Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH GIA ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (870.98 KB, 54 trang )

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
PHƯƠNG ĐÔNG - CHI NHÁNH GIA ĐỊNH
Giảng viên hướng dẫn: Ths. ĐỖ THỊ THANH NHÀN
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN NHƯ HUÂN
Mssv: B1000052
Lớp: 100B0101
TP HCM, THÁNG 8 NĂM 2014
LỜI CẢM ƠN
Trong quãng thời gian gần 4 năm theo học tại Khoa Tài chính – Ngân hàng
trường Đại học Tôn Đức Thắng, môi trường học tập nghiêm túc và năng động em đã
học tập và tích lũy được nhiều kiến thức quý báu cho mình. Em vô cùng biết ơn tập thể
giảng viên Khoa Tài chính – Ngân hàng đã truyền đạt cho em những kiến thức từ nền
tảng đến chuyên môn để em có thể vận dụng tốt vào cuộc sống và công việc sau này
của mình.
Hơn hai tháng thực tập trôi qua, nhờ sự hướng dẫn tận tình của Thạc sĩ Đỗ Thị
Thanh Nhàn - giảng viên Khoa Tài chính – Ngân hàng em đã hoàn thành tốt bài báo
cáo, em xin gởi đến Cô lời cảm ơn sâu sắc và lòng kính trọng. Đồng thời, Em chân
thành cảm ơn toàn thể các cán bộ, nhân viên tại Ngân Hàng Phương Đông – Chi
Nhánh Gia Định các anh chị phòng Tín dụng cá nhân đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, tạo
mọi điều kiện cho em thực tập, được trải nghiệm các nghiệp vụ thực tế của hoạt động
ngân hàng. Đặc biệt, em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến anh Nguyễn Đình Hải
CVKH đã trực tiếp hướng dẫn, giải thích những tình huống thực tế phát sinh trong
hoạt động tín dụng và truyền đạt cho em những kiến thức chuyên môn mới.
Cuối cùng, Em xin kính chúc quý Thầy Cô khoa Tài chính – Ngân hàng trường
Đại học Tôn Đức Thắng, các anh chị trong Ngân hàng Phương Đông – Chi nhánh Gia
Định dồi dào sức khỏe, thành công trong công tác.


Tuy nhiên với kiến thức, trình độ, khả năng còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế
chưa nhiều, báo cáo thực tập chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và khuyết
điểm. Em rất mong được sự góp ý, bổ sung chỉnh sửa của giảng viên hướng dẫn Thạc
sĩ Đỗ Thị Thanh Nhàn và các anh chị tại ngân hàng Phương Đông – Chi nhánh Gia
Định để đề tài này hoàn thiện hơn.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Như Huân
Lớp 100B0101 Khoa Tài Chính-Ngân Hàng
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP














Xác nhận của cơ
quan thực tập
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN



















NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN



















DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
• CMND: Chứng minh nhân dân
• CVKH: Chuyên viên khách hàng
• BKS Ban Kiểm Soát
• ĐHĐCĐ: Đại hội đồng cổ đông
• GĐ: Giám đốc
• HĐQT: Hội đồng quản trị
• NHNN: Ngân hàng nhà nước
• PGĐ: Phó giám đốc
• OCB: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông
• TGĐ: Tổng giám đốc
• TMCP: Thương mại cổ phần
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 : Kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP Phương Đông giai
đoạn 2011-2013 8
Bảng 1.2: Kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh Gia Định giai đoạn 2011-2013 13
Bảng 2.1: So sánh một số sản phẩm tín dụng cá nhân 24
Bảng 2.2: Doanh số cho vay theo thời hạn vay tại chi nhánh Gia Định giai đoạn 2011-
2013 25
Bảng 2.3: Tình hình dư nợ tín dụng cá nhân theo thời hạn vay tại chi nhánh Gia Định
giai đoạn 2011-2013 27
Bảng 2.4: Tình hình dư nợ tín dụng cá nhân phân theo sản phẩm tại chi nhánh Gia
Định giai đoạn 2011-2013 29
Bảng 2.5: Tình hình thu nợ tín dụng cá nhân theo thời hạn vay tại chi nhánh Gia Định
giai đoạn 2011-2013 31
Bảng 2.6: Tình hình thu nợ tín dụng cá nhân theo sản phẩm tại chi nhánh Gia Định
giai đoạn 2011-2013 32

