DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt Dạng đầy đủ
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
BHYT bảo hiểm y tế
BHXH bảo hiểm xã hội
CBCN Cán bộ công nhân
QLDA quản lý dự án
SXKD sản xuất kinh doanh
UBNN ủy ban nhân dân
KH kế hoạch
PCCH Phòng cháy chữa cháy
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, SƠ ĐỒ, BIỂU THỊ, ĐỒ THỊ
trang
Sơ Đồ
Sơ đồ 1.1: bộ máy công ty
Sơ đồ 2.1: tổ chức hiện trường
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quản lý chất lượng
Sơ đồ 2.3:Sơ lược cơ cấu phân tách công việc
Sơ đồ 2.4:hệ thống kiểm tra công tác an toàn lao động
Bảng số Liệu
bảng 1.1: Thông tin máy móc thiết bị của công ty
bảng 1.2: Tình hình sử dụng lao động tại công ty
bảng 1.3: kết quả hoạt động kinh doanh 2011-2013
bảng 2.1: Danh sách cán bộ chủ chốt điều hành thi công tại
công trường
bảng 2.2:hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng
bảng 2.3:vật tư sử dụng cho công trình
bảng 2.4: dự toán công trình xây dựng
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tin cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước có xuất phát điểm thấp nhưng trong những năm gần
đây hoà nhập với xu thế toàn cầu hoá của thế giới Việt Nam đã có những bước phát
triển mạnh mẽ. Trong thời gian qua Việt Nam đã thu hút được lượng vốn đầu tư lớn
của các nước trên thế giới, được các nhà đầu tư trên thế giới đánh giá là một thị trường
tiềm năng. Chính trong tiến trình này, các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế không
ngừng xây dựng những dự án có quy mô lớn, chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao của chủ đầu tư. Vì thế quản lý dự án trở thành yếu tố quan trọng quyết định
sự tồn tại của dự án. Hiện nay công tác quản lý dự án ngày càng trở nên phức tạp đòi
hỏi sự phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành. Là sinh viên của Quản Lý Kinh Tế, được
thực tập tại công ty TNHH 1 thành viên Lâm Sơn tôi rất muốn tìm hiểu về hoạt động
quản lý dự án đầu tư xây dựng của công ty để thu thập thêm kiến thức cho mình trước
khi ra trường. Vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá hoạt động quản lý dự án xây
dựng công trình tại công ty TNHH một thành viên Lâm Sơn”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Thông qua việc nghiên cứu đề tài trang bị những kiến thức thực tế về hoạt
động quản lý dự án từ đó nâng cao năng lực và kinh nghiệm để sau khi ra trường sinh
viên có khả năng tham gia vào hoạt động quản lý dự án đầu tư.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Làm rõ thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình để thấy
được những thành tựu, hạn chế và bất cập trong công quản lý dự án đầu tư và nguyên
nhân của những hạn chế đó.
- Đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình.
3. Đối tượng nghiên cứu
Dự án “Nhà lớp học 2 tầng trường mầm non xã Yên Nhuận” làm đối tượng
nghiên cứu.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung:
Đề tài “Đánh giá hoạt động quản lý dự án xây dựng công trình tại công ty
TNHH một thành viên Lâm Sơn”. Hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình bao gồm rất nhiều lĩnh vực nhưng đề tài chỉ tập trung nghiên cứu 4 lĩnh vực trong
giai đoạn thi công đó là quản lý chất lượng; quản lý chi phí; quản lý tiến độ; quản lý an
toàn lao động, môi trường xây dựng, an ninh công trường và phòng chống cháy nổ. Đề
tài cũng đi sâu nghiên cứu một dự án cụ thể đó là dự án “Nhà lớp học 2 tầng trường
mầm non xã Yên Nhuận”.
- Phạm vi về không gian: tại Công ty TNHH một thành viên Lâm Sơn, huyện
Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
- Phạm vi về thời gian:
+ Sử dụng số liệu thứ cấp phân tích năm 2011, 2012, 2013.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp phân tích số liệu
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị đề tài gồm có 3 phần:
- Phần I: Giới thiệu chung về công ty TNHH một thành viên Lâm Sơn
- Phần II: Thực Trạng quản lý dự án đầu tư tại công ty TNHH một thành
viên Lâm Sơn.
- Phần III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình tại công ty TNHH một thành viên Lâm Sơn
Phần I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
LÂM SƠN
1.1 . Khái quát chung về công ty TNHH một thành viên Lâm Sơn
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
1.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
- Tên công ty: CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN LÂM SƠN
- Tên công ty viết tắt: CÔNG TY TNHH LÂM SƠN
+ Mã số doanh nghiệp: 0700226986
+ Đăng ký lần đầu ngày 6 tháng 12 năm 2007
+ Đăng ký thay đổi lần 1: ngày 31 tháng 5 năm 2011
- Địa chỉ trụ sở chính: Tổ 5, thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc
Kạn.
- Ngành nghề kinh doanh: Xây dựng công trình
- Vốn điều lệ: 4.800.000.000 VND
1.1.1.2. Một số thành tựu đạt được của công ty
Công ty TNHH Lâm Sơn được thành lập vào ngày 31 tháng 5 năm 2008,
trong thời gian hoạt động đến nay công ty đã đạt được một số thành tựu như sau:
- Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật lâu năm trong nghề, có nhiều
kinh nghiệm công tác, đội ngũ công nhân lành nghề, thông thạo nghiệp vụ cùng đội
ngũ cán bộ quản lý có nhiều kinh nghiệm trong chỉ đạo sản xuất kinh doanh, nhạy bén,
năng động bắt kịp với thời đại cơ chế thị trường.
- Sự đoàn kết từ trên xuống dưới của tập thể cán bộ công nhân viên trong
công ty đã giúp công ty đạt được những thành tựu cao quý như:
+ Bằng khen Doanh nghiệp tiêu biểu xuất sắc của Liên đoàn Lao động tỉnh
Bắc Kạn năm 2010;
+ Nhận giải thưởng Doanh nghiệp hội nhập và phát triển năm 2011;
+ Là doanh nghiệp nhiều năm liên tục đạt danh hiệu “Đơn vị lao động giỏi”
cấp tỉnh và của Bộ xây dựng.
- Đảm bảo cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên có việc làm thường xuyên, ổn
định. Ngoài ra còn tạo điều kiện thu hút và giải quyết công ăn việc làm cho nhiều
người trong xã hội.
