Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

Đồng nghĩa Trái nghĩa và vấn đề dạy nghĩa của từ trong mối quan hệ đồng nghĩa trái nghĩa ở Tểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.46 KB, 59 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình tới TS.GVC
Đỗ Thị Thu Hương, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành
khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Chủ nhiệm
khoa, các thầy cô trong tổ Ngôn ngữ, khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện tốt nhất cho em được học tập và nghiên cứu
tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Tác giả khóa luận
Đỗ Thị Hà
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận là kết quả nghiên cứu của
riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. GVC Đỗ Thị Thu
Hương. Khóa luận với đề tài Đồng nghĩa - trái nghĩa và
vấn đề dạy nghĩa của từ trong mối quan hệ đồng nghĩa
- trái nghĩa ở Tiểu học chưa từng được công bố trong bất kì
công trình nghiên cứu nào khác. Nếu có gì sai phạm, người
viết sẽ chịu mọi hình thức kỉ luật theo đúng quy định của việc
nghiên cứu khoa học.
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Tác giả khóa luận
Đỗ Thị Hà
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngữ nghĩa là một bình diện của ngôn ngữ bên cạnh những bình diện khác
như ngữ pháp, ngữ âm, phong cách, Dạy nghĩa của từ là một hoạt động
không thể thiếu trong chương trình tiếng Việt ở phổ thông nói chung và
chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học nói riêng. Mục tiêu đầu tiên của môn


Tiếng Việt trong chương trình mới (sau năm 2000) là: “Hình thành và phát
triển ở học sinh những kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học
tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động lứa tuổi”.[7, Tr.9] Điều này có
nghĩa là chương trình Tiếng Việt giúp các em mở rộng và phát triển vốn từ,
làm cho các em hiểu được nghĩa của từ, từ đó vận dụng vào giao tiếp và học
tập.
Về từ ngữ, các tác giả cuốn “Phương pháp dạy học Tiếng Việt” khẳng
định: “Từ vựng là một trong các bộ phận của hệ thống ngôn ngữ, thiếu từ
vựng thì không có bất cứ ngôn ngữ nào”.[1] Điều này lí giải tại sao việc dạy
nghĩa của từ được coi là nhiệm vụ quan trọng trong chương trình dạy học
Tiếng Việt tiểu học, lí giải tại sao việc mở rộng và phát triển vốn từ cho học
sinh được chú trọng ngay từ bậc Tiểu học.
Nghĩa của từ rất quan trọng, trong giao tiếp thông thường cả người phát
(nói, viết) và người nhận (nghe, đọc) đều phải nắm được, hiểu được nghĩa của
từ thì mới sử dụng từ một cách chuẩn xác, từ đó giao tiếp mới có hiệu quả.
Dạy từ mà không cho học sinh hiểu từ, nắm được nghĩa của từ thì sẽ là một
việc vô bổ vì như thế học sinh không biết dùng từ đã cung cấp.
Hơn nữa môn Tiếng Việt đóng vai trò hết sức quan trọng, giúp trẻ chiếm
lĩnh tri thức mới, hình thành và phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt trong
học tập và giao tiếp. Ngay từ bậc tiểu học, học sinh đã được chú trọng dạy từ,
trong đó dạy nghĩa của từ, quan hệ ngữ nghĩa là nhiệm vụ rất là quan trọng.
Đồng nghĩa trái nghĩa được đưa vào chương trình học của học sinh tiểu
học nhằm giúp các em hiểu nghĩa của từ, xác định được từ đồng nghĩa, từ trái
4
nghĩa. Từ đó giúp các em sử dụng tốt ngôn ngữ dân tộc, giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt.
Với lí do thiết thực trên chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “Đồng
nghĩa - trái nghĩa và vấn đề dạy nghĩa của từ trong mối quan hệ đồng nghĩa -
trái nghĩa ở Tiểu học.”
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Về từ đồng nghĩa, trái nghĩa đã có rất nhiều bài viết, công trình nghiên
cứu. Ở đây chúng tôi xin điểm qua một vài công trình nghiên cứu trong nước
về hiện tượng này.
Tác giả Nguyễn Văn Tu khi nói về “Nghĩa của từ” ông đã dành hơn một
trăm trang để bàn về đồng nghĩa và trái nghĩa. Theo tác giả: “từ đồng nghĩa là
từ có những nghĩa giống nhau, đó là những tên khác nhau của cùng một hiện
tượng Những từ đồng nghĩa có một chỗ chung là việc định danh”, [11, Tr.9]
bàn về từ trái nghĩa tác giả nhất trí với khái niệm: “Từ trái nghĩa những từ có
ý nghĩa đối lập nhau”. [11, Tr.9]
Trong cuốn: “Từ điển đồng nghĩa Tiếng Việt” Nguyễn Văn Tu đưa ra
khái niệm đồng nghĩa một cách cụ thể: “Từ đồng nghĩa là những từ có ý
nghĩa biểu đạt giống nhau hoặc gần giống nhau, có thể thay thế cho nhau
trong một số ngữ cảnh. Nói rộng ra chúng là những từ chỉ cùng một khái
niệm”.[ 12, Tr.14]
Thống nhất với quan điểm của những nhà nghiên cứu khác nhóm tác giả
Dương Kỳ Đức (chủ biên), Nguyễn Văn Dự, Vũ Quang Hào cũng khẳng định
bản chất của trái nghĩa là đối lập nhưng “Trái nghĩa là đối lập trong cùng một
bản chất”. [8]
Tác giả Đỗ Hữu Châu được coi là người có khám phá mới mẻ khi bàn
về từ đồng nghĩa, trái nghĩa của Tiếng Việt. Ông đã kế thừa những thành quả
nghiên cứu của những nhà nghiên cứu trước, đồng thời phát triển và khắc
phục những hạn chế còn tồn tại theo quan điểm truyền thống thành những
khái niệm có cơ sở lí luận chặt chẽ và có tính thực tế cao. Theo ông: “Đồng
5
nghĩa có phạm vi rộng khắp trong toàn bộ từ vựng và trước tiên những từ
đồng nghĩa phải có chung ít nhất một nét nghĩa, hay chúng phải cùng một
trường nghĩa”, ông khẳng định: “Một nét nghĩa rộng có thể được phân hóa
một cách cực đoan thành hai cực ta có những từ trái nghĩa”.[2, Tr.196, 215]
Nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệm, Hoàng Trọng cũng bàn
về đồng nghĩa, trái nghĩa. Khi bàn về vấn đề này, tác giả khẳng định: “Từ