Bảng 2.7: Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh Gia Định giai đoạn 2011-2013 34
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Cơ cấu cổ đông của OCB tại thời điểm đầu năm 2013 2
Hình 1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng Phương Đông 4
Hình 1.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của OCB giai đoạn 2011-2013 9
Hình 1.4: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của OCB - Chi nhánh Gia Định 11
Hình 1.5: Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh Chi Nhánh Gia Định giai đoạn 2011-
2013 14
Hình 2.1: Biểu đồ doanh số cho vay theo thời hạn vay tại chi nhánh Gia Định giai
đoạn 2011-2013 26
Hình 2.2: Biểu đồ tình hình dư nợ tín dụng cá nhân phân theo thời hạn nợ tại chi
nhánh Gia Định giai đoạn 2011-2013 28
Hình 2.3: Biểu đồ cơ cấu dư nợ cho vay theo sản phẩm tại chi nhánh Gia Định giai
đoạn 2011-2013 30
Hình 2.4: Biểu đồ tình hình thu nợ tín dụng cá nhân theo thời hạn vay tại chi nhánh
Gia Định giai đoạn 2011-2013 31
Hình 2.5: Biểu đồ cơ cấu doanh số thu nợ tín dụng cá nhân theo sản phẩm tại Gia
Định giai đoạn 2011-2013 33
Hình 2.6: Biểu đồ tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh Gia Định giai đoạn 2011-2013
35
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế toàn cầu hóa đang phát triển mạnh mẽ, để hội nhập kinh tế quốc tế
thì hệ thống ngân hàng có vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn đến quan hệ kinh tế -
tài chính. Với vai trò chủ lực thì hệ thống ngân hàng đã góp một phần đáng kể cho
công cuộc đổi mới kinh tế, tạo đà đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa
đất nước. Trong rất nhiều lĩnh vực hoạt động thì hoạt động tín dụng là một hoạt động
quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản có sinh lời của Ngân hàng. Trong các sản
phẩm tín dụng cung cấp trên thị trường thì tín dụng cá nhân là là một mảng quan trọng,
cung ứng nguồn vốn cho các cá nhân có nhu cầu vay vốn. Bên cạnh đó, thị trường cá

nhân là một thị trường đầy sôi động, có sự tham gia của hầu hết tất cả các ngân hàng.
Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh
Gia Định đã ngày càng quan tâm đến đối tượng khách hàng cá nhân cùng với sự điều
chỉnh chính sách, điều chỉnh sản phẩm phù hợp với thay đổi của thị trường, cho ra đời
nhiều sản phẩm mới đa dạng, lãi suất hấp dẫn…giúp cho hoạt động tín dụng cá nhân
khởi sắc, hiệu quả theo đúng mô hình ngân hàng bán lẻ.
Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân sẽ giúp chúng ta thấy được tình
hình cũng như hiệu quả của hoạt động của nó, từ đó tìm ra những biện pháp phù hợp
để thúc đẩy hoạt động tín dụng cá nhân cũng như khắc phục những khó khăn mà đơn
vị đang gặp phải. Xuất phát từ những lý do trên em xin chọn đề tài “ THỰC TRẠNG
TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CHI
NHÁNH GIA ĐỊNH” để làm báo cáo thực tập của mình.
Kết cấu bài báo cáo thực tập được trình bày như sau:
Chương 1: Tổng quan về ngân hàng TMCP Phương Đông.
Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Phương
Đông – Chi nhánh Gia Định
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng
TMCP Phương Đông – Chi nhánh Gia Định
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG
1.1. Giới thiệu sơ lược về ngân hàng TMCP Phương Đông
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng
- Tên tiếng Việt: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG
- Tên tiếng Anh: ORIENT COMMERCIAL JOINT STOCK BANK
- Tên viết tắt: NGÂN HÀNG PHƯƠNG ĐÔNG hoặc là OCB
- Hội sở chính: Số 45 Lê Duẩn, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Điện thoại: (08) 38 220 960 Fax: (08) 38 220 963
- Website: www.ocb.com.vn
- Logo:
- Giấy phép hoạt động: Số 0061-NH/GP ngày 13/04/1996 do NHNN cung cấp.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 059700 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư TP. Hồ Chí

