Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

phân tích môi trường văn hóa của singapore và thái lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.84 KB, 21 trang )

ĐỀ TÀI:

ẢNH HƯỞNG CỦA MƠI TRƯỜNG VĂN HĨA ĐẾN HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH QUỐC TẾ TẠI SINGAPORE & THÁI LAN.
LỜI MỞ ĐẦU
Khoảng cách và thời gian một thời từng được coi là những rào cản lớn nhất trong
kinh doanh quốc tế. Nhưng hiện nay, chúng lại là những yếu tố ít gây lo ngại nhất
cho bất kỳ một tổ chức nào khi họ quyết định tiến vào thị trường thế giới. Ngày
nay, các thương nhân quốc tế ngày càng phải làm việc nhiều trong các mơi trường
kinh doanh đa văn hố, phải đối mặt với những khác biệt thực sự trong mọi thứ, từ
phong cách giao tiếp tới nghi thức xã hội đối với những giá trị nền tảng.
Văn hóa ở đây được hiểu như là các giá trị, thái độ và hành vi của phần lớn thành
viên trong một cộng đồng giúp phân biệt với cộng đồng khác. Hiểu như vậy cũng
có nghĩa là khơng có chuyện đúng - sai, tốt - xấu của nền văn hóa này so với nền
văn hóa khác, chỉ có sự khác biệt giữa các nền văn hóa và sự khác biệt này thể hiện
rõ nhất qua các hành vi giao tiếp, ứng xử thường ngày. Trong lĩnh vực kinh doanh,
sự khác biệt về văn hóa cũng thể hiện trong cách tổ chức, điều hành một doanh
nghiệp, cũng như trong quan hệ giữa các cá nhân với nhau và giữa nhà quản lý với
nhân viên thuộc quyền. Điều này sẽ được thể hiện cụ thể thơng qua bài tiểu luận
phân tích văn hóa Singapore và Thái Lan. Hai quốc gia này đều mang nhiều nét
tương đồng, tiêu biểu cho văn hóa kinh doanh châu Á. Tuy nhiên mỗi quốc gia
ln có những đặc trưng riêng mà bất cứ công ty đa quốc gia nào cũng cần phải
lưu ý nếu muốn thành công trong việc tiếp cận 2 thị trường này.


I.

MƠI TRƯỜNG VĂN HĨA HÌNH THÀNH VĂN HĨA KINH DOANH:
1. TÔN GIÁO:

Phật giáo Tiểu Thừa được coi là quốc giáo ở Thái Lan với tỉ lệ người theo đạo


trên là 94.7%, là 1 trong những quốc gia Phật giáo lớn nhất thế giới theo tỉ lệ dân
số. Hồi giáo chiếm 4,6% dân số và các tôn giáo khác chiếm 0,7% dân số.
Phật giáo đóng một vai trị quan trọng trong hành xử của người Thái. Người
Thái thường đưa ra quyết định dựa trên cảm xúc chủ quan, nhuốm màu sắc tiền
định, duyên phận…xuất phát từ cội nguồn Phật giáo tiểu thừa (kiểu như: tôi cảm
thấy việc này hoặc người này rất “hạp” với tơi…). Tuy vậy, tầng lớp trí thức hấp
thụ văn hố Tây phương thì vẫn đặt niềm tin vào tính duy lý, các phân tích và số
liệu khách quan.
Thái Lan là nước duy nhất trên thế giới trong đó hiến pháp địi hỏi nhà vua phải là
tín đồ Phật giáo và là người trụ cột cho niềm tin của tơn giáo này. Vị trí của Phật
giáo ở đây có thể coi là độc tơn qua mối quan hệ đối với nhà nước.
Nếu được đối tác kinh doanh mời đến những nơi linh thiêng như chùa chiền, bạn
nên ăn mặc lịch sự, nếu là nữ không nên chạm vào người nhà sư, nếu muốn đưa vật
gì thì bạn phải đưa thông qua 1 người đàn ông.
Đạo Phật là linh hồn của người Thái. Biểu tượng đức Phật chỉ được giữ ở một
nơi thờ phụng như đền, chùa. Do đó, khơng được sử dụng hình đức Phật
như là

một phần

của đồ

nội

thất, đồ

trang

trí, hoặc để


quảng

cáo thương mại. Tư tưởng Phật Giáo cũng được hình thành ở các nếp sống của
người Thái, các thói quen trong sinh hoạt và các điều được coi là cấm kị.
Người Thái chỉ dùng ngón tay chỉ vào vật khơng có sự sống. Họ dùng tay phải để
đưa đồ vật cho người khác vì theo họ tay trái dùng để kỳ rửa thân thể.
Theo quan niệm của người Thái, chân bao giờ cũng bẩn cịn đầu thì bao giờ cũng
sạch. Vì vậy, khơng nên xoa đầu người Thái (ngay cả xoa đầu trẻ em) vì đối với họ
đầu là nơi thiêng liêng.


