Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tám Sách kinh điển tiếng Anh dành cho điện thoại di động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.58 KB, 17 trang )

8 SÁCH KINH ĐIỂN CHO ĐIỆN THOAI
DI ĐỘNG
1. Don Quixote
Tác giả: Miguel de Cervantes
Quốc gia: Tây Ban Nha
Ngôn ngữ: Tiếng Tây Ban Nha
Thể loại: Châm biếm, tiểu thuyết tâm lý, trào phúng
Nhà xuất bản: Ecco
Phát hành: 1605,1615
Đôn Ki-hô-tê, Don Quixote, Don Kijote, Don Quijote hay Đông-Ki-Sốt (tiếng Tây Ban Nha: Don Quixote
de la Mancha) là tiểu thuyết của nhà văn Tây Ban Nha Miguel de Cervantes Saavedra(1547-1616). Tác
phẩm còn có tên đầy đủ là El Ingenioso hidalgo Don Quixote de la Mancha (Đôn Kihôtê, nhà hiệp sĩ quý tộc
tài ba xứ Mancha). Phần đầu tiên được xuất bản năm 1605 và phần thứ 2 xuất bản năm 1615. Đây là một trong
những tiểu thuyết viết sớm nhất bằng ngôn ngữ châu Âu hiện đại và có thể cho rằng là tác phẩm gây ảnh
hưởng và điển hình nhất trong danh sách các tác phẩm của văn học Tây Ban Nha. Đôn Kihôtê được coi là
một trong số ít tác phẩm có nhiều người đọc nhất trong văn học phương Tây; một cuộc điều tra năm 2002
do Viện Nobel Na Uy tiến hành đã cho thấy đây là tiểu thuyết hay nhất trong mọi thời đại
Câu chuyện theo bước chân của Quixada, một nhà quý tộc khoảng 50 tuổi sống ở miền Aragon và Castile, trở
về thế kỷ XV tại Tây Ban Nha. Tại thời điểm đó, những chuyện hoang đường phi lý về các hiệp sĩ rất thịnh
hành. Nhà quý tộc Quixada say mê những truyện này đến độ cuồng si, bao nhiêu tiền cũng bỏ ra mua truyện
hết. Đầu óc chàng ta lúc nào cũng đầy những ý tưởng về sự mê hoặc, gây gổ, đánh nhau, thách đấu, thương
vong, nô lệ, oán trách, tình tứ, dằn vặt, những người khổng lồ, những lâu đài tráng lệ, những thiếu nữ bị bắt
cóc và các cuộc giải cứu người đẹp hào hùng. Mọi sự tầm thường trong con mắt và suy nghĩ của chàng lại trở
nên hoành tráng, mỗi chủ quán là một vị đại thần, mỗi người cưỡi la là một chàng hiệp sĩ, ảgái
điếm thành công nương, quán trọ là lâu đài tráng lệ.
Vì danh dự bản thân và vì nhiệm vụ đối với quần chúng, Quixada quyết định trở thành hiệp sĩ lang thang, chu
du khắp bốn phương trời để cứu khốn phò nguy, diệt trừ yêu quái và những lũ khổng lồ, thiết lập trật tự và
công lý, thử thách mình bằng các hiểm nguy như trong các truyện kiếm hiệp. Chàng ta đổi tên là Don Quixote
de la Mancha (nhà hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê xứ Mancha) rồi nhờ một tên chủ quán, vốn xuất thân từ tầng lớp hạ
lưu, phong cho mình là hiệp sĩ. Để có tiền đi hành hiệp, Don Quixote bán nhà và vay một số tiền khổng lồ từ
một người bạn. Chàng đem bộ áo giáp của ông cha để lại đã bị han rỉ và thủng lỗ chỗ ra đánh bóng và đội vào,


phong cho con ngựa gầy còm của mình cái tên rất kêu Rocinante (Rô-xi-nan-tê), và để đúng mốt của một hiệp
sĩ lang thang phải có một người tình xinh đẹp, chàng nghĩ đến một phụ nữ nông dân mà chàng thầm yêu từ hồi
tuổi trẻ và đặt cho cô ta cái tên Công nương Dulcinea del Toboso (Đuyn-xi-nê-a).
Lần ra đi thứ nhất kết thúc bằng một cuộc giao đấu của chàng với những người lái buôn, vì họ không chịu thừa
nhận Dulcinca del Toboso là người đẹp nhất trần gian khi mà họ chưa từng thấy nàng. Don Quixote bị đánh nát
người và được một bác nông dân đưa về nhà. Nhưng sau đó Don Quixote lại ra đi, lần này có thêm một giám
mã là bác nông dân cục mịch Sancho Panza (Xan-chô Pan-xa). Hai thầy trò hiên ngang cất bước, thầy là một
hiệp sĩ cao lòng khòng, mặt xanh mét như xác chết, ngồi ngất ngưởng trên lưng con ngựa khẳng khiu, cặp mắt
mơ màng nghĩ về cô hàng xóm mĩ miều Dulcinea del Toboso. Trò thì là một gã lùn tịt, bụng phệ, hai chân như
hai que củi, cưỡi trên lưng con lừa nhỏ xíu tên là Dapple, mộng tưởng khi thầy công thành danh toại sẽ ban
cho làm thống đốc cai trị một vài hòn đảo.
Và từ đây bắt đầu những "chiến công" hào hùng của hiệp sĩ Đôn Kihôtê. Trên cánh đồng vùng Montiel chàng
giao chiến với những cối xay gió mà trong mắt chàng đó là bọn người khổng lồ hung dữ. Gặp đám kỵ binh hộ
tống một chiếc xe chở một phu nhân chàng nghĩ ngay đến một nàng công chúa bị bắt cóc đang cần chàng giải
cứu. Gặp một đàn cừu, chàng cho rằng đây là đoàn hùng binh của vị hoàng đế oai quyền nhất thiên hạ, lập tức
chàng xông vào và tấn công. Kết quả mỗi lần đó là chiến tích đầy mình vì bị đánh nhừ tử, nhưng chàng không
hề ngã lòng mà coi đó là những thử thách đương nhiên trên bước đường hành hiệp. Chàng tiếp tục ra đi và chợt
gặp một đám tang nhà quý tộc thuộc dòng họ Segovia. Nghĩ ngay tới việc một hiệp sĩ bị tử thương và chàng
phải có bổn phận thay mặt đám hiệp sĩ trả thù cho bạn, chàng xông vào đánh tan đám tang đó.
Câu chuyện tiếp tục với việc chàng đánh một anh thợ cạo đội chiếc chậu thau bằng đồng mà chàng tưởng là
chiếc mũ bằng vàng của Mambrino. Sau "chiến thắng" này, chàng nghỉ chân tại một quán trọ và trong giấc ngủ
đầy mộng mị, chàng mơ thấy mình tham gia một trận chiến vinh quang nhất đời hiệp sĩ của chàng, với chiếc
mũ đỏ trên đầu, tay trái quấn chăn làm mộc đỡ, tay phải cầm kiếm đâm chém lia lịa vào những tấm thân phì
nộn của bọn khổng lồ làm máu của chúng tuôn chảy ngập phòng. Thật ra, trong cơn mê sảng chàng đã đâm
thủng hàng chục túi rượu nho bằng da dê ở quanh phòng.
Sau vụ này, Đôn Ki-hô-tê bị cha xứ và anh thợ cạo ở cạnh nhà bắt phải trở về, nhưng rồi chàng lại trốn thoát và
tiếp tục những cuộc phiêu lưu mới với những kép hát lang thang, tham dự đám cưới của ông nhà giàu
Camacho, thám hiểm hang sâu của Montesinos, đi trên một chiếc thuyền màu nhiệm tới thăm hai vị quận công
vô danh. Cặp vợ chồng này cho bác giám mã Sancho làm chúa một hòn đảo và Sancho tỏ ra rất khôn ngoan
trong việc cai trị.

