Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

đồ án tốt nghiệp nghiên cứu tiếp thu công nghệ tiên tiến để tổ chức và khai thác thử mạng thông tin liên kết số đa dịch vụ isdn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (952.11 KB, 27 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
MỞ ĐẦU
Ngành Công an có nhiệm vụ giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn
xã hội, do vậy được tổ chức theo địa bàn hành chính cùng với các cấp chính
quyền và được biên chế như một lực lượng vũ trang chiến đấu. Do tổ chức và
nhiệm vụ nên mạng Viễn thông được tổ chức phù hợp thành một mạng lưới
chuyên dùng thống nhất trong toàn ngành phục vụ sự chỉ huy, chỉ đạo của ngành
từ Trung ương đến địa phương.
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật và công nghệ, mạng
viễn thông trên thế giới cũng như ở nước ta đang phát triển rất nhanh chóng,
mang tính toàn cầu và ngày càng có khả năng đáp ứng được càng nhiều loại hình
dịch vụ với chất lượng ngày một cao. Theo tiến trình số hoá mạng viễn thông,
do tính kinh tế nhờ qui mô (economy of scale) và rất nhiều điểm ưu việt của
mình, mạng thông tin số liên kết đa dịch vụ (ISDN: Integrated Services Digital
Network) đang dần được hình thành và phát triển trên phạm vi toàn cầu như một
xu thế tất yếu mà Việt nam không là một ngoại lệ. Việc xây dựng ISDN quốc
gia và phát triển theo hướng tiến dần lên B-ISDN nhằm hợp nhất, thay thế các
mạng với các dịch vụ khác nhau thành một mạng số thống nhất là một quá trình
phức tạp, đòi hỏi đầu tư khá lớn và thực hiện trong một thời gian dài.
Trong tiến trình phát triển mạng quốc gia, vấn đề phát triển mạng viễn
thông Bộ Công an theo hướng ISDN và B-ISDN cũng như kết nối nó với mạng
viễn thông quốc gia hiển nhiên là một vấn đề có tính khoa học và cập nhật.
Trong giai đoạn 1996-1998, Bộ Công an được tham gia cộng tác viên của
đề tài cấp nhà nước mang mã số KHCN-01-01 :"Nghiên cứu tiếp thu công nghệ
tiên tiến để tổ chức và khai thác thử mạng thông tin liên kết số đa dịch vụ ISDN"
với nội dung nghiên cứu xây dựng phương án tổ chức mạng ISDN Bộ Công an
và kết nối với mạng ISDN quốc gia. Giai đoạn này đã đạt đựoc kết quả tốt. Giai
đoạn tiếp theo trong kế hoạch năm 1999-2000 Bộ Công an được mời tham gia
cộng tác để tiếp tục phát triển định hướng cho mạng B-ISDN chuyên dụng Bộ
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368


Công an để chuẩn bị những định hướng cơ bản trong điều kiện mạng viễn thông
quốc gia chuyển sang B-ISDN.
Báo cáo này đi sâu phân tích những vấn đề cơ bản của B-ISDN, đặc điểm
của mạng Viễn thông Bộ Công an và những yêu cầu về bảo đảm an ninh, chính
trị và an toàn xã hội của mạng chuyên dụng Bộ Công an. Báo cáo cũng trình bày
phương án triển khai mạng B-ISDN chuyên dụng Bộ Công an trong thời gian
sắp tới nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng truyền thông đa phương tiện, đa dịch vụ
phục vụ cho công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của ngành.
2
Tổng quan B-ISDN
1 TỔNG QUAN VỀ B-ISDN VÀ CÁC CÔNG NGHỆ MỚI SẼ
SỬ DỤNG TRONG MẠNG VIỄN THÔNG CÔNG AN
1.1 Khái niệm về ISDN
Theo ITU-T, mạng IDN được định nghĩa là mạng viễn thông bao gồm các
hệ thống chuyển mạch số được nối với nhau bằng các đường truyền dẫn số để
truyền đi các tín hiệu số.
Mạng thông tin số kết hợp đa dịch vụ ISDN được phát triển từ từ mạng
IDN, nó thiết lập cuộc nối số từ đầu cuối đến đầu cuối cho một phạm vi rộng các
dịch vụ đã và sẽ có gồm các dịch vụ thoại và phi thoại như Faxsimile, truyền số
liệu,
Đặc điểm cơ bản của ISDN là cung cấp và hỗ trợ nhiều loại hình dịch vụ
thoại và phi thoại khác nhau trên cùng một mạnh duy nhất. Mạng ISDN cung
cấp các dịch vụ dựa trên cùng một số lượng hữu hạn các đấu nối và các giao
diện Mạng-Đối tường sử dụng.
ISDN hỗ trợ nhiều loại hình ứng dụng khác nhau bao gồm cả đấu nối
chuyển mạch và không chuyển mạch. Các đấu nối chuyển mạch trong ISDN
chia thành các loại đấu nối chuyển mạch kênh, đấu nối chuyển mạch gói và đấu
nối kết hợp giữa chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói.
Các dịch vụ mới đưa vào ISDN phải tương thích với các đấu nối số tốc độ
64kbps

ISDN sẽ phải là mạng thông minh để hỗ trợ cho việc giám sát, quản lý,
bảo dưỡng mạng, nhưng nó không nhất thiết phải thông minh để đưa ra tất cả
các dịch vụ phụ. Việc đưa thêm một số dịch vụ phụ có thể được thực hiện dần
thông qua các chức năng thông minh phụ hoặc là các chức năng thông minh của
các thiết bị đầu cuối thông tin.
Việc truy nhập vào mạng ISDN phải dựa trên mộtcấu trúc phân lớp thiết
bị sử dụng có thể truy nhập vào mạng ISDN theo các cách khác nhau, phụ thuộc
vào loại hình dịch vụ và cách thức điều hành mạng ISDN ở mỗi quốc gia.
Người ta thừa nhận rằng có nhiều cách khác nhau để phát triển ISDN và
các cách này tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước. Tiến trình chuyển
3
Tổng quan B-ISDN
đổi từ mạng IDN sang mạng ISDN có thể kéo dài vài thập kỷ. Trong thời gian
chuyển đổi, người ta phải đưa ra giải pháp để có thể kết nối với các dịch vụ của
ISDN với các dịch vụ của mạng khác.
Mạng ISDN có thể cho phép thực hiện các cuộc đấu nối ở các tốc độ lớn
hơn hay nhỏ hơn 64kbps.
Cấu trúc cơ bản của mạng ISDN như hình 2-1.
Hình 2- : Cấu trúc cơ bản mạng ISDN
1.2 Khái niệm về B- ISDN
1.2.1 Những nguyên tắc cơ bản của B-ISDN
Những nguyên tắc cơ bản của B-ISDN (Broadband aspects of Integrated
Services Digital Network) được đề cập tới trong serie khuyến nghị I của ITU-T
[9]. Theo khuyến nghị I.121 mạng số liên kết đa dịch vụ băng rộng B-ISDN
cung cấp các kết nối thông qua chuyển mạch (SVC), thông qua kết nối bán cố
4
Thiết bị
đầu
cuối
Kết cuối

