Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tiểu luận phát triển ngành trồng trọt và vấn đề môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (623.5 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
Tài liệu tham khảo 1
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2
3.3 Biện pháp giải quyết đối với môi trường 2
PHẦN III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2
1. Khái quát về nền nông nghiệp nước ta 2
2. Phát triển ngành trồng trọt 5
2.1 Phát triển, xây dựng, nhân rộng mô hình sinh thái 5
2.2 Điều chỉnh hệ thống cây trồng và mùa vụ hợp lý 6
2.3 Áp dụng các biện pháp thâm canh mới có hiệu quả 7
2.4 Nâng cao chất lượng giống cây trồng 8
2.4.1 Tạo giống bằng công nghệ sinh học 8
2.4.2 Phát huy các giống cây trồng có đặc tính tốt ở địa phương 9
2.4.3 Nhập ngoại các giống cây trồng mới có những đặc tính tốt 9
2.5 Xây dựng thương hiệu của nông sản Việt Nam 10
2.6 Hoàn thiện khâu bảo quản sau thu hoạch 11
3. Những tác động của ngành trồng trọt với môi trường và con người 13
3.1 Ảnh hưởng tốt của trồng trọt đến môi trường 13
3.2 Ảnh hưởng xấu của trồng trọt đến môi trường 13
3.3 Biện pháp giải quyết đối với môi trường 15
PHẦN IV. KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ 17
Tài liệu tham khảo
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trồng trọt là một trong hai ngành quan trọng của sản xuất Nông nghiệp
Việt nam bởi vì nước ta xuất xứ đi lên từ Nông nghiệp và trong nhiều thập kỷ
tới ở nước ta sản xuất trồng trọt vẫn có vị trí quan trọng nhất định trong nền
kinh tế quốc dân. Ðể kịp thời đưa những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất trồng trọt
cần phải có những phương hướng trong tương lai cho ngành trồng trọt. Để
ngành trồng trọt của nước ta không ngừng hoàn thiện về chất cũng như về
lượng. Xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, an toàn. Đó là mụch đích tôi


chọn đề tài “Phát triển ngành trồng trọt và vấn đề môi trường”.
Trong quá trình làm đề tài không tránh khỏi những thiếu xót, rất mong những ý
kiến đóng góp chân thành của các bạn để đề tài này hoàn thiện hơn.
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Khái quát về nền nông nghiệp nước ta
2. Phát triển ngành trồng trọt
2.1 Phát triển, xây dựng, nhân rộng mô hình sinh thái
2.2 Điều chỉnh hệ thống cây trồng và mùa vụ hợp lý
2.3 Áp dụng các biện pháp thâm canh mới có hiệu quả
2.4 Nâng cao chất lượng giống cây trồng
2.4.1 Tạo giống bằng công nghệ sinh học
2.4.2 Phát huy các giống cây trồng có đặc tính tốt ở địa phương
2.4.3 Nhập ngoại các giống cây trồng mới có những đặc tính tốt.
2.5 Xây dựng thương hiệu của nông sản Việt Nam
2.6 Hoàn thiện khâu bảo quản sau thu hoạch
3. Những tác động của ngành trồng trọt với môi trường và con người
3.1 Ảnh hưởng tốt của trồng trọt đến môi trường
3.2 Ảnh hưởng xấu của trồng trọt đến môi trường
3.3 Biện pháp giải quyết đối với môi trường
PHẦN III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Khái quát về nền nông nghiệp nước ta.
Như chúng ta đã biết, kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế nông nghiệp.
Nông nghiệp chiếm vị trí trọng yếu trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân, thu hút
hơn 80% dân số và 70% lực lượng lao động. Do vậy, đẩy mạnh nhịp độ tăng
trưởng, hiện đại hóa nông nghiệp trong những thập niên tới được coi là một
trong những nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong chiến lược phát triển ngành
nông nghiệp Việt Nam.
Sinh Thái Và Môi Trường
2
Những năm gần đây, thế giới biết đến Việt Nam như là một đất nước đang

tiến hành thành công công cuộc đổi mới, trong đó có sự đóng góp đáng kể của
ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Được thành lập năm 1945 cùng với sự ra đời của một nước Việt Nam độc
lập, ngành nông nghiệp đã trải qua 55 năm thăng trầm của sự phát triển kinh tế.
Do xuất phát điểm của nền kinh tế quá thấp, hậu quả chiến tranh quá nặng nề
cùng với những thiếu sót, sai lầm trong chỉ đạo kinh tế nên đến năm 1985 kinh
tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.
Thực hiện đường lối Đổi mới toàn diện của Đại hội VI Đảng Cộng Sản Việt
Nam (tháng 12 năm 1986), trong đó đổi mới kinh tế là trọng tâm, ngành nông
nghiệp có sự tiến bộ đột biến với chế độ khoán nông nghiệp (1988), giao đất
cho nông dân, lấy hộ nông dân làm đơn vị kinh tế. Kết quả là nếu năm 1988
phải nhập 450 nghìn tấn lương thực thì năm 1989 trở thành nước xuất khẩu gạo
gần 1 triệu tấn, mở đầu cho thời kỳ gạo và các mặt hàng nông sản khác của Việt
Nam có mặt trên thị trường quốc tế.
Thập kỷ 90, thập kỷ thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội
đến năm 2000 của Đại hội VII Đảng Cộng Sản Việt Nam (tháng 6 năm 1991)
và hiện đại hóa, công nghiệp hoá của Đại hội VIII Đảng Cộng Sản Việt Nam
(tháng 6 năm 1996), nền nông nghiệp có những bước chuyển mạnh, nhanh và
toàn diện, từ nền sản xuất tự cung tự túc sang nền sản xuất hàng hoá. Những
thành tựu quan trọng của ngành nông nghiệp trong thập kỷ 90 thể hiện:
Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 4,3%, riêng năm 1999 đạt 5,5% với GDP
theo giá hiện hành của nông nghiệp đạt 89 nghìn tỷ đồng (22,3% GDP). Nông
nghiệp phát triển đa dạng và nổi bật là sản xuất lương thực với tốc độ tăng
trưởng 5,8%, năm 1999 sản xuất được gần 34,25 triệu tấn lương thực qui thóc.
Cây công nghiệp, ăn quả, rau, chăn nuôi phát triển nhanh, đáp ứng phần lớn các
loại nông sản phẩm cho nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Xuất khẩu nông sản trong 10 năm qua liên tục tăng, bình quân tăng
13,05%/năm, năm 1999 đạt khoảng 3 tỷ USD. Tỷ trọng hàng hoá tăng nhanh,
năm 1999 tỷ lệ xuất khẩu lúa gạo là 25%, cao su 80%, cà phê 95%, chè 60%.
Năm 1999, xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới (4,4 triệu tấn) và xuất khẩu cà

