BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
***
NGUYỄN HỒNG OANH
XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ Ở VIỆT NAM –
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên ngành: Luật Sở hữu trí tuệ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Người hướng dẫn: PGS. TS. Bùi Đăng Hiếu
HÀ NỘI - 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
***
NGUYỄN HỒNG OANH
DS33D
XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ Ở VIỆT NAM –
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên ngành: Luật Sở hữu trí tuệ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Người hướng dẫn: PGS. TS. Bùi Đăng Hiếu
HÀ NỘI - 2012
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo, Phó Giáo
sư Tiến sĩ Bùi Đăng Hiếu, người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình
thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Luật Dân sự, đặc biệt
là các Thầy, Cô trong bộ môn Luật Sở hữu trí tuệ, Trường Đại học Luật Hà Nội
đã tận tình truyền đạt kiến thức trong bốn năm học tập. Những kiến thức mà em
nhận được trên giảng đường đại học sẽ là hành trang giúp em vững bước trong
tương lai.
Em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả bạn bè, và đặc biệt là cha mẹ
và anh chị, những người luôn kịp thời động viên và giúp đỡ em vượt qua những
khó khăn trong cuộc sống.
Cuối cùng, em xin chúc quý Thầy, Cô và gia đình dồi dào sức khỏe và
thành công trong sự nghiệp cao quý.
Sinh viên
Nguyễn Hồng Oanh
BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT
Luật SHTT Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung
năm 2009
Nghị định 100/2006/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ số 100/2006/NĐ-CP
ngày 21/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Bộ luật dân sự, Luật sở
hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan
Nghị định 85/2011/NĐ-CP Nghị định 85/2011/NĐ-CP ngày 20/9/2011 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ
luật dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả
và quyền liên quan
Nghị định 105/2006/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ số 105/2006/NĐ-CP
ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về
bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước
về sở hữu trí tuệ
Nghị định 56/2006/NĐ-CP Nghị định 56/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm
hành chính trong hoạt động văn hóa thông tin
BLDS Bộ luật Dân sự
BLHS Bộ luật Hình sự
UBND Ủy ban nhân dân
NXB Nhà xuất bản
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 3
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN TÁC GIẢ THEO PHÁP
LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH 3
CHƯƠNG 2 20
XÁC ĐỊNH HÀNH VI VÀ THỰC TRẠNG XÂM PHẠM QUYỀN
NHÂN THÂN CỦA TÁC GIẢ 20
CHƯƠNG 3 34
XÁC ĐỊNH HÀNH VI VÀ THỰC TRẠNG XÂM PHẠM QUYỀN
TÀI SẢN CỦA TÁC GIẢ 34
CHƯƠNG 4 51
NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THỰC TRẠNG XÂM PHẠM 51
QUYỀN TÁC GIẢ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 51
4.1.1. Kiến nghị hoàn thiện các quy định chung về quyền tác giả 54
4.1.2. Kiến nghị hoàn thiện các quy định về xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả 57
4.1.3. Kiến nghị hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền tác giả. 60
LỜI KẾT 63
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu nâng cao đời sống tinh thần
càng tăng lên, do đó vấn đề quyền sở hữu trí tuệ nói chung, quyền
tác giả nói riêng ngày càng được chú trọng. Trước tình trạng xâm
phạm quyền tác giả đang diễn ra phức tạp và khó kiểm soát hiện
nay, việc bảo vệ quyền tác giả ngày càng trở nên quan trọng, nó
không những thúc đẩy sự sáng tạo trong xã hội, làm phong phú
thêm nền văn hóa nước nhà, mà còn có ý nghĩa lớn đối với sự phát
triển kinh tế, là điều kiện tiên quyết trong công cuộc hội nhập
quốc tế của mỗi quốc gia. 63
Đề tài “Xâm phạm quyền tác giả ở Việt Nam – Thực trạng và giải
pháp” đã hoàn thành với những nội dung chủ yếu sau: 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
PHỤ LỤC 5
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày 01/01/2006, Bộ luật Dân sự năm 2005 có hiệu lực, bao gồm các
điều khoản quy định các vấn đề liên quan đến quyền tác giả, tạo cơ sở cho các
quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ. Ngày 1-7-2006, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005
có hiệu lực; và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ có hiệu
lực từ ngày 01/01/2010 quy định chi tiết và cụ thể hơn về những vấn đề thuộc
quyền tác giả; bao gồm các quy định về tác giả, đối tượng thuộc phạm vi bảo
hộ, điều kiện bảo hộ, nội dung quyền, giới hạn quyền và thời hạn bảo hộ, chủ sở
