Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

đánh giá nguồn vốn fdi cho sự phát triển kinh tế việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (999.1 KB, 35 trang )

Đánh giá FDI cho sự phát triển kinh tế Việt Nam

GVHD: PGS-TS Vũ Thị Minh Hằng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
CAO HỌC KHÓA K19

…………………...

..

…..……………….

TIỂU LUẬN MƠN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

Đề tài:

ĐÁNH GIÁ NGUỐN VỐN FDI VỚI SỰ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM
GVHD : PGS_TS Vũ Thị Minh Hằng
SVTH

: Nguyễn Lƣơng Ngân
Cao Đình Bền
Mai Thị Chín
Trần Nguyễn Băng Dƣơng
Phạm Văn Dũng
Dƣơng Minh Dũng
Thạch Tố Kim
Thái Thị Hồng Minh


Lê Văn Đại
Nguyễn Thị Kim Ngân
Nguyễn Thị Kim Phƣợng
Cao Thị Xuân Tâm

THÁNG 1 NĂM 2010

SVTH: Nhóm 5 – Lớp Cao Học Đêm 1

Trang 1


Đánh giá FDI cho sự phát triển kinh tế Việt Nam

GVHD: PGS-TS Vũ Thị Minh Hằng

LỜI MỞ ĐẦU
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: “Kinh
tế có vốn đầu tư nước ngồi là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị
trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa ở nước ta, được khuyến khích phát triển lâu dài,
bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi là chủ
trương quan trọng, góp phần khai thác các nguồn lực trong nước, mở rộng hợp tác kinh
tế quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp Cơng nghiệp hố - Hiện đại
hóa đất nước, xây dựng một nền sản xuất hiện đại, vững mạnh phục vụ cho cả nhu cầu
trong nước và xuất khẩu, có khả năng hỗ trợ và kích thích phát triển năng lực cho các
ngành khác, tiến tới đổi mới toàn bộ xã hội.”
Sau hơn 20 năm tiếp nhận nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nước ta
đã đạt được những thành tựu đáng kể. Đặc biệt, từ khi gia nhập WTO, nguồn vốn FDI
đổ vào nước ta ngày càng nhiều và đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển đất
nước ở nhiều lĩnh vực, góp phần thực hiện mục tiêu trở thành nước cơng nghiệp hiện

đại vào năm 2020.
Tuy nhiên, cho đến nay FDI vào Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề cần phải được
xem xét giải quyết. Việc tìm hiểu nghiên cứu để có được sự đánh giá về những kết quả
đã đạt được, tìm ra những hạn chế khắc phục nhằm tăng cường hoạt động đầu tư trực
tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian tới là thực sự cần thiết, nhất là sau cuộc
khủng hoảng kinh tế năm 2008.
Cũng từ những suy nghĩ trên nhóm 5 – Lớp Cao Học Đêm 1 chúng em đã chọn
đề tài “Đá nh giá nguồ n vốn FDI cho sự phát triể n kinh tế Việt Nam ” để tìm hiểu
thực trạng của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài và các tác động của nó đối với nền
kinh tế nước ta.

SVTH: Nhóm 5 – Lớp Cao Học Đêm 1

Trang 2


Đánh giá FDI cho sự phát triển kinh tế Việt Nam

GVHD: PGS-TS Vũ Thị Minh Hằng

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP............................... trang 1
1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài ............................................................ trang 1
2. Đặc điểm của FDI ........................................................................................... trang 1
3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngồi ....................................................... trang 2
3.1 Hợp đồng hợp tác kinh doanh ......................................................................... trang 2
3.2 Doanh nghiệp liên doanh ................................................................................ trang 2
3.3 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ............................................................. trang 2
4. Những nhân tố ảnh hưởng tới thu hút vốn FDI ................................................ trang 2

4.1 Các yết tố điều tiết vĩ mô ................................................................................ trang 2
4.1.1 Các chính sách. ............................................................................................ trang 2
4.1.2 . Luật đầu tư ................................................................................................. trang 3
4.1.3 . Môi trường kinh tế ..................................................................................... trang 3
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng khác ............................................................................. trang 3
5. Vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế ........................................................ trang 3
5.1 Những ảnh hưởng tích cực của FDI ................................................................ trang 3
5.1.1 . Nguồn vốn hỗ trợ cho phát triển kinh tế...................................................... trang 3
5.1.2 . Chuyển giao công nghệ mới ....................................................................... trang 4
5.1.3 . Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ...................................................................... trang 4
5.1.4 . Thúc đẩy quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế ........................................... trang 4
5.1.5 . Một số tác động khác .................................................................................. trang 4
5.2 Những ảnh hưởng tiêu cực của FDI ................................................................ trang 5
5.2.1. Sự chuyển giao công nghệ .......................................................................... trang 5
5.2.2 Phụ thuộc về kinh tế đối với các nước nhận đầu tư ...................................... trang 5
5.2.3 Chi phí cho thu hút FDI và sản xuất hàng hóa khơng thích hợp ................... trang 5
5.2.4 Những mặt trái khác .................................................................................... trang 5
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG FDI TẠI VIỆT NAM ........................................... trang 6
1. Tình hình thu hút vốn đầu tư FDI tại Việt Nam ................................................ trang 6
1.1 Tình hình chung của vốn đầu tư FDI tại Việt Nam.......................................... trang 6
1.2 Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp FDI ................................................... trang 10
1.2.1 Theo đối tác đầu tư .................................................................................. trang 10
SVTH: Nhóm 5 – Lớp Cao Học Đêm 1

Trang 3


Đánh giá FDI cho sự phát triển kinh tế Việt Nam

GVHD: PGS-TS Vũ Thị Minh Hằng


1.2.2 Theo hình thức đầu tư ............................................................................... trang 12
1.2.3 Theo cơ cấu ngành nghề ............................................................................ trang 13
1.2.4 Theo cơ cấu lãnh thổ................................................................................. trang 15
1.2.5 Một số dự án tiêu biểu tại Việt Nam .......................................................... trang 17
1.2.5.1 Cầu Mỹ Thuận ........................................................................................ trang 17
1.2.5.2 Khu đô thị - Đại Học Quốc Tế Berjaya ................................................... trang 18
1.2.5.3 Công viên phần mềm Thủ Thiêm ............................................................ trang 18
2. Đánh giá tình hính thu hút vốn FDI trong những năm qua .............................. trang 19
1.1 Những thành tựu – nguyên nhân ................................................................... trang 19
1.2 Những hạn chế - nguyên nhân ...................................................................... trang 20
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP THU HÚT FDI & MỤC TIÊU CHO NĂM 2010 ... trang 23
A.Các giải pháp chính ........................................................................................ trang 23
1.Nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng ................................................................... trang 23
2. Phát triển nguồn nhân lực ............................................................................... trang 23
3.Cải tiến các thủ tục hành chính ........................................................................ trang 23
4.Mở rộng hình thức thu hút FDI .................................................................. trang 25
B.Các giải pháp hỗ trợ................................................................................... trang 25
1.Cải tiến quy chế đầu tư vào các khu công nghiệp và khu chế xuất ở Việt Nam
...................................................................................................................... trang 25
2.Thực hiện các biện pháp đảm bảo đầu tư .................................................... trang 26
3.Chính sách đất đai ...................................................................................... trang 26
4.Chính sách thuế và ưu đãi tài chính ............................................................ trang 27
5.Về chính sách cơng nghệ ........................................................................... trang 28
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO:

SVTH: Nhóm 5 – Lớp Cao Học Đêm 1

Trang 4



Đánh giá FDI cho sự phát triển kinh tế Việt Nam

GVHD: PGS-TS Vũ Thị Minh Hằng

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
6. Khái niệm đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một hình thức đầu tư quốc tế, đặc trưng bởi
quá trình di chuyển vốn từ nước này qua nước khác. Trong đó người chủ sở hữu vốn
đồng thời là người trực tiếp quản lí và điều hành hoạt động sử dụng vốn, nhằm mục
đích thu lợi nhuận từ các hoạt động đầu tư trên cơ sở tuân theo quy định của Luật
Đầu tư nước ngoài của nước sở tại.
Đầu tư trực tiếp nước ngồi được thể hiện dưới ba hình thức chủ yếu:
 Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
 Doanh nghiệp liên doanh.
 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
7. Đặc điểm của FDI
Nguồn vốn FDI có những đặc điểm sau:
-

Hoạt động FDI không chỉ đưa vốn vào nước tiếp nhận đầu tư mà cịn có cả cơng
nghệ, kỹ thuật, bí quyết kinh doanh, sản xuất, năng lực Marketing, trình độ quản
lý...

-

Các chủ đầu tư nước ngồi phải đóng góp một lượng vốn tối thiểu vào vốn pháp

định tuỳ theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài ở từng nước, để họ có quyền
trực tiếp tham gia điều hành, quản lý đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư. Tỷ lệ góp
vốn của bên nước ngồi càng cao thì quyền quản lý, ra quyết định càng lớn.

-

Kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp quyết định mức lợi nhuận của nhà
đầu tư.

-

Chủ thể của đầu tư trực tiếp nước ngồi thường là các cơng ty xun quốc gia và
đa quốc gia. Thông thường các chủ đầu tư này trực tiếp kiểm soát hoạt động của
doanh nghiệp và đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ.

