Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

đề cương lý thuyết môn kiểm toán báo cáo tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.43 KB, 18 trang )

ĐỀ CƯƠNG MÔN KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Câu 1. Nêu nội dung chi tiết về kiểm tra nghiệp vụ bán hàng? Nêu những sai
phạm thường gặp trong kiểm toán chu kỳ bán hàng và thu tiền.
* Nội dung chi tiết kiểm tra nghiệp vụ bán hàng:
Thực chất của quá trình kiểm tả chi tiết về nghiệp vụ chính là tiến hành kiểm tra lại
quá trình xử lý kế toán liên quan đến khâu ghi sổ kế toán đối với các nghiệp vụ bán
hàng, nhằm có được các bằng chứng xác nhận các cơ sở dẫn liệu cụ thể có liên
quan đến hạch toán các nghiệp vụ. Cách thức tiến hành kiểm tra chi tiết chủ yếu
thực hiện xem xét, đối chiếu từ các nghiệp vụ đã hạch toán ra các chứng từ, tài liệu
liên quan.
Dưới đây là các mục tiêu kiểm toán cụ thể và các thủ tục kiểm toán chủ yếu, phổ
biến thường áp dụng để thu thập bằng chứng xác nhận cho các cơ sở dẫn liệu tương
ứng.
- Sự phát sinh (Tính có thật):
+ Ktra hóa đơn bán hàng tương ứng của khoản DT bán hàng đã ghi sổ kế
toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết DT.
+ Ktra hồ sơ phê chuẩn cho NV bán hàng tương ứng với Nv đã ghi sổ nói
trên.
+ Ktra xem NV bán hàng nói trên có chứng từ xuất kho, chứng từ vận
chuyển tương ứng hay ko.
- Sự tính toán, đánh giá (Tính giá):
+ Ktra các thông tin là cơ sở mà đvị đã dùng để tính DT bán hàng xem có
hợp lý và đúng đắn ko.
+ Ktra kết quả tính giá của đơn vị.
- Sự hạch toán đầy đủ :
+ So sánh sluong bút toán ghi nhận DT b.hàng với slg các hóa đơn b.hàng để
ktra tính đầy đủ trg hạch toán DT.
+ Ktra tính liên tục của số thứ tự các hóa đơn b.hàng đã hạch toán trên sổ ghi
nhận DT b.hàng.
+ Sự thiếu hụt bút toán ghi sổ DT bán hàng so với slg Nv b.hàng sẽ vi phạm
tính đầy đủ.


- Sự phân loại và hạch toán đúng đắn (Chính xác):
+ Ktra nội dung ghi chép trên chứng từ về sự rõ ràng và tính đầy đủ, chính
xác để đảm bảo ko lẫn lộn Nv bán hàng với các NV ko phải bán hàng.
+ Đối chiếu giữa bút toán ghi nhận DT với từng hóa đơn b.hàng tương ứng.
+ Ktra việc hạch toán đồng thời vào các sổ kế toán của TK đối ứng để đảm
bảo Nv ghi nhận đúng quan hệ đối ứng.
- Sự phận loại và hạch toán đúng kỳ:
+ Tiến hành xem xét tính hợp lý trong việc chia cắt niên độ và hạch toán,
tổng hợp DT b.hàng.
+ Đối chiếu giũa ngày ghi nhận NV vào sổ kế toán với ngày phát sinh NV
tương ứng để đánh giá
- Sự cộng dồn và báo cáo:
+ Ktra việc tính toán tổng hợp lũy kế số phát sinh trên từng sổ kế toán chi
tiết, tổng hợp về DT.
+ Ktra bảng tổng hợp DT b.hàng của đvị or tiến hành lập bảng tổng hợp các
loại DT>
+ Ktra việc trình bày DT bàn hàng trên BCTC xem có phù hợp với chế độ kế
toán quy định.
* Những sai phạm thường gặp trong kiểm toán chu kỳ bán hàng và thu tiền.
+ Khai báo tăng doanh thu bán hàng, phải thu khách hàng trên cơ sở hạch toán
khống nghiệp vụ bán hàng or hạch toán sớm các nghiệp vụ bán hàng nhưng chưa
được coi là hạch toán thành tiêu thụ.
+ Ghi nhận muộn doanh thu bán hàng trong nghiệp vụ bán hàng trả chậm : chờ đến
khi thu tiền hàng mới ghi nhận doanh thu or hạch toán nghiệp vụ bán hàng thành
nghiệp vụ hàng đang gửi đi bán.
+ Ghi chép đơn giá bán, số tiền khác nhau trên các liên hóa đơn bán hàng hay trên
hợp đồng thương mại.
+ Chuyển doanh thu bán hàng nội địa thành bán hàng ra nước ngoài, doanh thu
hàng có thuế suất cao thành hàng có thuế suất thấp hơn.
+ Bán hàng theo phương thức đổi hàng nhưng không hạch toán doanh thu bán

