Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

tăng cường kiểm soát tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.58 KB, 13 trang )

- 1 -
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG



NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LINH



TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐÀ NẴNG


Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.30



TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH




ĐÀ NẴNG – NĂM 2010
- 2 -

Công trình ñược hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG





Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRƯƠNG BÁ THANH


Phản biện 1:

Phản biện 2:



Luận văn sẽ ñược bảo vệ tại Hội ñồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày … tháng
… … năm 2010.






Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng.
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
- 3 -

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của ñề tài nghiên cứu
Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp ñặc thù hoạt ñộng trong
lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Nghiệp vụ cơ bản

nhất của Ngân hàng thương mại là huy ñộng vốn và cho vay vốn. Trong
ñó, nghiệp vụ cho vay ñược xem là nghiệp vụ quan trọng mang lại
nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng.
Hoạt ñộng tín dụng vốn tiềm ẩn những rủi ro. Bên cạnh ñó, việc
ñầu tư vốn vào những ñơn vị sản xuất kinh doanh yếu kém, không hiệu
quả, sử dụng vốn sai mục ñích…gây ảnh hưởng ñến chất lượng tín
dụng, nguy cơ nợ xấu và lạm phát gia tăng là ñiều khó tránh. Thực trạng
này có liên quan chặt chẽ ñến chất lượng kiểm soát tín dụng. Vì vậy,
nâng cao chất lượng kiểm soát tín dụng là vấn ñề sống còn ñối với
ngành ngân hàng nói riêng và của toàn xã hội nói chung.
Hoạt ñộng của NHNN&PTNT Thành phố Đà Nẵng ñã góp
phần ñáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Tuy
nhiên, thực trạng chất lượng kiểm soát tín dụng của NHNN&PTNT
Thành phố Đà Nẵng còn chưa ñược quan tâm nghiên cứu ñúng mực.Từ
những lý do trên, tác giả quyết ñịnh chọn ñề tài “ Tăng cường kiểm soát
tín dụng tại Ngân hàng NN&PTNT Đà Nẵng” làm ñề tài nghiên cứu .
2. Mục ñích nghiên cứu của luận văn
Nghiên cứu nội dung kiểm soát tín dụng, phân tích vai trò của
kiểm soát tín dụng và ñưa ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng
kiểm soát tín dụng tại Ngân hàng NN&PTNT Đà Nẵng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu quy trình kiểm soát tín dụng
của Ngân hàng NN và PTNT Đà Nẵng.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn khảo sát trên 2 khía cạnh lý luận
và thực tiễn về kiểm soát tín dụng của NHTM, ñề xuất một số giải pháp
nâng cao chất lượng kiểm soát tín dụng của NHNN và PTNT Đà Nẵng
nói riêng và NHNN và PTNT Việt Nam nói chung theo ñịnh hướng của
Đảng và Nhà nước, ñề xuất kiến nghị ñối với NHNN Việt Nam.
- 4 -


4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích lý luận, phương pháp thống kê, ñối chiếu
so sánh, tổng hợp…ñể làm sáng tỏ vấn ñề cần nghiên cứu.
5. Kết quả nghiên cứu
- Về lý thuyết : tổng hợp và trình bày một số lý thuyết về kiểm
soát tín dụng trong Ngân hàng thương mại
-Về thực tiễn : Phân tích ñược nội dung kiểm soát tín dụng và
các yếu tố ảnh hưởng ñến chất lượng kiểm soát tín dụng của Ngân hàng
NN&PTNT trong những năm qua.
- Rút ra ñược những vấn ñề tồn tại và ảnh hưởng ñến kiểm soát
tín dụng Ngân hàng NN&PTNT, ñề xuất một số giải pháp khắc phục và
nâng cao chất lượng kiểm soát tín dụng của Ngân hàng NN&PTNT
trong thực tiễn.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở ñầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn
ñược trình bày trong 3 chương:
CHƯƠNG 1: Những vấn ñề lý luận cơ bản về kiểm soát nội bộ ñối
với hoạt ñộng tín dụng trong Ngân hàng thương mại
CHƯƠNG 2: Thực trạng công tác kiểm soát nội bộ ñối với hoạt
ñộng tín dụng tại NHNN và PTNT Đà Nẵng
CHƯƠNG 3: Những giải pháp tăng cường kiểm soát nội bộ ñối với
hoạt ñộng tín dụng tại NHNN và PTNT Đà Nẵng

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRONG
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRONG
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1 Khái niệm, vai trò và chức năng của ngân hàng thương mại

1.1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại
- 5 -

Nghị Định của Chính Phủ số 49/2000 NĐ-CP ngày 12/9/2000
ñịnh nghĩa:” Ngân hàng thương mại là ngân hàng ñược thực hiện toàn
bộ hoạt ñộng ngân hàng và các hoạt ñộng kinh doanh khác có liên quan
vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà
nước”.
1.1.1.2 Vai trò, chức năng của ngân hàng thương mại trong nền
kinh tế
NHTM là một loại hình doanh nghiệp hoạt ñộng kinh doanh
trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, nó ñảm nhận vai trò giữ cho mạch máu
tiền tệ của nền kinh tế ñược lưu thông ổn ñịnh. NHTM thực hiện nhiệm
vụ cơ bản nhất của ngân hàng ñó là huy ñộng vốn và cho vay vốn. Để
thực hiện ñược vai trò trên NHTM cần có những chức năng sau:
- Chức năng trung gian tín dụng
- Chức năng trung gian thanh toán
- Chức năng cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng
1.1.2 Nội dung về hoạt ñộng tín dụng của ngân hàng thương mại
1.1.2.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mượn về vốn theo nguyên
tắc có hoàn trả giữa ngân hàng với các cá nhân, tổ chức kinh tế và các
TCTD khác.
1.1.2.2 Tầm quan trọng của hoạt ñộng tín dụng ñối với ngân hàng
Hoạt ñộng tín dụng là chức năng kinh tế cơ bản của NHTM.
Thu nhập từ hoạt ñộng tín dụng ñem lại nguồn thu chủ yếu cho các
NHTM.
1.1.2.3 Các hình thức tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng có thể ñược phân loại căn cứ vào mục ñích
cho vay, căn cứ vào lĩnh vực cho vay, căn cứ vào tính kế hoạch hóa…