hữu quyền tác giả… Tiếp đó, những văn bản hướng dẫn thi hành cũng được ban
hành, đó là: Nghị định của Chính phủ số 100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân sự, Luật sở hữu
trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan; Nghị định 85/2011/NĐ-CP ngày
20/9/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày
21/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân
sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan
Có thể nói, hệ thống pháp luật Việt Nam đã tạo hành lang pháp lý an toàn
khuyến khích các hoạt động sáng tạo và bảo hộ thành quả của lao động đó. Hệ
thống này là phương tiện để các chủ thể quyền tác giả sử dụng nhằm bảo vệ
quyền lợi của mình đồng thời là công cụ quản lý của các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
Tuy nhiên, hiện nay tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là
xâm phạm quyền tác giả không hề giảm đi mà vẫn có chiều hướng gia tăng, có
tính phức tạp và ngày càng nghiêm trọng. Việc nhận thức được thực trạng xâm
phạm quyền tác giả ở Việt Nam hiện nay có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm
ra nguyên nhân và đề xuất những giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng
1
này. Vì vậy, người viết đã chọn đề tài “Xâm phạm quyền tác giả ở Việt Nam
– Thực trạng và giải pháp” để làm khóa luận tốt nghiệp.
Thông qua việc nghiên cứu đề tài, người viết mong muốn khái quát được
các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền tác giả, xác định được
các hành vi xâm phạm quyền tác giả, khái quát được thực trạng xâm phạm quyền
tác giả ở nước ta, từ đó rút ra một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng
này và đưa ra một số kiến nghị.
Về phương pháp nghiên cứu, khóa luận đã sử dụng phương pháp thu
thập thông tin kết hợp với phương pháp phân tích - tổng hợp để giải quyết
những vấn đề mà đề tài đặt ra.
Về bố cục, khóa luận kết cấu thành bốn chương như sau:
Chương 1: Khái quát chung về quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam
hiện hành.
Chương 2: Xác định hành vi và thực trạng xâm phạm quyền nhân thân
của tác giả.
Chương 3: Xác định hành vi và thực trạng xâm phạm quyền tài sản của
tác giả.
Chương 4: Nguyên nhân dẫn đến thực trạng xâm phạm quyền tác giả và
một số kiến nghị.
2
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN TÁC GIẢ THEO PHÁP
LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH
1.1. Chủ thể của quyền tác giả
Theo Điều 4 Luật SHTT, quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối
với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Và chủ thể quyền sở hữu trí tuệ là
chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển
giao quyền sở hữu trí tuệ. Như vậy, chủ thể của quyền tác giả có thể là chính tác
giả (đồng tác giả), hoặc chủ sở hữu quyền tác giả hoặc tổ chức, cá nhân được chủ
sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền tác giả.
- Tác giả là cá nhân trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm
văn học, nghệ thuật, khoa học từ lao động trí óc. Theo Điều 8 Nghị định
100/2006/NĐ- CP, tác giả có thể là :
+ Cá nhân Việt Nam có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả;
+ Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình
thức vật chất nhất định tại Việt Nam;
+ Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt
Nam;
+ Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều
ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên.
Tổ chức, cá nhân làm công việc hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu
cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả.
Theo Điều 37 Luật SHTT : “Tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở
vật chất- kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm có các quyền nhân thân quy
định tại Điều 19 và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này”. Tác
giả có thể đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả hoặc không. Nếu tác giả đồng
thời là chủ sở hữu quyền tác giả thì sẽ có quyền theo quy định tại Điều 37 như
3
trên. Trong trường hợp tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả thì
tác giả có các quyền nhân thân tại khoản 1, 2 và 4 Điều 19 Luật SHTT, và quyền
được hưởng tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác theo thỏa thuận
với chủ sở hữu quyền tác giả.
Các đồng tác giả :
Các đồng tác giả là những người cùng nhau trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm.
Họ sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất- kỹ thuật của mình để cùng sáng
tạo ra tác phẩm, vì vậy họ có chung các quyền tại Điều 19 và Điều 20 Luật
SHTT đối với tác phẩm đó.