mạng
Chuyển
mạch
ISDN
Chuyển
mạch
ISDN
Thuê bao
hoặc nh à
cung cấp
dịch vụ
Chức năng phi
chuyển mạch
tốc độ >64kbps
Chức năng
chuyển mạch
tốc độ >64kbps
Chức năng chuyển
mạch kênh tốc độ
64kbps
Chức năng phi
chuyển mạch tốc
độ 64kbps
Chức năng
chuyển mạch
gói
Chức năng
chuyển tiếp
khung
Chức năng báo

hiệu kênh chung
Giao diện
thuê bao
ISDN
Mạch vòng
thuê bao
Thiết bị thuê bao
Mạng
Báo hiệu Đối tượng sử dụng-Đối tượng sử dụng
Báo hiệu Đối tượng-Mạng
Tổng quan B-ISDN
địng hay cố định (PVC). Kết nối trong B-ISDN phục vụ cả chuyển mạch kênh,
chuyển mạch gói đa phương tiện, đơn phương tiện, theo kiểu định hướng kết nối
hoăcvj phi kết nối, điểm-điểm hoặc điểm-đa điểm và đa điểm-đa điểm. Thuật
ngữ B-ISDN được sử dụng nhằm ám chỉ và nhấn mạnh các khía cạnh băng rộng
của ISDN.
Các nguyên tắc cơ bản của B-ISDN bao gồm:
a) Phương thức chuyển tải không đồng bộ (ATM: Asynchronous
Transfer Mode) là phương thức truyền dành cho B-ISDN. Như vậy có thể khẳng
định ATM sẽ là cơ sở hạ tầng của mạng B-ISDN tương lai.
b) Về phương diện truyền dẫn hiện tại SDH được coi là phương tiện
truyền dẫn cơ bản của mạng B-ISDN tuy nhiên phương thức truyền không đồng
bộ sẽ được áp dụng trong toàn mạng B-ISDN bao gồm cả chuyển mạch và
truyền dẫn.
c) B-ISDN hỗ trợ các kết nối điểm-tới-điểm, điểm-tới-đa-điểm, cố
định (permanent), bán cố định (semi-permanent) hay chuyển mạch (SVC) và
cung cấp các dịch vụ thời gian thực, các dịch vụ tương tác, các dịch vụ dành
riêng hay các dịch vụ theo yêu cầu. Các kết nối trong B-ISDN hỗ trợ cả các dịch
vụ theo phương thức chuyển mạch kênh hay chuyển mạch gói, theo kiểu đơn
hay đa phương tiện, cũng như hỗ trợ các dịch vụ có bản chất hướng kết nối hay

không kết nối cả với cấu hình hai hướng lẫn cấu hình một hướng.
d) Một B-ISDN sẽ có các khả năng thông minh nhằm mục đích cung
cấp các đặc tính dịch vụ cao cấp, hỗ trợ các phương tiện bảo trì và khai thác
mạnh cũng như hỗ trợ việc quản trị và kiểm soát toàn mạng.
e) Do B-ISDN được xây dựng trên cơ sở các khái niệm của ISDN, nên
mô hình tham chiếu của ISDN cũng là cơ sở đối với B-ISDN.
f) Mô hình phân lớp theo mô hình giao thức hệ thống mở OSI giống
như đã được sử dụng đối với các giao thức ISDN cũng đựoc sử dụng trong B-
ISDN. Cách tiếp cận này cũng cần phải được sử dụng cho các nghiên cứu về
mọi khía cạnh khác của B-ISDN bao gồm việc truyền thông tin, quá trình kiểm
soát, tính thông minh và quản trị mạng.
5
Tổng quan B-ISDN
g) Mạng B-ISDN phải bảo đảm khả năng tương thích với những mạng
hiện có và phải bảo đảm khả năng cung cấp các dịch vụ mà các mạng hiện có
đang dùng. Sự ra đời của mạng B-ISDN là bước phát triển tiếp theo của ISDN.
h) Mạng B-ISDN đựoc phát triển theo từng giai đoạn nhằm đáp ứng
các yêu cầu mới của người sử dụng phù hợp với các tiến bộ của công nghệ.
i) Việc triển khai mạng B-ISDN có thể được thực hiện bằng rất nhiều
cách khác nhau tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của các nước. Quá trình phát triển
lên B-ISDN không đồng nhất tại các quốc gia và các khu vực.
1.2.2 Các đặc tính của B-ISDN dựa trên công nghệ ATM
Như đã được khẳng định trong các khuyến nghị của ITU-T, mạng B-
ISDN sẽ được xây dựng trên nền tảng của công nghệ ATM. Phương thức truyền
không đồng bộ ATM có một số đặc điểm như sau:
a) ATM được truyền theo các tế bào có cấu trúc cố định 53 Byte
b) Với cơ chế ghép kênh thống kê ATM tạo ra khả năng ấn định độ
rộng băng động theo yêu cầu tăng hiệu suất sử dụng.
c) Với khả năng tạo ra các kênh ảo, đường ảo ATM cung cấp cho
khách hàng kết nối theo yêu cầu chuyển mạch, cố định hay bán cố định mà vẫn