Minh cấp.
- OCB được thành lập vào ngày 10/06/1996 với số vốn ban đầu là 70 tỷ đồng, trải qua
17 năm hoạt động đến nay vốn điều lệ của OCB 3.140 tỷ đồng (tính đến hết năm
2013).
• Các Cổ Đông Chính:
- OCB có cổ đông chiến lược là ngân hàng BNP Paribas (Pháp) hiện đang nắm giữ với
20% vốn điều lệ ngân hàng.
- Cổ Đông lớn thứ hai là ông Chủ tịch hội đồng quản trị Trịnh Văn Tuấn nắm giữ
18.64% vốn điều lệ.
- Tổng Công ty Bến Thành (SUNIMEX) nắm giữ 6,87%, Ngân Hàng VietComBank
nắm giữ 5,06%, ông Phan Trung thành viên của Hội Đồng Quản Trị nắm giữ 3,53%
vốn điều lệ của ngân hàng.
Trang 11
Hình 1.1: Cơ cấu cổ đông của OCB tại thời điểm đầu năm 2013
- Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển:
 OCB là một Ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập và hoạt động theo Giấy
phép số 0061/NH-GP ngày 13/04/1996 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp và
Quyết định thành lập số 1114/GP-UB ngày 08/05/1996 do Ủy ban nhân dân TP. Hồ
Chí Minh cấp, với vốn điều lệ ban đầu là 70 tỷ đồng.
 OCB chính thức khai trương hoạt động từ ngày 10/06/1996, Hội sở chính đặt tại số 45
đường Lê Duẩn, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Ngày 07/02/2002, OCB được phép thanh
toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối theo Giấy phép số 149/NHNN-CNH do Ngân
hàng Nhà Nước cấp.
 Sau hơn 13 năm hoạt động, đến cuối năm 2008 tổng tài sản của OCB đạt mức 10.095
tỷ đồng, vốn điều lệ đã tăng lên 1.474 tỷ đồng.
 Bắt đầu từ năm 2002, hoạt động của OCB phát triển với tốc độ khá nhanh và bền
vững, sự tăng trưởng này đã làm cho lợi nhuận của OCB và cổ tức cho cổ đông không
ngừng tăng lên trong những năm gần đây.
 Khi mới thành lập, OCB chỉ có Hội sở đặt Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Việc phát triển
mạng lưới được thực hiện từ năm 2001 với sự khai trương Chi nhánh Bến Thành và

Phòng Giao dịch Hàm Nghi tại TP. Hồ Chí Minh và từ năm 2003 OCB bắt đầu mở
rộng hoạt động ra Thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành khác.
 Đến tháng 12/2008, mạng lưới giao dịch của OCB gồm 69 địa điểm giao dịch hiện
diện tại các tỉnh thành trọng điểm trong cả nước: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng,
Trang 12
Khánh Hòa, Đaklak, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc
Liêu, Cà Mau, An Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, Long An và Đồng Tháp .
 Mạng lưới hoạt động được mở rộng đã góp phần quan trọng trong việc tăng trưởng
quy mô hoạt động, quảng bá thương hiệu OCB đến khách hàng trong cả nước và quan
trọng hơn là uy tín của OCB ngày càng được nâng cao.
 Để tạo tiền đề cho sự phát triển nhanh và bền vững của mình thời gian tới trong điều
kiện hội nhập kinh tế thế giới sau khi Việt Nam gia nhập WTO, hiện nay OCB đang
tập trung sức vào việc tái cấu trúc bộ máy, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và nhất
là OCB đã ký thoả thuận liên minh chiến lược với Ngân hàng BNP Paribas nhằm tăng
cường khả năng cạnh tranh và thực hiện việc quản trị ngân hàng theo thông lệ quốc tế.
Trang 13
1.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Phương Đông
(Nguồn: )
Hình 1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Phương Đông
Trang 14
1.1.3. Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban
- Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ)
- Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, thành viên BKS phù hợp với các điều
kiện và tiêu chuẩn quy định của pháp luật
- Thông qua phương án thay đổi mức vốn điều lệ, quyết định loại cổ phần và tổng số cổ
phần từng loại được quyền chào bán.
- Quyết định thành lập công ty trực thuộc.
- Quyết định tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản ngân hàng.
- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