1.1.2.4 Nguyên tắc ñảm bảo kiểm soát hiệu quả hoạt ñộng tín
dụng ngân hàng
Để ñảm bảo an toàn, hiệu quả công tác tín dụng cần tuân thủ
những nguyên tắc sau: Phân công công việc, phân chia trách nhiệm,
kiểm soát kép, ñối chiếu, kiểm tra, theo dõi, luân chuyển công tác.
- 6 -

1.2. KHÁI QUÁT VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1 Khái niệm về kiểm soát nội bộ và sự cần thiết của KSNB ñối
với hoạt ñộng tín dụng trong NHTM
Kiểm soát nội bộ của TCTD là tập hợp bao gồm các chính sách,
quy trình, quy ñịnh nội bộ, các thông lệ, cơ cấu tổ chức của ngân hàng,
ñược thiết lập và ñược tổ chức thực hiện nhằm ñạt ñược các mục tiêu
của ngân hàng và ñảm bảo phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các
rủi ro xảy ra.
Việc thiết kế một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh có vai
trò quan trọng, quyết ñịnh sự thành bại của một tổ chức kinh tế nói
chung và của ngân hàng thương mại nói riêng. HTKSNB ñược các nhà
quản lý sử dụng như một công cụ hữu hiệu ñể quản lý nhân viên và ñiều
hành mọi hoạt ñộng kinh doanh của ngân hàng.
1.2.2 Mục tiêu của KSNB ñối với hoạt ñộng tín dụng trong ngân
hàng thương mại
Hệ thống kiểm soát nội bộ ñược thành lập nhằm ñảm bảo các
mục tiêu cơ bản sau: Mục tiêu kết quả hoạt ñộng, mục tiêu thông tin,
mục tiêu tuân thủ.
1.2.3 Kiểm soát nội bộ ñối với hoạt ñộng tín dụng trong NHTM
1.2.3.1 Môi trường kiểm soát ñối với hoạt ñộng tín dụng
Môi trường kiểm soát tạo ra sắc thái chung của một tổ chức,
thông qua việc chi phối ý thức kiểm soát của các thành viên. Là nền

tảng cho toàn bộ các cấu phần của hệ thống kiểm soát nội bộ, bao gồm
cơ cấu tổ chức, cơ chế phân cấp, phân quyền, các chính sách, thông lệ
về nguồn nhân lực, ñạo ñức nghề nghiệp, năng lực, cách thức quản trị,
ñiều hành của các cấp lãnh ñạo.
1.2.3.2 Hệ thống kế toán liên quan ñến kiểm soát hoạt ñộng tín
dụng
Hệ thống kế toán là một công cụ quản lý của ngân hàng bao
gồm: hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống sổ kế toán, hệ thống tài khoản
kế toán, hệ thống báo cáo kế toán.
- 7 -

Một hệ thống kế toán ngân hàng hữu hiệu phải ñảm bảo các
mục tiêu sau: Tính có thực, sự phê chuẩn, tính ñầy ñủ, sự ñánh giá, sự
phân loại, tính ñúng kỳ, ñối chiếu, tổng hợp.
1.2.3.3 Các thủ tục kiểm soát ñối với hoạt ñộng tín dụng
Thủ tục kiểm soát là các chính sách, quy trình, thông lệ ñược
xây dựng nhằm ñảm bảo thực hiện các kế hoạch, các yêu cầu do các cấp
quản lý ñiều hành ñặt ra và các quy trình giảm thiểu rủi ro liên quan ñến
mục tiêu kiểm soát tín dụng của ngân hàng. Có rất nhiều thể thức kiểm
soát, tuy nhiên chúng thường thuộc 6 loại sau: Phân chia trách nhiệm
thích hợp (nguyên tắc bất kiêm nhiệm, các thủ tục phê chuẩn ñúng ñắn,
chứng từ và sổ sách ñầy ñủ, bảo vệ tài sản vật chất và sổ sách, kiểm tra
ñộc lập, phân tích rà soát.
1.2.3.4 Bộ phận kiểm toán nội bộ ñối với hoạt ñộng tín dụng
Một bộ phận kiểm toán nội bộ hữu hiệu sẽ cung cấp cho Ban
lãnh ñạo ngân hàng những thông tin xác thực, kịp thời về chất lượng và
tình hình hoạt ñộng của Ngân hàng. Qua ñó, giúp kịp thời ñiều chỉnh và
bổ sung các quy chế kiểm soát thích hợp và hiệu quả.
3. NỘI DUNG CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

3.1 Nội dung kiểm soát hoạt ñộng tín dụng trong Ngân hàng thương
mại
Trong hoạt ñộng tín dụng, hoạt ñộng kiểm soát bao gồm các nội
dung cơ bản sau: Kiểm soát quá trình xét duyệt cho vay, quá trình giải
ngân, kiểm tra và giám sát vốn vay sau khi giải ngân, kiểm soát rủi ro
tín dụng, kiểm soát việc chấp hành các nguyên tắc trong thực hiện
nghiệp vụ tín dụng.
3.2 Những biện pháp kiểm soát hoạt ñộng tín dụng trong NHTM
3.2.1 Phân tích tín dụng: Phân tích khách hàng và các ñiều kiện tín
dụng, phân tích lợi ích ngân hàng ñược hưởng.
3.2.2 Kiểm tra tín dụng
Việc kiểm tra tín dụng giúp cho nhà quản lý phát hiện ra những
sai sót trong công tác phân tích tín dụng và ra quyết ñịnh cho vay cũng
- 8 -

như ñánh giá toàn bộ rủi ro tiềm ẩn của khoản vay ñể từ ñó có biện
pháp phòng chống kịp thời.
3.2.3 Xử lý tín dụng có vấn ñề
Mặc dù các NHTM ñã xây dựng một cơ chế ñảm bảo an toàn
tín dụng nhưng không thể tránh khỏi rủi ro không thu hồi ñược nợ gốc
và lãi khi cấp tín dụng. Các nhà quản lý ngân hàng cần sớm phát hiện
những khoản tín dụng có vấn ñề, tìm các biện pháp phòng ngừa và xử lý
kịp thời nhằm thu hồi nợ, giảm thiểu mức ñộ rủi ro, nâng cao hiệu quả
hoạt ñộng tín dụng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 giới thiệu chức năng và vai trò của kiếm soát trong quản
lý. Phân tích cụ thể tính chất của hoạt ñộng tín dụng, từ ñó ñánh giá
ñược các rủi ro tiềm ẩn nhằm tìm ra các biện pháp phòng ngừa thích
hợp. Phân tích và làm rõ nội dung những biện pháp kiểm soát hoạt ñộng
tín dụng trong NHTM cũng như những mục tiêu, nhiệm vụ và các yếu

tố cấu thành nên hệ thống KSNB ñối với hoạt ñộng tín dụng trong
NHTM.
Những lý luận cơ bản về KSNB ñối với hoạt ñộng tín dụng trong
NHTM ñược trình bày ở chương I là nền tảng ñể luận văn ñánh giá thực
trạng KSNB hoạt ñộng tín dụng tại Ngân hàng No&PTNT Đà Nẵng ở
chương II.
- 9 -

