Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

giá trị của việc cải thiện chất lượng môi trường tại khu bảo tồn biển hòn mun - vịnh nha trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (977.18 KB, 90 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp Đại học, với những nỗ lực của bản
thân v à nhận được sự giúp đỡ tận tình từ phía các thầy cô giáo, các cán bộ nhân viên
trong Ban quản lý khu bảo tồn vịnh Nha Trang, gia đình và bạn bè, đến nay em đã hoàn
thành Luận văn. Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
- Thầy Phạm Hồng Mạnh người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt
quá trình làm Luận văn.
- Toàn thể cán bộ công nhân viên trong Ban quản lý Khu bảo tồn biển Hòn Mun –
vịnh Nha Trang, đặc biệt là Giám đốc Ban quản lý: Trương Kỉnh và cán bộ nhân viên
Phòng Giáo dục nhận thức và Phát triển cộng đồng đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình
thực tập.
- Các Thầy cô giáo đã giảng dạy, dìu dắt và giúp đỡ em trong suốt quá trình học
tập tại trường.
- Gia đình và bạn bè đã ủng hộ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực
hiện Luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên.

Trương Ngọc Phong

PHIẾU ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Sinh Viên : Trương Ngọc Phong Lớp: 46KT
Ngành : Kinh tế và Quản lý Thủy Sản
Tên đề tài : Giá trị của việc cải thiện chất lượng môi trường tại khu bảo tồn biển Hòn
Mun - vịnh Nha Trang.
Số trang : 83 Số chương: 4 Số tài liệu tham khảo: 11

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN






Kết luận:



Nha Trang, tháng 11 năm 2008
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ, tên)


ThS: Phạm Hồng Mạnh
PHIẾU ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Sinh Viên : Trương Ngọc Phong Lớp: 46KT
Ngành : Kinh tế và Quản lý Thủy Sản
Tên đề tài : Giá trị của việc cải thiện chất lượng môi trường tại khu bảo tồn biển Hòn
Mun - vịnh Nha Trang.
Số trang : 83 Số chương: 4 Số tài liệu tham khảo: 11

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN









Điểm phản biện:

Nha Trang, ngày… , tháng …., năm 2008
CÁN BỘ PHẢN BIỆN



Nha Trang, ngày… , tháng…., năm 2008
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


ĐIỂM CHUNG
Bằng số Bằng chữ


i
MỤC LỤC

MỤC LỤC i
DANH MỤC BẢNG iv
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TÓM LƯỢC MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN TỚI ĐỀ TÀI 5
1.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6
1.1.1 Đường cầu và thặng dư tiêu dùng 6
1.1.2 Quan điểm từ góc độ kinh tế môi trường về hàng hóa công cộng. 8
1.1.3 Phương pháp chi phí du hành (TCM – Trave Cost Method). 9
1.1.4.Sử dụng phương pháp chi phí du hành để đánh giá giá trị của việc cải thiện

chất lượng môi trường 13
1.2 TÓM LƯỢC MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI 15
1.2.1 Kết quả nghiên cứu trong nước. 15
1.2.2 Kết quả nghiên cứu nước ngoài 16
Chương 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 17
2.1 QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU. 18
2.1.1 Xác định vấn đề nghiên cứu. 18
2.1.2 Chuẩn bị kế hoạch và đề cương nghiên cứu 18
2.1.3 Mẫu nghiên cứu và phần mềm được sử dụng. 19
2.1.4 Xây dựng bảng câu hỏi 20
2.1.5 Xử lý thông tin thu thập. 21
2.1.6 Tóm lược kết quả cần nghiên cứu 21
2.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU. 21
2.2.1 Mô hình nghiên cứu đa biến 21
2.2.2 Mô hình nghiên cứu đơn biến ước lượng đường cầu giải trí nội địa 23
Chương 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 25
3.1 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI VỊNH NHA TRANG 26
3.1.1 Tổng quan các địa điểm du lịch 26
ii
3.1.2 Tình hình du khách đến Nha Trang – Khánh Hòa trong vài năm gần đây. 29
3.2 TỔNG QUAN VỀ KHU BẢO TỒN BIỂN HÒN MUN - VỊNH NHA TRANG 31
3.2.1 Giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2004 – giai đoạn chuẩn bị 33
3.2.2 Giai đoạn từ sau năm 2004 đến nay 34
3.2.3 Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý khu bảo tồn Hòn Mun - Vịnh Nha Trang 34
3.2.4 Những hoạt động chính tại khu bảo tồn Hòn Mun 35
3.2.4.1 Thành lập Ban quản lý bảo tồn các khóm đảo 35
3.2.4.2 Tổ chức đội giám sát đa dạng sinh học. 36
3.2.4.3 Triển khai khảo sát các đối tượng có các hoạt động kinh tế trong khu
bảo tồn. 36
3.2.4.4 Hội thảo, tham quan, huấn luyện và giáo dục nhận thức 36

