Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Phân tích môi trường văn hóa xã hội của Hoa Kỳ.(TIỂU LUẬN MARKETING QUỐC TẾ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.41 KB, 27 trang )

HỌC VIÊN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Khoa quản trị kinh doanh

TIỂU LUẬN
Bộ môn : MARKETING QUỐC TẾ
Đề tài: phân tích môi trường văn hóa - xã hội của Hoa Kỳ.
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thượng Thái
Sinh viên thực hiện: nhóm 9 _ D07QTKD2
Hà Nội tháng 2 /2011
2
2
Niềm tin của người Mỹ 5
Người Mỹ yêu: 6
Gặp gỡ 6
Nói chuyện qua điện thoại 6
Ăn hàng 7
Tiền boa (tipping) 7
Mua hàng hóa 7
Lái xe 7
Thăm viếng cá nhân 7
Tặng quà 8
Hút thuốc và uống rượu bia 8

LỜI MỞ ĐẦU
Hội nhập và toàn cầu hóa đang là những thực tế sinh động diễn ra không chỉ ở một châu lục,
khu vực, cộng đồng rộng lớn mà còn ở trong mỗi quốc gia, mỗi cá nhân. Không chỉ diễn ra trên lĩnh
vực kinh tế mà còn ngày càng sâu đậm hơn trong văn hóa. Chính vì vậy, tính đa dạng và bản sắc
của mỗi nền văn hóa sẽ có dịp giao thoa lẫn nhau – xã hội, những di sản truyền thống được kiện
toàn để đối mặt với thử thách mới… Những vấn đề này đòi hỏi một cái nhìn thấu đáo và cách ứng
xử, giải quyết đúng đắn nhằm xác lập bảng hệ giá trị mới có khả năng tạo đà phát triển cho xã hội.
Trong quan hệ kinh tế với các quốc gia một vấn đề quan trọng là phải hiểu rõ môi trường


văn hóa, xã hội của họ để có những cách ứng xử thích hợp mang lại sự thỏa mãn cho cả hai bên.
Dưới đây là nghiên cứu của nhóm chúng em về môi trường văn hóa - xã hội của Hoa Kỳ
( Mỹ).
Giới thiệu chung.
Hợp chúng quốc Hoa Kỳ là một cộng hòa lập hiến liên bang gồm có 50 tiểu bang và một đặc
khu liên bang. Quốc gia này nằm gần hoàn toàn trong tây bán cầu: 48 tiểu bang lục địa và thủ đô
Washington, D.C., nằm giữa Bắc Mỹ, giáp Thái Bình Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở phía
đông, Canada ở phía bắc, và Mexico ở phía nam. Tiểu bang Alaska nằm trong vùng tây bắc của lục
địa Bắc Mỹ, giáp với Canada ở phía đông. Tiểu bang Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương. Hoa Kỳ
cũng có 14 lãnh thổ hay còn được gọi là vùng quốc hải rải rác trong vùng biển Caribbe và Thái
Bình Dương.
Với 3,79 triệu dặm vuông (9,83 triệu km²) và 305 triệu dân, Hoa Kỳ là quốc gia lớn hạng ba
về tổng diện tích và hạng ba về dân số trên thế giới. Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đa dạng
chủng tộc nhất trên thế giới, do kết quả của những cuộc di dân đến từ nhiều quốc gia khác trên thế
giới.Nền kinh tế quốc dân của Hoa Kỳ lớn nhất trên thế giới, với tổng sản phẩm nội địa (GDP) được
ước tính cho năm 2008 là trên 14,3 ngàn tỉ đô la (khoảng 23% tổng sản lượng thế giới dựa trên GDP
danh định, và gần 21% sức mua tương đương)
Quốc gia được thành lập ban đầu với mười ba thuộc địa của Vương quốc Anh nằm dọc theo
bờ biển Đại Tây Dương. Sau khi tự tuyên bố trở thành các "tiểu quốc", cả 13 cựu thuộc địa này đã
đưa ra tuyên ngôn độc lập vào ngày 4 tháng 7 năm 1776. Các tiểu bang nổi loạn đã đánh bại Đế
quốc Anh trong Chiến tranh Cách mạng Mỹ, đây là cuộc chiến tranh thuộc địa giành độc lập đầu
tiên thành công trong lịch sử.
Hội nghị Liên bang quyết định sử dụng bản Hiến pháp Hoa Kỳ hiện tại vào ngày 17 tháng 9
năm 1787. Việc thông qua bản hiến pháp một năm sau đó đã biến các cựu thuộc địa thành một phần
của một nước cộng hòa duy nhất. Đạo luật nhân quyền Hoa Kỳ gồm có mười tu chính án hiến pháp
được thông qua năm 1791. Trong thế kỷ 19, Hoa Kỳ đã mua hoặc đã chiếm được thêm lãnh thổ từ
Pháp, Đế quốc Tây Ban Nha, Mexico, và Đế quốc Nga, sáp nhập Cộng hòa Texas và Cộng hòa
Hawaii. Nội chiến Hoa Kỳ kết thúc chế độ nô lệ tại Hoa Kỳ và ngăn ngừa sự chia xé quốc gia.
Chiến tranh Tây Ban Nha-Hoa Kỳ và chiến tranh thế giới thứ 1 đã xác định vị thế siêu cường quân
sự của Hoa Kỳ. Năm 1945, Hoa Kỳ trở thành quốc gia đầu tiên có vũ khí hạt nhân sau chiến tranh

thế giới lần thứ II và là một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Là siêu
cường duy nhất còn lại sau thời Chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ được nhiều quốc gia nhìn nhận như là
một thế lực quân sự, văn hoá, và kinh tế có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới.
NỘI DUNG
I. Phong tục tập quán
Phong tục, tập quán và những chuẩn mực đạo đức là những luật lệ, quy ước xã hội để kiểm
soát hành động của con người như cách ăn mặc, cách đối nhân xử thế, cách sử dụng sản phẩm.
phong tục tập quán là những quy ước thông thường trong cuộc sống hằng ngày. Cách cư xử hành
động không phù hợp với tập quán thường được coi là lập dị, hư hỏng, xấu xa.
Mỗi một nền văn hóa đều có những cái hay, cái dở tùy theo sự đánh giá của mỗi người. Mỗi
quốc gia đều có bản sắc văn hóa riêng và một con người khôn ngoan sẽ là người hiểu biết những
phong tục và văn hóa của các nền văn hóa khác để luôn luôn chủ động và tiếp cận được mục tiêu
một cách dễ dàng.
Mỹ được coi là đất nước của những cư dân nhập cư. Hầu hết những người nhập cư có nguồn
gốc xa xưa từ châu Âu và đã xây dựng nên xã hội Hoa Kỳ như ngày nay, họ vẫn chiếm số đông từ
đó đến nay. Tuy nhiên số lượng các dân tộc và quốc gia ở Mỹ rất nhiều và mỗi thành phố thì tỉ lệ đó
lại chia ra khác nhau.Dù cho có sự đa dạng về văn hóa ở Mỹ nhưng Mỹ vẫn có một bản sắc văn hóa
riêng.
Niềm tin của người Mỹ
Người Mỹ tin rằng tất cả mọi người đều bình đẳng và có quyền ngang nhau trong cuộc sống.
Tất cả mọi người đều được đối xử công bằng và với mức độ tôn trọng như nhau. Đây là một trong
những nguyên tắc cơ bản nhất của triết học Mỹ.
Tính cá nhân
Mỗi người là một cá nhân tự do. Người Mỹ không tin vào những lí tưởng hoặc phong cách
chung. Cá nhân và những biểu tượng cá nhân thường được tôn kính và khuyến khích.
Sự cạnh tranh tạo ra những con người tốt nhất và công việc tốt nhất. Cạnh tranh chính là một
nguyên tắc trong triết học Mỹ. "Chỉ có những sinh vật nào khoẻ nhất, tốt nhất mới có thể tồn tại sau
cuộc cạnh tranh sinh tồn".
Tính tự lập
Tại Mỹ, sự độc lập và tự chủ luôn được ưu tiên. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng hầu

hết sinh viên Mỹ tự chọn lựa những lớp học riêng, những chuyên ngành riêng, tự hoạch định tương
lai của mình thay vì nghe theo sự sắp đặt của người khác, dù đó là bố mẹ hay thầy cô.
Trẻ em ngay từ nhỏ đã được cha mẹ khuyến khích đưa ra ý kiến riêng và phải tự mình làm mọi thứ.
Đến tuổi trưởng thành, hầu hết thanh niên Mỹ không ở cùng với bố mẹ mà chuyển ra ngoài sống
riêng. Chính môi trường giáo dục và đào tạo đó đã tạo cho người Mỹ tính độc lập cao trong đời
sống và công việc, chủ động đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm về hành động của mình.
Sự thẳng thắn
Trong khi nói chuyện bạn hoàn toàn có thể không đồng tình với ý kiến của đối phương và
đưa ra nhận xét đóng góp có tính chất xây dựng. Đây là điểm nhược điểm mà các sinh viên Việt
Nam gặp phải khi học tập tại Mỹ. Với bản tính của người Á Đông, sinh viên Việt Nam ít tham gia
phát biểu xây dựng bài hoặc thảo luận nhóm, ngại ngần không dám có ý kiến riêng. Chính điều đó
sẽ hạn chế bạn trong việc tiếp thu bài cũng như nhận được đánh giá tích cực từ thầy cô và bạn bè
quốc tế.
Chỉ có bạn mới là người quyết định cuộc sống của bạn sẽ như thế nào và tương lai của bạn
ra sao. Người Mỹ thường không tin vào sự may rủi hoặc số phận. Họ rất tự hào về những thành tựu
cá nhân đạt được.
Sự thay đổi là một điều cần thiết và tốt đẹp. Nó sẽ mang lại sự tiến bộ và cải tiến. Truyền
thống cũ thường không được đánh giá cao ở Mỹ như các nước khác.
Điều tốt nhất ở Mỹ là thành thực và thẳng thắn. Trong các nền văn hóa khác, người ta
thường cho rằng nói quá thẳng hoặc thật về một vấn đề nào đó là bất nhã, tuy nhiên người Mỹ lại
thích cởi mở, thẳng thắn, thậm chí đưa ra những ý kiến trái ngược và cả những tin tức xấu.
Khi ra quyết định lý quan trọng hơn tình. Người Mỹ thường thích nhất phần kết. Nói cách
khác, quyết định hiệu quả nhất là quyết định tạo ra kết quả năng suất nhất, thường được quy ra tiền
USD thậm chí cả xu.
Người Mỹ yêu:
- Đất nước của họ. Người Mỹ rất yêu nước. Họ rất tự hào về nước của họ và lối sống của
mình. Họ cũng rất tôn trọng những người đã và đang phục vụ trong lực lượng quân sự của đất nước.
- Thời gian rỗi của họ. Người Mỹ thường có ít thời gian rỗi so với những người ở một số
nước khác, nhưng họ đánh giá cao những gì họ có. Họ thường rất quý trọng thời gian dành cho
mình, cho gia đình hoặc cho cộng đồng. Tất cả các ngày nghỉ cuối tuần và các kỳ nghỉ thường đầy

