Trờng đại học kinh tế quốc dân
***
Bài tập nhóm
kinh tế công cộng
Đề tài:
chính phủ lựa chọn việc đầu t
nhà máy lọc dầu dung quất là việc nên làm
Nhóm học viên : Lê Văn Dũng
Lê Việt Hồng
Bùi Thị Thu Hờng
Đỗ Minh Quân
Vũ Thị Huyền Trang
Lớp : cao học k19a
Giáo viên hớng dẫn : TS. Nguyễn Thị Hoa
hµ néi - 03/2011
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, nền kinh tế các nước đều có sự tham gia tích cực của Chính
phủ, vai trò của chính phủ là không thể phủ nhận trong hoạt động kinh tế.
Không dừng lại ở mục tiêu kinh tế - nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả tối đa
các nguồn lực hữu hạn của quốc gia, Chính phủ các nước còn phải giải quyết
đồng thời nhiều mục tiêu– công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi
trường… Do đó để đánh giá một cách toàn diện một chính sách, một quyết
định của Chính phủ về một vấn đề liên quan đến hoạt động kinh tế, không
phải là một việc đơn giản. Để làm được điều đó phải có hiểu biết cơ bản về
kinh tế công cộng, mục tiêu kinh tế của nhà nước, tình hình kinh tế xã hội, an
ninh quốc phòng…
Đồng thời, về mặt lý thuyết trong hoạt động kinh tế, hoàn toàn có thể
chỉ ra rằng: nhiều khi, Chính phủ không cần phải đánh đổi giữa mục tiêu này
và mục tiêu kia, giữa mục tiêu hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội không có
mâu thuẫn. Trong việc đưa ra các quyết định, Chính phủ vẫn có thể cùng lúc
đạt được cả hai mục tiêu, đảm bảo phát triển kinh tế và thực hiện công bằng
xã hội, xóa đói giảm nghèo.
Trên cơ sở lý thuyết môn Kinh tế Công cộng được giảng dạy cho hệ
cao học kinh tế, Nhóm 3 sẽ đưa ra các dẫn chứng chứng minh việc Chính phủ
lựa chọn việc đầu tư nhà máy lọc dầu dung quất là việc nên làm.
Kết cấu về bài viết cơ bản được trình bày theo bố cục như sau:
Phần 1: Khung lý thuyết;
Phần 2: Dẫn chứng chứng minh.
Bài viết được thực hiện bởi các thành viên nhóm 3 dưới sự hướng dẫn
của giảng viên môn Kinh tế công cộng TS. Nguyễn Thị Hoa. Do thời gian và
vốn kiến thức có hạn, các thành viên nhóm 3 mong giảng viên hướng dẫn và
những người quan tâm bổ sung cho nhóm những thiếu sót.
2
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
PHẦN I: KHUNG LÝ THUYẾT
Chính phủ ngoài chức năng xây dựng vào bảo vệ khuôn khổ pháp luật,
chính phủ còn can thiệp một cách tích cực vào nền kinh tế để thực hiện đồng
thời nhiều mục tiêu, không chỉ tăng trưởng kinh tế mà còn phát triển kinh tế
bền vững.
Chính phủ có bốn chức năng kinh tế cơ bản sau:
- Thứ nhất: Chính phủ phân phối nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả
kinh tế;
- Thứ hai: Chính phủ phân phối lại thu nhập và đảm bảo công bằng xã
hội;
- Thứ ba: Ổn định hóa kinh tế vĩ mô;
- Thứ tư: Đại diện cho quốc gia trên trường quốc tế.
Trong đó, chức năng phân phối lại thu nhập và đảm bảo công bằng xã
hội là một trong những chức năng quan trọng, đảm bảo cho sự phát triển kinh
tế bên vững của quốc gia, đồng thời đạt được hai mục tiêu quan trọng, tăng
trưởng kinh tế đi đôi với nâng cao mức sống của dân cư.
Lý do can thiệp của chính phủ nhằm đảm bảo công bằng xã hội:
- Thứ nhất, trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, thị
trường có thể tác động đến phân bổ nguồn lực để nâng cao hiệu quả sử dụng
nguồn lực xã hội, nhưng nó lại không có tác động gì để xã hội công bằng hơn,
trong khi đó thì công bằng và hiệu quả là hai mục tiêu cao nhất trong suốt quá
trình phát triển.
- Thứ hai, phân phối lại thu nhập tuy không làm tăng mức của cải
chung của xã hội nhưng nó có khả năng làm tăng mức phúc lợi xã hội;
- Thứ ba, phân phối lại thu nhập có tác dụng động viên giúp đỡ người
nghèo, qua đó giải tỏa tâm lý bất mãn, nghi ngờ chính phủ và giảm bớt các tệ
3
nạn xã hội. Do đó, mà phân phối thu nhập coi như tạo ra một ngoại ứng tích cực.
Ngoài việc chính phủ can thiệp để đảm bảo công bằng trong phân phối
thu nhập, một vai trò quan trọng là chính phủ phải xóa đói giảm nghèo, mà
mục tiêu là phải giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao thu nhập của người dân, tạo
điều kiện để người dân tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và y tế, giáo
dục tối thiểu, giảm nguy cơ dễ bị tổn thương và dễ gặp rủi ro; nâng cao tiếng
nói và quyền lực của người nghèo.
Để thực hiện chức năng trên chính phủ tập trung vào những mảng giải
pháp chính sau:
- Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn để xóa đói giảm nghèo
trên diện rộng;
- Phát triển kết cấu hạ tầng tạo cơ hội cho các xã nghèo, vùng nghèo,
người nghèo tiếp cận các dịch vụ công cộng;
- Xây dựng nền giáo dục công bằng hơn, chú trọng nâng cáo chất
lượng giáo dục cho người nghèo;
- Phát triển mạng lưới an sinh xã hội giúp đỡ người nghèo.
Một trong việc cụ thể hóa giải pháp của chính phủ đó là chính phủ đầu
tư xây dựng các dự án tại các vùng khó khăn kém phát triển nhằm phát triển
kết cấu hạ tầng tại địa phương đó, làm tăng hiệu quả kinh tế - xã hội, đây là
một giải pháp có tính dài hạn mà hiệu quả kinh tế xã hội của nó được phát
huy trong một thời gian tương đối dài.