Có thể phân chia các đồng tác giả làm hai loại :
Loại thứ nhất : Những người cùng sáng tạo ra tác phẩm thống nhất mà
phần sáng tác của mỗi người không thể tách ra để sử dụng riêng, vì nó sẽ làm
phương hại đến phần của các đồng tác giả khác. Ví dụ, trong một tác phẩm điện
ảnh thống nhất có các đồng tác giả là các diễn viên, đạo diễn, người quay phim,
dựng phim… Các đồng tác giả thuộc loại này thường xuất hiện trong các tác
phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu. Điều 19 Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy
định về quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu:
“1. Tác phẩm điện ảnh, sân khấu được sáng tạo bởi tập thể tác giả.
Những người tham gia sáng tạo tác phẩm điện ảnh, sân khấu quy định tại
khoản 1 Điều 21 của Luật Sở hữu trí tuệ được hưởng các quyền nhân thân đối
với phần sáng tạo của mình theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của
Luật Sở hữu trí tuệ.
Nhà sản xuất, đạo diễn, tác giả kịch bản có thể thoả thuận về việc thực
hiện các quyền đặt tên tác phẩm điện ảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của
Luật Sở hữu trí tuệ và việc sửa chữa kịch bản tác phẩm điện ảnh quy định tại
khoản 4 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ.”
4
Loại thứ hai : Những người cùng sáng tạo ra tác phẩm thống nhất mà
phần sáng tác của mỗi người có thể tách ra để sử dụng riêng mà không làm
phương hại đến phần của các đồng tác giả khác. Ví dụ như một bài hát được phổ
nhạc có hai đồng tác giả cùng nhau sáng tạo nên: tác giả phần thơ và tác giả phần
nhạc. Trong trường hợp này, họ sẽ có các quyền tại Điều 19 và Điều 20 Luật
SHTT đối với phần riêng biệt đó.
- Chủ sở hữu quyền tác giả là cá nhân, tổ chức nắm giữ một, một số hoặc
toàn bộ các quyền tài sản quy định tại Điều 20 Luật SHTT. Theo Điều 27 Nghị
định 100/2006/NĐ- CP, chủ sở hữu quyền tác giả bao gồm :
• Tổ chức, cá nhân Việt Nam;
• Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện
dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam;
• Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu
tiên tại Việt Nam;
• Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt
Nam theo Điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên.
Theo quy định của Luật SHTT, chủ sở hữu quyền tác giả có thể là :
Tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với
tác giả có các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 Luật SHTT, trừ
trường hợp có thoả thuận khác.
Tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền tác giả theo quy định của pháp
luật về thừa kế có các quyền tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 Luật SHTT.
Tổ chức, cá nhân được chuyển giao một, một số hoặc toàn bộ các
quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 Luật SHTT theo thoả thuận
trong hợp đồng có các quyền được chuyển giao theo thỏa thuận trong hợp đồng
đó.
5
Tổ chức, cá nhân đang quản lý tác phẩm khuyết danh được hưởng quyền
của chủ sở hữu cho đến khi danh tính của tác giả được xác định.
Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với:
. Tác phẩm khuyết danh, trừ trường hợp tác phẩm khuyết danh đang được
tổ chức, cá nhân quản lý theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật SHTT;
. Tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết
không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được
quyền hưởng di sản;
. Tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho
Nhà nước.
1.2. Đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả
Đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả là các tác phẩm sáng tạo
trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học được thể hiện bằng bất kỳ
phương tiện hay hình thức nào, không phân biệt nội dung, giá trị và không phụ
thuộc vào bất kỳ thủ tục nào.
Theo Điều 14 Luật SHTT và hướng dẫn tại Nghị định 100/2006/NĐ-CP,
tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ phải do tác giả trực tiếp
sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của
người khác. Bao gồm:
- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm
khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
Trong đó, tác phẩm thể hiện dưới dạng ký tự khác là tác phẩm được thể
hiện bằng các ký hiệu thay cho chữ viết như chữ nổi cho người khiếm thị, ký
hiệu tốc ký và các ký hiệu tương tự khác mà các đối tượng tiếp cận có thể sao
chép được bằng nhiều hình thức khác nhau.
6
- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác: là loại hình tác phẩm thể hiện
bằng ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất
định.
