Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

PHƯƠNG PHÁP dạy học kỹ THUẬT công nghiệp ở trường phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.64 KB, 38 trang )

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KỸ THUẬT
CÔNG NGHIỆP Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KỸ THUẬT
CÔNG NGHIỆP
- Phương pháp dạy học kỹ thuật công nghiệp phải:
- Làm rõ vị trí, mục tiêu và nhiệm vụ của phương pháp day-học KTCN
- Xác định rõ nội dung của phương pháp dạy-học KTCN
- Xác định được nội dung kiến thức của môn KTCN được giảng dạy ở trường phổ thông
Môn phương pháp dạy học kỹ thuật công nghiệp
I. VỊ TRÍ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KỸ
THUÂT CÔNG NGHIỆP
1. Vị trí môn phương pháp dạy học kỹ thuật công nghiệp
Phương pháy dạy học kỹ thuật công nghiệp là một bộ phận của khoa học giáo dục.
Cụ thể, nó là một ngành của lý luận dạy học. Trong lý luận dạy học có hai ngành chủ yếu :
- Lý luận dạy học đại cương : nghiên cứu bản chất, nhiện vụ, nguyên tắc và quy luật chung
của quá trình dạy học, nghiên cứu nội dung phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học
nhằm nâng cao chất lượng dạy học nói chung (phù hợp cho mọi loại hình trường, mọi môn
học)
- Phương pháp dạy học bộ môn : nghiên cứu những đặc điểm dạy và học một môn cụ thể
nào đó, vận dụng những quy luật chung vào nghiên cứu lý thuyết và thực hành bộ môn
theo những yêu cầu đặc thù của môn học.
Như vậy: phương pháp dạy học kỹ thuật công nghiệp là phương pháp dạy học bộ môn
(môn KTCN ở trường phổ thông).
2 . Đối tượng nghiên cứu của phương pháp dạy học kỹ thuật công nghiệp
Đối tượng nghiên cứu của môn phương pháp dạy học kỹ thuật công nghiệp là quá trình dạy
học KTCN ở trường phổ thông. Do đó, đối tượng nghiên cứu này bao gồm :
2.1 Môn học: đó là những gì cần dạy cho học sinh (kiến thức, kỹ năng, phương pháp tư
duy, thế giới quan…). Nội dung môn học được quy định bởi chương trình và tài liệu giáo
khoa.
2.2 Hoạt động dạy: bao gồm những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học bộ môn với
những nhiệm vụ sư phạm cần thiết tương ứng.


2.3 Hoạt động học: đó là hoạt động nhận thức của học sinh đước sự chỉ đaọ của giáo viên
nhằm nắm vững tri thức, hình thành nhân cách (đây là mục đích của dạy học)
2.4 Những điều kiện đảm bảo cho quá trình dạy học công nghiệp hiệu quả (cơ sở vật
chất, thiết bị dạy học, tài liệu học tâp )
Vậy phương pháp dạy học kỹ thuật công nghiệp nghiên cứu mục đích, nội dung,
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm tìm ra những quy luật, biện pháp nâng cao
hiệu quả dạy và học KTCN, góp phần đạt mục tiêu đào tạo của trường phổ thông (dạy chữ,
dạy người, dạy lao động…cho học sinh). Nó phải trả lời được các vấn đề cụ thể sau đây :
+/ Dạy và học KTCN để làm gì ? (mục đích, nhiệm vụ của môn KTCN)
+/ Dạy và học cái gì ? (nội dung KTCN)
+/ Dạy và học như thế nào ? (những nguyên tắc, quy luật phương pháp và hình thức tổ
chức dạy học trong mối quan hệ qua lại)
+/ Dạy và học môn KTCN trong những điều kiện nào ?
1
II. NHIỆM VỤ CỦA MÔN PHƯƠNG PHÁP DẠY- HỌC KỸ THUẬT CÔNG
NGHIỆP Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1. Nhiệm vụ chung của môn phương pháp dạy - học KTCN
Nhiệm vụ chung của môn phương pháp dạy - học KTCN là nghiên cứu quá trình
dạy học KTCN phổ thông để tìm ra những quy luật của nó và đề ra các phương pháp tốt
nhất nhằm nâng cao chất lượng của quá trình dạy học, cụ thể là :
1.1 Về môn học: xác định những nguyên tắc lựa chọn kiến thức, xây dựng nội dung môn
học KTCN dựa trên những thành tựu khoa học kỹ thuật, bao gồm chiều rộng và chiều sâu,
trình tự xắp xếp cả về lý thuyết lẫn thực hành, xây dựng chương trình và biên soạn những
tài liệu cần thiết cho bộ môn.
1.2 Về giảng dạy: bằng nghiên cứu lý luận và thực tiễn để tìm ra những phương pháp và
hình thức tổ chức dạy học bộ môn có hiệu quả, đảm bảo phát triển tư duy, năng lực nhận
thức, hành động, ý thức tự giác, tự lực, tích cực của học sinh.
1. 3 Về mặt học tập: nghiên cứu và chỉ ra những con đường tiếp thu tri thức nhanh nhất,
dựa trên đặc điểm của quá trình nhận thức kỹ thuật.
1.4 Môn phương pháp dạy học KTCN còn có nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo những

thiết bị, đồ dùng dạy học, các phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm, thực hành công nghiệp
cho các trường phổ thông, đồng thời nghiên cứu việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật
hiện đại trong dạy học kỹ thuật như băng hình, bản trong, phần mềm dạy học trên máy tính
điện tử…
Nói tóm lại: nhiệm vụ chung của môn phương pháp dạy học KTCN là phát hiện ra
những mối quan hệ biện chứng và có tính quy luật giữa việc dạy việc học và nội dung bộ
môn KTCN cũng như những điều kiện, phương tiện cần thiết để nâng cao hiệu quả của quá
trình dạy học bộ môn, đó là nhiêm vụ chủ yếu của phương pháp dạy học KTCN.
2 . Nhiệm vụ của môn phương pháp dạy học KTCN trong trường sư phạm.
Với tư cách là cơ sở đào tạo nghề, các khoa sư phạm kỹ thuật trong các trường sư
phạm có chức năng đào tạo giáo viên ngành kỹ thuật phục vụ các trường phổ thông và các
trung tâm giáo dục tổng hợp. Ở đây, môn phương pháp dạy học được coi là một trong
những môn học đặc thù của ngành dạy học. Nó có các nhiệm vu chính sau đây:
2.1 Trang bị cho sinh viên những hiểu bíết cơ bản mang tính hệ thống về phương pháp dạy
học KTCN phổ thông (đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu môn học, về mục
đích, nội dung phương pháp, hình thức tổ chức và những điều kiện vật chất.)
2.2 Rèn luyện cho sinh viên hệ thống kỹ năng dạy học KTCN : kĩ năng phân tích chương
trình, lập kế hoạch dạy học, làm đồ dùng dạy học và sử dụng chúng có hiệu quả, điểu khiển
quá trình nhận thức của học sinh, đánh gía kết quả dạy và học …
2.3 Góp phần bồi dưỡng tình cảm nghề nghiệp và phẩm chất của người giáo viên kỹ thuật.
Tóm lại: nhiệm vụ của môn phương pháp dạy học KTCN trong trường Sư phạm là chuẩn
bị mọi điều kiện thiết yếu để sinh viên có thể nhanh chóng đáp ứng được những yêu cầu về
chuyên môn sau khi ra trường.
III - NỘI DUNG MÔN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KTCN
Việc nghiên cứu lý luận dạy học KTCN kết hợp với việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và
các đợt thực tập sư phạm, môn phương pháp dạy học KTCN gồm hai học phần :
Học phần 1 - Đại cương về phương pháp dạy học KTCN với các nội dung:
+/ Giới thiệu chung về môn KTCN ở trường phổ thông và môn phương pháp dạy học
KTCN.
+/ Hệ thống các phương pháp dạy học KTCN.

+/ Tổ chức dạy học KTCN ở trường phổ thông
Học phần 2 - Phương pháp dạy học các phân môn KTCN ở trường phổ thông bao
gồm:
2
+/ Phương pháp dạy học vẽ kỹ thuật
+/ Phương pháp dạy học gia công cơ khí
+/ Phương pháp dạy học điện kỹ thuật
+/ Phương pháp dạy học thực hành các môn học trên.
IV - MỐI LIÊN HỆ GIỮA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KTCN VỚI CÁC MÔN
HỌC KHÁC
Phương pháp dạy học KTCN có tính liên môn, dó đó nó liên quan đến các môn học khác,
cụ thể là :
1. Với môn KTCN ở trường phổ thông
Nội dung môn KTCN quy định phương pháp dạy học KTCN. Do đó mối liên hệ
giữa môn KTCN với phương pháp dạy học KTCN ở trường phổ thông là mối liên hệ giữa
nội dung và phương pháp, giữa nội dung và hình thưc tự vận động bên trong của nó.
Mặt khác, nội dung các phân môn KTCN phổ thông đều được xây dựng, chắt lọc từ những
kết quả nghiên cứu của những ngành khoa học - kỹ thuật - công nghệ tương ứng có liên
quan. Chúng được gia công lại, sắp xếp lại một cách có hệ thống phù hợp với logic kỹ
thuật - công nghệ và logic của quá trình nhận thức nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo của
trường phổ thông. Do đó nghiên cứu về phương pháp dạy học KTCN bao giờ cũng gắn liền
với việc nghiên cứu môn KTCN và các thành tựu kỹ thuật – công nghệ có liên quan.
2. Với triết học
Triết học duy vật biện chứng là cơ sở phương pháp luận quan trọng của phương
pháp dạy học KTCN. Mối liên hệ biện chứng giữa sự vật và hiện tượng, giữa sự phát triển
các quy luật cơ bản và hệ quả của chúng, cũng như lý luận về nhận thức của triết học duy
vật biện chứng là tiền đề cho việc xem xét, nghiên cưu, đánh giá quá trình dạy học kỹ thuật
một cách khách quan. Đồng thời nó còn đặt cơ sở cho việc nghiên cứu mối liên hệ biến
chứng giữa dạy kỹ thuật với công nghệ và kinh tế, giữa tổ hợp các yếu tố này với con
người.

