Một số kinh nghiệm xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
ở đơn vị vùng kinh tế- xã hội đặc biêt khó khăn khó khăn
MỘT SỐ KINH NGHIỆM
XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠT TRƯỜNG CHUẨN QUỐC GIA Ở
ĐƠN VỊ VÙNG KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
“Giáo dục là sự nghiệp cách mạng của quần chúng, giáo dục đào tạo vừa là mục
tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội”. Với quan điểm đó, Đảng và
Nhà nước ta đã xác định rõ giáo dục là “ quốc sách hàng đầu” ; “ đầu tư cho giáo
dục là đầu tư cho sự phát triển”.
Xây dựng trường chuẩn quốc gia theo hướng hiện đại hoá, chuẩn hoá, xã hội
hoá về cơ sở vật chất, về công tác quản lý, công tác tổ chức dạy và học nhằm đảm
bảo chất lượng giáo dục toàn diện thực chất là mục tiêu phấn đấu chung cho địa
phương, nhà trường, nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của thầy cô giáo, học
sinh, cha mẹ học sinh, của các cấp quản lý nhà nước và các lực lượng xã hội ở địa
phương.
Trên cơ sở quan điểm lãnh đạo của Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
đã có Thông tư số 06/2010/QĐ-BGDĐT ngày 26/02/2010 ban hành Quy chế Công
nhận trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn
quốc gia.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo Quảng
Bình đã có Công văn số 1592/ GD&ĐT ngày 25 tháng 10 năm 2011 của về hướng
dẫn qui trình, hồ sơ và nội dung kiểm tra công nhận trường THCS đạt chuẩn quốc
gia.
Thực hiện chương trình, mục tiêu phát triển giáo dục của huyện Lệ Thủy giai
đoạn 2010- 2015, Phòng giáo dục và đào tào Lệ Thủy đã có công văn số 627/HD-
GD&ĐT ngày 21 tháng 9 năm 2010 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học
2010- 2011 và chỉ đạo công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia THCS .
Trên cơ sở định hướng chỉ đạo của huyện, Đảng bộ xã Sen Thủy đã đưa mục
tiêu xây dựng trường THCS Sen Thủy đạt chuẩn quốc gia vào trong Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ xã Sen Thủy lần thứ XXIV. Thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ,
Trường THCS Sen Thủy đã lập Đề án xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia với lộ
Sáng kiến kinh nghiệm
Đặng Đình Thanh - Hiệu trưởng Trường THCS Sen Thủy - Năm học 2012-
2013
1
Một số kinh nghiệm xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
ở đơn vị vùng kinh tế- xã hội đặc biêt khó khăn khó khăn
trình bắt đầu từ năm học 2010- 2011 và phấn đấu hoàn thành Đề án vào năm học
2012- 2013.
Là thủ trưởng đơn vị, bản thân đã xác định rõ trọng trách, xem mục tiêu phấn
đấu để hoàn thành Đề án xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia vào năm học 2012-
2013 là mục tiêu cao nhất trong điều kiện của một địa bàn thuộc xã đặc biệt khó
khăn vùng bãi ngang ven biển, vì vậy, để Đề án xây dựng trường đạt chuẩn quốc
gia trở thành hiện thực, bản thân luôn trăn trở, tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhất
để thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng này.
II. Điểm mới của sáng kiến:
Trường THCS Sen Thủy thuộc địa bàn xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang
ven biển, lần đầu tiên thực hiện xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, vì
vậy, bên cạnh một số giải pháp có tính chất chung, địa phương và nhà trường cần
có những giải pháp riêng, mang tính đặc thù để tiến hành thực hiện lộ trình xây
dựng trường đạt chuẩn quốc gia trong giai đoạn hiện nay.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Thực trạng địa phương, nhà trường, trước khi xây dựng trường chuẩn quốc
gia:
Sen Thuỷ là một xã nghèo thuộc diện xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang
ven biển, có 1445 hộ, dân số 5913 người, hiện có 10 thôn, kéo dài 12 km dọc theo
quốc lộ 1A và 2 thôn thuộc vùng miền núi, cách xa đường quốc lộ 1A 7 Km. Địa
bàn xã phía Đông Bắc giáp biển, phía Tây giáp xã Thái Thủy, Phía Bắc giáp xã
Hưng Thủy, phía Nam giáp xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
Với truyền thống hiếu học, Sen Thủy đã có biết bao thế hệ học sinh lớn lên
trưởng thành, đã có nhiều người đạt học hàm giáo sư, phó giáo sư, học vị tiến sĩ,
phó tiến sĩ, giữ các chức vụ quan trọng trong quân đội và các cơ quan hành chính
nhà nước.
