Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty sản xuất giày thượng đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (837.58 KB, 56 trang )

MỤC LỤC
Trang
Chương 1: Giới thiệu khái quát chung về doanh nghiệp 1
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 1
1.1.1. Tên và địa chỉ doanh nghiệp 1
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển 1
1.1.3. Quy mô hiện tại của doanh nghiệp 3
1.2. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp 3
1.3. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty 4
1.4. Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp 5
1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp 7
Chương 2: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 10
2.1. Phân tích các hoạt động maketing 10
2.1.1. Các loại hàng hoá, dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp 10
2.1.1.1. Một số mặt hàng chủ yếu của công ty 10
2.1.1.2. Một số điểm chung 11
2.1.2. Kết quả tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của công ty 12
2.1.3. Thị trường tiêu thụ 14
2.1.4. Giá cả một số mặt hàng chủ yếu 15
2.1.5. Hệ thống phân phối sản phẩm 16
2.1.5. Các hình thức xúc tiến bán hàng 17
2.1.6. Đối thủ cạnh tranh 18
2.2. Phân tích tình hình lao động tiền lương 19
2.2.1. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp 19
2.2.2. Tình hình sử dụng thời gian lao động 20
2.2.3. Năng suất lao động 20
2.2.4. Tuyển dụng và đào tạo lao động 21
2.2.5. Tổng quỹ lương của doanh nghiệp 25
2.2.6. Cách xây dựng đơn giá tiền lương 26
2.2.7. Các hình thức trả lương 28
2.3. Phân tích tình hình quản lý vật tư, tài sản cố định 29


2.3.1.Các loại nguyên vật liệu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh 29
2.3.2. Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu 30
2.3.3. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu 33
2.3.4. Tình hình dự trữ, bảo quản và cấp phat nguyên vật liệu 34
2.3.5. Tình hình tài sản cố định 34
2.3.6. Tình hình sử dụng tài sản cố định 37
2.4. Phân tích chi phí giá thành 38
2.4.1. Phân loại chi phí của doanh nghiệp 38
2.4.2. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế 41
2.5. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 43
2.5.1. Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 43
2.5.2. Bảng cân đối kế toán 46
2.5.3. Phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn 47
2.5.4. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản 48
DANH MỤC HÌNH VẼ
Trang
Hình 1.1 Quy trình công nghệ sản xuất giầy 5
Hình 1.2 Sơ đồ bộ máy quản lý 9
Hình 2.1 Hệ thống kênh phân phối của công ty giầy Thượng Đình 17
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 13
Bảng 2.2. Kết quả tiêu thụ trên thị trường 14
Bảng 2.3. Giá cả một số mặt hàng chủ yếu 16
Bảng 2.4. Bảng giá thành chi tiét mã TQ 2003-1 26
Bảng 2.5. Bảng đơn giá mã TQ 2003-1 27
Bảng 2.6. Bảng vật tư 30
Bảng 2.7. Bảng định mức vật tư mũ giầy 31
Bảng 2.8. Bảng cấp phát vật tư cho sản xuất 33
Bảng 2.9. Cơ cấu tài sản cố định 35

Bảng 2.10. Tình trạng tài sản cố định 36
Bảng 2.11. Bảng Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 43
Bảng 2.12. Bảng cân đối kế toán 46
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp:
1.1.1. Tên và địa chỉ của doanh nghiệp:
Công ty Giầy Thượng Đình được thành lập vào tháng 1 – 1957
Tên giao dịch của công ty: ziviha.company
Trụ sở : 277 đường Nguyễn Trãi – Thanh Xuân _ Hà Nội
Email :
Website :
Điện thoại : (04)8544680
Fax : (04)8282063
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty Giầy Thượng Đình với tiền thân là xí nghiệp X30 quân đội, được
thành lập với nhiệm vụ sản xuất mũ cứng và giày vải cung cấp cho bộ đội. Ngoài ra
xí nghiệp X30 còn góp phần giải quyết việc làm cho một số gia đình quân đội đã
theo tiếng gọi của Tổ Quốc, tạm xa Hà Nội lên chiến khu Việt Bắc tham gia kháng
chiến, khi cách mạng thành công, từ Việt Bắc trở về Hà Nội, cuộc sống còn gặp
nhiều khó khăn. Ban đầu trụ sở của xí nghiệp đóng tại 152 Thuỵ Khuê với cơ sở vật
chất hết sức thiếu thốn, gần như không có gì ngoài vài dãy nhà vách đất lợp lá lụp
sụp, vài chục công nhân với công cụ sản xuất thô sơ. Khó khăn tưởng nh không thể
vượt qua, phải bắt đầu từ đâu? Bắt đầu từ cái gì? Song trong gian nan, những người
công nhân mang trong mình chất lính víi tinh thần, ý chí và quết tâm luôn vươn tới,
vượt khó hoàn thành nhiệm vụ, luôn sát cánh trên con đường xây dựng CNXH ở
Miền Bắc, hết lòng ủng hộ miền Nam ruột thịt. Những năm đầu hoà bình, miền Bắc
tiến hành cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh thành các xí nghiệp công tư