hàng, phải thu khách hàng mà chỉ hạch toán trực tiếp như hàng đổi hàng.
Câu 2. Nêu căn cứ kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán? Nêu một số sai
sót điển hình trong quá trình kiểm toán nợ phải trả cho người bán?
* Căn cứ toán chu kỳ mua hàng và thanh toán:
+ Các nội quy, quy chế nội bộ của đơn vị liên quan đến quản lý các nghiệp vụ mua
hàng và thanh toán.
+ Bảng cân đối kế toán năm, kỳ kế toán.
+ Các sổ kế toán tổng hợp, chi tiết của các tài khoản có liên quan đến các TK đã
nêu ở trên.
+ Các chứng từ, hóa đơn mau hàng, phiếu chi tiền, phiếu nhập kho, hóa đơn GTGT,
chứng từ bận chuyển, biên bản kiểm nghiệm.
+ Các hợp đồng mua bán, đi thuê tài sản, nhà cửa, đất đai, các đơn đặt hàng, các
biên bản thnah lý hợp đồng mua bán, vận chuyển, hợp đồng đi thuê.
+ Các kế hoạch SXKD, kế hoạch mua, giấy đề nghị mua của bộ phận trực tiếp sử
dụng có xác nhận của quản đốc phân xưởng và của bộ phận vật tư.
+ Các nhật ký mua hàng, báo cáo mua hàng, báo cáo thống kê, nhật ký chi tiền.
+ Các phiếu báo giá của bên bán, giấy báo nhận hàng, biên bản và báo cáo nhận
hàng.
+ Các tài liệu tính toán chiết khấu, giảm giá, hàng bị trả lại.
+ Các quy định kiểm soát nội bộ có liên quan đến chu kỳ mua hàng hóa và thanh
toán.
+ Sổ chi tiết, tổng hợp của TK 331, các biên bản đối chiếu định kỳ về số liệu giữa
DN và người bán, giữa DN với ngân hàng.
+ Các tài liệu khác có liên quan như : the kho, nhật ký của bảo vệ, nhật ký sản xuất
của bộ phận có sử dụng tài sản, vật tư, hàng hóa mua vào.
* Một số sai sót điển hình trong quá trình kiểm toán nợ phải trả cho người
bán:
- Nợ phải trả người bán có thể thực hiện các khoản nợ không có thật.
+ Trong thực tế để tăng lãi or khuyếch trương tình hình tài chính, giảm khó khăn,
các DN thường báo cáo thiếu nợ phải trả người bán là nhiều hơn báo cáo thừa,

những rủi ro này sẽ dẫn KTV thực hiện kiểm toán chặt chẽ hơn đối với những
khoản nợ nghi ngờ và thực hiện Kiểm toán thận trọng đối với các nghiệp vụ phát
sinh vào đầu kỳ sau.
+ Sự xác nhận không phù hợp, thường có những chênh lệch phải xác minh lại bằng
các kỹ thuật bổ sung, các kỹ thuật kiểm toán thông qua ngân hàng, or phải kiểm
toán hàng hóa, dịch vụ trả lại.
+ Ghi chép nợ phải trả người bán không đúng cho từng loại nợ phải trả và từng đối
tượng bán hàng.
+ Không khớp giữa số liệu chi tiết với tổng hợp.
+ Thiếu sự đối chiếu xác nhận định kỳ.
+ Các đối tượng chủ, khách nợ không đủ tư cách pháp nhân or đủ tư cách pháp
nhân nhưng thực tế lại không tồn tại.
+ Nợ dây dưa quá hạn kéo dài, không được xử lý kịp thời, không xác định được
chủ nợ.
Câu 3. Nêu căn cứ để kiểm toán TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn? Nêu nội
dung kiểm tra chi tiết nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ?
* Căn cứ để kiểm toán TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn.
+ Các nội quy, quy chế nội bộ của đơn vị liên quan đến việc mua sắm, quản lý, sử
dụng thanh lý nhượng bán TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn.
+ Các tài liệu là căn cứ pháp lý cho các nghiệp vụ tăng, giảm, mua, bán, sửa chữa
TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn: các hợp đồng mua bán, các bán thanh lý hợp
đồng, các quyết định đầu tư.
+ Các chứng từ phát sinh liên quan đến TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn như :
hóa đơn mua, các chứng từ liên quan đến quá trình vận chuyển, lắp đặt, sửa chữa
TSCĐ và đầu tư dài hạn, các chứng từ thanh toán có liên quan : phiếu chi, giấy báo
nợ, biên bản thanh lý nhượng bán TSCĐ.
+ Các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của các khoản có liên quan như: Sổ chi tiết
TSCĐ, các khoản đầu tư dài hạn, sổ cái và sổ tổng hợp các tài khoản có liên quan.
+ Các báo cáo kế toán tổng hợp và chi tiết của các tài khoản có liên quan như: báo
cáo tăng, giảm TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn, các báo cáo sửa chữa, thanh

toán….báo cáo tài chính.
• Nội dung kiểm tra chi tiết nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ:
Mục tiêu
kiểm toán
Các khảo sát nghiệp vụ thông thường Những vấn đề cần
lưu ý
Đảm bảo cho
các nghiệp vụ
tăng, giảm
TSCĐ được
phê chuẩn
đúng đắn
- So sánh tổng nguyên giá TSCĐ tưng năm nay
so với năm trước.
- Đánh giá tính hợp lý của các nghiệp vụ tăng,
giảm TSCĐ với tình hình hoạt động thực tế của
đơn vị.
- Đánh giá tính hợp lý của việc phê chuẩn giá
mua, bán của các TSCĐ tăng giảm trong kỳ
Kiểm toán viên phải
có hiểu biết sâu sắc
về hoạt động SXKD
và tình hình thực tế
cảu DN.
Đảm bảo cho
các nghiệp vụ
TSCĐ và đầu
tư dài hạn là
có căn cứ
- Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ và hợp pháp của

các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ tăng,
giảm TSCĐ.
- Có thể kếp hợp kiểm tra chứng từ, tài liệu với
kiểm tra vật chất thực tế TSCĐ
- Kiểm tra quá trình mua sắm, các chứng từ tài
liệu liên quan đến việc mua sắm TSCĐ, các chi
phí vận chuyển, lắp đặt chạy thử.
Các thử nghiệm này
sẽ được thực hiện ở
quy mô tương đối lớn
khi hệ thống kiểm
soát nội bộ của đơn vị
được đánh giá là yếu
Đảm bảo sự
đánh giá đúng
đắn, hợp lý
của nghiệp vụ
TSCĐ
- Kiểm tra tính đúng đắn, phù hợp và nhất quán
của các chính sách xác định nguyên giá TSCĐ
mà DN áp dụng.
- Đối chiếu số liệu trên chứng từ pháp lý liên
quan đến tăng, giảm TSCĐ.
- Tính toán lại nguyên giá TSCĐ trên cơ sở các
chứng từ đã kiểm tra.
- Phải năm vững các
nguyên tắc, quy định
về đánh giá TSCĐ.
- Mức độ khảo sát
phụ thuộc và việc

