đã
phát triển đến mức hoàn hảo, cung cấp cho mọi đối tượng và lứa tuổi gia cầm
nhu cầu dinh dưỡng cân đối, hợp lý và góp phần quyết định tới việc tăng hiệu

quả chăn nuôi và nâng cao chất lượng thịt, trứng.
Ở châu Á, có thể nói: giống mới, kỹ thuật mới kết hợp với phương thức
chăn nuôi truyền thống được cải tiến với quy mô chất lượng cao đã tạo điều kiện
để chăn nuôi vịt phát triển mạnh mẽ. Ngày nay chăn ni gia cầm đã có được sự
đảm bảo bởi việc sử dụng hợp lý các loại vacxin và kháng sinh để khống chế các
bệnh và đảm bảo bởi yêu cầu an tồn sinh học cho trại chăn ni. Cơng nghệ
sinh học đã góp phần cải thiện đáng kể thành quả về công tác ấp trứng nhân tạo,
công tác nhân giống và nuôi dưỡng gia cầm. Yêu cầu của việc hiện đại hố, tự
động hóa trong khâu giết mổ và chế biến các sản phẩm gia cầm lại chính là một
yếu tố thúc đẩy ngành gia cầm phát triển. Những thành tựu về khoa học và công
nghệ đã giúp ngành chăn ni gà broiler có được bước nhảy vọt lớn nhất về các
chỉ tiêu năng suất. Trong vòng 40 năm (1950-1990) để đạt được khối lượng xuất
chuồng l,82 kg của gà broiler, người ta đã giảm gấp đôi thời gian cần ni và
giảm 40% lượng thức ăn tiêu tốn.
2.1.2. Tình hình chăn nuôi gia cầm nước ta
Nghề chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam đã có từ lâu đời với quy mơ nhỏ, mỗi
gia đình chỉ ni vài con đến vài chục con, chăn thả tự do. Bên cạnh gà ri, vịt
bầu được nuôi phổ biến ở khắp mọi miền đất nước do dễ nuôi, sức chống chịu
cao, thịt thơm ngon, chịu khó kiếm mồi, ở từng vùng cịn có khá nhiều giống gia
cầm khác như: gà Hồ, gà Đông Cảo, gà Mía, gà Tre, gà Tàu vàng, gà chọi (gà
nịi), gà ác, gà mèo, vịt cỏ, vịt Ơ mơn, vịt Bạch tuyết, ngan nội, ngỗng cỏ, ngỗng
sư tử, gà tây... Vào những năm cuối thập kỷ 60, một số đàn gà công nghiệp lần
đầu tiên được nhập vào nước ta như: Hurbard thịt, Hubbard trứng (Hubbard
Golden Comet), ở miền Nam và gà chuyên thịt Comish, Plymout Rock, gà
chuyên trứng Sekxalin, Te ra, ở miền Bắc. Do chưa có kinh nghiệm, trình độ kỹ

6


thuật cịn hạn chế nên các đàn gà cơng nghiệp vào nước ta thời kỳ đó năng suất

rất thấp, dịch bệnh nhiều nên hiệu quả kém.
Trước đây, rất nhiều giống gà bố mẹ cao sản mà thế giới đã được nhập
vào nuôi ở nước ta như gà thịt: Hubbard, Arbor Acres (AA), Avian, ở miền
Nam, gà AA, ISA, Lohmann, Ross ở miền Bắc, các gà chuyên trứng màu như:
ISA Brown, Hyline, Brown Nick, Dekalb,Tetra, Lohmann Brown. Các giống gà
chuyên trứng chuyên thịt cao sản này đã tạo bước nhảy vọt về chỉ tiêu năng suất
trong chăn nuôi gà công nghiệp. Khi tiếp nhận giống mới, chúng ta được tiếp
nhận sự chuyển giao công nghệ mới, các tiến bộ kỹ thuật mới về chọn giống,
ni dưỡng, phịng bệnh, về dinh dưỡng, ấp nhân tạo và cả về tổ chức sản xuất,
quản lý và tiêu thụ sản phẩm. Đến nay chúng ta đã có các giống gà chun thịt
cơng nghiệp và chỉ với 45-49 ngày nuôi đã đạt khối lượng sống trên 2kg/con,
tiêu tốn 1,9-2,2kg thức ăn/kg tăng trọng, nhiều thịt và thịt ngon. Các giống gà đẻ
trứng trắng trứng màu một năm cho 280-320 quả trứng, tiêu tốn 1,5-1,7 kg thức
ăn/10 quả trứng [2]. Việc không ngừng nghiên cứu, lựa chọn các tổ hợp lai tối
ưu giữa các giống trong điều kiện nước ta, đặc biệt là việc nghiên cứu để xác
định tiêu chuẩn dinh dưỡng và phương pháp cho ăn đối với các giống gà nhập
nội đã đạt được những tiến bộ kỹ thuật có giá trị khoa học và thực tiễn cao.
Chăn nuôi gà chăn thả với các giống truyền thống địa phương cũng không
ngừng phát triển và hiệu quả ngày càng tăng bởi các giống địa phương đã được
đầu tư để bảo tồn quỹ gen nhằm chọn lọc để nâng cao năng suất. Việc kết hợp
sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc tự chế biến đảm bảo các nhu cầu dinh dưỡng
và các biện pháp vệ sinh thú y, sử dụng vaccin phòng bệnh đối với các đàn gà ta
đã nâng cao đáng kể hiệu quả trong chăn nuôi nông hộ. Nhiều giống gà thả
vườn, lông màu, dễ nuôi, khả năng cho thịt cao, khả năng sinh sản tốt thịt thơm
ngon đã được nhập vào nước ta và được người chăn ni ưa chuộng như gà Tam
Hồng 882 nhập năm 1993 từ Quảng Đông (Trung Quốc), gà Jiăng Cun vàng
nhập năm 1995 từ Hồng Kơng. Gà Tam Hồng (lông vàng, da vàng, chân vàng)
rất được ưa chuộng ở nước ta. Gà bố mẹ đạt năng suất trứng 130-150 quả, sản
xuất 95 - 106 gà con/mái, gà thịt nuôi 10-11 tuần tuổi đạt khối lượng cơ thể l,3 1,6kg, tiêu tốn 3,2- 3,5kg thức ăn/kg tăng trọng, thịt thơm ngon. Ngoài ra cổ gà
Lương Phượng hoa, nhập năm 1995 từ Quảng Tây (Trung Quốc), một mái sản

xuất 120 - 130 gà con, gà thịt nuôi 10 tuần tuổi đạt khối lượng 1,5 - 1,6kg, tiêu
tốn 2,4 - 2,6 kg thức ăn/kg tăng trọng. Gà lông màu chịu nhiệt và ẩm độ cao,
7


thích ứng nhanh với Stress của mơi trường, có thể nuôi công nghiệp, bán công
nghiệp, thả vườn như Sassa nhập năm 1996 từ Pháp, Kabir nhập năm 1997 từ
Israel, có các chỉ tiêu năng suất cao hơn: một mái sản xuất 140 - 150 gà con, gà
thịt nuôi 9 tuần tuổi đạt khối lượng trên 2kg, tiêu tốn 2,2 - 2,4kg thức ăn/kg tăng
trọng. Người ta đã lưu ý là các tổ hợp lai giữa các giống gà ta với các giống
nhập ngoại để tạo gà lông màu thả vườn, vẫn giữ được các đặc tính quý của gà
ta như dễ nuôi, khả năng tự kiếm ăn, thịt thơm ngon, mà lại tăng đáng kể khả
năng đẻ trứng và khả năng cho thịt, giảm chi phí thức ăn, tăng hiệu quả kinh tế.
Đó là các tổ hợp lai giữa gà Tam Hồng với gà Ri; giữa gà Hồ, gà mía, gà Tàu
vàng với gà Tam Hoàng; giữa gà Kabir với gà Ri. Các gà lai Rhode x Ri hay
BT1 một năm đẻ 180-200 trứng, tiêu tốn 1,8- 1,9kg thức ăn/l0 trứng lâu nay vẫn
được ưa chuộng để vừa nuôi lấy trứng vừa để nuôi lấy thịt [2]. Các tổ hợp lai
kinh tế đã làm đa dạng hố tập đồn giống gà thả vườn cho chương trình phát
triển kinh tế nơng hộ gia đình.
Theo FAO (2010), đàn gia cầm nước ta năm 2010 có 286,834 triệu con,
trong đó đàn gà có 218,201 triệu con, đàn vịt có 68,633 triệu con. Tăng 5,87%
so với cùng kỳ năm trước [21]. Đàn gà ở nước ta phân bố không đều, tập trung
chủ yếu ở phía Bắc (66%) trong đó chủ yếu ở vùng núi và Trung du phía Bắc
(27,5%) và vùng đồng bằng sơng Hồng (24,7%). Đàn gà phía Nam khơng nhiều
(34%) và chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (15,6%). Năm
2009, tổng đàn gia cầm đạt 280,10 triệu con tăng 12,83% so với thời điểm 2008.
Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 47 trên thế giới và thứ 5 ở khu vực ASEAN về
sản xuất thịt và trứng gia cầm. Năm 2009, sản lượng thịt gia cầm hơi xuất
chuồng năm 2009 ước đạt 502,8 nghìn tấn, tăng 12,16%, sản lượng trứng gia
cầm các loại ước đạt 592,1 triệu quả, tăng 8,98% so với năm 2008 [1].

