Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Bộ giáo án sinh học lớp 10 cơ bản giảm tải 2 cột

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 62 trang )

Giáo án giảng dạy môn Sinh học 10 (cơ bản)
Ngày soạn: ………………… Ngày dạy: ……………………… Tuần: …… Tiết PPCT: ……
Bài 1. CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG
o0o
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:
1. Kiến thức
- HS giải thích được tổ chức và nguyên tắc thứ bậc trong thế giới sống, đặc điểm chung của các cấp
độ tổ chức sống.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học.
3. Thái độ
- Xây dựng quan điểm duy vật biện chứng về thế giới sống: Hệ sống là hệ thống nhất tự điều chỉnh,
thể hiện mối liên hệ giữa cấu trúc với chức năng, giữa hệ với môi trường sống và hệ luôn tiến hóa.
II. Chuẩn bị của GV – HS:
o Hình 1/trang 7 - SGK.
o Các mẫu bìa cứng hình chữ nhật có ghi tên các cấp tổ chức từ tế bào  mô  cơ
quan  hệ cơ quan  cơ thể  quần thể - loài  quần xã  hệ sinh thái – sinh
quyển để học sinh tự sắp xếp theo thứ tự cấp tổ chức từ thấp đến cao ở phần I/bài mới.
III. Phương pháp:
o Phương pháp chính: hỏi đáp và thảo luận nhóm.
o Phương pháp xen kẽ: diễn giảng và chứng minh.
IV. Nội dung và tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra bài cũ.
Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh
2. Vào bài mới:
A. Mở bài <2 phút>
GV đặt vấn đề: Nội dung chương trình sinh học trung học phổ thông bố trí kiến thức theo cấp độ tổ chức
của hệ sống từ thấp đến cao:
- Lớp 10: Sinh học tế bào
- Lớp 11: Sinh học cơ thể


- Lớp 12: Sinh học quần thể và hệ sinh thái
GV: Sinh vật có những đặc tính sống cơ bản nào mà em biết?
HS: Trao đổi chất và năng lượng; Sinh trưởng phát triển; Sinh sản; Cảm ứng và vận động
GV: Vật vô sinh có những đặc tính đó không?
GV: lý giải sự khác biệt rồi kết luận: Một trong những đặc tính cơ bản của hệ sống là tính có tổ chức cao "
phân biệt với hệ vô cơ và là cơ sở để hiểu các đặc tính khác của hệ sống.
B. Tiến trình bài học < phút>:
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài mới
TIẾT 01:
Hoạt động 1: Các cấp tổ chức sống:
(?) Sinh vật khác vật vô sinh ở những điểm nào ?
HS
(?) Học thuyết tế bào cho biết những điều gì ?
HS: SV có những biểu hiện sống như: TĐC, sinh
trưởng,
? Hãy quan sát hình vẽ sgk và nhận xét cách thức tổ
chức của thế giới sống?
HS: quan hình vẽ thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
GV: nhận xét và bổ sung
I. Các cấp tổ chức của thế sống: <20 phút>
- Thế giới sinh vật được tổ chức theo thứ bậc chặt
chẽ.
- Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh
vật. Mọi hoạt động sống đều diễn ra ở tế bào.
- Các cấp tổ chức cơ bản của tổ chức sống bao gồm:
Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái.
Hoạt động 2: Đặc điểm các cấp tổ chức sống:
(?) Hãy cho biết các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới
sống ?
HS:

(?) Tại sao nói tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi
cơ thể sinh vật ?
II. Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống:
1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc: <20
phút>
- Nguyên tắc thứ bậc: là tổ chức sống cấp dưới làm
nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên.
- Đặc điểm nổi bậc là đặc điểm của một cấp tổ chức
Giáo viên soạn: Ngô Duy Thanh Trang 1
Giáo án giảng dạy môn Sinh học 10 (cơ bản)
Ngày soạn: ………………… Ngày dạy: ……………………… Tuần: …… Tiết PPCT: ……
HS:
(?) Nguyên tắc thứ bậc là gì ?
HS:
(?) Thế nào là đặc điểm nổi trội ? Cho ví dụ ?
HS:
(?) Đặc điểm nổi trội đặc trưng cho cơ thể sống là gì ?
HS:
TIẾT 02:
(?) Hệ thống mở là gì ? Sinh vật và môi trường có mối
quan hệ như thế nào ?
HS:
(?) Làm thế nào để SV có thể sinh trưởng, phát triển tốt
nhất trong môi trường ?
(?) Tại sao ăn uống không hợp lí sẽ bị bệnh ?
(?) Vì sao sự sống tiếp diễn liên tục từ thê hệ này sang
thế hệ khác?
HS:
(?) Vì sao cây xương rồng khi sống trên sa mạc có
nhiều gai dài và nhọn?

HS: thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
GV: nhận xét và bổ sung.
nào đó được hình thành do sự tương tác của các bộ
phận cấu tạo nên chúng. Đặc diểm này không thể có
được ở cấp tổ chức nhỏ hơn.
- Đặc điểm nổi trội đặc trưng cho thế giới sống là:
TĐC và NL, sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm
ứng, khả năng tự điều chỉnh cân bằng nội môi, tiến
hoá thích nghi với môi trường.
2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh: <20 phút>
- Hệ thống mở: SV ở mọi cấp độ tổ chức đều không
ngừng trao đổi chất và năng lượng với môi trường.
Sinh vật không chỉ chịu sự tác động của môi trường
mà còn góp phần làm biến đổi môi trường.
- Khả năng tự điều chỉnh của hệ thống sống nhằm
đảm bảo duy trì và điều hoà cân bằng động trong hệ
thống để tồn tại và phát triển.
3. Thế giới sống liên tục phát triển: <20
phút>
- Sự sống tiếp diễn liên tục nhờ sự truyền thông tin
trên AND từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Các sinh vật trên trái đất có chung nguồn gốc.
Sinh vật có cơ chế phát sinh biến dị di truyền được tự
nhiên chọn lọc nên thích nghi với môi trường và tạo
nên một thế giới sống đa dạng và phong phú -> Sinh
vật không ngừng tiến hoá.
3. Củng cố và dặn dò: <3 phút>
Củng cố:
Câu 1: Vật chất sống trong tế bào được xắp xếp theo trình tự nào ?
A. Phân tử vô cơ - đại phân tử - phân tử hữu cơ – siêu phân tử - bào quan.

B. Phân tử hữu cơ - phân tử vô cơ - đại phân tử - siêu phân tử - bào quan.
C. Phân tử vô cơ - phân tử hữu cơ - đại phân tử - siêu phân tử - bào quan. x
D. Phân tử vô cơ - đại phân tử - phân tử hữu cơ - siêu phân tử - bào quan.
Câu 2: Thế giới sống được sắp xếp theo các cấp tổ chức chính như thế nào ?
A. Tế bào - cơ thể - quần xã - quần thể - hệ sinh thái - sinh quyển.
B. Tế bào - cơ thể - quần thể - quần xã - hệ sinh thái - sinh quyển. x
C. Tế bào - bào quan - cơ thể - quần xã - hệ sinh thái - sinh quyển.
D. Tế bào - cơ thể - quần thể - loài - hệ sinh thái - sinh quyển.
Câu 3: Đặc điểm của thế giới sống ?
A. Không ngừng trao đổi chất va bnăng lượng với môi trường.
B. Là hệ mở có khả năng tự điều chỉnh.
C. Là hệ thống duy nhất trên hành tinh.
D. Cả a và b. x
Dặn dò:
- Trả lời các câu hỏi và làm bài tập trong trang 9 - SGK.
- Tự nghiên cứu bài mới: Tìm hiểu đặc điểm chính của 5 giới sinh vật.
V. Rút kinh nghiệm
Tuần , ngày … tháng … năm 20
Tổ trưởng ký duyệt







Giáo viên soạn: Ngô Duy Thanh Trang 2
Giáo án giảng dạy môn Sinh học 10 (cơ bản)
Ngày soạn: ………………… Ngày dạy: ……………………… Tuần: …… Tiết PPCT: ……
Bài 2. CÁC GIỚI SINH VẬT

o0o
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:
1. Kiến thức
- Nêu được 5 giới sinh vật cùng đặc điểm của từng giới.
- Nhận biết được tính đa dạng sinh học thể hiện ở đa dạng cá thể, loài, quần thể, quần xã, và hệ sinh
thái.
- Kể các bậc phân loại từ thấp đến cao.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát, phân tích so sánh và khái quát kiến thức.
3. Thái độ
- Cho HS hiểu về ý nghĩa của sự phân chia giới sinh vật và có ý thức bảo tồn đa dạng sinh học.
II. Chuẩn bị của GV – HS:
o Hình 2/trang 10 - SGK.
III. Phương pháp:
o Phương pháp chính: hỏi đáp và thảo luận nhóm.
o Phương pháp xen kẽ: diễn giảng và chứng minh.
IV. Nội dung và tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: <5 phút>
Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh
GV: Tại sao xem tế bào là cấp tổ chức cơ bản của các cơ thể sống? Hãy nêu các cấp tổ chức
chính của hệ sống theo thứ tự từ thấp đến cao và mối tương quan giữa các cấp đó.
HS1: Trả lời
HS2: Bổ sung thông tin nếu có  đánh giá tham khảo HS1.
GV: Nhận xét chung và đánh giá HS1.
2. Vào bài mới:
A. Mở bài <2 phút>
GV đặt vấn đề: Sinh vật rất đa dạng nhưng không phải do thượng đế sáng tạo một lần và bất biến.
Sự đa dạng đó là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp dưới
tác động của chọn lọc tự nhiên.

