Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

nhận xét lâm sàng và hình ảnh xquang răng mọc ngầm tại bệnh viện răng hàm mặt trung ương từ năm 2011-2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 55 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
……***……
NGUYỄN HOÀNG YẾN
NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ XQUANG
RĂNG NGẦM TẠI VIỆN RĂNG HÀM MẶT TRUNG
ƯƠNG TỪ 2011 – 2012
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA
Khóa 2007 – 2013
Hà Nội - 2013
B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI
***
NGUYN HONG YN
NHậN XéT ĐặC ĐIểM LÂM SàNG Và XQUANG
RĂNG NGầM TạI VIệN RĂNG HàM MặT
TRUNG ƯƠNG Từ 2011 2012
Chuyờn ngnh: Rng hm mt
KHểA LUN TT NGHIP BC S Y KHOA
Khúa 2007 2013
Ngi hng dn khoa hc
Th.S Nghiờm Chi Phng
H Ni - 2013
T VN
Răng mọc ngầm là răng không mọc một phần hoặc hoàn toàn, do
răng khác, xương hay mô mềm ngăn cản sự mọc lên của răng đó. Tuỳ theo
tư thế giải phẫu của răng mà có các kiểu ngầm (theo Ủy ban phẫu thuật
miệng của Mỹ 1971) [18]
Răng mọc ngầm là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến


sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ của mỗi cá nhân. Răng mọc ngầm đôi khi
còn là nguyên nhân của nhiều bệnh cảnh lâm sàng nguy hiểm ảnh hưởng
lớn đến sức khỏe người bệnh. Răng mọc ngầm gây biến chứng như thế
nào? Mức độ trầm trọng ra sao? Thường ở lứa tuổi nào? Tỉ lệ giữa hai giới
như thế nào? Cũng như cần phát hiện nó vào thời điểm nào, bằng cách nào
biểu hiện lâm sàng ra sao để các nhà lâm sàng có những biện pháp can
thiệp kịp thời phòng tránh các biến chứng và đảm bảo thẩm mỹ cho bệnh
nhân. Đó là vấn đề mà nhiều nha sĩ trong nước và trên thế giới quan tâm.
Ở trong nước, tài liệu viết về vấn đề này còn hạn chế. Mới chỉ có một
số tài liệu như: Thông báo một trường hợp 3 răng vĩnh viễn mọc ngầm của
bác sĩ Mạc Cẩm Thúy [10] hay một số vấn đề về nguyên nhân, biến chứng,
phân loại các loại răng mọc ngầm, mọc lệch và mọc lạc chỗ của bác sĩ
Nguyễn Lâm [12]. Các tài liệu liên quan như: Các loại răng thừa ngầm [8],
Răng mọc thừa ngầm ở đường giữa xương hàm trên [23] ,Răng mọc ngầm
có gây tiêu chân răng bên cạnh không? Theo Nitzan D, có 7,5% có ảnh
hưởng tiêu chân răng trong 199 trường hợp mà chủ yếu ở tuổi 21-30 [26]
Theo Shang Hai Kou Qiang Yi Xue [ cần thiết phải chụp phim
Xquang để xác định vị trí và phẫu thuật đối với răng thừa mọc ngầm. Ở Đại
học Bernin (Nigieria) thấy răng thừa ngầm hàm trên gặp tỉ lệ cao nhất với
12 lần (66,67%) [28]
Ở Đại học Jordan theo dõi 152 trường hợp có 90% răng thừa xảy ra
ở hàm trên phía trước, 92,8% ở vùng răng cửa giữa [27]
Xuất phát từ sự ảnh hưởng của răng mọc ngầm tới sức khỏe răng
miệng, thẩm mỹ và sự cần thiết về chẩn đoán lâm sàng và hình ảnh Xquang
để có những biện pháp kịp thời tránh những biến chứng không mong muốn,
chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu biểu lâm sàng và hình ảnh Xquang của
răng mọc ngầm với mục tiêu:
Nhận xét lâm sàng và hình ảnh Xquang răng mọc ngầm tại bệnh
viện Răng hàm mặt trung ương từ năm 2011-2012.
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.Giải phẫu- Sinh lý học
1.1. Cấu trúc xương
1.1.1. Xương hàm trên
Xương hàm trên ở người bao gồm 2 xương, nối với nhau ở đường
giữa, là xương trụ cột của tầng giữa mặt. Bao gồm thân xương và các mỏm
xương, mỏm huyệt răng hai bên tạo nên cung huyệt răng, nơi …. chân răng
gọi là xương ổ răng. Hình dạng xương ổ răng phụ thuộc vào kích thước,
hình thể, vị trí của răng.
Xương hàm trên liên quan đến các hốc: mũi, mắt, khoang miệng,
thân xương có các lỗ cho mạch máu và thần kinh đi qua. Ví dụ: lỗ dưới ổ
mắt cho thần kinh dưới ổ mắt đi qua, lỗ khẩu cái trước có động mạch khẩu
cái và thần kinh bướm khẩu cái đi qua [1]
Mỏm xương ổ răng liên tục với phần xương còn lại, phần xương
ngang mức với chóp răng là xương nền. Thông thường, các răng hàm trên
nằm trên cung răng hàm trên
1.1.2. Xương hàm dưới
Xương hàm dưới có 2 phần:
- Thân xương: cong hình móng ngựa, có hai mặt và hai bờ. Mặt ngoài có lồi
cằm ở giữa, hai bên có đường chéo và lỗ cằm để mạch máu và thần kinh
cằm đi qua.
Mặt trong ở giữa có 4 gai cằm: 2 gai trên có cơ cằm lưỡi bám, 2 gai
dưới có cơ cằm móng bám
Bờ trên có nhiều lỗ huyệt ổ răng dưới
Bờ dưới có hai hố cơ nhị thân ở giữa và nơi liên tiếp của cành lên với
thân xương hàm có một rãnh nhỏ cho động mạch mặt đi qua.
- Cành lên xương hàm dưới: hình vuông, có hai mặt, bốn bờ:
+ Mặt ngoài có gờ cho cơ cắn bám
+ Mặt trong có lỗ răng dưới (lỗ hàm dưới) và thông với ống răng
dưới để mạch và thần kinh răng dưới đi qua, phía trước lỗ có gai Spix là