đánh giá hệ thống
kiểm soát nội bộ
Đảm bảo cho
việc phân loại
và hạch toán
đúng đắn các
nghiệp vụ
TSCĐ và đầu
tư dài hạn.
- Kiểm tra chính sách phân loại và sơ đồ hạch
toán TSCĐ của DN, đảm bảo sự hợp lý và phù
hợp với các quy định hiện hành.
- Chọn mẫu các nghiệp vụ TSCĐ để kiểm tra
việc phân loại, xem xét bút toán ghi sổ và các
sổ kế toán.
Mục tiêu này thường
được kết hợp khi
kiểm toán tính đầy đủ
và việc tính toán,
đánh giá TSCĐ
Đảm bảo cho
việc hạch toán
đầy đủ, đúng
kỳ các nghiệp
- Đối chiếu các chứng từ tăng, giảm TSCĐ với
các sổ kế toán chi tiết TSCĐ nhằm đảm bảo
việc hạch toán không bị bỏ sót.
- Kiểm toán các khoản chi phí sửa chữa TSCĐ
Đây là 1 trong các
mục tiêu quan trọng

nhất của kiểm toán
TSCĐ
vụ TSCĐ và
đầu tư dài hạn
để phát hiện các trường hợp quên ghi sổ TSCĐ,
or ghi nhận TSCĐ thành các khoản khác.
- Kiểm tra đối chiếu ngày, tháng các chứng từ
tăng giảm tSCĐ với ngày tháng ghi sổ các
nghiệp vụ phát sinh cuối các niên độ kế toán và
đầu niên độ sau.
Đảm bảo sự
cộng dồn
- Cộng tổng các bảng kê tăng, giảm TSCĐ
trong kỳ.
- Đối chiếu số liệu giữa các sổ chi tiết, sổ tổng
hợp, các bảng kê với nhau và với sổ cái tổng
hợp.
- Đối chiếu số liệu trên các sổ kế toán TSCĐ
với kết quả kiểm kê thực tế TSCĐ.
Câu 4. Nêu mục tiêu kiểm toán cụ thể đối với chu kỳ tiền lương và nhân sự?
Nêu nội dung khảo sát tiền lương khống của DN.
* Mục tiêu kiểm toán cụ thể đối với chu kỳ tiền lương và nhân sự:
- Đánh giá mức độ hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với các hoạt động
thuộc chu kỳ Tiền lương và Nhân sự, gồm :
+ Đánh giá việc xây dựng (thiết kế) hệ thống kiểm soát nội bộ trên các khía
cạnh đầy đủ, phù hợp.
+ Đánh giá việc hoạt động (vận hành) hệ thống kiểm soát nội bộ trên các
khía cạnh : sự hiện diện ( hoạt động ) và tính thường xuyên, liên tục trong hoạt
động.
- Xác nhận độ tin cậy của thông tin có liên quan đến chu kỳ tiền lương và nhân sự,

gồm :
+ Các thông tin liên quan đến các nghiệp vụ tiền lương và các khoản trích
theo lương trên các khía cạnh phát sinh, tính toán đánh giá, ghi chép.
+ Các thông tin liên quan đến số dư tiền lương và các khoản trích theo lương
trên các khía cạnh hiện hữu, nghĩa vụ, cộng dồn, trình bày và công bố.
* Nội dung khảo sát tiền lương khống của DN : Tiền lương khống là hình thức
gian lận phổ biến nhất đối với tiền lương. Tiền lương khống có thể do khai khống
số nhân viên và khai khống thời gian làm việc or khối lượng sản phẩm, công việc
hoàn thành.
- Khảo sát số nhân viên khống:
+ chọn một số tháng có sự biến động về tiền lương, or có nghi ngờ.
+ Đối chiếu, so sánh tên của công nhân viên trên báng chấm công và bảng
thanh toán lương vói danh sách công nhân viên ở bộ phận tổ chức nhân sự để xem
có phù hợp hay có sự khác biệt, chú ý đến trường hợp chữ ký mới xuất hiện nhiều
lần trên bảng thanh toán lương.
+ Chọn 1 số hay toàn bộ hồ sơ của công nhân viên đã hết hạn hợp đồng nghỉ
hưu or thôi làm việc trong năm ở phòng tổ chức nhân sự để xem doanh nghiệp có
tiếp tục trả lương và các khoản phải trả khác cho những người đó nữa hay không.
+ Nếu DN có thể thực hiện một cuộc trả lương trực tiếp mà từng công nhân
viên trực tiếp ký nhận và kiểm toán viên quan sát trực tiếp thì KTV cũng kiểm soát
được số nhân viên khống!
- Khảo sát số giờ công, ngày công or khối lượng sản phẩm, công việc khống: DN
có thể kê khống tiền lương bằng việc kê khống thời gian làm việc or số lượng công
việc, sản phẩm hoàn thành.
+ Cân đối tổng số giờ công, ngày công or khối lượng công việc, sản phẩm
hoàn thành đã được tính trả lương với số giờ công, ngày công or khối lượng công
việc, sản phẩm hoàn thành đã được theo dõi ghi chép và xác nhận bởi người độc
lập ở bộ phận quản lý và sử dụng lao động.
+ Quan sát việc theo dõi chấm công, tính giờ và xác nhận thời gian làm việc
or kê khai và xác nhận khối lượng sản phẩm, công việc hoàn thành ở từng bộ phận