Cơ sở hạ tầng của xã nhà tuy vẫn còn nhiều thiếu thốn song so với trước đây
đã có sự phát triển đi lên, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, nhận thức
về công tác giáo dục thế hệ trẻ trong phụ huynh học sinh ngày càng chuyển biến
tích cực,. Đây là điều kiện tốt nhất để giáo dục Sen Thuỷ nói chung và giáo dục
THCS Sen Thuỷ nói riêng phát triển ổn định, vững chắc. Là xó đặc biệt khó khăn
vùng bói ngang ven song trong lộ trình xây dựng trường chuẩn quốc gia, xã Sen
Thủy có trường Tiểu học số 2 đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1 từ năm 2007, Trường
Tiểu học số 1 đạt trường chuẩn quốc giai đoạn 1 từ năm 2008.
Sáng kiến kinh nghiệm
Đặng Đình Thanh - Hiệu trưởng Trường THCS Sen Thủy - Năm học 2012-
2013
2
Một số kinh nghiệm xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
ở đơn vị vùng kinh tế- xã hội đặc biêt khó khăn khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi đó, Sen Thuỷ cũn gặp không ít khó khăn: Tỉ lệ hộ
nghèo, cận nghèo trong xã vẫn còn nhiều, một bộ phận dân cư làm ăn và sinh sống
thiếu tập trung, một số nhân dân hàng năm đi làm ăn xa ở miền Nam, nên rất khó
khăn trong việc huy động số lượng trong công tác PC-THCS. Một bộ phận nhân
dân trình độ dân trí chưa cao, nhận thức còn hạn chế nên chưa có sự đầu tư thích
đáng cho con em học tập và rèn luyện, quá trình đóng góp, huy động nguồn lực xây
dựng trường còn chậm, khó khăn.
Trường THCS Sen Thủy được tách ra từ trường PTCS Sen Thủy theo quyết
định số 504/QĐ-GD-ĐT ngày 08/8/1997 của Sở GD_ĐT Quảng Bình, trải qua 13
năm phấn đấu, từ cơ sở vật chất ban đầu chỉ có 4 phòng học và một văn phòng nhà
trường, các phòng làm việc còn thiếu thốn, sân chơi bãi tập, khuôn viên nhà trường
chưa được quy hoạch, đến năm 2010, trường đã có có sự thay đổi nhanh chóng về
cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục và
công tác phổ cập GDTHCS
Bên cạnh những mặt mạnh có được, trường THCS Sen Thuỷ còn có một số
khó khăn nhất định. Đó là nhận thức của một bộ phận phụ huynh còn hạn chế, đời
sống nhân dân còn nhiều vất vã nên có nhiều gia đình chưa giành thời gian, chưa
thúc đẩy việc học tập ở nhà của con em nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng
giáo dục của đơn vị. Kinh phí của địa phương có phần hạn chế, nên điều kiện để
nhà trường xây dựng trường đạt chuẩn còn gặp không ít khó khăn.
Bước vào năm học 2010- 2011, sau khi được huyện và Phòng giáo dục đào tạo
Lệ Thủy giao nhiệm vụ khởi động xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, dựa vào
Thông tư số 06/2010/QĐ-BGDĐT ngày 26/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành Quy chế Công nhận trường THCS, trường THPT và trường phổ
thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia, nhà trường đã tự củ soát lại theo 5 tiêu
chuẩn, kết quả như sau
1. Tiêu Chuẩn 1: Tổ chức nhà trường: Chưa đạt, lý do:
- Chưa thành lập Hội đồng trường.
2. Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên: Chưa đạt, lý do:
- Hiệu trưởng đang học lớp TCCT.
- Số lượng giáo viên dạy giỏi cấp huyện trở lên thiếu 02 đồng chí.
3. Tiêu chuẩn 3: Chất lượng giáo dục: Đạt
4. Tiêu chuẩn 4: Cơ sở vật chất: Chưa đạt, lý do:
Sáng kiến kinh nghiệm
Đặng Đình Thanh - Hiệu trưởng Trường THCS Sen Thủy - Năm học 2012-
2013
3
Một số kinh nghiệm xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
ở đơn vị vùng kinh tế- xã hội đặc biêt khó khăn khó khăn
- Thiếu 02 phòng thực hành bộ môn.
- Hàng rào có 250m chưa xây.
- Thiếu 01 phòng truyền thống.
- Thư viện chưa đạt chuẩn thư viện tiên tiến.
- Thiếu 02 phòng sinh hoạt tổ chuyên môn.
- Thiếu 01 phòng y tế.
- Thiếu 01 phòng thường trực.
- Thiếu 01 nhà vệ sinh giáo viên.
- Hệ thống sân chơi, bãi tập chưa hoàn chỉnh.
5. Tiêu chuẩn 5: Công tác xã hội hoá giáo dục : Đạt
KẾT LUẬN CHUNG:
Đến thời điểm tháng 9 năm 2010, trường chưa đạt chuẩn Quốc gia.