-

Nguồn vốn FDI được sử dụng theo mục đích của chủ thể đầu tư nước ngồi
trong khn khổ luật Đầu tư nước ngồi của nước sở tại. Nước tiếp nhận đầu tư
chỉ có thể định hướng một cách gián tiếp việc sử dụng vốn đó vào những mục
đích mong muốn thơng qua các công cụ như: thuế, giá thuê đất, các quy định để
khuyến khích hay hạn chế đầu tư trực tiếp nước ngồi vào một lĩnh vực, một
ngành nào đó.

-

Mặc dù FDI vẫn chịu sự chi phối của Chính Phủ song có phần ít lệ thuộc vào
quan hệ chính trị giữa các bên tham gia hơn so với ODA.

-


Việc tiếp nhận FDI khơng gây nên tình trạng nợ nước ngồi cho nước chủ nhà.

SVTH: Nhóm 5 – Lớp Cao Học Đêm 1

Trang 5


Đánh giá FDI cho sự phát triển kinh tế Việt Nam

GVHD: PGS-TS Vũ Thị Minh Hằng

8. Các hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
3.1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Là văn bản ký kết giữa một chủ đầu tư nước ngoài và một chủ đầu tư trong nước
(gọi là bên hợp danh) để tiến hành một hay nhiều hoạt động kinh doanh ở nước chủ
nhà trên cở sở quy định về trách nhiệm để thực hiện hợp đồng và xác định quyền lợi
của mỗi bên, mà không thành lập một pháp nhân mới.
3.2. Doanh nghiệp liên doanh
Là doanh nghiệp được thành lập do các chủ đầu tư nước ngoài góp vốn chung
với doanh nghiệp nước sở tại trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Các bên tham gia điều
hành doanh nghiệp, chia lợi nhuận và chịu rủi ro theo tỉ lệ góp vốn của mỗi bên vào
vốn điều lệ. Phần góp vốn của bên nước ngồi khơng được ít hơn 30% vốn pháp
định.
3.3. Doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài
Là doanh nghiệp do chủ đầu tư nước ngoài bỏ 100% vốn tại nước sở tại, có
quyền điều hành và chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp theo quy
định, pháp luật của nước sở tại.
Ngồi ra cịn có các hình thức khác như: hợp đồng xây dựng - kinh doanh chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), hợp
đồng xây dựng - chuyển giao (BT) nhằm khuyến khích thu hút đầu tư trực tiếp nước

ngoài.
4. Những nhân tố ảnh hƣởng tới thu hút vốn FDI
4.1. Các yết tố điều tiết vĩ mô
4.1.1.
-

Các chính sách.

Yếu tố chính sách tiền tệ ổn định và mức độ rủi ro tiền tệ ở nước tiếp nhận
đầu tư góp phần mở rộng hoạt động xuất khẩu của các nhà đầu tư.

-

Chính sách thương nghiệp có ý nghĩa đặt biệt đối với đầu tư trong lĩnh vực
làm hàng xuất khẩu.Mức thuế quan ảnh hưởng tới giá hàng xuất khẩu, hạn
mức (quota) xuất nhập khẩu thấp và các hàng rào thương mại khác trong lĩnh
vực xuất nhập khẩu có thể khơng hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngồi. Yếu tố
này làm cho thủ tục xuất khẩu phức tạp thêm.

-

Chính sách thuế và ưu đãi: được áp dụng để thu hút các nhà đầu tư nước
ngồi.

-

Chính sách kinh tế vĩ mô ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của
các nhà đầu tư. Mức độ ổn định kinh tế vĩ mô được đánh giá thông qua tiêu
chí: chống lạm phát và ổn định tiền tệ. Tiêu chí này được thực hiện thơng qua
các cơng cụ của chính sách tài chính tiền tệ như lãi suất, tỷ giá hối đối, tỷ lệ


SVTH: Nhóm 5 – Lớp Cao Học Đêm 1

Trang 6


Đánh giá FDI cho sự phát triển kinh tế Việt Nam

GVHD: PGS-TS Vũ Thị Minh Hằng

dự trữ bắt buộc, các cơng cụ thị trường mở đồng thời phải kiểm sốt được
mức thâm hụt ngân sách hoặc giữ cho ngân sách cân bằng.
4.1.2.

Luật đầu tƣ

Vấn đề mà các nhà đầu tư nước ngồi quan tâm là:
-

Mơi trường cạnh tranh lành mạnh, quyền sở hữu tài sản tư nhân được pháp
luật bảo đảm.

-

Quy chế pháp lý của việc phân chia lợi nhuận, quyền hồi hương lợi nhuận đối
với các hình thức vận động cụ thể của vốn nước ngoài.

-

Quy định về thuế, giá, thời hạn thuê đất... Bởi yếu tố này tác động trực tiếp

đến giá thành sản phẩm và tỷ suất lợi nhuận.

-

Quyền sở hữu được bảo vệ, gồm cả quyền của người phát minh sáng chế,
quyền tác giả, nhãn hiệu hàng hóa và bí mật thương nghiệp…
Vì vậy hệ thống pháp luật phải thể hiện được nội dung cơ bản của ngun tắc:

Tơn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi và theo thơng lệ quốc tế.
Đồng thời phải thiết lập và hồn thiện định chế pháp lí tạo niềm tin cho các nhà
đầu tư nước ngồi.
4.1.3.

Mơi trƣờng kinh tế:

Với điều kiện của từng nước mà các nhà đầu tư quyết định đầu tư vào từng khu
vực với từng dự án cho phù hợp với điều kiện của nước đó, như: GDP, GDP/đầu
người, tốc độ tăng trưởng kinh tế, cơ cấu nghành. Đây là điều kiện quan trọng cho
dự án của các nhà đầu tư tồn tại và phát triển.
Chẳng hạn, một nền kinh tế với GDP quá thấp sẽ là rào cản cho các nhà đầu tư.
Bên cạnh, cơ chế kinh tế ( kinh tế quốc dân, kinh tế thị trường) cũng ảnh hưởng
rất lớn đến khả năng chấp nhận vốn đầu tư cũng như quyết định của các nhà đầu tư
nước ngoài.
4.2. Các yếu tố ảnh hƣởng khác
-

Yếu tố hàng đầu là đặc điểm của thị trường bản địa.

-


Đặc điểm của thị trường nhân lực, công nhân lao động là mối quan tâm ở các
lĩnh vực cần nhiều lao động.

-

Sự ổn định chính trị - xã hội có ý nghĩa quyết định đến việc huy động và sử dụng
có hiệu quả vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài.

-

Cơ sở hạ tầng phát triển.

5. Vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế
5.1. Những ảnh hƣởng tích cực của FDI
5.1.1.

Nguồn vốn hỗ trợ cho phát triển kinh tế

SVTH: Nhóm 5 – Lớp Cao Học Đêm 1

Trang 7


Đánh giá FDI cho sự phát triển kinh tế Việt Nam

-

GVHD: PGS-TS Vũ Thị Minh Hằng

Là một trong những nguồn quan trọng để bù đấp sự thiếu hụt về vốn ngoại tệ

của các nước nhận đầu tư.

-

Là cơ sở tạo ra việc làm trong nước, đổi mới công nghệ, kỹ thuật tăng năng
suất lao động… Từ đó tăng thu nhập, khắc phục tình trạng thiếu vốn mà
khơng gây nợ cho các nước nhận đầu tư.

-

Làm tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng khả năng xuất khẩu của nước nhận
đầu tư, thu một phần lợi nhuận từ các công ty nước ngoài và thu ngoại tệ từ
các hoạt động dịch vụ cho FDI.

-

Tạo ra tác động tích cực đối với việc huy động các nguồn vốn khác như
ODA, NGO, và kích thích thu hút vốn đầu tư trong nước.

-

Giảm thiểu rủi ro đầu tư của các doanh nghiệp trong nước khi liên doanh với
các đầu tư nước ngồi.

5.1.2.

Chuyển giao cơng nghệ mới

Về lâu dài FDI có thể mang lại lợi ích cho các nước nhận đầu tư, đó là thúc
đẩy phát triển các ngành công nghệ cao. Khi đầu tư, chủ đầu tư mang vào nước

nhận đầu tư vốn bằng tiền, vốn hiện vật như: máy móc thiết bị, nguyên vật liệu,
cơng nghệ hiện đại, kỹ sảo chun mơn, trình độ quản lý tiên tiến, năng lực tiếp
cận thị trường, kỹ năng kinh doanh qua các chương trình đào tạo... thúc đẩy các
nước nhận đầu tư đào tạo kỹ sư nhà quản lý có trình độ chun mơn để tham gia
vào các công ty liên doanh.
5.1.3.

Thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế

Thực tế cho thấy các nước thực hiện kinh tế mở, biết tranh thủ và phát huy tác
dụng các nhân tố bên ngồi thành nhân tố bên trong thì sẽ đạt tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao. Mức tăng trưởng thường nhờ vào tăng đầu tư, số lao động được sử
dụng tăng, năng suất lao động cũng tăng lên.
5.1.4.