quản lý và sử dụng lao động để xem có khả năng xảy ra kê khai khống nhất lao
động hay không?
+ Phỏng vấn công nhân viên trong từng bộ phận về việc theo dõi và xác nhận
kết quả lao động để thu nhập thông tin xem có hiện tượng kê khai khống hay
không?
Câu 5. Nêu căn cứ kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự? Nêu nội dung chi
tiết kiểm tra đối với nghiệp vụ tiền lương?
* Căn cứ kiểm toán chu kỳ tiền lương và nhân sự:
- Các quy định, quy chế tuyển dụng và phân công lao động, quy định về pháp lý và
sử dụng lao động, quy định về tính lương.
- Các tài liệu định mức lao động, tiền lương, kế hoạch chi phí nhân công.
- Các chứng từ, tài liệu kế toán có liên quan: bảng cân đối kế toán, bảng thanh toán
lương và BHXH, bảng chấm công, sổ kế toán tổng hợp và chi tiết các tài khoản liên
quan.
* Nội dung chi tiết kiểm tra đối với nghiệp vụ tiền lương:
Kiểm toán chi tiết các nghiệp vụ tiền lương và các khoản trích theo lương là
để xác nhận các nghiệp vụ này có thực sự đã phát sinh và hoàn thành không, có
được tính toán, đánh giá đúng giá trị nghiệp vụ ghi sổ không, việc ghi sổ các
nghiệp vụ có đầy đủ, đúng loại, đúng kỳ và cộng dồn, chuyển sổ đúng hay không.
Các thủ tục khảo sát thông thường đối với nghiệp vụ tiền lương:
a. Tính có căn cứ hợp lý.
- Đối chiếu tên và mức lương của từng công nhân viên trên bảng lương với tên và
mức lương của công nhân viên đó trên hồ sơ nhân viên xem có phù hợp không.
- Đối chiếu số giờ công, ngày công dùng để tính lương thời gian của từng công
nhân viên trên bảng tính lương với số giờ công, ngày công của công nhân viên đó
trên bảng chấm công, thẻ tính giờ.
- Đối chiếu khối lượng sản phẩm, công việc hoàn thành để dùng để tính lượng sản
phẩm cho từng công nhân với khối lượng sản phẩm, công việc hoàn thành của công
nhân đó trên phiếu xác nhận sản phẩm, công việc hoàn thành xem có phù hợp
không.

- Đối chiếu số ngày, số tiền trên bảng thanh toán BHXH của từng công nhân viên
với số ngày, số tiền trên phiếu nghỉ hưởng BHXH của công nhân viên đó xem có
phù hợp không
- So sánh tổng số tiền trên bảng thanh toán lương với tổng số tiền đã chi lương trên
phiếu chi tiền mặt, séc trả lương…xem có trường hợp khai man tiền lương đã trả
không.
- Kiểm tra đối chiếu chữ ký của công nhân viên trên bảng thanh toán lương giữa
các kỳ xem có sự thay đổi không, có chữ ký trùng lặp không
b. Sự phê chuẩn nghiệp vụ.
- Kiểm toán viên kiểm tra sự phế chuẩn về mức lương trên các quyết định tiếp nhận
nhân sự hoặc hợp đồng lao động, sự phê chuẩn của ngừơi quản lý bộ phận trên
bảng chấm công, hay phiếu xác nhận sản phẩm, công việc hoàn thành, sự phê
chuẩn trên các bảng thanh toán lương, bảng thanh toán BHXH xem có đầy đủ
không?
c. Sự tính toán, đánh giá.
- Tính lại số giờ công, ngày công trên bảng chấm công, thẻ tính giờ hay khối lượng
sản phẩm, công việc hoàn thành trên các bảng chấm công, thẻ tính hay phiếu báo
sản phẩm, công việc hoàn thành xem có đúng không, chú ý kiểm tra số liệu cộng
dồn cho từng công nhân viên có đúng hay không.
- So sánh mức lương, phụ cấp của từng công nhân viên trên bảng tính lương với
mức lương, phụ cấp của công nhân viên đó trên hồ sơ nhân viên xem có phù hợp
hay không.
- Thực hiện tính lại số tiền lương và các khoản trích theo lương dựa trên số ngày
công, giờ công hoặc khối lượng sản phẩm, công việc hoàn thành và mức lương,
phụ cấp lương đã đựơc kiểm tra.
- Kiểm tra lại việc tính các khoản khấu trừ lương và các khoản lương đã tạm ứng
trong kỳ, công được lĩnh cuối kỳ của từng công nhân viên xem có đúng không.
c. Ghi chép đầy đủ.
- Đối chiếu số tiền ghi có TK 334, đối ứng nợ các TK 622, 6271, 6411, 6421… trên
sổ cái TK 334 và số tiền ghi có TK 338 đối ứng nợ các TK 622, 6271, 6411, 6421