đồng nghĩa là từ tương đồng về nghĩa, khác nhau về sắc thái âm thanh và có
đặc biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách nào
đó”. “Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa đối lập nhau trong quan hệ tương
liên”. [6, Tr.195]
Không đi sâu vào nghiên cứu từ đồng nghĩa, trái nghĩa trong Tiếng Việt
nhưng nhóm tác giả Phan Thiều, Lê Hữu Tỉnh cũng đã đưa ra những khái
niệm đồng nghĩa, trái nghĩa một cách khái quát trên cơ sở thống nhất với
những ý kiến đi trước. Bên cạnh đó, các tác giả còn đưa ra một số lưu ý
hướng dẫn học sinh làm bài tập về đồng nghĩa, trái nghĩa.
Trong những công trình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy hầu hết các
công trình nghiên cứu này đều đã nghiên cứu trực tiếp về từ đồng nghĩa, trái
nghĩa và đưa ra khái niệm về từ loại này. Xét về cơ bản chưa công trình nào
nghiên cứu vấn đề đồng nghĩa - trái nghĩa và vấn đề dạy nghĩa của từ trong
mối quan hệ của từ đồng nghĩa - trái nghĩa ở Tiểu học. Vì vậy chúng tôi có
thể khẳng định rằng đề tài nghiên cứu của chúng tôi là một đề tài mới mẻ và
cần thiết.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu nghĩa của từ trong mối quan hệ đồng nghĩa - trái
nghĩa, đề tài nhằm mục đích đề xuất một số phương pháp dạy nghĩa của từ
cho học sinh bậc Tiểu học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên khóa luận phải thực hiện những nhiệm vụ cơ
bản sau:
6
- Tổng hợp những vấn đề lý thuyết và thực tiễn để xây dựng được cơ sở
lý luận cho đề tài.
- Tìm các biện pháp dạy nghĩa của từ trong mối quan hệ đồng nghĩa - trái
nghĩa ở Tiểu học.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động dạy nghĩa của từ trong

mối quan hệ đồng nghĩa - trái nghĩa cho học sinh lớp 4, 5.
5.2. Phạm vi nghiên cứu hoạt động dạy học nghĩa của từ được giới hạn theo
chuẩn kiến thức cần đạt được cho học sinh lớp 4, lớp 5 và hoạt động dạy học
nghĩa của từ chỉ được tiến hành ở phạm vi các lớp từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
6. Phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu đề tài này chúng tôi sử dụng một số phương
pháp sau:
- Phương pháp thống kê: Tập hợp, thống kê kết quả các bài dạy về nghĩa
của từ.
- Phương pháp hệ thống: Chúng tôi sử dụng để hệ thống các từ đồng
nghĩa, trái nghĩa, các bài dạy về nghĩa của từ.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp:
+ Phương pháp tổng hợp những tài liệu khoa học cần thiết để làm cơ sở
lý thuyết cho đề tài.
+ Từ số liệu thống kê, tiến hành phân tích sơ liệu và đưa ra những nhận
định, đánh giá và kết luận. Phân tích các tài liệu khoa học rồi hợp lại thành cơ
sở lí luận của đề tài.
7. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận này gồm 2
chương cơ bản sau:
Chương 1. Những vấn đề về nghĩa của từ.
Chương 2. Vấn đề dạt nghĩa của từ trong mối quan hệ đồng nghĩa - trái
nghĩa ở Tiểu học

7
8
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ NGHĨA CỦA TỪ
1.1. Nghĩa của từ
1.1.1. Khái niệm về nghĩa của từ

Để trả lời câu hỏi “nghĩa của từ là gì ?”, trước hết phải trở lại với bản chất
tín hiệu của từ. Từ tín hiệu, nó phải “nói lên”, phải đại diện cho, phải được
người sử dụng quy chiếu về một cái gì đó. Mỗi khi học nghĩa của một từ,
chúng ta đều học bằng cách liên hệ với những cái mà từ đó chỉ ra (trước hết là
sự vật, hiện tượng, hành động hoặc thuộc tính mà từ đó làm tên gọi cho nó).
Mặt khác nghĩa của từ cũng được học thông qua hoặc liên quan tới vô vàn tình
huống giao tiếp ngôn ngữ mà từ đó sử dụng. Nghĩa của từ là toàn bộ nội dung
tinh thần mà một từ (hay một ngữ cố định) gợi ra khi chúng ta tiếp xúc với từ
đó. Nhờ nghĩa của từ mà chúng ta kết hợp từ với từ để tạo nên nghĩa của câu và
nhờ nghĩa của từ trong một câu mà chúng ta hiểu được câu đó.
Trong một đơn vị từ vựng người ta phân chia thành hai lớp nghĩa: Lớp
nghĩa bên ngoài (nghĩa liên hội) và lớp nghĩa bên trong (nghĩa cấu trúc, nghĩa
ngữ pháp).
Lớp nghĩa bên ngoài được hình thành trong mối quan hệ với xã hội, lịch
sử, dân tộc, thời đại và cá nhân người sử dụng ngôn ngữ. Cụ thể mỗi từ khi
đưa vào sử dụng thì trong quá trình sử dụng ấy đã hình thành một lớp nghĩa
bao quanh mỗi từ. Nhờ có lớp nghĩa này mà từ mới thực sự trở thành cụ thể
sinh động. Mỗi dân tộc hầu như có một ngôn ngữ, tính chất cư trú trên những
vị trí địa lí khác nhau, phong tục tập quán khác nhau Tất cả những cái khác
nhau ấy tạo nên ý nghĩa bên ngoài của từ khác nhau. Ý nghĩa bên ngoài ấy lại
có thể thay đổi theo từng thời đại và cũng có thể được mỗi cá nhân sử dụng
với ý nghĩa khác nhau do vốn ngôn ngữ khác nhau.
9
Nghĩa bên trong: đây là lớp nghĩa đối lập với lớp nghĩa bên ngoài, lớp
nghĩa này có tính bền vững, ít thay đổi, được truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác. Lớp nghĩa bên trong gồm hai loại, đó là nghĩa từ vựng và nghĩa
ngữ pháp.
Ý nghĩa từ vựng là ý nghĩa riêng của từng từ, không lặp lại ở từ khác.
Nghĩa từ vựng bao gồm nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu vật, nghĩa biểu thái.
Nghĩa ngữ pháp là ý nghĩa chung cho nhiều từ cùng loại và liên quan đến