- Phong trào thi đua lao động sản xuất liên tục được đẩy mạnh làm tăng năng
suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm từ đó nâng cao uy tín của công ty với
khách hàng
1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty
1.1.2.1. Chức năng
Trên cơ sở giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Phòng đăng ký kinh doanh
– Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bắc Kạn cấp, công ty có chức năng thực hiện sản xuất kinh
doanh trong các lĩnh vực sau:
- Xây dựng các công trình giao thông (cầu, đường, cống ), thủy lợi, công
trình điện lực cơ điện áp đến 35KV
- Xây dựng nhà các loại (xây dựng các công trình dân dụng: nhà ở, công trình
văn hóa, thể thao, siêu thị )
- Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan
- Sản xuất các cấu kiện kim loại
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
- Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác
- Rèn, dập, ép và cán kim loại, luyện bột kim loại
- Sản xuất đồ gỗ xây dựng
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ, đường thủy nội địa
- Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng, thạch cao
1.1.2.2 Nhiệm vụ
- Chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh.
- Liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo các
ngành nghề đăng ký kinh doanh.
- Thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.
- Thực hiện chế độ thanh toán tiền lương hàng tháng trên cơ sở quỹ tiền lương
và đơn giá tiền lương đã đăng ký. Thực hiện khen thưởng cho các cá nhân, tập thể có
thành tích xuất sắc góp phần vào hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công
ty.
- Thực hiện chính sách BHXH, BHYT; luôn cái thiện điều kiện làm việc, trang
bị đầu tư bảo hộ lao động, vệ sinh môi trường, thực hiện đúng chế độ nghỉ ngơi, bồi
dưỡng độc hại đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
- Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật, nghiệp vụ, tay nghề cho
cán bộ công nhân viên.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
• Sơ đồ 1.1 bộ máy công ty
1.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
- Phòng hành chính - quản trị
Phòng có nhiệm vụ thực hiện những chức năng chính: tổ chức, quản lý dân sự, hợp
đồng lao dộng, tiếp nhận giaỉ quyết các thủ tục cho cán bộ công nhân viên ; soạn thảo
các văn thư, công văn của công ty, lưu dữ và bảo quản hồ sơ của công ty bị thất lạc,
quản lý cơ sở vật chất, tài sản của công ty nhằm phục vụ tốt hơn cho hoạt động của
công ty
- Phòng kế hoạch đầu tư kinh doanh
Phòng Kế hoạch – đầu tư kinh doanh có nhiệm vụ định hướng phát triển lâu dài
cho công ty. Ngoài ra còn có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm,
lập ra phương án khả thi , đồ án quy hoạch cho các dự án được công ty chấp thuận đầu
tư.
- Phòng Kế toán tài vụ
Phòng Kế toán tài vụ có nhiệm vụ theo dõi các hợp đồng mua bán chuyển nhượng
nhà đất, xây dựng kế hoạch tài chính năm, lên kế hoạch cân đối khả năng tài chính của
công ty, tư vấn cho giám đốc về tình hình tài chính.
- Phòng Kỹ thuật thi công
BAN GIÁM
ĐỐC
PHÒNG KẾ
HOẠCH ĐẦU
TƯ KINH
DOANH
PHÒNG KẾT
TOÁN TÀI
VỤ
PHÒNG KỸ
THUẬT THI
CÔNG
PHÒNG TỔ
CHỨC
HÀNH
CHÍNH
CÁC BAN
QUẢN LÝ
DỰ ÁN
Phòng Kỹ thuật thi công chịu trách nhiệm thiết kế, dự toán thẩm định, giám sát thi
công, quản lý các dự án đã và đang thi công nhằm không hề xảy ra tình trạng xây dựng
không đúng giấy phép.
- Các Ban quản lý dự án
Hiện nay công tư đang có rất nhiều công trình nên cử ra ban quản lý để tiện cho
việc giám sát, thi công công trình.
1.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật – nhân sự của công ty
1.1.4.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty
Công ty đã trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết cho cán bộ công nhân
viên làm việc trong công ty như nhà xưởng, máy văn phòng, phương tiện vận tải và
máy thi công. Tại trụ sở làm việc của công ty mỗi phòng ban đều được trang bị điện
thoại bàn, máy vi tính, máy in. Công ty cũng trang bị các phương tiện như xe ô tô 4
chỗ, 7 chỗ để phục vụ cho công tác tham gia đấu thầu, kí kết hợp đồng, kiểm tra việc
thực hiện tiến độ thi công và chất lượng công trình đảm bảo cho việc thực hiện thuận
lợi và đạt kết quả cao nhất
Bảng 1.1: Thông tin về máy móc, thiết bị của công ty
Số
TT
Loại máy móc
Nước sản
xuất
Sè
lượng
Công
suất
Giá trị tài sản
Ghi
chú
01.
Máy trộn bê tông
Việt Nam
01
250L
9.000.000
80%
02.
Máy trộn bê tông
Trung Quốc
01
250L
15.000.000
Mới
03. Đầm bàn Trung Quốc 02 1.200KW 2.000.000 Mới
04.
Đầm dùi
Trung Quốc
04
750W
3.500.000
70%
05.
Máy trộn vữa
Việt Nam
01
250L
4.000.000
70%
06. Xe ôtô Trường Hải Việt Nam 04 3,5 Tấn 300.000.000 90%
07.
Máy lu tĩnh
Nhật
01
D12
180.000.000
70%
08.
Máy xúc
Nhật
02
0,45m
3
900.000.000
90%
09.
Máy bơm nước
Nhật
03
36.000.000
90%
10.
Xe ủi gạt
Nhật
04
1.000.000.000
70%
11.
Máy san
Nhật
01
1.200.000.000
80%
12.
Giàn giáo
Việt Nam
03
Bộ
24.000.000
Mới
13. Lu rung Nhật 01 400.000.000 80%
14. Máy nghiền đá Trung Quốc 19 3.170.000.000 80%
15.
Máy bơm
Trung Quốc
04
6.000.000
Mới
16.
Xe huyn đai 2 cầu
Hàn Quốc
02
900.000.000
85%
17.
Dây truyền KT đá
Trung Quốc
02
1.000.000.000
90%
18.
Máy tiện
Nhật
01
50.000.000
85%
19
Máy hàn
Việt Nam
05
20.000.000
81%
20.
Máy đột dập
Nhật
02
C¸i
100.000.000
70%
21.
Máy cắt
Nhật
02
C¸i
40.000.000
80%
22.
Máy Uốn
Việt nam
02
C¸i
30.000.000
85%
23.
Xe cẩu
Hàn quốc
01
Xe
300.000.000
85%
(Nguồn: Phòng hành chính kế toán tổng hợp)
Ta thấy công ty đã trang bị rất đầy đủ máy móc thiết bị phục vụ thi công.
Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của dự án.