Khơng được dùng chân để chỉ vật gì hay chạm vào thân thể người khác vì điều này
bị xem là thô lỗ. Khi ngồi tréo chân nhất thiết không được để chân hướng về phía
ai đó, đặc biệt là tượng Phật hay ảnh Vua và không được để chân lên bàn.
Trong khi Phật giáo chiếm vị trí độc tơn ở Thái Lan, Singapore lại là một
quốc gia đa tôn giáo. Đây là hệ quả của nhiều sắc tộc cùng sinh sống trên đảo
quốc này. Theo thống kê năm 2010, khoảng 33.3% dân số Singapore theo Phật
Giáo,10.9% theo Đạo Giáo, 18.3% dân số (chủ yếu là người Hoa, người gốc Âu,
và người Ấn Độ) là tín đồ Đạo Cơ Đốc. Hồi Giáo chiếm khoảng 14.7% dân số, chủ
yếu tồn tại trong các cộng đồng người Mã Lai, người Ấn Độ theo Hồi giáo, và
người Hồi (người Hoa theo Hồi giáo). Có khỏang 17% dân số Singapore tun bố
họ khơng có tơn giáo, các tơn giáo khác khơng đáng kể.
Vì là một quốc gia đa tôn giáo, khi làm ăn ở Singapore, cần phải có những
hiểu biết nhất định về tơn giáo của đối tác để tránh phải những điều cấm kỵ
hay xúc phạm đến tín ngưỡng của họ.
Ví dụ đối với đối tác người Mã Lai theo đạo Hồi, không nên tặng quà là đồ
uống có cồn, hoặc đối với người Ấn Độ, khơng nên tặng hoa sứ vì nó chỉ dùng
trong đám tang.
2. NGƠN NGỮ:
Ở Singapore, có 4 ngơn ngữ chính thức đại diện cho 4 dân tộc chính ở đây:

tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Mã Lai và tiếng Tamil. Hầu hết người dân ở đây
đều có thể nói nhiều hơn một thứ tiếng, chủ yếu là tiếng Anh và tiếng Hoa.
Ngồi ra, có nhiều người nói được 3,4 thứ tiếng. Trẻ em được giáo dục trong
môi trường song ngữ từ nhỏ nên tiếng Anh rất lưu loát. Đây là một lợi thế
cạnh tranh rất lớn của người Singapore trong quan hệ làm ăn với đối tác
nước ngoài cũng như là lợi thế của người nước ngoài khi muốn làm ăn ở đây.
Tuy nhiên người nước ngoài lần đầu đến đây có thể gặp phải một vấn đề vì


nhiều người Singapore sử dụng Singlish- một dạng tiếng Anh lai tiếng địa
phương.
Tiếng Thái là ngơn ngữ hành chính tại Thái Lan. Trong kinh doanh tiếng Anh
cũng được hiểu biết một cách rộng rãi và là ngôn ngữ thương mại chính ở
Bangkok. Tuy nhiên, mức độ thành thạo khơng bằng người Singapore, đôi khi
cũng cần người phiên dịch.

3. GIÁ TRỊ, THÁI ĐỘ, THÓI QUEN VÀ CÁCH ỨNG XỬ:
Một số nét tương đồng:


Cả Thái Lan và Singapore đều là những xã hội có tơn ti, thứ bậc, rất coi

trọng tuổi tác, địa vị xã hội…
Ví dụ:


Ở Thái Lan, người ta chào nhau theo lối Phật, chắp 2 tay lên đầu hoặc trước

ngực và hơi cúi khi tiếp đón với một thái độ khiêm nhường. Cách để tay và thời
gian vái phụ thuộc vào địa vị xã hội của người được chào. Tay để càng cao và vái

càng lâu thì chứng tỏ người được chào có địa vị xã hội càng cao hoặc càng lớn
tuổi.
Đặc tính tn thủ tơn ti trật tự của người Thái khá kiên định, nên các thông
tin truyền đạt thường phải đi qua nhiều tầng nấc trước khi đến nơi cao nhất,
do vậy cần phải biết mềm dẻo và kiên nhẫn trong thương lượng.


Ở Singapore, nếu bạn là thành viên của một đồn đại biểu, thì thành viên

quan trọng nhất( người có chức vụ cao nhất) phải được giới thiệu đầu tiên.
Hoặc khi bước vào một căn phòng, mọi người thường có xu hướng chờ cho đến
khi được chỉ dẫn là phải ngồi ở đâu và điều này phụ thuộc vào chức vị của người
đó.Trong một doanh nghiệp thì những quyết định quan trọng gần như phụ


thuộc hoàn toàn vào những người quản lý cấp cao, những người dưới quyền
thường tránh đặt câu hỏi và phán xét quyết định của cấp trên của họ.


Tư tưởng về thể diện đều rất quan trọng ở Singapore và Thái Lan. Để

tránh bị mất mặt, người Singapore ln kiểm sốt hành vi và cảm xúc nơi công
cộng. Tương tự như vậy, người Thái luôn tránh đối đầu trực tiếp và cố gắng để
khơng làm bản thân mình cũng như những người khác rơi vào tình huống ngượng
nghịu, bẽ mặt. Họ ln tránh nói về những chủ đề tiêu cực, những cuộc tranh cãi
hoặc nói chuyện một cách hung hăng.
Do đó, khi đàm phán làm ăn ở Singapore hoặc Thái Lan, nên đối thoại một
cách nhẹ nhàng từ tốn, không cao giọng và nhất là giữ thái độ đúng mực để
giữ thể diện cho bản thân và cả đối tác. Khi giao tiếp nên chú ý đến ngôn ngữ
cơ thể và biểu hiện khn mặt.

Ngồi ra, khơng nên phê bình, phán xét thẳng thắn ý kiến của người khác, nhất là
đối với người có chức vị cao hơn mình.


