Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của công ty TNHH thiết bị điện Việt Mỹ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.62 KB, 39 trang )

T rường: Cao Đẳng Nghề Kinh Tế Kỹ Thuật Vinatex. Lớp: CD3KT13
LỜI MỞ ĐẦU
Do nền kinh tế ngày càng phát triển, các công ty, doanh nghiệp lớn nhỏ lần
lượt ra đời, quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng được mở rộng
trong các tỉnh thành trên cả nước. Nắm bắt được nhu cầu cuả người tiêu dùng và
tính cấp thiết của xã hội, công ty TNHH thiết bị điện Việt Mỹ được thành lập do
ông Nguyễn Đăng Chiến làm giám đốc.Trải qua chặng đường 10 năm xây dựng
và trưởng thành, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với sự quyết tâm, nỗ lực
phấn đấu của toàn cán bộ công nhân viên đã giúp công ty ngày càng phát triển
và đứng vững trên thị trường. Các mặt hàng của công ty đă có thương hiệu và
dần chiếm được niềm tin của các bạn hàng với lý do chất lượng tốt, phục vụ chu
đáo tận tình.
Được sự nhất trí của ban lãnh đạo công ty TNHH thiết bị điện Việt Mỹ, em
đã được nhận vào thực tập tại đơn vị. Dưới sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn
Thị Linh Nhâm và sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị, cô chú trong công ty đã
giúp em có điều kiện tốt nhất tìm hiểu về công ty để em hoàn thành báo cáo
thực tập nghề nghiệp của mình.
Do trình độ còn hạn chế nên dù đã cố gắng rất nhiều song còn khó tránh khỏi
những thiếu sót. Bởi vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các
thầy cô giáo, các cô chú, anh chị và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2011.
Sinh viên thực hiện
PHẠM THỊ NGỌC ĐIỆP
Họ và tên: Phạm Thị Ngọc Điệp. Báo cáo thực tập nghề nghiệp.
1
T rường: Cao Đẳng Nghề Kinh Tế Kỹ Thuật Vinatex. Lớp: CD3KT13
BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Diễn giải
CGCN Chuyển giao công nghệ
CNTT Công nghệ thông tin


CKTĐ Các khoản tương đương
CCDC Công cụ dụng cụ
CĐ, ĐH Cao đẳng, đại học
DH Dài hạn
GTGT Giá trị gia tăng
GĐ Giám đốc
LN Lợi nhuận
NH Ngắn hạn
NVL Nguyên vật liệu
N-X-T Nhập- xuất- tồn
TSCĐ Tài sản cố định
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TT Trung tâm
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
NKC Nhật ký chung
SH Số hiệu
XDCB Xây dựng cơ bản
Họ và tên: Phạm Thị Ngọc Điệp. Báo cáo thực tập nghề nghiệp.
2
T rường: Cao Đẳng Nghề Kinh Tế Kỹ Thuật Vinatex. Lớp: CD3KT13
MỤC LỤC
Họ và tên: Phạm Thị Ngọc Điệp. Báo cáo thực tập nghề nghiệp.
3
T rường: Cao Đẳng Nghề Kinh Tế Kỹ Thuật Vinatex. Lớp: CD3KT13
CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT MỸ
1.1: Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH thiết bị điện
Việt Mỹ.
1.1.1: Quá trình hình thành.
- Tên công ty: CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT MỸ.

- Tên giao dịch: VIET MY ELECTRICAL EQUYPMENT COMPANY
LIMITED.
- Tên viết tắt: VMECO.LTD.
- Trụ sở công ty: Số 14, ngách 47, ngõ Hòa Bình 4, Minh Khai, Phường
Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- SĐT: 04-8632138.
- Vốn điều lệ: 10.000.000.000. (Mười tỷ đồng chắn).
- Tình hình tổ chức kinh doanh.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Công
ty TNHH thiết bị điện Việt Mỹ được thành lập ngày 23 tháng 2 năm 2001 theo
giấy phép ĐKKD số 0102002117 do phòng ĐKKD-Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội
cấp.
Công ty TNHH thiết bị điện Việt Mỹ là công ty TNHH có 2 thành viên trở
lên. Có đầy đủ tư cách pháp nhân, hoạt động theo luật doanh nghiệp và các quy
định hiện hành khác của nhà nước Việt Nam. Công ty là nơi ứng dụng và kết
hợp hài hòa những tính năng ưu việt nhất về thiết kế công nghệ, quản lý, tổ chức
sản xuất của các công ty, nhà máy trong ngành thiết bị điện. Công ty TNHH
thiết bị điện Việt Mỹ là một đơn vị kinh doanh tổng hợp hoạt động trong ngành
thiết bị điện với các mảng hoạt động là sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ.
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty là:
- Sản xuất máy biến áp và các thiết bị điện.
- Buôn bán tư liệu sản xuất tư liệu tiêu dùng (chủ yếu là các máy móc thiết
bị vật tư
Họ và tên: Phạm Thị Ngọc Điệp. Báo cáo thực tập nghề nghiệp.
4
T rường: Cao Đẳng Nghề Kinh Tế Kỹ Thuật Vinatex. Lớp: CD3KT13
ngành điện, điện tử, điện lạnh, tin học, thi công xây dựng, phương tiện vận tải, ô
tô, xe máy).
- Dịch vụ kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa, bảo trì máy biến áp và thiết bị điện.
- Xây lắp đường dây và trạm biến áp 35KV

- Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi, san lấp mặt bằng.
- Sản xuất và lắp dựng các loại cấu kiện thép xây dựng và giao thông.
- Trang trí nội, ngoại thất công trình.
- Kinh doanh bất động sản.
- Sản xuất và buôn bán vật liệu xây dựng.
Công ty hiện là nhà cung cấp chính các thiết bị chuyên dùng các nguyên
vật liệu trong các lĩnh vực tài chính, giáo dục, viễn thông, điện lực phục vụ cho
tất cả các công ty, nhà máy chế tạo biến thế, thiết bị điện tại Việt Nam.
1.1.2: Quá trình phát triển của công ty.
Công ty được thành lập ngày 23 tháng 2 năm 2000 với số vốn điều lệ là 10 tỷ
đồng. Tính đến nay đã hơn 10 năm hoạt động. Mặc dù thị trường trong và ngoài
nước có nhiều biến động nhưng cùng với sự nỗ lực phấn đấu, đoàn kết một lòng
của tất cả cán bộ công nhân viên đã giúp công ty vượt qua những khó khăn và
thiếu thốn để ngày càng phát triển hơn nữa.
Hoạt động của công ty bao gồm ba hoạt động chính là sản xuất, tiêu thụ sản
phẩm sản xuất và cung ứng dịch vụ. Từng mảng hoạt động của công ty được tổ
chức dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm đảm bảo hiệu quả nhất.
Hiện nay, mặt hàng của công ty gồm các sản phẩm do chính công ty tự sản
xuất như amply, đầu đĩa, thiết kế triển khai các sản phẩm máy biến áp điện lực
công suất từ 25KVA-6300KVA, điện áp đến 35 KV, các thành phẩm như: tấm
cánh tản nhiệt giãn nở, lõi thép silic, dây nhôm, dân đồng ống đồng…….cho các
cơ sở sản xuất, chế tạo thiết bị điện và hàng hóa kinh doanh do công ty nhập
khẩu từ nước ngoài như tủ lạnh, máy giặt, điều hòa, thép không gỉ……
Các sản phẩm do công ty tự sản xuất tuy không đa dạng về chủng loại mặt
hàng song về chất lượng thì luôn được đảm bảo, luôn đáp ứng được nhu cầu của
người tiêu dùng.
Họ và tên: Phạm Thị Ngọc Điệp. Báo cáo thực tập nghề nghiệp.
5
T rường: Cao Đẳng Nghề Kinh Tế Kỹ Thuật Vinatex. Lớp: CD3KT13
Các đối tác làm ăn của công ty là những đối tác làm ăn lâu năm, có uy tín trên

