Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước đối với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.33 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
Lớp TM33B2

BÀI TIỂU LUẬN
Nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước đối với
vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm
1
Năm 2011
Lời mở đầu
Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết để con
người sống và phát triển. Thế nhưng thực phẩm cũng là nguồn truyền bệnh nguy hiểm,
nếu như không bảo đảm được vệ sinh và an toàn. Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP)
đang là vấn đề bức xúc của mọi người, bởi lẽ VSATTP tác động trực tiếp đến sức khỏe
cũng như chất lượng cuộc sống và do đó ảnh hưởng đến chất lượng phát triển của xã hội
và nòi giống. Công tác quản lý chất lượng VSATTP vừa là yêu cầu cấp bách, vừa có tính
chiến lược lâu dài, đồng thời đây cũng là mảng công tác rất rộng lớn và phức tạp, đan xen
với nhau bởi rất nhiều hoạt động.
Trước vấn đề thời sự mang tính cấp thiết như thế, nhóm tập trung nghiên cứu về đề
tài“ Nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm”,
nhằm đưa ra những giải pháp tăng cường và kiểm soát tối ưu. Để phục vụ cho việc
nghiên cứu đề tài nhóm đã sưu tầm và thu thập, tìm hiểu những nguồn thông tin như
thông qua những Website, các báo cáo tình hình VSATTP của Cục Thú Y, Sở Y Tế thành
phố Hồ Chí Minh, website của các công ty chế biến hàng thực phẩm. Tham khảo một số
văn bản luật của nhà nước về vấn đề VSATTP
Qua quá trình nghiên cứu và phân tích, nhóm đã thu được các kết quả sau:
I- Một số vấn đề chung về vệ sinh an toàn thực phẩm
II- Thực trạng và công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay
III- Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm
1
Vì phạm vi, thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp, bài tiểu luận vẫn không thể tránh khỏi
những thiếu sót, chúng tôi rất mong sẽ tiếp nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô


và các bạn. Xin chân thành cảm ơn!
1
I- Một số vấn đề chung về vệ sinh an toàn thực phẩm
Có rất nhiều vấn đề tồn tại xung quanh ta hiện nay liên quan tới việc giữ gìn vệ sinh
an toàn thực phẩm chưa được quan tâm đúng mức. Điều này có thể do tập quán tiêu
dùng, kinh tế còn kém phát triển, kiến thức về VSATTP và quản lý của ta chưa thật sự
hiệu quả.Vì vậy, đầu tiên, chúng ta cần phải nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân
đối với vấn đề VSATTP.
1. Thực phẩm:
Tiêu chuẩn thực phẩm Quốc tế (Codex) “Thực phẩm là tất cả các chất đã hoặc chưa
chế biến nhằm sử dụng cho con người bao gồm ăn, uống, nhai, ngậm, hút và các chất
được sử dụng để sản xuất, chế biến hoặc xử lý thực phẩm, nhưng không bao gồm mỹ
phẩm và những chất chỉ được dùng như dược phẩm”. Khái niệm này rất đầy đủ, có phạm
vi rộng hơn nhiều khái niệm trên vì thực phẩm bao gồm cả lương thực, đồ uống, đồ
ngậm, nhai (kẹo cao su), và đồ hút (thuốc lá).
Theo Luật An toàn thực phẩm 2010: “Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống
ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ
phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm.”
2. Vệ sinh an toàn thực phẩm:
Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) có nhiều quan niệm khác nhau. Theo các
chuyên gia của Tổ chức Lương Nông (FAO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì: "Vệ
sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khoẻ, tính
mạng người sử dụng, bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lý,
hoá học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động
vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng"
Theo Luật An toàn thực phẩm: “An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm
không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người”
1
Như vậy,VSATTP là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến,
bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm đảm bảo cho thực phẩm sạch

sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Hiện nay, có 2 khái
niệm đang được sử dụng rộng rãi: vệ sinh thực phẩm và an toàn thực phẩm:
- Vệ sinh thực phẩm: là 1 khái niệm khoa học để nói thực phẩm không chứa vi
sinh vật gây bệnh và không chứa độc tố. Khái niệm vệ sinh thực phẩm còn bao gồm khâu
tổ chức vệ sinh trong chế biến bảo quản thực phẩm.
- An toàn thực phẩm: được hiểu là khả năng không gây ngộ độc của thực phẩm
đối với con người. Như vậy, có thể nói an toàn thực phẩm là khái niệm có nội dung rộng
hơn do nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm không chỉ hạn chế ở vi sinh vật.
3. Tầm quan trọng của Vệ sinh an toàn thực phẩm:
Khi các mặt hàng thực phẩm ngày càng phong phú, mức tiêu dùng cũng được nâng
cao thì chất lượng và VSATTP càng trở thành vấn nạn của bất kì quốc gia nào trên thế
giới. Bởi vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân, ảnh hưởng đến phát
triển kinh tế đất nước và an sinh xã hội.
- Đối với sức khỏe:
Về lâu dài, thực phẩm không những có tác động thường xuyên đối với sức khỏe con
người mà còn ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống. Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo
vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng dễ nhận thấy, nhưng vấn
đề nguy hiểm là sự tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể. Sau một
thời gian, bệnh mới biểu hiện hoặc có thể gây ra các dị tật, dị dạng cho thế hệ sau. Những
ảnh hưởng tới sức khỏe đó phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh.
- Đối với kinh tế và xã hội:
Đối với Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển khác, lương thực, thực phẩm
là loại sản phẩm chiến lược, ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa chính trị, xã hội rất
quan trọng. Để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thực phẩm không những cần được sản
1
xuất, chế biến, bảo quản phòng tránh ô nhiễm các loại vi sinh vật mà còn không được
chứa các chất hóa học tổng hợp hay tự nhiên vượt quá mức quy định cho phép của tiêu
chuẩn quốc tế hoặc quốc gia, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Những thiệt hại khi không đảm bảo VSATTP:
- Thiệt hại chính di các bệnh gây ra từ thực phẩm đối với cá nhân là chi phí

khám bệnh, phục hồi sức khỏe, chi phí do phải chăm sóc người bệnh, sự mất thu nhập do
phải nghỉ làm…
- Đối với nhà sản xuất, đó là những chi phí do phải thu hồi, lưu dữ sản phẩm,
hủy hoặc loại bỏ sản phẩm, những thiệt hại do mât lợi nhuận do thông tin quảng cáo …
và thiệt hại lớn nhất là mấy lòng tin của người tiêu dùng.
- Ngoài ra còn có các thiệt hại khác như phải điều tra, khảo sát, phân tích, kiểm
tra độc hại, giải quyết hậu quả.
Do vậy, vấn để đảm bảo VSATTP để phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm có ý nghĩa
thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội, bảo về môi trường sống của
các nước đã và đang phát triển, cũng như nước ta. Mục tiêu đầu tiên của VSATTP là đảm
bảo cho người ăn tránh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc; thực
phẩm phải đảm bảo lành và sạch.
II- Thực trạng và công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay:
1. Thực trạng VSATTP:
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện có hơn 400 các bệnh lây
truyền qua thực phẩm không an toàn. VSATTP đã được đặt lên hàng đầu nghị trình tại
1
nhiều hội nghị y tế và sức khỏe cộng đồng toàn cầu, nhưng tình hình gần như không được
cải thiện bao nhiêu, nhất là khi thế giới liên tiếp xảy ra thiên tai và nguồn nước sạch ngày
càng hiếm. Khi người dân không có đủ miếng ăn thì việc kiểm tra chất lượng những gì
mà họ ăn đã trở thành điều khá xa vời. Tiến sĩ Margaret Chan, Tổng Giám đốc Tổ chức Y
tế Thế giới (WHO), cho biết mỗi tháng Liên hiệp quốc nhận được khoảng 200 báo cáo từ
193 quốc gia về các trường hợp thực phẩm bị nhiễm độc. Bà nhấn mạnh: "Một lần nữa,
tôi xin khẳng định, VSATTP là vấn đề chung của cả nhân loại chứ không riêng một nước
nào".
Tại Việt Nam, từ năm 2005 đến 2008 cả nước có 761 vụ ngộ độc, với 26.596 người
mắc, tử vong 226 và tính đến tháng 09/2009, trên toàn quốc có 111 vụ ngộ thực phẩm với
4.128 người mắc, 31 người tử vong. Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung
ương về vệ sinh thực phẩm, 6 tháng đầu năm 2011, toàn quốc xảy ra 53 vụ ngộ độc thực
phẩm với 1.776 người mắc, so với cùng kỳ năm ngoái đã giảm 40% số vụ và giảm 70%