Bảng 2: Số lượng gia cầm trong nước ta qua các năm [21]
Năm
Đối tượng

2008

2009

2010

Tổng (triệu con)

252,0

280,10

286,8

Gà (triệu con)

201,0

228,0

218,2

Vịt (triệu con)

51,0


52,9

68,6

Cùng với sự phát triển nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng và hiệu quả
của chăn nuôi gà, chăn nuôi vịt và thủy cầm khác cũng đã được quan tâm và có
8


bước phát triển đáng kể. Nhiều giống vịt năng suất cao đã được nhập vào nước
ta như vịt Bắc Kinh (1970), vịt Anh đào Hung (1975, 1983), vịt Anh đào Tiệp
(1980), vịt Szarwas (1990). Đặc biệt là nhập vịt siêu thịt CV. Super M (1989,
1990) nuôi 56 ngày, đạt khối lượng sống 2,6 - 2,8kg, tiêu tốn 2,8-3,0kg thức
ăn/kg tăng trọng [5].
Trên 44% đàn vịt tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long. Chăn nuôi
ngỗng không phát triển ở quy mô nhỏ ở một số địa phương, giống ngỗng
Rheiland được nhập vào nước ta năm 1972 từ Hungari. Chăn nuôi ngan đang có
xu hướng phát triển nhanh do thịt ngon, thị hiếu sử dụng tăng. Viện chăn nuôi đã
nhập 2 dòng ngan Pháp R31 và R51 vào năm 1992 và năm 1996 với các chỉ tiêu
sinh sản và khả năng cho thịt cao hơn rất nhiều so với ngan nội. Ngan Pháp khi
lai với ngan nội đã cải thiện rõ rệt khả năng sinh sản và khả năng cho thịt, giảm
chi phí thức ăn. Cơng thức lai giữa ngan Pháp R31 và vịt CV. Super M để tạo
con Mulard với khả năng tăng trọng, khả năng cho thịt, hiệu quả sử dụng thức ăn
đều cao hơn bố và mẹ. Chăn nuôi bồ câu, chim cút đang phát triển do nhu cầu
tiêu dùng tăng và hiệu suất sử dụng chuồng trại cao. Đàn bồ câu Pháp mới được
nhập vào nước ta từ 1996 có năng suất cao hơn hẳn bồ câu nội. Việt Nam có
nhiều giống gà nội được chọn lọc thuần hố từ lâu đời như gà Ri, gà Mía, gà Hồ,
gà Hơ Mông, gà Tre, gà ác v.v... Một số giống trong đó có chất lượng thịt trứng
thơm ngon như gà Ri, gà Hơ Mông. Tuy nhiên, do không được đầu tư chọn lọc
lai tạo nên năng suất còn rất thấp (khối lượng xuất chuồng chỉ đạt 1,2- 1,5

kg/con với thời gian nuôi kéo dài 6–7 tháng, sản lượng trứng chỉ đạt 60-90
quả/mái/năm. Một số giống quý nhưng chỉ tồn tại ở một số địa bàn rất hẹp như
gà Hồ, gà Đơng Tảo, gà Mía. Việc sản xuất và cung cấp con giống diễn ra tại
các hộ gia đình chăn ni chủ yếu theo hình thức tự sản, tự tiêu tại địa phương.
Do các đơn vị chỉ nhập khẩu giống bố mẹ và số lượng ít giống ơng bà, không
giữ được giống lâu dài, nên hàng năm các cơ sở này phải nhập giống mới
thay thế. Như vậy, chăn ni gà hồn tồn lệ thuộc vào nước ngồi về các
giống có năng suất cao. Những năm qua, cả nước nhập khẩu khỏang 1 triệu
gà bố mẹ, và 4.000 - 5.000 gà ông bà mỗi năm để sản xuất giống thương
phẩm cung cấp cho chăn nuôi gà trong nước. Đây là tồn tại lớn trong ngành
chăn nuôi gà nước ta cần có sự thay đổi, đầu tư lớn trong chính sách đề xuất
để có thể chủ động con giống chất lượng cao các giống cao sản cung cấp cho
sản xuất. Việc sản xuất giống tự cung, tự cấp, khơng có cơ sở giống gốc,
9


khơng có chọn tạo... dẫn đến con giống có thể bị đồng huyết làm giảm năng
xuất, hiệu quả chăn nuôi của các giống nội địa, thậm chí cịn nguy cơ triệt tiêu
các giống quý hiếm. Các giống gà nôi cần được quan tâm để bảo tồn và phát huy
các những tính năng ưu việt phù hợp với chăn ni nơng hộ, nhất là tại các vùng
nông thôn, trung du, miền núi.
Gần đây, trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (Viện Chăn nuôi)
đã thành công bước đầu trong việc nuôi thử nghiệm đà điểu châu Phi. Hiện nay,
trung tâm đã tiến hành đề tài "Nghiên cứu chọn tạo và phát triển 4 dịng gà lơng
màu hướng thịt” với mục tiêu chọn tạo bộ giống gà thịt lông màu năng suất, chất
lượng cao phục vụ chăn nuôi tập trung gồm 4 dịng: Dịng trống TP4: Lơng màu
nâu cánh gián, khối lượng cơ thể 56 ngày tuổi đạt 2,2-2,3kg. Dịng mái TP1:
Lơng màu vàng nâu nhạt xám tro cườm cổ, năng suất trứng đạt 175-178
quả/mái/năm. Dịng mái TP2: Lơng màu vàng xám tro, cườm cổ, năng suất
trứng đạt 170-172 quả/mái/năm. Dòng mái TP3: Lông màu nâu xám tro, cườm

cổ, năng suất trứng đạt 179-183 quả/mái/năm. Song song q trình chọn tạo
nhóm tác giả đã tiến hành lai giữa các dòng (TP4 x TP3; TP4 x TP1 và TP4 x
TP2) để tạo con thương phẩm, kết quả theo dõi cho thấy: Gà có lơng màu vàng,
nâu vàng có sọc đen đặc trưng của gà chăn thả. Chân, mỏ, da màu vàng, phù hợp
với thị hiếu của người tiêu dùng. Nhìn tổng quan: chăn nuôi gia cầm nước ta
đang phát triển khá nhanh và vững chắc cả về quy mô, sản lượng, chất lượng và
hiệu quả. Sắp tới khi chúng ta mở được thị trường tiêu thụ và ký các hiệp định
thú y, thì thịt vịt và các sản phẩm từ con vịt và thịt gà "ta" đông lạnh chắc chắn
sẽ được xuất khẩu tới các thị trường có hiệu quả cao như: Nhật Bản, Hồng
Kông, Singapo, Đài Loan, Hàn Quốc... Hiện nay cũng như lâu dài, ngành gia
cầm nước ta cần phát triền nhanh hơn để đáp ứng yêu cầu tiêu thụ nội địa ngày
càng tăng và để xuất khẩu. Nhằm khai thác tối đa tiềm năng của đất nước, chăn
nuôi gia cầm cần đẩy mạnh phong trào chăn nuôi, tận dụng ở nông thôn, kết hợp
phương thức nuôi bán công nghiệp và thả vườn ở mọi vùng đồng bằng, trung du,
miền núi dần dần hình thành các trang trại quy mơ lớn nhằm tạo sản phẩm hàng
hoá về gia cầm, năng suất khá, chất lượng thịt trứng thơm ngon, an toàn vệ sinh,
phù hợp với thị hiếu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
2.1.3. Tình hình phát triển thụ tinh nhân tạo gia cầm

