Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

tóm tắt luận án hát đúm của người việt ở bắc bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.02 KB, 32 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN ĐỖ HIỆP
HÁT ĐÚM CỦA NGƯỜI VIỆT
Ở BẮC BỘ
Chuyên ngành Văn hóa dân gian
Mã số: 62 31 70 05
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
HÀ NỘI - 2013
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Hồng Lý
PGS.TS. Lê Văn Toàn
Phản biện 1: PGS.TS. Phạm Tú Hương
Phản biện 2: PGS.TS. Trần Đức Ngôn
Phản biện 3: PGS.TS. Vũ Anh Tuấn
Luận án tiến sĩ sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học xã
hội, 477 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân,
Hà Nội vào hồi… giờ… ngày… tháng… năm 2013
Có thể tìm đọc luận án tại:
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội
- Thư viện Quốc gia
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hát Đúm là một loại hình dân ca đối đáp nam nữ phổ biến trong đời sống của người Việt ở vùng châu thổ
Bắc Bộ. Ngoài những yếu tố tương đồng với một số loại hình dân ca đối đáp nam nữ khác, nó còn có những nét
riêng biểu hiện ở phương thức diễn xướng, lối tiến hành âm điệu, thủ pháp phổ thơ, nội dung lời ca. Trong quá
trình phát triển, hát Đúm còn gắn với những phong tục văn hóa địa phương, góp phần làm phong phú thêm cho
đời sống văn hóa tinh thần của người Việt trong xã hội cổ truyền.
Từ sau năm 1945 đến những thập kỉ 60, 70 của thế kỷ XX và thời điểm trước Đổi mới (1986), hát Đúm


đã mai một và chìm vào quên lãng nhưng trong khoảng 20 năm trở lại đây, loại hình dân ca này lại được hồi
sinh ở một số địa phương ven biển Bắc Bộ như Hải Phòng, Quảng Ninh.
Đã có một số công trình nghiên cứu về hát Đúm nhưng cho đến nay vẫn còn có một số vấn đề chưa thật
sáng tỏ về loại hình dân ca này, đặc biệt, diện mạo và ý nghĩa của hát Đúm trong xã hội cổ truyền và sự tồn tại,
biến đổi của nó trong xã hội hiện đại chưa được phản ánh thật đầy đủ và rõ nét.
Giai đoạn gần đây, cùng với sự thay đổi nhanh chóng của của đời sống kinh tế, văn hóa xã hội, nhiều loại
hình văn hóa phi vật thể nói chung và hát Đúm nói riêng có nguy cơ mai một và mất đi, do đó, cần nghiên cứu
loại hình dân ca cổ này nhằm bảo tồn những giá trị văn hóa tiêu biểu của nó.
Những vấn đề nêu trên là lý do chúng tôi chọn đề tài Hát Đúm của người Việt ở Bắc Bộ.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu sâu thêm về nghệ thuật và những yếu tố văn hóa của hát Đúm nhằm nêu bật diện mạo và ý
nghĩa của nó trong xã hội cổ truyền.
1
Khảo sát sự phục hồi, biến đổi và tồn tại của hát Đúm, trên cơ sở thực tế, đề xuất một số ý kiến bảo lưu,
thực hành hát Đúm trong xã hội hiện đại.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hát Đúm của người Việt và những khía cạnh liên quan.
Phạm vi nghiên cứu:
- Hát Đúm của người Việt và những khía cạnh liên quan tới nó trên địa bàn là vùng châu thổ Bắc Bộ, cụ thể
là 8 tỉnh, thành phố: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh và Thái
Bình.
- Một số loại hình dân ca khác có liên quan đến hát Đúm như hát Ví, hát Xoan của người Việt và hát Ví
đúm của người Mường ở Hòa Bình, Ninh bình cũng được luận án tham khảo, so sánh đối chiếu.
4. Cơ sở lý thuyết của đề tài
Dựa vào mục đích nghiên cứu hội hát đối đáp nam nữ của GS.TS. Nguyễn Văn Huyên, chúng tôi nghiên
cứu hát Đúm trong xã hội cổ truyền với những câu hỏi nghiên cứu như sau: Trong quá khứ (từ 1945 trở về
trước), hát Đúm đã có ở những địa phương nào, nó thường được hát ở đâu? nghệ thuật hát Đúm như thế nào?
loại hình dân ca này đã có ý nghĩa gì đối với các cộng đồng người Việt ở vùng châu thổ Bắc Bộ?
Dựa trên lý thuyết biến đổi văn hóa trong xã hội công nghiệp hiện đại chúng tôi nghiên cứu hát Đúm hiện
nay. Những vấn đề cơ bản sẽ được luận án xem xét là: Hát Đúm được phục hồi dưới những hình thức nào? nó

