Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp thiết kế - tư vấn xây dựng thủy lợi 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (779.21 KB, 124 trang )





1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KINH TẾ
– & —



BÙI THÁI HẠNH



KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP THIẾT KẾ - TƯ VẤN XÂY
DỰNG THỦY LỢI 3


















ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



























Chuyên ngành: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
Khóa (lớp): 44KTDN
MSSV : 44D4176

Giáo viên hướng dẫn : Th.S. NGUYỄN BÍCH HƯƠNG THẢO




Nha Trang, tháng 11 năm 2006

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com




2

LỜI MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài:
Trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế kinh tế quốc tế hiện nay, đặc
biệt là sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, đây là một
bước đi quan trọng trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Bên cạnh
những lợi ích có điều kiện mà các doanh nghiệp Việt Nam nhận được thì họ còn
phải chấp nhận những thách thức rất đáng kể khi Việt Nam trở thành thành viên

chính thức của tổ chức này. Vậy, câu hỏi đặt ra là các doanh nghiệp phải làm gì? và
làm như thế nào?. Đây là một câu hỏi không dễ trả lời, bởi lẽ mỗi doanh nghiệp có
đặc điểm kinh doanh khác nhau, hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau, có đối
tượng khách hàng khác nhau… Nhưng các doanh nghiệp này đều có một mục tiêu
tương đối giống nhau, đó là lợi nhuận và tối đa hoá lợi nhuận. Để thực hiện được
điều này, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược cạnh tranh đúng đắn. Nói đến
cạnh tranh, thì các doanh nghiệp có thể cạnh tranh với nhau về giá cả, chất lượng
sản phẩm, dịch vụ hậu mãi, dịch vụ đi kèm theo sản phẩm…Nhưng mấu chốt để
giải quyết tất cả các vấn đề trên là chi phí sản xuất, bởi lẽ chi phí sản xuất quá cao
thì các doanh nghiệp sẽ không đạt được mục tiêu ban đầu của mình. Vì vậy, làm sao
quản lý tốt chi phí, khắc phục và hạn chế đến mức thấp nhất sự lãng phí, cũng như
sai sót trong khâu hạch toán chi phí sản xuất, nhưng đồng thời vẫn đảm bảo được
chất lượng sản phẩm luôn là một câu hỏi khó đặt ra cho các doanh nghiệp. Tại Xí
nghiệp Thiết kế - Tư vấn Xây dựng thuỷ lợi 3, công tác hạch toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm luôn được quan tâm hàng đầu, bởi lẽ nó là cơ sở để Xí
nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, quyết định giá dự thầu, tính giá
thành công trình…Với tầm quan trọng như vậy, cho nên chi phí sản xuất luôn được
Xí nghiệp quản lý, theo dõi chặt chẽ trong từng khâu, từ khâu khảo sát địa hình, địa
chất đến khâu thiết kế, nhằm hạch toán đúng, hạch toán đủ và hạch toán chính xác
chi phí sản xuất vào giá thành của công trình, hạng mục công trình.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, em chọn đề tài “Kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Thiết kế – Tư vấn Xây dựng
Thuỷ lợi 3” để đi sâu vào tìm hiểu nhằm hệ thống hoá kiến thức đã học với thực
tiễn.chi phí.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com





3
- Chứng từ, sổ sách kế toán.
- Các phần hành kế toán:
+ Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
+ Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
+ Kế toán chi phí sản xuất chung.
+ Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và xác định sản phẩm dở dang.
+ Kế toán tính giá thành sản phẩm.
2.2. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
Xí nghiệp Thiết kế - Tư vấn Xây dựng Thuỷ lợi 3.
2. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài có vận dụng các phương pháp như:
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp hạch toán kế toán chi phí.
- Phương pháp tính giá thành.
4. Nội dung nghiên cứu:
Đề tài gồm 3 phần chính:
Chương I: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm trong doanh nghiệp xây dựng cơ bản.
Chương II: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Xí nghiệp Thiết kế – Tư vấn Xây dựng Thuỷ lợi 3.
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Thiết kế – Tư vấn Xây dựng Thuỷ lợi 3.
5. Những đóng góp khoa học của đề tài:
- Hệ thống hoá lý luận, kiến thức đã học về công tác kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm.
- Đánh giá về thực trạng về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá

thành sản phẩm cũng như tình hình hoạt động tại Xí nghiệp Thiết kế - Tư
vấn Xây dựng Thuỷ lợi 3. Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp nhằm
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com




4
hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
Xí nghiệp Thiết kế - Tư vấn Xây dựng Thuỷ lợi 3 như:
· Biện pháp 1: Lựa chọn phương pháp kế toán phù hợp.
· Biện pháp 2: Nâng cấp hoặc mua phần mềm kế toán máy mới.
· Biện pháp 3: Vận dụng kế toán quản trị trong công tác quản lý.
· Biện pháp 4: Chi tiết hoá bảng tổng hợp chi phí sản xuất cho
công trình hoàn thành.
· Biện pháp 5: Phát triển thị trường bằng cách mở rộng lĩnh vực
kinh doanh.
· Biện pháp 6: Tăng cường các biện pháp nhằm đẩy nhanh việc
thu hồi vốn đầu tư.
























PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com




5


















CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.










PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com




6
I. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong
ngành xây dựng cơ bản:
1. Đặc điểm hoạt động của ngành xây dựng cơ bản và ảnh hưởng của nó đến
công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm :
Khảo sát thiết kế, khâu đầu tiên trong hoạt động xây dựng cơ bản, là một
nghành sản xuất vật chất độc lập, có những đặc điểm riêng biệt về kinh tế, tổ chức,

quản lý và kĩ thuật. Những đặc điểm này chi phối trực tiếp đến việc tổ chức công
tác kế toán nói chung cũng như tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm nói riêng. Sự chi phối này thể hiện như sau:
Thứ nhất, sản xuất trong xây dựng cơ bản, cụ thể trong khảo sát thiết kế là một
loại sản xuất đặc biệt theo đơn đặt hàng. Sản phẩm khảo sát, thiết kế mang tính đơn
chiếc, riêng lẻ. Mỗi đối tượng đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật, kết cấu, hình thức, địa điểm
xây dựng thích hợp được xác định một cách cụ thể trên từng thiết kế dự toán của
từng đối tượng khảo sát thiết kế. Bởi vậy, trong quá trình khảo sát hay thiết kế, các
tổ chức phải luôn thay đổi phương thức tổ chức thi công, biện pháp thi công sao cho
phù hợp với đặc điểm của từng loại sản phẩm, đảm bảo cho việc thi công mang lại
hiệu quả kinh tế cao nhất và sản xuất được liên tục. Do tính chất đơn chiếc, riêng lẻ,
nên chi phí bỏ ra để khảo sát, thiết kế, thi công các công trình có nội dung và cơ cấu
không đồng nhất. Từ đặc điểm này, kế toán phải tính đến việc hạch toán chi phí và
tính giá thành cho từng loại sản phẩm riêng biệt.
Thứ hai, đối tượng khảo sát thiết kế thường có khối lượng lớn, giá trị lớn, thời
gian thi công tương đối dài. Điều này dẫn đến kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp
không xác định hàng tháng như trong xí nghiệp công nghiệp, mà được xác định tuỳ
thuộc vào đăc điểm kĩ thuật của từng loại công trình. Cụ thể trong ngành xây dựng,
do chu kì sản xuất dài nên đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm hoàn chỉnh,
cũng có thể là sản phẩm hoàn thành đến giai đoạn qui ước.
Thứ ba, hoạt động khảo sát thiết kế, đặc biệt là hoạt động khảo sát thường diễn
ra ngoài trời chịu tác động trực tiếp của các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên nên
có thể gặp nhiều rủi ro tạo nên những khoản thiệt hại bất ngờ, phát sinh những chi
phí ngoài dự toán, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.
Thứ tư, sản xuất khảo sát thiết kế được thực hiện trên các địa điểm biến động.
Sản phẩm khảo sát, thiết kế mang tính ổn định, gắn liền với địa điểm xây dựng, sản
phẩm hoàn thành không tiến hành nhập kho như các ngành sản xuất vật chất khác.
Trong quá trình khảo sát, các đội trực tiếp tham gia phải thường xuyên di chuyển
địa điểm, do đó sẽ phát sinh một số chi phí cần thiết khách quan như: chi phí xây
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com





7
dựng công trình tạm, chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi phí điều động máy móc thiết
bị…, ảnh hưởng đến việc hạch toán chi phí và tính giá thành.
Từ những đặc điểm trên, công tác kế toán trong các đơn vị khảo sát thiết kế phải
đảm bảo yêu cầu là xác định chính xác đối tượng tập hợp chi phí và phương pháp
kế toán chi phí, ghi chép và phân bổ chi phí chính xác, xác định đối tượng tính giá
thành và phương pháp tính giá thành thích hợp.
2. Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng cơ bản :
2.1. Khái niệm và bản chất chi phí:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, lúc nào cũng diễn ra sự tiêu hao về tư liệu
sản xuất bao gồm: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Sự tiêu hao
đó là tiền đề cho việc thực hiện dự án kinh doanh. Ở doanh nghiệp khảo sát thiết kế,
các yếu tố về tư liệu sản xuất bao gồm: đối tượng lao động, tư liệu lao động (biểu
hiện là các hao phí về lao động vật hoá) dưới tác động có mục đích của sức lao
động (biểu hiện là lao động sống) sẽ biến đổi thành các đồ án thiết kế hoàn chỉnh.
Như vậy, trong doanh nghiệp khảo sát thiết kế, chi phí sản xuất là biểu hiện
bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã
bỏ ra trong quá trình khảo sát, thiết kế, thi công trong một kỳ nhất định.
2.2. Phân loại chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất ở các doanh nghiệp khảo sát thiết kế bao gồm nhiều loại chi phí
có nội dung, công dụng và đặc tính khác nhau nên yêu cầu quản lý đối với từng loại
chi phí cũng khác nhau. Sau đây là một số cách phân loại chi phí chủ yếu:
2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí:
Theo cách phân loại này, các chi phí sản xuất có cùng tính chất kinh tế được sắp
xếp vào một loại, mỗi loại đó là một yếu tố chi phí, không phân biệt mục đích,
nguồn gốc của các chi phí đó:

- Chi phí nguyên vật liệu: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu,
phụ tùng thay thế, vật liệu xây dựng mà doanh nghiệp đã sử dụng cho sản
xuất sản phẩm khảo sát thiết kế trong kỳ.
- Chi phí nhân công: tiền công, tiền lương và các khoản phụ cấp có tính
chất lương; các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công
đoàn trích trên tiền lương của công nhân sản xuất, công nhân sử dụng
máy thi công và nhân viên quản lý sản xuất ở các bộ phận.
- Chi phí công cụ, dụng cụ sử dụng trong quá trình sản xuất.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: là số tiền khấu hao máy thi công và các
tài sản cố định khác sử dụng cho hoạt động sản xuất và phục vụ sản xuất
ở các tổ đội, bộ phận sản xuất.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com




