Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

tóm tắt luận án hôn nhân và gia đình của tộc người brâu ở làng đắk mế, xã bờ y, huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.62 KB, 29 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Dân tộc Brâu có 397 người, thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ - me, là một trong số 16 tộc người có dân
số dưới 10.000 người ở Việt Nam (Tổng điều tra Dân số và nhà ở Việt Nam ngày 1/4/2009). Người Brâu
ở Việt Nam chỉ cư trú tập trung tại làng Đắk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum Theo những
người già ở Đắk Mế cho biết, tổ tiên của họ di cư từ Nam Lào và Đông Bắc Căm Pu Chia đến khu vực ngã
ba biên giới Việt Nam, Lào và Căm Pu Chia ước khoảng từ 6 đến 7 thế hệ (tức là từ 160 đến 170 năm
nay).
Tại làng Đắk Mế, mặc dù cư trú thành một cộng đồng riêng, nhưng người Brâu vẫn có mối quan hệ xã
hội và văn hóa chặt chẽ với các tộc người láng giềng như Xơ-đăng, Giẻ-Triêng, Rơ-măm, Gia-rai, Tày,
Mường, Kinh (Việt), nhất là từ những năm sau đổi mới (1986).
Thời điểm đáng chú ý nhất là từ tháng 11 năm 2005, khi mà Chính phủ Việt Nam ra quyết định thành
lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y thuộc xã Bờ Y, huyện Ngọc
Hồi, tỉnh Kon Tum đã thúc đẩy quá trình đô thị hóa và giao lưu thương mại, xã hôi và văn hóa trên địa bàn
sinh sống của người Brâu rất nhanh chóng. Đặc biệt là sự biến đổi văn hóa truyền thống của người Brâu,
trong đó hôn nhân và gia đình là lĩnh vực biến đổi đáng kể nhất. Do đây là cộng đồng thiểu số có dân số ít,
vừa có quan hệ xuyên biên giới, vì vậy, việc tìm hiểu những vấn đề liên quan đến hôn nhân và gia đình của
người Brâu dưới tác động của các chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập ở địa bàn ngã ba biên giới có ý nghĩa rất lớn về khoa học và thực tiễn sâu sắc.
Thông qua kết quả nghiên cứu, đề tài mong muốn vừa góp phần tìm hiểu những vấn đề quan hệ tộc người
trong nước và xuyên biên giới, vừa góp phần nhìn nhận sự biến đổi của các hình thức hôn nhân và gia đình
1
của người Brâu trong quá trình vận động của lịch sử xã hội. Bên cạnh đó, đề tài hy vọng sẽ giúp các nhà
quản lý tham khảo trên cơ sở đó hoạch định những chính sách xã hội cụ thể về dân số và kế hoạch hóa gia
đình, xây dựng quy mô gia đình và văn hóa gia đình, giúp Đảng và Nhà nước có những quy định phù hợp
với đặc điểm riêng đối với những tộc người có dân số ít, đặc biệt khó khăn ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên
giới trong đó có người Brâu.
2. Mục tiêu luận án
Một là, tìm hiểu về hôn nhân và gia đình truyền thống của người Brâu và những biến đổi qua các thời
kỳ trước và sau năm 1975, đặc biệt là sau khi thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y từ năm 2005
đến thời điểm nghiên cứu.


Hai là, chỉ rõ những nhân tố tác động trực tiếp, gián tiếp đến sự biến đổi và xu hướng hôn nhân và quan
hệ gia đình của tộc người này trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội, giao tiếp văn hóa với các tộc người
ở Tây Nguyên và các nước láng giềng.
Ba là, làm cơ sở khoa học để các nhà quản lý tham khảo trong việc hoạch định chính sách, xây dựng các
giải pháp khả thi nhằm phát triển dân số, chất lượng dân số, gắn với bảo tồn, xây dựng văn hóa gia đình truyền
thống của người Brâu trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
3. Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu nguồn gốc lịch sử, cảnh quan cư trú, đặc điểm dân cư, dân số và điều kiện kinh tế -
xã hội của người Brâu ở làng Đắk Mế, luận án tập trung nghiên cứu về hôn nhân và gia đình, phân tích
chức năng, qui mô, cấu trúc của gia đình tộc người Brâu; những nguyên tắc, các hình thức, quan hệ hôn
nhân và những biến đổi của nó dưới tác động của các điều kiện kinh tế - xã hội mới. Đồng thời, luận án
bước đầu so sánh với tình trạng hôn nhân và gia đình của tộc người này trong mối liên hệ với người Brâu ở
Lào và Căm Pu Chia.
Địa bàn nghiên cứu là người Brâu ở làng Đắk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Đây là nơi
2
tập trung tộc người này ở Việt Nam lại ở khu vực ngã ba biên giới Việt Nam, Lào và Căm Pu Chia.
4. Nguồn tư liệu và tài liệu của luận án
- Nguồn dữ liệu chính của luận án là từ nghiên cứu điền dã dân tộc học của NCS. tại xã Bờ Y, huyện
Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum vào các năm 1995, 1997, 2000, 2004 và mùa Hè năm 2011.
- Nguồn tài liệu thứ cấp bao gồm các báo cáo ở tỉnh Kon Tum, của các ban ngành ở huyện Ngọc Hồi,
UBND xã Bờ Y và Ban quản lý làng Đắk Mế cũng được cập nhật, xử lý để NCS đi sâu tìm hiểu về điều
kiện địa lý, dân cư, đời sống và tình hình chính trị xã hiij tại địa phương và cơ sở, cộng đồng.
- Kế thừa những nghiên cứu, ấn phẩm của các nhà khoa học trong lĩnh vực dân tộc học, văn hóa học
trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án này. Đặc biệt, NCS đã kế thừa và phát triển kết quả
nghiên cứu từ luận văn thạc sĩ, ấn phẩm Hôn nhân và gia đình của tộc người Brâu và những bài viết của
chính tác giả trong thời gian qua.
5. Đóng góp của luận án
- Trình bày một cách toàn diện, hệ thống và sâu sắc về những vấn đề trong hôn nhân và quan hệ gia đình
truyền thống của người Brâu ở làng Đắk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.
- Nhận diện mối quan hệ truyền thống, những biến đổi và xu hướng phát triển hôn nhân và gia đình từ sau

