Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

skkn: phương pháp tiến hành các thí nghiệm môn hóa học ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135 KB, 15 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm môn hóa học Năm học: 2011 - 2012
Thông tin chung về sáng kiến
1. Tên sáng kiến: Phơng pháp tiến hành các thí nghiệm môn
hóa học ở trờng THCS
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn hóa học lớp 8,9.
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Tháng 09 năm 2011, đến tháng 06 năm
2012
4. Tác giả:
Họ và tên: Phạm Công Danh
Năm sinh: 1984
Nơi thờng trú: Xóm Hạ - Đức Lý Lý Nhân Hà Nam
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng s phạm, ngành: Lý Hóa
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trờng THCS Minh Thuận
Địa chỉ liên hệ: Trờng THCS Minh Thuận Vụ Bản Nam Định
Điện Thoại: 01254527815
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến.
Tên đơn vị: Trờng THCS Minh Thuận
Địa chỉ: Trờng THCS Minh Thuận Vụ Bản Nam Định.
Điện Thoại: 03503980507
I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
Trong phơng pháp dạy học tích cực, môn hoá học sử dụng đồ dùng làm các thí
Giáo viên: Phạm Công Danh trờng THCS Minh Thuận
1
Sáng kiến kinh nghiệm môn hóa học Năm học: 2011 - 2012
nghiệm trong giờ học. Đây là phơng pháp dạy học trực quan, sinh động, gây
hứng thú cho học sinh và hình thành lòng yêu thích môn học. Từ đó tạo cho học
sinh khả năng chiếm lĩnh kiến thức một cách chủ động, sáng tạo và hình thành
cho hoc sinh khả năng t duy lôgic. Đây là những yếu tố hết sức cần thiết và có
tính chất quyết định đến kết quả học tập của học sinh.
Qua thực tế tình hình sử dụng đồ dùng dạy học trong nhà trờng nói chung, của


môn hoá học nói riêng. Đặc biệt trong các giờ học có thí nghiệm và các giờ thực
hành thí nghiệm ở trờng nơi tôi đang công tác những năm qua còn nhiều hạn chế.
Tôi thấy có nhiều lý do: Đó là về cơ sở, về thời gian thực hiện (cha có phụ tá thí
nghiệm) đặc biệt giáo viên còn vớng mắc về phơng pháp thực hiện các thí
nghiệm dẫn đến chất lợng môn hoá học còn cha cao.
Là một giáo viên làm công tác quản lý phòng thí nghiệm và có chuyên môn
hoá học. Tôi thực sự trăn trở điều này vì vậy tôi đã chọn nghiên cứu Phơng
pháp tiến hành các thí nghiệm môn hóa học ở trờng THCS để phần nào
khắc phục những khó khăn hiện tại, sao cho việc dạy học môn hóa học theo ph-
ơng pháp mới có hiệu quả cao hơn.
II. Thực trạng
2. 1 . Thuận lợi:
- Học sinh có nề nếp tốt.
- Đã đợc cấp 2 bộ đồ dùng đến lớp 9, đủ chủng loại.
- Đã có phòng học thực hành riêng cho các môn, (nhng cha đủ tiêu chuẩn.)
- Số lợng giáo viên dạy hoá học đã đủ.
2. 2. Khó khăn:
- Minh Thuận là một xã thuần nông, dân số đông, kinh tế còn rất nhiều khó
khăn.
- Điều kiện cơ sở vật chất, tuy đã có phòng thực hành các môn song cha đủ
tiêu chuẩn qui cách.
- Đồ dùng thí nghiệm tuy đã đợc cấp về nhng cũng cha đủ về số lợng, để
dàn trải cho tất cả học sinh đều đợc làm thực hành thí nghiệm. Chất lợng đồ dùng
thí nghiệm cha cao, lên việc tiến hành thí nghiệm gặp nhiều khó khăn.
- Học sinh ít đợc tiến hành thí nghiệm, dẫn đến t duy và kỹ năng tiến hành
Giáo viên: Phạm Công Danh trờng THCS Minh Thuận
2
Sáng kiến kinh nghiệm môn hóa học Năm học: 2011 - 2012
thí nghiệm còn nhiều hạn chế và học sinh cha có lòng yêu thích môn học.
III. Các giải pháp

