Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.01 KB, 28 trang )

MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển, trình độ khoa học ngày càng tiên tiến,trình độ
phát triển kinh tế ngày càng cao, mức độ cạnh tranh để tồn tại, để phát triển trên
thị trường ngày càng trở nên ngay gắt, nhu cầu thông tin càng trở nên bức thiết.
Trong hoạt động kinh doanh, thông tin trở thành một nhân tố không thể thiếu
của các nhà quản lý kinh doanh. Các doanh nghiệp cần những thông tin chính
xác, hữu ích. Hệ thống thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu trong các doanh
nghiệp chính là hệ thống báo cáo tài chính. Hệ thống báo cáo tài chính doanh
nghiệp phản ánh một cách khách quan và đầy đủ về tình hình và kết quả sản
xuất kinh doanh. Đó chính là những thông tin kinh tế, tài chính không chỉ cần
cho bản thân doanh nghiệp, mà cho tất cả những ai có lợi ích liên quan đến
doanh nghiệp và những ai quan tâm đến doanh nghiệp.
Chính vì thế, hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính báo cáo tài chính trong
các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là một vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay cả
về mặt lý luận và thực tiễn.
Nghiên cứu đề tài này không những hoàn thiện về mặt lý luận của hệ thống
báo cáo tài chính, mà còn hoàn thiện ngay cả trong công tác chỉ đạo thực tiễn
của các cơ quan chức năng cũng như, thực tiễn lập báo cáo tài chính của các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiện nay.
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu kết hợp sử dụng phương pháp
tổng hợp – phân tích, nhằm đánh giá thực trạng hệ thống báo cáo tài chính từ đó
nhận thấy những tồn tại, thiếu sót,để rồi đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện
hệ thống báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở Việt
Nam hiện nay,đó chính là mục đích của chuyên đề này.
Nội dung chuyên đề được kết cấu theo hai phần lớn như sau:
Phần I : Lý luận chung về báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh.
1
Phần II : Thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện báo cáo tài chính trong
các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở Việt Nam hiện nay.
2


NỘI DUNG
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH
1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Báo cáo tài chính là những báo cáo được lập dựa vào phương pháp kế toán
tổng hợp số liệu từ các sổ sách kế toán, theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại
những thời điểm hoặc thời kỳ nhất định. Các báo cáo tài chính phản ánh một
cách hệ thống tình hình tài sản của đơn vị tại những thời điểm, kết quả hoạt
động kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trong những thời kỳ nhất định; Đồng
thời được giải trình,giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính nhận biết
được thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị để ra các
quyết định phù hợp.
Trong nền kinh tế thị trường,đối tượng sử dụng các thông tin tài chính rất
rộng rãi: các nhà quản lý nhà nước, quản lý doanh nghệp, cổ đông, chủ đầu tư,
chủ tài trợ …Vì vậy, các báo cáo tài chính phải đảm bảo tính hệ thống,đồng bộ,
số liệu phản ánh trung thực,chính xác phục vụ đầy đủ, kịp thời.
Hệ thống báo cáo tài chính, theo “Chế độ báo cáo kế toán định kỳ ‘ áp dụng
cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả
nước, bao gồm:
-Bảng cân đối kế toán, mẫu số B01-DN
-Kết quả hoạt động kinh doanh, mẫu số B02-DN
-Thuyết minh báo cáo tài chính, mẫu số B09-DN
3
-Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, mẫu số B03-Doanh nghiệp
Ngoài ra, để phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế – tài chính,yêu cầu chỉ đạo,
điều hành, các nghành, các tổng công ty,các tập đoàn sản xuất, liên hiệp các xí
nghiệp,các công ty liên doanh … có thể qui đinh thêm các báo cáo chi tiết
khác,có tính chất hướng dẫn như sau:
-Báo cáo giá thành sản phẩm, dịch vụ
-Báo cáo chi tiết kết quả kinh doanh