chức năng tạo câu. Nghĩa này có thể quy về các phạm trù như: giống, số,
cách, ngôi, thời, thể, thức hay các phạm trù: danh, tính, số từ…
Như vậy, muốn hiểu được nghĩa của từ phải đối chiếu từ với các hoạt
động giao tiếp, với các chức năng tín hiệu học của từ, phải nắm được ý nghĩa
riêng của từ đó là nghĩa từ vựng và ý nghĩa chung của từ đó là nghĩa ngữ
pháp. Trong phần nghiên cứu này ta chỉ đi tìm hiểu ý nghĩa riêng của từ. Vì
vậy trong phần này chúng tôi chỉ đề cập đền phần ý nghĩa từ vựng.
1.1.2. Các thành phần nghĩa từ vựng của từ
1.1.2.1. Nghĩa biểu vật
Ý nghĩa biểu vật bắt nguồn từ chức năng biểu vật của từ. Nghĩa biểu vật
là nghĩa gọi tên các loại sự vật, hiện tượng, trạng thái, tính chất, hoạt động, …
theo lối tổng hợp tính, nghĩa là gọi tên không lý do.
Khi nghiên cứu nghĩa biểu vật của từ phải đặt từ vào mối liên hệ với
thực tế khách quan. Bởi vì đó là những “mẩu”, những “mảnh”, những “đoạn
cắt” của thực tế nhưng không hoàn toàn trùng với thực tế khách quan, giữa từ
với thực tế khách quan ít có sự tương ứng 1 - 1, cùng với một sự vật nhưng có
rất nhiều tên gọi hoặc cùng một từ nhưng chỉ nhiều sự vật, hiện tượng khác
nhau.
Các từ trong Tiếng Việt có ý nghĩa biểu vật rộng, có từ có ý nghĩa biểu
vật hẹp. Những từ có ý nghĩa biểu vật rộng là những từ có ý nghĩa khái quát
và có thể gọi tên được nhiều sự vật, hiện tượng đó là những từ đơn âm tiết, từ
10
ghép (nhà cửa, ruộng nương ), láy cá thể (máy móc, chim chóc, tiệc tùng, ).
Những từ mang ý nghĩa biểu vật hẹp là những từ chỉ gọi tên được một hay
một số ít các sự vật, hiện tượng, đó là các từ ghép phân nghĩa (xe đạp, xe
máy, ) láy sắc thái hóa (xanh xao, vàng vọt, )
1.1.2.2. Nghĩa biểu niệm
Nghĩa biểu niệm là liên hệ giữa từ với ý (hoặc ý nghĩa, ý niệm). Cái ý đó
người ta gọi là cái biểu niệm (sự phản ánh các thuộc tính của biểu niệm và ý
thức của con người).

Nghĩa biểu niệm bắt nguồn từ chức năng biểu niệm của từ. Nghĩa biểu
niệm là nghĩa biểu thị khái niệm về sự vật, hiện tượng của thực tế khách quan.
Mỗi sự vật, hiện tượng được nhận thức bằng tư duy thông qua những dấu hiệu
của nó và được phản ánh bằng ngôn ngữ thành các ý nghĩa biểu vật (được gọi
tên), từ ý nghĩa biểu vật sẽ có một ý nghĩa biểu niệm tương ứng. Khi nghiên
cứu ý nghĩa biểu niệm phải đặt trong mối quan hệ với các dấu hiệu của khái
niệm. Như vậy gọi tên theo lối biểu niệm là gọi tên có lí do.
Ví dụ: Sự vật có mặt phẳng, làm bằng nguyên liệu rắn, có chân, dùng để
viết: là cái bàn.
1.1.2.3. Nghĩa biểu thái
Ngoài hai thành phần nghĩa biểu vật và nghĩa biểu niệm, khi xác định
nghĩa của từ người ta còn phân biệt một thành phần nghĩa nữa, đó là nghĩa
ngữ dụng hay còn gọi là nghĩa biểu thái, nghĩa hàm chỉ.
Nghĩa biểu thái (nghĩa ngữ dụng, nghĩa hàm chỉ) bắt nguồn từ chức năng
biểu thái của từ, nó biểu thị thái độ, tình cảm, cách đánh giá của người sử
dụng ngôn ngữ đối với sự vật được gọi tên.
Như vậy, nghiên cứu nghĩa biểu thái, nó đặt trong mối quan hệ với người
sử dụng ngôn ngữ, biểu hiện thái độ: người ta ứng xử thế nào trước một sự vật
gọi tên; ở các cung bậc tình cảm: vui, buồn, yêu, ghét, lo, sầu, ; ở trong cách
11
đánh giá: con người đánh giá như thế nào trước một sự vật hiện tượng trong
thực tế khách quan.
Trong hệ thống từ vựng, nghĩa biểu thái của từ cũng biểu hiện không
đồng đều giữa các từ: những từ có ý nghĩa biểu thái cao nhất là các từ cảm,
các trợ từ: ái, ối, ôi, a, chao ôi, khiếp, ; những từ có ý nghĩa biểu thái thấp
hơn các nhóm từ vừa có ý nghĩa định danh vừa có ý nghĩa biểu thái, đó là
những từ ghép, láy sắc thái hóa và một số từ đơn có ý nghĩa biểu thái, Ví dụ:
lom khom, tập tễnh, khấp khiểng, đỏ lòm,
Nhóm từ có ý nghĩa sắc thái hóa thấp nhất là nhóm từ có nghĩa định
danh thông thường. Muốn tìm hiểu ý nghĩa sắc thái hóa của những từ định

