Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và di truyền của bệnh liệt chu kỳ hạ kali máu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (883.67 KB, 54 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh liệt chu kỳ hạ Kali máu (Hypokalemic periodis paralysis -
HypoPP) là một bệnh lý thuộc nhóm bệnh liệt chu kỳ gia đình. Đây là
nhóm bệnh lý di truyền bao gồm 3 dạng chính: liệt chu kỳ hạ Kali
máu, liệt chu kỳ tăng Kali máu (hyperkalemic periodis paralysis) và
liệt chu kỳ Kali máu bình thường (normokalemic periodis paralysis),
trong đó liệt chu kỳ hạ Kali máu có tần suất gặp cao nhất (tỷ lệ gặp
1/100.000 người [1]). Bệnh gây ra do sự đột biến của các gen mã hóa
cho 2 loại protein của kênh Canxi và Natri, gây ra biểu hiện lâm sàng
đặc trưng: những cơn liệt mềm có kèm hạ Kali máu. Các cơn liệt mềm
này có thể xảy ra với tần suất, mức độ thay đổi, tuy không gây ra
những biến chứng nguy hiểm nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến chất
lượng cuộc sống của người bệnh. Cũng giống như rất nhiều bệnh lý di
truyền khác, do số lượng người mắc bệnh rất ít nên hiện nay, số tài
liệu nghiên cứu về bệnh lý này để phục vụ cho chẩn đoán, điều trị và
phòng bệnh còn khá khiêm tốn. Tại Việt Nam, hiện chưa có nhiều
nghiên cứu và các thông tin về bệnh chủ yếu là là một số ca bệnh đơn
lẻ hoặc được thu thập từ các tài liệu nước ngoài biên dịch lại đưa lên
một số trang điện tử. Đây là một thiệt thòi lớn cho người bệnh khi họ
không được tiếp cận với những thông tin hữu ích cho chính bản thân
mình. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm
sàng và di truyền của bệnh liệt chu kỳ hạ Kali máu”. Với mục tiêu
nghiên cứu:
1. Mô tả được đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân liệt chu kỳ hạ
Kali máu.
2. Lập được gia hệ và nhận xét được đặc điểm di truyền của
một dòng họ bị mắc bệnh liệt chu kỳ hạ Kali máu.
2
Chương 1
TỔNG QUAN


1.1. Sơ lược về bệnh liệt chu kỳ hạ Kali máu (HypoPP)
HypoPP có mã bệnh theo ICD - 10 là G 72.3, theo MIM là
170400 với type I và 613345 với type II. Sau một vài ca bệnh đơn lẻ
công bố vào khoảng cuối thế kỷ 17, năm 1885, nhà thần kinh học
người Đức Carl Friedrich Otto Westphal đã lần đầu tiên mô tả một
cách đầy đủ về nhóm bệnh liệt chu kỳ gia đình, trong đó có bệnh liệt
chu kỳ hạ Kali máu. Cho đến nay, những đặc điểm về lâm sàng, cận
lâm sàng và cơ chế bệnh sinh của bệnh đã từng bước được làm sáng tỏ.
1.1.1. Nguyên nhân và cơ chế gây bệnh
Bệnh do hai đột biến gen gây nên.
- Gen CACNA1S (Calcium Channel, Voltage-Dependent, L
Type, Alpha-1s Subunit): các kiểu đột biến của gen gặp ở 50 - 70%
bệnh nhân HypoPP. Sự xuất hiện của đột biến trên gen này gây ra
HypoPP type I. Gen nằm ở vị trí 1q32. Gen thuộc nhóm các gen mã
hóa các thành phần cấu tạo nên hệ thống vận chuyển ion Canxi vào
trong tế bào cơ. Cụ thể, gen mã hóa cho Protein xuyên màng của kênh
Canxi. Bình thường, kênh Canxi đóng mở nhịp nhàng: khi có sự co
cơ, kênh mở nhanh, tạo điều kiện cho các ion Canxi tràn nhanh vào
trong tế bào gây ra sự khử cực nhanh chóng của tế bào cơ, giúp các
sợi actin và myosin trượt lên nhau để thực hiện quá trình co cơ. Khi có
đột biến làm biến đổi protein CACNA1S, cấu trúc và chức năng của
các kênh Canxi trong tế bào cơ xương bị thay đổi. Các kênh mở chậm
hơn bình thường, làm giảm lưu lượng của ion Canxi vào các tế bào cơ.
3
Nồng độ ion Canxi trong tế bào lúc này không còn đủ khả năng gây ra
sự co cơ, dẫn đến cơn liệt mềm trên lâm sàng.
Hình 1.1. Sơ đồ các locus trên NST 1 và NST 17 với vị trí của
gen CACNA1S và gen SCN4A tương ứng.
- Gen SCN4A (Sodium channel, voltage-gated, type IV, alpha
subunit): Đây là một gen thuộc nhóm các gen mã hóa các thành phần