bảo đảm việc sử dụng các tài nguyên của mạng.
d) ATM cung cấp chất lượng dịch vụ theo yêu cầu. Đặc tính lưu lượng
của mỗi loại dịch vụ trong mạng B-ISDN rất khác nhau đòi hỏi yêu cầu về QoS
khác nhau. ATM có khả năng cung cấp chất lượng dịch vụ từ thấp, trung bình
đến cao tuỳ thuộc vào yêu cầu của dịch vụ trong thời gian thiết lập cuộc gọi.
e) Với cơ chế bảo dưỡng mềm bằng các tế bào bảo dưỡng lớp thấp,
ATM có khả năng đơn giản hoá vấn đề quản lý mạng.
f) ATM rất mềm dẻo với các phương tiện truyền dẫn và tốc độ truyền
dẫn.
1.2.3 Các thành phần của B-ISDN
Các phần tử cơ bản cấu thành B-ISDN bao gồm:
a) Mạng khách hàng, bao gồm các khách hàng riêng rẽ hoặc các nhóm
khách hàng được tập trung, sử dụng một giải rộng các dịch vụ từ băng hẹp đến
6
Tổng quan B-ISDN
băng rộng, thoại và/hoặc phi thoại với nhiều kiểu kết nối khác nhau. Các khách
hàng được kết nối tới mạng thông qua một số loại giao diện chuẩn. Các thành
phần cơ bản của mạng khách hàng bao gồm thiết bị đầu cuối ATM, các thiết bị
kết cuối mạng loại B-NT. Về cơ bản mạng khách hàng tương đối phức tạp và có
nhiều loại cấu hình. Do tồn tại nhiều loại thiết bị của nhiều nhà cung cấp khác
nhau nên mạng này đòi hỏi phải có tiêu chuẩn rõ ràng và tính tương thích của
các thiết bị phải cao.
b) Mạng truy nhập B-ISDN thực chất nằm trong phạm vi của mạng
khách hàng. Tuy nhiên hiện nay các thiết bị ngày càng đựoc phát triển mạnh và
đa dạng. Các thiết bị truy nhập bao gồm một số loại tổng đài ngoại biên, truy
nhập thuê bao, truy nhập VB-5.x.
c) Mạng đường trục (ATM backbone), bao gồm hệ thống truyền dẫn
đường trục dung lượng từ cao đến rất cao, thực hiện kết nối các nút của mạng
truy nhập ATM với nhau. Theo quy định của ITU, đường trục tiêu chuẩn cho B-
ISDN là đường trục dựa rên công nghệ truyền dẫn phân cấp số đồng bộ (SDH:

Synchronous Digital Hierarchy).
d) Hệ thống báo hiệu dựa trên tiêu chuẩn báo hiệu cho ISDN. Điều
này có nghĩa là báo hiệu liên đài tiêu chuẩn vẫn là báo hiệu số 7.
e) Mạng đồng bộ, cung cấp xung nhịp chuẩn cho toàn mạng, dựa trên
các đồng hồ chủ có độ chính xác rất cao.
f) Hệ thống quản lý, cung cấp các khả năng khai thác, quản trị và bảo
trì (OA&M: Operation, Administration and Maintenance) tự động cho toàn
mạng.
1.2.4 Phát triển B-ISDN
Mặc dù việc phát triển B-ISDN tuỳ thuộc tình hình cụ thể của từng quốc
gia song những vấn đề sau đây cần phải lưu ý:
a) B-ISDN dựa trên các khái niệm đã được phát triển cho ISDN và có
thể phát triển lên bằng cách không ngừng kết hợp các chức năng bổ sung của B-
ISDN vào mạng một cách trực tiếp nhằm bảo đảm các dịch vụ tiên tiến mới.
7
Tổng quan B-ISDN
b) Việc triển khai B-ISDN có thể đòi hỏi một thời gian khá lâu, kéo
dài một, hai thập kỷ hay hơn nữa do các nhà điều hành phải tìm cho được
phương cách kinh tế nhất để phát triển mạng thành B-ISDN. Các giai đoạn phát
triển này (chẳng hạn như triển khai các mạng khu vực đô thị, các mạng cáp
quang thụ động, các mạng nội bộ LAN cũng như cả các mạng dựa trên vệ tinh)
cần phải hài hoà với các khái niệm B-ISDN đầy đủ, bảo đảm tiếp tục hỗ trợ các
giao diện và các dịch vụ hiện có, và rút cục sẽ phải tích hợp vào B-ISDN. Trong
các giai đoạn này, các phương án triển khai thích hợp nhất thiết phải phối hợp
được hoạt động của các dịch vụ B-ISDN và các dịch vụ trong các mạng khác.
c) Trong quá trình phát triển thành một B-ISDN, một số kết nối điểm
tới điểm (point-to-point) có thể vẫn còn sử dụng một phần các thiết bị chuyển
mạch và truyền dẫn vốn không phải là tối ưu đối với B-ISDN, như các hệ thống
truyền dẫn theo phân cấp số cận đồng bộ (PDH: Plesiochronous Digital
Hierarchy) theo chuẩn G.702 chẳng hạn. Các kết nối như vậy có thể cung cấp

một tốc độ bít dịch vụ tối đa suy giảm tại giao diện mạng-người sử dụng (UNI:
User-Network Interface).
1.3 Công nghệ mới sẽ sử dụng trong mạng viễn thông Công an
1.3.1 ATM
Công nghệ ATM cung cấp chức năng chuyển mạch ở mọi tốc độ, tính
năng này phù hợp cho các dịch vụ tốc độ cao và dịch vụ tốc độ bit thay đổi. Kỹ
thuật này có ưu thế đặc biệt về khả năng truyền tải các loại hình thông tin ở các
tốc độ khác nhau.
Mạng Viễn thông Công an trong tương lai sẽ sử dụng công nghệ này trên
mạng lưới để giải quyết vấn đề cung cấp đa dịch vụ băng rộng như cung cấp các
dịch vụ đa phương tiện, hội nghị Video đa điểm, truyền ảnh động, truyền các
lệnh chỉ huy, tác chiến và phải cung cấp được dịch vụ thoại cơ bản trong
mạng B-ISDN tương lai.
1.3.2 SDH
Để đáp ứng dung lượng truyền dẫn lớn, mạng thông tin số đa dịch vụ đã
xuất hiện B-ISDN sẽ đòi hỏi một mạng có hiệu suất lớn hơn. Trong thực tế, B-
8
Tổng quan B-ISDN
SDN sẽ khích lệ việc sử dụng sợi cáp quang để truyền các dịch vụ có tốc độ cao
trên các mạng số. Hơn nữa vai trò của các thiết bị chuyển mạch, các thiết bị vận
hành và bảo dưỡng sẽ tạo nên một đột biến về quản lý toàn mạng bằng biện
pháp đơn giản và kinh tế nhất.
SDH không chỉ đảm bảo cho hiện tại mà còn chuẩn bị cho các mục tiêu
chiến lược lâu dài. SDH phát triển cho phép liên kết các phần tử của mạng số tại
các giao tiếp nút của mạng. Môi trường truyền dẫn tốt nhất là sợi quang cho
phép trực tiếp biến đổi tín hiệu điện thành quang mà không cần bổ sung thêm
các thông tin khác. Có thể tạo nên hệ có dung lượng khá cao bằng cách ghép
một số nhánh phân bậc hiện có. Điều này cần pahỉ dùng một số kỹ thuật đệm
xung ở tốc độ bit tương đối cao để bù cho những tần số tín hiệu khác nhau đã
được ghép. Mức đầu tiên của SDH sẽ đồng bộ và điều này yêu cầu một chuẩn