8
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: là các khoản chi mà doanh nghiệp thuê, mua
từ bên ngoài doanh nghiệp như: điện, nước, điện thoại…
- Chi phí khác bằng tiền: là các khoản chi phí ngoài các chi phí đã qui định
ở trên và được thanh toán bàng tiền.
Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế của chi phí có tác dụng quan trọng trong
quản lý, là cơ sở để kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố phục vụ
cho việc lập thuyết minh báo cáo tài chính; cung cấp tài liệu tham khảo để lập kế
hoạch cung ứng vật tư, lao động; tính toán nhu cầu vốn lưu động cho kỳ tiếp theo.
2.2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục:
Theo cách phân loại này, chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh được chia
thành các loại chi phí sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm các chi phí về nguyên liệu, vật
liệu, nhiên liệu và động lực tiêu dùng trực tiếp để tạo nên sản phẩm khảo

sát thiết kế.
- Chi phí nhân công trực tíêp: gồm các khoản phải trả cho người lao động
trực tiếp sản xuất như tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp có tính
chất lương, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của
công nhân trực tiếp sản xuất.
- Chi phí sử dụng máy thi công: là toàn bộ chi phí sử dụng xe, máy thi
công phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất gồm: khấu hao máy thi
công, sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên máy thi công, chi phí tiền
lương cho công nhân điều khiển và phục vụ máy thi công, chi phí nhiên
liệu và động lực…
- Chi phí sản xuất chung: gồm tiền lương của nhân viên quản lý đội, các
khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của công nhân sản xuất,
công nhân sử dụng máy thi công, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, chi
phí khấu hao tài sản cố định dùng chung cho hoạt động của đội và các chi
phí khác liên quan đến hoạt động của đội.
Cách phân loại này giúp cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất thực tế theo từng
khoản mục chi phí để cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm, làm cơ
sở phân tích tình hình thực hiện giá thành, kiểm tra định mức chi phí sản xuất và lập
kế hoạch giá thành cho kỳ sau.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com




9
2.2.3. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí với đối tượng
chịu chi phí:
Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí sản xuất được chia thành 2 loại:
- Chi phí trực tiếp: là các chi phí sản xuất quan hệ mật thiết đến việc sản

xuất sản phẩm và có thể tính thẳng vào giá thành được như chi phí về
nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu…Các chi phí này được kế
toán căn cứ trực tiếp vào các chứng từ phản ánh chúng tập hợp trực tiếp
cho từng đối tượng liên quan.
- Chi phí gián tiếp: là những chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi
phí. Chúng cần được tiến hành phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí
theo tiêu thức phân bổ thích hợp.
Cách phân loại này có tác dụng trong việc xác định phương pháp tập hợp và
phân bổ chi phí một cách hợp lý.
2.2.4. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí:
- Chi phí bất biến (định phí): là những chi phí không bị biến động trực tiếp
theo sự thay đổi của khối lượng sản xuất như: Chi phí khấu hao tài sản cố
định theo phương pháp đường thẳng, chi phí tiền lương trả theo thời gian
cho nhân viên quản lý…
- Chi phí khả biến (biến phí): là những chi phí phụ thuộc vào sự thay đổi
của khối lượng sản xuất như: chi phí nguyên vật liệu, tiền lương cho
nhân viên sản xuất…
- Chi phí hỗn hợp: là những chi phí mà bản thân nó gồm cả hai yếu tố khả
biến và bất biến. Phần bất biến của chi phí hỗn hợp thường phản ánh chi
phí căn bản tối thiểu để duy trì phục vụ và để giữ dịch vụ đó luôn ở tình
trạng sẵn sàng phục vụ. Còn phần chi phí khả biến trong chi phí hỗn hợp
thường phản ánh chi phí thực tế sử dụng hoặc sử dụng quá định mức. Do
vậy, yếu tố khả biến sẽ biến thiên tỷ lệ thuận với mức dịch vụ phục vụ
hoặc mức sử dụng vượt định mức.
3. Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng cơ bản:
3.1. Khái niệm và bản chất:
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của tổng số các hao phí về lao động
sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm hay lao
vụ đã hoàn thành.
Bản chất của giá thành là sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố vật chất vào sản

phẩm. Hạch toán giá thành chính là tính toán, xác định sự chuyển dịch của các yếu
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com




10
Khối lư
ợng từng công
việc cần thực hiện
tố vật chất tham gia vào khối lượng sản phẩm vừa thoát ra khỏi quá trình sản xuất
nhằm mục đích thực hiện chức năng của giá thành.
3.2. Phân loại giá thành sản phẩm
3.2.1. Phân loại giá thành theo thời điểm tính và nguồn số liệu:
Theo cách phân loại này, giá thành khảo sát thiết kế được chia thành 3 loại:
- Giá thành dự toán: là chi phí cần thiết theo dự tính để hoàn thành toàn bộ
khối lượng công tác khảo sát thiết kế theo một phương án khảo sát thiết
kế đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Tuy nhiên, đối với các đơn vị khảo sát thiết kế, mỗi sản phẩm có một đơn giá
riêng hoặc bao gồm tổ hợp đơn giá của các loại hình công việc theo khung giá khảo
sát thiết kế thống nhất do Nhà nước ban hành. Trong trường hợp này, giá thành dự
toán được lập như sau:
Ô
Giá thành dự toán = Đơn giá X



Đối với những công tác chưa có trong định mức dự toán hiện hành thì có thể vận
dụng định mức tương tự trong tập định mức theo qui định của Bộ Xây dựng.
Dự toán công tác khảo sát thiết kế là mức giá tối đa để thực hiện khối lượng

công tác theo phương án khảo sát thiết kế được duyệt. Đây là cơ sở để các chủ đầu
tư chọn thầu doanh nghiệp, ký kết hợp đồng khảo sát thiết kế. Giá theo hợp đồng
thiết kế sẽ là căn cứ để thanh toán khối lượng công việc đã thực hiện giữa chủ đầu
tư và bên nhận thầu. Trường hợp cơ quan quyết định đầu tư chỉ định tổ chức nhận
thầu thì giá để ký hợp đồng là dự toán công tác khảo sát thiết kế đã được duyệt
- Giá thành kế hoạch: được xác định từ những điều kiện cụ thể của doanh
nghiệp trên cơ sở phấn đấu hạ giá thành so với giá thành dự toán bằng
các biện pháp tăng cường quản lý kĩ thuật, nhân lực, vật tư, thi công.
Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán - Mức hạ giá thành kế hoạch
- Giá thành thực tế: là toàn bộ chi phí thực tế để hoàn thành bàn giao khối
lượng công tác khảo sát thiết kế. Giá thành này bao gồm cả những khoản
phí tổn ngoài định mức như các khoản thiệt hại trong sản xuất, các khoản
bội chi lãng phí về vật tư, tiền vốn trong quá trình tiến hành hoạt động
khảo sát thiết kế được phép tính vào giá thành.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com