• Hội đồng quản trị (HĐQT)
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Đại hội đồng cổ đông trong việc thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng
năm của Ngân hang.
- Phê duyệt và rà soát định kỳ chiến lược rủi ro về tín dụng, chiến lược tổng thể và kế
hoạch dài hạn cho hoạt động của ngân hàng.
- Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu chuyển đổi của ngân hang.
- Quyết định mua lại cổ phần của Ngân hàng theo quy định tại điều lệ.
- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và điều lệ.
• Tổng giám đốc (TGĐ)
- Tổ chức thực hiện các nghị quyết của HĐQT, ĐHĐCĐ, kế hoạch kinh doanh và đầu tư
của Ngân hàng đã được HĐQT và ĐHĐCĐ thông qua.
- Trực tiếp điều hành, theo dõi giám sát chất lượng tín dụng và hiệu quả các hoạt động
tín dụng trên toàn hệ thống.
- Xét duyệt tín dụng theo ủy quyền phán xét của HĐQT.
- Các trường hợp giá trị các khoản tín dụng vượt quá mức phán quyết của TGĐ sẽ được
trình lên hội đồng tín dụng xét duyệt.
- Các nhiệm vụ và quyền hạn khác ủy quyền của HĐQT và theo quy định của pháp luật.
• Ban kiểm soát
- Giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật và Điều lệ Ngân hàng trong quản trị,
điều hành Ngân hàng; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước ĐHĐCĐ trong việc thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, tính trung thực và mức độ cẩn trọng
trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống
kê và lập báo cáo tài chính.
- Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm và sáu tháng của
ngân hàng; báo cáo đánh giá công tác quản lý của HĐQT lên ĐHĐCĐ tại cuộc họp
thường niên.
Trang 15

- Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của ngân hàng, các công việc quản lý, điều
hành hoạt động của ngân hàng bất cứ lúc nào nếu xét thấy cần thiết hoặc theo quyết
định của ĐHĐCĐ.
- Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và điều lệ của ngân
hàng.
• ALCO (Ủy ban quản lý tài sản nợ - tài sản có)
- Nhiệm vụ chính của ALCO là xây dựng các chỉ tiêu tài chính để quản lý tài sản nợ và
tài sản có hữu hiệu và kịp thời; quản lý khả năng thanh toán và chênh lệch thời gian
đáo hạn của từng loại tiền tệ; quy định mức dự trữ thanh khoản; quản lý rủi ro lãi suất,
tỷ giá; quyết định về cấu trúc vốn và nguồn vốn, chính sách lãi suất; và phân tích hiệu
quả hoạt động kinh doanh.
• Khối khách hàng doanh nghiệp
Chức năng:
- Tham mưu giúp Ban điều hành trong việc xây dựng, triển khai các kế hoạch ngân sách
trong quan hệ với các khách hàng doanh nghiệp, phân tích thị trường, lựa chọn thị
trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu, xây dựng chính sách khách hàng, chương trình
tiếp thị để mở rộng kênh khách hàng và hoạt động kinh doanh.
- Chịu trách nhiệm về thiết lập, duy trì, quản lý và phát triển mối quan hệ với khách
hàng, chịu trách nhiệm tiếp thị, hỗ trợ và bán các sản phẩm cho khách hàng doanh
nghiệp.
- Trực tiếp thẩm định các dự án, phương án kinh doanh, định giá tài sản đảm bảo nợ vay
của các khách hàng doanh nghiệp quan hệ trực tiếp tại hội sở theo đúng quy định, quy
trình của OCB.
- Đầu mối để tư vấn, bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Nhiệm vụ:
- Xây dựng và triển khai các kế hoạch ngân sách, các chỉ tiêu tài chính, thương mại và
cân đối lãi lỗ trong quan hệ với các khách hàng doanh nghiệp.
- Thiết lập các mối liên hệ với các khách hàng tiềm năng trong thị trường mục tiêu để
mở rộng nền khách hàng.
- Trực tiếp thực hiện việc tiếp thị, quản lý, chăm sóc, duy trì và phát triển quan hệ của

OCB với các khách hàng là doanh nghiệp lớn.
- Tư vấn hỗ trợ khách hàng lập hồ sơ vay vốn, cũng như các thủ tục để sử dụng sản
phẩm, dịch vụ OCB.
- Trên cơ sở nhu cầu tín dụng của khách hàng, thực hiện thu thập thông tin, phân tích,
thẩm định và lập báo cáo đề xuất tín dụng trình cấp có thẩm quyền theo đúng quy định
về trình tự, thủ tục cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp của OCB; thông
báo cho khách hàng về quyết định tín dụng của OCB.
Trang 16
- Thực hiện các thủ tục pháp lý (công chứng tài sản đảm bảo, đăng ký giao dịch đảm
bảo,…)
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Điều Hành giao hoặc thuộc chức năng nhiệm vụ
của phòng.
• Khối khách hàng cá nhân
 Phòng Marketing
Chức năng:
- Tham mưu giúp Ban Điều Hành trong chỉ đạo điều hành và định hướng hoạt động
Marketing sản phẩm cá nhân của OCB một cách có hiệu quả.
- Chịu trách nhiệm về nghiên cứu thị trường.
- Xây dựng kế hoạch về hoạt động Marketing sản phẩm cá nhân trong hệ thống OCB.
Nhiệm vụ:
- Xây dựng chính sách, kế hoạch Marketing trung hạn, hằng năm, đề xuất các chương
trình tổng thể; xây dựng kế hoạch Marketing với từng sản phẩm cá nhân cụ thể hoặc
nhóm sản phẩm.
- Tổ chức nghiên cứu thị trường, phân tích và dự báo xu hướng phát triển của thị trường
đối với các sản phẩm cá nhân, phân tích đối thủ cạnh tranh, xu hướng phát triển của
sản phẩm cá nhân trong nước, khu vực và quốc tế,…
- Đầu mối nghiên cứu nhu cầu của thị trường với từng sản phẩm cá nhân nhất định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Điều Hành giao hoặc thuộc chức năng nhiệm vụ
của phòng.
 Phòng phát triển sản phẩm khách hàng cá nhân