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN ĐÀ NẴNG
2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG Ở NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐÀ NẴNG
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Đà Nẵng
2.1.2 Bộ máy quản lý của NH No&PTNT Đà Nẵng
2.1.2.1 Mạng lưới tổ chức:
NHNN&PTNT thành phố Đà Nẵng là ñơn vị thành viên của
NHNN&PTNT Việt Nam, trụ sở ñóng tại 23 Phan Đình Phùng – Thành
phố Đà Nẵng . Gồm có: Hội sở chính và 7 chi nhánh cấp 2 loại 4 là các
chi nhánh Quận Huyện trực thuộc như : Chi nhánh Hải Châu, Thanh
Khê, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Cẩm Lệ, Hòa Vang.
2.1.2.2 Sơ ñồ tổ chức
2.1.2.3 Chức năng các phòng ban
Ban Giám Đốc, - Phòng Hành chính – Nhân sự ,- Phòng Kế
hoạch tổng hợp,- Phòng Kế Toán – Ngân Quỹ,- Phòng Nghiệp vụ kinh
doanh,- Phòng Kinh doanh ngoại hối,- Phòng Thẩm ñịnh,- Phòng Điện
toán,- Phòng Dịch vụ và Marketing,- Phòng kiếm tra, kiểm soát nội bộ.
2.1.3 Các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng No&PTNT Đà Nẵng

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐÀ NẴNG
2.2.1 Tình hình huy ñộng vốn trong giai ñoạn 2006 – 2009
4002
4413
4492
4624
3600
3800
4000
4200
4400
4600
4800
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Tốc ñộ tăng trưởng
nguồn vốn

- 10 -

Đồ thị 2.1: Đồ thị tốc ñộ tăng trưởng nguồn vốn
từ năm 2006 - 2009
2.2.2 Tình hình hoạt ñộng ñầu tư và cung cấp dịch vụ cho khách

hàng
Bảng 2.1 : Tình hình thu nhập từ hoạt ñộng dịch vụ giai ñoạn
năm 2006 – 2009 Đơn vị tính: Triệu ñồng
Chỉ tiêu Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
1. Dịch vụ chuyển tiền 4692 6762 7023 8625
2. Dịch vụ thanh toán quốc tế 552 828 1006 1242
3. Dịch vụ kiều hối 345 414 448 553
4. Dịch vụ thẻ 830 966 1013 1251
5. Dịch vụ thu hộ, chi hộ 60 119 146 181
6. Dịch vụ bảo lãnh 420 471 408 504
Tổng thu dịch vụ 6899 9560 10044 12355
2.2.3 Tình hình cho vay tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn Đà Nẵng giai ñoạn năm 2006 - 2009
Dư nợ cho vay năm 2006 của chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT
Đà Nẵng ñạt 3024 tỷ ñồng. Năm 2007 ñạt 3455 tỷ ñồng, tăng 14,25% so
với năm 2006. Năm 2008 dư nợ cho vay là 3948 tỷ ñồng, tăng 14,3% so
với năm 2007. Dư nợ cho vay ñạt 4427 tỷ ñồng năm 2009, tăng thêm
12,1% so với dư nợ cho vay của năm 2008.
2.2.4 Thực trạng nợ xấu, nợ quá hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn Đà Nẵng giai ñoạn 2006 - 2009
Qua số liệu bảng trên cho thấy nợ quá hạn, nợ xấu của
NHNo&PTNT Đà Nẵng từ năm 2006 ñến năm 2009 liên tục tăng.Tổng
nợ quá hạn cuối năm 2006 là 123,2 tỷ ñồng, ñến cuối năm 2009 con số

này là 208,6 tỷ ñồng. Tình hình nợ xấu cũng tăng từ 3,89% năm 2006
lên 4% năm 2009. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của
NHNo&PTNT Đà Nẵng có xu hướng thuyên giảm, cần phải có các giải
pháp ñể hạn chế rủi ro.
- 11 -

2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐÀ NẴNG
2.3.1 Môi trường kiểm soát
2.3.1.1 Cơ chế tín dụng
Hiện nay, ngoài Luật các tổ chức tín dụng do Thống ñốc
NHNN Việt Nam ban hành, hoạt ñộng tín dụng tại Ngân hàng
No&PTNT Việt Nam còn phải tuân theo sự hướng dẫn của các văn bản
như: Quyết ñịnh 1627/2001/QĐ-NHNN của NHNN ban hành Quy chế
cho vay của các Tổ chức tín dụng ñối với khách hàng ngày 31/12/2001
và một số văn bản khác.
2.3.1.2 Thực trạng năng lực ñội ngũ cán bộ, nhân viên tại Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đà Nẵng
Số lượng cán bộ công nhân viên của Ngân hàng No&PTNT Đà
Nẵng ngày càng tăng. Phần lớn là số lượng cán bộ có trình ñộ Đại học
và trên Đại học.
* Về năng lực cán bộ tín dụng của Ngân hàng No&PTNT Đà Nẵng
Tính ñến cuối năm 2009, số lượng CBTD của ngân hàng
No&PTNT Đà Nẵng là 81 người, chiếm 24,2% trong tổng số cán bộ
công nhân viên. Hầu hết các CBTD ñều có trình ñộ Đại học trở lên,
chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có trình ñộ vi tính, ngoại ngữ, có
tinh thần chủ ñộng sáng tạo, năng ñộng trong công việc.
* Về phẩm chất ñạo ñức của cán bộ tín dụng:
Do nhận thức về vấn ñề kiểm tra kiểm soát của các CBTD trong

ngân hàng ngày càng tiến bộ nên hiện tượng tiêu cực vi phạm ñạo ñức
nghề nghiệp trong hoạt ñộng tín dụng hầu như không còn tồn tại. Không
còn hiện tượng bao che cho việc làm sai phạm của các cán bộ tín dụng,
ñảm bảo hoạt ñộng tín dụng tuân thủ nghiêm túc, khách quan các
nguyên tắc về kiểm tra, kiểm soát.
2.3.1.3 Về quan hệ khách hàng vay vốn của Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn Đà Nẵng
- 12 -

