BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH VÀ TIỀN TỆ
Đề tài:
CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TIỀN TỆ TRONG THỜI KỲ
SUY THOÁI : DẪN CHỨNG TỪ NHÓM G7
GV : PGS.TS. Sử Đình Thành
HVTH : Nguyễn Trần Cao Thị Bích Phượng
LỚP : CAO HỌC ĐÊM 1 - K20
HCM, Tháng 8 năm 2011
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Chính sách tài khóa và tiền tệ
trong suốt thời kỳ suy thoái: lấy
dẫn chứng trong nhóm G7
Daniel Leigh và Sven Jari Stehn
Mục Lục
Mục đích bài viết
Bài viết phân tích phản ứng của chính sách tài khóa và tiền tệ ở thời kỳ suy thoái trong nhóm
G7 diễn ra như thế nào. Nó đánh giá liệu phản ứng của chính sách tài khóa chủ quan trong thời suy
thoái đúng lúc và tạm thời hay không, và so sách phản ứng của chính sách tài khóa đối với chính sách
tiền tệ.
Kết quả nghiên cứu chỉ rằng trong khi phản ứng yếu hơn và chậm hơn chính sách tiền tệ,
chính sách tài khóa chủ quan thì vẫn phản ứng kịp thời hơn cách nghĩ thông thường, đặc biệt ở các
quốc gia “Anglo-Saxon”, phản ứng khác biệt cơ bản qua các công cụ tài chính.
Cả hai chính sách tài khóa và tiền tệ được xem như là mục tiêu liên quan tới khuynh hướng
nới lỏng, như nới lỏng hơn trong suy thoái và thắt chặt hơn trong tăng trưởng nóng; và có thể thực
hiện nới lỏng trong phản ứng nhận thức sai lầm về suy thoái, và nhiều cái trong số đó sau này được
hiệu chỉnh lại để mở rộng.
I. Giới thiệu và tóm tắt
Sự suy thoái của nền kinh tế hiện tại và tích cực nới lỏng của chính sách tài khóa và tiền tệ ở
nước Mỹ đã vừa hồi phục sự quan tâm tới vài trò của chính sách tài khóa trong việc ổn định chu kỳ.
Tuy nhiên, sự chấp nhận sáng suốt, đó là trong khi chính sách tiển tệ là một công cụ ngược chu kỳ
một cách đúng lúc và mạnh, chính sách tài khóa có tác dụng kích thích quá ít và quá chậm. Tương tự,
có một quan điểm là trong khi các ngân hàng trung ương điều chỉnh chính sách một cách đối xứng
qua chu kỳ, chinh sách tài khóa phản ứng một cách bất đối xứng, như là nới lỏng trong suy thoái, và
thất bại thích đáng trong việc thắt chặt khi mở rộng. Các quyết định về chính sách thì được tạo ra
trong thời gian thực, không chắc chắn về tình trạng nền kinh tế đặt ra thêm một cái thách thức quan
trong đối với những ngừơi hoạch định chính sách tài chính và tiền tệ.
Mặc dù nhận thức thông thường này phổ biến, nhưng đáng ngạc nhiên lại thiếu sót trong
nghiên cứu định lượng hành vi của chính sách tài khóa và tiền tệ trong thời kỳ suy thoái của nhóm 7
nước (G7). Trong khi hành vi nghịch chu kỳ cùa chính sách tiền tệ được dẫn chứng bởi tài liệu khá tốt
(Taylor 1993, Clarida et al 1999), nói chung tài liệu chỉ ra rằng chính sách tài khóa trong G7 thì
nghịch chu kỳ một cách yếu ớt hay một chu kỳ (Gali and Perotti 2003, Lane 2003, Auerbach 2003).
Romer and Romer (1994) đưa ra một nghiên cứu sự kiện về các chính sách tài khóa và tiền tệ xung
quanh sự suy thoái và phục hồi đối với nền kinh tế nước Mỹ, và thấy rằng khi chính sách tiền tệ và
bảng cân đối trọng yếu theo chu kỳ (tự động) được nới lỏng thích hợp trong thời kỳ suy thoái, nới
lỏng chính sách tài khóa chủ quan, được ủy quyền bởi bảng cân đối trọng yếu được điều chỉnh theo
chu kỳ, và thông thường đến sau khi kết thúc suy thoái, và đưa ra mức độ yếu của nhân tố kích thích
kinh tế.