1.1.4.2. Tình hình nhân sự của công ty
Chúng ta đã biết con người là tài sản quý báu nhất và quyết định sự thành bại
của mỗi công ty. Xuất phát từ quan điểm đó, Ban lãnh đạo công ty đã kiên trì theo
đuổi chính sách dân sự lấy con người làm trọng tâm để xây dựng và củng cố một lực
lượng cán bộ công nhân viên chuyên nghiệp, tận tụy. Trong những năm qua công ty đã
không ngừng đào tạo và tuyển dụng được một đội ngũ lao động có trình độ và tay
nghề cao bao gồm nhiều kỹ sư, kiến trúc sư, cử nhân và công nhân lành nghề nhằm
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho sự phát triển của công ty trong thời đại mới.
Bảng 1.2: Tình hình sử dụng lao động tại công ty
TT Chỉ tiêu
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Biến động
Tương đối (%) Tuyệt đối
10/09 11/10 10/09 11/10
1 Tổng số
lao động
(người)
130 152 172 16,92 13,15 22 20
2 Trình độ
- Đại học 50 59 70 18 18,64 9 11
- Cao đẳng 30 35 41 16,67 17,14 5 6
-Trung cấp 20 22 19 10 -13,63 2 -3
-Công nhân 30 36 42 20 16,67 6 6
(Nguồn: Phòng hành chính kế toán tổng hợp)
Qua bảng trên ta thấy: năm 2012 số lượng lao động của công ty đã tăng thêm là
22 người so với năm 2011 tương ứng với tỉ lệ tăng là 16,92%. Tới năm 2013 ta thấy số
lượng lao động của công ty vẫn tiếp tục tăng lên 20 người so với 2012 tương ứng với tỉ
lệ tăng là 13,15%. Điều này phù hợp với yêu cầu phát triển sản xuất của công ty. Quy
mô lao động của công ty không những tăng lên về mặt số lượng mà chất lượng lao
động của công ty ngày càng được cải thiện rõ rệt. Qua bảng phân tích trên ta thấy số
lao động có trình độ đại học năm 2012 tăng lên 9 người tương ứng tăng lên 18% so với
năm 2011, số lao động có trình độ cao đẳng năm 2012 tăng 5 người tương ứng tăng
16,67% so với năm 2011, lao động có trình độ trung cấp cũng tăng 2 người so với năm
2011.
Nhìn chung qua 3 năm trình độ lao động của Công ty ngày càng được nâng cao
năm 2013 số lao động có trình độ đại học tăng 11 người tương ứng tăng 18,64% so với
năm 2012, số lao động có trình độ cao đẳng tăng 6 người so với năm 2012 tương ứng
tăng 17,14% so với năm 2012,số lao động có trình độ trung cấp có giảm nhưng không
nhiều năm 2013 so với năm 2012 giảm 3 người tương ứng với 13,63%.Số lượng công
nhân có tay nghề trong công ty hàng năm cũng tăng lên đáng kể. Năm 2012 tăng lên 6
người so với năm 2011, năm 2013 tăng 6 người so với năm 2012 tương ứng tăng
16,67%.
1.1.5. Kết quả hoạt động SXKD của công ty
Hoạt động đầu tư phát triển của công ty đã đem lại những kết quả đáng khích lệ,
điều đó được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.3: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ
19.754.078.770 25.230.661.956 35.338.475.985
Doanh thu thuần
19.754.078.770 25.230.661.956 35.338.475.985
Giá vốn hàng bán
17.590.474.940 22.167.441.030 30.822.149.593
Lợi nhuận gộp
2.163.603.830 3.063.220.926 4.516.326.392
Doanh thu hoạt động tài
chính
19.332.500 22.688.476 58.553.875
Chi phí tài chính
189.839.995 215.528.471 195.085.173
Chi phí bán hàng
168.675.539 212.944.472 9.686.943
Chi phí quản lý doanh nghiệp
1.899.857.688 2.394.192.505 4.181.099.052
Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh
75.436.890 263.243.954 189.009.099
Thu nhập khác
209.772.736 571.500.000 237.960.617
Chi phí khác
250.200.796 656.743.956 237.960.617
Lợi nhuận khác
(40.428.060) (85.243.956) (730.447)
Tổng lợi nhuận trước thuế
35.008.830 177.999.998 188.278.652
Thuế TNDN
9.802.472 44.499.999 47.069.663
Lợi nhuận sau thuế
25.206.358 133.499.999 141.208.989
(Nguồn: phòng hành chính kế toán tổng hợp)
Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu tăng qua các năm: năm 2011 là hơn
19.75 tỷ đồng, năm 2012 là 25,23 tỷ đồng (tăng hơn 5.48 tỷ đồng so với năm 2011),
năm 2013 là gần 35,34 tỷ đồng (tăng 10.11 tỷ đồng so với năm 2012). Lợi nhuận của
công ty tăng nhưng không đều.Năm 2011 là hơn 25 tỷ đồng sang năm 2012 là gần
133,5 tỷ đồng (tăng 108,5 tỷ đồng so với năm 2011), năm 2013 tăng 7,7 tỷ đồng so với
năm 2012. Có được điều này là do công ty đã đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị tiên
tiến hiện đại, vì thế mà chi phí tài chính của công ty trong năm 2012 cũng tăng lên rất
nhiều so với năm 2011 (tăng hơn 25,7 tỷ đồng).
1.2. Phương hướng chung
Có thể nói, ngành xây dựng là một trong những ngành chủ chốt, đóng vai trò
quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt kể từ khi Việt Nam gia nhập
Tổ chức thương mại thế giới WTO, nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng ngày một trở nên
cần thiết, giúp nước ta tiến nhanh hơn với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đây vừa
là cơ hội thuận lợi, vừa là thách thức mới đặt ra cho công ty TNHH Lâm Sơn nói riêng
và cho các công ty xây dựng nói chung. Khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức
của Tổ chức thương mại thế giới, ngành xây dựng cũng như nhiều ngành nghề khác sẽ
có điều kiện để phát triển hơn, được nắm bắt những công nghệ tiên tiến, hiện đại.
Nhưng đồng thời, đây sẽ là một thách thức lớn, đòi hỏi các doanh nghiệp của chúng ta
phải nỗ lực vươn lên, không ngừng đổi mới để phù hợp với những yêu cầu khắt khe
hơn của các tiêu chuẩn quốc tế.
Chính vì vậy, trong những năm tới, công ty TNHH Lâm Sơn đã vạch ra cho
mình một hướng đi với nhiều kế hoạch cần phải phấn đấu. Công ty định hướng sẽ
không ngừng mở rộng thêm ngành nghề kinh doanh, làm đa dạng hơn các sản phẩm để
đáp ứng nhu cầu ngày một cao của khách hàng.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty xây dựng lớn nhỏ. Vì vậy việc
cạnh tranh trên thị trường là điều không thể tránh khỏi. Để cạnh tranh với các doanh
nghiệp khác trên thị trường xây dựng công ty có định hướng đầu tư thêm máy móc
thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất. Bên cạnh đó, công ty sẽ tích cực đầu tư nâng
cấp cơ sở hạ tầng cũng như cơ sở vật chất để tạo đà phát triển hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình.