Thúc đẩy q trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế

FDI góp phần thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu kinh tế nhanh chóng:
-

Làm xuất hiện nhiều lĩnh vực và ngành kinh tế mới ở nước nhận đầu tư.

-

Làm phát triển trình độ kỹ thuật cơng nghệ ở nhiều ngành, góp phần thúc đẩy
tăng năng suất lao động của các ngành này và làm tăng tỷ trọng của nó.

-

Làm phát triển một số ngành, nhưng sẽ làm mai một một số ngành.


-

Giúp Việt Nam mở rộng thị phần nước ngoài, làm nền kinh tế theo hướng của
một nền kinh tế hàng hóa, tiến đến cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa.

5.1.5.
-

Một số tác động khác

Góp phần đáng kể vào nguồn thu ngân sách nhà nước từ việc thu thuế của các
đơn vị đầu tư…

SVTH: Nhóm 5 – Lớp Cao Học Đêm 1

Trang 8


Đánh giá FDI cho sự phát triển kinh tế Việt Nam

GVHD: PGS-TS Vũ Thị Minh Hằng

-

Cải thiện cán cân quốc tế cho nước nhận đầu tư.

-

Tạo điều kiện về vốn và kỹ thuật để khai thác, sử dụng các tiềm năng lao

động, ở các nước nhận đầu tư có lực lượng lao động dồi dào, giúp giải quyết
nạn thất nghiệp.

5.2. Những ảnh hƣởng tiêu cực của FDI
5.2.1.
-

Sự chuyển giao công nghệ

Nhận sự chuyển giao cơng nghệ và máy móc thiết bị lạc hậu, khó tính được
giá trị thực của máy móc này, gây thiệt cho việc chia lợi nhuận cho nước
nhận đầu tư.

-

Gây tổn hại đến môi trường sinh thái, do luật mơi trường ở các nước nhận
đầu tư cịn lỏng lẻo.

-

Chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất cao nên sản phẩm các nước nhận đầu
tư khó cạnh tranh trên thị trường thế giới.

5.2.2.

Phụ thuộc về kinh tế đối với các nƣớc nhận đầu tƣ

Thông qua các công ty xuyên quốc gia là những bên đối tác nước ngoài để tiêu
thụ hàng hóa vì các cơng ty này nắm hầu hết các kênh tiêu thụ hàng hóa từ nước
này sang nước khác nên càng dựa vào đầu tư trực tiếp càng phụ thuộc kinh tế vào

các nước công nghiệp phát triển.
5.2.3.
-

Chi phí cho thu hút FDI và sản xuất hàng hóa khơng thích hợp

Để thu hút FDI, nước nhận đầu tư phải áp dụng một số ưu đãi cho các nhà
đầu tư như giảm thuế, giảm tiền cho thuê đất, nhà xưởng, và các dịch vụ
trong nước…, làm giảm lợi ích của nước nhận đầu tư.

-

Sản xuất hàng hóa khơng thích hợp như: thuốc lá, nước ngọt có ga thay thế
nước hoa quả tươi, chất tẩy thay thế xà phịng…

5.2.4.

Những mặt trái khác

-

Có trường hợp đầu tư để hoạt động tình báo gây rối an ninh chính trị.

-

Các nhà đầu tư vào những nơi có lợi nhất, gây nên mất cân đối giữa các vùng
nông thôn và thành thị.

SVTH: Nhóm 5 – Lớp Cao Học Đêm 1


Trang 9


Đánh giá FDI cho sự phát triển kinh tế Việt Nam

GVHD: PGS-TS Vũ Thị Minh Hằng

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG FDI TẠI VIỆT NAM
1. Tình hình thu hút vốn đầu tƣ FDI tại Việt Nam
1.1. Tình hình chung của vốn đầu tƣ FDI tại Việt Nam qua các năm
Trong thập niên 80 và năm 1990: Những năm đầu triển khai Luật đầu tư trực
tiếp nước ngoài, được coi là thời kỳ thử nghiệm, mị mẫm nên kết quả đạt được khơng
nhiều. Vào lúc này, ngồi việc có luật đầu tư nước ngồi khá hấp dẫn và môi trường
khá tự do trong đầu tư và kinh doanh, thì các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến
địa phương chưa có kinh nghiệm cần thiết đối với hoạt động FDI. Các nhà đầu tư
nước ngoài coi Việt Nam như “một vùng đất mới” cần phải thận trọng trong hoạt
động đầu tư. Cả ba năm cộng lại, cả nước thu hút được 211 dự án với số vốn đăng ký
là 1602.2 triệu USD và vốn pháp định 1279.7 triệu USD, cịn vốn thực hiện thì khơng
đáng kể, vì các doanh nghiệp FDI sau khi được cấp giấy phép phải làm nhiều thủ tục
cần thiết mới đưa được vốn vào Việt Nam. Bình quân 1 dự án có 7,4 triệu USD vốn
đăng ký và 4,7 triệu USD vốn pháp định. Các lĩnh vực thu hút đầu tư chủ yếu là khách
sạn, du lịch, khai thác thăm dị dầu khí, cơng nghiệp chế biến nơng lâm thuỷ sản, xây
dựng. Và chưa có tác động rõ rệt đến nền Kinh tế - Xã hội Việt Nam.
Trong giai đoạn 1991-1996: FDI tăng trưởng nhanh và góp phần quan trọng vào
việc thực hiện các mục tiêu Kinh tế - xã hội. Giai đoạn này thu hút 25,179 tỷ USD
vốn đăng ký, tốc độ tăng trưởng hàng năm cao. Vốn đăng ký năm 1991 là 1,322 tỷ
USD thì năm 1996 là 8,497 tỷ USD, bằng 6,43 lần. Đã có khoảng 20 vạn người làm
việc trong các doanh nghiệp FDI. Đây là thời kỳ hoạt động FDI rất sơi động, hàng

nghìn đồn khách quốc tế đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư, hàng trăm dự án mới
chờ thẩm định, hàng chục nhà máy được khởi công cùng một lúc, bản đồ FDI thay đổi
từng ngày ở Việt Nam. Sự gia tăng mạnh mẽ của FDI do nhiều nguyên nhân. Lý do
chủ yếu vì các nhà đầu tư nước ngồi bị thu hút bởi tiềm năng của nền kinh tế đang
trong thời kỳ chuyển đổi với phần lớn thị trường còn chưa được khai thác. Thêm vào
đó, các nhà đầu tư nước ngồi cịn bị hấp dẫn bởi hàng loại các yếu tố tiềm năng khác
như luật đầu tư nước ngoài khá hấp dẫn, lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ
và tỷ lệ biết chữ cao. Các nước có nền kinh tế đang phát triển mạnh trong vùng (cụ thể
là Malaysia, Singapore, Thái Lan,…) đã bắt đầu xuất khẩu vốn đầu tư sang các thị
trường tiềm năng. Là một nền kinh tế đang trong thời kỳ quá độ ở Đơng Nam Á, Việt
Nam có được lợi thế thu hút vốn đầu tư FDI để phát triển kinh tế.

SVTH: Nhóm 5 – Lớp Cao Học Đêm 1

Trang 10


Đánh giá FDI cho sự phát triển kinh tế Việt Nam

GVHD: PGS-TS Vũ Thị Minh Hằng

Số Vốn ( Triệu USD)
9000

8492.3

8000
7000

6530.8


6000
4649.1

5000

3000

2156

2900

1322.3

2000
582.5

1000

3892

3765.6

4000

839

1568

371.8


0
1988

1989

1990

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

Đồ thị 1: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đến năm 1999
Giai đoạn 1997-1999: Đây là thời kỳ suy thoái của FDI, vốn đăng ký bắt đầu

giảm từ năm 1997 và giảm mạnh trong 2 năm tiếp theo, cụ thể là giảm 49% năm 1997,

16% năm 1998 và 59% năm 1999. Sự biến động trên phần nào do nguyên nhân khách
quan là tác động của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997 và tiếp đó là sự suy
giảm kinh tế của thế giới, nhất là ở Mỹ, EU và Nhật Bản đã tác động tiêu cực đến nền
kinh tế Việt Nam làm giảm rõ rệt lợi thế so sánh của Việt Nam trong đầu tư và thương
mại quốc tế. Bên cạnh đó phần lớn vốn đầu tư nước ngoài (trên 70%) vào Việt Nam là
xuất phát từ các nhà đầu tư châu Á, khi các nước này lâm vào cuộc khủng hoảng thì các
nhà đầu tư ở đây rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính, khả năng đầu tư giảm sút.
Một nguyên nhân chủ quan khác không kém phần quan trọng là hệ thống pháp luật
thiếu minh bạch, nhất quán, cho đến việc thực thi pháp luật khơng nghiêm minh, thủ tục
hành chính phiền hà, chi phí đầu tư và kinh doanh tương đối cao, giảm bớt một số ưu
đãi trong luật đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 1996 so với trước. Từ đây đã làm cho
môi trường đầu tư ở Việt Nam kém hấp dẫn hơn.
Giai đoạn 2000-2004: thời kỳ hồi phục chậm của hoạt động FDI. Giá trị FDI
đăng ký tăng trở lại vào năm 2000 với mức 25,8% và 2001 với mức 22,6% nhưng vẫn
chưa đạt được yêu cầu. Nguồn FDI đăng ký tăng vào năm 2001 và 2002 là kết quả của
dự án đường ống Nam Côn Sơn (2000) với tổng vốn đầu tư là 2,43 tỷ đô-la Mỹ, và
Dự án Phú Mỹ (2001) với tổng vốn đầu tư là 0,8 tỷ đô-la Mỹ. Nhưng năm 2002, vốn
đầu tư FDI đăng ký lại giảm xuống còn khoảng 1,4 tỷ đô-la Mỹ, và chỉ đạt khoảng
54,5% của mức năm 2001. Tính đến cuối năm 2004, tổng vốn đăng ký FDI ở Việt
Nam là 4547.6 triệu USD và vốn thực hiện 2852.5 triệu USD. Con số này cho thấy,
sau nhiều năm luồng vốn FDI vào Việt Nam bị chững lại, năm 2004 đã có dấu hiệu