một mảnh xương hình tam giác
+ Bờ trên lõm là khuyết hàm dưới (hõm Sigma), phía trước khuyết
hàm là mỏm vẹt, sau khuyết là mỏm lồi cầu gồm có chỏm lồi cầu và cổ lồi
cầu. Chỏm lồi cầu hình bầu dục, dẹt theo chiều trước sau.
+ Bờ dưới tiếp với thân xương hàm
+ Bờ sau dày liên quan với tuyến nước bọt mang tai
+ Bờ trước lõm
1.2. Thần kinh chi phối
1.2.1. Dây thần kinh hàm trên
Dây thần kinh hàm trên là nhánh giữa của dây thần kinh sinh ba, là
dây hoàn toàn cảm giác.
Từ hạch Gasser, dây thần kinh hàm trên thoát ra khỏi nền sọ ở lỗ tròn
lớn, đi tới mặt trên của hố chân bướm hàm, ở đó dây đi ngang ra ngoài để
tới đầu rãnh dưới ổ mắt, dậy lại bẻ gập một lần nữa để chui vào rãnh. Trước
khi chui vào rãnh, thần kinh hàm trên tách ra các nhánh: dây răng sau, dây
răng giữa, dây răng trước. Các dây thần kinh răng đều nối với nhau để tạo
thành đám rối răng, từ đám rối răng cho các nhánh đi vào răng , xương.
1.2.2. Dây thần kinh hàm dưới
Dây thần kinh hàm dưới là một dây thần kinh vừa cảm giác, vừa vận
động và có cả sợi tiết dịch. Từ hạch Gasser, thần kinh thoát ra khỏi sọ ở lỗ
bầu dục. Khi đi cách lỗ bầu dục không đầy một centimet thì chia làm hai
nhánh tận: thân trước và thân sau
Dây thần kinh răng dưới là nhánh tận tách ra từ thân sau của dây
thần kinh răng dưới. Dây thần kinh răng dưới chạy giữa hai cơ chân bướm
nằm áp sát ngay vào mặt ngoài của cân liên cơ chạy tới gai Spix thì cùng
động mạch chui vào ống răng dưới. Khi chạy trong ống răng dưới, nó cho
những nhánh thần kinh đi vào răng hàm dưới. Khi thoát ra khỏi lỗ cằm, nó
chia làm hai nhánh tận: dây nanh và dây cằm. Dây nanh cho những nhánh
vào răng cửa và răng nanh, dây cằm phân phối cho da cằm và niêm mạc
môi dưới.

