Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Luận văn thạc sỹ NGHIÊN CỨU CHỌN QUY TRÌNH THI CÔNG HỢP LÝ NHẰM NÂNG CAO ỔN ĐỊNH NỀN CÁC TUYẾN DÂN CƯ VƯỢT LŨ ĐƯỢC BỒI ĐẮP BẰNG “ XÁNG THỔI ” Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.19 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

CAO THẾ TRUNG
NGHIÊN CỨU CHỌN QUI TRÌNH THI
CÔNG HỢP LÝ NHẰM NÂNG CAO ỔN
ĐỊNH NỀN CÁC TUYẾN DÂN CƯ VƯỢT
LŨ ĐƯỢC BỒI ĐẮP BẰNG “ XÁNG THỔI ”
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Hà Nội
§
1
MỤC LỤC
Nội dung Trang
MỞ ĐẦU 4
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI : 4
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI : 6
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : 6
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC : 6
CHƯƠNG 1 7
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN , ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH VÀ
TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP “ XÁNG THỔI ” ĐỂ BỒI ĐẮP CÔNG
TRÌNH Ở ĐBSCL 7
1.1 Đặc điểm tự nhiên vùng ĐBSCL 7
1.1.1 Vị trí 7
1.1.2 Địa hình , địa mạo 7
1.1.3 Khí hậu 8
1.1.4 Thủy văn : 8
1.2 Đặc điểm địa chất công trình ở vùng ĐBSCL 11
1.2.1 Tầng trầm tích Holoxen QIV được phân chia thành 3 bậc : 11


1.2.2 Tầng bồi tích cổ ( trầm tích Pleitoxen ) 14
1.2.3 Đặc trưng cơ lý đất yếu ở ĐBSCL 14
1.2.4 Đặc điểm đất nền dọc các tuyến đê , các tuyến nền dân cư 18
1.2.5 Đặc điểm của vật liệu đất đắp , khả năng đầm nén trong thân khối đất đắp 24
1.3. Một số kết quả ứng dụng “ xáng thổi ” vào xây dựng công trình đất ở ĐBSCL
27
1.3.1 Tình hình thi công nền bằng phương pháp xáng thổi 27
1.3.2 Các loại thiết bị thi công sử dụng trong thực tế 29
1.3.3 Các phương pháp đào đất trong mỏ vật liệu ( chủ yếu cho tàu hút bùn ) 31
1.3.4 Một số sơ đồ bố trí công nghệ san lấp 37
1.3.5 Các biện pháp hiện đang sử dụng để kiểm tra chất lượng bồi đắp và nghiệm thu
nền công trình san lắp bằng “ xáng thổi ” 41
1.4. Tình hình ổn định của một số công trình xây dựng trên nền đất yếu được bồi
đắp bằng “ xáng thổi ” ở ĐBSCL 42
1.4.1 Sự lún sụt do chiều dày khối đất bồi đắp ( hđ ) vượt quá chiều cao giới hạn cho
phép [ hgh ] được đắp trên nền đất yếu 43
1.4.2. Sự sạt lở bờ sông , kênh , rạch dọc tuyến dân cư 43
CHƯƠNG 2 45
KẾT QUẢ KHẢO SÁT THÍ NGHIỆM NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BIẾN ĐỔI TÍNH
CHẤT VẬT LÝ CỦA ĐẤT NỀN ĐƯỢC BỒI ĐẮP BẰNG “XÁNG THỔI” Ở ĐBSCL. 45
2.1. Sự thay đổi thành phần hạt của đất bồi đắp theo chiều dài xả vữa bùn 46
2.2. Sự phân bố lưu lượng đơn vị (q)của dòng bùn theo chiều dài bồi đắp 48
2.4. Một số kết quả thí nghiệm nghiên cứu về quá trình cố kết của các bãi đất được
bồi đắp bằng “ xáng thổi ” ở ĐBSCL 52
2.5. Một số giải pháp để tăng nhanh quá trình cố kết của nền đất được bồi đắp
bằng “ xáng thổi ” 60
2.5.1 Chuẩn bị mặt bằng 60
2.5.2 Phương pháp san lấp 60
2.5.3 Giải quyết tiêu thoát nước triệt để trong quá trình thi công 61
2.5.4 Sử dụng các biện pháp như đệm cát , mương cát để thoát nước 61

2
CHƯƠNG 3 67
CHỌN QUY TRÌNH THI CÔNG HỢP LÝ NHẰM NÂNG CAO ỔN ĐỊNH NỀN CÁC
TUYẾN DÂN CƯ VƯỢT LŨ ĐƯỢC BỒI ĐẮP BẰNG “ XÁNG THỔI ” Ở ĐBSCL 67
3.1. Các tài liệu cần có trước khi thi công 67
3.1.1 Tài liệu địa hình : 67
3.1.2. Tài liệu địa chất công trình , địa chất thủy văn : 68
3.1.3 Hồ sơ thiết kế khu vực cần san lấp : 68
3.2. Các công việc cần thực hiện trước khi san lấp 69
3.2.1 Đo đạc , cắm tuyến phạm vi cần san lấp 69
3.2.2 Chuẩn bị nền đất tự nhiên của công trình trước khi san lấp 70
3.3. Bố trí mặt bằng thi công và lựa chọn sơ đồ công nghệ 71
3.3.1 Bố trí mặt bằng thi công : 71
3.3.2 Công nghệ san lấp : bao gồm các quá trình chủ yếu : 72
3.3.3 Công tác thoát nước 77
3.4. Một số yêu cầu kỹ thuật thi công 83
3.4.1 Những yêu cầu chung 83
3.4.2 Xác định chiều cao giới hạn cho phép [hgh] của khối bồi đắp trên nền đất yếu :
85
3.5. Kiểm tra chất lượng san lấp 86
3.5.1 Công tác kiểm tra hàng ngày phục vụ thi công ở công trường 86
3.5.2 Kiểm tra tổng hợp , đánh giá chất lượng thi công phục vụ nghiệm thu , hoàn
công 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89
I. KẾT LUẬN 89
II. KIẾN NGHỊ 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHỤ LỤC 96
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THI CÔNG BẰNG “ XÁNG THỔI ” Ở ĐBSCL 96
3

MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI :
Đồng bằng sông Cửu long ( ĐBSCL) là một châu thổ rộng lớn , phì
nhiêu , có tiềm năng kinh tế trù phú , là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp
của cả nước .
Trong những năm gần đây , lũ sông Mêkông liên tiếp gây nhiều thiệt
hại đến người ( nhất là trẻ em ) và cơ sở vật chất , ảnh hưởng xấu đến đời
sống sinh họat , sản xuất của nhân dân tại vùng ngập lũ ĐBSCL . Để bảo vệ
tính mạng và tài sản của nhân dân , bảo vệ sản xuất , hạ tầng cơ sở , hạn chế
đến mức thấp nhất các thiệt hại do thiên tai gây ra , tạo điều kiện phát triển
kinh tế một cách tòan diện , bảo vệ môi trường , kết hợp an ninh quốc phòng ,
Đảng và Nhà nước đã có chủ trương :
1. Khôi phục và nâng cấp các tuyến đê biển , đê cửa sông ở ĐBSCL .
2. Xây dựng các cống đập nhằm mục đích ngăn mặn , giữ nước ngọt ,
tháo chua , xổ phèn , phục vụ sản xuất nông nghiệp .
3. Xây dựng các tuyến đê ngăn lũ .
4. Xây dựng các tuyến đê bao chống lũ cho các thị trấn , thị tứ , khu
dân cư , đê bao chống lũ tháng 8 bảo vệ mùa màng .
5. Xây dựng các khu dân cư dạng tuyến ( cặp theo dọc bờ kênh ) , dạng
cụm với đầy đủ hệ thống hạ tầng kỹ thuật như : đường , điện , giao thông , hệ
thống cống thóat nước , trường học , bệnh viện v.v
Trong các công trình kể trên phải sử dụng một khối lượng rất lớn đất
đắp . Đất chủ yếu được lấy tại chỗ đắp lên nền đất yếu bằng những biện pháp
khác nhau: “ cơ giới bộ ” và “ cơ giới thủy ”; trong điều kiện khí hậu môi
trường vùng ĐBSCL .
4
Cùng với sự phát triển cơ giới thủy lực , người ta sử dụng tàu hút bùn -
vừa đào xới vừa hút vữa bùn ; vận chuyển bằng bơm ly tâm áp lực cao đẩy
bùn theo ống dẫn đến vị trí cần bồi đắp . Phương pháp này rất thích hợp cho
những vùng có nhiều sông nước , kênh rạch như ở ĐBSCL và được gọi là “

xáng thổi ”. Phương pháp “ xáng thổi ” này được dùng nhiều trong ngành
thủy lợi . Hiện nay , trong ngành xây dựng ở nhiều tỉnh ĐBSCL người ta
dùng lọai thiết bị bơm hút thổi , phun cát cải tiến đặt trên ghe nhỏ ( hoặc xà
lan nhỏ ) , tiếng địa phương gọi là “ xáng cơm ” . Lọai “ xáng cơm ” có công
suất nhỏ , nhưng dùng tiện lợi ở những nơi từ sông vào công trình chỉ có kênh
rạch nhỏ , tàu hút bùn không thể vào được , những nơi không có tàu hút bùn
hoặc những nơi không có sẵn nguồn nguyên liệu đất , cát cho tàu hút bùn . “
Xáng cơm ” thường bơm hút cát ở các bãi bồi ven sông và vận chuyển đến
công trình để bồi đắp . “ Xáng cơm ” không có chức năng đào đất ( đào kênh ,
nạo vét sông) , tạo nên vữa bùn đất để thổi lên nền công trình cần bồi đắp như
“ xáng thổi” ( tàu cuốc hệ lưỡi phay ) .
Trong điều kiện địa chất thủy văn ở ĐBSCL , có nhiều địa phương sử
dụng phương pháp “ xáng thổi ” để đắp đê , đắp nền tuyến dân cư kết hợp
giao thông tỏ ra có hiệu quả hơn sử dụng phương pháp cơ giới bộ .
Tuy nhiên trong quá trình thi công , sử dụng nền các cụm tuyến dân cư
vượt lũ ở ĐBSCL đã gặp những sự cố chủ yếu sau đây :
- Nhiều đọan tuyến dân cư bị trượt đổ về phía kênh rạch trong quá
trình tàu hút đang thi công , hoặc bị sạt lở vào mùa mưa lũ .
- Đất nền tự nhiên ở khu vực cần san lấp là lọai đất dính mềm yếu ,
không đủ khả năng chịu tải với khối đất cần bồi đắp có chiều cao lớn .
- Nền đất được dùng để bồi đắp là các lọai sét chảy , bùn sét ; thì thời
gian chờ đợi đất tự cố kết đạt yêu cầu quá lâu .
Các hiện tượng trên xảy ra chủ yếu là do điều kiện địa chất công trình ,
địa chất thủy văn ở khu xây dựng ; phụ thuộc vào tính chất của vật liệu đất
được dùng để bồi đắp ; phụ thuộc vào qui trình thi công của “ xáng thổi ” .
5
Do đó đề tài luận văn được chọn là :
“ Nghiên cứu chọn qui trình thi công hợp lý nhằm nâng cao ổn định
nền các tuyến dân cư vượt lũ được bồi đắp bằng “ xáng thổi ” ở ĐBSCL ” .
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI :

Mục đích của đề tài là chọn ra quy trình thi công hợp lý nhằm nâng cao
tính ổn định nền của các tuyến dân cư vượt lũ được bồi đắp bằng “ xáng thổi ”
ở ĐBSCL , góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công , sớm đưa công trình vào sử
dụng , nâng cao hiệu quả đầu tư của công trình .
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
- Tổng hợp và phân tích các phương pháp thi công nền bằng xáng thổi
; các thiết bị thường sử dụng ; phương pháp thi công ; sơ đồ bố trí công nghệ
san lắp và tính ổn định ở một số công trình .
- Thu thập số liệu đã có của các tác giả trong nước . Khảo sát , thí
nghiệm , nghiên cứu đặc điểm biến đổi tính chất vật lý của đất khi bồi đắp
bằng “ xáng thổi ” và quá trình cố kết của đất nền được bồi đắp . Trên cơ sở
đó , đề xuất qui trình thi công hợp lý để sử dụng “ xáng thổi ” bồi đắp nền
công trình ở ĐBSCL .
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC :
Đề xuất qui trình thi công “ xáng thổi ” hợp lý , phù hợp với điều kiện
địa chất môi trường thực tế ở ĐBSCL , bao gồm các nội dung :
- Chuẩn bị các tài liệu cần có trước khi thi công .
- Công tác chuẩn bị đất nền tự nhiên trước khi thi công .
- Lựa chọn sơ đồ công nghệ và bố trí mặt bằng thi công .
- Những yêu cầu kỹ thuật thi công .
- Công tác kiểm tra chất lượng san lấp trong quá trình thi công và hòan
công , phục vụ nghiệm thu công trình .
6
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN , ĐẶC ĐIỂM ĐỊA
CHẤT CÔNG TRÌNH VÀ TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG
PHƯƠNG PHÁP “ XÁNG THỔI ” ĐỂ BỒI ĐẮP CÔNG
TRÌNH Ở ĐBSCL .
1.1 Đặc điểm tự nhiên vùng ĐBSCL .
1.1.1 Vị trí .

ĐBSCL được giới hạn bởi phía Bắc là biên giới Việt Nam –
Campuchia , Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh ; phía Nam và Đông là
biển Đông ; phía Tây là vịnh Thái Lan. Có diện tích tự nhiên 39.300km
2
( gần 4 triệu ha ) , bao gồm thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh là : Long An , Tiền
Giang , Bến Tre , Đồng Tháp , Vĩnh Long , Trà Vinh , Hậu Giang , Sóc Trăng
, Bạc Liêu , Cà Mau , Kiên Giang và An Giang .
ĐBSCL là phần cuối cùng của châu thổ sông Mê kông , vì vậy đây là
vùng đất màu mỡ nhưng chịu ảnh hưởng rất lớn của chế độ dòng chảy và sự
cung cấp nước ngọt của sông Mê kông .
1.1.2 Địa hình , địa mạo .
ĐBSCL là vùng đất khá bằng phẳng , trừ một số ngọn núi ở các tỉnh An
Giang , Kiên Giang , thì đại bộ phận diện tích ĐBSCL cao độ phổ biến dưới
+5,00 ( lấy theo hệ mốc độ cao Mũi Nai ) . Ngoài các khu vực có độ cao cục
bộ , có thể phân vùng theo độ cao như sau :
a. Thềm phù sa cổ dọc biên giới Việt Nam – Campuchia có độ cao từ
+2,00 đến +5,00 .
b. Dọc theo sông Tiền và sông Hậu có độ cao từ +1,00 đến +3,00.
c. Các giồng cát ven biển , cao độ từ +1,0 đến + 3,0 .
7
d. Các khu ngập lũ của sông Tiền , sông Hậu và các vùng ngập triều
ven biển có độ cao từ +0,00 đến +1,50.
Do sự bồi đắp và lắng đọng của phù sa sông , biển đã tạo cho ĐBSCL
có địa thế cao ở sông Tiền , sông Hậu và ven biển , còn những vùng xa sông
chính , xa biển nằm sâu trong đất liền thì thấp và trũng .
1.1.3 Khí hậu .
a. Nhiệt độ :ĐBSCL chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa , nhiệt
độ bình quân 27
o
C .

b. Mưa :Lượng mưa bình quân tương đối lớn từ 1.200 – 2.400mm/năm .
Hàng năm có hai mùa rõ rệt . Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 mang theo
gió Tây – Nam khí hậu ẩm ướt . Mùa khô từ tháng 12 đến cuối tháng 4 năm
sau mang theo gió mùa Đông – Bắc , trong mùa khô khu vực này ít mưa , khô
hạn . Sự phân bố mưa ở đây không đều theo không gian và thời gian . Vùng
phía Tây là vùng có lượng mưa lớn nhất 1.800 – 2.400mm/năm . Dải trung
tâm đồng bằng kéo dài từ Châu Đốc – Long Xuyên – Cao Lãnh – Trà Vinh –
Gò Công là vùng có lương mưa nhỏ nhất từ 1.200 – 1.400mm/năm .
ĐBSCL mưa phân bố không đều trong năm , khoảng 90% lượng mưa tập
trung trong các tháng mùa mưa , lượng mưa trong mùa khô chỉ chiếm 10% .
Thời gian từ hạ tuần tháng hai cho đến cuối tháng tư ( đôi khi qua đầu
tháng năm ) là thời gian trong mùa kiệt , vừa là thời kỳ thủy triều xuống thấp .
c. Bốc hơi : Lượng bốc hơi đo bằng Pitcher khoảng 900 đến 1.300mm
d. Độ ẩm : Độ ẩm tương đối khoảng 80% vào mùa mưa và khoảng 60%
vào mùa khô
1.1.4 Thủy văn :
Chế độ thủy văn ở ĐBSCL chịu ảnh hưởng rất lớn của dòng chảy sông
Mêkông , thủy triều biển Đông , thủy triều vịnh Thái lan và chế độ mưa của
từng tiểu vùng .
- Sông Mê kông :
8
Sông Mê kông có diện tích lưu vực 794.000km
2
, tổng lượng nước
hàng năm 450 tỷ m
3
, lưu lượng bình quân năm khoảng 14.000m
3
/s . Dòng
chảy của sông Mê kông có hai mùa rõ rệt , mùa lũ và mùa kiệt . Ở thượng lưu