ắp các hoạt động.
- Các hoạt động ngoại khóa. Chính phủ Mỹ thường bảo tồn một phần lớn các khu đất để cho
các công dân Mỹ hưởng thụ và vui chơi. Người Mỹ thường rất thích các hoạt động ngoài trời hàng
năm. Các hoạt động phổ biến tùy theo từng vùng, từng bang như chèo thuyền, leo núi, đi bộ đường
dài, cắm trại và trượt tuyết.
- Các hoạt động thể thao. Mỹ thường có số vận động viên chuyên nghiệp tham gia vào các
hoạt động thể thao chuyên nghiệp nhiều hơn so với các nước khác gấp nhiều lần. Mỹ rất thích xem
các buổi tường thuật thể thao, trên diễn đài hoặc trên vô tuyến. Họ cũng rất thích tham gia và chơi
thể thao, có vô số các đội chơi thể thao nhiều độ tuổi và ở nhiều mức kỹ năng khác nhau
Gặp gỡ
Khi gặp ai đó lần đầu, người Mỹ thường có phong tục là bắt tay kể cả đàn ông và đàn bà. Họ
thường chỉ ôm nhau thắm thiết đối với bạn thân hoặc những người bạn lâu ngày mới gặp lại. Hôn
không phải là phổ biến, và đàn ông thường không hôn những người đàn ông khác.
Người Mỹ thường giới thiệu về mình bằng tên và họ hoặc nếu như không cần trang trọng và
ở mức độ thân thiện, họ chỉ giới thiệu tên. Thông thường trọng các công việc và xã hội, người Mỹ
thường gọi nhau bằng tên. Tuy nhiên, bạn luôn luôn nên gọi các giáo sư trong các trường đại học
bằng chức danh và họ trừ khi họ cho phép hoặc yêu cầu bạn gọi họ bằng tên.
Nói chuyện qua điện thoại
Người Mỹ thường trả lời qua điện thoại bằng việc nói "Hello". Nếu bạn gọi về vấn đề công
việc, người trả lời điện thoại thường bắt đầu bằng tên công ty và tên của họ sau đó. Nếu bạn gặp
ngay người mình cần thì chỉ cần nói Hello và tên của mình. Nếu không, bạn nên hỏi người trả lời
điện thoại một cách lịch sự.
Đa số người Mỹ thường có máy trả lời điện thoại tự động ở nhà. Đồng thời, đa số các công
ty thường có các tin nhắn bằng giọng nói cho nhân viên của mình do đó bạn có thể để lại tin nhắn.
Hãy nói tên họ của bạn rõ ràng và để lại số điện thoại để họ có thể gọi lại cho bạn. Các tin nhắn nên
ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề.
Ăn hàng
Tất cả các nhà hàng của Mỹ đều chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt, và hầu hết các quán
đều chấp nhận thanh toán bằng thẻ. Một vài nhà hàng chấp nhận ATM. Hầu như không có nhà hàng
nào chấp nhận thanh toán bằng séc

Thông thường một số nhà hàng đông bạn sẽ phải chờ để có chỗ. Có rất nhiều nhà hàng đông
không chấp nhận việc đặt chỗ trước hoặc chỉ chấp nhận đặt chỗ cho những tiệc lớn hoặc nhiều
người (ít nhất là 6 người). Ở những nhà hàng như vậy, vào các tối cuối tuần sẽ rất đông, bạn có thể
phải chờ đến 1 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, các nhà hàng có quy mô lớn và trang trọng sẽ chấp nhận
đặt chỗ trước.
Tiền boa (tipping)
Các nhà hàng ở Mỹ không tính tiền dịch vụ do đó các khách hàng đều phải để lại tiền boa
cho người phục vụ. Thông thường người ta thường để lại tiền boa khoảng 15% tổng số tiền thanh
toán của hóa đơn, hoặc 20% nếu thấy dịch vụ ở nhà hàng đó tốt. Nếu dịch vụ ở đó bất thường rất tồi
tệ thì bạn có thể trả 10% cho dịch vụ.
Các tình huống khác mà bạn cũng phải trả tiền boa đó là cắt tóc, đi taxi, boa cho người
mang hành lý, người tìm chỗ đỗ xe hoặc người phục vụ ở quầy rượu. Thông thường luật là 15%
tổng số tiền thanh toán trên hóa đơn. Trong trường hợp không có hóa đơn, bạn có thể boa cho họ
tùy theo, nhưng ít nhất là từ 1 đến 5 đô la.
Mua hàng hóa
Tất cả mọi người sống ở Mỹ đều phải trả thuế. Hầu hết các khoản mua bán đều được tính
thêm thuế. Thuế sẽ bao gồm thuế hàng hóa dịch vụ cho tiểu bang(sales tax).Tuỳ thuộc vào các tiểu
bang, hàng hóa sẽ áp dụng những mức thuế khác nhau từ 5 - 8.5%
Lái xe
- Từ 16 tuổi trở lên bạn được phép thi lái xe nhưng bắt buộc bạn phải học lớp dạy lái xe
(driving education).
- Nếu bạn không học lớp dạy lái xe, 18 tuổi bạn mới đủ tuổi được phép thi lái xe.
- Chi phí học lái xe tương đối đắt, khoảng 350-400 USD cho cả hai phần thi viết và thực
hành.
- Mỗi bang ở Mỹ đều có quy định riêng về thi bằng lái xe
Thăm viếng cá nhân
Việc thăm viếng nhau thường không được lên kế hoạch trước, vì vậy đừng ngạc nhiên khi
bạn được mời đến nhà ăn cơm, xem phim mà chỉ được báo trước có một ngày. Nếu bạn cảm thấy
không tiện, đừng ngại ngần từ chối và đề nghị một thời gian thích hợp hơn. Tuy vậy, một khi đã
nhận lời mời thì nên đúng giờ, không nên đến sớm hoặc trễ hơn 10 phút, vì điều đó có thể gây phiền

toái cho chủ nhà.
Tặng quà
Nếu bạn muốn tặng quà cho một người Mỹ trước khi trở về nước, hãy trao cho họ món quà
mang đậm đà bản sắc dân tộc, một vật kỷ niệm gợi nhớ đến nước mình như một quyển sách viết về
Việt Nam, một món đồ mỹ nghệ thủ công thậm chí một con tem của Việt Nam.
Hút thuốc và uống rượu bia
Hút thuốc không phải là một hiện tượng phổ biến ở Mỹ như các nước khác. Nói chung,
người Mỹ hút thuốc ít hơn người châu Âu và ít hơn hẳn người châu Á. Do đó hút thuốc hầu như
không được dân Mỹ chấp nhận.
Hút thuốc bị cấm ở rất nhiều nơi như các khu công sở, các dịch vụ chuyên chở dân dụng
(máy bay), cửa hàng, nhà hát, rạp chiếu phim, trường học và các dịch vụ công cộng. Nếu như bạn
đang ở trong tòa nhà thì bạn không nên hút thuốc trừ khi tòa nhà đó có chỗ dành riêng cho người
hút thuốc. Các nơi cho phép hút thuốc như quán rượu, hộp đêm, một số nhà hàng. Nếu nhà hàng
cho phép hút thuốc, họ sẽ để dành một nơi riêng cho những người muốn hút. Nếu bạn đi cùng với
một người khác, thậm chí cả ở ngoài trời, cách lịch sự nhất là hỏi họ có ngại không nếu bạn muốn
hút thuốc.
- Tuổi được phép hút thuốc ở Mỹ là 18. Nếu bạn mua thuốc lá hoặc các sản phẩm tương tự
và trông bạn trẻ, người bán hàng chắc chắn sẽ hỏi tuổi và bạn phải chứng minh bạn hơn 18 tuổi để
được mua hàng và hút thuốc.
-Từ 21 tuổi bạn được phép sử dụng rượu bia. Nếu bạn muốn mua rượu bia hay đến bar, bạn
phải xuất trình giấy tờ tùy thân để chứng minh bạn đủ tuổi. Khi lái xe, tuyệt đối không được uống
các nước có chứa cồn.
II. Tôn giáo
Tôn giáo là một trong những yếu tố nhạy cảm nhất của một nền văn hóa. Mối liên quan giữa
tôn giáo và đời sống xã hội rất sâu sắc. cho nên không thể đánh giá thấp ảnh hưởng của tôn giáo lên
hệ thống giá trị của xã hội cũng như hoạt động Marketing. Tôn giáo tác động tới thói quen, cách
nhìn nhận của con người đối với cuộc sống, các sản phẩm mà họ mua, cách thức mua, thậm chí cả
những tờ báo mà họ đọc. chấp nhận hay loại bỏ những hành vi ứng xử nào đó là do ảnh hưởng của
tôn giáo và như vậy việc chấp nhận hay tẩy chay một thông điệp quảng cáo nào đó cũng do tôn
giáo.