Vậy thế giới sinh vật phong phú được xếp thành mấy giới?
B. Tiến trình bài học <40 phút>:
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài mới
Hoạt động 1: Khái niệm về giới sinh vật:
GV viết sơ đồ lên bảng Giới - Ngành - Lớp - Bộ -
Họ - Chi - loài.
(?) Giới là gì ? Cho ví dụ ?
HS
(?) Sinh giới được chia thành mấy giới ?là những
giới nào ?
HS
I.Giới và hệ thống phân loại 5 giới:
Khái niệm giới:
Giới trong sinh học là một đơn vị phân loại
lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung
những đặc điểm nhất định.
Hệ thống phân loại sinh giới: chia thành 5 giới:
- Giới khởi sinh.
- Giới nguyên sinh.
- Giới nấm.
- Giới thực vật.
- Giới động vật.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chính các giới:
(?) Giới khởi sinh có đặc điểm gì ?
Có những kiểu dinh dưỡng nào ?
HS:
(?) Giới nguyên sinh gồm có những sinh vật nào ?
Đặc điểm của giới này là gì ?
II.Đặc điểm chính của mỗi giới:
1. Giới khởi sinh(Monera):

a.Đặc điểm: Sv nhân sơ, kích thước nhỏ 1-
5micrômet. Sống hoại sinh, kí sinh một số có khả
năng tự tổng hợp chất hữu cơ.
b.Đại diện: vi khuẩn, VSV cổ(Sống ở 0
0
C-100
0
C,
độ muối 25%).
Giáo viên soạn: Ngô Duy Thanh Trang 3
Giáo án giảng dạy môn Sinh học 10 (cơ bản)
Ngày soạn: ………………… Ngày dạy: ……………………… Tuần: …… Tiết PPCT: ……
HS:
(?) Giới nấm có đặc điểm gì ?
HS:
(?) Giới nấm có những đại diện nào ?
HS: nấm men, nấm sợi…
(?) Đặc điểm nổi bậc của giới thực vật là gì ?
HS: Có khả năng quang hợp.
(?) Giới động vật có gì khác biệt so với giới thực
vật?
(?) ĐV có vai trò như thế nào đối với sinh giới ?
HS: tìm hiểu thông tin trong sgk + thảo luận
nhóm và trả lời câu hỏi.
GV: nhận xét và bổ sung hoàn thiện kiến thức.
2. Giới nguyên sinh:
a. Đặc điểm: SV nhân thật, cơ thể đơn bào hoặc
đa bào, có loài có diệp lục. Sống dị dưỡng(Hoại
sinh), hoặc tự dưỡng.
b.Đại diện: tảo, nấm nhầy, ĐV nguyên sinh(Trùng

đé giày, trùng biến hình).
3. Giới nấm(Fungi):
a.Đặc điểm: Có nhân thật, cơ thể đơn bào hoặc đa
bào. Cấu trúc dạng sợi, thành tế bào chứa kitin,
không có lục lạp, lông, roi. Sống dị dưỡng kí sinh,
cộng sinh, hoại sinh.
b. Đại diện: nấm men, nấm sợi, địa y.
4. Giới thực vật(Plantae):
a. Đặc điểm: SV nhân thật, cơ thể đa bào, sống cố
định, có khả năng cảm ứng chậm. Có khả năng
quang hợp.
b. Đại diện: rêu, quyết trần, hạt trần, hạt kín.
5. Giới động vật(Animalia)
a. Đặc điểm: SV nhân thật, cơ thể đa bào, có khả
năng di chuyển, khả năng phản ứng nhanh. Sống
dị dưỡng.
b. Đại diện: ruột khoang, giun ẹp, giun tròn, giun
đốt, thân mềm, chân khớp, ĐV có xương sống.
3. Củng cố và dặn dò: <3 phút>
Củng cố:
Câu 1: Đặc điểm chung của các loài sinh vật là gì ?
A. Chúng đều có chung một tổ tiên.
B. Chúng sống trong những môi trường gần giống nhau.
C. Chúng đều có cấu tạo tế bào. x
D. Cấp đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống.
Câu 2: Nêu đặc điểm chung của giới thực vật ?
A. Thành tế bào có xenlulôzơ, là sinh vật nhân thực, tự dưỡng, sống cố định và cảm ứng chậm. x
B. Thành tế bào không có xenlulôzơ, là sinh vật nhân thực, tự dưỡng, sống cố định và cảm ứng
chậm.
C. Thành tế bào có xenlulôzơ, là sinh vật nhân thực, tự dưỡng, có khả năng di chuyển.

D. Thành tế bào không có xenlulôzơ, là sinh vật nhân thực, tự dưỡng.
Câu 3: Vai trò của ĐV trong tự nhiên và trong đời sống con người ?
A. ĐV tham gia vào các khâu của mạng lưới dinh dưỡng, duy trì sự cân bằng sinh thái.
B. ĐV cung cấp thức ăn, nguồn nguyên liệu, dược phẩm quý.
C. Nhiều khi động vật còn gây hại cho con người và vật nuôi.
D. Cả a, b và c. x
Dặn dò:
- Trả lời các câu hỏi và làm bài tập trong trang 12 – SGK.
- Đọc mục: “Em có biết - Hệ thống 3 lãnh giới” trong trang 13 – SGK.
V. Rút kinh nghiệm
Tuần , ngày … tháng … năm 20
Tổ trưởng ký duyệt







Giáo viên soạn: Ngô Duy Thanh Trang 4
Giáo án giảng dạy môn Sinh học 10 (cơ bản)
Ngày soạn: ………………… Ngày dạy: ……………………… Tuần: …… Tiết PPCT: ……
Bài 3. CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC
o0o
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:
1. Kiến thức
- HS nắm được các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào.
- Nêu được vai trò của nguyên tố đa lượng và vi lượng.
- Giải thích được cấu trúc hoá học của phân tử nước quyết định các đặc tính lí hoá của nước.

2. Kỹ năng
- Quan sát tranh hình phát hiện kiến thức và tư duy phân tích so sánh tổng hợp.
3. Thái độ
- HS hiểu được nguyên lí: muốn học tốt môn Sinh học thì cần phải học tốt môn Vật lí và Hóa học.
II. Chuẩn bị của GV – HS:
o Bảng 3 và hình 3.1/trang 16, hình 3.2/trang 17 - SGK.
III. Phương pháp:
o Phương pháp chính: hỏi đáp và thảo luận nhóm.
o Phương pháp xen kẽ: diễn giảng và chứng minh.
IV. Nội dung và tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: <5 phút>
Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh
GV: Hãy trình bày đặc điểm chính của giới khởi sinh, giới nguyên sinh và giới nấm.
Nêu điểm giống nhau giữa giới thực vật với giới động vật.
HS1: Trả lời.
HS2: Nhận xét chung và bổ sung nếu có  đánh giá tham khảo HS1.
GV: Nhận xét chung HS1 - HS2 và đánh giá HS1.
2. Vào bài mới:
A. Mở bài <1 phút>
GV đặt vấn đề: Các nguyên tố hóa học chính cấu tạo nên các loại tế bào là gì?
Tại sao các tế bào khác nhau lại được cấu tạo chung từ một số nguyên tố nhất định?
HS: thảo luận bằng cách nêu lên các suy nghĩ của bản thân thông qua các cơ sở kiến thức đã được học.
GV: kết luận chung và định hướng HS vào bài mới.
B. Tiến trình bài học <37 phút>:
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu Các nguyên tố hoá học cấu
tạo nên tế bào.
(?) Tại sao các tế bào khác nhau lại được cấu tạo chung
từ một số nguyên tố nhất định ?
HS: Quan sat bảng sgk trả lời.

Tại sao 4 nguyên tố C, H, O, N là những nguyên tố
chính cấu tạo nên tấ bào?
HS:
(?) Vì sao Cacbon là nguyên tố hoá học quan trọng ?
HS:
GV: Sự sống không phải được hình thành bằng cách tổ
hợp ngẫu nhiên của các nguyên tố với tỉ lệ giống nhau
như trong tự nhiên…
Các nguyên tố hoá học trong cơ thể chiếm tỉ lệ khác
nhau nên các nhà khoa học chia thành 2 nhóm đa lượng
và vi lượng.
(?) Thế nào là nguyên tố đa lượng ?
HS;
(?) Vai trò của các nguyên tố đa lượng ?
I. Các nguyên tố hoá học:
- Các nguyên tố hoá học cấu tạo nên thế giới sống và
không sống.
- Các nguyên tố C, H, O, N chiếm 95% khối lượng cơ
thể sống.
- C là nguyên tố hoá học đặc biệt quan trọng trong
việc tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ.
- Các nguyên tố hoá học nhất định tương tác với nhau
theo quy luật lí hoá, hình thành nên sự sống và dẫn tới
đặc tính sinh học nổi trội chỉ có ở thế giới sống.
1. Các nguyên tố đa lượng: C, H, O, N, S, K…
- Là các nguyên tố có lượng chứa lớn trong khối
lượng khô của cơ thể.
- Vai trò: tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ
như prôtein, lipit, axit nuclêic là chất hóa học chính
cấu tạo nên tế bào.

Giáo viên soạn: Ngô Duy Thanh Trang 5
Giáo án giảng dạy môn Sinh học 10 (cơ bản)
Ngày soạn: ………………… Ngày dạy: ……………………… Tuần: …… Tiết PPCT: ……
HS:
(?) Những nguyên tố nào là nguyên tố vi lượng ? Vai
trò của các nguyên tố vi lượng là gì ?
HS: là những nguyên tố có lượng chứa ít…
Thiếu muối iốt  bướu cổ.
Thiếu Cu  cây vàng lá.
2. Nguyên tố vi lượng: Fe, Cu, Mo, Bo, I…
- Là những nguyên tố có lượng chứa rất nhỏ trong
khối lượng khô của tế bào.
- Vai trò: Tham gia vào các quá trình sống cơ bản của
tế bào.
Hoạt động 2: Nước và vai trò của nước trong tế bào.
(?) Nước có cấu trúc như thế nào ?
HS: Nghiên cứu thông tin sgk  trả lời.
(?) Cấu trúc của nước giúp cho nước có đặc tính gì ?
HS:
(?) Hậu quả gì có thể xảy ra khi ta đưa các tế bào sống
vào ngăn đá của tủ lạnh ?
Nước đá các liên kết hiđrô luôn bền vững khả năng tái
tạo không có.
(?) Nếu trong vài ngày cơ thể không được uống nước
thế như thế nào ?
HS:
Vậy nước có vai trò như thế nào đối với tế bào và cơ
thể ?
II. Nước và vai trò của nước trong tế bào:
1. Cấu trúc và đặc tính lí hoá của nước:

a. Cấu trúc:
- 1 nguyên tử ôxi kết hợp với hai nguyên tử hiđrô
bằng liên kết cộng hoá trị.
- Phân tử nước có hai đù tích điện trái dấu do đôi điện
trong liên kết bị kéo lệch về phía ôxi.
b. Đặc tính:
- Phân tử nước có tính phân cực.
- Phân tử nước này hút phân tử nước kia.
- Phân tử nước hút các phân tử phân cực khác.
2. Vai trò của nước đối với tế bào:
- Là thành phần cấu tạo nên tế bào.
- Là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết.
- Là môi trường của các phản ứng sinh hóa.
Tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất để duy trì
sự sống.
3. Củng cố và dặn dò: <2 phút>
Củng cố:
Câu 1: Nguyên tố hoá học đặc biệt quan trọng tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ là :
A. O. B. Fe. C.K. D. C.
Câu 2: Iốt trong cơ thể người chỉ cần một lượng cực nhỏ, nhưng nếu thiếu nó sẽ gây bệnh gì ?
A. Đao (Down) B. Bướu cổ C. Ung thư máu D. Hồng cầu lưỡi liềm.
Câu 3: Nước có đặc tính phân cực cao nên có vai trò gì ?
A. Làm dung môi hoà tan nhiều chất, tạo môi trường cho các phản ứng sinh hoá xảy ra. x
B. Làm ổn định nhiệt của cơ thể.
C. Làm giảm nhiệt độ cơ thể.
D. Làm cho tế bào chất dẫn điện tốt.
Câu 4: Khi chạm tay vào lá cây trinh nữ, lá cây cụp lại là do:
A. Tế bào lá cây thoát hơi nước nhanh. B. Tế bào lá cây hút no nước nhanh.
C. Tế bào cuống lá thoát hơi nước nhanh. D. Tế bào cuống lá hút no nước nhanh.
Dặn dò:

