Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc học tiếng Anh của sinh viên thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.83 KB, 48 trang )

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
VIỆC HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN -
VIỆC HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN -


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Lời mở đầu
Thành phố Hồ Chí Minh luôn được biết đến là một trung tâm kinh tế, tài chính,
thương mại, dịch vụ của cả nước; là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một
trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước, là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất
Việt Nam. Thành phố dẫn đầu cả nước về số lượng ngân hàng và doanh số quan hệ tài
chính - tín dụng. Doanh thu của hệ thống ngân hàng thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng
doanh thu toàn quốc. Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 thành phố Hồ Chí
Minh có dân số 7.162.864 người, gồm 1.824.822 hộ dân trong đó: 1.509.930 hộ tại thành
thị và 314.892 hộ tại nông thôn, bình quân 3,93 người/hộ. Phân theo giới tính: Nam có
3.435.734 người chiếm 47,97%, nữ có 3.727.130 người chiếm 52,03%. Theo số liệu của
Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, dân số thành phố vào giữa năm 2010 là
7.396.446 người, mật độ 3.531 người/km
2
. Cùng với xu thế hội nhập toàn cầu và giao lưu
văn hoá giữa các nước như hiện nay, sự gia tăng về nhu cầu học ngoại ngữ là điều không
thể tránh khỏi. Được xem là ngôn ngữ chung trên thế giới, từ lâu tiếng Anh đã trở nên vô
cùng phổ biến và là ngôn ngữ thứ hai của rất nhiều quốc gia trên thế giới nói chung,
ở Việt Nam nói riêng. Do đó, có thể khẳng định rằng việc dạy và học môn tiếng Anh
chiếm vị trí rất quan trọng trong công tác giáo dục và đào tạo ở nước ta. Bên cạnh việc
học Tiếng Anh ở trường thì nhu cầu học thêm của người dân nói chung, của sinh viên


thành phố Hồ Chí Minh nói riêng là rất cao. Từ nhu cầu đó dẫn đến việc các trung tâm
ngoại ngữ mọc lên ngày càng nhiều. Có thể kể đến như: Đông Phương Mới, FLC-VNU-
AUSP, ELITE, VUS, Dương Minh, Không Gian, …
Bên cạnh những thuận lợi do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại thì cạnh tranh giữa
các quốc gia ngày càng gay gắt với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, các tổ chức tài
chính - ngân hàng Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn về công nghệ, trình độ quản lý,
năng lực tài chính và nguồn nhân lực có chất lượng cao. Họ muốn sử dụng nguồn nhân
lực sẵn có của Việt Nam để triển khai những dịch vụ tài chính, ngân hàng, nhưng nguồn
nhân lực của các cơ sở đào tạo nhìn chung rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của
2
các ngân hàng cả về số lượng và chất lượng. Trong đó, trình độ tiếng Anh chưa đạt yêu
cầu nếu phải phục vụ các khách hàng nước ngoài tại quầy. Thực trạng đáng lo ngại
hiện nay đối với giáo dục hệ Đại học là tình trạng sinh viên thiếu kiến thức Tiếng
anh cơ bản cũng như chuyên ngành đang chiếm tỉ lệ rất cao mặc dù đã có nhiều đổi
mới trong phương pháp dạy và học ở nhiều trường Đại học, Cao đẳng. Việc các sinh
viên học ngoại ngữ nhưng không thể sử dụng được đang xảy ra phổ biến. Do đó dẫn đến
tình hình chung là khả năng sử dụng tiếng Anh của sinh viên khi ra trường sẽ rất hạn chế
và trong môi trường làm việc như hiện nay rất khó đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển
dụng.
Trong xu thế xã hội hiện nay, sinh viên ra trường nếu có khả năng tiếng Anh lưu
loát thì sẽ nắm đến một nửa cơ hội có việc làm so với những ai “mù tịt” môn ngoại ngữ
này. Thậm chí ngay cả khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nếu sinh viên có khả năng sử
dụng tiếng Anh thì điều đó cũng giúp họ tiếp cận với các nền khoa học và văn minh thế
giới, cập nhật và mở rộng các kiến thức ngoài bài giảng, tăng cường khả năng nghiên cứu
khoa học một cách nhanh chóng hơn hẳn những sinh viên không sử dụng được tiếng
Anh. Có rất nhiều SV mới ra trường rất giỏi, có năng lực nhưng họ lại không thể tiếp cận
được với các chương trình đào tạo của các doanh nghiệp vì họ không thể giao tiếp bằng
tiếng Anh. Điều này cũng đã và đang góp phần thúc đẩy cho việc dạy và học ngoại ngữ ở
các trường Đại học, Cao đẳng luôn trở nên “nóng”, nhất là trong mấy năm trở lại đây.
Tuy vậy, bên cạnh những sinh viên có thành tích tốt trong các kì thi IELTS, TOEFL và

có khả năng giao tiếp thành thạo với người nước ngoài thì còn đa số sinh viên chưa nắm
được kiến thức cơ bản lẫn chuyên ngành hoặc nắm khá vững kiến thức nhưng lại không
giao tiếp được.
Một số nguyên nhân có thể kể đến là:
+ Hầu hết sinh viên đến từ những vùng quê thì trình độ tiếng Anh khá kém. Sinh
viên mất nhiều kiến thức về từ vựng, ngữ pháp và kể cả “mất gốc” môn tiếng Anh ngay
từ khi còn học THPT.
+Học Tiếng Anh ở phổ thông mang nặng tinh chất đối phó, động cơ học tập
không cao vì vậy sinh viên quên rất nhanh những gì đã học. Khi băt đầu học lại Tiếng
3
Anh theo chuẩn TOEIC, đại đa số SV trong lớp cảm thấy như học lại từ đầu .
+ Sinh viên đã học tiếng Anh 3 hoặc 7 năm ở phổ thông nhưng thực chất trình độ
nghe của SV chỉ bắt đầu bằng con số 0 khi theo chuẩn TOEIC vì SV không được học
môn nghe ở phổ thông. Đề thi TOEIC luôn đòi hỏi người học phải có kỹ năng đọc
nhanh vì thế sinh viên hoàn toàn bắt đầu bằng con số 0 khi thi đọc hiểu theo chuẩn
TOEIC.
Trường Đại học Ngân Hàng TP HCM là một trường đại học đa ngành, nhưng
chuyên ngành về kinh tế, đặc biệt ngành tài chính-ngân hàng là ngành mũi nhọn của
trường. Hằng năm trường tuyển hơn 2000 sinh viên gồm bậc đại học và cao đẳng.
Trường Đại học Ngân Hàng TP HCM được đánh giá là có vai trò quan trọng trong việc
đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng cho khu vực phía Nam và cả
nước. Bên cạnh việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn tốt thì trường cũng
rất chú trọng trong việc nâng cao trình độ tiếng Anh của sinh viên. Để nâng cao trình độ
tiếng Anh cho học sinh, sinh viên, trường đã áp dụng TOEIC làm chuẩn tiếng Anh đầu
ra; giúp các em trang bị một công cụ làm việc hiệu quả để hội nhập với môi trường làm
việc chuyên nghiệp trong tương lai. Năm 2009, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM đã ban
hành quyết định về chuẩn đầu ra tiếng Anh cho SV của trường. Theo đó, để tốt nghiệp,
SV phải đạt trình độ 550 TOEIC quốc tế. Tuy nhiên, thực tế triển khai thì không theo
quyết định này mà thực hiện tăng dần theo lộ trình. Cụ thể, với khóa 23 (tức khóa tốt
nghiệp năm 2011), chuẩn này là 500 điểm; khóa 24 sẽ nâng lên 525 điểm; khóa 25 đến