Ở Hoa Kỳ tôn giáo là một vấn đề hết sức phức tạp. Nếu bạn hỏi một người Mỹ, họ có tự do
tôn giáo hay không, trong đa số trường hợp câu trả lời sẽ là "có". Nhưng rất có thể, trong một số
trường hợp hiếm hoi hơn, bạn sẽ nhận được câu trả lời khác hoặc thậm chí là ngược lại.Và điều này
phản ánh đúng tình hình đời sống tôn giáo ở Hoa Kỳ.
Mặc dù hầu như mọi tôn giáo đều hiện diện tại Hoa Kỳ, đa số người Mỹ theo đạo Thiên
Chúa và bất kỳ ai đến Hoa Kỳ đều nhận thấy rằng họ sùng đạo một cách khác thường. Theo nhiều
nghiên cứu khác nhau, khoảng 50% dân Mỹ tin tưởng rằng tương lai của họ hoàn toàn có thể dự
đoán được căn cứ theo Kinh Thánh. Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với bất kỳ quốc gia phát triển
nào trên thế giới. Các trường Đại học Mỹ có thể có một vài nhà thờ và nhiều tổ chức Thiên Chúa
giáo. Những người truyền đạo hoạt động rất ráo riết. Họ đến ký túc xá, gặp gỡ, trò chuyện và
khuyến khích sinh viên nhập hoặc cải đạo.
Tuy nhiên, như trên đã nói, không phải người Mỹ nào cũng theo đạo Thiên Chúa. Những
người này cảm thấy quyền tự do tôn giáo, hiểu theo nghĩa có quyền tin hoặc không tin, cũng như
quyền lựa chọn tôn giáo của mình, ít nhiều bị hạn chế. Chẳng hạn, bất chấp người dân có theo
Thiên Chúa giáo hay không, họ phải dùng đồng dollar có dòng chữ "In God We Trust" (Chúng ta
tin tưởng vào Chúa). Bất kể công dân Mỹ theo tôn giáo nào, hay thậm chí vô thần, họ phải chấp
nhận rằng rất nhiều hoạt động chính thức, kể cả các kỳ họp Quốc Hội của họ bắt đầu bằng việc cầu
Kinh Thiên Chúa giáo. Cũng vậy, trong lễ nhậm chức, tổng thống Mỹ nhậm chức đặt tay lên một
cuốn Kinh Thánh và tuyên thệ. Thử hỏi những người Mỹ theo đạo Thiên Chúa, nếu trên đồng
dol1ar in dòng chữ Đức Phật Thích Ca hay nếu các kỳ họp Quốc Hội bắt đầu bằng đọc kinh Qur 'an,
họ có cảm thấy tự do tôn giáo hay không?
Thực ra, Hiên Pháp Hoa Kỳ đã có quy định về việc tách biệt giữa Nhà thờ và Nhà nước
trong Điều bổ sung sửa đổi thứ nhất (The First Amendment to the Constitution), trong đó nghiêm
cấm việc thiết lập một tôn giáo nhà nước chính thức cũng như việc trợ giúp của chính phủ cho các
nhóm tôn giáo. Điều bổ sung này cũng nghiêm cấm chính quyền bang hoặc liên bang can thiệp vào
các tổ chức tôn giáo và việc hành đạo. Nhưng trên thực tế, sự tách biệt giữa tôn giáo và nhà nước
thường xuyên bị vi phạm. Điều này thể hiện không chỉ trong lĩnh vực tinh thần như vừa kể trên, mà
còn cả trong lĩnh vực kinh tế, như việc tiền quyên góp cho các tổ chức tôn giáo lại được khấu trừ
vào thuế thu nhập, hay như những bất công liên quan đến tôn giáo trong trợ cấp tài chính cho sinh
viên.

Hậu quả của sự sùng đạo bất thường ở Hoa Kỳ có thể thấy rõ trong nhiều mặt của đời sống
người dân. Năm 2003, nhiều báo chí Mỹ, trong đó có những tờ lớn nhất như The New York Times
nghiên cứu tình hình dạy môn sinh vật ở trường phổ thông Hoa Kỳ và cho thấy quá nửa học sinh
không được dạy thuyết tiến hoá của Darwin. Về nguyên tắc, các trường công có thể dạy thuyết tiến
hoá, nhưng nhiều giáo viên không dám đưa vào chương trình vì sợ bị trù dập, hoặc bị các phụ
huynh học sinh tẩy chay. Hiện nay một số địa phương ở Mỹ đang vận động thể chế hoá việc cấm
dạy thuyết tiến hoá trong nhà trường. Theo Noam Chomski, trong một cuộc thăm dò, chỉ có dưới
10% người Mỹ tin vào thuyết tiến hóa, khoảng 50% tin vào thuyết của nhà thờ, và đa số những
người còn lại tin rằng thế giới này mới chỉ được tạo ra cách đây vài ngàn năm. Tôn giáo cũng gây ra
những mâu thuẫn sâu sắc trong xã hội liên quan đến nhiều vấn đề rất quan trọng, như quyền nạo phá
thai, hôn nhân đồng giới, nghiên cứu khoa học trên tế bào mầm
Theo những điếu tra và nghiên cứu của Brian J. Grim, chuyên viên nghiên cứu về tôn giáo
và ngoại giao, và David Masci, chuyên viên nghiên cứu về tôn giáo và luật pháp đã cùng nhau xây
dựng diễn đàn Pew về tôn giáo và đời sống cộng đồng. Diễn đàn này là một dự án của Trung tâm
nghiên cứu Pew - một tổ chức phi đảng phái ở Washington D.C. – nơi cung cấp thông tin về các
vấn đề, thái độ và xu hướng có ảnh hưởng tại Hoa Kỳ và trên thế giới.
Sự đa dạng về tôn giáo tại Hoa Kỳ có nhiều nguyên do khác nhau, trong đó có vấn đề di cư.
Sự đa dạng về tôn giáo ở Hoa Kỳ cũng phản ánh sự bảo vệ đặc biệt của Hiến pháp Hoa Kỳ đối với
việc tự do theo đuổi một tín ngưỡng nào đó. Không chỉ những người di cư mới cảm thấy họ được tự
do biểu thị tín ngưỡng, niềm tin, các thói quen tôn giáo; mà nhiều người Mỹ cũng đã quyết định đổi
tôn giáo của họ ít nhất một lần trong đời. Thực vậy, theo cuộc điều tra đã được tiến hành vào giữa
năm 2007, hơn một phần tư người Mỹ trưởng thành đã từng từ bỏ tín ngưỡng này để chuyển sang
theo đuổi một tín ngưỡng khác - hoặc không theo đuổi một tín ngưỡng nào cả - kết quả này là chưa
tính đến những trường hợp thay đổi từ giáo phái Tin Lành này sang một giáo phái Tin Lành khác.
1. Bức tranh tôn giáo ở Hoa Kỳ
Trong bối cảnh luật pháp như vậy, tại Hoa Kỳ, các cách thức bày tỏ tín ngưỡng tôn giáo
cũng tỏ ra vô cùng phong phú. Không có ước tính chính thức nào cho biết chính xác số lượng các
nhóm tôn giáo ở Hoa Kỳ vì từ cuối những năm 1950, Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ đã không tiến
hành điều tra công dân về tín ngưỡng tôn giáo và vị thế thành viên trong các nhóm tôn giáo của họ.
Một nguồn thông tin đáng tin cậy về tôn giáo tại Hoa Kỳ hiện nay là từ cuộc điều tra về bức tranh

tôn giáo ở Hoa Kỳ do Diễn đàn Pew về tôn giáo và đời sống cộng đồng tiến hành. Dựa trên các
cuộc phỏng vấn được tiến hành với hơn 35.000 người trưởng thành ở Hoa Kỳ, cuộc điều tra này đã
đưa ra những thông tin chi tiết về tính đa dạng của các nhóm tôn giáo tại Hoa Kỳ trong giai đoạn
đầu thế kỷ XXI.
a) Những nhóm tôn giáo lớn ở Hoa Kỳ
Cuộc điều tra đã chỉ ra rằng có gần 8 trong số 10 người Mỹ trưởng thành theo đạo Cơ Đốc
hoặc các giáo phái của đạo Cơ đốc. Thành viên của các nhà thờ Tin Lành nay chỉ còn chiếm đa số
không đáng kể (51,3%) trong tổng số dân cư trưởng thành. Nhưng đạo Tin Lành ở Hoa Kỳ không
hoàn toàn đồng nhất mà được phân chia thành ba giáo phái riêng biệt - giáo phái Tin Lành Phúc âm
(26,3% tổng số dân cư trưởng thành và chiếm gần một nửa tổng số tín đồ của đạo Tin Lành); nhà
thờ Tin Lành chính thống (18,1% tổng số dân cư trưởng thành và chiếm hơn một phần ba tổng số
tín đồ theo đạo Tin Lành); và nhà thờ Tin Lành Mỹ-Phi (6,9% tổng số dân cư trưởng thành và
chiếm gần một phần bảy tổng số tín đồ theo đạo Tin Lành). Đạo Tin Lành cũng bao gồm nhiều
nhóm giáo phái khác nhau (ví dụ như Tin Lành Baptist, Hội Giám lý và Pentecostal) thuộc một
hoặc nhiều giáo phái lớn đã kể trên.
Đạo Cơ Đốc La Mã chiếm gần một phần tư (23,9%) tổng số dân cư trưởng thành của Hoa
Kỳ và chiếm khoảng 3 trong số 10 giáo phái Cơ Đốc ở nước Mỹ. Trong số dân cư trưởng thành sinh
ra ở Mỹ, số tín đồ Tin Lành tỏ ra áp đảo số tín đồ Cơ Đốc (55% tín đồ Tin Lành so với 21% tín đồ
Cơ Đốc). Nhưng trong số những người trưởng thành được sinh ra ở nước ngoài thì số tín đồ Cơ Đốc
lại chiếm ưu thế hơn với tỷ lệ là xấp xỉ hai trên một (46% tín đồ Cơ Đốc so với 24% tín đồ Tin
Lành).
b) Các nhóm tôn giáo thiểu số
Theo cuộc điều tra quốc gia về đạo Hồi ở Mỹ do Trung tâm nghiên cứu Pew tiến hành bằng
các thứ tiếng Ảrập, Hindu, Iran và tiếng Anh vào năm 2007 thì tỷ lệ người theo đạo Hồi ở Hoa Kỳ
trong tổng số dân cư trưởng thành được ước tính là khoảng 0,6%. Khoảng hai phần ba tổng số tín
đồ đạo Hồi ở Hoa Kỳ là dân nhập cư. Tuy nhiên, cuộc điều tra này cũng chỉ ra rằng họ chính là
những người có ảnh hưởng lớn đối với những quan điểm, các giá trị và hành vi tôn giáo. Nhìn
chung, những tín đồ đạo Hồi ở Hoa Kỳ đều tin rằng làm việc chăm chỉ thì sẽ được trả công - một
niềm tin phản ánh thực tế rằng những tín đồ đạo Hồi ở Hoa Kỳ thường có mức thu nhập và trình độ
giáo dục thấp hơn so với dân chúng Mỹ nói chung. Đạo Hồi cũng là nhóm tôn giáo có tính chủng

