Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn – Phòng giao dịch Linh Trung 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.48 KB, 47 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập vừa qua, em xin chân thành cảm ơn Giám đốc và các anh
chị trong Phòng giao dịch Linh Trung 2, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam, Chi nhánh Đông Sài Gòn đã tạo mọi điều kiện giúp em hoàn thành tốt thời gian
thực tập và đề tài thực tập tốt nghiệp của mình.
Em cũng chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Tín dụng Trường Đại học
Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đã truyền dạy những kiến thức bổ ích, tận tình giảng dạy em
trong suốt những năm học vừa qua. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô Ths. Lê Hà
Diễm Chi đã tận tình hướng dẫn để em có thể hoàn thành báo cáo thực tập này.
Do trình độ và kiến thức còn giới hạn, thời gian thực tập không nhiều, kinh nghiệm
thực tế còn nhiều hạn chế nên báo cáo không thể tránh khỏi những khuyết điểm và thiếu
sót. Em rất mong được sự góp ý từ các anh chị tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
BIDV và các thầy cô tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn.
Trân trọng kính chào.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 02 năm 2014
Sinh viên thực hiện
SVTH: LÊ THỊ MỸ NHƠN i
NHẬN XÉT CỦA NGÂN HÀNG THỰC TẬP
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………


…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Tp. Hồ Chí Minh, ngày …… tháng …… năm 2014
Đại diện Ngân hàng thực tập
SVTH: LÊ THỊ MỸ NHƠN ii
NHẬN XÉT CỦA KHOA TÍN DỤNG
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Tp. Hồ Chí Minh, ngày …… tháng …… năm 2014
Đại diện Khoa tín dụng
SVTH: LÊ THỊ MỸ NHƠN iii
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU v
BẢNG VIẾT TẮT vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU viii
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM – CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN 1
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN - PHÒNG GIAO DỊCH LINH TRUNG 2 10
2.2.2.1.Đặc điểm :n dụng cá nhân tại Phòng giao dịch Linh Trung 2 16
2.2.2.3.Nợ quá hạn của Phòng giao dịch Linh Trung 2 24
3.2.Các ý kiến đề ra 30
3.2.1. Phát triển đa dạng các sản phẩm :n dụng 30
3.2.2. Xây dựng một bộ phận thẩm định giá tài sản chuyên biệt của Chi nhánh 31
3.2.3. Trang bị hệ thống đánh số thứ tự cho PGD 31
3.2.4. Thắt chặt hơn các điều kiện cấp :n dụng :n chấp không có tài sản đảm bảo 32
3.4.5. Xây dựng hệ thống xếp hạng :n nhiệm cá nhân 32
3.2.6. Nâng hạn mức phát quyết :n dụng cho PGD Linh Trung 2 33
KẾT LUẬN 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
SVTH: LÊ THỊ MỸ NHƠN iv
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, doanh nghiệp đang gặp bế tắc trong việc tiêu thụ
hàng tồn kho, tình hình sản xuất suy giảm nghiêm trọng. Nhu cầu vay vốn của doanh
nghiệp phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh sụt giảm. Trong khi đó, nợ xấu ngân hàng
đang có xu hướng tăng cao, ngân hàng tiến hành giải ngân cho doanh nghiệp rất cầm
chừng với tâm lý ngại rủi ro. Vì vậy, nhiều ngân hàng đã tìm cách đẩy mạnh tín dụng cá
nhân để đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng.
Tín dụng cá nhân với các đặc điểm của mình mang lại nhiều tiện ích cho ngân
hàng, khách hàng và nền kinh tế. Riêng đối với ngân hàng, tín dụng cá nhân đóng vai trò
quan trọng. Việc phát triển tín dụng cá nhân góp phần vào nâng cao thương hiệu của ngân
hàng phổ biến rộng khắp. Thông qua tín dụng cá nhân, ngân hàng có nhiều thuận lợi trong
bán chéo sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Đồng thời, với số lượng khách hàng đông, số tiền
vay ít nên tín dụng cá nhân cũng góp phần phân tán rủi ro vỡ nợ cho ngân hàng. Vì vậy,

việc phát triển hoạt động tín dụng cá nhân là một lựa chọn đúng đắn.
Nắm bắt được tình hình, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng
đẩy mạnh phát triển và quảng bá các sản phẩm tín dụng cá nhân để thu hút khách hàng.
Qua quá trình thực tập tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Đông Sài Gòn – Phòng giao dịch Linh Trung 2, em đã có cơ hội tìm hiểu về quy trình tiến
hành cũng như thực trạng tín dụng cá nhân. Đó là nguyên nhân em chọn đề tài “ Hoạt
động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Đông Sài Gòn – Phòng giao dịch Linh Trung 2”.
Ngoài phần lời mở đầu, mục lục, bảng viết tắt, danh mục bảng biểu thì báo cáo
được chia làm ba chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam –
Chi nhánh Đông Sài Gòn
SVTH: LÊ THỊ MỸ NHƠN v
Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn – Phòng giao dịch Linh Trung 2.
Chương 3: Kiến nghị và giải pháp.
SVTH: LÊ THỊ MỸ NHƠN vi
BẢNG VIẾT TẮT
BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
TMCP Thương mại cổ phần
ĐSG Chi nhánh Đông Sài Gòn
PGD Phòng giao dịch
QHKH Quan hệ khách hàng
QLRR Quản lý rủi ro
QTTD Quản trị tín dụng
GDV Giao dịch viên
CBTD Cán bộ tín dụng
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước
KDNH Kinh doanh ngoại hối

