Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Dịch vụ một cửa trong hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (964.62 KB, 101 trang )

100
Môc lôc
Mụ c lụ c
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ “DỊCH VỤ MỘT CỬA” TRONG HOẠT
ĐỘNG ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI 5
1.1 Xuất xứ thuật ng ữ 5
1.2. Kinh ng hiệm tiến hành "dịch v ụ một cửa" trên thế g iới 9
1.2.1. “ Dịch vụ một cửa” tại Hồng Kông 6
1.2.2. “Dịch vụ một cửa” tại Ma Cao 11
1.2.3. “Dịch vụ một cửa” tại Đài Loan 15
1.3. Khái quát v ề “ dịch v ụ một cửa” trong hoạt động ĐTNN tại Việt Nam
19
1.3.1. Tóm tắt tình hình thực hiện "dịch vụ một cửa" trong hoạt động ĐTNN tại
Việt Nam 19
1.3.2. Khái quát về một số văn bản hành chính 29
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG “DỊCH VỤ MỘT CỬA” TẠI MỘT
SỐ ĐƠN VỊ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TẠI
VIỆT NAM 36
2.1. Thực trạng áp dụng “ dịch v ụ m ột cửa” tại m ột số đơn v ị quản lý nhà nước
v ề đầu tư nước ng oài: 39
2.1.1. Thực trạng áp dụng tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội 39
2.1.2. T h ự c t r ạ ng á p d ụ n g tạ i S ở K ế h o ạc h v à Đầ u t ư T hà n h p hố H ồ C h í M in h . 44
2.1.3. Thực trạng áp dụng tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Đà Nẵng 47


101
2.2. Thực trạng áp dụng “dịch vụ một cửa” tại một số khu công nghiệp tập trung
có vốn đầu tư nước ngoài: 49
2.2.1. Khu Công nghiệp Việt Nam – Singapore 49
2.2.1.1. Giới thiệu về đơn vị 49


2.2.1.2. Thực trạng tiến hành 53
2.2.2. Khu Công nghệ cao Hòa Lạc 56
2.2.2.1. Giới thiệu về đơn vị 56
2.2.2.2. Thực trạng tiến hành 58
2.2.3. Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh 64
2.2.3.1. Giới thiệu về đơn vị 64
2.2.3.2. Thực trạng tiến hành 67
2.3. Đánh giá chung về việc thực hiện “dịch vụ một cửa” tại Việt Nam 675
2.3.1. Ưu điểm …………………………….…………………………………65
2.3.2. Nhược điểm………………………….…………………………….……66
CHƢƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN DỊCH VỤ MỘT
CỬA TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 72
3.1. Thuận lợi và khó khăn trong việc tiến hành “dịch vụ một cửa” tại Việt Nam 72
3.1.1. Thuận lợi: 72
3.1.2. Khó khăn 74
3.2. Phương hướng tiến hành “dịch vụ một cửa” tại Việt Nam 77
3.2.1. Tiến hành “dịch vụ một cửa” theo hướng hiện đại hóa và điện tử hóa 77
3.2.2. Tiến hành “dịch vụ một cửa” theo hướng minh bạch hóa, đơn giản hóa
thủ tục hành chính 82
3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện “dịch vụ một cửa” trong hoạt động đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam 84
3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ 84
3.3.2. Kiến nghị đối với các bộ ngành có liên quan 91
3.3.2. Kiến nghị đối với các đơn vị thực hiện "dịch vụ một cửa" 87
KẾT LUẬN 90


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:

Hoạt động đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đã và đang đóng vai trò hết sức
quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Thời gian qua hoạt động này đã gặp
một số khó khăn, đặc biệt là từ sau cuộc khủng hoảng tài chính. Để đẩy mạnh
được hoạt động đầu tư nước ngoài, Việt Nam cần có nhiều biện pháp tích cực
hơn nữa, đặc biệt là trong việc giảm bớt các thủ tục hành chính, một trong
những vấn đề mà các nhà đầu tư nước ngoài vẫn rất lo ngại khi đầu tư tại Việt
Nam. Việc thực hiện “dịch vụ một cửa” là một trong những biện pháp đang
được khuyến khích thực hiện để cải thiện thủ tục hành chính và hỗ trợ hoạt
động của nhà đầu tư nước ngoài.
Mặc dù vậy, thực tế tiến hành dịch vụ một cửa cho các nhà đầu tư nước
ngoài ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều vướng mắc. Vì vậy, cần có một cái
nhìn tổng quan về hoạt động này để đưa ra các khuyến nghị cần thiết nhằm
nâng cao chất lượng của dịch vụ, qua đó góp phần đẩy mạnh hoạt động đầu tư
nước ngoài.
2. Tình hình nghiên cứu:
Ngày 17/9/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
136/2001/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình tổng thể cải cách nền hành
chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 mở đầu cho các hoạt động cải cách đơn
giản hóa thủ tục hành chính. Tiếp sau đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký
quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 về việc ban hành quy chế
thực hiện cơ chế một cửa tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
Đây là những văn bản pháp luật có ý nghĩa lớn đối với sự hình thành và phát
triển của cơ chế một cửa tại Việt Nam.
Cho đến nay, rất nhiều ý tưởng và các văn bản hướng dẫn về cơ chế
một cửa đã được hình thành, đồng thời với đó là việc thí điểm khuyến khích


2
áp dụng tại một số đơn vị. Tuy nhiên có thể nói việc thực hiện dịch vụ một
cửa chưa được triển khai rộng và vẫn còn rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết.