Cuối cùng, sau rất nhiều cuộc phiêu lưu, kiệt sức vì đau buồn, thất vọng và bị đánh bẹp người không biết bao
nhiêu lần, Don Quixote trở về nhà trong tình trạng ốm thập tử nhất sinh. Khi chết, Đôn Ki-hô-tê tỏ ra là một
người đáng mến, tỉnh táo và nhận thức được tai hại của những cuốn truyện hiệp sĩ mà mình đã từng đọc khi
viết những dòng di chúc để lại cho đời.
Link epub:
/>2. Jane Eyre
Tác giả: Charlotte Bronte
Quốc gia: Anh
Ngôn ngữ: Tiếng Anh
Thể loại: Tiểu thuyết
Nhà xuất bản: Smith Elder and Co., Cornhill
Phát hành: 16 tháng 10, 1847
Chuyện do nhân vật chính kể lại: Cô bé Jane Eyre mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được người cậu ruột mang về nuôi.
Cậu chết, Jane phải ở với người mợ vốn tính cay nghiệt là bà Sarah Reed. Đây là một chuỗi ngày cực nhục đối
với Jane: Cô bị chủ nhà và gia nhân ngược đãi, hắt hủi, là đối tượng trêu chọc của những đứa con hư của bà
Sarah Reed. Trong gia đình ấy, Jane không được phép đọc sách, chơi đùa, lúc nào cũng có thể bị đánh đập, bị
tống giam vào buồng tối, bỏ mặc cho đói và khát.
Năm Jane lên 10 tuổi, bà Reed gửi Jane vào trại mồ côi Lowood. Cũng như hàng ngàn trại trẻ khác trên khắp
đất Anh, Lowood giáo dục trẻ em theo chủ nghĩa khổ hạnh "hành hạ thân xác để giữ gìn phần hồn". Jane cùng
bè bạn của cô phải sống trong những điều kiện ngặt nghèo: Ăn uống tồi tệ, chỉ rặt cháo khê, khoai thối, mỡ
hôi, "đến người sắp chết đói ăn vào cũng phát ốm", lại thêm quần áo không đủ ấm, dịch bệnh hoành hành, học
sinh thường xuyên chịu đựng những hình phạt tàn nhẫn như bị đánh đập, sỉ nhục Nhưng ngay từ nhỏ, tinh
thần phản kháng và ý thức tự lập đã sớm nảy sinh trong tâm hồn thơ trẻ của Jane.
Sau 8 năm, rời Lowood, Jane đến xin việc ở lâu đài Thornfield. Ông Rochester, chủ lâu đài đem lòng yêu mến
cô gia sư trẻ; Ông cũng được cô đáp lại bằng một mối tình nồng nàn say đắm. Hai người làm lễ cưới nhưng
không thành: Người vợ mà Rochester buộc phải cưới theo tính toán của gia đình bị điên từ nhiều năm, hiện
vẫn còn sống. Không muốn làm một người tình bất hợp pháp của ông chủ, Jane đau khổ trốn khỏi Thornfield.
Sau 3 ngày lang bạt trên đường, cô đơn và đói rét, cô tới Marsh End, được anh em Mục sư St. John cứu giúp
và tìm việc cho làm. Nhờ những may mắn của số phận, Jane bỗng trở nên giàu có và tìm được họ hàng thân
thích. Song tình yêu cũ vẫn thôi thúc trong lòng, cô quyết định trở về Thornfield tìm tin tức người yêu. Lúc

này, bà vợ điên của ông chủ đã chết, sợi dây ngăn cách hai người không còn. Và dù ông đã trở thành tàn phế,
Jane vẫn đến với ông, xây dựng lại hạnh phúc đã mất.
Link epub:
/>3. Les Miserables
Tác giả: Victor Huygo
Quốc gia: Pháp
Ngôn ngữ: Tiếng Pháp
Thể loại: Tiểu thuyết
Nhà xuất bản: A. Lacroix, Verboeckhoven & Ce.
Phát hành: 1862
Những người khốn khổ (Les Misérables) là tiểu thuyết của văn hào Pháp Victor Hugo, được xuất bản
năm 1862. Tác phẩm được đánh giá là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế
giới thế kỷ 19.
Những người khốn khổ là câu chuyện về xã hội nước Pháp trong khoảng hơn 20 năm đầu thế kỷ 19 kể từ thời
điểm Napoléon I lên ngôi và vài thập niên sau đó. Nhân vật chính của tiểu thuyết là Jean Valjean, một cựu
tù khổ sai tìm cách chuộc lại những lỗi lầm gây ra thời trai trẻ. Bộ tiểu thuyết không chỉ nói tới bản chất của
cái tốt, cái xấu, của luật pháp, mà tác phẩm còn là cuốn bách khoa thư đồ sộ về lịch sử, kiến trúc của Paris,
nền chính trị, triết lý, luật pháp, công lý, tín ngưỡng của nước Pháp nửa đầu thế kỷ 19. Chính nhà vănVictor
Hugo cũng đã viết cho người biên tập rằng: "Tôi có niềm tin rằng đây sẽ là một trong những tác phẩm đỉnh
cao, nếu không nói là tác phẩm lớn nhất, trong sự nghiệp cầm bút của mình".
Những người khốn khổ cũng nổi tiếng vì đã được chuyển thể nhiều lần thành các vở kịch, bộ phim, trong đó
nổi tiếng nhất phải kể tới vở nhạc kịch cùng tên, thường được gọi tắt là "Les Mis" (viết tắt từ Les Misérables).
Bản thân Những người khốn khổ có rất nhiều câu chuyện, nhân vật với những cuộc đời khác nhau, nhưng sợi
dây nối những mảnh đời riêng biệt này lại là câu chuyện về Jean Valjean (Giăng Van-giăng), người cựu tù khổ
sai, người đang cố gắng sống vì một xã hội tốt đẹp nhưng lại không thể thoát khỏi quá khứ của mình. Sau 19
năm ngồi tù với số tù 24601 vì ăn cắp một mẩu bánh mì cho con của người chị gái, người nông dân Jean
Valjean được thả. Tuy nhiên anh phải mang theo giấy thông hành vàng, dấu hiệu cho thấy người mang nó từng
phạm tội, vì vậy Jean bị chủ quán trọ từ chối và buộc phải ngủ ngoài đường. May cho anh là Giám mục
Myriel, một người nổi tiếng hay làm từ thiện đã cho Jean Valjean một chỗ nương náu. Khi mọi người đã ngủ,
Jean lại ăn cắp mấy thứ đồ bạc của Giám mục và chạy trốn, anh bị bắt lại sau đó nhưng lại được ông Myriel

cứu thoát khi nói với cảnh sát rằng đó là đồ ông tặng cho Valjean. Khi chia tay vị Giám mục già nói với Jean
Valjean rằng anh nhất định phải trở thành một người lương thiện và làm nhiều việc tốt cho mọi người.
8 năm sau Valjean, nay mang tên ông Madeleine, đã trở thành một chủ xưởng giàu có và là thị trưởng thành
phố nhỏ nơi ông sinh sống, Valjean phải mang tên giả để tránh sự phát hiện của thanh tra Javert (Gia-ve) vẫn
đang truy tìm ông ráo riết. Tuy nhiên số phận buộc Valjean phải để lộ danh tính của mình khi một người đàn
ông khác bị nhầm là Jean Valjean và bị bắt đưa ra tòa. Cùng lúc này, Valjean gặp Fantine (Phăng-tin), một cô
gái đang hấp hối sau khi bị đuổi việc khỏi công xưởng của ông và buộc phải làm nghề mại dâm để có tiền nuôi
con gái Cosette (Cô-dét), em đang phải sống với gia đình nhà Thénardier (Tê-nác-đi-ê) độc ác. Trước khi
Fantine chết, Valjean hứa với cô sẽ chăm sóc Cosette cẩn thận, ông trả tiền cho lão chủ quán trọ Thénardier để
giải phóng cho Cosette và cùng em chạy trốn lên Paris khỏi sự truy đuổi của Javert. Ở Paris, hai người trú
trong một nhà tu kín mà Javert không được quyền khám xét, vì vậy họ tạm thoát khỏi sự truy lùng gắt gao của
viên thanh tra.
9 năm sau, sau cái chết của tướng Lamarque, người duy nhất trong giới lãnh đạo Pháp có cảm tình với giai cấp
lao động, nhóm sinh viên đứng đầu là Enjolras tức giận với chế độ đã chuẩn bị cho một cuộc cách mạng vào
đêm ngày mùng 5, rạng sáng mùng 6 tháng 6 năm 1832. Cuộc cách mạng cũng có sự tham gia của những
người nghèo khổ, trong đó có cậu bé lang thang Gavroche (Ga-vơ-rốt). Một trong những người tham gia cách
mạng làMarius Pontmercy, một sinh viên bị gia đình xa lánh vì quan điểm tự do của mình, anh đã đem lòng
yêu Cosette, bây giờ đã trở thành một thiếu nữ hết sức xinh đẹp. Gia đình nhà Thénardier cũng đã chuyển tới
Paris, trở thành những kẻ lang thang trộm cắp, sau khi thỏa thuận với Javert về việc giao nộp Vanjean cho hắn,
bọn họ đã tìm cách đột nhập nhà của Valjean trong khi Marius đang đến thăm Cosette. Tuy nhiên con gái của
Thénardier làÉponine cũng đã đem lòng yêu người sinh viên và cô đã thuyết phục bọn chúng rời khỏi đó.
Ngày hôm sau cuộc cách mạng nổ ra, những sinh viên bắt đầu dựng chiến lũy trên những con phố hẹp ở Paris.
Javert đã trà trộn vào hàng ngũ sinh viên nhưng bị Gavroche phát hiện và Enjolras (Ăng-giô-rát) đã bắt giữ
hắn. Khi biết người yêu của Cosette cũng tham gia nổi dậy, Valjean đã gia nhập với họ, bởi vì ông muốn bảo
vệ Marius. Ông đã xin Enjolras thả Javert. Éponine cũng đứng vào hàng ngũ khởi nghĩa để bảo vệ Marius và
cô đã chết hạnh phúc trên tay Marius sau khi hứng một viên đạn thay anh. Trong trận chiến tiếp theo, Valjean
cứu sống Javert khỏi tay những người sinh viên và để viên thanh tra đi. Ông cũng cứu được Marius khi đó đã
bị thương, nhưng tất cả những người khác, kể cả Enjolras và Gavroche đều đã bị giết. Valjean vác theo Marius
chạy trốn theo những đường cống ngầm ở Paris, khi ra đến miệng cống ông chạm trán Javert, ông cố gắng
thuyết phục Javert cho mình thời gian để trả Marius về gia đình của anh. Javert đồng ý đề nghị của Jean và