Các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội của một dự án:
Đối với mọi quốc gia , mục tiêu chủ yếu của nền sản xuất xã hội là tối
đa hóa phúc lợi xã hội. Mục tiêu này thường được thể hiện qua các chủ trương
chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của mỗi nước. Các kế
hoạch dài hạn đề ra phương hướng chỉ đạo, mục tiêu chiến lược trong thời
gian dài (từ 10 năm trở lên). Các kế hoạch trung dài hạn nêu lên các bước đi
tương đối cụ thể trong thời gian từ 5 năm đến 10 năm. Các kế hoạch hay
4
chương trình kinh tế ngắn hạn được đưa ra nhằm điều chỉnh kịp thời các sai
lệch cũng như bổ sung các khiếm khuyết phát hiện trong quá trình thực hiện
kế hoạch. Ở các nước đang phát triển, các mục tiêu chủ yếu được đề cập trong
kế hoạch phát triển dài hạn được đo lường bằng các tiêu chuẩn sau:
Nâng cao mức sống của dân cư: được thể hiện gián tiếp thông qua các
số liệu cụ thể về mức gia tăng sản phẩm quốc dân, mức gia tăng thu nhập, tốc
độ tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Phân phối thu nhập và công bằng xã hội: thể hiện qua sự đóng góp vào
công cuộc đầu tư và việc phát triển các vùng kinh tế kém phát triển và đẩy
nhanh công bằng xã hội;
Gia tăng số lượng lao động có việc làm: Đây là một trong những mục
tiêu chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các nước thừa lao
động, thiếu việc làm;
Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ: Những nước đang phát triển không chỉ
nghèo mà còn là nước nhập siêu. Do đó đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập
khẩu là những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế tại các
quốc gia này;
Các mục tiêu kế hoạch kinh tế quốc dân khác đó là:
Tận dụng hay khai thác tài nguyên chưa được quan tâm hay mới được
phát hiện;
Nâng cao năng suất lao động, đào tạo lao động có trình độ tay nghề
cao, tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật để hoàn thiện cơ cấu sản xuất của nền
kinh tế;
Phát triển các ngành công nghiệp chủ đạo có tác dụng gây phản ứng
dây chuyền thúc đẩy phát triển các ngành nghề khác;
Phát triển kinh tế – xã hội ở các địa phương nghèo, các vùng xa xôi,
dân cư thưa thớt nhưng có nhiều triển vọng về phát triển tài nguyên đề phát
triển kinh tế.
5
PHÂN II: DẪN CHỨNG CHỨNG MINH ĐẦU TƯ DỰ ÁN
NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT KHÔNG PHẢI LÀ
QUYẾT ĐỊNH SAI LẦM
1. Khái quát về NMLD Dung Quất
Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất là NMLD đầu tiên của Việt Nam
được xây dựng ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Dự án nhà máy lọc dầu
Dung Quất được chính thức khởi công ngày 28/11/2005, với tổng mức đầu tư
là hơn 3 tỉ USD (khoảng 40.000 tỉ VND) với tên dự án là Nhà máy lọc dầu số
1 Dung Quất của chủ đầu tư là Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, nay là Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam. Đây là một trong những dự án kinh tế lớn, trọng
điểm quốc gia của Việt Nam trong giai đoạn đầu thế kỷ 21. Nhà máy chiếm
diện tích khoảng 810 ha, trong đó 345 ha mặt đất và 471 ha mặt biển. Ngày
22/02/2009, cả nước vui mừng chào đón dòng dầu đầu tiên Made in Vietnam
ra đời, đây được xem là dấu mốc đáng ghi nhớ trong lịch sử phát triển của
ngành Dầu khí Việt Nam. Ngày 06/01/2011, Nhà máy lọc dầu Dung Quất
chính thức được khánh thành, với công suất 6,5 triệu tấn dầu thô/năm, dự kiến
đáp ứng khoảng 30% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ở Việt Nam.
2. Các dẫn chứng chứng minh đầu tư dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất
không phải là quyết định sai lầm
Đã có rất nhiều ý kiến cho rằng “Việc đầu tư dự án nhà máy lọc dầu
Dung Quất có phải là quyết định sai lầm?”. Ý kiến này đúng hay sai, vẫn còn
rất nhiều quan điểm trái chiều. Tuy nhiên, nhìn từ phía các chức năng chính
của Chính phủ, và đánh giá tính hiệu quả của dự án NMLD Dung Quất, chúng
ta có thể khẳng định được rằng: Việc đầu tư dự án nhà máy lọc dầu Dung
Quất không phải là quyết định sai lầm. NMLD Dung Quất được xây dựng
nhằm giúp Việt Nam chế biến dầu thô trong nước, đảm bảo từng bước về mặt
an ninh năng lượng, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp xăng dầu từ
6
bên ngoài, tại nền tảng phát triển KKT Dung Quất, cùng với KKT Chu Lai
từng bước trở thành những hạt nhân tăng trưởng, trung tâm đô thị- công
nghiệp- dịch vụ của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước.
Ngoài ra đây sẽ là một đầu mối giao lưu quốc tế quan trọng, góp phần
mở rộng thị trường khu vực miền Trung và Tây Nguyên và trở thành cầu nối
với thị trường Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan. Việc xây dựng Nhà máy góp
phần tạo việc làm, thúc đẩy đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
trong vùng, góp phần tạo ra những sản phẩm có thương hiệu, chất lượng và
khả năng cạnh tranh cao. Khai thác có hiệu quả các lợi thế về điều kiện tự
nhiên, vị trí địa lý kinh tế và chính trị trong giao thương, dịch vụ quốc tế và
trong nước để thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực, tạo sự lan tỏa ra các vùng
xung quanh, tiến tới thu hẹp khoảng cách phát triển với các vùng khác trong
cả nước.
● Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Kể từ khi Nhà máy lọc dầu Dung Quất bắt đầu khởi công xây dựng,
nền kinh tế Quảng Ngãi cũng đã bắt nhịp theo với tốc độ tăng trưởng ấn
tượng liên tiếp. Quảng Ngãi nay được cả nước biết đến là 1 tỉnh có sự tăng
trưởng kinh tế nhanh, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch mạnh mẽ từ nông
nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ.
Thống kê từ UBND tỉnh cho thấy, sau 4 năm kể từ ngày dự án Nhà
máy lọc dầu Dung Quất được chính thức khởi công xây dựng (2005- 2009),
tăng trưởng kinh tế tại Quảng Ngãi đã đạt được những kết quả vượt bậc. Cụ
thể GDP của toàn tỉnh năm 2005 đạt 11,7%, nhưng tới 2009 khi Nhà máy lọc
dầu đi vào hoạt động đã tăng vọt lên 21%.
7
GDP tỉnh Quảng Ngãi từ 2006-2010 (Nguồn: Báo cáo Kinh tế Xã hội tỉnh Quảng Ngãi 2006- 2010)
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
Giá trị Sản xuất Công nghiệp
2,0
95
5,50
5 2,833
6,93
0
17,
740
Giá trị Sản xuất Nông nghiệp
2,3
99
2,50
2 2,602
1,67
5
1,
754
Tổng mức bán lẻ Hàng hóa,
Dịch vụ tiêu dùng
6,5
30
8,28
7 10,713
13,40
0
17,
230
Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ nông nghiệp sang
công nghiệp và dịch vụ. Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng năm 2005
đạt 3.415 tỷ đồng, tăng 20,4% thì đến 2009 đạt 6.930 tỷ đồng, tăng 144,7%.