Phần 1 : Phơng pháp tiến hành các thí nghiệm:
Có hai loại thí nghiệm ở trờng THCS
Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên
Thí nghiệm của học sinh
Tùy theo mục đích sử dụng thí nghiệm trong quá trình học tập (để nghiên cứu
bài mới hay để củng cố, kiểm tra kiến thức, kỹ năng kỹ xảo) mà thí nghiệm của
học sinh đợc chia thành các dạng khác nhau
- Thí nghiệm nghiên cứu bài mới
- Thí nghiệm luyện tập
- Thí nghiệm thực hành
Ngoài các hình thức trên đợc dùng trong nội khóa còn những thí nghiệm
ngoại khóa đợc thực hiện ở trờng, quan sát ở nhà.
3. 1. Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên :
Thí nghiệm biểu diễn dùng làm cơ sở để cụ thể hóa những khái niệm về chất
và phản ứng hóa học. Trong quá trình biểu diễn thí nghiệm, giáo viên là ngời
thực hiện sự biến đổi các chất, điều khiển các quá trình biểu diễn thí nghiệm, học
sinh theo dõi quan sát và có nhận xét về quá trình đó.
Vai trò của các thí nghiệm trong giờ Hóa học có thể không giống nhau.
Chúng có thể dùng để minh họa các kiến thức do giáo viên trình bày, có thể là
nguồn những kiến thức mà học sinh tiếp thu dới sự hớng dẫn của giáo viên trong
quá trình quan sát thí nghiệm. Vì vậy các thí nghiệm biểu diễn có thể đợc tiến
hành bằng 2 phơng pháp :
- Phơng pháp minh họa
- Phơng pháp nghiên cứu
Phơng pháp thứ 2 có giá trị lớn hơn vì nó có tác dụng kích thích học sinh làm
việc tích cực hơn và đặc biệt tạo điều kiện phát triển khả năng nhận thức của học
Giáo viên: Phạm Công Danh trờng THCS Minh Thuận
3
Sáng kiến kinh nghiệm môn hóa học Năm học: 2011 - 2012
sinh. Khi tiến hành thí nghiệm biểu diễn cần chú ý những yêu cầu sau đây :

a. Đảm bảo an toàn thí nghiệm :
An toàn thí nghiệm là yêu cầu trớc hết đối với mọi loại thí nghiệm, trong đó
có thí nghiệm biễu diễn của giáo viên. Để đảm bảo an toàn thí nghiệm và tính
mạng của học sinh trong giờ học . Mặt khác giáo viên cần nắm vững kỹ thuật và
phơng pháp tiến hành các thí nghiệm cụ thể.
Ví dụ :
- Trong bất cứ trờng hợp nào, trớc khi đốt H
2
đều phải thử độ tinh
khiết của nó .
- Khi làm việc với chất độc hại phải có biện pháp bảo hiểm
- Không dùng quá liều lợng hóa chất dễ cháy và dễ nổ
- Các thí nghiệm tạo thành chất bay hơi cần tiến hành ở phía cuối
chiều gió để tránh tạt khí độc về phía học sinh
b. Đảm bảo kết quả và tính khoa học của thí nghiệm :
Thí nghiệm hóa học nh con dao hai lỡi :
Kết quả tốt đẹp của các thí nghiệm có liên quan chặt chẽ đến chất lợng dạy học
và củng cố lòng tin của học sinh vào khoa học.
Muốn đảm bảo kết quả trớc hết giáo viên phải nắm vững kĩ thuật và kĩ năng
tiến hành thí nghiệm, giáo viên phải chuẩn bị cẩn thận các thí nghiệm, thử nhiều
lần trớc khi biểu diễn trên lớp. Các dụng cụ hóa chất cần chuẩn bị chu đáo và
đồng bộ. Nếu chẳng may thí nghiệm không thành công, giáo viên cần bình tĩnh,
tìm ra nguyên nhân để giải thích cho học sinh.
c. Đảm bảo trực quan:
- Trực quan là một trong những yêu cầu cơ bản của thí nghiệm biểu diễn. Để
đảm bảo tính trực quan khi chuẩn bị thí nghiệm giáo viên cần suy
nghĩ đến kích thớc các dụng cụ thí nghiệm và sử dụng lợng hóa chất thích hợp.
Các dụng cụ thí nghiệm cần có kích thớc và màu sắc hài hòa. Bàn để biểu diễn
thí nghiệm phải có độ cao cần thiết và các dụng cụ thí nghiệm cần phải bố trí sao
cho mọi học sinh trong lớp đều nhìn rõ. Đối với các thí nghiệm có kèm theo sự