trên sổ cái TK 338 với các số liệu tương ứng trên bảng phân bổ tiền lương và
BHXH hàng tháng để kiểm tra xem việc ghi sổ các khoản tiền lương phải trả và các
khoản trích theo lương có đầy đủ không.
- Đối chiếu số tiền ghi nợ TK 334 đối ứng có các TK 338, 138, 333, 111… Trên
sổ cái TK 334 với các số liệu tương ứng trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH,
bảng thanh toán lương và các phiếu chi lương để kiểm tra việc ghi sổ các khoản đã
thanh toán tiền lương và các khoản khấu trừ vào tiền lương của công nhân viên có
đầy đủ không.
e. Sự phân loại.
- Kiểm tra lại việc tính toán phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương cho
các đối tuợng chịu chi phí, cho từng bộ phận chịu chi phí xem có đầy đủ, đúng đắn
không, phép tính phân bổ có đúng không.
- Đối chiếu số tiền lương đã phân bổ cho từng bộ phận chịu chi phí trên bảng phân
bổ lương và BHXH với tiền lương phải trả cho từng bộ phận tương ứng trên bảng
tổng hợp lương hàng tháng xem có phù hợp không.
- Đối chiếu số liệu chi tiết trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH với số liệu ghi
trên các sổ kế toán các TK chi phí như TK 622, TK 6271, TK 6411, TK 6421 hoặc
sơ đồ tài khoản xem có phù hợp không.
f. Ghi đúng kỳ.
- So sánh ngày trên bảng kê thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương và BHXH
với ngày ghi sổ nghiệp vụ thanh toán và phân bổ tiền lương và BHXH trên sổ cái
TK 334, Sổ cái TK 338 hoặc nhật ký chung để kiểm tra việc ghi sổ nghiệp vụ tính
và phân bổ tiền lương và BHXH có kịp thời không.
- So sánh ngày trên các phiếu chi lương và ngày ghi trên sổ cái, nhật ký để kiểm tra
việc ghi sổ các nghiệp vụ chi lương và các khoản phải trả cho công nhân viên có
đúng kỳ không.
- So sánh ngày rút tiền ở ngân hàng và ngày chi lương đựoc ghi trên sổ cái, nhật ký
xem doanh nghiệp có thanh toán kịp lương và các khoản phải trả có kịp thời không.
g. Tổng hợp và chuyển sổ.
Kiểm toán viên kiểm tra việc tổng hợp và chuyển sổ các nghiệp vụ tiền

lương phải trả, chi lương và phân bổ chi phí tiền lương có hợp lý không.
Câu 6. Nêu mục tiêu và căn cứ kiểm toán chu kỳ hàng tồn kho, chi phí và giá
thành?
• Mục tiêu cụ thể khi kiểm toán chu kỳ hàng tồn kho, chi phí và giá thành
phải đảm bảo:
- Sự phát sinh : tất cả các nghiệp vụ hàng tồn kho được ghi số trong kỳ là phát sinh
thực tế, không có các nghiệp vụ ghi khống đặc biệt là các nghiệp vụ liên quan đến
các khoản chi phí phát sinh.
- Tính toán, đánh giá : Đảm bảo các nghiệp vụ hàng tồn kho được xác định theo
đúng các nguyên tắc và chế độ kế toán hiện hành và được tính đúng đắn không có
sai sót.
- Đầy đủ: các nghiệp vụ hàng tồn kho, các nghiệp vụ chi phí, giá thành phát sinh
trong kỳ đều được phản ánh, theo dõi đầy đủ trên các sổ kế toán.
- Đúng đắn: các nghiệp vụ hàng tồn kho, chi phí và giá thành phát sinh được hạch
toán đúng trình tự và phương pháp kế toán.
- Đúng kỳ: Các nghiệp vụ nhập xuất hàng tồn kho, chi phí và giá thành đều được
hạch toán đúng kỳ phát sinh theo nguyên tắc kế toán dồn tích đặc biệt với các
khoản chi phí trả trước và chi phí phải trả.
* Mục tiêu cụ thể khi kiểm toán số dư các TK hàng tồn kho, chi phí và giá
thành phải đ.bảo:
- Sự hiện hữu: hàng tồn kho phải tồn tại thực tế tại thời điểm báo cáo. Số liệu trên
báo cáo phải khớp với số liệu kiểm kê thực tế tại DN.
- Quyền và nghĩa vụ : toàn bộ hàng tồn kho được báo cáo phải thuộc quyền sở hữu
của DN.
- Đánh giá: số dư các TK hàng tồn kho được đánh giá theo đúng quy định của
chuẩn mực, chế độ kế toán và quy định cụ thể của DN.
* Căn cứ để kiểm toán: Để tiến hành kiểm toán và có thể đưa ra nhận xét về
các chỉ tiêu liên quan đến chu kỳ hàng tồn kho, chi phí và giá thành trên
BCTC, KTV phải dựa vào các thông tin và tài liệu sau:
- Các nội quy, quy chế nội bộ của đơn vị liên quan đến quản lý hàng tồn kho, chi