Sử dụng dữ liệu hằng quý, bài này tập trung vào hành vi có tính chu kỳ của chính sách tài
khóa và tiền tệ trong nhóm G7 từ năm 1980. Dùng nghiện cứu sự kiện, ờ phần II phân tích mức độ
thường xuyên và tốc độ phản ứng cùa chính sách tài khóa trong suy thoái. Bài phân tích chỉ ra tốc độ
phản phản ứng khác nhau qua các công cụ tài chính và nó so sánh với các chính sách tiền tệ như thế
nào. Phần III dùng phương pháp vector hồi qui để phân tích sức mạnh phàn ứng của chính sách tài
khóa và tiền tệ đối với cú sốc tăng trưởng. Ngoài ra các tài liệu phần này, có nói đến có bao nhiêu gói
kích thích tài khóa đươc rút ra trong quá trình phục hồi tiếp theo, và cách so sách giữ sự cân xứng
của chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ. Cuối cùng, phân tích sự không chắc chắn liên về trạng
thái của nền kinh tế thì quan trọng như thế nào. Phần IV tập trung vào kinh nghiệm của nườc Mỹ, chi
tiết dữ liệu hàng quý về thay đổi luật thuế từ năm 1960s thì vẫn có hiệu lực. Đăc biệt đối sự kịp thời
và đúng lúc của luật thuế nghịch chu kỳ thì được đánh giá dựa trên dữ liệu mới của Romer and
Romer (2007).
II. Phân tích nghiên cứu về sự kiện
A. Dữ liệu và phương pháp
Định nghĩa kinh tế suy thoái và nhân tố kích thích tài khóa và tiền tệ thì không thể tránh
được một phần chủ quan. Trong bài này, suy thoái được định nghĩa là một khoảng thời gian mà
trong suốt khoảng thời gian đó hoặc tỷ lệ tăng trưởng là mức âm hoặc output gap ( là độ chênh lệch,
thường tính bằng %, giữa sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng của một nền kinh tế. Output gap
lớn hơn 0 thường được coi là dấu hiệu của dư cầu, gây áp lực tăng giá, do đó sẽ phải tăng lãi suất
nhằm tránh cho nền kinh tế phát triển quá nóng cũng như kiềm chế lạm phát. Output gap nhỏ hơn 0
được coi là dấu hiệu lạm phát sẽ giảm.) là âm bất thường (được xem như là độ lệch chuẩn dưới 0).
Định nghĩa này thì tổng quát một cách đơn giản hơn, định nghĩa suy thoái trong thời kỳ tăng trưởng
âm ( as in Romer and Romer (1994)), bởi vì bỏ đi giai đoạn mà ở đó sản lượng ít hơn tiềm năng đáng
kể nhưng vẫn tăng.
Trong bài dùng thay đổi lãi suất danh nghĩa trong ngắn hạn như là chỉ số của chính sách tiền
tệ. Sự đo luờng của nhân tố kích thích tài khóa bắt đầu với bảng cân đối tài khóa trọng yếu, sự khác
biệt giữa tổng doanh thu chính phủ và chi tiêu ròng của lãi suất phải trả trên tổng công nợ chính phủ
hợp nhất. Sự thay đổi trong cán cân chính có thể tăng lên một cách thụ động, khi doanh thu và chi
tiêu tăng lên và rơi xuống trong nền kinh tế năng động, tích cực, khi chính phủ thực hiện lựa chọn
các chính sách về thuế, chuyển nhượng và chi tiêu.Vì vậy, cái gì là cần thiết, là việc đo lường việc
điều chỉnh cán cân trọng yếu theo chu kỳ, theo trực giác thì thay đổi trong điều chỉnh cán cân trọng
yếu theo chu kỳ nên tương phản với sự thay đổi trong chính sách. Khi thấy rằng sự phản ứng của
chính sách tài khóa đối với thay đổi trong nền kinh tế năng động, tích cực, xác định được nhân tố ổn
định kinh tế tự động với sự thay đổi trong cơ cấu chu kỳ của cán cân trọng yếu và chính sách tài
khóa áp đặt với thay đổi trong điều chỉnh chu kỳ cán cân trọng yếu.