3.2.4.5 Hoạt động hướng dẫn tạo thu nhập thay thế 37
3.2.5 Tình hình kinh tế - xã hội của cư dân trên cụm đảo thuộc khu bảo tồn 39
3.2.6 Những thách thức trong thời gian tới: 40
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43
4.1 KHÁI QUÁT MẪU ĐIỀU TRA. 44
4.2 CHI PHÍ DU HÀNH PHÂN THEO VÙNG 54
4.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẦU DU LỊCH HÒN MUN 57
4.3.1 Phương trình tuyến tính 57
4.3.2 Phương trình bán - logarit. 58
4.4 ƯỚC LƯỢNG GIÁ TRỊ GIẢI TRÍ CỦA CỤM ĐẢO HÒN MUN – VỊNH NHA
TRANG, NĂM 2008. 60
4.5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỂ SO SÁNH 63
4.6 ƯỚC LƯỢNG GIÁ TRỊ CỦA VIỆC CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG MÔI
TRƯỜNG TẠI CỤM ĐẢO HÒN MUN – VỊNH NHA TRANG GIAI ĐOẠN 2001 -
2008 DƯỚI GÓC ĐỘ GIẢI TRÍ DU LỊCH. 64
4.7 MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 65
4.7.1 Tăng cường công tác tuần tra giám sát và tuyên truyền bảo vệ Rạn San Hô,
bảo vệ môi trường chung. 65
4.7.2 Xem xét nâng mức thu phí bảo tồn từ 5 nghìn đồng lên từ 10 đến 15 nghìn
đồng trên 1 người 66
4.7.3 Một số vấn đề về kinh tế xã hội 67
iii
4.8 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 69
4.8.1 Một số khác biệt giữa 2 lần nghiên cứu. 69
4.8.2 Giới hạn của đề tài. 70
KẾT LUẬN 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
PHỤ LỤC 74





iv
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Số khách đến Nha Trang –Khánh Hòa và doanh thu năm 2006, 2007, 2008 30
Bảng 3.2 : Thống kê dân số trong cụm đảo thuộc khu bảo tồn Vịnh 39
Bảng 4.3: Giới tính phân theo vùng 44
Bảng 4.4: Tuổi của du khách phân theo vùng 45
Bảng 4.5: Trình độ học vấn của du khách phân theo vùng 46
Bảng 4.6: Mục đích của chuyến đi phân theo vùng. 47
Bảng 4.7: Phương tiện đến Nha Trang. 48
Bảng 4.8: Tình trạng hôn nhân của du khách phân theo vùng 49
Bảng 4.9: Thời gian lưu trú của du khách ở Nha Trang. 49
Bảng 4.10: Xếp hạng mức độ yêu thích các địa danh của du khách 50
Bảng 4.11: Các hoạt động của du khách trên đảo. 51
Bảng 4.12: Thu nhập của du khách. 52
Bảng 4.13: Vùng phân chia theo nguồn gốc khách du lịch. 54
Bảng 4.14: Chi phí du hành phân theo vùng 55
Bảng 4.15: Chi phí du hành trung bình theo vùng. 56
Bảng 4.16: Tỷ lệ viếng thăm trên 1000 dân từ các vùng 56
Bảng 4.17: Hệ số mô hình hồi qui tuyến tình 57
Bảng 4.18 Hệ số hồi qui mô hình bán - logarit. 58
Bảng 4.19: Tỷ lệ viếng thăm trên 1000 dân và chi phí du hành trung bình. 60
Bảng 4.20: Hệ số xác định R2 61
Bảng 4.21: Hệ số mô hình hồi qui. 61
Bảng 4.22: Giá trị giải trí của cum đảo Hòn Mun 62
Bảng 4.23: Giá trị giải trí của cụm đảo Hòn Mun năm 2000 64
Bảng 4.24: Mức độ & lượng khách chi trả thêm phí thăm quan phân theo vùng 66
Bảng 4.25: Số tiền được du khách đồng ý chi thêm khi tham quan 67

Bảng 4.26: Ý kiến phản ánh từ du khách 68


v
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ

Hình 1.1: Đường cầu thị trường 6
Hình 1.2: Đường cầu du lịch dưới tác động nhiều nhân tố 11
Hình 1.3: Đường cầu giải trí dưới tác động của chi phí du hành 12
Hinh 1.4: Chênh lệch giá trị do chất lượng môi trường 14
Hình 4.5: Đồ thị cầu du lịch Hòn Mun của du khách trong nước năm 2008 62
Hình 4.6: Đồ thị biểu diễn giá trị của việc cải thiện chất lượng môi trường tại khu bảo
tồn Hòn Mun – vịnh Nha Trang giai đoạn 2001 – 2008 65
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ thực hiện nghiên cứu 19
Sơ đồ 2.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch Hòn Mun. 22
Sơ đồ 3.3: Cơ cấu tổ chức ban quản lý khu bảo tồn Vịnh Nha Trang 35




vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BQL Ban quản lý
CS Thặng dư tiêu dùng
CVM Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
DLST
Du lịch sinh thái
IUCN Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới
KBTB

Khu bảo tồn biển
SL
Số lượng
Sltq
Số lần tham quan
TC Chi phí du hành
TCM Phương pháp chi phí du hành
UBND
Ủy Ban Nhân Dân
VR
Tỷ lệ viếng thăm trên 1000 dân
WTP Giá sẵn lòng trả
ZTCM Phương pháp chi phí du hành theo vùng



1

MỞ ĐẦU
1. Cơ sở hình thành đề tài.
Khi nền kinh tế phát triển, kéo theo thu nhập của người dân tăng lên, đời sống vật
chất, tinh thần được nâng cao, cũng là lúc nhu cầu về vui chơi giải trí bùng nổ, hoạt động
du lịch đã trở thành nhu cầu phổ biến, được con người quan tâm hơn rất nhiều đặc biệt là
“du lịch xanh” (thân thiện với môi trường). Nhận biết được nhu cầu đó Đảng và Nhà
nước xác định việc phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Sự phát triển của bất kỳ
ngành kinh tế nào cũng gắn liền với những vấn đề về môi trường, điều này càng đặc biệt
có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội
hoá cao như du lịch. Môi trường được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng, tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, khả năng thu hút khách và sự tồn tại
của hoạt động du lịch.