sông Mê kông có mùa lũ bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 11 . Nhờ sự điều tiết
của Biển Hồ nên vùng ĐBSCL lũ chậm hơn 1 tháng và kéo dài hơn với dạng
lũ bẹt .
Thông thường vào cuối tháng 7 đầu tháng 8 nước lũ bắt đầu gây ngập và đạt
đỉnh lũ cao nhất vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 . Diện tích ngập lũ ở ĐBSCL
khoảng 1.400.000 ha , tùy từng nơi thời gian ngập lũ từ 2 đến 5 tháng , độ sâu
ngập lũ cũng khác nhau ( xem bản đồ phân vùng ngập lũ ĐBSCL , hình 1-1 ):
- Khu vực ngập lũ trên 3m : gồm các huyện của tỉnh Đồng Tháp là : Hồng
Ngự , Tân Hồng , Tam Nông , Thanh Bình và 5 huyện của tỉnh An Giang là :
thị xã Châu Đốc , An Phú , Tân Châu , Phú Tân , Châu Phú . Vùng này là khu
vực đầu nguồn nước , chịu ảnh hưởng chính của dòng chảy từ Campuchia về
gây ngập lũ .
- Khu vực ngập sâu từ 2 đến 3m : Bao gồm 3 huyện của tỉnh An Giang là :
Chợ Mới , Châu Thành , Thoại Sơn ; 1 huyện của tỉnh Đồng Tháp là Tháp
Mười và 2 huyện của tỉnh Long An là : Vĩnh Hưng , Mộc Hóa
- Khu vực ngập từ 1 đến 2m : Phần lớn diện tích này nằm trong khu vực
ngập thuộc 6 tỉnh : Long An , Tiền Giang , Đồng Tháp , An Giang , Kiên
Giang , Hậu Giang và Thành phố Cần Thơ .
- Khu vực ngập dưới 1m : Bao gồm phần còn lại về phía Nam phần ngập lũ.
Mùa kiệt , từ tháng 1 đến tháng 6 lưu lượng sông Mêkông giảm dần ,
lưu lượng nhỏ nhất vào tháng 4 ( có năm lưu lượng kiệt chỉ còn 2.000m
3
/s )
ảnh hưởng đến khả năng cung cấp nước ngọt và làm tăng xâm nhập mặn
9

10
Hình 1-1 : Phân vùng ngập lũ ĐBSCL
- Thuỷ triều :
Gần như toàn bộ diện tích ĐBSCL chịu ảnh hưởng của thuỷ triều biển

Đông và Vịnh Thái Lan . Thủy triều biển Đông theo các sông : Vàm Cỏ Đông
, Vàm Cỏ Tây , sông Tiền , sông Hậu , sông Mỹ Thanh , sông Gành Hào ,
sông Bồ Đề và các sông rạch nối thông với các sông này theo chế độ bán nhật
triều với biên độ từ 2 đến 3,5m . Thuỷ triều vịnh Thái Lan theo các sông Ông
Đốc , sông Cái Lớn và các sông , rạch khác theo chế độ nhật triều với biên độ
từ 0,7 đến 1,1m .
1.2 Đặc điểm địa chất công trình ở vùng ĐBSCL .
Cấu trúc vùng ĐBSCL có dạng bồn trũng theo hướng Đông Bắc – Tây
Nam , trung tâm bồn trũng là vùng kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu . Vây
quanh vùng trung tâm là các vùng cánh của bồn trũng và xa hơn là các đới
nâng cao của móng đá lộ ra ở Bình Dương , Đồng Nai , An Giang … Các tài
liệu nghiên cứu phần lộ cho thấy tuổi của móng đá trước Kanozoi ( khoảng
trên 656 triệu năm ) . Phủ trên móng đá là các trầm tích trẻ ( trầm tích
Haloxen ) có tuổi khoảng 15.000 năm , có chiều sâu tới 110m . Theo Nguyễn
Thanh , cột địa tầng tổng hợp vùng ĐBSCL gồm các tầng theo hình 1-2 .
1.2.1 Tầng trầm tích Holoxen Q
IV
được phân chia thành 3 bậc :
- Bậc Holoxen dưới Q
IV1-2
gồm cát vàng và xám tro , chứa sỏi nhỏ ,
phủ trên tầng đất sét loang lổ Pleitoxen , chiều dày tới 12m .
11
- Bậc Holoxen giữa Q
IV2
gồm bùn sét màu xám , sét xám xanh và xám
vàng , chiều dày từ 7 đến 10m .
- Bậc Holoxen trên Q
IV3
gồm các tầng trầm tích khác nhau về điều

kiện tạo thành , thành phần vật chất , tuổi và điều kiện phân bố :
+ Tầng trầm tích biển , sông hỗn hợp và sinh vật mQ
IV3 ,
mabQ
IV3
gồm các
hạt mịn , bùn sét hữu cơ .
12
Hỡnh 1-2 : Ct a tng tng hp khu vc BSCL
13
H ỡ n h 1 - 1 : C O T ẹ ề A T A N G T O N G H ễ ẽP K H U V ệ ẽC ẹ O N G B A ẩN G S O N G C ệ U L O N G
( T H E O S O L I E U C A C V A N ẹ E ẹ ề A C H A T C O N G T R è N H K H U V ệ ẽC ẹ B S C L - P H A N H O I K H ẹ C C T 1 9 8 4 )
T H O N G
B A C
K Y H I E U
ẹ ề A C H A T
C O T ẹ ề A
T A N G
T ặ L E : 1 / 2 0 0
B E D A ỉY
( m e ựt )
M O T A T O M T A ẫT
T H A ỉN H P H A N T H A ẽC H H O ẽC
C O S I N H
N I E N
ẹ A ẽI
T H E O
C 1 4
H O L O X E N t r e õn
H O L O X E N