- Trả lời các câu hỏi và làm bài tập trong trang 18 - SGK.
- Đọc mục " Em có biết - Cây trinh nữ xấu hổ như thế nào?".
V. Rút kinh nghiệm
Tuần , ngày … tháng … năm 20
Tổ trưởng ký duyệt












Giáo viên soạn: Ngô Duy Thanh Trang 6
Giáo án giảng dạy môn Sinh học 10 (cơ bản)
Ngày soạn: ………………… Ngày dạy: ……………………… Tuần: …… Tiết PPCT: ……
Bài 4. CACBOHIDRAT VÀ LIPIT
o0o
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:
1. Kiến thức
- HS nắm được tên các loại đường có trong cơ thể sinh vật. Nêu được chức năng của từng loại
đường và lipit trong cơ thể sinh vật.
2. Kỹ năng
- HS so sánh được vai trò của từng loại đường và lipit trong cơ thể sinh vật.
3. Thái độ

- Giáo dục cho HS cơ sở khoa học của các chất cấu tạo nên cơ thể sinh vật.
II. Chuẩn bị của GV – HS:
o Hình 4.1/trang 20, hình 4.2/trang 21 - SGK.
III. Phương pháp:
o Phương pháp chính: hỏi đáp và thảo luận nhóm.
o Phương pháp xen kẽ: diễn giảng và chứng minh.
IV. Nội dung và tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: <5 phút>
Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh
GV: Trình bày cấu trúc hoá học của nước và vai trò của nước trong tế bào.
HS1: Trả lời.
HS2: Nhận xét chung và bổ sung nếu có  đánh giá tham khảo HS1.
GV: Nhận xét chung HS1 - HS2 và đánh giá HS1.
2. Vào bài mới:
A. Mở bài <1 phút>
GV đặt vấn đề:
Các hợp chất hữu cơ trong cơ thể sống thường có cấu tạo rất phức tạp, khối lượng phân tử lớn
và rất đa dạng. Có 4 loại đại phân tử hữu cơ quan trọng cấu tạo nên mọi loại tế bào của cơ thể. Đó là
những loại hợp chất nào?  Trong bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu về 2 chất: Cacbohidrat và lipit
B. Tiến trình bài học <37 phút>:
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài mới
• Hoạt động 1: Cacbohiđrat
(Đường)
(?) Hãy kể tên một số loại đường mà em
biết ?
HS: Đường mía, dường trong quả.
(?) Độ ngọt của các loại đường này như
thế nào ?
HS:
(?) Các loại quả mít, cam, dưa chứa loại

đường nào ?
HS:
GV: Đường đôi còn gọi là đường vận
chuyển vì nhiều loại trong số chúng được
cơ thể sinh vật dùng để chuyển từ nơi này
đến nơi khác. Lactôzơ là loại đường sữa
mà mẹ dành cho con.
• Hoạt động 2: Chức năng
Cacbohiđrat
(?) Chức năng của Cabohiđrat là gì ?
HS: Tham gia cấu tạo nên các bộ phận
của tế bào …
(?) Vì sao khi đói lả người ta thường cho
I. Cacbohiđrat (Đường):
1. Cấu trúc hoá học:
a. Đường đơn(Mônôsaccarit)
VD: Glucôzơ, Fuctôzơ(đường trong quả),Galactôzơ (Đường sữa).
Có 3 - 7 nguyên tử C, dạng mạch thẳng và mạch vòng.
b. Đường đôi (Đisaccarit)
VD: Đường mía(Saccarôzơ), mạch nha, Lactôzơ, Mantôzơ…
Gồm 2 phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng mối liên kết
glicôzit.
c. Đường đa(Polisaccarit)
VD: Xenlulôzơ, tinh bột, Glicôgen, Kitin…
- Có rất nhiều phân tử đường đơn liên kết với nhau.
- Xenlulôzơ các phân tử liên kết bằng mối liên kết
glicôzit. Nhiều phân tử xenlulôzơ liên kết tạo thành
vi sợi. Các vi sợi liên kết với nhau tạo nên thành tế
bào thực vật.
2. Chức năng:

-Là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào và cơ thể.
-Là thành phần cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể.
VD: Kitin cấu tạo nên bộ xương ngoài của côn trùng.
Giáo viên soạn: Ngô Duy Thanh Trang 7
Giáo án giảng dạy môn Sinh học 10 (cơ bản)
Ngày soạn: ………………… Ngày dạy: ……………………… Tuần: …… Tiết PPCT: ……
uống nước đường thay vì cho ăn các thức
ăn khác?
HS thảo luận nhóm và trả lời.
• Hoạt động 3: Lipit
(?) Lipit có đặc điểm gì khác với
cabohiđrat ?
HS nghiên cứu sgk
(?) GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học
tập theo nội dung sau
GV gọi HS nhận xét bổ sung
II. Lipit:
1. Đặc điểm chung:
- Có tính kị khí.
- Không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
- Thành phần hoá gọc đa dạng.
2. Cấu tạo và chức năng của lipit:
Cấu tạo Chức năng
Mỡ
Gồm 1 phân tử glixêrôl liên
kết với 3 axit béo(16
-18nguyên tử C).
- Axit béo no: có trong mỡ
ĐV.
- Axit béo không no: có trong

TV, 1 số loài cá.
Dự trữ năng
lượng cho tế
bào.
Phôtpholipi
t
Gồm 1 phân tử glixêrôl liên
kết với 2 axit béo và 1 nhóm
phôtphat.
Tạo nên các loại
màng tế bào.
Stêrôit Chứa các nguyên tử kết vòng.
Cấu tạo nên
màng sinh chất
và 1 số
hoocmôn.
Sắc tố -
Vitamin
Vitamin là phân tử hữu cơ
nhỏ.
Sắc tố Carôtenoit
Tham gia vào
mọi hoạt động
sống của cơ thể
3. Củng cố và dặn dò: <2 phút>
Củng cố:
Câu 1: Bốn đại phân tử hữu cơ quan trọng cấu tạo nên tế bào của cơ thể là:
A. Cacbohiđrat, lipit, prôtein, axit nuclêic. x
B. Cacbohiđrat, pôlisaccarit, axit amin, prôtein.
C. Lipit, axit amin, prôtein, axit amin.

D. Lipit, axit amin, prôtein, axit nuclêic.
Câu 2: Trong các chất hữu cơ sau: Đường đơn, đường đôi, đường đa, tinh bột, cacbohiđrat. Hợp chất hữu cơ
nào là chung cho các hợp chất hữu cơ còn lại ?
A. Đường đôi. B. Đường đa. C. Tinh bột. D. Cacbohiđrat. x
Câu 3: Loại lipit nào có vai trò chính dự trữ năng lượng ?
A. Dầu, mỡ. B. Phôtpholipit, dầu, mỡ. x C. Stêrôit, phôtpholipit.D. Stêrôit, dầu, mỡ.
Câu 4: Vào mùa lạnh hanh, khô, người ta thường bôi kem (sáp) chống nứt da vì:
A. Sáp giúp da thoát hơi nước nhanh. B. Sáp chống thoát hơi nước qua da. X
C. Sáp giúp dự trữ năng lượng. D. Sáp bổ sung nhiều vitamin cho da.
Dặn dò:
- Trả lời các câu hỏi và làm bài tập trong trang 22 - SGK.
V. Rút kinh nghiệm
Tuần , ngày … tháng … năm 20
Tổ trưởng ký duyệt







Giáo viên soạn: Ngô Duy Thanh Trang 8
Giáo án giảng dạy môn Sinh học 10 (cơ bản)
Ngày soạn: ………………… Ngày dạy: ……………………… Tuần: …… Tiết PPCT: ……

Bài 5. PRÔTÊIN
o0o
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:
1. Kiến thức

- HS phân biệt được các mức độ cấu trúc của prôtein và chức năng của các loại prôtein.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát tranh, hình để phát hiện kiến thức.
3. Thái độ
- Giáo dục cho HS ý nghĩa các quá trình biến đổi cấu trúc của prôtein trong tế bào.
II. Chuẩn bị của GV – HS:
o Hình 5.1/trang 24, hình 5.2/trang 26 - SGK.
III. Phương pháp:
o Phương pháp chính: hỏi đáp và thảo luận nhóm.
o Phương pháp xen kẽ: diễn giảng và chứng minh.
IV. Nội dung và tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: <5 phút>
Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh
GV: Trình bày cấu trúc và chức năng các loại lipit và cacbohiđrat trong tế bào.
HS1: Trả lời.
HS2: Nhận xét chung và bổ sung nếu có  đánh giá tham khảo HS1.
GV: Nhận xét chung HS1 - HS2 và đánh giá HS1.
2. Vào bài mới:
A. Mở bài <1 phút>
GV đặt vấn đề:
Các hợp chất hữu cơ trong cơ thể sống thường có cấu tạo rất phức tạp, khối lượng phân tử lớn
và rất đa dạng. Có 4 loại đại phân tử hữu cơ quan trọng cấu tạo nên mọi loại tế bào của cơ thể. Đó là
những loại hợp chất nào?  Trong bài học này chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu một hợp chất hữu cơ
khác: Prôtêin. Prôtein là đại phân tử hữu cơ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sống, prôtein
chiếm khoảng 50% khối lượng khô trong các loại tế bào.
B. Tiến trình bài học <37 phút>:
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài mới
Hoạt động 1: Cấu trúc của prôtein:
(?) Tại sao các loại thịt bò, gà, lợn lại
khác nhau ?

