Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Đánh giá giá trị của việc cải tạo chất lượng nước sông Tô Lịch sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.13 KB, 51 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đức Trường
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan chuyên đề này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép
các công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm riêng của mình. Các
thông tin trong chuyên đề là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Em hoàn toàn
chịu kỷ luật của nhà trường.
Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 2011
Sinh Viên
Lê Huy Hải
SV: Lê Huy Hải Lớp: Kinh tế môi trường
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đức Trường
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành cảm ơn TS. Đinh Đức
Trường - người thầy đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất tận tình trong suốt
thời gian thực hiện và hoàn thành chuyên đề.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Kinh tế và Quản lý
Tài nguyên - Môi trường, Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã giúp đỡ tôi rất nhiều
trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Th.S Nguyễn Văn Diễn,Trưởng phòng Quy hoạch
Biển, Hải đảo đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian hoàn thành chuyên đề.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh Viên KTMT 49
Lê Huy Hải
SV: Lê Huy Hải Lớp: Kinh tế môi trường
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đức Trường
MỤC LỤC
SV: Lê Huy Hải Lớp: Kinh tế môi trường
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đức Trường
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
CVM: Đánh giá ngẫu nhiên
SV: Lê Huy Hải Lớp: Kinh tế môi trường


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đức Trường
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
SV: Lê Huy Hải Lớp: Kinh tế môi trường
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đức Trường
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đó là sự tàn phá nặng nề môi
trường thiên nhiên. Sự chạy đua phát triển kinh tế đã làm cho con người phớt lờ,
không quan tâm đến những giá trị và lợi ích mà môi trường mang lại. Điều đó đã
làm cho con người đã và đang phải gánh chịu nhiều hậu quả nghiêm trọng do môi
trường mang lại.
Trong những năm qua, Việt Nam đã tranh thủ được những cơ hội thuận lợi, vượt
qua khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thoát khỏi tình trạng là nước kém phát triển và
hiện là nước có thu nhập trung bình, phát triển ổn định. Tuy nhiên, song song cùng
với phát triển kinh tế, nước ta đang phải đối mặt với những vấn đề nóng bỏng, thách
thức như: suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu.
Ở Hà Nội vấn đề tăng trưởng kinh tế đang đặt ra nhiều thách thức với vấn đề
môi trường, tốc độ đô thị hoá, quy hoạch xây dựng thiếu đồng bộ, sự thiếu ý thức
của những người dân dẫn đến vấn đề phát sinh rác thải, nước thải của các hộ gia
đình, khu công nghiệp, bệnh viện, trường học theo nguồn nước đổ ra các con sông
trong nội thành là Sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét, sông Kim Ngưu, sông Nhuệ . . .
làm suy thoái và ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng
Sông Tô Lịch là con sông chính tiếp nhận nước thải của của thành phố Hà Nội,
mật độ nước thải đổ ra sông là rất lớn, theo nhiều con số thông kê, hiện nay, mỗi
ngày sông Tô Lịch phải tiếp nhận trên 100.000m
3
nước thải sinh hoạt và công
nghiệp, của các bệnh viện…. chưa qua xử lý,
Chuyên đề “Đánh giá giá trị của việc cải tạo chất lượng nước sông Tô Lịch sử
dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên”. Góp phần đánh giá nhận thức của người

dân việc cải tạo chất lượng nước sông Tô Lịch, đánh giá giá trị kinh của việc cải tạo
chất lượng nước sông mang lại, giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra được
những biện pháp phù hợp nhất mà cụ thể ở đây là những chính sách góp phần cải
tạo sông Tô Lịch, bảo vệ môi trường nước sau khi cải tạo và mang lại lợi ích cho
người dân.
SV: Lê Huy Hải Lớp: Kinh tế môi trường
1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đức Trường
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng thể
Đánh giá giá trị của việc cải tạo chất lượng nước sông Tô Lịch
2.2. Mục tiêu cụ thể
− Tổng quan và hệ thống hóa các vấn đề lý luận, cơ sở khoa học, phương pháp
− luận, các phương pháp và qui trình đánh giá giá trị của việc cải tạo chất lượng
nước sông Tô Lịch
− Áp dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) để đánh giá giá trị của việc
cải tạo chất lượng nước sông Tô Lịch với các hộ gia đình ven bờ sông.
− Đề xuất các giải pháp quản lý, cải tạo chất lượng nước sông tô lịch dựa trên kết
quả nghiên cứu.
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1. Phạm vi không gian:
Địa bàn nghiên cứu: Sự ô nhiễm của sông Tô Lịch có ảnh hưởng rất lớn đến
đời sống và sản xuất của toàn thành phố Hà Nội, đặc biệt là các khu dân cư sống sát
hai bên bờ sông. Đề tài nghiên cứu chỉ đề cập đến việc thu phí của những khu dân
cư này để cải tạo môi trường sông Tô Lịch mang lại lợi ích thiết thực cho họ bởi
những hộ gia đình sống sát hai bên sông là những người chịu tác động trực tiếp của
ô nhiễm môi trường đồng thời họ cũng là những người đầu tiên được hưởng lợi khi
môi trường hai bên bờ sông được cải tạo. Địa bàn nghiên cứu trên 2 phường:
phường Thượng Đình và phường Hạ Đình.
3.2. Phạm vi thời gian:

Thời gian nghiên cứu hiện trường tại ven sông Tô Lịch được thực hiện chủ yếu
từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 5 năm 2011. nhưng chuyên đề có sử dụng hệ thống
tư liệu nghiên cứu, tham khảo được viết, in ấn, xuất bản trong rất nhiều năm
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)
Phương pháp này sử dụng cách phỏng vấn và phiếu điều tra các gia đình tại
địa điểm môi trường cần nghiên cứu nhằm tìm ra mức giá sẵn lòng trả (WTP) của
người dân cho công việc cải tạo môi trường sông Tô Lịch.
SV: Lê Huy Hải Lớp: Kinh tế môi trường
2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đức Trường
4.2. Phương pháp điều tra xã hội học
Được thực hiện chủ yếu tại hiện trường nghiên cứu với các đối tượng gồm hộ
gia đình, người dân ven sông Tô Lịch, nhằm thu thập các dữ liệu đầu vào phục vụ
cho việc đánh giá giá trị của việc cải tạo sông Tô Lịch và đề xuất các biện pháp
quản lý
4.3. Phương pháp xử lý thống kê
Các dữ liệu thứ cấp thu thập được xử lý bằng phần mềm thống kê Eview và
Excel; thông tin trong các cuộc phỏng vấn cũng được xử lý riêng biệt phục vụ cho
phần báo cáo kết quả, thảo luận và đề xuất biện pháp quản lý.
4.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Sử dụng trong quá trình hoàn thiện chuyên đề. Kết quả từ các mô hình xử lý
dữ liệu sẽ được diễn giải, phân tích và thảo luận chi tiết.Các biện pháp và qui trình
quản lý cũng sẽ được đề xuất dựa trên những kết quả phân tích và tổng hợp.
5. Kết cấu đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận đánh giá giá trị của việc cải tạo chất lượng nước sông
Tô Lịch
Chương 2: Đánh giá giá trị của việc cải tạo chất lượng nước sông Tô Lịch
Chương 3: Đề xuất các giải pháp quản lí, cải tạo chất lượng nước sễng tễ lịch
dựa trấn kết quả nghiên cứu

SV: Lê Huy Hải Lớp: Kinh tế môi trường
3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đức Trường
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ CỦA VIỆC
CẢI TẠO SÔNG TÔ LỊCH
1. 1. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI
1.1.1. Khái niệm nước thải
Nước thải là nước đã sử dụng hoặc được tạo ra trong một quá trình công nghệ
và không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó (Tiêu chuẩn Việt Nam 5980 –
1995 và ISO 6107/1 – 1980)
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh nước thải
Nước thải sinh hoạt: Là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt động
thương
mại, công sở, trường học hay các cơ sở khác. Chúng chứa khoảng 58% chất hữu cơ
và 42% chất khoáng. Đặc điểm cơ bản của nước thải sinh hoạt là hàm lượng cao các
chất hữu cơ không bền sinh học (như cacbonhydrat, protein, mỡ), chất dinh dưỡng
(photphat, nitơ), vi trùng, chất rắn và mùi.
Nước thải công nghiệp: Là nước thải được sinh ra trong quá trình sản xuất
công nghiệp từ các công đoạn sản xuất và các hoạt động phục vụ cho sản xuất như
nước thải khi tiến hành vệ sinh công nghiệp hay hoạt động sinh hoạt của công nhân
viên. Nước thải công nghiệp rất đa dạng, khác nhau về thành phần cũng như lượng
phát thải và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loại hình công nghiệp, loại hình công nghệ
sử dụng, tính hiện đại của công nghệ, tuổi thọ của thiết bị, trình độ quản lý của cơ
sở và ý thức cán bộ công nhân viên.
Nước thải tự nhiên: Nước mưa được xem là nước thải tự nhiên. Ở những
thành phố hiện đại, nước mưa được thu gom bằng hệ thống riêng.
Nước thải đô thị: Là thuật ngữ chung chỉ chất lỏng trong hệ thống cống thoát
của một thành phố, thị xã. Đó là hỗn hợp các loại nước thải kể trên.
1.1.3. Tác động nước thải tới môi trường

Ảnh hướng đến môi trường nước và sinh vật
SV: Lê Huy Hải Lớp: Kinh tế môi trường
4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đức Trường
Nước ngầm:
Ngoài việc các cặn lơ lửng trong nước mặt, các chất thải
nặng lắng xuống đáy sông, sau khi phân huỷ, 1 phần lượng chất được các sinh vật
tiêu thụ, 1 phần thấm xuống mạch nước bên dưới (nước ngầm) qua đất, làm biến
đổitính chất của loại nước này theo chiều hướng xấu (do các chất chứa nhiều chất
hữu cơ, kim loại nặng…)
Sinh vật nước:
Ô nhiễm nước ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật nước, đặc biệt là vùng
sông, do nước chịu tác động của ô nhiễm nhiều nhất. Nhiều loài thuỷ sinh do hấp
thụ các chất độc trong nước, thời gian lâu ngày gây biến đổi trong cơ thể nhiều loài
thuỷ sinh, một số trường hợp gây đột biến gen, tạo nhiều loài mới, một số trường
hợp làm cho nhiều loài thuỷ sinh chết.
Môi trường đất:
− Nước thải mang nhiều chất vô cơ và hữu cơ thấm vào đất gây ô nhiễm nghiêm
trọng cho đất.
− Liên kết giữa các hạt keo đất bị bẻ gãy, cấu trúc đất bị phá vỡ
− Thay đổi đặc tính lý học, hóa học của đất
− Vai trò đệm, tính oxy hóa, tính dẫn điện, dẫn nhiệt của môi trường đất thay đổi
mạnh
− Thành phần chất hữu cơ giảm nhanh làm khả năng giữ nước và thoát nước của
đất bị thay đổi
− Quá trình oxy hóa các ion Fe2+ và Mn2+ có nồng độ cao tạo thành các axit
không tan Fe2O3 và MnO2 gây ra hiện tượng “nước phèn” dẫn đến đóng thành
váng trên mặt đất (đóng phèn) Canxi, magie và các ion kim loại khác trong đất
bị nước chứa axit cacbonic rửa trôi thì đất sẽ bị chua hóa
Môi trường không khí:

Vấn đề ảnh hưởng đến môi trường khí là mùi hôi thối của nước thải và Các
hợp chất hữu cơ, vô cơ độc hại trong nước thải thông qua vòng tuần hoàn nước,
theo hơi nước vào không khí làm cho mật độ bụi bẩn trong không khí tăng lên.
SV: Lê Huy Hải Lớp: Kinh tế môi trường
5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đức Trường
1.1.4. Ảnh Hưởng tới sức khỏe con người
Tác hại của rác thải lên sức khỏe con người thông qua ảnh hưởng của chúng
lên các thành phần môi trường. Môi trường bị ô nhiễm tất yếu sẽ tác động đến sức
khỏe con người thông qua chuỗi thức ăn
Nước thải ở những nơi không được sử lý còn là mầm mống lan truyền dịch
bệnh, chưa kể đến chất thải độc hại có nguy cơ gây các bệnh hiểm nghèo đối với cơ
thể người khi tiếp xúc, đe dọa đến sức khỏe cộng đồng xung quanh, còn là nguyên
nhân dẫn đến phát sinh các ổ dịch bệnh, là nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con người.
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ CỦA VIỆC CẢI TẠO SÔNG TÔ
LỊCH
1.2.1. Tổng giá trị kinh tế của môi trường
Trong thực tiễn khi chúng ta đánh giá giá trị của một nguồn tài nguyên như
một khu rừng miền núi, rừng ngập mặn, hồ nước, bãi biển việc lượng hóa đầy đủ
giá trị đó là rất khó thậm chí là không thể lượng hóa được, do đó các nhà kinh tế
học môi trường phải nhìn nhận đánh giá tài nguyên đó trên góc độ giá trị kinh tế.
Tổng giá trị kinh tế của nguồn tài nguyên bao gồm giá trị sử dụng và giá trị phi
sử dụng.
SV: Lê Huy Hải Lớp: Kinh tế môi trường
TỔNG GIÁ TRỊ KINH TẾ
GIÁ TRỊ SỬ DỤNG
GIÁ TRỊ PHI SỬ DỤNG
Giá trị
sử dụng
trực tiếp

Giá trị
sử dụng
gián tiếp
Giá trị
lựa chọn
Giá trị
tồn tại
Giá trị
lưu
truyền
6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đức Trường
TEV = UV + NUV
Trong đó TEV (Total economic value): Tổng giá trị kinh tế
UV (Use value): giá trị sử dụng
NUV (Non use value): giá trị phi sử dụng
Giá trị UV được phân tích thành giá trị sử dụng trực tiếp (DUV) và giá trị sử
dụng gián tiếp (IUV)
DUV(Direct use value): Giá trị sử dụng trực tiếp
IUV (Indirect use value): Giá trị sử dụng gián tiếp
UV = DUV + IUV
Giá trị sử dụng trực tiếp DUV: thực chất liên quan đến giá trị đầu ra sản phẩm
hàng hóa dịch vụ môi trường, cụ thể đó là những nguồn tài nguyên thiên nhiên có
giá trị trên thị trường. Đối với một khu rừng, giá trị sử dụng trực tiếp là gỗ và động
vật rừng
Giá trị sử dụng gián tiếp: thông thường liên quan đến chức năng của môi trường
trong việc hậu thuẫn các hoạt động kinh tế xã hội và tạo ra ngăn chặn những thiệt hại
về môi trường, ví dụ như rừng có khả năng chống xói mòn, kiểm xoát lũ lụt.
Giá trị phi sử dụng: chủ yếu bao gồm những giá trị tồn tại và những giá trị tùy
thuộc. Giá trị không sử dụng rất phức tạp cả về tính toán và nhận thức, nó thể hiện

giá trị phi phương tiện nằm trong bản chất của sinh vật nhưng không liên quan đến
việc lựa chọn sinh vật này. Thay vào đó, giá trị này nằm trong nhận thức con người
nhiều hơn. Giá trị tồn tại của một khu rừng có thể là tính đa dạng sinh học của rừng.
Ví dụ như một loài cây ở hiện tại chưa có giá trị nhưng trong tương lai khi khoa học
phát triển thì loài cây đó nếu được phát hiện như một loài thuốc hoặc có giá trị
khác, đó chính là giá trị tồn tại của rừng.
1.2.2. Các nguyên tắc trong xác định mức phí bảo vệ môi trường
Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (PPP)
Nguyên tắc này bắt nguồn từ các sáng kiến do tổ chức Hợp tác kinh tế và phát
triển (OECD) đề ra vào các năm 1972 và 1974 . PPP “Tiêu chuẩn” năm 1972 có
quan điểm những tác nhân gây ô nhiễm phải trả mọi chi phí cho hoạt động kiểm
SV: Lê Huy Hải Lớp: Kinh tế môi trường
7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đức Trường
soát và phòng chống ô nhiễm. PPP “Mở rộng” năm 1974 chủ trương rằng, các tác
nhân gây ô nhiễm thì ngoài việc tuân theo các chỉ tiêu đối với viềc gây ô nhiễm thì
còn phải bồi thường thiệt hại cho những người bị thiệt hại do ô mhiễm này gây ra.
Nói tóm lại, theo nguyên tắc PPP thì người gây ô nhiễm phải chịu mọi khoản chi
phí để thực hiện các biện pháp làm giảm ô nhiễm do chính quyền tổ chức thực hiện,
nhằm đảm bảo cho môi trường ở trong trạng thái chấp nhận được.
Nguyên tắc người hưởng lợi phải trả tiền (BPP)
Nguyên tắc BPP chủ trương rằng việc phòng ngừa ô nhiễm và cải thiện môi
trường cần được bảo trợ bởi những người muốn thay đổi hoặc những người không
phải trả giá cho việc gây ô nhiễm. Nguyên tắc BPP cũng tạo ra một khoản thu cho
Nhà nước, mức phí tính theo đầu người càng cao và càng nhiều người nộp thì số
tiền thu được càng nhiều. Số tiền thu được theo nguyên tắc BPP có thể do các cá
nhân muốn bảo vệ môi trường và những cá nhân không phải trả cho việc thải ra các
chất gây ô nhiễm nhưng khi môi trường được cải thiện họ là những người được
hưởng lợi cần phải đóng góp. Tuy nhiên, số tiền này không trực tiếp do người
hưởng lợi tự giác trả mà phải có một chính sách do Nhà nước ban hành qua thuế