SXKD Sản xuất kinh doanh
GTCG/STK: Giấy tờ có giá/Sổ tiết kiệm
CMND Chứng minh nhân dân
CIC Trung tâm thông tin tín dụng Việt Nam
SIBS Hệ thống lưu trữ dữ liệu của NH TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam
Đvt Đơn vị tính
SVTH: LÊ THỊ MỸ NHƠN vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Danh mục bảng
Tên Nội dung Trang
Bảng 1.1 Tổng nguồn vốn huy động và dư nợ tín dụng của
BIDV - Chi nhánh ĐSG giai đoạn 2011-2013
7
Bảng 1.2. Kết quả tình hình hoạt động kinh doanh BIDV chi nhánh Đông
Sài Gòn trong giai đoạn 2011-2013
9
Bảng 2.1. Tỷ trọng dư nợ tín dụng cá nhân trên tổng dư nợ PGD Linh
Trung 2 giai đoạn 2011-2013.
19
Bảng2.2. Dư nợ tín dụng cá nhân phân theo sản phẩm tại BIDV – PGD
Linh Trung 2 giai đoạn năm 2011 – 2013
21
Bảng 2.3. Dư nợ tín dụng cá nhân tại BIDV – PGD Linh Trung 2 giai
đoạn 2011 – 2013
24
Bảng 2.4. Tình hình dư nợ quá hạn và nợ xấu của PGD Linh Trung 2 -
BIDV Chi nhánh ĐSG trong giai đoạn 2011-2013
26
Phụ lục hình

SVTH: LÊ THỊ MỸ NHƠN viii
Tên Nội dung Trang
Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức các phòng ban BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn 3
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của PGD Linh Trung 2 – BIDV Chi nhánh Đống
Sài Gòn
12
Danh mục biểu đồ
Tên Nội dung Trang
Biểu đồ 1.1. Tổng nguồn vốn huy động và dư nợ tín dụng của BIDV - Chi
nhánh ĐSG giai đoạn 2011-2013
8
Biểu đồ 1.2. Kết quả tình hình hoạt động kinh doanh BIDV chi nhánh Đông
Sài Gòn trong giai đoạn 2011-2013
10
Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng dư nợ tín dụng cá nhân trên tổng dư nợ BIDV - PGD
Linh Trung 2 giai đoạn 2011-2013
20
Biểu đồ 2.2. Dư nợ tín dụng cá nhân theo kỳ hạn của BIDV - PGD Linh
Trung 2 giai đoạn 2011 - 2013
25
SVTH: LÊ THỊ MỸ NHƠN ix
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của BIDV Chi nhánh Đông Sài Gòn
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, được thành lập ngày 26/4/1957, là ngân
hàng thương mại lâu đời nhất tại Việt Nam với 56 năm phát triển và trưởng thành. BIDV
được Tổ chức Định hạng tín nhiệm toàn cầu Moody’s Investors Service (Moody’s) đánh
giá cao với thế mạnh là có quy mô tổng tài sản lớn thứ hai với hệ thống mạng lưới rộng
và sở hữu một trong những hệ thống thanh toán tốt nhất Việt Nam. Tính đến 30/9/2013,
tổng tài sản của BIDV là 535.8 nghìn tỷ đồng bao gồm 127 Chi nhánh với gần 700 điểm

giao dịch, 1300 ATM/POS tại 63 tỉnh thành trên cả nước. BIDV còn sở hữu các công ty
con tham gia vào nhiều lĩnh vực như Công ty Chứng khoán Đầu tư ( BSC ), Công ty Cho
thuê tài chính, Công ty Bảo hiểm Đầu tư ( BIC ) Ngoài ra, BIDV cũng có các hoạt động
phát triển hình ảnh ra quốc tế thông qua xây dựng điểm hiện diện thương mai tại các nước
Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc… và tham gia liên doanh với nước ngoài thành lập
các tổ chức tài chính như Ngân hàng Việt Nga – VRB, Ngân hàng liên doanh VID –
Public, Ngân hàng liên doanh Việt – Lào, Liên doanh quản lý đầu tư BIDV – Việt Nam
Partners…Đặc biệt, nổi bật trong thời gian gần đây là sự kiện Tập đoàn MetLife Inc.
(Metlife) ký hợp đồng liên doanh với BIDV và BIC thành lập Công ty TNHH Bảo hiểm
Nhân thọ BIDV MetLife với định hướng phát triển sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo
hiểm sức khỏe và kết hợp hai hình thức trên.
Nhờ mạng lưới rộng lớn, BIDV có thể cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịch
vụ đa dạng trong các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và đầu tư tài
chính.Trong lĩnh vực đầu tư tài chính, BIDV có một số thành tựu nổi bật với vai trò chủ
trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như Công ty phát triển đường cao tốc
(BEDC), Đầu tư sân bay Quốc tế Long Thành, Công ty cho thuê Hàng không (VALC)…
Qua quá trình điều tra, khảo sát thực tế tình hình hoạt động lĩnh vực Tài chính –
Ngân hàng tại địa bàn Quận Thủ Đức, BIDV nhận thấy nơi đây là một thị trường tiềm
năng vẫn chưa được khai thác hết. Nền kinh tế của Quận theo hướng phát triển nông
SVTH: LÊ THỊ MỸ NHƠN Page 1
nghiệp, công nghiệp – tiểu thương, thương mại dịch vụ. Bao ba mặt của Thủ Đức là hai
con sông lớn, sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, đồng thời có ba đường quốc lộ lớn chạy
qua là Xa lộ Hà Nội, Quốc lộ 13 và va lộ vành đai ngoài rất thuận tiên cho giao thông
đường thủy, đường bộ phục vụ vận chuyển hàng hóa, phát triển giao thương , kinh tế.
Trên địa bàn của Quận có Ga Bình Triệu, Làng đại học, Làng thiếu niên Thủ Đức, nhiều
khu chế xuất, khu công nghiệp liên doanh và nhiều nhà máy, xí nghiệp liên doanh hoặc
100% nước ngoài, xí nghiệp tự doanh, phân xưởng sản xuất nhỏ… Đặt biệt là Khu chế
xuất Linh Trung I và II được thành lập từ năm 1992 và 2000, quy tụ được hơn 72 dự án
nước ngoài và trong nước với tổng vốn đầu tư là 378 triệu Đô La Mỹ với hơn 78 ngàn
người năm 2011. Về thương mại, quận có một số chợ truyền thống như chợ Bình Triệu,