1.3. Hệ mạch chi phối
1.3.1. Hàm trên
Cấp máu cho hàm trên là nhánh của động mạch hàm trong, tách ra từ
động mạch cảnh ngoài ở gần cực trên của tuyến mang tai ở sâu. Động mạch
hàm trong cho nhánh tận là động mạch bướm khẩu cái
Động mạch khẩu cái trên là nhánh tách ra từ động mạch hàm trong.
Động mạch này từ lỗ khẩu cái sau đi ra trước, song song với các huyệt
răng, cách bờ này khoảng 1cm, đi trong lớp sâu của tổ chức sợi, sau đó liên
tiếp với động mạch mũi khẩu cái
1.3.2. Hàm dưới
Cấp máu cho hàm dưới là nhánh động mạch răng dưới phát sinh từ
động mạch hàm trong khi động mạch này vòng quanh bờ dưới cơ chân
bướm ngoài. Động mạch răng dưới cùng thần kinh răng dưới đi vào lỗ răng
dưới ở cạnh gai Spix. Động mạch này phân nhánh cho vùng hàm dưới.
1.4 Chức năng của xương hàm trên
Xương hàm trên là xương trụ cột của tầng mặt giữa, tham gia hộp âm
nhờ xoang hàm trên. Mỏm xương ổ răng là nơi neo giữ răng trong xương ổ
răng, hấp thu và phân phối lực nhai được tạo ra bởi các răng trong quá
trình: ăn, nhai, nói, nuốt [6]
1.5. Vùng vòm miệng
Giới hạn ở phía trước và hai bên bởi cung răng trên, phía sau bởi bờ
tự do của màn hầu gồm hàm ếch cứng được tạo nên bởi 2/3 phía trước bởi
mỏm khẩu cái xương hàm trên và 1/3 sau bởi mảnh ngang xương khẩu cái.
Hàm ếch mềm tạo bởi cơ màn hầu.
Từ hốc miệng đến hốc mũi, hàm ếch gồm những lớp:
- Niêm mạc hàm ếch: lớp này dầy, chắc, dính với màng xương bởi cấu trúc
sợi, bên trong có các động mạch và thần kinh khẩu cái
- Lớp xương, sợi và cơ: xương khẩu cái, cân khẩu cái và cơ của màn hầu
- Lớp niêm mạc sàn hốc mũi
1.6. Vùng lợi răng và tiền đình miệng

Sống hàm được lợi bao phủ, lớp này khi đến gần đáy ngách lợi má
hay môi thì ở dưới lớp niêm mạc có thêm ít tổ chức lỏng lẻo và dày lên khi
tới ngách lợi môi – má. Lớp niêm mạc khi tới ngách lợi môi hay má thì
quặt ngược trở lại thành niêm mạc môi hay má. Mặt trong sống hàm niêm
mạc lợi liên tiếp với niêm mạc hàm ếch ở hàm trên.
Tiền đình là khoảng giữa môi má và hàm răng. Niêm mạc phủ mặt
tiền đình lật từ môi, má lên lợi để tạo nên hai rãnh trên và dưới, ở giữa rãnh
có nếp niêm mạc chia rãnh thành đôi gọi là phanh môi.
2. Quá trình hình thành và phát triển bộ răng vĩnh viễn
Trong khi các chân răng sữa được nằm hoàn toàn trong xương ổ răng
đã phát triển thì không phải lúc nào cũng thấy mầm răng vĩnh viễn thay thế
nằm trong xương ổ răng mà lại nằm trong phần xương nền của xương hàm
trên. Như vậy, chỉ có phần xương hàm của các răng đang hoạt động chức
năng mới thuộc xương ổ răng (Broclie A G 1942, Baume L T 1953) [8] .
Các mầm răng thay thế không có xương ổ chính danh bao quanh chúng bắt
đầu mọc sau khi sự hình thành thân răng kết thúc. Vào thời điểm này,
xương ổ chính danh và chân răng sữa cũng bắt đầu tiêu. Điều gì sẽ xảy ra
với mầm răng thay thế nếu giai đoạn này có tổn thương hay viêm nhiễm
mãn tính?
Ngay sau khi răng sữa rụng, các răng thay thế đang trong quá trình
mọc sẽ di chuyển vào chỗ trống, khi đó, xương hàm có sự hình thành
xương mới để thay thế cho các khối xương bị tiêu tạo ổ xương mới. Phần
xương nâng đỡ ổ xương chính danh có kích thước, hình dạng phù hợp với
răng thay thế. Do đó, giai đoạn này có bất kỳ sự sang chấn tại chỗ hay viêm
nhiễm tại chỗ nào cũng có thể là nguyên nhân làm cho răng mọc ngầm
Sự tiêu xương ở răng sữa và hình thành xương ổ chính danh ở răng
thay thế nó phù hợp cả về không gian và thời gian, bất kỳ sự can thiệp nào
không phù hợp đều có thể gây rối loạn mọc răng và gây nên răng mọc ngầm
Thời gian hình thành và phát triển bộ răng vĩnh viễn từ khi sinh ra
đến khi 16 tuổi, đây là một khoảng thời gian rất dài, do vậy những tổn