đang tồn tại và biến đổi như thế nào? có những vấn đề gì đặt ra cho loại hình dân ca này trong đời sống văn hóa
xã hội đương đại?.
5. Phương pháp nghiên cứu
2
Luận án sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành (âm nhạc học, văn hóa học)
- Phương pháp khảo sát thực địa (quay phim, chụp ảnh, phỏng vấn, ghi chép)
- Phương pháp hồi cố và phục dựng
- Phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu và tổng hợp.
6. Những đóng góp mới của luận án
- Luận án xác định không gian tồn tại trong quá khứ và hiện trạng của hát Đúm người Việt thông qua khảo
sát đối tượng ở những tiểu vùng văn hóa khác nhau như tiểu vùng đất Tổ trung du, tiểu vùng Kinh Bắc, tiểu
vùng Thăng Long, Hà Nội và tiểu vùng Hải Đông.
- Góp phần làm rõ diện mạo hát Đúm của người Việt ở vùng châu thổ Bắc Bộ biểu hiện qua khía cạnh nghệ
thuật, khía cạnh văn hóa và những yếu tố xã hội liên quan.
- Nêu bật ý nghĩa của hát Đúm trong xã hội cổ truyền (từ năm 1945 trở về trước).
- Từ thực tế khảo sát trên một địa bàn tiêu biểu, chỉ ra những biểu hiện phục hồi, biến đổi và xác định khả
năng tồn tại của hát Đúm trong xã hội đương đại.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án có kết cấu 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về hát Đúm và tình hình nghiên cứu hát Đúm của người Việt
Chương 2: Hát Đúm trong xã hội cổ truyền
Chương 3: Sự phục hồi, biến đổi và tồn tại của hát Đúm trong xã hội hiện đại.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HÁT ĐÚM VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
HÁT ĐÚM CỦA NGƯỜI VIỆT
1.1. Định nghĩa hát Đúm
Trong những tư liệu mà chúng tôi thu thập được, đã có một số tác giả đã nêu định nghĩa về hát Đúm. Nhìn
chung, các định nghĩa đều giải thích hát Đúm là một “lối hát” hay một “hình thức hát” đối đáp nam nữ có một

làn điệu phổ thơ dân gian. Để có sự thống nhất và cách hiểu đầy đủ hơn về đối tượng nghiên cứu, chúng tôi nêu
ra một định nghĩa và diễn giải những dấu hiệu mà định nghĩa chỉ ra. Có hai dấu hiệu cơ bản như sau:
- Hát Đúm là một loại hình nghệ thuật vừa mang những nét tương vừa có những nét khác biệt với những
loại hình dân ca đối đáp nam nữ khác đó là: Hình thức hát đối đáp một nam với một nữ, sử dụng một làn điệu
trong đối đáp, nhịp điệu và thanh điệu của lời thơ là cơ sở hình thành âm nhạc. Ở trung du, khi diễn xướng,
người hát thường sử dụng đạo cụ kèm theo là quả Đúm, nó có vai trò quan trọng và không thể thiếu trong quá
trình diễn xướng.
- Hát Đúm là một hiện tượng văn hóa phổ biến nảy sinh trong xã hội cổ truyền xuất phát từ nhu cầu kết
bạn, kết tình, chia sẻ tâm tư tình cảm và thưởng thức thơ ca dân gian truyền thống của thanh niên nam nữ và
cộng đồng.
1.2. Giả thuyết về nguồn gốc hát Đúm
- Căn cứ vào thời điểm xuất hiện và định hình của thể thơ lục bát vào cuối thế kỷ XV, mà thể thơ này được
sử dụng phổ biến trong lời ca hát Ví, từ đó chúng tôi nêu giả thuyết loại hình hát ví bằng thơ lục bát đã định
hình vào khoảng cuối thế kỷ XV khi thể thơ này đã rất phổ biến trong đời sống của người dân Bắc Bộ.
4
- Căn cứ vào một số yếu tố tương đồng, gần gũi giữa hát Đúm với hát Ví như thể thơ, hình thức diễn
xướng, nội dung lời ca, thang âm vv chúng tôi nêu giả thuyết hát Đúm có nguồn gốc từ loại hình hát Ví. Tuy
nhiên, bên cạnh những nét gần gũi, tương đồng với hát Ví, hát Đúm còn có một số biểu hiện khác biệt xuất phát
từ nhu cầu thưởng thức và sự sáng tạo riêng của người dân ở những địa phương khác nhau.
1.3. Không gian và thực trạng của hát Đúm
Thông qua khảo sát đối tượng trên diện rộng, chúng tôi thấy: Trong xã hội cổ truyền, hát Đúm là một loại
hình dân ca có mặt ở nhiều địa phương thuộc vùng châu thổ Bắc Bộ nhưng hiện nay nó đã mai một và chỉ còn
tồn tại ở một số địa phương thuộc khu vực ven biển phía Đông Bắc Bộ (Hải Phòng, Quảng Ninh), trong đó, nơi
đậm đặc nhất là ở ba xã Phục Lễ, xã Phả Lễ và Lập Lễ, Thủy Nguyên, Hải Phòng. Việc xác định thực trạng của
hát Đúm hiện nay là cơ sở quan trọng giúp chúng tôi có cái nhìn tổng thể và rõ ràng hơn về đối tượng nghiên
cứu.
1.4. Tình hình nghiên cứu hát Đúm và hướng nghiên cứu trọng tâm của luận án
1.4.1. Lịch sử nghiên cứu
Từ những năm cuối của thế kỷ XX trở lại đây mới có một số tư liệu nghiên cứu về hát Đúm. Có thể phân
chia các tư liệu thành hai giai đoạn chủ yếu như sau:

1.4.1.1. Giai đoạn cuối thế kỷ XX
Chỉ có 4 tư liệu về hát Đúm. Nổi bật là công trình Hát Đúm Hải Phòng của TS. Đinh Tiếp. Ngoài ra còn
một số bài viết khác nhưng mới chỉ đề cập hoặc giới thiệu sơ lược về hát Đúm.
1.4.1.2. Giai đoạn đầu thế kỷ XXI đến nay
5
Trong giai đoạn này, số lượng tư liệu đã tăng lên. Có tất cả 9 công trình, bài viết, phần viết về hát Đúm.
Chất lượng của các công trình cũng được nâng lên rõ rệt.
1.4.2. Đánhh giá tình hình nghiên cứu và hướng nghiên cứu trọng tâm của luận án
1.4.2.1. Những vấn đề đã được đề cập
a. Khía cạnh văn hóa
- Trong những công trình, bài viết, các tác giả đã giải nghĩa tên gọi “hát Đúm”. Trên cơ sở này có thể thấy
tên gọi “hát Đúm” xuất phát từ trò ném quả Đúm và hát giao duyên của các cô đào phường Xoan với trai làng
sở tại ở trung du. Bên cạnh đó, hát Đúm còn mang hàm nghĩa “hát Đám”, hoặc mang nghĩa “đàn đúm”.
- Trước khi bước vào nghiên cứu, một số tác giả đã nêu định nghĩa về hát Đúm.
- Một số tác giả đã nêu giả thuyết về nguồn gốc của hát Đúm.
- Vấn đề thực trạng của hát Đúm đã được một số tác giả đề cập
b. Khía cạnh nghệ thuật
Những tư liệu về hát Đúm chủ yếu tập trung vào hai phương diện: Âm nhạc và văn học.
- Về âm nhạc: Các tác giả đã nêu ra một số đặc điểm âm nhạc của hát Đúm (chủ yếu là hát Đúm ở
Thủy Nguyên, Hải Phòng).
- Về văn học: Các công trình đã phân tích nội dung văn học của lời ca hát Đúm ở một số địa phương như
Đồ Sơn, Kiến Thụy, Thủy Nguyên, Hải Phòng.
1.4.2.2. Những đóng góp
Những tư liệu đã có một số đóng góp đáng ghi nhận như sau:
6
- Khảo tả khá chi tiết về hát Đúm ở trung du (Phú Thọ, Vĩnh Phúc) và một số địa phương thuộc thành phố
Hải Phòng như Đồ Sơn, Kiến Thụy, Thủy Nguyên
- Bước đầu đề cập đến khía cạnh nghệ thuật và khía cạnh văn hóa của hát Đúm ở một số địa phương.
- Khẳng định những giá trị văn hóa của hát Đúm cùng với những mặt hạn chế của nó.
- Cung cấp một số văn bản lời ca và bản kí âm hát Đúm.

1.4.2.3. Một số hạn chế
Bên cạnh những đóng góp đáng ghi nhận, trong các tư liệu còn có một số hạn chế như sau:
- Hầu hết các tư liệu mới dừng lại nghiên cứu đối tượng ở một địa phương đơn lẻ.
- Một số công trình, bài viết mới đề cập đến thực trạng của hát Đúm trong đời sống văn hóa xã hội hiện đại
nhưng chưa được các tác giả đi sâu và làm rõ.
1.4.2.4. Hướng nghiên cứu trọng tâm của luận án
Từ tình hình nghiên cứu hát Đúm của người Việt, luận án tập trung vào các vấn đề trọng tâm như sau:
- Nghiên cứu sâu về nghệ thuật hát Đúm, chỉ ra phương thức diễn xướng, những yếu tố nghệ thuật trong lời
ca, qui luật phát triển giai điệu, mối quan hệ giữa âm nhạc với lời thơ thông qua thủ pháp phổ thơ điển hình.
- Chỉ ra những ý nghĩa nổi bật của hát Đúm trong xã hội cổ truyền.
- Khảo sát những biểu hiện phục hồi, biến đổi và tồn tại của hát Đúm trong xã hội hiện đại thông qua khảo
sát đối tượng trên một địa bàn tiêu biểu là ba xã Phục Lễ, Phả Lễ, Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải
Phòng. Từ kết quả khảo sát thực tế, đưa ra những nhận định khoa học và nêu một số ý kiến gợi mở về việc bảo
lưu, thực hành hát Đúm trong xã hội hiện đại.
Tiểu kết chương 1
7
Chúng tôi đã nêu một số định nghĩa về hát Đúm của các tác giả đi trước, bên cạnh đó, chúng tôi cũng nêu
ra một định nghĩa nhằm xác định những dấu hiệu bản chất của hát Đúm.
Sử dụng phương pháp khảo sát nguồn gốc loại hình, chúng tôi đã nêu giả thuyết hát Đúm có nguồn gốc từ hát
Ví của người Việt ở vùng châu thổ Bắc Bộ.
Việc khảo sát hát Đúm trên diện rộng đã giúp chúng tôi xác định được không gian tồn tại trong quá khứ và
thực trạng của hát Đúm hiện nay.
Từ tình hình nghiên cứu hát Đúm, chúng tôi đã xác định hướng nghiên cứu trọng tâm của luận án.
CHƯƠNG 2
HÁT ĐÚM TRONG XÃ HỘI CỔ TRUYỀN
2.1. Phương thức diễn xướng
Chúng tôi tập trung khảo sát phương thức diễn xướng của một cuộc hát trong lễ hội và những sinh hoạt văn
hóa cộng đồng.
2.1.1. Trình tự cuộc hát
Một cuộc hát Đúm theo truyền thống thường có ba giai đoạn chính: Giai đoạn mở đầu, giai đoạn giữa và giai