năm 1975 đến nay của tộc người Brâu
- Kết quả nghiên cứu của luận án là luận cứ khoa học giúp cho việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, xây
dựng chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình đối với tộc người Brâu, một trong số 16 tộc người có dân số ít
ở Việt Nam đang được Đảng và Nhà nước có chính sách ưu tiên đặc biệt trong phát triển kinh tế - xã hội,
văn hóa.
6. Bố cục của luận án
3
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 5
chương.
Chương 1. Tổng quan tài liệu, cơ sở lý thuyết, phương pháp nghiên cứu và khái quát tộc người Brâu ở tỉnh
Kon Tum.
Chương 2. Hôn nhân
Chương 3. Gia đình
Chương 4. Biến đổi trong hôn nhân và gia đình
Chương 5. Kết quả và bàn luận
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT,
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KHÁI QUÁT
VỀ TỘC NGƯỜI BRÂU Ở TỈNH KON TUM
1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.1.1. Nghiên cứu của học giả nước ngoài
Cho đến nay, những ấn phẩm, công trình khoa học viết về người Brâu ở Đông Dương nói chung và Việt
Nam nói riêng, đặc biệt là lĩnh vực hôn nhân và gia đình của tộc người này còn rất ít ỏi. Duy nhất một
công trình khảo cứu dân tộc học của Viện Khoa học xã hội Lào được xuất bản năm 2005 bằng tiếng Anh
về người Brâu trong cuốn Các dân tộc thiểu số ở Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (The Ethnics
Groups in Laos P.D.R.). Tuy nhiên, ở đây người viết cũng chỉ giới thiệu một cách rất đại quát về nguồn
gốc lịch sử nghi lễ hôn nhân và gia đình của người Brâu mà thôi.
1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả Việt Nam
Một trong những công trình nghiên cứu liên quan đến người Brâu đầu tiên phải kể đến là cuốn Các tộc

người tỉnh Gia Lai - Công Tum, do Đặng Nghiêm Vạn làm chủ biên và được Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
xuất bản năm 1982. Hai năm sau đó (năm 1984), cũng nhà xuất bản này tiếp tục giới thiệu về tộc người
Brâu nhưng ở công trình khác của Viện Dân tộc học mang tên Các tộc người ít người ở Việt Nam (các tỉnh
phía Nam). Phần viết về người Brâu, được Trần Mạnh Cát đề cập một cách khái quát.
5
Cuốn sách Cấu trúc tộc người ở Lào (1996) của Nguyễn Duy Thiệu, được giới thiệu bởi Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội. Mặc dù, có đề cập đến người Brâu ở Lào, nhưng do tập trung đi sâu phản ánh bức tranh phân
bố dân cư, tộc người của nước Cộng hòa dân chủ nhân Lào nên phần viết về hôn nhân và gia đình của tộc
người này không nêu được những nét đáng chú ý.
Đến năm 2002, trong một nghiên cứu liên quan đến hai tộc người có dân số ít ở địa bàn ngã ba biên giới
này là Brâu và Rơ- măm, nhưng ở chiều cạnh khác Nguyễn Thế Huệ (Dân số và phát triển của tộc người
Brâu và Rơ-măm ở Tây Nguyên, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2002). Cuốn sách này chủ yếu đề cập đến
các lĩnh vực dân số, tác động của tập tục hôn nhân, sinh đẻ, nuôi dạy con, tang ma, vệ sinh môi trường,
chất lượng dân số, chăm sóc sức khỏe và kế hoạch hóa gia đình, tác động của các yếu tố kinh tế đến đời
sống xã hội của người Brâu và Rơ-măm.
Nguyễn Thị Ngân và Tô Thị Thu Trang (2009) với tác phẩm Tìm hiểu văn hóa người Giẻ-Triêng,
Brâu đã được nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội giới thiệu. Ở đây, hai tác giả cũng đi sâu tìm hiểu một
cách khái quát về tộc người Brâu trên các phương diện kinh tế, văn hóa – xã hội. Tiếp đến ấn phẩm Hôn
nhân và gia đình của tộc người Brâu của Bùi Ngọc Quang (Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Kon Tum, 2004),
đã trình bày một cách khá đầy đủ, toàn diện về hôn nhân và gia đình truyền thống cũng như những nét biến
đổi của tộc người Brâu qua các giai đoạn lịch sử, đặc biệt là từ sau giải phóng (1975) đến thời điểm nghiên
cứu. Bên cạnh đó phải kể đến một số bài viết đăng tải trên tập san, báo liên quan đến người Brâu ở Kon Tum
như, “Rơ-măm và Brâu họa diệt chủng”, (Lao động, ngày 26/7/1992 của Vĩnh Quyền); “Giới thiệu về tộc
người Brâu”, của Hùng Páo Bảo (Tập san Miền núi và Dân tộc, số 21 tháng 10/1992). Tuy nhiên, một số thông
tin được hai tác giả đề cập từ những bài viết này đã phản án những nhìn nhận rất sai lạc liên quan đến tộc người
Brâu từ sau năm 1975.
Tóm lại, những công trình nghiên cứu về tộc người Brâu rất ít, đặc biệt là trong lĩnh vực hôn nhân và gia
đình cũng như những biến đổi của nó, đặc biệt là trong bối cảnh CNH, HĐH, hội nhập và phát triển bền
6
vững vẫn còn bỏ ngỏ. Điều này cũng đặt ra những vấn đề cần được tìm tòi sâu hơn để có một bức tranh đầy

đủ và toàn diện về tộc người này từ các chiều cạnh khác nhau, đặc biệt là từ góc nhìn nhân học văn hóa. Đó
là làm sao trong quá trình giao lưu và hội nhập về văn hóa, xã hội với các dân tộc trong nước và khu vực (các
dân tộc nói chung và các dân tộc có dân số ít nói riêng như Brâu ở Việt Nam) vẫn không đánh mất đi những
giá trị văn hóa của tộc người mình. Vấn đề là dựa trên cơ sở, luận cứ khoa học như thế nào? Với người Brâu
trong trường hợp này là cần được giải đáp hết sức cụ thể và phù hợp.
1.2. Cở sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản và quan điểm liên quan đến nghiên cứu hôn nhân và gia đình
Luận án đã đề cập đến một số các khái niệm then chốt từ góc độ nhân học văn hóa:
- Liên quan đến hôn nhân có: Hôn nhân, hôn nhân một vợ một chồng, và khái niệm hôn nhân trong bộ
Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000;
- Khái niệm về gia đình trong Bách khoa toàn thư Việt Nam; Gia đình với định nghĩa của các nhà nhân học
văn hóa, dân tộc học và các quan điểm về gia đình hiện đại của xã hội học; Gia đình và hàm khái niệm gia
đình trong bộ Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000;
1.2.2. Một số lý thuyết
Bốn lý thuyết chính được NCS sử dụng trong luận án, đó là:
1/ Lý thuyết Cấu trúc luận (Structuralism);2/ Thuyết Chức năng luận (Functionalism); 3/ Thuyết về sự
biến đổi và biến đổi xã hội (Change, Social change), và 4/ Thuyết tiếp biến văn hóa (Acculturation).
1.2.3. Phương pháp nghiên cứu
Ba phương pháp nghiên cứu cụ thể đã được áp dụng đối với đề tài luận án như sau:
7
1/ Điền dã dân tộc học, là phương pháp chủ đạo thu thập tư liệu tại cộng đồng, hộ gia đình và cá nhân
liên quan đến tập tục, qui ước và các thiết chế xã hội lễ nghi liên quan đến hôn nhân truyền thống tộc
người Brâu;
2/ Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân để tìm hiểu bối cảnh hôn nhân cụ thể đối với các trường hợp
hôn nhân cùng dân tộc, hôn nhân hỗn hợp, ly dị và đời sống, quan hệ gia đình hậu hôn nhân;
3/ Phương pháp thảo luận nhóm và điều tra xã hội học để thu thập các dữ liệu cá nhân và nhóm tuổi, giới,
nghề nghiệp tình trạng hôn nhân và quan hệ gia đình, động thái và xu hướng biến đổi dưới tác động của các yếu
tố xã hội, chính sách và môi trường văn hóa,v.v
1.3. Khái quát về người Brâu ở tỉnh Kon Tum
1.3.1. Khái quát về tỉnh Kon Tum