IV. Các giải pháp thực hiện:
Trên cơ sở định hướng chỉ đạo của cấp trên, xuất phát từ tình hình thực tế của
địa phường và nhà trường, là Hiệu trưởng, bản thân tôi đã suy nghĩ, trăn trở suốt 3
năm học và đã tiến hành các giải pháp để xây dựng từng bước trường THCS Sen
Thủy đạt chuẩn quốc gia qua từng năm học, đến cuối năm học 2012- 2013 về cơ
bản đã hoàn thành, những giải pháp đó là :
1. Giải pháp định hướng:
1.1 Định hướng về mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung xây dựng trường THCS đạt chuẩn
quốc gia:
Có xác định được mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung nhiệm vụ xây dựng trường
chuẩn quốc gia mới lập được đề án, lộ trình, kế hoạch mang tính khả thi, mới xây
dựng kế hoạch chỉ đạo, tổ chức, triển khai thực hiện và huy động nguồn lực phù
hợp điều kiện thực tế của địa phương và nhà trường.
Xác định về mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung xây dựng trường THCS đạt chuẩn
quốc gia sẽ giúp cho người thủ trưởng đơn vị chủ động trong xây dựng đề án, kế
hoạch, lộ trình, trong triển khai tổ chức thực hiện, huy động nguồn lực, làm tốt
công tác tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cấp trên.
Muốn định hướng đúng người thủ trưởng đơn vị cần nghiên cứu đầy đủ các
quyết định, thông tư, hướng dẫn của Bộ và Sở GD&ĐT về 5 tiêu chuẩn của trường
trung học đạt chuẩn quốc gia, về hướng dẫn nội dung, quy trình, hồ sơ trong công
tác kiểm tra trường THCS đạt chuẩn quốc gia, mục tiêu, kế hoạch xây dựng trường
đạt chuẩn quốc gia từng năm học của huyện và sự chỉ đạo trực tiếp của cơ quan
quản lý cấp trên để xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, trên cơ sở tình
Sáng kiến kinh nghiệm
Đặng Đình Thanh - Hiệu trưởng Trường THCS Sen Thủy - Năm học 2012-
2013
4
Một số kinh nghiệm xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
ở đơn vị vùng kinh tế- xã hội đặc biêt khó khăn khó khăn
hình thực tế của địa phương và nhà trường mà đề ra công việc nào cần thực hiện
vào thời điểm nào là có hiệu quả.
1.2 Định hướng về việc xây dựng đề án, kế hoạch, lộ trình, bước đi:
Đề án, kế hoạch, lộ trình là những vấn đề mang tính cụ thể, khả thi, là những
bước đi, việc làm rõ ràng cần triển khai thực hiện trong từng giai đoạn, thể hiện
tính chủ động, sáng tạo, đảm bảo quá trình thực hiện đúng hướng, đảm bảo sự vững
chắc về kết quả công việc đối với một địa phương, nhà trường thuộc vùng kinh tế -
xã hội đặc biệt khó khăn. Đề án, kế hoạch, lộ trình càng cụ thể, rõ ràng bao nhiêu
thì bước đi càng chủ động, đúng hướng, kết quả càng vững chắc bấy nhiêu.
1.3 Định hướng về công tác chỉ đạo, tổ chức, triển khai thực hiện:
Công tác chỉ đạo, tổ chức, triển khai thực hiện là một trong những vấn đề quan
trọng nhất trong quy trình, nó định rõ con người và công việc phải tiến hành, định
rõ cách thức, biện pháp tổ chức triển khai thực hiện, định rõ những vấn đề cần điều
chỉnh, bổ sung, rút kinh nghiệm, định rõ trách nhiệm của từng người trong chỉ đạo
trong quá trình triển khai thực hiện.
1.4 Định hướng về huy động các nguồn lực:
Nguồn lực chính là các yếu tố có tính quyết định đến sự thành công của công
việc, đồng thời là điều kiện, phương tiện để có khả năng thực thi nhiệm vụ một
cách có hiệu quả. Đối với một địa phương, nhà trường thuộc vùng kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn như Sen Thủy càng phải định hướng rõ, cụ thể các nguồn lực cần
huy động cho nhiệm vụ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia THCS.
2. Giải pháp tuyên truyền:
Sen Thủy là một địa phương, nhà trường thuộc vùng kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn, trình độ dân trí còn thấp so với các vùng thuận lợi, nhận thức của một số
cán bộ địa phương, của quần chúng nhân dân, của phụ huynh về giáo dục còn nhiều
hạn chế, địa bàn dân cư sống rải rác, một số thôn cách xa trung tâm 8 km, hộ nghèo
và cận nghèo chiếm tỉ lệ tương đối cao, vì vậy vấn đề tuyên truyền về công tác giáo
dục, về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia càng quan trọng.
Tuyên truyền trước hết là để nâng cao nhận thức về giáo dục, là để thực hiện
có hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục và quan trọng nhất là để huy động các
nguồn lực cho công việc xây dựng trường THCS Sen Thủy đạt chuẩn quốc gia.