hoặc phí buộc những người hưởng lợi phải đóng góp nên nguyên tắc BPP chỉ tạo ra
sự khuyến khích đối với việc bảo vệ môi trường một cách gián tiếp.
1.2.3. Các phương pháp sử dụng khi đánh giá giá trị hàng hóa môi trường
Trong lý thuyết môi trường có 2 phương pháp chính để đánh giá giá trị những
kinh tế của một nguồn tài nguyên và lượng giá giá trị đó thành tiền đó là phương
pháp sử dụng đường cầu và phương pháp không sử dụng đường cầu.
Để đánh giá giá trị của hàng hóa môi trường, hiện nay các nhà kinh tế môi
trường dựa trên nền tảng kinh tế học và vấn đề môi trường đã đưa ra những kỹ thuật
đánh giá có cơ sở khoa học và thực tiễn được áp dụng và phổ biến rộng rãi ở các
nước trên thế giới. Về cơ bản có hai nhóm phương pháp đánh giá giá trị kinh tế -
môi trường.
SV: Lê Huy Hải Lớp: Kinh tế môi trường
8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đức Trường
1.2.3.1. Các phương pháp không sử dụng đường cầu
Phương pháp đáp ứng liều lượng
Trong kinh tế môi trường, phương pháp đáp ứng liều lượng được hiểu là một
sự thay đổi nào đó của một nhân tố đưa vào môi trường chẳng hạn là chất độc hại,
chất ô nhiễm thì nó sẽ gây ra một tổn thất cho môi trường. Thông qua những tổn
thất đó, người ta sẽ xác định được giá trị của những thành phần bị mất trong môi
trường về mặt số lượng và giá cả bằng tiền. Sự tổn thất này chính là tổn thất về chất
lượng môi trương.
Phương pháp chi phí thay thế
Phương pháp chi phí thay thế hay phục hổi tài nguyên môi trường là phương
pháp mà thay vì các yếu tố môi trường bị tổn thương hay bị mất đi thì người ta phải
bỏ ra các chi phí để phục hồi hay chống đỡ những tổn thất môi trường do ô nhiễm
gây ra. Chi phí đó chính là giá trị mà môi trường có được.
Phương pháp chi phí cơ hội
Là phương pháp xác định chi phí thực phải bỏ ra trong các chi phí được lựa
chọn và tổng chi phí đó được so sánh với các thành phần khác đưa vào sử dụng gọi

là chi phí cơ hội. Phương pháp này thường được sử dụng ở những khu vực có nhiều
sự lựa chọn khác nhau trong sử dụng các thành phần môi trường.
Phương pháp dựa trên cơ sở hàm sản xuất
Phương pháp này dựa trên cở sở xây dựng hàm sản xuất Cos-Doglas và đưa
vào đó yếu tố môi trường: Q =f(K,L,E). Trong đó E là yếu tố môi trường có ảnh
hưởng tới sản lượng Q
1.3.2.2. Phương pháp sử dụng đường cầu
Phương pháp chi phí du lịch
Đây là phương pháp người ta đánh giá hàng hóa chất lượng môi trường dựa
trên cơ sở lượng khách du lịch đến điểm du lịch và nghỉ dưỡng để điều tra đánh giá.
Vì mối quan hệ giữa nhu cầu giải của con người có mối quan hệ chặt chẽ với môi
trường tự nhiên. Phương pháp này nhằm xây dựng đường cầu du lịch thể hiện mối
quan hệ giữa số lần đến điểm du lịch với chi phí cho mỗi lần.
SV: Lê Huy Hải Lớp: Kinh tế môi trường
9
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đức Trường
Phương pháp đánh giá theo giá trị hưởng thụ (HPM)
Phương pháp HPM là phương pháp sử dụng khá phổ biến trong việc xác định
giá trị các dịch vụ môi trường mà sự hiện diện của nó trực tiếp ảnh hưởng tới một số
giá trị nào đó trên thi trường. Do vậy phương pháp này được vận dụng khá phổ biến
trong thị trường bất động sản. Về mặt khoa học, nó liên quan chặt chẽ với giá trị
bằng tiền của thặng dư tiêu dung trong nghiên cứu của hàm Marshall.
Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)
Phương pháp CVM xác định giá trị của chất lượng môi trường dựa trên một
đánh giá có tính ngẫu nhiên thông qua việc xây dựng tình huống để phỏng vấn trực
tiếp người được hỏi có quan tâm tới vấn đề môi trường đó trên cơ sở bằng lòng chi
trả hoặc bằng lòng chấp nhận trả. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng
ta sử dụng CVM để đánh giá. Do đó ta sẽ nghiên cứu cụ thể hơn về phương pháp
này.
1.2.4. Giới thiệu phương pháp CVM sử dụng trong đánh giá giá trị của việc cải