Theo tài liệu (e.g., Alesina and Perotti 1995), phân tích nghiên cứu sự kiện định nghĩa thay
đổi chủ quan như thay đổi lớn trong các công cụ chính sách, bởi vì chỉ số chính sách có thể dao động
bởi các lý do khác hơn sự lựa chọn chính sách chủ quan. Vì thế chú ý vào thay đổi lớn trong trên các
biến tài khóa chủ quan, được xác định là vượt qua 0.25 phần trăm của GDP trên mỗi quí. Tương tự,
thay đổi chủ quan trong lãi suất danh nghĩa ngắn hạn được xác định là vượt quá 25 basis point
(Trong thị trường tài chính của Fixed Income, người ta thường dùng cụm từ Basic Point, được định
nghĩa là 0.0001 hoặc là 0.01%. Nếu Interest Rates tăng từ 6% lên 8% có nghĩa là nó đã tăng lên 200
Basic Point) trong một quý.
Dữ liệu hằng quý từ 1980Q1-2007Q4 được lấy từ OECD Economic Outlook và dữ liệu của
IMF’s IFS. The OECD công bố điều chỉnh theo chu kỳ đối với các hạng mục ngân sách, mà nó dùng
ước lượng của output gap với các tính co giãn được qui định để tách thành phần theo chu kỳ từ các
hạng mục ngân sách. Dữ liệu hàng quý trong output gap và mức tăng trưởng thật GDP được lấy từ
OECD Economic Outlook, và được điểu chỉnh theo từng thời kỳ. Sự thay đổi trong chính sách tiền tệ
được ủy nhiệm bởi thay đổi theo từng quý đối với lãi suất danh nghĩa ngắn hạn đươc lấy từ dữ liệu
của Fund’s IFS. Tất cả các thay đổi là từ hằng quý sang quý khác và không theo hằng năm.
B. Kết quả
Bảng 1 và trình bày tóm tắt bảng thống kê vể các hành vi của chính sách tài khóa và tiền tệ
trong thời suy thoái và phục hổi, một cách riêng từng cái. Áp dụng định nghĩa suy thoái ở trện, Bảng
1 mô tả suy thoái đã xảy ra vào khoảng 26% trong ví dụ nghiên cứu.Đối với toàn bộ các nước trong
nhóm G7, các nhân tố kích thích tài khóa chủ quan đã đạt đến 21% trên toàn bộ các quý suy thoái, ít
hơn phân nữa lãi suất nới lỏng thường xuyên. Tuy nhiên, nhân tố kích thích tài khóa chủ quan đã đạt
tới mức, trung bình, 2.4 quý sau khi bắt đầu suy thoái, 1.6 quý sau khi nới lỏng lãi suất. Chi tiêu đầu
tư đã có tần suất phản ứng thấp nhất, với việc nới lỏng trong 13% đối với tất cả các quý suy thoái, và
sự giảm giữ hầu như trong từng quý. Ngược lại, như được mong đợi, nới lỏng tài chính tự động,
được ủy quyền bời cán cân thanh toán trọng yếu theo chu kỳ đã xảy ra trong hấu hết tất cả các cuộc
suy thoái trong chính quý suy thoái của nó.
Tuy nhiên, có một số kết luận tìm thấy cho nhóm G7 ẩn chứa sự khác nhau giữa các quốc gia.
Đặc biệt, sự nới lỏng tài khóa chủ quan thì thường xuyên hơn trong các nước “Anglo-Saxon” (gồm
Canada, the United Kingdom, and the United States) so với các thành viên khác trong nhóm G7. Cụ
thể, nới lỏng chính sách tài khóa chủ quan xảy ra ở mức 34%, 39%, và 26 % của các quý suy thoái
tương ứng trong các nước này, so sánh với mức trung bình là 12% đối với các nước khác. Sự khác
biệt này có thể quy cho việc thường xuyên nới lỏng ở cả thu nhập và chi tiêu hiện tại.