NHNo&PTNT Đà Nẵng có mạng lưới rộng khắp ñịa bàn Thành
phố Đà Nẵng với tổng cộng 32 chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc.
Khách hàng vay vốn tại NHNo&PTNT Đà Nẵng bao gồm các Doanh
nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ cá thể và tiêu
dùng.
2.3.2 Tổ chức công tác kế toán nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đà Nẵng













Sơ ñồ 2.2: Sơ ñồ tổ chức bộ máy kế toán của NHNo&PTNT Đà Nẵng

2.3.2.1 Về tổ chức và kiểm soát chứng từ
+ Tổ chức chứng từ
Hệ thống chứng từ kế toán nghiệp vụ ñược tổ chức thành 2 loại:
Chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ.
+ Kiểm soát chứng từ
Tất cả các chứng từ kế toán nghiệp vụ tín dụng ngân hàng khi
phát sinh ñều ñược kiểm soát chặt chẽ bởi kế toán viên nghiệp vụ tín
dụng và kiểm soát viên.
2.3.2.2 Về nội dung hạch toán kế toán nghiệp vụ tín dụng
- Hạch toán giải ngân: Hạch toán giải ngân trực tiếp cho khách
hàng theo phương thức cho vay từng lần như sau:
Trưởng phòng Kế Toán chi nhánh cấp 1
Bộ phận kế toán
Hội sở chi nhánh
cấp 1
Bộ phận tổng hợp
báo cáo kế toán
Bộ phận kiểm tra
thực hiện chế ñộ kế
toán
Trưởng phòng kế toán chi nhánh cấp 2
Bộ phận kế toán chi nhánh cấp 2 Tổ kế toán chi nhánh cấp 3
- 13 -

+ Lập chứng từ
+ Hạch toán
+ Lưu trữ
2.3.2.3 Quy trình kế toán thu nợ
+ Thông báo nợ ñến hạn
+ Hạch toán trên tài khoản vay

+ Công tác kế toán theo dõi và quản lý trên hợp ñồng tín
2.3.2.4 Về công tác báo cáo thống kê nghiệp vụ tín dụng
NHNo&PTNT Đà Nẵng thực hiện báo cáo thống kê nghiệp vụ
tín dụng theo Quyết ñịnh số 477/2004/QĐ-NHNN ban hành ngày
28/4/2004 của Thống Đốc NHNN Việt Nam, về chế ñộ báo cáo thống
kê áp dụng ñối với các ñơn vị trực thuộc NHNN và các tổ chức tín
dụng.
2.3.3 Thủ tục kiểm soát hoạt ñộng tín dụng
2.3.3.1 Đối với hoạt ñộng cho vay vốn tại Ngân hàng No&PTNT
Đà Nẵng
* Quy trình xét duyệt cho vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp
và phát triển nông thôn Đà Nẵng
* Đối với khoản cho vay nằm trong quyền phán quyết của Giám
ñốc NHNo&PTNT Đà Nẵng:







Sơ ñồ 2.3: Quy trình xét duyệt cho vay ñối với khoản vay nằm trong
quyền phán quyết của Giám ñốc NHNo&PTNT Đà Nẵng
* Đối với khoản vay vượt quá quyền phán quyết của Giám ñốc
NHNo&PTNT Đà Nẵng
Khách hàng Phòng NVKD
Cán bộ tín dụng
Trưởng phòng
NVKD
Giám Đốc

Phòng Kế Toán
– Ngân Quỹ
(1)
(6)

(2)

(5)
(3)
(4)
- 14 -

Nếu giá trị khoản vay vượt thẩm quyền phê duyệt, Giám ñốc
NHNo&PTNT Đà Nẵng trình lên Ngân hàng cấp trên quyết ñịnh. Khi
ñược Ngân hàng cấp trên ñồng ý (thông báo bằng văn bản), Giám ñốc
NHNo&PTNT Đà Nẵng mới ñược phê duyệt thực hiện.
2.3.3.2 Đối với việc giải ngân tại Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển Nông thôn Đà Nẵng
Để ñược giải ngân, khách hàng phải cung cấp ñầy ñủ các hồ sơ,
chứng từ về mục ñích sử dụng tiền vay như: + Hợp ñồng cung ứng vật
tư, hàng hóa, dịch vụ,+ Bảng kê các khoản chi chi tiết, kế hoạch chi
phí,…,+ Hóa ñơn, chứng từ thanh toán.
Sau ñó, CBTD sẽ hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh nội dung các
chứng từ sau:
+ Hợp ñồng ñảm bảo tiền vay trong trường hợp khách hàng
chưa hoàn thành thủ tục ñảm bảo tiền vay
+ Bảng kê rút vốn vay
+ Ủy nhiệm chi hoặc giấy lĩnh tiền mặt.
Quy trình giải ngân của Ngân hàng No&PTNT Đà Nẵng ñược
biểu hiện qua sơ ñồ sau:












Sơ ñồ 2.4: Quy trình giải ngân của NHNo&PTNT Đà Nẵng

Cán bộ tín dụng

Kế toán viên

Máy vi tính

Thủ quỹ chính

Kiểm soát viên

Khách hàng
(1)
(5)
(2)
(3)
(
(1’)

