Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

CHUYÊN ĐỀ: TỔ CHỨC LỚP HỌC THEO MÔ HÌNH VINEN TRƯỜNG HỌC MỚI TẠI VIỆT NAM “HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN HỌC SINH”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (641.8 KB, 24 trang )

TƯ LIỆU CHUYÊN MÔN TIỂU HỌC.

CHUYÊN ĐỀ
TỔ CHỨC LỚP HỌC
THEO MÔ HÌNH VNEN
TRƯỜNG HỌC MỚI TẠI VIỆT NAM
“HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN HỌC SINH”
HẢI DƯƠNG – NĂM 2014
LỜI NÓI ĐẦU
Xây dựng Hội đồng tự quản học sinh là một biện
pháp giáo dục nhằm:
- Thúc đẩy sự phát triển về đạo đức, tình cảm và ý thức xã hội
của học sinh thông qua những kinh nghiệm hoạt động thực tế
của các em trong nhà trường và mối quan hệ của các em với
những người xung quanh.
- Đảm bảo cho các em tham gia một cách dân chủ và tích cực
vào đời sống học đường.
- Tạo cơ chế khuyến khích cho các em tham gia một cách toàn
diện vào các hoạt độngcủa nhà trường và phát triển tính tự
chủ, sự tôn trọng, bình đẳng, tinh thần hợp tác và đoàn kết của
học sinh.
- Giúp các em phát triển kĩ năng ra quyết định, kĩ năng hợp tác
và kĩ năng lãnh đạo; đồng cũng chuẩn bị cho các em ý thức
trách nhiệm khi thực hiện những quyền và bổn phận của mình.
Hội đồng tự quản là do các em học sinh tự tổ chức và thực
hiện; Hội đồng tự quản học sinh bao gồm các thành viên là
học sinh. Hội đồng tự quản được thành lập là vì học sinh, bởi
học sinh và để bảo đảm cho các em tham gia một cách dân chủ
và tích cực vào đời sống học đường; khuyến khích các em
tham gia một cách toàn diện vào các hoạt động của nhà
trường. Hội đồng tự quản được thầy giáo, cô giáo quan tâm


hướng dẫn đi vào hoạt động sẽ có tác dụng tốt đến hiệu quả
học tập và các phong trào thi đua của tập thể lớp và mỗi thành
viên.
Trân trọng giới thiệu cùng quý vị thầy cô giáo và các bạn
đọc cùng tham khảo, trải nghiệm tài liệu: CHUYÊN ĐỀ: TỔ
CHỨC LỚP HỌC THEO MÔ HÌNH VNEN TRƯỜNG
HỌC MỚI TẠI VIỆT NAM “HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN HỌC
SINH”
Chân trọng cảm ơn!
TÀI LIỆU GỒM CÁC NỘI DUNG:
II.HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN HỌC SINH ( HĐTQ)
1. Mục đích của HĐTQ.
2. Tổ chức HĐTQ
3. Sơ đồ: Tổ chức Bộ máy Hội đồng tự quản học sinh.
4. Cách xây dựng
5. Tóm tắt quy trình thành lập HĐTQ
II. CÁC CÔNG CỤ ĐỂ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA
HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN HỌC SINH.
1. Hộp thư bè bạn.
2. Hộp thư "điều em muốn nói"
3. Góc sinh nhật
4. Góc "những lời yêu thương"
5.Xây dựng nội quy lớp học.
6. Bảng theo dõi sĩ số
CHUYÊN ĐỀ
TỔ CHỨC LỚP HỌC THEO MÔ HÌNH
TRƯỜNG HỌC MỚI TẠI VIỆT NAM
“HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN HỌC SINH”
I. HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN HỌC SINH (HĐTQ)
1. Mục đích của HĐTQ: Xây dựng HĐTQ học sinh là một

biện pháp giáo dục nhằm:
- Thúc đẩy sự phát triển về đạo đức, tình cảm và ý thức xã hội
của học sinh thông qua những kinh nghiệm hoạt động thực tế
của các em trong nhà trường và mối quan hệ của các em với
những người xung quanh.
- Đảm bảo cho các em tham gia một cách dân chủ và tích cực
vào đời sống học đường.
- Tạo cơ chế khuyến khích cho các em tham gia một cách toàn
diện vào các hoạt độngcủa nhà trường và phát triển tính tự
chủ, sự tôn trọng, bình đẳng, tinh thần hợp tác và đoàn kết của
học sinh.
- Giúp các em phát triển kĩ năng ra quyết định, kĩ năng hợp tác
và kĩ năng lãnh đạo; đồng cũng chuẩn bị cho các em ý thức
trách nhiệm khi thực hiện những quyền và bổn phận của mình.
2. Tổ chức HĐTQ: HĐTQ là do các em HS tự tổ chức và
thực hiện; HĐTQ học sinh bao gồm các thành viên là học
sinh. HĐTQ được thành lập là vì học sinh, bởi học sinh và để
bảo đảm cho các em tham gia một cách dân chủ và tích cực
vào đời sống học đường; khuyến khích các em tham gia một
cách toàn diện vào các hoạt động của nhà trường.
3. Sơ đồ: Tổ chức Bộ máy Hội đồng tự quản học sinh.