Đối tượng tuyên truyền trước hết là đội ngũ các cấp ủy Đảng, chính quyền, các
đoàn thể xã hội, nhân dân, phụ huynh trong địa phương, đội ngũ cán bộ, giáo viên,
nhân viên , học sinh trong nhà trường, sau đó là các lực lượng bên ngoài, các nhà
hảo tâm
3. Giải pháp tham mưu:
Sáng kiến kinh nghiệm
Đặng Đình Thanh - Hiệu trưởng Trường THCS Sen Thủy - Năm học 2012-
2013
5
Một số kinh nghiệm xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
ở đơn vị vùng kinh tế- xã hội đặc biêt khó khăn khó khăn
Thực hiện nhiệm vụ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, nhà trường là đơn vị
trực tiếp thực thi công việc song cần có sự chỉ đạo trực tiếp của cơ quan quản lý
cấp trên, của chính quyền địa phương, hơn thế nữa, có những vấn đề vượt ra ngoài
tầm giải quyết của nhà trường, vì vậy, công tác tham mưu là rất quan trọng.
Tham mưu để có sự chỉ đạo đồng bộ, thống nhất từ quan điểm, nhận thức đến
hành động, việc làm
Tham mưu để có sự điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thực hiện xây dựng trường
chuẩn quốc gia, đề xuất cụ thể những công việc cần tập trung chỉ đạo thực hiện.
Tham mưu dưới nhiều hình thức như thông qua hội nghị, làm việc trực tiếp
với lãnh đạo địa phương, lãnh đạo huyện và lãnh đạo các phòng ban cấp huyện.
4. Giải pháp huy động nguồn lực:
Nguồn lực có tính quyết định đến sự thành công của công việc, đồng thời là
điều kiện, phương tiện để có khả năng thực thi nhiệm vụ một cách có hiệu quả. Đối
với một địa phương, nhà trường thuộc vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như
Sen Thủy càng phải định hướng rõ, cụ thể các nguồn lực cần huy động cho nhiệm
vụ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia THCS.
Huy động nguồn lực trước hết phải xác định rõ phát huy sức mạnh nội lực là
chủ yếu bằng việc phát huy có hiệu quả các nguồn lực hiện có của nhà trường, địa
phương, định rõ những nội dung nào thuộc về trách nhiệm của nhà trường, những
nội dung nào thuộc trách nhiệm của địa phương để từ đó có sự huy động nguồn lực
đúng hướng và đem lại hiệu quả.
Huy động nội lực là phát huy sức mạnh trong tập thể hội đồng sư phạm, trong
học sinh, sử dụng nguồn tài chính được cấp trên cấp cho đơn vị phù hợp có hiệu
quả, ưu tiên tập trung cho những chuẩn giải quyết được bằng quyền hạn của đơn vị,
là phát huy sáng tạo khả năng, tiềm lực có được của địa phương, phát huy hiệu quả
của công tác xã hội hóa giáo dục, phải có sự quyết đoán, năng động, sáng tạo của
các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, phải có sự đồng thuận, phối hợp chặt
chẽ với các ban ngành, đoàn thể, quần chúng nhân dân và phụ huynh học sinh trong
địa bàn.
Sen Thủy là một địa phương, nhà trường thuộc vùng kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn, trình độ dân trí còn thấp so với các vùng thuận lợi, nhận thức của một số
cán bộ địa phương, của quần chúng nhân dân, của phụ huynh về giáo dục còn nhiều
hạn chế, địa bàn dân cư sống rải rác, một số thôn cách xa trung tâm 8 km, hộ nghèo
Sáng kiến kinh nghiệm
Đặng Đình Thanh - Hiệu trưởng Trường THCS Sen Thủy - Năm học 2012-
2013
6
Một số kinh nghiệm xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
ở đơn vị vùng kinh tế- xã hội đặc biêt khó khăn khó khăn
và cận nghèo chiếm tỉ lệ tương đối cao, hơn nữa có những vấn đề địa phương và
nhà trường không thể một mình giải quyết được, vì vậy, ngoài phát huy nội lực là
chủ yếu, cần có sự huy động sự hỗ trợ bên ngoài, cụ thể đó là UBND huyện, các
phòng ban cấp huyện, của các nhà hảo tâm.
5. Giải pháp chỉ đạo:
Đề án, kế hoạch, lộ trình xây dựng trường chuẩn quốc gia cần có sự lãnh đạo,
chỉ đạo trực tiếp, đó là là sự chỉ đạo của Thường vụ Đảng ủy xã, của Phòng giáo
dục Đào tạo, của Ban chỉ đạo xây dựng trường chuẩn Quốc gia THCS của xã,
muốn vậy nhà trường cần làm tốt công tác tham mưu.
Chỉ đạo công tác tuyên truyền trong quá trình xây dựng trường chuẩn quốc gia.
Công tác tuyên truyền cần được tiến hành sâu rộng, thường xuyên, kiên trì, kết hợp
tuyên truyền với vận động, giải thích, nêu gương.