Một điểm đến yêu thích tại Việt Nam của du khách trong nước cũng như quốc tế
là thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hoà. Được thiên nhiên ban tặng cho một quần thể du
lịch đa dạng liên hoàn giữa núi, rừng và biển đảo, nhiều di tích lịch sử văn hóa Thành
Phố Nha trang là một điểm du lịch quan trọng của Khánh Hòa và cả nước. Từ khi Nha
Trang được công nhận là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới năm 2004, tiềm năng về du
lịch của thành phố này ngày càng được khẳng định.
Trong quần thể các khu du lịch hiện có tại Nha Trang, cụm đảo khu bảo tồn biển
Hòn Mun – vịnh Nha Trang nổi lên với vị thế là khu du lịch sinh thái biển đặc trưng đầu
tiên của cả nước. Với hệ sinh thái biển đa dạng, đặc biệt là Rạn San Hô với hơn 300 loài
San hô được tìm thấy, trong đó có những loài chỉ xuất hiện duy nhất ở đây, bên cạnh đó
nguồn lợi Thủy sản cũng rất phong phú, nhất là các loài cá Rạn. Điều đó làm nên giá trị
đặc biệt của khu bảo tồn biển Hòn Mun không chỉ có ý nghĩa trong việc bảo tồn các giá
trị biển quí giá, phát triển đời sống cộng đồng cư dân quanh đảo mà còn đóng góp vào
việc phát triển ngành kinh tế trọng điểm của Khách Hòa, hình thành cái nhìn về một Nha
Trang “xanh, sạch, đẹp” đúng nghĩa.
Với nỗ lực bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường của Ban quản lý khu bảo
tồn, của cộng đồng dân cư và các ban ngành có liên quan. Môi trường biển tại Hòn Mun
và các đảo lân cận đang được cải thiện rất rõ rệt, Rạn San Hô được phục hồi nhanh
chóng, nguồn lợi ngày càng phong phú. Năm 2001, nhằm giúp các nhà hoạch định có cơ
2

sở hình thành nên các qui chế thiết lập khu bảo tồn, Trần Võ Hùng Sơn và Phạm Khánh
Nam đã sử dụng phương pháp chi phí du hành để đánh giá giá trị giải trí của cụm đảo San
Hô - Hòn Mun, Nha Trang. Giá trị giải trí của cụm đảo ước tính là 259,8 tỷ đồng, trong
đó giá trị đối với du khách trong nước là 57,382 tỷ đồng, giá trị thặnh dư tiêu dùng của du
khách trong nước được ước tính là 21,6 tỷ đồng. Sau 7 năm thành lập, với những cải
thiện đáng kể về chất lượng môi trường, giá trị giải trí của cụm đảo này đang được nâng
lên. Để đánh giá lợi ích của việc cải thiện chất lượng môi trường giai đoạn từ năm 2001
đến năm 2008 dưới góc độ giải trí du lịch cần thiết phải có cuộc điều tra, đánh giá thông
qua những cảm nhận từ du khách khi viếng thăm khu bảo tồn biển Hòn Mun – vịnh Nha

Trang.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên là cơ sở để em hình thành và thực hiện đề tài:
“Giá trị của việc cải thiện chất lượng môi trường tại khu bảo tồn biển Hòn Mun –
vịnh Nha Trang”.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
٭ Đối tượng nghiên cứu: Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu giá trị của việc cải thiện
chất lượng môi trường ở khía cạnh giải trí du lịch thông qua cảm nhận của du khách thì
đối tượng nghiên cứu của đề tài là những du khách trong nước đến thăm khu bảo tồn biển
Hòn Mun.
٭ Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định là thực hiện với
những du khách trong nước.
3. Mục tiêu nghiên cứu.
 Mục tiêu tổng quát:
Mục tiêu tổng quát của đề tài là ước lượng giá trị của việc cải thiện chất lượng môi
trường tại cụm đảo khu bảo tồn biển Hòn Mun – vịnh Nha Trang dưới góc độ giải trí du
lịch giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2008, bằng cách sử dụng phương pháp chi phí du
hành theo vùng.
 Mục tiêu cụ thể:
- Ước lượng chi phí du hành của du khách khi thực hiện du lịch đến Nha Trang và
cụm đảo Hòn Mun.
3

- Ước lượng đường cầu về du lịch của du khách trong nước đối với cụm đảo Hòn
Mun
- Ước lượng giá trị của việc cải thiện chất lượng môi trường tại khu bảo tồn biển Hòn
Mun – Vịnh Nha Trang dưới góc độ giải trí giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2008.
- Đề xuất chính sách nhằm góp phần quản lý tài nguyên và môi trường tại cụm đảo
Hòn Mun – vịnh Nha Trang
4. Ý nghĩa của đề tài.
 Về mặt khoa học: Đề tài góp phần tổng kết và vận dụng kiến thức đã học ở môn