GV treo sơ đồ và HS quan sát nhận xét.
(?) Prôtein có đặc điểm gì ?
HS quan sát sơ đồ -> Thảo luận và trả
lời theo nội dung phiếu học tập
Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác
nhận xét, bổ sung
GV nhận xét và đưa ra nội dung kiến
thức đúng.
I. Cấu trúc của prôtein:
1. Đặc điểm chung:
- Prôtein là đại phân tử hữu cơ có cấu trúc đa dạng nhất
theo nguyên tắc đa phân.
- Đơn phân của prôtein là axit amin(có khoảng 20 loại axit
amin).
- Prôtein đa dạng và đặc thù do số lượng thành phần và trật
tự sắp xếp các axit amin.
Cấu trúc Đặc điểm
Bậc 1
Axit amin liên kết với nhau nhờ liên kết
peptit tạo nên chuỗi pôlipeptit có dạng
mạch thẳng.
Bậc 2
Chuỗi pôlipeptit xoắn lò xo hoặc gấp nếp
nhiều liên kết hiđrô giữa các nhóm peptit
gần nhau.
Bậc 3 Cấu trúc bậc 2 tiếp tục co xoắn tạo nên
câu trúc không gian 3 chiều. Cấu trúc bậc
3 phụ thuộc vào tính chất của nhóm R
Giáo viên soạn: Ngô Duy Thanh Trang 9
Giáo án giảng dạy môn Sinh học 10 (cơ bản)

Ngày soạn: ………………… Ngày dạy: ……………………… Tuần: …… Tiết PPCT: ……
(?) Thế nào là hiện tượng biến tính?
Nguyên nhân gây nên hiện tượng này ?
HS:
(?) Yếu tố nào ảnh hưởng đến cấu trúc
của prôtein ?
HS Quan sát, thảo luận -> trả lời.
(?) Tại sao một số sinh vật sống ở suối
nước nóng 100
0
C mà prôtein không bị
biến tính ?
HS: Prôtein có cấu trúc đặc biệt chịu
nhiệt độ cao.
trong mạch pôlipêptit.
Bậc 4
Prôtein có 2 hay nhiều chuỗi pôlipeptit
khác nhau phối hợp với nhau tạo phức
hợp lớn hơn.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc của prôtein:
- Yếu tố môi trường: Nhiệt độ cao, độ pH… làm phá huỷ
cấu trúc không gian 3 chiều của prôtin, làm cho prôtein
mất chức năng.
- Hiện tượng biến tính: là hiện tượng prôtein bị biến đổi
cấu trúc không gian.
Hoạt động 2: Chức năng của prôtein:
(?) Prôtein có những chức năng gì? Cho
ví dụ ?
HS:
(?) Tại sao chúng ta lại cần ăn prôtein từ

các nguồn thực phẩm khác nhau ?
HS:
Các axit amin không thể thay thế
Triptôphan, mêtiônin, valin, thrêônin,
phenyl alanin, lơxin, izôlơxin, lizin.
II. Chức năng của prôtein:
- Prôtein cấu trúc: cấu tạo nên tế bào và cơ thể.
VD: Côlagen tham gia cấu tạo nên các mô liên kết da.
- Prôtein dự trữ: dự trữ các axit amin.
VD: Prôtein trong sữa, trong các hạt cây…
- Prôtein bảo vệ: bảo vệ cơ thể chống bệnh tật.
VD: kháng thể.
- Prôtein thụ thể: Thu nhận thông tin và trả lời thông tin.
- Prôtein xúc tác cho các phản ứng sinh hoá (Các loại
enzim).
3. Củng cố và dặn dò: <2 phút>
Củng cố:
Câu 1: Đơn phân của prôtein là gì ?
A. Đường đơn. B. Axit amin. x C. Nuclêiôtit. D. Glucôzơ.
Câu 2: Công thức tổng quát của axit amin gồm những nhóm nào sau đây ?
A. Nhóm axit phôtphoric (H
3
PO
4
), Nhóm amin(-NH
2
), gốc R(gốc cacbuahiđrô).
B. Gốc R(gốc cacbuahiđrô), nhóm axit phôtphoric (H
3
PO

4
), nhóm cacboxyl(- COOH).
C. Nhóm amin(-NH
2
), gốc R(gốc cacbuahiđrô), nhóm cacboxyl(- COOH). x
D. Nhóm amin(-NH
2
), nhóm cacboxyl(- COOH), nhóm axit phôtphoric (H
3
PO
4
).
Câu 3: Tính đa dạng của prôtein được quy bởi yếu tố nào ?
A. Sự sắp xếp của 20 loại axit amin khác nhau.
B. Số lượng các a.a khác nhau trong phân tử prôtein.
C. Sự đa dạng của gốc R.
D. Số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các axit amin khác nhau và các bậc cấu trúc không gian
khác nhau trong phân tử prôtein. x
Dặn dò:
- Trả lời các câu hỏi và làm bài tập ở cuối bài - SGK.
V. Rút kinh nghiệm
Tuần , ngày … tháng … năm 20
Tổ trưởng ký duyệt











Giáo viên soạn: Ngô Duy Thanh Trang 10
Giáo án giảng dạy môn Sinh học 10 (cơ bản)
Ngày soạn: ………………… Ngày dạy: ……………………… Tuần: …… Tiết PPCT: ……


Bài 6. AXIT NUCLÊIC
o0o
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:
1. Kiến thức
- HS nắm được thành phần hoá học, cấu trúc và chức năng của ADN và ARN.
2. Kỹ năng
- So sánh được cấu trúc và chức năng của ADN và ARN.
3. Thái độ
- Giáo dục cho HS ý nghĩa về cơ sở di truyền của các tế bào và sự di truyển của cơ thể sinh vật.
II. Chuẩn bị của GV – HS:
o Hình 6.1/trang 27, hình 6.2/trang 28 - SGK.
III. Phương pháp:
o Phương pháp chính: hỏi đáp và thảo luận nhóm.
o Phương pháp xen kẽ: diễn giảng và chứng minh.
IV. Nội dung và tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: <5 phút>
Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh
GV: Trình bày đặc điểm và cấu trúc bậc của prôtein ?
Prôtein có những chức năng gì ? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến cấu trúc của prôtein ?
HS1: Trả lời.
HS2: Nhận xét chung và bổ sung nếu có  đánh giá tham khảo HS1.

GV: Nhận xét chung HS1 - HS2 và đánh giá HS1.
2. Vào bài mới:
A. Mở bài <1 phút>
GV đặt vấn đề:
Các hợp chất hữu cơ trong cơ thể sống thường có cấu tạo rất phức tạp, khối lượng phân tử lớn
và rất đa dạng. Có 4 loại đại phân tử hữu cơ quan trọng cấu tạo nên mọi loại tế bào của cơ thể. Đó là
những loại hợp chất nào?  Trong bài học này chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu một hợp chất hữu cơ
khác: Axit nuclêic.
B. Tiến trình bài học <37 phút>:
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài mới
Hoạt động 1
Axit nuclêic có 2 loại:
Axit Đêôxiribônuclêic(ADN)
Axit ribônulêic (ARN)
GV giới thiệu mô hình cấu trúc hoá học của
ADN và ARN
HS quan sát và so sánh cấu trúc của ADN và
ARN ?
(?) Đặc điểm nào sau đây chung cho cả ADN
và ARN ?
A. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân
là các nuclêôtit.
B. Đều được cấu tạo từ các chuỗi pôlynuclêôtit.
C. Đều chứa các liên kết hiđrô.
D. Đều là những chuỗi xoắn kép.
(?) Đơn phân của ADN và ARN giống nhau ở
thành phần nào ?
I. Axit đêôxiribônuclêic(ADN) và
Axit ribônuclêic(ARN)
1. Cấu trúc hoá học của ADN và ARN:

ADN ARN
- ADN được cấu tạo theo
nguyên tắc đa phân, gồm
nhiều đơn phân là
nuclêôtit.
- Cấu tạo của một
nuclêôtit:
-> Đường
pentôzơ(C
5
H
10
O
4
)
-> Nhóm
phôtphat(H3PO
4
)
-> Một trong 4 loại bazơ
nitơ(A, T, G, X)
- Các nuclêôtit liên kết
với nhau theo một chiều
- Cấu tạo theo nguyên tắc
đa phân. Đơn phân là các
ribônuclêôtit
- Cấu tạo của một
ribônuclêôtit:
-> Đường ribôzơ
(C

5
H
10
O
5
)
-> Nhóm
phôtphat(H
3
PO
4
)
-> Một trong 4 loại bazơ
nitơ(A, U, G, X)
- Các nuclêôtit liên kết
với nhau theo một chiều
xác định( 3’ - 5’) tạo
Giáo viên soạn: Ngô Duy Thanh Trang 11
Giáo án giảng dạy môn Sinh học 10 (cơ bản)
Ngày soạn: ………………… Ngày dạy: ……………………… Tuần: …… Tiết PPCT: ……
A. Axit phôtphoric
B. Đường, bazơ nitơ.
C. Bazơ nitơ, Axit phôtphoric.
D. Bazơ nitơ.
HS thảo luận và trả lời.
(?) Trong các đáp án trên đơn phân của ADN
và ARN khác nhau điểm nào ?
HS: Đường và bazơ nitơ.
(?) Vì sao chỉ có 4 loại nuclêôtit mà tạo ra vô số
các ADN khác nhau.

HS: Do số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp
của các nu.
(?) Trong phân tử ADN 2 mạch pôlinuclêôtit
liên kết với nhau theo nguyên tắc:
A. Bán bảo toàn.
B. Khuôn mẫu.
C. Bảo toàn.
D. Bổ sung.
xác định( 3’ - 5’) tạo
thành chuỗi pôlinuclêôtit.
- 2 chuỗi pôlinuclêôtit
liên kết với nhau bằng
các liên kết hiđrô:
+ A - T bằng 2 liên kết
hiđrô.
+ G - X bằng 3 liên kết
hiđrô.
- Trên mỗi mạch có các
liên kết hoá trị giữa
đường và axit phôphoric.
thành chuỗi
pôlyribônuclêôtit.
- Chuỗi pôlyribônuclêôtit
có các liên kết hoá trị
giữa đường và axit
phôtphoric.
Hoạt động 2: So sánh cấu trúc của AND và
ARN
GV hướng dẫn cho HS quan sát mô hình cấu
trúc không gian của ADN.