Giới thiệu chung về điều kiện địa lý tự nhiên, hành chính và cấu trúc dân cư, dân tộc của tỉnh Kon Tum
như là cái nhìn tổng quát về một trong 5 tỉnh Tây Nguyên. Địa bàn mà về phía tây có biên giới dài 142 km
giáp tỉnh Attapeu, Cộng hò a Dân chủ Nhân dân Lào và 95 km với tỉnh Ratanakiri, Vương quốc C ă m P u
C hia với diện tích tự nhiên 9.661,7 km
2
, chiếm tới 3,1% diện tích của cả nước. Trong cấu trúc hành chính
hiện thời có 6 tộc người sinh sống là: Ba-na, Gia-rai, Giẻ - Triêng, Xơ-đăng, Rơ-măm, Brâu là cư dân bản địa
Kon Tum còn thu nhận các dân tộc Kinh, Tày, Mường, Thái có thời gian di cư đến sau 1975, được phân bố tại
9 đơn vị hành chính cấp huyện, với 96 xã, phường và thị trấn.
1.3.2. Người Brâu ở Đắk Mế
Luận án tập trung giới thiệu về cộng đồng Brâu hiện cư trú tại làng Đắk Mế (xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi,
tỉnh Kon Tum) là địa bàn của một trong số 16 tộc người có dân số ít nhất ở Việt Nam. Với số dân 353
người, 110 hộ gia đình (tính đến tháng 4/2011 ) từ tài liệu điền dã ở Đắk Mế đã cho thấy địa bàn này đã
8
chiếm tới 88,66% số người Brâu ở Việt Nam. Đồng thời, cũng cho thấy rằng, mặc dù tộc người di cư từ
vùng Ô Tum (nam Lào) đến Việt Nam khoảng 160 -170 năm (từ 6-7 thế hệ) nhưng dân số cũng chưa phát
triển là bao. Quan hệ đồng tộc xuyên biên giới vẫn là yếu tố chi phối chính trong các quan hệ kinh tế, văn
hóa, trong đó có quan hệ hôn nhân và gia đình của họ ở Lào và Căm Pu Chia.
Đặc điểm kinh tế - xã hội và văn hoá
Về Kinh tế. Người Brâu khai thác đất rừng để trồng trọt tạo nên nền nông nghiệp khô (lúa rẫy) với
phương thức sản xuất cổ truyền - phát, đốt, chọc, trỉa được coi là phương thức canh tác phù hợp với điều
kiện tự nhiên và không gian sống của cộng đồng. Bên cạnh đó, người Brâu còn khai thác các nguồn lợi
kinh tế từ tự nhiên như săn bắt và hái lượm (kinh tế chiếm đoạt). Nền kinh tế hàng hoá chưa phát triển đối
với người Brâu.
Về xã hội truyền thống. Làng Đắk Mế (srúk) xưa được dựng trên gò cao, nơi có mặt bằng tương đối rộng,
được rào kín xung quanh bằng loại gỗ tốt. Cổng làng được làm bằng gỗ kiên cố. Hai bên cổng và xung quanh
làng được cắm chông để chống thú dữ và phòng gian. Giữa làng là ngôi nhà chung (rôông) - nơi tổ chức những
nghi lễ quan trọng và cũng là nơi hội họp, tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí của cả cộng đồng.
Tổ chức xã hội cổ truyền của người Brâu vận hành theo trật tự của luật tục (tập quán pháp). Vai trò già
làng được đề cao. Ông ta quán xuyến mọi mặt đời sống tinh thần, tâm linh, lao động sản xuất của cả cộng

đồng.
Văn hoá dân gian
Người Brâu có đời sống tâm linh/tín ngưỡng nguyên thủy (đa thần), theo đó là cả một hệ thống lễ thức, lễ
hội, nghệ thuật dân gian rất phong phú và đặc sắc.
Tiểu kết chương 1
9
Người Brâu có 353 người, hiện cư trú tại làng Đắk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Cộng
đồng này có quan hệ khá chặt chẽ với người Brâu ở Lào và Campuchia. Một bộ phận nhỏ người Brâu từ Lào
di cư sang Việt Nam đã được 6 - 7 thế hệ. Trước năm 1975, người Brâu sống du canh, du cư ở khu vực
ngã ba biên giới Việt Nam, Lào và Campuchia (ngã ba Đông Dương).
Sau 1975, khi đất nước được thống nhất, Đảng và Nhà nước có chế độ chính sách ưu tiên đặc biệt nên
người Brâu ổn định và phát triển. Tuy nhiên, tháng 4 năm 1991, làng truyền thống của người Brâu bị cháy
hoàn toàn, khiến người Brâu ở làng Đắk Mế đối diện với những khó khăn lớn về kinh tế - xã hội. Năm
2005, khi cửa khẩu quốc tế Bờ Y và khu thương mại được xây dựng thuộc địa phận làng Đắk Mế đi vào
hoạt động đã tác động trực tiếp khiến cho người Brâu đối diện với những vấn đề của hội nhập để phát triển
kinh tế - xã hội cũng như không ít thách thức trong bảo tồn các giá trị văn hóa cổ truyền.
10
CHƯƠNG 2
HÔN NHÂN
2.1. Quan niệm của người Brâu về hôn nhân
2.1.1. Lễ thức thành đinh nguyên thủy
Theo tập tục Brâu, con trai, con gái từ 13 đến 14 tuổi đã có thể lấy vợ, lấy chồng. Vì thế, con cái đến độ
tuổi này cha mẹ bắt đầu quan tâm tới việc dựng vợ, gả chồng cho những đứa con của mình. Tuy nhiên, để
được coi là trưởng thành, thì người con trai, con gái phải trải qua, khẳng định và được đánh dấu bằng một sự
kiện luật tục quan trọng, đó là lễ cà răng (uốt pưng) và căng tai (síp tiêu). Sau khi làm lễ cà răng, căng tai,
người đó mới được coi là trưởng thành và được tự do tìm kiếm bạn tình. Nếu người con trai hay con gái
không hoàn thành nghi lễ này đều bị dư luận trong làng chê cười, bạn bè khinh rẻ và không “bắt” được vợ
được chồng.
2.1.2. Tìm bạn đời
Trai gái Brâu đến tuổi trưởng thành, được tự do đi tìm kiếm bạn tình, hoặc do bạn bè tác hợp, nhưng đôi khi