(6)
- 15 -

2.3.3.3 Đối với việc kiểm tra việc sử dụng vốn sau khi cho vay tại
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đà Nẵng
Nội dung kiểm tra sau khi cho vay bao gồm:
+ Kiểm tra sử dụng vốn vay theo mục ñích ñã ghi trong hợp
ñồng tín dụng
+ Kiểm tra tiến ñộ thực hiện dự án, phương án vay vốn
+ Kiểm tra hiện trạng tài sản ñảm bảo tiền vay
+ Kiểm tra tình hình tài chính của khách hàng
2.3.4 Công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ hoạt ñộng tín dụng tại
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đà Nẵng
Bộ phận kiểm tra, KTNB của TCTD ñược tổ chức thành hệ
thống thống nhất theo ngành dọc, trực thuộc và chịu sự chỉ ñạo trực tiếp
của Ban kiểm soát. Bộ phận này có trách nhiệm lập kế hoạch và thực
hiện kiểm tra các nghiệp vụ một cách ñộc lập với các bộ phận khác
trong ngân hàng.
* Tổ chức nhân sự của bộ máy kiểm tra, KTNB
Theo mô hình tổ chức của NHNo&PTNT Việt Nam, mỗi chi
nhánh cấp I ñều có phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ (nay gọi là tổ kiểm
tra, kiểm toán nội bộ) và mỗi chi nhánh cấp II loại 4 có một kiểm tra
viên
* Mục ñích của việc kiểm tra, KTNB
- Ngày càng nâng cao chất lượng hoạt ñộng tín dụng của Ngân
hàng, ñảm bảo tuân thủ các chiến lược tín dụng, chính sách phê duyệt
tín dụng và cơ cấu dư nợ tín dụng theo quy ñịnh của ngân hàng.
- Tài sản ñảm bảo nợ vay phải ñược thực hiện ñầy ñủ tính pháp
lý và phù hợp với quy ñịnh của NHNo&PTNT VN.
- Các khoản nợ gốc, lãi, phí tiền vay phải ñược tính và hạch

toán ñầy ñủ
- Nợ khó ñòi/nợ xấu phải ñược phân loại và dự phòng ñầy ñủ
theo quy ñịnh của pháp luật.
- Đảm bảo tính chính xác, ñúng ñắn trong hoạt ñộng tài chính
của ngân hàng.
- 16 -

* Trách nhiệm của bộ phận kiểm tra và giám sát tín dụng ñộc
lập
- Kiểm tra và giám sát hoạt ñộng tín dụng tại chi nhánh
- Giám sát và ñịnh kỳ hoặc ñột xuất kiểm tra hoạt ñộng tín dụng
tại chi nhánh cấp dưới
- Yêu cầu, tiếp nhận và quản lý báo cáo về kiểm tra và giám sát
tín dụng do các chi nhánh cấp dưới gởi lên.
- Thực hiện công tác báo cáo, thống kê về hoạt ñộng kiểm tra
và giám sát tín dụng cho Ban giám ñốc và trung tâm ñiều hành theo quy
ñịnh và khi ñược yêu cầu.
- Góp ý xây dựng quy chế, quy trình với Trung tâm ñiều hành
NHNo&PTNT VN.
* Phương thức kiểm tra, KTNB hoạt ñộng tín dụng
- Yêu cầu CBTD cung cấp báo cáo mới nhất về khách hàng và
các khoản vay của khách hàng.
- Kiểm tra toàn bộ các hồ sơ tín dụng của các khách hàng/khoản
vay ñang dư nợ hoặc ñã trả hết nợ.
- Nếu số lượng các hồ sơ quá nhiều và không có ñủ thời gian ñể
kiểm tra hết, dùng phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên một số hồ sơ ñể
kiểm tra.
- Kiểm tra thông qua phỏng vấn CBTD nhằm ñánh giá bằng
cảm tính về trình ñộ chuyên môn, kỹ năng và hiểu biết của CBTD về
hoạt ñộng tín dụng, qua ñó có thể phần nào dự ñoán ñược những ñiểm

yếu trong hoạt ñộng quản lý tín dụng là gì.
* Nội dung công tác kiểm tra, KTNB hoạt ñộng tín dụng cụ thể
như sau:






- 17 -

















Sơ ñồ 2.5: Sơ ñồ công tác kiểm tra, KTNB hoạt ñộng tín dụng
tại NHNo&PTNT Đà Nẵng
* Đánh giá và nhận xét sau kiểm tra, giám sát tín dụng

Sau những lần kiểm tra, Kiểm tra viên viết báo cáo về hoạt
ñộng kiểm tra của mình. Báo cáo gồm có các phần: Đánh giá chung về
công tác tín dụng, ñánh giá cụ thể những sai phạm sau kiểm tra (nêu cụ
thể ñơn vị khách hàng, kiến nghị…
2.4 NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI
VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐÀ NẴNG
2.4.1 Ưu ñiểm
Thứ nhất, hình thành ñược cơ cấu tổ chức, ñội ngũ cán bộ thực
hiện công tác kiểm soát nội bộ. Thứ hai, quy trình cho vay ñược tuân
thủ và thực hiện nghiêm túc ñúng quy ñịnh hiện hành. Thứ ba, công tác
Kiểm
tra,
KTNB
hoạt
ñộng
tín
dụng
thực
hiện
kiểm
tra,
giám
sát
Việc tuân thủ chính sách, quy chế tín dụng của NHNo&PTNT
Vi
ệt Nam

Việc thực hiện hạn mức tín dụng và danh mục tín dụng
Đảm bảo tiền vay và người bảo lãnh

Quy trình cho vay và phê duyệt tín dụng, thu nợ
Chấp hành quy ñịnh quản lý nợ xấu
Hợp ñồng vay vốn
Phân loại Tài sản Có, trích lập dự phòng rủi ro, an toàn vốn tối
thi
ểu

Quản lý và lưu giữ hồ sơ tín dụng
Hệ thống thông tin, báo cáo kiểm tra, giám sát tín dụng
- 18 -

kiểm tra, KSNB ñược triển khai có kế hoạch, thực hiện ñúng quy trình
nghiệp vụ.
2.4.2 Hạn chế
Tuy nhiên, bên cạnh ñó, công tác kiểm tra, KTNB tại
NHNo&PTNT Đà Nẵng vẫn còn những tồn tại sau:
- Chưa hình thành ñược bộ phận kiểm tra và giám sát tín dụng
ñộc lập Phần lớn cán bộ làm công tác kiểm tra, KTNB còn kiêm nhiệm
các vị trí khác như: cán bộ tín dụng, cán bộ kế toán…Do vậy việc gian
lận hoặc bỏ qua những sai sót trong quá trình kiểm toán là khó tránh.
Chất lượng kiểm soát không ñảm bảo.
- Quy trình xét duyệt cho vay chưa hợp lý.Việc phân công phân
nhiệm trong thẩm ñịnh và quản lý cho vay chưa rõ ràng, thiếu tính kiểm
soát.
- Việc thực hiện kiểm tra ñối với công tác thẩm ñịnh, công
tác giám sát sau khi cho vay còn mang tính hình thức, thiếu chặt chẽ.
- Chưa thực hiện nghiêm túc các biện pháp ñảm bảo tiền vay.
- Hệ thống thông tin chưa ñáp ứng ñược yêu cầu.
- Chưa xây dựng và hoàn thiện quy trình quản lý và xử lý khoản
vay có vấn ñề.