khóa 27 sẽ giữ nguyên mức 530. Tiến sĩ Phan Ngọc Minh - Trưởng phòng Đào tạo, cho
biết: “Dù đưa ra mức chuẩn là 550 TOEIC, tuy nhiên do thực tế trình độ đầu vào tiếng
Anh của SV nên nhà trường phải triển khai theo lộ trình tăng dần, cho đến khi nào đáp
ứng được thì mới triển khai theo chuẩn”.
4
Sơ lược về đề tài nghiên cứu
1.Tên đề tài: “CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC HỌC TIẾNG ANH VÀ
GIẢI PHÁP”
2. Lí do lựa chọn đề tài:
Trong những năm qua Việt Nam đang từng bước đi lên trên con đường hội nhập
kinh tế quốc tế với nhiều cơ hội và cũng nhiều thách thức. Nước ta đang thu hút nguồn
đầu tư nước ngoài cũng như có xu hướng họp tác làm ăn với họ. Để làm được điều đó thì
ta với họ phải có tiếng nói chung, như chúng ta được biết thì Tiếng Anh là một trong
những ngôn ngữ thông dụng nhất trên thế giới, là chìa khóa để mở cửa thế giới, doanh
nhân ở mọi quốc gia nếu muốn thành đạt không thể không biết đến ngôn ngữ này… Có
thể nói, trên rất nhiều lĩnh vực, tiếng Anh đã chinh phục tuyệt đối. Vì vậy mỗi người Việt
Nam ta phải trao đồi kiến thức về ngoại ngữ song song kiến thức chuyên ngành của mình,
nếu có kiến thức chuyên nghành vừa sâu vừa rộng mà không có ngôn ngữ chung thì khó
có thể vươn tầm ra nền kinh tế thế giới để phát triển nền kinh tế nước nhà vững mạnh.
Để có thể tiếp cận tri thức thế giới, trước hết là phải giỏi ngoại ngữ nhằm nuôi
dưỡng hiểu biết ngang tầm thời đại, mỗi người cần phải thông thạo ít nhất là một ngoại
ngữ, thành thạo chứ không phải hiểu biết sơ sài. Trong hệ thống kiến thức, kỹ năng và
thái độ cần hình thành và phát triển vốn hiểu biết cho mọi người, ngoại ngữ có một vị trí
hết sức quan trọng, ngoại ngữ không chỉ là công cụ hữu hiệu trong tay người lao động
trong việc khai thác thông tin tiếp thu thành tựu khoa học kỹ thuật cao và học hỏi kinh
nghiệm tốt của các nước trên thế giới về lĩnh vực chuyên ngành của mình mà còn là một
phương tiện hữu ích trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần của
con người. Nắm được ngoại ngữ, con người có thể hiểu biết sâu sắc hơn nữa về nền văn
minh thế giới, mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu và phát triển tiềm năng của chính mình.
Ngoại ngữ có vai trò và vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo và trong sự

phát triển của đất nước.
5
Nói chung, không những vì biết ngoại ngữ là yêu cầu tất yếu của lao động có kỹ
thuật cao nhằm đáp ứng các quy trình công nghệ thường xuyên được đổi mới, mà biết
ngoại ngữ còn là một năng lực cần thiết đối với người Việt Nam hiện đại. Nắm bắt xu thế
này, hầu hết các trường đại học đều yêu cầu sinh viên khi ra trường bắt buộc phải có một
trình độ Tiếng Anh tối thiểu nào đó bên cạnh kiến thức về chuyên nghành đào tạo. Có
như vậy thì nguồn nhân lực Việt Nam mới có thể tiến xa hơn trong nền kinh tế hội nhập
như hiện nay.
Có một nghịch lý là Việt Nam ta có rất nhiều trường đại học, đào tạo các nghành
nghề rất đa dạng và phù hợp nhu cầu của hầu hết doanh nghiệp nội cũng như doanh
nghiệp nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam. Nhưng có rất ít sinh viên được nhận vào làm
tại các doanh nghiệp nước ngoài bởi lẽ sinh viên Việt Nam chưa chú trọng trình độ ngoại
ngữ một cách đúng đắn chủ yếu chỉ nhằm ứng phó, lấy điểm trung bình để “qua ải” tại
các kỳ thi hoặc của một số viên chức nhằm hợp thức hóa bằng cấp tại Việt Nam trong khi
doanh nghiệp nước ngoài họ rất cần điều đó.
Với mong muốn đưa đến một cái nhìn toàn diện hơn về việc tiếp cận ngoại ngữ,
trao dồi tiếng anh của sinh viên Việt Nam. Từ đó tạo cơ sở để các cơ sở đào tạo anh ngữ
có những chính sách tích cực để đào tạo, định hướng sinh viên phục vụ tốt hơn cho xã
hội; giúp các địa phương phần nào nắm bắt được nhu cầu của sinh viên nhằm xây dựng
một môi trường làm việc phù hợp hơn, góp phần nâng cao năng suất lao động, đóng góp
chung vào sự phát triển của đất nước, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “Các nhân
tố ảnh hưởng đến việc học Tiếng Anh và giải pháp” và thực hiện khảo sát tại trường
Đại học Ngân hàng Hồ Chí Minh.
3. Nền tảng nghiên cứu:
Dựa vào kiến thức môn kinh tế lượng và những bài luận nghiên cứu trước đó để làm nền
tảng cho bài tiểu luận này.
4. Mục tiêu nghiên cứu:
Xác định và định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến khía cạnh trao đồi tiếng anh của sinh
6

viên tại trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.
Các chính sách đào tạo, định hướng tích cực trong việc giúp sinh viên ý thức hơn trong
việc học tiếng anh của mình. Điều đó sẽ tạo cho sinh viên có nhiều cơ hội hơn trong
phỏng vấn khi làm ứng cử viên thực tập hay xin việc làm khi tốt nghiệp.
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Sinh viên trường Đại học Ngân hàng.
6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này chủ yếu được nghiên cứu thông qua phương pháp khảo sát thực tế thu thập
thông tin và phân tích bằng phần mềm SPSS.
a) Công cụ thu thập thông tin
- Đề tài nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi tự trả lời để thu thập thông tin từ đối
tượng cần điều tra bởi vì công cụ này có những thuận lợi cơ bản sau:
• Giúp người nghiên cứu tiết kiệm được thời gian, chi phí, nhân lực dành cho
cuộc khảo sát.
• Đặc điểm cơ bản của bảng câu hỏi tự trả lời là đối tượng sẽ không phải nêu cụ
thể danh tính của mình do đó đảm bảo được tính bí mật trong các thông tin cá nhân.
• Tỷ lệ hồi đáp đối với hình thức điều tra này thường rất cao.
- Các bước cơ bản trong quá trình thiết kế bảng câu hỏi:
 Bước 1: Dựa trên những lí thuyết và các bài nghiên cứu đã có để lập nên bảng câu
hỏi ban đầu.
 Bước 2: Bảng câu hỏi được tham vấn ý kiến của giảng viên hướng dẫn để bổ sung
và hoàn thiện bảng câu hỏi.
 Bước 3: Bảng câu hỏi được hoàn chỉnh và tiến hành thiết kế bảng câu hỏi trực
tuyến.
b) Quá trình thu thập thông tin:
Bởi vì đối tượng nghiên cứu của đề tài này là sinh viên hệ chính quy của trường
Đại học Ngân Hàng nên việc điều tra gặp nhiều thuận lợi. Nhận được sự chia sẽ, giúp đỡ
nhiệt trình của các sinh viên nên quá trình điều tra nhanh chóng hoàn thành. Tuy nhiên do
những sai sót trong quá trình thu thập nên dẫn đến việc thất lạc mẫu điều tra. Do nhận
7