Bên cạnh đó, tính đến thời điểm này, chưa có một nghiên cứu mang tính hệ
thống nào, đặc biệt là luận văn cao học tại Trường Đại học Ngoại Thương viết
về đề tài “dịch vụ một cửa” trong hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, “dịch vụ một cửa” tại Việt Nam
hiện nay được cung cấp bởi một số các đơn vị có liên quan. Các đơn vị tiến
hành “dịch vụ một cửa” này có thể được chia thành hai nhóm, nhóm các đơn
vị hành chính có liên quan đến lĩnh vực đầu tư nước ngoài và nhóm các khu
công nghiệp tập trung. Đối với hai nhóm này, việc thực hiện “dịch vụ một
cửa” diễn ra khác nhau về cả nội dung và tính chất. Trên cơ sở phân định đối
tượng nghiên cứu như vậy, đề tài đi sâu phân tích thực trạng và kiến nghị cho
từng nhóm.
3. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu thực trạng tiến hành
“dịch vụ một cửa” tại Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị nhằm
hoàn thiện việc thực hiện “dịch vụ một cửa” trong hoạt động đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, đề tài sẽ thực hiện các nhiệm
vụ nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Nghiên cứu kinh nghiệm thực thi “dịch vụ một cửa” tại một số quốc
gia trên thế giới;
- Đánh giá thực trạng tiến hành “dịch vụ một cửa” tại các đơn vị quản
lý nhà nước về đầu tư nước ngoài và các khu công nghiệp tập trung
tại Việt Nam;


3
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện việc thực hiện “dịch vụ
một cửa” trong hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:

Việc thực hiện dịch vụ một cửa, đặc biệt là cho những nhà đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam hiện nay chủ yếu được thực hiện tại những thành phố lớn,
thu hút một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài hàng năm, như Hà Nội, TP Hồ
Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương. Tuy nhiên trên thực tế việc triển khai dịch
vụ này là chưa đồng đều, chỉ tập trung vào một số đơn vị điển hình tại từng
địa phương. Do đó, phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu của đề tài
như sau:
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các đơn vị thực hiện “dịch vụ một
cửa” trong hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, bao gồmSở Kế hoạch
và Đầu tư Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Kế
hoạch và Đầu tư Thành phố Đà Nẵng, Khu Công nghiệp Việt Nam –
Singapore, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc và Khu Công nghệ cao Thành phố
Hồ Chí Minh.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: về mặt không gian, phạm vi nghiên cứu
của đề tài là các thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đà Nẵng.
Về mặt thời gian, phạm vi nghiên cứu của đề tài là từ năm 1997 đến nay.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp chủ yếu
sau: phương pháp duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, phương
pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh, phương pháp tra
cứu tài liệu.
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của luận văn bao gồm 3 chương như sau.


4
Chương 1: Tổng quan về “dịch vụ một cửa” và việc thực hiện dịch vụ
một cửa tại một số quốc gia trên thế giới
Chương 2: Thực trạng áp dụng dịch vụ một cửa tại một số đơn vị có

liên quan đến lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện dịch vụ một cửa trong
hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.



5
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ “DỊCH VỤ MỘT CỬA”

1.1. Xuất xứ thuật ngữ:
Thuật ngữ “dịch vụ một cửa” xuất phát từ thuật ngữ Tiếng Anh tương
ứng là “one stop service”. Trên thực tế, “one stop service” là khái niệm mà
các nước Châu Á thường sử dụng, còn khối các nước Âu Mỹ sử dụng một
thuật ngữ tương tự là “one stop shop”. Cho đến nay, chưa có một tài liệu
chính thức nào đề cập đến nguồn gốc của thuật ngữ này, nhưng người ta vẫn
thường công nhận “one stop shop” là thuật ngữ được sử dụng lần đầu tiên tại
các chính quyền địa phương trên lãnh thổ Vương quốc Anh để mô tả về dịch
vụ mà họ cung cấp cho công dân trong quá trình thương thảo và thực hiện các
dịch vụ công.
Khi đưa ra ý tưởng về loại hình “one stop shop” này, những nhân viên
của chính quyền Anh dựa trên ý tưởng về một đầu mối liên hệ duy nhất để
giải quyết nhiều công việc khác nhau, nhưng họ cũng nhằm thêm một mục
đích về mặt đảm bảo an ninh là hạn chế bớt số lượng công dân đi vào tòa thị
chính thành phố. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, người ta đã nhận thấy
nhiều ưu điểm của mô hình này, và dần dần khái niệm về “one stop shop” chỉ
còn nhìn nhận như là một loại hình dịch vụ trong đó chỉ cần một đầu mối liên
hệ mà có thể giải quyết được nhiều công việc.
Hiện nay, khái niệm “dịch vụ một cửa” đã được phát triển rộng hơn rất
nhiều. Theo định nghĩa của Từ điển Thuật ngữ Tài chính – Đầu tư, một ấn
phẩm online của tạp chí Forbes thì “one stop shop” là một công ty hay một

địa điểm cung cấp nhiều loại hình dịch vụ cho khác hàng. Mục đích của nó là
đưa ra dịch vụ thuận tiện và hiệu quả, đồng thời cũng tạo ra cơ hội có thể
cung cấp được nhiều sản phẩm hơn tới khách hàng. Ví dụ, một ngân hàng có
thể cung cấp không chỉ các dịch vụ ngân hàng và các khoản vay cá nhân, mà


6
còn có thể tư vấn đầu tư, cung cấp các phương tiện đầu tư cũng như các chính
sách bảo hiểm. Nếu so sánh với việc phải đi lại đến từng địa điểm cho từng
lĩnh vực riêng biệt thì có thể thấy rằng “dịch vụ một cửa” giúp khách hàng tiết
kiệm rất nhiều thời gian và công sức.
Như vậy, khái niệm “dịch vụ một cửa” xuất phát từ lĩnh vực hành chính
công đã được mở rộng sang lĩnh vực dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cho
doanh nghiệp. Những đơn vị áp dụng loại hình dịch vụ này cũng không giới
hạn ở các cơ quan công quyền, mà còn mở rộng ra cả đối với các doanh
nghiệp kinh doanh.
Với các nước Châu Á, những nước đang tiếp nhận một lượng lớn vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thì việc thực hiện “dịch vụ một cửa” hiện
nay chủ yếu là dành cho những nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) với việc hỗ
trợ trong các lĩnh vực khác nhau, từ các vấn đề hành chính đến những vấn đề
khác trong suốt quá trình trước và sau khi tiến hành đầu tư. Việc thực hiện
loại hình dịch vụ này tại Việt Nam cũng đang theo xu hướng này.
1.2. Kinh nghiệm tiến hành “dịch vụ một cửa” trên thế giới:
1.2.1. “Dịch vụ một cửa” tại Hồng Kông
Đặc khu kinh tế Hồng Kông thuộc Trung Quốc từng là một lãnh thổ
của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland từ năm 1842 cho tới khi
chuyển giao chủ quyền cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1997. Theo
những quy định của Tuyên bố chung Trung-Anh và Luật Cơ bản của Hồng
Kông, vùng lãnh thổ này được hưởng một quy chế tự trị cao cho đến ít nhất là
năm 2047, tức là 50 năm sau khi chuyển giao chủ quyền. Dưới chính sách

một quốc gia, hai chế độ, chính quyền Nhân dân Trung ương chịu trách nhiệm
về mặt quốc phòng và ngoại giao của lãnh thổ này, còn bản thân Hồng Kông
thì duy trì hệ thống pháp luật, lực lượng cảnh sát, chế độ tiền tệ, chính sách