1
1
1
1
2
2
2
4
4
4
4
3
3
3
3
6
2
a , a m Q 3
3
I V
a l Q 3
4
I V
b m Q 3
3
I V
a m b Q 3
I V
9 0 - 2 0 0
0 . 5 0 - 5 . 0

> 2 > 2
0 . 2 - 0 . 5
S e ựt m a ứu x a ựm , t r e õn m a ởt c o ự
m a ứu v a ứn g x a ựm ( b ũ
F E R A L I C h o a ự) ủ o õi c h o ó c o ự
s e ựt n a õu x a ựm ( g a n s o õn g l ụ ựn )
B u ứn s e ựt x a ựm ủ e n x e n c a ực
l ụ ựp c a ựt b u ùi x a ựm t r o c h ử ựa
s o ứ h e ỏn v u ừn g v ũ n h ( c h ử a
x a ực ủ ũ n h )
B u ứn s e ựt , t h a n b u ứn ( p h a n
t r e õn ) c h ử ựa m a ỷn h v u ùn t h ử ùc
v a ọt R H Z O P H O R A
M E L A L E N C A ,
L E N C A D E N ẹ O N . . .
B u ứn s e ựt h ử ừu c ụ
6
6
2
S e ựt x a ựm x a n h , x a ựm v a ứn g
B u ứn s e ựt m a ứu x a ựm , x a ựm t r a ộn g ,
n a õu , v a ứn g x a ựm , t h ổ n h t h o a ỷn g
x e n c a ực o ồ, t h ụ ự c a ựt m ũ n . P h a n
d ử ụ ựi t a n g g a ởp c a ựt m ũ n m a ứu
v a ứn g b a ồn , l a ón ớ t s o ỷi o n g . G i ử ừa
t a n g c o ự c a ựt m ũ n m a ứu x a ựm .
T r o n g c a ựt , s e ựt g a ởp s o ứ h e ỏn
v u ừn g v ũ n h ( c h ử a x a ực ủ ũ n h )
C a ựt m a ứu v a ứn g , x a ựm t r o , c h ử ựa
s o ỷi n h o ỷ k e ỏt v o ựn s a ột . C o ự n ụ i

g a ởp s o ứ h e ỏn
S e ựt , s e ựt p h a m a ứu l o a n g l o ó ( v a ứn g
t ớ m , ủ o ỷ t r a ộn g ) ủ o õi c h o ó b ũ ủ a ự o n g
h o a ự. D ử ụ ựi s e ựt l a ứ c a ựt l a ón s o ỷi s a ùn
H O L O X E N
d ử ụ ựi
P L E I T O X E N
a m b Q 2
I V
m , m a b Q 2
I V
a , a m b Q 1 - 2
I V
a m P Q
I V
1 0 - 4 6
0 . 5 - 1 2
4 5 0 0
8 0 0 0
1 1 0 0 0
H O L O X E N g i ử ừa
+ Tầng trầm tích sinh vật , đầm lầy ven biển bmaQ
IV3
gồm bùn sét hữu cơ ,
than bùn .
+ Tầng trầm tích sông hồ hỗn hợp sinh vật ambQ
IV3
gồm bùn sét hữu cơ.
+ Tầng bồi tích aQ
IV3

gồm sét , á sét chảy , bùn á sét hoặc bùn sét hữu cơ
Chiều dày thành tạo trầm tích Holoxen trên biến đổi từ 9 đến 20m .
Toàn bộ chiều dày trầm tích Holoxen đạt tới 100m .
1.2.2 Tầng bồi tích cổ ( trầm tích Pleitoxen )
ĐBSCL gồm 3 đến 5 tập hạt mịn xen kẹp với 3 đến 5 tập hạt thô ; mỗi
tập tương ứng với Pleitoxen : trên , giữa và dưới . Mỗi tập hạt mịn có chiều
dày từ 1 - 2m đến 40 – 45m ; các tập hạt thô được đặc trưng bằng bề dày thay
đổi từ 4 – 85m .
1.2.3 Đặc trưng cơ lý đất yếu ở ĐBSCL.
a. Phân bố đất yếu ở ĐBSCL .
Theo thành phần thạch học , tính chất địa chất công trình , địa chất thủy
văn và chiều dày tầng đất yếu ở vùng ĐBSCL ra thành 5 khu vực ( hình 1-3 )
như sau :
- Khu vực I : Khu vực đất yếu màu xám nâu , xám vàng .
- Khu vực II : Khu vực bùn sét xen kẹp với các lớp cát .
- Khu vực III : Khu vực cát mịn , á cát xen kẹp ít bùn cát .
- Khu vực IV : Khu vực than bùn , sét , bùn á sét , cát bụi , á cát .
- Khu vực V : Khu vực bùn á sét và bùn ngập nước .
b.Đặc trưng cơ lý đất yếu bảo hòa nước ở ĐBSCL .
Các lớp đất chính ở vùng ĐBSCL thường gặp là sét hữu cơ và sét
không hữu cơ ở trạng thái độ sệt khác nhau . Ngoài ra còn gặp các lớp cát , sét
bùn có lẫn vỏ sò , sạn laterit .
14
Hình 1-3 . Phân vùng đất yếu ở ĐBSCL
-
H Tiênà
R ch Giáạ
C Mauà
B c Liêuạ
Sóc Tr ngă

C n Thầ ơ
Tr Vinhà
V nh Long Longĩ
Tân An
M Thoỹ
B n Treế
Long Xuyên
H ng Ngồ ự
Cao Lãnh
CAMPUCHIA
B
I
N