Bảng 2 cung cấp bảng tóm tắt thống kế trong thời kỳ tăng trưởng nóng. Bảng này cho biết
tăng trưởng nóng xảy ra ở mức 74% của ví dụ nghiên cứu. Trong khi chính sách tài khóa trình bày
hành vi theo chu kỳ tương tự như trong suy thoái, thì chính sách tiền tệ phản ứng ít thường xuyên
một cách đáng lưu tâm ( chỉ có 27% của tăng truởng nóng) và làm chậm lâu hơn( 2.2 quý) so với
trong thời kỳ suy thoái. Trong khi chính sách tiền tệ cung ứng tính nới lỏng nhanh hơn và thường
xuyên hơn so với chính sách tài khóa ở thời kỳ suy thoái, và cái biển hiện của nó tương tự như là
chính sách tiền tệ trong thời kỳ tăng trưởng nóng.
III. Phân tích biện pháp vectơ hồi quy (VAR)
A. Phương pháp học
Để định lượng tốc độ và cường độ phản ứng theo chu kỳ của chính sách tài khóa, và so sánh
phản ứng này với chính sách tiền tệ, VAR được ước lượng dùng dữ liệu hàng quý đối với từng nước
trong nhóm G7. Các biến trong phân tích VAR, và thứ tự của chúng như sau: tăng trưởng GDP thực
trừ cho tăng trưởng GDP tiềm năng thực; sự lạm phát (dựa vào chỉ số giảm phát GDP); thay đổi lãi
suất danh nghĩa; thay đổi cán cân tài chính thiết yếu đuợc điều chỉnh theo chu kỳ; và thay đổi cán
cân tài khóa tự động theo chu kỳ. Để đơn giản, giữ 2 ẩn đối với mỗi biến trong VAR trong từng nước.
B. Kết quả cơ bản
Hình 1 trình bày sự thay đổi trong chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa chủ quan(
gồm các thành phần của chính nó) để phản ứng cho% tăng trưởng dưới mức tiềm
năng. Hình này trình bày kết quả phản ứng của 3 mẫu, toàn bộ mẫu bao gồm
1980Q1–2007Q4 (đường liền), mẫu đầu gồm 1980Q1–1991Q4 (đường gạch ngang), và mẫu cuối
gồm 1992Q1–2007Q4 (đường chấm). Mẫu cuối phù hợp với những thay đối quan trọng trong cơ cấu
chính sách, bao gồm liên minh tiền tệ châu Âu, sự suy thoái kéo dài của Nhật Bản, và mục tiêu sự
chấp nhận lạm phát ở Canada và Vương Quốc Anh.
Kết quả chỉ ra chính sách tài khóa chủ quan ở các nước trong nhóm G7 có mức phản ứng
trung bình khá yếu trong thời kỳ suy thoái. Trong cả 3 mẫu, sự nới lỏng chính sác tài khóa thì yếu và
chậm hơn ổn định tự động, và lãi suất. Sự so sánh mẫu đầu và cuối cho thấy phản ứng của chính
sách tài khóa theo hướng nghịch chu kỳ được cải tiến dần từ đầu những năm 1990s. Trong mẫu đầu,
chính sách tài khóa chủ quan tác động theo chu kỳ và cung cấp sự thu hẹp theo chu kỳ tích lũy về
0.05% của GDP trong vòng 4 quý. Trong mẫu cuối, khi chính sách tài khóa chủ quan vẫn không là
nhân tố kích thích tích cực, nó như là nhân tố kích thích tích lũy vào khoảng 0.2% trong vòng 4 quý.
Hình 2 tóm tắt phản ứng của chính sách qua 3 mẫu bằng việc báo cáo phản
ứng của các công cụ chính sách quan 4 quý đầu tiên của nhóm G7, cũng như nhóm
các nước khác. Nhìn vào phản ứng chi tiêu và các thành phần của thu nhập biểu hiện
tính chu kỳ trong mẫu đầ thì liên quan tới tập hợp thu nhập theo chu kỳ gia tăng nhẹ,
chi tiêu hiện tại nghịch chu kỳ tăng ít, và cắt giảm chi tiêu đầu tư khá nhiều. Khía
cạnh lón hơn của chính sách tài khóa nghịch chu kỳ được quan sát từ đầu những năm
1990 thì liên quan tới thu nhập tăng khá nhiều trong chi tiêu hiện tại và cắt giảm ít
hơn trong chi tiêu đầu tư. Phản ứng nghịch chu kỳ của chính sách tiền tệ đối với suy
thoái và ổn định tự động vẫn không thay đổi trong mẫu hai.