Người Thái và Singapore thường tránh đối đầu. Thay vì từ chối thẳng

thừng bằng chữ “không”, họ thường dùng một cái cớ không thật hoặc giả vờ
không hiểu rõ tiếng Anh. Đôi khi họ thối thác bằng cách nói cần phải xin ý
kiến cấp trên nhưng cấp trên đó khơng bao giờ có thật. Nói chung, họ thấy bất
tiện khi từ chối trực tiếp một ai đó.
Riêng đối với Thái Lan, cãi vả hay tức giận là điều kiên cử trong văn hóa Thái nên
cảm xúc trên khuôn mặt là rất quan trọng vì vậy chúng ta nên tránh xung đột giận
dữ hay khiến cho người Thái thay đổi nét mặt. Sự không đồng tình hay hoặc các
cuộc tranh chấp nên được giải quyết bằng nụ cười và không nên cố trách mắng đối
phương.Thường thì người Thái giải quyết sự bất đồng hay xui xẻo bằng cách nói
“mai pen rai” nghĩa là “khơng có gì đâu mà”, việc sử dụng các câu thành ngữ này ở
Thái thể hiện tính hữu ích của nó với vai trò giảm thiểu các xung đột, các mối bất


hịa than phiền khi nói câu thành ngữ như vậy thì mọi việc đều diễn ra như khơng
quan trọng và do đó thì họ sẽ khơng thay đổi nét mặt và tránh sự va chạm.

 Trong khi trò chuyện, họ có thể hỏi đối tác những câu hỏi riêng tư về hơn
nhân hay thu nhập. Bạn có thể từ chối trả lời một cách lịch sự, song nếu
không trả lời những câu hỏi như vậy thì mối quan hệ có thể kém đi.


Khi ngồi nói chuyện với đối tác khơng nên ngồi chéo chân. Vì ở

Singapore, để lộ lịng bàn chân hoặc đế giày có thể bị xem là thơ lỗ hoặc thiếu

tơn trọng người khác. Cịn ở Thái Lan, chân được xem là bộ phận thấp kém
nhất trên cơ thể và không được sạch sẽ, nếu ngồi chéo chân, chân bạn có thể
sẽ vơ tình chĩa về phía đối tác hoặc hình tượng Phật, đức Vua- những gì mà
người Thái xem là rất thiêng liêng và kính trọng. Ngồi ra, đối với người Thái,
cử chỉ tối kỵ là hất hàm hay dùng chân, cũng như việc vỗ tay lên đầu người khác


Danh thiếp được trao vào lúc đầu gặp mặt, ngay sau khi giới thiệu và

được in ở cả hai mặt: thường in bằng tiếng Trung (ở Singapore) và in bằng
tiếng Thái (ở Thái Lan), mặt còn lại in bằng tiếng Anh.
Khi nhận danh thiếp, nên xem một cách cẩn thận trước khi cất nó đi. Sẽ là
một ý kiến hay nếu một mặt danh thiếp được in bằng tiếng Trung hoặc tiếng
Thái và mặt còn lại in bằng tiếng Anh nếu làm ăn ở hai quốc gia này.
Những nét khác biệt:


Quan niệm về thời gian:

Người Thái Lan thường chậm trễ, không đúng giờ, họ cũng không ngại chờ
đợi. Khi vào nhà hàng với sự phục vụ chậm trễ, chúng ta có thể thấy sự tức giận,
bực bội ở rất nhiều người ở các nước khác trên thế giới, nhưng với người Thái Lan,
họ hầu như không tỏ ra khó chịu về vấn đề này. Cách ước tính thời gian của


người Thái cũng khơng chính xác. Nếu như bạn nghe họ nói làm gì “trong vịng
mười phút nữa”, điều này có thể có nghĩa là “ngay lập tức” hoặc “trong vịng nửa
tiếng nữa”.
Khác với người Thái, người Singapore có tác phong rất đúng giờ, họ rất quý
trọng thời gian.

Do đó, khi có hẹn với đối tác người Singapore, phải ln ln đúng giờ. Mặc
dù người Thái khơng có quan niệm chặt chẽ về thời gian nhưng cần phải đến
các cuộc hẹn đúng giờ để thể hiện sự tôn trọng của mình, tuy nhiên việc chậm
trễ khoảng năm, mười phút vẫn có thể chấp nhận được vì ở Bangkok rất
thường xảy ra kẹt xe và tốt nhất là gọi điện thông báo cho đối tác nếu bạn có
thể đến muộn.


Singapore nguyên là thuộc địa của Anh, và giao lưu văn hóa với châu

Âu sớm nên người Singapore có phong cách giao tiếp gần với châu Âu. Họ bắt
tay theo phong cách Âu.
Người Thái ít có thói quen bắt tay, đối với họ chấp tay trước ngực là lịch sự
nhất , nếu nam và nam thì cịn được chứ nam và nữ thì người nữ rất ngần
ngại trừ trường hợp người quen giao tiếp quốc tế. Không nên bắt tay với phụ
nữ Thái nếu như họ khơng chìa tay ra trước.


Người Singapore trao đổi danh thiếp bằng 2 tay trong khi người Thái

chỉ sử dụng tay phải để trao và nhận danh thiếp.