Đơn vị: %
Cơ cấu kinh tế 2006 2007 2008 2009 2010
Nông lâm, Ngư nghiệp 32 30 31 27 18
Công nghiệp, Xây dựng 33 36 36 45 59
Dịch vụ 35 34 33 28 23
8
Cơ cấu Kinh tê tỉnh Quảng Ngãi từ 2006-2010 (Nguồn: Báo cáo Kinh tế Xã hội tỉnh Quảng
Ngãi 2006- 2010)
Điều này đã được ông Nguyễn Hòa Bình, Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi
khẳng định: “NMLD Dung Quất đã góp phần làm tăng đột biến GDP Quảng
Ngãi, thay đổi căn bản cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng hiện đại, biến 1 tỉnh
thuần nông thành tỉnh có nền công nghiệp tiên tiến”. Phát biểu trong lễ khánh
thành, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định:”việc đưa NMLD Dung Quất
vào hoạt động có ý nghĩa quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội và quốc
phòng an ninh trong chiến lược phát triển nhanh của Quảng Ngãi, miền Trung
và cả nước ta. Hiện nay, NMLD Dung Quất đang là hạt nhân công nghiệp tại
khu vực miền Trung, tạo đà cho sự phát triển toàn diện các ngành công
nghiệp và kinh tế khu vực, đảm bảo cho sự phát triển kinh tế cân đối giữa các
vùng miền của đất nước.”
● Đóng góp Ngân sách Nhà nước
Ở Dung Quất có sự đổi thay kỳ diệu khi NMLD Dung Quất đi vào vận
hành, đó là sự thay da đổi thịt của một vùng quê nghèo, là sự đổi mới tư duy
kinh tế của chính quyền và nhân dân địa phương. Quảng Ngãi trước năm
9
2000 luôn nằm trong danh sách những tỉnh nghèo của cả nước, thu ngân sách
nhà nước trên địa bàn tỉnh không vượt quá ngưỡng 500 tỷ đồng, nông nghiệp
được xem là ngành kinh tế chủ lực của tỉnh. Nếu năm 2004, thu ngân sách của
tỉnh Quãng Ngãi chỉ là 376 tỷ đồng thì đến hết năm 2008, thời điểm trước khi
Nhà máy đi vào hoạt động được 1 tháng, thu ngân sách của tỉnh chỉ đạt 1.600
tỷ đồng. Cuối năm 2009, thu ngân sách của tỉnh đã đạt con số gấn hơn 6 lần
năm 2008, đạt 6.432 tỷ đồng. Ngày 19/2/2009, Nhà máy lọc dầu Dung Quất
chính thức đi vào hoạt động đã thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế tỉnh Quãng Ngãi.
Đây cũng chính là nguyên nhân lý giải vì sao ngân sách tỉnh Quảng Ngãi có
sự “đại nhảy vọt” đến thế.
Với doanh số hàng năm dự kiến đạt trên 75.000 tỷ đồng, tính từ khi
NMLD Dung Quất cho ra dòng sản phẩm đầu tiên (tháng 02/2009), đến hết
năm 2010 đã có tổng doanh thu trên 108 nghìn tỷ và đóng góp ngân sách cho
tỉnh Quảng Ngãi trên 17 nghìn tỷ đồng. Trong đó, riêng năm 2010 đã đóng
góp 15.000 tỷ đồng trong tổng số 16.000 tỷ đồng ngân sách của tỉnh (chiếm
hơn 90% nguồn thu của tỉnh). Tính riêng 07 tháng đầu năm 2011, nhà máy
lọc dầu Dung Quất đã chế biến, xuất bán hơn 3,3 triệu tấn xăng dầu các loại,
nộp ngân sách đạt gần 8.830 tỷ đồng, đạt gần 60% kế hoạch năm.
Đơn vị: Tỷ đồng
Thu- Chi Ngân sách Nhà nước 2006 2007 2008 2009 2010
Thu Ngân sách 925
1,48
4
1,60
0 6,432
16,00
0
Chi Ngân sách
1,9
03
3,37
2
3,42
4 4,083
5,60
1
Chênh lệch Thu- Chi
(9
78)
(1,88
8)
(1,82
4)
(3
6)
8,89
9
Thu- Chi NSNN Quảng Ngãi từ 2006-2010 (Nguồn: Báo cáo Kinh tế Xã hội tỉnh Quảng Ngãi
2006- 2010)
10
● Thu hút vốn đầu tư:
Nhà máy lọc dầu Dung Quất nhìn chung đã tạo nền tảng phát triển
KKT Dung Quất, cùng với KKT mở Chu Lai từng bước trở thành hạt nhân
tăng trưởng, trung tâm đô thị - công nghiệp – dịch vụ của vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung, làm động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa khu vực miền Trung và cả nước. Đồng thời, nhà máy lọc dầu Dung Quất
đã góp phần khá lớn vào việc thu hút đầu tư vào tỉnh Quảng Ngãi, khu vực
miền Trung.
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn
2001-2005 khoảng 19.289 tỷ đồng tăng bình quân hàng năm 30,4 %. Trong
đó vốn kinh tế nhà nước tăng 36,4%. Giá trị sản xuất ngành xây dựng tăng
bình quân 22,6%/năm. Giai đoạn 2001-2005 là giai đoạn quyết định và tiến
hành xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất. Đồng thời việc xây dựng nhà
máy lọc dầu Dung Quất, giai đoạn này tỉnh Quảng Ngãi đã bắt đầu mở cửa
thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tiến hành xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội thiết yếu, hoàn thành và triển khai một số công trình, dự án lớn như:
Đường Trà Bồng - Trà Phong (giai đoạn 1 và 2), cầu Cộng Hòa, Nhà máy tinh
bột mỳ Sơn Hà, Nhà máy muối Sa Huỳnh; kết cấu hạ tầng đô thị thành phố
Quảng Ngãi, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh, Quảng trường tỉnh, Bệnh viện Đa khoa
11
600 giường, các công trình thuộc Chương trình Biển đông Hải đảo, các dự án
về nuôi trồng thủy sản, các dự án về giống lúa, mía, mì, tôm, các dự án ODA,
…
Các năm tiếp theo, tổng vốn đầu tư phát triển vào tỉnh Quảng Ngãi
ngày càng tăng lên qua các năm. Nhìn vào biểu số liệu dưới đây, ta sẽ thấy rõ:
Đơn vị: Triệu đồng
Năm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tổng vốn đầu tư
phát triển toàn xã
hội 9.819 0.650% 21.610 127,79% 24.470 13,23% 16.39 67,0% 15.482 94,5%
Vốn trong nước
1.063,47 49,8% 16.378 127,93% 19.234 5,6% 10.836 56,3% 9.955 91,9%
Vốn ngoài nước 2.119,13 4,6% 3.336 33,4 % 4.118 23,4% 4.602 11,7%
Vốn đầu tư trực
tiếp NN 1.900 77,8% 1.436 75,6% 925.000 64,4%
Trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010, tổng vốn đầu tư phát triển
toàn xã hội trên địa bàn năm sau đều cao hơn năm trước. Đặc biệt, trong năm
2007, cùng với sự đi lên của toàn xã hội, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của
Quảng Ngãi tăng cao, riêng năm 2007 ước đạt 21.610 tỷ đồng, tăng 127,79%
so với năm 2006 và bằng 127,32% kế hoạch. Trong đó, vốn đầu tư phát triển
do địa phương quản lý ước đạt 5.232 tỷ đồng, bằng 125,44% kế hoạch; vốn
đầu tư phát triển do Trung ương quản lý ước đạt 16.378 tỷ đồng, bằng
127,93% kế hoạch.