phí và giá thành.
- Các tài liệu là căn cứ pháp lý cho các nghiệp vụ hàng tồn kho, chi phí và gía thành
như : các hợp đồng mua bán, các kế hoạch sản xuất, các kế hoạch tiêu thụ sản
phẩm.
- Các chứng từ phát sinh liên quan đến hàng tồn kho, chi phí và giá thành, hóa đơn
mua bán, các chứng từ nhập xuất kho.
- Các tài liệu kiểm kê thực tế, các bảng kê, các tài liệu trích lập và hoàn nhập dự
phòng nợ phải thu khó đòi.
- Các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của các tài khoản có liên quan như: sổ chi tiết
các tài khoản hàng tồn kho, số chi tiết chi phí, thẻ và sổ kho
- Các báo cáo kế toán tổng hợp và chi tiết của các TK có liên quan như: báo cáo
hàng tồn kho, các báo cáo chi phí, các baoc cáo sản xuất, báo cáo tiêu thụ, báo cáo
sản phẩm hoàn thành
Câu 7. Kỹ thuật phân tích nào được sử dụng trong quá trình kiểm toán chu kỳ
hàng tồn kho, chi phí và giá thành? Nêu nội dung kiểm tra chi tiết các nghiệp
vụ tăng sản phẩm, vật tư, hàng hóa.
• Kỹ thuật sử dụng trong quá trình kiểm toán:
- Kỹ thuật phân tích ngang: So sánh số dư của các loại hàng tồn kho cuối kỳ với
các kỳ trước, so sánh tổng chi phí, từng loại chi phí, giá thành sản phẩm, giá thành
kế hoạch, tổng giá vốn hàng bán của kỳ này với kỳ trước.Quá trình phân tích ngang
được sử dụng để xem xét xu hướng biến động của các chỉ tiêu nhằm xác định các
biến động bất thường để dự đoán trước khả năng các loại rủi ro có thể xảy ra.
- Kỹ thuật phân tích dọc:
+ So sánh số vòng luân chuyển hàng tồn kho với các kỳ trước và với số liệu bình
quân ngành.
+ So sánh tỷ lệ lãi gộp với các kỳ trước và với số liệu bình quân ngành.
*Nội dung kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng sản phẩm, vật tư, hàng hóa:
Mục tiêu
kiểm toán
Các khảo sát nghiệp vụ thông thường Những vấn đề cần lưu

ý
Đảm bảo cho
các nghiệp vụ
tăng hàng tồn
kho là căn cứ
hợp lý
- Kiểm tra đầy đủ hợp lệ và hợp pháp của các
chứng từ liên quan đến nghiệp vụ tăng hàng tồn
kho do mua ngoài.
- Kiểm tra tính đầy đủ hợp lệ của các chứng từ
nhập kho sản phẩm do đơn vị tự sản xuất.
- Kiểm tra đối chiếu các chứng từ nhập kho sản
phẩm tự sx với các ghi chép của bộ phận sx, số
liệu của bộ phận bán hàng, kế hoạch và nhiệm
vụ sx trong kỳ.
- Xem xét tính cân đối của vật liệu xuất dùng
cho sx trong kỳ với số lượng sp nhập kho và
s.lượng sản phẩm dở c.kỳ.
- Các thử nghiệm cho
các nghiệp vụ tăng vật tư
hàng hóa do mua vào
trong kỳ đã đc thực hiện
trong chu kỳ mua vào và
thanh toán nên ở chu kỳ
này KTV có thể chỉ xem
xét, đối chiếu với kết
quả kiểm toán của chu
kỳ mua vào và thanh
toán.
Đảm bảo sự

đánh giá đúng
đắn, hợp lý
của nghiệp vụ
- Kiểm tra tính đúng đắn, phù hợp, nhất quán
của các chính sách xác định giá trị hàng tồn kho,
nhập kho trong kỳ củ đvị.
- Đối chiếu số liệu trên các chứng từ pháp lý liên
- Phải nắm vững các
nguyên tắc, quy định về
đánh giá hàng tồn kho,
chi phí và giá thành.
tăng sản phẩm
vật tư hàng
hóa
quan đến tăng hàng tồn kho.
- Chọn mẫu 1 số nghiệp vụ để tính toán lại trên
cơ sở các chứng từ đã kiểm tra.
- Đối với việc đánh giá các nghiệp vụ tăng hàng
tồn kho do đơn vị sản xuất trong kỳ việc xem xét
phải căn cứ vào kết quả tính giá thành sản phẩm
sx trong kỳ của đơn vị.
- Mức độ khảo sát phụ
thuộc vào việc đánh giá
hệ thống kiểm soát nội
bộ.
Đảm bảo cho
việc phân loại
và hạch toán
đúng đắn các
nghiệp vụ

tăng sản
phẩm, vật tư,
hàng hóa
- Kiểm tả chính sách phân loại và sơ đồ hạch
toán tăng hàng tồn kho của đơn vị, đảm bảo sự
hợp lý và phù hợp với các quy định hiện hành.
- Chọn mẫu các nghiệp vụ tăng hàng tồn kho để
kiểm tra việc phân loại, xem xét bút toán, ghi sổ
và các sổ kế toán.
- Mục tiêu này thường
đc kết hợp kết hợp khi
kiểm toán tính đầy đủ và
việc tính toán đánh giá
hàng tồn kho.
Đảm bảo cho
việc hạch toán
đầy đủ, đúng
kỳ các nghiệp
vụ tăng sản
phẩm, vật tư
hàng hóa
- Đối chiếu các chứng từ tăng hàng tồn kho với
các sổ kế toán chi tiết hàng tồn kho nhằm đảm
bảo việc hạch toán không bị bỏ sót.
- Kiểm tra các khoản chi phí và giá vốn hàng
bán trong kỳ để phát hiện các trường hợp ghi
nhận hàng tồn kho trực tiếp.
- Kiểm tra đối chiếu ngày, tháng các chứng từ
tăng hàng tồn kho với ngày tháng ghi sổ các
nghiệp vụ này.