Thêm vào đó, hình 2 thể hiện sự khác biệt giữa các nước đáng lưu ý. Xác nhận
lại kết quả nghiên cứu sự kiện, hình mô tả rằng chính sách tài khóa chủ quan thì kịp
thời hơn và chu kỳ nghịch hơn đối với các nược “Anglo-Saxon”, và hơn các nước châu
Âu và Nhật. Lấy mẫu sau cùng làm ví dụ, các nước Anglo-Saxon, chính sách tài khóa
chủ quan được nới lỏng trên tác động của phản ứng đối với tăng trưởng chậm, và đã
đưa ra tổng các nhân tố kích thích vào mức 0.8% của GDP qua bốn quý đầu tiên.
Ngược lại ở các nước Châu Âu, chính sách tài khóa chủ quan theo chu kỳ, với thắt chặt lũy kế
ơ mức 0.4% GDP trong 4 quý đầu tiên. Ở Nhật cũng thúc đẩy tác động theo chu kỳ, như chính sách
chủ quan được nới lỏng liên tục 3 tháng đã đưa ra một mức nới lỏng lũy kế là 0.3% của GDP. Hơn thế
nữa, các nước Anglo-Saxon và các nước châu Âu, chính sách tiền tệ đã đáp ứng kịp thời và mạnh của
nhân tố kích thích nghịch chu kỳ trong phán ứng đối với tăng trưởng chậm, với tác động của lãi suất,
và lũy kế nới lỏng vào khoảng 100 basis point sau 4 quý. Ở Nhật hầu như không có phản ứng lãi suất
danh nghĩa, do mức thấp nhất là 0.
Hình 3 khám phá độ vững chắc của kết quả đối với các chỉ số theo chu kỳ.
Ngoải việc phản ứng đối với mức tăng trưởng dưới tiềm năng (mà đã dùng ở trên),
phản ứng chính sách đối với tăng trưởng chậm và output gap chậm đã được nhận
thấy. Mặc dù một số khác biệt, đặc biệt trong phản ứng output gap chậm, hình 3 chỉ
ra rằng chất lượng kết quả liên quan tới hành vi của chính sách tài khóa và tiền tệ
theo chu kỳ thì vững chắc đối với việc lựa chọn của chỉ số theo chu kỳ.
C. Tính bất đối xứng
Sự quan tâm này thường nảy sinh liên quan tới hoạt động nghich chu kỳ chủ quan mà người
hoạch định chính sách có thể phản ứng theo cách phương thức bất đối xứng, nới lỏng khi suy thoái
và không có thắt chặt đúng mức trong tăng trưởng. Ở nước Mỹ, thường được tranh cãi là chính sách
tiền tệ thắt chặt không đúng mức trong giai đoạn bùng nổ dotcom 1998-2000, khi lãi suất được cắt
giảm mạnh trong phản ứng suy thoái theo sau.
Kết quả nới lỏng thiên về chính sách tài khóa có thể là tăng tỷ lệ nợ công đối với GDP với hậu
quả có khả năng bất lợi trong tăng trưởng về lâu về dài.Điều tra liệu chính sách tài khóa và tiền tệ ở
các nước G7 đã trình bày như là khuynh hướng bất đối xứng, cơ cấu VAR được điều chỉnh để thích
nghi với phản ứng bất đối xứng trong thời kỳ tăng trưởng và suy thoái. Đặc biệt, đối với mỗi nước,
bây giờ VAR gồm các biến như sau: tăng trưởng trừ cho tăng trưởng tiềm năng khi nền kinh tế suy
thoái và là 0 nếu nguợc lại; tăng trưởng trừ đi tăng trưởng âm khi nền kinh tế tăng trưởng và là 0
nếu ngược lại, và bao gồm các yếu tố trước, v.v… lạm phát, thay đổi lãi suất danh nghĩa, và thay đổi
công cụ tài khóa.
Trước đây, suy thoái đước hiểu là các quý mà ờ đó tăng trưởng âm hay là dưới mức output gap hơn
sai lệch chuẩn dưới 0. Kết quả thì rất chính xác đối với thay đổi thứ tự hai nữa của tăng trưởng( suy
thoái và tăng trưởng nóng) trong VAR, để thay đổi thứ tự các biến chính sách tiền tệ và tài chính, và
bao gồm xu hướng thời gian trong mỗi phương trình.