đồng hồ của mạng lưới duy nhất. Trên cơ sở này, các mức cao hơn của SDH có
thể thu được bằng cách ghép các luồng đồng bộ tránh được thủ tục đệm.
SDH có thể đảm bảo truyền dẫn thông suốt và xuyên qua mạng lưới và
cũng để đảm bảo làm việc ngay cả khi mất đồng bộ mạng lưới. Có thể coi SDH
đồng bộ ở mức khung đối với tất cả các mức của cấu trúc này cho phép truyền
tín hiệu không đồng bộ trong một đường đồng bộ . SDH là hệ thống truyền dẫn
đầu tiên được nghiên cứu có chú ý đến các nhu cầu chuyển mạch và nối chuyển
tiếp và chức năng điều hành mạng lưới. Những đặc điểm ấy thu được bằng cách
xác định những modul con của mức cơ bản được gọi là các container ảo và các
mào đầu rất lớn dành cho vận hành và bảo dưỡng chúng.
Hiện tại hệ thống truyền dẫn SDH của mạng Công an đang sử dụng là hệ
thống truyền dẫn của VNPT. Về lâu dài, Bộ Công an sẽ có kế hoạch triển khai
mạng truyền dẫn liên tỉnh và đường trục riêng biệt với mạng truyền dẫn quốc gia
để đảm bảo tính an toàn trong điều kiện xảy ra chiến tranh hay trong những tình
huống đặc biệt.

9
Mạng viễn thông Công an
2 MẠNG VIỄN THÔNG CÔNG AN
2.1 Đặc điểm mạng viễn thông Công an
1. Là mạng viễn thông chuyên dùng: Đối tượng phục vụ chính của
mạng là cho các hoạt động của ngành Công an Việt Nam (ngoài ra mạng còn
cung cấp dịch vụ thông tin cho một số cơ quan quan trọng khác). Mạng Viễn
thông Công an có quan hệ hữu cơ với mạng thông tin quốc gia và liên hệ mật
thiết với các mạng khác như: Mạng thông tin Bộ Quốc phòng, Cục Bưu điện
Trung Ương, Bộ Tư lệnh Biên phòng.
2. Mạng được tổ chức phân cấp như mạng bưu điện về cả truyền dẫn
cũng như chuyển mạch, phù hợp với cấu trúc tổ chức của ngành Công an.
3. Mạng được xác định đầu tư và sử dụng theo chế độ bao cấp, kinh
phí phát triển mạng hoàn toàn phụ thuộc và đầu tư theo kế hoạch của Nhà nước.

4. Mạng đang trong quá trình số hoá từng phần theo quy hoạch và vốn
đầu tư của Nhà nước. Theo quy hoạch tổng thể và định hướng phát triển mạng
viễn thông Công an là mạng điện thoại số hợp nhất IDN và từng bước phát triển
sang ISDN. Hiện nay về thiết bị chuyển mạch đã được số hoá 100% tại các cơ
quan Bộ và Công an các tỉnh, thành phố. Về thiết bị truyền dẫn đã sử dụng các
thiết bị truyền dẫn số tại các thành phố lớn và một vài địa bàn trọng điểm.
2.2 Yêu cầu mạng viễn thông Công an
1. Phải đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong mọi tình huống từ
Trung ương đến địa phương đặc biệt là lúc có biến cố về an ninh chính trị:
− Giữa Bộ Công an với 61 Công an Tỉnh, Thành trong địa bàn toàn
quốc, đến 600 huyện, thị và một số đồn trạm, các địa bàn trọng điểm về an ninh
chính trị
− Giữa một số cơ quan quan trọng với lực lượng Công an, giữa an
ninh với quốc phòng, nội chính
2. Mạng hoạt động phải tin cậy, an toàn, hiện đại, có tính linh hoạt cao
phục vụ cho công tác chỉ huy, chiến đấu, nghiệp vụ của ngành Công an trong
toàn quốc.
10
Mạng viễn thông Công an
3. Phải tổ chức mạng đáp ứng được đặc thù hoạt động Công an:
− Đa dạng và phức tạp: đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ của nhiều lực
lượng như an ninh, cảnh sát, cảnh vệ trên diện rộng, phức tạp và tính xã hội cao.
− Cơ động, đột xuất: Phục vụ cho công tác nghiệp vụ, cụ thể là công
tác đánh án, công tác chấn áp tội phạm, công tác giữ gìn trật tự an ninh và an
toàn xã hội tại các địa bàn trọng điểm, tại các thành phố lớn cũng như biên giới,
cửa khẩu và hải đảo.
4. Đảm bảo các loại hình dịch vụ thông tin cho ngành Công an (Cảnh
sát, an ninh, cảnh vệ ) như truyền thoại, truyền số liệu, truyền ảnh, văn bản
Videophone để phục vụ nhanh chóng, kịp thời cho công tác chỉ đạo chỉ huy
chiến đấu của toàn lực lượng và công tác nghiên cứu nghiệp vụ của ngành Công