10


Năm 1677, Leeuwenhoek đã phát hiện tinh trùng qua kính hiển vi. Thụ
tinh nhân tạo được sử dụng trong nhiều lồi động vật khơng phải con người, bao
gồm cừu, ngựa, gia súc, lợn, chó, gà tây, thậm chí cả lồi ong mật. Thụ tinh
nhân tạo cũng được áp dụng rộng rãi với gia cầm. Tinh dịch thu thập, xử lý và
thụ tinh nhân tạo đã được nghiên cứu bởi Sexton (1979) và Lake (1986) và gần
đây hơn là của Donoghue và Wishart (2000). Những người tiên phong trong lĩnh
vực thụ tinh nhân tạo gia cầm là Burrows và Quinn (1937), họ đã phát triển
phương pháp massage bụng và cố định chắc chắn để thu thập tinh dịch. Với sự

dễ dàng thu thập tinh dịch gia cầm và gần gũi của con gà mái trong các trang trại
chăn nuôi lớn, thụ tinh nhân tạo được sử dụng rộng rãi với tinh trùng tươi được
thu thập. Thụ tinh nhân tạo được sử dụng phần lớn cho chăn ni gà tây vì giao
phối là khó khăn và để lai tạo những giống gà cảnh theo ý muốn. Vào năm 1985,
Wee Yean Een lai gà ác với gà tre nhật để lấy màu và kiểu đuôi dựng đứng…
Ở nước ta, năm 2002 được sự giúp đỡ của Cty Grimaud Freres của Cộng hòa
Pháp đã giúp cho Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên đào tạo và chuyển giao
công nghệ thụ tinh nhân tạo cho thủy cầm. Đến nay Trung tâm Nghiên cứu vịt
Đại Xuyên đã thành công trong việc thụ tinh nhân tạo cho ngan vịt để tạo ra con
lai ngan vịt [48]. Ngày 25/6/2008 Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã đề
nghị Cơng ty Gia cầm TP.HCM sản xuất thử dịng gà ác mới là gà ác có lơng
chân và gà ác khơng có lơng chân cho nhiều trứng nhờ phương pháp thụ tinh
nhân tạo. Hiện nay, thụ tinh nhân tạo đã và đang được áp dụng phổ biến trong
chăn nuôi với những lợi ích mà nó mang lại.
2.2. Đặc điểm sinh lý sinh dục gia cầm trống
2.2.1. Cơ quan sinh dục gia cầm trống
Cơ quan sinh dục của gà trống gồm tinh hoàn, mào tinh hoàn, ống dẫn
tinh và cơ quan giao cấu (bộ phận này khá phát triển ở thuỷ cầm, đà điểu).
Tinh hồn là cơ quan đơi, hình ơvan hoặc hình hạt đậu, màu trắng ngà, nằm
trong khoang bụng, ở vị trí trước thận. Ở gà trống trưởng thành, trong thời kỳ
hoạt động sinh dục, tinh hoàn dài tới 4,7; đường kính 2,5 - 2,7 cm; khối lượng 17
– 19 g. Thời kỳ thay lông, khối lượng giảm tới 3-5 g. Ở ngỗng và vịt trống có sự
thay đổi theo mùa của khối lượng tinh hoàn. Vào khoảng tháng 12, tinh hồn của
vịt trống có khối lượng 2,6 g; cịn trong tháng 6 là 3,9 g. Tinh hồn được bọc một
lớp màng trắng, từ lớp màng này ăn sâu vào là những sợi liên kết yếu. Những ống
sinh tinh gấp khúc nối với nhau, tạo thành mạng lưới dày. Những phần riêng biệt
11


của ống sinh tinh hơi phình to. Ở đây diễn ra sự hình thành tế bào sinh dục. Trên

bề mặt cắt ngang của ống gấp khúc, ta thấy lớp ngoài cùng là mơ liên kết hình
sợi, mơ này tạo ra màng đáy. Bên trong nó có 5 - 6 lớp tế bào tạo thành độ dày
thành ống. Giữa các lớp đó có những tế bào hình chóp - tế bào Sertoiy, chân
những tế bào này nằm ở màng đáy, còn đỉnh của chúng hướng vào giữa ống.
Những tế bào này đảm nhiệm chức năng dinh dưỡng, giữa chúng có tế bào tinh
trùng ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Gần màng đáy, ống sinh tinh là
nguyên bào tinh, trên nó là tinh bào sơ cấp (cấp I) và tinh bào thứ cấp (cấp II),
sau đó là tiền tinh trùng và tinh trùng. Tinh trùng trưởng thành xâm nhập vào ống
dẫn tinh, từ đó vào mào tinh hồn và vào ống dẫn tinh. Mào tinh hoàn của gia cầm
phát triển yếu, một số lượng lớn ống dẫn từ mạng lưới tinh hồn ăn sâu vào đó.
Những ống dẫn nhỏ này tạo thành ống dẫn, là nơi bắt đầu của ống dẫn tinh.
Trong mào tinh hoàn, tinh trùng tiếp tục hoàn thiện và tăng thêm khả năng thụ
tinh của chúng. Tinh dịch được hình thành ở những ống gấp khúc trong tinh
hồn. Nó tạo ra mơi trường cần thiết để đảm bảo hoạt động sống của tế bào sinh
dục. Ống dẫn tinh có dạng hình ống nhỏ, gấp khúc, thành ống cấu tạo bởi lớp niêm
mạc, cơ và thanh mạc. Ống dẫn tinh nối với ống dẫn của mào tinh hoàn và vào
tận phần giữa của ổ nhớp. Phần cuối cùng ống dẫn tinh là chỗ phình to hình bong
bóng. Đây là nơi tích tụ tinh dịch. Trong huyệt, ống dẫn tinh được kết thúc bằng
những gờ nhỏ nằm ở phía ngoài ống dẫn nước tiểu. Cấu tạo của ống dẫn tinh thay
đổi phụ thuộc vào trạng thái chức năng của bộ máy sinh dục. Trong thời gian hoạt
động sinh dục, ống dẫn tinh to ra, thành ống dày lên, tăng số lượng gấp khúc [2;4].

Hình 1: Sơ đồ cấu tạo cơ quan sinh dục gà trống

12


Cơ quan giao cấu của gà trống và gà tây khơng phát triển. Nó chỉ là chỗ
phình hình bong bóng của ống dẫn tinh, nó nở to khi có kích thích sinh dục.
Ngồi ra, khi tinh hồn hoạt động cịn có sự tham gia của những nếp nhăn limpho