nhận ra rằng ông ta đang bị kẹt giữa niềm tin vào luật pháp và niềm tin vào lòng tốt của con người mà Valjean
đã cho viên thanh tra thấy, Javert cũng hiểu rằng ông không bao giờ có thể nộp Valjean cho chính quyền được
nữa. Không thể chịu đựng nổi tình trạng khó xử này, Javert nhảy xuống sông Seine tự vẫn.
Marius và Cosette cưới nhau. Trước lễ cưới, Valjean đã kể hết cho Marius về quá khứ của mình. Ông quyết
định bỏ đi mà không hề cho Cosette hay biết. Trong lễ cưới, vợ chồng Thénardier cải trang và trà trộn thành
những người quý tộc để trộm cắp. Tuy nhiên, bọn chúng bị Marius phát hiện và yêu cầu rời khỏi lễ cưới. Gia
đình Thénardier vô tình tiết lộ về việc Valjean đang "ở ẩn" trong một thánh đường và yêu cầu Marius phải cho
chúng một khoản tiền nếu muốn việc này không đến tai cảnh sát. Mãi sau đó khi Valjean đã hấp hối, Marius
mới nhận ra được lòng tốt của ông và chạy đến nhà Valjean cùng Cosette. Valjean chỉ còn kịp tiết lộ cho hai
người về quá khứ của mình và rằng ông chi là người cha nuôi của Cosette trong giờ phút cuối cùng của cuộc
đời. Ông cũng đã có niềm hạnh phúc khi ở bên là đứa con gái nuôi yêu quý và con rể. Ông nói với họ rằng ông
rất yêu quý họ, sau đó Valjean qua đời.
Link epub:
/>4. Pride and Prejudice
Tác giả: Jane Austen
Quốc gia: Anh
Ngôn ngữ: Tiếng Anh
Thể loại: Tiểu thuyết
Nhà xuất bản: T.Egerton, Whitehall
Phát hành: 28 tháng 1 năm 1813
Kiêu hãnh và định kiến (tiếng Anh: Pride and Prejudice) là tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn Anh Jane
Austen. Tiểu thuyết được viết từ năm 1796 đến năm 1797 và xuất bản năm 1813.
Câu chuyện nói về tình yêu và hôn nhân của tầng lớp quý tộc nhỏ tại Anh vào đầu thế kỷ 19. Nhân vật
chính là Elizabeth Bennet, một cô gái 20 tuổi xuất thân trong một gia đình trung lưu. Nội dung chính kể về sự
đối đầu và sau này trở thành cuộc tình giữa Elizabeth và Fitzwilliam Darcy, thuộc tầng lớp địa chủ. Tựa truyện
nói về sự kiêu hãnh và các định kiến của nhân vật này đối với nhân vật kia.
Cuốn sách bắt đầu bằng một trong những câu bất hủ nhất trong văn học Anh: It is a truth universally
acknowledged, that a single man in possession of a good fortune, must be in want of a wife. (Có một sự thật
mà ai cũng công nhận, đấy là: một người đàn ông có một tài sản khá hẳn sẽ muốn lấy vợ.). Tuy nhiên, đến cuối
truyện lại là một sự thật hoàn toàn ngược lại. Không phải là các quý ông tìm kiếm một người vợ, mà là các cô

gái, để đảm bảo cho mình một tương lai ổn định, phải chủ động kiếm một người chồng.
Ông bà Bennet có năm người con gái (Jane, Elizabeth, Mary, Kitty, Lydia) đã đến tuổi cập kê và bà Bennet
đang ráo riết tìm chồng cho con. Cả làng đang xôn xao về anh Bingley, một địa chủ giàu có mới dọn đến vùng
này. Bingley đem theo người bạn là Fitzwilliam Darcy. Người ta kháo nhau rằng Darcy rất giàu. Tuy nhiên, sau
khi gặp Darcy ở buổi dạ vũ do Bingley tổ chức, nhiều người đã thấy rằng anh quá kiêu hãnh. Khi Bingley gợi
ý Darcy khiêu vũ với Elizabeth, Darcy cho rằng cô không đủ tài sắc để quyến rũ anh. Elizabeth nghe lỏm được
và có ác cảm với Darcy.
Elizabeth lại quen biết một sĩ quan tên Wickham đang đóng quân gần nhà. Wickham kể rằng anh đã bị Darcy
cướp đi tài sản thừa kế, làm Elizabeth càng không ưa Darcy.
Vài ngày sau dạ hội, gia đình ông Bennet có khách là người bà con tên Collins, vốn đang muốn làm rể nhà
Bennet. Đầu tiên Collins chọn cô chị cả, Jane, nhưng bà Bennet nói rằng Jane sắp được gả cho Bingley. Collins
lại chọn Elizabeth, nhưng cô không ưa anh. Sau khi bị Elizabeth nhất mực từ chối, Collins cầu hôn Charlotte
Lucas, bạn thân của Elizabeth. Charlotte bằng lòng ngay vì cô đã luống tuổi (27 tuổi), chỉ muốn an phận. Bà
Bennet rất bực vì Collins sau này sẽ thừa kế tài sản nhà Bennet và Charlotte sẽ thay thế bà, trong khi Elizabeth
lại thất vọng vì nghĩ rằng cô bạn thân lấy chồng vì tiền.
Ít lâu sau, Bingley bất ngờ rời làng về Luân Đôn, làm Jane bị thất tình.
Charlotte mời Elizabeth đến thăm vợ chồng cô. Trong khi ở với họ, Elizabeth gặp Darcy (Darcy là cháu của
Phu nhân Catherine, người bảo trợ anh Collins). Darcy bất ngờ tỏ tình và cầu hôn Elizabeth, nhưng lại hạ thấp
gia cảnh cô. Cô còn khám phá ra rằng chính Darcy đã khuyên can Bingley đừng hỏi cưới Jane. Elizabeth bảo
Darcy rằng cô sẽ không bao giờ chịu lấy anh. Sáng hôm sau, Darcy đưa cho Elizabeth một lá thư và bỏ đi.
Trong thư Darcy biện hộ hành động của mình. Darcy nói rằng Jane chẳng những có địa vị thấp mà còn tỏ ra
thờ ơ với Bingley. Darcy còn tiết lộ rằng Wickham là một gã Sở Khanh. Việc này đã khiến Elizabeth xét lại
suy nghĩ về Darcy và dần dần các định kiến của cô đã được tháo gỡ.
Một thời gian sau, trong một lần du ngoạn, ông bà Gardiner (cậu mợ của Elizabeth) thuyết phục cô đến tham
quan Pemberley, khu đất của Darcy. Cô đồng ý khi biết chủ nhà đã đi vắng. Nào ngờ Darcy đột ngột về thăm
nhà và chạm mặt Elizabeth. Darcy tỏ ra thân thiện hơn, và làm cho Elizabeth thấy rằng dưới vẻ kiêu hãnh anh
là một người hào phóng.
Cũng trong thời gian này, Elizabeth được tin cô em út Lydia đã trốn nhà theo Wickham. Wickham bị nợ nần vì
đánh bạc và đã giải ngũ. Nghe tin, Darcy tìm Wickham và cho tiền để hắn cưới Lydia, nhưng lại giấu Elizabeth
chuyện này. Elizabeth tình cờ biết được, cô rất xúc động và hoàn toàn thay đổi thái độ đối với Darcy.