Sơ đồ: Quy trình thành lập Hội đồng tự quản HS
P.Chủ
tịch
hội đồng
Ban học
tập
Ban VN
& TDTT

Ban
quyền
lợi
HS
P.Chủ
tịch
Hội đồng
Ban đối
ngoại
Ban phụ
trách TV
Ban SK
& vệ sinh
Ban PT
nề nếp
Chủ tịch hội đồng
Hội đồng tự quản
HS
Thông báo
tới GV, HS,
PHHS
Lấy ý kiến tư
vấn của HS,
GV, PHHS
Xây dựng
KH bầu cử
Hội đồng
Đăng kí DS
ứng cử, đề
cử

HS và GV
cùng tổ chức
bầu cử
C.Tịch & hai
PCT được
bầu chọn
Thành lập
các ban của
Hội đồng
Ứng cử viên
trình bày đề
xuất HĐ
4. Cách xây dựng: Với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh
sẽ tổ chức bầu Hội đồng tự quản và thành lập các ban để lập
kế hoạch và thực thi các hoạt động, các dự án của lớp và của
nhà trường. Nhà trường lên khuyến khích sự tham gia của phụ
huynh HS vào các hoạt động và dự án của học sinh.
5. Tóm tắt quy trình thành lập HĐTQ
1. Xây dựng kế hoạch thành lập Hội đồng tự quản.
2. Triền khai thành lập HĐTQ
3. Trước bầu cử: GV, PH chuẩn bị tư tưởng cho học sinh về
mục đích ý nghĩa, khả năng HS… Định ngày bầu cử
Lãnh đạo HĐTQ; Các ban của lãnh đạo HĐTQ
4. Tiến hành bầu cử:
a/ Bầu lãnh đạo HĐTQ ( CT, PCT)
- Thảo luận đưa ra tiêu chí của lãnh đạo HĐTQ.
- Tổ chức cho HS tự ứng cử.
- Tổ chức cho HS giới thiệu ứng cử viên.
b/ Cho các ứng viên chuẩn bị chương trình hành động để
thuyết trình ứng viên vận động tranh cử.

Tổ chức bầu cử: Bầu ban kiểm phiếu, BKP công bố thể lệ
BC, phát phiếu bầu, kiểm phiếu, công bố KQ.
- Ban lãnh đạo HĐTQ ra mắt.
c/ Bầu các ban tự quản:
- Lãnh đạo HĐTQ họp bàn về xây dựng thể lệ, thống nhất
số lượng ban ( Dưới sự hướng dẫn của giáo viên).
- Giới thiệu về các ban: MĐ, quyền lợi và nghĩa vụ…
- HS đăng kí vào các ban;
- Bầu trưởng ban;
- Các trưởng ban ra mắt
Các em học sinh đã tự tin tham gia bầu cử và đã bầu
được cho lớp mình Hội đồng tự quản.
Nhiệm vụ của các ban.
* Nhiệm vụ của ban Học tập
- Đôn đốc việc học tập của các bạn trong lớp.
- Hỗ trợ các bạn học tập tích cực; giúp các bạn chưa hiểu bài.
- Xây dựng nền nếp học tập.
- Xây dựng nội dung học tập.
- Nhắc nhở các bạn ôn bài 15’ đầu giờ
Chia sẻ các tài liệu liên quan đến nội dung học tập
* Nhiệm vụ của Ban vệ sinh
- Đôn đốc nhắc nhở các bạn quyét dọn, vệ sinh lớp học, vệ
sinh cá nhân, vệ sinh chung…
* Nhiệm vụ của ban văn nghệ
Tổ chức, thành lập đội văn nghệ của lớp, cho các bạn hát đầu
giờ, chuyển tiết ….
* Nhiệm vụ của Ban quyền lợi của HS.
- Theo dõi quan tâm giờ giấc học tập, nghỉ ngơi,…
- Chế độ ăn nghỉ lớp bán trú.
- Quan tâm đến đời sống tinh thần, vật chất của các bạn