và những thể ống, nằm ở tận cùng của ống dẫn tinh. Khi giao cấu, ổ nhớp con
trống áp sát với lỗ huyệt con mái. Lúc này âm đạo được bộc lộ ra và tinh trùng
được phóng vào lỗ huyệt của con mái [2;4].
Ở ngỗng đực, cơ quan sinh dục ngoài cấu tạo từ hai thể xơ, nó phồng lên khi bị
cương cứng bởi dịng limpho. Giữa các thể này có các lớp niêm mạc tạo thành rãnh
dọc, tinh dịch được dẫn theo rãnh này. Lúc bình thường, bộ phận sinh dục nằm trong
ổ nhớp trên ruột già, khi giao cấu, nó lồi ra từ ổ nhớp do sự co bóp của cả 2 cơ đặc
biệt [4].
2.2.2. Sự tạo tinh trùng
Sinh tinh là quá trình phân chia và sự khác biệt mà tinh trùng được sản
xuất trong các ống sinh tinh các tinh hồn [25]. Q trình phát triển tế bào sinh
dục đực được chia làm bốn giai đoạn: sinh sản, sinh trưởng, trưởng thành và chín.
Cũng như q trình hình thành trứng, trong tất cả các giai đoạn này có sự cấu trúc
lại thể nhiễm sắc của nhân tế bào sinh dục và giảm số lượng nhiễm sắc thể. Do đó
trong tinh trùng cũng như trong tế bào trứng đều có bộ nhiễm sắc thể đơn bội [4].
Theo Phan Vũ Hải (2012) [4], giai đoạn tạo tinh trùng của gà phát triển
đồng thời với sự trưởng thành và biệt hoá bộ máy sinh dục, dưới tác động của hệ
thống thần kinh và hormone. Ở gà trưởng thành, tính chất chu kỳ của sự tạo tinh
trùng có thay đổi theo mùa của hoạt động sinh dục.
Trong giai đoạn sinh sản, nguyên bào ở màng đáy thành ống, được phân
chia nhiều lần bằng cách gián phân nhằm làm tăng số lượng. Sau đó, chúng
ngừng sinh sản và bắt đầu vào giai đoạn thứ hai - giai đoạn sinh trưởng. Những
tế bào này nằm trong vùng sinh trưởng, ống dẫn chất dinh dưỡng to ra, và tế bào
tăng về kích thước. Những tế bào như vậy gọi là tinh bào thứ nhất. Trong nhân
những nhân tế bào này, thể nhiễm sắc của nhân hình thành từng cặp, sau đó xảy ra
q trình tiếp hợp nhiễm sắc. Trong thời điểm này, chất dinh dưỡng vào nguyên
bào chậm dần và giai đoạn sinh trưởng cũng không được tiến hành nữa [4].
Trong nhân tế bào xuất hiện những nhiễm sắc tứ liên, trong lúc đó số
lượng nhiễm sắc tứ liên trùng với số đôi nhiễm sắc trong nguyên bào tinh. Tiếp
theo là giai đoạn trưởng thành. Giai đoạn này gồm hai lần phân chia liên tiếp.

Sau lần chia thứ nhất, mỗi tinh bào thứ nhất tạo thành 2 tinh bào thứ hai. Sau đó
13


bắt đầu phân chia lần thứ hai và mỗi tinh bào thứ hai tạo thành hai tế bào mới tiền tinh trùng, trong nhân của nó có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (1n). Tiền tinh
trùng có hình cầu và nhân tròn. Trong giai đoạn thứ 4 - tiền tinh trùng dần dần
biến thành tinh trùng. Nhân lệch về một phía. Tương bào dài ra. Tâm tế bào nằm
vng góc với bề mặt của nhân. Nhân được bao phủ chỉ bởi một lớp mỏng
tương bào. Phần này của tế bào tạo thành phần đầu tinh trùng. Trong phần kéo
dài của tế bào hình thành đi, quanh nó có tương bào co bóp được. Tinh trùng
hình thành hồn chỉnh được bao bọc đầu (chỏm) trong tương bào tế bào Sertoli,
nơi mà sau một thời gian ngắn, tinh trùng hoàn thiện, sau đó từ ống sinh tinh gấp
khúc, tinh trùng đi vào mào tinh hoàn và vào ống dẫn tinh [4]. Số lượng tinh trùng
được sản xuất là phụ thuộc vào số lượng có mặt các tế bào Sertoli và tế bào
Leydig. Phần ba mặt ngồi phía trước của đầu tinh trùng được bao bọc bởi một
"mũ" dày gọi là acrosome hình thành từ bộ máy Golgi [45]. Acrosome là các cấu
trúc bao phủ đầu tinh trùng và chứa các enzyme tương tự như các enzyme có
mặt trong các lysosome của các tế bào sinh dưỡng trong đó có hyaluronidase và
proteolytic enzyme có khả năng phân giải protein. Những enzyme này đóng vai
trọng trong quá trình xâm nhập của tinh trùng vào trứng. Trong giai đoạn trưởng
thành, tinh tử hoàn toàn phân biệt với sự hình thành cuối cùng của đi (gốc và
phần kết thúc), lắp ráp ty thể (giữa mảnh), phần cổ và hồn tồn ngưng tụ và tạo
hình của nhân tế bào [12].
Khả năng chuyển động và thụ tinh của tinh trùng ở các phần khác nhau của
bộ máy sinh dục con trống không giống nhau. Tinh trùng từ ống sinh tinh của
tinh hồn, khơng chuyển động và khơng có khả năng thụ tinh. Tinh trùng từ ống
của mào thụ tinh được 13%, còn từ ống dẫn tinh 74%. Tinh trùng từ mào của tinh
hồn ít chuyển động. Tinh trùng ở ống dẫn tinh có khả năng chuyển động mạnh
nhất [7]. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh tinh thống nhất trong một lồi và được ước tính là
12,8 ngày đối với gà trống trưởng thành [24].

Ở con trống đang phát triển, hormone tuyến yên kích thích sự phát triển tế
bào sinh dục, sự phát triển ống sinh tinh và sự tạo thành tế bào sinh dục tăng lên.
Thời gian sinh trưởng sinh dục của con trống phụ thuộc vào giống, điều kiện
thức ăn, chăn nuôi và nhiều nhân tố khác. Yếu tố tác động mạnh nhất là ánh
sáng, nó tác dụng tới tuyến n và thơng qua đó tác dụng tới tuyến sinh dục.
Thời gian kéo dài và mức độ chiếu sáng có ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng và
phát triển của tinh hồn ở động vật non và q trình hình thành tinh trùng của
14


con trống trưởng thành. Thành phần quang phổ của ánh sáng cũng có ý nghĩa.
Mức độ tác động lên tuyến yên và tuyến sinh dục được sắp xếp theo thứ tự sau:
đỏ, da cam, vàng, xanh lục và xanh da trời [4].
Thời gian trải qua các giai đoạn khác nhau của sự tạo tinh tinh trùng ở gà
con, gà dò phụ thuộc vào khả năng phát dục của giống. Như là trống Plymouth
rock nguyên bào thứ nhất xuất hiện vào tuần thứ 6, nguyên bào thứ 2 vào tuần
tuổi thứ 10, tiền tinh trùng vào tuần tuổi thứ 12, còn tinh trùng vào tuần tuổi thứ
16 - 20. Trống Leghorn tinh trùng xuất hiện vào tuần tuổi thứ 12 còn vào tuần tuổi
24 - 26 tinh trùng hồn tồn có khả năng thụ tinh được [4].
2.2.3. Phản xạ sinh dục và động tác giao cấu
Gà trưởng thành sinh dục khi cơ quan sinh sản phát triển, đã hoàn chỉnh
và bắt đầu có phản xạ sinh dục. Phản xạ sinh dục không điều kiện phức tạp của
gia cầm cũng như của động vật có vú bao gồm: a) Phản xạ lại gần; b) Chuẩn bị
cơ quan giao hợp; c) Phản xạ giao hợp; d) Phóng tinh.
Theo Phan Vũ Hải (2012) [4], những phản xạ sinh dục có liên quan với
nhau thì phản xạ giao hợp khơng xuất hiện khi khơng có phản xạ lại gần. Để có
được hiện tượng phóng tinh, cần có sự chuẩn bị của cơ quan giao hợp. Nếu như
một phản xạ nào đó mất đi thì các tổng hợp phản xạ khơng thể có được.
Phản xạ tiến lại gần của con trống ở dạng săn sóc sinh dục. Gà trống có
điệu nhảy sinh dục rất điệu nghệ, khi nó xoè một cánh xuống và vỗ vỗ, đi