Biết được tình cảm của Darcy đối với Elizabeth, Phu nhân Catherine rất tức giận vì bà đã định gả con gái cho
Darcy. Bà đến nhà Bennet đòi Elizabeth phải bỏ Darcy, nhưng cô bảo bà không có quyền can thiệp vào chuyện
riêng của cô. Nghe được chuyện này, Darcy hiểu tình cảm của Elizabeth đối với anh đã thay đổi. Darcy khuyến
khích Bingley cầu hôn Jane và Darcy cầu hôn Elizabeth lần thứ hai. Lúc này thì sự kiêu hãnh và định kiến đã
không còn, và Elizabeth nhận lời làm vợ Darcy.
Link epub:
/>5. The Great Gatsby
Tác giả: F.Scott Fitzgerald
Quốc gia: Hoa Kỳ
Ngôn ngữ: Tiếng Anh
Thể loại: Tiểu thuyết
Nhà xuất bản: Charles Scribner’s Sons
Phát hành: 10 tháng 4 năm 1925
Đại gia Gatsby hay Gatsby vĩ đại (nhan đề gốc tiếng Anh: The Great Gatsby) là một kiệt tác của nhà văn F.
Scott Fitzgerald người Mỹ, được xuất bản lần đầu vào 10 tháng 4, 1925. Tác phẩm được đặt trong bối
cảnh của vùng Long Island ở Mỹ trong mùa hè năm1922.
Tiểu thuyết này viết về thời kỳ sống của chính tác giả. Sau cú sốc và hỗn loạn của Chiến tranh thế giới lần
thứ nhất, nước Mỹ bước vào thời kỳ thịnh vượng chưa từng thấy trong những năm 1920 do sự cất cánh của
nền kinh tế. Cũng trong thời gian này, Luật cấmbuôn bán và sản xuất rượu được ban hành, làm tăng lên các
tội phạm có tổ chức. Mặc dù Fitzgerald, giống như Nick Carraway trong tác phẩm của mình, tôn sùng sự giàu
có, nhưng ông không thấy thoải mái với xã hội coi trọng vật chất quá mức và đạo đức lại không đi cùng với
nó.
Đại gia Gatsby không được ngưỡng mộ trong lần xuất bản đầu tiên, chỉ bán được ít hơn 25.000 cuốn trong
suốt 15 năm khi Fitzgerald còn sống.
Mặc dù nó đã được chỉnh sửa thành kịch và đưa lên phim ảnh củaHollywood trong năm 1925, nhưng nó hầu
như bị lãng quên trong thời kỳ Đại suy thoái và Chiến tranh thế giới lần II. Sau đó, tác phẩm được xuất
bản lại vào năm 1945 và năm 1953, lần này tác phẩm nhanh chóng có được số lượng độc giả rộng rãi. Hiện
nay nó được coi là một trong những cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất của người Mỹ.
Năm 2007, trong một cuộc bầu chọn 10 tác phẩm vĩ đại nhất của mọi thời đại do tạp chí Time tổ chức khảo
sát lấy ý kiến của 125 nhà văn nổi tiếng đương thời, gồm các tên tuổi lớn như Franzen, Mailer, Wallace,

Wolfe, Chabon, Lethem, King, Đại gia Gatsby được chọn vào top 10 kiệt tác văn chương vĩ đại nhất mọi thời
đại.[1]. Kiệt tác này cũng được đưa vào giảng dạy trong chương trình trung học phổ thông và các khóa
giảng về Văn học Mỹ tại các trường đại học ở nhiều nước trên thế giới.
Câu chuyện được kể qua lời tự sự của Nick Carraway, một sinh viên tốt nghiệp đại học Yale và từng tham gia
trong Thế chiến I, hiện đang làm nghề kinh doanh trái phiếu tại New York. Năm 1922, Nick thuê một căn nhà
nhỏ ở Long Island, cạnh một dinh thự hòanh tráng do Jay Gatsby làm chủ. Anh này là một triệu phú bí ẩn
thuờng xuyên tổ chức các bữa tiệc cho quan khách nhưng bản thân mình lại không tham gia cùng họ.
Một lần nọ Nick được mời đến ăn tối ở East Egg cùng gia đình người chị họ Daisy và chồng, Tom Buchanan,
cũng là người quen biết của Nick thời đại học. Họ giới thiệu Nick với cô Jordan Baker, một golf thủ trẻ thành
công, và hai người bắt đầu mối quan hệ hẹn hò. Jordan cũng tiết lộ cho Nick biết Tom có cô bồ nhí tên Myrtle
Wilson, dù cô này đã có gia đình. Vợ chồng cô Wilson mở một trạm xăng ở vùng "valley of ashes", khu vực
nằm giữa West Egg và New York của tầng lớp lao động. Một dịp khác, Nick đến căn hộ riêng của Tom và
Myrtle tại New York để tham gia bữa tiệc nhỏ, tại đây đã xảy ra trận cãi cọ liên quan đến Daisy, vợ Tom, hai
người xung đột và kết cuộc là Tom đấm vỡ mũi Myrtle.
Cũng mùa hè năm đó, Nick nhận được lời mời dự tiệc từ Gatsby, trong bữa tiệc này Gatsby đã thổ lộ với
Jordan Baker một bí mật mà sau đó Nick biết được rằng Gatsby đã đem lòng yêu Daisy (Buchanan) lâu nay, từ
năm 1917. Gatsby liên tục tổ chức tiệc tùng với hy vọng một ngày nào đó sẽ được thấy Daisy dời gót ngọc đến
và gặp mình. Sau đó, Gatsby lên một kế hoạch là nhờ Nick mời Daisy đến nhà Nick dự một bữa tiệc trà nhỏ
mà không tiết lộ cho ai biết là Gatsby sẽ có mặt. Đúng như dự tính, Gatsby được tái ngộ với Daisy và sau phút
bỡ ngỡ ban đầu hai người đã nhanh chóng vun đắp tình cảm mà không ngại Tom hay biết.
Sau một bữa tiệc trưa nọ tại cơ ngơi nhà Buchanan, Tom đã phát hiện ra tình cảm giữa Daisy và Gatsby. Mặc
dù Tom cũng nuôi bồ nhí nhưng khi phát hiện ra vụ ngoại tình này Tom cũng không khỏi lồng lộn lên và kể
cho Daisy biết Gatsby giàu lên nhờ buôn lậu và bao phi vụ mờ ám khác, còn Tom thuộc dòng dõi Buchanan là
tầng lớp thượng lưu với tài sản dồi dào từ bao đời nay. Anh ta ra lệnh mọi người lái xe về New York, cùng
chạm mặt với Gatsby để trước mặt mọi người anh ta sẽ dùng gia sản kếch sù của mình mà giữ lại Daisy.
Thế là Gatsby và Daisy đi chung một xe, Nick, Jordan và Tom một xe. Trên đường về Nick phát hiện có vụ tai
nạn ngay trạm xăng nhà Myrtle Wilson, cả ba người đến xem xét thì phát hiện ra Myrtle đã chết vì xe tông, mà
xe đó chính là xe của Gatsby. Qua vài câu hỏi, Nick biết được người cầm tay lái tông vào Myrtle chính là
Daisy chứ không phải Gatsby nhưng Gatsby vẫn khăng khăng nhận hết lỗi về phía mình. Sau vụ tai nạn,
George Wilson, chồng Myrtle, đã gặp Tom chất vấn, sau khi biết được người ngồi trong chiếc xe gây tai nạn là

Gatsby thì anh ta tức tốc đến dinh thự nhà Gatsby, giết Gatsby và tự sát.
Link epub:
/>6. The Hobbit
Tác giả: J.R.R. Tolkien
Quốc gia: Anh
Ngôn ngữ: Tiếng Anh
Thể loại: Tiểu thuyết cho trẻ em, giả tưởng
Nhà xuất bản: George Allen & Unwin(UK)
Phát hành: 21 tháng 9 năm 1937
John Ronald Reuel Tolkien (J.R.R Tolkien) sinh năm 1892 tại Blomfontein, Nam Phi, nơi cha ông làm chủ nhà
băng chi nhánh. Lên ba tuổi, do tình trạng sức khỏe của Ronald, ông cùng mẹ và anh trai trở về Anh và định cư
tại Sarehole, một làng nhỏ thuộc hạt ngoại vi Birmingham.
Sau đó không lâu cha ông qua đời, mẹ ông cũng qua đời năm ông mười hai tuổi.
Thủa nhỏ Tolkien học tại trường St. Edward’s tại Birmingham, tại đây ông chứng tỏ khả năng đáng nể về ngôn
ngữ và văn học anh Cổ đại. Ông yêu Edith Bratt, một cô gái mồ côi, trong năm cuối ở St. Edward.
Năm 1911, ông nhận được học bổng của trường Cao đẳng Exeter College, Oxford và sau đó nhận Huân
chương Hạng Nhất môn Ngữ văn năm 1915. Ngay sau khi tốt nghiệp ông tham gia quân đội. Năm 1916, ông
cưới Edith và sang Pháp chiến đấu trong Thế Chiến thứ nhất. Sau bốn tháng ngoài tiền tuyến, ông bị bệnh sốt
chiến hào đánh gục và trở về nhà. Thời gian đó, ông tham gia nhóm soạn thảo Từ điển Anh ngữ Oxford (viết
các mục nhập vần W) nhằm tổng kết Thế Chiến thứ nhất. Ông từng giảng dạy tại Đại học Leeds, sau đó phụ
trách khoa Anglo-Saxon thuộc Đại học Oxford. Tại đây ông tham gia nhóm thảo luận văn chương Inklings
cùng các tác gia như C.S. Lewis, Owen Barfield Ông ở lại đây giảng dạy và nghiên cứu cho đến cuối đời.
Ngoài sự nghiệp học thuật, Tolkien còn là tác giả của nhiều tác phẩm văn học có giá trị, trong đó phải kể đến
The Hobbit (Tựa tiếng Việt: Anh chàng Hobbit) và Lord of the rings (Tựa tiếng Việt: Chúa Nhẫn). Đây là
những tác phẩm văn chương được xếp vào hàng kinh điển, có tầm ảnh hưởng lớn đối độc giả và giới văn
chương ngay từ khi ra mắt.
Những tác phẩm của Tolkien ban đầu chỉ là những câu chuyện sáng tác cho con cái. Khoảng năm 1930, một
trong những câu chuyện này mở đầu bằng câu vu vơ “Trong cái hố dưới đất có một anh chàng hobbit sinh
sống”. Từ đây, một câu chuyện tầm vóc bắt đầu được hình thành khi Tolkien xác định đặc điểm giống người
hobbit đồng thời sáng tạo nên cuộc phiêu lưu cho một anh chàng hobbit cụ thể. Sau sáu năm sáng tác không