tộc phong phú nhất ở Hoa Kỳ. Hơn một phần ba số người theo đạo Hồi là người da trắng, gần một
phần tư là người da đen và một phần năm là người châu Á, gần một phần năm còn lại là thuộc một
trong số các chủng tộc khác.
Theo cuộc điều tra về bức tranh tôn giáo ở Mỹ của diễn đàn Pew, đạo Hinđu chiếm gần
0,4% tổng số dân cư trưởng thành ở Hoa Kỳ. Hơn tám phần mười tổng số người Mỹ theo đạo Hinđu
được sinh ra ở nước ngoài, chủ yếu là từ Nam Trung Á. Gần một nửa tổng số tín đồ Hinđu tại Mỹ
đã hoàn thành giáo dục sau đại học, so với chỉ khoảng một phần mười tổng số dân cư nói chung.
Những tín đồ theo đạo Hinđu thường có mức thu nhập cao hơn so với các nhóm tôn giáo khác, với
hơn bốn phần mười trong số họ có thu nhập nhiều hơn 100.000 đô-la Mỹ mỗi năm.
Đạo Phật chiếm 0,7% tổng số dân cư trưởng thành ở Hoa Kỳ. Ngược với đạo Hồi và đạo
Hinđu, Đạo Phật ở Hoa Kỳ chủ yếu gồm các tín đồ sinh ra tại Mỹ, những tín đồ da trắng hoặc
những người cải đạo. Chỉ một phần ba tổng số tín đồ theo đạo Phật ở Hoa Kỳ có nguồn gốc từ châu
Á và gần ba phần tư tổng số tín đồ đạo Phật nói rằng họ đã cải đạo để theo đạo Phật. Một phần tư
tổng số tín đồ đạo Phật có trình độ giáo dục sau đại học, một tỷ lệ cao hơn so với tỷ lệ trung bình
trong tổng số dân cư.
Cuộc điều tra cho thấy hầu hết người Do Thái ở Hoa Kỳ đều thuộc một trong ba giáo phái
Do Thái lớn: Do Thái Cải cách (43%), Do Thái Bảo thủ (31%) và Do Thái Chính thống (10%). Hơn
tám phần mười tổng số tín đồ Do Thái là người Do Thái và khoảng bảy phần mười đã kết hôn với
người cùng theo đạo Do Thái với họ. Hơn một phần ba tổng số tín đồ Do Thái có trình độ giáo dục
sau đại học, và cũng giống như đạo Hinđu, người Do Thái có mức thu nhập cao hơn mức thu nhập
trung bình trong dân cư.
Một số lượng lớn người Mỹ theo đạo Thiên Chúa chính thống - tôn giáo lớn thứ ba trên thế
giới - chiếm khoảng 0,6% tổng số dân cư trưởng thành ở Hoa Kỳ. Ngoài ra, trong số các tín đồ
Thiên Chúa ở Hoa Kỳ, còn có một số lượng lớn các tín đồ Mormons và Nhân chứng Jehovah.
Người theo đạo Mormons chiếm 1,7% tổng số dân cư trưởng thành. Gần sáu phần mười số người
theo đạo Mormons đã tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học, so với mức 50% của dân cư Mỹ nói
chung. Tín đồ đạo Mormons cũng có mức thu nhập cao hơn đôi chút so với mức thu nhập trung
bình, với đa số (58%) có thu nhập hơn 50.000 đô-la Mỹ mỗi năm. Những người theo đạo Nhân
chứng Jehovah chiếm khoảng 0,7% tổng số dân cư trưởng thành. Hơn hai phần ba số người theo
đạo Nhân chứng Jehovah là tín đồ cải đạo từ một loại hình tín ngưỡng khác hoặc chưa từng theo

một tín ngưỡng nào khi còn nhỏ.
Cuộc điều tra cũng chỉ ra rằng 16,1% tổng số dân cư trưởng thành cho biết họ không thuộc
một nhóm tôn giáo cụ thể nào, tạo nên trường phái tôn giáo lớn thứ tư ở Hoa Kỳ. Nhưng cuộc điều
tra này cũng chỉ ra rằng số dân cư không theo đạo này cũng tương đối phức tạp và sẽ là không chính
xác nếu mô tả nhóm người này là nhóm phi tôn giáo. Trên thực tế, mặc dù họ không theo một
trường phái tôn giáo cụ thể nào, song phần lớn trong số họ vẫn nói rằng tôn giáo là một điều quan
trọng hoặc rất quan trọng trong đời sống của họ.
Chỉ 1,6% tổng số dân cư trưởng thành ở Hoa Kỳ nói rằng họ theo chủ nghĩa vô thần, trong
đó, số lượng nam giới theo chủ nghĩa vô thần nhiều gấp ba lần so với nữ giới. Thanh niên (dưới 30
tuổi) thường theo chủ nghĩa vô thần nhiều hơn so với những người lớn tuổi.
c) Phân bố địa lý của các nhóm tôn giáo
Cuộc điều tra cho biết mỗi vùng trên lãnh thổ Hoa Kỳ lại có cách thức phân bố tôn giáo
khác nhau. Khu vực Trung Tây hay vùng trung tâm của đất nước là nơi có nhiều nhóm tôn giáo tập
trung nhất trong tổng số dân cư. Khoảng một phần tư (26%) cư dân của khu vực Trung Tây là thành
viên của nhà thờ Tin Lành chính thống, gần một phần tư (24%) là tín đồ Cơ Đốc và 16% là không
theo tôn giáo nào cả. Các tỷ lệ này gần như giống hệt với kết quả điều tra trong tổng số dân cư nói
chung.
Khu vực Đông Bắc là nơi chiếm ưu thế của các tín đồ Cơ Đốc hơn so với những vùng khác
(37%). Khu vực này cũng có ít người theo đạo Tin Lành Phúc âm (13%). Có nhiều người trong số
dân cư khu vực Đông Bắc theo đạo Do Thái (4%) so với số người theo đạo này ở các vùng khác.
Ngược lại, một nửa số tín đồ của các nhà thờ Tin Lành Phúc âm sống ở miền Nam, so với chỉ 10%
sống ở Đông Bắc và 17% sống ở miền Tây. Đa số người theo đạo Mormons (76%) sống ở miền
Tây, với mật độ lớn ở bang Utah. Miền Tây cũng là nơi có tỷ lệ người không theo tôn giáo nào lớn
nhất so với tất cả những vùng khác (21%) với số lượng đông đảo nhất những người theo chủ nghĩa
vô thần và theo thuyết bất khả tri.
d) Tôn giáo ở Hoa Kỳ: Đa dạng và không giáo điều
Phản ánh mức độ đa dạng tôn giáo ở Hoa Kỳ, đa số người Mỹ đồng ý với quan điểm cho
rằng nhiều tôn giáo - chứ không chỉ tôn giáo mà họ đang theo đuổi - có thể dẫn đến một cuộc sống
bất tử. Cuộc điều tra chỉ ra rằng hầu hết người dân Mỹ cũng có cách tiếp cận không giáo điều khi họ
diễn đạt về giáo lý của họ. Hơn hai phần ba người Mỹ trưởng thành là thành viên của một giáo phái