những bước rất ngắn và uyển chuyển quanh gà mái, đồng thời cất tiếng kêu đặc
biệt nhằm mê hoặc con mái. Dạng khác của phản xạ lại gần là săn sóc ăn uống.
Gà trống kiếm hạt thức ăn hoặc một vật gì đó, cũng nâng lên hạ xuống liên hồi và
kêu những tiếng đặc trưng nhằm quyến rũ gà mái. Những dạng khác của phản xạ
tiến lại gần cũng có thể có. Gà trống có thể giao cấu 25 - 41 lần/ngày. Nếu gà
trống bị nhốt riêng, khi gặp gà mái có thể giao phối tới 13 - 29 lần/giờ.
Nếu hiện tượng giao cấu xảy ra nhiều thì sẽ giảm lượng tinh phóng ra và
nồng độ tinh trùng, nghĩa là giảm tỷ lệ thụ tinh. Trong một đàn nhiều trống mái,
thường có hiện tượng chọn lọc trong giao phối giữa một số cá thể với nhau. Hiện
tượng này phổ biến ở đàn ngỗng vì tỷ lệ thụ tinh của ngỗng thấp.
Phản xạ giao hợp ở gà là sự dính sát vào nhau của 2 ổ nhớp. Ở thuỷ cầm và
đà điểu là sự xâm nhập cơ quan giao cấu của con trống vào ổ nhớp của con mái.
Độ sạch của ổ nhớp có ý nghĩa rất quan trọng trong phản xạ giao cấu và ảnh
hưởng rất rõ đến tỷ lệ thụ tinh. Trong chăn nuôi, cần hết sức chú ý đến vấn đề
15


này. Theo kinh nghiệm của nơng dân, để trứng có tỷ lệ thụ tinh cao, mỗi tuần cần
rửa sạch phân ở khu vực xung quanh lỗ huyệt của cả gà trống và mái, thậm chí
nhổ bớt lơng xung quanh lỗ huyệt của gà trống nhằm làm cho lỗ huyệt của cả hai
áp sát vào nhau khi đạp mái. Gà trống sẽ phóng hết tinh vào lỗ huyệt gà mái dễ
dàng và trọn vẹn [4].
Khi phóng tinh, con trống thường phóng ít một nhờ cơ của cơ quan
sinh dục co bóp. Trung tâm thần kinh của sự phóng tinh nằm ở phần hơng tuỷ
sống. Thần kinh phó giao cảm đi tới tận cơ quan sinh dục, kích thích những
thần kinh này làm giảm sự phóng tinh, cịn kích thích thần kinh giao cảm làm
tăng sự phóng tinh.
Ở gia cầm, ngồi phản xạ khơng điều kiện, có thể tạo phản xạ có điều
kiện trong trường hợp, nếu một vật kích thích nào đó từ mơi trường xung
quanh trùng với phản xạ khơng điều kiện trong cùng một thời gian. Người ta

thường tạo ra các phản xạ có điều kiện để khai thác tinh dịch của gia cầm
trống để thụ tinh nhân tạo.
2.2.4. Các hormone nội tiết điều hòa sinh sản ở con trống
Vùng dưới đồi tiết ra yếu tố giải phóng Gonadotropin Releasing Hormone
(GnRH) điều hòa tuyến yên tiết Luteinizing Hormone (LH) và Follicle
Stimulating Hormone (FSH) kích thích bởi phía trước thùy của tuyến yên và sự
bài tiết của các hormone sinh dục (testosterone và estrogen). Testosterone trong
ống sinh tinh kích thích phát triển ống sinh tinh và sản sinh tinh trùng [45].
Các tinh hồn được bao quanh bởi một lớp mơ liên kết có chứa các ống
sinh tinh và các tế bào Leydig (tế bào kẽ nằm cạnh các ống sinh tinh ở tinh
hoàn). Testosterone là rất cần thiết cho sự phát triển của đặc điểm giới tính thứ
cấp và tập tính giao phối bình thường ở những con trống và cũng rất cần thiết
cho các chức năng của các tuyến phụ, sản xuất tinh trùng và bảo trì của hệ thống
ống dẫn của con trống. Hormone này cũng hỗ trợ trong sự sinh tinh, vận chuyển
tinh trùng và lắng đọng các tinh trùng trong đường sinh sản của con mái [12].
Khi gà trống đạt đến sự trưởng thành, việc sản xuất testosterone được kích thích
bởi sự tăng nồng độ tuần hồn của các chất kích thích tố [20]. Các chất kích
thích tố chính tham gia là FSH và LH, cịn được gọi là hormone kích thích tế
bào kẽ (ICSH) ở con trống. Cả hai hormone kích thích tố được tiết ra từ thùy
trước tuyến yên. Như vậy FSH tác động lên các tế bào mầm trong ống sinh tinh
của các tinh hoàn và thúc đẩy sinh tinh đến giai đoạn tinh bào. LH kích thích các
tế bào Leydig sản xuất testosterone và các androgen khác [24].

16


Vùng dưới đồi
GnRH

Thùy trước tuyến

yên
FSH

Liên hệ ngược
Hormone Inhibin

Liên hệ ngược

LH

Tinh hồn

Testosterone
Tế bào
Leydig cells

Tế bào
Spermatogonia

Tế bào Sertoli Cells

Gắn kết

Androgen gắn kết
protein

Hình 2: Mối tương quan giữa các chất kích thích nội tiết tố điều hòa sinh sản ở
gia cầm trống (Beardon và cs, 2004) [11].
2.2.5. Thành phần tinh dịch của gà trống
Trong con đực, tinh dịch bao gồm tinh trùng và các chất tiết. Tinh dịch

được tiết ra từ tinh hoàn và ống dẫn tinh. Tuyến yên FSH và LH điều hịa các
tinh hồn, do đó sản xuất testosterone kiểm sốt sự phát triển tinh hoàn và các
chất tiết [24].
2.3. Đặc điểm hình thái và sinh lý của tinh trùng gia cầm
Tinh trùng gia cầm cũng như của động vật có vú đều có cấu tạo như nhau:
đầu, cổ, thân và đi. Các loại gia cầm khác nhau thì tinh trùng của chúng khác
nhau về chiều dài và hình dạng của đầu.
Tinh trùng gà có dạng hình sợi, đầu hơi cong (chỏm đầu có khác nhau giữa
các lồi), khơng có đoạn xích đạo hoặc một phiến đặc sau acroxom như tinh trùng
động vật có vú [4]. Tinh trùng bị, lợn thì đầu tinh trùng có hình trứng, phía thân
hơi to. Riêng tinh trùng lợn phần cổ thân hơi ngắn. Tinh trùng người có hình mái
chèo, phía trên hơi thoi, phía dưới hơi phình ra [41].

17


Hình 3: Tinh trùng của các lồi gia cầm trống
A – Gà trống, B – Vịt đực, C – Đầu tinh trùng ngỗng đực
1- Đầu, 2- Cổ, 3- Phần liên kết, 4- Phần giữa, 5- Đuôi
Độ dài của tinh trùng trung bình là 40 - 60 micron. Đầu tinh trùng của
ngỗng dài, trên phần chỏm thì nhọn hoặc có hình xoắn. Đầu tất cả các loại tinh
trùng, trừ phần trước của nó - hình mũ chụp và chứa nhân đồng nhất. Phía trước
nhân có tiểu thể nhỏ, tiểu thể này là sản phẩm của bộ Golgi. Cổ- phần không lớn
lắm, hơi bị thắt lại, nối với đầu và thân. Phía trên cổ, ở dưới nhân có trung thể.
Gần nó là nơi bắt đầu sợi trục, sợi này cấu tạo bởi những sợi fibrin nhỏ kéo dài
xuống tới đuôi. Quanh trục này có 2 sợi fibrin quấn quanh như hình lị xo. Hai sợi
này dễ tách ra ở thân và đuôi. Phần trịn của đi chỉ có sợi trục, bao quanh nó
là một lớp mỏng bào tương. Phần tạo ra cử động chính của tinh trùng là sợi trục.
Càng gần tới phần cuối của đuôi, độ cong và tốc độ chuyển động sóng của sợi
trục càng ít. Tinh trùng gia cầm cũng như của những động vật thụ tinh trong,