số người chết do ngộ độc thực phẩm nhưng vẫn được đánh giá là con số cao.
Chất lượng VSATTP hiện nay rất đáng lo ngại, đã được rất nhiều các phương tiện
thông tin đại chúng phản ánh. Việc sử dụng không an toàn về phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật, thuốc tăng trọng, kháng sinh, hóa chất trong chăn nuôi trồng trọt nông nghiệp,
thủy hải sản hiện nay còn khá phổ biến. Chúng ta cũng có những vùng rau sạch, trái cây
sạch, những nông trại chăn nuôi thực hiện đúng quy định, nhưng số lượng và tỷ lệ vô
cùng nhỏ bé, mới chỉ đạt 8,5% tổng diện tích rau cả nước, cây ăn quả an toàn đạt khoảng
20%. Thực phẩm có chứa chất độc hoặc được sử dụng chất bảo quản, phụ gia, phẩm màu
công nghiệp có hại cho sức khỏe cũng còn lưu hành rất nhiều trên thị trường.
Một số cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm cạnh cống rãnh hoặc gần ao tù, nước đọng
rất mất vệ sinh; hoặc sử dụng dụng cụ lưu trữ, chế biến vô cùng dơ, bẩn.
Nguyên nhân làm cho thực phẩm không an toàn gồm thực phẩm nhiễm vi sinh độc
hại (vi khuẩn, virus, ký sinh, nấm) là nguyên nhân chính yếu gây nhiều trường hợp ngộ
độc thực phẩm tập thể và sử dụng những loại hóa chất, phụ gia dùng trong nông thủy sản,
thực phẩm không đúng quy định gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người tiêu dùng (như
1
dùng hóa chất không cho phép, hoặc hóa chất được phép sử dụng trong chế biến thực
phẩm, nhưng lại được dùng quá hàm lượng hoặc chất độc sinh ra trong quá trình bảo
quản, chế biến, chưa kể một số độc tố tự nhiên).
2. Công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay:
2.1. Về chính sách pháp luật
Vừa qua trong phiên họp thứ 19 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội, việc thực hiện
chính sách pháp luật về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đã được đưa ra
thảo luận.
Các đại biểu đã nhất trí cho rằng trong thời gian qua chất lượng vệ sinh an toàn thực
phẩm đã được cải thiện, nhưng vẫn đang ở trong tình trạng đáng quan ngại, chưa đạt
được sự tin cậy ở người tiêu dùng.
Việc quản lý, kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm vẫn đang tồn tại những yếu
điểm như: việc ban hành quá nhiều văn bản pháp luật với hiệu lực pháp lý khác nhau,
cộng với việc thực hiện các văn bản pháp luật còn chậm, bộ máy quản lý cồng kềnh