Kinh tế Thủy Sản, Kinh tế Tài nguyên Môi Trường mà cụ thể là phương pháp đánh giá
giá trị của tài nguyên môi trường thông qua phương pháp chi phí du hành theo vùng
(ZTCM - Zonal Travel Cost Method)
 Về mặt thực tiễn:
- Thông qua việc nghiên cứu đề tài cho thấy được giá trị của việc cải thiện chất lượng
môi trường tại cụm đảo san hô thuộc khu bảo tồn Hòn Mun – vịnh Nha Trang giai
đoạn từ năm 2001 đến năm 2008 xét dưới khía cạnh giải trí du lịch.
- Vận dụng kiến thức của Kinh tế học nói chung, Kinh tế Thủy sản và Kinh tế học
môi trường nói riêng vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn, đặc biệt là lĩnh vực tài
nguyên môi trường.
5. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần lời mở đầu, phần kết luận và phụ lục đề tài này được chia thành 4
chương.
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và tóm lược một số kết quả nghiên cứu liên quan tới đề
tài.
Trong chương này, tác giả sẽ trình bày những nội dung sau:
Thứ nhất, khái quát chung về đường cầu và lý thuyết thặng dư tiêu dùng trong
kinh tế học, quan điểm hàng hóa công cộng dưới góc độ kinh tế môi trường.
Thứ hai, khái quát chung về cơ sở lý thuyết của phương pháp chi phí du hành và
phương pháp chi phí du hành theo vùng và cách tiếp cận để ước lượng giá trị của việc cải
thiện chất lượng môi trường.
4

Chương 2: Thiết kế nghiên cứu:
Trong chương này, tác giả tóm tắt qui trình thực hiện nghiên cứu, khái quát mô
hình nghiên cứu, mẫu nghiên cứu, bảng câu hỏi phỏng vấn và phần mềm xử lý số liệu
được sử dụng.
Chương 3: Tổng quan về địa điểm nghiên cứu.
Trong chương này, tác giả giới thiệu tổng quan về khu bảo tồn biển Hòn Mun-
vịnh Nha Trang, những hoạt động chính và những vấn đề đang được sự quan tâm của

Ban quản lý khu bảo tồn cũng như của chính quyền địa phương.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
Trong chương này nội dung chính là khái quát mẫu điều tra thông qua việc thống
kê và tính toán sơ bộ, kết quả được thể hiện dưới dạng các bảng thống kê. Đồng thời trình
bày kết quả ước lượng giá trị giải trí của cụm đảo năm 2008 cũng như giá trị của việc cải
thiền chất lượng môi trường giai đoạn 2001 đến 2008.

























5
















Chương 1:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ
TÓM LƯỢC MỘT SỐ NGHIÊN
CỨU LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI

















6

1.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.1 Đường cầu và thặng dư tiêu dùng
a. Đường cầu.
- Khái niệm: Cầu thị trường mô tả số lượng một hàng hoá hay dịch vụ mà người tiêu
dùng sẽ mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian cụ thể, trong điều kiện các yếu
tố khác không đổi.
Trong phân nghiên cứu của đề tài chi phí (giá) của hàng hóa là yếu ảnh hưởng
nhiều nhất đến số lượng hàng nên các yếu tố khác coi như không ảnh hưởng. Có thể thể
hiện mối quan hệ của giá cả và số lượng của hành hóa dưới dạng hàm số: Q
D
= f(P)
Hình dạng đường cầu có dạng như hình 1.











Hình 1.1: Đường cầu thị trường
b. Thặng dư tiêu dùng (ký hiệu là CS).
Thặng dư tiêu dùng của một đơn vị sản phẩm là phần chênh lệch (hiệu số) giữa
mức giá tối đa mà người tiêu dùng sẵn lòng trả (còn gọi là giá dành trước) với giá thực trả
cho sản phẩm.
Thặng dư tiêu dùng được xác định bởi diện tích nằm dưới đường cầu và phía trên
giá thị trường của sản phẩm.
O

C

P

P
1
P
2
A
Q
1
Q
2
Q
7

Ví dụ: Nếu giá thị trường là P
1
và sản lượng cân bằng là Q
1

thì thặng dư tiêu dùng
là: CS
Q1
= diện tích (OACQ
1
)- diện tích (OP
1
CQ
1
)
c. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu.
Lượng cầu một mặt hàng nào đó là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người tiêu
dùng muốn mua và sẵn sàng mua ở một mức giá nào đó trong một giai đoạn nhất định.
Ta có phương trình như sau:
Qd = f(p,y,ps,…)
Với Qd : lượng cầu
p: Giá cả hàng hóa
Y: Thu nhập
Ps: Giá cả hàng hóa thay thế.
Như vậy có thể thấy lượng cầu một mặt hàng phụ thuộc vào giá cả thị trường của
chính nó, mức thu nhập của mỗi cá nhân, giá cả của các mặt hàng thay thế hoặc bổ sung,
sở thích thị yếu người tiêu dùng, quy mô tiêu thụ của thị trường, thậm chí cả thời điểm và
thời tiết…
Quan hệ giữa giá cả của hàng hóa và lượng cầu:
Thông thường giá cả và lượng cầu có mối quan hệ nghịch biến nhau, có nghĩa là
khi giá tăng thì cầu hàng hóa giảm và ngược lại. Giá cả thường là yếu tố quyết định đến
lượng cầu hàng hóa.
Quan hệ giữa thu nhập cá nhân và lượng cầu:
Thu nhập của người tiêu dùng có quan hệ chặt chẽ với lượng cầu, bởi lẽ thu nhập
ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mua hàng của người tiêu dùng.