11

3.2.2. Phân loại giá thành theo phạm vi tính giá thành:
Để tiện cho việc theo dõi, giá thành có thể chia theo từng giai đoạn sản xuất:
- Giá thành khảo sát: là toàn bộ chi phí cho công tác khảo sát thực địa phục
vụ cho công tác thiết kế công trình.
- Giá thành thiết kế: là tổng chi phí cho việc thiết kế kết cấu kỹ thuật công
trình trên cơ sở các dữ liệu của khảo sát công trình.
- Giá thành hoàn chỉnh: là toàn bộ chi phí liên quan đến việc hoàn thành
công tác khảo sát thiết kế cho mỗi công trình theo đúng hợp đồng, bàn
giao và được bên chủ đầu tư nghiệm thu, chấp nhận thanh toán.

4. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong
quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Chi phí biểu hiện mặt hao phí, còn giá thành
biều hiện mặt kết quả. Đây là 2 mặt thống nhất của một quá trình. Vì vậy, chúng
giống nhau về chất. Giá thành và chi phí sản xuất đều bao gồm các hao phí về lao
động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình chế tạo ra
sản phẩm. Tuy nhiên, do bộ phận chi phí sản xuất giữa các kỳ không đều nhau nên
giá thành và chi phí khác nhau về lượng.
II. Nội dung công tác kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng cơ bản:
1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong xây dựng cơ bản:
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà các chi phí sản xuất
phát sinh được tập hợp, nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát chi phí và yêu cầu
tính giá thành.
Do đặc điểm của ngành khảo sát thiết kế là yêu cầu kĩ thuật, nghiệp vụ cao, loại
hình sản xuất đơn chiếc. Hơn nữa, công tác khảo sát thiết kế thường được tiến hành
trong những điều kiện địa hình khác nhau, tổ chức sản xuất thường chia thành nhiều
khu vực, bộ phận thực hiện. Vì vậy, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong các
đơn vị này thường là công trình, đơn đặt hàng, giai đoạn công việc hoàn thành hoặc
theo đơn vị sản xuất.
Để xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với yêu cầu quản
lý, cung cấp số liệu để tính giá thành sản phẩm phải căn cứ vào:
- Tính chất sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất giản đơn hay phức
tạp, quy trình công nghệ liên tục hay song song.
- Loại hình sản xuất đơn chiếc hay hàng loạt.
- Yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp.
- Đơn vị tính giá thành trong doanh nghiệp.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com





12
2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất:
2.1. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo công trình:
Theo phương pháp này, hàng tháng các chi phí phát sinh liên quan đến công
trình nào thì kế toán tiến hành tập hợp chi phí cho công trình đó. Các khoản chi phí
được phân chia theo các hạng mục giá thành. Giá thành thực tế của đối tượng đó là
tổng chi phí tập hợp cho đối tượng kể từ khi bắt đầu cho đến lúc kết thúc công việc.
2.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng:
Trong trường hợp đơn vị khảo sát thiết kế thực hiện hoạt động khảo sát thiết kế
theo đơn đặt hàng của khách hàng thì kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất
theo từng đơn đặt hàng. Khi đơn đặt hàng hoàn thành thì tổng số chi phí tập hợp
theo đơn đặt hàng là giá thành thực tế của sản phẩm, khối lượng công việc hoàn
thành theo đơn đặt hàng.
2.3. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo đơn vị sản xuất:
Các chi phí phát sinh được tập hợp theo từng đơn vị sản xuất (đơn vị khảo sát,
thiết kế). Trong từng đơn vị đó, chi phí lại được tập hợp theo từng đối tượng chịu
chi phí như từng công việc, giai đoạn công việc hay từng công trình cụ thể…Cuối
kỳ, chi phí phát sinh ở từng đơn vị sẽ đươc tập hợp và so sánh với dự toán chi phí
sản xuất của từng đơn vị. Trên thực tế có nhiều chi phí phát sinh liên quan đến
nhiều đối tượng, khi đó cần phân bổ chi phí cho đối tượng chịu chi phí một cách
chính xác và phù hợp.
Nhìn chung có nhiều phương pháp tập hợp chi phí sản xuất, mỗi phương pháp
có một ưu điểm riêng, phù hợp với điều kiện và yêu cầu quản lý của từng doanh
nghiệp cụ thể. Trên cơ sở năng lực và điều kiện hiện có, mỗi doanh nghiệp sẽ lựa
chọn cho mình một phương pháp tập hợp chi phí phù hợp nhất.
3. Hạch toán một số khoản mục chi phí chủ yếu:
3.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
3.1.1. Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Trong khảo sát thiết kế, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí về vật

tư dùng để phục vụ cho hoạt động khảo sát, thiết kế như các loại thước đo đạc địa
hình, các loại mũi khoan, ống chèn … Nhìn chung, chi phí này chiếm tỷ trọng nhỏ
trong giá thành sản phẩm và không phải là yếu tố cấu thành nên thực thể sản phẩm.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cần được theo dõi và hạch toán trực tiếp cho
đối tượng tính giá thành. Trong trường hợp không thể tổ chức hạch toán riêng được
thì phải tiến hành phân ổ chi phí cho các đối tượng theo tiêu thức hợp lý, dựa trên
công thức:
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com




13
TK 111, 112, 331


+ = = X
X

Tiêu chuẩn phân bổ cho từng đối tượng có thể là khối lượng sản phẩm, chi phí
nguyên vật liệu chính, chi phí tiền lương…
3.1.2. Tài khoản sử dụng:
Để tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài
khoản 621 – “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”.