Năm 2008, 2009 chững lại do nền kinh tế gặp khó khăn, tuy nhiên đến
năm 2010, , tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tăng cao, đạt
15.482 tỷ đồng, bằng 94,5% so với năm trước. Trong đó, vốn khu vực kinh tế
nhà nước ước đạt 9.955 tỷ đồng, bằng 91,9%; vốn ngoài nhà nước đạt 4.602
tỷ đồng, tăng 11,7%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 925 tỷ đồng, bằng
12
64,4% so với năm trước.
Sự hình thành nhà máy lọc dầu Dung Quất và các KKT tại tỉnh Quảng
Ngãi đã mang lại bộ mặt mới cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
của tỉnh, thu hút vốn đầu tư xây dựng về tỉnh. Đặt biệt, đầu tư nước ngoài
(ĐTNN) của tỉnh Quảng Ngãi đã tăng đáng kế qua các năm, góp phần bổ sung
nguồn vốn đầu tư quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tăng
nguồn thu ngân sách trên địa bàn tỉnh; đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị
trường xuất khẩu và tiếp thu công nghệ mới; tạo việc làm mới, giúp cải thiện
đời sống cho lao động địa phương. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng công
tác quy hoạch, đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và đi
trước một bước, cùng với các yếu tố thuận lợi vượt trội so với các Khu kinh tế
có lợi thế khác như giao thông đường bộ, hàng không, đường biển; môi
trường đầu tư đã được các cấp và các ngành quan tâm cải thiện; chính sách ưu
tiên về huy động vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, ưu đãi đầu tư . Ngoài ra, còn đẩy
mạnh các hoạt động quảng bá, giới thiệu hình ảnh, tiềm năng và lợi thế của
tỉnh thông qua các kênh thông tin hay dưới nhiều hình thức khác nhau từ đó
đã thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư lớn trong nước cũng như
nước ngoài đến khảo sát và tìm cơ hội đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Công nghiệp FDI trong những năm qua vẫn được đánh giá là điểm
nhấn trong bức tranh công nghiệp của tỉnh bởi các nhà đầu tư đã tận dụng mọi
nguồn lực để duy trì, thúc đẩy có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Có
thể kể đến Công ty Doosan-Vina, một trong những dự án FDI thành công tại
Quảng Ngãi. Là dự án có tổng vốn đầu tư 300 triệu USD và gần 2000 nhân
viên, đóng trên địa bàn Khu Kinh tế Dung Quất. Đây là một trong 3 dự án lớn
nhất tại KKT Dung Quất đã đi vào vận hành và được xem là con chim đầu
đàn của ngành cơ khí Việt Nam. Trong năm qua Doosan- Vina đã xuất khẩu
sang Châu Á 14 lần, Châu Mỹ 7 lần và 1 lần sang châu Âu với tổng giá trị
xuất khẩu là 152.3 triệu USD gồm các nước Indonesia, Thái Lan, Hàn Quốc,
Ả Rập, Braxin, Chile, Romania… Sản phẩm xuất khẩu là nồi hơi, bình áp lực,
13
cần cẩu cần trục (RMQC và RTGC) và thiết bị khử mặn.
Theo số liệu thống kê, trong những năm gần đây cho thấy số lượng dự
án ĐTNN vào địa bàn tỉnh tăng lên đáng kể. Cụ thể năm 2007, có 4 dự án FDI
với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 8 triệu USD, đặc biệt năm 2009 có 15 dự án
FDI với tổng vốn đầu tư khoảng 3,4 tỉ USD. Trong 9 tháng đầu năm 2010, có
4 dự án FDI đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu tư khoảng 369 triệu USD. Trong
số các dự án đầu tư nước ngoài tại Quảng Ngãi, phải kể đến các dự án quy mô
lớn đang hoạt động tại KKT Dung Quất như Công ty Công nghiệp nặng
Doosan, Dự án Nhà máy thép Guanglian,… Ngoài ra có nhiều nhà đầu tư đến
từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ… đã khảo sát, tìm hiểu thông tin và cơ hội đầu
tư tại tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua.
Như vậy, nhà máy lọc dầu Dung Quất đã góp phần đáng kể vào công
cuộc xây dựng tỉnh Quảng Ngãi theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa,
thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước
đầu tư vào tỉnh, tiến tới thu hẹp khoảng cách phát triển với các vùng khác
trong cả nước.
• Thu nhập GDP/người
Trong những năm qua, cùng với kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, nhà
máy lọc dầu Dung Quất đã đem lại những lợi ích rất lớn cho người dân tỉnh
Quảng Ngãi.
Nhà mày lọc dầu Dung Quất đã phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam đã hỗ trợ thực hiện công tác an sinh xã hội, bộ mặt kinh tế - xã hội ở các
địa phương trong tỉnh Quảng Ngãi đã đổi thay. Các khu đô thị mới đang mọc
lên, đời sống nhân dân được cải thiện, cơ bản thoát nghèo, vươn lên làm giàu
bằng việc cung cấp các dịch vụ cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Tăng
trưởng GDP bình quân tăng lên nhanh chóng qua các năm.
Năm GDP bình quần
đầu nguời
GDP bình quân
đầu nguời ($)
Tăng so với
năm trước
Ghi chú
14
(tr.đồng) (theo VNĐ)
2000 2,628 192
2005 5,139 325 195,5%
2008 9,378 521
2009 14,687 773 156,6%
2010 24,560 1.228 158,9%
2011 31,395 1.495 121,7% Ước đạt
Xét giai đoạn 2001 – 2005: Năm 2000, nhà máy lọc dầu Dung Quất
bước đầu chuẩn bị thực hiện dự án, GDP bình quân đầu người năm 2000 là
2,628 triệu đồng (192 USD). Đến năm 2005, sau 4 năm kể từ ngày dự án Nhà
máy lọc dầu Dung Quất được chính thức khởi công xây dựng, GDP bình quân
đầu ngườ khoảng 5,139 triệu đồng (325 USD; KH đến năm 2005 từ 280-300
USD), tăng . Như vậy, trong giai đoạn đầu của việc khởi công xây dựng, nhà
máy lọc dầu Dung Quất đã có tác động rất tích cực tới việc tăng trưởng kinh
tế và nâng cao đời sống của ngưởi dân tỉnh Quảng Ngãi.