Thông thường khi thu nhập tăng lên người tiêu dùng có khuynh hướng mua nhiều
hơn các loại hàng hóa hay dịch vụ và ngược lại. Tuy nhiên trên thực tế, cũng có những
trường hợp đặc biệt là cầu về nó sẽ giảm khi thu nhập tăng lên (với trường hợp hàng hóa
cao cấp) và ngược lại (đối với trường hợp là hàng hóa thứ cấp hoặc cấp thấp).
Quan hệ giữa lượng cầu hàng hóa này với giá cả hàng hóa thay thế:
Lượng cầu một mặt hàng không chỉ chịu tác động từ giá cả của chính nó, mà
8

còn từ giá cả của các mặt hàng liên quan. Giả định các yếu tố khác không thay đổi.
Các hàng hóa có liên quan này được chia làm hai loại: hàng hóa thay thế và hàng
hóa bổ sung. Hàng hóa thay thế được hiểu là khi chi phí sử dụng mặt hàng này tăng lên
thì nó sẽ kích thích sự tiêu dùng của mặt hàng khác cùng loại.
Ví dụ sử dụng xe bus và xe máy trong lưu thông.Trong điều kiện giá dầu tăng làm
cho chi phí sử dụng xe máy tăng lên, dẫn đến xe máy trong lưu thông giảm xuống và
chuyển dần qua phương tiện xe bus làm cho lượng cầu đi xe bus tăng lên.
Quan hệ giữa thị yếu người tiêu dùng với lượng cầu:
Thị hiếu là sở thích hay sự ưu tiên của người tiêu dùng đối với các hàng hóa hay
dịch vụ là yếu tố khác hẳn với các yếu tố khác của cầu, yếu tố này không thể quan sát
trực tiếp được và cũng không có quan hệ chặt chẽ với các yếu tố khác. Dĩ nhiên, nếu thị
hiếu về hàng hóa hay một loại dịch vụ tăng lên thì cầu của nó cũng sẽ tăng lên và ngược
lại.
Quan hệ giữa chất lượng hàng hóa và dịch vụ với lượng cầu:
Chất lượng hàng hóa dịch vụ là yếu tố quyết định đến lượng cầu của hàng hóa, dịch vụ
đó. Hàng hóa dịch vụ được tiêu dùng nhiều hơn khi chất lượng hàng hóa đó tốt hơn và
ngược lại, điều này càng chính xác hơn khi đời sống người tiêu dùng được nâng cao, mức
độ yêu cầu về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ… càng gắt gao hơn.
1.1.2 Quan điểm từ góc độ kinh tế môi trường về hàng hóa công cộng.
Trên thị trường, một số loại hàng hoá và dịch vụ có thể nhận biết được và có giá
trị trên thị trường. Bên cạnh đó có một số loại hàng hoá và dịch vụ không trao đổi mua
bán trên thị trường được gọi là hàng hoá phi thị trường. Thông thường những loại hàng

hoá và dịch vụ phi thị trường chủ yếu là hàng hoá công cộng, có những đặc tính không
thể giao dịch trên thị trường. Do vậy hàng hoá và dịch vụ môi trường có thể xem là hàng
hoá phi thị trường. Để nhận biết và đánh giá giá trị của hàng hoá phi thị trường, các nhà
nghiên cứu sử dụng những thông tin về mối quan hệ giữa hàng hoá thị trường và hàng
hoá phi thị trường. Theo Markandya và Richardson (1993), có thể chia các phương pháp
đánh giá giá trị hàng hóa và dịch vụ môi trường thành 3 nhóm.
9

(1) Các phương pháp dựa trên thông tin thị trường trực tiếp hoặc gián tiếp, chẳng
hạn như giá trị tài sản, tiền lương, chi tiêu cho những loại hàng hoá liên hệ… phương
pháp tiêu biểu cho nhóm này là phương pháp chi phí du hành (TCM).
(2) Các phương pháp dựa trên thông tin được phát biểu trực tiếp qua bảng phỏng
vấn khi thị trường không hiện hữu. Phương pháp tiêu biểu cho nhóm này là phương pháp
đánh giá ngẫu nhiên (CVM).
(3) Các phương pháp dựa trên dữ liệu liều lượng đáp ứng giữa sự thay đổi môi
trường và ô nhiễm.
Theo Freeman (1993), từ góc độ kinh tế học, các dịch vụ cung cấp bởi hệ thống
môi trường có hai đặc điểm quan trọng. Thứ nhất, giá trị kinh tế của các dịch vụ này phụ
thuộc vào đặc tính của chính hệ thống môi trường tự nhiên. Thứ hai, chức năng cung cấp
dịch vụ giải trí của môi trường diễn ra không thông qua thị trường. Điều này có nghĩa là
khi hưởng thụ những dịch vụ giải trí tại một địa điểm nào đó người ta không phải trả tiền
hoặc chỉ trả trên danh nghĩa mà không phản ánh qua nguồn lực mà xã hội bỏ ra để cung
cấp dịch vụ đó. Dó đó, không thể dùng vé vào cửa để đo lường giá trị của dịch vụ giải trí,
và phương pháp hợp lý hơn là xem xét mối quan hệ giữa hàng hoá có giá trên thị trường
và hàng hoá môi trường thông qua những hành vi mà thị trường quan sát để xây dựng
hàm cầu giải trí.
Để đo lường giá trị của giải trí không có giá thị trường phương pháp thông thường
là xem xét mối quan hệ giữa hàng hoá có giá trên thị trường như chi phí tàu xe, khách
sạn, ăn uống…và dịch vụ vui chơi giải trí thông qua hành vi và lựa chọn trên thị trường
quan sát. Mỗi một cá nhân đến du lịch tại một địa điểm nào đó phải chịu một chi phí nhất