Trong bối cảnh kinh tế nước ta hiện nay, việc hội nhập với thế giới ngày càng
cần thiết và tất yếu. Việc mở rộng thị trường sẽ giúp công ty tìm được những cơ hội
mới, những bạn hàng mới có tiềm năng. Đồng thời giúp công ty khẳng định vị trí tên
tuổi của mình không chỉ trong nước mà còn trong khu vực và trên thế giới. Nhằm thực
hiện định hướng này trong thời gian không xa, ngay từ bây giờ công ty đã có kế hoạch
tìm kiếm thêm nhiều bạn hàng, mở rộng quan hệ với tất cả các đối tác. Một mặt công
ty vẫn phát triển mối quan hệ với bạn hàng truyền, mặt khác công ty đẩy mạnh tìm
kiếm thêm đơn hàng mới trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh sắt thép. Chính vì
vậy, công ty nhận định việc mở rộng thị trường là điều kiện cần thiết để củng cố và
phát triển doanh nghiệp hay chính là cái đích hướng tới của công ty TNHH Lâm Sơn.
Không chỉ có kế hoạch tìm kiếm thêm về số lượng khách hàng, công ty còn cố
gắng tạo dựng các mối quan hệ thật tốt với các Ngân hàng. Đặc biệt trong tình trạng
thiếu vốn như hiện nay, việc giữ mối quan hệ tốt với Ngân hàng là một điều vô cùng
cần thiết.
Nhân tố con người chiếm phần quan trọng trong việc quyết định sự thành
công và phát triển của bất kì một doanh nghiệp nào. Do đó trong tương lai công ty sẽ
tập trung vào phát triển nguồn nhân lực trẻ thông qua kế hoạch tuyển chọn và đào tạo
kĩ lưỡng về trình độ chuyên môn, huy động mọi nguồn lực, tập thể cán bộ công ty
đoàn kết nhất trí cùng xây dựng đơn vị phát triển bền vững.
Phương hướng phát triển cụ thể trong những năm tới
- Đảm bảo nộp ngân sách đạt 100% kế hoạch
- Lợi nhuận trả cổ tức 13%
- Có một vài sản phẩm thiết kế và thi công đạt huy chương vàng trong ngành
xâydựng
- Tăng trưởng bình quân hàng năm từ 20 - 25%
- Lao động bình quân hàng năm từ 200 - 300 người
- Thu nhập bình quân người từ 3 - 4 triệu đồng/ người/ tháng
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH
VIÊN LÂM SƠN
2.1. Nội dung quản lý dự án tại công ty
Hoạt động quản lý dự án gồm rất nhiều lĩnh vực nhưng trong phạm vi đề tài em
xin trình bày 5 lĩnh vực chính đó là: quản lý chất lượng; quản lý tiến độ thi công; quản
lý chi phí; quản lý nhân lực; quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng, an ninh
công trường và phòng chống cháy nổ.
2.1.1. Quản lý chất lượng
Trong quá trình quản lý dự án thì việc quản lý chất lượng là một khâu vô cùng
quan trọng. Đặc biệt hiện nay, vấn đề quản lý chất lượng các công trình xây dựng đang
là một vấn đề cấp bách, là mối quan tâm của toàn xã hội. Quản lý chất lượng dự án có
thể được hiểu là một quá trình hay hoạt động nhằm giám sát chất lượng của dự án,
đảm bảo cho dự án được hoàn thành đáp ứng tiêu chuẩn và yêu cầu của khách hàng
cũng như chủ đầu tư. Nắm bắt được tầm quan trọng của vấn đề này, công ty TNHH
LÂM SƠN đã quan tâm tới việc quản lý chất lượng ngay từ khi hình thành ý tưởng từ
trong khâu lập dự án, khảo sát, thiết kế… rồi đến khi thi công và đưa dự án vào sử
dụng khai thác. Cụ thể chính là sự thể hiện vào việc quản lý chất lượng các sản phẩm
dự án, chất lượng quy hoạch xây dựng, chất lượng bản vẽ thiết kế…
Hoạt động quản lý chất lượng bao gồm các bước cơ bản như: Lập KH chất
lượng, đảm bảo chất lượng, kiểm soát chất lượng
Về việc lập kế hoạch chất lượng dự án: đây là một bộ phận quan trọng của
công tác lập kế hoạch nói chung. Đây là việc xác định các tiêu chuẩn chất lượng cho
dự án để từ đó đề ra các phương pháp nhằm đạt được các tiêu chuẩn đó. Công ty rất
chú trọng đến công tác lập kế hoach vì thế mà công ty đã thành lập một tổ chuyên theo
dõi cập nhật các quy định cụ thể về quản lý chất lượng các dự án xây dựng do Nhà
nước ban hành từ đó lập kế hoạch cụ thể về chất lượng các dự án đầu tư xây dựng.
Công tác lập kế hoạch chất lượng dự án gồm những công việc chi tiết như sau:
- Xây dựng các chiến lược, chính sách hay các chương trình, kế hoạch chất
lượng.
- Trong từng giai đoạn, từng thời kỳ thực hiện dự án phải xác định những yêu
cầu chất lượng cần đạt.
- Chỉ ra phương hướng kế hoạch và xây dựng các biện pháp để thực hiện
thành công kế hoạch sau khi phân tích kỹ lưỡng sự tác động của các nhân tố ảnh
hưởng tới dự án.
Về việc đảm bảo chất lượng: đây là tập hợp các hoạt động có kế hoạch
nhằm đảm bảo dự án được thực hiện theo đúng các tiêu chuẩn chất lượng đã được đề
ra. Việc đảm bảo chất lượng dự án luôn được công ty thực hiện tốt theo những tính
toán khoa học và phải theo lịch trình cũng như tiến độ một cách có kế hoạch.