an. Ngoài ra còn đáp ứng kịp thời các dịch vụ mới phục vụ cho nghiệp vụ Công
an để hoà nhập với cảnh sát Quốc tế.
5. Phải phát triển hiện đại, đồng bộ và hoà mạng Viễn thông quốc gia:
Ngành công an có nhiệm vụ bảo vệ anh ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội
trong giai đoạn mở cửa, giao lưu Quốc tế, gia nhập ASEAN: Phương tiện thông
tin liên lạc của ngành Công an phải hiện đại, thạm chí có nhiều khâu phải vượt
trình độ Quốc gia; công tác nghiệp vụ liên quan đến nhiều Bộ, Ngành và toàn
xã hội.
6. Thông tin Công an còn đặt ra yêu cầu cao về bảo mật: Bảo mật
trong mạng viễn thông Công an là vấn đề rất quan trọng. Bảo mật được đặt ra ở
nhiều cấp độ khác nhau cụ thể theo yêu cầu của ngành nhưng phải bảo đảm
thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác đáp ứng được nhu cầu chỉ huy chiến
đấu và công tác nghiệp vụ của ngành Công an.
2.3 Nhu cầu sử dụng các dịch vụ B-ISDN của ngành Công an
Để đáp ứng công tác nghiệp vụ của ngành, ngoài nhu cầu sử dụng điện
thoại phục vụ trong phạm vi rộng, số lượng lớn cho ngành: Đáp ứng nhu cầu
điện thoại cho các đơn vị Trung ương, Công an 61 tỉnh, thành phố và các huyện
thị Bộ Công an đã và đang xây dựng các trung tâm công nghệ phần mềm ứng
11
Mạng viễn thông Công an
dụng cho công tác nghiệp vụ của ngành có chức năng và năng lực nghiên cứu,
lập trình, nghiên cứu khai thác công nghệ và các phần mềm mới như: xử lý ảnh,
bản đồ điện tử, xử lý vân tay, các cơ sở dữ liệu lớn để hướng vào một số lĩnh
vực công tác chủ yếu của ngành như công tác bảo vệ an ninh quốc gia: xuất
nhập cảnh, hồ sơ nghiệp vụ an ninh, quản lý người nước ngoài.
Công tác giữ gìn trật tự an toàn xã hội( quản lý hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát,
quản lý phương tiện giao thông, quản lý tội phạm hình sự, quản lý chứng minh
thư, quản lý đối tượng truy nã ), công tác tham mưu, chỉ đạo xây dựng lực
lượng, tài chính, hậu cần cần có cơ sở dữ liệu được xây dựng thành hệ thống
và là tài nguyên sử dụng chung cho ngành.

Một nhu cầu quan trọng của ngành Công an đó là hội nghị trao đổi giữa
Lãnh đạo các cơ quan trong Bộ, giữa các tổng cục, các tỉnh thành phối hợp trong
những chuyên án lớn. Dịch vụ hội nghị Video đa điểm phục vụ tốt cho mục tiêu
này. Với yêu cầu chất lượng hình ảnh cao, dịch vụ hội nghị Video đa điểm này
sẽ cần được thực hiện trên cơ sở hạ tầng tiên tiến đảm bảo chất lượng dịchvụ.
Một nhu cầu quan trọng nữa của ngành đo là việc truyền các file ảnh động
(Mpeg-2) với kích thức rất lớn.
Những lý do trên buộc mạng viễn thông ngành Công an ngoài cung cấp
dịch vụ thoại còn cần phải cung cấp các dịch vụ như truyền số liệu, hội nghị
Video, truyền ảnh động, liên kết mạng máy tính để đáp ứng nhu cầu của mạng.
Mạng thông tin IDN của ngành Công an cần được chuyển sang B-ISDN là một
nhu cầu thực tế và cũng phù hợp với sự phát triển của mạng Viễn thông Quốc
gia.
12
Mng vin thụng Cụng an
Hỡnh 3- : Cu trỳc mng mỏy tớnh ca CA tnh, thnh ph
2.4 ỏnh giỏ mng vin thụng cụng an
2.4.1 Cu trỳc phõn cp tng th mng vin thụng Cụng an
Mng Vin thụng Cụng an cú quy mụ bao trựm ton quc xuyờn sut t
B Cụng an cỏc tnh, thnh ph v ti cỏc qun, huyn, th xó, cỏc trng tri
c t chc theo mụ hỡnh 3 cp
2.4.1.1 Mng cp I
Bao gm 3 trung tõm ti H ni, Nng, TP. H Chớ Minh. Cỏc trung
tõm ny úng vai trũ chuyn tip quỏ giang gia cỏc Tng i cụng an cỏc tnh
cỏc khu vc khỏc nhau, m bo ti u hoỏ cu trỳc mng khai thỏc hiu qu
cỏc ng truyn dn. Mi trung tõm c kt ni vi mng quc gia thụng qua
cỏc tng i Tandem tng ng ca mng Bu in ti mi vựng ú v c kt
ni vi nhau bng cỏc lung truyn dn to thnh mng chuyờn dựng riờng ca
Ngnh cụng an. Cỏc trung tõm chuyn mch m nhim chc nng chuyn tip
quỏ giang nh sau:

13
CSD
L
CSD
L
CSD
L
CSD
L
Terminals
Máy in
Ethernet LAN
Server
chính
Thiết bị
Bảo mật
Đ ờng truyền
Leased Line
Trạm dấu
vân tay
Các cơ sở tội phạm, xe máy,
Lutrữ
GiámsátQuảnlýmạng
Mạng viễn thông Công an
− Hệ thống chuyển mạch quá giang tại Hà Nội là trung tâm vùng cho
các tổng đài Công an tỉnh, thành phố ở miền Bắc, từ Nghệ An trở ra.
− Hệ thống chuyển mạch quá giang tại Đà Nẵng là trung tâm vùng
cho các tổng đài Công an tỉnh, thành phố ở miền Trung, từ Hà Tĩnh đến Bình
Thuận.
− Hệ thống chuyển mạch quá giang tại TP. Hồ Chí Minh là trung tâm

vùng cho các tổng đài Công an tỉnh, thành phố ở miền Nam, từ Đồng Nai trở
vào.
Trong tiến trình phát triển và để đồng bộ với sự phát triển của mạng viễn
thông Quốc gia, Ngành công an sẽ phát triển thêm các trung tâm chuyển mạch
quá giang, ví dụ như tại Cần Thơ cho các tổng đài Công an các tỉnh Đồng bằng
Nam Bộ.
2.4.1.2 Mạng cấp II
Bao gồm các tổng đài đã được trang bị tại Công an tỉnh, thành phố và
mạng truyền dẫn nội bộ Công an các tỉnh, thành phố đó, mỗi tổng đài được hoà
mạng quốc gia thông qua việc kết nối với tổng đài nội hạt của Bưu điện tỉnh,
thành phố đó. Ngoài ra khi phát triển được luồng truyền dẫn riêng thì các tổng
đài trong từng khu vực ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam sẽ được kết nối
trực tiếp với tổng đài trung tâm vùng của khu vực đó bằng các luồng PCM.
14
Mạng viễn thông Công an
Hình 3- : Cấu trúc phân cấp mạng Viễn thông Công an
2.4.1.3 Mạng cấp III
Bao gồm các tổng đài trang bị cho Công an các huyện, thị xã, các tổng
đài này được kết nối trực tiếp với tổng đài của Công an tỉnh.
2.4.2 Thiết bị, mạng lưới
Mạng viễn thông ngành Công an đã được trang bị 100% tổng đài điện tử
số tại các Công an tỉnh, thành phố với dung lượng vừa và nhỏ. Mạng truyền dẫn
nội tỉnh đã sử dụng đến các thiết bị truyền dẫn số như cáp quang, viba số và thiết
bị ghép luồng PCM ở một số tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh,
Hải Phòng, Hoà Bình, Thanh Hoá, Tây Ninh, để thực hiện kết nối hoà mạng
với mạng quốc gia, thực hiện việc liên lạc được thuận lợi, đáp ứng sự chỉ huy
chỉ đạo tác chiến của ngành Công an. Đối với mạng truyền dẫn nội Công an
tỉnh, thành phố vanã còn phải sử dụng cáp đồng cho mạng thuê bao.
Tổng đài tại các trung tâm ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng vừa thực
hiện chức năng Local vừa thực hiện chức năng Tranzit. Các trung tâm này kết