định. Các cá nhân khác nhau du lịch đến một địa điểm phải chịu những chi phí khác
nhau.
1.1.3 Phương pháp chi phí du hành (TCM – Trave Cost Method).
Phương pháp chi phí du hành là một phương pháp về sự lựa chọn ngầm, có thể
dùng đường cầu để ước lượng đường cầu đối với các nơi vui chơi giải trí, và từ đó đánh
giá giá trị giải trí cho các cảnh quan, các khu du lịch. Giả thiết cơ bản của phương pháp
TCM rất đơn giản đó là chi phí phải tốn để tham quan một nơi nào đó (ví dụ như chi phí
nhiên liệu, tàu xe, chi phí cơ hội, giá vé vào cửa, ăn uống…) phần nào phản ánh được giá
trị giải trí của nơi đó. Chúng ta sẽ phỏng vấn khách tham quan xem họ từ đâu đến. Từ
10

những câu hỏi khách tham quan, chúng ta có thể tính toán được chi phí du hành của họ và
liên hệ đến số lần tham quan trong một năm. Không có gì ngạc nhiên khi mối quan hệ
này phản ánh một đường cầu dốc xuống điển hình, thể hiện chi phí cho một lần tham
quan và số lần tham quan, có nghĩa là những người sống xa khu vực du lịch sẽ có số lần
tham quan ít hơn (vì chịu chi phí du hành cao), còn những người sống gần khu du lịch sẽ
có khuynh hướng đi tham quan thường xuyên hơn (chi phí du hành thấp).
Đương nhiên, các yếu tố khác ngoài chi phí du hành cũng có thể ảnh hưởng đến
mức độ thường xuyên mà người ta đi tham quan các địa điểm, ví dụ như khi ta so sánh
giữa hai cá nhân, một giàu một nghèo sống trong cùng một khoảng cách với khu thắng
cảnh (tức chi phí du hành là như nhau), chúng ta không ngạc nhiên khi người giàu đi
tham quan nhiều nơi hơn người nghèo. Vì thế, nhà phân tích thường xem mức thu nhập
của du khách như là một nhân tố ảnh hưởng đến số lần tham quan du lịch trong một năm.
Các yếu tố khác có thể giải thích được điều này bao gồm số lượng các khu du lịch khác
nhau để chọn lựa, sở thích riêng của từng người về từng loại hình du lịch khác
nhau…Tuy nhiên, các điều chỉnh này được thực hiện, các nhà phân tích có thể tìm được
mối quan hệ đường cầu giữa giá của một lần tham quan (tức chi phí du hành) và số lần
tham quan được thực hiên.
Ví dụ 1: Trình bày một biểu đồ kết quả điển hình thu được từ phương pháp thăm
dò TCM, mỗi điểm thể hiện chi phí du hành một lần tham quan và số lần tham quan trong

một năm của khách du lịch (một cuộc nghiên cứu thực sự sẽ phỏng vấn vài trăm khách du
lịch). Từ các thông tin này, kỹ thuật thống kê có thể ước tính “Đường cầu” của khu giải
trí, tức là giá tham quan của một lần (chi phí du hành) và số lần đi tham quan. Đối với
một khách tham quan điển hình, đường cầu này sẽ minh hoạ số lần đi tham quan ứng với
một mức giá nhất định nào đó. Như vậy, từ đường cầu có thể đánh giá giá trị giải trí của
khu du lịch. Chúng ta có thể nhân con số này với tổng số lần tham quan được thực hiện
trong một năm, để có một ước lượng về tổng giá trị giải trí mỗi năm của khu du lịch.




11











Hình 1.2: Đường cầu du lịch dưới tác động nhiều nhân tố
Phương pháp chi phí du hành theo vùng (ZTCM – Zonal Trave cost Method) được
sử dụng để xây dựng đường cầu du lịch cho khu bảo tồn biển Hòn Mun – vịnh Nha Trang
và để xác định giá trị giải trí du lịch.
Hàm cầu chức năng để thành lập đường cầu theo phương pháp chi phí du hành cho mô
hình khu vực:
Hàm cầu du lịch là hàm đa biến có dạng:

V=f (P
v
, Y, Q, P
s
, S)
Trong đó:
V: là cầu du lịch
P
v:


là chi phí du hành .
Y: là thu nhập của du khách.
Q: là đặc điểm của địa điểm du lịch.
Ps: là chi phí du hành đến điểm thay thế.
S: là đặc điểm kinh tế xã hội của du khách.
Lượng khách
Chi phí
Du hành
12

Tuy nhiên, trong nghiên cứu ứng dụng, để ước lượng đường cầu về du lịch chỉ dựa
vào chi phí du hành, nên hàm cầu có dạng:
V= f(P
V
)