cũng được hai gia đình hứa gả con cho nhau. Khi đã tìm được bạn tình, gia đình dựng chòi (nam đoóc) ở sau
nhà hay ngoài bìa rừng để trai gái tự tình. Đêm đêm, chàng trai rủ bạn tình lên không gian riêng này để tâm sự
và có thể ngủ tại đó. Đây là thời gian để đôi trai gái tìm hiểu. Nếu cuộc tình suôn sẻ, họ trở thành vợ chồng.
Trường hợp không thành đôi lứa, họ lặng lẽ chia tay nhau và đi tìm bạn tình mới.
2.1.3. Tuổi kết hôn
Trước đây, con trai, con gái Brâu ở độ tuổi 13 - 14 đã tính đến chuyện hôn nhân, ngày nay tuổi kết hôn
của người Brâu có tăng lên, nam 18 - 20, nữ 16 - 18 tuổi, bên cạnh đó vẫn còn trượng hợp nữ kết hôn ở
tuổi 13 và sinh con ở tuổi 15.
11
2.1.4. Tiêu chuẩn chọn vợ chọn chồng
Tiêu chuẩn người vợ (chồng) lý tưởng của tộc người Brâu theo quan niệm truyền thống:
- Đối với người vợ: Phải là người phụ nữ chịu thương, chịu khó, hiền lành, nết na, thạo công việc
làm nương rẫy, lấy củi, giã gạo, biết nấu rượu, nuôi con và quán xuyến toàn bộ công việc gia đình.
- Tiêu chuẩn người chồng lý tưởng: Vui vẻ, tháo vát, cần cù, gần gũi và có tinh thần trách
nhiệm với cộng đồng, sẵn sàng giúp đỡ mọi người, mọi nhà, công việc của mọi gia đình, cộng
đồng cũng được coi là công việc của bản thân mình;
2.1.5. Quyền quyết định hôn nhân
Trai gái Brâu từ do tìm hiểu, yêu đương và quyết định việc hôn nhân, tuy nhiên bạn bè, gia đình
cũng là tác nhân không kém phần quan trọng. Vai trò ông cậu không được đề cao trong hôn nhân của
đôi trai gái.
2.1.6. Quan niệm về trinh tiết
Người Brâu không đặt nặng vế đề trinh tiết của cô dâu. Do vậy, trai, gái Brâu tự do yêu đương và quan hệ
tình dục trước hôn nhân không bị dư luận và luật tục lên án.
2.2. Nguyên tắc trong hôn nhân
Nguyên tắc cơ bản của người Brâu hiện nay là hôn nhân một vợ, một chồng. Tuy nhiên, xu hướng hôn
nhân ngài dòng họ và hôn nhân ngoài tộc người và đang được ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, chúng ta vấn tìm
thấy dấu vết hôn nhân nguyên thuỷ trong cộng đồng người Brâu.
Hình thái cư trú sau hôn nhân trước đây của người Brâu theo nguyên tắc luân phiên. Hiện nay, sau hôn
nhân đôi vợ chồng trẻ tự chọn nơi cư trú, nhưng thường là dựng một căn nhà nhỏ sống gần cha mẹ cô dâu.
12

2.3. Tính chất của hôn nhân
Trong xã hội truyền thống của người Brâu không có sự phân biệt tầng lớp, đẳng cấp xã hội, yếu tố giàu
nghèo. Vì vậy, vấn đề môn đăng, hộ đối, thách cưới hay mua bán không được đặt ra trong quan hệ hôn
nhân và gia đình ở người Brâu.
2.4. Các nghi thức trong hôn nhân
2.4.1. Lễ dạm hỏi hay lễ trao vòng (đoók gia vư)
Trai, gái Brâu đến tuổi yêu đương tự do tìm kiếm bạn tình, khi tình yêu của họ đến độ chín muồi, chàng
trai về thưa chuyện với cha mẹ. Gia đình chọn người có tài ăn nói để làm ông mối. Ông mối có nhiệm vụ
thăm dò, đánh tiếng, ướm hỏi chuyện trăm năm cho đôi lứa. Nếu thấy gia đình cô gái có vẻ ưng thuận, ông
mối báo với nhà trai chuẩn bị lễ vật, chọn ngày lành, tháng tốt để sang nhà cô gái tiến hành lễ trao vòng
cầu hôn. Ông mối tiến hành nghi lễ thông báo với Jàng về việc đôi trai gái đã trao vòng hẹn ước. Từ đây
họ lên rẫy, xuống sông đều có nhau và có thể tự do gần gũi.
2.4.2. Lễ cưới (nhét bơdoong me bơlo)
Lễ cưới được tổ chức tại nhà gái, nhưng lễ vật/vật chất do nhà trai chuẩn bị. Nếu là gia đình khá giả thì
lễ vật là trâu, bò và nhiều rượu, ít thì cũng phải có heo, gà và rượu, đủ dùng cho hai gia đình và cả cộng
đồng. Đây là nghi thức quan trọng nhất trong đời người nên người Brâu dành cho đôi trẻ nhiều sự quan
tâm đặc biệt cả về tinh thân và vật chất.
Lễ cưới thường diễn ra trong 3 ngày: Ngày thứ nhất ,ông mối (chủ lễ) chuẩn bị lễ vật (gà, rượu cần) làm
lễ cúng trước sân nhà gái, thông báo với Jàng việc gia đình và cộng đồng tổ chức lễ cưới cho đôi trai gái.
Trong ngày này, mọi người cùng nhau chế biến đồ ăn, thức uống để cả làng đủ dùng trong 3 ngày diễn ra
đám cưới. Ngày thứ hai, ngày vui nhất, mọi người cùng ăn uống, vui chơi ca hát, nhảy múa chúc mừng
13
cho đôi vợ chồng trẻ. Cứ thế, họ ăn uống chung vui và chúc tụng nhau những điều tốt đẹp nhất, thâu đêm
đến tận sáng hôm sau. Ngày thứ ba , ông mối làm lễ cúng để cảm ơn Jàng đã xuống chung vui với đôi trai
gái, hai bên gia đình và cả dân làng. Cầu mong Jàng trợ giúp cho đôi trai gái mạnh khỏe, sinh nhiều con
trai, con gái, không ăn ở hai lòng, không chia lìa đôi lứa và đem lại cho dân làng no ấm và bình yên.
2.4.3. Lễ lại mặt (tơ vinh chem)
Sau lễ cưới 1- 2 ngày, người con trai đưa vợ và cha mẹ vợ lại thăm gia đình nhà mình với mục đích để
nhà gái đáp lễ nhà trai đã tặng cho họ một chàng rể quý và một lễ cưới chu đáo, vui vẻ. Hai bên gia đình
dành cho nhau sự quý trọng nhất. Hôn nhân của đôi trai gái đã tạo dựng được liên minh trong quan hệ. Nó