Chức năng:
- Tham mưu giúp Ban điều hành trong việc chỉ đạo điều hành, nghiên cứu, rà soát phát
triển, quản lý các sản phẩm, dịch vụ của OCB dành cho khách hàng cá nhân (trừ sản
phẩm thẻ và các sản phẩm thuộc kênh phân phối ngân hàng hiện đại) và thúc đẩy việc
cung cấp các sản phẩm dịch vụ cá nhân của OCB một cách có hiệu quả, đúng kế hoạch
và trên cơ sở phát triển bền vững.
Nhiệm vụ:
- Kiểm tra, theo dõi, giám sát, hướng dẫn và hỗ trợ các Chi nhánh trong việc thực hiện
kế hoạch kinh doanh và bán các sản phẩm tới khách hàng.
- Đánh giá hiệu quả các sản phẩm mà OCB đang cung cấp cho khách hàng. Quản lý khả
năng sinh lời từ sản phẩm do mình phụ trách.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Điều Hành giao hoặc thuộc chức năng nhiệm vụ
của phòng.
1.1.4.Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Phương Đông giai đoạn
2011-2013
Trang 17
Bảng1.1 : Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Phương Đông giai
đoạn 2011-2013
( đơn vị tính: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Mức tăng
Tốc độ tăng
(%)
2012/

2011
2013/
2012
2012/
2011
2013/
2012
Vốn chủ sở
hữu
3,752 3,820 3,965 68 145 1.8 3.8
Tổng tài sản 25,424 27,424 32,795 2000 5,371 7.9 19.6
Doanh thu 904 1,066 1,229 162 163 17.9 15.3
Lợi nhuận
ròng
303 230 241 (73) 11 (24.1) 4.8
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của OCB giai đoạn 2011-2013)
Hình 1.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của OCB giai đoạn 2011-2013
Nhìn vào bảng số liệu kết hợp với biểu đồ trên chúng ta thấy được các khoản
mục như tổng tài sản, doanh thu và vốn chủ sở hữu của ngân hàng đều tăng tuy nhiên
lợi nhuận ròng lại có sự biến động không ổn định trong giai đoạn 2011 – 2013. Cụ thể:
• Tổng tài sản năm 2012 là 27,424 tỷ đồng, tăng 2000 tỷ đồng so với năm 2011 tương
ứng với tỷ lệ tăng là 7.9%. Năm 2013, tổng tài sản đạt 32,795 tỷ đồng, tăng mạnh
5,372 tỷ đồng so với năm 2012. Nguyên nhân làm cho tổng tài sản tăng là do tiền mặt
và các khoản tiền gởi, tiền cho các tổ chức tín dụng khác vay đều tăng mạnh. Trong
năm, ngân hàng đã dùng nguồn vốn của mình để đầu tư và cho khách hàng vay.
• Doanh thu năm 2012 là 1,066 tỷ đồng, tăng 162 tỷ đồng so với năm 2011, tương ứng
với tỷ lệ tăng là 17.9%. Bước sang năm 2013, doanh thu tiếp tục tăng lên 1,229 tỷ
đồng, tăng 163 tỷ đồng so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ tăng là 15.53%. Nguyên
nhân doanh thu tăng là do trong năm 2012, 2013 hiệu quả tín dụng của ngân hàng
ngày được nâng cao.