Ở Thái Lan, quan hệ giao tiếp kinh doanh được thiết lập chủ yếu dựa

trên nền tảng quan hệ cá nhân, xã hội, gia đình hay bạn bè. Người Thái sẽ trở
nên dễ lĩnh hội hơn và khách quan hơn nếu như bạn tới một cơ quan nào đó
mà có sự giới thiệu hay thư của một quan chức chính phủ hay của giới kinh
doanh có tiếng tăm. Người Singapore cũng trung thành với nhóm đất nước,
cơng ty và nhóm xã hội của họ nhưng các mối quan hệ thì không đặt nặng



trên sự quen biết cá nhân. Họ đánh giá sự vật hoặc đối tượng thông qua kinh
nghiệm trực tiếp và các bằng chứng cụ thể chứ không qua diễn giải của người
khác. Điều này có lẽ xuất phát từ kinh nghiệm lịch sử của bản thân quốc gia và ý
thức ngày càng cao về những sự thật khách quan. Trong xã hội này mọi người chủ
yếu được đánh giá dựa trên những phẩm chất nổi trội, tinh thần đồng đội và năng
lực cá nhân.
Ngoài những nét tương đồng và khác biệt như trên, Thái Lan và Singapore cịn có
những đặc trưng riêng trong thái độ và cách ứng xử, hiểu biết những nét văn hóa
này sẽ giúp ích cho việc kinh doanh tại đây:


Thái Lan:



Người Thái rất tơn kính Vua, Hồng Hậu và Hồng gia. Vì vậy trong

q trình giao tiếp với đối tác là người Thái khơng nên có thái độ bất kính
hoặc đùa cợt về Vua hay Hồng hậu của họ. Nên nhớ rằng Hoàng cung là đề
tài cấm kỵ, tốt nhất tránh trao đổi về vấn đề này.
Ví dụ: Năm 2006 có một thanh niên người Hy Lạp tên Oliver đã dùng bình xịt màu
lên bức ảnh của Quốc Vương, nên đã bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ và tuyên phạt 15
năm tù giam vì 2 tội : Xúc phạm đến Quốc Vương và phá hoại tài sản công.


Trong quan hệ kinh doanh, người Thái đánh giá cao sự khiêm tốn và

kiên nhẫn. Trong khi tính tốn để quyết định, người Thái có phần do dự và

thường tham khảo ý kiến của nhiều người trước khi đưa ra quyết định cuối
cùng nên thường mất nhiều thời gian. Vì vậy khơng nên nóng vội khi hợp tác
với người Thái, tính kiên nhẫn là chìa khóa của sự thành công. Đừng bao giờ
mất tự chủ, đừng biểu lộ quá đáng các cảm xúc, đừng tỏ ra quá kiên định.
Người Thái thường khơng thích các biểu cảm q mạnh này.




Cởi giày dép vào nhà hay vào những nơi linh thiêng ở các đền chùa cũng là

phong tục ,và củng không được giẩm chân lên bậc cửa.


Phụ nữ Thái rất kín đáo. Vì vậy, đừng chạm vào người họ khi khơng được

phép và khơng nhìn vào phụ nữ q 2 giây vì như thế người Thái sẽ cho là khiếm
nhã.


Trong một buổi họp thương lượng làm ăn, nếu một đối tác Thái bắt đầu mỉm

cười mà khơng có lý do rõ ràng, bạn hãy mau đổi đề tài, bởi biểu hiện đó cho thấy
đối tác đã bắt đầu cảm thấy khó chịu về đề tài bạn đang nói.


Singapore:




Trong văn hóa kinh doanh của Singapore, những quan hệ cá nhân thường

được coi trọng hơn cơng ty đại diện. Người Singapore thích làm việc với cá nhân
vì họ thấy thích và thoải mái khi cùng hoạt động. Nếu công ty thay bạn bởi một
người khác, thì người đó khơng phải đương nhiên được thừa hưởng sự "hâm mộ"
đó mà họ phải vun đắp lại mối quan hệ này (trừ phi người thay thế là bà con ruột
thịt của bạn).


Người Singapore thường sẽ dừng một khoảng thời gian, có thể lên đến 15

giây trước khi trả lời một câu hỏi, do đó đừng bắt đầu nói q nhanh vì như thế bạn
có thể bỏ qua câu trả lời của họ.


Người Singapore hầu hết giao tiếp cách nhẹ nhàng và họ tin rằng thái

độ điềm tĩnh sẽ tốt hơn là phong cách năng nổ.


Người singapore là những nhà thương lượng rất cứng rắn trong thương

lượng về giá cả cũng như thời hạn. Tránh việc mất bình tĩnh trong khi thương
lượng nếu khơng có thể bạn sẽ mất mặt và làm ảnh hưởng đến quan hệ hợp
tác giữa hai bên.


Nếu bạn đang kí hợp đồng với người Trung Quốc thì ngày kí kết hợp đồng

có thể sẽ do một nhà chiêm tinh hoặc một thầy phong thủy định ra.



Rất ít người Singapore hút thuốc lá.


4.