Bản chất của quá trình dạy học là quá trình nhận thức độc đáo của học sinh dưới sự
chỉ đạo của giáo viên. Do đó phải tuân theo con đường nhận thức triết học mà LêNin đã chỉ
ra “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn đó
là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí, nhận thức thực tại khách quan ”. Quá
trình học tập của học sinh là quá trình phát triển từ chưa biết đến biết, từ biết chưa đầy đủ
đến biết sâu sắc toàn diện. Để có được sự phát triển đó thì phải giải quyết mâu thuẫn nhận
thức và đó là động lực của sự phát triển.
Đanhilôp nhà lý luận dạy học của Liên Xô cũ đã nhấn mạnh “ Động lực của quá
trình học tập là mâu thuẫn giữa nhiệm vụ nhận thức đặt ra trong qúa trình dạy học với trình
độ tri thức, kỹ năng kỹ xảo của học sinh và trình độ trí tuệ của họ ”.
Quy luật mâu thuẫn, hạt nhân của phép biện chứng của triết học Mác - Lênin là cơ
sở của quá trình dạy học tích cực.
Quy luật biến đổi vật liệu năng lượng (đối tượng nghiên cứu của môn kỹ thuật) cũng
chính là dựa trên những quan điểm của triết học về vật chất và vận động.
3. Với giáo dục học
Phương pháp dạy học KTCN phải dựa vào và vận dụng những kết quả nghiên cứu
của giáo dục học, đồng thời lại giúp cụ thế hóa, làm sâu sắc thêm những nguyên lý, nguyên
tắc của giáo dục học. Chẳng hạn việc gắn lý thuyết với thực hành kỹ thuật chính là khẳng
định đúng đắn tính nguyên lý của “ Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn ”
Quá trình chiếm lĩnh hệ thống tri thức khoa học là khâu chủ đạo trong quá trình dạy
học vì chỉ có tri thức mới giúp người học có cơ sở rèn luyện và vận dụng linh hoạt sáng tạo
những kỹ năng, kỹ xảo tương ứng. Đó là cơ sở để phát triển năng lực nhận thức và phẩm
chất đạo đức. Tri thức bao giờ cũng chứa đựng phương hướng tư tưởng, phản ánh thế giới
3
quan khoa học, những quan điểm đạo đức, niềm tin, những tư tưởng quan điểm, một khi đã
thâm nhập sâu sắc vào ý thức người học thì chúng có tác dụng trở lại đối với việc lĩnh hội
hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Đó là sự thống nhất biện chứng giữa dạy học và giáo
dục, giữa dạy chữ và dạy người. Đó chính là nguyên tắc dạy học, nguyên tắc đảm bảo sự
thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục trong dạy học của giáo dục học.
Dựa trên nội dung chương trình môn học đã quy định, khi xây dựng kế hoạch dạy

học, giáo viên phải chọn những tri thức cơ bản, phù hợp với thực tiễn xã hội, với nền kinh
tế đang vận hành theo cơ chế thị trường, nhằm chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên trung
học hoăc bước vào cuộc sống có cơ sở kiến thức để tham gia tích cựu vào đời sống xã hội.
Về nội dung dạy học, cần làm cho học sinh hiểu nguồn gốc thực tiễn của kỹ thuật,
nó được hình thành và phát triển do nhu cầu thực tiễn và trở lại phục vụ thực tiễn. Mặt
khác khi khai thác vốn sống và kinh nghiệm của học sinh cho bài học lý thuyết thì phải ứng
dụng ngay những tri thức mới đó vào thực tiễn. Điều đó càng làm sáng tỏ nguyên tắc đảm
bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong dạy học của giáo dục học.
Khi tiến hành hoạt động dạy học, giáo viên cần nắm vững đặc điểm từng cá nhân,
của cả lớp về năng lực, động cơ, thái độ học tập …trên cơ sở đó giáo viên phân loại học
sinh (giỏi,khá, trung bình ), tiến hành lựa chọn, nội dung, phương pháp, hình thưc tổ chức
dạy học phù hợp với từng đối tượng. Khi giảng dạy, giáo viên phải đi từ dễ đến khó, từ đơn
giản đến phức tạp, cá biệt hóa hoạt động dạy học, chú trọng những học sinh khá, giỏi, có
năng khiếu đặc biệt và cả những học sinh yếu, chậm phát triển trí tuệ. Dạy học như thế có
nghĩa là quán triệt nguyên tắc sự thống nhất giữa tính vừa sức chung với tính vừa sức riêng
trong dạy học.
4. Với tâm lí học
Những kết quả nghiên cứu của tâm lý học bao giờ cũng là cơ sở quan trọng cho việc
nghiên cứu tiếp theo của phương pháp dạy học KTCN. Chẳng hạn, những nghiên cứu về
quá trình nhận thức, về tư duy và tư duy kĩ thuật, về tâm lý học lao động… là những cơ sở
cho việc nghiên cứu phát triển tư duy, bồi dưỡng năng lực kĩ thuật, xây dựng cơ sở khoa
học của phương pháp dạy học thực hành kỹ thuật.
Để dạy học có hiệu quả, nhất là hình thành cho học sinh những khái niệm, định luật,
nguyên lý kỹ thuật, chúng ta phải có phương tiện trực quan (hình vẽ, mô hình, vật thật ) và
biết sử dụng những phương tiện trực quan. Dựa vào hình vẽ, mô hình, hướng dẫn học sinh
quan sát, nhận xét, từ đó giáo viên giúp học sinh tiến hành phân tích tổng hợp, khái quát
hóa, rút ra kết luận, để có được những tri thức về kỹ thuật. Như vậy chúng ta đã dựa vào
quá trình nhận thức mà Tâm lý nêu ra, từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính (tư duy)
Trong quá trình dạy học ta coi trọng cả ba mặt : lý thuyết, hình ảnh, thao tác, chính ba mặt
này tạo nên cấu trúc của tư duy kỹ thuật.

Mục đích, động cơ, tinh thần, thái độ của học sinh là những yếu tố quyết định đến
chất lượng học tập. Đó chính là cơ sở tâm lý học mà quá trình dạy học phải tính đến.
5. Với lôgic học
Lôgic học là khoa học về các hình thức và quy luật của tư duy, cũng là một cơ sở
trực tiếp của phương pháp dạy học KTCN. Đặc biệt là trong việc xây dựng kế hoạch, lập
chương trình, trình bày tài liệu chuyên môn, nghiên cứu cấu trúc bài lên lớp, xây dựng các
khái niệm kỹ thuật cho học sinh.
Cấu trúc bài lên lớp gồm 5 phần:
+/ Tổ chức lớp.
+/ Kiểm tra bài cũ.
+/ Nghiên cứu tài liệu mới.
+/ Củng cố kiến thức mới tiếp thu.
+/ Ra bài tập và giao nhiệm vụ về nhà.
4
Hình thành các khái niệm kĩ thuât gồm có:
+/ Đặc điểm định tính của khái niệm
+/ Đặc điểm định lượng của khái niệm
+/ Định nghĩa khái niệm kỹ thuật
+/Vận dụng khái niệm kỹ thuật vào thực tiễn
Các phần của bài lên lớp và hình thành khái niệm kỹ thuật vừa trình bày ở trên chính là
tuân thủ những quy luật của lôgic.
Tóm lại: mối liên hệ giữa phương pháp dạy học KTCN với các khoa học nêu trên là khách
quan. Chúng tác động, quy định, ràng buộc lẫn nhau. Mối liên hệ này cần được tuân thủ khi
nghiên cứu lý thuyết và thực hành dạy học bộ môn để quá trình này được trọn vẹn, không
phiến diện và có được cơ sở vũng chắc.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KTCN.
Là một bộ phận của khoa học giáo dục, phương pháp dạy học KTCN cùng với
những phương pháp nghiên cứu thường dùng trong nghiên cứu khoa học giáo dục đó là :
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận (nghiên cứu lý thuyết)
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết là nhóm các phương pháp thu thập thông tin

khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã có và bằng các thao tác tư duy lôgic
để rút ra các kết luận khoa học cần thiết, liên quan đến đề tài nghiên cứu. Nhờ đó mà định
hướng được mục đích, nhiệm vu , nội dung phạm vi và mức độ nghiên cứu của đề tài,
mang tính kế thừa trong khoa học, không trùng lập. Nhóm phương pháp lý thuyết gồm
những phương pháp cụ thể sau đây :
1. 1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.
Phương pháp phân tích lý thuyết là phương pháp nghiên cứu các văn bản, tài liệu lý
luận liên quan đến đề tài, phân tích chúng thành những bộ phận, những mặt theo thời gian
để hiểu chúng một cách sâu sắc đầy đủ.
Phân tích lý thuyết còn nhằm tìm ra những xu hướng, trường phái nghiên cứu của
từng tác giả và từ đó chọn lọc những thông tin quan trọng phục vụ cho đề tài nghiên cứu
của mình.
Phương pháp tổng hợp lý thuyết là phương pháp liên kết từng mặt, từng bộ phận
thông tin đã thu thập để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới, đầy đủ, sâu sắc về chủ đề
nghiên cứu.
Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp có chiều hướng đối lập, song chúng lại
thống nhất biện chứng với nhau. Phân tích chuẩn bị cho tổng hợp và tổng hợp giúp phân
tích càng sâu sắc hơn.
1. 2. Phương pháp giả thuyết.
Phương pháp giả thuyết là phương pháp nghiên cứu đối tượng bằng cách dự đoán
bản chất của đối tượng và tìm cách chứng minh những dự đoán đó. Phương pháp giả thuyết
có hai chức năng : chức năng dự đoán và chức năng chỉ đường, trên cơ sở dự đoán mà tìm
ra bản chất của đối tượng.
Trong giả thuyết, dự đoán được lập luận theo lối gỉa định suy diễn, chân lý có tính
xác suất, nên cần phải kiểm chứng, giả thuyết khoa học chiếm vị trí quan trọng trong quá
trình nghiên cứu.
2 . Phương pháp điều tra.
Điều tra là phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng trên một diện rộng, nhằm
phát hiện ra các quy luật phân bố, trình độ phát triển, những đặc điểm của đối tượng cần
nghiên cứu về mặt định tính và định lượng, để từ đó đề ra giải pháp khoa học và thực tiễn.

Các tài liệu điều tra được sẽ là những thông tin quan trọng về đối tượng, rất cần cho
các quá trình nghiên cứu và là căn cứ quan trọng để đề xuất những giải pháp khoa học hay
giải pháp thực tiễn.
5
Các bược điều tra : điều tra là một phương pháp nghiên cứu khoa học quan trọng,
một hoạt động có mục đích, có kế hoạch được tiến hành nghiêm túc, thận trọng với các
bước sau đây
+/ Xây dựng kế hoạch điều tra: mục đích, đối tượng, địa bàn, kinh phí, lực lượng…
+/ Xây dựng các mẫu phiếu điều tra với các thông số, chỉ tiêu cụ thể.
+/ Chọn mẫu điều tra đại diện cho số đông, lưu ý tới những đặc điểm của đối tượng.
+/ Xử lý số liệu : các tài liệu thu thập điều có thể phân loại bằng phương pháp thủ công hay
xử lý bằng công thưc toán học, thống kê bằng máy tính, để có kết quả khách quan.
*/ Những yêu cầu của phương pháp điều tra :
+/ Khi tiến hành điều tra thường đặt ra những câu hỏi. Câu hỏi có thể là câu tự luận hay trả
lời trắc nghiệm khách quan. Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, sát mục đích nghiên cứu. Câu
hỏi không thể trả lời bằng cách đoán mò.
+/ Hệ thống câu hỏi phải phục vụ cho mục đích điều tra, mỗi câu hỏi phải thu được một
thông tin gì đó từ phía người được điều tra (giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh )
+/ Kết quả điều tra phải là những kết quả khách quan.
3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
Bản chất của phương pháp này là : trên cơ sở của lý luận dạy học, phân tích thực
tiễn hoạt động dạy học kỹ thuật để xác định những điều kiện, nguyên nhân của thành công
và rút ra những bài học có tính quy luật của các kinh nghiệm tiên tiến, làm phong phú thêm
lý luận.
Nội dung của phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
+/ Xác định đối tượng cần tổng kết : đó là những kinh nghiệm nảy sinh trong quá trình dạy
học kỹ thuật, có hiệu quả rõ rệt trong thực tiễn về nội dung và phương pháp tổ chức dạy
học.
+/ Mô tả lại quá trình phát triển của kinh nghiệm theo trình tự lịch sử, hoàn cảnh nảy sinh
kinh nghiệm. Các yêu cầu khách quan và những động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh

nghiệm. Những diễn biến cơ bản và những biện pháp tác động những chuyển biến đó.
+/ Khái quát hóa kinh nghiệm : đó là hệ thống hóa kinh nghiệm, phân tích để tìm ra mối
liên hệ có tính quy luật của những biện pháp đã thực hiện và hiệu quả mang lại trong việc
dạy học KTCN.
+/ Tổng kết và phổ biến kinh nghiệm : đưa kinh nghiệm ra thảo luận, hoàn thiện, bổ sung
và tìm cách vận dụng vào những phạm vi rộng hơn và đối tượng đông hơn.
Tổng kết và phổ biến kinh nghiệm là phương pháp nghiên cứu được tiến hành
thường xuyên, làm phong phú cho lý luận và ngày càng mở rộng phạm vi ứng dụng của lý
luận dạy học KTCN vào thực tiễn.
4 . Phương pháp quan sát sư phạm.
4. 1 Quan sát sư phạm: Là phương pháp tri giác đối tượng một cách có hệ thống để thu
thập thông tin về đối tượng (như hứng thú học tập của học sinh, thực trạng sử dụng phương
tiện dạy học của giáo viên) trên cơ sở đó mà tiến hành các bước tìm tòi, khám phá tiếp
theo.
Quan sát sư phạm là một hoạt động được tổ chức có mục đích, có nội dung, có kế
hoạch và có phương tiện để tri giác các đối tượng được lựa chọn điển hình
4. 2 Chức năng sư phạm:
+/ Chức năng thu thập thông tin thực tiễn, đây là chức năng quan trọng nhất.
+/ Chức năng kiểm chứng các giả thuyết khoa học.
+/ Chức năng đối chiếu các kết quả lý thuyết với thực tiễn để tìm ra sự sai lệch của chúng
mà tìm cách bổ sung nhằm hoàn thiện lý thuyết.
4. 3 Yêu cầu của quan sát:
+/ Quan sát phải có mục đích đặt ra từ trước, chủ động và có kế hoạch.
6
+/ Đảm bảo tính nguyên vẹn của đối tượng quan sát cũng như sự diễn biễn tự nhiên của nó
(đảm bảo tính khách quan của kết quả quan sát)
+/ Tính khách quan và chính xác của kết quả còn phụ thuộc vào phương tiện kỹ thuật (ghi
âm, camera, chụp ảnh…)
5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Bản chất của phương pháp này là : người nghiên cứu chủ động tạo ra các động tác

sư phạm đối với đối tượng nghiên cứu, trong khi giữ ổn định tất cả các yếu tố khác, trên cơ
sở đó đánh giá hiệu quả của tác động được chủ động tạo ra đó.
Yêu cầu:
+/ Phải được tổ chức sao cho chỉ ra được mối liên hệ giữa những tác động mới đưa vào và
kết quả của nó.
Muốn vậy cần phải:
+/ Chọn mẫu thực nghiệm và mẫu đối chứng sao cho ngoài yếu tố tác động thì các yếu tố
còn lại của các mẫu là tương đương.
+/ Tìm cách khống chế hoặc giữ ổn định các yếu tố khác trong quá trình thực nghiệm sư
phạm.
+/ Xây dựng các thang đo, công cụ đo để ghi lại khách quan kết quả thực nghiệm.
Trong quá trình thực nghiệm phải từng bước đánh giá, điều chỉnh để quá trình thực
nghiệm diễn ra tự nhiên theo kế hoạch. Thực nghiệm cần được tiến hành lập lại để giảm
bớt các yếu tố ngẫu nhiên của kết quả đo được.
Kết quả cuối cùng phải được xử lý định lượng và phân tích định tính một cách sâu
sắc nhờ thống kê toán học. Những số liệu thu được trong thực nghiệm sư phạm (điểm số
của học sinh, kết quả trả lời trong phiếu điều tra…) là những đại lượng ngẫu nhiên, không
ổn định (do phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác trong quá trình dạy học).Vì thế phải ứng dụng
thống kê toán học để phân tích trên một số hữu hạn giá trị ngẫu nhiên, tìm ra những thông
số đặc trưng cho toàn bộ hiện tượng nghiên cứu. Kết quả thực nghiệm có thể được mô tả,
thống kê bằng nhiều cách như : lập bảng phân phối tần suất, vẽ đồ thị, tính các tham số đặc
trưng thống kê và kiểm tra lại nhờ các quy tắc kiểm định giả thuyết thống kê.
Các phương pháp nêu trên thường được sử dụng kết hợp, bổ sung lẫn nhau, tùy theo
đặc điểm, tính chất của từng đề tài cụ thể.
CÂU HỎI ÔN TẬP:
1. Trình bày đối tượng nghiên cứu và các đối tượng của môn phương pháp dạy học KTCN.
Cho ví dụ minh họa.
2. Phân tích mối liên hệ giữa phương pháp dạy học KTCN với các khoa học khác. Cho ví
dụ cụ thể
3. Nêu bản chất, yêu cầu của: Phương pháp nghiên cứu lý luận. quan sát, thực nghiệm sư

phạm trong nghiên cứu PPDH KTCN.
Nội dung của môn học KTCN ở trường phổ thông, có những vấn đề cơ bản nào cần phải
chý ý khi giảng dạy?
MÔN KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
I - LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC, KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ
1. Khoa học, kỹ thuật và công nghệ.
1. 1. Khoa học: với tư cách là một hình thái ý thức xã hội ; khoa học là một hệ thống tri
thức về thế giới đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn.
Đối tượng nhận thức của khoa học bao gồm các lĩnh viực của tự nhiên, kỹ thuật, xã
hội và tư duy. Người ta chia khoa học thành:
Khoa học tự nhiên, kĩ thuật, nghiên cứu các quy luật tự nhiên và phương thức chinh
phục tự nhiên.
7
Khoa học xã hội nhân văn, nghiên cứu các hiện tượng xã hội, các quy luật vận động
của chúng ta và của bản thân con người.
Có thế còn nhiều ý kiến khác nhau, song có thể hiểu khoa học là tập hợp các tri thức
của nhân loại về các phạm trù về quy luật vận động và phát triển khách quan của thế giới tự
nhiên, xã hội và tư duy.
1. 2. Kĩ thuật: tập hợp các tư liệu và phương pháp hoạt động của con người, được tạo ra để
thực hiện quá trình sản xuật và phục vụ các nhu cầu phi sản xuất của xã hội.
Cách mạng kỹ thuật là sự nhảy vọt từ trạng thái kỹ thuật này sang trạng thái kỹ thuật cao
hơn, trong đó biểu hiện tập trung ở sự nhảy vọt về chất của công cụ sản xuất.
1. 3. Công nghệ: công nghệ là tập hợp có tổ chức của kỹ thuật, công cụ vật liệu, phương
pháp và kỹ năng dựa trên những ứng dụng khoa học để đạt được mục đích kinh tế, và tạo ra
những sản phẩm của cải vật chất cũng như những dịch vụ thương nghiệp.
Như vậy khái niệm công nghệ được biểu hiện rộng hơn khái niệm kỹ thuật, xét về chức
năng thì khoa học có nhiệm vụ tìm ra quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy. Còn công
nghệ áp dụng các nguyên lý, quy luật của khoa học vào sản xuất kỹ thuật.
Sự phát triển của KH – KT - CN tạo ra bước nhảy vọt về lực lượng sản xuất và nâng loài
người về trình độ văn minh mới.

2. Ba làn sóng văn minh
Theo sự phát triển của KH – KT - CN có thể chia văn minh của loài người ra ba lan sóng.
2.1 Làn sóng văn minh nông nghiệp.
Cùng ra đời với sự xuất hiện loài người cho đến thế kỉ XV. Loài người thoát khỏi
thế giới động vật khi biết lao động, biết tạo ra công cụ lao động. Công cụ lao động đã giúp
con người tạo ra quy luật trồng trọt và chăn nuôi. Trồng trọt chăn nuôi gắn liền với các
điều kiện tự nhiên.
2. 2 Làn sóng văn minh công nghiệp.
Bắt đầu từ cuối thế kỷ XV cho đến thế kỷ XIX và chia thành hai thời kỳ:
2. 2. 1 Thời kì thứ nhất (XV-XVIII). Kỹ thuật vẫn thủ công, nhưng với quy mô sản xuất
lớn, máy do thợ lành nghề chế tạo nhưng chưa dựa vào lý thuyết khoa học và kỹ thuật cơ
sở. Công cụ máy móc ra đời đơn chiếc, độ chính xác chưa cao, độ bền thấp.
2. 2. 2 Thời kì thứ hai (nữa sau thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX). Thời kỳ này xuất hiện cuộc
cách mạng công nghiệp, khởi đầu là sự ra đời của “thoi bay” (1740). Máy và hệ thống máy
dựa trên kỹ thuật cơ khí và công nghệ máy, sản xuất dây chuyền xuất hiện, khai thác mỏ,
biển, núi… phát triển.
2.3 Làn sóng văn minh trí tụê.
Bắt đầu từ nửa thế kỷ XIX, đặc biệt từ 1970 trở lại đây. Cuộc cánh mạng khoa học công
nghệ hiện đại xảy ra làm cho phương pháp sản xuất thay đổi về cơ bản. Tin học ra đời là
điều kiện để công nghệ thông tin phát triển. Cuộc cách mạng này có thể chia ra làm hai giai
đoạn:
2.3.1 Giai đoạn 1: ( giữa năm 1940 đến giữa năm 1970 ). Đặc điểm của giai đoạn này là sử
dụng thành tựu khoa học kỹ thuật để hiện đại hóa công cụ sản xuất.
2.3.2 Giai đoạn 2: ( từ 1970 đến nay). Do sự cạn kiệt các yếu tố tăng trưởng kinh tế theo
chiều rộng, sự bùng nổ có tính chât toàn cầu như ô mhiễm môi trường, tăng dân số, khủng
hoảng dầu mỏ nên nền kinh tế chuyển từ chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, trên cơ
sở áp dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật công nghệ. Cuộc cách mạng có quy mô
lớn, toàn diện. Nổi bật là các mặt:
+/ Tự động hóa: tự động hóa xâm nhập vào các chức năng sản xuất, thiết kế, quản lí,
thương mại… với các thiết bị tự động hóa quá trình, công cụ điều khiển bằng số, rôbôt…