- Kiểm tra và soát xét lại các nghiệp vụ hàng
mua đi đường cuối kỳ để đảm bảo chắc chắn
rằng lượng hàng đã thuộc sở hữu của đơn vị và
chưa về nhập kho.
- Mục tiêu kiểm toán này
thường đc thực hiện
trong chu kỳ mua vào và
thanh toán, do vậy với
chu kỳ này KTV thường
xem xét và đối chiếu với
kết quả kiểm toán chu kỳ
mua vào và thanh toán.
Đảm bảo sự
cộng dồn
đúng đắn các
nghiệp vụ
tăng sản
- Cộng tổng các sổ chi tiết hàng tồn kho trong
kỳ.
- Đối chiếu số liệu giữa các sổ chi tiết, sổ tổng
hợp, các bảng kê với nhau và với sổ cái tổng
hợp.
phẩm, vật tư
hàng hóa
- Đối chiếu số liệu trên các sổ kế toán hàng tồn
kho với kết quả kiểm kê thực tế.
Câu 8. Nêu nội dung kiểm toán chi tiết các nghiệp vụ vốn vay.
Các nghiệp vụ liên quan đến vốn vay bao gồm nghiệp vụ vay tiền và nghiệp vụ
hoàn trả nợ vay. Việc khảo sát chi tiết các nghiệp vụ về vay tiền và trả nợ tiền vay,
về nguyên tắc cũng khảo sát theo các cơ sở dẫn liệu phổ biến cơ bản tương tự đối

với các loại nghiệp vụ khác. Sau đây là nội dung kiểm toán chi tiết các nghiệp vụ
vốn vay:
- Kiểm tra đối với các chứng từ, các hợp đồng vay vốn phát sinh trong kỳ để thẩm
định về sự hợp lệ, hợp pháp của các thủ tục chứng từ, văn bản và về sự đúng đắn
chính xác của số tiền, lãi suất, thời hạn trả, phương thức hoàn trả, Thủ tục khảo sát
này chủ yếu cung cấp bằng chứng đánh giá về sự hợp lý của nghiệp vụ vay tiền và
cũng đánh giá về hiệu lực của kiểm soát nội bộ đối với quá trình vay vốn. Đối với
các nghiệp vụ trả nợ tiền vay cũng thực hiện kiểm tra tương tự đối với các chứng từ
chi tiền và hồ sơ phê chuẩn việc chi tiền trả nợ các nghiệp vụ đã đc ghi số
- Khảo sát việc hạch toán các nghiệp vụ vay tiền, các nghiệp vụ hoàn trả tiền vay
vào các sổ sách kế toán tổng hợp và chi tiết trên các khía cạnh tính đầy đủ của các
nghiệp vụ phát sinh, tính đúng đắn trong phân loại và hạch toán các khoản tiền vay
vào đúng tài khoản, đúng đối tượng và chính xác về số tiền, tính đúng kỳ của các
nghiệp vụ phát sinh.
- Khảo sát đối với nghiệp vụ trả nợ tiền vay và lãi vay còn phải chú ý đối với việc
tình toán đúng đắn chính xác lãi vay với kỳ hạn thanh toán. Khảo sát các nghiệp vụ
vay tiền và hoàn trả tiền vay, lãi vay trong từng trường hợp vay trả bằng ngoại tệ
còn cần chú đến việc tính toán, quy đổi về tiền VN để ghi sổ kế toán.
- Nghiệp vụ về tiền vay phần lớn gắn liền với việc thu, chi tiền mặt, tiền ngân
hàng . Bới vậy KTV thường kết hợp xem xét hoặc tham chiếu với quá trình khảo
sát đối với các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt, tiền gửi NH.
Do nghiệp vụ vốn vay không quá nhiều, có sự tách bạch theo từng hợp đồng vay
vốn, và số tiền thường lớn. Khi tiến hành KTV thường khảo sát trực tiếp riêng lẻ
từng nghiệp vụ , đặc biệt chú trọng các nghiệp vụ có số tiền lớn, trên các khía cạnh
đầy đủ, đúng kỳ.
Câu 9. Nêu căn cứ kiểm toán vốn bằng tiền? Trình bày nội dung kiểm tra chi
tiết về nghiệp vụ thu chi tiền mặt?
* Căn cứ kiểm toán vốn bằng tiền:
- Các chính sách, chế độ liên quan đến quản lý vốn bằng tiền và các khoản tương
đương tiền do nhà nước ban hành như: Quy định về mở tài khoản tiền gửi tại NH,

quy định về thanh toán qua ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt
- Các quy định của hội đồng quản trị đơn vị về trách nhiệm, quyền hạn, trình tự, thủ
tục phê chuẩn, xét duyệt chi tiêu, sử dụng vốn bằng tiền, về phân công trách nhiệm
giữ quỹ, báo cáo quỹ
- Các báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kd
- Các sổ hạch toán, bao gồm các sổ quỹ theo dõi ngoại tệ, vàng bạc đá quý
- Các chứng từ kế toán về các nghiệp vụ biến động vốn bằng tiền và các khoản
tương đương tiền như: phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có
- Các hồ sơ, tài liệu khác liên quan đến vốn bằng tiền và các khoản tương đương
tiền: Hồ sơ phát hành séc, hồ sơ phát hành trái phiếu, biên bản về thanh toán công
nợ
* Nội dung kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ thu chi tiền mặt:
►Sự phát sinh.
- Kiểm tra bằng chứng về sự phê duyệt chi tiền của người có trách nhiệm như chữ
ký phê duyệt, tính hợp lý, đúng đắn của sự phê duyệt.
- Đối chiếu chứng từ thu, chi tiền mặt với các tài liệu, chứng từ gốc chứng minh
nghiệp vụ thu chi TM.
- Kiểm tra, xem xét việc ghi chép nhật ký quỹ, kiểm tra đối chiếu việc ghi sổ kế
toán TM và các sổ kế toán có liên quan.
- kiểm tra các khoản chi tiết cho khách hàng về giảm giá, hoa hồng đại lý có đúng
chính sách bán hàng đã đúng quy định hay không.
►Sự tính toán, đánh giá.
- Kiểm tra việc tính toán thu, chi TM và đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với sổ của
thủ quỹ.
- Cũng cần lưu ý kiểm tả việc tính toán các khoản giảm giá, hoa hồng đại lý đã chi
trả bằng TM.
- Trong những trường hợp xét thấy cần thiết, kiểm toán viên tự tính toán lại số liệu
và đối chiếu với số liệu của chính đơn vị được kiểm toán.
►tính đầy đủ.
- Kiểm tra số lượng bút toán ghi sổ với số lượng các phiếu thu hay phiếu chi TM.