đoạn kết. Trong mỗi giai đoạn lại được phân chia ra thành các chặng (loại hát) khác nhau. Ngoài ra, còn có trường
hợp khác biệt đó là hát Đúm ở trung du không theo một trình tự thông thường vì nó là một thành tố phụ thuộc vào
trình tự diễn xướng chung của hát Xoan - dân ca nghi lễ phong tục.
2.1.2. Phương thức đối lời
8
Đối lời là phương thức đối theo nội dung lời ca trên một làn điệu không thay đổi. Khi hát, người hát sử
dụng những lời ca tương ứng để đối lại, đáp lại lời ca mà người hát trước đưa ra.
Bên cạnh đối lời còn có đối ý. Đó là cách đối lại theo đúng chủ đề, đề tài mà bên đối phương (bạn hát) đặt
ra, tức là tương ứng về nội dung.
2.1.3. Cách hát
2.1.3.1. Hát thuần túy
Hát thuần túy là chỉ có hát, không có nhạc đệm hay kèm theo các động tác múa. Khi hát thường đối đáp
một nam với một nữ tức là đơn đối với đơn. Tập thể chỉ đứng vòng ngoài trợ giúp. Hát Đúm không có phương
thức hát đối đáp giữa hai nam với hai nữ như Quan họ hay đối đáp giữa tập thể với tập thể hoặc phương thức
xướng - xô (một người xướng, tập thể xô) như hò lao động
2.1.3.2. Hát kèm theo đạo cụ
Bên cạnh phương thức hát hát thuần túy, hát Đúm ở trung du còn sử dụng quả Đúm như một đạo cụ bắt
buộc. Quả Đúm được nam nữ sử dụng để tung đi, ném lại cho nhau trong quá trình diễn xướng.
2.1.4. Sử dụng làn điệu dân ca khác
Sử dụng làn điệu dân ca khác là cách mà người hát “ứng phó” “ứng đối” với bạn hát. Với phương thức này hát
Đúm có thể mở rộng trên phương diện nghệ thuật âm nhạc qua hình thức “vay mượn” những làn điệu dân ca khác.
2.2. Yếu tố nghệ thuật trong lời ca
2.2.1. Thể thơ và hệ thống niêm luật phổ biến
9
- Thể thơ phổ biến trong lời ca hát Đúm là thể lục bát và song thất lục bát. Niêm luật (nguyên tắc gieo vần và
hợp thanh) của các thể thơ là cơ sở để những chủ thể diễn xướng vận dụng và sáng tạo lời ca phục vụ cho mục đích
đối đáp.
- Bên cạnh những văn bản lời ca tuân theo niêm luật thơ truyền thống còn xuất hiện một số câu thơ không
tuân theo niêm luật. Hiện tượng phá cách này vẫn được chấp nhận đáp ứng nhu cầu mở rộng nội dung lời ca và
ứng đối nhanh nhạy của những chủ thể diễn xướng.

2.2.2. Phân ngắt nhịp thơ
2.2.2.1. Phân ngắt đều
Phân ngắt đều là kiểu phân chia số lượng tiếng trong các dòng thơ (chủ yếu là thơ lục bát) thành những
phần đều hai tiếng một tạo thành kết cấu 2+2+2; 2+2+2+2. Kiểu phân ngắt này tạo nên nhịp điệu bình ổn, đều
đều.
2.2.2.2. Phân ngắt không đều
Phân ngắt không đều là kiểu phân chia số lượng các tiếng trong dòng thơ thành những phần không đều
nhau (chủ yếu ở hai dòng thơ 7 từ thuộc thể song thất lục bát). Có hai kiểu phân ngắt nhịp phổ biến:
+ Kiểu thứ nhất: Trong hai dòng thơ bảy từ, ba tiếng đầu được ngắt thành một nhóm. Bốn tiếng còn lại
được phân chia đều ra thành hai nhóm, mỗi nhóm có hai tiếng, tạo thành kết cấu 3+2+2; 3+2+2; 2+2+2;
2+2+2+2.
Kiểu thứ hai: Trong hai dòng thơ dòng bảy từ, các tiếng đầu được ngắt riêng, các tiếng còn lại được phân
đều thành ba nhóm, mỗi nhóm có hai tiếng, tạo thành kết cấu 1+2+2+2; 1+2+2+2; 2+2+2; 2+2+2+2.
Hai kiểu phân ngắt nhịp thơ là cơ sở hình thành nên các mô hình tiết tấu, nhịp điệu âm nhạc hát Đúm.
10
2.2.3. Thời gian và không gian nghệ thuật
2.2.3.1. Thời gian nghệ thuật
Thời gian nghệ thuật trong lời ca là thời gian hiện tại và quá khứ gần. Thời gian hiện tại thường là “hôm
nay” và “bây giờ”. Tác giả dân gian sử dụng thời gian hiện tại để nói về những hành động, những cảm xúc thực
tại. Thời gian quá khứ thường là “hôm qua”, “đêm qua”, “tối hôm qua”. Đó là thời điểm diễn ra rất gần với hiện
tại.
2.2.3.2. Không gian nghệ thuật
Có nét tương đồng với ca dao người Việt, không gian nghệ thuật trong lời ca hát Đúm là những không gian
gần gũi, thân quen với đôi trai gái như bờ giếng, bờ ao, ngôi chùa, mảnh vườn vv… Không gian nghệ thuật còn
được mở rộng ra các quan hệ xã hội khác như mối quan hệ của đôi trai gái với cộng đồng, mối quan hệ xã hội.
2.3. Nội dung và ý nghĩa xã hội của lời ca
2.3.1. Nội dung lời ca
Tình yêu nam nữ là nội dung chủ đạo trong lời ca hát Đúm và xoay quanh nội dung này, những chủ thể
diễn xướng hát Đúm còn mở rộng ra những đề tài về thiên nhiên đất nước, về đời sống gia đình và xã hội. Một
số lời ca còn mang nội dung nghi lễ và mang dấu ấn lịch sử xã hội.