Về việc kiểm soát chất lượng: đây là việc giám sát các kết quả, xem xét lại
lần nữa việc tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng của dự án. Công ty TNHH LÂM SƠN
luôn kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo, đánh giá và chấn chỉnh việc thực hiện các hoạt động
xây dựng. Đối với mỗi một dự án, công ty đã căn cứ vào hệ thống pháp luật các quy
định, các tiêu chuẩn để tiến hành giám sát các đối tượng như: việc khảo sát, thiết kế,
lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng công trình, bảo trì công trình… Việc giám sát
được công ty thực hiện ở tất cả các khâu ngay từ khi khảo sát. Trong giai đoạn khảo
sát này, đối với những dự án do công ty làm chủ đầu tư, thì ngoài sự giám sát của chủ
đầu tư ra thì còn có một bộ phận chuyên trách tự giám sát của bên nhà thầu khảo sát
công trình. Trong giai đoạn thi công công trình xây dựng thì nhà thầu thi công xây
dựng chịu trách nhiệm việc quản lý chất lượng và tự giám sát. Trong giai đoạn vận
hành thì chủ đầu tư có trách nhiệm giám sát, phát hiện ra các vướng mắc để khắc phục
kịp thời. Việc giám sát thi công xây dựng công trình của công ty được thực hiện bao
gồm các công việc cụ thể như sau: giám sát chất lượng, giám sát hợp đồng, giám sát
giá thành, giám sát tiến độ, giám sát an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Trong
quá trình giám sát, nhân viên giám sát của công ty sẽ kiểm tra hoạt động thi công của
nhà thầu thi công để phát hiện các vấn đề phát sinh một cách kịp thời, từ đó có thể yêu
cầu đơn vị thi công sửa chữa đảm bảo chất lượng và tiến độ của dự án. Trong công tác
quản lý chất lượng dự án, công ty TNHH Lâm Sơn tập trung vào ba công việc chính
cần quản lý, đó là:
Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng:
Khi khảo sát xây dựng, phương pháp kỹ thuật được nhà thầu khảo sát lập và
được chủ đầu tư phê duyệt. Việc quản lý chất lượng được tiến hành cụ thể ở những
hoạt động như: xem xét nhiệm vụ khảo sát xây dựng, quy mô, tính chất, đặc điểm
công trình; xem xét quy trình, phương pháp và thiết bị khảo sát; phân tích số liệu,
đánh giá kết quả khảo sát… Đối với những dự án do công ty làm chủ đầu tư thì
công ty thực hiện việc giám sát một cách thường xuyên, có hệ thống từ khi bắt đầu
đến khi kết thúc công trình. Còn đối với những dự án mà công ty làm nhà thầu thì
công ty luôn xây dựng một bộ phận chuyên trách tự giám sát công tác khảo sát. Khi
nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng, công ty căn cứ vào hợp đồng, các tiêu
chuẩn khảo sát và báo cáo kết quả khảo sát để thực hiện một số nội dung như: đánh
giá chất lượng công tác khảo sát; nghiệm thu khối lượng công việc khảo sát theo
hợp đồng; kiểm tra khối lượng của báo cáo kết quả khảo sát xây dựng…
Quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình:
Khi đóng vai trò là chủ đầu tư, trong quá trình quản lý chất lượng thiết kế xây
dựng công trình, các sản phẩm thiết kế trước khi đưa vào thi công luôn được công ty
nghiệm thu và xác nhận. Công ty cũng phải chịu trách nhiệm về các bản vẽ thiết kế khi
giao cho nhà thầu thi công. Căn cứ vào hợp đồng giao nhận thiết kế, nhiệm vụ thiết kế,
quy chuẩn xây dựng… công ty tiến hành đánh giá chất lượng thiết kế, kiểm tra hình
thức, số lượng hồ sơ thiết kế xây dựng công trình. Công ty cũng thuê bộ phận chịu
trách nhiệm thiết kế cho các công trình xây dựng của mình đối với một số dự án lớn.
Và nhà thầu thiết kế sẽ phải chịu trách nhiệm về chất lượng thiết kế xây dựng công
trình đó
Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình:
Đối với quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình, công ty thực hiện
việc lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất và quy mô của
công trình. Công ty thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, vật tư, thiết bị công
trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt. Công ty cũng lập và kiểm tra
các biện pháp thi công, kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường; nghiệm thu
công trình và các hạng mục công trình. Việc tiến hành nghiệm thu và kết quả của quá
trình nghiệm thu đó sẽ được lập biên bản và nêu rõ trong phiếu nghiệm thu tổng thể
công trình theo quy định.
Dưới đây là biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu mà công ty áp dụng trong quá
trình quản lý dự án của mình.
BIÊN BẢN KIỂM TRA HỒ SƠ NGHIỆM THU GIAI ĐOẠN XÂY
DỰNG HOÀN THÀNH, HOÀN THÀNH HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH HOẶC
CÔNG TRÌNH ĐỂ ĐƯA VÀO SỬ DỤNG
- Công trình……………………….Thuộc dự án đầu tư nhóm…………
- Hạng mục công trình…………………………………………………
- Địa điểm xây dựng………………………………………………………….
- Thời gian kiểm tra:
Bắt đầu:……h…., ngày…….tháng….năm 20…
Kết thúc:… h…., ngày…….tháng….năm 20…
- Các bên tham gia kiểm tra:
+ Đại diện Chủ đầu tư công trình:
+ Đại diện Nhà thầu giám sát thi công xây dựng:
+ Đại diện Nhà thầu thi công xây dựng:
+ Đại diện Sở Xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu:
- Đã tiến hành những việc sau:
+ Kiểm tra danh mục hồ sơ nghiệm thu giai đoạn xây dựng………… hoặc hoàn
toàn của hạng mục công trình hoặc công trình……………… đã lập giữa Chủ đầu tư
và các nhà thầu thi công xây dựng / tổng thầu EPC.
+ Kiểm tra tính pháp lý và chất lượng của hồ sơ nghiệm thu giai đoạn xây dựng
hoàn thành………., hạng mục công trình hoàn thành…………….hoặc công trình hoàn
thành………………………….
Sau khi kiểm tra, xem xét và trao đổi, các bên tham gia đã có kết luận:
1. Hồ sơ trình để nghiệm thu giai đoạn xây dựng hoàn thành………., hạng mục
công trình hoàn thành…… hoặc công trình hoàn thành ………đã lập đủ (hoặc chưa
đủ) theo danh mục nêu tại phụ lục 3 của Thông tư số /2005/TT-BXD.
2. Hồ sơ nghiệm thu giai đoạn xây dựng hoàn thành……………. hạng mục
công trình hoàn thành……………… hoặc công trình hoàn thành……………có đầy
đủ tính pháp lý theo quy định.
3. Các ý kiến nhận xét khác:
Nếu hồ sơ nghiệm thu chưa đủ thì yêu cầu chủ đầu tư bổ sung để hoàn chỉnh
nghiệm thu (nêu cụ thể về hồ sơ pháp lý và tài liệu quản lý chất lượng).
4. Hồ sơ nghiệm thu có trong danh mục kèm theo biên bản này đảm bảo đủ căn
cứ để Chủ đầu tư tiến hành việc nghiệm thu giai đoạn xây dựng……………hoặc
nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình………hoặc công trình………
Đối với trường hợp hồ sơ nghiệm thu không đầy đủ thì ghi như sau: Sauk hi bổ
sung, hoàn chỉnh hồ sơ nghiệm thu theo các yêu cầu nêu ở mục 3, Chủ đầu tư tiến
hành việc nghiệm thu giai đoạn xây dựng…………hoặc nghiệm thu hoàn thành hạng
mục công trình………hoặc công trình…………….