đều chuyển động thẳng do những chuyển động quay quanh trục dọc của đuôi [4].
Theo Phan Vũ Hải (2012) [4], tốc độ chuyển động của tinh trùng gia
cầm trung bình là 1-1,5 mm/phút. Để chuyển động được, tinh trùng cần phải có
lượng năng lượng lớn, được tạo ra ở phần giữa của đi khi xảy ra q trình oxi
hố phospholipid và carbonhydrate. Tính chuyển động của tinh trùng chỉ tồn tại
trong những điều kiện thích hợp, quan trọng nhất là nhiệt độ và pH môi trường.
Ở nhiệt độ trên 48oC và dưới 0oC gây ảnh hưởng khơng tốt. Mơi trường thích hợp
nhất là trung tính, kiềm yếu hoặc axit yếu. Khối lượng tinh phóng ra của con trống
khi giao cấu khơng giống nhau ở các loại gia cầm khác nhau. Ngỗng trống trong
một lần giao cấu phóng ra 0,6 – 2 ml tinh dịch, trong 1 ml tinh có 3,2 tỷ tinh

18


trùng; gà trống khối lượng tinh phóng ra là 0,1 – 2 ml với nồng độ 340 - 350
triệu tinh trùng/ml; vịt đực 0,1 - 1ml và 0,7 - 3,5 triệu/ml.
Khối lượng tinh phóng ra và nồng độ tinh trùng là những chỉ số đánh giá
chức năng của dịch hoàn, phụ thuộc vào đặc điểm cá thể của con trống, số lần
giao cấu, mùa trong năm và những yếu tố khác. Kết quả cho thấy rằng trong suốt
một ngày đêm lượng tinh trùng sản xuất ra không bằng nhau, tăng lên vào ban
đêm và sáng sớm, ban ngày sự tạo tinh trùng giảm. Số lượng và chất lượng tinh
trùng trong tinh dịch phóng ra của con trống phụ thuộc vào tỷ lệ trống mái
trong đàn.
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng tinh trùng gia cầm
Tinh trùng là những tế bào có thể cử động dễ dàng và mạnh mẽ nhưng cũng
mong manh, dễ bị tổn thương và dễ bị giết chết bởi một số điều kiện của môi
trường [41]. Có nhiều biến thể vốn có trong sản lượng tinh dịch giữa các loài
khác nhau của gia cầm và giữa các cá thể trong phạm vi các dòng và giống [29].
Khác với các lồi động vật có vú, tinh trùng của gia cầm nói chung là khơng di
động trước khi xuất tinh [24]. Theo Anderson (2001) [6] cho thấy có nhiều yếu

tố có thể ảnh hưởng đến sản lượng tinh dịch và cần phải nắm rõ về về sinh lý
sinh sản của gà trống để có thể khai thác tốt nhất chất lượng tinh dịch. Các chức
năng sinh sản con trống là do tuyến nội tiết điều khiển, tuyến yên tinh hoàn và
các yếu tố bên ngoài tác động đến một mức độ nhất định [35].
2.4.1. Các yếu tố mơi trường bên ngồi
- Nhiệt độ: Tinh trùng rất nhạy cảm với nóng và lạnh. Giảm nhiệt độ mơi
trường xung quanh sau khi thu thập tinh dịch làm giảm vận động của tinh trùng
và tinh dịch cũng không nên được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời [6]. Ở nhiệt độ
trên 48oC và dưới 0oC gây ảnh hưởng không tốt [41]. Các yếu tố về khí hậu trực
tiếp tác động lên các lồi gia cầm bao gồm nhiệt độ mơi trường cao và độ ẩm
cao dẫn đến stress nhiệt cho gia cầm. Nhiệt độ khơng thích hợp có thể là một
trong những hạn chế chủ yếu đến sản lượng tinh dịch gia cầm và khả năng sinh
sản, đặc biệt là ở những nơi có nhiệt độ mơi trường cao sẽ gây ảnh hưởng lớn
đến sức sản xuất tinh dịch của các loài gia cầm. Sự gia tăng nhiệt độ trong cơ thể
mà khơng có sự đáp ứng nhanh chóng sẽ gây mất nhiệt, kết quả từ một gian dài
tiếp xúc nhiệt độ mơi trường có thể gây ra một sự thay đổi trong nhiệt độ cơ thể
của cơ thể gà trống và dẫn đến suy giảm đáng kể sản lượng tinh dịch và khả
năng sinh sản. Các mức độ và thời gian tác dụng của stress nhiệt kết hợp với độ
19


ẩm cao cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động nội tiết và sinh lý của gà trống.
Tác động bất lợi như vậy sẽ hạn chế các yếu tố nội tiết trong sinh sản của con
trống sinh tinh do đó ức chế và giảm tiết hormone do tuyến yên tổng hợp và tiết
ra có tác động trên tinh hồn và noãn sào [7; 37; 38]. Froman Feltmann (2005)
[28] cho thấy tinh trùng có thể cử động dể dàng ở nhiệt độ cơ thể của 41˚C, và
suy giảm với thời gian sau khi xuất tinh. Nhiệt độ trong cơ thể có thể được xác
định bằng cách đo nhiệt độ trực tràng là có thể xác định được nhiệt độ của cơ thể
[7]. Vì vậy chăm sóc phải được thực hiện tốt để duy trì nhiệt độ u cầu [45].
Nhiệt độ mơi trường xung quanh là không bao giờ ổn định liên tục và nhiệt độ

quá cao có thể làm tăng quá trình trao đổi chất của tế bào tinh trùng, trong khi
nhiệt độ quá thấp sẽ làm giảm tỷ lệ trao đổi chất và làm chậm sự di chuyển của
tinh trùng [24].
- Ánh sáng: Đặc điểm của tinh trùng là ưa ánh sáng. Nhưng ánh sáng lại có
tác hại rất lớn đối với tinh trùng, đặc biệt là tia tử ngoại (bất kể là ánh sáng tự nhiên
hay ánh sáng nhân tạo) vì trong ánh sáng có nhiều tia khác nhau (tia hồng ngoại, tia
tử ngoại, tia α, tia γ…). Các tia này đều có hại với tinh trùng, đặc biệt là tia tử
ngoại. Mặt khác, khi có ánh sáng thì nhiệt độ sẽ tăng thì tinh trùng hoạt động mạnh
dẫn đến tiêu hao nhiều năng lượng tinh trùng sẽ nhanh chóng chết. Độ dài thời
gian của mỗi ngày cho quá trình thu thập tinh dịch cũng ảnh hưởng đến chất
lượng và số lượng của tinh dịch gia cầm. Nói chung tinh dịch sản xuất cao vào
buổi sáng và buổi chiều, vì vào thời gian này trời mát hơn [38]. Việc sản xuất
tinh dịch cũng khác nhau trong các mùa, được quy định chủ yếu bởi khoảng
cách ánh sáng ban ngày. Mùa sinh sản của gà thường bắt đầu vào mùa xuân khi
khoảng cách ánh sáng ban ngày dài [23]. Theo Hafez và Hafez (2000) [24] khi
có ánh sáng thơng qua tế bào nhận kích thích ánh sáng, trong não sẽ cung cấp
các tín hiệu thần kinh lên thống nội tiết sinh sản nhận thức như một sự thay đổi
chiều dài ánh sáng ban ngày đủ để bắt đầu sinh sản. Theo Bearden và cs (2004)
[12], ánh sáng trong phịng thí nghiệm có thể ngăn chặn tỷ lệ trao đổi chất, vận
động và khả năng thụ tinh của tinh trùng. Vì vậy, tinh dịch phải được bảo vệ từ
ánh sáng và có thể được bảo quản trong các lọ tối màu.
- Hóa chất: Tất cả hóa chất độc đều có hại với tinh trùng và ngay cả các hóa
chất sử dụng trong pha chế môi trường bảo quản tinh dịch nhưng liều lượng khơng
thích hợp cũng làm cho tinh trùng chết rất nhanh. Đặc biệt là các hóa chất tiêu diệt

20


cơn trùng, các loại thuốc sát trùng, xà phịng chỉ với lượng rất nhỏ cũng đủ làm cho
tinh trùng chết ngay [42].