Phản ứng lũy kế trong 4 quý đầu tiên đã trình bày ở hình 3 là đặc thù với thiên về xu hướng
mở rộng cả về chính sách tài khóa chủ quan và tiền tệ. Đặc biệt, chính sách tiền tệ nới lỏng trong suy
thoái thì rõ ràng hơn thắt chặt trong tăng trưởng nóng. Chính sách tài khóa chủ quan trình bày xu
hướng đưa ra các nhân tố kích thích có giá trị trong suy thoái mà nó không được bù trừ bởi thắt chặt
trong tăng trưởng nóng.
Trong khi các nước châu Âu theo chu kỳ đồng bộ, các nước Anglo-Saxon trình bày những
hành vi bất đối xứng hết sức rõ ràng với sự nới lỏng lớn trong chi tiêu và thu nhập trong giai đoạn
suy thoái. Ngược lại các phản ứng bất đối xứng này, và cũng như la mong đợi, phản ứng ổn định tự
động trong cách đối xứng, sự nới lỏng được quan sát trong suy thoái hầu như được bù trừ một cách
chính xác bởi thắt chặt trong tăng trưởng nóng.
D. Chính sách trong thời gian thực
Thêm một vấn đề liên quan tới phân tích các hoạt động cùa chính sách tài khóa và tiền tệ
nghịch chu kỳ đó là các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt với vấn đề quan trọng là không biết
chính xác vị trí của chu kỳ, và hướng về rũi ro mất ổn định nền kinh tê bởi sự phản ứng có nhận thức
sai lầm về suy thoái.
Để đánh giá mức độ nghiêm trọng của vấn đề tiềm ần này, độ tin cậy của ước lượng GDP sơ
bộ được cung cấp bởi chính quyền quốc gia định mức. Hình 4 trình bày mối quan hệ giữa ước lượng
tăng trưởng sơ bộ và sự hiệu chỉnh lại về sau.
Khi ước lượng tăng trưởng sơ bộ không có sai lệch sẽ không có mối quan hệ đồng bộ với sự
hiệu chỉnh tiếp theo, hình 4 chỉ ra có mội quan hệ đối nghịch khá rõ, cho rằng ước lượng sơ bộ đã bị
lệch. Đâc biệt, dữ liệu cho thấy rằng tất cả ước lượng sơ bộ mô tả tăng trưởng âm 39% qua các quý
thì sau đó tăng trưởng dương.
Cùng lúc đó, 30% các quý mà theo dữ liệu sau cùng trong thực tế tăng trưởng âm đã chỉ ra
tăng trưởng dương trong các ước lượng sơ bộ. Nói chung, các kiểm định hiệu quả dự đoán tiêu
chuẩn cho thấy có sự sai lệch khá rõ ràng trong chìều hướng ước lượng tăng trưởng sơ bộ, với mức
sai lệch trung bình của các nước G7 được ước lượng vào khoảng 0.34%( không phải hàng năm) và ý
nghỉa thống kê cao.
Việc hiệu chỉnh tiếp theo là một ước lượng tăng trưởng âm đặc biệt khá lớn. Ví dụ, ước
lượng tăng trưởng hằng quý là -0.6%, trung bình, hiệu chỉnh là từ 0.6% tới 0.
Dữ liệu thì phù hợp với quan điểm, dữ liệu sơ bộ có thể được dùng bởi những nhà hoạch
định chính sách trong thực tế thì thiên về hướng cho rằng nền kinh tế thời suy thoái, và phản ứng
nghịch chu kỳ dự định như là dự liệu có thể trở ra theo chu kỳ. Sự thay đổi lệch qua các nước, và ít
thi thiên vể các nước Mỹ và Pháp. Thêm nữa, trong khi vẫn có ý nghĩa thống kê, độ lệch xuất hiện
suy giảm vào những năm gần đây, phản ánh môi trường phát triển có thể ước lượng và ổn định hơn.
Để điều tra chính sách tài khóa trong các nước G7 bị ành hưởng bời những sai lầm trong việc
ước lượng tăng trưởng như thế nào, cơ cấu VAR được tăng thêm các sai lầm ước lượng tăng
trường.Bây giờ VAR bao gồm các sai lầm ước lượng sơ bộ và cũng bao gồm các biến trước đây. Các
sai lầm ước lượng được đặt trong VAR sau tăng trưởng và lạm phát như trước các biến chính sách.