+/ Vật liệu mới: xuất hiện với chủng loại và tính chất phong phú. Tiêu biểu là chất bán
dẫn, chất siêu dẫn, gốm và vật liệu tổ hợp.
8
+/ Công nghệ sinh học: nội dung là sử dụng các quá trình tác nhân sinh học vào mục đích
thực tiễn và công nghiệp. Gồm 4 loại: công nghệ vi sinh, kỹ thuật vi sinh, kỹ thuật gen và
nuôi cấy tế bào. Chúng được áp dụng trong y học, công nghệ thực phẩm, nông nghiệp,
công nghiệp hóa chất, bảo vệ môi trường…
+/ Năng lượng: ngoài thủy điện, nhiệt điện thì các loaị năng lượng khác như: hạt nhân, mặt
trời, khí sinh vật…đang được nghiên cứu và ứng dụng.
+/ Điện tử, tin học: kỹ thuật số, vi sử lý ra đời, máy tính điện tử phát triển nhanh chóng và
ngày càng hiện đại theo xu hướng:
- Máy tính, tính toán ngày càng nhanh.
- Máy tính ngày càng nhỏ và dễ sử dụng.
- Máy tính xử lý kiên thức.
- Máy tính nối với nhau từ xa.(viễn tin học)
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão và trở thành lực lượng sản xuất
với các đặc điểm sau đây:
+/ Lượng thông tin về KHKT tăng lên rất nhanh theo thời gian, theo sự tính toán của các
nhà khoa học thì 7 đến 10 năm lượng thông tin tăng lên gấp đôi. Hằng năm các tạp chí
khoa học trên thế giới công bố khoảng bốn triệu bài báo về KHKT …
+/ Thời gian từ khi phát minh ra nguyên lý khoa học đến lúc ứng dụng nó vào sản xuất
ngày càng rút ngắn: máy ảnh là 112 năm, máy điện thoại 56 năm, máy bán dẫn 5 năm, máy
vi điện tử 3 năm, tia lade 2 năm….
+/ Trong KHKT xuất hiện nhiều lĩnh vực nghiên cứu mơí và từ đó nhiều nghề mới xuất
hiện, đồng thời nhiều nghề cũ mất đi. Trước tất yếu khách quan đó, người lao động, cán bộ
kỹ thuật phải chuyển nghề .
+/ Cơ khí hóa, tự động hóa được thực hiện một cách khẩn trương. Do đó tính chất lao động
được thay đổi nhanh chóng. Công việc năng nhọc hơn, trong môi trường độc hài nhiều
hơn…. được chuyển sang máy móc hiện đại.
Bên cạch đó việc lao động cũng được giao cho máy. Người cán bộ, người công nhân

có nhiệm vụ quan trọng hơn là: xây dựng chương trình làm việc cho máy, điều khiển, kiểm
tra quá trình sản xuất….
Với những đặc điểm đó, cách mạng KHKT tác động một cách toàn diện lên nhiều
đối tượng, thúc đẩy sự phát triển của sản xuất, của xã hội. Trong đó đặc biệt chú ý tác động
của nó đối với con người với tư cách vừa là đối tượng vừa là chủ thể tích cực của cuộc
cách mạng này.
II - ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG KH - CN TỚI NỀN KINH TẾ VÀ
CON NGƯỜI
1. Thay đổi về chất cơ cấu lực lượng sản xuất
Tư liệu lao động thay đổi theo hướng ngày một liên tục. Công cụ lao động được tự
động hóa qua ba loại thiết bị: máy tự động quá trình, máy điều khiển bằng số và người
máy. Kết cấu hạ tầng ( đương xá, bến cảng, sân bay…) ngày càng hiện đại. Đối tượng lao
động ngày thay đổi, lực lượng lao động cũng thay đổi. Điều này cho thấy cần có chiến lược
phát triển đồng bộ giữa tư liệu sản xuất với con người hiện đại.
2. Thay đổi về cơ cấu kinh tế
Một là nền kinh tế ở giai đoạn tin học biểu hiện ở tốc độ nhanh (mua nhanh, bán
nhanh, tiêu hủy sản phẩm nhanh) do đó phải tái sản xuất nhanh.
Hai là về cơ cấu ngành thì sản xuất vật chất giảm tương đối, và phi sản xuất dịch vụ
tăng nhanh. Dự báo rằng đầu thế kỷ XXI, nhân lực sản xuất vật chất còn khoảng 15-20%.
Các ngành công nghiệp như luyện kim đen, chế tạo cơ khí, hóa chất, cơ bản sẽ không có
tương lai phát triển Còn các ngành điện tử, tin học, tự động học, vật liệu tổ hợp, công
9
nghệ sinh học…lại có nhiều hứa hẹn phát triển. Như vậy, trong tương lai gần, người lao
động phải có phản ứng nhanh mạnh để thích ứng với sự thay đổi của cơ cấu kinh tế.
3. Con người - yếu tố chủ thể trong cuộc cách mạng KH - CN
Thành tựu KH - KT - CN do con người tạo ra và cũng do con người ứng dụng vào
cuộc sống, sản xuất. Người lao động từ chỗ lệ thuộc vào máy móc, chuyển sang việc định
chương trình và điều khiển máy móc.
Ở nước ta, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải có chính sách thích
hợp. Việc nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu của KH - CN cho các ngành của nền kinh

tế quốc dân là cốt lõi của nội dung công nhgiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Trong sự phát triển kinh tế xã hội, con người đóng vai trò chủ thể. Con người phải
có trí tuệ vì trí tuệ gắn với kết quả của sự nghiệp giáo dục đào tạo. Do đó nghị quyết XIII
của Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra (Khoa học, công nghê, giáo dục và đào tạo là quốc
sách
III. MÔN KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1 – Nội dung môn kỹ thuật công nghiệp.
Môn học là sự cụ thể hóa nội dung trí dục. Dạng biểu hiện của nó là chương trình
môn học và sách giáo khoa.
Môn kỹ thuật công nghiệp cụ thể hóa lý thuyết, thực hành kỹ thuật công nghệ trong
sản xuất công nghiệp. Với tư cách là một môn học, nội dung môn kỹ thuật công nghiệp là
một hệ toàn vẹn với các phần chính sau đây:
- Hệ thống hiểu biết lý thuyết kỹ thuât - công nghệ
- Hệ thống các kỹ năng, kỹ xảo thực hành kỹ thuật - công nghệ tương ứng.
- Những phẩm chất của người lao động kỹ thuật.
Khi xây dựng nội dung trí dục môn KTCN cần theo các hướng sau đây:
+/ Coi sự nghiệp giáo dục và đào tạo kỹ thuật và công nghệ là quốc sách để phát huy nhân
tố con người.
+/ Xuất phát từ mục tiêu giáo dục phổ thông, phù hợp với từng cấp học, từng vùng.
+/ Môn học phản ánh đầy đủ và đích thực những vấn đề hiện đại của kỹ thuật – công nghệ.
Dưới đây xin giới thiệu chương trình KTCN trung học cơ sở – Công nghệ lớp 8
Phần một: VẼ KỸ THUẬT
Chương I: Bản vẽ các khối hình học
1.Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và trong đời sống
2.Hình chiếu
3. Bài tập thực hành – Hình chiếu của vật thể
4. Bản vẽ các khối đa diện
5. Bài tập thực hành – Đọc bản vẽ các khối đa diện
6. Bản vẽ các khối tròn xoay.
7. Bài tập thực hành – Đọc bản vẽ các khối tròn xoay

Chương II: Bản vẽ kĩ thuật
1. Khái niệm về bản vẽ kĩ thuật – Hình cắt
2. Bản vẽ chi tiết
3. Bài tập thực hành – Đọc bản vẽ chi tiết đơn giản có hình cắt
4. Biểu diễn ren
5. Bài tập thực hành – Đọc bản vẽ chi tiết đơn giản có ren
6. Bản vẽ lắp
7. Bài tập thực hành – Đọc bản vẽ lắp đơn giản
8. Bản vẽ nhà
9. Bài tập thực hành – Đọc bản vẽ nhà đơn giản
Tổng kết ôn tập
10
Phần hai: CƠ KHÍ
Vai trò của cơ khí trong sản xuất và đời sống
Chương III: Gia công cơ khí
1. Vật liệu cơ khí
2. Thực hành - Vật liệu cơ khí
3. Dụng cụ cơ khí
4. Cưa và đục kim loại
5. Dũa và khoan kim loại
6. Thực hành – Đo và vạch dấu
Chương IV: Chi tiết máy và lắp ghép
1. Khái niệm về chi tiết máy và lăp ghép
2. Mối ghép cố định – mối ghép không tháo được
3. Mối ghép tháo được
4. Mối ghép động
5. Thực hành – Ghép nối chi tiết
Chương V: Truyền và biến đổi chuyển động
1. Truyền chuyển động
2. Biến đổi chuyển động

3.Thực hành – Truyền chuyển động
Tổng kết ôn tập
Phần ba: KĨ THUẬT ĐIỆN
Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống
Chương VI: An toàn điện
1. An toàn điện
2. Thực hành – Dụng cụ bảo vệ an toàn điện
3. Thực hành – Cứu người bị tai nạn điện
Chương VII: Đồ dùng điện gia đình
1. Vật liệu kĩ thật điện
2. Phân loại và số liệu kĩ thuật của đồ dùng điện
3. Đồ dùng loại điện – quang: Đèn sợi đốt
4. Đèn huỳnh quang
5. Thực hành – Đen ống huỳnh quang
6. Đồ dùng loại điện – nhiệt: Bàn là điện
7. Bếp điện, nồi cơm điện
8. Thực hành – Bàn là điện, Bếp điện, nồi cơm điện
9. Máy biến áp một pha
10. Thực hành – Máy biến áp
11. Đồ dùng loại điện cơ: Quạt điện, máy bơm nước
12. Thực hành – Quạt điện
13. Sử dụng hợp lý điện năng
14. Thực hành – Tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình
Tổng kết ôn tập
Chương VIII: Mạng điện trong nhà
1. Đặc điểm và cấu tạo mạng điện trong nhà
2. Thiết bị đóng – cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà
3. Thực hành – Thiết bị đóng – cắt và lấy điện
4. Thiết bị bảo vệ của mạng điện trong nhà
5. Thực hành – Cầu chì

6. Sơ đồ điện
11
7. Thực hành – Vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện
8. Thực hành – Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện
9. Thiết kế mạch điện
10. Thưc hành – Thiết kế mạch điện
Tổng kết và ôn tập
Chương trình KTCN trung học cơ sở – Công nghệ lớp 9
Mô đun: Lắp đặt mạng điện trong nhà
Thời lượng: 36 tiết ( 10LT + 20 TH + 2 ÔT + 3 KT )
Bài 1: Giới thiệu nghề điện dân dụng ( 1 Tiết )
Bài 2: Vật liệu dùng trong lắp đặt mạng điện ( 2 Tiết )
Bài 3: Dụng cụ lắp đặt mạng điện ( 2 Tiết )
Bài 4: Thực hành sử dụng đồng hồ đo điện ( 3 Tiết )
Bài 5: Thực hành nối dây dẫn điện ( 3 Tiết )
Kiểm tra ( 1 Tiết )
Bài 6: Thực hành lắp bảng điện ( 3 Tiết )
Bài 7: Thực hành lắp đèn huỳnh quang điều khiển hai đèn ( 2 Tiết )
Kiểm tra học kỳ I ( 1 tiết)
Bài 8: Thực hành lắp mạch điện hai công tắc 2cực điều khiển 2 đèn. ( 3 Tiết )
Bài 9: Thực hành lắp mạch điện hai công tắc 3 cực điều khiển 1 đèn. ( 3 Tiết )
Bài 10: Thực hành lắp mạch điện một công tắc 3 cực điều khiển 2 đèn. ( 3 Tiết )
Kiểm tra thực hành (1 tiết).
Bài 11: Lắp đặt dây dẫn điệạng điện trong nhà. ( 2 Tiết )
Bài 12: Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà ( 1 Tiết )
Ôn tập ( 2 Tiêt )
Kiểm tra học kỳ ( 2 Tiết )
Mô đun: Sửa chữa xe đạp
Thời lượng: 70 tiết ( 10LT + 20 TH + 2 ÔT + 3 KT )
Bài 1: Giới thiệu nghề sửa xe đạp ( 1 Tiết )