đổi màu sắc, có các khí sinh ra hoặc có các chất kết tủa tạo thành thì phải dùng
các ông nghiệm có màu sắc thích hợp.
Giáo viên: Phạm Công Danh trờng THCS Minh Thuận
4
Sáng kiến kinh nghiệm môn hóa học Năm học: 2011 - 2012
- Số lợng thí nghiệm trong một bài nên chọn vừa phải. Cần chọn những thí
nghiệm phục vụ trọng tâm bài học và phù hợp với thời gian của tiết dạy để đảm
bảo việc thực hịên các bớc lên lớp. Mặt khác nếu chúng ta sử dụng nhiều thí
nghiệm với những phản ứng hóa học có bản chất giống nhau sẽ giảm hứng thú
học tập của học sinh.
Ngoài những yêu cầu trên, để nâng cao chất lợng các thí nghiệm biểu diễn ta
cần chú ý những nội dung sau đây:
- Trong thí nghiệm nên sử dụng những hóa chất học sinh đã quen biết. Đơng
nhiên nếu mục đích thí nghiệm là nghiên cứu chất mới thì chất đó phải là mới đối
với học sinh. Nhng khi sử dụng các chất để rút ra những kết luận lí thuyết nào đó,
tức là dùng làm tài liệu giáo khoa thì cố gắng dùng các chất quen thuộc.
- Để giúp học sinh tập trung tuyệt đối vào các phản ứng hóa học diễn ra trong
các dụng cụ thí nghiệm, trớc khi thực hiện thí nghiệm giáo viên nên giúp học
sinh tìm hiểu về các dụng cụ thí nghiệm theo các trình tự sau:
+ Tên của dụng cụ.
+ Công dụng của dụng cụ
+ Hình dạng bên ngoài và cấu tạo bên trong
+ Công dụng của từng bộ phận
+ Bộ phận quan trọng nhất ( tuỳ theo từng nội dung thí nghiệm)
+ Dụng cụ đợc cấu tạo và hoạt động dựa trên những nguyên lý nào.
+ Cách sử dụng dụng cụ
- Trong một số trờng hợp thì cần có thể dùng hình vẽ hoặc tháo rời từng bộ
phận rồi giới thiệu và lắp dụng cụ theo 1 trình tự cần thiết. Nên lựa chọn các
dụng cụ thí nghiệm đơn giản, gọn nhẹ đảm bảo tính khoa học, s phạm, mỹ thuật.
Chọn phơng án thí nghiệm đơn giản, tiết kiệm , dễ thành công và đảm bảo an

toàn cho học sinh. Trớc khi tiến hành thí nghiệm, giáo viên cần phải giải thích
mục đích, yêu cầu và cách tiến hành thí nghiệm.
- Trong thời gian tiến hành thí nghiệm cần hớng dẫn học sinh quan sát các
hiện tợng xảy ra nh đặt các câu hỏi để học sinh chú ý theo dõi thí nghiệm và trả
lời. Điều này đặc biệt quan trọng đối với học sinh lớp 8 vì khả năng quan sát của
học sinh còn còn nhiều hạn chế, lên cần hớng dẫn học sinh quan sát và thực hiện
Giáo viên: Phạm Công Danh trờng THCS Minh Thuận
5
Sáng kiến kinh nghiệm môn hóa học Năm học: 2011 - 2012
đúng đắn các thao tác thí nghiệm nh: cách lấy hoá chất rắn và lỏng, cách đun,
cách sử dụng đèn cồn, đặc biệt cách lắp và kiểm tra dụng cụ,
3. 2. Thí nghiệm của học sinh.
a. Thí nghiệm để nghiên cứu bài mới:
Tuy có nhiều u điểm nhng do khả năng nhận thức của học sinh có hạn
(chỉ bằng thị giác và thính giác) nên thí nghiệm biểu diễn còn có những mặt hạn
chế. Dù sao khi học sinh đợc trao dụng cụ tận tay và đợc thực hiện làm thí
nghiệm thì việc làm quen với các dụng cụ , các chất và quá trình sẽ đầy đủ hơn. ở
đây học sinh tự tay điều khiển các quá trình và làm biến đổi các chất nên có sự
phối hợp giữa hoạt động, trí óc với hoạt động chân tay trong quá trình nhận thức
của học sinh. Phơng pháp này có khả năng phát triển tốt nhất năng lực trí tuệ của
học sinh , kích thích hứng thú của học sinh đối với hoá học, vì nó rèn luyện cho
học sinh nhận thức và phân tích những dấu hiệu và hiện tợng cụ thể bằng kinh
nghiệm riêng của chính mình , và thu hút của học sinh vào nhận thức đối tợng .
Việc tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm để nghiên cứu bài mới có thể
thực hiện bằng 2 cách: Toàn lớp cùng làm một thí nghiệm hoặc từng nhóm những
thí nghiệm khác nhau.
Khi tiến hành thí nghiệm học tập theo nhóm, giáo viên cần theo dõi để các
học sinh trong nhóm lần lợt đợc học, nếu không thì thí nghiệm của học sinh sẽ
biến thành thí nghiệm biểu diễn trong đó chỉ do một số em khá phụ trách. Nếu
thí nghiệm phức tạp cần có sự phân công giữa các học sinh trong nhóm.

Ví dụ 1: Trong thí nghiệm điều chế và thử tính chất của Oxi ở lớp có thể 1
học sinh lắp dụng cụ điều chế và thu Oxi . Các học sinh khác làm các thí nghiệm
đốt cháy Các bon, Lu huỳnh, kim loại trong Oxi .
Cũng nh thí nghiệm biểu diễn, thí nghiệm của học sinh có thể tiến hành theo ph-
ơng pháp minh hoạ và nghiên cứu.
Ví dụ 2: Để nghiên cứu tính khử của H
2
ở lớp 8 có thể cho học sinh tiến
hành thí nghiệm khử CuO nhờ H2 bằng 2 phơng pháp trên nh sau :
- Phơng pháp minh hoạ : Giáo viên cho biết Hiđrô không những có thể
hoá hợp với đơn chất Oxi của các hợp chất nh các oxít. Nếu cho H2 qua CuO
nung nóng nó sẽ chiếm Oxi của hợp chất này và tạo ra nớc , CuO màu đen tạo ra
Giáo viên: Phạm Công Danh trờng THCS Minh Thuận
6
Sáng kiến kinh nghiệm môn hóa học Năm học: 2011 - 2012
Cu đơn chất màu đỏ.
Học sinh thành lập PTHH: H
2
+ CuO