- Tác phẩm báo chí bao gồm các thể loại: phóng sự, ghi nhanh, tường
thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, ký báo chí
và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo
điện tử hoặc các phương tiện khác.
- Tác phẩm âm nhạc: là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong
bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác có hoặc không có lời, không phụ thuộc
vào việc trình diễn hay không trình diễn.
- Tác phẩm sân khấu: là tác phẩm thuộc các loại hình nghệ thuật biểu diễn,
bao gồm kịch (kịch nói, nhạc vũ kịch, ca kịch, kịch câm), xiếc, múa, múa rối và
các loại hình tác phẩm sân khấu khác.
- Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự
(sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh): là những tác phẩm được hợp thành
bằng hàng loạt hình ảnh liên tiếp tạo nên hiệu ứng chuyển động kèm theo hoặc
không kèm theo âm thanh, được thể hiện trên một chất liệu nhất định và có thể
phân phối, truyền đạt tới công chúng bằng các thiết bị kỹ thuật, công nghệ, bao
gồm loại hình phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình và các
loại hình tương tự khác.
- Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
Tác phẩm tạo hình là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc,
hình khối, bố cục như: Hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các
hình thức thể hiện tương tự, tồn tại dưới dạng độc bản. Riêng đối với loại hình
đồ hoạ, có thể được thể hiện tới phiên bản thứ 50, được đánh số thứ tự có chữ
ký của tác giả.
7
Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét,
màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích có thể gắn liền với một đồ vật
hữu ích, được sản xuất hàng loạt bằng tay hoặc bằng máy như: biểu trưng; hàng
thủ công mỹ nghệ; hình thức thể hiện trên sản phẩm, bao bì sản phẩm.
- Tác phẩm nhiếp ảnh: là tác phẩm thể hiện hình ảnh của thế giới khách
quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra hay có
thể được tạo ra bằng bất cứ phương pháp kỹ thuật nào (hoá học, điện tử hoặc
phương pháp khác). Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh hay
tương tự như điện ảnh không được coi là tác phẩm nhiếp ảnh mà là một phần của
tác phẩm điện ảnh đó.
- Tác phẩm kiến trúc: là các bản vẽ thiết kế dưới bất kỳ hình thức nào thể
hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà, công trình xây dựng, quy hoạch không gian
(quy hoạch xây dựng) đã hoặc chưa xây dựng. Tác phẩm kiến trúc bao gồm các
bản vẽ thiết kế về mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, phối cảnh, thể hiện ý tưởng sáng
tạo về ngôi nhà, công trình, tổ hợp công trình kiến trúc, tổ chức không gian, kiến
trúc cảnh quan của một vùng, một đô thị, hệ thống đô thị, khu chức năng đô thị,
khu dân cư nông thôn.
Mô hình, sa bàn về ngôi nhà, công trình xây dựng hoặc quy hoạch không
gian được coi là tác phẩm kiến trúc độc lập.
Theo quy định trên, tác phẩm kiến trúc là các bản vẽ kiến trúc, chứ không
phải là một tòa nhà có hình khối kiến trúc. “Việc sao chép bản vẽ thành nhiều
bản để nộp lên cơ quan xin phép xây dựng, đưa cho nhà thầu xây dựng, đưa cho
nhà cung cấp v.v… lại bị coi là xâm phạm quyền tác giả. Chủ sở hữu quyền tác
giả có quyền cấm sao chụp bản vẽ và cấm sử dụng các bản vẽ sao chép từ bản vẽ
của mình (dù là chép tay hay photocopy). Điều này sẽ dẫn đến cùng một hệ quả
là người sao chép không thể xây dựng một ngôi nhà giống với ngôi nhà của chủ
sở hữu bản vẽ kiến trúc. Việc chụp ảnh một toà nhà, sau đó căn cứ vào đấy để
8
xây dựng một toà nhà khác giống hệt chưa phải là cơ sở để kết luận hành vi xâm
phạm quyền tác giả, trước khi trả lời câu hỏi: toà nhà là tác phẩm thể loại gì và
có thể được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả không.”
1
- Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc,
công trình khoa học bao gồm họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa
hình, các loại công trình khoa học và kiến trúc.