SVTH: Nhóm 5 – Lớp Cao Học Đêm 1

Trang 11


Đánh giá FDI cho sự phát triển kinh tế Việt Nam

GVHD: PGS-TS Vũ Thị Minh Hằng


hồi phục rõ rệt. Những dấu hiệu lạc quan có thể minh chứng cho xu hướng phục hồi
dòng vốn FDI vào Việt Nam, kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á.
Giai đoạn 2005- 2006: đây là giai đoạn FDI phục hồi và phát triển. Năm sau
tăng gấp đôi so với năm trước. Đến hết năm 2005, đã có 7279 dự án FDI được cấp
phép đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 66,3 tỷ USD. Hết năm 2005 còn 6030 dự án còn
hiệu lực với tổng số vốn đăng ký hơn 65 tỷ USD (kể cả tăng vốn). Tính riêng năm
2006, số dự án cấp mới là 833 dự án, chỉ bằng 86,1% so với năm 2005, với số lượng
vốn đăng ký cấp mới là 7839 triệu USD bằng 166.6% so với năm 2005. Số lượt dự án
tăng vốn năm 2006 là 486 dự án với số vốn tăng thêm là 2362.3 triệu USD. Như vậy,
so với năm 2005, số dự án cấp mới tuy có giảm đi nhưng số lượng vốn đăng ký cấp
mới lại tăng lên, chứng tỏ xu hướng dòng vốn FDI vào nước ta tiếp tục phục hồi và

Vốn kể từ sau khủng hoảng tài chính
tăng trưởng, đạt mức kỷ lục FDI đăng ký từ 1999 - 2009 khu vực năm 1997.
70

64

60
50
Tỷ USD

40
30

20.3

20
10


21.48

10.2
1.57

2.01

2.5

1.56

1.51

2.08

5.72

0
1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Năm

Đồ thị 2 : Vốn FDI đăng ký những năm 1999 - 2009

(Nguồn: Tổng cục Thống kê và www.asset.vn)
Giai đoạn 2007-2008: Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại WTO, với
các chính sách ngoại thương cởi mở hơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư,
nhờ đó tạo ra hiệu ứng rất tốt để thu hút FDI. Năm 2007 Việt Nam đã thu hút 1544 dự
án với 21,3 tỷ USD, tăng gần 2 lần năm 2006, đó mới chỉ là kết quả của 1 năm gia
nhập WTO. Năm 2008, sự bùng phát nguồn vốn FDI vào Việt Nam với con số kỷ lục

trên 64 tỷ USD, tăng 3 lần so với năm 2007, và vốn giải ngân cũng đạt mức kỷ lục cao
nhất từ trước đến nay (11,5 tỷ USD) đã chứng tỏ sức hấp dẫn của Việt Nam với các
nhà đầu tư trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế do ảnh hưởng của cơn bão tài
chính thế giới. Qua đó lọt vào top 10 nền kinh tế hấp dẫn vốn đầu tư FDI nhất.
Riêng năm 2009: Vốn FDI dù chỉ đạt 10 tỷ USD bằng 86% so với năm trước.
Nhưng con số thống kê trên đã nói lên tính hấp dẫn của Việt Nam đặc biệt trong tăng

SVTH: Nhóm 5 – Lớp Cao Học Đêm 1

Trang 12


Đánh giá FDI cho sự phát triển kinh tế Việt Nam

GVHD: PGS-TS Vũ Thị Minh Hằng

trưởng dài hạn, bên cạnh cải cách của Việt Nam gắn với hội nhập thì các nhà đầu tư
trong nước và ngồi nước đều nhìn thấy q trình cơng khai minh bạch những chính
sách của Việt Nam. Tính chung, đến nay, nước ta cịn hơn 10.500 dự án đầu tư nước
ngoài, đến từ 155 quốc gia với tổng vốn đăng ký trên 155 tỷ USD. Đã có hơn 4 ngàn
doanh nghiệp có FDI đi vào hoạt động, đóng góp hơn 40% tổng giá trị sản xuất cơng
nghiệp tồn quốc. Nhưng vốn FDI đăng ký năm 2009 giảm mạnh so với năm 2008 do
các nguyên nhân sau:
+ Khủng hoảng kinh tế làm giảm vốn đầu tư: Trong năm 2009 các đối tác tiềm
năng đầu tư vào Việt Nam có khả năng suy giảm trong bối cảnh nền kinh tế toàn
cầu suy giảm, dẫn tới khả năng giảm đầu tư nước ngoài. Các nước trong khu vực
tuy cũng bị ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu nhưng có chỉ số lạm phát thấp hơn
Việt Nam và hệ số tín nhiệm quốc gia cao và ổn định hơn, cạnh tranh khu vực
cũng tăng lên. Do vậy, dòng vốn FDI đăng ký cũng như vốn FDI thực hiện tại
Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng.

+ Cơ sở hạ tầng còn yếu kém: Kết cấu hạ tầng của nước như khả năng cung cấp
điện, cấp thốt nước, giao thơng đường bộ, hàng hải… đã quá tải sẽ khó phát
triển kịp trong thời gian ngắn để đáp ứng một lượng lớn vốn FDI được triển khai
thực hiện tại Việt Nam. Hạ tầng yếu kém sẽ ảnh hưởng tới hoạt động SXKD của
các doanh nghiệp FDI.
+ Thủ tục hàng chánh phức tạp: cải cách thủ thục hành chính và cơng tác chống
tham nhũng tuy đã tiến hành tích cực nhưng cịn rất nhiều vấn đề cần được xử lý
để đáp ứng yêu cầu đề ra. Tình trạng thiếu hụt lao động có tay nghề và các chức
danh quản lý khó có thể được khắc phục sớm. Việc giải quyết các khó khăn như
giải phóng mặt bằng, tình trạng đình cơng cịn nhiều hạn chế sẽ ảnh hưởng tới
các hoạt động thu hút và triển khai các dự án FDI tại Việt Nam.
Dự kiến năm 2010: Với mục tiêu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, Chính
phủ tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh nhằm đạt
mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5 - 7% năm 2010, huy động vốn đầu tư toàn xã
hội khoảng 39,6% GDP. Chủ trương đối với khu vực đầu tư nước ngoài là tiếp tục thu
hút và đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn đã cam kết, có định hướng thu hút
vào các vùng một cách hợp lý, vào các lĩnh vực ưu tiên. Dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu
về ĐTNN như sau:
-

Về thu hút vốn đầu tư vào (bao gồm cả tăng vốn mở rộng sản xuất) đạt từ 2225 tỷ USD, tăng 10% so với ước thực hiện 2009 với trọng tâm là thu hút các
dự án sử dụng cơng nghệ cao và có khả năng tạo ra các sản phẩm có sức cạnh

SVTH: Nhóm 5 – Lớp Cao Học Đêm 1

Trang 13


Đánh giá FDI cho sự phát triển kinh tế Việt Nam


GVHD: PGS-TS Vũ Thị Minh Hằng

tranh. Trong đó, vốn đăng ký mới dự kiến khoảng 19 tỷ USD và vốn tăng
thêm dự kiến khoảng 3 tỷ USD.
Vốn thực hiện năm 2010 dự kiến sẽ tăng hơn năm 2009 do dòng vốn đăng ký

-

của các năm trước đều ở mức cao và trong điều kiện nền kinh tế thế giới có
xu hướng phục hồi. Dự kiến vốn thực hiện sẽ đạt ở mức 10-11 tỷ USD, tăng
10% so với ước thực hiện năm 2009, trong đó, vốn của phía nước ngồi dự
kiến là 8-9 tỷ USD, tăng 12,5% so với ước thực hiện năm 2009.
1.2. Tình hình thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp FDI
1.2.1.