tạo chất lượng môi trường
Có một cảm nhận khá rõ khi ước lượng giá trị của một lợi ích qua câu hỏi đơn
giản – bạn sẽ sẵn lòng trả tối đa là bao nhiêu cho việc đó ? Câu trả lời sẽ là một ước
lượng về tổng lợi ích mà người ấy hy vọng có được từ món hàng nào đó, và sau khi
trừ đi phần chi phí hợp lý ta sẽ có được con số ước tính được về thặng dư tiêu dùng.
Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên nhằm lượng giá giá trị kinh tế cho tất cả các loại
hàng hóa, dịch vụ môi trường và sinh thái. Nó được sử dụng để đánh giá cả giá trị
sử dụng và phi sử dụng, nhưng áp dụng rộng rãi hơn đối với giá trị phi sử dụng.
Bằng cách xây dựng một thị trường ảo, người ta xác định được hàm cầu về hàng
hóa môi trường thông qua sự sẵn lòng chi trả của người dân (WTP) hoặc sự sẵn
lòng chấp nhận khi họ mất đi hàng hóa đó (WTA), đặt trong một tình huống giả
định. CVM được áp dụng cho rất nhiều yếu tố môi trường như chất lượng không
khí, giá trị cảnh quan, giá trị giải trí của bãi biển, phát thải chất độc hại…
Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) cho phép ước tính giá trị kinh tế của
một loạt những hàng hoá không được đem ra giao dịch trên thị trường. CVM dựa
SV: Lê Huy Hải Lớp: Kinh tế môi trường
10
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đức Trường
trên ý tưởng là nếu bạn muốn biết sự sẵn lòng chi trả( WTP) hay sẵn lòng chấp
nhận( WTA) cho một tính chất nào đó của môi trường thì đơn giản là bạn hãy hỏi
trực tiếp họ. Phương pháp được gọi là ngẫu nhiên bởi vì nó cố gắng làm cho người
được hỏi đem ra câu trả lời họ sẽ quyết định như thế nào trong một tình huống giả
định do người đánh giá đặt ra. Cho đến bây giờ thì phương pháp này vẫn được các
nhà kinh tế môi trường ưa thích hơn cả. Nó được thực hiện cho rất nhiều yếu tố môi
trường như: chất lượng không khí, giá trị cảnh quan, giá trị giải trí của một công
viên, bảo tồn các loài động vật hoang dã, phát thải chất độc hại, sẵn lòng chi trả để
tránh bệnh tật do ô nhiễm và nhiều vấn đề môi trường khác.
* Các bước thực hiện phân tích CVM như sau:
− Nhận dạng và mô tả các đặc tính chất lượng môi trường cần đánh giá.
− Nhận dạng đối tượng cần hỏi, bao gồm cả quá trình lấy mẫu để chọn người trả

lời.
− Thiết kế bảng phỏng vấn và tiến hành khảo sát thông qua phỏng vấn trực tiếp,
bằng điện thoại hoặc gửi thư( trong những năm gần đây thảo luận nhóm cũng
thường được sử dụng.
− Phân tích kết quả và tổng hợp các kết quả cá nhân từ mẫu để suy rộng ra trên
toàn tổng thể. Để làm tốt bước này ta cần có kiến thức nhất định vầ thống kê và
kinh tế lượng. Các phần mềm phổ biến được áp dụng là EVIEW4, SPSS,
EXELL….
− Sử dụng ước lượng WTP hay WTA trong phân tích chi phí lợi ích.Bởi vì giá trị
WTP hay WTA đo được sẽ được sử dụng để ước lượng sự thay đổi thặng dư
tiêu dùng nên có thể coi như là lợi ích ròng và đưa trực tiếp vào trong phân tích
chi phí lợi ích.
− Phân tích độ nhạy: bước này cần thiết khi cuộc điều tra của chúng ta được
tiến hành trong nhiều năm, khi mà giá trị chiết khấu trong xã hội có sự biến
động so với giá trị dự tính ban đầu. Ta phải điều chỉnh cho đúng với giá trị
thực của tiền.
SV: Lê Huy Hải Lớp: Kinh tế môi trường
11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đức Trường
Nét đặc trưng trong phương pháp CVM là xây dựng bảng hỏi.Bảng câu hỏi
được thiết kế để làm người được phỏng vấn nghĩ về các đặc điểm môi trường và
phát biểu giá sẵn lòng trả tối đa cho các đặc điểm môi trường đó. Bảng phỏng vấn
có 3 thành phần quan trọng:
− Một mô tả chính xác đặc điểm môi trường là gì để từ đó có thể hỏi người được
phỏng vấn.
− Các câu hỏi về người được phỏng vấn được đưa ra một cách ngắn gọn và thích
hợp, ví dụ thu nhập, nơi sinh sống, tuổi tác, việc sử dụng các hàng hóa liên
quan.
− Một câu hỏi, hay một bộ câu hỏi, được thiết kế để rút ra phản hồi về giá sẵn
lòng trả của người được phỏng vấn.