Hình 1.3: Đường cầu giải trí dưới tác động của chi phí du hành
Từ hàm ước lượng về cầu du lịch, đường cầu du lịch được xây dựng như trên. Đồ
thị này biểu diễn mối quan hệ giữa cầu giải trí (số khách du lịch) và chi phí để thực hiện
hoạt động du lịch (chi phí du hành).
Phương pháp chi phí du hành được phát triển và ứng dụng một cách rộng rãi để
định giá các lợi ích của việc giải trí. Tuy nhiên phương pháp này cũng có thể áp dụng để
đánh giá bất kỳ hoạt động nào khi số lượng khách du lịch thay đổi tương ứng với chi phí
du hành bỏ ra để thực hiện hoạt động du lịch.
Theo Hanley và Spash (1993), chi phí du hành là phương pháp lâu đời nhất trong
các phương pháp đánh giá hàng hóa và dịch vụ phi thị trường. Ý tưởng của phương này
bắt nguồn từ Harold Hotelling năm 1947, và được Clawson và Knetsch phát triển chính
thức vào năm 1966. Phương pháp này được ứng dụng rộng rãi ở các nước phát triển, gần
đây được áp dụng ở các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, phương pháp này được áp
dụng để đánh giá giá trị du lịch của vườn quốc gia Cúc Phương, Hồ Ba Bể, cụm đảo Hòn
Mun…
Dựa theo phương pháp chi phí du hành theo vùng với mô hình nghiên cứu được
tóm lược lại như sau:


ợng khách

Chi phí
Du hành
13

 Mô hình chi phí du hành theo vùng
Các bước tiến hành:

 Chọn địa điểm nghiên cứu
 Phân chia vùng
 Lấy mẫu
 Tính tỷ lệ viếng thăm trên 1000 dân của mỗi vùng mà khách du lịch đến.
 Chi phí đến thăm một địa điểm bao gồm 3 phần ( theo OECD, 1994):
- Chi phí phát sinh trực tiếp từ việc đến và rời đi khỏi địa điểm, thông thường là chi phí
xe cộ, bao gồm vé xe, xăng dầu và các chi phí phát sinh khác.
- Chi phí thời gian: bao gồm cả thời gian ở lại địa điểm và di chuyển, chi phí thời gian
chính là chi phí cơ hội của khách du lịch. Chi phí cơ hội của thời gian được tính bằng 1/3
lương theo giờ hoặc bằng lương trung bình ngày khi đi làm.
- Phí ăn ở, phí vui chơi giải trí, phí hướng dẫn và các phụ phí tại các điểm đến.
 Ước lượng đường cầu.
 Dựa trên hàm cầu xác định được có thể ước lượng giá trị, thặng dư tiêu dùng.
1.1.4.Sử dụng phương pháp chi phí du hành để đánh giá giá trị của việc cải thiện
chất lượng môi trường.
Theo Barry Field và Nancy Olewiler trong Enviromental Economics, năm 2005,
có thể sử dụng phương pháp chi phí du hành để đánh giá giá trị của việc cải thiện chất
lượng môi. Muốn thực hiện điều này việc đầu tiên phải có cuộc điều tra về chi phí du
hành ở 2 khu vực có các điều kiện tương đồng nhau như: cảnh quan tương đối giống
nhau, đều có mục đích du lich… Tuy nhiên, chất lượng môi trường ở 2 khu vực này là
khác nhau vì vậy có sự khác nhau về cầu du lịch ở 2 khu vực này. Đồ thị dưới đây minh
họa cho giả thiết này.
14


Hinh 1.4: Chênh lệch giá trị do chất lượng môi trường

Như vậy muốn sử dụng phương pháp chi phí du hành để đánh giá giá trị của việc cải
thiện chất lượng môi trường đầu tiên phải xác định được chi phí du hành, qua đó xây
dựng đường cầu giải trí, nếu như những đường cầu thực sự giống nhau chỉ ngoại trừ sự

khác nhau về chất lượng môi trường thì có thể nhận ra sự khác nhau về thặng dư tiêu
dùng giữa 2 khu vực khi giá giá bằng lòng trả dành cho chất lượng môi trường tốt hơn là
như nhau khi không thu phí vào cửa ở cả 2 nơi. Ở đồ thị trên, đường vầu khu vực 2 là của
nơi có chất lượng môi trường tốt hơn, đường cầu khu vực 1 là của nơi có chất lượng môi
trường xấu hơn. Sau khi xác định được giá trị của mỗi khu vực người ta sẽ xác định được
sự chênh lệch giá trị giữa 2 khu vực do sự khác biệt về chất lượng môi trường. Như vậy
để nâng giá trị của khu vực 1 thì cần thiêt phải cải thiện chất lượng môi trường để tăng
cảm nhận của du khách.
Một số hạn chế của phương pháp chi phí du hành khi áp dụng:
- Những chuyến du lịch đa mục đích: Mục đích của các chuyến du lịch có thể là
công việc, học tập, thăm người thân đi kèm mục đích giải trí. Nhà phân tích phải tách rời
các chi phí có liên quan tới khía cạnh giải trí, đây là công việc rất khó thực hiện.
- Thuận tiện hoặc bất tiện từ du lịch: Với khía cạnh này du lịch có thể là một phần
hấp dẫn của chuyến đi hoặc là rất không hài lòng. Như vậy, chi phí du lịch sẽ không phải
là không phải là một sự thay thế tối ưu cho giá sẵn lòng trả.
Đường cầu
khu vực 2
Giá trị chênh lệch do
chất lượng môi trường
khu vực 1
Giá
Lượng khách tham quan
O