Theo đối tác đầu tƣ

Ngày càng có nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đầu tư tại Việt Nam.
Tính đến hết năm 2009, có 89 quốc gia có dự án đầu tư vào Việt Nam.
Bảng 1: 20 quốc gia đầu tƣ trực tiếp lớn nhất đƣợc cấp giấy phép
năm 1988 - 2009 phân theo đối tác đầu tƣ chủ yếu
Số dự án

Quốc Gia

STT

Vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ) (*)

1


2188

22307.63

2

Hàn Quốc

2357

18264.01

3

Malaysia

369

18156.28

4

Singapore

831

17540.05

5


Nhật Bản

1179

17500.54

6

BritishVirginIslands

471

14898.32

7

Hoa Kỳ

536

10977.21

8

Hồng Kông

710

8158.95


9

Cayman Islands

36

6368.67

10

Thái Lan

275

6199.03

11

Canada

114

4924.24

12

Pháp

328


3304.12

13

Samoa

65

3249.65

14

Hà Lan

129

3064.45

15

Vương quốc Anh

142

2751.75

16

Trung Quốc


759

2368.70

17

Liên bang Nga

108

2281.10

18

Australia

260

1901.15

19

Thụy Sỹ

78

1694.83

20

(*)

Đài Loan

CHLB Đức

147

857.12

Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước.

(Nguồn Tổng cục thống kê)

SVTH: Nhóm 5 – Lớp Cao Học Đêm 1

Trang 14


Đánh giá FDI cho sự phát triển kinh tế Việt Nam

GVHD: PGS-TS Vũ Thị Minh Hằng

Trong giai đoạn 1988 – 1996, FDI vào Việt Nam chủ yếu là từ các nước châu Á
chiếm tới 71,7% tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam, trong đó các nước ASEAN
chiếm 24,8% tổng vốn FDI đăng ký. Năm nước châu Á là Đài Loan, Singapore,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông chiếm hơn 65% tổng số vốn đăng ký vào Việt
Nam. Châu Âu chiếm 20,5% và châu Mỹ chiếm 7,8% vốn FDI đăng ký ở Việt Nam
giai đoạn này.
Đến giai đoạn 1997 – 1999, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền

tệ trong khu vực nên cơ cấu vốn FDI theo chủ đầu tư của Việt Nam cũng có sự thay
đổi. Vốn FDI đăng ký của các nước ASEAN vào Việt Nam giảm rõ rệt, trong khi đó
vốn FDI từ các nước châu Âu lại tăng lên.
Giai đoạn 2000 – 2006 là giai đoạn phục hồi và phát triển của nguồn vốn FDI
vào Việt Nam. Cơ cấu vốn FDI đăng ký theo đối tác cũng có nhiều thay đổi. Năm
2000, vốn FDI vào Việt Nam chủ yếu là từ châu Âu, chiếm 36,6% tổng vốn FDI vào
Việt Nam. Vốn FDI từ các nước ASEAN vẫn tiếp tục giảm sút, chiếm 2,4% tổng
vốn đăng ký. Tuy nhiên vốn từ các nước Đông Á vào Việt Nam lại tăng lên rõ rệt,
chiếm tới 22,4% tổng vốn đăng ký. Năm 2001, vốn FDI từ các nước châu Âu, châu
Mỹ và Đông á tiếp tục tăng mạnh. Vốn FDI từ các nước ASEAN dần hồi phục,
chiếm tới 13,7% tổng vốn đầu tư vào Việt nam. Trong 2 năm 2002 – 2003, vốn FDI
từ châu Âu tiếp tục giảm xuống,. Vốn FDI từ các nước ASEAN cũng giảm sút,
nhưng khu vực Đơng Á lại tích cực đầu tư vào Việt Nam, trở thành các chủ đầu tư
lớn nhất ở Việt Nam, đặc biệt là 4 nước Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn
Quốc. Năm 2004, châu Á vẫn là các chủ đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, chiếm 67,8%
tổng vốn đăng ký, châu Âu chiếm 11,2% tổng vốn đăng ký và châu Mỹ chiếm 8%
tổng vốn đăng ký vào Việt Nam. Tính đến năm 2006, Đài Loan, Singapore, Hàn
Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông vẫn là 5 nước đứng đầu danh sách về đầu tư FDI vào
Việt Nam, chiếm hơn 60% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, sau đó là các nước châu
Âu, châu Mỹ. Như vậy, tỷ lệ các dự án đầu tư nước ngồi có sử dụng cơng nghệ cao,
cơng nghệ nguồn cịn thấp. Trong số các đối tác nước ngồi thì châu Âu và Hoa Kỳ
đầu tư chưa lớn và chưa tương xứng với tiềm năng của họ.
Năm 2007, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với , tiếp theo là Ấn Độ, Singapore,
Thái Lan và Mỹ. Và năm 2008, trong số các quốc gia đầu tư vào Việt Nam,
Malaysia là nhà đầu tư lớn nhất với 14,9 tỷ USD (24,8% tổng vốn đăng ký); tiếp đến
là Đài Loan 8,6 tỷ USD (14,3%); Nhật Bản 7,3 tỷ USD (12,1%); Singapore 4,5 tỷ
USD5 (7,4%); Brunây 4,4 tỷ USD (7,3%); Canađa 4,2 tỷ USD (7%).
Trong năm 2009, có 43 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam,
các nhà đầu tư lớn nhất lần lượt là Hoa Kỳ với tổng vốn đăng ký là 9,8 tỷ USD
SVTH: Nhóm 5 – Lớp Cao Học Đêm 1


Trang 15


Đánh giá FDI cho sự phát triển kinh tế Việt Nam

GVHD: PGS-TS Vũ Thị Minh Hằng

(45,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam), Cayman Islands đứng thứ 2 với tổng vốn
đăng ký 2,02 tỷ USD (9,4 %), đứng thứ 3 là Samoa với tổng vốn đăng ký 1,7 tỷ
USD (7,9 %); Hàn Quốc đứng thứ 4 với 1,66 tỷ USD vốn đăng ký (7,7%).

Đồ thị 3: 20 quốc gia có vốn FDI đăng ký cao nhất vào Việt Nam năm 2009
1.2.2.

Theo hình thức đầu tƣ

Cho đến cuối năm 2009, loại hình đầu tư 100% vốn nước ngồi hiện đứng đầu
về tất cả các tiêu chí, chiếm 85,8 %; liên doanh chiếm 9,72%; hợp đồng hợp tác
1,87%; cổ phần chiếm 2,61% trong tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm.
Bảng 2 : Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài theo HTĐT 1988 – 2006
(tính tới ngày 18/12/2006 – chỉ tính các dự án cịn hiệu lực)
Số dự án
STT

1
2
3
4


Hình thức đầu tƣ

Tổng vốn đầu tƣ

Đầu tƣ thực hiện

ngoài
Liên doanh
Hợp đồng hợp tác
KD
Hợp đồng BOT,
BT, BTO

Số vốn

Tỷ trọng

Số vốn

Tỷ trọng

(%)

(Tỷ USD)

(%)

(tỷ USD)

(%)


5190

76.18

35.145

58.12

11.543

40.13

1408

100% vốn nước

Tỷ trọng

20.67

20.194

33.39

10.952

38.08

198


2.91

4.320

7.14

5.967

20.74

4

0.06

0.440

0.73

0.071

0.25

Số lượng

5

Công ty cổ phần

12


0.18

0.275

0.46

0.215

0.75

6

Công ty mẹ - con

1

0.01

0.098

0.16

0.014

0.05

(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư)
Bảng 2 : Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài theo HTĐT năm 2009
(Tính từ 01/01/2009 đến 15/12/2009)


SVTH: Nhóm 5 – Lớp Cao Học Đêm 1

Trang 16


Đánh giá FDI cho sự phát triển kinh tế Việt Nam

TT

1
2
3
4

GVHD: PGS-TS Vũ Thị Minh Hằng

Vốn DK cấp

Số lƣợt

Vốn DK tăng

Vốn DK cấp mới

mới (triệu

DA tăng

thêm (triệu


và tăng thêm

USD)

vốn

USD)

(triệu USD)

657

13,736.3

172

4,695.5

18,431.9

161

1,696.6

39

392.0

2,088.6


7

399.6

2

2.4

402.0

14

512.9

2

46.8

559.7

839

16,345.4

215

5,136.7

21,482.1


Hình thức đầu

Số DA



cấp mới

100% vốn nước
ngoài
Liên doanh
Hợp đồng hợp
tác kinh doanh
Cổ phần
Tổng số

(Nguồn Tổng cục thống kê)
Theo cơ cấu ngành nghề

1.2.3.