(?) Qua mô hình trên hãy mô tả cấu trúc không
gian của ADN?
HS:
1A
0
= 10
-2
nm = 10
-4

m
µ
= 10
-7
mm
(?) ADN được cấu tạo từ 2 mạch đơn theo
nguyên tắc bổ sung. Nếu chỉ tính riêng cấu tạo
này thì chức năng tương ứng của ADN là gì ?
HS: Làm khuôn mẫu để tổng hợp ARN.
(?) TTDT trong ADN được truyền qua các thế
hệ tế bào bằng cách nào ?
HS: Nhờ cơ chế sao mã và giải mã.
2. Cấu trúc không gian của ADN và ARN:
ADN ARN
- ADN có 2 chuỗi
pôlinuclêôtit xoắn kép
song song quanh trục,
tạo nên xoắn kép đều và
giống 1 cái cầu thang
xoắn.

- Mỗi bậc thang là một
cặp bazơ, tay thang là
phân tử đường và axit
phôtphoric.
- Khoảng cách giữa 2
cặp bazơ là 3,4 A
0
.
- Mỗi chu kì xoắn gồm
10 cặp nuclêôtit,
- Đường kính vòng xoắn
là 20A
0
Gồm một mạch
pôlyribônuclêôtit.
gồm có 3 loại
ribônuclêôtit(mARN,
tARN, rARN)
Hoạt động 3: Soa sánh cấu trúc và chức năng
các loại ARN
Hãy thảo luận cấu trúc và chức năng của từng
loại ARN ?.
HS thảo luận nhóm và đưa ra kết quả thảo luận
của nhóm.
(?) Phân tử ARN nào không có liên kết
hiđrô ?
A. tARN, rARN.
B. rARN, mARN.
C. mARN.
D. rARN

3. Chức năng của ADN:
- Mang, bảo quản, và truyền đạt thông tin di truyền.
- Làm khuôn để tổng hợp ARN.
ADN ARN Prôtein Tính trạng
Tự sao
II. Cấu trúc và chức năng của các loại ARN:
Loại ARN Cấu trúc Chức năng
ARN thông
tin
(mARN)
Dạng mạch thẳng gồm
một chuỗi
pôlyribônuclêôtit.
Truyền thông
tin di truyền
từ ADN đến
ribôxôm.
ARN vận
chuyển
(tARN)
Có cấu trúc với 3 thuỳ,
1 thuỳ mang bộ 3 đối
mã, 1 đầu đối diện là
vị trí gắn kết a.a 
giúp liên kết với
Vận chuyển
a.a đến
ribôxôm để
tổng hợp
prôtein.

Giáo viên soạn: Ngô Duy Thanh Trang 12
Giáo án giảng dạy môn Sinh học 10 (cơ bản)
Ngày soạn: ………………… Ngày dạy: ……………………… Tuần: …… Tiết PPCT: ……
mARN và ribôxôm.
ARN
ribôxôm
(rARN)
Chỉ có một mạch,
nhiều vùng các nu liên
kết bổ sung với nhau
tạo nên các vùng xoắn
cục bộ.
Cùng prôtein
tạo nên
ribôxôm.
Là nơi tổng
hợp prôtein.
3. Củng cố và dặn dò: <2 phút>
Củng cố:
Câu 1: Đơn phân của axit nuclêic là:
A. Nuclêôtit. x B. Axit phôtphoric. C. Phôtphođieste D. đường C
5
H
10
O
5
.
Câu 2: Trong phân tử ADN có các loại nuclêôtit nào ?
A. A, T, G, U. B. A, G, U, X. C. A, T, G, X. x D. G, T, X,
U.

Câu 3: AND vừa đa dạng vừa đặc thù là do:
A. AND được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
B. AND có bậc cấu trúc không gian khác nhau.
C. Số lượng các nuclêôtit khác nhau.
D. Số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các nuclêôtit khác nhau. x
Câu 4: ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nuclêôtit. Nếu chỉ tính riêng
cấu tạo này thì chức năng tương ứng của ADN là:
A. Mang thông tin di truyền. x
B. Bảo quản thông tin di truyền.
C. Truyền đạt thông tin di truyền.
D. Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
Dặn dò:
- Trả lời các câu hỏi và làm bài tập ở cuối bài - SGK.
V. Rút kinh nghiệm






















Tuần , ngày … tháng … năm 20
Tổ trưởng ký duyệt


Giáo viên soạn: Ngô Duy Thanh Trang 13
Giáo án giảng dạy môn Sinh học 10 (cơ bản)
Ngày soạn: ………………… Ngày dạy: ……………………… Tuần: …… Tiết PPCT: ……





Bài 7. TẾ BÀO NHÂN SƠ
o0o
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:
1. Kiến thức
- HS sinh nắm và nêu được các đặc điểm của tế bào nhân sơ. Trình bày được cấu trúc và chức năng
của các bộ phận cấu tạo nên tế bào vi khuẩn.
2. Kỹ năng
- HS phân tích và so sánh đặc diểm cơ bản của tế bào nhân sơ.
3. Thái độ
- HS biết được ý nghĩa của sự biến đổi cấu tạo ở cơ thể phù hợp với chức năng và điều kiện môi
trường.
II. Chuẩn bị của GV – HS:

o Hình 7.1/trang 32, hình 7.2/trang 32 - SGK.
III. Phương pháp:
o Phương pháp chính: hỏi đáp và thảo luận nhóm.
o Phương pháp xen kẽ: diễn giảng và chứng minh.
IV. Nội dung và tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: <5 phút>
Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh
GV: Phân biệt cấu trúc của ADN và ARN.
HS1: Trả lời.
HS2: Nhận xét chung và bổ sung nếu có  đánh giá tham khảo HS1.
GV: Nhận xét chung HS1 - HS2 và đánh giá HS1.
2. Vào bài mới:
A. Mở bài <1 phút>
GV đặt vấn đề:
Mọi sinh vật đều được tạo nên ra từ tế bào. Thế giới sống được cấu tạo từ 2 loại tế bào (Tế bào
nhân sơ và tế bào nhân thực).
B. Tiến trình bài học <37 phút>:
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài mới
• Hoạt động 1:
Đặc điểm chung của tế bào nhân

(?) Tế bào gồm những thành phần nào?
HS: nghiên cứu SGK - thảo luận và phát biểu
(?) Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ có những lợi
ích gì?
HS: nghiên cứu SGK - thảo luận và phát biểu
(?) Cấu tạo tế bào nhân sơ gồm những thành phần
nào?
HS: nghiên cứu SGK - thảo luận và phát biểu
I. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ:

- Chưa có nhân hoàn chỉnh.
- Tế bào chất không có hệ thống nội màng.
Kích thước nhỏ (1/10 kích thước tế bào nhân
thực).
- Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ có lợi:
+ Tỉ lệ S/V lớn thì tốc độ trao đổi chất với môi
trường diễn ra nhanh.
+ Tế bào sinh trưởng nhanh, khả năng phân chia
mạnh, số lượng tế bào tăng nhanh.
• Hoạt động 2:
Tìm hiểu cấu tạo tế bào nhân sơ
(?) Thành tế bào có cấu tạo như thế nào và có vai
II. Cấu tạo tế bào nhân sơ:
1. Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi:
a. Thành tế bào:
- Thành phần hoá học cấu tạo nên thành tế bào là
Giáo viên soạn: Ngô Duy Thanh Trang 14
Giáo án giảng dạy môn Sinh học 10 (cơ bản)
Ngày soạn: ………………… Ngày dạy: ……………………… Tuần: …… Tiết PPCT: ……
trò gì?
HS: nghiên cứu SGK - thảo luận và phát biểu
(?) Tại sao cùng là vi khuẩn nhưng phải dùng loại
thuốc kháng sinh khác nhau?
HS: so sánh đặc điểm của 2 loại vi khuẩn?
(?) Màng sinh chất ở tế bào nhân sơ có đặc điểm
gì?
HS: nghiên cứu SGK - thảo luận và phát biểu
(?) Lông và roi có chức năng gì?
HS: nghiên cứu SGK - thảo luận và phát biểu


(?) Tế bào chất có cấu tạo và chức năng như thế
nào?
HS: nghiên cứu SGK - thảo luận và phát biểu
(?) Tại sao gọi là vùng nhân?
HS: nghiên cứu SGK - thảo luận và phát biểu
peptiđôglican (Cấu tạo từ các chuỗi cacbohiđrat
liên kết với nhau bằng các đoạn pôlipêptit ngắn).
- Vai trò: quy định hình dạng của tế bào.
Vi khuẩn được chia làm 2 loại:
+ VK Gram dương: có màu tím, thành dày.
+ VK Gram âm: có màu đỏ, thành mỏng.
 Sử dụng thuốc kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt
các loại vi khuẩn gây bệnh.
b. Màng sinh chất:
- Cấu tạo từ phôtpholipit 2 lớp và prôtein.
- Có chức năng trao đổi chất và bảo vệ tế bào.
c. Lông và roi:
- Roi (Tiên mao) cấu tạo từ prôtein có tính kháng
nguyên giúp vi khuẩn di chuyển.
Lông: giúp vi khuẩn bám chặt trên mặt tế bào
người.
2. Tế bào chất: gồm
- Bào tương (dạng keo bán lỏng) không có hệ
thống nội màng, các bào quan không có màng
bọc.
- Ribôxôm (Cấu tạo từ prôtein và rARN) không
có màng, kích thước nhỏ, là nơi tổng hợp prôtein.
3. Vùng nhân:
- Không có màng bao bọc.
- Chỉ chứa 1 phân tử ADN dạng vòng.