nào đó đồng ý với quan điểm cho rằng có nhiều cách đúng đắn để hiểu hay diễn giải giáo lý tín
ngưỡng của họ. Sự khuyết thiếu tính giáo điều trong tôn giáo ở Hoa Kỳ cùng với sự bảo vệ hợp
pháp của pháp luật dành cho tất cả các nhóm tôn giáo cũng đồng nghĩa với việc các nhóm tôn giáo
thiểu số vẫn có thể tìm đường tới nước Mỹ và tiếp tục được chào đón ở Hoa Kỳ.
2. Kiến thức của người Mỹ về tôn giáo không đồng điều( 28 tháng 9 /2010 )
Cuộc nghiên cứu về sự hiểu biết của người Mỹ đối với tôn giáo cho thấy số đông người
Mỹ không được biết về giáo lý.
Một cuộc nghiên cứu tại Mỹ cho thấy nhiều người Mỹ biết tương đối ít về sinh hoạt và
truyền thống tôn giáo, dù đối với tín ngưỡng của họ hay đối với các tôn giáo khác.
Tổ chức Pew về Tôn giáo và Đời sống Công cộng đã hỏi 3.400 người Mỹ về hiểu biết tôn
giáo của họ và trung bình họ chỉ trả lời đúng có 50%.
Kết quả cuộc thăm dò được công bố hôm thứ Ba cho thấy số người Mỹ không tin vào
Thượng Đế hay không chắc có Thượng Đế có số điểm cao nhất.
Những người vô thần và người theo thuyết không thể biết được gì về sự tồn tại của
Thượng Đế trả lời đúng 21 câu trong số 32 câu hỏi, tiếp theo là người Do Thái và người theo đạo
Mặc Môn. Hai nhóm người này trả lời đúng khoảng 20 câu hỏi.
Cuộc nghiên cứu cũng cho thấy chỉ có 47% người Mỹ biết Đức Đạt Lai Lạt Ma là Phật tử.
Chưa tới 40% nhận ra được thần Vishnu và Shiva có liên hệ đến Ấn Độ giáo. Và chỉ có 27% biết
hầu hết người Indonesia theo Hồi Giáo dù nước này có số dân theo Hồi Giáo đông nhất thế giới.
Những cuộc nghiên cứu trước đây của tổ chức Pew xếp hạng Hoa Kỳ là một trong những
quốc gia có tự do tôn giáo nhất trong số những nước phát triển trên thế giới. Khoảng 60% người
lớn tuổi ở Mỹ nói tôn giáo rất quan trọng trong đời sống của họ.
Tuy nhiên Pew nói cuộc nghiên cứu về sự hiểu biết của người Mỹ đối với tôn giáo cho
thấy số đông người Mỹ không được biết về giáo lý, cách hành đạo, lịch sử và những khuôn mặt
nổi bật của những tôn giáo lớn truyền thống, kể cả tôn giáo mà họ đang theo.
III. Ngôn ngữ
Ngôn ngữ bao gồm ngôn ngữ có lời và ngôn ngữ không lời. ngôn ngữ là yếu tố quan trọng
trong văn hóa. Nó là tấm gương phản ánh văn hóa. Chính nhờ ngôn ngữ làm công cụ truyền đạt
thông tin, con người mới có thể xây dựng và duy trì văn hóa của mình. Ngôn ngữ còn giúp tạo dựng
nhận thức về thế giới và định hình đặc điểm văn hóa.

Ngôn ngữ là yếu tố văn hóa khó nắm bắt nhất nhưng nó lại là yếu tố quan trọng nhất trong
nỗ lực nhằm đạt được mức độ cảm thông của khách hàng trên các quốc gia khác nhau. Một nhà
ngôn ngữ đã nói : khi dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, không phải chỉ đơn thuần là dịch
thuật mà còn là chuyển tải giữa các cách suy nghĩ khác nhau với những văn hóa khác nhau.
Người làm Marketing thành công phải đạt đến trình độ nhuần nhuyễn, thông hiểu về ngôn
ngữ. người viết quảng cáo cần để ý đến sự khác biệt của ngôn ngữ.
1. Ngôn ngữ không lời
Thuật ngữ "body language" hoặc non-verbal language được dịch ra tiếng Việt với nhiều từ
khác nhau: Ngôn ngữ thân thể, ngôn ngữ hình thể, ngôn ngữ cử chỉ, ngôn ngữ phi lời nói… Từ
“Ngôn ngữ thân thể", cũng như nguyên gốc tiếng Anh của nó, có nghĩa là loại ngôn ngữ giao tiếp
bằng những động tác của các bộ phận khác nhau trên cơ thể. Từ ngữ nghĩa này, chúng ta có rất
nhiều loại ngôn ngữ thân thể: ngôn ngữ cái bắt tay, ngôn ngữ đôi tay, ngôn ngữ cặp mắt, ngôn ngữ
đôi vai, ngôn ngữ cặp lông mày, ngôn ngữ tư thế đứng, tư thế ngồi…
Ngôn ngữ thân thể là công cụ hỗ trợ mà ai cũng có bẩm sinh. Động vật, vốn kém phát triển
về ngôn ngữ lời nói, nên cần phải sử dụng ngôn ngữ thân thể thường xuyên hơn. Khi nói chuyện với
bạn bè ngoài quán cà phê, bạn sử dụng nó rất nhuần nhuyễn, nhưng khi đứng trên bục thuyết trình
bạn lại cảm thất tay chân thừa thải. Tại sao vậy? Vì bạn thiếu tự tin. Những nghiên cứu về ngôn ngữ
thân thể trong kỹ năng thuyết trình sẽ giúp bạn nhìn lại vấn đề, hệ thống hóa các kỹ thuật để giúp kỹ
năng về ngôn ngữ thân thể của bạn được phát huy hết tác dụng của nó. Một thuyết trình viên được
đánh giá là "diễn cảm" bởi vì họ đã dùng ngôn ngữ thân thể một cách hiệu quả để hỗ trợ cho lời nói.
Người ta đã đúc kết rằng: Trong giao tiếp, chỉ có 35% thông tin được truyền tải qua lời nói mà thôi,
65% còn lại được thể hiện qua ngôn ngữ thân thể (Edward T. Hall).
Một ví dụ rất rõ ràng về sức mạnh của ngôn ngữ không lời :Năm 1960, lần đầu tiên trong
lịch sử nước Mỹ, cuộc chạy đua vào Nhà trắng giữa Phó Tổng thống Nixon và Thượng Nghị sĩ
Kenedy đã được truyền hình trực tiếp trên kênh truyền hình quốc gia.
Chứng kiến cuộc tranh luận công khai giữa hai ứng cử viên, 70 triệu cử tri Mỹ có cơ hội
không chỉ nghe thấy những gì họ nói mà còn được nhìn tận mắt những hành động, cử chỉ của các
ứng viên để so sánh và lựa chọn vị tổng thống cho đất nước mình.
Thật đáng ngạc nhiên, kết quả cuộc thăm dò dư luận dân chúng đã cho thấy sự tương phản
rõ ràng giữa những cử tri chỉ theo dõi cuộc tranh cử trên TV và những cử tri chỉ đơn thuần nghe trên

radio. Trong khi những người nghe radio cho rằng chắc chắn ông Nixon sẽ chiến thắng trong cuộc
chạy đua này, thì những người xem tivi lại bị mê hoặc bởi nụ cười, sự quyến rũ và dáng dấp thể
thao của ông Kenedy.
Phần lớn những người quan sát cuộc tranh cử trên TV khi được phỏng vấn đã nói rằng hình
dáng tối tăm như vào lúc năm giờ sáng và ánh mắt liếc nhanh như chảo chớp của ông Nixon, khiến
cho ông ta trông giống một kẻ độc ác, nham hiểm và không thể sánh được với Thượng Nghị sĩ
Kenedy trong cuộc tranh cử vào chức Tổng thống Mỹ. Ống kính máy quay truyền hình đã góp phần
truyền tải ý nghĩa của ngôn ngữ không thể hiện bằng lời nói và vĩnh viễn thay đổi bức tranh chính
trị.
2. Ngôn ngữ có lời.
Năm 2007 ở Mỹ, người nhập cư hay còn gọi là dân “thiểu số”, chiếm 34% dân số. So với
năm 2000 con số này đã tăng lên 11% cho thấy nước Mỹ ngày càng đa dân tộc. Tăng nhiều nhất là
người nhập cư từ châu Mỹ Latinh và châu Á. Hiện tại có 45,5 triệu người Mỹ Latinh, chiếm 15%
dân số Hoa Kỳ và 15,2 triệu người châu Á chiếm 5% tổng dân số Mỹ. Tỉ lệ người da trắng giảm so
với trước đây. Năm 2000, người da trắng chiếm 77,1% dân số, đến nay, con số đó là 66%.
Hoa Kỳ không có một ngôn ngữ chính thức, nhưng tiếng Anh được khoảng 82% dân số nói
như tiếng mẹ đẻ.Tiếng Anh được nói tại Hoa Kỳ được biết như là tiếng Anh Mỹ; cùng với tiếng
Anh Canada nó tạo thành một nhóm tiếng địa phương được biết đến là tiếng Anh Bắc Mỹ. Có 96%
dân số Hoa Kỳ nói rành tiếng Anh Hoa Kỳ không có một ngôn ngữ chính thức, nhưng tiếng Anh
được khoảng 82% dân số nói như tiếng mẹ đẻ. Biến thể tiếng Anh được nói tại Hoa Kỳ được biết
như là tiếng Anh Mỹ; cùng với tiếng Anh Canada nó tạo thành một nhóm tiếng địa phương được
biết đến là tiếng Anh Bắc Mỹ. Có 96% dân số Hoa Kỳ nói rành tiếng Anh
Ngày 18 tháng 5 năm 2006, Thượng viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu cho một tu chính án của một
đạo luật cải cách di dân mà tuyên bố tiếng Anh là ngôn ngữ quốc gia của Hoa Kỳ. Đạo luật cải cách
di dân chính nó, S. 2611, đã được thông qua tại Thượng viện ngày 25 tháng 5 năm 2006 và hiện tại
phải được đưa trở lại Hạ viện Hoa Kỳ để bảo đảm là các tu chính án được đồng thuận.
Tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ thông dụng thứ nhì tại Hoa Kỳ, được khoảng 30 triệu người
nói (hay 12% dân số) năm 2005. Hoa Kỳ có dân số nói tiếng Tây Ban Nha đứng hàng thứ năm trên
thế giới, chỉ sau Mexico, Tây Ban Nha, Argentina và Colombia.
Có khoảng 337 ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ bằng dấu tại Hoa Kỳ mà trong đó khoảng 176