cấu tạo nên hệ thống vận chuyển ion Natri vào trong tế bào cơ. Gen
4
nằm ở vị trí 17q23.3. Cụ thể, gen mã hóa cho Protein tạo ra tiểu đơn
vị alpha của kênh vận chuyển Natri thụ động dựa vào sự chênh lệch
điện áp. Các kiểu đột biến của gen gặp ở khoảng 8 - 10% bệnh nhân
HypoPP. Sự xuất hiện các đột biến của gen gây ra HypoPP type II. Có
khoảng 6 đột biến của gen đã được tìm thấy ở những bệnh nhân
HypoPP. Mỗi loại đột biến thay đổi một axit amin trong protein
SCN4A, làm thay đổi cấu trúc và chức năng của kênh Natri trong tế
bào cơ xương. Các kênh đóng quá nhanh, làm giảm lưu lượng của các
ion Natri vào tế bào cơ. Sự gián đoạn trong vận chuyển ion này ngăn
cản cơ bắp bị co lại bình thường. Hậu quả là các cơn liệt. Một đặc
điểm khác biệt của đột biến trên gen SCN4A là ảnh hưởng của các đột
biến này trở nên trầm trọng hơn do nhiệt độ lạnh, nên type II thường xảy
ra nhanh chóng và nặng khi trời lạnh.
Sự biến đổi của hai kênh Canxi và Natri đều dẫn tới hậu quả là
sự vận chuyển hai ion dương này vào trong tế bào bị gián đoạn. Do
đó, tính thấm của màng tế bào đối với hai ion Canxi và Natri tăng lên,
kéo theo sự giảm tính thấm của màng đối với ion Kali, làm xuất hiện
một dòng ion Kali đi từ ngoài vào trong tế bào. Hậu quả là nồng độ
ion Kali trong dịch ngoại bào và trong máu giảm xuống. Trên lâm
sàng, bệnh nhân xuất hiện cơn liệt kèm theo hạ Kali máu, mặc dù mức
độ hạ Kali máu này lẽ ra không thể gây ra cơn liệt ở người bình
thường. Hạ Kali máu thực tế cũng chỉ là một biểu hiện của bệnh chứ
không phải là nguyên nhân gây ra các triệu chứng lâm sàng. Có nhiều
đột biến điểm trên hai gen trên đã được tìm thấy, được trình bày tóm
tắt trong hình 1.2.
5
Hình 1.2. Một số đột biến có thể gây ra các thể liệt chu kỳ gia đình
1.1.2. Đặc điểm của bệnh HypoPP

1.1.2.1. Biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng
Theo mô tả trong y văn thế giới, khởi phát bệnh thường xảy ra ở
tuổi thanh thiếu niên với đa số trường hợp khởi phát trước 16 tuổi,
nhiều người bị bệnh từ trước 10 tuổi. Cơn điển hình xảy ra vào ban
đêm hoặc sáng sớm. Yếu tố khởi phát cơn liệt: ăn nhiều bột hoặc
đường, vận động thể lực gây mệt mỏi, các yếu tố cảm xúc hoặc lạnh.
Bệnh nhân tỉnh dậy với cảm giác yếu bại chân tay, cơn thường kéo dài
vài phút hoặc đến vài giờ, ở mức cao điểm bệnh nhân thấy yếu đến
mức không gọi người tới giúp được. Nếu cơn nặng thì có thể kéo dài
6
vài giờ. Đôi khi cũng có cơn xảy ra vào ban ngày, sau một giấc ngủ
chợp mắt, sau bữa ăn thịnh soạn.
Thông thường, người bệnh chỉ có các cơ tứ chi và thân mình bị
yếu liệt, thường chân bị trước rồi tới tay, ít khi ngược lại. Cơ của chân
tay bị nặng hơn cơ của thân mình, và đoạn gốc chi bị nặng hơn đoạn
ngọn chi. Các cơ mặt, vận nhãn, cơ họng hầu, cơ hoành, các cơ tròn
rất ít khi bị ảnh hưởng. Trong cơn liệt, phản xạ gân xương và phản xạ
da đều bị giảm hoặc mất, cảm giác bình thường. Khi hết cơn sức cơ
dần hồi phục, cơ nào bị yếu sau cùng lại hồi phục sức cơ trước. Sau
cơn có thể đau đầu mệt mỏi tiểu nhiều hoặc tiêu chảy. Không tìm thấy
hiện tượng tăng trương lực cơ.
Tần suất xuất hiện các cơn liệt là khoảng vài tuần một cơn, càng
lớn tuổi các cơn càng thưa dần. Rất ít khi người bệnh chết do liệt hô
hấp hoặc rối loạn dẫn truyền trong tim.
Trong cơn liệt nồng độ Kali huyết thanh bị giảm có thể tới 1,8
mmol/l, nhưng bình thường chỉ giảm tới mức mà nếu trên người bình
thường thì không thể gây nên biểu hiện lâm sàng. Cũng có khi mức
Kali chỉ hơi thấp một chút và khi đã về bình thường thì liệt vẫn còn
kéo dài thêm. Trong cơn liệt, mức bài tiết Kali qua nước tiểu không
tăng, chứng tỏ Kali đi vào trong hệ cơ. Điện tâm đồ: các khoảng PR,