* Nhiệm vụ Ban thư viện.
- Quản lí góc thư viện, theo dõi các bạn đọc truyện ngay tại
lớp, mượn truyện về nhà.
- Hàng tuần mượn truyện ở thư viện nhà trường
*Nhiệm Ban đối ngoại:
- Giới thiệu về trường, lớp với khách đến thăm trường, lớp

II. CÁC CÔNG CỤ ĐỂ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA
HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN HỌC SINH.
1. Hộp thư bè bạn.
- Mục đích: Hộp thư bè bạn tạo cơ hội cho GV và HS trong
lớp được chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ; hình thành cho học
sinh thói quen quan tâm, chia sẻ với mọi người; rèn luyện học
sinh biết tôn trọng sự riêng tư của bạn; góp phần nâng cao
năng lực sử dụng tiếng việt của các em. Công cụ này còn là
cách để giáo viên động viên, khích lệ học sinh, hiểu được học
sinh.
- Cách xây dựng.
Bước 1: Giáo viên cho mỗi học sinh tạo một hộp thư nhỏ từ
các vật dụng như hộp cát - tông nhỏ, giấy bìa, tranh ảnh, giấy
màu, giấy trắng GV để học sinh tự vẽ, cắt dán, trang trí
những hình ảnh mà các em yêu thích. Trên mỗi hộp thư cá
nhân có tên của học sinh. GV có thể hỗ trợ HS, HS cũng có
thể hỗ trợ lẫn nhau để tạo hộp thư. Công việc này cũng có thể
thực hiện ở nhà với sự hỗ trợ của PHHS. GV cần lưu ý về kích
cỡ tối đa cho mỗi hộp thư cá nhân.
Bước 2: Cùng gắn những hộp thư cá nhân của học sinh của cả
lớp tại một vị trí, hoặc chia thành các nhóm. Cần trang trí hộp
thư bè bạn của lớp/nhóm. Lưu ý gắn các hộp thư ở vị trí đảm
bảo tất cả các HS trong lớp đều có thể với tới được.

- Cách sử dụng
GV cùng trao đổi với HS về tác dụng của hộp thư bè bạn; giải
thích cho mỗi học sinh thấy mỗi cá nhân trong lớp đều có một
hộp thư riêng nên bất cứ điều gì học sinh muốn chia sẻ , trao
đổi với bạn hoặc cô giáo, các em có thể viết thư và bỏ vào hộp
thư riêng của bạn/ cô giáo. Các em có thể đề tên của mình
trong thư hoặc không. GV nên sử dụng hộp thư bè bạn để
khích lệ, động viên, góp ý với HS mà không làm các em xấu
hổ trước lớp. GV có thể bỏ vào hộp thư cá nhân của các em
những bài toán, câu đố tăng thêm hứng thú học tập cho các
em.
GV nên dành thời gian vào giờ nghỉ giải lao hay các buổi sinh
hoạt tập thể để học sinh viết thư cho nhau. GV nên thường
xuyên sử dụng hộp thư này để tạo phong trào và hình thành
dần thói quen chia sẻ trong lớp.
- Cách quản lí: GV có thể giao cho một ban phụ trách việc bảo
quản và phát hiện những rách rời, hỏng hóc của các hộp thư để
cùng sửa chữa. Các cá nhân có ý thức bảo quản và thường
xuyên kiểm tra hộp thư của mình.
2. Hộp thư "điều em muốn nói"
- Mục đích: Đây là công cụ giúp học sinh được bày tỏ ý kiến
của mình. Những ý kiến của học sinh có thể là những tình
cảm, cảm nhận, mong muốn, đề nghị hoặc bất cứ điều gì mà
các em muốn nói về thầy cô, cha mẹ, nhân viên phục vụ, điều
kiện học tập, sinh hoạt và các hoạt động vui chơi, mà các em
không thể mà chưa dám nói trực tiếp. Qua hộp thư này, người
lớn ( thầy cô, cha mẹ ) sẽ có điều kiện hiểu các em hơn, đồng
thời điều chỉnh các hoạt động giáo dục, sinh hoạt sao cho phù
hợp. Bên cạnh đó, hộp thư này còn có ý nghĩa giúp các em
nhận biết mình là một thành vieencuar nhà trường và quyền cơ