thấy số lượng mẫu thu được cũng đảm bảo tính khách quan của quá trình điều tra nên
nhóm quyết định chọn số mẫu thu được mà không điều tra thêm và kết thúc quá trình
điều tra tại đây.
Dữ liệu thu thập từ bảng câu hỏi khảo sát được mã hóa và nhập liệu bằng phần
mềm phân tích dữ liệu SPSS để thuận lợi cho việc phân tích dữ liệu về sau.
7. Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu
Ngày nay, mọi người trên khắp thế giới đang cố gắng tìm mọi cách để nâng cao
trình độ tiếng Anh của mình. Nhưng liệu bao nhiêu trong số những người ấy trả lời được
chính xác lý do vì sao họ cần phải học tiếng Anh? Cũng như mọi ngôn ngữ khác, việc
học tốt tiếng Anh đòi hỏi phải xuất phát từ một động lực rõ ràng. Nếu như bạn không biết
mình đang học tiếng Anh để làm gì thì những nỗ lực của bạn rồi sẽ dẫn bạn tới sự mất
phương hướng trong việc học tập, từ đó không tạo ra những hiệu quả tích cực.
Sự yêu thích có lẽ là động lực tốt nhất, mạnh nhất để bạn có thể đi xa với bất cứ
ngôn ngữ nào đó ngoài tiếng mẹ đẻ, đặc biệt là tiếng Anh. Tiếng Anh là một ngôn ngữ
đẹp, gắn liền với nhiều nét văn hóa đặc sắc từ những quốc gia sử dụng nó. Nếu bạn cảm
thấy mình thực sự yêu thích và đam mê tiếng Anh thì tôi tin chắc rằng bạn sẽ sớm thành
thạo ngôn ngữ này.
Phần đông mọi người hiện nay cho rằng học tiếng Anh là để cải thiện bản thân,
cải thiện cuộc sống của chính mình. Đó là một động lực hoàn toàn chính đáng của riêng
bạn. Rõ ràng rằng các nhà tuyển dụng sẽ muốn lựa chọn một ứng viên có khả năng tiếng
Anh tốt, thay vì một ứng viên không thể sử dụng hoặc sử dụng rất tệ ngoại ngữ này. Hoặc
giả như bạn muốn đi du học thì nhất thiết bạn phải học tiếng Anh để có thể theo được nội
dung chương trình đào tạo.

Tiếng Anh hiện nay đã trở thành thứ ngôn ngữ toàn cầu. Giữa hàng chục, hàng
trăm thứ ngôn ngữ khác nhau, thế giới đã lựa chọn tiếng Anh như phương tiện để mọi
người có thể hiểu được nhau. Theo số liệu từ Wikipedia, 53 quốc gia sử dụng tiếng Anh
8
làm ngôn ngữ chính thức. Các sự kiện quốc tế như Olympic, các tổ chức toàn cầu, các
công ty đa quốc gia… cũng đều coi tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp thông dụng. Để

không trở thành một vị khách, một người bạn “không thể giao tiếp”, bạn cần phải học để
sử dụng tiếng Anh.
Đôí với sinh viên ĐH Ngân Hàng TP HCM,việc học tiếng Anh để không chỉ là
điều kiện bắt buộc để có thể ra trường.Hơn thế nữa,việc nắm trong tay một chứng chỉ
tiếng anh quốc tế như TOEIC,TOEFL,IELTS loại ưu là điều kiện cần thiết để bạn
có được 1 vị trí làm việc ở các ngân hàng trong nước,thậm chí bạn còn có thể có được
một công việc tốt với thu nhập khá cao ở các ngân hàng nước ngoài như HSBC hay ANZ
nếu trình độ tiếng Anh của bạn thực sự giỏi để có thể giao tiếp tốt với các đồng
nghiệp,sếp hay khách hàng là người nước ngoài.
Vì vậy,nghiên cứu về thực trạng hoc tiếng Anh của sinh viên Ngân Hàng là cần
thiết để có thể hiểu rõ về những khó khăn cũng như những lợi thế mà sinh viên trường ta
có,từ đó có thể đề xuất những biện pháp nhằm khắc phục điểm yếu và phát huy điểm
mạnh nhằm góp phần nâng cao trình độ tiếng Anh của sinh viên ĐH Ngân Hàng
TPHCM.
8. Kết cấu đề tài
Để tài được trình bày như một bài tiểu luận có kết cấu tương đối đầy đủ, gồm 3 phần.
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Thực trạng nghiên cứu
Chương 3: Những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả học Tiếng Anh của sinh viên
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Sự phổ biến của tiếng Anh:
Ngôn ngữ nào cũng được sử dụng để giao tiếp. Tuy nhiên, ngày nay người ta coi
tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế; vì thế, tiếng Anh thướng được gọi là “the language of
communiccation” (ngôn ngữ giao tiếp). Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, có vẻ mọi
người đều đồng ý sử dụng tiếng Anh để trò chuyện với nhau. Tiếng Anh được nói ở hơn
9
100 nước (theo ODSI).
Theo Hội đồng Anh, hiện có khoảng 1.500.000.000 người trên thế giới nói tiếng
Anh và 1.000.000.000 người khác đang học ngôn ngữ này. Ngoài ra, có 75% thư từ và
bưu thiếp trên thế giới đước viết bằng tiếng Anh. Hầu hết các hội nghị cũng như các trận