không dừng lại ở hai gia đình mà làm tiền đề cho các quan hệ phát triển, gắn kết trong dòng họ, nội bộ tộc
người và cả các cộng đồng tộc người xung quanh.
2.4.4. Nghi thức lễ cưới với các tộc người khác
Người Brâu di cư sang Việt Nam với số dân tương đối ít và sống hoà nhập với các tộc người ở xung
quanh; do đó, các mối quan hệ được người Brâu giải quyết rất mềm dẻo, linh hoạt. Trong hôn nhân, nếu
trai Brâu lấy gái tộc người khác, mọi nghi thức được tiến hành theo quy định, luật tục của tộc người cô gái.
Trường hợp gái Brâu lấy chồng là tộc người khác, nghi thức tổ chức theo phong tục người Brâu hoặc theo nghi
thức của người chồng tuỳ theo sự thống nhất của hai bên.
2.5. Các trường hợp hôn nhân đặc biệt
Trong quá trình nghiên cứu hôn nhân của người Brâu, chúng tôi tìm thấy tàn dư của chế độ hôn nhân
nguyên thủy. Đó là: hình thức hôn nhân anh em vợ (sororate) và hôn nhân chị em chồng (levirate). Các
trường hợp đa phu, đa thê, đàn ông nhiều đời vợ, đàn bà nhiều đời chồng cũng thấy xuất hiện trong cộng
đồng Brâu, những trường hợp này xảy ra cách đây 3 - 4 thế hệ. Trường hợp hôn nhân với người góa (trai
tơ lấy vợ goá hay trai goá lấy gái tơ, người goá vợ lấy người goá chồng) là vấn đề bình thường trong xã
14
hội người Brâu. Thế nhưng, hôn nhân với gái chửa hoang là không thấy xuất hiện trong cộng đồng Brâu,
hay nói cách khác gái chửa hoang không lấy được chồng trong xã hội Brâu.
2.6. Vấn đề ly hôn. Trong gia đình người Brâu trước đây ít có sự ly hôn, nếu có chỉ là trường hợp đặc biệt.
Ngay nay, số các cặp vợ chồng trẻ ly hôn nhiều hơn, đặc biệt là các cuộc hôn nhân giữa người Brâu với dân
tộc khác.
Tiểu kết chương 2
Hôn nhân truyền thống của người Brâu đậm nét đặc trưng văn hóa xã hội tộc người. Trước đây, trai gái
Brâu đến tuổi 13-14 đã có thể lấy vợ, lấy chồng. Tuy nhiên, trai, gái phải hoàn thành nghi lễ cà răng (uốt
pưng). Thông qua nghi lễ bắt buộc này, người Brâu thể hiện quan niệm chuẩn mực về cái đẹp, đồng thời cũng
là thử thách đầu đời về sức chịu đựng, lòng can đảm, để mỗi cá nhân tự tin bước vào cuộc sống mới.
Hôn nhân của người Brâu về cơ bản trên cơ sở tình yêu và tự nguyện, một vợ, một chồng theo nguyên
tắc ngoại hôn dòng họ, nội hôn tộc người. Xu hướng rộng mở trong quan hệ hôn nhân giữa Brâu với các
tộc người khác trong khu vực, quốc gia và cả bên kia biên giới Lào và Campuchia. Bên cạnh đó, các mối
quan hệ hôn nhân đặc biệt như: Đa phu, đa thê, hôn nhân anh em chồng, chị em vợ, chỉ thấy dấu vết
trong quá khứ, hiện không còn tồn tại và những trường hợp hôn nhân này không được cộng đồng khuyến

khích.
Đôi trai gái quyết định vấn đề hôn nhân. Cha mẹ có vai trò tác động, định hướng. Vai trò của ông cậu
mờ nhạt trong việc dựng vợ, gả chồng cho con cháu. Lễ thức hôn nhân của người Brâu là một sự kiện quan
trọng nhất trong vòng đời người. Nó được tổ chức trang trọng và được dành nhiều sản vật quý, với sự có mặt
đông đủ của cả cộng đồng trong niềm vui bất tận, ngập tràn trong không khí lễ hội.
15
CHƯƠNG 3
GIA ĐÌNH
3.1. Phân loại và cấu trúc gia đình của người Brâu
Các nhà dân tộc học Việt Nam phân loại gia đình truyền thống của tộc người Brâu là gia đình phụ
hệ. Tuy nhiên, qua nghiên cứu chúng tôi thấy gia đình tộc người Brâu là gia đình phụ hệ nhưng chứa
đựng nhiều biểu hiện của gia đình mẫu hệ. Trong một số trường hợp, người con nhập về nhóm cha,
có đứa nhập về nhóm mẹ, có trường hợp lại không hẳn nhập vào nhóm cha cũng không hẳn nhập vào
nhóm mẹ. Biểu hiện này cho thấy cấu trúc gia đình tộc người Brâu theo phụ hệ nhưng có biểu hiện của gia
đình mẫu hệ, đôi khi là song hệ.
3.2. Quy mô gia đình Brâu
Trước năm 1975, tộc người Brâu tồn tại quy mô đại gia đình. Sau năm 1975 đến trước năm 1991, đại
gia đình dần chia tách thành tiểu gia đình. Hiện nay, gia đình tộc người Brâu đã chia tách một cách triệt để
thành tiểu gia đình (gia đình hạt nhân), có trường hợp không còn là gia đình hạt nhân trọn vẹn (hộ gia
đình). Quy mô hộ gia đình bình quân là 4 người.
3.3. Chức năng của gia đình Brâu
Chức năng của gia đình có nhiều quan điểm, nhiều cách chia khác nhau. Trong luận án, chúng tôi phân chia
thành 5 chức năng chủ yếu là: 1. Chức năng sinh học (tái sản xuất sức lao động), 2. Chức năng kinh tế, 3. Chức
năng xã hội, 4. Chức năng giáo dục, 5. Chức năng văn hóa. Trong gia đình của tộc người Brâu các chức năng
này có vị trí đặc biệt quan trọng giúp cho cộng đồng tộc người Brâu ổn định, phát triển.
3.4. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình Brâu
16
3.4.1. Mối quan hệ huyết thống
Mối quan hệ trong gia đình của người Brâu (nam kran) được thiết lập một cách chặt chẽ. Đó là quan hệ vợ -
chồng (trih – clo), cha - con (pơ – cuôn), mẹ - con (mệ - cuôn), ông, bà – cháu (dạ y – mon), cụ - cháu ( dạ trằng