ngừng, năm 1937, Anh chàng Hobbit được xuất bản, được công chúng cũng như giới phê bình đón nhận nồng
nhiệt.
Ngay sau đó, Tolkien bắt tay vào viết Bộ ba Chúa Nhẫn, xuất bản năm 1954-55 sau nhiều lần chỉnh sửa cẩn
thận. Xét trên nhiều khía cạnh, với việc viết lại cốt truyện Anh chàng Hobbit nhưng dài hơi hơn, đậm đặc chi
tiết hơn, nhiều tưởng tượng phong phú hơn, phức tạp hơn đã biến tác phẩm này thành một thiên anh hùng ca
tầm cỡ mà Tolkien vẫn hằng mong sáng tạo nên. Mặc dù không nổi tiếng ngay lập tức nhưng ấn bản bìa mềm
bộ ba Chúa Nhẫn ra mắt giữa những năm sáu mươi của thế kỷ trước đã tạo nền móng cho danh tiếng lẫy lừng
của Trung Địa (Middle-earth) và người sáng tạo ra nó.
Tiếp sau Anh chàng Hobbit và Chúa Nhẫn, Tolkien dành trọn đời tu gọt và hoàn chỉnh hình thái ý đồ anh hùng
ca của mình. The Silmarillion và Unfinished Tales, hai tác phẩm con trai Christopher của ông biên tập và xuất
bản sau khi ông qua đời là bằng chứng rõ nét nhất cho ba yếu tố chủ chốt trong sáng tác của Tolkien: tham
vọng và tính phức tạp học thuật của những sáng tạo, quá trình chỉnh sửa các chi tiết hòng tìm đến sự toàn hảo,
và lòng tận tụy đầy yêu thương ông dành cho những lao động nghệ thuật của mình.
Nội dung Tác phẩm
Bilbo Baggins sống cuộc đời yên bình trong một cái hang tiện nghi ở Đáy Túi, Gầm Đồi. Sở dĩ Bilbo sống
trong hang là vì anh chàng là một hobbit - một giống người nhỏ bé, mũm mĩm, cao chỉ bằng nửa chúng ta, chỉ
thích ăn thức ngon ở chỗ đẹp, và đừng hòng có chuyện tham gia các cuộc mạo hiểm nào hay làm điều gì bất
ngờ. Ấy vậy mà lão phù thủy Gandalf cứ khăng khăng chẳng còn ai thích hợp hơn Bilbo để cùng mười ba chú
lùn tham gia vào cuộc phiêu lưu đòi lại số vàng bị lão rồng Smaug đánh cắp. Các chú lùn lấy làm nực cười
trước ý tưởng ấy, còn Bilbo, dù chẳng thích thú gì, vì tự ái mà cũng gật đầu bừa.
Thế là Bilbo, lão Gandalf cùng các chú lùn - mà dẫn đầu là Thorin - bắt đầu hành trình đến hang ổ lão rồng ở
mãi Xứ Hoang Tàn. Trên đường đi, họ phải chiến đấu với người khổng lồ, lũ yêu tinh, lũ sài lang, nhện khổng
lồ, phải vượt qua Rừng U Ám đầy cạm bẫy và bị bắt giam trong cung điện của Vua Tiên Rừng, để rồi cuối
cùng đối mặt với thử thách kinh hoàng nhất: Quả Núi Cô Đơn, nơi lão rồng Smaug ngày đêm nằm canh giữ
đống vàng.
Trải qua một hành trình “không tưởng”, Bilbo đã an toàn trở về nhà mình ở Hobbiton – nhưng lần này là một
Bilbo khác hẳn, chín chắn và tự tin. Anh chàng không còn được cộng đồng hobbit kính trọng nữa, nhưng điều
đó cũng không còn quan trọng với Bilbo, bởi từ bây giờ anh chàng thích giao thiệp với các vị tiên và pháp sư
hơn. Hơn thế, anh chàng đã quá mãn nguyện khi được trở về tổ ấm tiện nghi của mình sau một cuộc phiêu lưu
đầy sóng gió, cùng chiến lợi phẩm là một chiếc nhẫn thần có khả năng biến người đeo trở thành tàng hình.

Chiếc nhẫn ấy độc giả sẽ gặp lại trong phần viết tiếp Bộ ba Chúa nhẫnvô cùng thành công của cha đẻ dòng văn
học huyền ảo Tolkien.
Giá trị tác phấm
a. Với tư cách một cuốn sách thiếu nhi độc lập
Bất chấp việc sau này được phát triển thành một thiên thần thoại với không khí u ám và giọng điệu nghiêm túc
cho độc giả trưởng thành, Anh chàng hobbit là một cuốn sách thiếu nhi, một câu chuyện cổ tích tươi sáng.
- Độc giả đầu tiên của cuốn sách là một cậu bé - Tolkien viết Anh chàng hobbit để kể chuyện hàng đêm cho
con trai ông - và người thẩm định bản thảo đầu tiên dẫn đến quyết định xuất bản câu chuyện này cũng là một
cậu bé con trai giám đốc NXB. Văn phong dễ hiểu và cấu trúc đơn giản, duy chỉ có chương Cuộc chiến Năm
đạo quân với miêu tả chi tiết chiến thuật phức tạp của chiến tranh hiện đại và sự dấn thân của các bên tham
chiến là đạt đến tầm sử thi.
- Lối kể truyện truyền thống trong các cuốn sách thiếu nhi: người tường thuật cũng là người thông suốt mọi
việc, thường xuyên đưa ra bình luận về các sự kiện được miêu tả và luôn đối thoại trực tiếp với độc giả như nói
chuyện với trẻ con. Ngay ở chương đầu, chúng ta có thể thấy những câu như: “Có thể đã đánh mất sự kính
trọng của hàng xóm láng giềng, nhưng anh chàng lại có được - chà, rồi các bạn sẽ thấy liệu rốt cuộc anh chàng
có được cái gì”. Sự hiểu biết của người tường thuật về các yếu tố trong truyện còn vượt trên cả nhân vật, như
khi Bilbo tìm thấy chiếc nhẫn, người kể chuyện bình luận: “Đó là một bước ngoặt trong sự nghiệp của anh
chàng, nhưng lúc ấy anh chàng đâu có biết”. Người kể chuyện cũng quá rõ độc giả biết và không biết những gì,
bởi vậy ông ta luôn đoán được phản ứng của độc giả: “Mẹ của anh chàng hobbit đặc biệt của chúng ta - mà
hobbit là cái giống gì nhỉ: tôi cho rằng ngày nay chúng ta cần được mô tả đôi chút về hobbit.”
- Nhân vật hobbit và chú lùn với chiều cao khiêm tốn, tính cách vui vẻ cùng những thói quen ngộ nghĩnh dễ
khiến trẻ con liên hệ với bản thân mình. Nhà của giống hobbit là những cái hang ở sâu trong lòng núi gợi nhớ
đến một đứa trẻ thích trốn ở những nơi chật chội. Cũng như trẻ con, người hobbit khoái các câu đố, khoái chơi
chữ và các trò từ vựng, họ cũng tò mò muốn nghe các câu chuyện cổ. Thói quen ăn sáu bữa mỗi ngày, đi chân
đất, v.v. khiến hành động của họ càng giống với một đứa trẻ.
- Giống các câu chuyện cổ tích, nhân vật chính trong Anh chàng hobbit - Bilbo và các bạn đồng hành - theo
đuổi những mối quan tâm của riêng mình chứ không phải những nhà cứu thế như trong Chúa nhẫn. Các con
vật cũng được nhân cách hóa (người gấu, rồng biết nói tiếng người) như trong truyện cổ. Hơn thế nữa, Anh
chàng Hobbit còn mang nhiều yếu tố của thần thoại Na-Uy, thiên sử thi Beowulf…, đậm đặc các thông tin
trong các lịch và chu kỳ mặt trăng cùng nhiều miêu tả địa lý vô cùng tỉ mỉ, phù hợp với các bản đồ đi kèm…