- Chất lượng công việc kiểm tra, KTNB còn hạn chế do hồ sơ
vay vốn quá nhiều, số lượng cán bộ kiểm tra không ñủ. Cán bộ kiểm
toán chỉ tiến hành kiểm tra theo phương pháp chọn mẫu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Nội dung chương II nêu khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Đà Nẵng cùng với tình hình hoạt ñộng của chi
nhánh trong 4 năm từ năm 2006 ñến năm 2009. Bên cạnh ñó, chương II
cũng nêu những nội dung thực tế và ñưa ra những ñánh giá về công tác
tín dụng cũng như hệ thống KSNB tại chi nhánh NHNN&PTNT Đà
Nẵng
- 19 -

CHƯƠNG 3
NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI
VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐÀ NẴNG
3.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐÀ NẴNG
3.1.1 Định hướng, mục tiêu phát triển của Ngân hàng No&PTNT
Đà Nẵng ñến năm 2010:
3.1.2 Những vấn ñề ñặt ra trong kiểm soát nội bộ hoạt ñộng tín
dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đà Nẵng
Trong thực tế, kiểm soát nội bộ hoạt ñộng tín dụng tại
NHNo&PTNT Đà Nẵng vẫn còn tồn tại những vấn ñề sau:
Vấn ñề một, tại chi nhánh chưa xây dựng ñược bộ phận kiểm
tra giám sát tín dụng ñộc lập. Vấn ñề hai, quy trình thẩm ñịnh và cho
vay, giám sát khoản vay chưa ñược thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ.
Vấn ñề ba, phương pháp kiểm tra, KSNB còn nhiều hạn chế.
3.2 PHƯƠNG HƯỚNG TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ

ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐÀ NẴNG
Một là, phải xây dựng chính sách tín dụng riêng phù hợp với
chỉ ñạo của NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam, phù hợp với tình hình
thực tế kinh doanh tại Đà Nẵng cho NHNo&PTNT Đà Nẵng.
Hai là, hoàn thiện quy trình xét duyệt cho vay, giám sát khoản
vay chặt chẽ, tách bạch công việc của CBTD thẩm ñịnh và cán bộ cho
vay.
Ba là, xây dựng hệ thống thông tin khách hàng trên cơ sở tham
khảo từ Trung tâm tín dụng CIC và các phương tiện thông tin ñại
chúng, nhất là các bài báo về khách hàng tại ñịa phương. Thông tin
khách hàng phải cập nhật thường xuyên, chính xác, ñảm bảo tính có
thực.
- 20 -

Bốn là, việc cung cấp các hồ sơ, báo cáo nghiệp vụ tín dụng
phải kịp thời, chính xác, ñảm bảo các thông tin trên ñó là trung thực.
Năm là, hoạt ñộng kiểm tra, KTNB phải hướng tới việc phát
hiện rủi ro và rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trong hoạt ñộng tín dụng và ñề
xuất Ban lãnh ñạo ngân hàng có những biện pháp xử lý phù hợp.
Sáu là, thường xuyên ñôn ñốc CBTD thu hồi nợ ñến hạn, không
ñể phát sinh nợ xấu dưới 5% ( theo ñịnh hướng của NHNo&PTNT Đà
Nẵng như ñã trình bày ở trên).
Bảy là, xây dựng và hoàn thiện quy trình quản lý và xử lý
khoản vay có vấn ñề.
3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT
NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐÀ NẴNG
3.3.1 Hình thành bộ phận kiểm tra và giám sát tín dụng ñộc lập
trực thuộc phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ








Sơ ñồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tín dụng NHNo&PTNT
Đà Nẵng
3.3.2 Xây dựng quy trình xét duyệt cho vay hợp lý
Nên tách quy trình cho vay làm 2 giai ñoạn và giao cho 2 bộ phận
ñộc lập ñảm nhận: Bộ phận quan hệ khách hàng và bộ phận thẩm ñịnh
và cho vay. Trong ñó:
Bộ phận quan hệ khách hàng: Bộ phận này chịu trách nhiệm
tiếp thị, chăm sóc, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, trực tiếp nhận hồ sơ
xin vay, hướng dẫn thủ tục, kiểm tra hồ sơ và mục ñích vay vốn, hoàn
chỉnh hồ sơ vay cho khách hàng, hướng dẫn thủ tục giải ngân cho khách
Bộ phận kiểm tra
giám sát tín dụng
ñộc lập
Phòng Tín dụng
Phòng Thẩm ñịnh
Giám ñốc

- 21 -

hàng. Chuyển hồ sơ vay vốn của khách hàng về bộ phận Kế Toán ñể
thực hiện việc giải ngân. Thực hiện giám sát khoản vay sau khi cho vay,
theo dõi tình hình trả nợ gốc và lãi của khách hàng.
Hàng tháng, căn cứ vào hợp ñồng tín dụng và kỳ hạn trả nợ