• Lợi nhuận năm 2012 đạt 230 tỷ đồng, giảm 73 tỷ đồng so với năm 2011. Đây có thể
xem là mức giảm đáng kể, tương ứng với 24.1%. Bước sang năm 2013, lợi nhuận ròng
Trang 18
đạt 241 tỷ đồng, tăng 11 tỷ đồng so với năm 2012. Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm
trên là do tình hình kinh tế bất ổn và lãi suất có nhiều biến động, doanh thu tuy tăng
nhưng chi phí sử dụng vốn cùng các loại chi phí khác đều tăng. Trong giai đoạn này,
lãi suất huy động vốn càng ngày càng giảm từ mức 14%/năm xuống còn 7%/năm kỳ
hạn 12 tháng. Cho thấy được ngân hàng phải huy động với lãi suất cao trước đó,
nhưng lại cho vay với lãi suất điều chỉnh sau này. Do đó, tuy doanh thu có tăng nhưng
chi phí sử dụng vốn lại cao nên lợi nhuận ròng có sự biến động không ổn định trong
giai đoạn này.
1.2. Tổng quan về ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Gia Định
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Phương Đông - Chi Nhánh Gia Định tiền thân là Chi Nhánh
Gò Vấp (Khai trương ngày 26/5/2003), ra đời theo quyết định số 56/2006/QĐ-NHPĐ
ngày 01/08/2006 của HĐQT OCB về việc thay đổi địa điểm và tên gọi Chi Nhánh Gò
Vấp. Theo quyết định này thì việc thay đổi tên và địa điểm giao dịch của Ngân Hàng
Phương Đông – Chi Nhánh Gò Vấp cụ thể như sau:
Tên cũ: Ngân Hàng Phương Đông – Chi nhánh Gò Vấp
Địa điểm: 663 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP.HCM
Tên mới: Ngân Hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Gia Định
Địa điểm: Tầng Trệt, tòa nhà Gilimex số 24C đường Phan Đăng Lưu, Phường 6,
Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Hiện nay chi nhánh Gia Định có 03 phòng giao dịch và 01 phòng quỹ tiết kiệm:
• Phòng giao dịch Gò Vấp: 664 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP. HCM.
• Phòng giao dịch Xóm Mới: 695 Lê Đức Thọ, Quận Gò Vấp, TP. HCM.
• Phòng giao dịch Duy Tân: 17 Phạm Ngọc Thạch, Quận 3, TP. HCM.
• Quỹ tiết kiệm Trường Chinh: 71 Trường Chinh, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TP.
HCM.
Từ khi thành lập chi nhánh cho đến nay hoạt động của chi nhánh tương đối thuận

lợi, chi nhánh không ngừng mở rộng quy mô và mạng lưới hoạt động, luôn hoàn thành
mục tiêu của hội sở đề ra và nhận được bằng khen hoàn thành vượt kế hoạch trong
nhiều năm liền.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức ngân hàng TMCP Phương Đông - chi nhánh Gia Định
Trang 19
Hình 1.4: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của OCB - Chi nhánh Gia Định
1.2.3. Nhiệm vụ và chức năng của các bộ phận
 Giám đốc chi nhánh
- Quản lý, kiểm soát, phê duyệt những khoản vay trong phạm vi được ủy quyền theo
quy định cho vay của ngân hàng nhà nước và OCB.
- Kiểm soát các chứng từ, giao dịch chính xác kịp thời và đầy đủ. Kiểm tra kiểm soát
séc trắng, sổ tiết kiệm trắng tại phòng.
- Cập nhật biểu lãi suất, tham gia quản lý kho tiền, tư vấn cho khách hàng.
- Duy trì các mối quan hệ với các tổ chức, cá nhân ngoài hệ thống OCB để tìm hiểu nhu
cầu của khách hàng, mở rộng và khai thác nguồn khách hàng mới, nâng cao chất lượng
phục vụ khách hàng.
 Phòng hành chính
- Kiểm soát, đánh giá tác phong làm việc của nhân viên như: nghỉ phép, tổ chức sinh
hoạt, vui chơi giải trí cho các cán bộ công nhân viên.
- Kiểm tra, xem xét cung cấp các đồ dùng vật dụng văn phòng cho các phòng ban.
- Tham mưu kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch về công tác tổ chức – cán bộ; văn
thư – lưu trữ, hành chính – quản trị, bảo đảm an toàn, trật tự trong chi nhánh; phục vụ
công tác đối ngoại và các hoạt động chuyên môn của chi nhánh.
Trang 20
- Tham mưu kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật.
 Phòng dịch vụ khách hàng
• Phòng kế toán tổng hợp
Bộ phận kế toán có nhiệm vụ: hạch toán kế toán theo các nghiệp vụ phát sinh và
theo các báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài Chính kế toán
ban hành. Ngoài ra, bộ phận kế toán còn kiểm tra các chứng từ thanh toán của phòng