Cu + H2O
Sau đó giáo viên cho học sinh tiến hành thí nghiệm vừa đợc mô tả. Sau khi
làm thí nghiệm, học sinh lấy những điều giáo viên trình bày đợc khẳng định về
mặt thực nghiệm.
- Phơng pháp nghiên cứu : Giáo viên đặt vấn đề : H
2
có thể chiếm oxi của
các oxit không ? Giáo viên hớng dẫn HS lắp dụng cụ và sử dụng các hoá chất ( đã
chuẩn bị sẵn ) . Trong quá trình GV hớng dẫn HS quan sát hiện tợng xảy ra , đặc
biệt quan sát của CuO trớc và sau khi dẫn H

2
qua CuO đun nóng (màu đen thành
đỏ) đồng thời xuất hiện những giọt lỏng trên thành ống nghiệm và đáy ống
nghiệm . Từ đó rút ra kết luận H
2
đã chiếm oxi của CuO tạo thành nớc và giải
phóng kim loại Cu (màu đỏ)
Học sinh viết phơng trình hoá học : H
2
+ CuO

H
2
O + Cu
=> Phơng pháp nghiên cứu kích thích hoạt động tích cực của học sinh trong
giờ hoá học hơn và tạo điều kiện phát triển kỹ năng làm việc độc lập .
b. Thí nghiệm thực hành :
Hình thức thí nghiệm do học sinh tự làm khi hoàn thiện kiến thức nhằm
minh hoạ , ôn tập , củng cố kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng , sử dụng dụng
cụ và hoá chất . Rèn luyện kỹ năng và kỹ thuật tiến hành thí nghiệm hoá học .
Một trong những điều kiện giúp học sinh thực hiện thành công các thí
nghiệm thực hành là học sinh đã đợc chuẩn bị trớc về mục đích của thí nghiệm ,
học sinh cần làm gì và làm nh thế nào , giải thích các hiện tợng xảy ra trong thí
nghiệm, rút ra những kết luận đúng đắn. dới sự hớng dẫn của giáo viên HS cần ôn
lại những nội dung cần thiết trong SGK và đọc trớc bài thực hành GV cần xác
định nội dung và phơng pháp tiến hành sao cho phù hợp với đặc điểm về nội
dung và cơ sở vật chất thiết bị liên quan , phổ biến cho học sinh những việc cần
chuẩn bị , dự kiến những tình huống xảy ra cần giải thích về lý thuyết . Các thí
nghiệm đợc lựa chọn phải đơn giản ở mức độ tối đa nhng phải rõ , dụng cụ đơn
giản giá thành hạ , nhng vẫn đảm bảo các yêu cầu về khoa học và s phạm .

Một giờ thực hành thờng đợc thực hiện theo trình tự sau đây : Đầu giờ giáo
viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh , giải thích ngắn gọn cách tiến hành thí
Giáo viên: Phạm Công Danh trờng THCS Minh Thuận
7
Sáng kiến kinh nghiệm môn hóa học Năm học: 2011 - 2012
nghiệm , cách quan sát và ghi chép để làm tờng trình thí nghiệm
Lu ý học sinh những qui tắc , thao tác . Đặc biệt là đảm bảo an toàn trong
thí nghiệm . Khi HS làm thí nghiệm , GV theo dõi và uốn nắn những sai sót khi
cần thiết nhng tránh không làm thay HS . Trong điều kiện hiện nay , do khả năng
trang bị hoá chất còn hạn chế , nội dung giờ thực hành thờng phải chia thành
từng nhóm lớn nên cần có sự phân công việc làm rõ ràng giữa các học sinh trong
nhóm , nhng tránh không nên để HS chỉ chuyên làm 1 nhiệm vụ mà phải thay đổi
trong mỗi buổi , hay giờ làm thí nghiệm . Cuối giờ thực hành mỗi HS phải hoàn
thành bản tờng trình thí nghiệm . Các mẫu tờng trình nên đơn giản và thờng làm
các mục sau:
+ Tên thí nghiệm
+ Mô tả thí nghiệm và hình vẽ ( nếu cần)
+ Mô tả những hiện tợng quan sát đợc
+ Giải thích và kết luận viết phơng trình hoá học
Sau cùng GV hớng dẫn HS rửa sạch các dụng cụ thí nghiệm xắp xếp ngăn
nắp các hoá chất và dụng cụ thí nghiệm vào đúng nơi qui định .
c. Thí nghiệm ngoại khoá hoá học
Trong dạy học hoá học không những chỉ yêu cầu HS tiếp thu kiến thức cụ
thể một cách vững chắc về cơ sở khoa học , mà còn yêu cầu các em từng bớc có
kỹ năng kỹ xảo vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tợng trong tự
nhiên, trong đời sống lao động và sản xuất . Vì vậy để đáp ứng yêu cầu trên bên
cạnh các thí nghiệm trong lớp, còn có thí nghiệm ngoài lớp học (thí nghiệm
ngoại khoá) Thí nghiệm ngoại khoá bao gồm ngoài lớp học thực hiện ở trờng dới
hình thức các tổ ngoại khoá hoá học và thí nghiệm quan sát thực hành ở nhà.
- Thí nghiệm ngoài lớp học thực hiện ở trờng