QRS, QT kéo dài, sóng T dẹt.
1.1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến biểu hiện bệnh HypoPP
- Giới: Bệnh có thể gặp ở cả hai giới. Tuy nhiên, cùng mang
gen bệnh nhưng ở nam và nữ, biểu hiện lâm sàng là khác nhau. Theo
nghiên cứu của Ke Q, Luo B, Qi M, Du Y, Wu W [2], hormon giới
tính cũng có vai trò trong kiểm soát các kênh vận chuyển ion. Do đó,
7
tính thấm của gen đối với hai giới cũng có sự khác biệt. Ở nam, tính
thấm là 100% trong khi ở nữ là 28,57%. Tần suất xuất hiện các cơn
liệt của nam và nữ cũng khác nhau với số cơn trong năm tương ứng là
50 đến 150 cơn trong 1 năm và 30 đến 50 cơn trong 1 năm. Thậm chí,
trong thời gian mang thai, các cơn liệt hoàn toàn biến mất.
- Tuổi: Trong hầu hết các trường hợp, tuổi khởi phát của bệnh
nhân là trong khoảng từ 9 đến 19 tuổi. Tuổi càng cao, số lượng các
cơn liệt cũng càng giảm.
- Chế độ ăn nhiều tinh bột: Tất cả các ca bệnh báo cáo đều cho
thấy một bữa ăn nhiều tinh bột có mối liên quan rõ ràng đến sự xuất
hiện của cơn liệt sau đó. Báo cáo gần đây của Johnsen T, Houston
ME, Saltin B [3] cũng cho thấy hiện tượng tăng sử dụng đường trong
các tế bào cơ xương là yếu tố dự báo cho cơn liệt.
- Các hoạt động thể lực: Đối với các bệnh nhân type I, hoạt động
thể lực mạnh có thể gây khởi phát cơn liệt. Tuy nhiên, đối với bênh nhân
type II, hoạt động thể lực mạnh lại là yếu tố giúp làm giảm sự xuất hiện
các cơn liệt do pH giảm giúp bất hoạt các đột biến ở gen SCN4A.
- Trạng thái tinh thần: De Keyser J, Smitz J, Malfait R, Van
Steirteghem A, Ebinger G [4] tiến hành nghiên cứu đo nồng độ các
hormone insulin, epinephrine, norepinephrine, growth hormone,
ACTH và cortisol trong và sau cơn liệt. Nghiên cứu đã chỉ ra được sự
tăng của các epinerphrine làm thúc đẩy quá trình đẩy ion Kali vào
trong tế bào cơ. Kết quả này đã chứng minh vai trò thúc đẩy và khởi

phát cơn liệt của trạng thái stress.
- Nhiệt độ: Đối với các bệnh nhân thuộc type II, nhiệt độ có ảnh
hưởng rất lớn đến sự xuất hiện bệnh. Nhiệt độ môi trường giảm thấp
8
là nguyên nhân gây khởi phát cơn liệt ở những bệnh nhân này. Kèm
theo đó bệnh nhân còn có thể xuất hiện thêm tình trạng tăng thân nhiệt
ác tính, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
- Một số loại thuốc: Ngoài tác dụng của Kali trong điều trị cơn
liệt, các thuốc lợi niệu Thiazide như Acetalzolamide cũng đã được
chứng minh là có kết quả điều trị làm cắt cơn liệt nhanh chóng, với cơ
chế là kéo Kali ra khỏi tế bào, tái lập lại cân bằng ion bình thường
trong và ngoài tế bào. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân type II,
Acetalzolamide lại hầu như không có tác dụng.
1.1.3. Điều trị bệnh HypoPP
HypoPP không thể chữa khỏi hoàn toàn được mà phương pháp
điều trị chủ yếu là dự phòng cơn liệt xảy ra và điều trị cắt cơn.
Các biện pháp dự phòng bao gồm chế độ ăn uống với những
thức ăn nhiều Kali, ít Natri, ít bột đường, tránh ăn 1 lúc quá nhiều và
phơi mình ra trời lạnh. Có thể uống 5 đến 10g Kaliclorua 1 ngày hoặc
Acetazolamide 250mg 3 lần 1 ngày, Chlorothiazide 500mg 1 ngày.
Khi xảy ra cơn liệt, phương pháp điều trị cắt cơn chủ yếu là
uống Kali clorua 0,25 mmol /kg sau 1 đến 2 giờ. Nếu không có hiệu
quả, có thể dùng đường tĩnh mạch. Khởi đầu tiêm 0,05 đến 0,1
mmol/kg sau đó truyền 20 đến 40 mg trong dung dịch chỉ có Manitol
5%, tránh sử dụng dịch truyền có Glucose hoặc Natri clorua.
1.2. Tình hình nghiên cứu bệnh HypoPP
1.2.1. Tình hình nghiên cứu bệnh HypoPP trên thế giới
Cũng giống như các bệnh lý di truyền khác, HypoPP có tần
suất gặp rất thấp. Vì vậy, các nghiên cứu trên thế giới về bệnh này đa
9

số là những nghiên cứu đơn lẻ với cỡ mẫu nhỏ, trên phạm vi nghiên
cứu hẹp.
Những trường hợp bệnh đầu tiên được mô tả vào khoảng cuối
thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18 với những đặc điểm lâm sàng tương tự nhau
nhưng tính chất gia đình chưa được thể hiện rõ nét và cũng không
phân biệt rõ thể bệnh. Năm 1885, Carl Friedrich Otto Westphal đã báo
cáo một gia đình bị bệnh với những đặc điểm di truyền tương đối rõ
rệt, được ông gọi là bệnh liệt chu kỳ gia đình, y văn còn gọi đây là hội
chứng Westphal [5]. Các nghiên cứu sau này đi sâu vào tìm nguyên
nhân và cơ chế gây bệnh đã dần làm sáng tỏ về nhóm bệnh này, từ đó
phân nhóm bệnh liệt chu kỳ gia đình ra thành nhiều nhóm nhỏ, trong
đó có bệnh HypoPP. Có thể tóm tắt sơ lược lịch sử nghiên cứu về
bệnh HypoPP như sau:
Trước những năm 1900, các nghiên cứu về bệnh chủ yếu vẫn là
các công bố về những trường hợp bệnh mới được phát hiện, như báo
cáo của Campanile S, Montagna P, Agati R, Campanile A, Lorusso S
[6] hay của Schiller T, Auerbach PS [7] về một vài ca bệnh mới được
phát hiện với những biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng điển hình của
bệnh. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng tập trung vào nghiên cứu cơ
chế và mối liên quan giữa các yếu tố có khởi phát và sự xuất hiện cơn
liệt. Johnsen T, Houston ME, Saltin B [3] cho thấy mối liên hệ giữa sự
tăng tiêu thụ Cacbohydrate trong máu cùng với sự xuất hiện cơn liệt
ngay sau đó. De Keyser J, Smitz J, Malfait R, Van Steirteghem A,
Ebinger G [4] tiến hành đo nồng độ các hormone trong máu trong và
ngoài cơn liệt cũng nhận thấy stress đóng vai trò làm tăng tần suất các
cơn liệt…
10
Từ sau những năm 1990, cùng với sự phát triển của công nghệ
sinh học phân tử, các thăm dò sâu hơn ở mức độ NST và gen đã được
thực hiện để nghiên cứu nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh một cách rõ