hợp danh hoặc các xí nghiệp quốc doanh. Ngành giầy dép còng là mật ngành nằm
trong xu hướng đó.
Tháng 6 – 1965, xí nghiệp X30 tiếp nhận một công ty hợp doanh sản xuất giầy
dép và đổi tên thành nhà máy cao su Thuỵ Khuê. Quy mô xí nghiệp được mở rộng
và sản lượng hai loại sản phẩm của nhà máy sản xuất ra là mũ cứng và giầy vải tăng
đáng kể.
Cuối năm 1970 nhà máy cao su Thuỵ Khuê đã sát nhập thêm xí nghiệp giầy
vải Hà Nội cũ và nhà máy cao su Thuỵ Khuê được đổi tên thành xí nghiệp giầy vải
Hà Nội, sản phẩm sản xuất ra thêm đa dạng đáp ứng nhu cầu trong nước và hơn thế
nữa giầy basket do công ty sản xuất còn xuất khẩu sang Liên Xô và Đông Âu.
Tháng 6/1978 xí nghiệp Giầy Vải Hà Nội hợp nhất với xí nghiệp Giầy Vải
Thượng Đình cũ và lấy tên là: Xí nghiệp Giầy Vải Thượng Đình. Trong thời gian
này, xí nghiệp tiến hanh nhiều biện pháp đầu tư đổi mới trang thiết bị hiện đại từ
máy cán, máy gò của Nhật, Tiệp Khắc và không ngừng nâng cao chất lượng sản
phẩm.
Trong công cuộc đổi mới đất nước, Thượng Đình đã vượt qua thời kỳ khó
khăn nhất, tự khẳng định mình trước sù xáo động về tổ chức do nhập tách.
Năm 1991 Liên Xô và các nước Đông Âu cũ đổ vỡ, tình hình chính trị rối
loạn, đẩy công ty vào một tình thế hiểm nghèo: Mất thị trường xuất khẩu, sản xuất
bị đình trệ nhưng nhờ sự nỗ lực của tập thể cán bộ công ty với tinh thần đoàn kết
đồng lòng vượt lên khó khăn.
Cuối 1991 đầu 1992, xí nghiệp nhập công nghệ sản xuất giầy cao cấp của Đài
Loan.
Tháng 9/1992 lô hàng đầu tiên của xí nghiệp đã đạt chỉ tiêu Quốc Tế xuất sang
các nứơc Pháp, Đức.
Năm 1996 sản phẩm của xí nghiếp đã đạt tốp 10 măt hàng được người tiêu
dùng yêu thích.
Đầu năm 1999, được cấp chứng chỉ ISO 9000 và 9002 của tổ chức
QUAVERT (cơ quan chứng nhận của cục tiêu chuẩn đo lường Việt Nam) và tổ
chức FSB Singapore (thành viên chính thức của tập đoàn chứng nhận Quốc Tế

IQNET)
Sản phẩm của công ty có thế mạnh về chất lượng, chủng loại, mẫu mã, kiểu
sắc, màu dáng chiếm thị phần lớn trong nước và suất khẩu, từng bước chinh phục
các khách hàng khó tính nh Nga, Pháp, Đức, ý, Bungari. Và có đại lý tiêu thụ ở các
nước trên thế giới.
Một ưu thế khác của công ty Giầy Thượng Đình đó là đội ngò công nhân của
công ty có kỹ thuật lành nghề, được đào tạo cơ bản qua trường líp, có kỹ thuật tốt,
bộ máy quản lý năng động, sáng tạo, gọn nhẹ, có trình độ cao, nhiệt huyết thích ứng
với cơ chế mới, tổ chức sản xuất mới. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường cạch
tranh rất quyết liệt, người bán ngày càng nhiều, các đơn vị khác cũng đặt khách
hàng vào vị trí trung tâm, thị trường ngày càng chật hẹp và đòi hỏi ngày càng cao,
chính vì vậy việc chiếm lĩnh thị trường luôn là bài toán khó và đòi hỏi phải giải
quyết triệt để. Công ty Giầy Thượng Đình với ưu thế do chính năng lực tạo nên vẫn
không ngừng đóng góp cho Tổ Quốc cho xã hội góp phần phát triển đất nước.
Tất cả những điều đó đã làm nên chặng đường vẻ vang đã qua và tạo đà thúc
đẩy để công ty vượt qua những thách thức mới.
1.1.3. Quy mô hiện tại của doanh nghiệp:
Hiện nay, công ty giầy Thượng Đình được xác định là một doanh nghiệp lớn
trong ngành công nghiệp nhẹ Hà Nội. Uy tín của công ty với khách hàng trong và
ngoài nước không ngừng được nâng cao. Công ty tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nội
địa(với đại lý bán hàng tại khắp các thành phố và các tỉnh trong cả nước cùng nhiều
cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm) và ở thị trường ngoài nước mà chủ yếu là Đài
Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc
Hiện tại tổng diện tích sử dụng của công ty là: 35.000 m2
Số lượng công nhân: 2039
Vốn điều lệ: 12,554 tỷ đồng
Trong đó vốn cố định: 5,674 tỷ đồng
Vốn lưu động: 6,880 tỷ đồng
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp:
Công ty giầy Thượng Đình là một doanh nghiệp nhà nước kinh doanh trong