Bao gồm: Các thí nghiệm vui giúp HS hứng thú áp dụng kiến thức vào thực tiễn.
Ví dụ: + Th viết bằng mực bí mật từ dung dịch xáccarorơ ( C
12
H
22
O
11
)
+ Th viết bằng nớc cơm ( dung dịch hồ tinh bột)
Các thí nghiệm nhận biết các chất nh nhận biết về các loại phân hoá học , các
loại len tơ lụa
Tuy nhiên do cơ sở vật chất các trờng nói chung còn hạn chế nên các thí
Giáo viên: Phạm Công Danh trờng THCS Minh Thuận
8
Sáng kiến kinh nghiệm môn hóa học Năm học: 2011 - 2012
nghiệm này ít đợc thực hiện
Tiến hành thí nghiệm thực hiện ở nhà là một hình thức làm bài tập của HS,
giúp các em tiếp thu 1 cách tự giác hứng thú đối với môn học . Mặt khác góp
phần phát triển t duy, rèn luyện kỷ năng thực nghiệm và tạo điều kiện thiết lập
việc liên hệ giữa các hiện tợng hoá học, giữa những thuyết và định luật đã học
với thực tiễn cuộc sống hàng ngày .
Muốn vậy giáo viên phải hớng dẫn HS tự chế tạo 1 số dụng cụ và tự kiếm 1
số hoá chất sẵn có trong tự nhiên , gia đình và xã hội . Các hoá chất đó phải là
những chất không độc, không dễ cháy, không làm hỏng quần áo .
Giáo viên có thể hớng dẫn HS làm 1 số thí nghiệm thực hành sau :
Thí nghiệm 1: Lọc nớc đục
Yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi . Sau mỗi tuần ma rào nớc ở hồ, ao có
những biểu hiện thay đổi nh thế nào ? nguyên nhân ?
GV hớng dẫn HS cách lọc nớc đục. Có thể dùng phễu lọc qua bông hoặc vải. Ghi
chép kết quả thí nghiệm và giải thích.

Thí nghiệm 2: Độ hoà tan của không khí trong nớc.
Đặt cốc nớc lạnh vào cạnh bếp nóng. Quan sát sự xuất hiện các bọt khí ở
thành cốc. Giải thích hiện tợng.
Quan sát khi nớc đợc đun nóng trong các xoong , nồi trên xoong nồi xuất
hiện ngày càng nhiều bọt khí .Hãy giải thích đó là những khí gì và tại sao chúng
thoát khỏi nớc dới dạng bọt khí khi đun nóng.
Thí nghiệm 3: Chứng minh không khí là 1 hỗn hợp
Gắn chân cây nến vào giữa 1 đĩa con . Rót nớc vào đĩa cho gần đầy đến
mép. Đốt nến đồng thời đậy bằng cốc úp ngợc . Lắc nhẹ cốc nhng không nhấc
cốc lên khỏi mặt nớc trong đĩa , sau khi nến trong cốc tắt 1 thời gian quan sát
mực nớc trong cốc . Giải thích hiện tợng .
Giáo viên: Phạm Công Danh trờng THCS Minh Thuận
9
Sáng kiến kinh nghiệm môn hóa học Năm học: 2011 - 2012
Thí nghiệm 4: Cất nớc
Đun nớc trong 1 ấm nhôm , khi nớc sôi hãy để nghiêng miệng 1 chén sứ hoặc
cốc thuỷ tinh phía trên vòi ấm chỗ hơi nớc bay ra. Sau chừng 2 đến 3 phút trong
chén đã có 1 ít nớc. Nếm nớc đó và có nhận xét về vị so với nớc thờng, ghi chép
kết quả thí nghiệm và giải thích .
Lu ý: Có thể hớng dẫn học sinh làm dụng cụ điều chế nớc cất từ nớc tự nhiên
từ các vỏ chai nhựa phế thải.
Thí nghiệm 5: Dung dịch bão hoà , cha bão hoà , độ tan .
Cho 1 ít muối ăn vào cốc nớc lạnh trong lọ pênixêlin, đậy nút và lắc cho đến
khi muối tan hết. Cho tiếp muối vào và lắc tiếp cho đến khi muối không tan nữa .
Dung dịch thu đợc gọi là gì ? nhúng lọ vào nớc nóng và khi dung dịch trong lọ
nóng lên rồi lắc nhẹ. Quan sát và giải thích hiện tợng xảy ra. Nhúng lọ trên vào
nớc lạnh , để 1 lúc . Quan sát thấy gì trong lọ ? Giải thích?
Thí nghiệm 6: Điều chế khí Oxi và phản ứng hoá học với Các bon.
Dùng kẹp tre làm sẵn, kẹp chắc ống nghiệm hoặc lọ Pênixêlin cho vào ống
chừng 0,2 g thuốc tím ( KMnO