TK 621
Giá trị thực tế nguyên vật liệu
xuất dùng trực tiếp cho hoạt động
khảo sát, thiết kế trong kỳ
- Giá trị NVL sử dụng

không hết nhập lại kho
- Giá trị phế liệu thu hồi
- Kết chuyển hoặc phân bổ
CPNVL trực tiếp vào tài
khoản 154 để tính giá
thành sản phẩm


3.1.3. Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:














Mức phân bổ chi phí
NVLTT cho đối tượng n

Tổng chi phí cần phân bổ
TK 152 (611)
TK 1331
Nhập kho NVL dùng

không hết

Kết chuyển chi phí

NVL trực tiếp
TK 621
Thuế VAT
Mua NVL đưa thẳng vào sử dụng

Xuất kho NVL
Thuế VAT
TK 152

TK 154 (631)
Tổng tiêu thức dùng để
phân bổ
Tiêu chu
ẩn
phân bổ cho
đối tượng n
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com




14
3.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
3.2.1. Nội dung chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp của doanh nghiệp khảo sát thiết kế là những khoản
thù lao phải trả cho người lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, gồm:

lương chính, lương phụ và các khoản có tính chất lương.
Về nguyên tắc, chi phí nhân công trực tiếp cũng được tập hợp giống như chí phí
nguyên vật liệu trực tiếp.
3.2.2. Tài khoản sử dụng:
Kế toán sử dụng tài khoản 622 - “Chi phí nhân công trực tiếp”.

TK 622
Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
phát sinh trong kỳ: tiền lương, tiền
công và các khoản phụ cấp có tính
chất lương.

Phân bổ và kết chuyển chi phí nhân
công trực tiếp vào TK 154 để tính giá
thành sản phẩm.

3.2.3. Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:














3.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung:
3.3.1. Nội dung chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung phản ánh chi phí của đội, đơn vị thi công bao gồm:
lương nhân viên quản lý đội sản xuất; tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý đội; các
khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ qui định hiện hành trên tiền lương
phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên sử dụng máy thi công, nhân
viên quản lý đội; khấu hao tài sản cố định dùng chung cho hoạt động của đội và
những chi phí khác liên quan tới hoạt động của đội.
TK 334, 111, 112
TK 335
Kết chuyển chi phí
nhân công trực tiếp

TK 622
Tiền lương phải trả cho
công nhân trực tiếp sản
xuất SP (kể cả lao động
thuê ngoài)

Lương phép, ngừng sản
xuất theo kế hoạch
TK 154
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com




15
Từng nội dung chi phí sản xuất chung ở trên được tập hợp và theo dõi theo từng
đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành. Trường hợp không thể hạch toán trực

tiếp được thì kế toán sẽ tiến hành phân bổ các chi phí này theo phương pháp thích
hợp, chủ yếu phân bổ theo tỷ lệ giá trị sản lượng thực hiện.
3.3.2. Tài khoản sử dụng:
Kế toán sử dụng tài khoản 627 – “Chi phí sản xuất chung”.

TK 627
Chi phí sản xuất chung phát sinh
trong kỳ.


- Các khoản ghi giảm chi phí
sản xuất chung.
- Phân bổ và kết chuyển chi
phí sản xuất chung vào tài
khoản 154 để tính giá thành
sản phẩm.

3.3.3. Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung:

























TK 152, 153, 142
TK 334, 338
TK 214


TK 111, 112

TK 133

TK 627 TK 154
TK 111, 112, 152 …
Thuế
VAT

Chi phí mua ngoài
Giá trị hao mòn của máy
móc phục vụ sản xuất
Lương nhân viên quản lý,

các khoản trích theo
lương
Nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ xuất dùng cho
quản lý đội sản xuất
K
ết chuyển chi phí
sản xuất chung
Các khoản chi phí
SXC được giảm trừ

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com




16
3.4. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công:
3.4.1. Nội dung chi phí sử dụng máy thi công:
Trong các doanh nhiệp khảo sát thiết kế, do đặc điểm và yêu cầu của công việc
nên công tác khảo sát phần lớn được thực hiện bằng máy bao gồm: máy khoan, máy
cắt, máy địa chấn, máy nén … Chi phí sử dụng máy thi công là những chi phí trực
tiếp có liên quan đến việc sử dụng xe và máy thi công. Chi phí sử dụng máy thi
công bao gồm: chi phí thường xuyên và chi phí tạn thời.
Chi phí thường xuyên sử dụng máy thi công gồm: lương chính, lương phụ của
công nhân điều khiển máy, phục vụ máy … ; chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ;
khấu hao tài sản cố định; chi phí dịch vụ mua ngoài (sửa chữa nhỏ, điện, nước, bảo
hiểm xe và máy…); và các chi phí bằng tiền khác.
Chi phí tạm thời sử dụng mát thi công gồm: chi phí sửa chữa lớn; chi phí công
trình tạm cho máy thi công (lều, lán, bệ, đường ray chạy máy…).

Như vậy, để có thể hạch toán chính xác chi phí sử dụng máy thi công cho các
đối tượng, trước hết phải tổ chức hạch toán tốt công việc hàng ngày của máy: theo
dõi về loại máy, đối tượng phục vụ, khối lượng công việc hoàn thành, số ca làm
việc thực tế…
3.4.2. Tài khoản sử dụng:
Kế toán sử dụng tài khoản 623 – “Chi phí sử dụng máy thi công”.
Tài khoản này chỉ dùng để hạch toán chi phí sử dụng máy thi công đối với
trường hợp doanh nghiệp thi công theo phương thức hỗn hợp (vừa thủ công vừa kết
hợp bàng máy). Trường hợp doanh nghiệp thi công hoàn toàn bằng máy thì các chi
phí phát sinh không được hạch toán vào tài khoản 623 mà được hạch toán vào các
tài khoản chi phí sản xuất 621, 622, 627.

TK 623
Các chi phí liên quan đến máy
thi công phát sinh trong kỳ.
Kết chuyển chi phí sử dụng máy
thi công vào Bên Nợ tài khoản
154 để tính giá thành sản phẩm.
Tài khoản 623 không có số dư cuối kỳ.


PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com




17
TK 512

623

-
Chi ti
ết ĐTHTCP

Giá thành thực tế ca máy cung
c
ấp cho các đối t
ư
ợng xây lắp

TK 632

TK 154 – Đội MTC

Giá thành thực tế ca máy cung
cấp cho các đối tượng xây lắp
(công trình, hạng mục công trình)

3.4.3. Sơ đồ hạch toán chi phí sử dụng máy thi công:

a. Nếu tổ chức đội máy thi công riêng biệt và đội máy có tập hợp chi phí riêng xem
như sản xuất phụ) – sử dụng tài khoản 154 để tập hợp chi phí sử dụng máy và tính
giá thành ca máy: có 2 trường hợp

- Nếu doanh nghiệp thực hiện theo phương thức cung cấp lao vụ máy lẫn
nhau giữa các bộ phận thì căn cứ giá thành thực tế để phân bổ cho các
đối tượng xây, lắp.









- Nếu doanh nghiệp thực hiện theo phương thức bán lao vụ máy lẫn nhau
giữa các bộ phận trong nội bộ thì căn cứ giá bán nội bộ phân bổ cho các
đối tượng xây, lắp.














Giá bán nội bộ phân bổ cho các
đối tượng xây lắp (chịu VAT)
154 – Đội máy thi công

623-Chi tiết ĐTHTCP
621

622


627

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com




18

b. Nếu không tổ chức đội máy thi công riêng biệt hoặc có tổ chức đội máy thi công
riêng biệt nhưng không tập hợp chi phí riêng cho đội máy thi công:





























4. Tập hợp chi phí và đánh giá Sản phẩm dở dang:
4.1. Tập hợp chi phí sản xuất:
Tất cả các chi phí sản xuất liên quan đến giá thành sản phẩm cuối cùng đều phải
tổng hợp vào bên Nợ tài khoản 154 – “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” đối
với phương pháp “kê khai thường xuyên” hoặc tổng hợp vào bên Nợ tài khoản 631
– “Giá thành sản xuất” đối với phương pháp “kiểm kê định kì”. Đối với doanh
nghiệp khảo sát thiết kế và xây lắp, chủ yếu áp dụng phương pháp “kê khai thường
xuyên.




TK 154
TK 623
TK 111, 112, 331


Căn cứ vào bảng phân
bổ chi phí sử dụng
MTC cho từng CT,

HMCT
TK 152, 153, 141, 111…
TK 334
TK 214
Tiền công phải trả cho
công nhân điều khiển
máy
Khi xuất, mua vật liệu
cho máy thi công
Chi phí khấu hao máy
thi công
Chi phí dịch vụ mua ngo
ài,
chi phí khác bằng tiền
TK 133
VAT đầu vào được khấu
tr
ừ (nếu có)

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com




19
TK 154
Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi
phí sử dụng máy thi công, chi phí sản
xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan

đến giá thành sản phẩm.

Số dư: chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

Giá thành công tác khảo sát thiết kế hoàn
thành bàn giao (từng phần hoặc
toàn bộ) được coi là tiêu thụ.

4.2. Đánh giá sản phẩm dở dang:
Sản phẩm dở dang ở đơn vị khảo sát thiết kế: là những sản phẩm còn đang
trong quá trình khảo sát hoặc đang trong giai đoạn thiết kế, hoặc những sản phẩm
đã hoàn thành nhưng chưa được nghiệm thu về mặt chi phí cũng như kĩ thuật. Đánh
giá sản phẩm dở dang là tính toán, xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở
dang cuối kỳ phải chịu. Việc đánh giá sản phẩm dở dang hợp lý là một trong những
nhân tố quyết định đến tính trung thực, hợp lý của giá thành sản phẩm trong kỳ.
Thông thường các đơn vị khảo sát thiết kế thường áp dụng phương pháp hạch
toán chi phí trực tiếp cho các đối tượng hạch toán, các chi phí liên quan đến nhiều
đối tượng thì được phân bổ theo tỷ lệ sản lượng thực hiện trong kỳ. Vì vậy, giá trị
sản phẩm dở dang ở các doanh nghiệp này được xác định tương đối dễ dàng:
G ddck = G ddđk + T cptk

Trong đó: G ddck : Giá trị SPDD cuối kì.
G ddđk : Giá trị SPDD đầu kì.
T cptk : tổng chi phí phát sinh trong kì.

III. Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng cơ bản
1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm:
Trong các doanh nghiệp xây dựng cơ bản, sản phẩm là những công trình có giá
trị lớn, do đó đối tượng tính giá thành sản phẩm thường là các công trình, hạng mục
công trình hoặc giai đoạn công việc hoàn thành… Dựa vào đặc điểm hoạt động của

đơn vị khảo sát thiết kế và để phù hợp với đối tượng hạch toán chi phí sản xuất nên
đối tượng tính giá thành trong các đơn vị khảo sát thiết kế thường là các công trình,
hạng mục công trình, các giai đoạn công việc đã hoàn thành hoặc khối lượng công
việc có dự toán riêng đã hoàn thành. Đây là căn cứ để kế toán mở các phiếu tính giá
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com




20
thành sản phẩm theo từng đối tượng, phục vụ quá trình kiểm tra tình hình thực hiện
kế hoạch giá thành, tính toán hiệu quả, xác định thu nhập.
2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm:
2.1. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng:
Đặc điểm của việc tập hợp chi phí sản xuất trong các đơn vị khảo sát thiết kế là
toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh đều được tập hợp theo từng đơn đặt hàng của
khách hàng mà không kể đến quy mô của công trình hay sự khác biệt về quy trình
công nghệ, thời gian thực hiện… Đối với các chi phí trực tiếp (chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp) phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến
đơn đặt hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó theo chứng từ gốc.
Đối với chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều
đơn đặt hàng, sau khi tập hợp xong sẽ phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu thức
phù hợp.
Do việc tính giá thành sản phẩm trong các đơn vị khảo sát thiết kế chỉ tiến hành
khi đơn đặt hàng hoàn thành nên kỳ tính giá thành thường không nhất trí với kỳ báo
cáo. Đối với những đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi
phí tập hợp được theo đơn đặt hàng đó được coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ và
chuyển sang kỳ sau. Đối với những đơn đặt hàng đã hoàn thành thì tổng chi phí sản
xuất đã tập hợp được theo đơn đặt hàng đó chính là tổng giá thành sản phẩm khảo
sát thiết kế cần tính.