2.3.2. Ý nghĩa xã hội của lời ca
2.3.2.1. Tạo sự đồng cảm, đồng tình giữa người hát và người tham dự
Lời ca hát Đúm luôn gần gũi với đời sống tình cảm của con người trong xã hội cổ truyền nên nó luôn được
đông đảo thanh niên nam nữ hướng tới. Lời ca đã tạo nên sự đồng cảm, đồng tình giữa những người hát (chủ
11
thể diễn xướng) và những người tham dự (người xem, người nghe). Những người xem hát tưởng như người hát
(đôi nam nữ) đang nói hộ lòng mình và nói hộ nhiều người.
2.3.2.2. Bổ sung kiến thức tự nhiên, xã hội cho người dân lao động
Thông qua những nội dung lời ca, thanh niên nam nữ và cộng đồng còn trau dồi thêm được nhiều kiến thức
bổ ích về tự nhiên, đời sống, gia đình và xã hội.
2.4. Âm nhạc và mối quan hệ giữa âm nhạc với lời ca
2.4.1. Thang âm
2.4.1.1. Thang 3 âm
Trong hát Đúm ở các địa phương phổ biến dạng thang 3 âm có cấu trúc 5.2 (có 5 nửa cung từ âm thấp nhất
tới âm kế tiếp và 2 nửa cung từ âm kế tiếp tới âm trên cùng - ví dụ rê - son - la) và thang 3 âm có cấu trúc 7.3
(có 7 nửa cung từ âm thấp nhất tới âm kế tiếp và 3 nửa cung từ âm kế tiếp tới âm trên cùng - ví dụ rê - la - đô).
Hai dạng cấu trúc thang 3 âm này còn phổ biến trong hát Ví ở đồng bằng Bắc Bộ. Dấu hiệu này cho thấy mối
quan hệ gần gũi giữa hát Đúm với hát Ví.
2.4.1.2. Thang 4 và 5 âm
- Thang 4 âm xuất hiện trong hát Đúm với dạng cấu trúc 3.2.2. và 5.2.3. Nó xuất hiện trong một số bài hát
Đúm ở Hải Dương như Đúm xếp, Đúm đôi và hát Đúm ở Bắc Ninh.
- Thang 5 âm xuất hiện với một số dạng cấu trúc khác nhau. Phổ biến là cấu trúc ứng cách sắp xếp các
âm của điệu Chủy trong âm nhạc ngũ cung Trung Hoa (ví dụ: đồ - rê - pha - xon - la) hoặc điệu Bắc trong âm
nhạc cổ truyền Việt Nam. Dạng cấu trúc thang 5 âm này xuất hiện trong hát Đúm ở Phú Thọ. Ngoài ra, trong
một số bài Đúm ở Hải Dương, thang 5 âm còn xuất hiện ở dạng đan xen, pha trộn một số dạng cấu trúc khác
12
nhau như dạng cấu trúc thang 5 âm tương ứng với cách sắp xếp các bậc của điệu Cung (ví dụ: xon - la - xi -
rê - mi), điệu Chủy (ví dụ: đô -rê - pha - xon - la) và điệu Vũ (ví dụ: rê - pha - xon - la - đố) trong âm nhạc
ngũ cung Trung Hoa.
2.4.2. Phương thức phát triển giai điệu

2.4.2.1. Kiểu lặp lại âm điệu đồng dạng
Phương thức phát triển giai điệu phổ biến của hát Đúm là kiểu lặp lại những âm điệu đồng dạng (là những
âm điệu giống nhau về âm hưởng các quãng tạo thành âm điệu và tiết tấu, chúng chỉ khác nhau về âm khởi
điểm và âm kết). Như vậy, giai điệu của hát Đúm được hình thành trên cơ sở của sự liên kết, chắp nối những
âm điệu đồng dạng lại với nhau. Phương thức này tạo nên tính chất âm nhạc đều đều, dàn trải, phù hợp với nội
dung trữ tình, giãi bày.
2.4.2.2. Kiểu biến hóa âm điệu
Ngoài kiểu lặp lại âm điệu đồng dạng, trong giai điệu của một số bài hát Đúm ở Hải Dương còn xuất hiện
kiểu biến hóa âm điệu (âm điệu sau không lặp lại nguyên dạng âm điệu trước mà có thay đổi về âm hưởng
quãng tạo nên âm điệu và tiết tấu). Kiểu biến hóa này tạo thêm sự sinh động, tăng thêm sức diễn cảm cho giai
điệu.
2.4.3. Thủ pháp phổ thơ
2.4.3.1. Thủ pháp vận lời thơ
- Hai kiểu phân ngắt nhịp của thể thơ lục bát và song thất lục bát (nguyên thể) là cơ sở hình thành thành tiết
tấu, nhịp điệu âm nhạc của hát Đúm.
13
- Khi lời thơ được phổ nhạc, theo qui luật kết hợp thông thường, các nhóm thanh điệu thấp sẽ tương ứng
với các âm thấp; thanh không dấu tương ứng với âm ở giữa (trung gian) và các thanh điệu cao (sắc, ngã) tương
ứng với âm cao. Người hát đã vận dụng những kiểu ngắt nhịp thơ và qui luật tương ứng giữa thanh điệu với cao
độ nhạc âm để tạo thành những câu hát. Thủ pháp vận dụng thanh điệu lời thơ còn được sử dụng phổ biến trong
hát Ví ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ và điệu Nói Lệch của Thị Màu trong vở chèo cổ nổi tiếng “Quan Âm
Thị Kính”.
- Ngoài qui luật thông thường, còn gặp hiện tượng dị biệt: Trong hát Đúm ở Thủy Nguyên, Hải Phòng và
Quảng Yên, Quảng Ninh, khi kết hợp với giai điệu, một số từ thanh điệu cao và không dấu rơi vào âm thấp và
bị biến đổi dấu giọng do khung làn điệu được “mặc định” bởi âm hưởng quãng 4Đ và quãng 2T (chủ yếu là
quãng 4Đ). Khi hát, người hát đôi lúc không chú ý đến qui luật kết hợp thông thường này (tức là thanh điệu
nào thì cao độ đó) nên đã xảy ra hiện tượng trái qui luật. Tuy nhiên, trên thực tế không phải tất những từ có
thanh không dấu và thanh cao đều kết hợp với âm thấp, do đó hiện tượng này chỉ mang tính ngẫu nhiên, tùy
tiện, nó không phải là một qui luật “bất di bất dịch”. Như vậy, hiện tượng này một phần xuất phát từ yếu tố cố
định của âm điệu và một phần do sự kết hợp ngẫu nhiên giữa thơ và nhạc mang lại. Do chỉ có một giai điệu cố