-Báo cáo chi tiết chi phí sản xuất
-Báo cáo chi tiết chi phí bán hàng
-Báo cáo chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp
-Báo cáo chi tiết công nợ.
Nội dung, phương pháp tính toán, hình thức trình bày các chỉ tiêu trong
từng báo cáo qui định trong chế độ này được áp dụng thống nhất cho các doanh
nghiệp trong phạm vi cả nước.
Trong quá trình áp dụng, nếu thấy cần thiết,có thể bổ sung, sửa đổi hoặc chi
tiết các chỉ tiêu cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp nhưng phải được Bộ Tài Chính chấp thuận bằng văn bản.
Tất cả các doanh nghiệp độc lập (không nằm trong cơ cấu,tổ chức của một
doanh nghiệp khác), có tư cách pháp nhân đây đủ điều phải lập và gửi báo cáo
tài chính theo đúng các qui định tại chế độ này.Riêng báo cáo lưu chuyển tiền tệ
tạm thời chưa qui định là báo cáo bắt buộc phải lập và gửi, nhưng khuyến khích
các doanh nghiệp lập và sử dụng báo cáo tiền tệ.
2. VAI TRÒ VỊ TRÍ CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÔNG
TÁC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
Hệ thống báo cáo tài chính có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với công
tác quản lý doanh nghiệp.Điều đó, được thể hiện ở những vấn đề sau:
4
-Báo cáo tài chính là những báo cáo được trình bày hết sức tổng quát, phản
ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình tài sản, các khoản nợ, nguồn hình thành
vốn, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
-Báo cáo tài chính nhằm cung cấp những thông tin cần thiết nhất phục vụ
chủ doanh nghiệp và các đôí tượng quan tâm khác, như : Các nhà đầu tư,hội
đồng quản trị doanh nghiệp,người cho vay, các cơ quan quản lý cấp trên và toàn
bộ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp.
-Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin kinh tế,tài chính chủ yếu để
đánh giá tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của
doanh nghiệp trong thời kỳ hoạt động đã qua, giúp cho việc kiểm tra, giám sát

tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
-Các chỉ tiêu, các số liệu trên báo cáo tài chính là những cơ sở quan trọng
để tính ra các chỉ tiêu kinh tế khác, nhằm đánh giá hiệu qủa sử dụng vốn,hiệu
quả của các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
-Những thông tin của báo cáo tài chính là những căn cứ quan trọng trong
việc phân tích, nghiên cứu, phát hiện những khả năng tiềm tàng,là những căn cứ
quan trọng để ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh
doanh hoặc đầu tư vào doanh nghiệp của chủ sở hữu, các nhà đầu tư,các chủ nợ
hiện tại và tương lai của doanh nghiệp.
-Những báo cáo tài chính còn là những căn cứ quan trọng để xây dựng các
kế hoạch kinh tế – kỹ thuật, tài chính của doanh nghiệp, là những căn cứ khoa
học để đề ra hệ thống các biện pháp xác thực nhằm tăng cường quản trị doanh
nghiệp, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh,tăng lợi nhận của doanh nghiệp.
Xuất phát từ vai trò, vị trí của báo cáo tài chính,Nhà nước qui định chủ
doanh nghiệp và kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm chính về tính đúng
5
đắn,trung thực của báo cáo tài chính. Do vậy, việc tuân thủ chế độ báo cáo tài
chính là yêu cầu cơ bản trong công tác chỉ đạo tổ chức công tác kế toán ở doanh
nghệp. Việc lập và nộp báo cáo đầy đủ, đúng thời hạn có ý nghĩa hết sức quan
trọng trong việc cung cấp thông tin,phục vụ cho việc ra quyết định tài chính.
Hơn nữa, hệ thống báo cáo tài chính chỉ có ý nghĩa trong quản lý kinh doanh,
khi nó đảm bảo đầy đủ ba yêu cầu ; trung thực, đầy đủ và kịp thời.
3. NGUYÊN TẮC LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
Để đáp ứng những yêu cầu và mục đích của hệ thống báo cáo tài chính
trong quản lý doanh nghiệp,khi lập các báo cáo tài chính phải đảm bảo đầy đủ
và quán triệt những nguyên tắc sau đây :
Nguyên tắc xác thực.
Nguyên tắc này đòi hỏi những thông tin phản ánh trên các báo cáo tài chính