thi đấu quốc tế đều được tiến hành bằng tiếng Anh, ví dụ như thế vận hội Olympics và
cuộc thi hoa hậu thế giới. Cũng vậy, các nhà ngoại giao và chính trị đến từ các nước khác
nhau đều sử dụng tiếng Anh để giao tiếp với nhau. Tiếng Anh là ngôn ngữ chính trong
các tổ chức như: Liên Hợp Quốc, NATO, Hiệp hội Tự do Thương mại Châu Âu.
Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhưng lại không thay thế các ngôn
ngữ khác, thay vào đó nó hỗ trợ các ngôn ngữ với các yếu tố sau:
• Hơn 250 triệu người Trung Quốc học tiếng Anh.
• Trong 80 nước, tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng thứ hai hay được phổ biến
trong việc học.
• Ở Hồng Kông, 9 trên 10 học sinh trung học đều được học tiếng Anh.
• Ở Pháp, để bắt đầu vào trung học các học sinh phải có ít nhất 4 năm hoc tiếng Anh
hay tiếng Đức; hầu hết 85% học sinh là chọn học tiếng Anh.
• Tại Nhật Bản, các học sinh trung học được đòi hỏi là phải có 6 năm học tiếng Anh
trước khi tốt nghiệp.
1.1. Trong các phương tiện truyền thông và giao thông
Tiếng Anh chiếm ưu thế trong giao thông vận tải và các phương tiện truyền thông.
Trong lĩnh vực du lịch và ngôn ngữ cộng đồng của hàng không quốc tế, tiếng Anh đóng
vai trò chính. Phi công, tiếp viên và kể cả các nhân viên kiểm soát đều nói tiếng Anh tại
các phi trường quốc tế. Năm trong số các đài phát thanh nổi tiếng là CBS, NBC, ABC,
BBC và CBC được 300 triệu người chọn ra là các đài phát thanh tiếng Anh phổ biến
nhất. Tiếng Anh cũng là ngôn ngữ phổ biến trên các chương trình TV thuộc truyền tải vệ
tinh.
1.2. Trong thời đại thông tin
Ngôn ngữ của thời đại thông tin là tiếng Anh. Hơn 80% nguồn dự trữ thông tin của
10
hơn 100 triệu máy tính khắp thế giới là tiếng Anh. 85% các cuộc trao đổi qua điện thoại
quốc tế được sử dụng bằng tiếng Anh, cũng như vậy số lượng mail, các cuộc điện báo và
truyền tín hiệu qua dây cáp. Chương trình chỉ dẫn trên máy tính và các chương trình phần
mềm thường được dùng bằng tiếng Anh.
Tiếng Đức đã là một ngôn ngữ của khoa học. Nhưng ngày nay, hơn 80% các bản

ghi chép khoa học được trình bày với ngôn ngữ thứ nhất là tiếng Anh. Tương tự, phân
nửa kỹ thuật và khoa học trên thế giới cũng được phổ biến bằng tiếng Anh và còn được
dùng trong các lĩnh vực y học, điện tử và kỹ thuật không gian.
1.3. Trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế
Tiếng Anh trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực
trong nền kinh tế Châu Âu. Cũng vậy tiếng Anh hầu như tham gia hầu hết vào các thành
phần lãnh đạo của các doanh nghiệp. Các tập đoàn của nhiều quốc gia trên thế giới
thường chọn tiếng Anh như lựa chọn chính của họ.
1.4. Ngôn ngữ chung
Tiếng Anh dùng như là tiếng nói chung ở nhiều nước nơi mọi người nói nhiều ngôn
ngữ khác nhau. Tại Ấn Độ, nơi có gần 200 ngôn ngữ khác nhau được sử dụng và chỉ có
30% người nói ngôn ngữ chính là tiếng Hindi.
1.5. Ngôn ngữ chính thức
Tiếng Anh là ngôn ngữ nửa chính thức của 20 nước Châu Phi bao gồm Sierra
Leone, Ghana, Nigeria, Liberia và Nam Phi.
Tiếng Anh là ngôn ngữ thống nhất của hội đồng thế giới Thiên chúa giáo và là một
ngôn ngữ chính thức của các thế vận hội và các cuộc thi hoa hậu hoàn vũ trên thế giới.
1.6. Văn hóa thế hệ trẻ
Tiếng Anh là ngôn ngữ trong văn hóa thế hệ trẻ quốc tế. Những người trẻ tuổi từ khắp
nơi trên thế giới nghe và hát các ca khúc tiếng Anh nổi tiếng thường không cần hiểu hết ý
nghĩa của lời nhạc. Các từ break dance, rap music, bodybuilding, windsurfing và
computer hacking đang lấn át dần các từ lóng của giới trẻ Đức
2. Lợi ích của việc học tiếng Anh:
Tiếng Anh không chỉ giúp mở rộng phạm vi giao tiếp, gây ấn tượng với những
11
người xung quanh bất cứ khi nào “cất tiếng”, mà còn mang đến nhiều lợi ích khác. Chúng
ta sẽ nghĩ đến cảm giác thích thú khi được tiếp cận những thông tin mà không phải ai
cũng có được. Rồi cả khi chúng ta tạo ra những bước nhảy vọt trong sự nghiệp của mình,
bỏ xa những người khác một khoảng dài. Chúng ta sẽ đạt được tất cả những điều này nếu
chúng ta có thể nói tiếng Anh thật tốt.

2.1. Tiếp cận tri thức
Các phương tiện thông tin ngày nay, như Internet, tivi, báo chí cung cấp những
nguồn tri thức vô hạn, vì chúng ta đang sống trong thời đại thông tin. Chỉ có một vấn đề
là hầu hết những thông tin này đều được viết bằng tiếng Anh. Dưới đây là một số ví dụ về
những gì chúng ta có thể sử dụng nếu biết tiếng Anh.
• Hầu hết các trang Web trên mạng. Có tới hơn 1 tỷ trang Web sử dụng tiếng Anh.
Thật kinh ngạc khi chỉ cần học một ngôn ngữ là có thể khai thác hầu hết kho tri thức ấy.
• Sách – về bất cứ lĩnh vực nào, từ khắp nơi trên thế giới, chúng ta có thể đọc sách
của các tác giả Anh hay Mỹ, và cả các cuốn sách được dịch từ ngôn ngữ khác. Bất cứ thể
loại sách nào chúng ta quan tâm, chúng ta đều có thể tìm đọc bằng ngôn ngữ tiếng Anh.
• Báo chí. Chỉ có báo và tạp chí tiếng Anh là có thể mua được ở khắp mọi nơi trên
thế giới. Vì vậy, không cần phải lùng sục tìm kiếm những tờ báo như Time (Thời đại),
Newsweek (Tuần tin), hay International Herald Tribune (Diễn đàn đưa tin quốc tế).
• Khoa học. Tiếng Anh là chìa khoá mở cánh cửa vào thế giới khoa học. Năm 1997,
95% các bài báo trong Danh mục Trích dẫn Khoa học (Science Citation Index) được viết
bằng tiếng Anh. Chỉ có khoảng 50% trong số đó đến từ các nước nói tiếng Anh như Anh
hay Mỹ (Theo garfiled).
• Bản tin. Xem mạng lưới truyền hình quốc tế như kênh CNN và BBC. Họ phát tin
tức nhanh chóng hơn, chuyên nghiệp hơn các mạng lưới truyền hình quốc gia khác. Và
chúng ta có thể xem các kênh này trên khắp thế giới.
2.2. Thúc đẩy sự nghiệp
Tiếng Anh có những lợi ích sau:
• Nếu có một vốn tiếng Anh tốt có thể nhận được việc làm mơ ước và kiếm được
nhiều tiền hơn.
12
• Mở rộng kiến thức chuyên môn. Tiếng Anh là ngôn ngữ của công nghệ, đặc biệt
những ngành công nghệ cao như khoa học máy tính, di truyền học, y học.
• Nghiên cứu khoa học máy tính. Đọc các bài báo chuyên môn kỹ thuật không mấy
khó khăn.
• Trở thành doanh nhân đẳng cấp quốc tế. Giao dịch quốc tế được tiến hành bằng