là có nguồn gốc bản địa. 52 ngôn ngữ nói trong lãnh thổ của Hoa Kỳ ngày nay đã tuyệt chủng.
Theo điều tra dân số Hoa Kỳ năm 2000, những ngôn ngữ chính theo số người nói trên 5 tuổi
là:
Tiếng Anh: 215 triệu
Tiếng Tây Ban Nha: 28 triệu
Tiếng Hoa: hơn 2,0 triệu. Đa số nói tiếng Quảng Đông cùng với một nhóm gia tăng các người nói
tiếng Quan Thoại
Tiếng Pháp: 1,6 triệu
Tiếng Đức: 1,4 triệu
Tiếng Tagalog: hơn 1,2 triệu. Đa số người Philippines cũng có thể nói những ngôn ngữ khác của
Philippines như Ilokano, Pangasinan, các thứ tiếng Bikol và các thứ tiếng Visayan
Tiếng Việt: 1,01 triệu
Tiếng Ý: 1,01 triệu
Tiếng Triều Tiên: 890.000
Tiếng Nga: 710.000
Tiếng Ba Lan: 670.000
Tiếng Ả Rập: 610.000
Tiếng Bồ Đào Nha: 560.000
Tiếng Nhật: 480.000
Tiếng Pháp Creole: 450.000. Đa số là tiếng Pháp Creole tại Louisiana: 334.500
Tiếng Hy Lạp: 370.000
Tiếng Hindi: 320.000
Tiếng Ba Tư: 310.000
Tiếng Urdu: 260.000
Tiếng Gujarati: 240.000
Tiếng Armenia: 200.000
IV. Trình độ văn hóa Mỹ
Nước Mỹ có nền giáo dục phát triển cao. Đó là một hệ thống quy mô và phức tạp, có nền
tảng vững chãi và được hoàn thiện cơ bản từ rất sớm (từ nửa sau thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX) .Trong
số những người Mỹ tuổi từ 25 trở lên, 84,6 phần trăm tốt nghiệp trung học, 52,6 phần trăm có theo

học đại học, 27,2 phần trăm có bằng đại học, và 9,6 phần trăm có bằng sau đại học. Tỉ lệ biết đọc
biết viết ở mức cơ bản là khoảng 99 phần trăm. Liên Hiệp Quốc đánh giá Hoa Kỳ có chỉ số giáo
dục là 0.97, đứng thứ 12 trên thế giới. Hệ thống giáo dục của Mỹ mang những đặc điểm sau:
1. Tính phổ cập.
Trong Hiến pháp Mỹ khẳng định xã hội phải có nghĩa vụ cung cấp những dịch vụ giáo dục
như nhau cho tất cả học sinh ở độ tuổi đến trường. Quốc Hội Mỹ đã chính thức nghĩa vụ này
thành“quyền giáo dục” -thuộc về tất cả trẻ em và thanh niên sống trong biên giới và trên các vùng
lãnh thổ của nước Mỹ, điều này có nghĩa là trẻ em trong cùng một độ tuổi do luật pháp qui định có
thể yêu cầu được cung cấp các dịch vụ giáo dục được tài trợ bởi thuế công cộng.
“Ở một vài bang và quận, trẻ em có “quyền giáo dục” khi chúng được 5 tuổi, lúc chúng có
thể (hoặc bắt buộc) đến trường mẫu giáo. Ở một số bang khác, quyền này bắt đầu khi trẻ được 6
tuổi. Tại một vài nơi, điển hình nhất là tại bang California, “quyền giáo dục” còn kéo dài cho đến
khi trẻ học hết năm thứ hai trong các trường cao đẳng, nơi mà tất cả học sinh tốt nghiệp trung học
đều phải được nhận vào đại học bất kể họ có thành tích học tập hay điểm số trong - 124 - các bài
trắc nghiệm năng khiếu và khả năng như thế nào. “Quyền giáo dục” cũng có nghĩa là hệ thống
trường học phải đáp ứng được nhu cầu của cả các học sinh cá biệt, ví dụ như các học sinh khiếm
thính, khiếm thị và những học sinh bị tàn phế về cơ thể cũng như về tinh thần. Việc các trường học
của Quận dạy kiến thức cho cả những đứa trẻ đang phải sống cách ly trong bệnh viện phục hồi
chức năng hoặc đang phải chịu án trong tù cũng là việc bình thường”
2. Tính phi tập trung hoá
Hệ thống giáo dục của Mỹ mang tính phi tập trung rõ nét. Nó là một chuỗi rộng lớn và khá
phức tạp các khu trường học riêng biệt, mỗi khu được quản lý bởi phòng giáo dục địa phương bao
gồm các thành viên được bầu chọn hoặc do chỉ định. Một vài khu này “có tính thống nhất” theo cái
nghĩa là nó bao gồm tất cả các trường tiểu học và trung học nằm trong cùng một vùng địa lý. Một
vài khu khác chỉ quản lý các trường tiểu học hoặc các trường trung học. Cũng có khu thì chỉ điều
hành một vài trường cao đẳng cộng đồng.
Trong các điều luật của Hiến pháp Mỹ, trong các qui định tư pháp và trong văn bản pháp
luật của liên bang và bang, thì các khu trường học có quyền tự do lớn trong việc xây dựng chương
trình giảng dạy và thực hiện các chính sách về nhân sự. Quyền tự do này được thể hiện qua một
thực tế làcho đến mới đây, phần lớn nguồn tài chính mà trường học có được là từ nguồn thuế địa

phương vàđược trợ cấp thêm từ quỹ của bang và liên bang. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, các
khu trường học ngày càng phải trông cậy vào sự sột sắng của các nhà lập pháp của bang để có được
tiền trợ cấp cho trường học; và điều đó cũng kéo theo sự sự kiểm soát ngày càng gia tăng của bang
trong các sự việc như chọn lựa sách giáo khoa, chương trình giảng dạy, điều kiện tốt nghiệp và
chính sách nhân sự. Tuy nhiên, phòng giáo dục địa phương vẫn kiên quyết bảo vệ đặc quyền của họ.
Rất ít nơi muốn nhượng bộ quyền kiểm soát công việc trong các khu trường học của địa phương
mình.
3. Tính toàn diện
Hệ thống giáo dục ở Mỹ cho phép sinh viên có rất nhiều chương trình đa dạng để lựa chọn.
Phần lớn người Mỹ đều ủng hộ hình thức giáo dục này. Quan điểm này chịu nhiều ảnh hưởng từ
chủ nghĩa cá nhân, một nét rất điển hình trong văn hóa Mỹ. Các trường trung học của Mỹ có các
chương trình giảng dạy linh hoạt phản ánh sở thích cá nhân của học sinh. Ngược lại, chương trình
học của tất cả các trường học ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới đều rất nghiêm khắc và không cho
phép học sinh có sự lựa chọn. Mặt khác, nó cũng là kết quả tất yếu của việc nước Mỹ quyết định
giáo dục đông đảo thế hệ trẻ mà không phải đào thải một cách có hệ thống những học sinh học lực
kém hơn.
Tính toàn diện trong giáo dục Mỹ không phải là sự chia nhỏ một cách vụn vặt hàng loạt các
chương trình giảng dạy, thay vào đó, nó phải đảm bảo cung cấp được các môn học lựa chọn phản
ánh sự đa dạng về mối quan tâm và khả năng của học sinh.
Một trường trung học điển hình sẽ dành cho học sinh rất nhiều sự lựa chọn: Các em có thể
theo học các lớp dự bị để trang bị những kiến thức cần thiết trước khi vào các trường đại học và
cao đẳng chuyên nghiệp, hay có thể lựa chọn các môn học được đặc biệt quan tâm hay các khoá
học chỉ dành cho sinh viên có học lực giỏihoặc yếu, các khoá dạy nghề ( thợ cơ khí ô tô, vẽ thiết kế,
dịch vụ y tế, ) và thậm chí còn có cả các khoá học thực hành trong đó trường học và các cơ sở sản
xuất cùng phối hợp để cung cấp kinh nghiệm nghề nghiệp cho sinh viên.
4. Tính chuyên nghiệp
Trong suốt một chiều dài lịch sử phát triển giáo dục, người Mỹ đã tạo dựng được một nền
giáo dục chuyên nghiệp được quản lý và phục vụ bởi những nhà quản lý và giáo viên chuyên
nghiệp. Trong vòng hơn 100 năm, người Mỹ đã nâng cao niềm mong đợi rằng trường học sẽ đào
tạo ra nhiều chuyên gia có trình độ. Người Mỹ rất tin tưởng một nhà giáo dục chuyên nghiệp có

lượng kiến thức và kỹ năng cao như sự tin tưởng mà họ đã dành cho các bác sỹ và các luật gia.
Ngành giáo dục Mỹ có qui mô lớn, được quản lý và giảng dạy bởi những người chuyên nghiệp đáp
ứng được những yêu cầu cụ thể về trình độ, có bằng cấp và phải tốt nghiệp từ các trường sư phạm
chính quy
Ở Mỹ, giáo viên phải tốt nghiệp các trường cao đẳng và đại học, đã được học những kiến
thức về phát triển con người, phải qua các lớp quản lý lớp học, các lớp về phương pháp sư phạm,
phải chứng tỏ được khả năng truyền thụ kiến thức trong lớp học và phải có bằng cấp phù hợp với
những qui định chặt chẽ của chính phủ. Đặc biệt là ở những trường Đại học hầu như giảng viên có
kiển thức rất sâu trong lĩnh vực của mình và cũng rất tận tụy theo nghề giảng dạy và nghiên cứu.
Việc chuyên sâu về giáo dục cho phép Mỹ đào tạo được những chuyên ngành rất hẹp với chất
lượng rất cao.
V. Văn hóa doanh nghiệp
Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình
tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền
thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của
mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.
Cũng như văn hoá nói chung, văn hoá doanh nghiệp có những đặc trưng cụ thể riêng biệt.
Trước hết, văn hoá doanh nghiệp là sản phẩm của những người cùng làm trong một doanh nghiệp
và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững. Nó xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người làm trong
doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó. Văn hoá doanh nghiệp còn
góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống của riêng mỗi
doanh nghiệp.
So với châu Âu, văn hóa doanh nghiệp nước Mỹ cũng có những điểm khác biệt. Mặc dù đa
số người Mỹ là người Anh và người châu Âu di cư, nhưng khi sang lục địa mới, họ nuôi dưỡng
trong mình chí tiến thủ mạnh mẽ, tinh thần chú trọng thực tế cộng với tinh thần trách nhiệm nghiêm
túc. Tất cả những điều đó đã tạo nên một bản sắc văn hóa mới – bản sắc văn hóa Mỹ. Người Mỹ
cho rằng, ai cũng có quyền lợi hưởng cuộc sống hạnh phúc tự do bằng sức lao động chính đáng của
họ. Bản sắc văn hóa Mỹ làm cho người ta học được chữ tín trong khế ước và tất cả mọi người đều
bình đẳng về cơ hội phát triển: ai nhanh hơn, thức thời hơn, giỏi cạnh tranh hơn thì người đó giành
thắng lợi. Có thể nói, ý thức suy tôn tự do, chú trọng hiệu quả thực tế, phóng khoáng, khuyến khích