chợ Linh Xuân, chợ Phước Long, chợ Hiệp Phú, chợ Nông sản Thủ Đức…
Nhận thấy được tiềm năng trên, ngày 28/12/2004, BIDV – chi nhánh Đông Sài
Gòn tiền thân là PGD BIDV – Chi nhánh Thủ Đức đi vào hoạt động. Tên đơn vị: Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn. Trụ sở chính tại: 33
Nguyễn Văn Bá, P. Bình Thọ, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
Đây là chi nhánh đầu tiên được thành lập tại Quận Thủ Đức nên có rất nhiều lợi
thế về niềm tin của khách hàng tên địa bàn Quận. Những ngày đầu mới thành lập và đi
vào hoạt động, BIDV gặp phải trở lực và sự cạnh tranh quyết liệt bởi sự củng cố, phân
định thị phần đã được xác lập từ lâu của các bậc “đàn anh, đàn chị” NHTMNN, sự tranh
đua mạnh mẽ của ngân hàng bạn. Lúc mới thành lập, BIDV có 24 nhân viên và một điểm
giao dịch tại trụ sở đến nay BIDV có 110 nhân viên, trong đó khoảng 90% có trình độ đại
học và trên đại học. có tuổi đời còn trẻ khoảng 29 tuổi, nhiệt tình, năng động và gắn bó
với sự phát triển của BIDV, có trình độ chuyên môn và thái độ phục vụ khách hàng tận
tâm, chuyên nghiệp. Hiện nay, BIDV – Đông Sài Gòn có 5 PGD trực thuộc hoạt động
khắp Quận Thủ Đức là PGD Linh Trung I, PGD Linh Trung II, PGD Khu công nghệ cao,
PGD Linh Tây, PGD Quận 9.
SVTH: LÊ THỊ MỸ NHƠN Page 2
1.2. Sơ đồ tổ chức và chức năng phòng ban của BIDV Chi nhánh Đông Sài Gòn
1.2.1. Sơ đồ tổ chức
Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức các phòng ban BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn
Nguồn: Tài liệu của Phòng Tổ chức hành chánh BIDV – Chi nhánh Đông Sài Gòn
1.2.2. Chức năng của các phòng ban
- Giám đốc
Là người chỉ đạo trực tiếp xuống cấp dưới, có quyền quyết định cao nhất trong
BIDV-Chi nhánh ĐSG và chịu trách nhiệm về công việc quản lý của mình trước
Hội sở
- Phó Giám đốc
Là người có nhiệm vụ giúp Giám đốc theo dõi các công tác lớn trong chi nhánh,
chỉ đạo trực tiếp xuống các phòng bộ phân trong Chi nhánh.
- Phòng QHKH doanh nghiệp

 Thực hiện công tác tiếp thị bán sản phẩm ( sản phẩm bán buôn, tài trợ thương
mại) và phát triển quan hệ khách hàng.
SVTH: LÊ THỊ MỸ NHƠN Page 3
Phòng QHKH cá nhân
Phòng QHKH doanh nghiệp
Phòng QLRR
Phòng Quản trị tín dụng
Phòng Dịch vụ khách hàng
Tổ ATM
Tổ Chứng khoán
Tổ Quản lý và dịch vụ kho quỹ
Phòng Kế hoạch tổng hợp
Phòng Tổ chức hành chánh
Phòng Tài chính kế toán
Các Phòng giao dịch
GIÁM
ĐỐC
Khối
trực
thuộc
Khối
QHKH
Khối
QLRR
Khối Tác
nghiệp
Khối
Quản lý
nội bộ
PHÓ

GIÁM
ĐỐC
PHÓ
GIÁM
ĐỐC
PHÓ
GIÁM
ĐỐC
 Thực hiện công tác tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp.
- Phòng QHKH cá nhân
Có chức năng nhiệm vụ tương tự phòng doanh nghiệp nhưng chỉ khách đối tượng
khách hàng là cá nhân.
- Phòng quản lý rủi ro
 Công tác quản lý tín dụng
 Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng
hoạt động tín dụng
 Quản lý, giám sát phân tích đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín
dụng của chi nhánh
 Giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, tổng hợp kết quả và
trích lập dự phòng gửi Phòng tài chính kế toán.
 Thực hiện xử lý nợ xấu
 Công tác quản lý rủi ro tín dụng
 Tham mưu, đề xuất xây dựng các quy định về quản lý đánh giá định hạng
rủi ro tín dụng, đề xuất thực hiện quy trình, thủ tục đánh giá rủi ro và các
biện pháp quản lý rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng.
 Nhận hồ sơ đề xuất tín dụng đối với khách hàng, dự án để thẩm định, rà soát
và đánh giá hiệu quả, tính khả thi, các điều kiện tín dụng, định giá tài sản
đảm bảo, rủi ro của khoản vay.
 Trình lãnh đạo cấp tín dụng cho khách hàng
 Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp

Phổ biến văn bản quy định, quy trình quản lý rủi ro, hướng dẫn các chương trình
và biện pháp triển khai để phòng ngừa giảm thiểu rủi ro tác nghiệp trong khâu
nghiệp vụ. Thực hiện hệ thống quản lý, đo lường rủi ro để đánh giá các rủi ro tác
nghiệp xảy ra và đề xuất giải pháp xử lý.
 Các công tác khác
- Phòng Quản trị tín dụng
 Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị tín dụng cho vay, bảo lãnh đối với
khách hàng: tiếp nhận, kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ cấp tín dụng và các hồ sơ
có liên quan, nhập liệu thông tin của khoản vay và chịu trách nhiệm lưu giữ
theo quy định; tiếp nhận hồ sơ giải ngân, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ các điều
kiện giải ngân, lập tờ trình giải ngân trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; quản
lý quá trình giải ngân và thu nợ, theo dõi các khoản tín dụng, đề xuất ý kiến để
phòng tránh rủi ro.
SVTH: LÊ THỊ MỸ NHƠN Page 4
 Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại, gửi kết quả
về Phòng Quản trị rủi ro để thực hiện rà soát
- Phòng Dịch vụ kinh doanh
 Thực hiện giải ngân vay vốn trên cơ sở giải ngân, thực hiện thu nợ, thu lãi theo
yêu cầu.
 Trực tiếp bán sản phẩm tại quầy, giao dịch với khách hàng, kiểm tra tính pháp
lý, đúng đắn và đầy đủ đúng đắn của chứng từ giao dịch, chịu trách nhiệm bảo
mật giao dịch của khách hàng.
 Quản lý tài khoản, nhập thông tin khách hàng và hoạch toán kế toán các giao
dịch
 Chuyển tiền nhanh nội địa, chi trả kiều hối và chi trả tiền phí mậu dịch
 Thu đổi ngoại tệ tiền mặt, chi trả séc du lịch, thanh toán các loại thẻ
- Tổ quản lý và dịch vụ kho quỹ
Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất nhập quỹ: quản lý kho tiền và
quỹ nghiệp vụ, quản lý quỹ, phối hợp thực hiện nghiệp vụ thu chi tại quầy thuận
tiện, an toàn cho khách, mở sổ theo dõi và ghi chép sổ sách, cập nhập đầy đủ,