bản của trẻ em được tạo điều kiện thể hiện ( quyền được học
tập, quyền được vui chơi, quyền được tham gia ý kiến ). Từ
đó các em có ý thức, tự giác và chủ động khi tham gia các hoạt
động của chính các em.
- Cách xây dựng: Hộp thư có thể được làm bởi PHHS hoặc
GV cùng HS thực hiện.GV và HS cùng trang trí thêm những
hình ảnh vui nhộn cho hộp thư và đặt nó tại các vị trí thuận
tiện trong lớp, vừa tầm với của học sinh. Một số nơi còn thêm
các biện pháp bảo vệ cho hộp thư sao cho chỉ những người có
trách nhiệm mở hộp mới được mở để đảm bảo giữ kín những
thông tin của học sinh.
- Cách sử dụng: GV giải thích cho HS về mục đích của hộp
thư. Khuyến khích các em sử dụng hộp thư này để giúp cho
tình hình và điều kiện của lớp học, trường học được cải thiện
tốt hơn. GV nên nhấn mạnh tới việc học sinh không cần thiết
đề tên mình trong thư nếu muốn. Lớp học cần phải lập ban
phụ trách gồm các thành viên: đại diện BGH ( nếu cần),
HĐTQ HS, GV mở hộp thư hàng ngayfhoawcj hàng tuần để
ghi nhận, trả lời những ý kiến của HS cũng như giải quyết các
vấn đề nảy sinh trong lớp, trong trường. Tốt nhất nên mở hộp
thư hàng ngày để đảm bảo cập nhật và giải quyết kịp thời
những vấn đề mới phát sinh. GV lưu ý, những vấn đề mang
tính cá nhân thì trao đổi với cá nhân HS, những vấn đề mang
tính chất tập thể thì cần có sự trao đổi, bàn bạc trước lớp để
tìm ra phương án giải quyết.
- Cách quản lí: GV có thể giao cho một ban phụ trách việc
bảo quản hộp thư và phát hiện những hỏng hóc để cùng sửa
chữa. Tuy nhiên GV cần cho HS hiểu răng tất cả tài sản của ,
trường học đều do từng cá nhân HS có ý thức bảo quản và giữ
gìn.


3. Góc sinh nhật
- Mục đích: Tạo sự vui tươi trong lớp học. Giúp cho HS biết
cách quan tâm đến bạn bè, biết cách tổ chức những buổi lễ kỉ
niệm nho nhỏ. tạo sự gắn kết của các thành viên trong lớp.
- Cách xây dựng: GV có thể trao đổi với một ban trong lớp
học về các xây dựng góc sinh nhật. Có thể là cây 12 bông hoa
tương ứng với 12 tháng ttttrong năm và trên mỗi bông hoa là
tên của các bạn có ngày sinh trong tháng. Có thể là những
hành tinh nhỏ mang tên tháng trong vũ trụ HS hoàn toàn có
thể thực hiện được công việc này . GV hãy để các em tự trao
đổi và thống nhất cách thực hiện.
Cũng có cách xây dựng khác nữa là GV chia lớp thành các
nhóm có cùng tháng sinh. Nhóm HS của tháng sẽ cùng bàn
bạc để tìm cách thể hiện mà các em thích nhất cho tháng sinh
của nhóm mình.
- Cách sử dụng: Góc sinh nhật giúp cả lớp cùng biết được sắp
đến sinh nhật của bạn nào. Một ban sẽ phụ trách phần tổ chức
sinh nhật cho các bạn trong tháng ( hoặc có thể tổ chức đơn lẻ
cho từng bạn). Cũng có thể dùng hình thức luân phiên các ban
tổ chức hoặc nhóm các bạn có sinh nhật vào tháng này sẽ tổ
chức cho nhóm các bạn sinh nhật vào tháng khác. Việc tổ
chức không cần cầu kì. Các HS có thể lên kịch bản cho một
chương trình văn nghệ, trò chơi, GV hãy để cho các HS
trong lớp chúc mừng bạn mình và nên gợi ý học sinh sử dụng
các công cụ khác (ví dụ: hộp thư bè bạn, những lời yêu
thương ) để thể hiện tình cảm với bạn mình trong ngày sinh
nhật của các em. Giáo viên nên tạo điều kiện cho học sinh
được mừng sinh nhật nói về bản thân mình, về những thay đổi
khi một tuổi mới đến với em.