7
hải quan, chính sách nhập cư của Anh, và các đại biểu trong các tổ chức và sự
kiện quốc tế.
Hồng Kông được coi là một thành phố quốc tế trong khu vực Châu Á,
một trung tâm kinh tế tài chính năng động với sự giao thoa của hai nền văn
hóa phương Đông và phương Tây. Với diện tích 1.092 km
2
, dân số 6.970.100
người (số liệu năm 2007), Hồng Kông đã vươn lên như là một sức mạnh kinh
tế của khu vực Châu Á.[9] Chính sự đa dạng trong xã hội của Hồng Kông đã
tạo nên một văn hóa kinh doanh năng động và sáng tạo cũng như một môi
trường đầu tư hoàn hảo, đưa Hồng Kông trở thành điểm đến lý tưởng cho các
nhà ĐTNN (bao gồm cả nhà đầu tư đến từ Trung Quốc đại lục) đang có dự
định mở rộng hoạt động ra khỏi biên giới nước mình.
Như đã nêu trên, Hồng Kông có quy mô chỉ như một thành phố nhưng
lại có một chế độ chính trị riêng. Vì vậy mà các vấn đề hành chính hay luật
pháp tại đây cũng hoàn toàn tách biệt. Nhận thấy nhu cầu của các nhà ĐTNN,
Hồng Kông đã tiến hành “dịch vụ một cửa” để hỗ trợ hoạt động đầu tư. Việc
thực hiện “dịch vụ một cửa” cho các nhà ĐTNN tại Hồng Kông được thực
hiện bởi Cục Đầu tư trực tiếp nước ngoài - Invest HK. Đây là cơ quan hành
chính mà Chính quyền Đặc khu kinh tế Hồng Kông thành lập để chịu trách
nhiệm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà ĐTNN bằng cách
hỗ trợ về mọi mặt cho nhà đầu tư khi họ tiến hành đầu tư tại Hồng Kông.
InvestHK được thành lập tháng 6/2000, trực thuộc Phòng Kinh tế và Thương
mại Hồng Kông.

InvestHK có những nhóm nhân viên chuyên nghiệp trong các lĩnh vực
ưu tiên của Hồng Kông và có mạng lưới hoạt động tại nước ngoài với các đại
diện tại 27 trung tâm thương mại lớn trên toàn cầu, chủ yếu được đặt tại các
nước đối tác chính. Các nhân viên của InvestHK hoạt động tích cực tại cả
trong nước và nước ngoài để hỗ trợ các doanh nghiệp đặt tại Hồng Kông.


8
Bảng 1.1 dưới đây cho thấy một số kết quả đạt được của InvestHK trong quá
trình thực hiện dịch vụ này. Có thể thấy số lượng các dự án đã được hoàn
thành với sự hỗ trợ của InvestHK đã không ngừng tăng lên, tuy nhiên mức
tăng chỉ đạt tại thời gian đầu từ năm 2001 đến 2005, và sau đó duy trì ở mức
ổn định tại xấp xỉ 250 dự án/năm. Tuy nhiên số việc làm tạo mới và số vốn
đầu tư đã có sự thay đổi hàng năm. Điều này phụ thuộc vào tính chất và quy
mô của các dự án. Đặc biệt là số vốn đầu tư trong thời gian qua đang có xu
hướng giảm.
Bảng 1.1. Một số kết quả đạt đƣợc của InvestHK
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Các dự án đã hoàn thành
99
117
142

205
232
246
253
257
Số việc làm tạo mới*
1,504
2,075
2,456
3,008
2,517
3,092
3,130
2,450
Vốn đầu tư (tỷ đô la HK)*
3.58
1.35
2.49
4.65
8.89
10.24
8.39
4.61
* dựa trên báo cáo của các công ty đã được InvestHK hỗ trợ
Nguồn: [InvestHKNews February 2009]
Phương châm tiến hành dịch vụ của Invest HK là hỗ trợ càng nhiều nhà
đầu tư càng tốt, không phân biệt quy mô hay lĩnh vực đầu tư. Dịch vụ của
Invest HK rất đa dạng, bao gồm các hoạt động chủ yếu như sau:
- Cung cấp các thông tin cập nhật về môi trường kinh doanh và chế độ
đầu tư của Hồng Kông;

- Hỗ trợ các nhà đầu tư trong các vấn đề như liên doanh, đăng ký kinh
doanh, giấy phép kinh doanh, đăng ký thương hiệu, xin visa, tuyển dụng nhân
sự hay chọn địa điểm làm văn phòng;
- Hỗ trợ nhà đầu tư trong quá trình làm việc với các cơ quan chính phủ,
các tổ chức và các phòng thương mại;
- Nhận diện và giới thiệu các nhà đầu tư tiềm năng với các đối tác kinh
doanh tại Hồng Kông và nước ngoài;


9
- Tiến hành các hoạt động quan hệ công chúng và công cộng cho các
dự án mới;
Không ngừng hỗ trợ các nhà đầu tư trước, trong và sau khi tới Hông
Kông.
Tất cả những dịch vụ trên được InvestHK thực hiện trên cơ sở bảo mật
và miễn phí. Các dịch vụ này đều đã được chuẩn hóa và tiến hành theo một
quy trình định sẵn. Ví dụ, đối với những nhà đầu tư bắt đầu tiến hành kinh
doanh tại Hồng Kông thì nhân viên của InvestHK sẽ hỗ trợ nhà đầu tư trong
suốt quá trình tiến hành quy trình được nêu trong hình 1.1. dưới đây.
Ngoài quy trình cơ bản như vậy, một số ngành kinh doanh có điều kiện
cần xin được những giấy phép đặc thù để được tiến hành kinh doanh tại Hồng
Kông. InvestHK có những chuyên gia trong từng lĩnh vực để hỗ trợ doanh
nghiệp thực hiện những thủ tục này. Theo đánh giá của nhiều nhà đầu tư,
InvestHK đã thực hiện dịch vụ của mình một cách khá thành công.