thương trường, cả những đối tác trong nước cũng như nước ngoài. Những nhà
cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho công ty trong nước có: Công ty TNHH khí công
nghiệp Bắc Việt Nam, Công ty cơ khí Đông Anh, Công ty TNHH thương mại và
vận tải PNG….nhà cung cấp nước ngoài có: Tianjin Toan International Trading
Co.Ltd(Trung Quốc), Suminoto coporation Taiwan.Ltd(Đài Loan)…. Khách
hàng chủ yếu của công ty có thể kể đến là Công ty TNHH đèn huỳnh quang
Orion Hanel, Công ty TNHH khí công nghiệp Hà Tây, Công ty TNHH Thiên
Ân, Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Thanh Hoàng…
Mặc dù không phải là một doanh nghiệp lớn nhưng lãnh đạo của công ty luôn đảm
bảo việc thông tin cũng như phổ biến tầm quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu của
khách hàng cũng như yêu cầu của pháp luật cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong
công ty, chấp hành đầy đủ và thỏa mãn các điều lệ của luật doanh nghiệp.
Lãnh đạo của công ty đã đăng ký chất lượng các sản phẩm theo đúng các quy
đinh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
- Sản phẩm máy biến áp điện lực 35V công suất đến 6300KVA đã được trung
tâm chấp nhận phù hợp tiêu chuẩn thuộc Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất
lượng, chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn TCVN6360-1:1993 và đã dược phép sử
dụng dấu chất lượng Việt Nam.
- Sản phẩm dây nhôm tròn kỹ thuật điện, đường kính danh định 9.5mm đã
được trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn thuộc tổng cục tiêu chuẩn đo
lường chất lượng chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn TCVN 5934-1995 và được
phép sử dụng dấu chất lượng Việt Nam.
Hệ thống quản lý chất lượng của công ty trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng
máy biến áp điện lực bán thành phẩm, máy biến áp và dây nhôm tròn kỹ thuật
điện đã được trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn thuộc tổng cục tiêu
chuẩn đo lường chất lượng chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn TCVN
ISO9001:2000.
Sở dĩ sản phẩm của công ty đạt được những tiêu chuẩn chất lượng như vậy là
do lãnh đạo công ty luôn coi trọng đầu tư trang thiết bị, đổi mới công nghệ nhằm
Họ và tên: Phạm Thị Ngọc Điệp. Báo cáo thực tập nghề nghiệp.

6
T rường: Cao Đẳng Nghề Kinh Tế Kỹ Thuật Vinatex. Lớp: CD3KT13
đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của
khách hàng.
Tìm hiểu nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu cho khách hàng. Xem xét
đánh giá ý kiến về sản phẩm của khách hàng được xác định là một khâu rất quan
trọng trong hoạt động sản xuất của công ty. Thông qua đó, công ty định hướng
lưa chọn phương án sản xuất và hiệu chỉnh mức chất lượng, đưa ra thị trường
những sản phẩm thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng.
Chủ trương của công ty là áp dụng công nghệ tiên tiến, máy móc thiết bị hiện
đại nên đòi hỏi bộ máy quản lý không ngừng được hoàn thiện cả về năng lực
chuyên môn lẫn hệ thống cơ chế quản lý. Lãnh đạo công ty rất coi trọng việc
phát triển, đào tạo nguồn nhân lực. Năm 2001-2004 đã có 10 khóa cán bộ công
nhân được đào tạo nâng cao tay nghề ở trong và ngoài nước. Ngoài ra công ty
còn tổ chức tốt hình thức đào tạo tại chỗ do các kỹ sư và công nhân bậc cao giầu
kinh nghiệm hướng dẫn.
Mặc dù đã rất nỗ lực tập trung để thực hiện các mục tiêu chiến lược đã vạch
ra nhưng công ty vẫn còn vấp phải sự không hài lòng của khách hàng. Vấn đề
khiếu nại chủ yếu tập trung vào tiến độ giao hàng (chiếm 46% trong tổng các lời
khiếu nại), bảo hành sản phẩm (chiếm 6% khiếu nại), chất lượng sản phẩm
chiếm 0.6% khiếu nại). Sở dĩ có khiếu nại về các vấn đề này là do rất nhiều
nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan. Vì công ty có quan hệ kinh doanh trên
địa bàn khá rộng lớn, bao gồm hầu hết các tỉnh thành phố trên cả nước nên đôi
khi do điều kiện giao thông đi lại hoặc điều kiện thời tiết không thuận lợi làm
cho tiến độ giao hàng không đúng thời gian yêu cầu. Nhưng cùng với sư tận
tâm, nỗ lực hết sức của công ty để đáp ứng những yêu cầu, thắc mắc của khách
hàng thì cho đến nay, số lần khiếu nại về các sản phẩm và dịch vụ của nhà máy
đã giảm một cách đáng kể.
Công ty luôn tự tin trong quá trình hội nhập và góp phần vào công cuộc xây
dựng Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước, luôn khẳng định sản phẩm của