phấn đấu cá nhân đã trở thành nhịp điệu chung của văn hóa doanh nghiệp nước Mỹ. Đây là những
bài học kinh nghiệm hết sức quý báu cho các nước phát triển trong quá trình tạo dựng văn hóa
doanh nghiệp nhằm phát triển đất nước.
Tại Mỹ, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu mối quan hệ giữa hoạt động của doanh nghiệp,
thành tựu của doanh nghiệp và nội dung văn hóa của doanh nghiệp đó. Họ nhận thấy rằng hầu hết
các công ty thành công đều duy trì, gìn giữ nền văn hóa doanh nghiệp của mình. Có sự khác biệt
giữa các nền văn hóa trong các công ty. Mỗi nền văn hóa khác nhau có thể đưa ra một hệ thống văn
hóa doanh nghiệp khác nhau.
Tại Mỹ và phương Tây, quyền lực cao nhất trong việc quyết định số phận của một doanh
nghiệp là các cổ đông. Người quản lý doanh nghiệp và vốn của doanh nghiệp tách hẳn nhau. Cổ
đông yêu cầu nhà quản lý phải nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp trong một thời gian ngắn. Chỉ
số cổ tức là thước đo năng lực của nhà quản lý.
Văn hóa doanh nghiệp - Tập đoàn Southwest Airlines
Herb Kelleher - cựu Chủ tịch Tập đoàn Southwest Airlines với kinh nghiệm và thực tiễn
quản lý của mình, đã khái quát một hệ thống tri thức khá hoàn chỉnh về văn hóa doanh nghiệp, góp
phần làm phong phú thêm tri thức về quản tri của nhân loại, làm cho những vấn đề lý luận về văn
hóa quản lý trở nên thực tế, gần gũi và dễ dàng vận dụng hơn đối với những người đi sau.
Văn hóa là tài sản không thể thay thế
Những thành công của doanh nghiệp có bền vững hay không là nhờ vào nền văn hóa doanh
nghiệp rất đặc trưng của mình. Bên cạnh vốn, chiến lược kinh doanh thì sức mạnh của văn hóa
doanh nghiệp đã bám sâu vào trong từng nhân viên, làm nên sự khác biệt giữa doanh nghiệp với đối
thủ cạnh tranh. Sự khác biệt đó được thể hiện ra ở những tài sản vô hình như: sự trung thành của
nhân viên, bầu không khí của doanh nghiệp như một gia đình nhỏ, tệ quan liêu bị đẩy lùi và không
còn đất để tồn tại xoá bỏ sự lề mề trong quá trình thảo luận và ra các quyết định quản lý, sự tin
tưởng của nhân viên vào các quyết định và chính sách của doanh nghiệp, tinh thần đồng đội trong
mọi công việc của doanh nghiệp
Nền văn hóa doanh nghiệp đã mang lại lợi thế cạnh tranh vô cùng quan trọng. Thiếu vốn
doanh nghiệp có thể đi vay, thiếu nhân lực có thể bổ sung thông qua con đường tuyển dụng, thiếu
thị trường có thể từng bước mở rộng thêm, các đối thủ cạnh tranh có thể bắt chước và đi mua tất cả
mọi thứ hiện hữu nhưng lại không thể bắt chước hay đi mua được sự cống hiến, lòng tận tụy và

trung thành của từng nhân viên trong doanh nghiệp. Khi đó, văn hóa doanh nghiệp làm nên sự khác
biệt và là một lợi thế cạnh tranh. Chẳng hạn khi Southwest Airlines đứng trước nguy cơ một cuộc
khủng hoảng, với tư cách là Chủ tịch - Herb Kelleher đã kêu gọi mọi người tìm cách tiết kiệm cho
hãng đủ 5 USD/ngày. Hưởng ứng lời kêu gọi đó, các nhân viên đã nô nức thực hiện, chỉ trong vòng
6 tuần đã tiết kiệm được 2 triệu đô la. Từ đây, Kelicher đã cho rằng: Tư duy theo cách của một
Công ty nhỏ không chỉ là triết lý quản trị nhất thời, đó là cách sống đã thấm nhuần vào văn hóa của
hãng ngay từ ngày đầu tiên. Và, chúng ta rất khó có thể thay đổi một cái gì đó nếu doanh nghiệp
thiếu một tinh thần và văn hóa của mình.
Triết lý trên của Herb Kelieher đã được chính Peter Drucker khẳng định: Nếu doanh nghiệp
cần phải thay doanh nghiệp là tài sản đặc trưng, làm nên sự khác biệt với những đối thủ cạnh tranh.
Vì thế, xây đựng và sử dụng văn hóa của mình chính là nguồn gốc tạo nên sự khác biệt và là con
đường chiến thắng trên thương trường. Tuy nhiên, Herb Kelieher cũng nhấn mạnh rằng, chúng ta
không chỉ xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp thuần tuý mà điều quan trọng là phải biến những giá
trị văn hóa đó thành lợi nhuận, đưa vào trong nhận thức và như một phần giá trị của mỗi nhân viên
và đội ngũ lãnh đạo.
Tuyển dụng nhân viên theo văn hóa doanh nghiệp
Nhằm đảm bảo xây dựng và duy trì văn hóa của mình các doanh nghiệp chỉ nên tuyển chọn
những người biết chia sẻ, có thái độ thân thiện, nhiệt thành và có khiếu hài hước. Bài học này các
doanh nghiệp nên tham khảo kinh nghiệm của Southwest Airlines. Tập đoàn này khi tuyển dụng các
vị trí nhân sự ở mọi cấp đều tập trung vào 7 điểm cơ bản sau: 1) thái độ chia sẻ, 2) lòng nhiệt tình,
3)khả năng ra quyết định, 4) tinh thần đồng đội, 5) khả năng giao tiếp, 6) Sự tự tin 7) Các kỹ năng
có thể tự hành động.
Herb Kelleher cho rằng: Nếu anh là một người hướng ngoại và tận tâm, muốn được chăm lo
cho người khác, cũng như thích làm việc theo nhóm chắc chắn chúng tôi muốn có anh. Nếu anh lại
là người thích sự khép kín và bó buộc hơn, thích được hưởng chế độ nghiêm ngặt không linh hoạt,
thích được ở trong một môi trường quản lý chủ yếu bằng các quy tắc và luật lệ thì điều đó không có
nghĩa anh là người xấu, song có lẽ anh không phù hợp với (văn hóa - TG) chúng tôi.
Khi đã có được văn hóa doanh nghiệp thì sức ép về quản lý của ban lãnh đạo sẽ được giảm
đi nhờ sự chia sẻ của cấp dưới. Các nhân viên được quyền sẽ tự biết điều hành và cần phải làm gì
trong những tình huống khó khăn. Trong một môi trường tổ chức mà mọi người đều tham gia chia

sẻ thực sự thì các giám đốc không cần quản lý nữa. Đó chính là một phương diện quan trọng của
quản lý theo văn hóa và quản lý bằng văn hóa.
Xây dựng một nền văn hóa dựa trên hiệu quả công việc
Tạo dựng nền văn hóa doanh nghiệp dựa trên hiệu quả công việc là một khám phá của Herb
Kelleher. Theo ông, tại Southwest Airlines thì từng cá nhân đều được đối xử theo khía cạnh con
người chứ không như những người làm thuê. Những gì chúng tôi đang cố gắng truyền đạt là “chúng
tôi đánh giá anh cũng như những người khác, không phụ thuộc vào những việc anh đang làm tại
đây”.
Herb Kelleher đưa ra 14 lời khuyên khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp
1) Chú trọng vào thế giới của những đối thủ cạnh tranh, vào khách hàng và những thay đổi
mang tính xã hội hơn thay vì tập trung vào thế giới văn phòng đôi khi chỉ danh những nỗ lực
vô ích cho các loai đơn, nghi thức và những thủ tục.
2) Đừng dùng một củ hành tây mà hãy làm một trái cam. Hãy giảm số lượng các cấp quản lý từ
cao xuống thấp trong Công ty.
3) Giảm thiểu đến mức tối đa các ủy ban thường trực trong doanh nghiệp. Hãy thành lập các
nhóm tạm thời chỉ gồm những người thực sự có liên quan để giải quyết các vấn đề chuyên
biệt, rồi giải tán họ sau khi nhiệm vụ hoàn thành.
4) Không hề có kiến thức uyên thâm mà chỉ có sự quyết định sáng suốt. Đừng lãng phí quá
nhiều thời gian vào việc phân tích, nghiên cứu, bàn bạc và lên kế hoạch (nhằm tránh những
rủi ro trong khi ra quyết định). Hãy dành thời gian và đặt thời hạn cho việc ra quyết định
một vấn đề nào đó.
5) Yêu cầu các nhà quản lý và các cá nhân có trách nhiệm dành thời gian làm việc thực sự (chứ
không chỉ đứng giám sát) với nhân viên và khách hàng và phải báo cáo những gì họ đã làm,
đã học được và những gì họ dự định sẽ làm với những kiến thức của mình thu được.
6) Coi tất cả các văn bản lập nên bao gồm cả báo cáo về ngân quỹ, chỉ đơn giản là những trang
giấy trắng với vài vệt mực đen trên đó, những tờ giấy đó sẽ không đem lại lợi ích ì trừ phi
chúng có những thông tin mang lại những quyết định thực hiện hoặc tạm ngừng một hoạt
động có ý nghĩa nào và những văn bản này có thể thay đổi được.
7) Nên tránh những luật lệ cứng nhắc và các cẩm nang chỉ dẫn nặng nề vốn hay được dựng lên
để điều tiết những chi tiết nhỏ nhặt trong đời sống doanh nghiệp và trong quan hệ khách