thỏa thuận trên hợp ñồng. Bộ phận quan hệ khách hàng lập một bảng
theo dõi thu hồi nợ ñể tiện việc nhắc nhở ñôn ñốc khách hàng trả nợ
gốc và lãi, gởi báo cáo nợ ñến hạn cho khách hàng bằng văn bản.
Bộ phận thẩm ñịnh và cho vay : Bộ phận thẩm ñịnh và cho
vay có nhiệm vụ thẩm ñịnh hồ sơ vay vốn, thẩm ñịnh giá trị tài sản thế
chấp, phân tích ngành, dự kiến lợi ích của ngân hàng khi khoản vay ñược
duyệt, ñánh giá các rủi ro nếu có,xác ñịnh phương thức và nhu cầu cho
vay, lập báo cáo thẩm ñịnh và trình lãnh ñạo phê duyệt.
Khi phương án xin vay ñược duyệt, hồ sơ vay vốn sẽ ñược
chuyển về bộ phận quan hệ khách hàng ñể hướng dẫn khách hàng làm thủ
tục giải ngân.
3.3.3 Thường xuyên thực hiện kiểm tra ñối với công tác thẩm ñịnh
- Kiểm tra trước:
+ CBTD hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn ñầy ñủ và phù
hợp với các ñiều kiện vay vốn theo quy ñịnh hiện hành của ngân hàng
chưa
+ CBTD, cán bộ thẩm ñịnh dã tiến hành ñiều tra, thu thập ñầy ñủ
và chính xác những thông tin về khách hàng vay vốn, những thông tin có
liên quan chưa?
- Kiểm tra trong:
+ Kiểm tra việc thẩm ñịnh hồ sơ khách hàng vay vốn của cán bộ
thẩm ñịnh
+ Kiểm tra việc thẩm ñịnh tình hình tài chính của khách hàng
+ Kiểm tra việc thẩm ñịnh phương án, dự án vay vốn
+ Kiểm tra việc trực tiếp trải nghiệm thực tế của cán bộ thẩm
ñịnh tại doanh nghiệp vay vốn
+ Kiểm tra việc thẩm ñịnh tính chính xác và hiện hữu của tài sản
thế chấp, cầm cố ñể ñảm bảo nợ vay
- 22 -


- Kiểm tra sau: Giai ñoạn này tiến hành kiểm tra hồ sơ, chứng từ,
rà soát lại tính hợp pháp, hợp lệ của nghiệp vụ thẩm ñịnh ở giai ñoạn
trước, nhằm phát hiện ra những hiện tượng bất thường trong nghiệp vụ ñã
hoàn thành, ñảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ, chính xác trước khi quyết
ñịnh cho vay.
3.3.4 Thực hiện nghiêm túc việc giám sát sau khi cho vay
- Sau khi giải ngân, CBTD tiếp tục thu thập thông tin về khách
hàng, tình hình tài chính của khách hàng, thường xuyên giám sát và ñánh
giá xếp loại khách hàng, nếu phát hiện ra có sự cố bất thường phải kịp
thời báo cáo cho ban lãnh ñạo ngân hàng ñể có hướng giải quyết.
- Trong quá trình giám sát, CBTD theo dõi tình hình kinh doanh
của khách hàng qua phân tích các báo cáo tài chính kết hợp với việc kiểm
tra trực tiếp cơ sở kinh doanh của khách hàng, thu thập thông tin từ các
loại phương tiện truyền thông có liên quan ñến khách hàng và ngành
nghề kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu thêm về khách hàng thông qua
các cá nhân, tổ chức có quan hệ với khách hàng.
- Tổ chức kiểm tra chéo giữa các CBTD với nhau.
3.3.5 Thực hiện nghiêm túc các biện pháp bảo ñảm tiền vay
Trong cho vay thế chấp, ñảm bảo bằng tài sản CBTD và CB
thẩm ñịnh phải xem xét tính pháp lý của các giấy tờ liên quan tới tài sản
ñảm bảo (người vay hoặc ai là chủ sở hữu tài sản, là người ñược giao
quyền sử dụng; tính ñầy ñủ, hợp pháp, hợp lệ của các loại giấy tờ ñó).
CBTD phải ñi kiểm tra thực tế ñể ñịnh giá chính xác giá trị tài
sản ñảm bảo.
Trong việc thực hiện các biện pháp ñảm bảo tiền vay, ñối với
những tài sản khó xác ñịnh giá trị, ngân hàng có thể thuê hoặc yêu cầu
khách hàng thuê cơ quan tư vấn và thẩm ñịnh giá ñể xác ñịnh giá trị tài
sản. Những tài sản hình thành trong tương lai cần quan tâm ñến tiến ñộ
hình thành tài sản, thời ñiểm hoàn thiện các thủ tục giấy tờ liên quan
ñến quyền sở hữu/sử dụng tài sản. Trong trường hợp thế chấp, cầm cố

tài sản của bên thứ ba cần xác ñịnh rõ mối quan hệ, trách nhiệm, nghĩa
vụ giữa người bảo lãnh và người ñược bảo lãnh. Những tài sản ñồng sở
- 23 -

hữu phải có sự ñồng ý, thống nhất của các ñồng sở hữu tài sản. Đối với
tài sản ñảm bảo là quyền sử dụng ñất cấp cho hộ gia ñình thì khi thế
chấp phải có sự ñồng ý của các thành viên ñủ 15 tuổi trở lên trong gia
ñình.
3.3.6 Tăng cường công tác thu thập và xử lý thông tin phục vụ hoạt
ñộng tín dụng












Sơ ñồ 3.2: Quy trình thu thập và xử lý thông tin
Trong quá trình thu thập thông tin khách hàng, cần tuân thủ
theo các nguyên tắc cơ bản như: Sử dụng một mẫu chuẩn hoặc xác lập
bản ñiều tra chi tiết ñảm bảo khi thu thập thông tin không bị bỏ sót. Sử
dụng tất cả các nguồn thông tin có thể ñến mức ñầy ñủ nhất. So sánh
thông tin thu ñược từ các nguồn khác nhau với thông tin do khách hàng
cung cấp nhằm phát hiện những khác biệt. Thu thập thêm các thông tin
bất kể khi nào nếu xét thấy cần thiết. Thông tin tài chính phải ñược thực

hiện bởi hiện tại, quá khứ và xu hướng ñược xác ñịnh ñể có thể so sánh,
phân tích.
Trên cơ sở các thông tin có ñược từ phỏng vấn người vay, tham
quan cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; nhà ở của khách hàng vay, từ
các nguồn khác…CBTD phải phân tích, so sánh, ñánh giá các thông tin
ñó và tài sản, thiết bị, ñiều kiện làm việc và sự thích hợp của ñịa ñiểm
Thu thập thông tin
Tổng hợp
Giai
ñoạn
xét
duyệt
cho vay
Giai
ñoạn
cho
vay
Giai
ñoạn
sau khi
cho vay
Giai
ñoạn
lưu trữ
hồ sơ
tín dụng
Xử lý & Lưu trữ
- 24 -