mình trên thương trường và có đủ năng lực, điều kiện để cải tiến liên tục, có
hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng nhằm thỏa mãn các nhu cầu mong đợi của
Họ và tên: Phạm Thị Ngọc Điệp. Báo cáo thực tập nghề nghiệp.
7
T rường: Cao Đẳng Nghề Kinh Tế Kỹ Thuật Vinatex. Lớp: CD3KT13
khách hàng với phương châm: “Chất lượng sản phẩm hoàn hảo– giá thành phù
hợp– phong cách phục vụ chuyên nghiệp là nền tảng cho sự phát triển bền vững
của công ty”.
Các giải thưởng, danh hiệu mà công ty đạt được là:
- Bằng khen của trung ương đoàn năm 2007, 2008.
- Giấy khen đơn vị có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý sản xuất
kinh doanh năm 2008 của Quận Hai Bà Trưng.
- Năm 2007, chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội cấp giấy chứng
nhận đơn vị đạt danh hiệu tập thể lao động suất sắc.
- Cờ thi đua của bộ công nghiệp (nay là bộ Công thương) năm 2007.
- Cúp vàng topten sản phẩm thương hiệu “uy tín chất lượng “năm 2008.
- Huy chương vàng cho sản phẩm MBT 1 pha (75KVA) năm 2007, 2008.
- Chứng nhận nhà cung cấp đáng tin cậy tại Việt Nam năm 2009.
- Giải thưởng cúp vàng ISO năm 2008.
Cùng với những danh hiệu đạt dược, sự nỗ lực hết mình, tinh thần trách nhiệm
cao đối với công việc của cán bộ công nhân viên trong công ty, với sự lãnh đạo
của ban giám đốc công ty cùng những chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ giúp
công ty ngày càng phát triển bền vững hơn.
1.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, nhiệm vụ, chức năng của các bộ phận
trong công ty.
1.2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty.
Công ty TNHH thiết bị điện Việt Mỹ là đơn vị có tư cách pháp nhân đầy đủ.
Để quản lý được công ty một cách chặt chẽ và có hiệu quả trong từng bộ phận,
từng khâu hoạt động sản xuất kinh doanh, bộ máy quản lý của công ty được tổ
chức theo mô hình trực tuyến-chức năng.

Tổ chức bộ máy quản lý của công ty được khái quát bằng sơ đồ 1.2.1-Sơ đồ
bộ máy quản lý của công ty TNHH thiết bị điện Việt Mỹ.
Họ và tên: Phạm Thị Ngọc Điệp. Báo cáo thực tập nghề nghiệp.
8
T rường: Cao Đẳng Nghề Kinh Tế Kỹ Thuật Vinatex. Lớp: CD3KT13

Sơ đồ 1.2.1: Bộ máy quản lý của công ty.
1.2.2: Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty TNHH thiết bị
điện Việt Mỹ.
* Giám đốc:
Là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu
trách nhiệm trước hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của
mình:
Họ và tên: Phạm Thị Ngọc Điệp. Báo cáo thực tập nghề nghiệp.
9
Giám đốc
Phó giám đốc
TT kinh
doanh
thiết bị
vật tư
CGCN
TT phát
triển
phần
mềm và
cung
ứng giải
pháp
TT tích

hợp hệ
thống
và cung
cấp giải
pháp
CNTT
Phòng
kế toán
tài vụ
Phòng
tổ chức
hành
chính
Phòng
kinh
doanh
Phòng
kỹ
thuật
Phòng
bảo
hành
T rường: Cao Đẳng Nghề Kinh Tế Kỹ Thuật Vinatex. Lớp: CD3KT13
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch công ty.
+ Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty.
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty.
+ Ký kết hợp đồng nhân danh công ty.
+ Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức của công ty.
+ Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý các khoản lỗ trong
kinh doanh.

+ Tuyển dụng lao động.
+ Các quyền khác được quy định tại điều lệ công ty.
- Nhiệm vụ:
+ Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực vì lợi
ích hợp pháp của công ty.
+ Không được lạm dụng địa vị, quyền hạn, sử dụng tài sản của công ty để
thu lợi nhuận riêng cho bản thân, cho người khác.
+ Không được tiết lộ bí mật của công ty.
+ Thực hiện các nghĩa vụ khác do pháp luật và điều lệ của công ty quy định.
* Phó giám đốc:
Là người giúp giám đốc điều hành hoạt động của công ty theo sự ủy quyền
của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được phân công
và đảm bảo.
* Phòng tổ chức hành chính:
Là bộ phận tập hợp ban tổ chức lao động tiền lương, hành chính quản trị.
- Nhiệm vụ của phòng là:
+ Tham mưu cho giám đốc tổ chức bộ máy, xây dựng hệ thống quy chế quản
lý.
+ Quản lý công văn giấy tờ, sổ sách hành chính và con dấu, thực hiện công
tác lưu trữ tài liệu của công ty.
+ Tham mưu cho giám đốc trong phạm vi tổ chức quản lý nhân sự, lao động
tiền lương, chính sách xã hội và bảo hiểm an toàn lao động đối với cơ quan,
doanh nghiệp.
Họ và tên: Phạm Thị Ngọc Điệp. Báo cáo thực tập nghề nghiệp.
10
T rường: Cao Đẳng Nghề Kinh Tế Kỹ Thuật Vinatex. Lớp: CD3KT13
+ Quy hoạch quản lý nhân viên đồng thời xây dựng phương án đào tạo
nguồn nhân lực trước mắt và lâu dài.
+ Nghiên cứu, tổ chức sắp xếp, bố trí nhân viên cho phù hợp chức năng,
nhiêm vụ của doanh nghiệp theo phương châm đơn giản, gọn nhẹ đảm bảo cho

việc kinh doanh có hiệu quả.
+ Thiết lập hệ thống quản lý hồ sơ nhân sự, văn thư lưu trữ.
* Phòng kế toán tài vụ:
Là nơi tham mưu, giúp giám đốc trong công tác quản lý công ty và thực hiện
công tác tổ chức tài chính- kế toán nhằm mục tiêu đảm bảo và phát triển vốn, tài
sản của công ty, thực hiện thu nộp ngân sách nhà nước theo chế độ do nhà nước
quy định.
+ Tổ chức ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác trung thực, kịp thời và
đầy đủ về tình hình luân chuyển vốn, sư dụng tài sản, vật tư, hàng hóa nhằm đạt
được hiệu quả cao trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty.
+ Xác định kết quả kinh doanh và lập báo cáo tài chính, cung cấp đầy đủ số
liệu, tài liệu cho bộ phận quản lý khi cần thiết và chịu trách nhiệm trước pháp
luật, ban GĐ về công việc được giao.
+ Cung ứng số liệu cho việc điều hành kinh doanh kiểm tra và phân tích
hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp.
+ Lập và thực hiện tốt các kế hoạch tài chính và báo cáo tài chính theo quy
định.
+ Phổ biến và hướng dẫn thi hành các văn bản, tổng hợp báo cáo quyết toán
toàn công ty theo chế độ quy định của nhà nước.
+ Tổ chức lưu trữ tài liệu kế toán.
* Trung tâm tích hợp hệ thống và cung ứng giải pháp công nghệ thông tin:
Trên quan điểm nghiên cứu, tích hợp và phát triển các thành tựu mới nhất của
công nghệ thông tin thế giới, áp dụng cho môi trường Việt Nam, công ty cộng
tác với các đối tác là doanh nghiệp sản xuất và cung cấp thiết bị hàng đầu thế
giới, xây dựng các công trình dự án trọn gói, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật yêu cầu,
chuẩn mực, độ bền và an toàn với mục tiêu cung cấp các thiết bị an toàn bao
Họ và tên: Phạm Thị Ngọc Điệp. Báo cáo thực tập nghề nghiệp.
11
T rường: Cao Đẳng Nghề Kinh Tế Kỹ Thuật Vinatex. Lớp: CD3KT13
gồm từ hệ thống mạng xương sống, hệ thống dây dẫn đến toàn tòa nhà.