– mon), cụ - chắt (dạ trệ - chău).
Trong gia đình người Brâu, mối quan hệ 5 đời được xác định một cách chặt chẽ theo một trật tự từ trên
xuống dưới. Kỵ bao giờ cũng là người chiếm vị trí độc tôn và luôn được kính trọng.
3.4.2. Mối quan hệ trong phân công lao động
Trong gia đình người Brâu phân công lao động theo giới tính khá rõ nét. Người đàn ông làm chủ gia đình,
đảm trách công việc làm nhà, mua sắm tài sản lớn như trâu bò, chiêng ché…Người đàn bà lo bếp núc, nuôi lợn,
gà, chăm sóc con cái. Trong lao động sản xuất người đàn ông đảm nhiệm các công việc nặng nhọc như tìm đất,
phát rẫy. Người đàn bà đảm nhận công việc làm cỏ, tuốt lúa,… những người con ngay từ nhỏ đã cũng với cha
mẹ trực tiếp tham gia vào lao động sản xuất, tùy theo khả năng của mình.
3.5. Nghi lễ gia đình Brâu
Nghi lễ trong gia đình của người Brâu thực chất là hệ thống nghi lễ xung quanh vòng đời người, mà ở đó
có các mốc quan trọng như sinh đẻ, cưới xin mà chay… đều được gia đình, cộng đồng quan tâm một cách
đặc biệt.
Tiểu kết chương 3
Gia đình truyền thống của người Brâu là gia đình lớn, phụ hệ mà ở đó có sự chung sống của các cặp vợ
chồng là cha mẹ, anh em và con cháu mang dòng trực hệ, có cả bàng hệ. Trong đại gia đình này, quyền lực
tập trung ở người đàn ông cao tuổi nhất và là chủ gia đình (thường là ông, cha). Ông ta quán xuyến toàn bộ
mọi hoạt động kinh tế và thiết lập mối quan hệ, trật tự chặt chẽ trong phạm vi 5 đời, theo nguyên tắc
17
“trọng sỉ - kính trên, nhường dưới” được đặc định như một chuẩn mực về nghi lễ ứng xử cho mọi người
tuân theo; nó ràng giữ cốt cách, duy trì, nuôi dưỡng, củng cố tính bền vững của các quan hệ cá nhân, gia
đình và cộng đồng trong quá trình tộc người của người Brâu .
Trải qua quá trình lịch sử với sự vận động của các yếu tố nội sinh cũng như tác động của yếu tố
ngoại sinh, đại gia đình phụ hệ Brâu phân rã thành các tiểu gia đình. Sự chia tách/biến đổi này tuân theo
quy luật tự nhiên từ đại gia đình phụ hệ thành tiểu gia đình phụ hệ; tuy nhiên, đối với gia đình người Brâu
ở những giai đoạn cụ thể sự chia tách này có sự tác động mạnh mẽ, trực tiếp của chính sách xã hội mang
lợi ích kinh tế. Điều này vô tình xé lẻ các thành viên của gia đình lớn để hợp thành các tiểu gia đình,
không hẳn là gia đình hạt nhân (gia đình đơn giản/gia đình không hoàn thiện/hộ gia đình), tạo ra những
nguy cơ, thách thức đối với sự phát triển bền vững của gia đình người Brâu.
CHƯƠNG 4

BIẾN ĐỔI VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
4.1. Biến đổi về hôn nhân
Cùng với quá trình vận động và phát triển của xã hội, sự tác động của nền kinh tế thị trường, mở cửa, hội
nhập, giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa các tộc người trong khu vực, Quốc gia và quốc tế đã tác động trực
tiếp đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình của tộc người Brâu, cả tích cực và tiêu cực.
4.1.1. Biến đổi về quan niệm hôn nhân
- Lễ thức thành đinh nguyên thuỷ (cà răng, căng tai) không còn tồn tại trong quan niệm hôn nhân của
người Brâu. Chúng ta chỉ thấy dấu vết trên gương mặt một số người lớn tuổi (trên 60 tuổi).
18
- Tiêu chuẩn chọn vợ (chồng) lý tưởng của tộc người Brâu vẫn là đạo đức, tinh thần trách nhiệm và giỏi giang
công việc lao động sản xuất và trách nhiệm với gia đình và cộng đồng. Ngày nay, ngoài tiêu chuẩn này, vấn đề
học vấn, kinh tế, việc làm, vị trí xã hội (cán bộ thôn, xã, cán bộ Nhà nước, ) cũng được người Brâu quan
tâm.
- Quyền quyết định hôn nhân do đôi trai, gái quyết định. Cha, mẹ, bạn bè, người thân (ông cậu) có vai
trò tác động.
- Tuổi kết hôn của trai gái Brâu có tăng lên, nữ từ 16 đến 18 tuổi, nam từ 18 đến 20 tuổi (trước đây từ
13 đến 14 tuổi). Hiện tượng nữ kết hôn ở tuổi 13, sinh con 15 tuổi vẫn còn xảy ra.
- Thủ tục đăng ký kết hôn của đôi trai gái tại chính quyền chưa được gia đình và cô dâu, chú rể coi trọng.
Theo nghiên cứu năm 2010 có 30% các cặp vợ chồng đăng ký kết hôn trước khi làm đám cưới, 20% sau
đám cưới, 50% không đăng ký kết hôn.
4.1.2. Biến đổi về nguyên tắc trong hôn nhân
Người Brâu có nguyên tắc ngoại hôn dòng họ và nội hôn tộc người, tuy nhiên giai đoạn hiện nay xu hướng
hôn nhân hỗn hợp tộc người ngày càng mở rộng về số lượng các cặp vợ chồng cũng như thành phân tộc
người.
4.1.3. Biến đổi về tính chất của hôn nhân
Trong xã hội người Brâu không phân biệt đẳng cấp, giàu nghèo, Do vậy, trong hôn nhân vấn đề thách
cưới, mua bán hay môn đăng, hộ đối không được đặt ra. Vấn đề bỏ vợ, bỏ chồng trước đây của người Brâu
rất hiếm, có chăng chỉ là trường hợp cá biệt. Ngày nay số cặp vợ chồng trẻ ly hôn diễn ra nhiều hơn, nhất
là hôn nhân khác tộc người (Thái, Mường, Kinh)
4.1.4. Biến đổi về nghi thức trong hôn nhân