tại phòng giao dịch, cung cấp thông tin về tình hình tài chính và các chỉ tiêu thanh
khoản của phòng giao dịch.
• Bộ phận ngân quỹ
Bộ phận ngân quỹ có nhiệm vụ: thực hiện nhập xuất tiền, bảo quản vận chuyển
tiền, đảm bảo định mức tồn quỹ VNĐ, ngoại tệ, ngân phiếu và séc.
 Phòng quan hệ khách hàng
- Tham gia thực hiện các chương trình Marketing của chi nhánh đối với khách hàng, thu
thập thông tin về các đối thủ cạnh tranh.
- Tìm kiếm, lựa chọn đối tượng khách hàng mục tiêu, tiếp cận và xây dựng mối quan hệ
với khách hàng nhằm tiếp thị, thu hút khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ của
OCB.
- Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, tư vấn cho khách hàng lựa chọn, sử dụng hợp lý các
sản phẩm, dịch vụ của OCB, đàm phán với khách hàng về các điều kiện liên quan đến
quá trình cung cấp các sản phẩm, dịch vụ (nếu cần).
- Tiếp nhận nhu cầu của khách hàng về tất cả các sản phẩm, dịch vụ của OCB, đề xuất
cấp có thẩm quyền quyết định việc đáp ứng nhu cầu khách hàng theo quy trình, quy
định.
- Duy trì mối quan hệ với khách hàng, thực hiện chăm sóc khách hàng theo quy định và
chính sách của OCB.
- Phân tích toàn diện các hồ sơ, đề xuất tín dụng/đề xuất đầu tư của khách hàng, rà soát,
đánh giá rủi ro tín dụng/đầu tư một cách độc lập. Lập báo cáo thẩm định rủi ro và trình
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Phân tích, đánh giá, đo lường, kiểm soát rủi ro, đề xuất các biện pháp xử lí và thực
hiện báo cáo.
- Thực hiện hồ sơ tiến hành giải ngân cho các khoản tín dụng đã được phê duyệt, đồng
thời theo dõi hoạt động của khách hàng đôn đốc thu hồi nợ.
 Phòng hỗ trợ tín dụng
Có nhiệm vụ duyệt giải ngân trên hệ thống T24 và phối hợp với phòng dịch vụ
khách hàng thực hiện giải ngân trên cơ sở khế ước nhận nợ, đồng thời theo dõi ghi
nhận việc giải ngân và thu nợ ở trang sau khế ước nhận nợ ngay sau khi phát hành.

Trường hợp tài sản đảm bảo được hình thành từ khoản vay, thì cán bộ hỗ trợ tín dụng
Trang 21
theo dõi, đôn đốc cán bộ quản lý khách hàng hoàn thiện thủ tục đảm bảo tiền vay theo
quy trình thực hiện đảm bảo tiền vay của OCB.
1.2.4.Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi Nhánh
Gia Định giai đoạn 2011-2013
Bảng 1.2: Kết quả hoạt động kinh doanh Chi Nhánh Gia Định giai đoạn 2011-
2013 đơn vị tính: (triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Mức tăng
Tốc độ tăng
(%)
2012/
2011
2013/
2012
2012/
2011
2013/
2012
Tổng tài sản
354,623 372,794 389,137 18,170 16,343 5.12 4.38
Tổng doanh
thu

88,878 93,432 97,528 4,554 4,096 5.12 4.38
Tổng chi phí
72,144 76,561 80,056 4,417 3,495 6.12 4.56
Lợi nhuận
ròng
16,734 16,871 17,472 137 601 0.82 3.56
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Chi Nhánh Gia Định giai đoạn 2011-2013)
Tình hình kinh tế trong nước năm 2011 đối mặt với một loạt những khó khăn và
thách thức như lạm phát tăng trở lại, kinh tế vĩ mô nhiều bất ổn nhưng Chi Nhánh Gia
Định vẫn đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Tổng doanh thu năm 2011 của chi
nhánh đạt 88,878 triệu đồng, lợi nhuận ròng đạt 16,734 triệu đồng. Bước sang năm
2012, nền kinh tế vẫn chưa khởi sắc hơn khi tiếp tục bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài
chính và nợ công ở Châu Âu nhưng tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh vẫn
giữ vững được cho thấy bằng việc tổng doanh thu của chi nhánh tăng 4,554 triệu đồng,
tương ứng với tăng 5.12%, lợi nhuận ròng tăng nhẹ 137 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ
tăng là 0.82%.
Với chiến lược phát triển mở rộng nhằm thúc đẩy tăng trưởng, doanh thu của chi
nhánh năm 2013 đã tăng lên 4.38% so với năm 2012. Lợi nhuận ròng trong năm 2013
tăng 601 triệu đồng tương ứng với tăng 3.56% so với năm 2012. Và tổng tài sản của
ngân hàng liên tục gia tăng. Năm 2011, chi nhánh quản lý tổng tài sản là 354,623 triệu
đồng, đến năm 2012 tổng tài sản tăng lên là 372,794 triệu đồng, năm 2013 là 389,137
triệu đồng.
Trang 22
Hình 1.5: Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh Chi Nhánh Gia Định giai đoạn
2011-2013
Trang 23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trải qua hơn 17 năm hoạt động và phát triển, hiện nay OCB là một trong những
ngân hàng đang phát triển tại Việt Nam, đạt được nhiều danh hiệu do các tổ chức uy
tín trao tặng. Với sự hỗ trợ của cổ đông chiến lược là ngân hàng BNP Paribas (Pháp),