* Trung tâm phát triển phần mềm và ứng dụng:
Trung tâm phát triển phần mềm có nhiều đầu tư nghiên cứu và kinh nghiệm
xây dựng trong lĩnh vực an toàn và tìm kiếm thông tin trên các công nghệ khác
nhau. Phát triển các ứng dụng thương mại điện tử trong tương lai cũng là một
trong những hướng đi của trung tâm phát triển phần mềm để đáp ứng nhu cầu đi
lên của xã hội trong thời đại mới.
* Trung tâm kinh doanh thiết bị tư vấn và chuyển giao công nghệ:
Trung tâm đã và đang hợp tác để lựa chọn công nghệ và thiết bị tiên tiến nhất
của các hãng nước ngoài hàng đầu thế giới, rút ngắn khoảng cách về công nghệ
thiết bị trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, thí nghiệm đo lường giữa Việt
Nam và quốc tế. Trung tâm cùng khách hàng xây dựng giải pháp tối ưu và lựa
chọn công nghệ, thiết bị phù hợp đảm bảo sự phát triển của công ty. Thực hiện
việc cung cấp thiết bị, lắp đặt, vận hành, đào tạo chuyển giao công nghệ sau bán
hàng.
* Phòng kinh doanh:
Gồm các nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao, có bề dày kinh nghiệm. Tất cả
nhân viên đều đã tốt nghiệp CĐ, ĐH và trên đại học. Phòng kinh doanh chú
trọng vào việc kinh doanh.
+ Tham mưu cho GĐ về lĩnh vực kinh doanh giúp GĐ triển khai các kế
hoạch đầu tư kinh doanh, tiếp tục mở rộng thị trường nhằm tạo doanh thu cho
công ty .
+ Chịu trách nhiệm tổ chức điều hành, quản lý mọi hoạt động và kết quả
kinh doanh theo đúng chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh được GĐ
duyệt.
+ Đảm nhận việc tìm đối tác kinh doanh, trao đổi với khách hàng, tìm hiểu
thông tin thị trường và thực hiên các hoạt động bán hàng, giao dịch tìm đại lý.
+ Đưa ra phương án kinh doanh có hiệu quả phù hợp với tình hình thực tế
góp phần đem lại lợi nhuận cho công ty. Đề xuất chiến lược kinh doanh, kế
hoạch Maketing và các chỉ tiêu hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
Họ và tên: Phạm Thị Ngọc Điệp. Báo cáo thực tập nghề nghiệp.

12
T rường: Cao Đẳng Nghề Kinh Tế Kỹ Thuật Vinatex. Lớp: CD3KT13
kinh doanh, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của công
ty.
+ Xây dựng triển khai các kế hoạch ngắn và dài hạn về kinh doanh. Đồng
thời đánh giá, phân tích kết quả thực hiện so với kế hoạch đề ra.
* Phòng kỹ thuật:
+ Có trách nhiệm lắp đặt, bảo trì và sửa chữa, xây dựng lắp đặt hệ thống
đường dây, trạm biến áp và các thiết bị điện.
+ Không ngừng học tập nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, nắm bắt những
công nghệ mới mà công ty kinh doanh.
+ Công ty luôn đưa ra những tiêu chí nâng cao nghiệp vụ cho từng cán bộ
kỹ thuật bằng cách bồi dưỡng kiến thức cho mỗi nhân viên trong phòng.
* Phòng bảo hành:
+ Có trách nhiệm bảo hành, bảo trì và sửa chữa các thiết bị điện tử do các
hãng đưa ra. Với trình độ nghiệp vụ được đào tạo tốt và học thêm tại các hãng
để được cấp bằng trở thành chuyên viên có toàn quyền thay mặt công ty bảo
hành tất cả các sản phẩm.
+ Phòng bảo hành đã tạo được uy tín cho bạn hàng, góp phần cung cấp kịp
thời các giải pháp kỹ thuật, các thiết bị máy móc tiên tiến nhất cũng như thực
hiện việc bảo trì, bảo dưỡng, bảo hành nhanh chóng. Từ đó đảm bảo đáp ứng
nhu cầu của khách hàng được tốt hơn, tạo uy tín cho công ty thu hút được nhiều
bạn hàng hơn.
1.3: Đặc điểm, quy trình công nghệ tại công ty TNHH Thiết bị điện Việt Mỹ.
* Quá trình thiết kế:
Việc thỏa mãn khách hàng luôn được xem là yếu tố hàng đầu đối với quá
trình đổi mới hay cải tiến trong thiết kế. Những yêu cầu của khách hàng về sản
phẩm, dịch vụ của công ty được thu thập và xử lý trở thành các yêu cầu thiết kế
sản phẩm.
Quá trình thiết kế sản phẩm đều có quy trình kiểm soát chặt chẽ. Mỗi sản