Ghi chú: kèm theo danh mục hồ sơ, tài liệu hoàn thành giai đoạn xây dựng, hoàn
thành hạng mục công trình, hoàn thành công trình được lập theo phụ lục 3 của Thông
tư này.
Đại diện Chủ đầu tư
(ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
Đại diện Nhà thầu giám sát
thi công xây dựng
(ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
Đại diện Nhà thầu thi công xây dựng
(ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
Đại diện Sở Xây dựng
(ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
2.1.2. Quản lý tiến độ thi công
Công ty đã tổ chức thực hiện hoạt động quản lý tiến độ như sau:
- Công ty trực tiếp chỉ đạo ban chỉ huy công trường. Công ty sẽ hỗ trợ về vốn
để thi công công trình. Công trường hoàn toàn chủ động về mặt tổ chức thi công công
trình cũng như các điều kiện về kinh tế theo quy định của Nhà nước.
- Chỉ huy trưởng: là người có quyền hạn cao nhất tại công trường, chịu trách
nhiệm trước công ty về toàn bộ mọi hoạt động trên công trường.
- Kỹ sư giám sát: trực tiếp thường xuyên có mặt tại công trường để điều hành
tổ chức kỹ thuật giám sát thi công, kỹ thuật an toàn lao động và điều hành công tác
cung ứng vật tư tiến độ công việc của các xưởng, đội.
- Tại công trường: thực hiện các chế độ báo cáo vật tư khối lượng hàng ngày,
biến động nhân lực để ban chỉ huy công trường kịp thời chấn chỉnh. Hàng tuần có báo
cáo về công ty để xử lý các thông tin, kịp thời chỉ đạo sát về tiến độ.
- Tại các tổ đội thi công xây lắp: trực tiếp thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị
vào công trình theo tiến độ thi công dưới sự chỉ đạo của ban điều hành, chịu sự kiểm
tra giám sát của kỹ sư giám sát.
Quản lý thời gian và tiến độ của dự án là một quá trình quản lý bao gồm
những công việc như sau:
- Xác định công việc
- Dự tính thời gian thực hiện từng công việc
- Quản lý tiến độ thực hiện công việc
Các hoạt động này phải được tiến hành trên cơ sở những nguồn lực và yêu cầu
nhất định. Tiến độ thi công xây dựng công trình phải phù hợp với tổng tiến độ của dự
án đã được phê duyệt. Mỗi một dự án đều có một phạm vi ngân sách và thời hạn cho
phép, đáp ứng yêu cầu cụ thể của từng khách hàng. Chính vì vậy việc quản lý thời gian
và tiến độ có một chức năng quan trọng giúp dự án hoàn thành đúng thời hạn và tiến
độ đã được đề ra. Bên cạnh đó, việc quản lý tiến độ cũng chính là cơ sở cho việc giám
sát chi phí cũng như các nguồn lực khác.
Công ty TNHH Lâm Sơn thường sử dụng sơ đồ cấu trúc phân việc (WBS) để
xác định và lập kế hoạch cho các công việc của một dự án. Đây là phương pháp mà
công ty thường sử dụng vì nó giúp công ty phân công được các công việc một cách cụ
thể theo từng cấp quản lý. Từ đó trách nhiệm và quyền hạn của từng nhóm công tác
được vạch rõ, tạo điều kiện thuận lợi để xác định thời gian và chi phí để hoàn thành dự
án. Sau khi đã xác định số lượng các công việc, việc sắp xếp chúng theo một trình tự
logic hợp lý là một điều cần thiết. Sơ đồ mạng chính là công cụ hữu hiệu giúp công ty
tạo lập được mối quan hệ và trật tự thực hiện giữa các công việc. Không những thế nó
còn là cơ sở để kiểm tra, giám sát kế hoạch thời gian phân bổ nguồn lực, chi phí và
điều hành dự án.
Sau khi đã cơ bản hoàn thành việc xác định khối lượng công việc cũng như thời
gian của dự án thì cần thiết phải quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình. Cũng
như nhiều công ty xây dựng khác hiện nay, công ty TNHH Lân Sơn đã sử dụng
phương pháp kỹ thuật cơ bản để thực hiện việc quản lý tiến độ. Đó là kỹ thuật tổng
quan đánh giá dự án PERT và phương pháp đường găng CPM. Tuy nhiên việc sử dụng
phương pháp này cũng trở nên linh hoạt chứ không cứng nhắc đối với các dự án có
quy mô khác nhau. Đối với những dự án có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài
thì việc quản lý tiến độ được xây dựng cho từng giai đoạn, có thể là từng tháng, từng
quý, từng năm tùy dự án cụ thể.
Sau khi lập kế hoạch tiến độ, cần thiết phải có sự kiểm tra việc thực hiện các công
việc của dự án có tuân thủ theo đúng kế hoạch đó hay không. Việc giám sát tiến độ thi
công xây dựng công trình cần thiết có sự tham gia của chủ đầu tư, nhà thầu thi công
xây dựng, các nhà tư vấn giám sát và một số bộ phận có liên quan. Cụ thể tại công ty
TNHH Lâm Sơn, ban lãnh đạo công ty yêu cầu BQL dự án, các đơn vị thi công phải
có sự theo dõi chặt chẽ tiến độ thực hiện từng công việc theo tuần, tháng, năm tùy từng
dự án khác nhau. Việc theo dõi này được ghi chi tiết vào bản Nhật ký công trình.
Trong thực tế, do các điều kiện khách quan và chủ quan đem lại nên công ty cũng
không tránh khỏi những sai lệch về mặt tiến độ so với dự kiến. Việc sai lệch từ trước
đến nay tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả dự án nhưng cũng có tác
động đến thời gian cũng như chi phí thực hiện. Điều đó đòi hỏi công ty phải tìm ra
biện pháp hợp lý để khắc phục tình trạng trên, hạn chế tối đa việc sai lệch tiến độ của
dự án.