OCB hiện đang cung cấp các sản phẩm tài chính toàn diện cho các cá nhân, tổ chức
kinh tế cũng như khách nước ngoài trên toàn quốc. Trong những năm qua, mặc dù gặp
rất nhiều khó khăn nhưng OCB luôn xác định cho mình một chiến lược phát triển phù
hợp, với sự dẫn dắt của đội ngũ cán bộ quản lý tài năng, có bề dày kinh nghiệm tài
chính chuyên nghiệp cấp đa quốc gia, OCB cam kết mang đến lợi ích cao nhất cho
khách hàng, cán bộ nhân viên, cổ đông.
Chi nhánh Gia Định được thành lập cách đây hơn 7 năm và là một trong những
chi nhánh có hoạt động kinh doanh tốt nhất của OCB. Nhờ những điều kiện thuận lợi
trên mà trong những năm vừa qua chi nhánh luôn đạt được những thành tựu đáng ghi
nhận. Mặc dù những năm qua do khó khăn chung của tình hình kinh tế nhưng doanh
thu và lợi nhuận đều tăng. Lợi nhuận đạt được đến từ các hoạt động tín dụng, thu phí
dịch vụ và kinh doanh ngoại hối. Chương 2 sẽ trình bày rõ hơn về hoạt động kinh
doanh nói chung cũng như hoạt động tín dụng cá nhân nói riêng tại chi nhánh Gia
Định.
Trang 24
2. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG
TMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH GIA ĐỊNH
2.1. Giới thiệu phòng ban thực tập – Phòng tín dụng cá nhân.
Phòng tín dụng cá nhân (phòng kinh doanh) trực thuộc chi nhánh Gia Định, là
một trong những bộ phận quan trọng đóng góp trực tiếp vào kết quả kinh doanh của
chi nhánh. Từ ngày mới thành lập, phòng kinh doanh phục vụ tất cả các khách hàng cá
nhân và doanh nghiệp, thực hiện tất cả các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, cho vay đối
với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, sau đề án tái cấu trúc của toàn bộ hệ
thống OCB thì hiện tại phòng kinh doanh – Chi nhánh Gia Định chỉ phục vụ khách
hàng cá nhân, các hồ sơ doanh nghiệp được chuyển lên chi nhánh để quản lý và hỗ trợ.
Hiện nay, Phòng tín dụng cá nhân – Chi nhánh Gia Định gồm bốn (04) CVKH
chuyên phụ trách mảng kinh doanh bán lẻ. Các CVKH tại phòng đều là những người
còn rất trẻ, năng động, nhiệt huyết và có tinh thần trách nhiệm cao. Công việc hàng
ngày tại phòng là tìm kiếm khách hàng, tiếp thị, tư vấn khách hàng sử dụng sản phẩm
dịch vụ tại ngân hàng, xử lý hồ sơ và báo cáo kết quả tổng hợp cho GĐ chi nhánh. Tùy

thuộc vào từng thời điểm cũng như chiến lược phát triển của GĐ chi nhánh cũng như
OCB, CVKH lập kế hoạch kinh doanh trong ngắn hạn, dài hạn và báo cáo kết quả đạt
được cho GĐ chi nhánh, từ đó có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp.
Bên cạnh sự phấn đấu để tăng trưởng trong kinh doanh, các nhân viên tại Phòng
còn tham gia tích cực trong các hoạt động phong trào do OCB tổ chức nhằm nâng cao
nghiệp vụ, rèn luyện kỹ năng tinh thần tập thể, hỗ trợ nhau trong công việc.
2.2. Quy trình tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Phương Đông - Chi nhánh Gia
Định
2.2.1.Quy trình tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Phương Đông - Chi nhánh Gia
Định
Trang 25

×