Kết thúc giai đoạn 2001 – 2005, cùng với Trung ương đẩy mạnh xây
dựng và phát triển Khu kinh tế Dung Quất, trọng tâm là hoàn thành đúng tiến
độ xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đã phấn đấu đạt
mức tăng tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) bình quân giai đoạn 2006 - 2010
khoảng 17-18%. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 950 - 1.000
USD.
Kết quả mà tỉnh Quảng Ngãi đạt được là khá khả quan, vượt kế hoạch
đề ra qua các năm. Năm 2008, GDP bình quân đầu người 9,378 triệu
đồng/người/năm (tương đương 521 USD). Năm 2009, GDP bình quân đầu
người tăng lên 14,687 triệu đồng/người/năm (tương đương 773 USD), tăng
156,6% so với năm 2008.
Đặc biệt, năm 2010 là năm cuối của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
5 năm 2006- 2010 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-
2010 của tỉnh Quảng Ngãi, đánh dấu 1 năm sau khi nhà máy lọc dầu Dung
15
Quất đi vào hoạt động, kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, tổng sản phẩm
trong tỉnh (GDP) năm 2010 ước đạt 8.743,28 tỷ đồng, tăng 35,9% so với năm
2009 và bằng 100,6% kế hoạch; GDP bình quân đầu người tăng từ 773 USD
năm 2009 lên 1.228 USD năm 2010, cao hơn kế hoạch 2010 (1.124 USD) và
vượt mức đề ra (950-1.000 USD).
Nam 2011, phát huy thành quả đạt được trong giai đoạn 2006-2010;
đẩy mạnh phát triển kinh tế, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm nâng
cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển; tập trung nguồn lực để thực
hiện ba nhiệm vụ đột phá: phát triển công nghiệp, phát triển đô thị và phát
triển nguồn nhân lực; bảo đảm an sinh xã hội, đẩy mạnh giảm nghèo, cải thiện
và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; tỉnh Quảng Ngãi đặt
chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng GDP đạt tăng 13,5-14%, GDP bình quân đầu
người đạt 1.495 USD/người/năm.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế và GDP bình quân đầu người của tỉnh
Quảng Ngãi tăng nhanh qua các năm. Nhà máy lọc dầu đi vào khởi công xây
dựng và hoạt động, đã không ngừng thu hút vốn đầu tư, đem lại bộ mặt mới
cho tỉnh Quảng Ngãi, góp phần nâng cao sự phát triển của toàn tỉnh và nâng
cao đời sống người dân.
• Cơ sở hạ tầng thay đổi rõ rệt
NMLD dung quất đã góp phần to lớn để tạo lên khu kinh tế dung quất
với rất nhiều nhà máy quy mô lớn đang được triển khai xây dựng .Nhà máy
Lọc dầu Dung Quất được xây dựng với tổng mức đầu tư là hơn 3 tỉ USD
(khoảng 40.000 tỉ đồng) với tên dự án là Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất
của chủ đầu tư là Tổng công ty Dầu khí Việt Nam nay là Tập đoàn Dầu khí
Việt Nam – PVN
- Cơ sở hạ tầng quy mô rộng lớn.
+ Nhà máy chính : 110 ha
+ Khu bể chứa dầu thô : 42 ha
+ Khu bể chứa sản phẩm : 40 ha
16
+ Tuyến ống lấy nước biển và xả nước thải : 4 ha
+ Hành lang an toàn cho tuyến ống dẫn sản phẩm : 40 ha
+ Cảng xuất sản phẩm : 135 ha ( đất và mặt biển )
+ Hệ thống phao rót dầu không bến (SPM), đường ống ngầm
dưới biển và khu vực vòng quay tàu: 336 ha (mặt biển).
+ Công suất thiết kế: 6,5 triệu tấn dầu thô/năm (tương đương
130.000 thùng/ngày).
+ Nguồn cung cấp dầu thô: Chủ yếu là dầu thô Bạch Hổ (dầu
ngọt)
của Việt Nam.
- Các hạng mục phụ trợ của nhà máy: Nhà máy được thiết kế có đủ các
hạng mục phụ trợ: khu bể chứa dầu thô, khu bể chứa sản phẩm, hệ thống
đường ống dẫn dầu thô và sản phẩm, nhà máy điện 60 MW, hệ thống cấp hơi,
hệ thống xử lý nước thải, hệ thống cấp khí trơ, hệ thống nhiên liệu, hệ thống
đốt đuốc, hệ thống thông tin, tín hiệu, nhà xưởng Các hạng mục phụ trợ
được thiết kế với độ tin cậy cao, đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả.
- Các công trình biển:
Hệ thống phao rót dầu không bến nhập dầu thô bố trí tại Vịnh Việt
Thanh được thiết kế để tiếp nhận tầu dầu có trọng tải từ 80.000 đến 110.000
DWT
Cảng kín xuất sản phẩm bố trí tại Vịnh Dung Quất, gồm 6 bến:
+ 2 bến cho tầu có trọng tải 20.000 đến 25.000 DWT dùng để xuất
xăng và diesel (khi thiết kế, xây dựng có tính đến điều kiện dự phòng để có
thể mở rộng tiếp nhận tàu 50.000 DWT khi cần thiết)
+ 4 bến cho tầu có trọng tải từ 3.000 đến 5.000 DWT dùng để xuất
xăng, diesel, nhiên liệu phản lực, khí hóa lỏng và dầu F.O (khi thiết kế, xây
dựng có tính đến điều kiện dự phòng để có thể mở rộng tiếp nhận tàu 30.000
DWT).
17
+ Cảng kín xuất sản phẩm được thiết kế có đê chắn sóng (kết cấu đê:
dài 1.600m, cao 27m, rộng 15m) để đảm bảo hoạt động 365/365 ngày. Bến số
1 cho tàu 10.000 DWT phục vụ cho giai đoạn xây dựng và phục vụ cho công
tác bảo dưỡng tàu dầu sau này.
Song hành cùng lọc dầu, Dung Quất đã và sẽ có hàng loạt dự án với số
vốn trên 10 tỷ USD, lớn gấp 4 lần vốn của nhà máy lọc dầu hiện nay (2,5 tỷ
USD). Tính ra đến đầu năm 2009 Khu kinh tế Dung Quất có khoảng 160 dự
án, với tổng số vốn đăng ký tương đương 10,3 tỷ USD. Với cơ chế thông
thoáng để thu hút vốn đầu tư, ngoài dự án nhà máy lọc dầu, đến nay nhiều dự
án “cộm cán” đang được triển khai, như dự án Nhà máy luyện cán thép
Tycoons - Đài Loan (trên 3 tỷ USD); dự án nhà máy công nghiệp nặng của
Tập đoàn Doosan (Hàn Quốc), vốn đầu tư 260 triệu USD; dự án Liên hợp
công nghiệp tàu thủy Dung Quất, 700 triệu USD. Hiện nay, con tàu lớn nhất
Việt Nam với sức chứa 104.000 tấn sắp “ra lò” để đưa vào sử dụng vận
chuyển dầu cho nhà máy lọc dầu.