lĩnh vực sản xuất giầy thể thao, giầy vải các loại với mục đích phục vụ cho tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu, là đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc sở Công
nghiệp thành phố Hà Nội. Kinh doanh các sản phẩm da giầy tại thị trường trong
nước, nhận xuất khẩu uỷ thác các sản phẩm da giầy theo yêu cầu của các cơ quan
đơn vị có nhu cầu.
Các mặt hàng chủ yếu của công ty bao gồm:
Sản phẩm chính của công ty Giầy Thượng Đình là các loại giầy vải như giầy
bata, giầy basket, giầy cao cổ và giầy thể thao. Sản phẩm của công ty ngoài việc
tiêu thụ trong nước, công ty còn sản xuất liên doanh theo đơn đặt hàng với công ty
giầy nước ngoài như GOLDEN STEP (Đài Loan), YEONBONG (Hàn Quốc),
NOVI (Đức) Do vậy, yêu cầu về tiêu chuẩn đối với các loại giầy là khá cao về
chất lượng, về mẫu mã và sản xuất phải theo đúng yêu cầu của khách hàng.
1.3. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty:
Công ty Giầy Thượng Đình là một doanh nghiệp lớn trong ngành da giầy Việt
Nam. Sản phẩm chính của công ty là giầy bata, giầy cao cổ, giầy basket và giầy thể
thao. Do sản phẩm sản xuất của công ty phục vụ cho mục đích xuất khẩu là tương
đối lớn nên yêu cầu về mẫu mã, chất lượng là rất cao vì thị trường các nước mà
công ty xuất khẩu sang là rất khó tính.
Từ đó việc bố chí sản xuất sao cho phù hợp và hiệu quả đem lại là cao nhất là
điều rất cần thiết đối với công ty. Do vậy công ty đã bố chí sản xuất theo phân
xưởng sản xuất, các bộ phận, phân xưởng trong công ty được tổ chức theo dây
chuyền khép kín. Trong đó mỗi phân xưởng thực hiện trực tiếp một số công đoạn cụ
thể, nhất định.
- Phân xưởng bồi cắt: Đảm nhận hai khâu đầu của quy trình công nghệ là bồi
tráng và cắt vải bạt.
- Phân xưởng may: là phân xưởng đảm nhận công việc tiếp theo của phân
xưởng bồi cắt để may các chi tiết thành mòi giầy hoàn chỉnh. Quá trình này phải trải
qua những thao tác kỹ thuật liên tiếp như kẻ chỉ, may nẹp,vào mũ
- Phân xưởng cán: Nhiệm vụ là chế biến hoá chất sản xuất bằng cao su.
- Phân xưởng gò và đóng gói: Đây là phân xưởng đảm nhận khâu cuối cùng

của quy trình công nghệ sản xuất giầy, sản phẩm của công đoạn này là những đôi
giầy thành phẩm.
Từ đó có thể khái quát quy trình sản xuất giầy của công ty như sau(Hình 1.1).
Hỡnh 1.1. Quy trỡnh cụng ngh sn xut sn phm giy
1.4. Hỡnh thc t chc sn xut v kt cu sn xut ca doanh nghip:
K t nm 1992 cụng ty bt u thc hin ch hch toỏn c lp. n nay,
ngoi chc nng, nhim v sn xut giy th thao, dộp l ch yu. Cụng ty cũn tn
ti v phỏt trin theo nguyờn tc hch toỏn kinh t c lp ly thu bự chi v cú lói.
Vải bạt
Bồi
Cắt
May
Cao su, hoá
chất
Hoá luyện
Cán, ra hình
Dập đế
Chỉ ôdê
Gò, l*u hoá
Bao gói
Nhập kho sản
phẩm
Bao bì
Công ty giầy Thượng Đình là một công ty có quy mô lớn, tập trung sản phẩm
của công ty lên tới hơn 3 triệu đôi một năm. Hệ thống bán hàng đại lý rộng khắp cả
nước và một số phòng giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài.
Công ty tổ chức sản xuất theo phân xưởng, các phân xưởng này không hoàn
toàn độc lập với nhau mà có quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình giao bán
thành phẩm. Mỗi phân xưởng chỉ chịu trách nhiệm thực hiện một số bước trong quá
trình sản xuất sản phẩm. Các bộ phận, phân xưởng tổ chức thành một dây truyền

khép kín để sản xuất từng loại sản phẩm. Quy trình sản xuất được chia thành nhiều
công đoạn khác nhau, mỗi công đoạn được chia cho các bộ phận thành bẩy xưởng
sản xuất chính, một phân xưởng phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm, nhiệm vụ
như sau.
- Phân xưởng cắt 1, 2: Từ vải, cao su, hoá chất có nhiệm vụ đánh keo, bồi vải,
tráng, cắt dập, cắt vòng, đóng dấu Các chi tiết của mũ giầy theo quy định, kiểm
nghiệm và đóng dấu bao bì chuyển sang phân xưởng may.
- Phân xưởng may giầy vải là phân xưởng may giầy thể thao có nhiệm vụ từ
chỉ, ôdê, mo và nửa thành phẩm từ phân xưởng cắt chuyển sang tiến hành may, lắp
ghép các chi tiết của mũ giầy từng loại tạo thành mũ giầy.
- Phân xưởng cán: cán luyện cao su thành các đế giầy và viền cao su.
- Phân xưởng gò, bao gói giầy vải và phân xưởng gò, bao gói giầy thể thao:
Từ viền, cao su, đế và nửa thành phẩm tiến hành gò, hấp, lắp ghép các chi tiết mũ
giầy, đế giầy sau đó hấp chín, lên đôi.
- Phân xưởng phục vụ cho quá trình sản xuất là phân xưởng cơ năng: chịu
trách nhiệm cung cấp điện, lắp đặt sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị cung cấp hơi nóng,
áp lực
Sản phẩm của công ty có chu kì sản xuất ngắn, quy trình công nghệ sản xuất
phức tạp kiểu liên tục. Trên dây truyền sản xuất có thể sản xuất giầy hàng loạt với
các mã giầy khác nhau theo đơn đặt hàng hoặc theo thiết kế của công ty. Ở mỗi giai
đoạn sản xuất đều hình thành các bán thành phẩm nhưng chỉ có thành phẩm mới
được bán ra ngoài. Quy trình sản xuất ổn định và thuộc loại sản xuất với khối lượng
lớn. Sản phẩm sản xuất hoàn thành trải qua bảy giai đoạn:
+Giai đoạn 1: Từ vải các loại (thô, chéo, méc, phin…) kết hợp với keo được
đưa vào bồi vải (gồm nhiều líp vải được dán mếch chồng lên nhau).
+Giai đoạn 2 : Vải đó được cắt thành các chi tiết của mũ giầy theo các mã
nhất định, các chi tiết này được đóng gói nhập vào kho ở phân xưởng cắt.
+Giai đoạn 3 : Tuỳ đặc điểm của từng mã giầy, bộ phận thêu tiến hành thêu
mũ giầy sau đó chuyển sang phân xưởng may.
+Giai đoạn 4 : Phân xưởng may tiến hành may lắp ráp các chi tiết của mũ