- Mỗi tháng qua đi, học sinh có thể gỡ tháng đó xuống để học
sinh cảm nhận được thời gian của năm.
4. Góc "những lời yêu thương"
- Mục đích: với những lời yêu thương, HS được chia sẻ
những câu nói, câu thơ hay, có ý nghĩa giáo dục HS hướng
đến những điều tốt đẹp. Ngoài ra, đây còn là cách để bổ sung
thêm vốn tiếng việt cho HS.
- Cách xây dựng: giáo viên và học sinh cùng thảo luận để
quyết định chọn một hình thức phù hợp với điều kiện lớp học
để làm góc của những lời yêu thương. Có thể làm trên khổ
giấy A0, trang trí thành cây với những chiếc lá, bông hoa là
những lời yêu thương và dán lên tường. Có thể là cây thông
góc lớp với những lời yêu thương được gửi gắm lên cây
- Cách sử dụng: GV hướng dẫn HS sưu tầm những câu nói
hay, những lời yêu thương về tình cảm gia đình, thầy trò, bạn
bè HS cũng có thể nhờ phụ huynh sưu tầm cùng. GV nên
hướng chủ đề theo từng tháng, từng sự kiện để HS sưu tầm
những câu nói hay theo chủ điểm đó. Trong các buổi sinh hoạt
lớp, giáo viên dành thời gian cùng HS trò chuyện về những lời
yêu thương này để giáo dục HS hướng tới những điều tốt đẹp
và yêu thương trong cuộc sống.
- Cách quản lý: có thể giao cho các ban quản lý góc này lần
lượt theo chủ đề từng tháng. Với mỗi tháng, ban phụ trách
chọn chủ đề, phát động các bạn sưu tầm; lựa chọn các sưu tầm
và trình bày vào góc những lời yêu thương.
5. Xây dựng nội quy lớp học.
- Mục đích: việc tổ chức cho HS xây dựng nội quy lớp học
tạo cho các em cảm thấy có trách nhiệm khi tự mình xây dựng
nội quy của trường mình, lớp mình vì vậy sẽ giúp HS có ý
thức hơn trong việc thực hiện nội quy.

- Cách xây dựng: GV cần tổ chức cho HS tham gia xây dựng
nội quy của lớp nhằm giúp HS hiểu rõ và làm theo nội quy
một cách tự giác.
HS có thể tổ chức thảo luận trong nhóm, sau đó họp chung cả
lớp để thảo luận để xây dựng nội quy của lớp. Nội quy cần
ngắn gọn, cụ thể, dễ hiểu để HS dễ nhớ và thực hiện. Có thể
bổ sung, điều chỉnh nội quy sau mỗi năm học và nội quy cũng
cần được công bố ở các kỳ họp cha mẹ HS và HS.
- Cách sử dụng: các bảng nội quy nên đặt ở nơi mọi người dễ
dàng nhìn thấy, không quá cao vì HS không đọc được, cũng
không quá thấp vì dễ bị hư hỏng do va chạm. Lớp học cũng
nên có một ban theo dõi việc thực hiện nội quy của lớp mình.

6. Bảng theo dõi sĩ số
- Mục đích: bảng này được thiết kế để theo dõi sĩ số hàng
ngày của lớp. Công cụ này như một bảng đánh giá cá nhân
hoặc tập thể theo tuần, tháng hoặc theo kỳ. Bảng theo dõi sĩ số
rất cần thiết bởi vì:
+ Giúp các em HS phát triển tính tự giác, đi học đúng giờ và
có tinh thần trách nhiệm trong học tập.
+ Xây dựng cho các em ý thức được đi học là một quyền lợi
đặc biệt, chứ không phải là nghĩa vị bắt buộc. HS cần có được
cảm giác thoải mái, vui vẻ khi đi học.
- Cách xây dựng: có thể làm bảng chung của cả lớp hoặc theo
nhóm.
Trên bảng cần có tên của HS, ngày tháng và các ô tương ứng.
GV cùng bàn bạc với HS hình thức điền vào ô như điền tên,
tích, cắm cờ, hoặc dán những hình ảnh yêu thích của mình.
Bảng nên thay đổi theo tháng để tạo sự hứng thú cho HS.
- Cách sử dụng: mỗi HS khi đến lớp sẽ tự động điền vào phần

ô tương ứng với ngày đi học. Để HS chủ động làm việc này
thay vì nhóm trưởng hoặc trưởng ban làm sẽ tạo hứng thú cho
các em, các em mong đến trường để tự mình ghi thêm thành
tích chuyên cần cho mình. Vào cuối tuần (hoặc cuối tháng,
cuối kỳ), đại diện sẽ có một bảng báo cáo ngắn gọn gửi cho
GV.
- Cách quản lý: nếu là bảng theo dỗi chung của cả lớp, GV
nên giao cho một ban phụ trách và tổng hợp báo cáo hàng
tuần. Nếu là bảng của nhóm, nhóm sẽ tự quản lý giữ gìn và
trưởng nhóm báo cáo theo tuần.
( Tùy các đồng chí sáng tạo chọn tên, cách làm cho phù hợp
với học sinh)

×