Một số vi khuẩn có ADN dạng vòng nhỏ khác là
plasmit và không quan trọng.
3. Củng cố và dặn dò: <2 phút>
Củng cố:
Câu 1: Tất cả các loại tế bào đều được cấu tạo 3 thành phần là:
A. Màng sinh chất, chất tế bào, vùng nhân hoặc nhân. x
B. Màng sinh chất, vùng nhân hoặc nhân, NST.
C. Màng sinh chất, chất tế bào, các bào quan.
D. Chất tế bào, vùng nhân hoặc nhân, NST.
Câu 2: Tế bào nhân sơ có đặc điểm nổi bậc gì ?
A. Kích thước nhỏ, chưa có nhân hoàn chỉnh, vùng nhân chứa ADN kết hợp với prôtein
và histôn.
B. Kích thước nhỏ, không có màng nhân, có ribôxôm nhưng không có các bào quan
khác. x
C. Kích thước nhỏ, chưa có nhân hoàn chỉnh không có ribôxôm.
D. Kích thước nhỏ, không có màng nhân, không có các bào quan.
Câu 3: Màng sinh chất của vi khuẩn được cấu tạo từ 2 lớp:
A. Phôtpholipit và ribôxôm. C. Ribôxôm và peptiđôglican.
B. Peptiđôglican và prôtein. D. Phôtpholipit và prôtein. x
Câu 4: Vi khuẩn có cấu tạo đơn giản và kích thước cơ thể nhỏ sẽ có ưu thế:
A. Hạn chế được sự tấn công của tế bào bạch cầu.
B. Dễ phát tán và phân bố rộng.
C. Trao đổi chất mạnh và có tốc độ phân chia nhanh. x
D. Thích hợp với đời sống kí sinh.
Dặn dò:
- Trả lời các câu hỏi và làm bài tập ở cuối bài - SGK.
V. Rút kinh nghiệm
Tuần , ngày … tháng … năm 20
Tổ trưởng ký duyệt


Giáo viên soạn: Ngô Duy Thanh Trang 15
Giáo án giảng dạy môn Sinh học 10 (cơ bản)
Ngày soạn: ………………… Ngày dạy: ……………………… Tuần: …… Tiết PPCT: ……








Bài 8. TẾ BÀO NHÂN THỰC
o0o
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:
1. Kiến thức
- HS nắm được đặc điểm chung của tế bào nhân thực, nêu được đặc điểm cấu trúc và chức năng của
tế bào nhân thực.
2. Kỹ năng
- HS so sánh, phân tích được đặc điểm cấu tạo tạo và chức năng giữa tế bào nhân thực và tế bào
nhân sơ.
3. Thái độ
- HS biết được sự phân hoá về cấu tạo và chuyên hoá về chức năng của tế bào nhân thực.
II. Chuẩn bị của GV – HS:
o Hình 8.1/trang 36, hình 8.2/trang 38 - SGK.
III. Phương pháp:
o Phương pháp chính: hỏi đáp và thảo luận nhóm.
o Phương pháp xen kẽ: diễn giảng và chứng minh.
IV. Nội dung và tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: <5 phút>

Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh
GV: Trình bày cấu tạo của tế bào nhân sơ. Tế bào vi khuẩn có kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản
đem lại cho chúng ưu thế gì?
HS1: Trả lời.
HS2: Nhận xét chung và bổ sung nếu có  đánh giá tham khảo HS1.
GV: Nhận xét chung HS1 - HS2 và đánh giá HS1.
2. Vào bài mới:
A. Mở bài <1 phút>
GV đặt vấn đề:
Điểm khác biệt về cấu trúc giữa tế bào nhân thưc với tế bào nhân sơ là ở những đặc điểm nào?
B. Tiến trình bài học <37 phút>:
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài mới
• Hoạt động 1: Đặc điểm của tế bào
nhân thực:
GV: Tế bào nhân thực là loại tế bào có nhân
chính thứcvà vật chất di truyền được bao bọc
bởi màng nhân…
(?) Hãy quan sát hình vẽ sgk và so sánh đặc
điểm tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ.
I. Đặc điêm chung của tế bào nhân thực:
- Kích thước lớn, cấu trúc phức tạp.
- Có nhân và màng nhân bao bọc.
- Có hệ thống màng chia tế bào chất thành các xoang riêng biệt.
- Các bào quan đều có màng bao bọc.
• Hoạt động 2: Cấu trúc và chức
năng của nhân và ribôxôm:
HS nghiên cứu sgk.
(?) Nhân tế bào có cẩutúc như thế nào ?
HS: trả lời.
(?) Dựa vào cấu trúc nhân có chức năng gì ?

II. Nhân tế bào và ribôxôm:
1. Nhân tế bào:
a. Cấu trúc:
- Chủ yếu có hình cầu, đường kính 5micrômet.
- Phía ngoài là màng bao bọc(màng kép giống màng sinh chất)
dày 6 - 9 micrômet. Trên màng có các lỗ nhân.
Giáo viên soạn: Ngô Duy Thanh Trang 16
Giáo án giảng dạy môn Sinh học 10 (cơ bản)
Ngày soạn: ………………… Ngày dạy: ……………………… Tuần: …… Tiết PPCT: ……
GV nêu thí nghiệm sgk  Con ếch con được
tạo ra có đặc điểm của loài nào ?
GV: Qua thí nghiệm này có thể chứng minh
được điều gì ?
HS: Con ếch có đặc điểm của loài B 
chứng minh được chức năng của nhân tế
bào.
GV: Hãy quan sat về cấu trúc của ribôxôm
 gồm có những thành phần nào ?
- Bên trong là dịch nhân chứa chất nhiễm sắc(ADN liên kết với
prôtein) và nhân con.
b. Chức năng:
- Là nơi chứa đựng thông tin di truyền.
- Điều khiển mọi hoạt động của tế bào, thông qua sự điểu khiển
sinh tổng hợp prôtein.
2. Ribôxôm:
a. Cấu trúc:
- Ribôxôm không có màng bao bọc.
- Gồm 1 số loại rARN và prôtein. Số lượng nhiều.
b. Chức năng: Chuyên tổng hợp prôtein của tế bào.
• Hoạt động 3: Cấu trúc và chức

năng của Lưới nội chất:
(?) Hãy quan sát và so sánh cấu trúc và chức
năng của lưới nội chất hạt và lưới nội chất
trơn ?
HS thảo luận nhóm và đưa ra ý kiến chung
của nhóm.
III. Lưới nội chất:
Lưới nội chất hạt Lưới nội chất trơn
Cấu
trúc
Là hệ thống xoang dẹp nối
với màng nhân ở 1 đầu và
lưới nội chất hạt ở đầu kia.
Trên mặt ngoài của xoang
có đính nhiều hạt ribôxôm.
Là hệ thống xoang hình
ống, nối tiếp lưới nội chất
hạt. Bề mặt có nhiều
enzim không có hạt
ribôxôm bám ở bề mặt.
Chức
năng
- Tổng hợp prôtein tiết ra
khỏi tế bào cũng như các
prôtein cấu tạo nên màng
TB, prôtein dự trữ, prôtein
kháng thể.
- Hình thành các túi mang
để vận chuyển prôtein mới
được tổng hợp.

- Tổng hợp lipit, chuyển
hoá đường, phân huỷ chất
độc đối với cơ thể.
- Điều hoà trao đổi chất,
co duỗi cơ.
• Hoạt động 4: Cấu trúc và chức
năng của Bộ máy Gôngi:
(?) Hãy quan sát hình vẽ và cho biết Bộ máy
Gôngi có cấu tạo như thế nào ?
HS: trả lời.
(?) Dựa vào cấu trúc hãy cho biết Gôngi có
chức năng gì ?
HS: trả lời.
IV. Bộ máy Gôngi:
1. Cấu trúc: Là một chồng túi màng dẹp xếp cạnh nhau nhưng
tách biệt nhau.
2. Chức năng:
- Là hệ thống phân phối các sản phẩm của tế bào.
- Tổng hợp hoocmôn, tạo các túi mang mới.
- Thu nhận một số chất mới được tổng hợp(prôtein, lipit.
Gluxit…) Lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh rồi đóng gói và
chuyển đến các nơi cần thiết của tế bào hay tiết ra ngoài tế bào.
- ở TBTV: bộ máy Gôngi là nơi tổng hợp các phân tử pôlisâccrit
cấu trúc nên thành tế bào.
3. Củng cố và dặn dò: <2 phút>
Củng cố:
Câu 1: Sinh vật nào sau đây có tế bào nhân thực ?
A. Thực vật, động vật, nấm. x C. Thực vật, vi khuẩn.
B. Động vật, nấm, vi khuẩn. D. Nấm, vi khuẩn.
Câu 2: Màng nhân của tế bào nhân chuẩn gồm màng ngoài và màng trong, mỗi màng dày:

A. 6 - 9nm. x B. 9 - 50nm. C. 50 - 80nm. D. 80 - 100nm
Câu 3: Lỗ nhân trên màng nhân của tế bào nhân chuẩn được cấu tạo và che kín bởi:
A. Các enzim. B. Prôtein. x C. Nhiễm sắc thể. D. Chất tế bào.
Câu 4: Thành phần hoá học chủ yếu của ribôxôm là gì ?
A. rARN và prôtein. x C. mARN và prôtein.
B. tARN và prôtein. D. Prôtein.
Dặn dò:
- Trả lời các câu hỏi và làm bài tập ở cuối bài - SGK.
V. Rút kinh nghiệm




Giáo viên soạn: Ngô Duy Thanh Trang 17
Giáo án giảng dạy môn Sinh học 10 (cơ bản)
Ngày soạn: ………………… Ngày dạy: ……………………… Tuần: …… Tiết PPCT: ……



Tuần , ngày … tháng … năm 20
Tổ trưởng ký duyệt





Bài 9 - 10. TẾ BÀO NHÂN THỰC (tiếp theo)
o0o
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:

1. Kiến thức
- HS mô tả được cấu trúc và chức năng của ti thể, lạp thể, lizôxôm và không bào.
- HS nắm được cấu trúc và chức năng của khung xương tế bào, màng sinh chất và thành tế bào.
2. Kỹ năng
- HS phân biệt được cấu trúc của các bào quan phù hợp với chức năng của chúng.
3. Thái độ
- HS biết được sự phân hoá về cấu tạo và chuyên hoá về chức năng của tế bào nhân thực.
II. Chuẩn bị của GV – HS:
o Hình 9.1/trang 40, hình 9.2/trang 41, hình 10.1/trang 44 và hình 10.2/trang 45 - SGK.
o Một số hình ảnh liên quan khác.
o Máy tính và máy chiếu projector.
III. Phương pháp:
o Phương pháp chính: hỏi đáp và thảo luận nhóm.
o Phương pháp xen kẽ: diễn giảng và chứng minh.
IV. Nội dung và tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: <5 phút>
Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh
GV: Tế bào nhân thực có đặc điểm gì khác so với tế bào nhân sơ? Trình bày cấu trúc và
chức năng của nhân, mạng lưới nội chất?
HS1: Trả lời.
HS2: Nhận xét chung và bổ sung nếu có  đánh giá tham khảo HS1.
GV: Nhận xét chung HS1 - HS2 và đánh giá HS1.
2. Vào bài mới:
A. Mở bài <1 phút>
GV đặt vấn đề:
Các bào quan khác của tế bào nhân thực có cấu tạo và chức năng như thế nào?
B. Tiến trình bài học <37 phút>:
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài mới
GV cho HS quan sát tranh vẽ
(?) Hãy mô tả cấu trúc của ti thể ?