GIÁO DỤC:



Singapore:

Sau Nhật Bản, giáo dục Singapore đang khẳng định thương hiệu của mình trong
khu vực. Nguyên nhân của sự thành cơng đó chính là tiêu chí giáo dục hướng đến
chất lượng được đặt lên hàng đầu. Thế mạnh của hệ thống giáo dục Singapore nằm
trong chính sách song ngữ tiếng Anh và tiếng Malay, hay Quan thoại, hay Tamil và
một chương trình giảng dạy phong phú, trong đó sự sáng tạo và tính liên kết giữ
vai trị chủ đạo. Tất cả mọi người địi hỏi phải có những kỹ năng cùng với khả
năng tương xứng để tồn tại trong những mơi trường có tính cạnh tranh cao và trang
bị cho một tương lai sáng lạng hơn. Điều này góp phần tạo nên một lực lượng lao
động giàu tri thức, sáng tạo và năng động bật nhất trong khu vực Châu Á Thái
Bình Dương nói riêng và châu Á nói chung. Đó là 1 điều kiện thuận lợi đối với nhà
đầu tư: nhân viên giàu trình độ, kinh nghiệm, việc cơng tác huấn luyện khơng mất
nhiều thời gian thậm chí nhận được nhiều sự hỗ trợ sáng tạo bởi nhân viên. Với
nhiều ngành nghề được đào tạo đa dạng, môi trường kinh doanh lý tưởng thích hợp
với việc đầu tư mua bán những sản phẩm ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao, những
sản phẩm hỗ trợ tiên tiến cho giáo dục (vì Singapore đang hướng đến kinh doanh
giáo dục).




Thái Lan:

Hệ thống giáo dục Thái Lan đã có những cố gắng vượt bậc để nâng cao chất lượng
nguồn lao động của quốc gia ở cả 2 lãnh vực nông nghiệp và khoa học công nghệ.
Với thế mạnh chú trọng đầu tư nghiên cứu nơng nghiệp, bằng chứng là Thái Lan
có 1 nền nông nghiệp phát triển, đây thực sự là 1 thị trường tiềm năng dành cho
những sản phẩm tiên tiến phục vụ cho nông nghiệp như những giống cây trồng,
con vật mới; nguồn phân bón mới; những thiết bị và công nghệ tiên tiến phục vụ


cho việc tăng năng suất và tăng chất lượng. Việc đầu tư nông nghiệp ở Thái Lan sẽ
gặp thuận tiện hơn bởi nguồn lao động có đào tạo và nhiều kinh nghiệm hơn ở
những nước không chú trọng đào tạo nông nghiệp như Singapore. Đồng thời với
những nỗ lực đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ cho giáo dục bậc cao,
Thái Lan còn là thị trường tiềm năng của những thiết bị cao phục vụ cho nghiên
cứu, học tập; tuy nhiên không hấp dẫn bằng Singapore. Việc đào tạo về lãnh vực
quản lí hay kĩ thuật ắt hẳn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn vì giáo dục bậc cao của Thái
Lan vẫn đang ở trên đà phát triển với ngành học, chất lượng và danh tiếng còn hạn
chế.
II.

VĂN HĨA VÀ CÁC CHỨC NĂNG KINH DOANH QUỐC TẾ:

Văn hóa của mỗi dân tộc có những nét đặc thù khác biệt nhau. Đây là vấn đề hết
sức quan trọng đối với các doanh nhân khi tham gia kinh doanh trên thị trường
quốc tế. Ảnh hưởng của văn hóa đối với mọi chức năng kinh doanh quốc tế như
marketing, quản lý nguồn nhân lực, sản xuất, tài chính…đã giúp các cơng ty địa
phương thành công hơn so với công ty nước ngồi vì am hiểu văn hóa truyền thống

dân tộc.
1.

MARKETING:

Các hoạt động Marketing khơng am hiểu văn hóa địa phương sẽ gặp khó
khăn, thậm chí thất bại trong việc tiếp cân thị trường bởi thị hiếu, tập quán
tiêu dùng có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu. Mặc dù hàng hóa có chất lượng tốt
nhưng nếu không được người tiêu dùng chấp nhận thì khó có thể được ưa chuộng.
Nếu nắm bắt được thị hiếu, tập quán của người tiêu dùng doanh nghiệp kinh doanh
có điều kiện mở rộng lượng cầu một cách nhanh chóng.
Thị hiếu, tập quán của người tiêu dùng mang những đặc điểm riêng của từng vùng,
từng dân tộc và chịu ảnh hưởng của các yếu tố tôn văn hóa. Tơn giáo có thể ảnh


hưởng đến hoạt động hàng ngày của con người và do đó ảnh hưởng đến hoạt động
kinh doanh. Vì vậy hoạt động kinh doanh phải được tổ chức cho phù hợp với từng
loại tôn giáo đang chi phối thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động.


Singapore là một quốc gia đa sắc tộc, đa tơn giáo, chính điều này tạo

nên trở ngại lớn cho nhiều công ty khi sử dụng marketing mix như nhau trên
từng địa phương. Tại Singapore đã có mơn học marketing địa phương – cung cấp
những kiến thức cơ bản và rất hữu ích cho các cơng ty trong hoạt động Marketing.
Ví dụ: Đối với người Ấn Độ, không nên dùng hoa sứ trong việc quảng bá sản
phẩm vì nó chỉ dùng trong đám tang. Người Trung Quốc cho rằng số xui nhất
là số 4. Bởi vì, số 4 phát âm nghe gần giống như chữ tử, có nghĩa là chết. Vì
vậy, bất cứ dãy số nào kết thúc bằng số 4 là đại kỵ.



Nếu việc phun sơn lên tường với những hình vẽ nghệ thuật nhằm quảng cáo

được coi là bỉnh thường ở Mỹ thì rất có thể bạn sẽ bị phạt tiền và thậm chí là phải
ngồi tù khi làm điều tương tự ở Singapore.