Tác phẩm từng được đề cử Huân chương Carnegie và giành giải Tiểu thuyết cho thanh thiếu niên hay nhất của
tờ New York Herald Tribune.
b. Với tư cách tác phẩm nền tảng cho bộ ba Chúa nhẫn
Dù được chuyển thể và phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể nói di sản lớn nhất của Anh chàng
hobbit chính là bộ ba viết tiếp Chúa nhẫn.
Cốt truyện của Chúa nhẫn cũng theo đúng trình tự trong Anh chàng hobbit: câu chuyện bắt đầu nơi Đáy Túi,
nhà của Bilbo Baggins; Gandalf đưa nhân vật chính (Bilbo/ Frodo Baggins) vào một cuộc tìm kiếm về phía
Đông; Elrond cho họ nơi trú ẩn và lời khuyên; họ thoát khỏi những sinh vật nguy hiểm trong lòng đất (thành
phố Yêu Tinh/ Moria); họ gặp một nhóm tiên khác (vương quốc của Vua Tiên/Lothlórien); họ đi qua một vùng
hoang tàn (Xứ Hoang Tàn của Smaug/ Đầm Lầy Chết); họ tham gia một trận chiến lớn; người nối dõi của nhà
vua giành lại được ngai vàng của tổ tiên (Bard/ Aragorn); nhóm tìn kiếm trở về và thấy quê nhà đã khác xưa
(của cải đã bị đem ra đấu giá/ Shire bị chiếm đóng.)
Tuy nhiên, Chúa nhẫn có thêm nhiều cảnh phụ, cốt truyện cũng phức tạp hơn, theo đuổi nhiều tuyến nhân vật,
giọng văn không còn vẻ hài hước và truyền tải nhiều chủ đề phức tạp về triết học và đạo đức.
c. Với tư cách một tác phẩm thuộc dòng kỳ ảo
Tolkien sáng tạo cả một thế giới Trung Địa (Middle-earth) với đặc điểm địa lý và các sinh vật sinh sống trên đó
được miêu tả vô cùng chi tiết và sống động. Quá trình sáng tạo nên Trung Địa nơi sinh sống của của người Elf,
người Dwarf, con người (trong truyện gọi đơn giản là Man), người Hobbit và nhiều sinh vật khác trong các tác
phẩm của ông khiến Tolkien mất khoảng sáu chục năm.
Ngoài ra, ông còn mất hai mươi năm để sáng tạo các ngôn ngữ và bối cảnh văn hóa xã hội cho các ngôn ngữ
đó phát triển. Phần lớn những câu chuyện thần thoại được ông sáng tạo dựa trên các nguồn Thiên chúa Giáo,
tiếng Xen-tơ và tiếng Đức để tạo nên vũ trụ lớp lang chặt chẽ của riêng ông.
Anh chàng hobbit đặt nền móng quan trọng cho sự phát triển của thể loại high fantasy hay epic fantasy, một
dòng nhỏ của dòng văn học kỳ ảo, kể các câu chuyện xảy ra trong thế giới tự tạo hoặc một thế giới tồn tại song
song với thế giới thật. Sự thành công của Anh chàng hobbit trong những năm 1960 đã tạo nên một thị trường
rộng lớn cho các tác phẩm dòng văn học kỳ ảo phát triển.
3. Chuyển thể và ảnh hưởn
Anh chàng Hobbit đã được chuyển thể dưới nhiều hình thức:
+BBC Radio 4 phát kịch truyền thanh Anh chàng Hobbit, do Michael Kilgarriff chuyển thể, bao gồm tám phần
(thời lượng 4 giờ) từ tháng 9 đến tháng 11 năm 1968, trong đó Anthony Jackson vai người kể chuyện, Paul

Daneman vai Bilbo còn Heron Carvic vai Gandalf.
+Trung Địa cũng đã xuất hiện trong các ca khúc, đáng chú ý là các bài do Enya và các ca công Brobdingnagian
thể hiện. "Misty Mountain Hop" và "Ramble On", hai ca khúc của Led Zeppelin đều nhắc đến thế giới bí hiểm
của Tolkien. Ca khúc "The Ballad of Bilbo Baggins", do Leonard Nimoy thể hiện trong album năm 1968 Two
Sides of Leonard Nimoy chính là câu chuyện sống động nhất bằng âm nhạc về anh chàng Hobbit.
+Chuyển thể tiểu thuyết đồ họa từ Anh chàng Hobbit bởi David T. Wenzel là một trong những chuyển thể thể
loại đồ họa từ tác phẩm kinh điển thành công nhất.
+Một số trò chơi máy tính và video, cả chính thức và không chính thức cũng dựa trên cốt truyện độc đáo của
Anh chàng Hobbit.
+Anh chàng Hobbit đã được dịch ra hơn 40 thứ tiếng. Cho đến thời điểm này, NXB Houghton Mifflin (Mỹ) đã
tái bản ít nhất 60 lần ấn bản bìa cứng tuyệt đẹp do Alan Lee minh họa.
+Người hâm mộ và các học giả về Tolkien biến Mid Wales thành Trung Địa tại một festival diễn ra ngày 7
tháng 8 vừa qua. Festival ở Shire là một hội nghị, triển lãm kiêm hội chợ vinh danh mọi chủ đề lấy cảm hứng
từ Anh chàng Hobbit và bộ Chúa Nhẫn của tác giả lừng danh này.
+Thành công của loạt phim Chúa Nhẫn đã tạo ra một thế hệ hoàn toàn mới những fan “cuồng” Tolkien, tiếp
sau đó sẽ là loạt phim Anh chàng Hobbit hứa hẹn thành công không kém, dự kiến ra mắt khán giả trong năm
2011 và 2012.
Link epub:
/>7. To Kill a Mockingbird
Tác giả: Harper Lee
Quốc gia: Hoa Kỳ
Ngôn ngữ: Tiếng Anh
Thể loại: Tiểu thuyết
Nhà xuất bản: Smith Elder and Co., Cornhill
Phát hành: 16 tháng 10, 1847
Giết con chim nhại (nguyên tác tiếng Anh: To Kill a Mockingbird) là cuốn tiểu thuyết đầu tay của Harper
Lee; đây là cuốn tiểu thuyết rất được yêu chuộng, thuộc loại bán chạy nhất thế giới với hơn 10 triệu bản. Cuốn
tiểu thuyết được xuất bản vào năm 1960 và đã giành được giải Pulitzer cho tác phẩm hư cấu năm 1961.
Nội dung tiểu thuyết dựa vào cuộc đời của nhiều bạn bè và họ hàng tác giả, nhưng tên nhân vật đã được thay
đổi. Tác giả cho biết hình mẫu nhân vật Jean Louise "Scout" Finch, người dẫn truyện, được xây dựng dựa vào

chính bản thân mình.
Giết con chim nhại là một câu chuyện bao gồm nhiều mô-típ, như sự ích kỷ, sự thù hận, lòng dũng cảm, sự
kiêu hãnh, định kiến, và các giai đoạn trong cuộc đời, đặt trong bối cảnh cuộc sống miền Nam Hoa Kỳ. Cuốn
tiểu thuyết đã được đạo diễn Robert Mulligan dựng thành phim với kịch bản do Horton Foote viết vào
năm 1962. Cho tới nay, cuốn tiểu thuyết này là tác phẩm được xuất bản duy nhất của bà Harper Lee.
Câu chuyện diễn ra trong 3 năm của cuộc Đại suy thoái tại Mỹ, ở một "thị trấn cổ chán ngắt" Maycomb, tiểu
bang Alabama. Nhân vật dẫn chuyện, cô bé Scout Finch 6 tuổi, sống với anh trai Jem và người cha Atticus,
một luật sư tuổi trung niên. Một mùa hè nọ, Jem và Scout kết bạn với một cậu bé tên Dill khi Dill đến chơi với
dì mình ở Maycomb vào mùa hè. Ba đứa trẻ cảm thấy vừa sợ vừa hứng thú về người hàng xóm "Boo" Radley,
sống ẩn dật trong một ngôi nhà kế bên trong suốt nhiều năm mà không hề ra ngoài khi trời còn sáng. Những
người lớn ở Maycomb thường dè dặt khi nói về Boo và trong nhiều năm rồi không ai thấy ông ta. Bọn trẻ bổ
sung vào trí tưởng tượng của mình những lời đồn đại xung quanh bề ngoài của ông và nguyên nhân mà ông
phải trốn tránh, trong đó trứ danh nhất là anh ta đã đâm vào chân cha đẻ của mình trong một cơn nóng giận,
rằng anh ta lẻn ra khỏi nhà hàng đêm, ăn thịt mèo, sóc và rình mò xung quanh nhà hàng xóm.
Mùa thu năm ấy Scout đến trường lần đầu tiên. Ngày đi học đầu tiên của cô trôi qua không hề yên ả chút nào,
nhưng từ đó độc giả biết đến gia đình Ewell qua một bạn học cùng lớp với cô, là con của ông Bob Ewell, một
người có tiếng nghiện ngập, vô công rồi nghề và nghèo khó, ông ta có một túp lều trên bãi rác của thị trấn.
Trên đường về nhà, cô bé và Jem tìm thấy mấy món quà dành cho họ, để trong một hốc cây trên mảnh đất của
nhà Radley. Mùa hè năm sau, Dill quay lại. Cùng cậu, Scout và Jem bắt đầu trêu chọc anh chàng Boo Radley,
nhưng ông Atticus bắt bọn trẻ phải thôi mấy trò nghịch ngợm ấy lại. Ông nhắc lũ trẻ phải thông cảm với người
khác trước khi phán xét họ.
Tuy nhiên, trong đêm cuối cùng Dill còn ở thị trấn Maycomb mùa hè năm đó, ba đứa trẻ lẻn vào mảnh đất nhà
Radley. Lũ trẻ bị bắt gặp, bị Nathan Radley bắn chỉ thiên dọa làm chúng hoảng hồn. Jem trong lúc chạy trốn
làm mất cả quần, khi cậu quay trở lại để nhặt nó, cậu thấy cái quần đã được vá lại và treo trên hàng rào. Mùa
đông năm ấy, Jem và Scout lại tìm thấy mấy món quà trên cái cây, dường như được Boo để ở đó cho chúng.
Anh trai Nathan của Boo nói là cái cây "bị bệnh" nên dùng xi-măng trám cái hốc cây lại, nhưng khi lũ trẻ hỏi
ông Atticus thì ông lại bảo là cái cây ấy chẳng có vấn đề gì cả. Jem buồn lắm, vì hiểu rằng mối liên hệ đầu tiên
của chúng với Boo Radley thế là đã bị cắt đứt. Scout vì còn bé quá, nên chỉ nghĩ đơn giản là từ giờ sẽ không
còn các món quà nữa.
Người cha Atticus được phiên tòa chỉ định biện hộ cho một người đàn ông da đen tên là Tom Robinson, người