Bảng 3: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài theo ngành 1988-2006
(tính tới ngày 18/12/2006 – chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
Số dự án
Chuyên ngành

Tổng vốn đầu tư

Đầu tư thực hiện


Số

Tỷ trọng

Số vốn

Tỷ trọng

Số vốn

Tỷ trọng

lượng

(%)

(tỷ USD)

(%)

(tỷ USD)

(%)

4,602

67.55

38.011


62.85

19.858

68.99

31

0.46

1.993

3.30

5.453

18.94

CN nhẹ

1933

28.37

9.702

16.04

3.484


12.11

CN nặng

2007

29.46

18.897

31.25

6.827

23.72

CN thực phẩm

275

4.04

3.252

5.38

1.959

6.80


Xây dựng

356

5.23

4.165

6.89

2.136

7.42

Nông, lâm nghiệp

831

12.20

3.884

6.42

1.915

6.65

Nông – lâm nghiệp


718

10.54

3.558

5.88

1.749

6.08

Thuỷ sản

113

1.66

0.326

0.54

0.166

0.58

Dịch vụ

1380


20.26

18.578

30.72

7.010

24.36

Dịch vụ

594

8.72

1.157

2.51

0.377

1.31

GTVT – Bưu điện

186

2.73


3.373

5.58

0.721

2.50

Khách sạn – Du lịch

164

2.41

3.289

5.44

2.317

8.05

Tài chính – NH

64

0.94

0.840


1.39

0.730

2.54

Văn hố - y tế – GD

226

3.32

0.980

1.62

0.382

1.33

XD khu đơ thị mới

6

0.09

3.078

5.09


0.051

0.18

120

1.76

4.433

7.33

1.860

6.46

20

0.29

1.067

1.76

0.573

1.99

6813


100

60.474

100

28.783

100

STT

Cơng nghiệp
CN dầu khí
I

II

III

XD Văn phịng – Căn
hộ
XD hạ tầng KCX KCN
Tổng số

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư

SVTH: Nhóm 5 – Lớp Cao Học Đêm 1


Trang 17


Đánh giá FDI cho sự phát triển kinh tế Việt Nam

GVHD: PGS-TS Vũ Thị Minh Hằng

Trong giai đoạn đầu thu hút FDI (1988-1990), vốn FDI thực hiện hầu như không
đáng kể. Đến giai đoạn 1991- 1996, cùng với việc vốn đầu tư vào Việt Nam tăng thì
vốn FDI thực hiện cũng tăng theo, vốn FDI thực hiện đã có mặt ở hầu hết các ngành
kinh tế nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào ngành công nghiệp. Giai đoạn tiếp theo
(1997-1999), vốn thực hiện tập trung vào ngành công nghiệp, đặc biệt là khai thác dầu
thô, sản xuất lắp ráp ô tơ, thiết bị văn phịng, hàng điện tử. Các doanh nghiệp FDI
chiếm tới 35% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp.
Cơ cấu vốn FDI thực hiện trong giai đoạn 2000 – 2005 chuyển biến tích cực theo
hướng tăng tỷ trọng cả ngành cơng nghiệp và dịch vụ. Trong đó công nghiệp và xây
dựng chiếm 69% tổng vốn thực hiện, dịch vụ chiếm 24,7% và nông – lâm – ngư
nghiệp chiếm 6,3% tổng vốn thực hiện cả nước.Tính đến hết năm 2005, về tình hình
các dự án giải thể trước thời hạn, ngành cơng nghiệp và xây dựng có nhiều dự án bị
giải thể nhất và tỷ lệ vốn đầu tư bị giải thể cũng cao nhất, chiếm tới 43%. Trong đó,
ngành cơng nghiệp là 570 dự án (chiếm 53% tổng số dự án cấp phép) với tổng số vốn
đầu tư 5,4 tỷ USD (chiếm 43% tổng vốn đăng ký). Lĩnh vực dịch vụ có 54 dự án
(chiếm tỷ lệ 5% tổng số dự án cấp giấy phép) với 10% tổng số vốn bị giải thể.
Cịn về tình hình các dự án buộc phải chuyển đổi hình thức đầu tư phân theo
ngành kinh tế thì ngành cơng nghiệp có nhiều dự án nhất với 102 dự án (chiếm 62%
tổng số dự án chuyển đổi) và 68% tổng vốn đăng ký. Đứng sau công nghiệp là dịch vụ
với 39 dự án chuyển đổi hình thức đầu tư, chiếm 24% số dự án và 24% trong tổng số
vốn đầu tư chuyển đổi.
Tính đến tháng 4 năm 2007, vốn FDI đạt 2,86 tỷ USD, vượt cùng kỳ năm ngoái
gần 1 tỷ USD. Trong số này, có tới 146 dự án cơng nghiệp với giá trị hơn 1,6 tỷ USD,

tiếp theo là lĩnh vực khách sạn, du lịch với số vốn gần 390 triệu USD đổ vào 8 dự án
và thứ ba là dịch vụ, với 99 dự án trị giá 318 triệu USD.
Bảng 4: Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam các năm 2006 - 2009
TT
1

Các chỉ tiêu
Số vốn đăng
ký(tỷ USD)

Năm

So sánh (%)

2006

2007

2008

2009

2007/2006

2008/2007

2009/2008

7,570


17,860

60,300

21,482

236%

338%

36%

Trong đó
Cơng nghiệp
– Xây dựng
Dịch vụ - Du
lịch
Nơng – Lâm
– Thủy sản

14,490

32,600

11,966

1058%

37%


3,080

27,400

9,432

189%

34%

0,290

0,400

0,085

138%

21%

SVTH: Nhóm 5 – Lớp Cao Học Đêm 1

Trang 18


Đánh giá FDI cho sự phát triển kinh tế Việt Nam
2
3
4


Số dự án
Bình qn(tỷ
USD)
Sơ vốn thực
hiện(tỷ USD)

GVHD: PGS-TS Vũ Thị Minh Hằng

797

1.445

1.171

1.054

181%

81%

90%

0,0095

0,0125

0,0515

0,0204


132%

412%

40%

-

8,04

11,5

10

143%

87%

(Nguồn Tổng cục đầu tư)
Năm 2008, vốn đầu tư nước ngoài trong các dự án được cấp giấy phép mới tập trung
chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng với 32,6 tỷ USD (chiếm 54,1% tổng vốn
đăng ký); ngành dịch vụ 27,4 tỷ USD (chiếm 45,5% tổng vốn đăng ký); ngành nông,
lâm nghiệp và thủy sản 252,1 triệu USD (chiếm 0,4% tổng vốn đăng ký).
Năm 2009, dịch vụ lưu trú và
FDI theo cơ cấu ngành năm 2009

ăn uống vẫn là lĩnh vực thu hút sự

HĐKD tài sản & DVTV
37.03%


quan tâm lớn nhất của các nhà đầu
tư nước ngoài với 9,432 tỷ USD

GD - ĐT
0.13%

Vận tải - Kho bãi TTLL
1.29%

Y tế
0.63%

vốn cấp mới và tăng thêm. Trong
đó, có 32 dự án cấp mới với tổng
vốn đầu tư là 4,9 tỷ USD và 8 dự

VHTT
0.01%

HĐPV cá nhân & CĐ
0.01%

Khách sạn - Nhà hàng
2.11%

án tăng vốn với số vốn tăng thêm
là 4,532 tỷ USD. Kinh doanh bất
động sản đứng thứ 2 với 7,6 tỷ


CN chế biến
45.15%
Thg nghiệp - Sửa
chữa
0.08%

Xây dựng
0.77%

SX&PP điện, khí
đốt,nước
0.01%

Nơng - Lâm nghiệp
Thuỷ sản
0.35%
CN khai thác mỏ
10.69%

USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Trong đó có một số dự án có quy mơ lớn được cấp
phép trong năm như Khu du lịch sinh thái bãi biển rồng tại Quảng Nam, dự án Công ty
TNHH thành phố mới Nhơn Trạch Berjaya tại Đồng Nai và dự án Công ty TNHH một
thành viên Galileo Investment Group Việt Nam có tổng vốn đầu tư lần lượt là 4,15 tỷ
USD, 2 tỷ USD và 1,68 tỷ USD. Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có quy mơ vốn
đăng ký lớn thứ ba trong năm 2009 với 2,97 tỷ USD vốn đăng ký, trong đó có 2,22 tỷ
USD đăng ký mới và 749 triệu USD vốn tăng thêm.
1.2.4.

Cơ cấu lãnh thổ


Đến nay có 65 tỉnh thành trong cả nước đã có dự án FDI triển khai thực hiện.
Cùng giống như tình hình thu hút FDI, vốn thực hiện chủ yếu được phân bổ tại các tỉnh,
thành phố có điều kiện kinh tế – xã hội thuận lợi. Trong giai đoạn 1988-2005, thành
phố Hồ Chí Minh là nơi có tổng vốn thực hiện cao nhất với 2057 dự án đầu tư chiếm
30.19% số dự án đầu tư trong cả nước, với tổng vốn đầu tư hơn 14 tỷ USD chiếm
23,40% ; vốn đầu tư thực hiện 6,37 tỷ USD chiếm 22,13%. Tiếp đến là Hà Nội, Đồng
Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bảng 5: Đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài đƣợc cấp giấy phép

SVTH: Nhóm 5 – Lớp Cao Học Đêm 1

Trang 19


Đánh giá FDI cho sự phát triển kinh tế Việt Nam

GVHD: PGS-TS Vũ Thị Minh Hằng

năm 1988 - 2008 phân theo địa phƣơng
Số dự án
CẢ NƢỚC
Đồng bằng sông Hồng

Vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ)(*)

10981

163607.2

2790


33627.1

Hà Nội , Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam,
Nam Định, Ninh Bình
Trung du và miền núi phía Bắc

325

1823.1

Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc
Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hồ Bình
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

690

43886.8

Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Bình Định, Phú n, Khánh Hồ, Ninh Thuận, Bình Thuận
Tây Ngun

147

1334.3

6462

71857.8


Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nơng,
Lâm Đồng
Đơng Nam Bộ

Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh, , Bà Rịa - Vũng Tàu
Đồng bằng sông Cửu Long

505

7876.5

Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ,
Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau
Dầu khí
(*)

62

3201.7

Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước.