phải chính xác,phản ánh đúng thực trạng của các quá trình hoạt động tài chính
của doanh nghiệp, phản ánh một cách hợp lý và sát thực với quá trình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn vậy, trước khi lập báo cáo tài chính kế
toán cần phải phản ánh đầy đủ. Chính xác các dịch vụ kinh tế phát sinh vào sổ
kế toán,thực hiện việc kiểm kê tài sản và phản ánh kết quả kiểm kê vào sổ kế
toán tr ước khi khoá sổ kế toán. Thực hiện đối chiếu số liệu ở các sổ kế toán
tổng hợp với số liệu của các sổ kế toán chi tiết;đối chiếu giữa số liệu trên sổ kế
toán với số liệu thực tế kiển kê. Có như vậy, mới đảm bảo số liệu trên các báo
cáo tài chính của doanh nghiệp là xác thực.
Nguyên tắc thống nhất.
Nguyên tắc này đòi hỏi những thông tin phản ánh trên tất cả những báo cáo
tài chính phải đảm bảo sự thống nhấ. Số liệu trên các báo cáo tài chính trong
một doanh nghiệp không thể mâu thuãn nhau và cũng không thể chồng chéo
nhau. Các số liệu được lập trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao giờ
cũng mang tính logic, việclập báo cáo tài chính bao giờ cũng tuân theo một trình
6
tự nhất định. Nguyên tắc thống nhất trong việc lập các báo cáo tài chính của
doanh nghiệp còn được biểu hiện ở chỗ :
-Các chỉ tiêu phản ánh trên các báo cáo tài chính phải đảm bảo sự thống
nhất về nội dung kinh tế.
- Các chỉ tiêu phản ánh trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải
đảm bảo sự thống nhất về phương pháp tính toán
-Các chỉ tiêu phản ánh trên các báo cáo tài chính phải đảm bảo sự thống
nhất về đơn vị tính.
Nguyên tắc thống nhất trong việc lập các báo cáo tài chính của doanh
nghiệp được thể hiện ở phương pháp kế toán mà doanh nghiệp sử dụng phải
nhất quán từ kỳ này sang kỳ khác, giữa năm này sang năm khác. Nguyên tắc này
phải được quán triệt sâu sắc mới có thể đảm bảo được những tài liệu trên cácbáo
cáo tài chính so sánh được giữa kỳ này với kỳ khác. Qua đó, mới phân tích, đánh
giá sự biến động (tăng, giảm) các chỉ tiêu giữa các kỳ kinh doanh của doanh

nghiệp. Trên cơ sở đó, xác định được hệ thống các biện pháp thích hợp cho các
quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo dưọc tốt hơn.
Các nguyên tắc trên có mối liên hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau,
nhằm tạo ra những tài liệu trên các báo cáo tài chính doanh nghiệp đảm bảo đầy
đủ ba yêu cầu cơ bản của thông tin : đầy đủ,chính xác và kịp thời.
4. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ NƠI VÀ THỜI HẠN NỘP BÁO CÁO TÀI CHÍNH.
Báo cáo tài chính được lập và gửi vào cuối mỗi quí (cuối tháng thứ 3, thứ
6, thứ 9, thứ 12 kể từ ngày bắt đầu niên độ kế toán) để phản ánh tình hình tài
chính quí đó và vào cuối niên độ kế toán để phản ánh tình hình tài chính niên độ
kế toán đó. Các doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chính hàng tháng để phục vụ
yêu cầu quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
7
Quy định về thời gian nộp báo cáo tài chính
Đối với các doanh nghiệp hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc tổng
công ty và các doanh nghiệp hạch toán độc lập không nằm trong tổng công ty
thời hạn nộp báo cáo chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý (đối với báo
cáo quý) và 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm (đối với báo cáo năm).
Đối với tổng công ty thời hạn lập và nộp chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày
kết thúc quý (đối với baó cáo quý) và 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm (đối với
báo cáo năm).
Số
T
Loại hình
doanh nghiệp
Thời
hạn
Nơi gửi báo cáo

quan
Tài

Chính

quan
Thuế

quan
Thống


quan
Cấp
trên

quan
Đăng ký
kinh
doanh
1 Doanh nghiệp Nhà Nước
Quý,
năm
X X X X X
2
Doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài
Năm X X X X
3
Các loại hình doanh
nghiệp khác
Năm X X
5. HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH.