định không thay đổi nhưng lại có rất nhiều lời ca khác nhau nên trong trường hợp này, giai điệu có vai trò chủ
yếu là phương tiện dùng để chuyển tải nội dung lời ca phục vụ mục đích đối đáp, thi tài của những chủ thể diễn
xướng. Hiện tượng kết hợp trái qui luật giữa thanh điệu lời thơ với giai điệu âm nhạc còn phổ biến trong hát Ví
đúm của người Mường ở Hòa Bình ở một số địa phương như Hòa Bình và Ninh Bình. Dấu hiệu này cho thấy
mối quan hệ tương đồng trong lối phổ thơ của hát Đúm người Việt với hát Đúm của người Mường.
2.4.3.2. Sử dụng các yếu tố thêm thắt, đưa đẩy
14
Thêm thắt đưa đẩy là thuật ngữ chỉ những từ hoặc cụm từ phụ nằm ngoài cấu trúc của lời thơ. Trong hát
Đúm có những loại thêm thắt đưa đẩy như sau:
a. Cụm từ có nghĩa
Là một tập hợp bao gồm một số từ biệt lập với cấu trúc của lời thơ. Những cụm từ này chỉ xuất hiện khi thơ
được phổ nhạc. Cụm từ có nghĩa thường xuất hiện ở đầu và cuối của một bài bản với chức năng báo hiệu mở
đầu và kết thúc một bài bản hoặc một câu hát.
b. Nguyên âm, từ đơn và từ không có nghĩa
Khi được phổ nhạc, những câu thơ được thêm vào những từ phụ là nguyên âm, từ đơn và từ không có
nghĩa. Những từ phụ này có chức năng làm tiếng đưa hơi, âm lấy đà và âm đệm tạo thêm tính chất sinh động
cho giai điệu âm nhạc nhưng không có nghĩa về mặt nội dung.
2.5. Ý nghĩa của hát Đúm trong xã hội cổ truyền
2.5.1. Hát đối đáp nam nữ - một biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực
Bên cạnh mục đích giao duyên, thi tài, hình thức hát đối đáp nam nữ trong hát Đúm còn là một biểu hiện
phổ biến của tín ngưỡng phồn thực. Thông qua hình thức hát đối đáp, trai gái bày tỏ tình cảm của mình với bạn
hát là người khác giới và dẫn tới hành động xích lại gần nhau của hai giới nam nữ trong sự giao hòa âm dương,
cầu sự sinh sôi nảy nở, nhân đa vật thịnh.
2.5.2. Một loại hình nghệ thuật rèn luyện khả năng vận dụng, trau dồi làn điệu và sáng tạo thơ ca cho
thanh niên nam nữ
- Kiểu vận lời thơ giúp cho những chủ thể diễn xướng hát Đúm rèn luyện khả năng vận dụng thanh điệu,
tiết tấu nhịp điệu của lời thơ kết hợp với yếu tố âm nhạc để tạo thành những câu hát.
15
- Phương thức đối lời, và ứng tác lời ca tại chỗ giúp những chủ thể diễn xướng hát Đúm rèn luyện khả
năng ứng đối nhanh nhạy và sáng tạo trên lĩnh vực thơ ca.

- Sử dụng làn điệu của những loại hình dân ca khác là phương thức giúp những chủ thể diễn xướng hát
Đúm trau dồi thêm làn điệu, mở rộng, phát triển nghệ thuật âm nhạc.
2.5.3. Một sân chơi mở của thanh niên nam nữ và cộng đồng
“Luật chơi” của những cuộc hát Đúm trong hội làng và những sinh hoạt văn hóa cộng đồng không “bất di
bất dịch”. Những qui định, lề lối diễn xướng thường không quá khắt khe, chặt chẽ, cứng nhắc mà luôn mềm
mại, uyển chuyển và mang tính mở. Như vậy, hát Đúm là loại hình ca hát mở rộng ra cho cả cộng đồng đều có
thể tham gia cùng với những chủ thể diễn xướng. Cuộc hát Đúm trở thành một sân chơi mở cho thanh niên nam
nữ và tất cả mọi người.
Tiểu kết chương 2
Trong chương 2 của luận án, chúng tôi đã chỉ ra phương thức diễn xướng, những yếu tố nghệ thuật, nội
dung, ý nghĩa xã hội của lời ca và qui luật, thủ pháp nghệ thuật âm nhạc của hát Đúm.
Một số ý nghĩa nổi bật của hát Đúm trong xã hội cổ truyền đã được chúng tôi trình bày và phân tích cụ thể.
CHƯƠNG 3
SỰ PHỤC HỒI, BIẾN ĐỔI VÀ TỒN TẠI CỦA HÁT ĐÚM
TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI
3.1. Những hình thức phục hồi hát Đúm
16
- Từ sau thời điểm Đổi mới trở lại đây, cùng với sự hồi sinh của nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật dân
gian khác, hát Đúm đã được phục hồi ở một số địa phương ven biển phía Đông Bắc Bộ (Thủy Nguyên, Hải
Phòng và Quảng Yên, Quảng Ninh).
- Chúng tôi đã chọn huyện Thủy Nguyên, trong đó địa bàn hạt nhân là ba xã Phục Lễ, Phả Lễ và Lập
Lễ là nơi khảo sát chính. Đây là nơi xưa kia đã từng có truyền thống hát Đúm. Nhiều công trình nghiên
cứu đều khẳng định Thủy Nguyên là một trung tâm lưu giữ và phát triển nhất của hát Đúm. Người dân
Thủy Nguyên đã phục hồi hát Đúm với những hình thức như sau:
3.1.1. Câu lạc bộ hát Đúm
Từ những năm của cuối thế kỷ XX, một số Câu lạc bộ hát Đúm ở các xã Phục Lễ, Phả Lễ, Lập Lễ được
hình thành. Câu lạc bộ đã thu hút được một số người dân địa phương tham gia, chủ yếu là lớp trung niên và
người cao tuổi. Nó giúp người dân địa phương có chỗ để giao lưu và sinh hoạt văn hóa.
3.1.2. Hình thức in băng đĩa
Hiện nay hát Đúm ở Thủy Nguyên đã được lưu lại trên băng đĩa. Công việc lưu giữ, bảo lưu hát Đúm đã