Trong giai đoạn đầu tiên thu hút FDI (1988 – 1990), FDI thực hiện chủ yếu tập
trung ở các tỉnh, thành phố thuộc Nam Trung Bộ để thăm dị, khai thác dầu khí và ở
Đồng bằng sông Hồng. Giai đoạn 1991 – 1999, FDI thực hiện phân bố không đồng đều
giữa các địa phương. Trong đó các tỉnh, thành phố có FDI thực hiện nhiều nhất là thành
phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Hải Phòng, chiếm 68%
tổng vốn FDI thực hiện cả nước. Giai đoạn tiếp theo (2000 – 2005), vốn FDI thực hiện
chủ yếu tập trung vào các địa phương có điều kiện kinh tế thuận lợi, cơ sở hạ tầng phát

triển. Tính đến hết năm 2005, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm khoảng 50%
tổng vốn thực hiện cả nước, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc chiếm 28,7% tổng vốn
thực hiện.
Các dự án giải thể trước thời hạn, đến hết năm 2005, thành phố Hồ Chí Minh có
số dự án buộc phải giải thể trước thời hạn lớn nhất với 330 dự án và 3,23 triệu USD vốn
đăng ký. Thứ hai là Bà Rịa – Vũng Tàu với 55 dự án và vốn đăng ký là 1,42 triệu USD.
Số dự án chuyển đổi hình thức đầu tư chủ yếu vào thành phố Hồ Chí Minh, chiếm 36%
trong tổng số dự án bị giải thể, tiếp theo là Hà Nội với 11% tổng số dự án bị giải thể.

SVTH: Nhóm 5 – Lớp Cao Học Đêm 1

Trang 20


Đánh giá FDI cho sự phát triển kinh tế Việt Nam

GVHD: PGS-TS Vũ Thị Minh Hằng

Năm 2007, Bà Rịa Vũng Tàu vươn lên vị trí thứ nhất trong thu hút FDI, tiếp theo
là Huế, Quảng Ngãi và Bình Dương. Điều này cho thấy các tỉnh miền trung lấn lướt
trong cuộc đua thu hút FDI năm 2007.
Năm 2008 cả nước có 44 tỉnh, thành phố có dự án được cấp phép mới, trong đó
Ninh Thuận có số vốn đăng ký dẫn đầu với 9,8 tỷ USD (chiếm 16,3% tổng vốn đăng
ký); tiếp đến là Bà Rịa-Vũng Tàu 9,3 tỷ USD (15,5%); Thành phố Hồ Chí Minh 8,9 tỷ
USD (14,7%); Hà Tĩnh 7,9 tỷ USD (13,1%); Thanh Hóa 6,2 tỷ USD (10,3%); Phú Yên
4,3 tỷ USD (7,2%); Hà Nội 3,1 tỷ USD (5,1%).
Năm 2009, Bà Rịa-Vũng Tàu là địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài
nhất với 6,73 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Tiếp theo là Quảng Nam, Bình
Dương, Đồng Nai và Phú Yên với quy mô vốn đăng ký lần lượt là 4,1 tỷ USD; 2,5 tỷ
USD; 2,36 tỷ USD và 1,7 tỷ USD.


Đồ thị 3: 10 địa phƣơng nhận đƣợc vốn đầu tƣ FDI cao nhất năm 2009
(Nguồn Tổng cục thống kê)
1.2.5.

Một số dự án đầu tƣ tiêu biểu tại Việt Nam.

1.2.5.1. Cầu Mỹ Thuận
Cầu Mỹ Thuận là một cây cầu bắc qua sông Tiền Giang ở đồng bằng sơng
Cửu Long, được chính thức khởi cơng ngày 6/7/1997 và hồn thành vào ngày
21/5/2000. Cầu do các công ty Baulderstone Hornibrook của Úc và Cienco 6 của
Bộ Giao thông Vận tải thiết kế và thi cơng, với chi phí 90,86 triệu đơla Úc, trong
đó chương trình AusAid của chính phủ Úc góp 66% và chính phủ Việt Nam là
34%. Đây cũng chính là cây cầu dây văng đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam.
Cầu Mỹ Thuận giúp người dân trong vùng đi lại thuận tiện hơn, đồng thời
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội về lâu dài cho khu vực đồng bằng sơng Cửu
Long.

SVTH: Nhóm 5 – Lớp Cao Học Đêm 1

Trang 21


Đánh giá FDI cho sự phát triển kinh tế Việt Nam

GVHD: PGS-TS Vũ Thị Minh Hằng

1.2.5.2. Khu đô thị - Đại học quốc tế Berjaya
Tọa lạc tại xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Mơn, cách trung tâm TPHCM 19
km, thuộc khu Tây Bắc Sài Gịn, đơ thị làng đại học quốc tế rộng 924 ha là dự án

FDI lớn nhất TP với vốn đầu tư 3,5 tỷ USD. Dự án có tên gọi tắt là VIUT, triển
khai trong vịng 10 năm, từ 2011-2021, với 8 giai đoạn.
Chủ đầu tư dự án là Tập đoàn Berjaya - nhà phát triển bất động sản Malaysia.
Dự án bao gồm các tòa nhà cao tầng, ba trường đại học, trung tâm hội nghị, khu
hành lang tri thức, khách sạn, đơ thị hành chính, nhà ở ven sông, cảng... Riêng về
mặt đào tạo, mục tiêu của dự án này là thành lập một khu đại học đẳng cấp quốc
tế, một thư viện chung, một trung tâm khoa học và một trung tâm công nghệ thông
tin nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu của sinh viên, các nhà chuyên môn và cư
dân sống và làm việc trong khu đô thị Tây Bắc và các vùng lân cận. Đặc biệt một
trung tâm y khoa rộng 15,2 ha như một bệnh viện đa khoa lớn cũng sẽ được xây
dựng tại đây nhằm phục vụ nhu cầu khám và chữa bệnh cho 75.000 dân tương lai
của khu đô thị VIUT.
Đây là dự án có vốn đầu tư chiếm 50% tổng số vốn FDI của TP HCM trong 6
tháng đầu năm 2008 (ước tính 7 tỷ USD) và bằng nguồn vốn đầu tư đổ vào TP
HCM trong 3 năm 2005-2007.
1.2.5.3. Công viên phần mềm Thủ Thiêm
Ngày 19/7/2008, dự án Trung tâm phần mềm Thủ Thiêm đã được khởi công
xây dựng. Đây là dự án liên doanh giữa Công ty cổ phần Viễn thơng Sài Gịn
(SaigonTel - thành viên của Tập đồn Đầu tư Sài Gịn - SGI) với Cơng ty TA
Associates International Pte.Ltd trụ sở tại Singapore (thành viên của Tập đồn
Teco- Đài Loan). Dự án có tổng vốn đầu tư trên 1,2 tỷ USD, trong đó Teco góp
80% vốn và SaigonTel góp 20% vốn, triển khai trên diện tích 16 ha nằm giữa
trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm, thuộc Phường An Lợi Đông, Quận 2. Dự án
được chia thành ba giai đoạn và thực hiện từ nay đến năm 2015.
Dự án sẽ đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng, cao ốc văn phịng với tổng diện
tích mặt sàn xây dựng 650.000 m2, trong đó diện tích văn phịng chiếm 75%, diện
tích thương mại bán lẻ chiếm 15% và khu nhà ở chiếm 10%.
Đây sẽ là trung tâm phần mềm hiện đại có qui mơ lớn nhất Việt Nam. Dự
kiến sau khi đi vào hoạt động, dự án sẽ đóng góp 4,3 tỷ USD thuế và sẽ tạo ra 6,5
tỷ USD doanh số hàng năm. Dự án sẽ tạo việc làm ổn định cho khoảng 40.000 lao

động trong giai đoạn xây dựng. Trong giai đoạn vận hành sẽ có khoảng 70.000 lao
động, trong đó kỹ sư và lập trình viên cao cấp khoảng 49.000 người và doanh số
dự kiến 6,5 tỉ USD/năm. Dự án cũng góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh
SVTH: Nhóm 5 – Lớp Cao Học Đêm 1