Bài 2: Cấu tạo của xe đạp ( 4 Tiết )
- Lý thuyết ( 2 Tiết )
- Thực hành ( 2 Tiết )
Bài 3: Nguyên lý chuyển động của xe đạp ( 4 Tiết )
- Lý thuyết ( 2 Tiết )
- Thực hành ( 2 Tiết )
Bài 4: Thực hành lau dầu các ổ trục và bàn đạp ( 4 Tiết )
- Lý thuyết ( 1 Tiết )
- Thực hành ( 3 Tiết )
Bài 5: Thực hành chỉnh phanh, cổ phuốc ( 4 Tiết )
- Lý thuyết ( 1 Tiết )
- Thực hành ( 3 Tiết )
Bài 6: Thực hành thay ruột phanh, má phanh ( 4 Tiết )
- Lý thuyết ( 1 Tiết )
- Thực hành ( 3 Tiết )
Kiểm tra ( 1 Tiết )
Bài 7: Thực hành vá săm, thay lốp ( 4 Tiết )
- Lý thuyết ( 1 Tiết )
- Thực hành ( 3 Tiết )
Bài 8: Thực hành thay xích, líp ( 4 Tiết )
- Lý thuyết ( 1 Tiết )
12
- Thực hành ( 3 Tiết )
Ôn tập ( 2 Tiết )
Kiểm tra học kỹ ( 2 Tiết )
2. Đặc điểm của môn học
Những đặc điểm của môn học chi phối đến phương pháp dạy học, làm cơ sở cho
việc lựa chọn phương pháp dạy học. Xem xét những đặc điểm này trong mối liên hệ biện
chứng với dạy và học. Nội dung cụ thể không phải bao giờ cũng hàm chứa các nội dung,
các đặc điểm đan xen, hòa nhập và liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau trong hiện tượng kỹ

thuật.
2. 1. Tính cụ thể và tính trừu tượng
2.1.1. Tính cụ thể:
Tính cụ thể của môn học thể hiện ở chỗ nội dung môn học đề cập đến vật phẩm kỹ
thuật (dụng cụ lao động cầm tay, chi tiết máy ). Những kiến thức cụ thể này có thể tri giác
được trên đối tượng nghiên cứu. Do vậy khi trang bị cho học sinh những hiểu biết này cần:
+/ Tăng cường cho học sinh quan sát vật thật, mô hình, thao tác, quy trình kỹ thuật, công
nghệ cụ thể.
+/ Coi đối tượng của trực quan như điều kiện, phương tiện, điểm tựa cho quá trình lĩnh hội
kỹ thuật.
2.1. 2 Tính trừu tượng
Tính trừu tượng được thể hiện dưới dạng những khái niệm, nguyên lý kỹ thuật mà
học sinh không thể quan sát một cách trực tiếp. Ví dụ: nguyên lý làm việc của máy biến thế
một pha, động cơ điện một pha.
Lĩnh hội tri thức này đòi hỏi phải có óc tưởng tượng, tư duy kỹ thuật (nhận thức lý
tính). Để có được tư duy phải trải qua giai đoạn nhận thức cảm tính (trực quan). Vì thế ta
cần trực quan hóa những nội dung trên bằng những phương tiện trực quan (hình vẽ, mô
hình, đồ thị…)
2. 1. 3 Đặc điểm về tính cụ thể và tính trừu tượng
Người giáo viên cần biết các nội dung sau đây:
+/ Tìm ra điểm xuất phát của quá trình nhận thức, từ cái cụ thể trực quan hay cái trừu
tượng lý thuyết để tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh
+/ Xác định vai trò của trực quan, coi nó như một điều kiện và phương tiện của sự chuyển
biến từ cái cụ thể sang trừu tượng và ngược lại. Từ đó giáo viên biết cách chế tạo và sử
dụng phương tiện dạy học có mục đích, đạt hiệu quả.
2 .2.Tính tổng hợp.
Tính chất này được thể hiện trước hết ở chỗ kiến thức được trình bày ở dạng đại
cương, cơ bản chung nhất là làm cơ sở cho nhiều ngành kỹ thuật có liên quan. Đây cũng là
yêu cầu cơ bản đối với người xây dựng chương trình và nội dung môn học. Nhờ đặc điểm
này mà môn học mang tiềm năng giáo dục kỹ thuật tổng hợp

Môn KTCN là môn học ứng dụng, cơ sở của nó là toán, vật lý, hóa học và một số
môn học nghiên cứu về quá trình sản xuất (kinh tế công nghiệp, vệ sinh công nghiệp )
Từ đặc điểm này, giáo viên dạy môn KTCN cần phải:
+/ Dựa vào tri thức của những môn khác để học sinh hiểu các hiện tượng định luật, nguyên
lý kỹ thuật.
+/ Trong quá trình giảng dạy cần nêu bật tính kỹ thuật của môn học (như nêu những điểm
khác với môn vật lý, hóa học …)
2. 3. Ngôn ngữ và thuật ngữ của môn học
Đối với môn KTCN, ngôn ngữ vừa là phương tiện vừa là nội dung nghiên cứu của
môn học. Bản vẽ kỹ thuật là đối tượng nghiên cứu, ngôn ngữ kỹ thuật là phương tiện
nghiên cứu.
13
Trong nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và kiểm tra, bản vẽ kỹ thuật được sử dụng rộng
rãi: bản vẽ cơ khí, bản vẽ xây dựng, bản vẽ xây dựng…Nó là phương tiện để nghiên cứu
thiết kế, đồng thời cũng cung cấp thông tin cho chế tạo, lắp ráp, kiểm tra.
Đòi hỏi giáo viên phải:
+/ Hình thành và sử dụng chính xác các khái niệm, tên gọi, quy ước kỹ thuật trong từng
chuyên môn ngành học.
+/ Biết sử dụng và hướng dẫn học sinh sử dụng các tài liệu kỹ thuật thông dụng: bản vẽ kỹ
thuật, sổ tay kỹ thuật, hồ sơ kỹ thuật…
2. 4. Tính đa chức năng, đa phương án
Khái niệm
Mỗi vật phẩm kỹ thuật có thể thực hiện các chức năng khác nhau. Đó là tính đa chức năng.
Mỗi nhiệm vụ kỹ thuật, công nghệ, sản xuất có thể thực hiện bằng các phương án khác
nhau tùy thuộc vào điều kiện cụ thể. Đó là tính đa phương án.
Khai thác những đặc điểm này sẽ phát huy óc sáng tạo kỹ thuật cho học sinh Khi nghiên
cứu, trình bày các vấn đề kỹ thuật, giáo viên cần phải:
+/ Vạch rõ phạm vi sử dụng, các khả năng khai thác chức năng vật phẩm kỹ thuật
+/ Trình bày các giải pháp kỹ thuật, lựa chọn quy trình công nghệ tối ưu trong điều kiện cụ
thể.

2. 5. Tính tiêu chuẩn hóa
Tiêu chuẩn hóa để thương mại hóa sản phẩm là mục đích của sản xuất công nghiệp.
Tiêu chuẩn hóa, thống nhất hóa giúp sử dụng rộng rãi lao động, tạo điều kiện cho việc lắp
ráp, chế tạo hàng loạt, sửa chữa, đo kiểm. Nó đặc biệt quan trọng đối với việc chuyển giao
công nghệ. Tiêu chuẩn hóa là cơ sở đánh giá chất lượng sản phẩm, cấp bản quyền sở hữu
công nghiệp và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Nội dung tiêu chuẩn hóa gồm: tiêu chuẩn hóa vật liệu, tiêu chuẩn hóa năng lượng,
sản phẩm, quy định sử dụng sản phẩm
Tính tiêu chuẩn hóa đòi hỏi:
+/ Giáo dục học sinh coi trọng và tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật
+/ Hướng dẫn học sinh sử dụng công cụ đo để kiểm tra chất lượng, số lượng sản phẩm.
+/ Dạy học sinh tra cứu và vận dụng tiêu chuẩn kỹ thuật
2. 6. Tính ứng dụng - thực tiễn
Kỹ thuật ra đời do yêu cầu của thực tiễn và nó trở lại phục vụ thực tiễn. Nó xuất
phát từ thực tiễn nhằm giải quyết những nhiệm vụ cụ thể trong thực tiễn sản xuất và đời
sống. Chẳng hạn các phương tiện kỹ thuật ( máy móc, thiết bị) bao giờ cụng gắn với một
quá trình sản xuất nhất định.
Giáo viên cần chú ý các vấn đề sau đây:
+/ Từ những kiến thức thực tế, vốn sống của học sinh mà khái quát hóa thành những
nguyên lý chung.
+/ Từ những nguyên lý, định luật, khái niệm mà chỉ ra những ứng dụng của nó trong quá
trình sản xuất và đời sống, làm cho quá trình dạy học gắn liền với thực tiễn.
IV - NHIỆM VỤ DẠY HỌC KTCN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Theo quan điểm của lý luận dạy học đại cương, quá trình dạy học gồm ba nhiệm vụ
chính có mối liên hệ biện chứng với nhau: giáo dưỡng, phát triển, giáo dục. Dựa vào mục
tiêu của trường phổ thông, xuất phát từ đặc điểm của môn học có thể chia ra thành những
điểm chủ yếu sau:
1. Trang bị những kiến thức, kỹ năng kỹ xảo
Cần trang bị cho học sinh hệ thống những kiến thức cơ bản, hiện đại của khoa học
kỹ thuật, rèn luyện cho các em hệ thống kỹ năng kỹ xảo tương ứng

1. 1. Tri thức căn bản:
14
Là những tri thức tối thiểu cần thiết cho tất cả mọi người, dù sau này họ làm nghề
gì, người nào cũng cần phải có để trực tiếp đi vào sản xuất hoăc công tác khác.
Những tri thức căn bản trang bị cho học sinh là những tri thức hiện đại, phản ánh
được những thành tựu khoa học, công nghệ, kỹ thuật mới nhất, phù hợp với yêu cầu của
đất nước, với trình đô nhận thức của học sinh, đảm bảo tính hệ thống, tính lôgic của từng
môn học.
Những tri thức cơ bản hiện đại bao gồm các khái niệm, các định luật, nguyên lý,
thiết bị kỹ thuật
1. 2. Hình thành và rèn luyện hệ thống kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh
Trên cơ sở những tri thức kỹ thuật, công nghệ đã nắm được, học sinh dần dần được
hình thành hệ thống kỹ năng, kỹ xảo tương ứng sau:
+/ Kỹ năng vẽ và đọc bản vẽ kỹ thuật
+/ Kỹ năng sử dụng những công cụ cầm tay ( búa, kìm…)
+/ Kỹ năng điều khiển, điều chỉnh máy: máy biến thế, động cơ điện….
+/ Kỹ năng tháo lắp máy
Ngoài ra những kỹ năng, kỹ xảo học tập còn có tầm quan trọng đối với các quá trình
nắm vững tri thưc khoa học. Đó là những yêu cầu mà dạy học cần phải đạt tới, nhằm hạn
chế việc học sinh nắm được tri thức mà không biết vận dụng tri thức vào những tình huống
thực tế. Vì thế trong dạy học người ta xây dựng mức độ mắm tri thức với nghĩa là: hiểu
nhớ và vận dụng ở các mức độ khác nhau.
2. Phát triển tư duy, bồi dương năng lực kỹ thuật
Dạy học có tính chất phát triển, đây là một trong những xu thế của lý luận dạy học
hiện đại. Tại sao vậy?
Trước hết, bản chất của quá trình dạy học là quá trình nhận thức độc đáo của học
sinh dưới sự chỉ đạo của giáo viên, là quá trình hai mặt, nhằm đạt mục đích dạy học. Tri
thức và tư duy gắn bó với nhau, tác động qua lại và là điều kiện của nhau như sản phẩm đối
với quá trình. “Tri thức trong khi là kết quả của tư duy lại đồng thời là một trong những
điều kiện của tư duy” (M.Cxyliats)