chồng chéo hoặc bỏ sót một số lĩnh vực gây khó khăn cho quá trình áp dụng luật.
Bên cạnh đó, có những quy định không phù hợp với thực tế như hiện tuyến xã không
thể nào có đủ cán bộ chuyên môn để thực hiện việc khám sức khỏe, thẩm định cơ sở, cấp
giấy phép theo quy định (thực tế cơ sở cũng chưa đủ điều kiện VSATTP để xét cấp); việc
quy định một đám tiệc có quy mô trên 200 người thì do cấp huyện trở lên cấp giấy,
nhưng những lễ hội cấp xã, ấp thường trên 200 người mà cán bộ cấp huyện không thể nào
quản lý được, còn cấp xã, ấp thì không có thẩm quyền quản lý; những đám tiệc của các tổ
chức xã hội, tôn giáo (nhà thờ, đình, chùa) không xin phép mà cán bộ chuyên ngành cũng
không thể có đủ số lượng để thanh tra, kiểm tra hết; những thử nghiệm cho kết quả ngay
(test nhanh) thì không đủ cơ sở pháp lý để xử phạt và xử lý ngay, nhằm tránh ngộ độc
thực phẩm xảy ra, còn chờ kết quả chính thức (thường dài ngày) thì thực phẩm đã được
tiêu thụ hết; mức xử lý vi phạm còn chưa phù hợp với quy mô của cơ sở và còn rất nhiều
bất cập khác cần được điều chỉnh, bổ sung hợp lý.
1
Ngày 1/7/2011, Luật An toàn thực phẩm bắt đầu có hiệu lực. Nhiều bộ, ngành đã ban
hành Thông tư hướng dẫn quy chuẩn kỹ thuật. Tuy nhiên, cho đến nay do chưa có Nghị
định của Chính phủ hướng dẫn thực hiện quản lý an toàn thực phẩm theo các nhóm
ngành hàng mà Luật quy định đối với từng Bộ, ngành nên các địa phương lúng túng trong
triển khai thực hiện. Cũng vì lý do đó mà có hơn 20 tỉnh, thành tạm dừng việc cấp giấy
chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản
phẩm.
2.2. Về tổ chức bộ máy:
Việt Nam chưa có một hệ thống tổ chức làm công tác VSATTP thống nhất từ Trung
ương đến địa phương, chưa có mạng lưới thanh tra chuyên ngành về VSATTP.Tại Mỹ có
Cơ quan Kiểm soát Thực phẩm và Dược phẩm (CDC), Trung Quốc cũng có cơ quan
tương tự. Còn tại Việt Nam, hiện có tới 5 Bộ quản lý về VSATTP gồm: Bộ Y tế, Bộ
Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ
Tài nguyên và Môi trường và UBND các cấp, dẫn đến một thực trạng không có cơ quan
nào chịu trách nhiệm chính khi có vấn đề về VSATTP. Đối với tuyến tỉnh, các tỉnh đã
thành lập Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm trực thuộc Sở Y tế, nhưng do văn bản

hướng dẫn của Trung ương không quy định thống nhất về biên chế của Chi cục, nên mỗi
tỉnh có mô hình tổ chức và số lượng biên chế khác nhau, mặc dù khối lượng công tác
giữa các tỉnh không khác nhau bao nhiêu. Cán bộ sang Chi cục ATVSTP làm nhiệm vụ
không được hưởng phụ cấp ưu đãi ngành. Còn tuyến huyện, xã vẫn chưa có quy định về
tổ chức bộ máy và cán bộ chuyên trách trong khi nội dung và khối lượng công tác trên
lĩnh vực VSATTP là rất lớn, lại thực hiện chủ yếu tại cơ sở. Đây là một nghịch lý ai cũng
thấy rõ, nhưng vẫn chưa có biện pháp nào để giải quyết phù hợp, triệt để.
Một đặc điểm tình hình hiện nay là cứ bộ nào được giao quản lý ngành là có xu
hướng phải thành lập phòng kiểm nghiệm riêng, vừa tốn kém, vừa khó tránh được trùng
lặp, vừa khó có đủ kinh phí để trang bị thật hoàn chỉnh, đáp ứng được mọi yêu cầu kiểm
nghiệm sẽ rất đa dạng và khắt nghiệt trong thời gian sắp tới.
1
Việc kiểm tra chất lượng hàng hóa vẫn con gặp nhiều hạn chế do số phòng thử
nghiệm có trình độ và kinh nghiệm còn ít và việc mở rộng hoạt động kiểm nghiệm đánh
giá, chứng nhận chất lượng sản phẩm hàng hóa cho tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
chưa thật phổ biến.
Vấn đề nổi cộm trong công tác quản lý VSATTP đó là chế tài xử phạt chưa nghiêm,
không đủ mức răn đe, hầu hết ở tuyến huyện, xã chỉ xử lý ở mức nhắc nhở, cảnh cáo. Bên
cạnh đó, năng lực kiểm nghiệm về chất lượng VSATTP ở các địa phương còn yếu, số
mẫu được kiểm tra tại các phòng thí nghiệm còn ít, trả lời chậm, gây ảnh hưởng đến việc
ra quyết định xử phạt.
2.3. Đầu tư kinh phí cho công tác quản lý VSATTP:
Về kinh phí hoạt động, chỉ có từ kinh phí Chương trình mục tiêu VSATTP, nhìn
chung còn rất thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động. Theo Báo cáo của Chính phủ,
kinh phí được cấp cho công tác quản lý VSATTP giai đoạn 5 năm (từ 2004-2008) là 329
tỷ đồng, tính bình quân đầu người của cả nước đạt 780 đồng/người/năm, chỉ bằng 1/19
mức đầu tư của Thái Lan và bằng 1/136 so với Mỹ (riêng Tiền Giang, đạt 450
đồng/người/năm từ 2004-2009 và khả năng sẽ đạt 764 đồng/người trong năm 2010, thấp
hơn bình quân toàn quốc).
III- Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm

1. Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật
- Phải xây dựng,bổ sung và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật quan
trọng nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
trong các lĩnh vực. Bên cạnh đó, cần xóa bỏ những văn bản luật không cần thiết, không
còn phù hợp với thực tế. Đặc biệt, cần ban hành văn bản hướng dẫn Luật VSATTP. Tiếp
tục hoàn thiện năng lực hệ thống tổ chức, thanh tra, kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực
phẩm từ trung ương đến địa phương. Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động bảo đảm chất
lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, huy động sự tham gia của tất cả cộng đồng. Bên cạnh
đó, cũng cần đơn giản hoá thủ tục khiếu kiện của người tiêu dùng.
1
- Về giải pháp này, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã nhấn
mạnh từ nay đến tháng 9, Chính phủ sẽ ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật An
toàn thực phẩm. Vì vậy, các bộ, ngành cần tích cực tham mưu cho Chính phủ để Nghị
định được xây dựng sát với tình hình thực tế.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng chỉ đạo, từ nay đến cuối năm mỗi bộ,
ngành, địa phương cần chọn một vấn đề trọng tâm trong công tác vệ sinh an toàn thực
phẩm để thực hiện. Cụ thể, Bộ Y tế tập trung vào vấn đề ngộ độc thức ăn, quản phụ gia
thực phẩm và thực phẩm chức năng; Bộ Nông nghiệp chú trọng lĩnh vực quản lý gia súc,
gia cầm, thuốc bảo vệ thực vật; Bộ Công thương xây dựng các chợ an toàn thực phẩm và
đảm bảo an toàn cho thực phẩm chế biến; Thành phố Hà Nội tăng cường quản lý thực
phẩm đường phố, quản lý cơ sở giết mổ gia súc; Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục quản lý
thực phẩm theo chuỗi; các đoàn thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm tập trung vào các
bếp ăn tập thể, các cơ sở tư nhân sản xuất bánh trung thu… Căn cứ vào những vấn đề đã
nêu ra, cuối năm 2011, các cơ quan quản lý Nhà nước cần xếp hạng cho mỗi tỉnh, thành
về kết quả hoạt động trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
2. Củng cố bộ máy tổ chức:
Bộ máy tổ chức phải có hệ thống rộng khắp từ Trung ương đến cả cơ sở (hiện mới
đến tuyến tỉnh). Ở cấp phường xã, phải tăng cường hệ thống thanh tra chuyên ngành (y
tế, thú y, nông nghiệp, quản lý thị trường) để thanh tra kiểm tra sản phẩm hàng hóa (hiện
mạng lưới này hiện nay rất mỏng, khó có thể đảm đương đầy đủ trách nhiệm được giao).