Ô
N
G

Đ
B
I
N

T
Â
Y

GHI CH :Ú
t sét m u nâu, xám v ngĐấ à à
t bùn sét, bùn á sét, bùn á Đấ

cát xen k t v i các l p á cát (IIa,IIb,IIc,IId) ẹ ớ ớ
Cát h t m n, á cát k p ít bùn ạ ị ẹ
á cát (IIIa,IIIb,IIIc)
t than bùn xen k p bùn sét, bùnĐấ ẹ
á sét, cát b i, á cát (IVa,IVb)ụ
Bùn á sét v bùn á cát ng p n cà ậ ướ
IIIc
IIIa
IIIb
III
IV
V
II
I
IIa
V
IIc
IVa
IIb
I
IId
IVb
15
Dựa theo kết quả khảo sát địa chất trong phạm vi độ sâu khoảng 30m
trở lại của các công trình thủy lợi thuộc các tỉnh : Long An , Tiền Giang , Hậu
Giang , Bạc Liêu … có thể phân chia các lớp đất nền như sau [7] , [9] :
- Lớp đất trên mặt : dày khoảng 0,5 – 1m , gồm các loại đất sét hạt
bụi đến hạt cát , có màu xám nhạt đến vàng xám .
- Lớp sét hữu cơ : có chiều dày thay đổi từ 3 – 20m , chiều dày tăng
dần về phía biển . Lớp sét hữu cơ thường có màu xám đen , xám nhạt hay

vàng nhạt . Hàm lượng sét chiếm 40 – 70% . Hàm lượng hữu cơ thường từ 2 –
8% . Đất rất ẩm , thường bảo hòa nước , đất ở trạng thái dẻo chảy đến chảy .
Chỉ tiêu vật lý như sau :
+ Độ ẩm tự nhiên : W = 50–100% . + Chỉ số dẻo : W
n
= 20 - 65%
+ Giới hạn chảy : W
T
= 50–100% . + Hệ số rổng : ε
o
= 1,2 – 3
+ Giới hạn dẻo : W
P
= 20 – 70% . + Dung trọng khô : γ
c
=0,64– 0,95 T/m
3
+ Dung trọng tự nhiên : γ
w
= 1,35 – 1,65 T/m
3

- Lớp sét cát lẫn ít sạn , mảnh vụn laterit và vỏ sò hay lớp cát : lớp
này dày khoảng 3 – 5m , thường nằm chuyển tiếp giữa lớp sét hữu cơ và lớp
đất sét không hữu cơ .
Bảng 1-1. Đặc trưng chống cắt của lớp sét hữu cơ ( cắt nhanh không cố kết
UU )
Độ sệt B
0,25-
0,50

0,50-
0,75
0,75-1,0 1,0-1,5 > 1,5
Hệ số rỗng ε
o
1,2 – 2,0 1,2- 2,0 1,4-3,0 1,4-4,0 1,4-4,0
Trị trung bình φ(độ) 10
o
9
o
8
o
7
o
5
o
Sai số quân phương σ
φ
(độ) 1
o
45

1
o
30

1
o
12


1
o
15’ 1
o
30’
Trị trung bình của c( kG/cm
2
) 0,12 0,10 0,08 0,06 0,05
Sai số quân phương σ
c
(kG/cm
2
) 0,02 0,02 0,02 0,02 0,02
- Lớp đất sét không hữu cơ : chiều sâu thay đổi từ 3 – 26m tuỳ theo
vùng . Càng gần ven biển , lớp sét càng nằm sâu cách mặt đất thiên nhiên .
Lớp sét có màu xám vàng hay vàng nhạt . Các chỉ tiêu cơ lý như sau :
+ Độ ẩm tự nhiên : W = 25 – 65% . + Chỉ số dẻo : W
n
= 17 – 45% .
+ Giới hạn chảy: W
T
= 40 – 65% . + Hệ số rỗng : ε
o
= 0,7 – 1,5 .
16
+ Giới hạn dẻo : W
P


= 20 – 30% . + Dung trọng khô: γ

c
=1,05 – 1,55 T/m
3
+ Dung trọng tự nhiên : γ
w
= 1,65 – 1,95 T/m
3
.
Lớp sét hoàn toàn bảo hòa nước , ở trạng thái dẻo cứng đến dẻo chảy ,
khả năng chịu tải tốt .
Bảng 1-2. Đặc trưng chống cắt của lớp sét không hữu cơ ( cắt nhanh không cố
kết UU)
Độ sệt B 0-0,25 0,25-0,5 0,5-0,75 0,75-1,0 >1
Hệ số rỗng ε
o
0,75-1,0 0,85-1,2 0,85-1,2 1,4-4,0 1,2-1,5
Trị trung bình φ(độ) 17
o
13
o
11
o
9
o
30 8
o
30
Sai số quân phương σ
φ
(độ) 2

o
12’ 1
o
45’ 3
o
1
o
12’ 1
o
45’
Trị tr.bình của c (kG/cm
2
) 0,28 0,22 0,18 0,15 0,10
Sai số qu.phương σ
c
(kG/cm
2
) 0,03 0,04 0,04 0,04 0,03
c. Đặc trưng cơ lý đất bùn ở ĐBSCL.
Theo quan điểm địa chất công trình thì bùn là các lớp đất mới được tạo
thành trong môi trường nước ngọt hay trong môi trường biển gồm các hạt rất
mịn . Bùn được tạo thành chủ yếu do sự bồi lắng tại các đáy biển , hồ hay các
bãi bồi cửa sông . Cường độ của bùn rất nhỏ , biến dạng lớn .
Theo tài liệu của Nguyễn Tài , sức chống cắt của bùn trong các bảng 1-
3 và 1- 4 dưới đây .
Bảng 1-3. Đặc trưng chống cắt của các lớp bùn (cắt nhanh không cố kết UU)
Lớp đất Bùn á cát Bùn á sét Bùn sét
Độ sệt B >1 1,0 -1,5 >1,6
Hệ số rỗng ε
o