thương có thể xảy ra, ngăn cản sự hình thành men, ngà và trực tiếp hay
gián tiếp tạo nên những rối loạn khác nhau. Cho nên những khiếm khuyết
về quá trình hình thành và phát triển răng có thể gây nên tình trạng răng
mọc ngầm.
2.1. Những rối loạn phát triển răng
2.1.1 Bất thường về số lượng
Những bất thường về số lượng phải kể đến răng thừa ở vùng cửa
hàm trên rất hay gặp, ví dụ như răng kẹ ở giữa. Cũng có thể thấy thiếu răng
một phần như thiếu răng cửa bên, thiếu răng nanh,
2.1.2. Bất thường về cấu trúc
Những thiểu sản men răng ở răng vĩnh viễn có thể do chấn thương làm
sai khớp ở bộ răng sữa, ảnh hưởng đến sự tạo men ở răng thay thế. Cũng có
thể nguyên nhân là do viêm nhiễm, bệnh toàn thân hay do hóa chất.
2.1.3. Bất thường về hình thái
Có nguồn gốc do quá trình phát triển như: răng sinh đôi, răng dị dạng
thân, răng trong răng, chân răng cong bất thường, …
3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến răng mọc ngầm
3.1.Nguyên nhân do chính răng đó (theo Kolf) [19]
- Có nang thân răng
- Răng là một u răng
- Là một răng thừa
- Sang chấn làm di lệch mầm răng
- Chân răng cong vẹo
3.2. Nguyên nhân tại chỗ và vùng lân cận
Theo Berger và cộng sự [19], những yếu tố sau là những nguyên
nhân gây nên răng mọc ngầm:
- Răng sữa tồn tại quá thời hạn
- Do sự phân bố các răng không đều trên cung hàm
- Sự bền vững của xương hàm cản trở răng muốn mọc
- Nhiễm trùng kéo dài ở vùng lân cận răng mọc

- Màng niêm mạc phủ trên răng quá dầy
- Ở những xương hàm kém phát triển
- Nhiễm trùng xương hàm ở các bệnh viêm nhiễm trẻ em
Ngoài ra, nhận thấy dị dạng hình thể thân răng và chân răng cũng là
nguyên nhân khiến răng không mọc lên được trên cung hàm.
3.3. Nguyên nhân toàn thân
- Di truyền
- Chủng tộc
- Các bệnh: còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu, lao, giang mai
bẩm sinh, …
4. Bệnh lý liên quan do răng mọc ngầm
4.1. Lệch lạc răng
Nhiều trường hợp bệnh nhân đến khám vì lệch lạc răng, nhất là vùng
răng cửa hàm trên. Hay do sự rối loạn thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn
mà răng sữa đã quá tuổi thay vẫn tồn tại trên cung hàm hoặc thiếu răng
vĩnh viễn. Chỉ khi chụp phim Xquang vùng hàm mặt mới phát hiện ra răng
mọc ngầm. Như vậy, yêu cầu cần đặt ra là với những dấu hiệu lâm sàng cần
theo dõi chặt chẽ với bác sĩ RHM để có sự phát hiện sớm mà can thiệp kịp
thời, tránh những biến chứng xảy ra.
Những nghiên cứu thống kê về tỉ lệ răng mọc ngầm, loại răng mọc
ngầm, vị trí răng mọc ngầm, tuổi, giới, những biến chứng do răng mọc
ngầm gây ra cũng như mức độ lệch lạc của răng thường do răng ngầm gây
ra là những điều rất quan trọng mà bác sĩ RHM cần quan tâm [12]
4.2. Răng mọc ngầm gây tiêu chân răng bên cạnh 26]
Vấn đề tiêu chân răng từ ngoài vào do răng mọc ngầm ở bên cạnh
gây ra đã được nghiên cứu bằng Xquang với 199 trường hợp trong đó có
tiêu chân răng 15 trường hợp (chiếm 7,5%), vùng cổ răng ít bị ảnh hưởng
nhất và tỉ lệ mắc cao nhất ở nhóm tuổi 21-30 tuổi, nam nhiều hơn nữ.
Tiêu tổ chức quanh răng đơn độc được tìm thấy ở 16 bệnh nhân khác
trong đó có 5 bệnh nhân được kiểm tra trong 1 năm sau khi nhổ răng mọc