giầy, viền odê, viền cổ giầy hình thành mũ giầy hoàn chỉnh và được đóng gói lại
nhập kho phân xưởng đợi chuyển sang phân xưởng gò.
+Giai đoạn 5 : Song song với quá trình cắt và may mũ giầy, phân xưởng cán
tiến hành cán luyện cao su theo các công đoạn sản xuất, để hình thành các bán thành
phẩm cao su. Bán thành phẩm này được đưa phân xưởng gò.
+Giai đoạn 6 : Căn cứ vào quá trình công nghệ, mẫu được giao của từng mã
sản phẩm, phân xưởng gò lắp ráp các mũ giầy và đế giầy ở trên băng truyền, tiến
hành chiết gót, chiết mòi, dán cao su, dán viền, dán đế… để hình thành giầy sống,
tiếp tục đưa vào hấp chín giầy sống này và đưa sang băng chuyền làm nguội.
+Giai đoạn 7 : Các đôi giầy thành phẩm trên băng truyền làm nguội được bao
gói và nhập kho ở các phân xưởng. Định kì, nhân viên phân xưởng tiến hành nhập
kho thành phẩm.
1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp:
Mô hình quản lý của Công ty giầy Thượng Đình được xây dựng theo mô hình
trực tuyến chức năng. Giám đốc trực tiếp chỉ đạo ba phòng ban là phòng kinh doanh
xuất nhập khẩu, phòng tổ chức hành chính và phòng tài chính kế toán. Dưới giám
đốc là bốn phó giám đốc giúp việc và tham mưu điều hành các phòng ban còn lại.
Nhiệm vụ và chức năng cơ bản của các phó giám đốc phòng ban,phân xưởng
trong công ty được phân cấp nh sau:
- Phó giám đốc kĩ thuật công nghệ: Điều hành hoạt động của phòng chế thử
mẫu và phòng kỹ thuật công nghệ.
- Phó giám đốc sản xuất – chất lượng: Phụ trách quản lý các phòng ban kế
hoạch vật tư, quản lý chất lượng, tiêu thụ và quản đốc phân xưởng.
- Phó giám đốc thiết bị an toàn: Phụ trách quản lý xưởng trưởng, xưởng cơ
năng và phòng bảo vệ.
- Phó giám đốc bảo hiểm xã hội – vệ sinh môi trường: Phụ trách ban vệ sinh
công nghiệp – vệ sinh môi trường và trạm y tế.
- Phòng hành chính tổ chức: Có nhiệm vụ tiếp khách, quản lý các giấy tờ
thuộc hành chính, quản lý và bố chí sắp xếp lao động trong toàn Công ty. Thực hiện
theo mọi chế độ về lao động nh: Lương, thưởng, phụ cấp, bảo hộ lao động.

- Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Khai thác các đơn đặt hàng, làm kế hoạnh
xuất khẩu các sản phẩm giầy và kế hoạch nguyên vật liệu, máy móc thiết bị.
- Phòng kế toán tài chính: Quản lý toàn bộ số vốn của Công ty, chịu trách
nhiệm trước giám đốc về chế độ thực hiện hạch toán kế toán độc lập. Phòng phải
thường xuyên hạch toán việc chi tiêu của Công ty, tăng cường công tác quản lý vốn,
xây dựng, bảo toàn có hiệu quả và phát triển vốn. Thường xuyên theo dõi các khoản
thu và chi, hướng dẫn các phòng ban làm theo đúng thủ tục thanh toán với khách
hàng, đồng thời tính toán lãi, lỗ báo cáo trước giám đốc.
- Phòng chế thử mẫu: Nhận mẫu giầy và sản xuất thử các loại giầy theo đơn
đặt hàng, nghiên cứu tạo mẫu giầy mới. Phòng này cũng có đầy đủ máy móc thiết bị
để hoàn thành một đôi giầy nhưng ở mức độ nhỏ (giầy mẫu).
- Phòng kế hoạch vật tư: Làm kế hoạch điều độ sản xuất cho toàn công ty, khai
thác và thu mua vật tư cho sản xuất, xây dựng kế hoạch cung cấp vật tư cho từng
phân xưởng sản xuất.
- Phòng quản lý chất lượng có nhiệm vụ bám sát quy trình sản xuất để cùng
các phân xưởng kiểm tra chất lượng của từng công đoạn sản phẩm, quản lý chất
lượng ở mọi khâu của quy trình sản xuất.
- Phòng tiêu thụ: Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, cải tiến phương thức bán
hàng và xác định giá bán kịp thời để tiêu thụ sản phẩm nhanh.
- Xưởng cơ năng: Bố chí điện nước, năng lượng cho sản xuất và phục vụ cho
các hoạt độnh khác của toàn Công ty.
- Phòng bảo vệ: Kiểm tra, bảo vệ của cải vật chất còng nh con người trong
công ty.
- Ban vệ sinh công nghiệp – vệ sinh môi trường: Làm công tác vệ sinh môi
trường, đảm bảo cho cảnh quan môi trường của Công ty luôn sạch đẹp.
- Trạm y tế: Tổ chức thực hiện các biện pháp cụ thể để phòng khám chữa bệnh
kịp thời cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.
- Sơ đồ hình 1.2
Giám đốc
Phó GĐ KT công