ràng hơn. Năm 1994, Fontaine B, Vale-Santos J, Jurkat-Rott K,
Reboul J, Plassart E, Rime CS, Elbaz A, Heine R, Guimarães J,
Weissenbach J [6] cùng tiến hành nghiên cứu đã định vị được vị trí
gen gây bệnh ở 3 gia đình châu Âu trên NST số 1, vị trí 1q31 - 32,
chính là vị trí của gen CACNA1S. Một vài nghiên cứu sau đó đã tập
trung nghiên cứu về gen này, giải mã, tìm ra các đột biến gây bệnh của
gen ở nhiều gia đình khác nhau ở những vùng địa lý khác nhau. Trong
vài năm sau đó, bệnh HypoPP được coi như là chỉ có một type duy
nhất là do đột biến gen CACNA1S. Năm 2000, một trường hợp bệnh
tại một gia đình Nhật Bản có hội chứng tăng thân nhiệt ác tính, với đột
biến tại gen SCN4A đã được báo cáo bởi Ikeda Y, Okamoto K [8].
Các nghiên cứu và báo cáo sau đó ở các quần thể khác đã bổ sung
thêm về cơ chế và đặc điểm của type mới này. Đồng thời, các nghiên
cứu về phương pháp điều trị, dự phòng và chẩn đoán trước sinh cũng
được tiến hành. Trinitat M.A và CS [1] đã tiến hành thành công thử
nghiệm chẩn đoán xác định bệnh trước khi cấy phôi vào buồng tử
cung cho một trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm, đây là một thành
công mới mở ra cho người bệnh nhiều hi vọng.
Để tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu và hỗ trợ cho các bệnh
nhân trên toàn thế giới, các nhà khoa học cũng đã kêu gọi thành lập
các tổ chức của những người mang bệnh như trang web
www.periodicparalysis.org. Tại đây, người bệnh có thể tìm được
những thông tin hữu ích về chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh. Đồng
thời, cũng sẽ nhận được những tư vấn và giúp đỡ từ các bác sỹ và
11
những người bệnh khác. Việc liên kết những người bệnh bằng hình
thức này đồng thời cũng mang đến cho các nhà khoa học cơ hội được
tiếp xúc với các bệnh nhân để có thể tiến hành được các nghiên cứu
với những cỡ mẫu lớn hơn.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu bệnh HypoPP ở Việt Nam

Tại Việt Nam, đã có một vài ca bệnh đơn lẻ được phát hiện, và
được công bố trên một vài phương tiện thông tin đại chúng. Tuy
nhiên, những đặc điểm của bệnh không được ghi nhận lại một cách cụ
thể và chính xác trong y văn. Do đó, chưa có một nghiên cứu chính
thức nào về bệnh được thực hiện. Tất cả những thông tin về bệnh đều
được dịch từ tài liệu nước ngoài, với những thông tin khái quát theo y
văn. Điều này là một sự thiệt thòi lớn cho người bệnh khi không được
tiếp cận với những thông tin về bệnh, gây tâm lý lo lắng bất an cho
bản thân bệnh nhân, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người
bệnh và gia đình.
12
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Một dòng họ bị mắc bệnh liệt chu kỳ hạ Kali máu (5 đời: 90 cá
thể, trong đó có 27 bệnh nhân: 18 bệnh nhân nam và 9 bệnh nhân nữ).
- Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân:
+ Các bệnh nhân đang sống khỏe mạnh, xuất hiện các cơn liệt
mềm, không kèm theo mất cảm giác và ý thức.
+ Không bị mắc các bệnh do tổn thương thần kinh, hạ đường
huyết, các bệnh lý thực thể khác gây hạ Kali máu.
+ Tiêu chuẩn chẩn đoán: Kali máu < 3mmol/l trong cơn liệt.
- Bệnh nhân được thăm khám và chẩn đoán tại khoa Thần kinh
tại bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.
Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ trực tiếp thăm khám, hỏi
bệnh và mô tả đặc điểm lâm sàng được trên 14 đối tượng nghiên cứu,
bao gồm 10 bệnh nhân nam và 4 bệnh nhân nữ. Lý do những bệnh
nhân còn lại không tham gia là do một số bệnh nhân ở quá xa, một số
bệnh nhân sợ mọi người biết bệnh của mình và cho rằng bệnh này bị
bùa chú, không có khả năng chữa khỏi. Tuy nhiên, sau khi bệnh được