Trang 22


Đánh giá FDI cho sự phát triển kinh tế Việt Nam

GVHD: PGS-TS Vũ Thị Minh Hằng

tế, tập trung phát triển dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ công nghệ cao cho thành phố
Hồ Chí Minh; góp phần đưa thành phố trở thành trung tâm phần mềm lớn của khu
vực.
Đây là công viên phần mềm thứ hai của TP.HCM sau Công viên phần mềm
Quang Trung thành lập năm 2001 tại Quận 12.
2. Đánh giá tình hình thu hút vốn FDI trong những năm qua
2.1. Những thành tựu – nguyên nhân
Qua hơn 20 năm kể từ năm 1988 đến nay, nước ta thực hiện tiếp nhận đầu tư từ khắp các
nước trên thế giới với hệ thống luật đầu tư bổ sung ngày càng hồn thiện nhờ đó số lượng dự
án và số vốn FDI khơng ngừng tăng lên. Tính đến nay, tổng vốn FDI vào Việt Nam đạt 160

tỷ USD, trong giai đoạn 2006-2008 vốn thực hiện của khu vực này là 23,6 tỷ USD đạt
khoảng 94% mục tiêu đề ra cho cả giai đoạn 2006-2010. Năm 2007 FDI chiếm 17%
tổng GDP, gần 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Chiếm 41% tổng kim ngạch xuất
khẩu tạo gần 1,5 triệu lao động, nộp 5 tỷ USD cho thuế nhà nước.
Cơ cấu FDI được thực hiện đa dạng dưới nhiều hình thức, như doanh nghiệp liên
doanh, doanh nghiệp hợp tác liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi. Trong
đó, tỉ trọng đầu tư doanh nghiệp hợp tác liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước

ngoài chiếm ưu thế, giúp nguồn vốn FDI tăng đáng kể và nước ta có cơ hội tiếp cận
công nghệ hiện đại cũng như học hỏi được kinh nghiệm quản lý của các nhà đầu tư
nước ngoài.
Việt Nam thu hút được nhiều đối tác đầu tư từ các nước trong khu vực Châu Á,
đến các nước Châu Âu, Mỹ. Nhìn chung, nguồn đầu tư chủ yếu từ các nước trong khu
vực Singapo, Đài Loan, HongKong, Nhật,.. hiện tại chúng ta cũng từng bước thu hút
được nhiều nhà đầu tư lớn trên thế giới, đặc biệt Hoa Kỳ cũng là nước với nguồn đầu tư
vào Việt Nam ngày càng lớn mạnh.
Ngoài những hiệu quả về kinh tế, nguồn FDI cũng có sự đóng góp tích cực vào sự
phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, như đóng góp vào việc giải quyết việc làm cho
người lao động, tăng nguồn thu ngân sách, đóng góp vào tổng thu nhập quốc nội GDP.
Cụ thể, đầu tư FDI chiếm 3,5% tăng trưởng GDP xét theo thành phần kinh tế, và đóng
góp từ 20-30% tổng vốn đầu tư tồn xã hội tùy vào mức độ giải ngân. FDI cũng tạo ra
4,1% tổng việc làm trong xã hội..
Theo UNCTAD, 3 tháng đầu năm 2009 Việt Nam đứng thứ 7 trong top 10 nước có
dịng chảy vào FDI trong khu vực Đơng Á, Nam Á và Đông Nam Á với tổng số vốn là
1.4 tỷ USD, bằng 86% so với cùng kỳ năm 2008. Tuy nhiên, đây vẫn được coi là một
con số tương đối lạc quan trong bối cảnh suy thoái kinh tế và làn sóng cắt giảm đầu tư
trên tồn thế giới.
SVTH: Nhóm 5 – Lớp Cao Học Đêm 1

Trang 23


Đánh giá FDI cho sự phát triển kinh tế Việt Nam

GVHD: PGS-TS Vũ Thị Minh Hằng

Top 10 nước có dịng chảy vào FDI cao nhất khu vực Đông Á, Nam
Á và Đông Nam Á

Trung Quốc

84

21.7

Hồng Kông

54

11.8

Ấn Độ

25

6.3

Singapore

32

3.2

Thái Lan

11

2.3


Indonesia

3.5

Việt Nam

1.4

Malaysia

7
7
8

0.8
3

Hàn Quốc
Pakistan

0.7

0

6

10

20


30

40

50

60

70

80

90

Tỷ USD

2.2.

Những hạn chế - nguyên nhân
Bên cạnh những thành tựu mà FDI mang lại thì vẫn cịn có những hạn chế do

FDI gây ra như:
-

Giải ngân nguồn vốn FDI rất chậm: năm 2007 đạt 38%, năm 2008 đạt 17%, năm
2009 đạt 46,6% so với vốn đăng ký. Như vậy nước ta chưa khai thác hết cơ hội
do FDI đem lại và làm cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng hơi e ngại khi đầu tư
vào Việt Nam. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do khả năng tiếp nhận của
nước ta con thấp, nguồn nhân lực có chất lượng cịn hạn chế (cơng tác giải phóng
mặt bằng , quản trị nhà nước trong đó thủ tục hành chính cịn phiền hà, cơ sở hạ

tầng giao thơng năng lượng cịn nhiều bất cập…);

-

Cơ cấu FDI khơng hợp lý. Đầu tư nước ngồi vào cơng nghiệp chế tạo và chế
biến giảm liên tục từ năm 2005 đến năm 2008 ( 70,4% năm 2005 xuống 68,9%
năm 2006, 51% năm 2007 và còn 36% năm 2008,13.8% năm 2009) và chủ yếu
là đầu tư vào công nghiệp lắp ráp nhằm tận dụng lao động rẻ, giá trị gia tăng
thấp. Trong khi đó đầu tư vào khai thác tài nguyên và vào bất động sản (cũng là
một dạng khai thác tài nguyên đất đai ) tăng lên (đầu tư vào khai thác mỏ từ
0,8% năm 2005 lên 1,2% năm 2006 và lên tới 18,5% năm 2008, đầu tư vào
khách sạn nhà hàng khu nghỉ dưỡng từ 0,9% năm 2005 tăng đến 15,1% năm
2008). Đó là chưa kể đến hiệu ứng sân gôn làm mất một diện tích khơng ít đất
đai (trong đó có đất nơng nghiệp). Có hai ngun nhân quan trọng hạn chế đầu
tư vào công nghiệp chế biến và công nghệ cao là do (1) chất lượng nguồn nhân
lực thấp và (2) công nghiệp hộ trợ không phát triển. Cơ cấu đầu tư như vậy

SVTH: Nhóm 5 – Lớp Cao Học Đêm 1

Trang 24


Đánh giá FDI cho sự phát triển kinh tế Việt Nam

GVHD: PGS-TS Vũ Thị Minh Hằng

không đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố hiện
đại hoá. hơn nữa, hiệu quả đầu tư rất thấp, hệ số ICOR ngày càng cao;
-


Ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng hơn. Các cơ quan chức năng không thẩm định
nghiêm tục không tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về môi trường của các
công ty trong nước và đặc biệt cả các cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi là
ngun nhân của ơ nhiễm. Ví dụ như: Có rất nhiều cơng ty khơng có hệ thống xử
lý nước thải, hoặc có nhưng chỉ là hình thức mà khơng sử dụng và đổ thẳng nước
thải chưa qua xử lý ra môi trường, là các nhà chức năng có trách nhiệm liên đới
những họ vẫn làm lơ cho qua, khiến cho môi trường tự nhiên ngày càng ô nhiễm
nặng, tiêu biểu như cơng ty VEDAN gây ơ nhiễm dịng sơng Thị Vải trầm trọng;
Một số công ty nhận chuyển giao các công nghệ lạc hậu, máy mọc cũ kỹ.

-

Do chạy theo số lượng FDI, các địa phương sẵn sàng cạnh tranh không lành
mạnh khiến cho nguồn tài nguyên thiên nhiên, sinh thái, du lịch vơ giá của đất
nước có thể bị bán rẻ. Hệ quả là phần lợi nhuận mang lại cho Việt Nam từ FDI
không tương xứng với giá trị của nguồn tài nguyên vĩnh viễn bị mất đi.

-

Để thu hút được nhiều vốn FDI vào địa phương mình, nhiều tỉnh đã tự ý “phá
rào”, đưa ra các ưu đãi quá mức về thuế (đã biến tướng để tránh các quy định của
Nhà nước về thuế), đất đai, lao động, làm thiệt hại quyền lợi đất nước.

-

Các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực du lịch vào Việt Nam làm ăn có rất
nhiều lợi thế, bởi các bờ biển của Việt Nam có sẵn điều kiện tự nhiên rất tốt,
chưa kể vơ số ưu đãi từ chính quyền địa phương. Tuy nhiên, không thể không lo
ngại khi hàng loạt mảnh đất đắc địa chạy dọc “mặt tiền” bờ biển Quảng Nam, Đà
Nẵng đều được “cắt” để “chia lô” cho các dự án resort, sân golf, khu biệt thự có

vốn đầu tư nước ngồi. Trong khi khơng nên chia bãi biển cho các dự án quá
nhỏ, manh mún (như ở “thành phố resort” Phan Thiết), thì cũng khơng nên tạo
đặc quyền cho các dự án quá lớn, trải khắp một bãi biển rộng (như đoạn đường
từ Đà Nẵng đi Cửa Đại, Hội An), chỉ dành cho số ít, thậm chí rất ít nhà đầu tư
với các dự án khổng lồ.

-

Đã có nhiều ý kiến lo ngại tình trạng chiếm đất, giữ đất của một số “siêu” dự án
hiện nay, “bởi vì rất có thể sau này, khi các “bãi biển vàng” của Việt Nam trở
thành “Thiên đường nghỉ mát” của khu vực và thế giới, thì các cơng ty chiếm
được diện tích quá rộng hiện nay với giá thấp, sẽ trở thành kẻ thống trị cả một
bãi biển, cả nghĩa đen và nghĩa bóng”. Thực tế hiện nay khẳng định những lo
ngại trên không phải là lo xa, khi luồng vốn FDI vẫn tiếp tục chảy vào lĩnh vực
bất động sản và du lịch. Một lo ngại khác là với hiện tượng chạy theo số lượng,

SVTH: Nhóm 5 – Lớp Cao Học Đêm 1

Trang 25


×