phê và hạt điều đứng thứ 3.
Trình độ sản xuất nông nghiệp có nhiều tiến bộ, nhiều loại sản phẩm đã
được xây dựng thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung như vùng lúa gạo đồng
bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng; vùng cà phê Tây Nguyên, Đông
Nam Bộ; vùng chè miền núi và trung du phía Bắc; vùng cao su Đông Nam Bộ;
Sinh Thái Và Môi Trường
3
vùng cây ăn quả Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long Trình độ thâm
canh sản xuất trong hầu hết các ngành trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản
được nâng cao lên rõ rệt thông qua việc áp dụng các phương thức canh tác thâm
canh, áp dụng các công nghệ cao, chất lượng nông sản ngày càng được cải thiện
đáng kể.
Trong lĩnh vực lâm nghiệp, chuyển biến sâu sắc nhất là từ lâm nghiệp Nhà
nước, chủ yếu do quốc doanh quản lý thực hiện, lấy khai thác gỗ rừng tự nhiên
làm mục tiêu sang lâm nghiệp xã hội (dân doanh), giao khoán rừng đất rừng
cho các hộ quản lý, gắn trách nhiệm người bảo vệ quản lý tài nguyên rừng với
lợi ích do rừng đưa lại. Khuyến khích đa dạng sinh học rừng (bảo vệ, phục hồi
và phát triển rừng) có nhiều tiến bộ. Với nhiều chương trình như Chương trình
"327", Dự án tạo mới 5 triệu ha rừng, sau 10 năm đã trồng được 1,5 triệu ha
rừng tập trung, tình trạng phá rừng tự nhiên giảm, màu xanh đã trở lại với nhiều
vùng đất trống đồi trọc.
Cơ cấu kinh tế nông thôn có chuyển biến tích cực, phát huy lợi thế so sánh,
nâng cao hiệu quả, tỷ trọng các sản phẩm cây công nghiệp và cây ăn quả tăng
lên rõ rệt, sản xuất lương thực tăng 4,8%. Trong cơ cấu kinh tế nông thôn, tỷ
trọng các ngành phi nông nghiệp (công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ) tăng lên
đến 30% GDP nông thôn (1999). Cơ sở hạ tầng nông thôn ở nhiều vùng được
cải thiện. Sau 10 năm đã tăng thêm năng lực tưới tiêu cho 1,4 triệu ha; năm
1999, có 93% số xã có đường ô tô tới khu trung tâm, 70% có điện sinh hoạt,
79% có điện thoại, 68% có nguồn nước sạch, 99,8% có trường học cấp I, 87%
có trường cấp II, 98 % có trạm y tế

Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp-nông thôn đã có nhiều chuyển biến
mới: gần 40% số hợp tác xã đã đăng ký lại hoặc xây dựng mới theo Luật Hợp
Tác Xã, hướng hoạt động chủ yếu làm dịch vụ hỗ trợ kinh tế hộ. Các doanh
nghiệp Nhà nước trong nông nghiệp và các nông, lâm trường đã từng bước
được sắp xếp lại, đổi mới cơ chế quản lý, làm ăn có hiệu quả hơn. Có tới 2 triệu
nông hộ có điều kiện trở thành hộ nông dân sản xuất giỏi, hơn 110.000 hộ phát
triển kinh tế nông trại
Hầu hết các hộ nông dân đều được hưởng thụ thành quả đổi mới trong nông
nghiệp. Đời sống đa số nông dân được cải thiện rõ rệt. Thu nhập bình quân đầu
người tăng 1,5 lần, tỷ lệ hộ nghèo giảm trên 30% xuống còn 10-11%, các điều
kiện ăn ở, đi lại, giáo dục, văn hoá và chăm sóc y tế được cải thiện rõ rệt, tuổi
thọ tăng từ 65 (năm 1990) lên 68 (1998). Dân chủ ở nông thôn được phát huy
cao hơn, an ninh trật tự được đảm bảo.
Sinh Thái Và Môi Trường
4
2. Phát triển ngành trồng trọt
2.1 Phát triển, xây dựng, nhân rộng mô hình sinh thái
@ Mô hình thực nghiệm của hệ sinh thái nông nghiệp
- Mô hình VAC là một hệ sinh thái hoàn chỉnh, một chu trình kín, it phế thái
trong nông nghiệp, hiệu quả kinh tế cao. Đây là một mô hình khép kín, thể hiện
chiến lược tái sinh. Đó là đã tái sinh nguồn năng lượng mặt trời qua quá trình
quang hợp của cây trồng, tái sử dụng các phụ phế phẩm, sử dụng vật thải của
một quy trình này làm nhuyên liệu cho một quy trình khác. Từ đó, làm giảm ô
nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng.
Những thành công của các loại hình VAC đã mang lại niềm tin, niềm say mê
mới cho các hộ gia đình về nghề làm vườn, làm kinh tế hộ. Theo số liệu thống
kê, toàn quốc có gần 120 nghìn trang trại với nhiều loại hình phong phú, cho
thu nhập cao ở các vùng sinh thái. Phong trào kinh tế VAC phát triển mạnh góp
phần thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao trình độ thâm canh để có thu nhập 50 triệu