Chỉ đạo trong công tác triển khai thực hiện, phải dựa trên đề án, kế hoạch, lộ
trình để định rõ từng nội dung, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong
Ban chỉ đạo, chỉ đạo dứt điểm từng giai đoạn, từng nội dung công việc, kiểm tra
tiến độ thực hiện và điều chỉnh, bổ sung kế hoạch
6. Giải pháp xây dựng đề án, lộ trình, kế hoạch:
6.1 Yêu cầu: Việc xây dựng đề án, lộ trình, kế hoạch phải căn cứ vào thực trạng
tình hình nhà trường và địa phương, vừa mang tính cụ thể, khả thi, vừa mang tính
ổn định lâu dài, xác định những mục tiêu trọng tâm trong từng chuẩn, tập trung
nguồn lực giải quyết dứt điểm theo lộ trình các mục tiêu đó.
6.2 Tác dụng: Xây dựng đề phù hợp tình hình thực tiễn, xác định đúng lộ trình, kế
hoạch sẽ giúp nhà trường chủ động trong triển khai thực hiện, chủ động trong công
tác tham mưu, chủ động trong huy động nguồn lực và tất yếu sẽ có tính khả thi cao.
Nắm vững yêu cầu và nội dung các tiêu chuẩn qui định đối với trường THCS
đạt chuẩn quốc gia, trên cơ sở tình hình thực tế của nhà trường và địa phương, từ
năm học 2010-2011 nhà trường đã từng bước xây dựng lộ trình, kế hoạch thực hiện
xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2010-2015 trong vòng 3 năm học, cụ
thể như sau:
I. Năm học 2010- 2011
1. Tiêu Chuẩn 1: Tổ chức nhà trường:
- Tiếp tục củng cố các chuẩn đã đạt ở thế vững chắc.
2. Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên:
- Tiếp tục củng cố các chuẩn đã đạt ở thế vững chắc.
- Hiệu trưởng tiếp tục học lớp TCCT.
Sáng kiến kinh nghiệm
Đặng Đình Thanh - Hiệu trưởng Trường THCS Sen Thủy - Năm học 2012-
2013
7
Một số kinh nghiệm xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
ở đơn vị vùng kinh tế- xã hội đặc biêt khó khăn khó khăn
3. Tiêu chuẩn 3: Chất lượng giáo dục:
- Tiếp tục củng cố các chuẩn đã đạt ở thế vững chắc.
4. Tiêu chuẩn 4: Cơ sở vật chất:
- Tiếp tục củng cố các chuẩn đã đạt ở thế vững chắc.
- Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống sân bê tông, đường chạy thể dục, xây hệ thống
bồn hoa cây cảnh.
5. Tiêu chuẩn 5: Công tác xã hội hoá giáo dục:
- Tiếp tục củng cố các chuẩn đã đạt ở thế vững chắc.
II. Năm học 2011- 2012
1. Tiêu Chuẩn 1: Tổ chức nhà trường:
- Tiếp tục củng cố các chuẩn đã đạt ở thế vững chắc.
2. Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên:
- Tiếp tục củng cố các chuẩn đã đạt ở thế vững chắc.
- Hiệu trưởng tiếp tục học lớp TCCT.
- Tham gia thi GVDG cấp huyện 3 đồng chí, phấn đấu đạt 2 đồng chí.
3. Tiêu chuẩn 3: Chất lượng giáo dục:
- Tiếp tục củng cố các chuẩn đã đạt ở thế vững chắc.
4. Tiêu chuẩn 4: Cơ sở vật chất:
- Tiếp tục củng cố các chuẩn đã đạt ở thế vững chắc.
- Xây dựng 01 phòng thường trực, 01 phòng y tế.
- Xây dựng 02 phòng THBM Hóa học và Sinh học.
- Xây dựng 01 nhà vệ sinh giáo viên.
5. Tiêu chuẩn 5: Công tác xã hội hoá giáo dục :
- Tiếp tục củng cố các chuẩn đã đạt ở thế vững chắc.
II. Năm học 2012- 2013
1. Tiêu Chuẩn 1: Tổ chức nhà trường:
- Tiếp tục củng cố các chuẩn đã đạt ở thế vững chắc.
2. Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên:
- Tiếp tục củng cố các chuẩn đã đạt ở thế vững chắc.
- Hiệu trưởng có bằng TCCT.
3. Tiêu chuẩn 3: Chất lượng giáo dục:
Sáng kiến kinh nghiệm
Đặng Đình Thanh - Hiệu trưởng Trường THCS Sen Thủy - Năm học 2012-
2013
8
Một số kinh nghiệm xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
ở đơn vị vùng kinh tế- xã hội đặc biêt khó khăn khó khăn
- Tiếp tục củng cố các chuẩn đã đạt ở thế vững chắc.
4. Tiêu chuẩn 4: Cơ sở vật chất:
- Tiếp tục củng cố các chuẩn đã đạt ở thế vững chắc.
- Xây dựng 01 phòng truyền thống.
- Xây dựng 01 phòng nghe nhìn.
- Xây dựng 250m hàng rào khuôn viên.
- Tu sữa 4 phòng cấp 4 để xây dựng 02 phòng tổ bộ môn, 01 phòng hội đồng, 01
phòng Âm nhạc.
- Cải tạo khuôn viên, nội trú.
- Xây hoàn chỉnh hệ thống bồn hoa, cây cảnh.