ngầm. Trong giai đoạn đó, mô quanh răng bị tổn thương đã hồi phục hoàn
toàn [6]
4.3. Nang thân răng
Cơ chế bệnh sinh chưa rõ nhưng có giả thuyết cho rằng sức ép của
túi quanh răng khi mọc răng với những răng ngầm làm áp suất trong lòng
nang tăng dẫn tới khả năng thẩm thấu của dịch tạo thành túi dịch giữa túi
quanh răng và thân răng, kết quả là nang thân răng được hình thành. Một
giả thuyết khác cho răng nang xuất hiện do sự phát triển của dải biểu mô
xung quanh răng của biểu mô men răng. Bình thường, khi răng mọc, dải
biểu mô này tan ra và tự tiêu. Một số tác giả khác phát hiện thấy nang hình
thành do ảnh hưởng của nhiễm trùng cuống răng các răng sữa phía trên do
tác động của các tác nhân gây viêm.
Trên lâm sàng: thường gặp nhất là răng nanh ngầm hàm trên, rồi đến
răng thừa ngầm giữa hai răng cửa giữa hàm trên. Hay gặp ở người trẻ 10-
20 tuổi.
Tiến triển theo hai giai đoạn: trầm lặng và biểu lộ ra ngoài
Trên phim Xquang: là hình ảnh một nang không cản quang liên quan
đến thân răng của một răng vĩnh viễn hay răng ngầm[ 4]
4.4. Nang răng sừng hóa (OKC)
Nang răng sừng hóa là một nang do răng tiến triển khá phổ biến,
được hình thành từ biểu mô lá răng còn sót. OKC đòi hỏi một sự xem xét
đặc biệt do đặc tính lâm sàng trầm trọng và khuynh hướng tái phát của nó.
Khoảng 25 – 40% OKC có liên quan đến răng mọc ngầm, mọc kẹt. Trong
trường hợp này những đặc điểm nổi bật trên Xquang giống những đặc điểm
của nang do răng (Dentigenous cyst – DC).
Xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất ở tuổi 50, ở nam bị nhiều
hơn ở nữ
Nang có thể phát triển thành một nang lớn trong xương hàm
Nang phát triển lan ra xung quanh vào xoang hàm đôi với hàm trên
Xquang: là khối cản quang hình tròn, ranh giới rõ với đường viền rõ.

Trong một số trường hợp thành nang hình vỏ sò dễ nhầm với nang nhiều
buồng. Nang răng sừng hóa có thể là hình ảnh nhiều buồng, hình ảnh này
dễ nhầm với u men. Nang răng sừng hóa dạng nhiều buồng có xu hướng tái
phát nhiều hơn dạng một buồng
Bản chất cơ bản của nang răng sừng hóa và những lý do dẫn tới tỉ lệ tái
phát cao của nó vẫn chưa được biết chắc chắn. Người ta tin rằng, hoạt động
phát sinh của nang răng sừng hóa là một trong những nhân tố đóng vai trò
đáng kể trong sự mở rộng của nang và có thể là trong sự tái phát nang
Bằng phương pháp hóa mô miễn dịch của chất đánh dấu tăng sinh và
các phản ứng phân hủy tế bào. Phương pháp Tunel đã dược dùng để xác
định liệu một răng mọc ngầm hoặc các dạng Xquang khác có làm thay đổi
đặc tính lâm sàng và kết quả điều hay không? Khả năng tăng sinh và phân
hủy tế bào được so sánh giữa các nang răng sừng hóa có liên quan hoặc
không liên quan đến răng mọc ngầm. Kết quả cho thấy chính sự thất bại
trong việc loại bỏ những biểu mô sót của lá răng những nang kèm theo và
những phần lót lớp biểu mô chịu trách nhiệm lớn hơn là sự tăng sinh hay
phân hủy trong nang răng sừng hóa.
Kết quả cũng chỉ ra rằng: khả năng tăng sinh và phân hủy tế bào
trong nang răng sừng hóa có liên quan tới một răng ngầm, kẹt cao hơn
trong nang thân răng [25]
4.5. Nhiễm trùng
Nhiễm trùng là một biến chứng hay gặp nhất
Nhiễm khuẩn có thể do vi khuẩn từ đường máu tới hoặc do nang
răng tự vỡ vào miệng, vào xoang hay nang bị loét do răng đối diện, hoặc
cũng có thể do chọc dò, ống tủy răng cạnh nang bị chết, u hạt bên cạnh
viêm nhiễm.
Giai đoạn cấp giống như một viêm tấy xương, viêm màng xương với
phần mềm thâm nhiễm, đau nhức hoặc giống như một viêm tấy lan tỏa ở
miệng với tình trạng nhiễm khuẩn dữ dội.
Giai đoạn mạn tính: thường có lỗ rò ở ngách lợi hay hàm ếch [12]