đồng/ha, 50 triệu đồng/hộ; tạo nên những vùng chuyên canh cây trồng rộng lớn.
- Mô hình nông lâm nghiệp kết hợp (VACR) là một phương thức sản xuất
kinh doanh có khoa học, nó kết hợp một cách hài hòa giữa cây nông nghiệp và
cây lâm nghiệp, giữa trồng trọt và chăn nuôi, sử dụng một cách đầy đủ nhất,
hợp lý nhất để sản xuất ra nhiều sản phẩm mà không ảnh hưởng đến đất đai môi
trường sinh thái bền vững, ít tốn chi phí, mang lại hiệu quả cao. Về mặt kinh tế,
sự đa dạng của mô hình làm giảm tác hại của các loài sâu hại, là một mô hình
lấy ngắn nuôi dài. Về mặt sinh thái, đây là một mô hinh bền vững, có sự tác
động qua lại giữa cây lâm nghiệp và cây nông nghiệp đem lại lợi ít thiết thực.
Sinh Thái Và Môi Trường
5
Mô hình VAC truyền thống ở
Yên Thường (Gia Lâm - Hà
Nội).
Mô hình VACR
Một dạng hầm khí biogas
- Mô hình nông nghiệp phối hợp
(VACB) đây là mô hình rất thích
hợp đối với nông nghiệp Việt Nam
hiện nay. Vườn-Ao-Chuồng-Biogas
đảm bảo nhu cầu kinh tế, mô hình
sinh thái bền vững, tận dụng được
các phế phẩm trong nông nhiệp,
hạn chế được sự ô nhiểm môi
trường. Tuy nhiên hiện nay số
lượng hầm Biogas vẫn còn ít, chưa
đủ cho nhu cầu của người dân và tốc
độ phát triển đàn gia súc, gia cầm. Mặt khác việc sử dụng hầm ủ Biogas hiện
nay mới chỉ tập trung trên lĩnh vực xử lý môi trường, sử dụng khí Biogas làm
nhiên liệu đun nấu, chưa tận dụng hết khí Biogas như một nguồn năng lượng

mới và tái tạo.
2.2 Điều chỉnh hệ thống cây trồng và mùa vụ hợp lý
- Trong nông nghiệp không phải chỉ một cây trồng mà cả hệ thống cây trồng
bố trí theo không gian và thời gian
nhằm tận dụng hợp lý nhất các
nguồn tự nhiên, kinh tế, xã hội.
Ví dụ: Trồng xen cây Đậu với
cây Sắn mang lại hiệu quả kinh tế
cao.
Trồng cà phê chè với
trồng rừng vì cây cà phê chè là cây
ưa bóng. Đây là mô hình rất hiệu
quả.
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích nghi với hạn hán. Những năm gần đây,
hạn hán thường xuyên xảy ra ở Việt Nam và ngày càng khốc liệt hơn, do vậy
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây
trồng phù hợp để ổn định và phát triển sản xuất nông nghiệp. Theo Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn, vụ sản xuất Đông Xuân 2005-2006 sẽ chuyển
khoảng 35 nghìn ha (chiếm khoảng 4,2% diện tích trồng lúa Đông Xuân ở phía
Bắc Việt Nam) trồng lúa sang trồng các loại cây có khả năng chịu hạn cao như
ngô, đậu tương, lạc, khoai tây, mía, vừng, đậu đỗ và cỏ dùng trong chăn nuôi.
Sinh Thái Và Môi Trường
6
Tưới phun cho chè
Tưới nhỏ giọt
- Thời vụ có vai trò cực kì quan trọng. Cần xác định thời vụ phù hợp cho
từng giống ở từng vùng sinh thái khác nhau.
Ví dụ: Có 2 thời vụ trồng chính đối với cây bưởi trên đất Hà Tĩnh là:
- Vụ Xuân: trồng từ tháng 2 - 4.
- Vụ Thu đông: trồng từ tháng 8 - 10.

Do có điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi nên vụ Xuân là thời vụ trồng cây
bưởi tốt nhất.
2.3 Áp dụng các biện pháp thâm canh mới có hiệu quả
- Bón phân là một trong những biện pháp kỹ thuật được thực hiện phổ biến,
thường mang lại hiệu quả lớn. Bón phân hợp lý là sử dụng lượng phân bón
thích hợp cho cây đảm bảo tăng năng suất cây trồng với hiệu quả kinh tế cao
nhất, không để lại các hậu quả tiêu cực lên nông sản và môi trường sinh thái.
Nói một cách ngắn gọn, bón phân hợp lý là thực hiện 5 đúng và một cân đối:
đúng loại phân, bón đúng lúc, bón đúng đối tượng, đúng thời tiết, mùa vụ, bón
đúng cách, bón phân cân đối.
- Tổ chức Khí tượng thế giới đã nhận định: Nước ta là một trong năm quốc
gia trên thế giới chịu tác động sớm nhất, mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu
toàn cầu. Thực tế, trong mấy năm gần đây ở
nước ta thiên tai ngày một gia tăng, lũ, bão và
thời tiết ngày một khắc nghiệt, ảnh hưởng
không nhỏ tới nhịp độ phát triển kinh tế - xã
hội, không chỉ ở khu vực nông nghiệp, nông
thôn mà ngay cả các đô thị lớn cũng đang
phải gánh chịu cảnh ngập lụt do mưa lớn và
thủy triều gây ra. Do tác động của biến đổi
khí hậu nhiệt độ trên trái đất nóng dần lên,
các loại thiên tai ngày một gia tăng, lũ, bão,
hạn hán xảy ra nhiều hơn và đến cuối thế kỷ
này mức nước biển có khả năng dâng cao 0,7
đến 1 m. Như vậy, dưới tác động của nước
biển dâng, nước ta sẽ mất đi hàng triệu ha đất
canh tác, chủ yếu ở hai vùng châu thổ sông
Cửu Long và châu thổ sông Hồng, vùng sản
xuất lương thực chủ yếu của quốc gia. Như
vậy, công tác thủy lợi có thêm nhiệm vụ