Từ vùng đất nghèo nàn, trải qua bao cuộc chiến, với cơ sở hạ tầng yếu
kém, đến nay KKT Dung Quất đã có nhiều thay đổi quan trọng; hệ thống giao
thông nhiều thuận lợi, hệ thống cấp điện, cấp nước, bưu chính viễn thông đáp
ứng tốt cho các nhu cầu phát triển chung của Khu.
Cùng với vị thế là một trong những khu vực kinh tế trọng điểm của
miền Trung – Tây Nguyên, KKT Dung Quất được đánh giá là một trong
những KKT tiên phong và thành công trong cả nước, với các dự án lớn như
Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy công nghiệp nặng Doosan, Nhà máy
Polypropylen, Nhà máy đóng tàu Dung Quất… cùng với hệ thống cảng biển
sầm uất, với quy mô lớn có thể đáp ứng tàu có trọng tải đến 50.000 tấn ra vào
cảng.
• Ý kiến của người dân quảng ngãi
Ở Dung Quất có sự đổi thay kỳ diệu khi NMLD đi vào vận hành, đó là
18
sự thay da đổi thịt của một vùng quê nghèo, là sự đổi mới tư duy kinh tế của
chính quyền và nhân dân địa phương. Và còn nhiều điều thú vị trên quê
hương hóa dầu này.
Khu nhà ở cho cán bộ công nhân viên nhà máy lọc dầu Dung Quất có
diện tích 21,2 ha nằm trong quy hoạch Khu nhà ở có tổng diện tích 28,7 ha
thuộc Khu dân cư số 1, Khu đô thị mới Vạn Tường (xã Bình Trị, Bình Hải –
Bình Sơn).Với tổng mức đầu tư hơn 280 tỷ đồng, công trình được bố trí trên
đất ở đô thị (Khu kinh tế Dung Quất) với diện tích xây dựng 13.560 m2, bao
gồm khu nhà chung cư năm tầng. Trong đó, khu nhà song lập hai tầng, gồm
68 nhà song lập với 36 căn hộ (mỗi căn hộ từ 70-80 m2); Khu biệt thự hai
tầng, gồm 8 nhà, có tổng diện tích sàn 180m2. Toàn bộ khu nhà được thiết kế
hài hòa về mỹ thuật và trang bị đồng bộ tiện nghi sinh hoạt trong gia đình.
Riêng khu nhà cao tầng có trang bị hệ thống thang máy, hệ thống cấp ga đến
từng căn hộ.Ngoài ra, đường nội bộ trong khu chung cư năm tầng đã được
hoàn thiện bằng bê-tông và trước các khu nhà ở cao tầng, song lập đều xây
dựng vườn hoa và trồng cây xanh thoáng mát. Chỗ ở mới này đã phục vụ cho
hơn 1.000 cán bộ, công nhân viên của Nhà máy lọc dầu Dung Quất có chỗ ở
ổn định và yên tâm công tác. Công nhân nhà máy được đưa đón sau tan ca.
Đi từ nhà máy đến khu tập thể của cán bộ công nhân viên dài khoảng
5km. Ông Phạm Ngọc Lâm – cán bộ truyền thông của nhà máy cho biết: “Tất
cả công nhân nhà máy đều được đưa đón bằng xe buýt đầy đủ tiện nghi, đúng
giờ và đảm bảo an toàn. Hiện tại hơn một nửa công nhân nhà máy lọc dầu
Dung Quất đang sinh sống ở khu tập thể”.Chị Trần Thị Hồng Thọ, 29 tuổi,
cựu sinh viên trường ĐH Bách Khoa Đà Nẵng, hiện đang làm ở Phòng kỹ
thuật cho biết: “Công việc hàng ngày của tôi là Quản lý tổn thất năng lượng
cho nhà máy. Tôi vào nhà máy làm việc từ năm 2007. Bên cạnh việc ở cơ
quan thì việc chăm sóc gia đình cũng hết sức quan trọng”.Khi chúng tôi vào
thăm gia đình chị thì anh Sử Hồng Tài – chồng chị Thọ vừa đi làm về. Anh
Tài quê gốc ở Quy Nhơn (Bình Định), chị Thọ quê ở thành phố Đà Nẵng.
19
2008, anh chị cưới nhau nhưng không xin con ngay để đợi công việc ổn định
một thời gian rồi mới sinh con. Trước đây, anh chị ở khu tập thể Đê bao cạnh
sông Trà Khúc. Từ khi NMLD Dung Quất xây dựng khu đô thị dành cho cán
bộ công nhân viên, vợ chồng Tài – Thọ mới chuyển về đây từ tháng 7/2009.
Ông Phạm Ngọc Thọ - chủ tịch xã Bình Trị, địa phương mà nhà máy
lọc dầu Dung Quất đang tọa lạc cho biết: “Trước đây, xã chủ yếu là thuần về
nông nghiệp. Nhưng từ khi nhà máy được xây dựng và đi vào hoạt động, cơ
cấu kinh tế của xã đã chuyển dịch sang hướng công nghiệp – dịch vụ. Đối với
ngành nông nghiệp ở xã đã xuống hàng thứ yếu, công nghiệp đang phát triển
vượt bậc”.