5. Tiêu chuẩn 5: Công tác xã hội hoá giáo dục :
- Tiếp tục củng cố các chuẩn đã đạt ở thế vững chắc.
IV. Kết quả quá trình xây dựng trường chuẩn quốc gia sau 3 năm học: 2010-
2011; 2011- 2012; 2012- 2013 : (Tính đến thời điểm tháng 5/2013)
I. Năm học 2010- 2011
1. Tiêu Chuẩn 1: Tổ chức nhà trường:
- Các chuẩn đã đạt tiếp tục củng cố ở thế vững chắc.
2. Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên:
- Các chuẩn đã đạt tiếp tục củng cố ở thế vững chắc.
- Hiệu trưởng tiếp tục học lớp TCCT.
- Mở bồi dưỡng 10 lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, giáo dục kỹ năng sống
cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh với tổng số tiền 120 triệu
đồng.
3. Tiêu chuẩn 3: Chất lượng giáo dục:
- Các chuẩn đã đạt tiếp tục củng cố ở thế vững chắc, trong đó chất lượng đại trà
được ổn định và có sự tăng trưởng, chất lượng mũi nhọn đã có sự vươn lên, có học
sinh thi đạt giải nhất, giải nhì học sinh giỏi cấp tỉnh, có môn thi đạt giải nhất đồng
đội cấp huyện tuyển sinh vào lớp 10 xếp ở vị thứ 37/162 trường trong toàn tỉnh, đỗ
tốt nghiệp THCS 98,9%. Huy động kinh phí tiếp sức học sinh đến trường, quỹ bạn
nghèo có nguy cơ bỏ học để giúp đỡ, động viên các em có hoàn cảnh khó khăn, có
ý định bỏ học trở lại trường để thực hiện tốt duy trì số lượng trị giá 3 triệu đồng.
Sáng kiến kinh nghiệm
Đặng Đình Thanh - Hiệu trưởng Trường THCS Sen Thủy - Năm học 2012-
2013
9
Một số kinh nghiệm xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
ở đơn vị vùng kinh tế- xã hội đặc biêt khó khăn khó khăn
4. Tiêu chuẩn 4: Cơ sở vật chất:
- Các chuẩn đã đạt tiếp tục củng cố ở thế vững chắc.
- Đã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống sân bê tông, đường chạy thể dục, xây hệ
thống bồn hoa cây cảnh, xây dựng các hạng mục trường học thân thiện, mua sắm
ghế đá công cộng với tổng số tiền hơn 120 triệu do phụ huynh, cán bộ giáo viên,
nhân viên nhà trường và tổ chứ Plan ủng hộ, mua 160 bộ bàn ghế học sinh với số
tiền 127 triệu do tổ chức Plan ủng hộ.
5. Tiêu chuẩn 5: Công tác xã hội hoá giáo dục:
- Các chuẩn đã đạt tiếp tục củng cố ở thế vững chắc.
II. Năm học 2011- 2012
1. Tiêu Chuẩn 1: Tổ chức nhà trường:
- Các chuẩn đã đạt tiếp tục củng cố ở thế vững chắc.
2. Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên:
- Các chuẩn đã đạt tiếp tục củng cố ở thế vững chắc.
- Hiệu trưởng tiếp tục học lớp TCCT.
- Tham gia thi GVDG cấp huyện 2 đồng chí, đạt GVDG cấp huyện 1 đồng chí.
3. Tiêu chuẩn 3: Chất lượng giáo dục:
- Các chuẩn đã đạt tiếp tục củng cố ở thế vững chắc, trong đó chất lượng đại trà
được ổn định và có sự tăng trưởng, chất lượng mũi nhọn đã có sự vươn lên, có 4
học sinh năng khiếu đạt huy chương bạc cấp tỉnh, nhiều giải nhất, nhì cấp huyện, số
lượng và chất lượng học sinh giỏi cấp huyện qua kiểm tra tăng hơn so với năm học
trước(27 giải), đỗ tốt nghiệp THCS 98,7%. Huy động kinh phí quỹ bạn nghèo có
nguy cơ bỏ học để giúp đỡ, động viên các em có hoàn cảnh khó khăn, có ý định bỏ
học trở lại trường để thực hiện tốt duy trì số lượng trị giá 2 triệu đồng.
4. Tiêu chuẩn 4: Cơ sở vật chất:
- Các chuẩn đã đạt tiếp tục củng cố ở thế vững chắc.
- Đã xây dựng 01 phòng thường trực, 01 phòng y tế, 02 phòng THBM Hóa học
và Sinh học với tổng số tiền 120 triêu do phụ huynh ủng hộ, 01 nhà vệ sinh giáo
viên với số tiền 250 triệu do xã huy động, xây dựng một số hạng mục của trường
học thân thiện với số tiền 6 triệu đồng do tập thể chi bộ, công đoàn, chi đoàn, liên
đội và cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường ủng hộ.