nối với nhau bằng một số ít luồng E1 và báo hiệu R2.
15
Mạng Viễn thông Công An
Mạng Viễn thông Quốc gia đi Quốc tế
Mạng cấp
I
#
#
#
RSU
Tổng đ i trung tâm vùng à
Bộ Công an tại H Nà ội, Đ à
Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh
Tổng đ i trung tâm vùng à
Bộ Công an tại H Nà ội, Đ à
Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh
Tổng đ i chuyà ển tiếp số
Tổng đ i chuyà ển tiếp số
CẤP QUỐC GIA
Tổng đ i Công an các à
tỉnh th nh phà ố tại 61
tỉnh th nh phà ố
Tổng đ i Công an các à
tỉnh th nh phà ố tại 61
tỉnh th nh phà ố
Tổng đ i Công an à
các quận, huyện
Tổng đ i Công an à
các quận, huyện
Tổng đ i nà ội hạt số

CẤP NỘI HẠT
Mạng cấp II
Mạng cấp III
Mạng viễn thông Công an
Viễn thông Công an vẫn còn những hạn chế cùng với tình trạng chung của
mạng viễn thông trong xu thế phát triển sang mạng ISDN như:
− Mỗi dịch vụ đều phải có mạng riêng bao gồm cả hệ thống truyền
dẫn và chuyển mạch.
− Mỗi dịch vụ phải có một đôi dây và thiết bị đầu cuối riêng.
Những vẫn đề này gây ra sự không tiện lợi cho sử dụng: Phải có nhiều
danh bạ và thiết bị đầu cuối tương ứng, phải có kế hoạch tổ chức triển khai và
vận hành riêng cho từng mạng. Chính vì vậy vấn đề quản lý và bảo dưỡng thiết
bị rất cồng kềnh và tốn phí.
2.5 Một số nhu cầu phát triển trong giai đoạn tới
Theo kết quả dự báo nhu cầu dịch vụ và định hướng phát triển của ngành
trong thời gian tới, ngành Công an phải có kế hoạch nâng cấp, xây dựng mạng
thông tin viễn thông hiện đại bảo đảm một số yêu cầu như sau:
2.5.1 Nhu cầu tại mạng cấp I
Mạng cấp I của ngành Công an bao gồm 3 khu vực Hà Nội, Đà Nẵng và
TP. Hồ Chí Minh.
• Nhu cầu về dịch vụ thoại: 3 trung tâm trên vừa thực hiện chức năng
chuyển tiếp vừa thực hiện chức năng cung cấp trực tiếp dịch vụ trong thời gian
tới sẽ phải bảo đảm dung lượng: 20.000 thuê bao thoại.
• Nhu cầu về dịch vụ đa phương tiện: Dịch vụ hội nghị Video đa
điểm (tại 3 trung tâm), dịch vụ truyền ảnh động (Mpeg-2).
• Dịch vụ truyền số liệu: Liên kết các mạng LAN tại 3 trung tâm và
đảm bảo chuyển tiếp lưu lượng cho các mạng LAN qua 3 trung tâm này. Với các
cơ sở dữ liệu nằm rải rác ở các cơ quan Cục, Tổng cục và các địa phương, nhu
cầu về băng tần cho dịch vụ này là rất lớn.
• Đường dây nóng.

16
Mạng viễn thông Công an
2.5.2 Nhu cầu tại mạng cấp II, III
Trong giai đoạn trứoc mắt, mạng cấp II, III của ngành Công an chưa có
nhiều biến động lớn, số lượng thuê bao thoại tăng không đáng kể nên lưu lượng
xuất không có nhiều đột biến.
2.6 Bảo mật
2.6.1 Yêu cầu bảo mật thông tin cho Viễn thông Công an
Mạng viễn thông Công an phục vụ cho sự chỉ huy, chỉ đạo của ngành từ
Trung ương đến địa phương để giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã
hội. Các lực lượng thù địch bên trong và bên ngoài luôn tìm cách đánh cắp, nghe
trộm và thu thập các thông tin công an để phân tích và nghiên cứu chống phá
các hoạt động của ngành. Vì vậy việc truyền đưa, thu thập và xử lý thông tin
bằng các hệ thống tự động hoá và nhân công trên mạng Quốc gia nói chung và
thông tin công an đòi hỏi phải được đảm bảo tính bí mật của các thông tin này.
Do đó việc bảo mật thông tin công an là một yêu cầu quan trọng và tính thời sự
của các bản tin cần phải áp dụng các biện pháp bảo mật trong quá trình thu thập,
xử lý và truyền đưa các thông tin này ở nhiều cấp độ khác nhau. Nhìn chung các
thông tin quân sự và công an có tầm chiến lược liên quan đến toàn ngành thường
có thời hiệu dài, ý nghĩa cực kỳ quan trọng, do vậy đòi hỏi các biện pháp bảo
mật hết sức khắt khe.
2.6.2 Các khả năng thất thoát thông tin trên mạng Viễn thông
Có hai nguyên nhân cơ bản gây thất thoát thông tin khi truyền đưa, thu
thập và xử lý các thông tin công an trên mạng viễn thông, đó là:
− Nguyên nhân kỹ thuật
+ Thất thoát trên đường truyền dẫn và tại các trung tâm chuyển mạch
do đối phương sử dụng các thiết bị nghe trộm;
+ Thất thoát do đối phương tìm cách truy nhập trái phép trên mạng
viễn thông Công an cũng như truy nhập các cơ sở dữ liệu;
+ Thất thoát do đối phương thu và giải mã các bức xạ lọt từ các thiết