phẩm mới đều thành lập nhóm thực hiện và nhóm này phải xây dựng kế hoạch
triển khai, kiểm soát theo kế hoạch đã được phê duyệt. Các tài liệu kỹ thuật, bản
Họ và tên: Phạm Thị Ngọc Điệp. Báo cáo thực tập nghề nghiệp.
13
T rường: Cao Đẳng Nghề Kinh Tế Kỹ Thuật Vinatex. Lớp: CD3KT13
vẽ thiết kế……. Đều được lập thành văn bản, xem xét, phê duyệt, đóng dấu
kiểm soát trước khi sử dụng. Các sản phẩm dịch vụ sau thiết kế đều được thử
nghiệm, đánh giá trên thực tế để đảm bảo phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
Các yêu cầu thiết kế được chuyển cho phòng kỹ thuật và thông qua phòng
kinh doanh theo yêu cầu của GĐ đề xuất sản phẩm mới.
Trưởng phòng kỹ thuật sau khi nhận được yêu cầu thì chịu trách nhiệm lên kế
hoạch thiết kế hoặc phân công cho cán bộ của phòng lên kế hoạch thiết kế. Cán
bộ thiết kế có trách nhiệm thu thập dữ liệu thiết kế dựa trên các tiêu chuẩn kỹ
thuật, các yêu cầu của sản phẩm, các thiết kế tương tự và mẫu sản phẩm, yêu cầu
của khách hàng. Sau khi thu thập đủ dữ liệu thiết kế cho ra bản vẽ thiết kế. Kết
quả thiết kế chỉ có giá trị khi được cán bộ kiểm soát, trưởng phòng kỹ thuật, ban
GĐ phê duyệt.
Các bên cung cấp vật tư cũng được tham gia trong giai đoạn thiết kế ban đầu
vì họ cung cấp nguyên vật liệu, quyết định tới chất lượng sản phẩm.
Hoạt động đánh giá và cải tiến quá trình thiết kế là yếu tố không thể thiếu,
cung cấp cho nhóm thiết kế những thông tin và dữ liệu về những chi tiết thiết kế
chưa phù hợp của mẫu thiết kế và phương hướng khắc phục để cho ra những sản
phẩm tối ưu nhất. Dựa trên kết quả thiết kế, trưởng phòng kỹ thuật và ban GĐ
xem xét và phê duyệt.
Trong quá trình sản xuất thử, nếu thấy có điểm gì bất hợp lý, phòng kỹ thuật
có trách nhiệm thay đổi thiết kế sao cho phù hợp.
* Quá trình sản xuất:
Quản đốc phân xưởng nhận kế hoạch kinh doanh cập nhật vào sổ theo dõi kế
hoạch sản xuất. Quản đốc phân xưởng xem xét năng lực, thời hạn hoàn thành,
phân công công việc cho các tổ. Các tổ trưởng tổ cuốn dây, tổ cơ khí lắp ráp căn

cứ vào định mức vật tư, thống kê phân xưởng xin lĩnh vật tư, nhận vật tư từ kho
chuyển về vị trí sản xuất của mình. Trong quá trình sản xuất nếu có trở ngại đến
sản xuất, sự cố máy móc, thiết bị…… quản đốc phải báo ngay lên trên để có
phương án giải quyết. Sau đó thống kê phân xưởng, tiến hành nhập kho sản
phẩm và mở sổ theo dõi nhập kho và tiến hành kiểm tra sản phẩm.
Họ và tên: Phạm Thị Ngọc Điệp. Báo cáo thực tập nghề nghiệp.
14
T rường: Cao Đẳng Nghề Kinh Tế Kỹ Thuật Vinatex. Lớp: CD3KT13
1.4: Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
1.4.1: Yếu tố khách quan.
Bao gồm môi trường kinh tế thế giới, tình hình thị trường, cơ chế chính sách
kinh tế của nhà nước.
Tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới của Việt Nam đang
diễn ra hết sức nhanh chóng. Hội nhập và toàn cầu hóa đã và đang mở ra nhiều
cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên nó cũng mang lại không ít đe
dọa và thách thức. Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, khốc liệt, sản phẩm
điện nước ngoài tràn vào thi trường nội địa. Thực tế sau khi Việt Nam trở thành
thành viên của WTO mặt hàng điện, điện tử giảm giá hàng loạt dưới mọi hình
thức. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển như hiện nay
cùng với sự mở cửa của nền kinh tế quốc dân, sự gia nhập các tổ chức kinh tế
trong khu vực và trên thế giới như WTO, AFTA…. Công ty đang phải chịu sự
cạnh tranh gay gắt từ nhiều đối thủ sản xuất kinh doanh mặt hàng điện trong và
ngoài nước, đặc biệt là các hãng lớn có ưu thế hơn hẳn, trong khi đó các sản
phẩm của công ty chưa có sức cạnh tranh cao.
1.4.2: Các yếu tố chủ quan.
Sự lãnh đạo của ban GĐ trong công ty cùng với chính sách của công ty để tạo
đà cho công ty ngày cành phát triển.
Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, có ý thức trách nhiệm
cao. Điều này cho phép tiếp thu những thành tựu mới của công nghệ cũng như
các phương pháp quản trị. Mặt khác lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên

trong công ty luôn đoàn kết, nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Song bên cạnh đó lực lượng cán bộ, công nhân kỹ thuật vẫn còn mỏng, thiếu, tổ
chức còn chưa đạt được theo phê duyệt.
Sản phẩm của công ty chưa thực sự có thương hiệu trên thị trường.
Họ và tên: Phạm Thị Ngọc Điệp. Báo cáo thực tập nghề nghiệp.
15
T rường: Cao Đẳng Nghề Kinh Tế Kỹ Thuật Vinatex. Lớp: CD3KT13
1.5: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của năm (2010, 2009, 2008).
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
VKD bình quân 1000 đồng 64.968.496 67.355.978 84.429.157
Tổng doanh thu 1000 đồng 104.375.812 79.048.121 153.247.440
Tổng quỹ lương 1000 đồng 4.563.565 4.357.602 5.760.210
LN trước thuế 1000 đồng 823.301 308.747 222.914
LN sau thuế 1000 đồng 592.776 222.298 160.498
Nộp ngân sách 1000 đồng 3.964.000 3.842.000 12.600.000
Tổng số lao động Người 274 292 300
Thu nhập bình quân Nghìn
đồng/người/tháng
1.569 1.623 1.936
Bảng 1.5: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
năm 2008-2009-2010.
Qua bảng số liệu trên, ta thấy trong những năm vừa qua, công ty đều làm ăn
có lãi song lợi nhuận của công ty lại giảm dần qua các năm. Năm 2009 so với
năm 2008, lợi nhuận công ty trước thuế giảm 514.554.000 đồng, tương ứng với
giảm 62.5%.Còn năm 2010 so với năm 2009, lợi nhuận trước thuế giảm
85.834.000 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 27.8%. Việc giảm LN do cạnh tranh
trên thị trường ngày càng gay gắt.Công ty kinh doanh trong ngành thiết bị điện,
điện tử với nhiều hãng lớn trong và ngoài nước. Chi phí nguyên vật liệu tăng
cao, lãi suất tiền vay cũng tăng lên…. Điều đáng mừng là doanh thu của công ty
năm 2010 tăng lên rất nhiều so với năm 2009 với tỷ lệ tăng 93.87% tương ứng