1,2 – 1,5 1,4 – 4,0 1,4 – 4,0
Trị trung bình φ(độ) 8
o
30’ 7
o
5
o
Sai số quân phương σ
φ
(độ) 0
o
45’ 1
o
15’ 1
o
30’
Trị trung bình của c (kG/cm
2
) 0,10 0,06 0,05
Sai số quân phương σ
c
(kG/cm
2
)
0,03 0,02 0,02
17
Bảng 1-4. Đặc trưng chống cắt của các lớp bùn (sơ đồ cố kết - cắt nhanh CU )
Tên đất
Các chỉ tiêu
Góc ma sát trong φ’ (độ) Lực dính c’ ( kG/cm

2
)
Max Min Số chuẩn Max Min Số chuẩn
Lớp bùn sét 17 6 14 0,20 0,08 0,14
Lớp bùn á sét 18 6 16 0,29 0,07 0,14
Theo tài liệu của Nguyễn văn Thơ và Nguyễn Thanh [ 8 ] , đặc trưng cơ
lý của đất bùn ở một số tỉnh ĐBSCL ( theo sơ đồ không nén cố kết - cắt
nhanh UU ) được ghi ở bảng 1-5 .
1.2.4 Đặc điểm đất nền dọc các tuyến đê , các tuyến nền dân cư .
Xét trong phạm vi ảnh hưởng của tải trọng khối đất đắp ( 3 – 7m ) , đất
nền thường gặp là các loại đất sét ở trạng thái dẻo cứng , dẻo mềm , dẻo
chảy , chảy và các loại bùn sét , bùn á sét , bùn á cát , có chứa nhiều chất hữu
cơ . Dọc ven biển có những dòng cát hẹp cao ( 3 – 7m ) .
Theo thứ tự sắp xếp của những lớp đất khác nhau dưới khối đất đắp ta
có thể chia thành các dạng đất chủ yếu sau [ 9 ] :

Bảng 1-5 : Đặc trưng cơ lý đất bùn sét ở một số tỉnh ĐBSCL .
ST
T
CÁC CHỈ TIÊU ĐỒNG THÁP LONG AN T/P.HCM
Bùn sét
ambQ
IV
Bùn á
sét
ambQ
IV
Bùn sét
ambQ
IV

Bùn á
sét
ambQ
IV
Bùn sét
ambQ
IV
1 Chiều sâu ( m ) 2 - 7 0 – 4 0,5 - 15 1,5 – 5 0 – 21
2 Số mẫu thí nghiệm 28 13 58 7 110
3
Thành
phần
Sỏi > 2mm - - - - -
4 Cát 2 - 0,05mm 14 17 15,5 43 16
5 Bụi 0,05 – 0,005 32 33 31,5 34 29
6 Sét < 0,005mm 47 46 47 20 42
7 Thành phần hữu cơ (%) 7 14 6 3 13
8 Độ ẩm W (%) 62,03 101,2 73 45 77,15
9 D.trọng tự nhiên γ
w
(T/m
3
) 1.62 1,43 1,53 1,77 1,55
18
10 Dung trọng khô γ
c
(T/m
3
) 1,00 0,71 0,88 1,22 0,87
11 Tỷ trọng ∆ 2,64 2,62 2,63 2,70 2,64

12 Tỷ số rổng ε 1,64 2,69 1,99 1,21 2,03
13 Độ bảo hòa G (%) 99,85 98,50 96,5 100 100
14 W
T
(%) 58,6 74,38 57,0 32,25 69
15 W
p
(%) 33,80 48,65 36,0 19,88 43
16 W
n
(%) 24,80 25,73 21,0 12,37 26
17 Độ sệt B 1,14 2,04 1,76 2,03 1,33
18 φ (độ) 6 5 5 9 4
19 C (kG/cm
2
) 0,11 0,04 0,12 0,04 0,06
20 a
1-2
(cm
2
/kG) 0,105 0,203 0,14 0,097 0,162
21 E
0
(kG/cm
2
) 15 8 11 18 11
22 Hệ số thấm K (cm/s) - - 2,2.10
-4
- 4.10
-7

19
Bảng 1-5 ( tiếp theo )
STT
AN
GIANG
CÀ MAU
KIÊN
GIANG
BẾN TRE CỬU LONG
Bùn sét
ambQ
IV
Bùn sét
ambQ
IV
Bùn sét
ambQ
IV
Bùn sét
ambQ
IV
Bùn á sét
ambQ
IV
Bùn sét
ambQ
IV
Bùn á sét
ambQ
IV

1 0 – 10,5 7,5 – 32 0 – 8 1,5 – 3 1,5 - 15 0 – 6,5
2 139 73 53 14 35 1,98 115
3 - - - - - - -
4 16 15 16 23 30 15 25
5 28 30 27 32 42 30 40
6 48 46 48 40 26 45 28
7 8 9 9 5 2 10 7
8 61,89 66,2 65,01 64,85 42 67,98 44,5
9 1,62 1,63 1,60 1,59 1,79 1,61 1,74
10 1,00 0,98 0,97 0,96 1,26 0,96 1,20
11 2,66 2,68 2,65 2,69 2,7 2,64 2,68
12 1,66 1,73 1,73 1,8 1,14 1,75 1,23
13 99,2 100 99,58 97,0 99,5 100 97
14 59,16 61,23 57,67 63,33 35,5 64,14 31,5
15 35,34 36,89 33,34 42,66 23,2 39,28 18,8
16 23,82 24,34 24,33 20,67 13,3 24,86 12,7
17 1,12 1,2 1,30 1,06 1,49 1,15 2,02
18 6 5 5 6 8 6 8
19 0,08 0,07 0,07 0,07 0,05 0,07 0,06
20 0,118 0,14 0,126 0,14 0,069 0,135 0,083
21 13 13 12 11 24 13 20
22 0 0 0 5,6.10
-6
0 1,2.10
-6
6,4.10
-6
20
1.2.4.1. Dạng nền một lớp .
Tồn bộ chiều sâu 5 – 7m kể từ mặt đất tự nhiên chỉ có một lớp đất