chính xác chứng từ quan trọng. Chịu trách nhiệm về đảm bảo an toàn kho quỹ và
an ninh tiền tệ, đảm bảo an toàn tài sản của chi nhánh và khách hàng
- Phòng Kế hoạch tổng hợp
 Công tác kế hoạch – tổng hợp
Thu thập thông tin, tổng hợp, phân tích, đánh giá các thông tin về tình hình hoạt
động của chi nhánh, đối tác, đối thủ cạnh tranh… tổng hợp tình hình lập kế hoạch
và thực hiện kế hoạch qua từng thời kỳ
 Công tác nguồn vốn
Đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn, giải pháp phát triển nguồn vốn
và các biện pháp giảm chi phí vốn.
- Phòng Tài chính - Kế toán
 Tiếp nhận, kiểm tra, tổng hợp số liệu kế toán phát sinh hàng ngày, tháng, quý
của các đơn vị trực thuộc.
 Quản lý thông tin và thực hiện báo cáo và chịu trách nhiệm về tính đúng đắn,
trung thực kịp thời hợp lý của các số liệu.
 Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch và đánh giá phân tích kết quả thực hiện
được.
 Thực hiện quản lý thông tin khách hàng, chỉnh sữa bổ sung cập nhập thay đổi.
- Phòng hành chính
SVTH: LÊ THỊ MỸ NHƠN Page 5
 Quản lí công tác hành chính: tiếp nhận, phân phối, phát hành và lưu trữ văn
thư, đảm bảo công tác lễ tân, hận cần, bảo vệ cho toàn BIDV
 Công tác nhân sự: quản lý các vấn đề về nhân sự liên quan đến việc tuyển dựng
nhân sự, luật lao động như hợp đồng lao động và nghỉ phép.
1.3. Tình hình kết quả kinh doanh của BIDV Chi nhánh Đông Sài Gòn giai đoạn
2011 - 2013
1.3.1. Kết quả huy động vốn và dư nợ tín dụng của BIDV Chi nhánh Đông Sài
Gòn giai đoạn 2011 - 2013
Giai đoạn 2011 - 2013 là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động, đặc
biệt là trong lĩnh vực Tài chính ngân hàng. Điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả

hoạt động của BIDV – Chi nhánh ĐSG.
Bảng 1.1. Tổng nguồn vốn huy động và dư nợ tín dụng của
BIDV - Chi nhánh Đông Sài Gòn giai đoạn 2011-2013
Đvt: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2012/2011 2013/2012
2011 2012 2013 Giá trị
Tốc độ
tăng (%)
Giá trị
Tốc độ
tăng (%)
Tổng nguồn vốn
huy động
2.871 2.925 3.015 54 1,88 90 3,08
Dư nợ tín dụng 1.534 1.925 2.115 391 25,49 190 9,87
Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV- Chi nhánh Đông Sài Gòn giai đoạn 2011 – 2013
Trước năm 2011 là thời kỳ cuộc cạnh tranh huy động vốn của các ngân hàng diễn
ra khá căng thẳng đã tạo ra sự bất ổn trên thị trường. Biểu hiện rõ rệt nhất là tình trạng lãi
suất huy động thường xuyên được đẩy lên cao, nhiều ngân hàng phá rào, vượt trần lãi suất
huy động. Tình trạng trên đã khiến nước ta đứng trước nguy cơ lạm phát cao bùng nổ.
Trước tình hình đó đến đầu năm 2011, NHNN ban hành Thông tư 02/TT-NHNN quy định
mức trần lãi suất huy động vốn VND tối đa của các NHTM bao gồm cả khoản chi khuyến
mãi dưới mọi hình thức là 14%/năm. Thông tư 09/2011/TT-NHNN áp dụng từ
13/04/2011 quy định mức trần lãi suất huy động vốn USD cuả NHTM là 1,0%/năm và đối
với cá nhân là 3,0%/năm (trước đây là 5-6%/năm). Nửa cuối năm 2011, NHNN thực hiện
SVTH: LÊ THỊ MỸ NHƠN Page 6
nghiêm quy định trần và xử phạt các ngân hàng vi phạm khiến lãi suất huy động giảm vào
năm 2012. Từ tháng 9/2011 đến tháng 6/2013, NHNN đã nhiều lần điều chỉnh giảm trần
lãi suất huy động tiền gửi VND từ 14%/năm xuống còn 7%/năm. Đối với tiền gửi ngoại