Nên chăng có một Ủy ban (không phải là Ban chỉ đạo) tại mỗi địa phương điều phối
chung mà đứng đầu là một Phó chủ tịch UBND để thống nhất hành động trong việc
quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa, tránh dàn trải, đùn đẩy trách nhiệm, lãng phí tiền
của và nhân lực.
3. Tăng cường nguồn lực:
1
- Nhân lực phải đủ số lượng, mạnh về chất lượng. Cơ sở hoạt động, các phương
tiện làm việc, trang thiết bị phải được tập trung đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
hoạt động liên tục 24/24. Đầu tư nâng cao năng lực kiểm nghiệm của các cơ sở tại địa
phương.Nghiên cứu bố trí kinh phí đủ cho hoạt động và ngang tầm với nhiệm vụ được
giao. Quan tâm đến chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ thực hiện nhiệm vụ bảo
đảm chất lượng VSATTP.
- Đẩy mạnh hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ: Tăng cường tập huấn, đào tạo,
nâng cao trình độ cán bộ làm công tác bảo đảm chất lượng VSATTP. Đẩy mạnh công tác
truyền thông, giáo dục dục sức khỏe cho mọi người và xem đây là một trong những giải
pháp cơ bản, lâu dài.Tổ chức khám sức khỏe, thầm thẩm định, cấp giấy chứng nhận đủ
điều kiện VSATTP cho các cơ sở. Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm túc tất
cả những trường hợp vi phạm. Tranh thủ hợp tác quốc tế là cực kỳ cần thiết.
4. Tăng cường năng lực hệ thống kiểm nghiệm ATTP:
- Nâng cao tỷ lệ số phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn ISO 17025 và GLP. Tăng số
chỉ tiêu vi sinh, hóa lý được kiểm nghiệm tại các labo.
- Đầu tư kinh phí nâng cấp một số phòng thí nghiệm để đạt tiêu chuẩn khu vực
và quốc tế, nâng cao năng lực các phòng thí nghiệm phân tích hiện có; khuyến khích các
thành phần kinh tế tham gia đầu tư mới các phòng thí nghiệm
- Tăng cường đầu tư trạng thiết bị cho các tuyến, từng bước hiện đại hóa trang
thiết bị kiểm nghiệm ATTP nhằm nâng cao chất lượng xét nghiệm đáp ứng yêu cầu hội
nhập kinh tế quốc tế;
- Phát triển các mô hình đầu tư liên doanh, liên kết, chuyển giao công nghệ với
các hãng sản xuất trang thiết bị xét nghiệm có uy tín trên thế giới.
- Tăng cường chia sẻ thông tin giữa các phòng kiểm nghiệm quốc gia, khu

vực, các phòng kiểm nghiệm quốc tế nhằm phổ biến kinh nghiệm hoạt động xét nghiệm
đảm bảo ATTP.
1
5. Tiếp tục triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các hoạt động thông tin, giáo dục và
truyền thông thay đổi hành vi:
- Tận dụng tối đa hệ thống thông tin, tuyên truyền sẵn có ở địa phương, bổ
sung chức năng và cán bộ chuyên trách về truyền thông, giáo dục VSATTP.
- Phân công cụ thể trách nhiệm thực hiện công tác thông tin, giáo dục và
truyền thông thay đổi hành vi cho từng Bộ, ngành. Các Bộ, ngành và đoàn thể có
trách nhiệm lập kế hoạch và triển khai các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền
thông cho các nhóm đối tượng đặc thù của ngành mình. Bộ Y tế phối hợp với các
Bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận chỉ đạo, hướng
dẫn các địa phương và tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về quản
lý an toàn thực phẩm một cách thường xuyên với các hình thức đa dạng, phù hợp
với từng đối tượng, từng vùng miền; nâng cao ý thức của người tiêu dùng thực
phẩm, đạo đức kinh doanh và trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực
phẩm đối với sức khỏe cộng đồng.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chất lượng, vệ sinh an toàn thực
phẩm và tuyên truyền, phổ biến pháp luật về vệ sinh, an toàn thực phẩm.
- Tổ chức các chiến dịch truyền thông với quy mô lớn trên toàn quốc, đưa
công tác giáo dục truyền thông về ATTP vào các ngày lễ, các sự kiện lớn về chính trị,
kinh tế, văn hóa – xã hội hàng năm của đất nước.
- Đa dạng hóa các loại hình truyền thông: bản tin, phim tài liệu, phóng sự, các
trò chơi, xây dựng các tờ rơi, tờ gấp, poster xuất bản các ấn phẩm bằng các thứ tiếng,
ngôn ngữ để giáo dục, tuyên truyền cho đồng bào ít người, dân tộc thiểu số và người
khuyết tật.Xây dựng hệ thống ngân hàng dữ liệu giáo dục và truyền thông bằng cách tăng
cường liên kết với các chương trình khác để tận dụng nguồn nhân lực và kinh phí chuyển
tải các thông điệp truyền thông xuống cộng đồng.
6. Tăng cường đầu tư kinh phí cho công tác bảo đảm ATTP:
1