Sáng kiến kinh nghiệm
Đặng Đình Thanh - Hiệu trưởng Trường THCS Sen Thủy - Năm học 2012-
2013
10
Một số kinh nghiệm xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
ở đơn vị vùng kinh tế- xã hội đặc biêt khó khăn khó khăn
5. Tiêu chuẩn 5: Công tác xã hội hoá giáo dục :
- Các chuẩn đã đạt tiếp tục củng cố ở thế vững chắc.
II. Năm học 2012- 2013
1. Tiêu Chuẩn 1: Tổ chức nhà trường:
- Các chuẩn đã đạt tiếp tục củng cố ở thế vững chắc.
2. Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên:
- Các chuẩn đã đạt tiếp tục củng cố ở thế vững chắc.
- Hiệu trưởng đã có bằng TCCT.
3. Tiêu chuẩn 3: Chất lượng giáo dục:
- Các chuẩn đã đạt tiếp tục củng cố ở thế vững chắc trong đó chất lượng đại trà
được ổn định và có sự tăng trưởng, chất lượng mũi nhọn đã có sự vươn lên, có 1
học sinh đạt giải nhì học sinh giỏi cấp tỉnh, 12 giải học sinh giỏi, học sinh năng
khiếu cấp huyện, có 1 giải ba, 2 giải khuyến khích đồng đội học sinh giỏi cấp
huyện, đỗ tốt nghiệp THCS 98,8%. Huy động kinh phí quỹ bạn nghèo có nguy cơ
bỏ học để giúp đỡ, động viên các em có hoàn cảnh khó khăn, có ý định bỏ học trở
lại trường để thực hiện tốt duy trì số lượng trị giá 2 triệu đồng. .
4. Tiêu chuẩn 4: Cơ sở vật chất:
- Các chuẩn đã đạt tiếp tục củng cố ở thế vững chắc.
- Đã xây dựng 01 phòng truyền thống, 01 phòng nghe nhìn, 02 phòng tổ bộ
môn, 01 phòng hội đồng, 01 phòng Âm nhạc, xây dựng 250m hàng rào khuôn viên
với số tiền 880 triệu đồng từ kinh phí của nhà trường, địa phương và huyện cấp.
- Cải tạo khuôn viên, nội trú, xây hoàn chỉnh hệ thống bồn hoa, cây cảnh, sân
cầu lông, đã cầu, bóng đá với tổng số tiền 38 triệu do tập thể chi bộ, công đoàn, chi
đoàn, liên đội và cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường và phụ huynh
ủng hộ.
5. Tiêu chuẩn 5: Công tác xã hội hoá giáo dục :
- Các chuẩn đã đạt tiếp tục củng cố ở thế vững chắc.
* Kết quả chung:
1. Tiêu Chuẩn 1: Tổ chức nhà trường: Đạt chuẩn
2. Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên: Đạt chuẩn
(Đã làm xong thủ tục thuyên chuyển để đủ tỉ lệ giáo viên dạy giỏi 6 đ/c = 30%)
Sáng kiến kinh nghiệm
Đặng Đình Thanh - Hiệu trưởng Trường THCS Sen Thủy - Năm học 2012-
2013
11
Một số kinh nghiệm xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
ở đơn vị vùng kinh tế- xã hội đặc biêt khó khăn khó khăn
3. Tiêu chuẩn 3: Chất lượng giáo dục: Đạt chuẩn
4. Tiêu chuẩn 4: Cơ sở vật chất : Đạt chuẩn
( Đang thi công công trình hàng rào và tu sữa 04 phòng cấp 4)
5. Tiêu chuẩn 5: Công tác xã hội hoá giáo dục : Đạt chuẩn
* Dự kiến đến tháng 7 năm 2013, trường THCS Sen Thủy đạt chuẩn quốc gia
V. Bài học kinh nghiệm:
Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở địa bàn thuộc vùng kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khăn là một vinh dự cho địa phương và nhà trường, song trong quá trình
thực hiện quả có nhiều gian nan, vất vả, qua 3 năm học triển khai thực hiện,
Trường THCS Sen Thủy đã đạt được mục tiêu đề ra. Có được kết quả thành công
đó là nhờ vào những yếu tố sau đây:
1. Sự nhận thức đúng đắn, sự nhiệt thành, tâm huyết của mọi lực lượng tham gia.
2. Sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của lãnh đạo Đảng, chính quyền địa
phương, nhà trường.
3. Sự lãnh đạo, quan tâm của Ban chỉ đạo xây dựng trường chuẩn quốc gia huyện
Lệ Thủy
4. Sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của ban chỉ đạo xây dựng trường chuẩn quốc gia
của trường THCS Sen Thủy.
5. Sự chung tay, góp sức của các nhà hảo tâm.
Từ những yếu tố làm nên thành công ấy, là thủ trưởng đơn vị, bản thân tôi đã
rút ra cho mình một số kinh nghiệm nhỏ trong quả trình thực hiện xây dựng trường
chuẩn quốc gia ở địa bàn thuộc vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như Sen
Thủy, đó là:
1/ Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động trong tất cả mọi lực lượng, huy động tối
đa mọi lực lượng tham gia.