tệ, từ tháng 4/2011 đến nay, NHNN đã ba lần điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi USD, đưa
lãi suất tiền gửi USD của tổ chức và cá nhân xuống còn 0,25%/năm và 1%/năm. Động
thái trên đã dẫn mặc bằng lãi suất huy động giảm thấp khiến người gửi tiền không còn
mặn mà như trước. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2011 - 2013, các kênh đầu tư sinh lời khác
như chứng khoán, bất động sản, ngoại tệ đều diễn biến xấu nên người có tiền vẫn lựa
chọn gửi tiền vào ngân hàng là kênh đầu tư an toàn nhất. Do chịu ảnh hưởng bởi các nhân
tố tác động ngược chiều trên nên tổng nguồn vốn huy động của BIDV – Chi nhánh ĐSG
duy trì tương đối ổn định giai đoạn 2011 – 2012. Tổng nguồn vốn huy động đạt được năm
2012 là 2925 tỷ đồng, tăng 54 tỷ đồng, với tốc độ tăng 1,88% so với năm 2011 và trong
năm 2013 tăng nhẹ đạt 3.015 tỷ đồngvới mức tăng 90 tỷ đồng, tăng 3,08% so với năm
2012. Thực trạng trên cũng thể hiện, BIDV – Chi nhánh ĐSG đã làm rất tốt công tác huy
động vốn. Kết quả đó là nhờ khả năng biến đổi linh hoạt trong lãi suất huy động, sự đa
dạng trong các sản phẩm huy động vốn, thái độ nhiệt tình của các nhân viên, uy tín của
BIDV trong điều kiện bất ổn của thị trường.
Biểu đồ 1.1. Tổng nguồn vốn huy động và dư nợ tín dụng của
BIDV - Chi nhánh Đông Sài Gòn giai đoạn 2011-2013
Đvt: Tỷ đồng
SVTH: LÊ THỊ MỸ NHƠN Page 7
Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV- Chi nhánh Đông Sài Gòn giai đoạn 2011 – 2013
Tại BIDV – Chi nhánh ĐSG, mặt bằng lãi suất huy động giảm dần khiến cho vay
cũng có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2011-2013. Điều này đã tác động tích cực đến
nhu cầu vay vốn của khách hàng. Các khách hàng có điều kiện tiếp cận với đồng vốn vay
giá rẻ nên chủ động vay nhiều hơn. Dư nợ tín dụng BIDV- ĐSG năm 2012 là 1.925 tỷ
đồng tăng 391 tỷ đồng so với năm 2011, với mức tăng trưởng là 25,49%. Nhu cầu vay của
khách hàng chủ yếu phục vụ cho giải quyết cơn khát thanh khoản trong ngắn hạn sau một
quãng thời gian dài lãi suất vay vốn của ngân hàng ở mức cao. Năm 2013, tuy dư nợ tín
dụng tại BIDV – Chi nhánh ĐSG vẫn tiếp tục tăng trưởng, nhưng tốc độ tăng trưởng đã
có phần chậm lại. Dư nợ tín dụng là 2.115 tỷ đồng, tăng 190 tỷ đồng, tốc độ tăng là 9,87%
so với năm 2012. Năm 2013 là năm mà nền kinh tế vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi, tốc độ
tăng trưởng chậm, rất nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, tìm được khách hàng tốt để cho

vay là rất khó. Bên cạnh đó, để cải thiện tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng, ngân hàng
thực hiện nhiều biện pháp thắt chặt hơn các điều kiện cho vay, chọn lựa khách hàng theo
nhiều tiêu chí khắt khe hơn nên tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp hơn năm trước.
1.3.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Chi nhánh Đông Sài Gòn giai
đoạn 2011 – 2013.
Bảng 1.2. Kết quả tình hình hoạt động kinh doanh BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn
trong giai đoạn 2011-2013
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2012/2011 2013/2012
2011 2012 2013 Giá trị
Tốc độ
tăng (%)
Giá trị
Tốc độ
tăng (%)
Tổng thu nhập 375.480 336.143 355.248 -39,337 -10,48 19,105 5,68
Tổng chi phí 307.024 265.547 285.658 -41,477 -13,51 20,111 7,57
Chênh lệch thu chi 68.456 70.596 69.590 2,140 3,13 -1,006 -1,43
Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV- Chi nhánh Đông Sài Gòn giai đoạn 2011 – 2013
SVTH: LÊ THỊ MỸ NHƠN Page 8
Từ bảng số liệu, chênh lệch thu chi của BIDV – Chi nhánh Đông Sài Gòn giai
đoạn 2011 – 2013 có xu hướng ổn định khoảng 69 tỷ đồng. Trong đó, chênh lệch thu chi
năm 2012 tăng 3,13% so với năm 2011, nhưng qua năm 2013, chênh lệch thu chi giảm
1,43% so với năm 2012. Tuy chênh lệch thu chi của chi nhánh năm 2012 tăng so với năm
2011, nhưng nhìn vào tổng thu nhập và tổng chi phí lại thấy có sự giảm sút so với năm
2011. Chênh lệch thu chi tăng bởi tốc độ giảm của chi phí 13,51% cao hơn tốc độ giảm
của tổng thu nhập là 10,48%. Vì vậy, chênh lệch thu chi năm 2012 tăng so với 2013
không là dấu hiệu tốt, mà là biểu hiện của sự co hẹp lại các hoạt động của ngân hàng. Tuy
nhiên, năm 2012, hoạt động tín dụng có tốc độ tăng trưởng tốt mang lại nhiều thu nhập
cho Chi nhánh. Nhưng các hoạt động khác lại có biểu hiện xấu, thu nhập giảm sút khiến