nghệ
Phó GĐ
KD-XNK
Phòn
g KT
công
nghệ
Phòn
g chế
thử
mẫu
Phòn
g
xuất
nhập
khẩu
Phòn
g tổ
chức
Phòn
g kế
toán
Phòn
g
hành
chính
Phòn
g
quản


chất
l*ợng
Phòn
g kế
hoạch
vật t*
Phòn
g tiêu
thụ
PX
cán
PX
cắt
1
PX
cắt
2
PX
may
giầy
vải
PX
may
giầy
thể
thao
Ban
vệ
sinh
công

nghiệ
p
Trạm
y tế
PX
gò và
bao
gói
giầy
vải
PX


bao
gói
giầy
thể
thao
X*ởng

năng
Phó GĐ thiết bị
vệ sinh môi tr*
ờng
Phó GĐ
sản xuất
Hình 1.2 Sơ đồ bộ máy quản lý
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP

2.1. Phân tích các hoạt động maketing:
2.1.1. Các loại hàng hoá, dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp:
2.1.1.1. Một số mặt hàng chủ yếu của công ty:
Là mét trong những doanh nghiệp đầu ngành về sản xuất giầy, sản phẩm của
Công ty Giầy Thượng Đình có nhiều mẫu mã đẹp và đa dạng
- Giầy bata:
Đây là loại mặt hàng truyền thống của Công ty có chất lượng cao và uy tín lớn
trên thị trường. Loại giầy này phục vụ cho công nhân trong các nhà máy và tầng líp
học sinh, sinh viên sử dụng trong việc tập thể dục thể thao.
- Giầy basket:
Giầy basket cũng là một trong những sản phẩm chủ đạo của Công ty trước
đây. Phục vô cho nhiều đối tượng khách hàng và là mặt hàng đầu tiên của công ty
đã được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.
- Giầy cao cổ:
- Giầy thể thao:
Giầy thể thao là một mặt hàng đang rất được ưa chuộng vì nó tiện lợi và có
nhiều mẫu mã đẹp. Hiện nay công ty đã đầu tư công nghệ và chế tạo ra các loại giầy
thể thao ngoại nhập nhưng lại phù hợp với khí hậu nóng Èm của nước ta. Nắm được
tình hình này công ty đã đặt kế hoạch tiêu thụ giầy thể thao phù hợp với nhu cầu thị
trường và đơn đặt hàng của khách hàng.
Trong các loại giầy sản xuất ra thì giầy thể thao là mặt hàng tiêu thụ mạnh
nhất. Mặc dù công ty mới sản xuất giầy thể thao từ năm 2000 nhưng sản phẩm của
công ty đã nhanh chóng gây được Ên tượng cho khách hàng. Có thể nói thêm rằng
nhu cầu thị trường trong và ngoài nước đối với mặt hàng này ngày càng cao, nhất là
trong vài năm trở lại đây vì nó có nhiều ưu điểm: thích hợp với nhiều đối tượng từ
trẻ em tới thanh thiếu niên, có dáng khoẻ, mẫu mã đẹp, mầu sắc phong phú, chất
lượng tương đương giầy ngoại nhập nhưng giá bán lại rẻ hơn, do vậy nó rất phù hợp
với cho việc tập thể dục thể thao, đi picnic và cả đi học.
Còn đối với 3 loại giầy là giầy bata, giầy cao cổ, giầy basket thì doanh thu tiêu
thụ ngày càng giảm chất lượng sản phẩm đi xuống, không đạt các yêu cầu mà thị

trường cần chủ yếu là do máy móc sản xuất đã lạc hậu. Bên cạnh đó có sự cạnh
tranh quyết liệt của sản phẩm cùng loại và giầy Trung Quốc nhập lậu trên thị trường
về giá cả, chất lượng. Hơn nữa hiện nay nhu cầu trên thị trường về giầy basket và
giầy cao cổ đang giảm đi, những sản phẩm này của công ty lại chưa phong phú, hầu
hết vẫn là những sản phẩm truyền thống. Vì vậy công ty cần tích cực đổi mới sản
phẩm đặc biệt chú trọng khâu thiết kế sản phẩm mới để thoả mãn tốt hơn nhu cầu
người tiêu dùng đồng thời tăng doanh thu cho công ty.
2.1.1.2. Một số điểm chung:
Đặc điểm của loại sản phẩm giầy là có thể để lâu, không bị hao hụt nên cũng
dễ dàng quản lý. Tuy nhiên giầy dép lại là loại sản phẩm có tính thời trang và thời
vụ cao nên nếu để tồn kho lâu, sản phẩm bị lỗi mốt sẽ rất khó khăn cho việc tiêu thụ
của công ty. Trong các loại sản phẩm của công ty thì chỉ có giầy bata là được sản
xuất quanh năm vì đây là mặt hàng dễ tiêu thụ kể cả trong mùa hè. Còn các loại sản
phẩm khác công ty chỉ sản xuất từng khối lượng nhỏ nhằm thăm dò thị hiếu để thay
đổi mẫu mốt cho phù hợp trước khi cho ra hàng loạt.
Đơn vị tính đối với các sản phẩm này là đôi. Do yêu cầu của quản lý là theo
đơn đặt hàng nên khi sản xuất xong, sản phẩm thường được đóng thành kiện, số
lượng giầy trong một kiện phụ thuộc vào giầy người lớn hay trẻ em.
Về chất lượng: Do công ty có dây chuyền sản xuất giầy tiên tiến, tương đối
hiện đại nên sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng rất cao. Với những sản phẩm giầy
liên doanh, xuất khẩu nếu bên đối tác tự cung ứng nguyên vật liệu hoặc là yêu cầu
nguyên vật liệu nhập ngoại thì công ty tiến hành nhập nguyên vật liệu từ nước
ngoài, còn hầu hết công ty sử dụng nguyên vật liệu trong nước và chất lượng của
chúng cũng khá cao. Sản phẩm giầy của công ty có chất lượng cao, có mẫu mã,
hình dáng đẹp, phong phú và đa dạng nên đã chiếm lĩnh được thị trường trong và
ngoài nước.
2.1.2. Kết quả hoạt động xản suất kinh doanh:
Theo số liệu bảng 2.1 ta thấy:
Tổng doanh thu năm 2003 so với 2002 tăng lên một lượng là 626.158.077 đ,
tương ứng với tỷ lệ tăng là 0,63%. Vốn kinh doanh bình quân năm 2003 so với