với tỷ lệ tăng 74.199.314.000 đồng. Điều này thể hiện sự cố gắng của công ty
trong công tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Mặc dù LN của công ty giảm nhưng công ty vẫn hoàn thành nghĩa vụ nộp
ngân sách nhà nước. Số nộp ngân sách nhà nước năm 2010 là 12.600.000 nghìn
đồng tăng 8.758.000 nghìn đồng. Đời sống của cán bộ công nhân viên trong
công ty được cải thiện qua mức thu nhập bình quân một người trên tháng. Thu
nhập năm 20009 là 1.623.000 đồng/ người/ tháng tăng 54.000 đồng/ người/
tháng so với năm 2008. Thu nhập năm 2010 là 1.936.000 đồng/ người/ tháng
tăng 313.000 đồng/ người/ tháng so với năm 2009.
Qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH thiết bị điện
Việt Mỹ một số năm gần đây cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công
Họ và tên: Phạm Thị Ngọc Điệp. Báo cáo thực tập nghề nghiệp.
16
T rường: Cao Đẳng Nghề Kinh Tế Kỹ Thuật Vinatex. Lớp: CD3KT13
ty đã đạt hiệu quả, làm ăn có lãi nhưng chưa thực sự cao. Công ty đã thực hiện
các nghĩa vụ đối với nhà nước và cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên,
nhưng đánh giá chung cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chưa
được tốt. LN giảm dần qua các năm. Điều này khiến cho doanh nghiệp cần phải
xem xét, đánh giá và có biện pháp cải thiện tình hình.
1.6: Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty.
1.6.1: Thuận lợi.
- Nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện của lãnh đạo, đảng, nhà
nước
- Công ty đã có những cố gắng trong việc duy trì và đẩy mạnh khai thác mở
rộng thị trường sản xuất, tiêu thụ, đẩy mạnh quan hệ bán hàng, bổ sung đội ngũ
cán bộ và các điều kiện đảm bảo cho việc hoàn thành các nhiệm vụ đã đặt ra
trong năm.
- Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, có ý thức trách
nhiệm cao. Điều này giúp cho công ty tiếp thu nhanh những thành tựu khoa học

công nghệ mới. Bên cạnh đó, lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên trong
công ty luôn đoàn kết nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.
1.6.2: Khó khăn.
- Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, sự gia nhập
của các tổ chức kinh tế trong khu vực và trên thế giới khiến cho công ty đang
phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều đối thủ.
- Mặt hàng của công ty gặp nhiều khó khăn do giá cả nguyên vật liệu tăng,
quy mô sản xuất nhỏ lẻ, hiệu quả kinh tế chưa cao.
- Sản phẩm của công ty cũng chưa thật sự có thương hiệu trên thị trường.
- Đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật còn mỏng thiếu.

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY.
2.1: Khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty.
Họ và tên: Phạm Thị Ngọc Điệp. Báo cáo thực tập nghề nghiệp.
17
T rường: Cao Đẳng Nghề Kinh Tế Kỹ Thuật Vinatex. Lớp: CD3KT13
Vốn điều lệ của công ty là: 10 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Đăng Chiến góp 9 tỷ đồng. Chiếm 90% tổng số vốn điều lệ.
Bà Nguyễn Thị Minh Hường góp 1 tỷ đồng. Chiếm 10% tổng số vốn điếu lệ
của công ty.
Tài sản và nguồn vốn của công ty thể hiện nguồn tài chính của công ty có thể
giúp hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được diễn ra một cách liên tục
hay không. Sau đây là bảng cân đối kế toán của công ty.
Bảng cân đối kế toán của công ty tại ngày 31/12/2010.
Họ và tên: Phạm Thị Ngọc Điệp. Báo cáo thực tập nghề nghiệp.
18
T rường: Cao Đẳng Nghề Kinh Tế Kỹ Thuật Vinatex. Lớp: CD3KT13
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT MỸ. Mẫu số B01-DN
14- MINH KHAI- HAI BÀ TRƯNG- HÀ NỘI. Ban hành theo QĐ
BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC).

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 31/12/2010. ĐVT: VND
Chỉ tiêu

số
Thuyết
minh
Số cuối năm Số đầu năm
TÀI SẢN
A. TSNH 100 70.193.517.000 46.099.704.000
I. Tiền và CKTĐ tiền 110 25.256.632.000 18.281.047.000
1. Tiền 111 V.01 25.256.632.000 18.281.047.000
2. CKTĐ tiền 112
II. Các khoản đầu tư tài chính NH 120 V.02 3.729.503.830 1.000.091.000
1. Đấu tư NH 121 3.729.503.830 1.000.091.000
2. Dự phòng đầu tư tài chinh NH(*) 129
III. Các khoản phải thu NH 130 18.902.288.170 15.398.802.000
1. Phải thu của khách hàng 131 11.232.640.000 12.323.296.000
2. Trả trước cho người bán 132
3. Phải thu nội bộ NH 133
5. Các khoản phải thu khác 135 V.03 7.670.284.165 3.075.506.000
6. Dự phòng phải thu NH khó đòi(*) 139
IV. Hàng tồn kho 140 18.688.700.000 9.432.565.000
1. Hàng tồn kho 141 V.04 18.688.700.000 9.432.565.000
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho(*) 149
V. Tài sản NH khác 150 3.616.393.000 1.987.199.000
1. Chi phí trả trước NH 151
2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 3.250.000
3. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 154 V.05 62.416.000 86.449.000
4. Tài sản NH khác 158 3.550.727.000 1.900.750.000

B. Tài sản DH 200 28.123.474.000 24.441.619.000
I. Các khoản phải thu DH 210
1. Phải thu DH của khách hàng 211
3. Phải thu DH nội bộ 213 V.06
4. Phải thu DH khác 218 V.07
5. Dự phòng phải thu DH khó đòi(*) 219
II. Tài sản CĐ 220 21.631.244.000 20.690.923.000
1. TSCĐ hữu hình 221 V.08 21.631.244.000 20.690.923.000
- Nguyên giá 222 29.590.171.000 31.926.390.000
- Gía trị hao mòn lũy kế(*) 223 (7.976.927.000) (11.235.467.000)
2. TSCĐ thuê tài chính 224 V.09
- Nguyên giá 225
- Gía trị hao mòn lũy kế(*) 226
3. TSCĐ vô hình 227 V.10
- Nguyên giá 228
- Gía trị hao mòn lũy kế(*) 229
4. Chi phí XDCB dở dang 230 V.11
III. Bất động sản đầu tư 240 V.12
- Nguyên giá 241
Họ và tên: Phạm Thị Ngọc Điệp. Báo cáo thực tập nghề nghiệp.
19
T rường: Cao Đẳng Nghề Kinh Tế Kỹ Thuật Vinatex. Lớp: CD3KT13
- Gía trị hao mòn lũy kế(*) 242
IV. Các khoản đầu tư tài chính DH 250 5.500.000.000 3.500.000.000
3. Đầu tư DH khác 258 V.13 5.500.000.000 3.500.000.000
4. Dự phòng giảm giá ĐTTCDH khác(*) 259
V. Tài sản DH khác 260 1.010.230.000 750.696.000
1. Chi phí trả trước DH 261 V.14 750.696.000
2. Tài sản thuế TNDN hoãn lại 262 V.21
3. Tài sản DH khác 268 1.010.230.000