danh thông thường thì phải đặt nó trong mối quan hệ với dãy đồng nghĩa để ta
so sánh từ này với từ kia, xét nó ở mức độ nào. Ví dụ: dãy đồng nghĩa: đi,
chuồn, phắn, lặn,
Như vậy, nghĩa của từ có ba thành phần nghĩa: nghĩa biểu vật gọi tên sự
vật bên ngoài (khách quan), cụ thể; nghĩa biểu niệm chỉ khái niệm bên trong
(bản chất), trừu tượng; nghĩa biểu thái chỉ ý nghĩa đi kèm thái độ, cảm xúc
của người dùng. Cả ba nghĩa đều quan trọng, không có nghĩa nào quan trọng
hơn cả, nó là ba mặt của một vấn đề, có vai trò như nhau và liên hệ với nhau.
1.2. Các quan hệ ngữ nghĩa trong hệ thống từ vựng
1.2.1. Đồng nghĩa
Đồng nghĩa trước hết là một loại quan hệ giữa các từ trong trường nghĩa
như quan hệ cấp loại, quan hệ toàn thể - bộ phận. Các đơn vị từ vựng trong
một trường nghĩa có những nét nghĩa đồng nhất, chủ yếu là nét nghĩa biểu
niệm, thì có quan hệ đồng nghĩa với nhau.
1.2.1.1. Một số quan điểm về từ đồng nghĩa
Đồng nghĩa là một hiện tượng diễn ra phổ biến trong các ngôn ngữ nói
chung và trong tiếng Việt nói riêng. Tuy nhiên cho đến nay quan niệm về hiện
tượng này chưa phải đã thống nhất.
12
* Quan niệm về từ đồng nghĩa của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới
P.A.Budagov đã đưa ra quan điểm của mình: “Từ đồng nghĩa là những
từ gần về nghĩa, nhưng khác nhau về âm thanh, biểu thị các sắc thái của một
khái niệm” [9].
N. Ibragimốp đã đưa ra quan niệm về từ đồng nghĩa như sau: “Các tên
gọi của cùng một sự vật ở những quan hệ khác nhau của nó - chính là các từ
có ý nghĩa chung với nhau và riêng cho từng từ” [14] Ibragimốp đã coi các từ
đồng nghĩa là bằng chứng về sự phong phú của ngôn ngữ, là phương tiện để
tránh sự trùng lặp, sự diễn đạt được thi vận, để cải tiến về lối văn và và sự khu
biệt về phong cách.
Như vậy, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một quan niệm thống nhất về từ

đồng nghĩa:
Các từ đồng nghĩa được định nghĩa là các từ gần gũi nhưng không đồng
nhất về ý nghĩa. Các học giả cũng xác định rằng các từ đồng nghĩa là chỉ tố về
tính chất đã phát triển của một ngôn ngữ, là chỉ tố về sự phong phú, uyển
chuyển của nó và các từ đồng nghĩa là để phục vụ cho sự đa dạng hóa trong
cách biểu hiện tư tưởng. Đồng thời nó còn là sự khu biệt về mặt phong cách,
về mức độ đặc trưng, về khả năng kết hợp với phạm vi từ nào đó, và những từ
đồng nghĩa là những từ có ý nghĩa trừu tượng.
Các từ đồng nghĩa cũng được xem là những từ biểu thị cùng một hiện
tượng của một hiện thực khách quan, nhưng khác nhau về sắc thái ý nghĩa,
thuộc tính phong cách Theo đó có một số quan điểm tiêu biểu như sau:
Cũng bàn về từ đồng nghĩa V.N.Kliueva định nghĩa là “Các từ - khái
niệm phản ánh bản chất của một hiện tượng của hiện thực khác quan, khu
biệt bởi những sắc thái ý nghĩa bổ sung và phục vụ không chỉ cho việc thay
thế nhau mà còn để chính xác hóa tư tưởng, thái độ của chúng ta đối với
ngôn ngữ” [14].
13
E.M. Gankina - Fêđôrúc đã định nghĩa từ đồng nghĩa là “Các từ có âm
khác nhau, gọi tên cùng một đối tượng, được thống nhất bằng khái niệm
chung, nhưng có sắc thái ý nghĩa nhất định” [14].
Nói tóm lại, các quan điểm trên về từ đồng nghĩa đã cho thấy được sự đa
dạng của các quan niệm, các định nghĩa về từ đồng nghĩa trong các công
trình, các tài liệu, bài viết Trong đó, tập trung vào hai quan niệm cơ bản.
Quan niệm thứ nhất: các từ đồng nghĩa là những từ có âm khác nhau, gần gũi
nhưng không đồng nhất về ý nghĩa của chúng. Quan niệm thứ hai: các từ
đồng nghĩa là những từ biểu thị cùng một hiện tượng của một hiện thực khách
quan nhưng khác nhau về sắc thái ý nghĩa, thuộc tính phong cách
* Quan niệm về từ đồng nghĩa của các nhà Việt ngữ học
Cho đến nay, không chỉ trong các sách ngôn ngữ học ở nước ngoài, mà
trong các tài liệu Việt ngữ học cũng đưa ra rất nhiều những quan niệm khác

nhau về từ đồng nghĩa.
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu: “Trong vốn từ học của bất cứ một ngôn
ngữ nào cũng thường có những từ mặc dù hình thức ngữ âm hoàn toàn khác
nhau nhưng từ nghĩa lại giống nhau do đó trong nhiều hoàn cảnh ngôn ngữ
cụ thể có thể thay thế cho nhau được. Những từ này là những từ đồng nghĩa”
[3, Tr63].
Ở định nghĩa này tác giả đã nêu ra những đặc điểm của từ đồng nghĩa:
hình thức ngữ âm khác nhau, từ nghĩa giống nhau, có thể thay thế cho nhau
trong nhiều hoàn cảnh. Tuy nhiên tác giả lại chưa nói rõ sự giống nhau về ý
nghĩa của các từ đến mức nào thì mới được gọi là đồng nghĩa. Trên cơ sở đó,
Đỗ Hữu Châu đã đưa ra quan niệm mới: “Hiện tượng đồng nghĩa là hiên
tượng có nhiều mức độ tùy theo số lượng các nét nghĩa chung trong các từ.
Mức độ đồng nghĩa thấp nhất khi các từ ngữ có chung một nét nghĩa chung
(nét nghĩa phạm trù). Số lượng các nét nghĩa đồng nhất tăng lên thì từ càng
14
đồng nghĩa với nhau. Mức độ đồng nghĩa cao nhất xảy ra khi các từ đã có tất
cả các nét nghĩa hoặc đại bộ phận các nét nghĩa trùng nhau, chỉ khác nhau ở
một hoặc một vài nét cụ thể nào đó”. [4, Tr184]
Phó Giáo sư Nguyễn Văn Tu đã đưa ra một định nghĩa và quan niệm của
mình về đồng nghĩa:
“Những từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau. Đó là nhiều từ
khác nhau cùng chỉ một sự vật, một đặc tính, một hành động nào đó. Đó là
những tên khác nhau của một hiện tượng. Những từ đồng nghĩa có một chỗ
chung là định danh”. [13, Tr95]
Về sau, tác giả Nguyễn Văn Tu đã nêu cụ thể và mở rộng hơn quan
niệm của mình về từ đồng nghĩa: “Thực ra những từ đồng nghĩa là những từ
của một thứ tiếng có nghĩa biểu đạt giống nhau hoặc gần giống nhau, có thể
thay thế cho nhau trong một số ngữ cảnh nhất định nhưng có khác nhau về
sắc thái tình cảm, về giá trị gợi cảm, về phong cách, phạm vi sử dụng Đó là
những từ khác nhau cùng chỉ một sự vật, một đặc tính, một hành động nào