10
Hình 1.1: Quy trình đăng kí hoạt động của doanh nghiệp tại InvestHK

Nguồn: [Setting up in Hong Kong – a practical guide]

Với việc tạo dựng một môi trường đầu tư thuận lợi, trong đó có việc
thực hiện “dịch vụ một cửa” để hỗ trợ nhà ĐTNN, Hồng Kông đã rất thành
công trong việc thu hút FDI, với tổng vốn FDI năm 2008 đạt trên 63 tỷ
USD.[22] Đặc biệt, Hồng Kông 13 năm liên tục dẫn đầu trong bảng xếp hạng
những nền kinh tế tự do nhất thế giới theo sự bình chọn của Viện CATO Hoa
Kỳ cũng như của tổ chức Heritage Foundation và báo Wall Street Journal.
Theo báo Wall Street Journal, chế độ đánh thuế thấp, sự tôn trọng quyền sở
hữu tài sản và thị trường linh hoạt đã giúp nền kinh tế của Hồng Kông tốt
Đặt tên công ty và lựa chọn loại hình
Thành lập công ty
Đăng k‎í kinh doanh
Mở tài khoản ngân hàng


1 Giám đốc/ cổ đông, không quy
định về quốc tịch
Vốn tối thiểu 1 đô la Hồng Kông
Thời gian xử lý‎: 4 ngày

Thời gian xử lý‎: 30 phút

Lựa chọn địa điểm
Tuyển nhân viên
Xin visa
Xin visa cho người nước ngoài
kinh doanh tại Hồng Kông
Thời gian xử lý‎: 4 – 6 tuần




11
hơn, và cho phép Hồng Kông thu hút đầu tư hơn 60 tỉ đô la Hồng Kông trong
năm 2009, có quy mô lớn thứ 2 tại châu Á.[8],[23]
1.2.2. Dịch vụ một cửa tại Macao
Đặc khu hành chính Macao thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là
một vùng lãnh thổ nhỏ bé với diện tích mặt đất tổng cộng chỉ khoảng 21 km²
nằm ở vùng duyên hải phía đông – nam Trung Hoa Đại lục, được bao bọc bởi
tỉnh Quảng Đông của CHND Trung Hoa và biển nam Trung Hoa ở phía nam.
Vùng lãnh thổ Macao có 3 khu vực chính là 27,5 km2 (nhỏ hơn 63 lần so với
Hồng Kông), gồm 3 khu vực chủ yếu là bán đảo Macao, đảo Đàm Tải (Taipa)
và đảo Lộ Hoàn (Coloane) với tổng diện tích 20,96 km2.[9] Đặc khu hành
chính Macao là một trong số các nước, vùng lãnh thổ có nền kinh tế phát triển
trên thế giới. Với GDP theo giá thực tế năm 2008 đạt 391.278 triệu USD và
GNP bình quân đầu người đạt 17.576 USD, [22] Macao là một trong những
nơi có mức sống thuộc hàng cao nhất của Châu Á. Các ngành kinh tế chính
của Macao được phân chia theo tỉ trọng tương đối như sau: Công nghiệp
chiếm 25% GDP, nông nghiệp 0%, dịch vụ 75% GDP. [21]
Trong ngành công nghiệp, dệt là ngành sản xuất và xuất khẩu chính của
Macao, chiếm 75% kim ngạch xuất khẩu của toàn vùng lãnh thổ. Bên cạnh
đó, sản xuất hàng điện tử, đồ chơi và hoa giả cũng góp phần quan trọng vào
cán cân kim ngạch xuất – nhập khẩu của Macao. Cũng giống như Singapore,
Hongkong – Macao không có ngành nông nghiệp, vì lãnh thổ có diện tích quá
nhỏ hẹp và không được bằng phẳng nên các sản phẩm nông nghiệp được nhập
chủ yếu từ Trung hoa Đại lục và một số nước trong khu vực. Tuy nhiên, có
thể nói Macao là một nền kinh tế có tỷ trọng về ngành dịch vụ thuộc hàng cao
nhất trên thế giới theo GDP. Các ngành dịch vụ chủ yếu của Macao là kinh
doanh sòng bạc, du lịch và tài chính. Năm 2006 Macao đón trên 16 triệu du
khách nước ngoài (kể cả du khách đến từ Trung hoa đại lục). Tài chính cũng



12
là thế mạnh kinh tế của vùng lãnh thổ Macao kể từ khi còn thuộc Bồ Đào
Nha. Nhưng quan trọng nhất của ngành dịch vụ ở Macao là lợi nhuận từ kinh
doanh sòng bài. Năm 2006, lần đầu tiên Macao đã vượt qua thủ đô cờ bạc thế
giới là Las Vegas (Hoa Kỳ) để trở thành trung tâm cờ bạc có doanh thu lớn
nhất thế giới. Từ đây kéo theo một loạt ngành dịch vụ khác phát triển theo
như khách sạn, hàng không, mua sắm …
Macao có chính sách cảng tự do với một chế độ thuế rất đơn giản và tỷ
lệ thuế thấp, những điều khiến vùng lãnh thổ này trở thành một môi trường
kinh doanh tuyệt vời. Trong những năm gần đây, Macao đã tích cực tận dung
lợi thế của mình như là một trung tâm dịch vụ thương mại và kinh tế để thực
hiện các hoạt động giới thiệu các dự án đầu tư nước ngoài, tìm hiểu các thị
trường nước ngoài nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp. Sau khi được chuyển giao
về Trung Quốc năm 1999, với nỗ lực không ngừng của toàn thể cộng đồng,
Macao đã phát triển một cách vững chắc và vẫn duy trì vị trí trên thị trường
thế giới và khu vực Châu Á.
Việc thực hiện “dịch vụ một cửa” cho các nhà đầu tư nước ngoài tại
Macao được tiến hành bởi Viện Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Macao –
IPIM. IPIM là một tổ chức phi lợi nhận, hoạt động với mục đích thúc đẩy các
hoạt động thương mại và đầu tư trong lãnh thổ Macao.
Các chức năng chính của IPIM là:
 Giới thiệu với các nhà đầu tư tiềm năng về môi trường đầu tư và các
cơ hội tại Macao. Làm đầu mối cung cấp “dịch vụ một cửa” với các nội dung:
thu thập thông tin – đánh giá dự án – hỗ trợ đăng ký công ty bằng dịch vụ
công chứng – hướng dẫn về các thủ tục hành chính liên quan đến việc xin cấp
các loại giấy phép, giấy chứng nhận – theo dõi dự án – hỗ trợ các dự án trong
giai đoạn thực thi;