Trên các lĩnh vực sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ
công nghiệp và ngành nghề, nhiều người trước kia nghèo khó nay vươn lên
làm giàu; một số vùng từ sản xuất tự cấp, tự túc chuyển dần sang sản xuất
hàng hóa, hình thành theo qui mô tập trung và đạt hiệu quả kinh tế cao. Ông
Nguyễn Văn Đắc, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Trị - nơi có Nhà máy lọc dầu
cho biết: Nhờ KKT Dung Quất, nên kinh tế - xã hội địa phương chuyển động
tích cực; nông dân chuyển đổi ngành nghề, từ đó có thu nhập cao. Tiêu biểu
như: Hộ Lê Thị Thi, Phạm Duy Hàn, Võ Ngọc Bé. Riêng gia đình chị Lê Thị
Viên, thôn An Lộc nhờ mạnh dạn chuyển đổi ngành nghề kịp thời và hợp lý
cho nên từng bước vươn lên giàu có. Chị nhớ lại: “ Năm 1994 tôi lập gia
đình, cuộc sống dựa vào nghề nông, kết hợp với làm nhang. Còn chồng thì
làm nghề thợ mộc. Sau khi tích góp được môt ít vốn liếng nhà tôi chuyển
sang kinh doanh vật liệu xây dựng và vật tư nông nghiệp. Ba năm gần đây lại
mua thêm 3 chiếc xe tải phục vụ cho khách hàng, nhờ đó kinh tế ngày càng
phát triển. Vốn cố định hiện tại tăng lên khoảng 1 tỷ đồng; vốn lưu động từ:
200 đến 300 triệu đồng. Mỗi năm gia đình tôi trừ chi phí cho hoạt động kinh
doanh và cuộc sống còn dôi dư 60 đến 70 triệu đồng. Ngoài ra còn giải quyết
việc làm cho 8 đến 10 lao động.”Để góp phần nâng cao đời sống những hộ
dân thuộc diện di dời, đồng thời hạn chế việc khiếu kiện, so bì, dẫn đến mất
20
trật tự, trị an vốn thường xảy ra, từ năm 2009 đến nay huyện Bình Sơn đã soát
xét các trường hợp lấn chiếm đất, làm nhà, lều quán trái phép vv… trên cơ sở
đó tổ chức họp dân, công khai cho dân biết, sau đó chi trả 42 tỷ 786 triệu
đồng tiền hỗ trợ an sinh xã hội cho 1.258 gia đình theo đúng mức ấn định của
Tỉnh (chưa kể 105 gia đình ở khu tái định cư tại xã Tinh Hòa huyện Sơn Tịnh
được hỗ trợ 5 tỷ 200 triệu đồng ). Ban quản lý KKT Dung Quất còn kết hợp
với các ngành liên quan, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản xuất
kinh doanh, giúp nhân dân nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi.
Nhiều gia đình trước đây làm biển hoặc nông, khi vào khu tái định cư, lúng
túng trong việc chuyển đổi nghề nghiệp, nhưng với sự tác động của các cấp
chính quyền và ban ngành liên quan, cộng thêm sự tự thân nỗ lực, tìm tòi, học
hỏi kinh nghiệm nên làm ăn hiệu quả. Anh Lê Quang Khanh, thôn Tuyết
Diêm 2, xã Bình Thuận đầu tư nuôi cá mú bông với khoảng 200 mét vuông
mặt nước tại cửa sông Đầm, sau hơn 10 tháng thu lãi 100 triệu đồng. Còn chị
Nguyễn Thị Ngát thì kể rằng: Với 500 mét vuông nuôi ốc càng xanh làm thức
ăn cho tôm giống, gia đình chị mỗi tháng xuất bán 30 đến 40 tạ ốc đi tiêu thị
ở các tỉnh miền Tây.
● NMLDDQ là nơi thu hút và nhân rộng lượng chất xám, giải
quyết vấn đề việc làm của người dân Quảng Ngãi
Nếu như trước năm 2000, làn sóng người lao động có kiến thức, tay
nghề cao rời bỏ Dung Quất, rời bỏ Quảng Ngãi ra đi thì hiện nay dòng chảy
của chất xám đã chuyển dịch theo hướng ngược lai, từ các thành phố lớn
nhiều người lao động có trình độ đã trở về Quảng Ngãi làm việc. Hiện tại,
Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã có hàng nghìn kỹ sư, cán bộ và công nhân kỹ
thuật trực tiếp tham gia vận hành nhà máy, dưới sự hướng dẫn của 141 kỹ sư
nước ngoài. Sau thời gian “tập lái” kéo dài khoảng 2 năm, những kỹ sư và cán
bộ kỹ thuật Việt Nam sẽ trở thành “lái chính” điều khiển mọi hoạt động của
nhà máy lọc dầu Dung Quất. Đi đôi với những giá trị gia tăng từ các sản
phẩm xăng dầu hay các sản phẩm từ hoá dầu, là giá trị gia tăng vô cùng lớn từ
21
những người lao động có trí thức cao tại nhà máy này. Trong thời gian 10
năm thu hồi vốn của mình, thì cũng là lúc NMLDDQ sở hữu một nguồn vốn
quý nhất: Vốn con người điều hành nhà máy, vốn chất xám làm nên thương
hiệu lọc dầu Việt Nam.
Trước đây phần lớn người dân sống trên địa bàn Khu kinh tế Dung
Quất đều sinh sống bằng nghề nông và nghề đánh bắt hải sản. Tuy nhiên khi
Khu kinh tế Dung Quất xây dựng lên thì vạn gia đình phải nhường đất để xây
dựng nhà máy, diện tích đất canh tác bị thu hẹp.NMLDDQ đã tiến hành đầu
tư nâng cấp hạ tầng các khu dân cư, đồng thời xây dựng trước các khu tái
định cư nhằm đảm bảo chỗ ở cho nhân dân phải di dời nhường đất lại cho dự
án với phương châm “tái định cư phải đi trước một bước” để chủ động trong
thu hút đầu tư phát triển KKT Dung Quất; tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng
mới các khu tái định cư, gắn với tái định canh bền vững.
Về vấn đề giải quyết việc làm, NMLDDQ đã thu hút và giải quyết việc
làm cho gần 12.000 lao động tại tỉnh Quảng Ngãi, trong đó lao động hộ khẩu
Quảng Ngãi là hơn 9.200 (chiếm 78%) riêng lao động có hộ khẩu huyện
Bình Sơn chiếm tỷ lệ gần 60%. Trong năm 2011, khu kinh tế sẽ thu hút thêm
1.000 lao động, đưa tổng số lao động tại khu kinh tế này lên khoảng 13.500
lao động. Dự báo đến năm 2015 cần khoảng 25.000 lao động. Cơ cấu ngành
nghề chủ yếu của các nhà máy, xí nghiệp tại Khu kinh tế Dung Quất đến năm
2015 và định hướng đến năm 2020 sẽ là những ngành luyện cán thép, cơ khí
động lực, cơ khí chế tạo, hóa dầu-hóa chất, du lịch, đặc biệt là ngành luyện
cán thép từ năm 2012 đến năm 2015 sẽ cần trên 3.000 lao động. Theo đánh
giá của các ngành chức năng của tỉnh Quảng Ngãi, sau 14 năm hình thành và
phát triển, đến nay lao động trong Khu kinh tế Dung Quất đã có bước chuyển
dịch từ sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp, nhất là lao động trẻ. Lao động
trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ cũng có những chuyển biến theo chiều
hướng tích cực, tỷ lệ lao động trong sản xuất nông nghiệp giảm xuống, sự
chuyển dịch cơ cấu ngành nghề sang công nghiệp và dịch vụ ngày càng cao.