HS: trả lời.
(?) Diện tích bề mặt của 2 lớp màng ti thể có đặc
điểm gì khác nhau ?
HS: Màng trong có diện tích lớn hơn vì có enzim
liên quan đến các phản ứng sinh hoá của tế bào.
V. Ti thể:
1. Câu trúc:
Ti thể có 2 lớp màng bao bọc:
- Màng ngoài trơn không gấp khúc.
- Màng tronggấp nếp tạo thành các mào ăn sâu vào
chất nền, trên đó có các enzim hô hấp.
- Bên trong chất nền có chứa AND và ribôxôm.
Giáo viên soạn: Ngô Duy Thanh Trang 18
Giáo án giảng dạy môn Sinh học 10 (cơ bản)
Ngày soạn: ………………… Ngày dạy: ……………………… Tuần: …… Tiết PPCT: ……
GV: Tế bào gan ở người có khoảng 2500 ti thể,
Tê bào cơ ngực của các loài chim bay cao bay xa
có khoảng 2800 ti thể.
(?) Tại sao ở các cơ quan này lại có số lượng ti
thể nhiều ? Ti thể có chức năng gì ?
2. Chức năng:
Cung cấp năng lượng chủ yếu của tế bào dưới
dạng ATP.
(?) Tại sao lá cây lại có màu xanh ? Liên quan
đến chức năng gì ?
HS: Vì có chứa chất diệp lục.
(?) Lục lạp có cấu trúc như thế nào ?
HS: quan sat hình vẽ và thông tin sgk -> trả lời.
(?) Lục lạp có chức năng gì ?
Làm thế để biết lục lạp có chức năng quang hợp?

HS: trả lời
VI. Lục lạp (chỉ có ở thực vật):
1. Cấu trúc:
- Phía ngoài có 2 lớp màng bao bọc.
- Phía trong: +Chất nền không màu có chứa AND
và ribôxôm.
+ Hệ túi dẹt gọi là tilacoit -> Màng tilacôit có
chứa chất diệp lục và enzim quang hợp. Các
tilacôit xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi
là Grana. Các Grana nối với nhau bằng hệ thống
màng.
2. Chức năng:
- Có khả năng chuyển hoá năng lượng ánh sáng
mặt trời thành năng lượng hoá học
- Là nơi thực hiện chức năng quang hợp của tế bào
thực vật.
(?) Không bào có cấu trúc như thế nào ?
HS: trả lời.
(?) So sánh không bào ở TBTV và TBĐV ?
HS: quan sát hình vẽ và so sánh.
(?) Không bào có chức năng gì ?
HS: trả lời.
(?) Lizôxôm có cấu trúc và chức năng gì ?
HS: TB bạch cầu có chức năng thực bào.
VII. Một số bào quan khác:
1. Không bào:
- Cấu trúc: Phía ngoài có một lớp màng bao bọc.
Trong là dịch bào chứa chất hữa cơ và ion khoáng
tạo nên áp suất thẩm thấu.
- Chức năng: tuỳ từng loại tế bào và tuỳ loài.

+ Dự trữ chất dinh dưỡng, chứa chất phế thải.
+ Giúp tế bào hút nước, chứa sắc tố thu hút côn
trùng(TBTV).
+ ở ĐV nguyên sinh có khong bào tiêu hoá và
không bào co bóp phát triển.
2. Lizôxôm:
- Cấu trúc: Có dạng túi nhỏ, cso 1 lớp màng bao
bọc, chứa enzim thuỷ phân.
- Chức năng: Phân huỷ tế bào già, tế bào bị tổn
thương không có khả năng phục hồi, bào quan già.
Góp phần tiêu hoá nội bào.
GV: Khung xương tế bào là cấu trúc chỉ có ở tế
bào nhân thực.
(?) Hãy quan sát hình vẽ và cho biết khung
xương tế bào có cấu trúc như thê nào ?
HS: gồm hệ thống vi ống, vi sợi…
(?) Dựa vào cấu trúc thì khung xương tế bào có
chức năng gì ?
Nếu tế bào không có khung xương thì sẽ như thế
nào?
VIII. Khung xương tế bào:
1. Cấu trúc: gồm prôtein, hệ thống vi ống, vi sợi
và sợi trung gian.
- Vi ống là những ống hình trụ dài.
- Vi sợi là sợi dì mảnh.
2. Chức năng:
- Là giá đỡ cơ học cho tế bào.
- Tạo hình dạng của tế bào.
- Neo giữ các bào quan và giúp tế bào di chuyển.
(?) Quan sát hình vẽ sgk và cho biết màng sinh

chất cấu tạo gồm những thành phần nào ?
HS: thảo luận nhóm.
Hs: Prôtein có thể dịch chuyển trong phạm vi 2
lớp lipit. Prôtein xuyên màng tạo kênh dẫn một số
chất vào, ra khỏi tế bào.
IX. Màng sinh chất (Màng tế bào)
1. Cấu trúc:
- Màng sinh chất có cấu trúc khảm động, dày
khoảng 9nm gồm phôtpholipit và prôtein
- Phôtpholipit luôn quay 2 đuôi kị nước và nhau, 2
đầu ưa nước quay ra ngoài. Phân tử phôpholipit
của 2 lớp màng liên kết với nhau bằng liên kết yếu
Giáo viên soạn: Ngô Duy Thanh Trang 19
Giáo án giảng dạy môn Sinh học 10 (cơ bản)
Ngày soạn: ………………… Ngày dạy: ……………………… Tuần: …… Tiết PPCT: ……
(?) Dựa vào cấu trúc hãy cho biết màng sinh chất
có chức năng gì ?
HS: trả lời.
(?) Tại sao khi ghép mô cơ thể có thể nhận biết tế
bào lạ và đào thải?
nên dễ dàng di chuyển.
- Prôtein gồm prôtein xuyên màng và prôtein bán
thấm.
- Các phân tử colesterôn xen kẽ trong lớp
phôtpholipit.
- Các lipôprôtein và glicôprôtein làm nhiệm vụ
như giác quan, kênh, dấu chuẩn nhận biết đặc
trưng cho từng loại tế bào.
2. Chức năng:
- TĐC với môi trường có tính chọn lọc nên màng

có tính bán thấm.
- Thu nhận thông tin lí hoá học từ bên ngoài(nhờ
các thụ thể) và đưa ra đáp ứng kịp thời.
- Nhờ glicôprôtein để tế bào nhận biết tế bào lạ.
(?) Hãy phân biệt thành tế bào thực vật và tế bào
động vật ?
HS: trả lời.
(?) Chất nền nằm ở vị trí nào ? Chất nền có cấu
trúc và chứ năng gì ?
HS: trả lời.
X. Các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất:
1. Thành tế bào:
Quy định hình dạng tế bào và có chức năng bảo vệ
tế bào.
- TBTV: Xenlulôzơ.
- TB nấm: Kitin.
- TB vi khuẩn: peptiđoglican.
2. Chất nền ngoại bào:
- Cấu trúc: gồm glicôprôtein, chất vô cơ và chất
hữu cơ.
- Chức năng: Ghép các tế bào liên kết với nhau tạo
nên các mô nhất định và giúp tế bào thu nhận
thông tin.
3. Củng cố và dặn dò: <2 phút>
Củng cố:
Nêu hệ thống cấu hỏi  yêu cầu học sinh trả lời các nội dung liên quan đến một số bào quan vừa
học.
Dặn dò:
- Trả lời các câu hỏi và làm bài tập ở cuối bài - SGK.
V. Rút kinh nghiệm




















Giáo viên soạn: Ngô Duy Thanh Trang 20
Giáo án giảng dạy môn Sinh học 10 (cơ bản)
Ngày soạn: ………………… Ngày dạy: ……………………… Tuần: …… Tiết PPCT: ……


Tuần , ngày … tháng … năm 20
Tổ trưởng ký duyệt








Bài 11. VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT
o0o
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:
1. Kiến thức
- HS sinh nắm được và trình bày đựơc các kiểu vận chuyển các chất qua màng tế bào và hiện tượng
nhập bào và xuất bào.
2. Kỹ năng
- HS phân biệt được kiểu vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động, hiện tượng nhập bào và
xuất bào.
II. Chuẩn bị của GV – HS:
o Hình 11.1/trang 47, hình 11.2/trang 49, hình 11.3/trang 50 - SGK.
III. Phương pháp:
o Phương pháp chính: hỏi đáp và thảo luận nhóm.
o Phương pháp xen kẽ: diễn giảng và chứng minh.
IV. Nội dung và tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: <5 phút>
Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh
GV: Trình bày cấu trúc và chức năng của màng sinh chất.
HS1: Trả lời.
HS2: Nhận xét chung và bổ sung nếu có  đánh giá tham khảo HS1.
GV: Nhận xét chung HS1 - HS2 và đánh giá HS1.
2. Vào bài mới:
A. Mở bài <1 phút>
GV đặt vấn đề:
Tế bào thường xuyên trao đổi chất với môi trường. Các chất ra vào tế bào đều phải được đi qua
màng sinh chất theo cách này hay cách khác. Vậy, sự vận chuyển các chất ra vào tế bào được thực hiện

bằng những cách nào?
B. Tiến trình bài học <37 phút>:
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài mới
• Hoạt động 1: Vận chuyển thụ động
GV: TB thường xuyên trao đổi chất với môi
trường, các chất vào ra TB phải qua màng sinh
chất …
GV trình bày thí nghiệm về sự vận chuyển thụ
động của các chất qua màng tế bào da ếch.
HS: quan sát hiện tượng và nhận xét
(?) Thế nào là hiện tượng khuếch tán?
HS:
(?) Các chất được vận chuyển qua màng bằng cách
I. Vận chuyển thụ động:
1. Khái niệm: Vận chuyển thụ động là vận
chuyển các chất qua màng sinh chất mà không
cần tiêu tốn năng lượng.
Nguyên lí vận chuyển thụ động là sự khuếch tán
của các chất từ nơi có nồng độ cao dến nơi có
nồng độ thấp.
a. Thẩm thấu: Nước từ nơi có nồng độ thấp
đến nơi có nồng độ cao.
b. Thẩm tách: các chất hoà tan từ nơi có nồng
Giáo viên soạn: Ngô Duy Thanh Trang 21
Giáo án giảng dạy môn Sinh học 10 (cơ bản)
Ngày soạn: ………………… Ngày dạy: ……………………… Tuần: …… Tiết PPCT: ……
nào ?
HS: nghiên cứu thông tin sgk, thảo luận và trả lời.
(?) Tốc độ khuếch tán của các chất phụ thuộc vào
yếu tố nào ?