Ngay khi trước kết quả thiết thực đối với việc thay đổi thứ tự giữa các biến sai lầm và chính sách.
Tập trung vào mẫu cùng, xác nhận lại chính sách tài khóa và tiền tệ bị tác động bởi sai lầm
trong ước lượng tăng trưởng sơ. Trong nhóm G7 ở mức trung bình, lãi suất bị cắt giảm ở khoảng 50
basic point trong phản ứng cứ giảm 1% point trong tăng trưởng trước liên quan tới hiệu chỉnh tăng
trưởng sau cùng. Hình 6 cho thấy nới lỏng này được đưa tới bởi chính sách mở rộng ở các nước
Anglo-Saxon. Trong khi cán cân theo chu kỳ (bằng việc xây dựng) không phản ứng với nhận thức sai
lầm về suy thoái. Cán cân chính sách chủ quan đối với tỉ lệ GDP tiểm năng rơi xuống khoảng 0.3%
point, dẫn tới việc cắt giảm thu nhập và tăng tiêu dùng. Các nước Anglo-Saxon lại cung cấp nhân tố
kích thích lớn nhất, nhưng chính sách tài khóa chủ quan được nới lỏng ở các nước châu Âu và Nhật.
Những phát hiện này cho thấy mối liên quan tới sai lầm chính sách là một nền tảng tốt.
Trong khi các nước Anglo-Sacon đưa ra các nhân tố kích thích ổn định và đúng lúc trong suy thoái,
các hoạt động chủ quan này thường là phản ứng sai lầm trong nhận thức suy thoái, nhấn mạnh độ
nguy hiểm của các hành vi chủ quan trong thời gian thực. Những phát hiện là nội dung đặc biệt, như
các quyết định chính sách tài khóa thì dường như ít đảo ngược hơn các quyết định chính sách tiền
tệ, và các sai lầm chính sách tài khóa sinh ra hậu quả nợ lâu dài tiểm ẩn.
IV. Tình huống nghiên cứu: Mỹ đã cắt giảm thuế kịp
lúc và tạm thời ?
Việc báo trước của phân tích dựa trên chỉ tiêu chính sách thông thường là các
biến chính sách mà đã được xác định là chủ quản có thể dịch chuyển bởi lý do không
có liên quan tới các hành vi chính sách có chủ ý. Đặc biệt, cán cân thiết trọng yếu
được điều chỉnh theo chu kỳ là chỉ số của chính sách chủ quan đối với một số lý do,
bao gồm thước đo sai lầm trong ước lượng output gap, và tác động của các biến,
như giá tài sản, mà có hiệu lực trên cán cân ngân sách dựa vào hiệu lực của chúng
tương ứng với tình trạng theo chu kỳ. Hơn thế nữa, các phân tích trước đây tập trung
vào hành vi thay đổi bình quân trong chính sách tài khóa bất kể các lý do của nó, mà
có thể khác biệt từ thay đổi trong chính sách được kích thích hoạt động một cách
đặc biệt bởi sự xem xét theo chu kỳ. Phần này sẽ cung cấp tình huống nghiên cứu của
chính sách tài khóa trong nước Mỹ, đối với sự thay đổi chỉ số chính sách tài khóa mà
ước lượng một số khuyết điểm là có thể. Chỉ số này căn bản dựa vào dữ liệu được
xây dựng gần đây của luật thuế sau chiến tranh thay đổi (Romer and Romer, 2007a)
Romer and Romer (2007a) xây dựng dữ liệu của tất cả thay đổi luật thuế giữa
những năm 1945 và 2007 và phân loại các thay đổi thuế này dựa vào động cơ sử
dụng tài liệu của chính phủ. Các phân loại của chúng chứa đựng 4 động cơ: (i) ngoại
sinh dài hạn, (ii) ngoại sinh tiêu dùng, (iii) ngoại sinh thăm hụt, và (iv) ngoại sinh
nghịch chu kỳ. Số liệu này là duy nhất để cho tình huống nghiên cứu chi tiết về hành
vi của chính sách thuế chủ quan. Trong phân tích cận thận của Romer và Romer đã
chọn riêng ra 5 thay đổi thuế mà đã được kích thích một cách rõ ràng bởi các mục
tiêu nghịch chu kỳ. Trong phụ lục tổng kết các điều này và thêm vào gói kích thích
năm 2008.