13

 Cung cấp các thông tin kinh tế, thương mại, thống kê, các thông tin
chung và phân tích thị trường để hỗ trợ các khách hàng trong quá trình tìm
hiểu thị trường và mở rộng kinh doanh;
 Tổ chức, đồng tổ chức các triển lãm và các sự kiện khác trong nước
để xúc tiến thương mại, tham gia vào các sự kiện như vậy ở nước ngoài và
tài trợ cho các doanh nghiệp trong lãnh thổ tham gia như là một cách để tạo
ra các cơ hội kinh doanh;
 Tổ chức các đoàn công tác kinh tế ra nước ngoài để tìm kiếm cơ hội
kinh doanh, đồng thời đón tiếp các đoàn khách nước ngoài đến Macao nhằm
tạo ra các kênh trao đổi thông tin và hợp tác;
 Chịu trách nhiệm cấp các giấy phép, hỗ trợ kỹ thuật và giám sát đối
với các tổ chức phi tài chính đặt tại nước ngoài;
 Đánh giá các đơn xin tạm trú của nhà đầu tư, giám đốc công ty và
các chuyên gia;
 Biên tập và xuất bản các tạp chí thươmg mại và kinh tế nhằm thúc
đẩy môi trường đầu tư của Macao.
Một trong những chức năng quan trọng của IPIM là thực hiện “dịch vụ
một cửa” cho các nhà ĐTNN. Theo Quy chế hoạt động của IPIM, DL 29/99,
Điều 25 khoản 1 (a), khi thực hiện dịch vụ một cửa, nhân viên của IPIM sẽ
cung cấp một số dịch vụ cũng như các thủ tục hành chính cho nhà đầu tư đăng
ký thành lập công ty.
Để thành lập công ty, nhà đầu tư phải trả một số loại phí như phí công
chứng, phí sử dụng dấu, phí đăng ký thành lập công ty, thuế công nghiệp và
các loại phí cho các giấy phép liên quan. Nhà đầu tư được khuyến khích trả
trước các khoản phí. Quy trình thực hiện sẽ như sau:




14

Hình 1.2: Quy trình đăng ký hoạt động của DN tại IPIM
Lưu ý: Với các hoạt động (*), IPIM sẽ thay mặt nhà đầu tư để nộp đăng ký
lên Cục Đăng ký thương mại và Dịch vụ tài chính
Nguồn: [IPIM Brochure]
Trước khi thực hiện các dịch vụ cho nhà đầu tư, IPIM sẽ yêu cầu nhà
đầu tư phải đệ trình “Kế hoạch đầu tư bước đầu tại Ma cao” hoặc “Tóm tắt kế
hoạch/Ý tưởng đầu tư” để có thể hỗ trợ một cách tốt hơn. Ngoài ra còn có một
số thủ tục cần lưu ý như:
1. Sau khi kết thúc quá trình đăng ký công ty, nhà đầu tư cần điền vào mẫu
Thông tin tuyển dụng và gửi đến “Cục Dịch vụ Tài chính - Trung tâm Thuế
cá nhân” trong vòng 15 ngày kể từ khi tuyển dụng bất cứ nhân viên nào;
2. Chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm nộp phí tham gia “Quỹ An ninh
xã hội” cho bản thân và nhân viên vào tháng 1, tháng 4, tháng 7 và tháng 10
hàng năm;
3. Chủ doanh nghiệp phải lưu hồ sơ nhân viên hàng tháng tại công ty để dự
phòng cho các cuộc kiểm tra ngẫu nhiên của “Cục Lao động và Việc làm”;
4. Công ty phải lưu trữ Bảng tổng kết tài sản cố định, Bảng cân đối kế toán
và sổ kê chi tiết.
Việc đầu tư vào Ma cao thực sự đã trở nên hết sức đơn giản với nhà
đầu tư khi có sự hỗ trợ của IPIM. Mặc dù không hoàn toàn miễn phí như
Điền vào các mẫu “M&A Công ty TNHH tư nhân”
và “Thông tin cổ đông/người điều hành”

Trả trước các loại phí, đăng ký tên thương mại*

Gặp nhân viên của IPIM để ký kết Chứng thư
thành lập công ty; Công bố thành lập doanh
nghiệp* và đăng ký công ty*