HS:
Các tế bào trong cơ thể có nhiệt độ tương đương
nhau nên không chịu tác động của nhiệt độ.
GV: Trong thực tế có một số chất (urê) trong nước
tiểu cao gấp 10 lần trong máu nhưng vẫn không
vận chuyển từ thận vào máu, mag có sự vận
chuyển ngược lại.
độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
2. Các kiểu vận chuyển qua màng:
- Khuếch tán trực tiếp qua lớp phôtpholipit kép
gồm các chất không phân cực và các chất cóc
kích thước nhỏ như CO
2
, O
2

- Khuếch tán qua kênh prôtein xuyên màng gồm
các chất phân cực có lích thước lớn(Gluxit).
- Khuếch tán qua kênh prôtein đặc hiệu theo cơ
chế thẩm thấu(các phân tử nước).
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ khuếch tán
qua màng:
- Nhiệt độ môi trường:
- Sự chênh lệch nồng độ các chất trong và ngoài
màng.
* Một số laọi môi trường:
- Ưu trương: nồng độ chất tan ngoài tế bào cao
hơn trong tế bào.
Đẳng trương: nồng độ chất tan ngoài tế bào và
trong tế bào bằng nhau.

Nhược trương; nồng độ chất tan ngoài tế bào thấp
hơn trong tế bào.
• Hoạt động 2: Vận chuyển chủ động
(?) Quá trình vận chuyển chủ động cần điều kiện
gì ? Thế nào là vận chuyển chủ động ?
HS: là quá trình cần tiêu tốn năng lượng.
(?) Tại sao trong tế bào cần có sự vận chuyển chủ
động ?
HS: Đảm bảo cho các quá trình sống diễn ra bình
thường.
II. Vận chuyển chủ động:
1. Khái niệm: Vận chuyển chủ động là phương
thức vận chuyển các chất qua màng tế bào từ nơi
có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao(ngược
dốc nồng độ) và có sự tiêu tón năng lượng.
2. Cơ chế:
- ATP + prôtein đặc chủng cho từng loại cơ chất.
- Prôtein biến đổi chất để đưa ra ngoài tế bào hay
đưa vào bên trong tế bào.
• Hoạt động 3: Nhập bào và xuất bào
GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ 11.2 sgk
HS nhận xét và thảo luận.
(?) Hãy mô tả cách lấy thức ăn và tiêu hoá của
động vật nguyên sinh?
HS; Thảo luận và trả lời.
Hiện tượng xuất bào là gì ?
III. Nhập bào và xuất bào:
1. Nhập bào: là tế bào đưa các chất vào bên trong
bằng cách biến dạng màng sinh chất.
- Thực bào: TBĐV ăn các hợp chất có kích thước

lớn(chất rắn) nhờ các enzim phân huỷ.
- ẩm bào: đưa các giọt dịch vào tế bào.
2. Xuất bào: Các chất thải trong túi kết hợp với
màng sinh chất đẩy ra ngoài tế bào.
3. Củng cố và dặn dò: <2 phút>
Củng cố:
GV đặt câu hỏi – HS xung phong trả lời, qua đó GV đánh giá mức độ tiếp thu bài học của HS.
Câu 1: Phân biệt vận chuyển thụ động với vận chuyển chủ động.
Câu 2: Tại sao muốn giữ rau tươi, ta phải thường xuyên vảy nước vào rau?
Câu 3: Hãy nêu một ví dụ trong đời sống thường gặp minh hoạ cho hoạt động xuất bào và nhập bào.
Dặn dò:
- Trả lời các câu hỏi và làm bài tập ở cuối bài - SGK.
V. Rút kinh nghiệm



Giáo viên soạn: Ngô Duy Thanh Trang 22
Giáo án giảng dạy môn Sinh học 10 (cơ bản)
Ngày soạn: ………………… Ngày dạy: ……………………… Tuần: …… Tiết PPCT: ……




Tuần , ngày … tháng … năm 20
Tổ trưởng ký duyệt







Bài 12. THỰC HÀNH: THÍ NGHIỆM CO VÀ PHẢN CO NGUYÊN SINH
o0o
I. Mục tiêu:
Sau khi thực hành xong bài này học sinh cần phải:
1. Kiến thức
- Rèn luyện được kĩ năng sử dụng kính hiển vi và kĩ năng làm tiêu bản hiển vi.
- Biết cách điều khiển sự đóng mở của ác tế bào khí khổng thông qua điều khiển mức độ thẩm
thấu ra và vào tế bào.
- Quan sát và vẽ được tế bào đang ở các giai đoạn co nguyên sinh khác nhau.
2. Kỹ năng
- Quan sát, bố trí thí nghiệm đơn giản và cách nghiên cứu khoa học thường thức.
- Tự mình thực hiện được thí nghiệm theo quy trình đã cho trong SGK.
3. Thái độ
- Yêu thích khoa học và nghiên cứu khoa học, rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ trong thao tác thí
nghiệm.
II. Chuẩn bị của GV – HS:
o Mẫu vật: hành tây, thài lai tía.
o Hoá chất: Dung dịch KNO
3
1M(hoặc muối ăn 8%), nước cất.
o Dụng cụ: Kính hiển vi, lam kính, la men, giấy thấm, lưỡi giao lam, kim mũi mác, ống
nhỏ giọt, đĩa pêtri, đèn cồn, cốc thuỷ tinh chịu nhiệt, dao.
o Đồng hồ bấm giây.
III. Phương pháp:
o Phương pháp chính: hướng dẫn thao tác và giảng giải nội dung.
o Phương pháp xen kẽ: hỏi - đáp.
IV. Nội dung và tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra bài cũ.
Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, nhóm thực hành thí nghiệm và vệ sinh phòng học.

2. Vào bài mới:
A. Mở bài: <5 phút>
Giáo viên nêu nội quy phòng thí nghiệm và yêu cầu bài thực hành, hướng dẫn và nhắc nhỡ
HS viết bài và thời gian nộp bài thu hoạch, cho HS đọc sách giáo khoa để xác định mục tiêu và đặt
câu hỏi cách tiến hành thí nghiệm.
- Hướng dẫn HS cách làm tiêu bản thực vật. Khi thao tác phải hết sức cẩn thận.
- Hướng dẫn HS sử dụng kính hiển vi. Vệ sinh, bảo quản kính hiển vi.
- Để thí nghiệm co và phản co nguyên sinh dễ quan sát nên chọn lá thài lài tím Khi chuẩn
bị các dung dịch ưu trương (muối KNO
3
) thì không nên để ở nồng độ quá cao sẽ làm co nguyên sinh
quá nhanh, không kịp quan sát.
B. Tiến trình dạy học: <35 phút>
Giáo viên soạn: Ngô Duy Thanh Trang 23
Giáo án giảng dạy môn Sinh học 10 (cơ bản)
Ngày soạn: ………………… Ngày dạy: ……………………… Tuần: …… Tiết PPCT: ……
Hoạt động của GV và HS
1. Quan sát hiện tương co và phản co nguyên sinh ở tế bào biểu bì lá cây.
- GV hướng dẫn HS cách tiến hành như hướng dẫn SGK
- Giải thích thí nghiệm:
+ Dựa vào kiến thức đã học, HS giải thích thí nghiệm.
+ GV chỉnh lí:Hiện tương co nguyên sinh là do dung dịch KNO
3
đậm đặc hơn dịch tế bào nên nước
chui ra ngoài tế bào qua lớp màng nguyên sinh chất. Hiện tượng phản co nguyên sinh là do nồng độ
dịch bào đậm đặc đã hút nước từ ngoài vào làm nguyên sinh chất trương phồng trở lại như lúc đầu.
- Kết luận: Co nguyên sinh là một hiện tượng quan trọng. Dựa vào đó ta có thể biết tế bào còn sống hay đã chết.
2. Thí nghiệm co nguyên sinh với việc đóng mở khí khổng.
- GV hướng dẫn HS cách tiến hành như hướng dẫn SGK
- Tiến hành quan sát.

- Vẽ các tế bào quan sát được dưới kính hiển vi vào vở.
3. Củng cố và dặn dò: <5 phút>
- Củng cố: + Các nhóm báo cáo kết quả trước lớp.
+ GV đặt một số câu hỏi để giúp HS củng cố ND vừa học và các KT có liên quan.
- Dặn dò: HS viết bài thu hoạch:
HS viết bài tường trình thí nghiệm và ghi nội dung bài thu hoạch theo hướng dẫn trong SGK.
Mỗi học sinh (hoặc nhóm) đều phải báo cáo kết quả thực hành, trong đó có tường trình thí
nghiệm và vẽ tế bào ở các giai đoạn khác nhau của quá trình co nguyên sinh quan sát được dưới kính
hiển vi cũng như các tế bào tạo nên khí khổng ở các trạng thái đóng và mở khí khổng.
V. Rút kinh nghiệm






























Giáo viên soạn: Ngô Duy Thanh Trang 24
Giáo án giảng dạy môn Sinh học 10 (cơ bản)
Ngày soạn: ………………… Ngày dạy: ……………………… Tuần: …… Tiết PPCT: ……





Tuần , ngày … tháng … năm 20
Tổ trưởng ký duyệt







Bài 13. KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT
o0o
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:

1. Kiến thức
- HS nắm được thế năng, động năng và nêu được các ví dụ minh hoạ, nắm được sự chuyển hoá vật
chất.
- Mô tả được cấu trúc và nêu được chức năng của ATP.
2. Kỹ năng
- HS phân biệt được thế năng và động năng. Trình bày được quá trình chuyển hóa vật chất trong tế
bào.
3. Thái độ
- Giáo dục cho HS ý nghĩa của quá trình chuyển hoá từ đó giải thích được các hiện tượng trong thực
tế đời sống.
II. Chuẩn bị của GV – HS:
o Hình 13.1/trang 54, hình 13.2/trang 55, hình 13.3/trang 56 - SGK.
III. Phương pháp:
o Phương pháp chính: hỏi đáp và thảo luận nhóm.
o Phương pháp xen kẽ: diễn giảng và chứng minh.
IV. Nội dung và tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: <5 phút>
Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh
GV: (?) Thế nào là vận chuyển thụ động ? Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ
động?
HS1: Trả lời.
GV: (?) Phân biệt ẩm bào và thực bào ?Vận chuyển chủ động là gì ?
HS2: Trả lời.
HS3: Nhận xét chung và bổ sung nếu có  đánh giá tham khảo HS1.
GV: Nhận xét chung HS1 - HS2 - HS3 và đánh giá HS1 và HS2.
2. Vào bài mới:
A. Mở bài <1 phút>
GV đặt vấn đề:
Theo Định luật bảo toàn năng lượng – ĐL1 của nhiệt động hoc: năng lượng không tự sinh ra
cũng không tự mất đi, nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác. Các em hãy chúng minh điều đó

bằng ít nhất 2 ví dụ mà em biết.
B. Tiến trình bài học <37 phút>:
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài mới
Giáo viên soạn: Ngô Duy Thanh Trang 25

×