tổng thu nhập có xu hướng giảm so với năm 2011.
Biểu đồ 1.2. Kết quả tình hình hoạt động kinh doanh BIDV chi nhánh Đông Sài
Gòn trong giai đoạn 2011-2013
Đvt: Triệu đồng
Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV- Chi nhánh Đông Sài Gòn giai đoạn 2011 – 2013
Trong năm 2013, cả tổng thu nhập và tổng chi phí của Chi nhánh đều tăng, nhưng
do tốc độ tăng của chi phí 7,57% cao hơn so với tốc độ tăng của thu nhập 5,68% nên
chênh lệch thu chi năm 2013 giảm nhẹ so với năm 2012, với mức giảm là 1.006 triệu
SVTH: LÊ THỊ MỸ NHƠN Page 9
đồng, tốc độ giảm 1,43%. Nguyên nhân của sự biến đổi trên là do sự biến động trong hoạt
động huy động vốn và tín dụng. Trong năm 2013, lãi suất VND của ngân hàng liên tục
giảm, lãi suất liên ngân hàng cũng giảm mạnh và có xu hướng đi ngang. Hiện tượng trên
được đánh giá là biểu hiện của vốn huy động bị ứ động do hoạt động tín dụng cầm chừng,
dư nợ tăng trưởng chậm chạp. Năm 2013, thu nhập từ các hoạt động tín dụng – nguồn thu
nhập chính của Chi nhánh tăng chậm, trong khi đó, chi phí cho hoạt động huy động vốn
tăng cao do sự tăng trưởng trong hoạt động huy động vốn so với năm 2012.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN
CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
– CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN - PHÒNG GIAO DỊCH LINH
TRUNG 2
2.1. Tổng quan về Phòng giao dịch Linh Trung 2 – Chi nhánh Đông Sài Gòn
2.1.1. Tổng quan về Phòng giao dịch Linh Trung 2
Tháng 1/2005, để tạo điều kiện thuận lợi cho các khách hàng ở khu vực Tam Bình
- Bình Chiểu, Thủ Đức thực hiện các giao dịch với ngân hàng, BIDV - ĐSG đã quyết
định thành lập điểm giao dịch tại Khu chế xuất Linh Trung 2.
Sau một quá trình hoạt động, đến tháng 5/2009, điểm giao dịch đã được phát triển
lên PGD Linh Trung 2, trở thành PGD thứ năm, do BIDV Chi nhánh Đông Sài Gòn trực
tiếp quản lý.
Địa chỉ hiện tại của BIDV PGD Linh Trung 2 là tại Cư xá Linh Trung 2, Tỉnh lộ
43- Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Vị trí của PGD Linh Trung 2 nằm ngay phía

trước cổng Khu chế xuất Linh Trung 2, Khu chế xuất Đồng An, rất gần với chợ Linh
Trung. Vị trí địa lý thuận lợi đã góp phần giúp cho ngân hàng tiếp cận được với đông đảo
tiểu thương và cán bộ công nhân viên tại các Khu chế xuất.
PGD Linh Trung 2 có tổng số nhân viên là 9 người, trong đó có một nhân viên vệ
sinh và một nhân viên bảo vệ chỉ là nhân viên thời vụ, theo hợp đồng ngắn hạn. Các nhân
viên còn lại đều có trình độ học vấn từ đại học trở lên và có ít nhất là hai năm kinh
nghiệm.
SVTH: LÊ THỊ MỸ NHƠN Page 10
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của PGD Linh Trung 2 – BIDV Chi nhánh ĐSG
Nguồn: Theo quan sát của tác giả
Trong đó:
- Giám đốc
Là người chỉ đạo trực tiếp xuống các nhân viên trong PGD, có quyền quyết định cao
nhất trong PGD Linh Trung 2 và chịu trách nhiệm về công việc quản lý của mình
trước Chi nhánh ĐSG. Đồng thời, Giám đốc cũng là Trưởng Phòng Tín dụng, thực
hiện công việc giám sát, chỉ đạo thực hiện mọi công việc của Phòng Tín dụng.
- Phó giám đốc
Phó giám đốc PGD là người giúp Giám đốc trong việc theo dõi hoạt động kinh doanh
khác (trừ tín dụng) của PGD, chỉ đạo trực tiếp xuống các nhân viên trong Phòng Dịch
vụ khách hàng. Đồng thời, Phó giám đốc là Trưởng Phòng Dịch vụ khách hàng kiêm
Kiểm soát viên, thực hiện công việc giám sát mọi hoạt động của GDV, chịu trách
nhiệm báo cáo lên Giám đốc các hoạt động thuộc cấp quản lý.
- Phòng Tín dụng
Phòng tín dụng tại PGD Linh Trung 2 có hai cán bộ, chịu sư quản lý trực tiếp của
Giám đốc, kiêm Trưởng Phòng Tín dụng.
SVTH: LÊ THỊ MỸ NHƠN Page 11
GIÁM ĐỐC PGD
Phòng Dịch vụ
khách hàng
PHÓ GIÁM ĐỐC

PGD
Phòng Tín dụng
Hai cán bộ tín dụng dưới sự giám sát của Giám đốc thực hiện công tác tiếp thị bán sản
phẩm dịch vụ của ngân hàng, phát triển quan hệ khách hàng và thực hiện công tác tín
dụng đối với khách hàng doanh nghiệp và cá nhân.
- Phòng Dịch vụ khách hàng
Phòng Dịch vụ khách hàng có ba cán bộ, chịu sự quản lý trực tiếp của Phó giám đốc,
kiêm Trưởng Phòng Dịch vụ khách hàng
GDV là nhân viên tại quầy giao dịch, thực hiện nhiệm vụ tương tự nhân viên thuộc
Phòng Dịch vụ khách hàng tại Chi nhánh.
2.1.2. Hoạt động của Bộ phận tín dụng – Phòng giao dịch Linh Trung 2
Sau khi được phân vào thực tập ở Phòng Tín dụng tại PGD Linh Trung 2, em có
cái nhìn tổng quát về quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Cán bộ tín dụng trực tiếp
giao dịch với khách hàng và chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ quy trình tín dụng. Giám
đốc PGD xem xét, giám sát, cho ý kiến về hoạt động tín dụng của cán bộ tín dụng. Nếu
khoản tín dụng trong hạn mức tín dụng của PGD, Giám đốc PGD sẽ trực tiếp phê duyệt
tín dụng và chịu trách nhiệm về khoản tín dụng được cấp. Nếu khoản tín dụng vượt quá
hạn mức tín dụng của PGD, thì Báo cáo đề xuất cấp tín dụng do cán bộ dụng đề xuất sẽ
được Giám đốc PGD cho ý kiến, thông qua và tiếp tục được trình lên Phó giám đốc
QHKH ở tại chi nhánh xem xét, phê duyệt.
2.2. Thực trạng tín dụng cá nhân tại Phòng giao dịch Linh Trung 2 – Chi nhánh
Đông Sài Gòn trong giai đoạn 2011 – 2013
2.2.1. Quy trình cấp tín dụng cá nhân tại Phòng giao dịch Linh Trung 2
Cán bộ tín dụng tại PGD Linh Trung 2 thực hiện quy trình cấp tín dụng cá nhân
gồm 11 bước.
Bước 1: Tiếp thị sản phẩm dịch vụ, phỏng vấn, giúp khách hàng hoàn thiện hồ sơ và
tiếp nhận hồ sơ
- Tiếp nhận nhu cầu sử dụng các sản phẩm và dịch vụ từ khách hàng.
- Phỏng vấn, nắm bắt thông tin từ khách hàng:
 Thông tin cá nhân của người vay như tên, tuổi, địa chỉ hiện tại, tình trạng hôn