đó. Đó là những tên khác nhau cùng của một hiện tượng. Những từ này có
điểm chung về chức năng định danh. Nói rộng ra, những từ đồng nghĩa là
những từ cùng chỉ một khái niệm”. [12, Tr13, 14]
Nguyễn Thiện Giáp đã đưa ra quan niệm của mình về hiện tượng đồng
nghĩa dựa trên định nghĩa của P.A.Buđagốp như sau: “Trong hệ thống ngôn
ngữ, nói đến hiện tượng đồng nghĩa là phải nói đến sự giống nhau của các
nghĩa sở biểu. Vì vậy, chúng tôi tán thành quan niệm cho từ đồng nghĩa là
những từ gần nhau về nghĩa, về âm thanh, biểu thị các sắc thái của một khái
niệm”. [10, Tr 222]
Trên đây là một số quan niêm tiêu biểu của các tác giả khi nghiên cứu về
hiện tượng đồng nghĩa. Những ý kiến xác đáng này là cơ sở để chúng tôi có
thể lựa chọn được một định nghĩa đúng đắn nhất về từ đồng nghĩa.
15
1.2.1.2. Phân loại từ đồng nghĩa
Dựa vào mức độ giống nhau về nét nghĩa giữa các từ đồng nghĩa, có thể
chia đồng nghĩa ra thành các loại:
1.2.1.2.1. Đồng nghĩa hoàn toàn
Là những từ đồng nghĩa đồng nhất về ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu
niệm và cả nghĩa biểu thái cũng như phạm vi sử dụng của chúng mặc dù
chúng có thể khác nhau về phương ngữ. Ví dụ: (máy bay, phi cơ, trực thăng
lên thẳng; xe lửa, xe hỏa, (gọi) điện thoại, phone) là những từ đồng nghĩa
hoàn toàn trong tiếng Việt nói chung. Lợn, heo; lạc, đậu phộng; mũ, nón; bát,
chén; có chửa, có nghén, có mang, có bầu (mang bầu); túi, bịch, rẽ, quẹo;
ngã, té; bắt chước, nhái là những cặp từ ngữ đồng nghĩa hoàn toàn, khác
nhau về tính địa phương.
Ðây là hiện tượng đồng nghĩa giữa các từ do sự song tồn giữa:
- Từ cũ và từ mới. (Trăng - nguyệt - chị hằng - gương nga ; trực thăng -
máy bay lên thẳng; xe lửa - tàu hỏa - hoả xa; phi cơ - máy bay;…)
- Từ địa phương và từ toàn dân. (Cha - bố - tiá; mẹ - me - má - u; thấy -
chộ; xa - ngái; cô- ả - o;…)

- Từ thuần Việt và từ vay mượn (người bệnh - bệnh nhân; dùng - sử dụng).
-Thuật ngữ và từ thường. (trần bì - vỏ quýt; lưu huỳnh - diêm sinh , phốt
pho - lân, …)
1.2.1.2.2. Đồng nghĩa không hoàn toàn (đồng nghĩa khác
nhau về sắc thái nghĩa)
Từ đồng nghĩa sắc thái.
Đây là hiện tượng đồng nghĩa giữa các từ khác nhau nhiều hay ít ngay
trong các thành phần ý nghĩa của chúng. Chúng có thể khác nhau về sắc thái,
biểu thái. Dưới đây là ví dụ về các từ có sắc thái biểu thái khác nhau. Trong
mỗi nhóm, các từ được sắp xếp theo trật tự từ trái qua phải, phản ánh các mức
độ biểu thái tích cực đến tiêu cựu qua các từ trung hòa về biểu thái.
16
Hi sinh, từ trần, tạ thế, trăm tuổi, khuất núi, về với tổ tiên, qua đời, mất
đi, nhắm mắt, tắt nghỉ, tắt thở, chết, thiệt mạng, bỏ mạng, bỏ xác, toi mạng,
toi xác, mất mạng, ngoẻo, củ từ, ăn đất, ngủ với giun,
Trình, bẩm, trình bày, bày tỏ, phát biểu, nói, mở miệng, khua lưỡi, múa
lưỡi, múa miệng, múa mép, ba hoa thiên đế, ba hoa, tán,
Lập luận, lí luận, lí lẽ lời lẽ - luận điệu, giọng điệu, giọng lưỡi, miệng
lưỡi, mồm mép,
Thấp kém, tồi, tồi tệ, xấu, đê hèn, hèn hạ, ti tiện, bỉ ổi,
Nên chú ý phân biệt những từ đồng nghĩa biểu thái chân thực, tức là
những từ tự chúng đã mang một sắc thái biểu đạt nào đấy với những từ mang
sắc thái biểu thái tạm thời, do chuyển hóa chức năng biểu thái trong ngôn cảnh.
Từ đồng nghĩa biểu niệm
Đây là những từ đồng nghĩa khác nhau ở một hoặc một vài nét nghĩa nào
đó. Như đã nói, các từ đồng nghĩa biểu niệm thường khác nhau về ý nghĩa
biểu vật.
Một vấn đề rất lớn là làm thế nào để phân biệt được những sự đối lập
về nghĩa trong các từ đồng nghĩa này. Nếu đã dựa vào các trường nghĩa để
xác định các hiện tượng đồng nghĩa thì có thể đưa ra những gợi ý bước đầu