4
) cho tiếp vào ống 1 miếng bông xốp cách các
tinh thể thuốc tím ở đáy khoảng 2-5 cm . Hơ lọ lên ngọn lửa cây nến khi nghe
thấy những tiếng nổ lách tách của các tinh thể nhỏ thuốc tím thì ta đa que đóm có
than hồng vào ống . Quan sát và giải thích . Viết phơng trình phản ứng hoá học.
Thí nghiệm 7: Điều chế khí Hiđrô
Cho 1 đến 2 ml giấm vào lọ Pênixêlin , chứa 1 ít bột nhôm quan sát hiện t-
ợng H
2
giải phóng ra. Viết PTHH.
Thí nghiệm 8: Điều chế dung dịch Ca(OH )
2
và thử tính chất của nó .
Cho 1 ít vôi tôi vào 1 cốc nhỏ đựng nớc đến gần nửa cốc và khuấy kỹ . Lọc
chất lỏng bằng phễu và giấy thấm sao cho d
2
sau khi lọc trong suốt. Cho mảnh
giấy phênoltalêin vào chất lỏng, (hoặc cho giấy quỳ tím vào) quan sát sự biến đổi
Giáo viên: Phạm Công Danh trờng THCS Minh Thuận
10
Sáng kiến kinh nghiệm môn hóa học Năm học: 2011 - 2012
màu của mảnh giấy .
Rót thêm từ từ ít giấm vào dung dịch chất lỏng trên cho đến khi mảnh giấy
phênoltalêin chuyển thành không màu nh lúc đầu. Giải thích hiên tợng. ( hoặc
giấy quỳ tím thành không màu rồi dần dần chuyển màu khác (màu đỏ)). Giải
thích hiện tợng.
Thí nghiệm 9: Nhận biết axit, bazơ.
Lấy hoa dâm bụt ngâm vào cồn 90
0
sau 5 ngày tạo thành dung dịch mầu

hồng. Khi đó nhỏ dung dịch axit vào dung dịch này dung dịch chuyển sang mầu
đỏ. Còn nhỏ dung dịch bazơ vào thì dung dịch này chuyển sang màu xanh.
Thí nghiệm 10: Tác dụng của muối với kim loại
Nhúng 1 đinh sắt đã đợc đánh sạch gỉ sắt vào dung dịch CuSO
4
đựng

trong lọ Pênixilin. Sau chừng 3 phút lấy đinh ra khỏi dung dịch. Quan sát
chất mới bám vào bề mặt chiếc đinh. Viết phơng trình hoá học.
Thí nghiệm 11: Tính hấp thụ của than gỗ
Vùi 1 mẫu than sạch vào nồi cơm bị khê. Sau 1 thời gian mở vung nồi cơm và
có nhận xét. Giải thích hiện tợng .
Thí nghiệm 12: Điều chế nhận biết CO
2

Cho một mẫu đá vôi vào 1 lọ Pênixêlin rồi cho thêm ít giấm vào lọ. Quan sát sự
giải phóng khí sau chừng 3 phút, đa que diêm đang cháy vào lọ. Quan sát hiện t-
ợng và giải thích.
Thí nghiệm 13: Làm giấm từ rợu. Ghi chép tiến hành
Giáo viên có thể hớng dẫn cho HS làm các thí nghiệm trên định kỳ hạn kiểm
tra, cho điểm. Cơ sở để kiểm tra đánh giá đợc đa nội dung vào các bài tờng trình
thí nghiệm và các sản phẩm HS đã thu đợc sau thí nghiệm .
Giáo viên: Phạm Công Danh trờng THCS Minh Thuận
11
Sáng kiến kinh nghiệm môn hóa học Năm học: 2011 - 2012
Phần 2: Một số ví dụ về phơng pháp tiến hành thí nghiệm
biểu diễn của giáo viên.
Ví dụ1: Bài CHấT, Phần tính chất của chất Lớp 8.
*Dụng cụ thí nghiệm :
- Cốc thuỷ tinh 200ml