được trợ giúp bởi công nghệ ghi hình, ghi tiếng (in đĩa CD và VCD). Qua hình thức in băng đĩa này mà hát
Đúm ở Thủy Nguyên có cơ hội sống lại và được quảng bá rộng rãi hơn.
3.1.3. Một số hình thức hát Đúm mới
3.1.3.1. Karaoke đúm
Karaoke đúm là một hình thức hát mà khi hát, người hát chỉ nhìn vào văn bản lời ca chép sẵn trên giấy
để hát mà không cần thuộc trước lời ca. Hiện nay hình thức này rất phổ biến ở Thủy Nguyên.
3.1.3.2. Hát Đúm chạy sô
17
Hát Đúm chạy sô là hình thức tương tự như hình thức các ca sĩ nhạc nhẹ thay đổi nhiều địa điểm trình diễn.
Hình thức này chỉ có ở Thủy Nguyên, Hải Phòng.
3.1.3.3. Hát Đúm trên sân khấu
Khác với hát Đúm trong xã hội cổ truyền, hiện nay hát Đúm ở Thủy Nguyên, Hải Phòng (cả bên Quảng
Yên, Quảng Ninh) còn được trình diễn trên sân khấu và hát với âm thanh loa máy giống như hình thức biểu
diễn ca nhạc hiện đại. Người xem có thể lên tặng hoa, thưởng tiền cho người hát.
3.2. Nhận định từ sự phục hồi hát Đúm
3.2.1. Một cách làm văn hóa truyền thống sống lại trong hình thức mới
Với những hình thức phục hồi của hát Đúm ở Thủy Nguyên, Hải Phòng chúng tôi cho rằng đây là một
phương cách mà người dân địa phương làm văn hóa truyền thống sống lại trong hình thức mới còn gọi là hình
thức tân truyền thống (kết hợp giữa yếu tố truyền thống và yếu tố mới) trong xu hướng biến đổi văn hóa ở các
địa phương thuộc châu thổ Bắc Bộ hiện nay mà các nhà nghiên cứu văn hóa đã chỉ ra.
3.2.2. Một biểu hiện tìm về với văn hóa truyền thống và bản sắc địa phương của lớp trung niên và người
cao tuổi
- Hiện nay, những người thuộc lớp trung niên và cao tuổi ở Thủy Nguyên, Hải Phòng vẫn yêu thích hát
Đúm. Họ ý thức được nó là một loại hình văn hóa truyền thống có thể giúp họ có lại được sự cân bằng, thư thái
trong tâm hồn và ôn lại những kỷ niệm về một thời quá khứ đã qua. Người già tham gia ca hát không phải để
thi thố tài năng, phân thắng, thua mà để được hát, được chuyện trò, giao lưu, kết bạn với nhau.
- Theo qui luật tâm lý lứa tuổi, một bộ phận những người thuộc lớp trung niên và cao tuổi hiện nay thường
không thể thích ứng nhanh với các loại hình văn hóa nghệ thuật hiện đại mà giới trẻ đang yêu thích và thực
18
hành nên họ tìm về với văn hóa truyền thống, tìm về với quá khứ của chính họ trong bối cảnh xã hội công