nhân, có hay không người đồng trả nợ nếu có thì thông tin cá nhân của người
đó
 Thông tin về tình trạng vay nợ của khách hàng
 Nhu cầu vay, mục đích sử dụng, thông tin của bên nhận tiền vay
 Phần vốn tự có khách hàng tham gia,
SVTH: LÊ THỊ MỸ NHƠN Page 12
 Thời gian hoàn trả, thông tin về nơi làm việc, nguồn thu nhập, chi phí sinh hoạt
của gia đình,
 Thông tin về tài sản đảm bảo
 ….
- Giới thiệu với khách hàng sản phẩm dịch vụ phù hợp, thỏa thuận ban đầu với
khách hàng số tiền cho vay, mức lãi suất áp dụng và tư vấn phương thức hoàn trả
phù hợp với điều kiện của khách hàng và quy định của ngân hàng.
- Hướng dẫn khách hàng bổ sung các giấy tờ còn thiếu để hoàn thiện hồ sơ đề nghị
cấp tín dụng:
 Giấy đề nghị vay vốn
 Hồ sơ pháp lý: CMND, sổ hộ khẩu/ giấy chứng nhận tạm trú KT3 của cá nhân
hoặc người đại diện hợp pháp theo pháp luật của hộ kinh doanh, CMND của
vợ/chồng, người đồng trả nợ, giấy chứng nhận kết hôn
 Hồ sơ mục đích vay vốn: hợp đồng mua bán, hóa đơn, giấy phép xây dựng,
chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy xác nhận đăng ký thuế
 Hồ sơ kinh tế: hợp đồng lao động, sao kê bảng lương, tờ khai thuế thu nhập cá
nhân…
 Giấy tờ xác minh tính pháp lý của tài sản đảm bảo ( nếu có ) như giấy xác nhận
quyền sử dụng đất, CMND của bên thứ ba sở hữu tài sản đảm bảo
Tất cả giấy tờ cần thiết phải là bảng chính hoặc bảng đã có chứng thực, nếu không
có thể do nhân viên tín dụng đối chiếu và đóng dấu xác nhận.
- Tiếp nhận hồ sơ của khách hàng và kiểm tra tính đầy đủ và chính xác của hồ sơ,
lập phiếu nhận hồ sơ.
Bước 2: Đánh giá phân tích, lập báo cáo đề xuất tín dụng

Cán bộ tín dụng thẩm định khách hàng:
- Đánh giá thông tin khách hàng, tình hình quan hệ tín dụng của nhóm khách hàng
liên quan (vợ hoặc chồng), tra cứu thông tin của CIC
- Đánh giá mục đích sử dụng vốn và phân tích, đánh giá về phương án sản xuất, kinh
doanh, đánh giá về khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên nhận tiền vay
- Đánh giá năng lực tài chính, tính ổn định của nguồn thu nhập, chi phí sinh hoạt,
nguồn trả nợ định kỳ
- Đánh giá về tài sản bảo đảm: tiến hành khảo sát thực tế tài sản đảm bảo, trình Phó
giám đốc QHKH và Giám đốc PGD xin ý kiến tiến hành định giá giá trị tài sản
đảm bảo.
- Đánh giá rủi ro có thể xảy ra và các biện pháp phòng ngừa
SVTH: LÊ THỊ MỸ NHƠN Page 13
- Lập Báo cáo đề xuất tín dụng
Bước 3: Phê duyệt Báo cáo đề xuất tín dụng
Trình Giám đốc PGD kiểm tra lại các nội dung trong Báo cáo đề xuất tín dụng và
phê duyệt hoặc nếu số tiền cho vay vượt mức phán quyết của PGD (giới hạn trong 300
triệu trong 3 năm) thì Giám đốc PGD ghi ý kiến và trình Phó giám đốc QHKH phê duyệt:
- Trường hợp không phải qua thẩm định rủi ro và được phê duyệt thì chuyển lại cho
cán bộ tín dụng PGD.
- Trường hợp phải qua thẩm định rủi ro (nhu cầu vay của khách hàng lớn hoặc
khách hàng lần đầu tiên vay vốn với ngân hàng BIDV) thì Phòng QLRR tiếp nhận
hồ sơ và thẩm định rủi ro đề xuất cấp tín dụng và báo cáo thẩm định rủi ro đi kèm
theo hồ sơ tín dụng.
- Trường hợp không được phê duyệt thì chuyển trả hồ sơ tín dụng cho cán bộ tín
dụng PGD để thông báo từ chối.
Bước 4: Phê duyệt cấp tín dụng
Phó giám đốc QHKH, Giám đốc/Phó Giám đốc QLRR tín dụng, Giám đốc PGD,
Hội đồng tín dụng cơ sở thực hiện: phê duyệt cấp tín dụng và xử lý sự khác biệt giữa ý
kiến phê duyệt rủi ro tín dụng, tiến hành trao đổi ý kiên trực tiếp để đi đến thống nhất.
Nếu không thống nhất được trình cấp có thẩm quyền cao hơn quyết định.