bị xử lý, tính toán, ví dụ như các bức xạ điện từ của hoạt động máy tính.
17
Mạng viễn thông Công an
− Ngoài nguyên nhân kỹ thuật, thì thông tin còn có thể bị đánh cắp do
sự bất cẩn và thiếu cảnh giác của nhân viên vận hành, khai thác trên mạng Viễn
thông.
18
Xây dựng mạng thông tin chuyên dụng Công an
3 PHƯƠNG ÁN MẠNG B-ISDN CHUYÊN DỤNG NGÀNH
CÔNG AN
Với xu thế phát triển của thế giới, khu vực và mạng viễn thông quốc gia,
việc xây dựng phương án mạng B-ISDN Bộ Công an là cần thiết và cấp bách.
Đây sẽ là cơ sở phương hướng phát triển hiện đại của mạng viễn thông ngành
trong giai đoạn sắp tới nhằm nâng cao tiềm lực và khả năng của ngành Công an
trong việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Trên cơ sở những phân tích và đánh giá hiện trạng mạng viễn thông tin
học ngành Công an chúng tôi mạnh dạn đề xuất phương án triển khai mạng B-
ISDN Bộ Công an như sau:
3.1 Tiến trình triển khai
Như đã được xác định trong định hướng phát triển của ITU-T cũng như
ngành Bưu điện Việt nam, quá trình tiến lên mạng B-ISDN là một quá trình lâu
dài, phức tạp và trải qua nhiều giai đoạn. Đối với ngành Công an việc định
hướng phát triển mạng B-ISDN là rất cần thiết với phương châm hiện đại phù
hợp với điều kiện của Việt nam.
Việc triển khai mạng B-ISDN ngành Công an được thực hiện qua các giai
đoạn sau:
3.1.1 Giai đoạn 1: Từ năm 2000-2005
Giai đoạn này tập trung chủ yếu vào việc nâng cấp xây dựng mạng cấp I
của ngành, nhằm nâng cao năng lực mạng, tạo ra khả năng cung cấp các dịch vụ
đa phương tiện mới như Hội nghị Video, truyền ảnh động, truyền file tốc độ cao,

truy nhập cơ sở dữ liệu tốc độ cao và tăng dung lượng cũng như khả năng
chuyển tiếp của các tổng đài tại 3 trung tâm vùng là Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ
Chí Minh. Giai đoạn này đóng vai trò quyết định trong tiến trình triển khai mạng
B-ISDN ngành Công an sau này bởi nó sẽ xây dựng nền tảng và kinh nghiệm
triển khai cũng như khai thác quản lý đối với mạng B-ISDN. Trong giai đoạn
này những dịch vụ chủ yếu được triển khai bao gồm: dịch vụ thoại, dịch vụ Hội
nghị Video, truyền file tốc độ cao, truyền ảnh động và truy cập cơ sở dữ liệu tốc
độ cao.
19
Xây dựng mạng thông tin chuyên dụng Công an
3.1.2 Giai đoạn 2: Từ năm 2005-2010
Giai đoạn này cơ cấu và tổ chức mạng cũng như việc triển khai các dịch
vụ đã đi vào ổn định, kinh nghiệm của cán bộ kỹ thuật đã được nâng cao nên
giai đoạn này sẽ tiến hành triển khai mạng truy nhập B-ISDN tại các tỉnh và
trung tâm mới (theo dự báo tại Cần thơ). Đồng thời theo tiến trình triển khai của
mạng viễn thông quốc gia giai đoạn này mạng trục quốc gia đã bắt đầu chuyển
sang mạng B-ISDN nên việc kết nối mạng trục của ngành với mạng trục quốc
gia sẽ đựoc triển khai. Giai đoạn này cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề bảo mật
thông tin. Cấu hình mạng trong giai đoạn này được mở rộng đồng thời có sự
thay đổi về công nghệ mạng. Giai đoạn này sẽ phải tiến hành xây dựng mạng
truyền dẫn riêng của ngành đảm bảo khả năng độc lập trong những tình huống
đặc biệt.
3.2 Lựa chọn công nghệ và giải pháp mạng
3.2.1 Lựa chọn công nghệ
Trong giai đoạn hiện nay còn rất nhiều bàn cãi về việc lựa chọn công
nghệ mạng nào cho giải pháp mạng đa dịch vụ đa phương tiện, mặc dù ITU-T đã
khẳng định trong những khuyến nghị của mình rằng công nghệ ATM sẽ là nền
tảng cho mạng B-ISDN tương lai. Việc định hướng công nghệ rất khó có khả
năng dựa trên định hướng của một số hãng sản xuất thiết bị nào đó vì vậy đối
với ngành Công an dựa trên khuyến nghị của ITU-T và định hướng phát triển

của Bưu điện trong giai đoạn 2000-2020 việc lựa chọn công nghệ ATM là giải
pháp hợp lý và mang tính định hướng lâu dài. Với công nghệ ATM, mạng viễn
thông tin học ngành Công an có khả năng cung cấp những dịch vụ đa phương
tiện đa dịch vụ đặc biệt những dịch vụ như Hội nghị Video, truyền ảnh động
cho các cơ quan của Bộ, của ngành trên toàn quốc. Việc lựa chọn công nghệ
ATM không loại bỏ việc triển khai các ứng dụng dịch vụ trên nền IP do đó với
mạng trục ATM hoàn toàn có khả năng triển khai các thiết bị trên nền IP tại
ngoại biên và các tỉnh thành trong toàn quốc nếu có nhu cầu.
20
Xây dựng mạng thông tin chuyên dụng Công an
3.2.2 Giải pháp mạng
3.2.2.1 Cơ sở xây dựng giải pháp
Việc xây dựng giải pháp cấu hình mạng phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng
và phát triển dịch vụ trong thời gian tới. Căn cứu vào các giai đoạn phát triển
mạng đã nêu trong phần trên với mô hình tổ chức mạng theo cấp I, II trên toàn
quốc mạng của ngành phải bảo đảm tính kinh tế đồng thời bảo đảm tính hiện đại
và trong một chứng mực nhất định phải áp dụng công nghệ tân tiến cao cấp
(công nghệ ATM).
Mô hình phân cấp tổ chức mạng và nhu cầu của từng khu vực được mô tả
trong phân tiếp theo.
a) Mô hình tổ chức
− Mạng cấp I: 3 trung tâm vùng Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng
− Mạng cấp II: 61 Công An Tỉnh, Thành phố.
b) Yêu cầu:
Kết nối, tổ chức mạng cung cấp đa dịch vụ, đa phương tiện.
− Thiết bị chuyển mạch, tích hợp đặt tại 3 trung tâm
− Thiết bị tích hợp đặt tại Công An Tỉnh, Thành phố.
− Tăng hiệu quả sử dụng đường truyền
− Cung cấp chất lượng dịch vụ tốt
− Có khả năng mở rộng cao