chống úng ngập cho các vùng đồng bằng
Sinh Thái Và Môi Trường
7
trũng, thấp bảo vệ đất canh tác. Do đó việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống đê
điều hết sức quan trọng trong sự phát triển của ngành trồng trọt nói riêng và của
cả nền nông nghiệp nói chung. Ngoài ra con áp dụng các biện pháp tưới tiêu
thích hợp, nhằm phù hợp vói điều kiện khác nhau của từng vùng đồng thời tiết
kiệm nguồn nước.
2.4 Nâng cao chất lượng giống cây trồng
Tạo ra những giống cầy trồng có năng suất, sản lượng cao đáp ứng nhu cầu
trong nước và nước ngoài. Các đơn vị trong ngành đã chú trọng đến việc sản
xuất, khảo nghiệm, tìm ra các giống lúa chủ lực, có năng suất và chất lượng tốt,
phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và tập quán canh tác của nông dân.
2.4.1 Tạo giống bằng công nghệ sinh học
 Bằng phương pháp lai kết hợp xử lý đột biến tia Gamma Co60/180 Gy, từ
năm 2002, qua chọn lọc, đánh giá tổ hợp lai cộng đột biến HC.100/DT2001,
viện đã chọn tạo được giống đậu tương DT2008. Ðặc điểm nổi trội của giống
này là có khả năng chống chịu tốt với
các điều kiện khó khăn như hạn hán,
dịch bệnh, đất"nghèo"dinh dưỡng. Qua
theo dõi, so sánh năng suất ở các tỉnh,
bình quân đạt từ 18 đến 40 tạ/ha, có nơi
năng suất tăng từ 1,5 đến hai lần so với
giống đậu tương DT84 trước đó. Giống
DT2008 (Viện Di truyền Nông nghiệp);
giống Đ8, ĐT20 (Trung tâm nghiên cứu
và phát triển đậu đỗ - Viện Cây lương thực và CTP), tại 7 điểm khảo nghiệm ở
các tỉnh phía Bắc.
 Giống lúa OM 4900
Giống OM 4900 do Viện Lúa

ĐBSCL tạo chọn từ tổ hợp lai
C53/Jasmin 85, các thế hệ con lai
được chọn lọc bằng maker phân tử,
sau đó các dòng chọn lọc được đưa
vào hệ thống khảo nghiệm. Giống
OM 4900 có thời gian sinh truởng
105 ngày, chiều cao cây 96-100cm,
cứng cây, đẻ nhánh khỏe, số hạt
chắc/bông 139 hạt, tỉ lệ hạt lép 13,2%, trọng lượng 1000 hạt 28,3gr, hàm lượng
Sinh Thái Và Môi Trường
8
amylose thấp (16,2%), hạt gạo dài (7,8 mm), không bạc bụng, phản ứng đối với
rầy nâu cấp 3,7- 4,3,bệnh đạo ôn cấp 5; bệnh bạc lá cấp 3; chống chịu tốt với
bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá; năng suất đạt 4-5 tấn/ha (vụ Hè Thu) và 6-7tấn/ha
(vụ Đông Xuân).
+ Ưu điểm: hạt gạo dài, không bạc bụng; hàm lưọng amylose thấp, cơm
dẻo, ngon và có mùi thơm sữa; chống chịu tốt đối với bệnh vàng lùn và lùn
xoắn lá.
+ Nhược điểm chính: nhiễm bệnh lùn lúa cỏ 50%, hơi nhiễm đạo ôn, TGST
hơi dài.
+ Khả năng ứng dụng (thời vụ, vùng gieo trồng thích hợp): Giống OM
4900 gieo trồng thích hợp cho cả vụ Đông Xuân và Hè Thu. Giống được chấp
nhận cao ở các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Bến Tre, Hậu Giang, Cần Thơ, Trà
Vinh và nhiều địa phương khác ở ĐBSCL. Giống phát huy tốt ở các vùng đất
phù sa ngọt sản xuất giống lúa chất lượng cao cho xuất khẩu.
2.4.2 Phát huy các giống cây trồng có đặc tính tốt ở địa phương
Với lợi thế của vùng khí hậu nhiệt đới, chúng ta có nhiều đặc sản ngon.
Nếu biết cách gìn giữ các giống cây quý, chắc chắn chúng ta sẽ có được giải
pháp nâng cao tính cạnh tranh của trái cây, tạo được bản sắc, hương vị riêng cho
trái cây Việt Nam khi tham gia thị trường quốc tế. Mỗi vùng, mỗi địa phương

đều có một loại đặc sản riêng. Nam Định có hồng Nhân Hậu, chuối ngự; Thái
Bình có đặc sản ổi Bo; Hưng Yên là đất của nhãn; thanh long Bình Thuận
nức tiếng năm châu; vú sữa Lò Rèn chỉ có ở Tiền Giang Các giống cây ăn
quả bản địa này cũng đang được nhà vườn ưa thích và mở rộng diện tích. ở các
miệt vườn Nam Bộ, tỷ lệ giống cây bản địa áp đảo giống cây nhập nội. Tuy
nhiên, do nhiều nguyên nhân, nhiều giống cây ăn quả bản địa chưa phát huy
được tiềm năng, lợi thế; thậm chí ở một số nơi, giống còn có biểu hiện thoái
hóa. Vì vậy, công tác nghiên cứu, lai tạo chọn ra những cây đầu dòng có chất
lượng cao là rất cần thiết nhằm lưu giữ, bảo tồn nguồn gen quý; đồng thời phát
triển vùng chuyên canh cây ăn quả đặc sản.Nếu chúng ta có sự đầu tư đúng mức
sẽ tuyển chọn được nhiều cây đầu dòng hơn. Góp phần vào sự phát nền nông
nghiệp Việt Nam.
2.4.3 Nhập ngoại các giống cây trồng mới có những đặc tính tốt.
 Ổi xá lị không hạt Island Ổi có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, hiện
được trồng ở nhiều nơi. Đây là một loại quả bình dân, giàu Vitamin C. Ổi chủ
Sinh Thái Và Môi Trường
9
yếu dùng để ăn tươi và gần đây là làm mứt, sấy khô, đóng hộp, chế biến trà ổi.
Dạng trái thuôn dài, đẹp, da láng,
thịt màu kem, dòn, vị chua ngọt.
Trọng lượng trái bình quân 500g,
trái to có thể đến 800g. Năng suất
cao. Năm đầu cho 10- 12 ký trái,
năm thứ hai cho 20- 25 ký, năm
thứ ba cho 35- 40 ký. Sản phẩm
ổi Xá lỵ Không hạt hiện nay
không phải là loại trái cây bình dân mà là sản phẩm
cao cấp. Giá sỉ tại vườn bình quân 8 -12.000đ/ ký. Với phát hiện gần đây của
hai nhà khoa học trẻ thuộc Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam của Thạc sĩ
Lê Quốc Điền, Kỹ sư Đỗ Hồng Tuấn và nhóm nghiên cứu người Nhật đã chỉ ra