2/ Làm tố công tác xã hội hóa giáo dục, tạo sự đồng thuận trong các cấp ủy Đảng,
chính quyền, các đoàn thể địa phương .
3/ Biết phát huy nội lực là chính, đồng thời tranh thủ sự góp sức của mọi lực lượng
bên ngoài trong quá trình huy động các nguồn lực.
4/ Tích cực, có kế hoạch cụ thể trong công tác tham mưu với lãnh đạo địa phương,
UBND huyện và các phòng ban cấp huyện đối với những vấn đề nhà trường không
thể giải quyết được.
5/ Lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, nhà trường phải thống nhất trong tư
tưởng và hành động, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách
nhiệm trước nhiệm vụ, trọng trách của mỗi người.
Sáng kiến kinh nghiệm
Đặng Đình Thanh - Hiệu trưởng Trường THCS Sen Thủy - Năm học 2012-
2013
12
Một số kinh nghiệm xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
ở đơn vị vùng kinh tế- xã hội đặc biêt khó khăn khó khăn
6/ Phải xuất phát từ thực tiễn của địa phương, nhà trường để có kế hoạch, lộ trình,
bước đi, giải pháp phù hợp, có tính khả thi và demm lại hiệu quả cao nhất.
C. KẾT LUẬN
I. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của sáng kiến
Xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2010 - 2015 là một
mục tiêu quan trọng của Đảng và Nhà nước. Đây là một nhiệm vụ nặng nề nhưng
rất vinh dự của nhà trường và địa phương, nó đòi hỏi phải có sự nổ lực phấn đấu,
huy động nhiều nguồn lực, nhiều lực lượng tham gia. Do đó cần phải có sự đồng
lòng, đồng sức, sự chỉ đạo chặt chẽ thường xuyên của các cấp uỷ Đảng và chính
quyền đoàn thể ở địa phương, của Phòng Giáo dục- đào tạo. Công tác tham mưu
đòi hỏi phải hết sức tích cực, thiết thực.
Trường THCS Sen Thủy đã khởi động xây dựng trường chuẩn Quốc gia
trong năm học 2010 - 2011 là một cơ hội lớn, để con em địa phương sớm có được
môi trường giáo dục lành mạnh, mạng lới trường lớp đạt chuẩn đủ điều kiện phục
vụ tốt cho các hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời đánh dấu một
bước đột phá trong sự phát triển đi lên của giáo dục xã nhà.
Ban chỉ đạo xây dựng trường chuẩn Quốc gia Xã Sen Thủy đã xác định rõ
mục tiêu, nhiệm vụ của công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đối với các
nhà trường trong địa bàn xã nhà nói chung và đối với Trường THCS Sen Thủy nói
riêng, vì vậy địa phương cũng như nhà trường đã tranh thủ được sự ủng hộ, quan
tâm và chỉ đạo sâu sát, hiệu quả của lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp, của
PGD&ĐT Lệ Thủy, của đội ngũ thầy cô giáo trường THCS Sen Thủy, của Ban đại
diện cha mẹ, học sinh và các lực lượng giáo dục trong xã nhà, cùng nhau tập trung
mọi nguồn lực, quyết tâm đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia để
Trường THCS Sen Thủy được kiểm tra và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia
vào cuối năm học 2012- 2013.
Trường THCS Sen Thủy đạt chuẩn quốc gia trong năm học 2012- 2013 là
một sự cố gắng vượt bậc của Đảng, chính quyền, các đoàn thể địa phương, của đội
ngũ thầy cô giáo, học sinh trường THCS Sen Thủy, của Ban đại diện cha mẹ và các
lực lượng giáo dục trong xã nhà. Tuy vậy, địa phương, nhà trường còn phải phấn
Sáng kiến kinh nghiệm
Đặng Đình Thanh - Hiệu trưởng Trường THCS Sen Thủy - Năm học 2012-
2013
13
Một số kinh nghiệm xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
ở đơn vị vùng kinh tế- xã hội đặc biêt khó khăn khó khăn
đấu nổ lực nhiều hơn nữa để giữ vững và phát triển trường chuẩn quốc gia mức độ
cao hơn trong những năm học tiếp theo.
Những vấn đề bản thân tôi trình bày trong phạm vi đề tài này chắc chắn
không thể tránh khỏi những hạn chế, song nó đã phần nào đem lại kết quả thực hiện
nhiệm vụ xây dựng trường chuẩn quốc gia trong 3 năm học liền, đồng thời cho bản
thân tôi những kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo nhà trường thực hiện nhiệm vụ
năm học nói chung và thực hiện nhiệm vụ xây dựng trường chuẩn quốc gia THCS
nói riêng, bản thân tôi rất mong muốn sự góp ý chân thành của đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Sáng kiến kinh nghiệm
Đặng Đình Thanh - Hiệu trưởng Trường THCS Sen Thủy - Năm học 2012-
2013
14
Sáng kiến kinh nghiệm
==============================================================
§Æng §×nh Thanh - Trường THCS Sen Thñy - 15 -