như sau:
a) Đặt cho đúng các từ vào các trường (hoặc trường nhỏ, hoặc nhóm
nghĩa trong trường nhỏ) thích đáng. Các cấu trúc biểu niệm chung cho trường
hay cho nhóm nghĩa là những gợi ý giúp ta thấy được sự khác nhau căn bản
giữa hai từ.
Ví dụ: Với các cấu trúc biểu niệm “tính chất của trí tuệ”, “tính chất của
vẻ bề ngoài biểu hiện tính chất, trạng thái, tâm lý”, chúng ta có thể thấy
ngay được sự khác nhau giữa sáng suốt và sáng sủa. Sáng suốt là từ thuộc
17
trường thứ nhất (con người sáng suốt, đường lối sáng suốt), sáng sủa là từ ở
trường thứ hai và thứ ba: “căn phòng sáng sủa”, “gương mặt sáng sủa”
b) Sau khi đặt các từ vào trong trường, cần xác định cấu trúc biểu niệm
chung cho chúng. Dựa vào cấu trúc biểu niệm chung tiếp tục nhận ra những
những nét nghĩa riêng.
Những nét nghĩa riêng có thể là sự có mặt hay vắng mặt một nét nghĩa cụ
thể nào đó.
Ví dụ: mang, khiêng, vác khác nhau ở chỗ, từ mang không có nét nghĩa
hạn chế bộ phận cơ thể thực hiện hoạt động. Trái lại, kiêng cũng là “mang”
nhưng “với sự cộng tác của người khác”, “với hai tay đặt vào vật và nhấc nó
khỏi mặt đất”. Còn vác là “mang” bằng cách đặt lên vai và vật thường “nặng”.
Những nét nghĩa riêng có thể là sự đối lập giữa nét nghĩa bao trùm (nét
chỉ loại lớn) và các nét cụ thể.
Ví dụ: cho khác tặng, ban, phát, cấp, biếu, ở chỗ “cho” là khái quát
còn các từ kia chỉ những “cách cho cụ thể khác nhau”
Những nét nghĩa riêng có thể là kết quả của sự phân hóa một nét
nghĩa chung.
Ví dụ: Các từ sau đây có chung nét nghĩa “mức độ” song mỗi từ biểu thị
một mức nhất định: rộng, bao la, bát ngát, mênh mông,
Có khi tính khách quan hay tính chủ quan cũng tạo nên những nét riêng
cho các từ đồng nghĩa:

Lạnh và rét cùng chỉ “tính chất khi sự vật ở nhiệt độ dưới mức chịu bình
thường của con người”. Nhưng, lạnh như là tính chất khách quan: “nước
lạnh”, “mảnh sắt lạnh”, còn rét là “cảm thụ chủ quan của con người”. Cho
nên không nói “nước rét”, “mảnh sắt rét”,
c) Ý nghĩa của các kiểu cấu tạo từ cũng có thể giúp phân biệt các sắc thái
ý nghĩa khác nhau của các từ đồng nghĩa.
18
Trước hết, đối với các từ đồng nghĩa phức, cần chú ý đến ý nghĩa của các
hình vị. Có những từ đồng nghĩa khác nhau ở hình vị cấu tạo và ý nghĩa của
hình vị cấu tạo. Ý nghĩa của hình vị cấu tạo có góp phần phân biệt ý nghĩa của
từ này với ý nghĩa của từ này với ý nghĩa từ kia.
Ví dụ: ba từ “gian xảo”, “gian hiểm”, “gian ngoan” khác nhau ở hình vị
“xảo”, “hiểm”, “ngoan”. Ý nghĩa của chúng khác nhau như sau:
Gian xảo: gian và khôn khéo, có nhiều mánh khóe che giấu lừa bịp sự
gian của mình.
Gian hiểm: gian và ác, những mưu mẹo tinh vi, kín đáo chẳng những để
kiếm lợi cho mình mà còn để hại người.
Gian ngoan: gian và bướng bỉnh, ngoan cố, khăng khăng không chịu
nhận tội dù tội lỗi của mình ai cũng biết.
Tiếp đó là ý nghĩa của từng kiểu, ví dụ ý nghĩa phi cá thể hóa của các
kiểu láy gốc danh từ kèm theo thái độ sẽ là chỗ dựa chung để chúng ta phân
biệt các cặp đồng nghĩa:
Người - người ngợm, ngựa - ngựa nghẽo, máu - máu me, da - da dẻ,
Tác dụng sắc thái hóa, hạn chế phạm vi biểu vật của các từ láy âm là cơ
sở giúp ta phân biệt nghĩa của các cặp:
chậm - chậm chạp, rối - rối rắm, bối rối, nhanh - nhanh nhảu, nặng -
nặng nề,
Và cuối cùng, ý nghĩa của các kiểu láy tận cùng như “bấp bênh”, “bập
bùng”, “nhúc nhích”, “xục xịch”, “lúc lắc” ”đứng đắn”, “đầy đặn”,
“thẳng thắn”, “đúng đắn”, “đầy đặn”, “thẳng thắn”, “đứng đắn”, cũng

giúp chúng ta miêu tả được hàng loạt từ đồng nghĩa biểu niệm.
Tóm lại, hiện tượng từ đồng nghĩa chứng tỏ sự nhận thức chính xác, tinh
tế của dân tộc về hiện thực khách quan. Cùng một phạm vi sự vật hiện tượng
nhưng trong ngôn ngữ có thể có nhiều từ biểu đạt thể hiện thái độ, tình cảm
19
khác nhau, góc nhìn khác nhau của người nói đối với sự vật, hiện tượng; do
đó vấn đề quan trọng được đặt ra là phải biết chọn lựa từ ngữ cho chính xác.
Muốn vậy người sử dụng ngôn ngữ cần phải nhận diện và phân biệt được các
nét nghĩa trong từ đồng nghĩa.
* Sau đây là một số phương pháp tìm và chỉ ra sự khác biệt ý nghĩa giữa
các từ đồng nghĩa.
- Xác định từ trung tâm trong dãy đồng nghĩa, giải nghĩa cặn kẽ từ trung tâm,
dựa vào từ trung để giải thích ý nghĩa cho những từ còn lại đồng thời chỉ ra sự
khác biệt về nghĩa giữa chúng.
Ví dụ: Phân biệt nghĩa của các từ mẹ, má, u, bầm, …
Mẹ: người đàn bà đẻ ra mình (có thể dùng để xưng gọi, được sử dụng
trong ngôn ngữ toàn dân)
Má: mẹ (chỉ dùng để xưng gọi , thường dùng ở Nam Bộ)
Bầm: mẹ (chỉ dùng để xưng gọi, thường dùng ở trung du Bắc Bộ)
U: mẹ (chỉ dùng để xưng gọi, thường dùng ở nông thôn Bắc Bộ)
- Phân tích tìm nghĩa chung của các từ trong nhóm từ đồng nghĩa, sau đó kết
hợp chỉ ra những nét riêng về nghĩa của từng từ để chỉ ra sự khác biệt về
nghĩa giữa chúng.
1.2.2. Trái nghĩa
1.2.2.1. Khái niệm
Theo quan niệm truyền thống, người ta cho rằng: Trái nghĩa là những từ
trái ngược nhau hay đối lập nhau. Sự đối lập này phải dựa trên cùng một tiêu
chí, cùng một phạm trù, cụ thể là một khả năng kết hợp.
Theo quan niệm của ngôn ngữ học hiện đại, khi bàn về từ trái nghĩa, Đỗ
Hữu Châu đưa ra khái niệm: “Trái nghĩa là hiện tượng xuất hiện khi chúng ta