tiếng Anh. Và tất cả lĩnh vực kinh doanh ngày nay đều mang tầm quốc tế. Vì thế nếu
muốn “nhập cuộc”, phải biết tiếng Anh, để liên lạc với các doanh nhân, để tham dự hội
thảo, để đọc báo và tạp chí thương mại quốc tế v.v
• Trở thành nhà khoa học tài giỏi hơn. Hãy liên lạc với các nhà khoa học ở những
nước khác, tham gia các hội nghị quốc tế, thăm các trung tâm học thuật nước ngoài. Tìm
hiểu những phát kiến mới thông qua sách báo, tạp chí.
• Sử dụng máy tính hiệu quả hơn. Hầu hết các ứng dụng máy tính đều dùng tiếng
Anh, do đó sẽ hiểu chúng rõ hơn, và trở thành nhân viên giỏi giang hơn.
• Học được những kỹ năng mới cho công việc. Mục “Tiếp cận tri thức” ở trên đã
giải thích
2.3. Cảm giác hài lòng
Tiếng Anh không chỉ hữu ích mà còn mang lại cho cảm giác hài lòng:
• Cảm giác tiến bộ. Mang lại cảm giác hài lòng khi có thể nói chuyện với người Mỹ
hoặc xem các kênh tivi tiếng Anh.
• Cảm giác thích học tiếng Anh hơn, nếu luôn nhớ rằng mỗi giờ học tiếng Anh là
một giờ đưa đến gần sự hoàn thiện hơn.
• Khi đã thông thạo tiếng Anh sẽ mang lại cảm giác thích thú mỗi khi sử dụng nó.
• Có thể thưởng thức nhiều hơn nữa các bản nhạc tiếng Anh. Chắc chắn âm nhạc sẽ
hay hơn nhiều nếu hiểu được cả ca từ của bài hát.
Ngoài ra, tiếng Anh còn tạo cơ hội cho chúng ta có thể kết bạn với mọi người từ
khắp nơi trên thế giới, đi du lịch thuận tiện hơn, góp phần nâng cao được một kỹ năng
giao tiếp rất đặc biệt- giao tiếp qua các tác phẩm nghệ thuật, sẽ cảm nhận được văn hóa
thế giới theo một cách rất khác biệt.
3. Tiếng Anh trong xu thế toàn cầu hóa:
13
Thế giới luôn thay đổi từng ngày, toàn cầu hoá và hợp tác cùng nhau phát triển là xu
thế tất yếu. Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, tiếng Anh đã trở thành điều kiện tiên
quyết để mỗi quốc gia hội nhập vào đại gia đình thế giới. Rõ ràng chúng ta không thể phủ
nhận tầm quan trọng ngày càng lớn của tiếng Anh trong xã hội hiện đại.
Thực tế quá trình toàn cầu hóa đã trở thành mạch nước ngầm lan tỏa vào nền kinh

tế, chính trị, văn hóa, xã hội của các quốc gia và tác động đến đời sống hàng ngày của
mỗi con người. Toàn cầu hóa liệu có liên quan đến các bạn trẻ và sinh viên trong việc học
tiếng Anh? Câu chuyện toàn cầu hóa chắc chắn không còn xa lạ như bạn nghĩ. Quá trình
toàn cầu hóa đã giúp lực lượng lao động có trình độ tại các nước đang phát triển ngày
càng có thêm cơ hội cạnh tranh làm việc cho các tổ chức đa quốc gia, được trả lương hấp
dẫn. Để kết nối trong một thế giới phẳng, tiếng Anh nhanh chóng trở thành ngôn ngữ
chính của nhân loại kết nối trong quá trình toàn cầu hóa. Có hơn 400.000 người nói tiếng
Anh là tiếng mẹ đẻ; 1,4 tỷ người hiện đang sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai sau
tiếng mẹ đẻ và như vậy. 1/3 dân số thế giới đang cùng sử dụng một ngôn ngữ chung là
tiếng Anh để giao tiếp và làm việc.
Tiếng Anh, một trong những ngôn ngữ quốc tế quan trọng bậc nhất trên thế giới,
trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Có thể nói, Tiếng Anh là một công cụ không thể
thiếu trên con đường hội nhập và phát triển cùng với bạn bè năm châu, luôn đóng vai trò
là phương tiện giao tiếp giữa các quốc gia, là phương tiện đặc biệt hữu ích cho việc giao
tiếp, trao đổi trong lĩnh vực kinh tế - xã hội. giữa các nền văn hoá, giữa các công ty tổ
chức quốc tế và giữa các cộng đồng đặc biệt khi khoa học kĩ thuật đã và đang thu hẹp
khoảng cách giữa các quốc gia trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá.
Đất nước ta đang trên đà phát triển, vì vậy tiếng Anh là công cụ hỗ trợ đắc lực cho
chúng ta hội nhập, hợp tác, đặc biệt khi Viêt Nam đã gia nhập WTO thì vai trò tiếng Anh
càng trở nên cần thiết. Tuy nhiên, việc dạy và học kĩ năng nói tiếng Anh ở Việt Nam
chưa được đánh giá đúng mức.
Hiện nay, ngày càng có nhiều sinh viên định hướng vào các Tập đoàn đa quốc gia,
công ty nước ngoài, hay những tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam. Xu hướng lựa chọn
các tổ chức có yếu tố nước ngoài phần nào thể hiện tư duy mới của giới trẻ trong một bối
14
cảnh xã hội có nhiều thay đổi và câu chuyện toàn cầu hóa không còn của riêng ai. Một
công việc tốt, thu nhập cao, có cơ hội phát triển luôn là kỳ vọng của các sinh viên Việt
khi ra trường . Trên thực tế, giới trẻ và sinh viên Việt Nam đã nằm trong quỹ đạo của quá
trình toàn cầu hóa. Ý thức về việc nâng cao trình độ và kỹ năng Anh ngữ, kỹ năng mềm
của sinh viên đã ngày càng thay đổi. Tuy nhiên học tiếng Anh như thế nào để thành công

và đạt được mục tiêu, ứng dụng được trong công việc tương lai lại là một điều đáng bàn.
Việc sử dụng Tiếng Anh một cách thuần thục đã trở thành một yêu cầu không thể
thiếu đối với mỗi người, muốn nâng cao trình độ, muốn du học nước ngoài, hay đơn giản
là tiếp cận và khai thác một cách tối ưu nhất những thành tựu khoa học kĩ thuật công
nghệ, bạn cần phải biết Tiếng Anh. Trình độ Tiếng Anh càng cao, bạn càng có nhiều cơ
hội để phát huy năng lực của mình. Nhìn chung, ngoại ngữ không phải là một môn học
theo công thức nhưng trong thực tế, khi học ngoại ngữ, hầu hết sinh viên Việt Nam
thường chú trọng vào ngữ pháp hơn là giao tiếp. Kết quả là nhiều sinh viên có thể nắm
chắc ngữ pháp Tiếng anh còn hơn cả người bản ngữ nhưng khi giao tiếp thì họ lại tỏ ra
lúng túng và rất kém. Ở các nước khác thì có phần ngược lại, người ta thường quan tâm
nhiều tới việc học nghe, học nói trước, cần phải tăng cường giao tiếp mọi lúc, mọi nơi,
sau đó mới đến học ngữ pháp.
Trước thềm hội nhập khi Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO, các
chuyên gia giảng dạy tiếng Anh cho rằng, môn ngoại ngữ không chỉ còn là môn học
chính thức mà là môn học bắt buộc được quan tâm hàng đầu. Việc dạy và học ngoại ngữ
không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức ngữ pháp chắc chắn mà còn tạo cho học
sinh khả năng nghe nói tốt… Đưa nghe, nói, đọc, viết trở thành một trong 4 môn thi
chính thức trong kiểm tra ngoại ngữ ở tất cả các trường đại học, cao đẳng. Thường xuyên
tổ chức các buổi ngoại khoá, các câu lạc bộ để thu hút đông đảo học sinh - sinh viên tham
gia. Giáo viên cần chủ động tạo điều kiện cho học sinh - sinh viên giao tiếp với nhau
bằng ngoại ngữ.
Nhu cầu học tiếng Anh mang tính khu vực và toàn cầu này cho thấy nhu cầu giao
tiếp bằng tiếng Anh ngày càng tăng đối với việc phát triển kinh tế và xã hội ở tầm cỡ
15
quốc gia cũng như đối với mỗi cá nhân trong xã hội. Vì thế, việc nâng cao chất lượng dạy
học môn tiếng Anh trong nhà trường là xác lập một tiền đề quan trọng để đẩy nhanh quá
trình hội nhập, phát triển kinh tế - văn hóa đất nước.
4. Một số khó khăn của sinh viên trong việc học tiếng Anh:
4.1. Những khó khăn trong việc học ngữ pháp tiếng Anh:
 Trong các phần của Tiếng anh thì có thể nói ngữ pháp là phần đòi hỏi sự kiên trì,