2002 tăng là 6.605.139.894,5 đ, còn lợi nhuận sau thuế thì giảm 567.306.080đ
tương ứng với tỷ lệ giảm là 52,07%. Chỉ tiêu nép ngân sách Nhà Nước năm 2003 so
với 2002 giảm 252.849.902đ tương ứng 49,32%.
Tổng số vốn kinh doanh của công ty trong năm 2003 tăng 6.605.139.904,5đ
tương ứng 8,91% so với 2002. Trong đó VLĐ bình quân 2003 lại tăng lên
8.803.177.426,5đ tương ứng 17,18% so với năm 2002. Ngược lại VCĐ lại giảm đi
2.198.037.521đ tương ứng 9,59%.
Nhìn vào chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn VKD ta thấy: Trong năm 2002 một
đồng vốn khi tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra 1,47 đồng lợi nhuận, còn trong
năm 2003 con số này chỉ là 0,646 đồng. Tức là giảm 0,827 đồng. Điều này chứng
tỏ công ty sử dụng vốn chưa có hiệu quả.
Nhìn chung, toàn bộ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm
2003 so với 2002 là thấp hơn nhưng bù lại quy mô vốn của công ty đã tăng đáng kể.
Bảng 2.1 Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm 2002 Năm 2003
So sánh
Số tuyệt đối ±%
1. Tổng doanh thu đ 99.546.518.566,000 100.169.676.643,000 626.158.077,000 0,630
2. Nép ngân sách Nhà nước đ 512.694.400,000 259.844.480,000 (252.849.920,000) (49,320)
3. Lợi nhuận sau thuế đ 1.389.475.600,000 522.169.520,000 (567.306.080,000) (52,070)
4. Vốn kinh doanh bình
quân
đ 74.164.742.289,000 80.769.882.193,500 6.605.139.904,500 8,910
5. Trong đó:
6. VLĐ bình quân đ 51.240.911.973,500 6.004.408.940,000 8.803.177.426,500 17,180
7. VCĐ bình quân đ 22.923.830.312,500 20.725.792.791,000 (2.198.037.521,000) (9,590)
8. Vòng quay tổng vốn đ 1,340 1,240 (0,100)

9. Doanh lợi tổng vốn đ 1,47% 0,646% (0,824)
2.1.3. Thị trường tiêu thụ:
Sản phẩm của công ty Giầy Thượng Đình được tiêu thụ tại hai thị trường trong
và ngoài nước.
Ta có bảng sau:
Bảng 2.2 Kết quả tiêu thô trên thị trường
STT


2002 2003
Sản l-
ượng
(Đôi)
Doanh thu
(Đồng)
Sản lượng
(Đôi)
Doanh thu
(Đồng)
1
Giầy nội địa
2.077.51
0 42.953.610.588 2.190.762 47.516.520.745
2
Giầy xuất khẩu
1.348.37
2 56.589.807.878
1.534.84
5 52.653.155.898
Tổng

3.425.88
2 99.543.518.566
3.725.60
7 100.169.676.643
Ở thị trường trong nước năm 2002 công ty tiêu thụ được 2.077.510 đôi giầy trị
giá 42.953.610.588 đồng, chiếm 43,15% tổng doanh thu toàn công ty. Năm 2003
sản lượng tiêu thụ là 2.190.762 đôi, tương đương với 47.516.520.745 đồng chiếm
gần 47,44% tổng doanh thu công ty. Có được kết quả trên là do công ty đã xây dựng
mạng lưới tiêu thụ rộng khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Còn trên thị trường xuất khẩu năm 2003, lượng sản phẩm tiêu thụ chiếm 41%
lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty nhưng đem lại cho công ty doanh thu cao tới
52,56% trong tổng doanh thu. Từ đó ta có thể thấy thị trường xuất khẩu đóng vai trò
quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Năm 2003 doanh thu
xuất khẩu của công ty giảm 3.936.651.980 đồng so với năm 2002, và đạt doanh thu
là 52.653.155.898 đồng.Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu giảm là biểu hiện không tốt
đối với tình hình tiêu thụ của công ty. Nguyên nhân là do sù suy thoái kinh tế chung
toàn cầu dẫn đến nhu cầu tiêu thụ giảm, một số thị trường xuất khẩu trọng điểm của
công ty bị cắt giảm sản lượng. Mặt khác do Trung Quốc chính thức gia nhập WTO,
được hưởng những ưu đãi về thuế, thêm vào đó sản phẩm của đối thủ cạnh tranh
này có nhiều ưu thế hơn về mẫu mã, giá cả. Để khắc phục được tình hình này công
ty cần quan tâm hơn nữa đến chất lượng mẫu mã, giá cả sao cho hợp lý, đáp ứng
được nhu cầu người tiêu dùng để tăng sức cạnh tranh trên thương trường, đặc biệt
quan tâm đến giầy thể thao xuất khẩu mặt hàng đang có nhu cầu mạnh.
Bên cạnh đó công ty cần quan tâm đến thị trường trong nước, một thị trường
có nhiều tiềm năng trong hiện tại còng nh trong tương lai. Thu nhập của người dân
dần được nâng cao dẫn đến nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng, điều quan trọng là công ty
cần nghiên cứu và nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng từ đó tạo ra những sản phẩm
phù hợp nhất.
2.1.4. Giá cả một số mặt hàng chủ yếu:
Đối với hoạt động tiêu thụ sản phẩm giá cả được coi là công cụ để doanh