nghiệp hóa và những thay đổi nhanh chóng của đời sống văn hóa xã hội hiện đại.
3.2.3. Biểu hiện hướng về quê hương và mục đích quảng bá hình ảnh cá nhân của Việt Kiều và doanh
nhân
- Hiện tượng những Việt kiều mua đĩa, thuê quay đĩa, in đĩa hát Đúm mang sang nước ngoài là biểu hiện
hướng về quê hương của những người xa xứ. Đây là một cơ hội giúp cho hát Đúm Thủy Nguyên sống lại.
- Việc tài trợ kinh phí cho hát Đúm xuất phát từ vấn đề thể diện và mục đích quảng bá hình ảnh cá nhân của
một số Việt kiều và doanh nhân thành đạt.
3.3. Vấn đề đặt ra
Trong quá trình phục hồi hát Đúm ở Thủy Nguyên, hiện nay đang có một số vấn đề đặt ra đối với loại hình
dân ca này đó là:
3.3.1. Sự biến đổi về giá trị của hát Đúm
Ảnh hưởng và tác động của đời sống văn hóa xã hội và các loại hình văn hóa nghệ thuật hiện đại tới hát
Đúm đang là vấn đề đặt ra. Dường như hiện nay loại hình dân ca này vẫn chưa được giới trẻ quan tâm dẫn đến
tình trạng hầu hết những người tham gia Câu lạc bộ hát Đúm ở địa phương hiện nay đều là những người thuộc
lớp trung niên và cao tuổi. Đây là sự biến đổi về giá trị của hát Đúm trong xã hội công nghiệp hiện đại. Nó có
tính tất yếu và phù hợp với qui luật phát triển chung của đời sống văn hóa xã hội.
3.3.2. Hiện tượng khó hòa đồng giữa giới trẻ với người cao tuổi trong ca hát
Trong quá trình thực hành, có một vấn đề đặt ra là làm thế nào để các lứa tuổi khác nhau, đặc biệt là lớp
thanh niên và người cao tuổi có thể hòa đồng với nhau trong ca hát. Trên thực tế thanh niên nam nữ ở địa
19
phương cho rằng: “dân ca giao duyên nam nữ mà người trẻ hát đối đáp với người già sẽ không phù hợp và thiếu
hấp dẫn”.
3.4. Một số ý kiến đề xuất về việc bảo lưu, thực hành hát Đúm
3.4.1. Duy trì và phát huy vai trò của Câu lạc bộ hát Đúm
- Trên thực tế, hình ảnh của Câu lạc bộ hát Đúm ở Thủy Nguyên và Quảng Yên hiện nay còn mờ nhạt. Nó
chưa thu hút được nhiều người dân địa phương tham gia. Trong mỗi Câu lạc bộ hát Đúm mới chỉ có khoảng
trên dưới 20 người. Cả huyện thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh hiện nay mới chỉ có một Câu lạc bộ với
khoảng trên dưới 20 thành viên. Thời gian sinh hoạt của các Câu lạc bộ rất ít (mỗi tháng một lần). Do đó, muốn
phát huy được vai trò của Câu lạc bộ hát Đúm nên tăng cường thời gian sinh hoạt cho các Câu lạc bộ.
- Trong những buổi sinh hoạt Câu lạc bộ, một trong những nội dung quan trọng là việc truyền dạy hát Đúm

cho những người mới tham gia ca hát, đặc biệt là những thanh niên nam nữ. Về phương thức truyền dạy, theo
chúng tôi nên duy trì và phát huy phương thức truyền dạy qua các buổi sinh hoạt Câu lạc bộ hát Đúm ở các xã
như hiện nay. Chẳng hạn, trong những buổi sinh hoạt Câu lạc bộ nên mời nghệ nhân đến truyền dạy cho những
thành viên tham gia, đặc biệt là những người mới tham gia để họ có điều kiện nắm bắt được bài bản, làn điệu từ
“nước đầu nguồn”. Bên cạnh đó, các địa phương nên tiếp tục phát huy phương thức truyền dạy trực tiếp tại
những buổi sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
3.4.2. Thu hút giới trẻ và phát huy vai trò của nghệ nhân
- Hát Đúm là loại hình ca hát giao duyên, nó chủ yếu dành cho giới trẻ, họ mới là những chủ thể diễn
xướng chính của loại hình dân ca này. Do đó, hiện nay, ở địa phương, việc thu hút thanh niên nam nữ đến với
hát Đúm là cần thiết. Sức sống tuổi trẻ mới thực sự mang lại sự hấp dẫn cho hát Đúm.
20
- Muốn phát huy và thu hút được thanh niên thời hiện đại đến với hát Đúm thì nghệ nhân lại là một yếu
tố quan trọng, không thể bỏ qua. Do đó, địa phương cần chú trọng chăm lo đến nghệ nhân hơn nữa qua
những việc làm cụ thể như: Có chế độ đãi ngộ và hỗ trợ kinh phí cho các buổi truyền dạy của nghệ nhân tại
các Câu lạc bộ hát Đúm, thăm hỏi sức khỏe, động viên kịp thời.
3.4.3. Duy trì hình thức in băng đĩa, bảo lưu lời cổ, sáng tác lời mới
- Cần tiếp tục duy trì và nhân rộng hình thức in băng đĩa hát Đúm ở địa phương, song bên cạnh đó, địa
phương nên chú ý đến chất lượng của ấn phẩm băng đĩa. Nên mở rộng ghi hình, ghi tiếng nhiều đôi hát khác
nhau, tạo thêm sự phong phú, đa dạng về chủ thể diễn xướng.
- Bên cạnh những sáng tạo mới, cần phục dựng hát Đúm truyền thống gần với nguyên gốc nhất giúp cho
công việc nghiên cứu và lưu giữ vốn văn hóa cổ cho thế hệ mai sau.
- Trong công việc bảo tồn hát Đúm hiện nay, địa phương nên kết hợp song song cả hai hình thức: bảo lưu
lời cổ và khuyến khích người dân địa phương sáng tác lời mới. Đây là một trong những phương cách giúp cho
hát Đúm có thể tiếp tục tồn tại trong xã hội đương đại. Tính cập nhật, tính đời sống của nội dung lời ca mới sẽ
góp phần giúp cho hát Đúm đến gần với giới trẻ và cộng đồng.
3.4.4. Áp dụng phương thức bảo tồn phát triển, gắn hát Đúm với những chương trình văn hóa nghệ thuật
địa phương và môi trường học đường
- Cụm từ bảo tồn phát triển được hiểu là việc khai thác chất liệu hát Đúm tạo nên những tác phẩm mới
mang hơi thở đương đại. Chúng tôi cho rằng, hiện nay có nhiều phương cách khai thác khác nhau. Chẳng hạn,
tiết tấu hoá cho hát Đúm và bổ sung thêm một số yếu tố nghệ thuật âm nhạc ngoài hát Đúm, tạo thêm sự phong

phú đa dạng và hấp dẫn trên phương diện nghệ thuật nhưng không làm biến dạng hoàn toàn hát Đúm truyền
21

×