Trong thời đại ngày nay, cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật, công nghệ phát triển
như vũ bão. Tình hình đó đặt ra cho nhà trương trang bị cho học sinh hệ thống tri thức dù
nhiều nhưng cũng không thể đủ, mà phải coi trọng năng lực phát triển nhận thức, phát triển
tư duy, để học sinh tự học, tự hoàn thiện tri thưc của mình phù hợp với thời đại mới.
2. 1. Tư duy kỹ thuật
Trên cơ sở nghiên cứu tâm lỹ học, tư duy kỹ thuật, Cuđriabxep cho rằng: tư duy kỹ
thuật giống như tư duy lý thuyết thực hành, tư duy khái niệm - hình ảnh.
Cấu trúc gồm ba thành phẩn: khái niệm, hình ảnh, thao tác. Ba thành phần này tác
động qua lại lẫn nhau trong quá trình tư duy kỹ thuật.
Mối liên hệ đó được thể hiện qua sơ đồ
Khái niệm (lí thuyết)
Thao tác (thực hành)
Hình ảnh (trực quan)
Đặc điểm: mang đủ những điểm chung của tư duy và những điểm riêng như:
+/ Tính linh hoạt, độc đáo
+/ Thống nhất chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành
+/ Tác động qua lại giữa khái niệm và hình ảnh
+/ Tư duy kỹ thuật mang tính chất nghề nghiệp
Những biện pháp cơ bản nhằm phát triển tư duy kỹ thuật cho học sinh trong quá
trình dạy học kỹ thuật đó là:
+/ Rèn luyện ngôn ngữ kỹ thuật để học sinh nắm vững môn vẽ kỹ thuật
15
+/ Sử dụng hiệu quả phương tiện trực quan, nhằm tạo ra hình ảnh, biểu tượng ban đầu là tư
liệu cho tư duy.
+/ Tổ chưc tốt thực hành vận dụng để học sinh vận dụng, hoàn thiện tri thưc lý thuyết
+/ Cấu trúc bài dạy phù hợp với lôgic học về nội dung, về quá trình nhận thức. Đảm bảo
quan hệ biện chứng giữa nội dung, mục đích, phương pháp, phương tiện dạy học trong
từng bài, tưng khâu, từng bước lên lớp.
+/ Thương xuên rèn luyên cho học sinh thao tác tư duy như: phân tích, tổng hợp, khái quát
hóa ….

+/ Phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh bằng các phương pháp dạy học mới: nêu vấn
đề, dạy theo quan điểm công nghệ dạy học…
2. 2. Năng lực kỹ thuật
Được hiểu là tổ hợp các yếu tố tâm sinh lý cá nhân đáp ứng những đòi hỏi của một
hoạt động kỹ thuật nào đó.
Gồm các khâu:
Lĩnh hội kỹ thuật công nghệ
Thiết kế kỹ thuật công nghệ
Vận dụng kỹ thuật công nghệ
Như đã nêu ở trên, năng lực ký thuật mang đặc điểm cá nhân, gắn với một dạng hoạt
động cụ thể. Năng lực kỹ thuật là một dạng năng lực chuyên biệt. Nó được hình thành dần
dần qua hệ thống các hoạt động kỹ thuật trong một lĩnh vực giới hạn.
Dưới đây là một mô phỏng về năng lực kỹ thuật trong phạm vi dũa kìm loại ( lớp 8),
gồm ba khâu:
Lĩnh hội kỹ thuật: Nắm vững phạm vi công nghệ dũa. Cách thức chọn dũa, chọn êtô,
xác định tư thế đứng dũa, kiểm tra vật trong và cuối qúa trình dũa…
Thiết kế kỹ thuật công nghệ: thiết lập được quy trình công nghệ dũa, đục và hiểu
bản vẽ sản phẩm dũa
Vận dụng kỹ thuật, công nghệ: dũa từ mặt phẳng dến các mặt gia công phức tạp
3. Thực hiện các chức năng giáo dục
3. 1. Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng, nhân sinh quan cách mạng
Thế giới quan là cách nhìn nhận thế giới một cách chủ thể nhất định trong thời đại
nhất định. Đó là hệ thống các khái niệm, quan điểm xung quanh và có tác dụng hướng dẫn
hành động trong hoạt động xã hội.Thế giới quan khoa học bao gồm những quan điểm duy
vật và phương pháp biện chứng.Vật chất và vận động là một quan điểm cơ bản của triết
học Mác Lênin và đã được chứng minh bằng quá trình chuyển hóa giữa các dạng năng
lượng trong các máy móc, thiết bị lỹ thuật.
Qua các bài mở đầu giới thiệu về sự ra đời và phát triển của máy móc, thiết bị, đi
đến kết luận: quá trình khám phá và chinh phục tự nhiên bao giờ cũng gắn liền với quá
trình phát triển của khoa học kỹ thuật, khẳng định sức mạnh to lớn của con người trong sự

tồn tại xã hội là yếu tố quyết định ý thưc xã hội. Trên cơ sở nhận thức, con người sẽ có thái
độ và quan điểm đứng đắn với hiện thực.
3.2. Giáo dục kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp cho học sinh
Cách mạng khoa học, kỹ thuật phát triển như vũ bão, nhiều ngành nghề mới ra đời,
do đó phải giáo dục kỹ thuật tổng hợp, giáo dục cho học sinh những hiểu biết cơ bản có
tính nguyên lý của những quá trình sản xuất chủ yếu và khả năng sử dụng công cụ chủ yếu
của sản xuất và đời sống.
Giáo dục hướng nghiệp là công việc cửa tập thể: gia đình, nhà trường và xã hội,
giúp học sinh lựa chon nghề nghiệp phù hợp với năng lực và hứng thú cá nhân, với sự phân
công lao động của xã hội. Nội dung giáo dục hướng nghiệp bao gồm: tư vấn, định hướng,
tuyển chon nghề nghiệp.
16
3. 3. Giáo dục ý thức công nghiệp
Đây là nhiệm vụ cấp thiết của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Các chức năng giáo dục của môn học được thực hiện trên cơ sở và trong chính quá
trình trang bị tri thức, phát triển năng lực nhận thức.
Ba nhiệm vụ trên quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau. Nhiệm vụ giáo
dưỡng là cơ sở để thực hiện nhiệm vụ giáo dục và phát triển, vì không có tri thức thì không
phát triển được trí tuệ và hình thành nhân cách. Nhiệm vụ giáo dục để hình thành nhân
cách con người là kết quả của hai nhiệm vụ trên, đông thời là mục đích cuối cùng của quá
trình dạy học, là yếu tố kích thích và là động cơ thức đầy con người đạt tới đỉnh cao của sự
hiểu biết.
Dạy học là để thực hiện khẩu hiện cao quý “ Dạy người thông qua dạy chữ”
CÂU HỎI CHƯƠNG I
Vì sao phải dạy môn KTCN ở trường phổ thông?
Phân tích những đặc điểm môn KTCN. Ví dụ?
Có ý kiến cho rằng ba nhiệm vụ dạy học là một, chỉ dạy sâu sắc tri thức là đủ. Anh (chị )
hãy nêu ý kiến của mình ( bằng cách phân tích quan hệ giữa ba nhiệm vụ dạy học trên )
Anh, chị hãy nghiên cứu một bài trong sách giáo khoa công nghệ lớp 8, chỉ ra nội dụng của
ba nhiệm vụ dạy học, nêu biện pháp thực hiện nội dung từng nhiệm vụ.

Khi là giáo viên giảng dạy môn KTCN ở trường phổ thông, anh (chị) có những đề xuất gì
ngoài những nhiệm vụ đã nêu ở trên?
ĐẠI CƯƠNG VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
Khái Niệm
1. Khái niệm phương pháp:
Phương pháp là hình thức vận động bên trong của nội dung, là cách thức, con đường
để đạt tơi mục đích nhất định, giải quyết những nhiệm vụ nhất định. Phương phứp bao giờ
cũng được xây dựng trên cơ sở của đối tượng nhất định, xuất phát từ mục đích để tìm ra
phương pháp hành động.
Phương pháp cũng được xác định trên cơ sở nội dung, đặc điểm của đối tượng.
Người ta chỉ hành động có phương pháp khi đã có biểu tượng về đối tượng, cấu trức bên
trong của đối tượng hoăc hiểu được mục đích. Đối tượng nào, mục đích nào thì có phương
pháp đó, không có phương pháp vạn năng cho mọi đối tượng, mọi mục đích.
Khi có hệ thông phương pháp hoàn chỉnh thì bản thân nó tác động trở lại nội dung,
là nội dung đạt chất lượng cao, mục đích sáng rõ. Nội dung quy định phương pháp, phương
pháp chịu sự chi phối của mục đích nội dung. Nhưng nó có tác dụng ngược trở lại giúp đạt
mục đích và nội dung.
Quan hệ biện chứng này có thể mô tả qua sơ đồ:
2. Phương pháp dạy học
Trong qua trình dạy học, phương pháp dạy học là một nhân tố cơ bản, quan trọng
nhất. Cùng một nội dung nhưng người đọc có thể chiếm lĩnh tri thưc, kỹ năng kỹ xảo theo
những phương pháp khác nhau và kết quả đạt được cũng khác nhau.
17
MỤC ĐÍCH
NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP
Với nghệ thuật vận dụng, phối hợp các phương pháp khác nhau của giáo viên thì
học sinh sẽ học tập một cách say mê, hứng thú, say mê và tích cực,sáng tạo và để lại những
dấu ấn đậm nét ghi sâu trong tâm hồn nội dung tri thức khoa học về kỹ năng, kỹ xảo và thái
độ đối với khoa học kỹ thuật.
Nếu không có phương pháp dạy học hợp lý sẽ ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả

dạy học.
Do tầm quan trọng của phương pháp đối với quá trình dạy học nên đã từ lâu phương
pháp dạy học luôn là trung tâm chú ý của các nhà giáo trong nước và trên thế giới, là phạm
trù được các nhà lý luận dạy học quan tâm.
Có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm, cấu trúc, sự phân loại….Có thể nêu một số
định nghĩa về phương pháp :
- Phương pháp dạy học là cách thưc làm việc của giáo viên và học sinh, nhờ đó mà học
sinh nắm vững kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, hình thành thế giới quan, phát triển năng lực
nhận thức. (Bách khoa toàn thư của Liên Xô 1965)
- Phương pháp dạy học là cách thức làm việc của thầy và trò dưới sự chỉ đạo của thầy,
nhằm làm cho trò nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách tự giác, tích cực, tự lực,
phát triển những năng lực nhận thức và năng lực hành động, hình thành thế giới quan duy
vật khoa học và đạo đức cách mạng (Nguyễn Ngọc Quang )
Phương pháp dạy học tạo nên cách thức hoạt động đồng bộ và thống nhất của giáo
viên và học sinh trong quá trình dạy học. Đó là quá trình tổ chức và điều khiển tích cực và
có hiệu quả. Do đó phương pháp dạy học có chức năng nhận thức, chức năng phát triển và
chức năng giáo dục.
Nhờ có phương pháp dạy học, mà học sinh nắm được hệ thống tri thưc, kỹ năng, kỹ
xảo từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Phương pháp dạy học tạo nên cách thức
hoạt động thống nhất và đồng bộ của người giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học.
Đó là quá trình tổ chức, điều khiển một cách tích cực và có hiệu quả. Do đó phương pháp
dạy học có chức năng nhận thức, chức năng phát triển và chức năng giáo dục
Các mức độ nhận thức của học sinh từ thấp đến cao là:
- Mức độ nhận biết : nhận biết được đối tượng kỹ thuật, phân biệt và hiểu được các thuâọc
tính cơ bản của chúng.
- Mức độ tái hiện : ghi nhớ nội dung tri thức và có thể nhớ lại, tái hiện lại một cách đầy đủ,
chính xác.
- Mức độ kỹ năng : biết vận dụng những tri thưc đã học vào các tình huống quen thuộc
trong thực tiễn.
- Mục đích biến hóa : vận dụng một cách thông minh, sáng tạo, linh hoạt các tri thức vào