Đối với người Thái, việc sử dụng hình đức Phật trong các quảng cáo

thương mại là điều cấm kị.


Ngôn ngữ cũng là một yếu tố quan trọng trong nền văn hóa của từng quốc

gia. Nó cung cấp cho các nhà sản xuất kinh doanh một phương tiện quan trọng để
giao tiếp trong q trình kinh doanh quốc tế.
Ví dụ: Sự đa dạng và phức tạp của tiếng Thái trong cách nói và viết đã tạo ra
một bức tường vơ hình cho các cơng ty khi thực hiện Marketing, chính điều
này khiến cho các nhà đầu tư nước ngồi thường có xu hướng sử dụng tiếng
phiên âm nhiều hơn, tiếng Thái địa phương dần dần mất đi vị thế.
2.

QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC:

Việc thuê nườn nhân công, buôn bán của doanh nghiệp đều được điều chỉnh và sở
hữu bởi con người. Sự khác nhau về con người đã làm gia tăng những hoạt động


kinh doanh khác nhau ở nhiều quốc gia trên thế giới. Điều đó buộc các nhà quản
trị, các nhà hoạt động kinh doanh phải có sự am hiểu về văn hóa của nước sở tại.

Ở Singapore, các mối quan hệ xã hội không đặt nặng dựa trên sự quen biết cá
nhân, con người được đánh giá bởi phẩm chất, năng lực thực sự và những
thành tích cụ thể, do đó kết quả công việc thường là tiêu chuẩn để tuyển chọn
và thăng chức nhân viên.
Ở Thái Lan, năng lực cá nhân cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, trong xã hội
này, quan hệ giao tiếp kinh doanh được thiết lập chủ yếu dựa trên nền tảng
quan hệ cá nhân, xã hội, gia đình hay bạn bè; đặc biệt họ rất thích quyền lực.
Vì vậy, quá trình tuyển chọn và thăng tiến của nhân viên phần nào bị ảnh
hưởng bởi các mối quan hệ, sự quen biết (ví dụ như với những người có thế
lực, quan chứ chính phủ,...).
3. SẢN XUẤT:
Người Singapore khá cởi mở trong việc tiếp nhận các luồng thông tin mới.
Nền giáo dục Singapore ngày càng huấn luyện cho họ tư duy khách quan,
khoa học và logic. Chính thái độ này đã ảnh hưởng đến sự dễ dàng chấp nhận
phương pháp sản xuất mới.
Người Thái thường có khuynh hướng né tránh rủi ro, họ chỉ thích những gì
an tồn và ổn định, ít thay đổi. Một bằng chứng là họ thường thích làm việc
cho nhà nước với cơng việc ổn định hơn là kinh doanh vì nó chứa đựng nhiều
rủi ro. Điều này thường làm họ lưỡng lự trước những thay đổi nói chung cũng
như khi tiếp cận phương pháp sản xuất mới.
III.

CÁC KHÍA CẠNH VĂN HĨA VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

QUỐC TẾ:
1. SỰ CÁCH BIỆT QUYỀN LỰC:


Sự cách biệt quyền lực là các tầng nấc quyền lực được chấp nhận giữa cấp trên và
cấp dưới trong các tổ chức. Có thể nói sự cách biệt quyền lực làm gia tăng bất bình

đẳng trong xã hội. Tùy theo từng nền văn hóa, người ta sẽ chấp cao - thấp (nhiều
ít) khác nhau về khoảng cách quyền lực giữa thành viên cấp nhận những mức độ
dưới với cấp trên.
Để đo lường sự cách biệt quyền lực, Hofstede đã đưa ra chỉ số cách biệt quyền lực
Power Distance Index ( PDI). Kết quả khảo sát cho thấy PDI của Thái Lan là 64 và
Singapore là 74. Khác với người thuộc nền văn hóa có trị số quyền lực thấp (văn
hóa quyền lực thấp) cho rằng quyền lực là yếu tố tự nhiên gắn với một vai trò,
nhiệm vụ được hồn thành với hiệu quả cao, trong các cơng ty thuộc văn hóa
quyền lực cao cụ thể là Thái Lan và Singapore, thường quan niệm quyền lực là bản
chất, là điều căn bản phải có đối với một vị trí nào đó, trong những nền văn hóa có
sự cách biệt quyền lực cao con người phải tuân thủ quyền lực vơ điều kiện, nhà
quản trị là những người có học vị cao, thường ra quyết định theo kiểu độc tài, gia
trưởng. Thuộc cấp phải làm theo những điều họ bảo. Cấu trúc kinh doanh theo kiểu
kiểm soát chặt chẽ và thiếu bình đẳng trong cơng việc, thường tổ chức doanh
nghiệp theo dạng kim tự tháp mà đỉnh cao là giám đốc (hoặc tổng giám đốc). Giữa
nhân viên bình thường và giám đốc là nhiều tầng nấc trung gian (phòng, ban) và
nhiều giám sát viên. Người quản trị chỉ làm việc trực tiếp với một vài thuộc cấp.
Do vậy, quan hệ giao tiếp giữa nhân viên cấp dưới và lãnh đạo cơng ty cũng rất
hạn chế, khó khăn. Nói nơm na, một bên quan niệm: "Anh được kính trọng bởi vì
đơn giản anh là cấp trên của tôi, bất kể anh có làm giỏi hay khơng"; cịn bên kia lại
nghĩ rằng: "Anh được kính trọng bởi anh làm việc giỏi, được giao vị trí, nhiệm vụ
cao hơn tơi.
Trong những nền văn hóa với truyền thống khơng có nhiều khoảng cách về
quyền lực, cá nhân mỗi nhân viên sẽ tìm kiếm một vai trị trong q trình ra
quyết định và sẽ đặt ra câu hỏi đối với những quyết định và mệnh lệnh mà họ


không tham gia đưa ra. Ngược lại, trong những xã hội có khoảng cách lớn về
quyền lực là những xã hội mà trong đó các nhân viên khơng tìm kiếm vai trị
của mình trong q trình đưa ra quyết định. Họ chấp nhận quyết định của