bền bỉ của các bạn nhất. Và tất nhiên nhiều bạn thiếu điều này nên không thể
follow nó được hết.
 Một vài bạn khác thì chỉ đọc được những quyển ngữ pháp cơ bản và nghĩ rằng nó
là đủ và dừng lại. Điều này là sai lầm bởi ngữ pháp tiếng anh rất rộng lớn, chúng
ta nên mua/ download trên mạng những tài liệu về ngữ pháp (từ cơ bản đến nâng
cao, học thành ngữ tiếng anh, cách dùng câu trong văn viết/ văn nói,…)
 Rất nhiều bạn học ngữ pháp không có hệ thống, không khoa học. Mình giả sử
việc học từ mới đi chẳng hạn. Nhiều bạn chỉ học bằng cách thấy một từ mới
trong sách rồi xem nghĩa của nó trong từ điển để hiểu nghĩa của nó. Hoặc là từ
“Many” chẳng hạn, nó có nghĩa là “nhiều” nhưng nhiều bạn chỉ tra từ này là
xong, như vậy sẽ không mở rộng được vốn từ, các bạn có thể sử dụng từ điển
Anh – Anh để có thể biết thêm các từ đồng nghĩa của nó để mình có thể đa dạng
hóa trong cách sử dụng, ví dụ như các từ “Heaps/Bunches of”, “Scores of”, “A
flood/mountain of”, … cũng có nghĩa là “nhiều/ rất nhiều” mà lại mang tính hình
ảnh rất hay,…
 Các bạn chưa có cách học hợp lý. Có nhiều cách học mà có thể nhiều người đã
biết đến rồi, mình chỉ muốn đề cập thêm một cách, đó chính là: Study group. Khi
học nhóm thì mọi người có thể sửa sai cho nhau, bổ sung kiến thức cho nhau rất
hiệu quả mà lại nhớ lâu. Tuy nhiên một nhóm thì không nên quá nhiều người đâu
(chỉ tầm 3 – 4 bạn thôi) vì có một idiom là: “Two heads are better than one” mà.
Rất nhiều bạn học một mình với lý do là để tập trung. Điều này đúng trong
trường hợp học các môn khác chứ không phải tiếng anh vì Tiếng Anh bản chất
của nó là một ngôn ngữ, mang tính giao tiếp vì thế khi học mà có sự giao tiếp
thực hành thì còn gì bằng!
16
4.2. Nguyên nhân gây khó khăn trong việc nghe tiếng Anh:
 Bạn cố gắng nghe tất cả các từ: Sở dĩ bạn có thể nói chuyện với bạn bè trong một
không gian ồn ào là do bạn có khả năng hiểu được ý người nói dù cho bạn không
thể nghe được tất cả các từ. Vậy tại sao bạn lại không cố gắng sử dụng khả năng
này trong tiến Anh? Bạn hãy tìm xem nhưng từ nào lá quan trọng nhất cần phải

nghe và cố gắng nghe các từ đó. Điều này không quá khó vì những từ này thường
được đọc lớn hơn và lâu hơn các từ còn lại.
 Bạn không theo kịp bài nghe vì mãi tìm nghĩa của một từ bạn vừa nghe được:
Đây là một vấn đề mà hầu hết những ai học tiếng Anh đều đã từng trải qua ít nhất
một lần. Điều này thường xảy ra khi bạn nghe được một từ khá quen thuộc nhưng
bạn lại không nhớ rõ. Trong khi bạn cố nhớ ra nghĩa của từ đó thì bạn đã mất đi
một đoạn khá dài trong bài nghe rồi. Để tránh rơi vào tình trạng này bạn cần chú
ý đến phần ôn lại từ vựng của giáo viên trước mỗi bài nghe đồng thời luyện kĩ
năng đoán từ trong ngữ cảnh.
 Bạn không biết nghĩa của các từ khóa (key words): Việc tập trung vào phần ôn từ
vựng trước mỗi bài nghe và khản năng đoán từ trong ngữ cảnh cũng có thể có
ích cho bạn trong trường hợp này. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là bạn phải tự
trao dồi vốn từ vựng cho mình.
 Bạn không nhận ra được những từ mà bạn đã biết: Bạn có thể gặp rắc rối khi phải
phân biệt các từ có những âm tiết gần giống nhau. (Ví dụ: /l/ và /r/ trong "led" và
"red" hoặc "there", "their" và "they're"). bạn cũng có thể gặp vấn đề với các
trọng âm của từ, của câu và việc luyến âm trong các bài nghe nhanh. Vậy nên
việc rèn luyện phát âm cũng rất quan trọng trong việc rèn luyện kĩ năng nghe.
 Bạn gặp khó khăn khi phải nghe nhiều giọng khác nhau: Trong quá trình luyện
nghe bạn sẽ phải nghe nhiều giọng khác nhau : Anh, Mĩ, Úc, thậm chí là cả Ấn
Độ va Pháp. Để rèn luyện khả năng nghe được nhiều giọng khác nhau cần khá
nhiều thời gian. Bạn có thể luyện nghe qua kênh BBC hoặc xem các bộ phim
không có phụ đề.
 Bạn bị ức chế tinh thần: Điều này có thể xảy ra nếu bạn bị áp lực bởi điểm nghe
17
kém trong trường hoặc bởi các kì thi. Dù là nguyên nhân gì đi nữa thì việc bạn
cần làm là lấy lại tự tin. Hãy bắt đầu từ những bài nghe dễ. Bạn cũng có thể biến
những bài nghe dễ thành những bài luyện ngữ âm cho mình.
 Bạn bị phân tâm bởi tiếng ồn xung quanh: Học cách quen với những tiếng ồn
cũng là một phần trong quá trình luyện kĩ năng nghe. Đầu tiên hãy chọn những