bị buộc tội hãm hiếp Mayella Ewell, một cô gái người da trắng. Dù cho nhiều cư dân của Maycomb chống đối
thế nào, ông Atticus vẫn đồng ý biện hộ cho Tom hết sức mình. Ông Atticus hứa sẽ làm hết khả năng để bào
chữa cho Tom, vì ông có một niềm tin lớn lao vào quyền bình đẳng của tất cả mọi người. Vì chuyện đó mà lũ
trẻ con ông phải chịu bao nhiêu sự phỉ báng của những đứa trẻ khác, thậm chí ngay cả khi chúng đang làm lễ
Nô-en trong khu nhà Landing của gia đình Finch. Những đứa trẻ khác trêu chọc Jem và Scout về việc bố
chúng, gọi ông ấy là "kẻ yêu bọn mọi đen". Scout đã nổi nóng và gây lộn để bảo vệ danh dự cho cha mình,
mặc dù cha cô bé đã bảo cô không được làm thế. Bà đầu bếp Calpurnia của gia đình Finch đưa lũ trẻ đến một
nhà thờ của người da đen gần đó và chúng được cộng đồng người da đen chào đón nồng hậu.
Em gái ông Atticus, cô Alexandra đến sống với gia đình Finch mùa hè năm sau. Cậu bé Dill, nhẽ ra phải sống
với ông cha dượng, người chẳng bao giờ quan tâm đến cậu, trốn nhà đến Maycomb và trốn dưới gầm giường
cô bé Scout. Phiên tòa xử Tom Robinson bắt đầu, và khi anh bị nhốt trong nhà lao, một đám đông định xúm
vào đánh chết anh. Đêm trước khi phiên tòa diễn ra, ông Atticus phải đối đầu với đám đông. Jem, Dill và Scout
trốn khỏi nhà để đến chỗ ông, rồi dù ông Atticus nói gì, chúng cũng không chịu bỏ đi. Cô bé Scout nhận ra một
người đàn ông trong đám đông là Walter Cunningham, cha một bạn học với cô. Cô lễ phép chất vấn ông ta về
đứa con trai ông ta, làm ông xấu hổ đến mức phải giải tán đám đông.
Tại phiên tòa, lũ trẻ ngồi trên một "ban công dành cho người da màu" với những người dân da đen của thị trấn.
Ông Atticus đưa ra những bằng chứng rõ ràng, cho thấy nguyên cáo, cô Mayella và bố cô, ông Bob Ewell đã
nói dối, sự thực là cô Mayella đã tìm cách mồi chài Tom Robinson và bị bắt quả tang. Vết bầm trên mặt cô
Mayella là do người cha đánh khi ông ta bắt gặp cô và Tom. Người cha gọi cô là con điếm và đánh cô. Mọi
người nhận thấy vết bầm ở bên má trái cô Mayella, nghĩa là người đánh cô phải thuận tay trái. Ông Bob Ewell
thuận tay trái, trong khi Tom thì lại bị tật ở tay trái. Mặc dù vậy, bất chấp mọi chứng cứ đều chỉ ra rằng Tom vô
tội, bồi thẩm đoàn gồm toàn người da trắng vẫn kết tội anh. Anh Tom tội nghiệp tìm cách chạy trốn khỏi nhà tù
nên bị bắn chết. Sau phiên tòa, niềm tin vào công lý của Jem bị lung lay dữ dội vì bản án quá bất công, cậu trở
nên chán nản, nghi ngờ, vì rõ ràng Tom bị bồi thẩm đoàn kết án chỉ vì anh là người da đen.
Dù tòa đã tuyên án, Bob Ewell vẫn tức tối vì cho rằng ông Atticus và vị thẩm phán đã cười vào mũi ông ta nên
ông ta thề sẽ rửa hận. Ông ta đe dọa người vợ góa của Tom, tìm cách đột nhập vào nhà ông thẩm phán, nhổ vào
mặt ông Atticus ở giữa đường, rồi đánh Jem và Scout khi chúng đang trên đường về nhà từ đám
rước Halloween ở trường. Sau một cuộc vật lộn ngắn ngủi trong bóng tối, Jem bị gãy tay, Bob thì biến mất,
còn Jem và Scout được một người không quen biết tìm thấy và đưa chúng về nhà. Khi đó chúng mới nhận ra
người đó chính là Boo Radley. Viên cảnh sát trưởng cũng đến và cho biết Bob Ewell đã bị chết do bị dao đâm

vào bụng. Ban đầu ông Atticus ngờ rằng chính Jem đã đâm chết Bob, nhưng ông cảnh sát trưởng thì nhất định
cho là Bob bị vấp vào gốc cây và ngã vào con dao của chính hắn mà chết. Mọi người đều đoán là chính Boo đã
can thiệp vào cuộc xô xát và giết Ewell để bảo vệ lũ trẻ. Khác với điều ông Atticus nghĩ, viên cảnh sát trưởng
muốn bảo vệ Boo và không muốn dân chúng phá vỡ cuộc sống ẩn dật của anh. Khi ông Atticus hỏi Scout xem
cô bé nghĩ thế nào về cách giải quyết vụ việc này, cô bé trả lời, nếu không làm như vậy thì chẳng khác gì "giết
con chim nhại" (vì Boo chẳng làm hại gì lũ trẻ, mà chỉ bảo vệ chúng thôi). Sau đó, Boo yêu cầu Scout đưa anh
về nhà. Khi đến hiên nhà Radley, Scout nhớ lại những việc đã xảy ra, cảm thấy rất hối hận là cô và Jem không
bao giờ tỏ ra thân thiện với Boo, không bao đáp lại những món quà mà Boo đã tặng cho lũ trẻ.
Dọc đường về nhà, cô hồi tưởng lại tất cả những sự kiện diễn ra trong vòng 2, 3 năm trở lại. Cô bé trở về nhà
với ông Atticus và Jem, khi đó đã tĩnh tâm trở lại. Sau khi nghe ông Atticus đọc truyện "Bóng ma màu xám",
cô bé nhận xét với ông Atticus là nhân vật chính trong câu truyện hóa ra là một người tốt, ông Atticus tạm biệt
cô bằng câu nói: "Phần lớn mọi người đều tốt cả, con ạ, chỉ có điều con chưa nhận ra đấy thôi".
Link epub:
/>8. War and Peace
Tác giả: Leo Tolstoy
Quốc gia: Nga
Ngôn ngữ: Tiếng Nga
Thể loại: Tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết lãng mạn
Nhà xuất bản: Russki Vestinik
Phát hành: 1865 đến 1869
Chiến tranh và hòa bình (tiếng Nga: Война и мир, Voyna i mir) là một bộ tiểu thuyết sử thi của Lev
Nikolayevich Tolstoy, được nhà xuất bản Russki Vestnik in lần đầu từ năm 1865 đến 1869. Đây là tác
phẩm phản ánh một giai đoạn bi tráng của toàn xã hội Nga, từ giới quý tộc đến nông dân, trong thời đại
Napoléon, và được coi là một trong hai kiệt tác chính của Tolstoy (tác phẩm thứ hai là Anna Karenina).
Chiến tranh và hòa bình cũng đồng thời được đánh giá là một trong những tiểu thuyết vĩ đại nhất của văn học
thế giới.
Tác phẩm mở đầu với khung cảnh một buổi tiếp tân, nơi có đủ mặt các nhân vật sang trọng của giới quý
tộc Nga tại kinh kỳ Sankt-Peterburg. Bên cạnh những câu chuyện thường nhật của giới quý tộc, người ta bắt
đầu nhắc đếnHoàng đế Napoléon I và cuộc chiến tranh chống Pháp sắp tới mà Nga sắp tham gia. Trong
số những tân khách hôm ấy có công tước Andrei Bolkonsky - một người trẻ tuổi, đẹp trai, giàu có, có cô vợ