rằng: "Trồng xen cây ổi trong vườn cây có múi như: cam, quýt, bưởi, chanh,
sẽ xua đuổi được rầy chổng cánh là tác nhân gây bệnh vàng lá Greening" Nên
cây ổi Xá Lỵ Không hạt hiện nay là đối tượng trồng và nghiên cứu rất quan
trọng. Đây là sản phẩm đạt danh hiệu "Trâu Vàng Đất Việt 2006" do TƯ Hội
Nông dân trao tặng cho các sản phẩm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp. (Theo Caygiong.com).
 Xoài Australia du nhập vào Khánh Hòa từ năm 2003, qua 3 năm thử
nghiệm cho kết quả rất tốt. Gồm 2 giống R2E2 và KP. R2E2 cho trái to, trọng
lượng trung bình 7 lạng/trái. Trong điều kiện chăm sóc tốt, trái xoài đạt trọng
lượng 8- 9 lạng, thậm chí 1,5 kg. KP trái nhỏ hơn, trung bình 5 lạng/trái, bù lại
thơm hơn. Năm nay cũng là một bội thu thứ hai của giống xoài Úc tại đây.
Ngoài trái lớn, cả hai giống xoài đều có những ưu điểm tỷ lệ đậu trái cao, màu
sắc quả đẹp (ửng đỏ như đào), hạt nhỏ, tỷ lệ xơ thấp, độ ngọt cao, cơm khi chín
dẻo, vỏ dày, những đặc điểm cho phép bảo quản lâu và xuất khẩu. Đặc biệt, xoài
có mùi thơm đặc trưng.
2.5 Xây dựng thương hiệu của nông sản Việt Nam
Trái cây VN cạnh tranh không nổi với trái cây nước ngoài không chỉ do
nhãn hiệu, rất nhiều nguyên nhân cấu thành nên khó khăn chung như: giá thành
cao, phương thức thu mua và vận chuyển kém làm cho trái cây giảm chất lượng,
nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ nông dân cũng như DN trong việc sản xuất
và kinh doanh. Theo các chuyên gia, hầu như loại trái cây nào của VN cũng có
Sinh Thái Và Môi Trường
10
Một loại máy gặt đập liên hợp
giá cao hơn Thái Lan, Ecuador, Zambia và một số nước có nền nông nghiệp
mạnh khác. Đơn cử như chuối là một loại trái cây có sản lượng lớn hàng năm
khoảng 1,4 triệu tấn nhưng mới XK chưa đến 1%. Trong khi đó Philippines XK
35% trên tổng số 3,5 triệu tấn chuối thu hoạch hàng năm, hay Thái Lan XK
khoảng 4% trong 1,7 triệu tấn chuối thu hoạch hàng năm
Hiện nay, các nhà vườn và DN cũng đã thấy được tầm quan trọng của

thương hiệu, thể hiện qua hành động đăng ký tên miền của nhiều loại trái cây:
bưởi năm Roi, thanh long Bình Thuận, sầu riêng Tuy nhiên, theo ông Tống
Khiêm, nhận thức trong việc đăng ký nhãn hiệu trái cây chỉ dừng lại ở mức độ
để chống hàng giả và theo phong trào. Để có được nhận thức đúng hơn trong
việc đăng ký nhãn hiệu các cơ quan chức năng nên có chính sách hỗ trợ DN
(nhà vườn) đào tạo, huấn luyện, cung cấp thông tin, tư vấn để xây dựng và
quảng bá thương hiệu trái cây ở thị trường trong cũng như ngoài nước.
2.6 Hoàn thiện khâu bảo quản sau thu hoạch
Bảo quản hoa quả sau thu hoạch là khâu quan trọng trong quy trình sản xuất
nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, phục vụ xuất khẩu. Nhưng hiện nay, đa số
nông dân và các cơ sở sản xuất, thu mua đều thu hoạch và mua bán rau quả theo
tập quán, không có quy trình bảo quản sau thu hoạch. Điều này gây ảnh hưởng
không nhỏ đến chất lượng sản phẩm, làm hạn chế khả năng xuất khẩu của trái
cây Việt Nam.
 Hiện đại hóa công nghệ thu hoạch.
Từ nay đến năm 2020, các địa phương
vùng Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) sẽ trang bị thêm từ 20.000 đến
25.000 máy gặt đập liên hợp và máy sấy
lúa, bảo đảm cơ giới hóa các khâu gặt, sấy
cho ít nhất 80% diện tích đất lúa. Theo
đó, từ nay đến năm 2010, các địa phương
trong vùng bảo đảm thu hoạch lúa bằng
máy đạt ít nhất 30% diện tích đất và đến
năm 2015, xây dựng thêm 70 hệ thống sấy
hiện đại, công suất từ 10 đến 30 tấn
Sinh Thái Và Môi Trường
11
lúa/giờ, gắn với các trung tâm chế biến gạo xuất khẩu, bảo đảm sấy 4 triệu tấn
lúa/năm. Bên cạnh đó, sức chứa của hệ thống kho lương thực tại ĐBSCL cũng