Mục tiêu của bảng phỏng vấn là để biết người được phỏng vấn đánh giá đặc
điểm môi trường có giá trị như thế nào đối với họ. Thuật ngữ kinh tế gọi là làm cho
người được phỏng vấn bộc lộ giá sẵn lòng trả tối đa so với trường hợp không có sử
dụng hàng hóa môi trường. Nếu họ trả lời trung thực, con số họ bộc lộ chính là giá
trị lợi ích ròng của hàng hóa môi trường mà họ đánh giá. Người ta đã phát triển một
số kỹ thuật để thu nhập được những phản hồi này. Rõ ràng nhất là hỏi người được
phỏng vấn cung cấp con số này mà phỏng vấn viên không được gợi ý hoặc thăm dò.
Có thể dùng kỹ thuật khác như sử dụng trò chơi đấu giá, trưng cầu dân ý, thanh
toán bằng thẻ, những câu hỏi mở.
Ưu điểm:
So với các phương pháp đo lường trực tiếp khác ( chi phí thiệt hại, liều lượng
– đáp ứng ), CVM đánh giá được cả những giá trị tồn tại ( existence value ) và giá
trị lựa chọn ( option value ), vì vậy nó được các nhà kinh tế học tương đối ưa thích.
CVM không đòi hỏi phải chia vùng hay phân nhóm như TCM mà nó dựa trên
những đánh giá hoàn toàn ngẫu nhiên, của một nhóm đối tượng cũng không mặc
định. Người trả lời có thể không đến khu vực cần đánh giá nhưng họ vẫn có thể
đánh giá về chúng theo cảm nhận của mình. Ngoài ra, khi sử dụng phương pháp này
SV: Lê Huy Hải Lớp: Kinh tế môi trường
12
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đức Trường
chúng ta buộc phải sử dụng các mô hình trong kinh tế lượng hoặc xử lý trong thống
kê. Do đó kết quả thu được mang tính khách quan, do đó đảm bảo được tính thực
tiễn và chính xác cao
Hạn chế:
− Đặc tính giả định: Khi một người mua hàng hóa thị trường, họ bị chi phối bởi
quy luật cung cầu của thị trường. Nếu họ lựa chọn sai lầm, họ là người gánh
chịu hậu quả đó. Nhưng trong CVM, tình huống là giả định và do đó câu trả lời
của họ hoàn toàn không bị chi phối bởi quy luật cung cầu trên thị trường. Lúc
này sẽ nảy sinh 2 vấn đề: thứ nhất liệu người trả lời có thật sự biết được sự ưa
thích của mình để có câu trả lời chính xác không? Thứ 2, ngay cả khi họ biết

chính xác sự ưa thích của mình, có động lực nào làm họ không nói thật sự ưa
thích thực sự của họ đối với phỏng vấn viên?
− Động lực nói chệch đi giá sẵn lòng chi trả hay sẵn lòng nhận. Ví dụ, một người
được hỏi nếu biết câu trả lời của anh ta sẽ được dùng để lập ra mức giá cho 1
loại hàng hóa môi trường thì lập tức anh ta sẽ cố tình nói giá thấp hơn sự ưa
thích của mình.
− Các vấn đề thực tiễn: bao gồm những thiên lệch do người nghiên cứu gây ra,
kích thước mẫu nhỏ và một số vấn đề khác.
1.2.5. Kinh nghiệm thế giới và trong nước trong đánh giá giá trị cải tạo chất
lượng môi trường sử dụng phương pháp CVM
Sương mù ở đô thị hình thành từ các chất ô nhiễm không khí (sulphur dioxyt,
bụi, oxit nito) vào ban ngày khi nhiệt độ cao và bị gió phân tán hoặc khi không khí
lạnh bị dốn nén trong một vùng có không khí nóng ở bên trên. Một số thành phố ở
Canada ( Toronto, Vancouver, Montreal) bị nhiễm loại sương mù này vì ở đây có
lượng khói thải cao và điều kiện thuận lợi để tạo sương mù. Các chất tạo nên sương
mù (cùng với khí ozon ở tầng thấp tạo ra bởi tương tác giữa các chất ô nhiễm và ánh
sáng) đã gây ra bệnh truyền suyễn và các vấn đề hô hấp khác.
Khu vực vùng Vancouver chịu vấn đề ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Hàng
năm có ít nhất 15 ngày chất lượng không khí xuống thấp hơn mức tiêu chuẩn quốc
SV: Lê Huy Hải Lớp: Kinh tế môi trường
13
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đức Trường
gia đặt ra cho sương mù. Ít nhất 50 ngày trong năm có sương mù, mặc dù vẫn nằm
trong mức tiêu chuẩn cho phép. Sương mù gây khó thở cho một số người, đặc biệt
có hại cho trẻ em và người già. Sương mù làm giảm năng suất cây trồng trong thung
lũng Fraser, làm hư hỏng thiết bị, đặt việt các thiết bị bằng nhựa và cao su, các nhà
khoa học không biết lượng sương mù tối thiểu an toàn cho con người.
Khu vực tiểu vùng Vancouver đang cố gắng giảm ô nhiễm không khí.
Translink (cơ quan giao thông khu vực tiểu vùng Vancouver) đang xem xét một số
chính sách để giúp giảm số ngày có sương mù, chẳng hạn như khuyến khích người

dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng thay vì phương tiện cá nhân, đánh
thuế lên việc sử dụng xe có gắn động cơ theo loại phương tiện hay theo trọng lượng,
tăng thuế xăng, thu lệ phí cầu đường, đánh thuế lên chỗ đậu xe ở khu vực trung tâm
thành phố v.v.
Nhà nghiên cứu muốn khảo sát giá sẵn lòng trả của người dân theo hai phương án
− Phương án 1: đánh thuế lên phương tiện giao thông dựa vào trọng lượng. Sẽ
đánh mức thuế hàng năm dựa trên trọng lượng của phương tiện giao thông.
Trọng lượng của phương tiện có thể đại diên cho số tấn khói thải vào bầu khí
quyển. Trung bình thì phương tiện vận tải nặng sẽ gây ô nhiễm nhiều hơn
phương tiện vận tải nhẹ. Thuế sẽ tính trên 100kg trọng lượng phương tiện. Mục
tiêu của chính sách này là thúc đẩy mọi người mua xe nhẹ hơn và tiết kiệm
nhiên liệu hơn và làm những người gây ô nhiễm nhiều phải trả cho phần của
họ.
− Phương án 2: thu phí trên mọi cây cầu ở Vancouver. Sẽ thu phí tự dộng trên
mọi cây cầu trong khu vực. Phí sẽ được thu chỉ cho những chuyến xe vào
Vancouver. Hầy như tất cả phương tiện giao thông vào thành phố đều qua một
cây cầu. Mức phí này thúc đẩy mọi người sử dụng phương tiện giao thông
công cộng hoặc thay đổi ở gần chỗ làm việc hơn.
SV: Lê Huy Hải Lớp: Kinh tế môi trường
14
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đức Trường
Bảng phỏng vấn
1. Ông/bà sẵn lòng trả bao nhiêu mỗi năm cho 100kg trọng lượng phương tiện
( đánh dấu X bên cạnh con số mà ông/bà cho rằng phù hợp với mình nhất)
0 $ ………………
5 $ ………………
10 $ ………………
20 $ ………………
30 $ ………………
50 $ ………………