- Đế sứ có mặt lõm
- Lọ thuỷ tinh 100cc
- Nút cao su
- Môi đốt hoá chất
- Đèn cồn.
- Đua thủy tinh
*Hoá chất: Lu huỳnh
Thí nghiệm 1 : Sự hoà tan của lu huỳnh trong nớc.
- Lấy 1 ít bột lu huỳnh vào đế sứ cho HS quan sát trạng thái , màu sắc , mùi
vị. Lấy chừng 2/3 cốc nớc, dùng thìa xúc hoá chất lấy một ít bột Lu huỳnh cho
vào cốc nớc dùng đũa thủy tinh khuấy đều. HS quan sát và nhận xét xem bột lu
huỳnh có tan trong nớc không?
=> Quan sát TN1: - Lu huỳnh là 1 chất rắn, màu vàng tơi, không mùi. Bột Lu
huỳnh không tan trong nớc.
Thí nghiệm 2: Đốt Lu huỳnh
- Lấy một môi hóa chất đốt trên ngọn lửa đền cồn, luồn nhanh môi lu huỳnh
đang cháy vào lọ thủy tinh và đậy chặt nút lại để ngăn chặn khí Lu huỳnh đi Oxit
không bay ra ngoài ( vì khí Lu huỳnh đi Oxit mùi hắc, độc, gây khó thở) - >
Giáo viên: Phạm Công Danh trờng THCS Minh Thuận
12
Sáng kiến kinh nghiệm môn hóa học Năm học: 2011 - 2012
Quan sát hiện tợng.
=> Quan sát TN 2: Khi đốt nóng, Lu huỳnh nóng chảy và cháy đợc với ngọn lửa
xanh nhạt.
Kết luận chung: Những biểu hiện trên là tính chất của lu huỳnh
Ví dụ 2: Bài Tính chất của kim loại lớp 9.
*Dụng cụ thí nghiệm: - ống nghiệm
- Giá để ống nghiệm
* Hoá chất - Magiê kim loại
- Sắt kim loại

- Đồng kim loại
- Dung dịch axitclohiđric
- Dung dịch đồng sun phat
- Dung dịch nhôm nitơrat
* Tiến hành thí nghiệm:
Thí nghiệm1: Tác dụng của kim loại với dung dịch axit
Cho vào 4 ống nghiệm 1 lợng dung dịch HCl loãng bằng nhau. Sau đó cho
vào mỗi ống nghiệm1 mảnh kim loại khác nhau Mg,Al,Fe. Hớng dẫn HS quan
sát hiện tợng.
Quan sát và giải thích: Trong3 ống nghiệm đầu tiên đều có khí H
2
thoát ra,
trong đó H
2
thoát ra nhanh nhất ở ống nghiệm chứa Mg sau đó đến Al, Fe. ở ống
nghiệm thứ 4 ( có Cu) thì không có hiện tợng khí H
2
thoát ra.Vậy Mg, Al, Fe tác
dụng đợc với H
2
còn Cu thì không. Mg mạnh hơn Al mạnh hơn Fe.Các phơng
trình hoá học:
Mg + 2HCl MgCl
2
+H
2
2Al +6HCl 2AlCl
3
+3H
2

Fe+2HClFeCl
2
+H
2
Thí nghiệm 2: Tác dụng của kim loại với dung dịch muối
Giáo viên: Phạm Công Danh trờng THCS Minh Thuận
13
Sáng kiến kinh nghiệm môn hóa học Năm học: 2011 - 2012
Cho vào ống nghiệm các hoá chất sau đây
ống 1:Dung dịch CuSO
4
ống 2:Dung dịch AgNO
3
Nhúng 1 đinh sắt vào ống 1, đoạn dây đồng vào ống 2.Sau 1 thời gian hớng
dẫn học sinh quan sát và giải thích hiện tợng xảy ra .
Quan sát và giải thích .
Sau 1 thời gian trên mặt đinh sắt ở ống 1có phủ 1 lớp đồng kim loại
màu đỏ.
- PTHH: Fe + CuSO
4
FeSO
4
+Cu
ở đoạn dây đồng trong ống 2 có các tinh thể bạc sáng
PTHH: Cu + 2 AgNO
3
Cu(NO
3
)
2

+2Ag
Điều đó chứng tỏ : Fe hoạt động hơn Cu, Cu hoạt động hơn Ag.
IV. Hiệu quả sáng kiến đem lại.
4.1. Hiệu qủa kinh tế và thân thiện với môi trờng
- Sử dụng một số sản phẩm phế thải trong sinh hoạt làm đồ dùng thí nghiệm,
phục vụ việc giảng dạy hoặc hớng dẫn học sinh tự làm đồ dùng thí nghiệm trong
hoạt động ngoại khóa hoặc ở nhà. Ví dụ nh tôi đã dùng vỏ chai chuyền dịch chế
tạo dụng cụ điều chế nớc cất từ nớc tự nhiên. Hay từ vỏ chai nhựa, chế tạo
dụng cụ nh một bình kíp đơn giản. Để điều chế một số chất khí nh khi Hiđrô
Đồng thời tôi hớng dẫn học sinh tự làm.
- Nâng cao ý thức của học sinh trong việc bảo vệ thiết bị thí nghiệm và tiết
Giáo viên: Phạm Công Danh trờng THCS Minh Thuận
14
Sáng kiến kinh nghiệm môn hóa học Năm học: 2011 - 2012
kiệm hóa chất trong quá trình làm thí nghiệm. Khuyến khích học sinh sử dụng
các vật liệu phế thải sẵn có, làm hoặc cải tạo các dụng cụ thí nghiệm, có thể bổ
xung vào phòng thí nghiệm.
4. 2. Hiệu quả về giáo dục
- Trong năm học 2011 2012, tôi đã tăng cờng thực hiện và triển khai sáng
kiến náy cho các đồng nghiệp bộ môn hóa học ở trờng mình. Qua việc tôi đi dự
giờ lý thuyết, thực hành của đồng nghiệp và qua kết quả kiểm tra thực tế học
sinh. Tôi thấy kết quả đã tăng lên rõ rệt so với năm học trớc: Số học sinh giỏi
môn hóa tăng lên hơn so với năm học trớc, số học sinh trung bình và yếu kém
giảm. Và đặc biệt đại đa số học sinh đã có lòng yêu môn hóa học.
- Góp phần giáo dục đức tính cần cù, sáng tạo, kiên trì Từ đó rèn luyện
cho học sinh khả năng t duy tổng hợp liên hệ thực tế để giải thích nhiều hiện tợng
trong tự nhiên. Đồng thời vận dụng những kiến thức đã học áp dụng sáng tạo vào
trong thực tế đời sống.
- Từ các thí nghiệm thực tế, trực quan mà học sinh đã đợc làm, đợc quan sát
đã gây hứng thú hơn cho học sinh trong quá trình học tập. Giúp học sinh tin tởng