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
Theo Điều 23 Luật SHTT, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng
tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm
phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hoá và xã
hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc
bằng cách khác. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bao gồm:
+ Truyện, thơ, câu đố: là các loại hình nghệ thuật ngôn từ như truyện tiếu
lâm, ngụ ngôn, sử thi, thần thoại, truyền thuyết, giai thoại, thơ, ca dao, tục ngữ,
câu đố và các hình thức thể hiện tương tự khác.
+ Điệu hát, làn điệu âm nhạc;
+ Điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi : là các loại hình nghệ thuật
biểu diễn như tuồng, chèo, cải lương, điệu hát, làn điệu âm nhạc; điệu múa, vở
diễn, trò chơi dân gian, hội làng, các hình thức nghi lễ dân gian và các hình thức
thể hiện tương tự khác.
+ Sản phẩm nghệ thuật đồ hoạ, hội hoạ, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiến
trúc và các loại hình nghệ thuật khác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức vật
chất nào. Đây là các loại hình nghệ thuật tạo hình như đồ họa, hội họa, điêu
khắc, nhạc cụ; hình mẫu kiến trúc và các hình thức thể hiện tương tự khác.
Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải
dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực
1
/>%81n-tac-gi%E1%BA%A3
9
của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Tuy nhiên, Điều 23 Luật SHTT cần
giải thích rõ hơn nữa khái niệm “giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ
thuật dân gian” để quy định thêm dễ hiểu, dễ vận dụng trong thực tế.
- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Theo Điều 22 Luật SHTT, chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn
được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác,
khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy
tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể.
Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể
hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.
Sưu tập dữ liệu là tập hợp có tính sáng tạo thể hiện ở sự tuyển chọn, sắp
xếp các tư liệu dưới dạng điện tử hoặc dạng khác. Việc bảo hộ quyền tác giả đối
với sưu tập dữ liệu không bao hàm chính các tư liệu đó, không gây phương hại
đến quyền tác giả của chính tư liệu đó.
- Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ
khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.
Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định trên nếu không gây phương
hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
Các tác phẩm nêu trên để được bảo hộ quyền tác giả thì phải có tính
nguyên gốc. Nghĩa là ý tưởng, nội dung của tác phẩm không nhất thiết phải mới,
nhưng hình thức thể hiện của tác phẩm đó phải do tác giả tự mình sáng tạo ra mà
không phải sao chép từ một hoặc nhiều tác phẩm khác.
So với Điều 747 BLDS 1995, Điều 14 Luật SHTT cũng quy định về đối
tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả theo dạng liệt kê. Tuy nhiên, BLDS
1995 còn có quy định tại điểm p về “tác phẩm khác do pháp luật quy định” cũng
thuộc đối tượng được bảo hộ quyền tác giả, mà Điều 14 Luật SHTT không hề có
quy định này. Việc quy định các đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo dạng
10
liệt kê khiến cho điều luật rõ ràng, dễ hiểu, nhưng cũng làm cho điều luật không
có tính dự báo, dễ bị sửa đổi, bổ sung khi có đối tượng mới xuất hiện. Vì vậy,
khoản 1 Điều 14 Luật SHTT nên được bổ sung thêm điểm“n) Tác phẩm khác do
pháp luật quy định” để phù hợp với điều kiện thực tế đang ngày càng phát triển
hiện nay.
Về nội dung của tác phẩm được bảo hộ, nếu như Điều 749 BLDS 1995 có
quy định về việc Nhà nước không bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm có nội
dung không phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước
2
, thì Luật SHTT đã bỏ
quy định này, mà bảo hộ các tác phẩm có tính sáng tạo không phân biệt nội
dung, giá trị của chúng, bởi lẽ, có những tác phẩm rất có tính sáng tạo, có nội
dung không phù hợp với điều kiện đất nước vào một thời điểm nhất định, nhưng
lại có tư tưởng có thể phù hợp với điều kiện đất nước ở thời điểm khác, những
tác phẩm này vẫn cần được bảo hộ quyền tác giả.
Luật SHTT cũng liệt kê các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền
tác giả tại Điều 15, bao gồm:
- Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin: là các thông tin báo chí ngắn hàng
ngày, chỉ mang tính chất đưa tin không có tính sáng tạo.
- Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc
lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó, bao gồm: văn bản của
cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị-
xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức kinh
tế, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
2
Điều 749. Tác phẩm không được Nhà nước bảo hộ
1- Nhà nước không bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm có nội dung sau đây:
a) Chống lại Nhà nước Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân;
b) Tuyên truyền bạo lực, chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư
tưởng, văn hoá phản động, lối sống dâm ô đồi trụỵ, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại
thuần phong mỹ tục;
c) Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư của cá nhân và
các bí mật khác do pháp luật quy định;
d) Xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống, xúc phạm
uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
11
- Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.
Nếu như tin tức thời sự thuần túy đưa tin và các văn bản quy phạm pháp
luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính
thức của văn bản đó vẫn được Nhà nước bảo hộ theo quy định tại Điều 748
BLDS 1995, thì Luật SHTT lại liệt kê chúng vào nhóm đối tượng không thuộc
phạm vi bảo hộ quyền tác giả tại Điều 15. Quy định của Luật SHTT là hợp lý,
bởi lẽ những tin tức thời sự thuần túy đưa tin là những thông tin không có tính
sáng tạo nên không được bảo hộ như những tác phẩm; còn những văn bản nói
trên là văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cần được phổ biến cho
người dân để nâng cao hiểu biết pháp luật trong nhân dân, việc đưa những văn
bản này ra khỏi phạm vi đối tượng bảo hộ quyền tác giả đã giúp người dân dễ
dàng tiếp cận với các quy định của pháp luật.
1.3. Căn cứ phát sinh quyền tác giả
Theo khoản 1 Điều 6 Luật SHTT, quyền tác giả được phát sinh kể từ khi
tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định,
không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã
công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Riêng đối với tác
phẩm văn học, nghệ thuật dân gian tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 23 Luật SHTT,
bao gồm: truyện, thơ, câu đố, điệu hát, làn điệu âm nhạc, điệu múa, vở diễn,
nghi lễ và các trò chơi, được bảo hộ không phụ thuộc vào việc định hình.
1.4. Nội dung quyền tác giả
Theo Điều 18 Luật SHTT, nội dung của quyền tác giả đối với tác phẩm bao
gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
* Quyền nhân thân
Theo Điều 19 Luật SHTT, quyền nhân thân của tác giả gồm các quyền:
- Quyền đặt tên cho tác phẩm (khoản 1)
12
Quyền đặt tên cho tác phẩm tồn tại độc lập với các quyền tài sản, chỉ
thuộc về tác giả- người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm, cho dù tác giả có đồng
thời là chủ sở hữu quyền tác giả hay không. Quyền đặt tên cho tác phẩm không
áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.
Đối với chương trình máy tính, khoản 4 Điều 22 Luật SHTT quy định cho
phép tác giả chương trình máy tính và các nhà đầu tư sản xuất chương trình
máy tính có thể thoả thuận về việc đặt tên và việc chỉnh sửa, nâng cấp, phát
triển các chương trình máy tính.
- Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc
bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng (khoản 2)
- Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác
phẩm (khoản 3): Quyền này chỉ dành cho chủ sở hữu quyền tác giả. Nếu tác giả
đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả thì quyền này thuộc về tác giả đó. Tổ
chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng quyền này phải xin phép và trả tiền nhuận
bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.
Theo khoản 2 Điều 22 Nghị định 100/2006/NĐ-CP, quyền công bố tác
phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm là việc phát hành tác phẩm
đến công chúng với số lượng bản sao đủ để đáp ứng nhu cầu hợp lý của công
chúng tuỳ theo bản chất của tác phẩm, do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực
hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả, chủ sở
hữu quyền tác giả. Công bố tác phẩm không bao gồm việc trình diễn một tác
phẩm sân khấu, điện ảnh, âm nhạc; đọc trước công chúng một tác phẩm văn
học; phát sóng tác phẩm văn học, nghệ thuật; trưng bày tác phẩm tạo hình; xây
dựng công trình từ tác phẩm kiến trúc.
- Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa,
cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến
danh dự và uy tín của tác giả, trừ trường hợp có thỏa thuận với tác giả (khoản 4).