chẩn đoán và thông báo trong dòng họ, các bệnh nhân còn lại đã cùng
tham gia điều trị và đạt kết quả tốt.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Loại hình nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp ngang nghiên cứu mô tả với kỹ thuật sử
dụng: hồi cứu, tiến cứu, phỏng vấn và thăm khám.
13
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 8/2012 đến tháng 3/2013.
2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu
- Lập kế hoạch nghiên cứu.
- Lập gia hệ của dòng họ bị mắc bệnh: Dùng các ký hiệu quốc tế để
xây dựng gia hệ theo kiểu hình cung (phụ lục 2). Mỗi thế hệ là một
cung tròn, các con của một cặp bố mẹ được ghi từ trái sang phải và từ
người con lớn nhất.
- Phân tích gia hệ.
- Thu thập thông tin của các cá thể trong dòng họ. Gồm có: tiền sử,
triệu chứng lâm sàng, các yếu tố liên quan đến biểu hiện bệnh theo
mẫu bệnh án nghiên cứu (phụ lục 1).
- Thăm khám và xét nghiệm cho cá thể bị bệnh và theo dõi các chỉ
số nghiên cứu:
Lâm sàng:
+ Thời gian khởi phát bệnh.
+ Đặc điểm cơn liệt.
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến biểu hiện bệnh.
Cận lâm sàng:
+ Điện giải đồ trong và ngoài cơn liệt.
+ Điện tâm đồ trong và ngoài cơn liệt.
+ Đường máu, công thức máu, chức năng gan thận để chẩn
đoán các bệnh lý kèm theo nếu có.

Chẩn đoán phân biệt:
14
+ Hạ đường huyết.
+ Các bệnh lý tổn thương thực thể của hệ thần kinh như: tai
biến mạch não, tổn thương tủy sống đoạn cổ, hội chứng Guillain
Barré.
+ Các bệnh lý gây hạ Kali máu khác: tiêu chảy, cường
aldosteron, sử dụng thuốc lợi tiểu.
- Xử lý số liệu nghiên cứu và phân tích kết quả.
2.3. Hạn chế sai số nghiên cứu
- Thu thập đầy đủ thông tin bệnh nhân.
- Khám đúng, khám đủ cẩn thận các bệnh nhân.
- Làm sạch các số liệu đã thu thập, loại bỏ các số liệu không phù
hợp, không đầy đủ, thiếu độ tin cậy trước khi phân tích.
2.4. Đạo đức nghiên cứu
- Có cam kết, thỏa thuận với bệnh nhân.
- Đối tượng nghiên cứu được thông báo rõ về mục đích nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu được giữ kín bí mật khi cung cấp thông tin.
- Đối tượng nghiên cứu sẽ được phản hồi kết quả nghiên cứu.
15
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân bị liệt chu kỳ hạ Kali
máu (HypoPP). Các bệnh nhân nghiên cứu đều thuộc một dòng họ,
nguyên quán tại huyện Trực Ninh - Tỉnh Nam Định. Hiện tại đa phần
các cá thể sinh sống tại huyện Trực Ninh - Tỉnh Nam Định, một số
chuyển sang sinh sống rải rác tại một số địa điểm thuộc thành phố Hồ
Chí Minh và Bình Thuận.
3.1.1. Số lượng bệnh nhân HypoPP của dòng họ

- Tổng số cá thể trong dòng họ là 90 người, trong đó có 40 nam
và 50 nữ.
- Số cá thể mắc bệnh HypoPP trong dòng họ: 27 người, trong đó
có 18 nam và 9 nữ.
Bảng 3.1. Tỷ lệ mắc bệnh của các cá thể mắc bệnh trong dòng họ
Chung Nam Nữ
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Bệnh
HypoPP
27 30 18 45 9 18
Không
bệnh
63 70 22 55 41 82
Tổng số 90 100 40 100 50 100
Như vậy, tỷ lệ mắc bệnh chung trong dòng họ là 30%. Tỷ lệ mắc
bệnh ở nam giới là 45% trong khi tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới là 18%.
16
Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn hẳn tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới với
độ tin cậy CI = 95%.

3.1.2. Phân bố giới tính của các bệnh nhân HypoPP của dòng họ
Trong dòng họ, tỷ lệ nam giới chiếm 44,44% trong khi nữ giới
chiếm tỷ lệ 55,56%. Tỷ lệ nam : nữ là 0,8:1.
Tỷ lệ nam : nữ trong số các cá thể mắc bệnh là 2 : 1.
Tỷ lệ nam : nữ trong số các cá thể bị bệnh cao hơn tỷ lệ nam : nữ
trong dòng họ với độ tin cậy CI = 95%.
3.1.3. Tuổi trung bình của các bệnh nhân HypoPP
Tại thời điểm nghiên cứu, trong dòng họ có 21 người bị bệnh
HypoPP, 6 người còn lại đã chết. Tuổi trung bình của 21 bệnh nhân
này được biểu diễn trong biểu đồ hình 3.3.
Tuổi trung bình của các cá thể mắc bệnh HypoPP trong dòng họ
là 34, bằng với tuổi trung bình của các bệnh nhân nam và tuổi trung
bình của các bệnh nhân nữ. Độ lệch của 3 nhóm đều cao chứng tỏ
bệnh gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau.
3.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh HypoPP
Chúng tôi tình cờ phát hiện được bệnh nhân Phạm Văn T. trong
dòng họ nghiên cứu. Bệnh nhân có biểu hiện những cơn liệt mềm
không kèm theo mất cảm giác và ý thức. Chúng tôi tiến hành cho bệnh
nhân tới thăm khám tại khoa Thần kinh bệnh viện Bạch Mai và theo
dõi bệnh tại khoa Thần kinh bệnh viện Thanh Nhàn. Qua thăm khám
17
và chẩn đoán xác định, bệnh nhân và những người trong dòng họ được
xác định bị bệnh HypoPP.
Bệnh HypoPP biểu hiện thành những cơn liệt mềm điển hình
không kèm theo mất cảm giác và ý thức. Chúng tôi đã hỏi bệnh và
thăm khám được 14 người trong dòng họ. Qua theo dõi và thăm khám,
chúng tôi thu thập được các đặc điểm lâm sàng của bệnh HypoPP như sau:
3.2.1. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh HypoPP
3.2.1.1. Các biểu hiện trong cơn liệt của bệnh nhân HypoPP
Biểu hiện lâm sàng chính của các bệnh nhân HypoPP là những