2. Phí cầu đường
Ông/bà sẵn lòng trả ……………. $ cho phí cầu đường mỗi lần qua một cây cầu ở
tiểu vùng Vancouver.
Có 2.000 người được phỏng vấn và kết quả như sau
Đối với phương án 1 WTP trung bình là 5$ trên 100kg phương tiện chuyên
chở. Phương tiện chuyên chở (xe khách và xe tải nhẹ) có trọng lượng từ 1.500kg
đến 2.500kg. Nhà nghiên cứu khảo sát các loại xe ở British Columbia và thu thập
trọng lượng từng loại từ nhà sản xuất và sau đó tính tổng WTP mỗi năm cho thuế
phương tiện giao thông là 15 triệu $
Đối với phương án 2: WTP trung bình là 1$. Nhà nghiên cứu thu thập số liệu
giao thông từ phòng công trình Translink và tính toán có trung bình 100,000 lượt
qua cầu tiều vùng Vancouver mỗi ngày (ngày trong tuần có nhiều lượt qua lại hơn
ngày cuối tuần). Doanh thu đó sẽ là 100,000$/ngày hoặc 36,5 triệu $/ năm
Phương án WTP trung bình ngày WTP trung bình năm
1 41096$/ngày 15 triệu $
2 100,000$/ngày 36,5 triệu $/ năm
Nghiên cứu kết luận rằng dân cư trong cuộc khảo sát sẵn lòng trả phí qua cầu
SV: Lê Huy Hải Lớp: Kinh tế môi trường
15
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đức Trường
cao hơn đánh thuế phương tiện giao thông. Các con số tính toán được này sau đó
được dùng để thiết kế cách chính sách hiệu quả cho vùng.
Sông Monongahela là con sông chính chảy qua Pennyslvania – Hoa Kỳ. Các
nhà phân tích đã hỏi một số hộ tiêu biểu ở vùng này là họ sẵn sàng trả thêm bao
nhiêu thuế để duy trì hoặc nâng cao chất lượng nước sông. Các nhà phân tích đã
đưa ra 3 tình huống để hỏi các hộ dân sẵn lòng trả bao nhiêu cho mỗi tình huống.
− Tình huống 1: giữ nguyên chất lượng nước sông từ mức có thể bơi thuyền đến
mức có thể câu cá được.
− Tình huốn 2 : nâng cao chất lượng nước sông từ mức có thể bơi thuyền đến
mức có thể câu cá được.

− Tình huống 3: nâng cao chất lượng nước sông hơn nữa từ mức có thể bơi
thuyền đến mức có thể bơi được
Kết quả được thể hiện dưới bản sau:
Chất lượng nước WTP trung bình toàn thể mẫu
Giữ nguyên chất lượng nước có thể bơi
thuyền
24,5
Nâng chất lượng nước từ mức có thể
bơi thuyền đến mức có thể câu cá
17,6
Nâng chất lượng nước từ mức có thể
bơi thuyền đến mức có thể bơi
12,4
Xem kết quả từ mẫu chúng ta có thể thấy được rằng số tiền sẵn lòng trả đã vẽ
ra một đường cầu thông thường cho chất lượng nước sông, nghĩa là người ta sẵn
lòng trả số tiền tương đối cao cho mức chất lượng nước ban đầu, tuy nhiên họ tiếp
tục sẵn lòng trả thêm ít hơn cho các mức chất lượng nước sông.
Từ kinh nghiệm thực hiện tại Canada và mỹ có thể rút ra nhận xét và cũng là
bài học có thể áp dụng CVM tại việt Nam .Khi thực hiện CVM để xác định giá sẵn
SV: Lê Huy Hải Lớp: Kinh tế môi trường
16
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đức Trường
lòng chi trả của người dân với hàng hóa môi trường, nhà phân tích phải quan tâm
đến mục đích sử dụng hàng hóa môi trường của người dân
Ở Việt Nam việc lượng giá các giá trị tồn tại và giá trị để lại còn tương đối
mới mẻ . Việc đánh giá giá trị tài nguyên tự nhiên , các khu rừng quốc gia hay các
khu vực vui chơi giải trí đã được tiến hành khoảng 10 năm trở lại đây, xong phần
lớn chỉ dừng lại ở việc xác định giá trị sử dụng và đánh giá WTP của các đối tượng
trực tiếp hưởng lợi cho việc nâng cấp cảnh quan
Nguyễn Thị Hải và Trần Đức Thành trong nghiên cứu về giá trị giải trí của