- Có mục chi riêng ngân sách cho quản lý CLVSATTP trong mục lục ngân
sách nhà nước hàng năm.
- Bảo đảm cấp đủ ngân sách nhà nước cho hoạt động quản lý nhà nước về
VSATTP, chú trọng đầu tư cho công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về
VSATTP, trang thiết bị kiểm nghiệm, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về
VSATTP, tuyên truyền phổ biến kiến thức và pháp luật về VSATTP,…
- Tăng dần mức đầu tư và huy động ngày một nhiều hơn nguồn kinh phí cho
công tác bảo đảm ATTP.
- Huy động kinh phí địa phương đóng góp, kinh phí viện trợ và kinh phí huy
động từ các nguồn khác cho công tác này.
7. Tăng cường kiểm tra, thanh tra:
- Đẩy mạnh hoạt động cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo VSATTP.
Các cơ quan chức năng phối hợp với Ban Quản lí các khu chế xuất, khu công nghiệp yêu
cầu các đơn vị có bếp ăn tập thể trong khu chế xuất, khu công nghiệp. Tăng cường trách
nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bằng hoạt động tự kiểm tra, kiểm
nghiệm và báo cáo kết quả cho các cơ quan quản lí nhà nước .
- Xây dựng các phương pháp hổ trợ tạo điều kiện các cơ sở sản xuất, chế biến
kinh doanh thực phẩm kiểm soát được chất lượng nguồn nguyên liệu thực phẩm đầu vào,
hỗ trợ kĩ thuật, công nghệ, vốn cho các doanh nghiệp các cơ sở sản xuất nhỏ. Tổ chức các
buổi học, huấn luyện nhân viên, các chủ cơ sơ sản xuất những người trực tiếp chế biến
thực phẩm về chức năng của thực phẩm an toàn.
 K ế t lu ậ n
Nâng cao chất lượng Vệ sinh an toàn thực phẩm không phải là vấn đề của riêng ai mà
là vấn đề đáng quan tâm của toàn xã hội. Chưa bao giờ an toàn thực phẩm lại đáng báo
1
động và lo lắng như hiện nay. Nhất là trong thời ký đất nước đang trên đà hội nhập và
phát triển trên trường quốc tế.
Thực hiện công tác kiểm soát VSATTP là trách nhiệm của toàn ngành, của toàn lĩnh
vực và toàn thể nhân dân. Các cấp các ngành cũng nhau phối hợp đồng bộ thì công tác
kiểm soát VSATTP mới thật sự có hiệu quả. Mỗi người dân ý thức tự bảo vệ mình và

doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm đối với người dân với đất nước. Các cơ quan chức
năng thể hiện trách nhiệm của người hướng dẫn đi đầu trong công tác tuyên truyền, chỉ
đạo và quản lí cho người dân và các cơ sở chế biến, chợ, doanh nghiệp thực hiện tốt công
tác kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực hiện hiện tốt công tác VSATTP là vấn đề
của thời gian, đây không phải là công việc dễ dàng đểcó thể hoàn thành nhanh được. Nhà
nước cần phải có những giải pháp kiểm soát trong ngắn hạn và dài hạn phù hợp nhất để
có thể xây dựng Việt Nam trở thành một quốc gia khoẻ về nhân lực, giàu về văn hoá,
mạnh về thương hiệu trên thị trường thương mại quốc tế.
Tài liệu tham khảo
1. Luật An toàn thực phẩm 2010
2. Hội lương thực thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh:
3. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm:
4. Trang web:
5. Trang web:
6. Trang web:
7. Diễn đàn các Doanh nghiệp Việt Nam:
1
8. Dự thảo 9 của Bộ Y Tế: Chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-
2020 và tầm nhìn 2030.
MỤC LỤC
I- Một số vấn đề chung về vệ sinh an toàn thực phẩm 3
1. Thực phẩm
2. Vệ sinh an toàn thực phẩm
3. Tầm quan trọng của Vệ sinh an toàn thực phẩm
II- Thực trạng và công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay 6
1
1. Thực trạng VSATTP
2. Công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay
III- Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm 10
1. Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật

2. Củng cố bộ máy tổ chức
3. Tăng cường nguồn lực
4. Tăng cường năng lực hệ thống kiểm nghiệm ATTP
5. Tiếp tục triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các hoạt động thông tin, giáo dục và
truyền thông thay đổi hành vi
6. Tăng cường đầu tư kinh phí cho công tác bảo đảm ATTP
7. Tăng cường kiểm tra, thanh tra

×