vào kiến thực lĩnh hội đợc và từ đó học sinh sẽ yêu thích môn học hơn, tập trung
hơn trong quá trình học tập. Trên cơ sở đó học sinh sẽ đạt kết quả cao trong quá
trình học tập môn hóa học.
V. Đề xuất, kiến nghị
Cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục là một trong những điều kiện quan trọng
góp phần thực hiện thắng lợi nội dung cải cách, đổi mới giáo dục. Hoá học là
môn học nghiên cứu về các chất, về sự biến hoá từ chất này thành chất khác và
những hiện tợng xảy ra xung quanh sự biến đổi đó. Vì vậy việc trang bị và sử
dụng thiết bị dạy học nhằm thực hiện nguyên tắc giảng dạy trực quan cho bộ
môn hoá học ở trờng THCS có tầm quan trọng đặc biệt trong đổi mới giáo dục ở
nớc ta hiện nay.
Giáo viên: Phạm Công Danh trờng THCS Minh Thuận
15
Sáng kiến kinh nghiệm môn hóa học Năm học: 2011 - 2012
Tuy nhiên, trong những năm qua do tình hình kinh tế có nhiều khó khăn, việc
cung cấp các hoá chất và dụng cụ thí nghiệm môn hoá học còn hạn chế. Số lợng
dụng cụ và hóa chất để thực hiện giờ thực hành cho tất cả học sinh cha đợc đủ, và
một số thiết bị chất lợng còn cha cao. Tính thiết thực khoa học và s phạm của
thiết bị còn hạn chế. Điều kiện thời gian chuẩn bị cho tiết dạy, cũng nh không
gian thực hiện còn rất nhiều khó khăn trong điều kiện hầu hết các trờng còn cha
có cán bộ phụ tá thí nghiệm. Chính vì vậy bản thân giáo viên và học sinh còn
ngại làm thí nghiệm và điều đó đã làm chất lợng bộ môn hoá học còn cha cao.
Từ các thực trạng nêu trên tôi rất mong các cấp lãnh đạo, quan tâm và tạo điều
kiện hơn nữa đối với những giáo viên đứng lớp cụ thể nh:
- Thứ nhất về cơ sở vật chất: ở các trờng cần xây dựng phòng bộ môn hóa học
đúng tiêu chuẩn, có đủ dụng cụ và hóa chất để thực hiện các thí nghiệm trong
mỗi tiết học. Hàng năm cần bổ xung sửa chữa các dụng cụ thí nghiệm bị h hỏng
và bổ xung thêm những hóa chất còn thiếu.
- Thứ hai về chuyên môn: Mỗi giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung, mục đích
thí nghiệm ở mỗi bài dạy. Giáo viên lên tiến hành trớc các thí nghiệm, để thành

thạo về kỹ năng thao tác và nắm bắt trớc các tình huống và hiện tợng phát sinh ở
mỗi thí nghiệm cụ thể.
- Thứ 3: Các trờng cần sắp xếp thời khóa biểu hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi để
giáo viên có đủ thời gian chuẩn bị các thí nghiệm cho mỗi tiết dạy.
Tác giả sáng kiến
Phạm Công Danh
Giáo viên: Phạm Công Danh trờng THCS Minh Thuận
16
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm m«n hãa häc N¨m häc: 2011 - 2012
Trêng THCS Minh thuËn ¸p dông s¸ng kiÕn








Gi¸o viªn: Ph¹m C«ng Danh trêng THCS Minh ThuËn
17
Sáng kiến kinh nghiệm môn hóa học Năm học: 2011 - 2012
Phòng giáo dục và đào tạo vụ bản










Giáo viên: Phạm Công Danh trờng THCS Minh Thuận
18

×