VQG Cúc Phương(1996) đã xác định WTP cho việc cải thiện đường xá và khu bảo
vệ dành cho động vật hoang dã là 119.176 đồng đối với khách quốc tế và 13.270
đồng đối với khách nội địa tại rừng Cúc Phương.
Phạm Khánh Nam và Trần Võ Hùng Sơn khi nghiên cứu thành lập vùng biển
được bảo vệ ở Nha Trang quanh đảo HÒn Mun đã xác định mức sẵn lòng chi trả
của các du khách nhằm mục đích trên là 17.956 đồng đối với khách nội địa và
26.786đồng đối với khách quốc tế
Những giá trị WTP thu được từ kết quả nghiên cứu tại Việt Nam thấp hơn rất
nhiều so với các khu vực tự nhiên trên thế giới và mới chỉ phản ảnh một phần giá trị
phi sử dụng của tài nguyên song đã góp phần tích cực trong việc khẳng định các giá
trị phi sử dụng của môi trường vốn ít được nhận biết này và cân nhắc trong hoạch
định chính sách ở Việt Nam
TIỂU KẾT CHƯƠNG I
Việc đánh giá giá trị tài nguyên môi trường ngày càng quan trọng và cấp thiết
trong hoạch định các chiến lược để quản lý tài nguyên môi trường một cách hợp lý.
Để đánh giá các giá trị này có nhiều phương pháp đánh giá thông qua đường cầu là
không thông qua đường cầu. Suy thái môi trường gây ra những thiệt hại như đối
với hệ sinh thái, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, ảnh hưởng đến các hoạt động
sản xuất khác, Để đánh giá những thiệt hại này thì chúng ta có nhiều cách nhưng
nói tóm lại các phương pháp chủ yếu dựa vào giá thị trường để ước lượng mức thiệt
hại cho một tình trạng suy thoái môi trường sảy ra . Nhưng cũng có những hàng hóa
SV: Lê Huy Hải Lớp: Kinh tế môi trường
17
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đức Trường
môi trường không thể định giá bằng giá trị trường như việc cải thiện chất lượng môi
trường, cải tạo chất lượng nước một con sông, việc bảo tôn một loài động thực vật
nào đó.kinh nghiệm các nước phát triển đã nghiên cứu giá trị của những hàng hóa
môi trường này bằng phương pháp CVM
Phương pháp CVM xác định giá trị của chất lượng môi trường dựa trên một
đánh giá có tính ngẫu nhiên thông qua việc xây dựng tình huống để phỏng vấn trực

tiếp người được hỏi có quan tâm tới vấn đề môi trường đó trên cơ sở bằng lòng chi
trả hoặc bằng lòng chấp nhận trả.
Tuy CVM là phương pháp còn có nhiều hạn chế nhưng nó vẫn là phương pháp
thuận tiện và được nhiều nước phát triển để tính toán giá trị của các hàng hóa môi
trường.
SV: Lê Huy Hải Lớp: Kinh tế môi trường
18
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đức Trường
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ CỦA VIỆC CẢI TẠO
CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG TÔ LỊCH
2.1 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1.1. Vị trí địa lý Khu vực ven sông Tô Lịch
Sông Tô Lịch thuộc nội thành Hà Nội, nó dài 13.5 km rộng từ 30-40m sâu
khoảng từ 3-4 m. Đầu nguồn bắt đầu từ kênh đào cũ Thụy Khê thuộc khu vực Phan
Đình Phùng. Nó qua Từ Liêm, Thanh Xuân, Hoàng Mai và địa hạt quận Thanh Trì
rồi cùng ba con sông khác chảy đổ vào sông Nhuệ qua Đầm Thanh Liệt, trong đó
chảy qua 2 phường Khương Đình và Hạ Đình
Phường Thượng Đình và Hạ Đình là phường trực thuộc quận Thanh Xuân, Hà
Nội với tổng diện tích 124,4 ha trong đó Thượng Đình có 65,8 ha diện tích tự nhiên,
Phường Hạ Đình 58,6 ha diện tích tự nhiên
Vị trí địa lý:
− Phía đông: Giáp phường Khương Đình, phường Khương Trung
− Phía tây: Giáp phường Thanh Xuân Trung
− Phía nam: Giáp xã Tân Triều (huyện Thanh Trì); và phường Kim Giang
− Phía bắc: Giáp phường Nhân Chính
Hình 2.1 Bản đồ địa phận Phường Thượng Đình , Hạ Đình
Nguồn />SV: Lê Huy Hải Lớp: Kinh tế môi trường
19
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đinh Đức Trường
2.1.2. Điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội Phường Thượng Đình, Hạ Đình

Về dân số
Quy mô dân số Phường Thượng Đình hiện nay là 21.143 người, trong đó:
- Dân số thường trú tại Phường là: 19.375 người; dân số tạm trú quy đổi là: 1.768
người
- Mật độ dân số là: 16.136 người/km2.
- Mức tăng dân số hàng năm của Phường Thượng Đình là: 2,1%
Quy mô dân số Phường Hạ Đình hiện nay là 4.245 người, trong đó:
- Dân số thường trú tại Phường là: 4.020 người; dân số tạm trú quy đổi là: 225
người
- Mật độ dân số là: 16.136 người/km2.
Mức tăng dân số hàng năm của Phường Hạ Đình là: 2,3%
Thu nhập của các gia đình
Thu nhập trung bình của các hộ là 2.389.130 đồng
Số gia đình có thu nhập từ 3 triệu đồng trở lên đã tăng hơn. Trong tổng số các
phiếu điều tra (98 phiếu ) cho thấy:
− Số hộ có thu nhập cao nhất là 8.700.000 đồng
− Số hộ có thu nhập thấp nhất là 900.000 đồng
Về kinh tế
Phường Thượng Đình và Hạ Đình xác định phát triển kinh tế với cơ cấu công
nghiệp-dịch vụ theo hướng tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ, tốc độ năm sau cao hơn
năm trước, bình quân tăng 14,93% năm.
Về đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng
Hai Phường đã cơ bản hoàn thành bê tông hóa các tuyến đường ở khu dân cư.
Nhiều công trình hạ tầng đô thị, phục vụ dân sinh như trường học, nhà tiếp dân, nhà
văn hóa, nhà tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng, cầu qua sông Lừ đã và đang
được đầu tư xây dựng, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân.
SV: Lê Huy Hải Lớp: Kinh tế môi trường
20

×