tương đối đồng nhất , được chia thành 2 dạng nhỏ : 1a , 1b .
- Dạng nền 1a :
Nền được cấu thành bởi đất dính ( sét , á sét , á cát ) ở trạng thái từ nửa
cứng đến dẻo mềm ( 0 < B < 0,75 ) . Nền đất có sức chịu tải tương đối tốt .
Thí dụ mặt cắt tại Cái Bát mới trên kênh Tân Thành – Lò Gạch , trong phạm
vi độ sâu 15 -16m chỉ có sét màu nâu vàng - xám xanh , trạng thái nửa cứng
( hình 1-4 ) .
Dạng nền 1b :
Nền được cấu thành bởi đất dính ở trạng thái dẻo chảy ( B > 0,75 ) và
các dạng đất bùn . Nền đất có sức chịu tải kém . Thí dụ mặt cắt cơng trình
kênh số 9 – đê biển An Biên – An Minh ( Kiên Giang ) trong phạm vi độ sâu
13 – 14m chỉ có lớp bùn ( hình 1-5 ) .
1.2.4.2. Dạng nền 2 lớp .
Trong phạm vi độ sâu 5 – 7m kể từ mặt đất , nền gồm 2 lớp được cấu
thành từ 2 dạng 1a , 1b nói trên và tuỳ theo chiều dày tương đối giữa 2 lớp mà
độ bền của đất nền dạng 2 lớp biến đổi trong phạm vi đặc điểm của đất nền
dạng 2a đến dạng 2b .
- Dạng nền 2a : khi lớp 1a nằm trên lớp 1b , ( hình 1-6 ) .
- Dạng nền 2b : khi lớp 1b nằm trên lớp 1a , ( hình 1-7 ) .
1.2.4.3 Dạng nền hỗn hợp .
Đất nền chủ yếu là dạng 1 hoặc dạng 2 và có xen kẹp những lớp cát
mỏng hay thấu kính cát . Tuỳ theo tỷ lệ của lớp cát , độ bền của nền được cải
thiện tốt hơn . Do đặc điểm của cơng trình đê là tuyến trải dài trên diện rộng
nên đất nền có thể gặp đủ loại đất nói trên . Ngồi ra , tuỳ theo từng vùng đất
nền còn bị nhiểm phèn , nhiểm mặn ở những mức độ khác nhau .
21
-22.0
-20.0
-18.0
-16.0

-14.0
-12.0
-10.0
-8.0
-6.0
-4.0
-2.0
0.0
2.0
4.0
2
2a
2
1
Hình 1-4 : Mặt cắt đòa chất tại Cái Bát Mới trên kênh Tân Thành - Lò Gạch - Tỉnh Long An
CB4
2.15
0.0
CB3
2.47
20.0
CB2
2.68
50.0
CB1
5.05
70.0
20.0 30.0 20.0
Sét trạng thái nửa cứng
-24.0

-22.0
-20.0
-18.0
-16.0
-14.0
-12.0
-10.0
-8.0
-6.0
-4.0
-2.0
0.0
2.0
4.0
6.0
Tên hố khoan
Cao độ hố khoan (m)
Khỏang cách hố khoan(m)
Khỏang cách cộng dồn (m)
-24.0
22
23
1.2.5 Đặc điểm của vật liệu đất đắp , khả năng đầm nén trong thân khối đất
đắp
2.4.1. Đặc điểm của vật liệu đất đắp .
24
Do khối lượng đất đắp rất lớn , điều kiện vận chuyển khó khăn , nên
việc sử dụng đất tốt để đắp phải vận chuyển đi xa rất tốn kém . Điều kiện khả
thi là sử dụng đất tại chỗ để đắp .
Đất đắp được khai thác dọc các tuyến đê , nên các dạng đất nền khác

nhau có ảnh hưởng chất lượng khối đất đắp . Đối với các nền đất dạng 1a , 2a
có thuận lợi cho việc thi công và có nhiều khả năng nâng cao chất lượng khối
đắp . Nếu gặp các dạng nền 1b , 2b sẽ khó khăn hơn . Nói chung , đất dính
khai thác dọc tuyến trừ các loại bùn đều có thể dùng để đắp . Dung trọng khô
của đất đắp tùy thuộc vào kỹ thuật thi công ; [ 8 ] , [ 9 ] .
2.4.2. Phương pháp thi công đắp đê và nền tuyến dân cư ở ĐBSCL
a. Đào kênh mới , sử dụng đất đào để đắp đê và nền tuyến dân cư dọc đê
Dùng phương tiện thi công là xáng cạp , máy đào hoặc thủ công vận
chuyển đất để đắp .
b. Nạo vét và đào mở rộng các kênh để đắp đê và nền tuyến dân cư .
- Đối với tuyến kênh hẹp , cần đào mở rộng nhiều về phía gần đê thì đào
mở rộng để lấy đất đắp đê trước . Sau đó đào mở rộng kết hợp với nạo vét đắp
đê .
- Nếu tuyến đê ở xa tuyến kênh , giữa đê và kênh có khoảng đất trống , thì
nên đào bãi đất cạn đắp trước . Sau đó nạo vét đào kênh mở rộng để đắp trả
lại hố đào , Việc nạo vét có thể sử dụng “ xáng thổi ” thuận tiện hơn .
- Trường hợp nạo vét và mở rộng cả hai bên kênh bằng “ xáng thổi ” , đất
có dạng bùn . Cần phải có biện pháp thích hợp , tạo điều kiện cho khối đất tự
cố kết nhanh .
c. Đào đất ở các bãi vật liệu vận chuyển đến tuyến đê để đắp .
- Đối với mỏ đất ở trên cạn : thường dùng máy đào gàu thuận ( có khi
kết hợp cả thủ công ) và ô tô tự đổ vận chuyển đất đến đê để đắp . Đất được
san ủi và đầm nén theo từng lớp . Vì đất có độ ẩm tự nhiên lớn , nên không
thể dùng máy đầm loại nặng . Dung trọng của đất đầm nén được không lớn .
25

×