băng đĩa có chất lượng, sau đó chọn một nơi thật yên tĩnh để bắt đầu bài nghe của
mình. Khi trình độ nghe của bạn đã khá hơn, hãy thử nghe những bài nghe “ồn
ào” hơn ví dụ như các bài hội thọai trong các bữa tiệc chẳn hạn.
 Bạn không thể nghe được khi không có hình ảnh trước mắt: Bạn có thể gặp khó
khăn khi nghe mà không thấy hình ảnh của người nói. Việc xem qua một vài vức
tranh nhỏ trong bài nghe có thể giúp bạn ít nhiều đoán được nội dung mình sắp
nghe.
 Bạn không phân biệt được các giọng nói khác nhau: Bạn thật sự gặp rắc rối nếu
như không thể phân biệt giọng nói của nhiều người trong cùng một cuộc hội
thoại. Hãy tập nghe những đoạn hội thoại giữa 1 người đàn ông và 1 phụ nữ
trước. Bạn cũng có thể nghe đoạn hội thoại giữa một nhóm người và thử đếm
xem mỗi người nói bao nhiêu lần.
18
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU
1 Tổng quan về địa điểm nghiên cứu
1.1 Giới thiệu chung về thành phố Hồ Chí Minh:
Thành phố Hồ Chí Minh luôn được biết đến là một trung tâm kinh tế, tài chính,
thương mại, dịch vụ của cả nước; là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một
trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước, là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất
Việt Nam. Thành phố dẫn đầu cả nước về số lượng ngân hàng và doanh số quan hệ tài
chính - tín dụng. Doanh thu của hệ thống ngân hàng thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng
doanh thu toàn quốc. Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 thành phố Hồ Chí
Minh có dân số 7.162.864 người, gồm 1.824.822 hộ dân trong đó: 1.509.930 hộ tại thành
thị và 314.892 hộ tại nông thôn, bình quân 3,93 người/hộ. Phân theo giới tính: Nam có
3.435.734 người chiếm 47,97%, nữ có 3.727.130 người chiếm 52,03%. Theo số liệu của
Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, dân số thành phố vào giữa năm 2010 là
7.396.446 người, mật độ 3.531 người/km
2
. Cùng với xu thế hội nhập toàn cầu và giao lưu
văn hoá giữa các nước như hiện nay, sự gia tăng về nhu cầu học ngoại ngữ là điều không

thể tránh khỏi. Được xem là ngôn ngữ chung trên thế giới, từ lâu tiếng Anh đã trở nên vô
cùng phổ biến và là ngôn ngữ thứ hai của rất nhiều quốc gia trên thế giới nói chung,
ở Việt Nam nói riêng. Do đó, có thể khẳng định rằng việc dạy và học môn tiếng Anh
chiếm vị trí rất quan trọng trong công tác giáo dục và đào tạo ở nước ta. Bên cạnh việc
học Tiếng Anh ở trường thì nhu cầu học thêm của người dân nói chung, của sinh viên
thành phố Hồ Chí Minh nói riêng là rất cao. Từ nhu cầu đó dẫn đến việc các trung tâm
ngoại ngữ mọc lên ngày càng nhiều. Có thể kể đến như: Đông Phương Mới, FLC-VNU-
AUSP, ELITE, VUS, Dương Minh, Không Gian, …
1.2 Giới thiệu chung về trường Đại học Ngân Hàng:
Trường Đại học ngân hàng TP Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày 16/12/1976
là trường đại học đa ngành, nhưng chuyên ngành về kinh tế với ngành mũi nhọn là tài
chính-ngân hàng. Hằng năm trường tuyển hơn 2000 sinh viên gồm bậc đại học và cao
đẳng. Hiện nay trường có 05 ngành học : Tài chính – Ngân hàng; Kế toán; Quản trị kinh
doanh; Hệ thống thông tin quản lý; Ngôn ngữ Anh. Trường đào tạo học sinh, sinh viên,
19
học viên nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành ngân hàng, bảo hiểm,
doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế - xã hội khác ở trong nước và trên thế giới. Nguồn
nhân lực được đào tạo có khả năng làm các công việc quản trị kinh doanh, nghiên cứu,
tác nghiệp các nghiệp vụ kinh doanh lĩnh vực tài chính - ngân hàng.
 Các ngành hệ đào tạo và bậc đào tạo:
- Các ngành đào tạo của hệ đào tạo chính quy: 5 ngành
+ Tài chính – Ngân hàng với 3 chuyên ngành: Tín dụng, Ngân hàng quốc tế và Thị
trường chứng khoáng
+ Kế toán kiểm toán
+ Quản trị kinh doanh với 2 chuyên ngành: quản trị kinh doanh ngân hàng và
Maketing
+ Hệ thống thông tin kinh tế
+ Tiếng anh
- Các hệ đào tạo
+ Đại học chính quy

+Cao đẳng chính quy
+ Liên thông đại học
+ Đại học văn bằng 2
+ Đại học tại chức
- Các bậc đào tạo
+ Cao đẳng
+ Đại học
+ Cao học
+ Tiến sĩ
 Ban giám hiệu
- Hiệu trưởng kiêm bí thư Đảng ủy: NGND, PGS, TS. Ngô Hướng
- Phó hiệu trưởng:
NGƯT, TS. Hồ Diệu
NGƯT, PGS, TS. Nguyễn Thị Nhung
THS. Lê Tấn Phát
PGS, TS, Lý Hoàng Ánh
Sơ đồ tổ chức: trường Đại học Ngân hàng hiện có 11 khoa, 16 phòng, ban, viện, tạp
chí, trung tâm, trạm.
 Các cơ sở chính của trường
- Trụ sở chính của trường: 36 Tôn Thất Đạm Quận 1
- Cơ sở 39 Hàm Nghi Quận 1
- Cơ sở số 56 hoàng Diệu 2 Quận Thủ Đức
1.3Giới thiệu về Cơ sở số 56 hoàng Diệu 2 Quận Thủ Đức
Giảng đường: 3 khu giảng đường( A, B, C)với số phòng học đầy đủ, bảng trắng,
20
máy đèn chiếu (projector) với đầy đủ các điều kiện học tập và tổ chức hội thảo.
Một hội trường 900 chỗ khang trang, hiện đại tại
Thư viện với 150 chổ dành cho giảng viên, sinh viên, học viên nghiên cứu với hơn
40.000 bản sách các loại. Trong đó có sách, báo, tạp chí tiếng Anh, Hoa, Nhật về kinh tế,
tài chính, ngân hàng… của các nhà xuất bản quốc tế. Một hệ thống gần 150 máy tính