- Kiểm tra số thứ tự của các chứng từ thu chi TM ghi trên sổ kế toán cũng như trên
sổ quỹ để đảm bảo không có sự ghi trùng hay bỏ sót trong hạch toán các nghiệp vụ
thi, chi TM trong kỳ.
- Tiến hành khảo sát đồng thời với các nghiệp vụ thanh toán trong chu kỳ “ mua
hàng và trả tiền ” và chu kỳ “ bán hàng và trả tiền ” để phát hiện các trường hợp
ghi trùng hay bỏ sót – nếu có.
►Sự phân loại và hạch toán đúng đắn.
- Kiểm tra việc ghi chép trên các chứng từ thu, chi TM có đảm bảo đầy đủ và rõ
ràng về nội dung cũng như sự chính xác về số liệu.
- Kiểm tra việc phân loại và hạch toán vào các sổ kế toán tương ứng để xác nhận sự
hạch toán chính xác số liệu và đúng quan hệ đối ứng.
- So sánh đối chiếu giữa chứng từ thu, chi TM với bút toán ghi sổ tương ứng về số,
ngày và số tiền xem có đảm bảo hạch toán chính xác từ chứng từ vào sổ kế toán
không.
►tính đúng kỳ.
- So sánh ngày phát sinh nghiệp vụ thu, chi TM với ngày cập nhập chứng từ vào sổ
kế toán để đánh giá tính hợp lý và kịp thời.
- Đối chiếu, so sánh ngày ghi sổ của cùng nghiệp vụ thu, chi TM giữa các sổ có liên
quan.
Câu 10. Nêu nội dung bảng soát xét tổng hợp sau cuộc kiểm toán? Nêu nội
dung chủ yếu của thư quản lý?
* Bảng soát xét tổng hợp sau cuộc kiểm toán.
- Khách hàng: - Công ty kiểm toán:
- Kỳ kiểm toán: - Người lập bảng:
Nội dung Có thực hiện Ko thực hiện Ko áp dụng
1. Kiểm tra lại các điểm lưu ý trong hồ sơ kiểm
toán năm trước
2. Thống nhất ý kiến trong việc chấp nhận
kiểm toán
3. Thực hiện đầy đử cam kết về tính độc lập và

xử lý các vấn đề liên quan đền lợi ích trước khi
thực hiện kiểm toán.
4. Xem xét kỹ các điều khoản trong hợp đồng
kiểm toán và đồng ý với mọi điều khoản trong
hợp đồng.
5. Việc lập kế hoạch:
- thực hiện đánh giá rủi ro và lập kế hoạch theo
đúng các chuẩn mực hiện hành và quy định
của công ty.
- Đã thực hiện soát xét bởi người có trách
nhiệm quản lý rủi ro ở mức độ cao.
6. Thực hiện kiểm toán:
- Kiểm tra tổng quát các chính sách kế toán và
kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị
khách hàng.
- Dựa trên kết quả kiểm tra hệ thống Kiểm soát
nội bộ của khách hàng và những thông tin khác
để quyết định phạm vi kiểm tra chi tiết
- Thực hiện soát các giấy tờ làm việc để khẳng
định các công việc kiểm toán đã được thực
hiện đầy đử, đúng đắn và các giấy tờ làm việc
là những bằng chứng đáng tin cậy.
- Toàn bộ các bút toán điều chỉnh, những sự
kiện bất thường, những điểm bất hợp lý và
những điều cần lưu ý đều đc trình bày trong
bảng soát xét giấy tờ làm việc.
- Các kết luận phải lưu ý trên giấy tờ làm việc
đều đã đc tổng họp và kiểm tra.
7. Kết thúc kiểm toán:
- mọi kết quả cuộc họp, kết thúc kiểm toán đều

được tổng hợp để lập báo cáo kiểm toán.
- xem xét phân tích tổng quát, thực hiện các
thủ tục kiểm toán bổ xung, xem xét việc đánh
giá nguyên tắc hoạt động liên tục.
- Thu thập đầy đủ thư giải trình của ban giám
đốc, thư xác nhận của cơ quân pháp lý có liên
quan.
- Cập nhận, lưu trữ và soát xét toàn bộ các
thông tin, tài liệu liên quan đến cuộc kiểm toán
trong hồ sơ kiểm toán theo đúng quy định.
* Nội dung chủ yếu của thư quản lý chủ yếu bao gồm:
- Các thông tin, tài liệu đã thu thập qua quá trình kiểm toán tại đơn vị mà KTV xét
thấy công tác quản lý nói chung và kế toán nói riêng còn có những hạn chế quan
trọng, bao gồm:
+ Thông tin, tài liệu về hoạt động quản lý và kiểm soát nội bộ của đơn vị đối với
từng loại nghiệp vụ. Phạm vi các chu kỳ kinh doanh hay các nghiệp vụ đc KTV đề
cập tùy thuộc thực trạng cụ thể của từng đơn vị.
+ Thông tin tài liệu về những xử lý, hạch toán ko đảm bảo theo quy định, mà KTV
cho là quan trọng.
- Các ý kiến đánh giá về những hạn chế nói trên và các khuyến nghị của KTV để
khắc phục các hạn chế đó.

×