sẽ được nâng lên 1,6 triệu tấn vào năm 2011, gần gấp đôi sức chứa hiện nay.
Các dự án trên sẽ giúp ĐBSCL giảm chi phí sản xuất lúa 30.000 đồng/tấn, giúp
tăng thu từ lúa hơn 500 tỉ đồng mỗi năm. Giá trị tăng thêm của lượng lúa hè thu
và thu đông (do không còn bị hao hụt) gần 4.000 tỉ đồng.
 Hoàn thiện quy trình bảo quản nông sản sau thu hoạch
Bảo quản hoa quả sau thu hoạch là một khâu quan trọng trong quy trình sản
xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, là “chìa khóa thành công” trong
chiến lược xuất khẩu rau quả ổn định và lâu dài
Biết rõ mười mươi là vậy nhưng hiện nay, phần lớn nông dân và các cơ sở
sản xuất, chế biến xuất khẩu của Việt Nam đều có những quy trình thu hoạch và
mua bán rau quả thiếu đồng bộ và “tuân thủ” theo những tập quán “không giống
ai”. Đây là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản
phẩm và hạn chế khả năng xuất khẩu của trái cây Việt Nam. Để có thể tìm được
“đường đi nước bước” thực sự thích hợp cho bài toán bảo quản trái cây, mới đây
Bộ NN&PTNT đã tổ chức hội nghị nhằm đánh giá đúng hiện trạng này, qua đó
đề ra những định hướng cụ thể, tạo ra “thế và lực” mới cho trái cây Việt Nam.
Thống kê của Viện Nghiên cứu rau quả qua quá trình khảo sát tại miền Bắc
cho thấy, vùng nguyên liệu chất lượng mới chỉ được thành hình ở một số tỉnh
nhưng quy mô rất nhỏ lẻ, manh mún. Điển hình như vùng vải Lục Ngạn (Bắc
Giang) chỉ có 2.500 trong tổng số 18.500ha quy hoạch là theo tiêu chuẩn
VietGAP, nhãn lồng Hưng Yên cũng chỉ khoảng 10% diện tích bảo đảm theo
tiêu chuẩn vùng nguyên liệu an toàn Những yếu tố này đã hạn chế rất nhiều tới
việc tìm kiếm đầu ra, đặc biệt là khi tìm kiếm cơ hội xuất khẩu sang các thị
trường tiềm năng như Nga, Mỹ, EU, Nhật…Mặt khác, đa số hộ nông dân chưa
áp dụng rộng rãi Hệ thống thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trong quá trình sản
xuất dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp. Ở miền Nam hiện mới chỉ có một vài cơ sở
sản xuất thanh long được cấp giấy chứng nhận của EuroGAP. Đặc biệt, tập quán
sử dụng hóa chất bảo quản hiện nay chủ yếu vẫn là các chất chống thối mốc,
chống nảy mầm nhưng nguồn gốc xuất xứ lại chưa được kiểm soát chặt chẽ,
khiến nhà nhập khẩu còn rất nhiều “lăn tăn” mỗi khi muốn nhập hàng.

Sinh Thái Và Môi Trường
12
Đại diện Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch – một cơ sở
nghiên cứu “đầu tàu” về công nghệ bảo quản của ngành nông nghiệp Việt Nam
thừa nhận một thực trạng là khâu thu hái, bảo quản sau thu hoạch của ta còn yếu
kém. Công nghệ sau thu hoạch như xử lý, bảo quản, vận chuyển còn lạc hậu, cơ
sở vật chất kèm theo như kho lạnh chuyên dùng, thiết bị xử lý, phân loại, buồng
ủ chín…hầu như ít được các doanh nghiệp chú trọng đầu tư.
Lí giải những nguyên nhân trên, đại diện Viện này cho rằng việc sản xuất cây
ăn quả của nước ta chủ yếu theo quy mô nhỏ, vườn hộ gia đình nên đa phần
chưa có điều kiện áp dụng kỹ thuật cơ khí vào thu hái, lựa chọn và bảo quản.
Hiện mới chỉ có 10% lượng vải quả và nhãn được đưa vào chế biến nhưng do
chưa có công nghệ và cơ sở vật chất thích hợp nên tỷ lệ tổn thất tới 25-30%.
Một số loại quả như chuối, vải, nhãn được sấy khô, tuy đã kéo dài thời gian sử
dụng nhưng hương vị tự nhiên thì cũng “tự nhiên” mất đi. Đó là chưa tính đến
các yếu tố kỹ thuật bảo quản tại cảng xuất hàng. Việc lưu giữ chờ xuất hàng mới
chỉ dừng lại ở việc “chạy” các kho mát chuyên dùng lạc hậu, ảnh hưởng rất lớn
đến chất lượng sản phẩm, khiến xuất khẩu quả tươi bị hạn chế
Trên cơ sở những đánh giá chung, Bộ NN&PTNT nhận định, do quá trình bảo quản
còn kém nên sự sụt giảm đáng kể về chất lượng rau quả (tỉ lệ lên đến 20% so với giá trị
sản phẩm) là không tránh khỏi. Vì vậy, yếu tố quan trọng đặt ra đối với ngành rau quả
Việt Nam là phải triển khai đồng bộ các giải pháp từ quy hoạch vùng nguyên liệu, đầu
tư công nghệ, máy móc thiết bị cho đến khâu thu hái, bảo quản. Nhưng trước mắt và
lâu dài, cần xây dựng hệ thống bảo quản, dự trữ hiện đại, bảo đảm tiêu chuẩn quốc tế
để nâng chất lượng rau quả và giảm tổn thất sau thu hoạch. Ngoài ra, các thiết bị lưu
chuyển hoa quả trên thị trường, đặc biệt là thị trường châu Âu, châu Mỹ cũng cần
được tăng cường để bảo đảm chất lượng tốt sau một chặng đường dài vận chuyển.
3. Những tác động của ngành trồng trọt với môi trường và con người
3.1 Ảnh hưởng tốt của trồng trọt đến môi trường
3.2 Ảnh hưởng xấu của trồng trọt đến môi trường