15

- Các thống kê sai lệch mẫu trong các cuộc điều tra: Vấn đề là kỹ năng, phương
pháp lấy mẫu chỉ dành cho người sử dụng.
Việc tính toán đo lường thay đổi chất lượng môi trường là không dễ dàng. Đặc
trưng để tính toán đo lường giá trị thay đổi là chi phí du hành chỉ thay thế giá sẵn lòng trả

cho một cấp độ môi trường đã cho sẵn, chưa thể tính toán hết các giá trị sử dụng khác
hoặc giá trị phi sử dụng.
1.2 TÓM LƯỢC MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI.
Có ba phương pháp phổ biến được sử dụng để đánh giá giá trị giải trí bao gồm:
Phương pháp chi phí du hành (TCM – Trave cost method), phương pháp đánh giá ngẫu
nhiên (CVM – Contigent cost method) và phương pháp thay đổi năng suất. Một số kết
quả thế giới và Việt Nam về đo lường giá trị giải trí bao gồm:
1.2.1 Kết quả nghiên cứu trong nước.
Bộ kế hoạch và đầu tư (MPI), chương trình phát triển liên hiệp quốc (UNDP) và
cơ quan hợp tác và phát triển Thụy Sỹ (SDC) (2001) đã sử dụng phương pháp chi phí du
hành và phương pháp đánh giá ngẫu nhiên. Thặng dư tiêu dùng của du khách bao gồm cả
du khách trong nước và du khách quốc tế là 7,5 triệu đô la trong năm 2000, giá sẵn lòng
trả thêm cho việc thuê phòng để thành lập ra quỹ một quỹ duy trì hoạt động bảo vệ và
phát triển tài nguyên môi trường tại Vịnh Hạ Long trung bình là 2,32 đô la cho một ngày
đêm nghỉ.
Nguyễn Thị Hải và Trần Đức Thành (1996) đã sử dụng phương pháp chi phí du
hành và phương pháp đánh giá ngẫu nhiên để đánh giá giá trị giải trí của vườn quốc gia
Cúc Phương. Tổng thặng dư tiêu dùng là 105 triệu đồng vào năm 1995. Giá sẵn lòng trả
của du khách trong nước là 4311 đồng và của du khách quốc tế là 42167 đồng cho việc
cải thiện đường xá, khoanh nuôi các nơi bảo tồn động vật tại đây.
Trần Võ Hùng Sơn và Phạm Khánh Nam (2001) đã sử dụng phương pháp chi phí
du hành và phương pháp đánh giá ngẫu nhiên để đánh giá giá trị giải trí của cụm đảo san
hô Hòn Mun, Nha Trang. Giá trị cụm đảo đối với du khách trong nước là 57,582 tỷ đồng
, thặng dư tiêu dùng của du khách trong nước được ước tính là 21,654 tỷ đồng.


16

1.2.2 Kết quả nghiên cứu nước ngoài.
Phần lớn các nghiên cứu về giá trị giải trí của San Hô đều được sử dụng phương

pháp chi phí du hành hoặc phương pháp đánh giá ngẫu nhiên để ước lượng giá trị và
thạng dư tiêu dùng của khách du lịch.
Hundle (1990) đã ước lượng về thặng dư của người tiêu dung cho du khách đến
thăm vùng dãy san hô của Australia (Great Barrier Reef). Giá trị này là 118 triệu đô la
với du khách trong nước và 27,7 triệu đô la đối với khách nước ngoài hàng năm. Tác giả
còn tính được giá trị giải trí của san hô trong điều kiện có tính tới tất cả các đặc tính của
khu vực là 105,6 triệu đô la. Hơn nữa tác giả còn sử dụng phương pháp VCM để ước
lượng giá trị của san hô và so sánh với kết quả của phương pháp VCM.
Driml (1999) đã sử dụng phương pháp thay đổi năng suất để tìm ra giá trị giả trí
của dãy san hô lớn (Great Barrier Reef) ở bở biển đông bắc nước Úc là 769 triệu đô la
Úc. Giá trị tính được này chỉ là giá trị tài chính, bao gồm chi tiêu của khách du lịch cho
các hoạt động giải trí. Driml nhấn mạnh giá trị tài chính này là một chỉ số hữu dụng về
mức độ sử dụng và xu hướng phát triển của các dịch vụ giải trí, do đó có thể có đóng góp
xứng đáng cho việc quản lý các quỹ bảo tồn. Tuy nhiên giá trị tính được này lại không
phản ánh được tổng giá trị giải trí của rạn san hô.
Hodgson và Dixon (1988) cũng đã sử dụng phương pháp thay đổi năng suất để đo
lường tổng doanh thu du lịch từ san hô vùng đảo Plavawan ở Philippines. Các tác giả đã
sử dụng số liệu về khả năng tiếp nhận của khách sạn, số khách, tỷ lệ lưu trú hàng ngày để
tính toán. Giá trị du lịch được đưu về hiện tại là 6 280 đô la nếu cho phép khai thác san
hô, và 13 334 đô la nếu cấm khai thác san hô, dựa trên giả định là tất cả giá trị này đều có
thể qui cho tình trạng rạn san hô.
Dixon và cộng sự (1993) đã sử dụng phương pháp CVM để ước lượng giá sẵn
lòng trả cho Công viên bờ biển Bonaire. Giá sẵn lòng trả trung bình là 27,4 đô la và thăng
dư tiêu dùng là 325 000 đô la.




×