Tổng cộng tài sản 270 98.316.991.000 70.541.323.000
NGUỒN VỐN
A- Nợ phải trả 300 55.711.446.500 39.079.891.000
I. Nợ NH 310 35.244.331.000 34.839.331.000
1. Vay và nợ NH 311 V.15 37.822.238.000 19.368.706.430
2. Phải trả người bán 312 9.014.521.000 7.302.884.000
3. Người mua trả tiền trước 313 30.582.500
4. Thuế và các khoản phải nộp NN 314 2.305.237.000 2.130.467.000
5. Phải trả người lao động 315 5.760.210.000 4.357.602.000
6. Chi phí phải trả 316 V.17 978.959.380
7. Phải trả nội nộ 317
9. Các khoản phải trả, phải nộp NH khác 319 V.18 809.240.500 670.129.693
10. Dự phòng phải trả NH 320
II. Nợ DH 330 4.240.560.000
2. Phải trả DH nội bộ 332 V.19 4.240.560.000
4. Vay và nợ DH 334 V.20
6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336
7. Dự phòng phải trả DH 337
B. Nguồn vốn chủ sở hữu 400 42.605.544.500 31.461.432.000
I. Vốn chủ sở hữu 410 V.22 40.769.529.000 31.061.432.000
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 40.059.031.000 30.089.134.000
2. Thặng dư vốn cổ phần 412
3. Vốn khác của chủ sở hữu 413
4. Cổ phiếu quỹ(*) 414
5. Chênh lẹch đánh giá lại tài sản 415
6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416
7. Quỹ đầu tư phát triển 417 200.000.000 300.000.000
8. Quỹ dự phòng tài chính 418 350.000.000 450.000.000
9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419
10. LN sau thuế chưa phân phối 420 160.498.000 222.298.000

11. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 421
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 1.836.015.500 400.000.000
1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 431 1.836.015.500 400.000.000
2. Nguồn kinh phí 432 V.23
3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433
Tổng cộng nguồn vốn 440 98.316.991.000 70.541.323.000
(Nguồn số liệu lấy từ phòng tài chính kế toán)
Ngày… tháng….năm….
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Họ và tên: Phạm Thị Ngọc Điệp. Báo cáo thực tập nghề nghiệp.
20
T rường: Cao Đẳng Nghề Kinh Tế Kỹ Thuật Vinatex. Lớp: CD3KT13
2.2: Các hoạt động tài chính của công ty.
Công ty TNHH thiết bị điện Việt Mỹ chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt
hàng thiết bị điện, điện tử. Đó là nguồn thu chính và đem lại LN cho công ty.
Ngoài ra công ty còn kinh doanh bất động sản, cung cấp dịch vụ và buôn bán vật
liệu xây dựng để làm tăng LN cho công ty.
2.3: Kết quả hoạt động tài chính.
Năm 2010 vừa qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, công ty TNHH
thiết bị điện Việt Mỹ đã không ngừng cố gắng vươn lên trong hoạt động kinh
doanh của mình và đã đạt được những thành quả nhất định. Điều này được thể
hiện qua bảng 2.3- kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2010.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2010.
ĐVT: Nghìn đồng
TT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2009
So sánh
Số tuyệt đối Tỷ lệ(%)
1 DT bán hàng và cung cấp dịch vụ 153.247.440 79.048.121 74.199.319 93,87
2 Các khoản giảm trừ DT 343.636 681.818 (338.182) 49,6

3 DT thuần 152.903.804 78.366.303 74.537.501 95,11
4 Giá vốn hàng bán 146.426.074 74.4768.73 71.769.201 96,36
5 LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch
vụ
6.477.730 3.889.430 2.588.300 66,55
6 CP bán hàng 974.811 705.579 269.232 38,16
7 CP quản lý doanh nghiệp 3.269.170 2.777.688 491.482 17,69
8 DT từ hoạt động tài chính 294.416 1.232.879 (938.463) (76,12)
9 CP hoạt động tài chính 2.455.515 1.362.294 1.083.221 79,51
10 LN từ hoạt động tài chính (2.151.099) (129.415) (2.021.684) 1562,17
11 LN thuần từ hoạt động kinh doanh 82.650 276.748 (194.098) (70,13)
12 Thu nhập khác 517.860 1.174.341 (656.481) 55,90
13 CP khác 377.596 1.142.341 (764.745) 66,95
14 LN khác 140.264 32.000 108.264 338,33
15 Tổng LN kế toán trước thuế 222.914 308.748 (85.834) (27,8)
16 CP thuế TNDN 62.416 86.499 (24.003) (27,8)
17 LN sau thuế TNDN 160.499 222.299 (61.800) 27,8
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2010.
Qua bảng bảng 2.3 ta thấy LN trước thuế của năm 2010 giảm so với năm
2009 là 85.843.000 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 27,8%. Trong đó, LN gộp từ
hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 2.588.300.000 đồng tương ứng với
Họ và tên: Phạm Thị Ngọc Điệp. Báo cáo thực tập nghề nghiệp.
21
T rường: Cao Đẳng Nghề Kinh Tế Kỹ Thuật Vinatex. Lớp: CD3KT13
tỷ lệ tăng 66,55%, LN từ hoạt động khác tăng 108.264.000 đồng tương ứng tăng
338,33% còn LN từ hoạt động tài chính lại giảm 2.021.682.000 đồng, tương ứng
với tỷ lệ giảm 1562,17%. LN hoạt động tài chính giảm mạnh là do chi phí lãi
vay tăng nhanh từ 919.951.000 đồng năm 2009 lên 2.306.768.000 đồng năm
2010.
Doanh thu thuần của công ty đạt 152.903.804.000 đồng tăng lên với tốc độ