Thực tế cho thấy trong thập niên 80 của thế kỷ XX trở về trước, đứng
trước sức ép về lương thực - thực phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xã hội tăng
vọt, nông dân tập trung tăng mùa, chuyển vụ, thâm canh để tăng năng suất, sản
lượng cung ứng thị trường mà ít quan tâm đến bảo vệ môi trường sinh thái trong
sản xuất nông nghiệp nói chung. Dễ thấy nhất là tăng nhanh vòng quay đất trong
trồng trọt , nhưng chưa chú trọng đúng mức đến các giải pháp tái tạo độ phì
Sinh Thái Và Môi Trường
13
nhiêu khiến đất đai sớm bạc màu. Sử dụng phân và thuốc bảo vệ thực vật tràn
lan gây ô nhiễm trong chăn nuôi đưa đến ô nhiễm nguồn nước, làm đảo lộn môi
trường sống của nhiều loại thủy sản, đảo lộn môi trường sản xuất nông nghiệp,
ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề khác và sức khỏe con người bởi sử dụng
những loại thực phẩm, rau củ ,quả không đảm bảo an toàn do có nhiều dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật có hại.
Hiện nay, nông nghiệp nước ta phải sử dụng phân hóa học và thuốc trừ
sâu, cỏ dại với khối lượng ngày càng lớn. Đây là xu thế tất yếu bởi lẽ phân hóa
học và thuốc trừ sâu, trừ cỏ dại có tác dụng quyết định đến 40-50% mức tăng
sản lượng cây trồng hàng năm. Vấn đề đặt ra ở đây là cần có các biện pháp hữu
hiệu nhằm hạn chế mặt độc hại của những hóa chất ấy đối với môi trường sống
và sức khỏe con người.
 Tác hại của phân bón hóa học và thuốc trừ sâu, cỏ dại
Hiện nay, đã có hàng trăm loại hóa chất trừ dịch hại và phân hóa học được
đưa vào nước ta. Theo nhiều nhà nghiên cứu, trong khoảng hơn 120 hóa chất
trừ sâu bệnh thông dụng thì có tới 90 chất độc hại, 33 chất gây đột biến di
truyền, 22 chất gây dị dạng khuyết tật, 14 chất gây u độc và ung thư cho các
loài động vật máu nóng. Nói chung, hầu hết các loại phân hóa học và hóa chất
trừ dịch bệnh, cỏ dại ít nhiều đều gây độc cho người và gia súc.
Các loại hóa chất bón trên ruộng được phân hủy trong đất và cả trong cây
trồng. Những hóa chất ít bền vững thì thời gian phân hủy cũng từ 1 tuần đến 1
tháng. Còn những hóa chất bền vững chậm phân hủy có thể tồn tại trong đất 1-2

năm hoặc lâu hơn.
Mỗi loại hóa chất có tính chất hóa lý khác nhau nên cơ chế gây độc cũng
khác nhau. Có thể chia làm hai loại: Loại độc mạnh, cấp tính nguy hiểm và loại
gây độc từ từ, tích lũy dần, gây tác hại mạn tính cho người.
Nhóm cơ phốt-pho phân hủy tương đối nhanh trong đất, cây, trong cơ thể
người và động vật Khi bị nhiễm độc nặng, sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến hệ huyết
áp, hô hấp, làm thay đổi chức năng của hệ thần kinh, làm tổn thương chức năng
bài tiết của thận và quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Nếu nhiễm độc nhóm
Clo hữu cơ, sẽ tác động mạnh đến hệ thần kinh, gây co giật cơ, làm nhịp tim và
hệ tiêu hóa rối loạn.
Sinh Thái Và Môi Trường
14
Ngộ độc cấp tính nặng có thể gây tử vong ngay. Còn ngộ độc mạn tính sẽ
gây tác hại lâu dài, nhất là khi các chất độc tính lũy dần ở các mô, mỡ máu, gan,
dạ dày, sữa mẹ và nhau thai.
Những thông tin gây sốc
Chất thiourea (công thức hóa học CH
4
N
2
S) được phép sử dụng làm phân
bón lá, kích thích ra hoa cho vườn xoài ở ĐBSCL từ năm 2000, xuất hiện đầu
tiên ở tỉnh Đồng Tháp, sau đó lan khắp các tỉnh trồng xoài với diện tích lớn.
Với tác dụng kích thích ra hoa mùa nghịch từ 90 – 100%, loại phân bón lá có
chứa thiourea được người trồng xoài ưa chuộng. Nhưng theo các nhà khoa học
về cây ăn trái ở ĐBSCL, chất thiourea có tác dụng xấu đối với người trực tiếp
sử dụng (nông dân). Từ hàng chục năm nay, chất thiourea đã bị cơ quan Bảo vệ
môi trường Hoa Kỳ (U.S EPA) xếp vào loại chất độc nhóm B2, sau khi đã làm
nhiều thí nghiệm trên động vật. Cơ quan này còn xác định thiourea là tác nhân
gây hại đến hệ thống máu, làm giảm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, làm gia tăng

kích thước của tuyến giáp và lá lách.
3.3 Biện pháp giải quyết đối với môi trường
Ngày nay, bảo vệ môi trường gắn với bảo vệ sức khỏe con người là một
trong những yêu cầu không thể thiếu được khi nói đến việc định hình nền sản
xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao tại địa phương. Yêu cầu của công tác
bảo vệ môi trường trong hoạt động nông nghiệp và tại các vùng nông thôn là
cần tuyên truyền, vận động người dân sử dụng phổ biến các chế phẩm sinh học,
hạn chế dùng hóa chất hoặc thuốc kháng sinh trong trồng trọt; thu gom, tái chế,
tái sử dụng chất thải trong sản xuất nông nghiệp; hạn chế, chống lạm dụng hóa
chất và thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong canh tác nông nghiệp; hướng dẫn
người dân thu gom, xử lý hợp vệ sinh đối với các loại bao bì chứa đựng hóa
chất. Bên cạnh đó, cần tập trung khuyến nông, chuyển giao nông dân kỹ thuật
và áp dụng những mô hình canh tác mới thân thiện với môi sinh, môi trường
gắn với tăng cường công tác thanh tra - kiểm tra, xử lý những vi phạm của tổ
chức, cá nhân trong việc gây ô nhiễm hoặc hủy hoại nguồn lợi thủy sản trên
sông rạch và trong nội đồng bằng những phương pháp đánh bắt bị cấm: xung
điện, chất nổ, dùng lưới không đúng kích cỡ Sản xuất theo qui trình an toàn
trong trồng trọt cũng như các ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản là hướng
đang được ngành chức năng khuyến khích áp dụng rộng rãi. Đơn cử như mô
hình trồng rau an toàn, trồng trọt theo tiêu chí GAP, chăn nuôi gia súc gia cầm
Sinh Thái Và Môi Trường
15
Mô hình trồng rau sạch
theo ngưỡng an toàn sinh học thực chất là những mô hình canh tác bền vững,
bảo vệ môi sinh môi trường và mang lại hiệu quả cao cho người sản xuất.
Vấn đề ở đây làm thế nào để ngăn chặn những hành vi hủy hoại môi
sinh, môi trường và nguồn lợi thiên nhiên? Làm thế nào nhân rộng những mô
hình sản xuất an toàn, thân thiện môi trường
sống, tiến tới loại trừ những phương pháp làm ăn
kiểu cũ đã lỗi thời và ảnh hưởng nghiêm trọng