2.1.3. Quản lý chi phí
Vấn đề quản lý chi phí trong quản lý dự án trong các dự án đầu tư xây dựng là
rất quan trọng. Nhiều công trình xây dựng đã gặp phải nhiều rắc rối trong vấn đề về
vốn đầu tư, thanh quyết toán vốn hoặc sử dụng không hiệu quả đồng vốn bỏ ra dẫn đến
thất thoát, lãng phí. Vì vậy cần thiết có sự quản lý chi phí để giám sát việc thực hiện
dự án đúng dự tính chi phí theo kế hoạch, đảm bảo cho dự án thực hiện đúng tiến độ
và nguồn lực cho phép. Quy trình quản lý chi phí tại công ty diễn ra theo các bước cơ
bản như sau:
- Lập kế hoạch nguồn lực
- Tính toán chi phí
- Lập dự toán
- Kiểm soát chi phí
Công tác quản lý chi phí của công ty chỉ tập trung vào hai nội dung chính là:
quản lý tổng mức đầu tư của dự án và quản lý tổng dự toán xây dựng công trình. Trong
đó, tổng mức đầu tư của dự án sẽ được công ty xác định trong quá trình lập dự án bao
gồm các chi phí như: chi phí cho việc xây dựng, chi phí mua máy móc trang thiết bị,
chi phí san lấp giải phóng mặt bằng…. Còn trong giai đoạn thực hiện dự án, công ty sẽ
xem xét và quản lý tổng mức dự toán xây dựng công trình. Đây là công việc cần thiết
đảm bảo cho tổng dự toán này không được phép vượt quá tổng mức đầu tư đã được
phê duyệt trước đó. Khi ước lượng chi phí, đối với các dự án nhỏ và tính chất đơn giản
thì công ty thường sử dụng các dự án tương tự trước đó để làm cơ sở, làm nền tảng cho
những ước tính của dự án mới.
Để đáp ứng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường hiện nay,
việc sử dụng công cụ nào để quản lý chi phí luôn là một vấn đề được công ty quan tâm
đặc biệt. Công ty đã sử dụng chỉ số giá xây dựng là công cụ chính để làm căn cứ xác
định tổng mức đầu tư, dự toán và tổng dự toán xây dựng công trình. Chỉ số giá xây
dựng này cũng như phương pháp xây dựng nó, được xác định theo quy định của Bộ
Xây dựng, được công bố rõ tại Nghị định 99 của Chính phủ.
Sau khi đã tiến hành ước tính chi phí cho từng hạng mục công việc cũng như
toàn bộ dự án, công ty tiến hành kiểm soát chi phí, kiểm tra theo dõi tiến độ chi phí
đồng thời tìm ra những thay đổi so với kế hoạch. Ban quản lý dự án sẽ dựa vào các
thống kê kế toán, các báo cáo tài chính, báo cáo doanh thu…do phòng kế toán và một
số bộ phận có liên quan cung cấp, để từ đó tổng hợp, phân loại, phân tích đánh giá các
khoản chi phí và tình hình chi tiêu của công ty. Sau đó, Ban quản lý sẽ thực hiện việc
kiểm soát bằng cách tìm ra những mức chênh lệch chi phí so với kế hoạch đã đề ra. Từ
đó công ty sẽ triển khai nhanh chóng, tìm ra các biện pháp khắc phục sự sai sót đó và
thông tin cho các cấp có thẩm quyền về những thay đổi được phép. Tuy nhiên, do
thành lập chưa được lâu năm, Ban quản lý của công ty vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm
trong việc quản lý chi phí. Do vậy việc chênh lệch so với chi phí dự kiến là điều không
thể tránh khỏi.
2.1.4. Quản lý an toàn lao động; môi trường xây dựng; an ninh công trường và
phòng chống cháy nổ
2.1.4.1. Quản lý an toàn lao động
Công ty luôn đề cao công tác quản lý vấn đề an toàn, vừa bảo vệ cho những
người lao động, vừa là để bảo vệ cho chính sự thành công và uy tín của công ty. Công
ty đã có những biện pháp cụ thể để đảm bảo an toàn trên các công trường thi công.
Trước hết, công ty có một khóa huấn luyện cơ bản về các kiến thức an toàn lao động,
phòng chống cháy nổ cho toàn bộ nhân viên và người lao động trong công ty. Trước
khi đi vào thực hiện một dự án, công ty luôn có sự kiểm tra về kiến thức an toàn lao
động đối với những người trực tiếp thực hiện thi công xây dựng dự án đó. Điều này sẽ
giúp công ty giảm thiểu rủi ro do sự thiếu hiểu biết của người lao động trên công
trường. Việc thiếu hiểu biết không chỉ dẫn đến thiệt hại về người mà còn thiệt hại về
vật chất, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả của dự án. Các nội quy về an
toàn lao động sẽ được công ty phổ biến công khai rộng rãi cho tất cả mọi người có liên
quan. Trên các công trường, công ty luôn chú ý gắn các biển báo, khẩu hiệu để mọi
người có thể dễ dàng nhận thấy. Đặc biệt tại chỗ nguy hiểm luôn gắn biển cấm những
người không có nhiệm vụ thì tuyệt đối không được phép vào. Ngay phía ngoài công
trường, công ty đã cho gắn khẩu hiệu: “An toàn là bạn, tai nạn là thù” để hình thành ý
thức cao cho mọi người. Bên cạnh việc nâng cao ý thức, công ty cũng có các biện pháp
hỗ trợ trang thiết bị, đồ dùng bảo hộ đạt tiêu chuẩn chất lượng cho người lao động.
2.1.4.2. Quản lý môi trường xây dựng
Khi xây dựng một công trình, việc thi công thường đi kèm với nhiều vấn đề
liên quan tới môi trường xung quanh. Đây cũng là điểm mà các đơn vị xây dựng cần
phải lưu ý. Do đặc điểm nghề nghiệp, khi xây dựng thường đi kèm với khói bụi, tiếng
ồn, các chất phế thải vật liệu xây dựng… gây ô nhiễm môi trường. Việc làm sao để
quá trình xây dựng giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng tới môi trường xung quanh luôn là
bài toán đặt ra đối với các đơn vị thi công. Công ty cũng cố gắng thực hiện một số biện
pháp nhằm khắc phục phần nào tình trạng nói trên bằng cách như: bao che xung quanh
công trường một cách cẩn thận; thu dọn phế thải; vận chuyển vật liệu xây dựng bằng
các phương tiện vận tải chuyên dụng… Việc vận chuyển vật liệu xây dựng đảm bảo vệ
sinh môi trường, tránh rơi rớt bừa bãi, vừa hạn chế thất thoát lãng phí, vừa giảm sự ô
nhiễm tới cuộc sống của người dân xung quanh.
2.1.4.3. Quản lý công tác phòng chống cháy nổ
Để giảm thiểu thiệt hại do cháy nổ gây ra công ty đã đề ra các biện pháp sau:
- Thành lập đội PCCC nghiệp vụ được lựa chọn từ các công nhân tham gia thi
công. Lực lượng này được tổ chức học tập huấn luyện nghiệp vụ cơ bản về công tác
PCCC.
- Không sử dụng điện quá công suất
- Không được mang chất nổ, chất dể cháy vào khu vực thi công
- Chất hành tốt nội quy, qui định về công tác phòng cháy chữa cháy
- Thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc chấp hành quy định về công tác an toàn
phòng cháy chữa cháy
- Thường xuyên liên hệ với cơ quan PCCC của địa phương gần công trình
2.1.4.4. Quản lý an ninh công trường
Để đảm bảo cho cán bộ công nhân yên tâm làm việc tại công trường công ty đã
tiến hành các biện pháp sau:
- Chủ động liên hệ với công an, chính quyền địa phương và Chủ đầu tư để
đăng ký tạm trú cho cán bộ công nhân viên làm việc trên công trường, đặt trong khu
vực trị an chung của địa phương… từ đó có sự phối hợp, chi viện cho nhau khi cần
thiết.