cơn liệt tứ chi. Các triệu chứng trong cơn liệt của 14 bệnh nhân được
trình bày trong bảng 3.2.
Bảng 3.2. Các triệu chứng trong cơn liệt của bệnh nhân HypoPP
ST
T
Triệu
chứng lâm
sàng
Nam Nữ
Số người
biểu hiện
Tỷ lệ %
Số người
biểu hiện
Tỷ lệ %
1 Liệt tứ chi 10 100 4 100
2 Cơn tetani 0 0 0 0
3 Khó thở nhẹ 10 100 0 0
4 Đau cơ 10 100 0 0
Theo đó, tất cả các bệnh nhân đều có biểu hiện lâm sàng là các
cơn liệt mềm, không có biểu hiện của tăng trương lực cơ như trong
cơn tetani. Tuy nhiên, các triệu chứng khó thở nhẹ và đau cơ chỉ có ở
những bệnh nhân nam, không có ở những bệnh nhân nữ. Các triệu
chứng này chỉ xuất hiện ở một vài cơn liệt của các bệnh nhân nam.
18
3.2.1.2. Thời gian các cơn liệt của bệnh nhân HypoPP
Thời gian cơn liệt dài nhất của 14 bệnh nhân được trình bày trong
biểu đồ hình 3.4.
Theo đó, ở các bệnh nhân nam, cơn liệt có thể kéo dài từ vài giờ
đến vài ngày. Tỷ lệ bệnh nhân nam có cơn liệt dài nhất trên 6 giờ

chiếm 60%, trong khi tỷ lệ này ở cá bệnh nhân nữ là 25% và không có
bệnh nhân nào có cơn liệt kéo dài quá 1 ngày.
3.2.1.3. Tần suất xuất hiện các cơn liệt của bệnh nhân HypoPP
Tần suất xuất hiện các cơn liệt của 14 bệnh nhân HypoPP được
thể hiện qua biểu đồ hình 3.5.
Qua biểu đồ, nhận thấy các bệnh nhân nam có khoảng cách giữa
các cơn liệt là vài ngày chiếm tỷ lệ 50% trong số các bệnh nhân nam.
Chỉ có 20% các bệnh nhân nam có khoảng cách giữa các cơn liệt kéo
dài trên 1 tháng. Trong khi đó, tất cả các bệnh nhân nữ có khoảng cách
giữa các cơn liệt là trên 1 tháng, không có bệnh nhân nào có khoảng
cách giữa các cơn liệt dưới 1 tháng.
3.2.2. Các yếu tố khởi phát cơn liệt ở bệnh nhân HypoPP
Cả 14 bệnh nhân được hỏi đều cho biết cơn liệt của họ thường xảy ra
vào ban đêm hoặc sáng sớm, liên quan đến một vài yếu tố như trong hình 3.6.
Như vậy, các yếu tố khởi phát cơn liệt ở các bệnh nhân này là:
- Trạng thái gắng sức: Tất cả các bệnh nhân đều khẳng định cơn liệt của
họ chắc chắn sẽ xuất hiện sau một hoạt động gắng sức. Ở mỗi bệnh
nhân khác nhau, sự xuất hiện cơn liệt sau trạng thái gắng sức cũng
khác nhau. Cụ thể, những bệnh nhân là người có sức khỏe tốt, công
19
việc hàng ngày của họ là những công việc nặng nhọc thì một hoạt
động gắng sức mức độ nặng mới có thể gây khởi phát cơn liệt. Những
bệnh nhân vốn là người có sức khỏe kém, công việc hàng ngày nhẹ
nhàng thì chỉ một gắng sức mức độ nhẹ cũng có thể làm khởi phát cơn
liệt ở bệnh nhân.
- Thay đổi thời tiết: Sự thay đổi thời tiết được khẳng định là yếu tố khởi
phát cơn liệt ở tất cả các bệnh nhân được hỏi. Tuy nhiên, không phải
lần nào thay đổi thời tiết bệnh nhân cũng xuất hiện cơn liệt. Những khi
thời tiết thay đổi một cách đột ngột trong thời gian ngắn như từ nắng
nóng oi bức sang mưa dông bão gió sẽ làm xuất hiện cơn liệt ở tất cả