− Bảo vệ đầu tư, đáp ứng các dịch vụ mới, làm nền tảng cơ sở hạ tầng
trong tương lai.
Trên cơ sở những yêu cầu và mô hình tổ chức mạng hiện tại chúng tôi đề
xuất giải pháp mạng như sau:
21
3.2.2.2 Giải pháp tổng thể
22
nE
1
nE
1
nE
1


E1
H
26
1
Mp
eg 2
V35/Ethernet
CA CÁC TỈNH, TP
MIỀN BẮC


E1
H
26
1

Mp
eg 2
V35/Ethernet


E1
H
26
1
Mp
eg 2
V35/Ethernet


E1
H
26
1
Mp
eg 2
V35/Ethernet
CA CÁC TỈNH, TP
MIỀN NAM


Mp
eg 2
H
26
1

V35/Ethernet


Mp
eg 2
H
26
1
V35/Ethernet
CA CÁC TỈNH, TP MIỀN TRUNG
Trung tâm vùng
miền Bắc
Trung tâm vùng
miền Nam
Trung tâm vùng
miền Trung
44 Yết
Kiêu
258 Nguyễn
Trãi

Host
(Tran
sit+L
ocal)

Host
(Tran
sit+L
ocal)







1-4 E1 1-4 E1
11 E1 (40
E1)
5 E1
(18
E1)
8 E1
(26
E1)
1-4 E1
1-4 E1
1-4 E1
1-4 E1
Thiết bị
trung
tâm
vùng
Thiết bị
trung
tâm
vùng
Thiết bị
trung
tâm

vùng
Hình 4- : Cấu hình tổng
3.2.2.3 Giải pháp kết nối trung tâm vùng
Tại trung tâm Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, sử dụng thiết bị
trung tâm vùng với các chức năng:
− Làm nhiệm vụ chuyển mạch thay thế tổng đài Transit tại 3 trung
tâm vùng
− Tích hợp dịch vụ thoại
− Tích hợp dịch vụ Video
− Tích hợp dịch vụ data
Kết nối giữa 3 chuyển mạch ATM bằng luồng E1 sử dụng các modul 8
cổng E1
a) Tại Hà Nội
Hình 4- : Cấu hình kết nối trungtâm vùng tại Hà Nội
b) Tại Tp. Hồ Chí Minh
23
PBX
E1 MPEG2 H261 V35/Ethernet
11xE1 đi HCM8xE1 đi DN
1-4 E1 đi CA Tỉnh, TP
(x29 CA Tỉnh, TP phía
Bắc)
Thiết bị
trung tâm
vùng
PBX
E1 MPEG2 H261 V35/Ethernet
8xE1 đi DN11xE1 đi HN
1-4 E1 đi CA Tỉnh, TP
(x19 CA Tỉnh, TP phía

Nam)
Thiết bị
trung tâm
vùng
Hình 4- : cấu hình Tại Tp. Hồ Chí Minh
c) Tại Đà Nẵng
Hình 4- : Cấu hình tại Đà Nẵng
3.2.2.4 Giải pháp kết nối trung tâm vùng với Công An Tỉnh,
Thành phố
Kết nối giữa trung tâm vùng và các tỉnh:
− Hà Nội với 29 chi nhánh.
− HCM với 20 chi nhánh.
− Đà nẵng với 14 chi nhánh.
Kết nối giữa trung tâm vùng và các chi nhánh cũng thông qua các đường
E1 theo chuẩn ATM UNI. Các kết nối này tuỳ theo nhu cầu sử dụng từ 1 đến 4
E1
24
PBX
E1 MPEG2 H261 V35/Ethernet
5xE1 đi HCM8xE1 đi HN
1-4 E1 đi CA Tỉnh, TP
(x14 CA Tỉnh, TP miền Trung)
Thiết bị
trung tâm
vùng
TĐ BĐ
E1
H261
Mpeg 2
V35/Ethernet

CA CÁC TỈNH, TP
Tới trung tâm vùng
Hình 4- : Cầu hình cấp II tại CA Tỉnh, Thành phố
4 KẾT LUẬN
Với xu thế phát triển liên kết giữa công nghệ thông tin và viễn thông hiện
nay các mạng chuyên dụng như mạng viễn thông tin học Bộ Công an phải bảo
đảm khả năng tương thích và thích ứng với xu thế này. Trong giai đoạn tới cùng
với mạng Viễn thông Bưu điện, mạng viễn thông tin học Bộ Công an cũng được
nâng cấp đầu tư công nghệ mới xây dựng nền tảng của cơ sở hạ tầng mạng B-
ISDN tương lai.
Báo cáo này trình bày hiện trạng mạng viễn thông tin học Bộ công an,
những yêu cầu đặt ra đối với mạng chuyên dụng này và giải pháp công nghệ
cũng như giải pháp mạng đáp ứng nhu cầu và mục tiêu đảm bảo an ninh chính
trị trật tự an toàn xã hội.
Đây là kết quả tiếp theo của giai đoạn phát triển mạng ISDN nằm trong
kết quả báo cáo của chương trình KHCN-01-01 giai đoạn 1996-1998. Việc phát
triển mạng B-ISDN Bộ Công an có những đặc điểm riêng biệt và đơn giản hơn
so với tiến trình phát triển mạng B-ISDN quốc gia.
Báo cáo lý giải việc lựa chọn công nghệ ATM và giải pháp các nút
chuyển tiếp ATM tại 3 trung tâm vùng cho cả dịch vụ thoại và dịch vụ đa
phương tiện khác như VideoConference, truyền ảnh Mpeg-2, truyền file dữ liệu
lớn
Trong quá trình thực hiện nội dung này của đề tài KHCN-01-01 chúng tôi
nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ kỹ thuật Viện KHKT Bưu điện,
Công ty VTN và các nhà tư vấn, nhà cung cấp thiết bị mà chúng tôi xin chân
thành cảm ơn.
Việc thiết kế và qui hoạch mạng hợp lý là một việc rất khó khăn nên trong
quá trình xây dựng phương án mạng B-ISDN ngành Công an không khỏi có một
số khuyến khuyết mong nhận được sự góp ý chân tình.


25

×