15
InvestHK nhưng những dịch vụ mà IPIM đưa ra rất đầy đủ và rõ ràng, các
mức phí cũng hợp ký và nhà đầu tư gần như chỉ cần ủy thác cho IPIM thực
hiện các thủ tục thay mình.
1.2.3. “Dịch vụ một cửa” tại Đài Loan
Đài Loan là một trong những vùng lãnh thổ có nền kinh tế mạnh nhất
Châu Á, nằm trong 20 nền kinh tế đứng đầu thế giới có mức tăng trưởng liên
tục trong ba thập kỷ gần đây và mức dự trữ ngoại hối hàng đầu thế giới. Được
gọi là một trong “bốn con hổ kinh tế Châu Á”, vùng lãnh thổ Đài Loan thuộc
Trung Quốc phát triển phồn vinh về thương mại, tài chính cùng với nền nông
nghiệp được cơ giới hóa cao và những ngành cơ khí lắp ráp có độ kỹ thuật
cao. Với sự hình thành của Khu Công nghệ cao Tân Trúc, KCNC thành công
nhất trên thế giới hiện nay, Đài Loan đã ghi tên mình vào danh sách những
quốc gia phát triển nhất về công nghệ cao, đặc biệt là ngành công nghiệp bán
dẫn, TFT-LCD, năng lượng mặt trời và y sinh học. Năm 2008, KCNC Tân
Trúc có 430 doanh nghiệp công nghệ cao với số lượng nhân viên lên đến
130.577 người. Tổng doanh thu năm 2008 của các doanh nghiệp trong KCNC
Tân Trúc đạt 1.008 tỷ Đài tệ (tương đương khoảng trên 500.000 tỷ VND), với
tổng số vốn đầu tư là 1.140 tỷ Đài tệ. [29]
Là một KCNC nhận được nhiều ưu đãi của chính quyền Đài Loan,
KCNC Tân Trúc ngay từ khi mới thành lập đã có một BQL riêng của mình.
BQL KCNC Tân Trúc là một đơn vị hành chính nhà nước, trực thuộc Ủy ban
Khoa học Đài Loan, được thành lập để điều hành các hoạt động trong KCNC
và cung cấp các dịch vụ cho nhà đầu tư vào khu.
Theo Điều 3 và Điều 7, Luật thành lập và quản lý khu CNC, BQL
KCNC Tân Trúc có quyền thẩm định và ra quyết định đối với dự án đầu tư.


16

Hình 1.3: Quy trình thẩm định dự án tại KCNC Tân Trúc


Nguồn : [Hsinchu Investment Guide]
Khi muốn đăng k‎í hoạt động đầu tư tại KCNC Tân Trúc, nhà đầu tư cần
nộp hồ sơ đăng ký xin đầu tư bao gồm: Đơn đăng ký; kế hoạch kinh doanh ;
Nhu cầu sử dụng điện và nước ; và Thông tin về đánh giá ô nhiễm. Phòng
Dịch vụ đầu tư thuộc BQL KCNC Tân Trúc sẽ là đơn vị đầu mối giúp nhà
đầu tư trong công tác chuẩn bị hồ sơ và nhận hồ sơ. Tuy nhiên để BQL
KCNC Tân Trúc có thể đưa ra thư chấp thuận đối với dự án, BQL có một Hội
đồng cố vấn bao gồm đại diện của nhiều viện nghiên cứu có tên tuổi tại Đài
Loan để thực hiện công tác đánh giá về tính khả thi của dự án cũng như tính
chất của công nghệ được sử dụng. Theo quy định của Đài Loan, dựa trên đánh
BQL kiểm tra về
nhu cầu sử dụng
điện, nước
Các viện nghiên cứu
kiểm tra
kế hoạch kinh doanh

Nộp hồ sơ *
Chuẩn bị Biên bản
chấp thuận của Hội
đồng đánh giá

Thư phản đối

Đánh giá hồ sơ
Hội đồng đánh giá gồm
các chuyên gia và các

học giả
Thư chấp thuận

Thư phản đối

Ủy ban giám sát
Họp đánh giá lại
Trong vòng 4 tuần
Từ 4-6 tuần
Phòng Dịch
vụ đầu tư
Nhà đầu tư
BQL và các đơn vị có liên quan


17
giá của Hội đồng cố vấn và Hội đồng đánh giá, BQL KCNC Tân Trúc có toàn
quyền thẩm định và ra quyết định đối với tất cả các dự án đăng ký, kể cả dự
án có vốn ĐTNN hay do người Trung quốc trên lãnh thổ khác đầu tư.
Như vậy chỉ cần một đầu mối duy nhất là tại BQL KCNC Tân Trúc,
nhà đầu tư đã có thể lấy được giấy phép để tiến hành đầu tư. Nhưng không chỉ
có vậy, BQL KCNC Tân Trúc còn được phép đánh cấp giấy phép xây dựng,
đánh giá tác động môi trường và hỗ trợ cho nhà đầu tư cho đến khi xây dựng
nhà xưởng và đi vào hoạt động.
Đối với các hoạt động sau đầu tư, BQL KCNC Tân Trúc cũng có toàn
quyền thực thi để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư. Trong KCNC Tân Trúc
có đội Hải quan, kho bảo thuế… và nhà đầu tư có thể thực hiện các thủ tục
xuất nhập khẩu ngay tại đây. Mặt khác BQL có quyền đánh giá và cấp giấy
phép xuất nhập khẩu, đánh giá và cấp giấy phép ưu đãi thuế cũng như quản lý
và điều hành đối với các loại hàng hóa, thiết bị miễn thuế. Ngoài ra BQL đã

thành lập các đơn vị chức năng khác dưới hình thức hợp đồng BOT như
Trung tâm Kho vận và vận chuyển hàng hóa, Trung tâm thông tin, Trung tâm
Triển lãm, Nhà máy xử lý‎ nước thải, nhà máy nước, đội cứu hỏa, v.v để
phục vụ cho các nhà đầu tư. Với tất cả các đơn vị hỗ trợ này, các nhà đầu tư
trong KCNC Tân Trúc có thể hoàn toàn yên tâm khi tiến hành đầu tư tại đây.



18
Hình 1.4: Quy trình thành lập nhà máy tại KCNC Tân Trúc

Nguồn : [Hsinchu Investment Guide]
Được xây dựng như một thành phố khoa học với đầy đủ tiện nghi, dịch
vụ và nhận được chính sách ưu đãi của chính quyền Đài Loan, KCNC Tân
Trúc đã phát triển một cách vững chắc và góp phần đưa Đài Loan trở thành
một trong những nền kinh tế hàng đầu châu Á. Đặc biệt với việc cung cấp
“dịch vụ một cửa” cho các nhà đầu tư, Tân Trúc được coi là môi trường đầu
tư lý tưởng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Thành công nổi bật
của Tân Trúc là đã thu hút được rất nhiều người Đài Loan tại Hoa Kỳ trở về
đầu tư tại quê hương. Đây chính là một động lực quan trọng đưa KCNC Tân
Trúc có được thành công như ngày hôm nay.