các bệnh nhân được hỏi.
- Tình trạng sức khỏe yếu: Các tình trạng mệt mỏi, cảm cúm, sốt có thể
làm xuất hiện cơn liệt ở bệnh nhân HypoPP. Tuy nhiên, vẫn có một
vài lần bệnh nhân không có xuất hiện cơn liệt khi bị ốm sốt.
- Tình trạng lo lắng, hồi hộp: Tất cả các bệnh nhân trong nghiên cứu
đều khẳng định khi họ có tâm trạng lo lắng, hồi hộp, phải suy nghĩ
nhiều vào tối hôm trước, cơn liệt có thể xuất hiện ngay đêm hôm đó
hoặc sáng sớm ngày mai. Đôi khi cơn liệt của bệnh nhân không xuất
hiện sau những hồi hộp lo lắng nhưng những lần xuất hiện cơn liệt vẫn
nhiều hơn những không xuất hiện cơn liệt.
3.2.3. Tuổi khởi phát bệnh của bệnh nhân HypoPP
Chúng tôi chia 14 bệnh nhân thành 3 nhóm: nhóm khởi phát bệnh
trước 1 tuổi, nhóm khởi phát bệnh từ 1 tuổi đến 10 tuổi, nhóm khởi
phát bệnh từ 10 tuổi đến 20 tuổi. Kết quả thu được về tuổi khởi phát
bệnh của các bệnh nhân này được thể hiện trong biểu đồ hình 3.7.
Theo như kết quả thu được, đa số các bệnh nhân khởi phát bệnh
trong độ tuổi từ 10 đến 20 với tỷ lệ 64,3%.
20
3.2.3. Diễn biến của các cơn liệt
14 bệnh nhân đều có cơn liệt diễn biến theo trình tự như sau:
Ban đầu, bệnh nhân có cảm giác chân tay mỏi dần, cử động rời
rạc dần, cảm giác hơi ê nhức nhưng không đau. Lúc này, nếu bệnh
nhân cố gắng cử động sẽ thấy chân tay đau nhức. Thông thường, khi
có triệu chứng này, bệnh nhân sẽ tự vào giường nằm. Sau khoảng 15 -
20 phút, bệnh nhân sẽ thấy chân tay hoàn toàn mất cử động. Bệnh
nhân vẫn thở được, tuy nhiên đôi khi bệnh nhân có cảm giác khó thở
nhẹ. Ngoài cơ tứ chi ra, hầu như bệnh nhân không liệt bất cứ cơ nào
khác. Cảm giác của bệnh nhân vẫn bình thường, định hướng về không
gian và thời gian cũng không bị ảnh hưởng.
Trong cơn liệt, xét nghiệm điện giải đồ: Kali máu hạ, dưới 3

mmol/l (bình thường Kali máu: 3,5 - 5,5 mmol/l).
Đồng thời trong cơn liệt, hầu hết các sinh hoạt của bệnh nhân đều
phải do người thân hỗ trợ. Bệnh nhân hầu như không ăn được trong
cơn liệt. Theo như lời kể của tất cả các bệnh nhân được phỏng vấn thì
khi ăn vào, họ có cảm giác các cơn liệt kéo dài hơn và mệt mỏi hơn.
Vì vậy, hầu hết các bệnh nhân không ăn uống gì trong thời gian bị liệt.
Nếu cơn liệt kéo dài vài ngày, họ chỉ ăn uống cầm chừng.
Cơn liệt kéo dài có thể vài giờ đến vài ngày, sau đó bệnh nhân sẽ
thấy chân tay nhẹ dần, sau đó dần cử động trở lại được và cuối cùng là
cơn liệt kết thúc không để lại di chứng gì. Sau cơn, bệnh nhân sinh
hoạt bình thường. Một số bệnh nhân cũng có đi khám tại các cơ sở y
tế khi không có cơn liệt nhưng đều không phát hiện bất thường gì trên
lâm sàng và xét nghiệm.
Tần suất của các cơn liệt thay đổi tùy từng bệnh nhân. Bệnh nhân
có các cơn liệt thưa nhất là khoảng vài tháng một cơn, nhưng cũng có
21
bệnh nhân hầu như ngày nào cũng xuất hiện cơn liệt. Các yếu tố khởi
phát ở trên làm cho các cơn liệt xuất hiện nhiều hơn và dài hơn.
3.3. Gia hệ của dòng họ
Gia hệ được lập dựa trên những thông tin do các thành viên trong
dòng họ cung cấp. Các ký hiệu dùng để lập gia hệ được trình bày
trong phụ lục 1.
Đương sự là bệnh nhân Phạm Văn T. Gia hệ của bệnh nhân được
thành lập với 90 thành viên trong 5 thế hệ.
Kết quả thu được gia hệ như trong hình 3.8.
Qua xây dựng gia hệ, nhận thấy:
- Bệnh xuất hiện liên tục qua các thế hệ.
- Bệnh gặp ở nam nhiều hơn nữ: 18 nam bị bệnh và 9 nữ bị bệnh.
- Cặp vợ chồng I.1 và 1.2, người vợ bị bệnh HypoPP, cặp vợ chồng này
sinh được 8 người con, trong đó có 3 người con bị mắc bệnh HypoPP