tình huống mới trong thực tiễn.
Mặt khác phương pháp còn tạo điều kiện phát triển ở học sinh những phẩm chất,
năng lực hoạt động trí tuệ, năng lực tư duy sáng tạo, giúp học sinh hình thành các quan
điểm, niềm tin, phẩm chất tốt đẹp cho thế hệ trẻ.
Phân loại các phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học rất đa dang, vì hoạt động dạy và học chịu sự chi phối của
nhiều mục đích và nội dung, và cấu trúc, bản chất của phương pháp dạy học cũng rất phức
tạp. Việc phân loại phương pháp dạy học còn nhiều tranh luận, chưa thống nhất.
Nhưng nhìn chung việc phân loại đều dựa vào quan điểm sau :
1. Căn cứ vào mục đích của lý luận dạy học
M.A Đanhilốp và B.P. Exipốp phân ra các nhóm sau :
- Nghiên cứu tài liệu mới, hình thành kỹ năng, kỹ xảo.
- Cũng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo.
- Ứng dụng kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo
18
- Kiểm tra, đánh giá kỹ năng, kỹ xảo
2. Dựa vào nguồn kiến thức và tính đặc trưng của sự tri giác thông tin
E.I Perôpxki vad E.I Golant … đã phân ra các nhóm sau :
- Phương pháp dùng ngôn ngữ
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp thực hành
3. Dựa vào đặc trưng hoạt động nhận thức của học sinh
I.A Lerơne, M.N Skatkin đã chia ra như sau :
- Giải thích, minh họa, tái hiện
- Trình bày, nêu vấn đề
- Tìm tòi từng phần
- Nghiên cứu
4. Dựa vào mức độ tích cực, sáng tạo của học sinh
R.C.Sharmr đã phân loại phương pháp dạy học ra làm 2 loại :
- Dạy học lấy giáo viên làm trung tâm, hoạt động của học sinh là thụ động. Thầy thuyết

trình, giảng giải cặn kẽ nội dung, tranh thủ truyền thụ vốn hiểu biết và kinh nghiệp của
mình cho học sinh. Giáo án được thiết kế theo một đường thẳng chung cho mọi học sinh,
giáo viên thực hiện theo các bước đã chuẩn bị sẵn. Học sinh thụ động nghe giảng, cố ghi,
cố nhớ, cố hiểu những điều giáo viên dạy, có lúc học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên đặt
ra.
- Dạy học lấy học sinh làm trung tâm, ở đây quá trình dạy hướng vào khả năng, hứng thú,
nhu cầu học cuả học sinh. Nhằm phát triển năng lực nhận thức, năng lực học tập, phát triển
tư duy kỹ thuật. Giáo viên và học sinh cùng khảo sát vấn đề, giáo viên đóng vai trò tích cực
chỉ dẫn còn học sinh tích cực, tự lực nắm tri thức.
Mỗi cách phân loại trên đều có ưu và nhược điểm nhất định. Phương pháp phân loại
dựa vào nguồn tri thức có ưu điểm là đơn giản, dễ sử dụng. Phương pháp dựa vào mục đích
của lý luận dạy học là nêu lên mối quan hệ, sự phụ thuộc của phương pháp vào mục đích
của lý luận dạy học. Nhưng hai loại này có nhược điểm là chỉ dựa vào mặt bên ngoài của
phương pháp, không cho biết cách tổ chưc bên trong của phương pháp dạy học ( tức là tổ
chức hoạt động nhận thức của học sinh )
Cách phân loại dựa vào hoạt động bên trong, dựa vào đặc trung hoạt động nhận thức
của học sinh, phản ánh được bản chất của quá trình dạy học, nhưng còn đơn điệu, phiến
diện.
Để khắc phục những nhược điểm của từng loại trên thì, chúng ta cần có quan điểm
toàn diện, hệ thống trong từng sự phân loại. Các phương pháp dạy học bản thân nó đảm
bảo tính khách quan khoa học nhưng cần chú ý đến thực tiễn dạy học bộ môn KTCN ở
trường phổ thông.
Tính khách quan khoa học của sự phân loại thể hiện ở chỗ nó tuân theo các quy luật
chi phối phương pháp dạy học. Các quy luật đó là mối liên hệ biện chứng giữa mục đích,
nội dung và phương pháp, sự thống nhất giữa phương pháp dạy và phương pháp học.
Như vậy, phương hướng để xác định một hệ thống phân loại hợp lý là :
- Phân loaị phương pháp cần thể hiện hoạt động qua lại giữa thầy và trò, thể hiện tính thống
nhất, trọn vẹn của quá trình dạy học. Trong đó thầy giữ vao trò chỉ đạo, trò giữ vai trò chủ
động. Đây là hai mặt không thể tách rời.
- Do biểu hiện nhiều mặt của phương pháp mà việc phân loại chúng phải cùng một lúc kết

hợp nhiều cơ sở với nhau. Trong mỗi bài dạy cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau
để phù hợp với mục đích, nội dung bài dạy.
-Sau đây là sơ đồ phân loại các PPDH:
19
II. BÀI LÊN LỚP
1. Khái niệm
Bài lên lớp là hình thức tổ chức cơ bản của quá trình dạy học bao gồm một đoạn
hoàn chỉnh, được diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định, tại một địa điểm xác định,
với số lượng học sinh nhất định, có trình độ phát triển cơ bản đồng đều.
Dấu hiệu đặc trưng của bài lên lớp là:
- Bài lên lớp mạng tính tổ chức trọn vẹn
- Thể hiện sinh động những tính quy luật về:
Mối liện hệ giữa nội dung- mục đích – phương pháp – phương tiện trong mỗi bài
học cụ thể
Sự thống nhất giữa hoạt động của thầy và hoạt động của trò
Sự thống nhất của hoạt động của mỗi cá nhân học sinh với hoạt động chung của tập
thể.
Khối lượng kiến thức mà học sinh chiếm lĩnh được quy định thống nhất.
Trong mỗi bài lên lớp thừơng được sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp dạy học
khác nhau nhằm đạt được mục đích định trước.Vì thế bài lên lớp cũng thường được xem là
một hình thức quan trọng của dạy học lý thuyết, trong đó những nguyên tắc dạy học được
vận dụng một cách có hệ thống.
2. Các kiểu bài lên lớp
Bài lên lớp có nhiều kiều, trong mỗi kiểu lại có nhiều dạng khác nhau. Nhưng người
ta thường chú ý tới ba kiểu cơ bản là:
-Bài lên cung cấp kiến thức, kỹ năng mới
-Bài lên lớp hoàn thiện kiến thức, kỹ năng
-Bài lên lớp kiểm tra, đánh giá ký năng.
Trong dạy học kỹ thuật và nghề nghiệp, thương phân ra 3 dạng bài:
-Bài dạy lý thuyết kỹ thuật-công nghệ

-Bài dạy thực hành kỹ thuật- công nghệ
-Bài dạy sản xuất
Trong thực tế kiểu bài dạy tổng hợp các mục đích lý luận dạy học là loại bài dạy phổ thông
nhất.
3. Cấu trúc bài lên lớp
20
Cấu trức bài lên lớp là mối liên hệ có tính quy luật giữa mục đích - nội dung và
phương pháp dạy học, thể hiện trong mối tương quan và trình tự sắp xếp của các bước lên
lớp.
Để nghiên cứu và xây dựng cấu trúc bài lên lớp ta phải:
-Phân chia bài lên lớp thành các khâu, các bước một cách hợp lý.
-Trong mỗi khâu, mỗi bước đó cũng như trong cả bài phải tuân thủ mối liên hệ giữa mục
đích, nội dung, phương pháp.
-Phân chia thời gian và sắp xếp các bước đó theo một trình tự hợp lý
Trên cơ sở logic của quá trình dạy học, trong thực tế bài lên lớp kiểu tổng hợp
thường được cấu trúc theo 5 bước sau:
Bước 1: Tổ chức lớp
Bước 2: Kiểm tra bài cũ
Bước 3: Nghiên cứu kiến thức mới
Bước 4: Củng cố, hoàn thiện kiến thức
Bước 5: Ra bài tập vận dụng và hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
Tùy từng kiểu bài mà thời gian dành cho các bước nói trên có khác nhau, chẳng hạn
với kiểu bài thực hành luyện tập kỹ thuật có thể sẽ có cấu trúc như sau:
-Ổn định lớp
-Thông báo bài học, định hướng mục dích - yêu cầu của bài thực hành
-Phục hồi những kiến thức, kỹ năng có liên quan, đồng thời trang bị, bổ sung những kiến
thức hiểu biết, kỹ năng mới cần luyện tập
-Học sinh luyện tập, giáo viên theo dõi, kiểm tra
Xét về mục đích lý luận dạy học, cấu trúc 5 bước lên lớp như trên là lôgic, bảo đảm
toàn diện các nhiệm vụ dạy học. Tuy nhiên việc áp dụng nguyên xi cấu trúc trên sẽ có

những nhược điểm là:
-Các bài lên lớp đều lặp lại một tiến trình đơn điệu, gò bó, hình thức, giảm sự sáng tạo của
giáo viên, ảnh hưởng không tốt đến học sinh
-Các nhiệm vụ của bài lên lớp còn chung chung, khó thể hiện trọng tâm
-Chưa phản ánh rỏ nét cấu trúc bên trong của bài lên lớp. Đó là mối liên hệ giữa nội dung -
mục đích - phương pháp dạy học, trong đó các yếu tố của mối liên hệ này là nhất quán,
không thể thay đổi nhưng trật tự của các yếu tố đó có thể thay đổi sao cho đạt được mục
đích bài dạy ở mức cao nhất. Chẳng hạn: Nếu việc kiểm tra bài cũ không liên quan đến bài
mới thì có thể thực hiện ở giữa hoặc ở cuối bài học kết hợp với các câu hỏi đàm thoại củng
cố bài. Điều đó vừa tận dụng được thời gian đầu tiết học vừa tạo thói quen phải tâp trung
chú ý trong giờ học. Ngược lại, nếu kiến thức đã học có liên quan, làm cơ sở cho việc
chiếm lĩnh kiến thức mới thì nên kiểm tra, phục hồi kiến thức cũ trước khi giảng bài. Ví dụ:
khi day bài thực hành đo dòng điện, cần thiết phải kiểm tra phục hồi những kiến thức về
nguyên tắc tạo thành mạch điện, về mối quan hệ dòng điện - điện áp trong mạch, về công
dụng và cách sử dụng đồng hồ đo điện……
Tùy theo mục đích chính của bài giảng mà phân phối thời gian hợp lý cho các khâu,
ác bước lên lớp. Ví du, với những bài có nội dung dẽ thì không cần mất nhiều thời gian cho
củng cố mà nên gành thời gian cho kiểm tra kiến thức đã học và ngược lại
LẬP KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN HỌC
Dạy học là một hoạt động mạng tính xã hội, thống nhất, xác định. Tính thống nhất
và xác định được đảm bảo nhờ kết hoạch dạy học. Vì thế kế hoạch dạy học mang tính pháp
lý về hệ thống và trình tự các phần công việc cần phải hoàn thành để đạt đến mục đích
chung. Kế hoạch dạy học bao gồm kế hoach dạy học chung của nhà trường và kế hoạch
dạy học của từng môn học. Ở đây chỉ xem xét kế hoạch dạy học môn kỹ thuật công nghiệp
ở trường Trung học cơ sở.
21
I. CÁC LOẠI KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN KTCN
Thuộc hệ thống các môn ở trường phổ thông, môn kỹ thuật công nghiệp cũng được
tổ chức giảng dạy theo thời khóa biểu của học kỳ, năm học. Do số giờ ít lại được bố trí
ghép với kỹ thuật nông nghiệp, kỹ thuật phục vụ cho nên kê hoạch dạy học kỹ thuật công