- Lập hàng rào tạm bao quanh khu vực công trình
- Đội ngũ bảo vệ trực 24/24 giờ
- Quản lý chặt chẽ số lượng người ra vào công trường trong mỗi ngày làm việc
- Xây dựng nội quy, giờ giấc làm việc, nghỉ ngơi của công trường. Thời gian
làm việc của công trường được qui định thống nhất và yêu cầu tất cả mọi người phải
chấp hành
- Công ty sẽ có những biện pháp hữu hiệu, nghiêm khắc phổ biến và giao trách
nhiệm cho cán bộ lãnh đạo quản lý công trường đến tất cả cán bộ công nhân tham gia
thi công.
2.2. Dự án “Nhà lớp học 2 tầng trường mầm non xã Yên Nhuận”
2.2.1. Giới thiệu về dự án
2.2.1.1. Sự cần thiết của dự án
Yên Nhuận là một xã thuộc huyện Chợ đồn. Hiện nay điều kiện về cơ sở vật
chất trường mầm non trong xã còn rất khó khăn, diện tích lớp học chật chội và không
đủ chỗ cho các em học sinh. Theo phương châm đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát
triển Ủy ban nhân dân xã Yên Nhuận đã thực hiện dự án xây dựng “Trường mầm non
xã Yên Nhuận” nhằm tạo điều kiện cho tất cả con em trong xã được theo học hệ mầm
non, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong xã.
2.2.1.2. Một số thông tin cơ bản về dự án
- Tên dự án: Nhà lớp học 2 tầng trường mầm non xã Yên Nhuận
- Chủ đầu tư: UBND xã Yên Nhuận – Chợ Đồn – Bắc Kạn
- Hình thức đầu tư: Xây dựng mới
- Tổng vốn đầu tư: 2.312.055.000 đồng
- Nhà thầu thi công: Công ty TNHH Lâm Sơn
- Thời gian thực hiện: 210 ngày
- Vị trí công trình: Trường mầm non xã Yên Nhuận, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc
Kạn nằm trong khuôn viên quỹ đất và thuộc sự quản lý của trướng mầm non xã Yên
Nhuận.
2.2.2. Hoạt động quản lý dự án “Nhà lớp học 2 tầng trường mầm non xã Yên
Nhuận”
Việc thực hiện dự án có sự tham gia của chủ đầu tư, đơn vị thi công công ty
TNHH Lâm Sơn. Mối quan hệ đó được thể hiện thông qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức hiện trường
Thuyết minh sơ đồ:
- Chủ đầu tư và đơn vị thi công cùng phối hợp với nhau nhằm đưa công trình
vào sử dụng với chất lượng cao nhất, tiến độ nhanh nhất, đảm bảo an toàn và đáp ứng
mọi yêu cầu của hồ sơ thiết kế, quy trình và tiêu chuẩn nhà nước hiện hành.
- Giám đốc điều hành: Giao dịch với giám sát kỹ thuật và chủ đầu tư trong
quá trình thi công công trình, điều hành chỉ đạo chung mọi hoạt động sản xuất của
THI
CÔNG
NỀN
MÓNG
NHÀ THẦU CHÍNH
THẦU PHỤ
HOẶC NHÀ
MÁY
- CHỦ NHIỆM DỰ ÁN
- TV ĐẢM BẢO CHẤT
LƯỢNG
- CÁC TƯ VẤN CHUYÊN
MÔN
- KIỂM SOÁT KHỐI LƯỢNG
BAN ĐIỀU HÀNH THI CÔNG
CHỈ HUY CÔNG TRƯỜNG
GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG VÀ
PHÒNG BAN KỸ THUẬT CỦA CÔNG
TY
THI
CÔNG
CỐT
THÉP,
COPPH
A
TỔ
ĐIỆN
NƯỚC
CHỦ ĐẦU TƯ
TỔ NỀ,
HOÀN
THIỆN
toàn bộ công trường. Phó giám đốc điều hành chỉ đạo chung công việc khi giám đốc
đi vắng.
- Phòng kế hoạch kỹ thuật: Giúp ban giám đốc theo dõi giám sát nghiệm thu
nội bộ, quản lý tiến độ chất lượng công trình. Trình duyệt các biện pháp thi công, mặt
bằng bố trí tổ chức thi công do phòng mình lập.
- Chủ nhiệm công trường: Chịu trách nhiệm trước giám đốc điều hành về kỹ
thuật, tiến độ, mức an toàn lao động trong suốt quá trình thi công công trình. Giám sát
việc thực hiện đầy đủ các nội dung của hồ sơ thiết kế và các chỉ dẫn của hồ sơ mời
thầu. Giám sát việc thực hiện các quy định hiện hành của nhà nước về quy trình quy
phạm thi công và chất lượng công trình.
- Cán bộ kỹ thuật tại hiện trường: Nghiên cứu các bản vẽ, tuân thủ tiến độ
trong hồ sơ dự thầu, bố trí nhân lực thi công từng phần việc cụ thể. Giám sát thi công
ngoài công trường, đảm bảo chất lượng kỹ thuật công trình, chủ động phối hợp với
giám sát và ban quản lý dự án nghiệm thu từng hạng mục xây lắp.
- Các tổ chuyên ngành: tham gia thi công chịu sự điều hành, giám sát của cán
bộ kỹ thuật về chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật, khối lượng và tuân thủ mọi quy trình,
quy phạm hiện hành.
- Cán bộ kinh tế, vật tư: giúp chủ nhiệm dự án về mọi mặt trong công tác cung
ứng máy móc, thiết bị vật tư và mở sổ sách theo dõi xuất nhập vật tư, theo dõi chi phí
cung ứng vật tư, tiền lương và các khoản chi phí khác ở công trường.
Để đảm bảo cho hoạt động quản lý hiệu quả, công ty đã sử dụng các cán bộ
có trình độ, kinh nghiệm, năng lực kỹ thuật và quản lý làm cán bộ chủ chốt điều hành
thi công tại công trường.
Bảng 2.1: Danh sách cán bộ chủ chốt điều hành thi công tại công trường
STT Họ tên người được chỉ định Chức danh
Trình độ, kinh
nghiệm
1 Ngô Quang Nhạ
Giám đốc điều
hành
Kỹ sư xây dựng
2 Trịnh Văn Minh
Chỉ huy trưởng
công trường
Kỹ sư xây dựng