hàng, thay vào đó hãy dựa vào những bộ giá trị doanh nghiệp đã được mọi nhân viên thấm
nhuần và chấp thuận để điều chỉnh các hoạt động.
8) Một trí thức thực sự. Hãy đánh giá các ý kiến dựa vào giá trị thực của chúng hơn là dựa trên
các mối quan hệ, địa vị hay thành tích của những người đề đạt chúng và khuyến khích mọi
người trình bày ý kiến trực tiếp cho lãnh đạo cấp cao.
9) Hãy giao cho nhũng người làm nhiệm vụ quản lý giải quyết một số vấn đề thuộc những lĩnh
vực khác nhau thay vì những lĩnh vực thuộc trách nhiệm trực tiếp của họ và tạo điều kiện
cho nhân viên có cơ hội được học hỏi những kinh nghiệm của người khác. Kết quả đem lại
sẽ là tinh thần học hỏi trong công việc, sự cảm thông và tình đoàn kết được nâng cao.
10) Hãy tập trung vào bản chất của vấn đề thay vi những điều tất yếu.
11) Phải có một kế hoạch chiến lược tổng thể, thay vì một kế hoạch hay những phương hướng
chung chung trong đài hạn. Hãy sử dụng kế hoạch chiến lược đó như một chuẩn mực chứ
không phải kinh thánh, sau đó vận dụng một cách nhanh nhẹn và linh hoạt các hoạt động
trong phạm vi của kế hoạch đó.
12) Để có được một vị trí rõ ràng và chấp nhận được trên thị trường, doanh nghiệp phải chuẩn bị
tinh thần bỏ qua một số cơ hội sinh lời và rồi bỏ những phân đoạn thị trường không quan
trọng.
13) Phải khiêm tốn, dễ gần và có đạo đức. Hãy lãnh đạo bằng sự tận tụy, không được tham lam,
vun vén cho cá nhân, không phân biệt đối xử, hãy công bằng, chắc chắn, nhưng đừng bao
giờ nhỏ mọn, hãy vui vẻ, gần gũi với mọi người, biết tha thứ lỗi lầm, chấp nhận mạo hiểm
và chia sẻ những hy sinh.
14) Phải luôn nhớ rằng sứ mạng của các tập đoàn cung cấp là phục vụ mọi người ở tuyên sau,
chứ không phải ở phía sau.
Văn hóa doanh nghiệp trong quản lý con người
Là một người có kinh nghiệm trong việc tạo dựng văn hóa doanh nghiệp, Herb Kelieher đã
đưa ra 11 yếu tố trong quản lý nhân viên cần chú ý có liên quan đến văn hóa của doanh nghiệp, đó
là:
1) Hãy tuyển dụng những người có thái độ tốt hơn là những người có thái độ xấu (kể cả người
đó có kinh nghiệm, bằng cấp cao và có chuyên môn hơn hẳn).
2) Đào tạo mọi người trong 2 lĩnh vực: Kỹ năng lãnh đạo và phục vụ khách hàng.

3) Phải có một đại diện khách hàng ở vị trí quan chức cấp cao nhất trong doanh nghiệp. Người
này sẽ lễ được cập nhật về mọi kế hoạch và ý tưởng có ảnh hưởng tới các khách hàng từ bên
trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp.
4) Để cho mọi người được là chính mình trong công việc, thể hiện chân thực tính cách của
mình mà không phải đeo mặt nạ công sở hay phải lo lắng về những điều lặt vặt liên quan
đến nghi thức, thủ tục trong doanh nghiệp.
5) Luôn chào đón ngay lập tức những thành quả mà nhân viên của doanh nghiệp đạt được tổ
chức kỷ niệm những cột mốc quan trọng trong đời sống riêng của mỗi nhân viên để đính
hôn, đám cưới, sinh nhật, sinh con và nhiều dịp lễ khác… quan tâm chia sẻ với nhân viên
khi họ ốm đau hay khi mất đi người thân, gặp biến cố hay những tai họa khác trong đời. Nói
tóm lại, hãy trân trọng các nhân viên của mình theo khía cạnh là những con người bình
thường chứ không phải chỉ là cấp dưới của mình.
6) Phác họa rõ ràng về những gì mà doanh nghiệp dự định sẽ làm và lý do đưa mọi người tham
gia vào công việc đó, chứ đừng để họ chỉ là những người đứng ngoài, hãy cao thượng hóa
mục đích mà doanh nghiệp hướng tới.
7) Giải quyết từng vấn đề của nhân viên một cách riêng rẽ, kịp thời và cụ thể, thậm chí một vấn
đề tinh thần cũng cần quan tâm đối với những người có liên quan.
8) Thông qua các hình thức nêu .gương, các buổi lễ chúc mừng và những hình thức giao tiếp
để thề hiện sự coi trọng những trường hợp xuất sắc cả về tinh thần lẫn hành động, tạo dựng
niềm tự hào về thành tựu đạt được cùng với tấm lòng luôn luôn nghĩ tới người khác, hãy nhớ
rằng những giá trị vô hình khó bắt chước có ý nghĩa quan trọng hơn rất nhiều so với những
giá trị hữu hình có thể mua được.
9) Các vị trí và chức đanh đều không quan trọng, chất lượng quản lý mới là điều có ý nghĩa
hơn hết. Bất kỳ ai, đang đảm nhận cương vị hay chức danh nào cũng có thể là một nhà lãnh
đạo qua hành động của mình.
10) Giao tiếp bằng tình cảm quan trọng hơn nhiều so với giao tiếp bằng lý trí và những cuộc trò
chuyện thân mật cũng quan trọng chẳng kém gì những buổi nói chuyện nghiêm trang. Hơn
thế nữa, việc truyền đạt các mục đích, ý nghĩa, cảm xúc, cảm hứng và tình cảm cũng quan
trọng như việc trình bày về các số liệu và sự kiện.
11) Nếu anh không nhiệt thành với những việc anh đang làm và cũng như không nhiệt thành với

những người đồng sự, anh sẽ không thể thắp sáng được tâm trí họ, sưởi ấm trái tim họ và
thúc giục họ cống hiến vì một lý tưởng chung.
KẾT LUẬN
Môi trường văn hóa xã hội vẽ nên bức tranh văn hóa chung của một quốc gia. Các quốc gia
khác nhau có nền văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, giữa các nền văn hóa trên thế giới đều tồn tại nét
tương đồng và những điểm khác biệt. chẳng hạn như con người, dù cho ở nền văn hóa nào cũng đều
có lòng tự trọng, niềm tự hào dân tộc, lòng yêu nước… tuyệt đại bộ phận các quốc gia trên thế giới
đều yêu chuộng hòa bình, tự do, công lý những nét đặc trưng tạo nên những nhu cầu chung đối với
một chủng loại hàng hóa. Đây là yếu tố thuận lợi đối với các doanh nghiệp. các sản phẩm phục vụ
nhu cầu chung này sẽ không cần những thay đổi đáng kể nào vẫn có thể tiêu thụ trên thị trường
nhiều quốc gia. Với xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế gia tăng, các nền văn hóa ngày càng
xích lại gần nhau hơn, các giá trị tương đồng ngày càng tăng.
Bên cạnh những nét tương đồng giữa các nền văn hóa tồn tại vô vàn điểm khác biệt. những
khác biệt này tạo nên đặc trưng riêng của mỗi quốc gia. Các sản phẩm khi cung cấp sản phẩm phục
vụ nhu cầu khác biệt thì sản phẩm cần phải có sự thay đổi cho phù hợp với nét văn hóa đặc trưng
trên từng thị trường.
Hoa Kỳ hiện là nền kinh tế đầu tàu của thế giới. Và đây cũng là thị trường lớn mà Việt Nam
đang hướng đến chính vì vậy việc hiểu về môi trường văn hóa, xã hội của Hoa Kỳ là tiền đề rất
quan trọng để Việt Nam có thể phát triển mối quan hệ đối tác với Hoa Kỳ.
Trên đây là toàn bộ những nghiên cứu của nhóm chúng em về môi trường văn hóa, xã hội và
văn hóa doanh nghiệp điển hình của Hoa Kỳ.
PHỤ LỤC
Kiểm tra sự hiểu biết về ngôn ngữ cơ thể

Nếu bạn là một nhà quản lý, hãy sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm sau đây trong cuộc gặp gỡ sắp tới
với đội ngũ bán hàng hiện tại để đánh giá trình độ chuyên nghiệp và thành thạo của. họ.
1. Cử chỉ đặt “lòng bàn tay lên ngực” nói lên cảm xúc gì?
a.Thể hiện sức mạnh
b.Thái độ chỉ trích, phê phán
c.Thật thà, chân thật

d.Tin tưởng
2. Ý nghĩa của cử chỉ “đưa ngón tay cái chống dưới cằm” là gì?
a.Lừa dối
b.Buồn chán, khó chịu
c.Lo lắng
d.Thái độ chỉ trích

×