19
Lễ thức trong hôn nhân của người Brâu hiện nay đã có phần đơn giản hơn. Thời gian đám cưới chỉ còn 1 - 2
ngày. Nhưng nảy sinh việc tổ chức tiệc cưới làm hai lần. Lần 1 theo nghi thức truyền thống, dành cho hai
gia đình, họ hàng. Lần 2 tổ chức theo hình thức của người Kinh (rạp, âm thanh, ca hát, mâm tiệc, bia
rượu, phong bì tiền mừng, ) dành cho bạn bè cô dâu, chú rể.
4.2. Biến đổi về gia đình
4.2.1. Biến đổi về cấu trúc: Từ gia đình lớn (đại gia đình) phụ hệ chứa đựng nhiều yếu tố mẫu hệ (có lúc
không xác định) thành tiểu gia gia đình phụ hệ một cách triệt để (một số gia đình không trọn vẹn/hộ gia
đình). Số gia đình có một thế hệ là 10,29%; hai thế hệ chiếm đến 91%; ba thế hệ chỉ có 6,36%. Đặc biệt
xuất hiện nhiều gia đình đa thành phần tộc người, hoà trộn huyết thống (con lai) - kết quả của các mối
quan hệ hôn nhân hỗn hợp tộc người.
4.2.2. Biến đổi về quy mô gia đình: Cấu trúc gia đình biến đổi thì quy mô gia đình biến đổi theo. Quy mô
gia đình Brâu hiện nay nhỏ đến mức tối thiểu (bình quân 4 người/hộ).
4.2.3. Biến đổi về chức năng gia đình
- Chức năng sinh học(tái sản xuất sức lao động) quan trọng nhưng không bức thiết như trước đây về số
lượng con của mỗi cặp vợ chồng.
- Chức năng kinh tế: Trước đây là gia đình lớn, tập trung sức lao động cho sản xuất kinh tế nương rẫy thì
nay tiểu gia đình tạo sự linh hoạt trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, đem lại lợi ích kinh tế
theo những mức độ khác nhau.
- Chức năng xã hội: Gia đình Brâu hiện nay không chỉ là đơn vị bó hẹp bằng sự tập hợp trong những nóc
nhà dài của quần thể làng truyền thống, mà mỗi gia đình là một đơn vị xã hội trong khu kinh tế cửa khẩu không
chỉ trong khu vực quốc gia mà xuyên quốc gia.
- Chức năng giáo dục của tộc người Brâu cũng có sự biến đổi trong việc trao truyền tri thức dân gian giữa
20
thế hệ trước cho thế hệ sau không còn độc tôn, một chiều như trong giai đình truyền thống vì ngay nay lớp trẻ
chịu sự tác động, tiếp thu từ trường lớp, các kênh thông tin khác (giao tiếp, thiết bị thông tin ) làm cho sự nhận
thức đa dạng phong phú, nhiều chiều.
- Chức năng văn hóa: Trong quá trình phát triển kinh tế, giao lưu, hội nhập và tiếp biến văn hóa, đặc
biệt là sự “


hôn phối của các dòng văn hóa” làm thay đổi “ diện mạo văn hóa” Brâu trong giai đoạn hiện
nay.
4.2.4. Biến đổi về các nghi lễ gia đình
Lễ thức hôn nhân và gia đình của người Brâu hiện nay có nhiều biến đổi. Lễ cầu đẻ thuận (nhet roi boi)
được nhìn nhận và tổ chức một các nhẹ nhàng hơn và thay vào đó là sự chăm sóc của cán bộ y tế thôn, xã.
Lễ đặt tên (bruh chơ nu) không còn mang tính ước đoán hay ngẫu nhiên nữa, mà hơn thế việc đặt tên cho
con cái của người Brâu hiện nay nhiều trường hợp vượt khỏi âm ngữ truyền thống xưa kia như (Xrẹ,
Blong, Brát, Criêng, Plú, ) để thay vào đó là những cái tên như: Hùng, Hoa, Mai, Hương, Tiên, là tên
gọi phổ thông của người Kinh. Lễ cúng đau ốm (bra ta pâu puar) chỉ mang tính trấn an, thay vào đó là
việc chữa bệnh tại cơ sở y tế. Lễ tang (bra kđoóc) được tiến hành gọn hơn, ít tốn kém vật chất và đảm bảo
vệ sinh hơn,…
Về các mối quan hệ trong gia đình cũng biến đổi theo hướng lỏng lẻo hơn, khi gia đình lớn phân rã triệt để thành các
hộ gia đình. Mối liên kết tình cảm, chia sẻ, gánh vác trách nhiệm chăm sóc lẫn nhau giữa các thế hệ có phần thiếu vắng.
Hơn thế, xu hướng hôn nhân hỗn hợp tộc người khiến các thành viên trong gia đình dung hòa, thoả hiệp một thế ứng
xử mới.
4.3. Nguyên nhân của sự biến đổi
4.3.1. Tác động của thể chế chính trị/ luật pháp
21
Luật Hôn nhân và gia đình; Bộ luật Hình sự ban hành năm 1999, Bộ luật Dân sự năm 1996, Luật tố
tụng hình sự, Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Nghị định số 32/2002/NĐ-CP, ngày 27 tháng 3 năm
2002 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình đối với các tộc người thiểu số.
4.3.2. Tác động của các chương trình và chính sách phát triển kinh tế - xã hội
- Các chương trình, dự án, hội nhập kinh tế, giao lưu, tiếp biến văn hoá giữa các tộc người trong khu vực
là nguyên nhân trực tiếp tác động làm thay đổi đời sống kinh tế, xã hội của cộng đồng.
Tiểu kết chương 4
Hôn nhân và gia đình truyền thống của người Brâu có sự biến đổi không chỉ ở hình thức mà hơn thế là
sự biết đổi về nguyên tắc, đặc trưng và tính chất, cấu trúc, quy mô. Sự biến đổi này có mặt tích cực và
cũng có nhiều ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển bền vững của tộc người Brâu trong giai đoạn hiện
nay.
Sự đan xen/song hành giữa luật tục của người Brâu với luật pháp và những qui định, qui ước mới trong