trang bị riêng cho Thư viện với mạng ADSL tốc độ cao dùng để tra cứu internet và truy
cập cơ sở dữ liệu. Nhà trường còn đưa vào sử dụng hệ thống thư viện số có thể liên thông
với các trường đại học trong nước. Ngoài ra thư viện còn có 2 nguồn cơ sở dữ liệu điện tử
tạp chí toàn văn Wilson và Proquest bằng tiếng Anh.
Trường có 328 phòng trong khu ký túc xá dành cho sinh viên và học, gần khu giảng
đường và thư viện, có sức chứa trên 2.600 người, trong đó có ký túc xá 4 tầng với 40
phòng đặc biệt đầy đủ tiện nghi. Hiện Trường đang tiếp tục triển khai dự án xây dựng 02
Block ký túc xá 09 tầng sức chứa khoảng 1.500 người, nâng tổng số lên khoảng 4.000
người ở.
Có 08 phòng máy tính với khoảng 400 máy có cấu hình mạnh và tốc độ cao, trong
đó, 05 phòng máy tính được trang bị mới với 200 máy phục vụ học tập của sinh viên và
hơn 200 máy phục vụ cho việc đào tạo kỹ thuật viên tin học của Trung tâm tin học của
Trường.
Một hệ thống mạng không dây (Wireless) được phủ khắp nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho giáo viên, sinh viên nội trú và phụ huynh có thể truy cập mạng nhanh chóng để
khai thác thông tin.
Ngoài ra Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh còn có hệ thống các
sân bãi phục vụ cho việc rèn luyện sức khoẻ, thể dục thể thao như: đường chạy, sân bóng
đá, bóng chuyền, bóng ném, bóng bàn, cầu lông…
Trường Đại học Ngân Hàng TP HCM được đánh giá là có vai trò quan trọng trong
việc đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng cho khu vực phía Nam và
cả nước. Bên cạnh việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn tốt thì trường
cũng rất chú trọng trong việc nâng cao trình độ tiếng Anh của sinh viên. Để nâng cao
trình độ tiếng Anh cho học sinh, sinh viên, trường đã áp dụng TOEIC làm chuẩn tiếng
21
Anh đầu ra; giúp các em trang bị một công cụ làm việc hiệu quả để hội nhập với môi
trường làm việc chuyên nghiệp trong tương lai. Năm 2009, Trường ĐH Ngân hàng
TP.HCM đã ban hành quyết định về chuẩn đầu ra tiếng Anh cho SV của trường. Theo đó,
để tốt nghiệp, SV phải đạt trình độ 550 TOEIC quốc tế. Tuy nhiên, thực tế triển khai thì
không theo quyết định này mà thực hiện tăng dần theo lộ trình. Cụ thể, với khóa 23 (tức

khóa tốt nghiệp năm 2011), chuẩn này là 500 điểm; khóa 24 sẽ nâng lên 525 điểm; khóa
25 đến khóa 27 sẽ giữ nguyên mức 530. Tiến sĩ Phan Ngọc Minh - Trưởng phòng Đào
tạo, cho biết: “Dù đưa ra mức chuẩn là 550 TOEIC, tuy nhiên do thực tế trình độ đầu vào
tiếng Anh của SV nên nhà trường phải triển khai theo lộ trình tăng dần, cho đến khi nào
đáp ứng được thì mới triển khai theo chuẩn”.
2. Chọn mẫu nghiên cứu
2.1. Chọn mẫu:
2.1.1. Tổng thể
Tổng thể của đề tài này là toàn bộ sinh viên hệ chính quy của trường Đại học Ngân
Hàng TP HCM.
2.1.2. Phương pháp chọn mẫu
Đề tài nghiên cứu dùng kĩ thuật lấy mẫu phi xác suất với hình thức lấy mẫu thuận
tiện để thu thập số liệu điều tra bởi các lý do sau: Thứ nhất, đề tài nghiên cứu này mang
tính khám phá nên phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức lấy mẫu thuận tiện
tỏ ra phù hợp nhất. Thứ hai, đối với sinh viên thì thời gian và chi phí là hai vấn đề cần
cân nhắc khi tiến hành điều tra, do đó đề tài chọn phương pháp lấy mẫu này để không
không mất nhiều thời gian và chi phí dành cho việc lấy mẫu nghiên cứu. Thứ ba, phương
pháp lấy mẫu này giúp người nghiên cứu dễ dàng tiếp cận được đối tượng điều tra hơn so
với các phương pháp lấy mẫu khác. Tuy nhiên cách chọn mẫu này có mặt hạn chế là kết
quả nghiên cứu không thể đại diện và suy rộng ra cho tổng thể nghiên cứu một cách
chính xác được.
2.1.3. Kích thước mẫu
Về mặt lí thuyết thì khi kích cỡ mẫu càng lớn thì kết quả của nghiên cứu càng
22
đáng tin cậy. Tuy nhiên, do đề tài nghiên cứu dùng phương pháp lấy mẫu thuận tiện phi
xác suất nên kích thước mẫu cũng thường được quyết định một cách chủ quan và kích
thước mẫu phụ thuộc chủ yếu vào những giới hạn về thời gian và tài chính để thực hiện
cuộc khảo sát. Đối với đề tài nghiên cứu này, kích thước mẫu dự kiến ban đầu là 200
mẫu. Nhưng do trong quá trình điều tra xảy ra các sai sót dẫn đến thất lạc, một số mẫu thì
thông tin không đầy đủ nên kết quả sau khi khảo sát là 175 mẫu.

3. Các số liệu thực tế
3.1. Các kĩ năng
Theo số liệu khảo sát về tình hình học tiếng anh của trường ĐHNH, chúng tôi đã tổng kết
được mức độ yêu thích đối với các kĩ năng tiếng anh như sau:
Tổng số 175 sinh viên
Số lượng Tỉ lệ
Nghe 35 20
Nói 62 35.5
Đọc 58 33.1
Viết 20 11.4
Ta có biểu đồ sau:
Trong các kĩ năng trên thì kĩ năng nào là yếu nhất, tốt nhất?
_ Nhìn chung thì mặt bằng Tiếng Anh của học sinh trường mình là bao nhiêu? (mình
23
không thống kê được]
vì máy tính nó bị vấn đề ra tiệm thì cái máy tính k có Microsoft office. Hix)
_ Các sinh viên của trường ta thì thường học tiếng anh Vì mục đích tìm kiếm việc làm để
đủ điều kiện xét
tốt nghiệp ra trường chứ không phải vì yêu thích tiếng anh
3.2 . Nguyên nhân:
_ Do ở bậc Phổ thông thì phần lớn học sinh chỉ tập trung cho các môn chuyên
để thi vào Đại học.,bản thân sinh viên thi vào Đại học Ngân hàng phần đông là khối A
_ Do thái độ tự học Tiếng Anh còn chưa cao
_ Do chưa có phương pháp học tập hiệu quả
_Do chưa thực hành tiếng anh mỗi ngày
4. Phân tích số liệu bằng SPSS
4.1 Phân tích các số liệu khảo sát bằng SPSS
4.1.1. Thống kê mô tả
Statistics
Gioi

tinh
Giai doan
tiep xuc
tieng anh
N Valid 174 175
Missin
g
1 0
Gioi tinh
Frequenc
y Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid Nu 115 65.7 66.1 66.1
Nam 59 33.7 33.9 100.0
Total 174 99.4 100.0
Missin
g
System 1 .6
Total 175 100.0
24
Giai doan tiep xuc tieng anh
Frequen
cy Percent
Valid
Percent
Cumul
ative

Percent
Valid 1 62 35.4 35.4 35.4
2 105 60.0 60.0 95.4
3 2 1.1 1.1 96.6
4 6 3.4 3.4 100.0
To
tal
175 100.0 100.0
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean
Std.
Deviation
Muc do yeu thich 175 -3.35282 1.98101 .
00000
00
1.00000000
Gioi tinh 174 .0 1.0 .339 .4748
Giai doan tiep xuc
tieng anh
175 1 4 1.73 .656
Diem thi chung chi
english
175 200.00 910.00 449.05
71
152.82139
Valid N (listwise) 174
25

×