13
Các quyền nhân thân tại Điều 19 Luật SHTT không phải là các quyền
nhân thân không gắn với tài sản, mà là các quyền nhân thân gắn với tài sản. Bởi
lẽ, quyền nhân thân không gắn với tài sản là các quyền đối với tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm… được quy định từ Điều 26 đến Điều 51 BLDS
2005. “Các quyền nhân thân không gắn với tài sản này được công nhận đối với
mọi cá nhân một cách bình đẳng và suốt đời, không phụ thuộc vào bất cứ hoàn
cảnh kinh tế, địa vị hay mức độ tài sản của người đó. Các quyền nhân thân này
thể hiện giá trị tinh thần của chủ thể đối với chính bản thân mình, luôn gắn với
chính bản thân người đó và không dịch chuyển được sang chủ thể khác”
3
. Trong
khi đó, các quyền nhân thân gắn với tài sản chỉ phát sinh từ khi có sự ra đời của
một tài sản vô hình, đối chiếu với các quyền nhân thân tại Điều 19 Luật SHTT,
ta thấy đây đều là những quyền phát sinh khi có sự ra đời và tồn tại của tác
phẩm- tài sản vô hình.
* Quyền tài sản
- Theo khoản 1 Điều 20 Luật SHTT, quyền tài sản bao gồm:
+ Làm tác phẩm phái sinh;
BLDS 1995 không quy định về quyền “làm tác phẩm phái sinh”, mà chỉ
quy định về quyền “dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể” tại điểm c khoản 2
Điều 751. Thay vì quy định như vậy, Luật SHTT đã quy định quyền “làm tác
phẩm phái sinh”. Quy định của Luật SHTT có tính khái quát cao và hợp lý hơn.
Quyền làm tác phẩm phái sinh bao gồm quyền dịch, phóng tác, cải biên,
chuyển thể, tuyển tập, chú giải. Quyền làm tác phẩm phái sinh thuộc về chủ sở
hữu quyền tác giả. Khi một người muốn làm tác phẩm phái sinh thì phải được sự
đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm gốc. Điểm i khoản 1 Điều
25 Luật SHTT còn quy định một trường hợp làm tác phẩm phóng tác không phải
3
TS. Bùi Đăng Hiếu- Trường Đại học Luật Hà Nội/ Khái niệm và phân loại quyền nhân thân/ Tạp chí Luật học
số tháng 7/2009 ( />14
xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao, đó là trường hợp “Chuyển tác
phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị”.
+ Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
Đây là một quyền tài sản mới của tác giả được quy định trong Luật SHTT
2005 so với BLDS 1995. Luật SHTT 2005 quy định bổ sung quyền này nhằm
mở rộng hơn nữa khả năng của chủ thể quyền đối với các tác phẩm. Quyền biểu
diễn tác phẩm trước công chúng do chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực
hiện hoặc cho phép người khác thực hiện biểu diễn tác phẩm một cách trực tiếp
hoặc thông qua các chương trình ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ
thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.
Việc biểu diễn tác phẩm trước công chúng bao gồm việc biểu diễn tác
phẩm tại bất cứ nơi nào ngoại trừ tại gia đình.
+ Sao chép tác phẩm:
Quyền sao chép là một trong các quyền tài sản độc quyền thuộc quyền tác
giả, do chủ sở hữu thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra
bản sao tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc
tạo ra bản sao dưới hình thức điện tử.
Sao chép tác phẩm có thể là sao chép một phần hoặc toàn bộ tác phẩm.
Sao chép tác phẩm khác trích dẫn tác phẩm. Việc trích dẫn tác phẩm chỉ là sử
dụng một phần của tác phẩm, không nhằm mục đích kinh doanh, không làm ảnh
hưởng đến việc sử dụng bình thường tác phẩm và phải nêu rõ nguồn gốc tác
phẩm. Các hành vi sử dụng không phải là trích dẫn đều có thể bị coi là sao chép
và phải được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả.
Ngoài ra, Điều 25 Luật SHTT còn quy định những trường hợp sao chép
tác phẩm đã công bố mà không phải xin phép, không phải trả tiền thù lao như
sau:
15
“a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy
của cá nhân;
đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;”
Riêng đối với chương trình máy tính, theo khoản 3 Nghị định
85/2011/NĐ-CP quy định bổ sung Điều 19a của Nghị định 100/2006/NĐ-CP,
theo đó, tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp bản sao chương trình máy
tính có thể làm không quá một bản sao dự phòng, để thay thế khi bản sao đó bị
mất, bị hư hỏng hoặc không thể sử dụng được.
+ Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
Quyền phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm là quyền của chủ sở hữu
quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện bằng bất
kỳ hình thức, phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được để
bán, cho thuê hoặc các hình thức chuyển nhượng khác bản gốc hoặc bản sao tác
phẩm. Đối với tác phẩm tạo hình, tác phẩm nhiếp ảnh thì quyền phân phối còn
bao gồm cả việc trưng bày, triển lãm trước công chúng.
+ Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô
tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến,
vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác là
quyền độc quyền thực hiện của chủ sở hữu quyền tác giả hoặc cho phép người
khác thực hiện để đưa tác phẩm hoặc bản sao tác phẩm đến công chúng mà
công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn.
+ Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy
tính.
Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình
máy tính do chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người
khác thực hiện việc cho thuê để sử dụng có thời hạn.
16
Không áp dụng quyền cho thuê đối với chương trình máy tính, khi bản
thân chương trình đó không phải là đối tượng chủ yếu để cho thuê như chương
trình máy tính gắn với việc vận hành bình thường các loại phương tiện giao
thông cũng như các máy móc, thiết bị kỹ thuật khác.
- Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có độc quyền thực hiện hoặc cho phép
người khác thực hiện các quyền tại khoản 1 Điều 20 Luật SHTT như trên theo
quy định của Luật SHTT. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số
hoặc toàn bộ các quyền trên phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các
quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.
- Riêng đối với việc sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải
tuân theo Điều 23 Luật SHTT và Điều 20 Nghị định 100/2006/NĐ-CP. Cụ thể:
+ Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được bảo hộ không phụ thuộc
vào việc định hình bao gồm các tác phẩm tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 23 Luật
SHTT như sau:
• Truyện, thơ, câu đố;
• Điệu hát, làn điệu âm nhạc;
• Điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi.
+ Sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là việc nghiên cứu sưu
tầm, giới thiệu giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.
Người sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải thoả thuận về việc
trả thù lao cho người lưu giữ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian và được
hưởng quyền tác giả đối với phần nghiên cứu sưu tầm, giới thiệu của mình.
+ Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
phải dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị
đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Trong đó, dẫn chiếu xuất
xứ loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là việc chỉ ra địa danh của
cộng đồng cư dân nơi tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được hình thành.
17
1.5. Giới hạn quyền tác giả
Theo Điều 7 Luật SHTT, giới hạn của quyền tác giả được quy định như
sau:
- Chủ thể quyền tác giả chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm vi
và thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật SHTT.
- Việc thực hiện quyền tác giả không được xâm phạm lợi ích của Nhà
nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và
không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan
- Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh
và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật SHTT, Nhà nước có
quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền tác giả thực hiện quyền của mình hoặc
buộc chủ thể quyền tác giả phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một
hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp;
1.6. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
Điều 27 Luật SHTT quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả. Theo đó:
- Các quyền nhân thân quy định tại khoản 1, 2 và 4 Điều 19 Luật SHTT
dưới đây được bảo hộ vô thời hạn:
• Quyền đặt tên cho tác phẩm ;
• Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc
bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng ;
• Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa,
cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến
danh dự và uy tín của tác giả.
- Quyền nhân thân tại khoản 3 Điều 19 Luật SHTT và các quyền tài sản tại
Điều 20 Luật SHTT, bao gồm:
• Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm ;
• Quyền làm tác phẩm phái sinh ;
18
• Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng ;
• Quyền sao chép tác phẩm ;
• Quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm ;
• Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô
tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác ;
• Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy
tính.
Các quyền trên được bảo hộ theo thời hạn do pháp luật quy định, cụ thể là:
+ Tác phẩm điện ảnh, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 75 năm,
kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.
Đối với tác phẩm điện ảnh chưa được công bố trong thời hạn 25 năm, kể
từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là 100 năm, kể từ khi tác
phẩm được định hình.
Đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì có
thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết;
nếu tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm
mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
+ Đối với tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, thời hạn bảo
hộ là 50 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Trong thời hạn 50
năm, nếu tác phẩm chưa công bố thì thời hạn bảo hộ là 50 năm, kể từ khi tác
phẩm được định hình.
+ Tác phẩm không thuộc loại hình quy định như trên có thời hạn bảo hộ là
suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm
có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm
đồng tác giả cuối cùng chết;
Thời hạn bảo hộ theo các quy định trên chấm dứt vào thời điểm 24 giờ
ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.
19