ông chủ chỉ đơn giản ông chủ là ông chủ và là người có vai trò đưa ra mệnh
lệnh. Nhân viên trong những nền văn hóa có khoảng cách lớn về quyền lực
cần có chỉ dẫn và kỷ luật và họ chờ đợi nhận được những điều này từ ban
quản lý. Trong những nền văn hóa có khoảng cách quyền lực thấp, nhân viên
thường chấp nhận nhiều trách nhiệm hơn. Các nền văn hóa có khoảng cách
quyền lực thấp thường có bản chất cá nhân nhiều hơn.
Văn hóa quyền lực cao cũng khiến cho người lãnh đạo dễ cảm thấy vị trí của mình
bị "đe dọa", bị "tiếm quyền". Nhiều khi chỉ vì cách xưng hô hoặc một cử chỉ thân
mật mà một nhân viên có thể làm cho “sếp” khó chịu. Chính tâm lý này đã khiến
người lãnh đạo ln có xu hướng tăng cường kiểm sốt đối với nhân viên cấp dưới.
Cịn nhân viên cấp dưới - nếu cũng thuộc văn hóa này" - thì cho là cần thiết, thậm
chí chờ đợi và n tâm khi có sự kiểm sốt này. Ngược lại, với những người thuộc
văn hóa quyền lực thấp thì họ lại khó chịu vì sự kiểm sốt, từ đó nhiều khi xảy ra
xung đột.
Người Singapore rất tôn trọng và tuân thủ mối quan hệ thứ bậc, thể hiện sự ảnh
hưởng mạnh mẽ của tư tưởng Nho giáo trong văn hóa. Nhân viên cấp dưới thường
khơng có khả năng đưa ra những ý kiến vượt q thẩm quyền, ít có khả năng mở
đấu một cuộc giao tiếp trừ khi được yêu cầu. Trong một doanh nghiệp thì những
quyết định quan trọng gần như phụ thuộc hoàn toàn vào những người quản lý cấp
cao, những người dưới quyền thường tránh đặt câu hỏi và phán xét quyết định của
cấp trên của họ.
Tùy theo từng đối tượng ( tuổi tác và địa vị xã hội) mà có cách tơn trọng khác
nhau. Hệ thống cấp bậc nhân đạo nhất khi nói về việc tơn trọng người lớn tuổi. Ở
Singapore người già luôn nhận được sự tôn trọng nhiều hơn người trẻ tuổi. Không


được ngồi bắt chéo chân khi ngồi đối diện với người lớn tuổi hơn hoặc có thứ bậc
cao hơn.
2. LẨN TRÁNH RỦI RO:
Là khả năng con người cảm thấy sợ hãi bởi những tình huống rủi ro và cố

gắng tạo ra những cơ sở và niềm tin nhằm tối thiểu hoặc lẩn tránh những điều
không chắc chắn, là cách con người cảm nhận khi đối mặt với những tình
huống phi cấu trúc. Uncertainly Avoidance Index (UAI) là chỉ số đo lường
mức độ lẩn tránh rủi ro của một quốc gia. Các nước có hướng lẩn tránh rủi ro
cao thường cố gắng giảm rủi ro và phát triển những hệ thống, phương pháp
để giải quyết vấn đề không rõ ràng. Thái Lan là quốc gia thuộc loại này, UAI
của Thái Lan là 64. Singapore là quốc gia tiêu biểu ít quan tâm đến việc lẩn
tránh rủi ro, UAI chỉ có 8.
Ở Thái Lan, các cơng ty thường khn mẫu hóa những hành động có tính tổ
chức và phụ thuộc nhiếu vào những quy định và luật lệ để đảm bảo rằng con
người biết rõ họ phải làm gì. Những người này thường lo lắng và căng thẳng,
họ rất chú trọng đến sự an toàn những quyết định thường là kết quả của
nhiều sự đồng ý. Nhà quản trị là những người có thâm niên và kinh nghiệm.
Mức lương được tính dựa vào chun mơn và thâm niên.Trong tổ chức
thường có nhiều tiêu chuẩn, nguyên tắc ràng buộc nhân viên dưới quyền. Các
chiến lược của công ty luôn tránh rủi ro ở mức cao nhất có thể.
Ngược lại, ở Singapore, các cơng ty thường ít ràng buộc những hoạt động và
khuyến khích người quản trị đối mặt với rủi ro. Những người này ít bị căng
thẳng và chấp nhận những bất đồng. Nhà quản trị chủ yếu dựa vào khả năng
phán đoán, không đề ra nhiều chuẩn mực, không định hướng nhiều trong
công việc của nhân viên, để nhân viên thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo và cạnh
tranh.


3. CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN:
Là khuynh hướng con người chú trọng bản thân và những điều liên quan trực
tiếp đến bản thân. Hướng này đối nghịch với chủ nghĩa tập thể, là khuynh
hướng con ngưới dựa vào nhóm để làm việc và trung thành với nhau.
Hofstede nhận thấy các quốc gia có kinh tế phát triển có khuynh hướng chú
trọng chủ nghĩa cá nhân hơn những nước nghèo.

Trong nền văn hóa có tính chất cá nhân chủ nghĩa cao, người ta chú trọng đến
cái tôi, quan hệ giữa các cá nhân thường lỏng lẻo, ít quan tâm hay quan tâm
vừa phải đến bộ mặt của nhóm, đặt nhiệm vụ cao hơn các mối quan hệ và
thích lối giao tiếp trực tiếp bằng lời nói.
Ngược lại, đối với các nền văn hóa coi trọng tập thể, chủ nghĩa cá nhân thấp,
người ta thường chú trọng đến cái chung, đến bộ mặt của cả nhóm, có tâm lý
thích hịa đồng, tránh xung đột và thường xem các mối quan hệ hay con người
cao hơn nhiệm vụ. Văn hóa trọng tập thể cịn có đặc điểm thích cách diễn đạt
gián tiếp và lệ thuộc nhiều vào ngữ cảnh (high - context culture), tức là diễn
đạt nhiều khi thông qua thái độ, cử chỉ, điệu bộ... chứ khơng chỉ bằng lời nói.
Singapore và Thái Lan đều thuộc dạng này. Cả 2 nước đều có chỉ số chủ nghĩa
cá nhân IDV 20, nằm ở mức thấp. Mọi người thường cảm thấy yên ổn, thoải mái
khi họ sống, làm việc trong tập thể, khơng thích làm việc độc lập. Trong giao tiếp,
người Thái Lan hay Singapore thường tránh nói thẳng vì cho rằng như vậy là bất
nhã và đối với họ, việc đưa nhiều bạn bè, bà con vào làm việc trong công ty là
chuyện thường, thậm chí cịn xem là hợp đạo lý. Khi giao tiếp, đại từ nhân xưng
“chúng tôi” được sử dụng rộng rãi thay vì “tơi”.
Đối với Mỹ và một số nước châu Âu có nền văn hóa đề cao cá nhân thì ngược
lại. Chính vì vậy, nhiều nhà đầu tư các nước này khi mới làm việc ở các nước
châu Á, đặc biệt là Thái Lan và Singapore thường tỏ ra "không hiểu nổi" thái


độ ứng xử, cũng như cung cách làm việc của người bản địa. Trong thương
lượng, đàm phán kinh doanh, họ cũng cho rằng người các nước này vịng vo,
khơng rõ ràng thiếu tinh thần trách nhiệm. Thật ra, đây chỉ là do sự khác biệt
về văn hóa.
4. SỰ CỨNG RẮN:
Là loại giá trị thống trị xã hội bằng “ sự thành cơng, tiền bạc và của cải”.
Hofstede đo lường khía cạnh này với khía cạnh trái ngược là sự mềm mỏng
( Feminitity) là loại giá trị thống trị xã hội bằng sự nhân đạo và chất lượng

cuộc sống”. Cả Thái Lan và Singapore có chỉ số cứng rắn ở mức trung bình.
Singapore: 48 và Thái Lan: 34. Hai quốc gia này đều nhấn mạnh vào một môi
trường làm việc thân thiện, sự hợp tác và đảm bảo công việc. Sự thành đạt
được xác định bởi sự hợp tác con người và môi trường sinh sống, công nhân
được nhiều tự do hơn.
KẾT LUẬN:
Sự khác biệt về văn hóa thường dẫn đến sự lúng túng, căng thẳng, thậm chí gây ra
xung đột. Đã có nhiều hợp đồng kinh doanh bị đổ vỡ, nhiều dự án đầu tư phải
ngưng trệ nhiều khi chỉ do những bất đồng trong thái độ ứng xử, cung cách làm
việc. Làm thế nào để hạn chế hoặc tránh được tình trạng này? Điều quan trọng
trước hết là cố gắng tìm hiểu và tơn trọng các nền văn hóa khác với "mình". Cần
bình tĩnh, kiên nhẫn, biết gạt bỏ những định kiến khi tiếp xúc với một nền văn hóa
khác bởi chính định kiến là rào cản lớn nhất, cần biết linh hoạt, tự điều chỉnh khi
cần thiết.
Trên bước đường giao lưu, hội nhập, sự khác biệt về văn hóa giữa các nước thường
dẫn đến những va chạm, thậm chí xung đột trong giao tiếp, kinh doanh. Trong


quan hệ quốc tế, các quốc gia nhỏ thường dễ có khả năng thích nghi với những nền
văn hóa lớn, và nếu chủ động lợi dụng điều này để mở rộng giao lưu, hợp tác thì
khơng chỉ tiếp thu được các yếu tố tích cực của nền văn hóa khác mà cịn có thể
thúc đẩy nền kinh tế nước mình phát triển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
 Giáo trình Quản trị kinh doanh quốc tế - NXB Thống kê
 Giáo trình Kinh doanh toàn cầu ngày nay – NXB Lao động – Xã hội
 Slide bài giảng môn QTKDQT - Ths. Quách Thị Bửu Châu


/>



/>


/>


/>


/>40186080/184/



/>


/>


/>



×