nghiệp đặt mục tiêu trong kinh doanh. Giá cả đóng vai trò quan trọng trong nền
kinh tế thị trường. Nó có thể hiểu là số tiền mà người bán dự tính sẽ nhận được ở
người mua thông qua trao đổi trên thị trường một hàng hoá hay một dịch vụ nào đó
mà họ có.
Mức giá mỗi mặt hàng cần phải có sự nghiên cứu điều chỉnh trong suốt chu kỳ
sống của sản phẩm tuỳ theo những thay đổi quan hệ cung cầu và sự vận động của
thị trường. Giá cả phải giữ vai trò làm công cụ cạnh tranh của các doanh nghiệp. Vì
vậy việc xác lập giá cả đứng đắn là điều kiện rất quan trọng để hoạt động của doanh
nghiệp đạt hiệu quả, chiếm lĩnh thị trường. Việc xác lập giá cả phải đảm bảo cho
doanh nghiệp thu được lợi nhuận tối đa, hoặc lợi nhuận bình quân hoặc thấp nhất
cũng đạt lợi nhuận tối thiểu. Nghĩa là giá cả một loại hàng hoá luôn phải lấy từ chi
phí sản xuất ra nó và chi phí tiêu thụ nó làm cơ sở. Vì vậy muốn có giá cả hợp lý
phải xác định được đứng đắn chi phí sản xuất, tổng chi phí của nó.
Do nhu cầu về số lượng hàng hoá là khác nhau, thời điểm mua khác nhau nên
khó có thể áp dụng chung một loại giá cho các khách hàng. Hiện nay công ty có
những chính sách giá linh hoạt với giá bán hợp lý để bán được nhiều hàng và giữ
được khách hàng
- Công ty áp dụng các mức giá thời điểm, thời vụ.
- Định giá theo thị trường.
- Sử dụng các biện pháp giảm giá thành cho các khách hàng mua với số lượng
lớn.
Bảng 2.3. Giá cả một số mặt hàng chủ yếu
Đơn vị tính: VNĐ
STT TÊN
CÁC LOẠI GIẦY
CỠ

ĐƠN VỊ
TÍNH
GIÁ

CHƯA CÓ
VAT
VAT GIÁ
THANH
TOÁN
1 Giày vải TD-201 (xanh
chàm)
35-42 Đôi 12.600 1.26
0
13.860
2 Giày vải TD.99-16 35-42 Đôi 13.500 1.35
0
14.850
3 Giày vải TD.10/2000 35-42 Đôi 22.500 2.25
0
24.750
4 Giày vải BD-03 (Bóng đá) 35-42 Đôi 25.400 2.54
0
27.940
5 Giày vải cao cổ BK 35-42 Đôi 12.000 1.20
0
13.200
6 EĐ 35-39 Đôi 12.500 1.25
0
13.750
2.1.5. Hệ thống phân phối sản phẩm:
Tiêu thụ sản phẩm của Công ty Giầy Thượng Đình có nhiều thay đổi từ sau
khi chuyển sang cơ chế thị trường. Trước đây, trong cơ chế bao cấp Công ty không
phải lo đầu ra mà chỉ chú trọng sản xuất sản phẩm theo chỉ định của nhà nước.
Nhưng khi chuyển sang cơ chế thị trường, Công ty được giao quyền tự chủ trong

hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả kinh doanh.
Đây là một bước ngoặt lớn đối với công ty, đặt công ty trước những cơ hội và thách
thức từ chỗ thụ động trong sản xuất kinh doanh nay đã toàn quyền tự chủ, đặc biệt
là công tác tiêu thụ sản phẩm được quan tâm hàng đầu. Chính vì thế, công ty đã đi
sâu nghiên cứu xu thế phát triển chung của thị trường để chọn một giải pháp thích
hợp trong việc tiêu thụ sản phẩm. Căn cứ vào tính chất của mặt hàng là những sản
phẩm phục vụ người tiêu dùng nên Công ty quyết định chọn hệ thống kênh tiêu thụ
là dài (kênh nhiều cấp) nghĩa là giữa người sản xuất và người tiêu dùng có nhiều
khâu trung gian.
Hệ thống kênh phân phối của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau (hình 2.1):
Hình 2.1 Hệ thống kênh phân phối của công ty giầy Thượng Đình
2.1.6. Các hình thức xúc tiến bán hàng:
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty trong những năm gần đây đã có
nhiều bước tiến đáng kể. Công ty đã xây dựng và thiết lập được một chính sách tiêu
thụ hợp lý. Bên cạnh việc chú trọng tới công tác đa dạng hoá sản phẩm và luôn tìm
cách điều chỉnh cơ cấu sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng
Công ty còn rất chú ý tới các công tác hỗ trợ công tác tiêu thụ sản phẩm. Để khẳng
định uy tín cũng như chất lượng đối với các sản phẩm, công ty đã đưa sản phẩm
tham gia vào các hội chợ triển lãm hàng công nghiệp và tiêu dùng toàn quốc và đã
đạt được nhiều huy chương vàng, bạc, đồng tại đây. Chính vì vậy, Công ty đã đạt
được chữ tín của người tiêu dùng, giành được sự lùa chọn của bạn hàng lớn.
Công ty đã tích cực tham gia các hội thảo chuyên đề của ngành, hiệp hội, liên
tục tham gia các cuộc triển lãm, hội trợ để giới thiệu cho người tiêu dùng về sản
phẩm của công ty đồng thời cũng là để tìm kiếm khách hàng mới, tiến hành mở
rộng thị trường.
Nhµ
s¶n
xuÊt
Ng*êi
b¸n bu«n