sản xuất kinh doanh ñể xác ñịnh tính trung thực, tin tưởng của các

thông tin ñã thu thập. Từ ñó, ñưa ra những nhận xét về người vay, về dự
án ñầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ ñời sống, về tài sản
ñảm bảo.
* Kiểm tra, giám sát chất lượng thông tin thu thập ñược
Trên cơ sở những thông tin CBTD thu thập ñược, bộ phận kiểm
tra giám sát tín dụng ñộc lập tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin
khách hàng thông qua các phương tiện thông tin ñại chúng, cơ quan
quản lý pháp luật, lịch sử giao dịch của khách hàng tại ngân hàng
No&PTNT ĐN và các NHTM khác, thông qua báo cáo tài chính của
khách hàng, gởi bảng câu hỏi phỏng vấn hoặc trực tiếp phỏng vấn
khách hàng…
3.3.7 Xây dựng và hoàn thiện quy trình quản lý và xử lý khoản vay
có vấn ñề
Quy trình xử lý khoản vay có vấn ñề có thể ñược chia thành 5
giai ñoạn như sau:
3.3.7.1 Giai ñoạn 1: Thẩm ñịnh lại trong nội bộ
3.3.7.2 Giai ñoạn 2: Gặp gỡ và trao ñổi với khách hàng và các bên
liên quan khác.
3.3.7.3 Giai ñoạn 3: Đánh giá tình hình và ñưa ra kết luận
3.3.7.4 Giai ñoạn 4: Quyết ñịnh hành ñộng
3.3.7.5 Giai ñoạn 5: Thực hiện kế hoạch hành ñộng.
3.3.8 Đổi mới công tác xây dựng nguồn nhân lực và phương pháp
kiểm tra, KTNB
Để tăng cường KSNB hoạt ñộng tín dụng, NHNo&PTNT Đà
Nẵng cần chú ý nhưng vấn ñề sau:
- Về xây dựng nguồn nhân lực cho hoạt ñộng KT, KSNB:
+ Cán bộ phòng KT, KSNB phải tuyệt ñối ñộc lập với các
phòng ban khác.
+ Việc bổ nhiệm cán bộ ñảm nhiệm chức năng KT, KSNB phải
ñảm bảo ñầy ñủ các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, trình ñộ chuyên

môn nghiệp vụ cao, khả năng thích nghi tốt, công bằng, vô tư…
- 25 -

+ Định kỳ luân chuyển cán bộ KT, KSNB
- Về xây dựng phương pháp kiểm tra, kiểm toán nội bộ:
Ngân hàng nên ñổi mới phương pháp kiểm tra ñối chiếu bằng
phương pháp phân tích ñánh giá tổng quát kết hợp với phương pháp
kiểm tra ñối chiếu.
3.3.9 Nâng cao năng lực ñội ngũ cán bộ tín dụng và cán bộ kiểm tra
KSNB
NHNo&PTNT Đà Nẵng cần tiếp tục có những giải pháp nâng
cao năng lực CBTD và cán bộ kiểm tra KSNB nhằm hạn chế rủi ro
khách quan trong hoạt ñộng tín dụng tại ngân hàng, ñảm bảo công tác
kiểm soát tín dụng ñược hiệu quả, cụ thể như sau:
Một là, ñổi mới công tác tuyên truyền, quản lý cán bộ
Hai là, tiếp tục nâng cao chất lượng ñội ngũ cán bộ tín dụng
Ba là, xây dựng chính sách sàng lọc, sử dụng có hiệu quả ñội
ngũ cán bộ tín dụng và cán bộ kiểm tra KSNB
Bốn là, có chính sách ñãi ngộ cán bộ phù hợp
3.4 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Một số kiến nghị ñối với NHNN nhằm hỗ trợ hoạt ñộng tín
dụng cho các NHTM nói chung và NHNo&PTNT nói riêng:
NHNN cần ñầu tư xây dựng, sửa ñổi, bổ sung các cơ chế, chính
sách cụ thể rõ ràng nhằm tạo một khung pháp lý hoàn thiện cho hoạt
ñộng tín dụng của các NHTM. Cần quy ñịnh rõ những biện pháp và
mức ñộ xử phạt ñối với các trường hợp vi phạm quy chế trong hoạt
ñộng tín dụng.
Hai là, NHNN phải thường xuyên tổ chức các cuộc kiểm tra,
thanh tra ñịnh kỳ hoặc ñột xuất hoạt ñộng tín.
Ba là, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thông tin rủi ro

của NHNN và các NHTM, mở rộng các hình thức hoạt ñộng của thị
trường liên ngân hàng trong việc phát hiện, ngăn chặn những khách
hàng vay vốn có ý ñịnh lừa ñảo.
Bốn là, cần nâng cao chất lượng và sự ñầy ñủ, kịp thời về thông
tin khách hàng của Trung tâm tín dụng CIC. Kịp thời thông báo danh
- 26 -

tánh những cá nhân, công ty có ý ñịnh lừa ñảo ñến toàn bộ hệ thống các
NHTM ñể ngăn chặn không cho những cá nhân, công ty này tiếp tục
vay vốn hoặc nếu cho vay thì các công ty này phải chịu những ràng
buộc vô cùng khắc khe về tài chính, phải vay với lãi suất thấp, giá trị tài
sản ñảm bảo cao.
Khuyến khích thành lập các tổ chức thu thập thông tin, ñánh
giá, xếp loại doanh nghiệp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Để nâng cao hiệu quả, khả năng cạnh tranh của hoạt ñộng tín
dụng trong ñiều kiện hội nhập kinh tế quốc tế là một vấn ñề không ñơn
giản, không chỉ ñối với bản thân các NHTM mà còn liên quan tới hệ
thống pháp luật ñiều chỉnh hoạt ñộng của Ngân hàng Nhà nước, các tổ
chức tín dụng, thực hiện giám sát an toàn hoạt ñộng ngân hàng, theo
hướng minh bạch, hiện ñại và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Từ thực trạng về kiểm soát nội bộ của NHNo&PTNT Đà Nẵng
ở chương 2, trong chương 3 luận văn ñã ñưa ra phương hướng và giải
pháp tăng cường KSNB ñối với hoạt ñộng tín dụng. Cụ thể là những
giải pháp về xây dựng chính sách tín dụng, ñổi mới hoạt ñộng Kiểm
toán nội bộ, năng cao năng lực nhân sự…v.v Qua ñó, ñề xuất một số
kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn về chính sách, cơ chế trong hoạt ñộng
và kiểm tra tín dụng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam nói chung
và NHNo&PTNT Đà Nẵng nói riêng.


×