hôn nhân và gia đình, sự du nhập/tiếp biến các yếu tố văn hoá của tộc người khác theo quy luật tự nhiên
hay chủ đích được người Brâu (nhất là lớp trẻ) dung nạp và tạo dựng nên một diện mạo mới, cách thức
mới, kể cả nội dung và hình thức biểu đạt.
Xu hướng hôn nhân giữa người Brâu với tộc người khác, tạo nên các gia đình hỗn hợp thành phần tộc
người ở làng Đắk Mế đã trở thành một hiện tượng mới, không đơn thuần là kinh tế, văn hoá – xã hội mà
sâu xa hơn là vấn đề nhân chủng khi các thế hệ con lai giữa hai dòng máu (hoặc nhiều hơn).
Sự tác động của các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là cửa khẩu quốc tế Bờ Y và khu
kinh tế thương mại đã và đang đặt ra nhiều thách thức trong việc bảo tồn các giá trị văn hoá gia đình của
người Brâu. Sự đứt gãy truyền thống đã bước đầu báo hiệu về tính bền vững của gia đình hỗn hợp tộc
người và cố kết tộc người Brâu trong bối cảnh hội nhập hiện nay và tương lai.
22
CHƯƠNG 5
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
5.1. Kết quả nghiên cứu về hôn nhân và gia đình của người Brâu 5.1.1.Về hôn nhân
Một là, hôn nhân của tộc người Brâu về cơ bản là hôn nhân một vợ, một chồng trên cơ sở tình yêu tự nguyện
và do người con trai chủ động. Trai gái đến tuổi trưởng thành tự do tìm bạn đời, cũng có khi do gia đình, thông
qua bạn bè hoặc mai mối.
Hai là, tuổi kết hôn của người Brâu tương đối sớm, trước đây là 13-14 tuổi, những năm gần đây tuổi kết
hôn có tăng lên, nữ 15-18 tuổi, nam 18 -20 tuổi, cá biệt vẫn có trường hợp nữ kết hôn ở tuổi 13 và sinh con
ở tuổi 15.
Ba là, các lễ thức trong hôn nhân truyền thống của người Brâu vẫn được duy trì nhưng có phần được đơn
giản bớt, song vẫn đầy đủ các nghi thức truyền thống trước, trong và sau lễ cưới. Tuy nhiên, hiện nay một
số gia đình tổ chức đám cưới cho con cái vừa theo truyền thống của người Brâu, vừa có sự cách tân, theo
hình thức của người Kinh (rạp, âm thanh, ca hát, mâm tiệc, bia rượu, phong bì tiền mừng, ).
Bốn là, cư trú sau hôn nhân của người Brâu trước đây theo hình thức luân phiên, những năm gần đây hình
thức cư trú này không còn bắt buộc, các cặp vợ chồng tuỳ chọn nơi ở mới, phổ biến nhất là làm nhà riêng
ngay cạnh cha mẹ.
Năm là, các trường hợp hôn nhân đặc biệt như đa phu, đa thê, tục nối dây, hôn nhân anh em vợ, chị em
23
chồng của người Brâu hiện nay không còn tồn tại. Chúng ta chỉ tìm thấy những trường hợp các biệt này

cách đây từ 3 đến 4 thế hệ và cùng không được cộng đồng khuyến khích
Sáu là, xu hướng hôn nhân hỗn hợp, mở rộng với các tộc người trong khu vực, Quốc gia và bên kia biên giới
Lào, Campuchia.
Bảy là, vấn đề bỏ vợ, bỏ chồng trước đây đối với người Brâu rất ít khi xảy ra, nếu có thì cũng là những trường
hợp đặc biệt. Ngày nay việc ly hôn đối với các cặp vợ chồng xảy ra nhiều hơn, tập trung ở lớp người trẻ tuổi và
hôn nhân với tộc người khác, nhất là với người Kinh.
Tám là, chấp hành Luật Hôn nhân và gia đình đối với người Brâu hiện nay chưa được tốt. Việc lấy vợ
(chồng) của người Brâu chủ yếu vẫn theo luật tục. Trai gái đăng ký kết hôn tại chính quyền chưa được gia
đình và cô dâu, chú rể coi trọng (30% các cặp vợ chồng đăng ký kết hôn trước khi làm đám cưới, 20 % sau
đám cưới, 50% không đăng ký kết hôn (số liệu năm 2010).
5.1.2. Về gia đình
Một là, gia đình truyền thống của người Brâu tồn tại hình thức gia đình lớn, phụ hệ (còn nhiều dấu vết của
mẫu hệ) đôi khi không xác định (song hệ ?). Trải qua quá trình vận động lịch sử xã hội và quá trình tộc
người (chủ quan, khách quan) đại gia đình phụ hệ của người Brâu đã phân rã triệt để thành tiểu gia đình phụ
hệ.
Hai là, cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội, nhất là khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, đã và đang tác
động trực tiếp tới mỗi cá nhân và gia đình của người Brâu làm nhanh chóng, ít nhiều thay đổi tính chất,
quy mô và các mối qua hệ trong gia đình.
Ba là, hôn nhân hỗn hợp khiến trong một gia đình/hộ gia đình có đa thành phần tộc người, tạo nên một thế
ứng xử mới giữa cha mẹ với con dâu/rể (người dân tộc khác) và cháu (con lai).
24
Bốn là, quá trình cư trú xen cài giữa các gia đình/hộ gia đình của nhiều tộc người, vùng miền, ngành
nghề trong làng Đắk Mế, khiến cho tính bền vững của văn hóa gia đình truyền thống bị ảnh hưởng theo
chiều hướng hòa tan, dù chủ động hay bị động đều dẫn đến sự hòa trộn, mờ dần và mất bản sắc do thỏa
hiệp để tồn tại vì quy mô tộc người rất nhỏ là điều đã và đang diễn ra mạnh mẽ đối với người Brâu hiện
nay.
5.2. Bàn luận về hôn nhân và gia đình của người Brâu
5.2.1. Hôn nhân và gia đình của người Brâu - vấn đề được các nhà khoa học xã hội đặc biệt quan tâm
Hôn nhân và gia đình của người Brâu ở Việt Nam đang được nhiều người quan tâm, nhất là quy mô dân số
và chất lượng dân số. Nhiều bài báo viết rằng: nguyên nhân suy giảm dân số của tộc người Brâu là do hôn nhân

quần hôn và hôn nhân cận huyết.
Quan điểm này không đúng. Tác giả luận án đầy đủ luận chứng, luận cứ khoa học khẳng định rằng:
Người Brâu không thể và không có hôn nhân đồng huyết, đồng chủng. Những đăng tải trên các báo cho rằng
người Brâu “…tồn tại tục vợ chồng đồng chủng, đồng huyết", hoặc "hôn nhân cận huyết" (cùng họ lấy nhau)
là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến sự phát triển giống nòi, gây tỷ lệ tử vong cao ở người
Brâu là chưa đúng, là phi thực tế, và chưa có sự nghiên cứu chu đáo về phong tục và nguyên tắc hôn nhân
của người Brâu, cũng như không thể lấy đó là lý do để biện minh cho tình trạng suy giảm dân số ở người
Brâu.
5.2.2. Tác động của chính sách xã hội đối với hôn nhân và gia đình của người Brâu
Chương trình định canh, định cư của Đảng và Nhà nước là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn; qua đó,
nhiều tộc người đã ổn định cuộc sống và phát triển về mọi mặt kinh tế, văn hóa - xã hội. Tuy nhiên, để thu được
hiệu quả kinh tế - xã hội cao, khi triển khai phải có ứng xử khoa học, phù hợp với truyền thống văn hoá tộc
25

×