- Áp lực thẩm thấu: Tinh dịch cần áp lực thẩm thấu đẳng trương với môi
trường. Nếu môi trường nhược trương hoặc ưu trương thì tinh trùng sẽ chết rất
nhanh. Tinh trùng gà có thể duy trì khả năng thụ thai trong phạm vi với áp lực
thẩm thấu từ 250 đến 460 mOsmol/kg nhưng áp suất thẩm thấu lý tưởng được
xác định là 325 đến 350 mOsmol/kg [46]. Latif và cs (2005) [32] kết luận rằng
sự gia tăng áp lực thẩm thấu có thể được cho là do sự ô nhiễm của tinh dịch gà
Broiler bởi nước tiểu và vi khuẩn và trong các kết quả họ thu được lần lượt xuất
hiện các kết khối của tinh trùng. Một áp lực thẩm thấu 375 mOsm là tối ưu cho
việc lưu trữ ngắn hạn của tinh dịch. Tuy nhiên, trong điều kiện này áp lực thẩm
thấu dẫn đến sưng đầu tinh trùng [34]. Các dung dịch pha loãng tinh dịch phải là
đẳng trương, áp lực thẩm thấu được tạo ra bởi phương pháp pha lỗng có thể
gây hại đến các tế bào tinh trùng [45].
- Chất kháng sinh: Kháng sinh nếu sử dụng với liều phù hợp thì có khả năng
diệt khuẩn để bảo vệ tinh trùng nhưng với liều q cao sẽ diệt ln cả tinh trùng.
Có rất nhiều vi khuẩn có thể gây ơ nhiễm tinh dịch sau khi thu thập và điều này
có thể làm giảm thiểu bằng cách vệ sinh sạch sẽ khu vực xung quanh cơ quan
sinh dục. Gentamicin, Tylosin và Linco Spectin thường được thêm vào để tinh
dịch trong quá trình xử lý và lưu trữ để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và
những tác nhân này đã được chứng minh không có ảnh hưởng trực tiếp tỷ lệ trao
đổi chất của tinh trùng. Một số sinh vật không phải là tác nhân gây bệnh nhưng
nó cạnh tranh khơng cho các chất dinh dưỡng trao đổi chất với tinh trùng và có
thể có ảnh hưởng xấu đến khả năng tồn tại của tinh trùng. Các tác nhân kháng
khuẩn lâu dài có thể kéo dài tuổi thọ thụ tinh của tinh dịch và kiểm sốt sự phát
triển của vi khuẩn, do đó tiết kiệm năng lượng cơ chất cho quá trình trao đổi
chất và bảo dưỡng tinh trùng [20; 12].
- Năng lực đệm và pH: Tinh trùng cần mơi trường pha lỗng phải có năng
lực đệm và pH tương đương với năng lực đệm và pH của tinh dịch nếu không đáp
ứng được tinh trùng sẽ nhanh chết. Đảm bảo độ pH thích hợp và áp suất thẩm
thấu có ý nghĩa lớn trong việc duy trì khả năng tồn tại của tinh trùng. Một số thí
nghiệm đã chỉ ra rằng tinh trùng gà có thể phát triển tốt trong các giá trị pH từ

6,0 đến 8,0 [14]. Lake và Ravie (1979) [30] thu được những kết quả thụ tinh
hiệu quả nhất khi sử dụng tinh trùng có pH 6,8 và 7,1. Sự thay đổi pH tinh dịch
21


thường ảnh hưởng đến vận động của tinh trùng một cách tiêu cực và tăng độ pH
kết hợp với năng lực đệm kém. Chỉ tiêu pH cần được kiểm tra trong mẫu tinh
dịch tươi ngay sau khi thu thập nếu không pH sẽ bị biến đổi trong một khoảng
thời gian ngắn.
- Các vật lạ có trong tinh dịch: Bản chất của tinh trung là ưa vật lạ. Do đó khi
có vật lạ trong tinh dịch tinh trùng sẽ bám vào và tiết men Hyaluronidaza, từ đó
lượng men này bị giảm và làm cho tinh trùng có khả năng thụ thai kém.
- Vi sinh vật: Khi trong tinh dịch có vi khuẩn thì vi khuẩn sẽ tấn cơng vào
màng bọc và phá hủy màng này do đó tinh trùng nhanh chết.
2.4.2. Loài và giống
Thời gian hoạt động sinh sản ảnh hưởng đến khối lượng tinh dịch sản
xuất. Yếu tố này đã được cho rằng khối lượng lần xuất tinh và nồng độ tinh
trùng phụ thuộc vào chủng và giống gia cầm. Những gia cầm có mào lớn cho
thấy lượng tinh dịch ở giống đó cao, lượng nội tiết tố androgen cao hơn mức
bình thường và tăng hoạt động giao phối [28; 22].
2.4.3. Trọng lượng cơ thể của gà trống
Trọng lượng cơ thể của gà trống là rất quan trọng khi lựa chọn lấy tinh để
tiến hành thụ tinh nhân tạo nhằm tăng số lượng trong chăn ni. Có một mối
tương quan giữa tốc độ tăng trưởng hoặc trọng lượng cơ thể và khả năng sinh
sản ở con trống [24; 34]. Yếu tố này rất quan trọng cho con trống để đạt được
một trọng lượng cơ thể tối thiểu điển hình cho giống, loài trước khi sử dụng thụ
tinh nhân tạo trong chăn nuôi gia cầm [33]. Số lượng tinh trùng mỗi lần xuất
tinh và trọng lượng cơ thể có mối quan hệ tích cực với nhau và nó có thể được
kết luận rằng trọng lượng cơ thể và chiều dài của chân, cánh và yếm cổ là những
yếu tố dự đoán tốt chất lượng tinh dịch gà trống. Harris và cs (1980) [25] kết

luận rằng tỷ lệ thuận giữa trọng lượng cơ thể và khối lượng tinh dịch khi gà đạt
48 tuần tuổi. Tuy nhiên, mối quan hệ này không được nghiên cứu thấy khi
những con trống đạt 30 hoặc 40 tuần tuổi. Tuổi trung bình đạt tỷ lệ cao về sản
xuất tinh dịch của gà trống là 44 tuần tuổi.
2.4.4. Dinh dưỡng
Khối lượng lần xuất tinh, mật độ tinh trùng và khả năng thụ tinh của tinh
dịch gà trống có thể bị giảm do lượng thức ăn bị hạn chế. Trọng lượng cơ thể
của gia cầm giống phải được quản lý tốt trong việc đạt tới tuổi thành thục về
tính đồng nhất với của tuổi của gà mái. Con có khối lượng quá lớn có xu hướng
22


thịt và đã làm giảm khả năng trong việc sản xuất tinh dịch. Tuy nhiên, nuôi
dưỡng các gia cầm dưới mức yêu cầu của cơ thể thì sẽ làm giảm khối lượng tinh
dịch và khả năng sinh sản thấp [39]. Các yêu cầu dinh dưỡng của gia cầm trống
thường được sự quan tâm ít hơn và nó đang là một thực tế phổ biến vì gia cầm
trống thường được ăn cùng một chế độ ăn đã được cung cấp cho gà mái.
2.4.5. Tần số và kĩ thuật lấy tinh
Trong các lồi gia cầm, các thơng số chất lượng như khối lượng tinh dịch,
nồng độ tinh dịch và tinh trùng vận động thay đổi theo tuổi của con trống dẫn
đến một sự suy giảm tiến bộ trong khả năng sinh sản. Tinh dịch tập trung thường
bị ảnh hưởng bởi tần số của xuất tinh như nồng độ tinh trùng giảm dần với sự
gia tăng tần số lấy tinh. Những thay đổi về số lượng và chất lượng tinh dịch có
thể được liên quan đến một độ tuổi ngày càng tăng của gà trống. Một số nhà
nghiên cứu kết luận rằng, trong gia cầm giống tần số thu thập tinh dịch quá
thường xuyên sẽ làm tạm thời mất khả năng sinh sản [24; 28; 48].
2.5. Pha loãng và bảo tồn tinh dịch
Ngoại trừ đông lạnh và bảo tồn trong nhiệt độ - 196 0C, cịn pha lỗng và
bảo tồn ở dạng lỏng thì thời gian sống của tinh trùng gia cầm và thủy cầm nói
chung khơng được lâu (khoảng 3-6h). Vì vậy, cần tính tốn thời điểm đẻ trứng