Theo chế độ kế toán hiện hành, hệ thống báo cáo tài chính thống nhất bắt
buộc bao gồm 3 báo cáo : Bảng cân đối kế toán ; kết quả hoạt động kinh doanh ;
và thuyết minh báo cáo tài chính, còn Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là không bắt
buộc nhưng nó được khuyến khích lập.
5.1. Bảng cân đối kế toán (BCĐKT)
* Khái niệm và ý nghĩa của BCĐKT
8
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp phản ảnh tổng quát toàn
bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành taì sản đó của doanh nghiệp tại
một thời điểm nhất định.
Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toán bộ giá trị tài sản hiện có của
doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn hình
thành các tài sản đó. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá
khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp
* Kết cấu của bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán được chia làm hai phần: phần tài sản và phần nguồn vốn
Phần tài sản:
Các chỉ tiêu ở phần tài sản phản ảnh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của
doanh nghiệp tài thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong
quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản được phân chia như
sau:
A: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
B: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
* Phần nguồn vốn.
Phản ảnh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm
báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lí của doanh nghiệp
đối với tài sản đang quản lí và sử dụng ở doanh nghiệp. Nguồn vốn được chia ra
A: Nợ phải trả
B: Nguồn vốn chủ sở hữu
Mỗi phần của bảng cân đối kế toán đều được phản ảnh theo 3 cột. Mã số

đầu năm, số cuối kỳ (quý, năm).
* Cơ sở số liệu và phương pháp lập bảng cân đối kế toán
9
-Cơ sở số liệu: Khi lập bảng CĐKT cần căn cứ vào.
Bảng cân đối kế toán ngày 31./12năm trước.
Số dư cuối kỳ của các tài khoản trong các sổ kế toán ở thời điểm lập
bảng cân đối kế toán.
- Phương pháp lập
Cột số đầu năm: Kế toán lấy số liệu ở số cuối kỳ trong bảng CĐKT
ngày 31/12 năm trước đề ghi theo các chỉ tiêu tương ứng.
Cột số cuối kỳ: Kế toán lấy số dư cuối kỳ của các TK trong các sổ
kế toán để ghi theo nguyên tắc kế toán quy định.
5.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD)
* Khái niệm
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh tình
hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo từng chỉ tiêu kết
quả kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính, kết quả hoạt động bất thường tình
hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước vì các khoản thuế phải nộp, tình hình về
thuế giá trị gia tăng.
* Kết cấu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm 3 phần chính.
Phần I: Lãi, lỗ phản ảnh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
theo từng chỉ tiêu trong đó có số liệu các kỳ trước, kỳ này và luỹ kế từ đầu năm.
Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước: Phản ánh các khoản
thuế phải nộp ngân sách trong đó có số phải nộp đầu kỳ, số phải nộp phát sinh
trong kỳ; số đã nộp trong kỳ; số còn phải nộp cuối kỳ; số luỹ kế từ đầu năm.
Phần III: Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ; thuế giá trị gia tăng được
hoàn lại; thuế giá trị gia tăng được giảm; thuế giá trị gia tăng được giảm thuế giá
trị gia tăng hàng bán nội địa.
10

* Cơ sở số liệu và phương pháp lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Cơ sở số liệu: Khi lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải căn cứ vào:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước
Số phát sinh trong kỳ của các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 và
TK133,333.
- Phương pháp lập.
Phần I :Lỗ/ Lãi
Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ghi vào cột 5 “luỹ kế từ đầu năm
“ được căn cứ vào số liệu ở cột 5 ‘luỹ kế từ đầu năm ‘ của báo cáo kỳ trước,
cộng (+) với số liệu ghi ở cột 4 “kỳ này” của báo cáo kỳ này,kết quả tìm được
ghi vào cột 5 ở từng chỉ tiêu tương ứng.
Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ghi vào cột 4 “Kỳ này “.Căn cứ
vào số liệu phát sinh trong kỳ ở tài khoản liên quan và tính toán từ chúng.
Còn cột 3 “Kỳ trước” lấy ở báo cáo kỳ trước với số liệu tương ứng.
Phần II : Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.
Cột “ chỉ tiêu” để ghi danh mục các khoản phải nộp nhà nước theo qui định
Cột “ Số còn phải nộp kỳ trước” phản ánh tổng số tiền phải nộp cho kỳ
trước, theo từng khoản, gồm cả số phải nộp của năm trước chuyển sang.
Cột “Số phải nộp kỳ này “ phản ánh tổng số tiền phải nộp, theo từng
khoản,phát sinh trong kỳ báo cáo ; số liệu để ghi vào cột này là luỹ kế số phát
sinh có tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp nhà nước”.
Cột “ Số đã nộp trong kỳ này” phản ánh tổng số tiền đã nộp, theo từng
khoản phải nộp, trong kỳ báo cáo gồm cả số nộp cho kỳ trước chuyển sang.
Cột “Số còn phải nộp đến cuối kỳ này” phản ánh số thuế và các khoản
khác còn phải nộp đến cuối kỳ báo cáo, bao gồm cả số phải nộp của kỳ trước
11

×