phân hóa trường lớn thành trường nhỏ (hay nhóm nhỏ) đối lập nhau, trái
ngược nhau”. Theo đó ông khẳng định: “Hiện tượng trái nghĩa là hiện tượng
20
đồng loạt không chỉ là hiện tượng giữa hai từ. Hàng loạt từ ở cực này (đồng
nghĩa với nhau) trái nghĩa với hàng loạt từ (đồng nghĩa với nhau) ở cực
kia.”[2]
Định nghĩa về từ trái nghĩa, có rất nhiều tác giả đưa ra những cách định
nghĩa khác nhau tuy nhiên các tác giả đều thống nhất cho rằng: từ trái nghĩa là
những từ đồi lập với nhau về nghĩa.
Tác giả Đỗ Hữu Châu trong đã viết “Từ trái nghĩa là từ đối lập, trái
ngược nhau về nghĩa”. [2]
Định nghĩa trên thường đi kèm với nhận xét cho rằng các từ trái nghĩa
phải là những từ có chung một ý nghĩa nào đó, chúng phải trái nghĩa trên một
tiêu chí nào đó. Nếu khác tiêu chí chúng chỉ đơn giản là những từ khác nghĩa.
Tác giả Nguyễn Thiện Giáp cũng đưa ra định nghĩa về từ trái nghĩa:
“Từ trái nghĩa là một trong những biện pháp tổ chức từ vựng theo sự đối
lập. Có thể định nghĩa từ trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm, đối
lập về ý nghĩa biểu niệm khái niệm, tương phản về logic, nhưng tương liên
với nhau”. [9]
Tác giả Nguyễn Thiệp Giáp cúng đồng quan điểm với tác giả Đỗ Hữu
Châu khi cho rằng: từ trái nghĩa bộc lộ các mặt đối lập của khái niệm tương
liên, gắn liền với một phạm vi sự vật, chẳng hạn bề sâu (sâu - nông), bề rộng
(rộng - hẹp), sức mạnh (mạnh - yếu), Các từ đối lập những biểu hiện các khái
niệm không tương liên thì không phải là các từ trái nghĩa. Ví dụ, trong câu:
Khúc sông này rộng nhưng mà sâu.
Chúng ta chỉ có sự đối lập logic của khái niệm khác nhau chứ không có
từ trái nghĩa, bởi vì các khái niệm “rộng” và “sâu” không tương liên với
nhau, không phải là các mặt đối lập.
Cần phân biệt hai kiểu đối lập trong trái nghĩa:
- Sự đối lập loại trừ nhau: giàu - nghèo, mua - bán, vào - ra

Để xác định từ trái nghĩa tác giả cũng đã nêu lên những tiêu chí ngôn
ngữ học của từ trái nghĩa. Đó là:
21
- Khả năng kết hợp giống nhau của các vế. Trong cặp từ trái nghĩa, nếu
vế này có thể kết hợp với những từ nào thì vế kia cũng có thể kết hợp với
những từ ấy. Ví dụ:
Người thấp người cao
sông rộng sông hẹp
Khi khả năng kết hợp khác nhau, chứng tỏ chúng không trái nghĩa. Ví
dụ: “giá cao - hạ giá” thì được, nhưng “trình độ cao” phải đi với “trình độ
thấp” chứ không phải “trình độ hạ”. Điều đó chứng tỏ “cao” và “hạ” trong
trường hợp thứ hai không trái nghĩa với nhau.
- Tiêu chí ngôn ngữ học thứ hai của từ trái nghĩa là khả năng cùng gặp
trong một ngữ cảnh. Ví dụ:
Bây giờ đất thấp cao
Ăn làm sao, nói làm sao bây giờ
Nhẹ như bấc, nặng như chì
Gỡ cho ra nữa còn gì là duyên.
(Nguyễn Du)
Căn cứ vào khả năng cùng gặp trong một ngữ cảnh, người ta xác lập
những cặp trái nghĩa: “cao - thấp”, “nhẹ - nặng”.
- Tiêu chí ngôn ngữ học thứ ba của từ trái nghĩa là tính quy luật của
những liên tưởng đối lập, nghĩa là nhắc đến vế thứ nhất, người ta nghĩ ngay
đến vế thứ hai.
Ngoài định nghĩa của hai tác giả Đỗ Hữu Châu và Nguyễn Thiện Giáp
còn có những định nghĩa của các tác giả khác về từ trái nghĩa. Tuy nhiên, các
tác giả đều thống nhất cách hiểu về từ trái nghĩa sẽ là thuận lợi cho việc tìm
hiểu về hiện tượng này.
Cần phải nhận thấy rằng các từ được xem là trái nghĩa điển hình trước
hết phải có các nét nghĩa khái quát trong cấu trúc biểu niệm giống nhau.