95,11% ứng với số tuyệt đối là 74.537.501 .000 đồng. Đây là một sự gia tăng
lớn thể hiện công việc sản xuất kinh doanh của công ty khá phát triển.
Nhìn chung, hoạt động của công ty đem lại hiệu quả và có lãi.
2.4: Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động tài chính của công ty.
2.4.1: Thuận lợi.
- Công ty TNHH thiết bị điện Việt Mỹ đặt trên địa bàn thủ đô Hà Nội, đây
là một diều kiện rất thuận lợi, là yếu tố tốt đóng góp vào thành công của công ty
trong quá trình hoạt động của mình. Hà Nội là trung tâm kinh tế của cả nước với
dân số đông, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin
liên lạc, giao thông vận tải phát triển. Ngoài ra Việt Nam gia nhập WTO là điều
kiện thuận lợi để công ty phát triển và mở rộng thị trường của mình trong và
ngoài nước.
- Công ty luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện về mọi mặt
của chính quyền địa phương và các bạn hàng.
- Lãnh đạo công ty luôn có những nhận định, đánh giá chính xác tình hình
thực tế của nhà máy, xác định đúng hướng sản xuất kinh doanh, xây dựng củng
cố công nghệ sản xuất, tập trung xây dựng đầu tư.
- Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, có ý thức trách
nhiệm cao. Điều này cho phép tiếp thu nhanh những thành tựu khoa học kỹ thuật
áp dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Mặt khác toàn thể cán bộ công
nhân viên trong công ty luôn đoàn kết nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ
được giao.
- Công ty luôn chủ động trong vấn đề tài chính của mình, luôn đáp ứng tốt
các nhu cầu của khách hàng. Điều đó đã tạo cho công ty có uy tín trong lĩnh vực
Họ và tên: Phạm Thị Ngọc Điệp. Báo cáo thực tập nghề nghiệp.
22
T rường: Cao Đẳng Nghề Kinh Tế Kỹ Thuật Vinatex. Lớp: CD3KT13
kinh doanh nên công ty dễ dàng vay được nguồn vốn từ các ngân hàng và các
công ty bạn.
2.4.2: Khó khăn.

Bên cạnh những thuận lợi kể trên thì công ty cũng còn gặp không ít khó khăn
trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể là:
- Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển như hiện nay
cùng với sự gia nhập của các tổ chức kinh tế trong khu vực và trên thế giới.
Công ty đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều đối thủ sản xuất kinh
doanh mặt hàng thiết bị điện cả trong và ngoài nước.
- Công ty cũng gặp nhiều khó khăn do giá cả nguyên vật liệu tăng cao quy
mô sản xuất còn nhỏ lẻ, tình trạng lạm phát cao, sức mua giảm nên hiệu quả
kinh tế chưa cao.
Họ và tên: Phạm Thị Ngọc Điệp. Báo cáo thực tập nghề nghiệp.
23
T rường: Cao Đẳng Nghề Kinh Tế Kỹ Thuật Vinatex. Lớp: CD3KT13
CHƯƠNG 3: CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
3.1: Sơ đồ bộ máy kế toán trong công ty.
3.1.1: Sơ đồ bộ máy.
Việc tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ hạch toán kế toán trong công
ty do bộ máy kế toán đảm nhận. Tổ chức cơ cấu bộ máy kế toán như thế nào cho
hợp lý, gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả là điều kiện quan trọng để cung cấp
thông tin kịp thời, chính xác và hữu ích cho các đối tượng sử dụng thông tin,
đồng thời phát huy nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên kế toán. Để đảm
bảo các yêu cầu trên, căn cứ vào đặc điểm tổ chức và quy mô sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, tính chất và mức độ phức tạp của các nghiệp vụ kinh
tế, tài chính cũng như trình độ của cán bộ kế toán, công ty tổ chức công tác kế
toán theo hình thức tập trung.


Sơ đồ 3.1.1: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty TNHH thiết bị điện
Việt Mỹ.
3.1.2: Chức năng và nhiệm vụ của từng kế toán.
* Kế toán trưởng:

Kiêm kế toán tổng hợp là người lãnh đạo, theo dõi quản lý chung phòng kế
toán chịu trách nhiệm trước nhà nước về quản lý tài chính trong công ty, tổ
chức, hướng
Họ và tên: Phạm Thị Ngọc Điệp. Báo cáo thực tập nghề nghiệp.
24
Kế toán trưởng
Kế toán
thanh
toán
Kế toán
TSCĐ,
vật tư,
lương và
bảo hiểm.
Kế toán
tiêu thụ
hàng hóa.
Thủy
quỹ.
T rường: Cao Đẳng Nghề Kinh Tế Kỹ Thuật Vinatex. Lớp: CD3KT13
dẫn chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán đồng thời có nhiệm vụ kiểm tra
thực hiện toàn bộ công tác kế toán tại công ty và đội sản xuất.
Kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm trước GĐ và cơ quan thuế về chứng từ,
sổ sách, các bản báo cáo kết quả kinh doanh của công ty bao gồm: Báo cáo tài
chính, báo cáo thuế, bảng kê…… phổ biến và hướng dẫn cụ thể, kịp thời các
chính sách, chế độ, thể lệ tài chính kế toán của nhà nước.
* Kế toán thanh toán:
+ Theo dõi các các vấn đề thanh toán tiền gửi ngân hàng.
+ Theo dõi sát sao tình hình công nợ phải thu về, tiền bán sản phẩm, hàng
hóa các dịch vụ khác để nhanh chóng thu hồi vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.

+ Theo dõi tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả cho người cung cấp
vật tư, hàng hóa cho công ty, theo dõi các hợp đồng kinh tế đã ký kết, tình hình
thanh toán, quyết toán các hợp đồng giao gia công cho các liên doanh. Kiểm tra
việc tính toán trong lập dự toán, quyết toán và tình hình thanh toán, quyết toán
các hợp đồng về xây dựng cơ bản.
+ Theo dõi đôn đốc việc thanh toán, quyết toán các hợp đồng gia công kịp
thời để thúc đẩy nhanh việc thanh toán của người mua và người đặt hàng.
+ Theo dõi việc thu chi tạm ứng để phục vụ sản xuất kinh doanh, đảm bảo
tiền vốn quay vòng nhanh. Tập hợp số liệu kê khai thuế GTGT đầu vào theo
mẫu biểu quy định.
+ Quan tâm đúng mức đến các khoản nợ phải trả của khách hàng.
+ Mở sổ theo dõi chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối
tượng để có số liệu cung cấp kịp thời khi cần thiết.
* Kế toán TSCĐ, vật tư, lương và bảo hiểm.
+ Có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về tình hình tăng giảm
TSCĐ, tình hình khấu hao TSCĐ.
+ Kế toán lao động tiền lương và tiền mặt: theo dõi các nghiệp vụ liên quan
đến tiền mặt và trả lương, thưởng cho người lao động. Căn cứ vào bảng chấm
công, kế toán lập bảng thanh toán lương và trích lập các quỹ theo dõi việc thu,
chi tiền mặt qua các phiếu thu, chi. Khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán tiến
hành ghi vào sổ NKC sổ cái và sổ chi tiết thống kê.
Họ và tên: Phạm Thị Ngọc Điệp. Báo cáo thực tập nghề nghiệp.
25

×