Bảng 4 đánh giá sau khi một bộ thay đổi thuế trong thời suy thoái được làm
thành luật và thi hành nhanh chóng như thế nào, tứ c thời như thế nào, và đạt mục
tiêu như thế nào. Trong đánh giá cách tiếp cận suy thoái thuế cắt giảm diễn ra như
thế nào, phân tích xác định suy thoái như trong nội dung chính.
4 trong 5 việc cắt giảm thuế được tác động theo chu kỳ đã diễn ra trong ¼ giai
đoạn suy thoái. Trong trường hợp năm 2002, các nhân tố kích thích đã trải qua 3 quý
sau khi suy thoái. Dữ liệu cũng cho phép một sụp đổ hơn nữa phản ứng chậm trễ
như là “quyết định chậm trễ” (trì hoãn giữa việc quan sát suy thoái và việc ký kết đạo
luật thuế) và ”thực thi chậm trễ”( trì hoãn giữa ký kết và thực thi các đạo luật thuế)
của việc cắt giảm thuế nghịch chu kỳ. Bảng 4 chỉ ra chậm trễ trong việc thi hành trung
bình là khoảng 1 quý.
Số liệu cũng đưa ra cái nhìn trực tiếp vào sự tạm thời của sự thay đối thuế nghịch chu kỳ.
Dùng dữ liệu của Romer-and-Romer, và thêm các tài liệu chính phủ, bảng 4 cũng tóm tắc cách thay
đổi thuế tạm thời được mong đợi như thế nào và thật sự diễn ra như thế nào. Bản chỉ ra rằng 84%
các yếu tố kích thích đã cung cấp bởi thuế được lên kế hoạch tạm thời, hầu như giảm bớt (nó đã tính
vào khoảng 52% point trên tổng số). Tuy nhiên, chỉ có 73% của thay đổi thuế diễn ra tạm thời bởi vì
có một số giảm thuế không là giảm bớt mà được cộng thêm vào đó. Khoản thời gian thay đổi trung
bình là 2.5 quý (gồm có giảm bớt với khoảng thời gian trung bình là 1 quý và không giảm bớt với
khoảng thời gian trung bình la 4.6 quý)
V. Kết luận
Bài này đưa ra qui ước thông thường mà chính sách tiền tệ trong nhóm G7 là công cụ nghịch
chu kỳ đáng tin cậy trong khi chính sách tài khóa chủ quan lại thất bài khi cung cấp nhân tố chinh
sách kích thích thời suy thoái. Phân tích đẳng định là chính sách tiền tệ thích hợp kịp thời và mang
tính rõ ràng nghịch chu kỳ trong suy thoái qua thang đo. Đánh giá của chính sách tài khóa, tuy nhiên,
có nhiều sắc thái hơn nhận thức thông thường. Các hành vi chính sách chủ quan hầu như bị chậm lại
và theo chu kỳ trong các nước châu Âu và Nhật, nhưng lại nghịch chu kỳ và mang tính kịp lúc trong
các nước Anglo-Saxon. Trong khi các nghiên cứu chỉ ra rằng hành vi tài khóa tức thời là có thể, bài
này cũng nhấn mạnh hai vấn đề tương tư trong khi thực hiện nó. Các hành vi chính sách được chỉ ra
là bất đối xứng qua chu kỳ à phản ứng lại là thướt đo sai lầm của chu kỳ.
Phục Lục
Tables
Table 1. How Often and Quickly Did Fiscal Stimulus Arriva during Downturns?
Table 2. How Often and Quickly did Fiscal Stimulus Arrive during Upturns?
Table 3. How Reliable are Preliminary Growth Estimates?
Table 4. Legislated Tax Changes During Downturns
Table 5. Summary of Countercyclical Tax Changes
Figure
Figure 1. How Strongly do Fiscal and Monetary Policy Respond?
Figure 2. How does the Response Vary Across Fiscal Instruments and G7
Members?
Figure 3. How Robust is the Response to the Cyclical Indicator?
Figure 4. Is There a Bias Towards Easing in Downturn?
Figure 5. Errors in Identifying Negative Growth in the G7
Figure 6. Has Policy Erroneously Responded to Perceived Growth Shocks?
References