đến môi trường sinh thái và an toàn thực phẩm
nói chung.
Để đạt được mục tiêu, cần chú trọng đến
công tác thông tin tuyên truyền mà các phương
tiện thông tin đại chúng là một kênh rất hiệu quả.
Qua đó, giúp mọi tầng lớp nhân dân thay đổi
được nhận thức, tích cực hưởng ứng chủ trương
bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp -
nông thôn mang tính bền vững, mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng và nông
hộ. Theo ghi nhận được trong giai đoạn 2005 - 2008, thông qua công tác
khuyến nông - khuyến ngư, ngành
nông nghiệp triển khai tập huấn gần
11.000 cuộc với trên 317.000 lượt nông
dân tham gia, cấp phát hơn 900.000 tài
liệu và 144 lượt tuyên truyền trên Đài
Phát thanh - Truyền hình với những nội
dung về chuyển giao kỹ thuật nông
nghiệp lồng ghép với tuyên truyền các
biện pháp hạn chế sử dụng hóa chất,
thuốc bảo vệ thực vật trong trồng lúa,
trồng rau màu, cây ăn quả, chăn nuôi,
thủy sản trên cơ sở áp dụng rộng rãi
các biện pháp IPM, ba giảm ba tăng
Tỉnh quan tâm giới thiệu những mô hình sản xuất mới thân thiện môi trường,
những biện pháp canh tác khoa học tiên tiến áp dụng vào đồng ruộng, phát hiện
xử lý những vụ việc vi phạm trên lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cảnh báo
tình trạng xả nước thải từ ao nuôi thủy sản bị bệnh ra môi trường ảnh hưởng
vùng nuôi, thông tin hướng dẫn nông dân chuyển đổi mùa vụ phù hợp phòng
chống dịch hại cây trồng, bảo vệ rừng và vốn rừng, quản lý bảo vệ hệ thống đê
Sinh Thái Và Môi Trường

16
điều, thủy lợi tránh những hành vi xâm hại, việc nỗ lực đưa nước sạch về nông
thôn phục vụ nhân dân
Nhờ vậy, công tác bảo vệ môi trường phát triển bền vững trên lĩnh vực
nông nghiệp nông thôn thời gian qua mang lại những hiệu quả thiết thực. Đơn
cử như những mô hình sản xuất mới được nông dân hưởng ứng áp dụng như:
mô hình trồng lúa GlobalGAP, trồng khóm theo tiêu chí VietGAP, trồng vú sữa
và thanh long theo tiêu chí GlobalGAP, trồng rau an toàn, nuôi gia cầm an toàn
sinh học bước đầu không những đáp ứng được yêu cầu của thị trường tiêu thụ
mà còn giúp bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường, tái tạo nguồn lợi thủy sản nội
đồng cũng như đa dạng sinh học vốn có. Còn theo thống kê, toàn tỉnh có trên
5.400 hộ nông dân áp dụng gần 650 mô hình canh tác tiên tiến trên các lĩnh
vực: nông, lâm, thủy sản mà ngành chức năng khuyến khích, chuyển giao. Đó
là một kết quả có ý nghĩa và đáng phấn khởi.
Bảo vệ môi trường nói chung và trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn
nói riêng là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Tỉnh đã có báo cáo sơ
kết 4 năm thực hiện Nghị quyết 41 NQ/TW về bảo vệ môi trường trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tỉnh xác định mục tiêu thời
gian tới sẽ tập trung khắc phục những yếu kém, tồn tại, giải quyết ô nhiễm môi
trường ở các khu công nghiệp, làng nghề gắn với nâng cao khả năng phòng
tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai, của biến đổi khí hậu bất lợi đối với
môi trường sống, nâng cao trách nhiệm
PHẦN IV. KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ
Qua quá trình tìm hiểu chúng ta thấy được tầm quan trọng của nông nghiệp
đối với nước ta như thế nào. Song việc áp dụng còn nhiều điểm hạn chế và bất
cập cũng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến nền nông nghiệp Việt Nam. Không
những thế nền nông nghiệp còn ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Nguyên
nhân chính đó là những hành vi thiếu ý thức của con người đã và đang làm ảnh
hưởng môi trường sống đồng thời quay lại tác động lại con người. Nhà nước
cần quan tâm hơn nữa về những chính sách ưu đãi đối với nông nghiệp, đầu tư

phát triển nông thôn, đưa ra những định hướng trong 10 năm tới,… much
đích đưa nền nông nghiệp nước ta ngày càng phát triển hội nhập quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sinh Thái Và Môi Trường
17
 Trang web:
1. www.cuctrongtrot.gov.vn
2. agriviet.com
3. www.khuyennongvn.gov.vn
4. hoinongdan.hochiminhcity.gov.vn
5. www.vietnamgateway.org
6. www.laodong.com.vn
 Sách tham khảo
1. Tài nguyên môi trường nông thôn Việt Nam và bảo vệ phát triển bền
vững – Đường Hồng Dật-Lao Động 2004
2. Công nghệ bảo quản chế biến nông sản sau thu hoạch-Trần Văn
Chương-NXB Văn hóa dân tộc 2000
3. Nông nghiệp Việt Nam bước vào thế kỷ 21-GS Bùi Huy Đáp-NSB
Chính trị quốc gia 1998
4. Bài giảng sinh thái và môi trường-Th.s Trần Thị Ngân
Sinh Thái Và Môi Trường
18
Sinh Thái Và Môi Trường
19

×