nghiệp có thể bố trí cả năm học hoặc trong một học kỳ. Thường có 2 loại kế hoặc dạy học
giáo viên phải lập:
- Kế hoạch dạy học môn học
- Kế hoạch dạy học cho một bài
Dưới đây sẽ xem xét yêu cầu và nội dung của từng loại.
II. KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN HỌC
1 . Để lập được kế hoạch dạy học môn học, cần dựa vào:
- Kế hoạch dạy học năm học và thời khóa biểu
- Mục đích yêu cầu, nội dung, phương pháp và những điều kiện dạy học đặc trưng của môn
học.
- Điều kiện thực tế của nhà trường và của địa phương
2 . Nội dung của kế hoạch môn học có thể trình bày theo bảng sau:
Kế hoạch này là cơ sở để giáo viên viết lịch trình
III. KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHO MỘT BÀI ( GIÁO ÁN)
Trên cơ sở kế hoạch dạy học môn học, giáo viên lập kế hoạch cụ thể cho từng bài
dạy. Mỗi bài dạy có thể được bố trí trong một tiết học với những yêu cầu xác định.
1. Yêu cầu
Giáo án có thể dài hay ngắn, với những hình thức trình bày khác nhau, tùy thuộc đặc
điểm môn học, bài dạy và khả năng của giáo viên.Yêu cầu chung nhất khi thiết kế giáo án
là phải thể hiện rõ được cấu trúc bài lên lớp, giáo viên cần phải:
Phân biệt một cách hợp lý mục đích, yêu cầu chung và nội dung của bài thành
những mục đích thành phần và những nội dung tương ứng Có thể phân chia theo các bước
lên lớp, theo các đơn vị kiến thức cơ bản trong bài học, theo trình tự thời gian bài học, theo
mục đích dạy học…
Lựa chọn phù hợp các hình thức, phương pháp và phương tiện dạy học để học sinh
có thể lĩnh hội từng đơn vị kiến thức thành phần nói trên một cách hiệu quả nhất. Nghĩa là
mối liên hệ giữa mục đích - nội dung – phương pháp dạy học không chỉ được tuân thủ theo
từng khâu, từng bước lên lớp mà phải tạo nên sự chuyển tiếp lôgic, gắn bó giữa các khâu.
Đồng thời trong giáo án cũng phải thể hiện được sự thống nhất giữa hoạt động của
thầy và trò trong mỗi khâu, mỗi bước lên lớp. Việc lĩnh hội từng đơn vị kiến thức trong bài

phải theo nguyên tắc phát huy cao nhất tính tích cực của học sinh.
Khi soạn giáo án, giáo viên phải nghiên cứu kỹ các tài liệu sư phạm có liên quan.
2. Những tài liệu cần thiết cho việc soạn giáo án
Chương trình và phân phối chương trình môn học là những văn bản pháp lý của
ngành đối với nhiệm vụ chuyên môn của giáo viên bộ môn. Vì thế nó cũng là cơ sở của các
cấp Giáo dục giám sát công tác giảng dạy của nhà trường, là căn cứ để nhà trường và giáo
viên thực hiện quá trình dạy học bộ môn. Hiện nay đẫ sử dụng chương trình năm 2003 và
phân phối chương trình môn Công nghệ phần kỹ thuật công nghiệp đã được bộ duyết.
Th. gian

tuần Th
Tên chương
bài
Số tiết Khối
lớp
Chuẩn bị giảng dạy

(Đồdùng DH)
Ghi
chú
Tổng
số
L.Thuyết BTTH

22
Sách giáo khoa là tài liệu quan trọng để giáo viên tham khảo khi soạn bài, đó là sự
cụ thể hóa chương trình và phân phối chương trình môn học.
Giáo viên cần tham khảo những tài liệu kỹ thuật có liên quan để hiểu sâu hơn nội
dung kỹ thuật mà trong SGK không có điều kiện trình bày cặn kẽ.
Giáo viên phải nghiên cứu kế hoạch dạy học môn học để soạn giáo án tốt nhất

3 . Nội dung cơ bản của việc chuận bị một giáo án
3. 1. Xác định mục đích yêu cầu của bài
Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu nói trên, cần xác định và diễn đạt một cách ngắn
gọn, xúc tính và định lượng mục đích – yêu cầu bài dạy về mặt giáo dưỡng, phát triển, giáo
dục. Thực chất đây là việc vận dụng các nhiệm vụ dạy học môn học cho một bài dạy cụ
thể. Vì vậy cần xác định một cách hợp lý mục đích bài dạy và thể hiện rõ mức độ cần đạt
tới, đôi khi thể hiện mục đích yêu cầu trên theo các mục đích lý luận dạy học có thể đạt tới
3. 2. Phân tích nội dung để xác định trong tâm bài dạy
Thực chất đây là bước xử lý sư phạm của bản thân giáo viên để xây dựng nội dung
dạy học theo mục đích yêu cầu đã đề ra. Nghĩa là giáo viên tiếp tục gia công lần thứ hai nội
dung để chuyển hóa những thành tựu của ngành khoa học công nghệ tương ứng thành
những nội dung cơ bản - hiện đại - thực tiễn theo yêu cầu của bậc học phô thông. Trong
bước này cần vạch rõ:
- Cấu trúc nội dung bài dạy: bài dạy gồm mấy phần, việc phân chia và sắp xếp trình tự nội
dung như SGK đã hợp lý chưa ?
- Những khái niệm nào cần hình thành trong bài dạy ?
- Những nội dung khó trong bài
- Cơ sở khoa học của các giải pháp kỹ thuật đã nêu trong bài nghĩa là kiến thức học sinh đã
biết và chưa biết có liên quan đến bài học.
- Những nội dung nào là cơ sở cho toàn bài và được sử dụng nhiều sau này.
- Khai thác tính ứng dụng, tính thực tiễn của kiến thức trong bài dạy như thế nào
3. 3. Xác định và lựa chọn các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
Thông qua việc phân tính nội dung ở các bước trên để tìm ra hình thức tự vận động
bên trong của nội dung, tức là xác định được mặt khách quan của phương pháp dạy học
trên cơ sở mối quan hệ có quy luật giũa mục đích - nội dung – phương pháp. Có nghĩa là
cần phải sử dụng phối hợp các hình thức, phương pháp dạy học sao cho tối ưu trong từng
khâu, từng bước, từng đơn vị kiến thức của bài học.
Mặt khác việc lựa chọn nói trên còn mang tính chủ quan, phụ thuộc vào bản thân giáo viên
và điều kiện dạy học
3. 4. Phân tích điều kiện dạy học cụ thể

Một trong những đặc điểm của môn KTCN ở THCS là chương trình bộ môn mang
tính kỹ thuật rõ nét cho nên nó phụ thuộc vào những điều kiện dạy học khác quy định như:
trình độ học sinh, cơ sở vật chất và đồ dùng dạy học, môi trường kỹ thuật công nghệ của
địa phương…. Việc phân tích các điều kiện trên là cơ sở để tiến hành những chuẩn bị cần
thiết của thầy và trò cho bài học.
3. 5. Trình bày giáo án
Giáo án thể hiện kết quả tổng hợp cuối cùng của tất cả những công việc đã làm ở
trên. Tùy theo môn học, đặc điểm bài dạy mà hình thức thể hiện của giáo án có thể khác
nhau. Phần đầu của giáo án có thể được trình bày:
BÀI SOẠN SỐ
23
I . MỤC TIÊU
- Về hiểu biết, kỹ năng
- Về phát triển năng lực tư duy và hành động
- Về giáo dục
II. TRỌNG TÂM BÀI DẠY VÀ CHUẨN BỊ DẠY HỌC
a. Trọng tâm bài
b. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Phần này có nhiều cách trình bày khác nhau, đặc biệt có sự liên quan giữa nhiều bài dạy lý
thuyết với bài dạy thực hành. Chẳng hạn, với bài dạy lý thuyết, kiểu tổng hợp 5 bước lên
lớp có thể trình bày như sau:
1 / Tổ chức lớp
2 / Kiểm tra bài cũ (nội dung kiểm tra, hình thức kiểm tra…)
3 / Nghiên cứu kiến thức mới:



4 / Củng cố, luyện tập
5 / Hướng dẫn và giao nhiệm vụ về nhà

Với các bài thực hành sản xuất có thể chia theo cách sau:


VÍ DỤ 1: SOẠN GIÁO ÁN BÀI “ KHÁI NIỆM VỀ MẠCH ĐIỆN”
( Tiết 2-3, Kỹ thuật điện lớp 9)
a. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
i. Trang bị cho học sinh những khái niệm cơ bản về mạch điện, dòng điện làm cơ sở để học
các phần tiếp theo của chương trình.
ii. Biết tính tián các thông số của mạch điện, các đại lượng đặc trưng của dòng điện
b. TRỌNG TÂM VÀ CHUẨN BỊ GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN
i. Trọng tâm: nguyên tắc tạo thành mạch điện, các thông số của mạch điện và của dòng
điện xoay chiều.
ii. Chuẩn bị:
- Cách vẽ và bố trí lại hình 5.SGK Ky thuật 9
- Thí nghiệm biểu diễn mạch điện:
+ / Nguồn điện: ăc quy, hoặc pin 6V-9V. Biến thế có điện áp ra tương ứng
Trường… Năm học…
Môn KTCN… Lớp…
Bài dạy…. Ngày dạy…
Số tiết ……. Lý thuyết …… Thực hành ….
Thời
gian
Nội dung bài học
( HS ghi)
Phương pháp DH (hoạt động của thầy và trò với các
phương tiện tương ứng)
Nội dung 1
Nội dung 2
Nội dung 3….


Thời gian Công việc Công cụ, phương tiện Hướng dẫn

24
+ / Phụ tải: 2 bóng đèn nhỏ có điện áp tương ứng
+ / Dây dẫn, công tắc điện
C / TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Sau khi ổn định tình hình lớp, giáo viên bắt đầu ngay bài dạy
GV: trong vật lý các em đã học về mạch điện, hằng ngày các em cũng đã quan sát và sử
dụng mạch điện trong gia đình.Vậy em hãy cho biết, mạch điện gồm nhữn phần tử nào?
HS: (kể ra) cầu chì, cầu dao, công tắc, ổ cắm, dây dẫn…
GV: khi lưới cung cấp bị mất điện, các thiết bị trên có làm việc được không ?
HS: không, vì mạch điện phải có nguồn điện cung cấp
Tổng kết các câu trả lời trên của học sinh cũng là đặt vấn đề vào bài mới: Mạch điện
25

×