Liza xinh đẹp mới cưới và đang chờ đón đứa con đầu lòng. Và một vị khách khác là Pierre người con rơi của
lão bá tước Bezoukhov, vừa từ nước ngoài trở về. Tuy khác nhau về tính cách, một người khắc khổ về lý trí,
một người hồn nhiên sôi nổi song Andrei và Pierre rất quý mến nhau và đều là những chàng trai trung thực,
luôn khát khao đi tìm lẽ sống. Andrei tuy giàu có và thành đạt nhưng chán ghét tất cả nên chàng chuẩn bị nhập
ngũ với hy vọng tìm được chỗ đứng của một người đàn ông chân chính nơi chiến trường. Còn Pierre từ nước
ngoài trở về nước Nga, tham gia vào các cuộc chơi bời và bị trục xuất khỏi Sankt-Peterburg vì tội du đãng.
Pierre trở về cố đô Moskva, nơi cha chàng đang sắp chết. Lão bá tước Bezoukhov rất giàu có, không có con,
chỉ có Pierre là đứa con rơi mà ông chưa công nhận. Mấy người bà con xa của ông xúm quanh giường bệnh
với âm mưu chiếm đoạt gia tài. Pierre đứng ngoài các cuộc tranh chấp đó vì chàng vốn không có tình cảm với
cha, nhưng khi chứng kiến cảnh hấp hối của người cha lúc lâm chung thì tình cảm cha con đã làm chàng rơi
nước mắt. Lão bá tước mất đi để lại toàn bộ gia sản cho Pierre và công nhận chàng làm con chính thức. Công
tước Kuragin không được lợi lộc gì trong cuộc tranh chấp ấy bèn tìm cách dụ dỗ Pierre. Vốn là người nhẹ dạ,
cả tin nên Pierre rơi vào bẫy và phải cưới con gái của lão là Hélène, một cô gái có nhan sắc nhưng lẳng lơ và
vô đạo đức.
Về phần Andrei chàng quyết định gởi vợ cho cha và em chăm sóc sau đó gia nhập Quân đội Nga. Khi lên
đường Andrei mang một niềm hy vọng là có thể tìm thấy ý nghĩa cuộc sống cũng như công danh trên chiến
trường. Chàng tham chiến trận đánh Austerlitz - nơi Napoléon I đã đánh tan nát quân Liên minh Nga - Áo,
bản thân chàng thương nặng, bị bỏ lại chiến trường. Khi tỉnh dậy chàng nhìn thấy bầu trời xanh rộng lớn và sự
nhỏ nhoi của con người, kể cả những mơ ước, công danh và kể cả Napoléon I - vốn là một thần tượng của
chàng. Andrei được đưa vào trạm quân y và được cứu sống. Sau đó, chàng trở về nhà chứng kiến cái chết đau
đớn của người vợ trẻ khi sinh đứa con đầu lòng. Cái chết của Lisa, cùng với vết thương và sự tiêu tan của giấc
mơ Toulon - cầu Arcole đã làm cho Andrei tuyệt vọng. Chàng quyết định lui về sống ẩn dật. Có lần Pierre
đến thăm Andrei và đã phê phán cách sống đó. Lúc này, Pierre đang tham gia vào hội Tam điểm với mong
muốn làm việc có ích cho đời.
Một lần, Andrei có việc đến gia đình bá tước Rostov. Tại đây, chàng gặp Natalia (Natasha) con gái gia đình của
bá tước Rostov. Chính tâm hồn trong trắng hồn nhiên và lòng yêu đời của nàng đã làm hồi sinh Andrei. Chàng
quyết định tham gia vào công cuộc cải cách ở triều đình và cầu hôn Natasha. Chàng đã được gia đình bá tước
Rostov chấp nhận, nhưng cha chàng phản đối cuộc hôn nhân này. Bá tước Bolkonsky (cha của Andrei) buộc
chàng phải đi trị thương ở nước ngoài trong khoảng thời gian là một năm. Cuối cùng, chàng chấp nhận và xem
đó như là thời gian để thử thách Natasha. Chàng nhờ bạn mình là Pierre đến chăm sóc cho Natasha lúc chàng

đi vắng. Natasha rất yêu Andrei, song do nhẹ dạ và cả tin nên nàng đã rơi vào bẫy của Anatole con trai của
công tước Vassili, nên Natasha và Anatole đã định bỏ trốn nhưng âm mưu bị bại lộ, nàng vô cùng đau khổ và
hối hận. Sau khi trở về Andrei biết rõ mọi chuyện nên đã nhờ Pierre đem trả tất cả những kỷ vật cho Natasha.
Nàng lâm bệnh, người chăm sóc và thông cảm cho nàng lúc này là Pierre.
Vào lúc này, nguy cơ chiến tranh giữa Pháp và Nga ngày càng đến gần. Cuối năm 1811, quân Pháp tiến dần
đến biên giới Nga, quân Nga rút lui. Đầu năm 1812, quân Pháp tiến vào lãnh thổ Nga. Cuộc Chiến tranh Vệ
quốc Ngabùng nổ. Vị tướng già Mikhail Koutouzov được cử làm Tổng tư lệnh quân đội Nga. Trong khi
đó, quý tộc và thương gia được lệnh phải nộp tiền và dân binh. Pierre cũng nộp tiền và hơn một ngàn dân binh
cho quân đội. Andrei lại gia nhập quân đội, ban đầu vì muốn trả thù tình địch, nhưng sau đó chàng bị cuốn vào
cuộc chiến, bị cuốn vào tinh thần yêu nước của nhân dân. Trong trận Borodino, dưới sự chỉ huy của
vị Nguyên soái Koutouzov quân đội Nga đã chiến đấu dũng cảm tuyệt vời, với kết quả là chiến thắng lớn lao
về mặt tinh thần. Andrei cũng tham gia trận đánh này và bị thương nặng. Trong lán quân y, chàng gặp lại tình
địch của mình cũng đang đau đớn vì vết thương. Mọi nỗi thù hận đều tan biến, chàng chỉ còn thấy một nỗi
thương cảm đối với mọi người. Chàng được đưa về địa phương. Trên đường di tản, chàng gặp lại Natasha và
tha thứ cho nàng. Và cũng chính Natasha đã chăm sóc cho chàng cho đến khi chàng mất.
Sau trận huyết chiến ở Borodino, quân Nga rút khỏi Moskva. Quân Pháp chiếm được Moskva nhưng có tâm
trạng vô cùng lo sợ. Pierre trở về Moskva giả dạng thành thường dân để ám sát Napoléon. Nhưng âm mưu
chưa thực hiện được thì chàng bị bắt. Trong nhà giam, Pierre gặp lại Platon Karataev, một triết gia nông dân.
Bằng những câu chuyện của mình, Platon đã giúp Pierre hiểu thế nào là cuộc sống có nghĩa.
Quân Nga bắt đầu phản công và tái chiếm Moskva. Quân Pháp rút lui trong hỗn loạn. Nước Nga thắng lợi bằng
chính tinh thần của cả dân tộc Nga chứ không phải do một cá nhân nào, đó là điều Koutouzov hiểu còn
Napoléon thì không. Sau chiến thắng, Koutouzov muốn cho nước Nga được nghỉ ngơi chứ chẳng muốn can
thiệp thêm gì vào tình hình châu Âu.
Trên đường rút lui của quân Pháp, Pierre đã trốn thoát và trở lại Moskva. Chàng hay tin Andrei đã mất và vợ
mình cũng vừa mới qua đời vì bệnh. Chàng gặp lại Natasha, một tình cảm mới mẻ giữa hai người bùng nổ.
Pierre quyết định cầu hôn Natasha. Năm 1813, hai người tổ chức đám cưới. Bảy năm sau, họ có bốn người
con. Natasha lúc này không còn là một cô gái vô tư hồn nhiên mà đã trở thành một người vợ đúng mực. Pierre
sống hạnh phúc nhưng không chấp nhận cuộc sống nhàn tản. Chàng tham gia vào những hội kín - đó là các tổ
chức cách mạng của những người tháng Chạp.
Link epub:

/>_____________________________________
Tham khảo:
Thư viện Bookaholic

wikipedia

×