của mỗi lồi mà bố trí thời điểm lấy tinh cho phù hợp. Ví dụ, gà thường đẻ trứng
vào buổi sáng thì nên lấy tinh vào buổi chiều, pha loãng xong và dẫn tinh ln.
Với thủy cầm thường đẻ vào ban đêm thì lấy tinh vào buổi sáng, pha loãng xong
và dẫn tinh cho con mái luôn.
Sau khi lấy tinh, cần đánh giá chất lượng tinh dịch từng con trống và loại
bỏ những mẻ tinh khơng đạt u cầu. Sau khi pha lỗng, cần kiểm tra lại hoạt
lực tinh trùng trước khi dẫn tinh. Khơng nên để tinh ngun (chưa pha lỗng)
q lâu 30 phút.
Theo Đào Đức Thà (2006) [3] tinh trùng sau khi ra ngồi cơ thể gia cầm
thường nhanh chóng bị chết. Hoạt lực ban đầu là 0,7 nhưng nếu để ở nhiệt độ
20-250C thì sau 15 phút hoạt lực chỉ cịn 0,5; sau 30 phút còn 0,4; sau 60 phút
còn 0,2; sau 90 phút thì tinh trùng chết hết. Nếu bảo quản ở 5-10 0C ở các thời
điểm trên thì hoạt lực tương ứng là 0,7; 0,6; 0,5 và 0,2.
Theo Đào Đức Thà (2006) [3] pha loãng và bảo tồn tinh dịch gà dùng môi
trường Lorenz với công thức và thành phần như sau:
- Glicocol 0,65g
23


- NaCl 0,58g
- Nước cất 100ml
Ở nhiệt độ 20-250C tinh dịch gà pha lỗng trong mơi trường Lorenz trong
vịng 3,64 giờ có thể dùng trong thụ tinh nhân tạo nhưng nếu ở nhiệt độ 5-10 0C
thì có thể sử dụng trong vòng 6,79 giờ.
2.6. Thụ tinh nhân tạo trong gia cầm
Thụ tinh nhân tạo trong chăn nuôi gia cầm là quá trình thu thập tinh dịch,
đánh giá tinh dịch, pha lỗng, bảo quản ngắn (24 giờ hoặc ít hơn) hoặc dài hạn,
làm rã đơng và sau đó tự đưa tinh dịch vào hệ sinh dục con mái. Kỹ thuật này
được thực hiện để tránh sự lây lan của bệnh sinh dục khi giao phối tự nhiên và
tăng nguyên liệu di truyền cho một số lượng lớn các loài gia cầm. Tinh dịch của

gà trống trưởng thành đã được báo cáo rằng để bảo quản được lâu dài thì có thể
sử dụng một dung dịch bảo quản phù hợp và lưu trữ ở -196oC (nitơ lỏng). Khả
năng sinh sản sau khi thụ tinh nhân tạo của tinh dịch gà trống trưởng thành đã
được báo cáo là đạt từ 60 đến 70%. Trong quá trình thụ tinh, lượng tinh dịch yêu
cầu là ít hơn 0,1 ml và số tinh trùng trong một liều thụ tinh nhân tạo là 100 đến
200 x106 tinh trùng trong mỗi lần thụ tinh trong gà mái [23]. Giảm liều thụ tinh
có thể được sử dụng nếu chất lượng tinh dịch cao [41]. Các đánh giá của tinh
dịch gia cầm có thể được sử dụng như một dấu hiệu của chất lượng các đặc tính
của các lồi gia cầm và khả năng sinh sản của chúng. Gà trưởng thành cũng có
khả năng trứng rụng một trứng hàng ngày chỉ với một buồng trứng bên trái,
trong khi động vật có vú có hai buồng trứng và giai đoạn giữa rụng trứng là lâu
hơn nữa [23]. Khả năng sinh sản và nở phụ thuộc vào di truyền, yếu tố sinh lý,
chế độ chăm sóc và mơi trường. Số lượng tinh trùng, giống gà và tuổi tác có thể
ảnh hưởng đến thời gian sống và khả năng sinh sản của trứng. Tuy nhiên, bảo
quản trứng có thể cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và nở. Vì vậy, nếu
trứng được bảo quản lâu hơn một tuần có thể gia tăng sự xuất hiện của phôi thai
bất thường và tỉ lệ chết do suy thối độ nhớt của lịng trắng trứng. Ngoài ra các
quả trứng này nở giảm và một thời gian ấp trứng gia tăng cũng gây ra suy giảm
tốc độ tăng trưởng của gà con sau khi nở [41]. Nhiệt độ, độ ẩm, mơi trường
khơng khí và q trình đảo trứng ảnh hưởng đến chất lượng nở và gà con trong
thời gian ấp trứng. Khoảng thời gian giữa gà đẻ và thời gian ấp trứng ngắn đã
được chứng minh là có tiềm năng nở cao nhất [46].

24


2.7. Các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá chất lượng tinh dịch
2.7.1. Thể tích tinh dịch (V)
Thể tích tinh dịch (lượng xuất tinh) là lượng tinh dịch trong một lần
xuất tinh [26].

Khối lượng tinh phóng ra của con trống khi giao cấu không giống nhau ở
các loại gia cầm khác nhau.
2.7.2. Màu sắc tinh dịch
Màu sắc tinh dịch được quyết định bởi nồng độ của tinh trùng và các hạt lipit
có trong tinh dịch.
Màu sắc của tinh dịch là một dấu hiệu của mật độ của lần xuất tinh. Màu sắc
của tinh dịch có thể phụ thuộc vào tuổi thành thục về tính của gia cầm và số lần
lấy tinh của gia cầm đó, nhưng nói chung tinh dịch dạng kem thể hiện nồng độ
tinh trùng cao [17]. Màu sắc của tinh dịch cũng thể hiện sự ô nhiễm bởi phân hoặc
nước tiểu thường là màu xanh hoặc màu nâu [30]. Tinh dịch có thể lẫn máu do q
trình thu thập tinh dịch không đúng hoặc đường sinh dục của gia cầm bị tổn
thương. Màu của các loài gia cầm khác nhau thì khác nhau.
2.7.3. Độ pH của tinh trùng
Độ pH của một chất lỏng được xác định bằng nồng độ ion H + có trong đó.
Số lượng ion H+ càng tăng thì chất lỏng đó càng toan và ngược lại thì kiềm tính.
Độ pH tinh dịch thay đổi nhẹ giữa các giống khác nhau và các loài gia cầm. Độ
pH tinh dịch tối ưu khoảng giữa 7,0 và 7,4. Vận động của tinh trùng nói chung
là cao giữa độ pH 7,0 và 7,4 (hơi có tính kiềm) và làm tăng khả năng thụ tinh so
với độ pH 6,4 (có tính axit), ở độ này khơng thích hợp để bảo quản tinh dịch vì
nó có thể gây ra thiệt hại cho tương bào của tinh trùng [32]. Donoghue; Wishart
(2000) và Siudzinska; Lukaszewicz (2008b) [19; 34] với một số nghiên cứu đã
chỉ ra rằng tinh trùng gà thường ở trong phạm vi pH từ 6,0 đến 8,0. Peters và cs
(2008) [41] cũng cho rằng pH tinh dịch gà trống hơi có tính kiềm với giá trị
trung bình là 7,01 ± 0,01; trong khi Tuncer và cs (2008) và Bah và cs (2001)
[9;48] cho rằng độ pH tinh dịch dao động từ 7,54 ± 0,04 đến 7,80 ± 0,03. Điều
này cho thấy sự thay đổi pH của tinh dịch có thể là do nhiều yếu tố. Tinh dịch có
chất lượng kém thường có một số lượng lớn chất tiết từ các tuyến phụ, làm tăng
pH tinh dịch. Theo Nguyễn Tấn Anh (2003) [3] thì tinh dịch của các lồi gia
cầm khác nhau thì có độ pH khác nhau.


25


×