Chẳng hạn, các cặp từ trái nghĩa to - nhỏ, dài - ngắn giống nhau ở nét nghĩa
phạm trù và nét nghĩa loại. Từ đó ta có thể hiểu từ trái nghĩa như sau:
Từ trái nghĩa là những từ có một số nét nghĩa khái quát trong cấu trúc
biểu niệm giống nhau, bên cạnh đó, nổi bật lên ít nhất một nét nghĩa đối lập.
22
Ngoài ra, chúng ta có thể hiểu trái nghĩa là hiện tượng ngữ nghĩa trái
ngược với hiện tượng đồng nghĩa.
Để xác định các từ trái nghĩa cần phải đặt chúng trên một nét nghĩa đồng
nhất nào đó. Nếu không có nét nghĩa đồng nhất này thì nghĩa của các từ ngữ
chỉ khác nhau chứ không trái nghĩa với nhau.
Để có thể hiểu thêm về định nghĩa này chúng ta sẽ đi tìm hiểu ví dụ
sau đây:
“To” và “bé” trái nghĩa với nhau vì chúng có cùng nét nghĩa: chỉ kích
thước và khối lượng.
“Dài” và “ngắn” trái nghĩa với nhau vì chúng đều nằm trong khái niệm
chung: chỉ kích thước về trường độ.
“Thiếu” và “đủ” trái nghĩa nhau vì chúng có chung nét nghĩa: chỉ tính
chất về mức độ đáp ứng nhu cầu của một sự việc nào đấy
1.2.2.2. Phân loại từ trái nghĩa
Từ sự khảo sát trên, có thể thấy hiện tượng trái nghĩa xảy ra ở hai mức
độ khác nhau: trái nghĩa tuyệt đối và trái nghĩa tương đối.
1.2.2.2.1. Trái nghĩa tuyệt đối
Ðây là trường hợp trái nghĩa giữa các từ thoả mãn các tiêu chí sau:1)
Bên cạnh những nét nghĩa khái quát giống nhau, giữa các từ có xuất hiện nét
nghĩa đối lập; 2) Chúng nằm ở vùng liên tưởng nhanh nhất, mạnh nhất, có tần
số xuất hiện cao nhất. Nói nôm na, hễ có A là người ta liên tưởng đối lập
ngay tới B. Thí dụ:
Dài / ngắn rộng / hẹp to / nhỏ cao /thấp
sớm / muộn cứng / mềm quen /lạ yêu /ghét
1.2.1.2.2. Trái nghĩa tương đối

Là trường hợp trái nghĩa giữa các từ chỉ thỏa mãn tiêu chí 1) mà không
thỏa mãn tiêu chí 2). Tức đấy là các trường hợp trái nghĩa nằm ở vùng liên
tưởng yếu, nghĩa là nói tới A người ta không liên tưởng đối lập ngay tới B.
Thí dụ:
23
Nhỏ / khổng lồ thấp / lêu nghêu cao / lùn tịt
* Vai trò của trái nghĩa
- Sử dụng trái nghĩa để tạo cách thức so sánh, đối chiếu, các kiến thức:
Trong thành ngữ: lành ít / dữ nhiều, sáng nắng / chiều mưa, …
Trong thơ ca: Thiếp trong cánh cửa / Chàng ngoài chân mây.
- Sử dụng các từ trái nghĩa tạo ra từ ghép (loại có quan hệ đẳng lập): chung
thủy, sinh tử, buồn vui, sang hèn, … Hoặc tạo ra từ phức trái nghĩa: có tình /
vô lí, tốt bụng / xấu bụng, chính nghĩa / phi nghĩa, …
1.2.3. Quan hệ bao gồm - nằm trong
Quan hệ bao gồm - nằm trong là quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ có nghĩa
rộng hẹp khác nhau cùng thuộc một trường biểu vật. Các từ có quan hệ bao
gồm - nằm trong còn gọi là có quan hệ cấp loại đối với nhau, phải có nghĩa
đồng nhất đầu tiên chỉ cùng một loại. Ta nói: Từ có nghĩa chỉ loại lớn bao
gồm nghĩa của các từ chỉ những loại nhỏ trong loại lớn đó. Ngược lại, các từ
chỉ loại nhỏ nằm trong nghĩa của các từ chỉ loại lớn.
Để nắm rõ hơn khái niệm này ta đi tìm hiểu qua một số ví dụ:
Ví dụ 1:
Nghĩa của từ “hoa” bao gồm nghĩa của các từ “hoa hồng, hoa huệ, hoa
lan, hoa cúc, hoa ly, hoa nhài, hoa hướng dương, ”. Nghĩa của các từ “hoa
hồng, hoa huệ, hoa lan, hoa cúc, hoa ly, hoa nhài, hoa hướng dương, ” nằm
trong nghĩa của từ “hoa”.
1.2.4. Quan hệ toàn thể - bộ phận
Quan hệ toàn thể - bộ phận không phải là quan hệ giữa các loại mà là
quan hệ giữa các bộ phận cấu thành một sự vật được xem là một hệ thống
nhất, hoàn chỉnh. Ví dụ: “cơ thể” con người là một toàn bộ, do các bộ phận

“đầu, mình, tay, chân, mắt, mũi, mồm, lưng, ” hợp thành. Giữa các từ có
quan hệ toàn bộ - bộ phận cũng có trật tự phân bậc. Cũng có những từ bậc
một, bậc hai, bậc ba,
Để hiểu hơn khái niệm về quan hệ toàn thể - bộ phận, ta hãy phân tích ví
dụ vừa ở trên. Đối với cơ thể người thì các từ “cơ thể” (hoặc người) là từ toàn
24
bộ bậc một. “Đầu, mình, chân, tay, ” là những từ bộ phận bậc hai so với từ
bậc một “cơ thể”. Đến lượt “mình, đầu” lại là từ toàn bộ so với “mặt, tai, gáy,
sọ não, ”. Mặt là từ bậc ba, là từ bộ phận so với đầu nhưng lại là toàn bộ so
với “mắt, mũi, tai, miệng, ”
1.3. Quan niện về từ đồng nghĩa, trái nghĩa trong SGK
Tiếng Việt
Tiểu học
Để phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh tiểu học,
sách giáo khoa Tiếng Việt 5 định nghĩa:
“Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống
nhau.”
Đối với học sinh Tiểu học định nghĩa này đơn giản hơn. Từ
đồng nghĩa được đưa vào chương trình sách giáo khoa Tiểu
học dưới dạng từ đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không
hoàn toàn
Ví dụ: siêng năng, chăm chỉ, cần cù,
Như chúng ta đã biết từ đồng nghĩa hoàn toàn là những từ
có cùng nghĩa biểu vật và nghĩa biểu niệm nhưng khác nhau
về sắc thái địa phương, phạm vi sử dụng, màu sắc cũ mới.
Còn đồng nghĩa không hoàn toàn là những từ đồng nghĩa khác
nhau về sắc thái nghĩa hoặc sắc thái biểu cảm. Ví dụ: mang /
vác / xách / bưng / bê (khác nhau về sắc thái nghĩa - biểu thị
những cách thức hành động khác nhau); ăn / xơi / chén / hốc
(khác nhau về sắc thái biểu cảm - biểu thị tình cảm thái độ

khác nhau); hi sinh / băng hà / chết (vừa khác nhau về sắc
thái ngữ nghĩa - biểu thị những đối tượng khác nhau; vừa khác
25

×