2.2. Phương pháp tính giá thành giản đơn:
Hiện nay, phương pháp này được sử dụng phổ biến trong các đơn vị khảo sát
thiết kế bởi sự phù hợp giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính
giá thành sản phẩm. Mặt khác, phương pháp này sẽ cung cấp kịp thời số liệu về giá
thành sản phẩm khảo sát thiết kế trong mỗi kỳ báo cáo với cách tính đơn giản và
thực hiện dễ dàng.
Theo phương pháp này, chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp trực tiếp cho
một công trình hay giai đoạn công việc từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành, đó
chính là giá thành thực tế của công trình hay giai đoạn công việc.
2.3. Phương pháp tổng cộng chi phí:
Khi các công trình khảo sát thiết kế có quy mô lớn và yêu cầu kỹ thuật phức tạp,
với đối tượng tập hợp chi phí là từng đội, phòng sản xuất, đối tượng tính giá thành
là sản phẩm cuối cùng, thì giá thành sản phẩm cuối cùng phải là sự tổng hợp chi phí
ở các tổ, đội:


PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com




21
G = D dk + C1 + C2 + … + Cn – D ck

Trong đó: G : Giá thành sản phẩm
D dk : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
C1, C2…Cn : Chi phí sản xuất ở các bộ phận sản xuất
D ck : Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Ngoài các phương pháp trên, các doanh nghiệp khảo sát thiết kế cũng có thể áp
dụng một số phương pháp tính giá thành khác như: phương pháp hệ số, Phương

pháp tỷ lệ theo kế hoạch Viêc áp dụng phương pháp nào là dựa trên thực tế ở từng
doanh nghiệp.
3. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm:
3.1. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
Trong điều kiện “mở cửa” hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, các doanh
nghiệp muốn tồn tại và phát triển, đứng vững trong cạnh tranh thì tất yếu phải quan
tâm đến vấn đề tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nhưng vẫn đảm bảo được
chất lượng sản phẩm. Do tính đặc thù của lĩnh vực xây dựng cơ bản là chủ yếu áp
dụng phương pháp đấu thầu, giao thầu, nhận thầu cho nên để thắng thầu doanh
nghiệp khảo sát thiết kế phải xây dựng được giá đấu thầu hợp lý trên cơ sở định
mức đơn giá xây dựng cơ bản do Nhà nước ban hành, trên cơ sở giá thị trường và
khả năng của bản thân doanh nghiệp. Hơn nữa, lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu
của doanh nghiệp, vì vậy việc tăng cường công tác quản lý nói chung và quản lý chi
phí sản xuất, giá thành sản phẩm nói riêng phải đảm bảo phát huy tối đa tác dụng
của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Yêu cầu của công tác quản
lý là:
- Quản lý kế hoạch khảo sát thiết kế nhằm đảm bảo công tác khảo sát thiết
kế hoàn thành đúng kế hoạch được giao.
- Quản lý toàn bộ công trình, hạng mục công trình hoặc giai đoạn khảo sát
thiết kế sao cho chất lượng đồ án, bản vẽ kỹ thuật của công trình được
đảm bảo đúng theo trình tự, kết cấu được yêu cầu.
- Quản lý theo từng khoản mục chi phí: chi phí khảo sát thiết kế bỏ ra ít
nhất nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm, tránh hao hụt vât
liệu.
Tóm lại, trong việc quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, người quản
lý phải luôn nắm được nguồn gốc phát sinh chi phí, nội dung, tính chất của từng
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com





22
khoản mục chi phí, các nguyên nhân dẫn đến việc tăng, giảm chi phí tại doanh
nghiệp, cũng như tình hình thực hiện các kế hoạch giá thành tại doanh nghiệp…
3.2. Nhiệm vụ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
Để phát huy vai trò của công cụ kế toán, việc tổ chức hạch toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, yêu cầu tổ chức sản xuất và
yêu cầu của công tác quản lý mà doanh nghiệp xác định đối tượng và
phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành cho phù hợp.
- Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối
tượng tập hợp chi phí đã xác định bằng phương pháp thích hợp đối với
từng loại chi phí.
- Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu và định kỳ phân tích tình hình thực
hiện các dự toán chi phí đối với chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý
doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý
và tiết kiệm chi phí.
- Tổ chức kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm.


























PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com




23


















CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TẠI XÍ NGHIỆP THIẾT KẾ – TƯ VẤN XÂY DỰNG
THUỶ LỢI 3














PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com





24
I. Giới thiệu chung về Xí nghiệp Thiết kế – Tư vấn Xây dựng Thuỷ lợi 3:
1. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp Thiết kế – Tư vấn Xây
dựng Thuỷ lợi 3:
Xí nghiệp Thiết kế – Tư vấn Xây dựng Thuỷ lợi 3, tiền thân là Đoàn Khảo Sát
Thiết Kế Thuỷ Lợi Trung Trung Bộ, được thành lập năm 1975, tại thành phố Nha
Trang.
Chặng đường phát triển hơn 30 năm của Xí nghiệp Thiết kế – Tư vấn Xây dựng
Thuỷ lợi 3 có thể chia làm 3 giai đoạn chính sau:
1.1. Giai đoạn 1 (1975 – 1980): vừa xây dựng cơ sở, vừa triển khai phục vụ và
những kết quả ban đầu.
Những ngày đầu mới giải phóng, đơn vị gặp không ít khó khăn, trở ngại: cơ sở
vật chất kỹ thuật thiếu thốn, kinh phí cấp từ Hà Nội vào rất hạn hẹp, nhỏ giọt …
Ngày 2 – 12 –1975 , đơn vị mua được căn nhà số 30 Trịnh Phong làm nơi ở và
làm việc trong hoàn cảnh lấy chân làm giá vẽ, lấy sàn nhà làm giường ngủ …
Tổ chức vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, chưa ổn định. Đơn vị chỉ có một
đoàn trưởng do Viện phó Phan Sỹ Kỳ kiêm nhiệm. Dưới đoàn có các phòng thiết kế
1, phòng thiết kế 2, phòng thiết kế 3, phòng kỹ thuật và phòng tổng hợp với các
đồng chí phụ trách phòng.
Nhưng cái khó nhất, đáng lo nhất lúc bấy giờ là tất cả các kỹ sư và công nhân
đều chưa quen biết vùng đất lạ, điều kiện xây dựng công trình gặp nhiều khó khăn
từ việc đánh giá nguồn nước đến các điều kiện địa hình, địa chất, nền móng công
trình, vật liệu xây dựng… Nhờ các biện pháp tích cực và chủ động trên cơ sở phát
huy truyền thống của ngành, đơn vị đã lần lượt vượt qua mọi khó khăn, trở ngại,
hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiệm vụ của Bộ giao cho, đề xuất nhiều công
trình được Nhà nước và Bộ đầu tư, đưa nhiều công trình sớm vào xây dựng phục vụ
kịp thời cho việc phát triển sản xuất trong miền, giúp đỡ các địa phương đưa công
tác khảo sát thiết kếđi dần vào nề nếp, đồng thời xây dựng bước đầu cơ sở vật chất
kỹ thuật cho một cơ quan thiết kế vùng. Đơn vị đã khôi phục hơn 20 công trình trên

hệ thống thuỷ lợi Đồng Cam, đập dâng hệ thống Tam Giang,…
Ngày 14 – 5 – 1979, đơn vị mua ngôi nhà số 52 Đống Đa làm nơi ở cho công
nhân khảo sát và các kỷ sư được biệt phái từ Viên vào, bố trí thư viện và kho lưu
trữ…
Tháng 5 – 1980, Bộ chính thức quyết định bổ nhiệm Ban chỉ huy gồm: một
Đoàn trưởng và một Đoàn phó, sau đó bổ sung thêm một Đoàn phó. Từ đây, đơn vị
lại bước sang một thời kỳ mới không kém phần khó khăn và thử thách.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com




25
1.2. Giai đoạn 2 (1981 – 1990): tiếp tục ổn định và phát triển
Cùng với cả nước cũng như toàn ngành, đơn vị lại đứng trước những khó khăn,
thử thách mới khi công tác đầu tư xây dựng tạm thời thu hẹp do thiếu vốn, vật tư,
… Nhiều công trình tạm dừng, nguồn thu bị giảm… Được các cấp lãnh đạo của Bộ
và Viện động viên, giáo dục, những người lao động ở đơn vị lại nhắc nhở nhau về
truyền thống chịu đựng gian khổ, tinh thần chủ động, tự lực cánh sinh, đứng vững
và tạo ra những cơ hội phát triển mới.
Đầu năm 1981, đơn vị cho kiểm kê toàn bộ công tác thiết kế, xác minh các công
trình đang làm dở cần tiếp tục và các công trình tạm dừng do chủ đầu tư không cấp
vốn.
Ngày 1 – 5 – 1981, Đoàn ban hành quy định tạm thời về ghi chép ban đầu trong
hạch toán nội bộ.
Đầu năm 1989, đơn vị ra nội quy tổ chức và công tác của Đoàn Thiết Kế Thuỷ
Lợi Trung Trung Bộ, làm cơ sở sau này ban hành nội quy của Xí nghiệp Thiết kế –
Tư vấn Xây dựng Thuỷ lợi 3, trực thuộc Viện Khảo Sát Thiết Kế Thuỷ Lợi quốc
gia, là căn cứ pháp quy nội bộ đưa mọi hoạt động của đơn vị đi vào kỷ cương, hiệu
quả.

Con người vẫn tiếp tục là đố tượng quan tâm của đơn vị. Bữa ăn trưa được bắt
đầu từ năm 1984, tạo điều kiện cho người lao động an tâm làm việc suốt ngày. Các
cuộc gặp gỡ thân ái giữa lãnh đạo và công nhân viên, giữa các thành viên trong tổ,
nhóm, được diễn ra thường xuyên đã làm tăng thêm tình người trong đơn vị để cùng
nhau phục vụ những mục tiêu chung.
Về tổ chức, ngày 9 – 12 – 1982, đồng chí Viện trưởng Phan Sỹ Kỳ vào làm việc,
xác định đơn vị chưa đủ điều kiện lập Phân viện, quy mô Đoàn sẽ thu hẹp tương
đương cấp phòng nhưng chức năng thì rộng và nặng hơn. Cuối năm 1989, Viện
được đổi tên là Công ty Khảo Sát Thiết Kế Thuỷ Lợi I, Theo quyết định 485 ngày 8
– 11 – 1989 của Bộ Thuỷ lợi.
Để chuẩn bị đón những cơ hội mới, hội nhập vào trình độ phát triển chung, từ
đầu năm 1990, đơn vị đã cử các kỹ sư đi học Autocad ngoài Hà Nội, liên doanh với
công ty Tin học, trang bị máy vi tính, làm cơ sở cho việc ứng dụng công nghệ thông
tin trong công tác thiết kế công trình thuỷ lợi.
1.3. Giai đoạn 3 (1991 —> nay): 16 năm đổi mới, tiếp tục phát triển bền vững.
Xí nghiệp tiếp tục tăng cường đầu tư, nâng cao trình độ, đổi mới công nghệ, ra
sức vươn lên tiếp cận trình độ tư vấn xây dựng thuỷ lợi tiên tiến.
Đầu năm 1991, Đại hội công nhân viên chức quyết định dành 10% quỹ lương
khoán để đào tạo lại người lao động. Xí nghiệp đăng cai 2 lần lớp kỹ sư trưởng (nay
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

×