§¹i lý
Ng*êi b¸n

Kh¸ch
hµng
Công ty còn áp dụng các biện pháp Marketing khác để tăng cường công tác
tiêu thụ sản phẩm nh cử nhân viên đi nghiên cứu thị trường và chào hàng ở các
tỉnh, các công ty. Hoạt động quảng cáo sản phẩm của công ty đã bắt đầu được chú ý
tới nhưng mới chỉ ở mức độ giới thiệu trên các tạp chí chuyên ngành.
Nhìn chung hoạt động hỗ trợ cho công tác tiêu thụ của công ty là khá tốt
nhưng do công ty chưa có bộ phận riêng làm công tác nghiên cứu thị trường, ngân
sách cho hoạt động quảng cáo còn hạn chế cho nên việc chiếm lĩnh thị phần còn
chưa cao lắm. Công ty cần đẩy mạnh công tác Marketing hơn nữa.
Công ty hiện nay đang đứng trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt có rất
nhiều đối thủ cạnh tranh nhưng sản phẩm của công ty vẫn giành được sự mến mộ
của khách hàng là do uy tín và chất lượng của sản phẩm của công ty.
2.1.7. Đối thủ cạnh tranh:
Hiện nay còng nh bao doanh nghiệp trong cả nước, sự cạnh tranh đang diễn ra
ngày càng khốc liệt và được coi là tính tất yếu của nền kinh tế thị trường nhiều
thành phần.
Các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài
ngày càng nhiều. Đây là một thách thức khi các doanh nghiệp trong nước phát triển
mạnh, như công ty giầy Thuỵ Khuê, giầy Thăng Long và các công ty nước ngoài
đầu tư vào Việt Nam để tận dụng nguồn nhân công rẻ với dây truyền công nghệ cao
thì đây là những đối thủ cạnh tranh lớn đối với công ty khi các mặt hàng của họ
dược xuất thẳng qua thị trường tiêu thụ không qua trung gian.
- Đối thủ cạnh tranh trong nước:
Với sự khẳng định trên thị trường miền Nam là thị trường chính, Công ty Giầy
Thượng Đình xác định công ty Giầy Hiệp Hưng là đối thủ chính trên địa bàn này.
Đây là công ty có cơ cấu các sản phẩm tương tự như Thượng Đình với mẫu mã đa

dạng và phong phú đã gây khó khăn cho công ty Giầy Thượng đình trong việc mở
rộng thị trường.
Ở thị trường miền Bắc công ty Giầy Thượng Đình bị cạnh tranh gay gắt từ
phía công ty Giầy Thăng Long.
- Đối thủ cạnh tranh nước ngoài:
Trên trường quốc tế, Việt Nam có một đối thủ cạnh tranh rất lớn, có nhiều
mặt hàng xuất khẩu giống với chúng ta đó là Trung Quốc. Các thị trường xuất khẩu
giày dép của Việt Nam đứng đầu là EU (chiếm 70% kim ngạch) tiếp đến là Nhật
Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ Những thị trường này cũng là những thị trường
xuất khẩu lớn của Trung Quốc. Riêng thị trường EU, Trung Quốc đứng đầu về kim
ngạch xuất khẩu giầy dép còn Việt Nam đứng thứ 2. Lợi thế của Việt Nam là giá
nhân công rẻ (42 – 47 USD/tháng) thấp hơn Trung Quốc (80USD/tháng). Nhưng
giá thành của ta vẫn cao hơn Trung Quốc từ 10% đến 30%. Nguyên do chủ yếu là
cơ sở vật chất, công nghệ của ta còn kém Trung Quốc nên năng suất lao động thấp
hơn, đầu tư nước ngoài vào ngành này giảm nên điều kiện để cải tiến công nghệ bị
hạn chế. Hơn nữa, chính sách hỗ chợ xuất khẩu của Trung Quốc cao hơn, Trung
Quốc cũng đã đầu tư và sản xuất được hầu hết các nguyên phụ kiện cho giầy dép
nên có điều kiện hạ giá thành sản phẩm và hoàn toàn chủ động trong sản xuất và
thiết kế mẫu mốt. Trung Quốc gia nhập WTO cũng có nghĩa là Trung Quốc được
hưởng các quy chế thành viên WTO, khi đó hàng hoá Việt Nam xuất khẩu đi 141
nước thành viên WTO sẽ không được ưu đãi nh Trung Quốc. Với những lợi thế sẵn
có cộng thêm ưu đãi mà Trung Quốc được hưởng sẽ làm tăng thêm sức Ðp đối với
xuất khẩu giầy dép Việt Nam. Nh vậy công ty giầy Thượng Đình muốn củng cố
thị trường trong nước cũng như tiến tới phấn đấu kiếm bạn hàng ổn định ở nước
ngoài sẽ phải cố gắng rất nhiều.
2.2. Phân tích tình hình lao động tiền lương:
2.2.1. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp:
Tổng sè lao động hiện có của công ty là: 2039 người
- Phân loại theo chức năng công việc
+ Cán bộ quản lý: 79 người

+ Nhân viên phục vụ: 212 người
+ Công nhân sản xuất: 1748 ngưòi
- Phân loại theo trình độ

×