Bước 5: Thực hiện các thủ tục sau phê duyệt
- Trong trường hợp từ chối cấp tín dụng: soạn thảo văn bản từ chối cấp tín dụng,
trình cấp có thẩm quyền ký và gửi cho khách hàng, lưu hồ sơ từ chối cấp tín dụng
- Trường hợp đồng ý cấp tín dụng: tiến hành thỏa thuận với khách hàng về các điều
kiện tín dụng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Nếu khách hàng đồng ý các điều kiện đã nêu thì tiến hành soạn thảo hợp đồng tín
dụng, hợp đồng giao địch đảm bảo
- Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng giao dịch đảm bảo
- Thực hiện công chứng hợp đồng tín dụng và hợp đồng giao dịch đảm bảo tài
phòng tài nguyên môi trường của nơi đăng ký bất động sản hoặc trung tâm đăng ký
giao dịch đảm bảo
Bước 6: Đề xuất và giải quyết giải ngân/phát hành bảo lãnh
- Tiếp nhận hồ sơ và đề xuất giải ngân
SVTH: LÊ THỊ MỸ NHƠN Page 14
- Thẩm định các đề nghị giải ngân: kiểm tra tính đầy đủ và đúng đắn của các hóa
đơn, hợp đồng mua bán, yêu cầu bên được thanh toán bằng tiền giải ngân phải có
tài khoản ngân hàng tại BIDV và chuyển thẳng tiền giải ngân nếu số tiền giải ngân
lớn hơn 100 triệu đồng
- Phê duyệt giải ngân: cán bộ tín dụng PGD trình Giám đốc PGD ký phê duyệt giải
ngân/phát hành bảo lãnh.
Bước 7: Giải ngân
Cán bộ tín dụng soạn thảo khế ước nhận nợ và đưa cho khách hàng ký. Cán bộ tín
dụng chuyển một bán kế ước nhận nợ cho cán bộ Phòng Dịch vụ khách hàng giải ngân.
Bước 8: Giao nhận hồ sơ, cập nhập thông tin vào hệ thống IBS
Hồ sơ tín dụng làm thành ba bản: 2 bản cho phòng QITD nhập và lưu trữ, 1 bản
giao cho khách hàng. Cập nhập thông tin vào hệ thống SIBS.
Bước 9: Kiểm soát khoản vay
- Theo dõi và kiểm tra tiến độ của khoản vay/bảo lãnh đã được giải ngân/phát hành
bảo lãnh, nghĩa vụ của khách hàng đã phát sinh để có biện pháp kiểm tra, giám sát,
thu hồi nợ.

- Thực hiện phân loại nợ, theo dõi phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
của khách hàng
- Triển khai các biện pháp phòng ngừa rủi ro
- Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi khi đến hạn
- Thực hiện gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ theo nhu cầu và quy định của ngân
hàng.
Bước 10: Thu nợ, lãi, phí
- Thông báo, đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi, phí, thực hiện điều chỉnh tín dụng
và chuyển nợ quá hạn khi cần thiết
- Thực hiện thu gốc, lãi, phí thông qua hình thức: tự động trích tài khoản tiền gửi
của khách hàng khi đến hạn, thu nợ thủ công và thu nợ khi khách hàng chủ động
trả nợ trước hạn.
Bước 11: Thanh lý hợp đồng, giải tỏa bảo lãnh
- Thanh lý hợp đồng cho vay: thực hiện đối chiếu kiểm tra lại số thu nợ gốc, lãi,
phí… để tất toán hồ sơ tín dụng, giải chấp các hợp đồng bảo đảm, thanh lý hợp
đồng, làm phiếu xuất kho tài sản đảm bảo.
- Thanh lý hợp đồng cấp bảo lãnh trong trường hợp thư bảo lãnh/hợp đồng bảo lãnh
có thời hạn hết hiệu lực mở hoặc hết hiệu lực trước thời hạn đã xác định: theo dõi
SVTH: LÊ THỊ MỸ NHƠN Page 15
và đôn đốc khách hàng cung cấp các bằng chứng liên quan đến điều kiện hết hiệu
lực của thư bảo lãnh, tất toán thư bảo lãnh khi có được đề xuất tất toán kèm theo
hồ sơ liên quan.
2.2.2. Thực trạng tín dụng cá nhân tại Phòng giao dịch Linh Trung 2 giai đoạn
2011 – 2013
2.2.2.1. Đặc điểm tín dụng cá nhân tại Phòng giao dịch Linh Trung 2
Hoạt động tín dụng cá nhân tại BIDV – Chi nhánh PGD Linh Trung 2 chủ yếu tập
trung và hoạt động cho vay và chiết khấu GTCG/STK, rất ít và hầu như không có hoạt
động bảo lãnh, bao thanh toán, cho thuê tài chính. Các sản phẩm tín dụng cá nhân chủ yếu
tại BIDV – ĐSG PGD Linh Trung 2 là Cho vay mua ô tô, Cho vay mua nhà ở, Cho vay
hoạt động sản xuất kinh doanh, Cho vay du học, Chiết khấu/Cho vay đảm bảo bằng

GTCG/STK, Cho vay tiêu dùng, Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ
tín dụng, Cho vay thấu chi… Đồng thời, PGD Linh Trung 2 cung cấp sản phẩm tín dụng
có hoặc không có tài sản đảm bảo. Đối tượng khách hàng chủ yếu mà PGD hướng đến là
nhóm khách hàng cá nhân có thu nhập ổn định, có tài khoản đổ lương qua ngân hàng
BIDV hoặc có thể chứng minh được thu nhập. Phương thức trả nợ thường xuyên sử dụng
là vay trả góp định kỳ hàng tháng.
PGD Linh Trung 2 vừa mới đi vào hoạt động từ năm 2009. Đồng thời, PGD còn
chịu sức ép mạnh mẽ từ các chi nhánh, PGD của các ngân hàng khác lâu đời hơn tại khu
vực như Vietcombank, Agribank…. Chính vì vậy, vị thế của PGD BIDV Linh Trung 2 tại
khu vực chưa cao. PGD vẫn đang dần từng bước tìm kiếm các khách hàng tốt thân thiết
và có nhu cầu vay vốn tại khu vực.
2.2.2.2. Tình hình dư nợ tín dụng cá nhân của Phòng giao dịch Linh Trung 2
Giai đoạn 2011-2013 là giai đoạn nền kinh tế nước ta rơi vào giai đoạn suy thoái.
Nhìn chung, bối cảnh kinh tế rất ảm đạm, hàng hóa ế ẩm, SXKD đình trệ, hàng tồn kho
tăng. Chính vì thế, có rất nhiều doanh nghiệp chịu lỗ, phải phá sản hoặc hoạt động rất cầm
SVTH: LÊ THỊ MỸ NHƠN Page 16

×