22
Như vậy, NMLDDQ đã có những tác động hết sức to lớn tới Quãng
Ngãi, không chỉ về mặt kinh tế mà còn cả về mặt xã hội và tăng cường tính
ổn định cho khu vực Miền Trung
● Toàn quốc
NMLDDQ sản xuất ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng đáp ứng
khoảng 30% nhu cầu thị trường trong nước. Tính đến tháng 9/2010, Nhà máy
đã nhập 6,4 triệu tấn dầu thô, sản xuất được 5,5 triệu tấn sản phẩm đạt chất
lượng; bán ra 5,3 triệu tấn; doanh thu đạt trên 25.000 tỉ đồng, nộp ngân sách
khoảng 3.000 tỉ đồng. Sự ra đời của NMLĐQ đã giảm được gánh nặng phải
dùng ngoại tệ để nhập xăng dầu nước ngoài giữa bối cảnh đồng ngoại tệ biến
động. Những tháng đầu năm nay, giá xăng dầu thế giới tăng cao, tỷ giá đồng
Việt Nam và đôla Mỹ biến động là những lý do khiến nhiều đơn vị cung cấp
xăng dầu trong nứoc gặp khó trong việc mua USD để nhập hàng. Trong hoàn
cảnh này, nhiều doanh nghiệp phân phối xăng dầu đã tìm đến mua xăng dầu
từ nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Tuy là giá bán tại DQ phải niêm yết theo giá nhập khẩu dầu thô thế giới
nhưng sản phẩm tại DQ vạn chuyển 1 cách dễ dàng và được bán ra bằng đồng
VN, chính điều này đã giảm được một phần áp lực cho các doanh nghiệp nhập
khẩu xăng dầu trong nước.
Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã sản xuất ra nhiều sản phẩm quan trọng
cho nền kinh tế, cụ thể vào ngày 17/7 năm nay tàu PV Oil Alpha của Công ty
Xăng dầu Hàng không Việt Nam (VINAPCO) đã cập cảng xuất sản phẩm
của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất để tiếp nhận 3.000 khối xăng máy bay Jet
A1 của nhà máy cung cấp cho các chuyến bay quốc tế và nội địa của Hãng
hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines). Với khoảng 300 chuyến
bay mỗi ngày, việc Vietnam Airlines mua sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu
Dung Quất sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận chuyển, kho bãi và
không chịu sức ép về ngoại tệ trong bối cảnh nền kinh tế như hiện nay; đồng
23
thời góp phần làm giảm cán cân nhập siêu cho đất nước. Từ tháng 8/2010 đến
nay, NMLĐQ đã xuất bán cho các đối tác trong và ngoài nước hơn 28.600 tấn
xăng máy bay Jet A1. Theo ước tính, mỗi năm Nhà máy Lọc dầu Dung Quất
sẽ sản xuất khoảng 400.000 tấn xăng Jet A1, đáp ứng khoảng 35% - 40% nhu
cầu nhiên liệu hiện tại cho Vietnam Airlines. Ngoài ra, Cục xăng dầu Quân
đội, Bộ Quốc phòng cũng đã mua xăng máy bay Dung Quất để thực hiện các
chuyến bay quân sự.
Quyết định Dung Quất là muốn dùng khu công nghiệp như một cú
hích, tạo động lực cho việc phát triển kinh tế miền Trung, tạo sức hấp dẫn
trong thu hút đầu tư trong điều kiện đã có một số cơ sở hạ tầng cần thiết cho
nhà máy lọc dầu như đường giao thông, điện nước, cảng phục vụ thi công …
Nhà máy lọc dầu khi đi vào vận hành sẽ góp phần giảm thiểu các tác động
tiêu cực do biến động về nguồn cung cấp và giá cả xăng dầu từ thị trường thế
giới và khu vực, tạo tiền đề cho việc phát triển ngành công nghiệp hóa dầu
còn mới mẻ ở Việt Nam như sản xuất chất dẻo, sản xuất vật liệu composite,
vật liệu hóa chất.
Hiện tại, sản phẩm của nhà máy đã đáp ứng khoảng 30% nhu cầu tiêu
thụ xăng dầu trong nước, Mặt khác, dù nhà máy đã đưa vào hoạt động với
100% công suất nhưng vẫn còn một số tồn tại nhỏ về kỹ thuật, công tác di
dân, tái định cư, bồi thường, giải phóng mặt bằng vẫn cần được quan tâm tiếp
tục xử lý.
KẾT LUẬN
Từ khi nhà máy lọc dầu Dung Quất được xây dựng, hiệu quả Kinh tế -
xã hội của dự án đã phát huy rõ nét (trong thời gian dài hiệu quả kinh tế xã
hội thu được sẽ càng tăng), thể hiện trên các phương diện sau:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: NMLD Dung Quất đã đóng góp lớn lao,
24
góp phần làm thay đổi căn bản cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng hiện đại,
biến tỉnh Quãng Ngãi từ tỉnh thuần nông thành tỉnh có nền công nghiệp tiên
tiến;
Đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước: đến hết năm 2010 nhà máy
đã có tổng doanh thu trên 108 nghìn tỷ đồng và đóng góp ngân sách cho tỉnh
Quảng Ngãi trên 17 nghìn tỷ đồng. Dự kiến hàng năm, thu cho Ngân sách tỉnh
sẽ còn tiếp tục tăng. Điều nay, góp phần tăng ngân sách cho các hoạt động
kinh tế - xã hội khác của tỉnh như giáo dục, phát triển cơ sở hạ tầng, y tế…
tích cực nâng cao đời sống dân cư của tỉnh Quãng Ngãi nói riêng của cả nước
nói chung;
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (tăng thu ngoại tệ): Đầu tư nước ngoài
(ĐTNN) của tỉnh Quảng Ngãi cũng tăng đáng kế qua các năm, góp phần bổ
sung nguồn vốn đầu tư quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
tăng nguồn thu ngân sách trên địa bàn tỉnh; đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng
thị trường xuất khẩu và tiếp thu công nghệ mới; tạo việc làm mới, giúp cải
thiện đời sống cho lao động địa phương;
Phát triển cơ sở hạ tầng – nền tảng để phát triển kinh tế: nhà máy lọc
dầy Dung Quất là dự án “trái tim” của KKT Dung Quất, việc kéo theo xây
dựng KTT Dung Quất đã làm thay đổi quan trọng hệ thống giao, hệ thống cấp
điện, cấp nước, bưu chính viễn thông đáp ứng tốt cho các nhu cầu phát triển
riêng của Khu và cả tỉnh Quãng Ngãi nói chung;
Giải quyết việc làm: NMLDDQ đã thu hút và giải quyết việc làm cho
gần 12.000 lao động tại tỉnh Quảng Ngãi, trong đó lao động hộ khẩu Quảng
Ngãi là hơn 9.200 (chiếm 78%) riêng lao động có hộ khẩu huyện Bình Sơn
chiếm tỷ lệ gần 60%;
Gia tăng thu nhập bình quân đầu người: Các khu đô thị mới đang mọc
lên, đời sống nhân dân được cải thiện, cơ bản thoát nghèo, vươn lên làm giàu
bằng việc cung cấp các dịch vụ cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Tăng
trưởng GDP bình quân tăng lên nhanh chóng qua các năm;
25