đều là nam (II.1, II.3 và II.11) và 5 người con không mắc bệnh, gồm 2
con trai ( II.13 và II.14) và 3 con gái (II.5, II.6 và II.9).
22
Hình 3.8. Gia hệ của dòng họ mắc bệnh HypoPP
- Cặp vợ chồng II.1 và II.2, người chồng bị bệnh HypoPP. Cặp vợ
chồng này sinh được 8 người con, trong đó có 4 con trai mắc bệnh
(III.1, III.8, III.9 và III.11) và 4 con gái không mắc bệnh (III.3, III.4,
III.5 và III.6).
- Cặp vợ chồng II.2 và II.3, người chồng bị bệnh HypoPP. Cặp vợ
chồng này sinh được 5 người con, trong đó có 2 người con gái bị bệnh
(III.4 và III.15) và 3 người con trai không mắc bệnh (III.13, III.14 và
III.19).
23
- Cặp vợ chồng II.11 và II.12, người chồng bị bệnh HypoPP. Cặp vợ
chồng này sinh được 6 người con, trong đó có 3 người mắc bệnh gồm
1 nam (III.33) và 2 nữ (III.36 và III.37), 3 người con không mắc bệnh
đều là nam (III.32, III.35 và III.40).
- Cặp vợ chồng III.1 và III.2, người chồng III.1 bị mắc bệnh HypoPP,
cặp vợ chồng này sinh được 4 người con, có 3 ngưởi con bị mắc bệnh,
gồm có 2 con trai (IV.1 và IV.7) và 1 con gái (IV.4).
- Cặp vợ chồng III.7 và III.8 có người chồng bị bệnh HypoPP. Cặp vợ
chồng này sinh được 1 con trai bị bệnh (IV.8) và 1 con gái bị bệnh
(IV.9).
- Cặp vợ chồng III.9 và III.10 có người chồng bị bệnh HypoPP. Cặp vợ
chồng này sinh được 2 người con trai bị đều bị bệnh (IV.10 và IV.11).
- Cặp vợ chồng III.11 và III.12 có người chồng bị bệnh HypoPP. Cặp
vợ chồng này sinh được 3 người con gái, trong đó có 2 người bị bệnh
(IV.13, IV.14) và 1 người bị bệnh (IV.12).
- Cặp vợ chồng III.15 và III.14 có người vợ bị bệnh HypoPP. Cặp vợ
chồng này sinh được 1 người con trai bị bệnh (IV.15).

- Cặp vợ chồng III.17 và III.18 có người vợ bị bệnh HypoPP. Cặp vợ
chồng này sinh được 1 người con trai bị bệnh (IV.16).
- Cặp vợ chồng III.33 và III.34 có người vợ bị bệnh HypoPP. Cặp vợ
chồng này sinh được 1 con trai bị bệnh (IV.20) và 3 người con gái
không bị bệnh (IV.17, IV.18 và IV.19).
- Cặp vợ chồng III.36 và III.37 có người vợ bị bệnh HypoPP sinh được
3 người con trai, trong đó chỉ có 1 con trai bị bệnh giống mẹ (IV.22).
- Cặp vợ chồng III.38 và III.39 có người vợ bị bệnh HypoPP. Cặp vợ
chồng này sinh được 2 người con trai, cả hai đều không bị bệnh
(IV.24 và IV.25).
- Cặp vợ chồng IV.1 và IV.2 có người chồng bị bệnh HypoPP. Cặp vợ
chồng này sinh được 1 người con trai bị bệnh (V.4), 1 người con gái
bị bệnh (V.3) và hai người con gái không bị bệnh (V.1 và V.2).
24
Cặp vợ chồng IV.3 và IV.4 có người vợ bị bệnh HypoPP. Cặp vợ
chồng này sinh được 3 người con gái, cả 3 đều không mắc bệnh
HypoPP (V.5, V.6 và V.7).
25
Chương 4
BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm lâm sàng của bệnh HypoPP
Qua phỏng vấn các cá thể mang bệnh trong dòng họ, phân tích
gia hệ và thăm khám lâm sàng cho 14 bệnh nhân, chúng tôi tổng kết
các đặc điểm lâm sàng của bệnh như sau:
4.1.1. Về tuổi khởi phát và giới tính của các bệnh nhân
4.1.1.1. Tuổi khởi phát bệnh của các bệnh nhân
Tuổi khởi phát bệnh của 14 bệnh nhân tham gia nghiên cứu trong
dòng họ tập trung trong khoảng từ 10 đến 20 tuổi, là độ tuổi có nhiều
thay đổi về sinh lý, dậy thì.
Nghiên cứu của Wang Q và Liu M năm 2005 [9] thống kê được

tuổi khởi phát của các bệnh nhân trong nghiên cứu chủ yếu nằm trong
nhóm từ 14 đến 23 tuổi và một trường hợp bệnh khởi phát năm 3 tuổi.
Một nghiên cứu khác của Kantola I M và Tarssanen L T [10] lại
tìm ra tuổi khởi phát bệnh của các bệnh nhân nằm trong khoảng từ 6
đến 23 tuổi.
Như vậy, khoảng tuổi khởi phát bệnh của các bệnh nhân trong
dòng họ là phù hợp với hai nghiên cứu trước đó, tức là hầu hết các
bệnh nhân khởi phát bệnh ở độ tuổi từ 10 đến 20.
4.1.1.2. Đặc điểm về giới tính của bệnh nhân
Trong số các bệnh nhân bị mắc bệnh HypoPP trong dòng họ, số
lượng bệnh nhân nam nhiều hơn hẳn bệnh nhân nữ với tỷ lệ nam : nữ
là 2 : 1 và tỷ lệ nam: nữ trong số bị bệnh cao hơn hẳn tỷ lệ nam : nữ
trong dòng họ. Sự phân bố bệnh khác biệt ở hai giới cũng đã được báo

×