Đệ trình 4 bản
đánh giá ô
nhiễm lên BQL
3 bản Giấy phép
về vấn đề môi
trường (mẫu B)
Kế hoạch đầu tư
Phê duyệt Kế hoạch đầu tư


Cần phải đánh giá
ô nhiễm

Xây hoặc thuê nhà
xưởng xây sẵn
Thành lập nhà máy
Xin giấy phép xây dựng và các tài
liệu khác
Xin các giấy phép liên quan khác về môi trường (nước, không
khí, chất thải)
Xử lý và thông quan đánh giá môi trường
Trước khi thành lập
nhà máy, DN phải
nộp báo cáo đất để
lưu tại chính quyền
địa phương


19
1.3. Khái quát về “dịch vụ một cửa” trong hoạt động ĐTNN tại Việt Nam
1.3.1. Tóm tắt tình hình thực hiện “dịch vụ một cửa” trong hoạt động ĐTNN
tại Việt Nam
Nhà ĐTNN khi tiến hành đầu tư tại Việt Nam có thể lựa chọn đầu tư
trên địa bàn của các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương. Tuy nhiên tại mỗi
tỉnh thành có thể có các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công
nghệ cao tùy theo chính sách phát triển. Theo quy định của Luật Đầu Tư năm
2005 và các văn bản hướng dẫn thì cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ
đầu tư là Sở kế hoạch và đầu tư trên địa bàn. Việc thực hiện cấp Giấy chứng
nhận đầu tư theo phân cấp được quy định như sau:

 Uỷ Ban Nhân Dân cấp tỉnh thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối
với các dự án sau:
- Dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ
cao, khu kinh tế bao gồm cả các dự án đầu tư phải được Thủ Tướng Chính
Phủ chấp thuận chủ trương đầu tư mà đã được Thủ Tướng Chính Phủ chấp
thuận.
- Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất,
khu công nghệ cao đối với những địa phương chưa thành lập Ban quản lý khu
công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.
 Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu
kinh tế thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với
các dự án quy định như sau:
- Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao,
khu kinh tế bao gồm cả các dự án đầu tư phải được Thủ Tướng Chính Phủ
chấp thuận chủ trương đầu tư mà đã được Thủ Tướng Chính Phủ chấp thuận.
- Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất,
khu công nghệ cao.


20
Như vậy, việc quản lý hoạt động ĐTNN đã được phân chia cho hai chủ
thể thực hiện là các Ủy ban nhân dân với đầu mối là các Sở Kế hoạch và Đầu
tư (sau đây gọi tắt là các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động ĐTNN) và
các Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh
tế (sau đây gọi tắt là các khu công nghiệp tập trung).
a). Tại các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động ĐTNN
Tại Việt Nam, thuật ngữ “dịch vụ một cửa” cũng được nhắc đến trong
cả lĩnh vực hành chính lẫn lĩnh vực dịch vụ. Tuy nhiên hiện nay loại hình dịch
vụ này vẫn được nhắc đến nhiều hơn trong lĩnh vực hành chính với việc hình
thành các “dịch vụ một cửa” để tiếp nhận và xử lý các thủ tục cho công dân.

Thực hiện chủ chương đơn giản hóa thủ tục hành chính của Nhà nước,
các bộ ngành và đơn vị của Việt Nam đang nghiên cứu để giảm bớt sự phức
tạp và góp phần làm minh bạch hóa các thủ tục hành chính, trong đó có các
thủ tục liên quan đến vấn đề đầu tư nói chung và ĐTNN nói riêng. Vấn đề thủ
tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư, phê duyệt các dự án đầu tư v.v… luôn là vấn
đề mà các nhà ĐTNN quan tâm. Việc đơn giản hóa những thủ tục này và thực
hiện “dịch vụ một cửa” tại những đơn vị thực hiện những thủ tục này là chủ
chương được các nhà ĐTNN đồng tình, ủng hộ.
Các đơn vị hành chính đang áp dụng loại hình dịch vụ này hiện nay sử
dụng một số thuật ngữ khác nhau như “dịch vụ một cửa”, “cơ chế một cửa”,
“cơ chế hành chính một cửa”… Với những đơn vị này, có thể hiểu đây là loại
hình dịch vụ tiếp đón công dân, hướng dẫn thực hiện, tiếp nhận hồ sơ và trả
kết quả. Đối với nhà ĐTNN, những đơn vị hành chính mà họ mong muốn áp
dụng “dịch vụ một cửa” là những đơn vị thực hiện các công tác liên quan đến
ĐTNN như các sở Kế hoạch và Đầu tư, các đơn vị xúc tiến đầu tư hay các
trung hỗ trợ doanh nghiệp. Tại Việt Nam hiện nay, các Sở Kế hoạch và Đầu
tư tại các tỉnh thành có thu hút lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn hàng


21
năm cũng ưu tiên áp dụng loại hình này. Tuy nhiên quá trình thực hiện dịch
vụ mới chỉ dừng lại ở việc đơn giản hóa thủ tục hành chính theo hướng “một
cửa” mà không phải cung cấp toàn bộ các dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư. Khi nhắc
đến vấn đề hướng dẫn thủ tục đầu tư hay hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt
động đầu tư, đặc biệt là ĐTNN, tại những đơn vị này vẫn tập trung vào vấn đề
cải cách thủ tục hành chính theo hướng “một cửa”. Mặc dù vậy, nếu xét theo
một quy trình khép kín thì những đơn vị này có khả năng hỗ trợ nhà đầu tư
cho đến khi hoàn tất một quy trình thực hiện thủ tục, ví dụ như quy trình xin
cấp GCNĐT, quy trình thành lập doanh nghiệp Thêm vào đó, khi triển khai
đề án cải cách thủ tục hành chính, các đơn vị này cũng hướng đến việc thực

hiện “dịch vụ một cửa” nhằm hỗ trợ một cách toàn diện hơn các hoạt động
của nhà đầu tư.
Về việc thực hiện “dịch vụ một cửa” tại các đơn vị xúc tiến đầu tư
(XTĐT) của Việt Nam hiện nay, có thể đưa ra một nhận xét là hoạt động vẫn
chưa đủ mạnh. Thông thường các Trung tâm xúc tiến đầu tư chỉ thực hiện đơn
giản là giới thiệu cơ hội đầu tư cho các nhà ĐTNN. Cục Đầu tư nước ngoài
trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư là đơn vị chịu trách nhiệm chính về công
tác xúc tiến đầu tư. Để hỗ trợ hoạt động XTĐT tại các địa phương, Cục Đầu
tư nước ngoài đã thành lập ba trung tâm là Trung tâm Xúc tiến Đầu tư phía
Bắc, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư miền Trung và Trung tâm Xúc tiến Đầu tư
phía Nam để thực hiện nhiệm vụ XTĐT tại ba vùng. Các đơn vị này đã thực
hiện tương đối tốt vai trò làm cầu nối cho các nhà ĐTNN đến tìm cơ hội đầu
tư hợp tác và tổ chức các hoạt động mở rộng thị trường của các DN trong
nước ra nước ngoài. Tuy nhiên, các đơn vị này khó có thể hỗ trợ hoạt động
đầu tư của các DN bởi họ không nắm được tình hình cụ thể của mỗi địa
phương.


22
Tại các tỉnh và thành phố, để thực hiện công tác XTĐT cho địa phương
mình, các Ủy ban Nhân dân (UBND) cũng thường thành lập Trung tâm xúc
tiến thương mại và trung tâm xúc tiến đầu tư. Các Trung tâm xúc tiến thương
mại thường tập trung vào vấn đề thúc đẩy sản phẩm xuất khẩu nội địa ra thị
trường nước ngoài mà không chú trọng đến việc hỗ trợ nhà ĐTNN. Các
Trung tâm XTĐT có hoạt động mạnh hiện nay có thể kể đến là: Trung tâm
Xúc tiến thương mại và đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM), Trung
tâm XTĐT TP Đà Nẵng, và Trung tâm XTĐT Hà Nội.
Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư TP HCM được chính thức
thành lập từ năm 1982 với tên gọi Trung tâm phát triển Xuất khẩu. Sau khi
được thành lập, Trung tâm liên tục phát triển và mở rộng các hoạt động sang

lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư. Vì thế đến năm 1993, Trung tâm được đổi
tên thành Trung tâm phát triển Ngoại thương và đầu tư. Để thúc đẩy hơn nữa
nhiệm vụ thu hút thương mại và đầu tư, UBND TP HCM đã có Quyết định số
104/2001/QĐ-UB đổi tên trung tâm thành Trung tâm Xúc tiến thương mại và
Đầu tư với những nhiệm vụ chức năng mới, trong đó có các dịch vụ về XTĐT
cũng như hỗ trợ nhà đầu tư. Hiện nay đối tác của Trung tâm được chia thành
3 đối tượng: nhà xuất khẩu, DN nước ngoài muốn mua hoặc nhập khẩu hàng
của Việt Nam và nhà ĐTNN. Trung tâm này là trung tâm duy nhất trên cả
nước kết hợp được cả hai vấn đề: xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư. Mặc
dù mới chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ nhà đầu tư trong các công tác như cung cấp
phòng hội nghị, văn phòng làm việc; dịch vụ thư ký, phiên dịch và chuyên
viên nghiệp vụ; lập dự án đầu tư; tham quan; gặp gỡ doanh nghiệp… nhưng
đây có thể được coi là một điểm sáng trong hoạt động hỗ trợ nhà ĐTNN tại
Việt Nam.
Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Đà Nẵng được thành lập theo Quyết định số
4842/QĐ-UBND ngày 19 tháng 7 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố
Đà Nẵng, là cơ quan chuyên trách xúc tiến đầu tư của UBND thành phố.


23
Trung tâm có nhiệm vụ giúp UBND thành phố, các sở, ngành có liên
quan thực hiện các hoạt động về xúc tiến đầu tư trong và ngoài khu công
nghiệp trên địa bàn thành phố như: đề xuất các chương trình, kế hoạch xúc
tiến đầu tư của thành phố; đề xuất cho UBND thành phố và các ngành có liên
quan các chính sách hỗ trợ, khuyến khích ĐTNN; thực hiện các chương trình
xúc tiến đầu tư; hỗ trợ các đơn vị trong nước trong việc XTĐT … Đối với
công tác hỗ trợ nhà ĐTNN, Trung tâm cung cấp một số hoạt động như: giới
thiệu hoặc cung cấp cho doanh nghiệp trong và ngoài nước đến thành phố tìm
hiểu cơ hội và đối tác kinh doanh, đầu tư các dịch vụ liên quan, bao gồm: Lập
hồ sơ dự án đầu tư; một số thủ tục sau giấp phép; gặp gỡ, tham quan các

doanh nghiệp tại thành phố; dịch vụ thư ký; biên dịch và phiên dịch, chuyên
viên nghiệp vụ; dịch vụ phòng hội nghị, văn phòng làm việc. Để tạo điều kiện
thuận lợi cho nhà đầu tư, trung tâm đã liệt kê một số thủ tục cần thực hiện như
thể hiện trong bảng 1.1 sau đây.
Bảng 1.2: Các thủ tục hành chính đối với nhà ĐTNN tại TP Đà Nẵng
STT
Thủ tục
Cơ quan tiếp nhận/xử ký
1
Thủ tục cấp và/hoặc điều chỉnh Giấy
chứng nhận đầu tư
Trung tâm XTĐT Đà Nẵng
2
Phê duyệt Tổng mặt bằng dự án đầu tư
xây dựng công trình
Tổ Tiếp nhận và Trả hồ sơ, Sở
Xây dựng thành phố Đà Nẵng
3
Xin giấy phép xây dựng công trình
Sở Xây dựng thành phố Đà
Nẵng
4
Khắc dấu
Công an thành phố Đà Nẵng
5
Đăng ký mã số thuế
Cục thuế thành phố Đà Nẵng
6
Giấy phép lao động
Sở lao động thương binh - xã

hội thành phố Đà Nẵng
7
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Văn phòng đăng ký quyền sử
dụng đất, Sở Tài nguyên &
Môi trường thành phố Đà
Nẵng
Nguồn: Trung tâm XTĐT Đà Nẵng
Tuy nhiên có thể thấy rằng trong số tổng cộng 7 thủ tục hành chính chủ
yếu mà trung tâm này liệt kê ra cho nhà ĐTNN thì trung tâm chỉ hỗ trợ thực

×