4.6. Đau do răng ngầm
Răng mọc ngầm trong xương hàm thường ít gây đau. Bệnh nhân
thường phát hiện tình cờ qua chụp phim Xquang hoặc chỉ đến khám khi
răng ngầm gây ra những biến chứng như: khối sưng hàm mặt, đau nhức
răng, đau nhức khi há miệng hay ăn nhai, đau có thể nhẹ hoặc cấp tính, cơn
đau gián đoạn hoặc liên tục hoặc theo chu kỳ, đau có thể giống đau dây
thần kinh V.
Có thể là đau tai, ù tai, mờ mắt, đau đầu kéo dài, ….bệnh nhân hay đi
khám ở khoa thần kinh, TMH, mắt khi được hội chẩn phát hiện ra răng
ngầm. Chúng ta chỉ được quyền nghi ngờ nó có thể là nguyên nhân gây
bệnh, nhiều trường hợp bệnh nhân khi được giải quyết răng ngầm thì các
vấn đề trên cũng hết [12].
4.7. Các biến chứng khác
Răng mọc ngầm trong xương hàm cũng giống như một dị vật trong
xương hàm, do tác động của quá trình ăn nhai và những sang chấn có thể gặp
khó cử động xương hàm cũng như bệnh lý của răng viêm xoang, ù tai, đau tai,
có trường hợp biểu hiện ở mắt :giảm thị lực, viêm màng bồ đào, [12]
5. Những phương pháp Xquang xác định răng mọc ngầm hàm trên
thường dùng
5.1. Phim sau huyệt ổ răng [15]
Chỉ định:
- Chẩn đoán các thương tổn răng, quanh răng, chóp răng,
- Kiểm tra kết quả sau điều trị: trám răng, điều trị tủy
- Thăm khám trước và sau nhổ răng
- Thăm khám trong cấy ghép răng (implant)…
Ưu điểm: cho biết rõ chi tiết, tình trạng của một răng hay nhóm răng
và vùng quanh chóp của nó
Hạn chế: chỉ cho biết ở một diện hẹp, không đánh giá được xung quanh
Kỹ thuật:
Có hai kỹ thuật chụp phim sau huyệt ổ răng thông dụng: kỹ thuật

song song và kỹ thuật phân giác.
Tiến hành kỹ thuật
- Đầu bệnh nhân thẳng hoặc nghiêng về bên cần chụp
- Tia X chính đi giữa bờ sau cành lên và cột sống theo một đường chéo từ
sau ra trước trên mặt phẳng nằm ngang và hơi chéo từ dưới lên trên theo
mặt phẳng thẳng đứng
- Mặt phẳng phim áp sát vòm miệng, làm với mặt phẳng răng một góc nhọn,
tia X chính đi vuông góc với đường phân giác của góc trên
- Cỡ phim 3,8 x 4,1 hoặc 3,8 x 5,1
5.2. Phim cắn (Occlusal)
- Nếu chụp theo phương pháp cổ điển, hướng tia chếch 45 độ so với
phim thì gọi là phim Belot, phim này tương tự như phim cận chóp chụp
theo phương pháp phân giác nhưng với kích thước phim lớn hơn, thăm
khám được một vùng rộng hơn, và đảm bảo không thay đổi về mặt kích
thước và hình thái của răng.
-Nếu hướng tia chiếu thẳng trục so với phim thì gọi là tư thế
Simpson: tư thế này ít dùng vì làm thay đổi kích thước và hình thái răng,
làm chồng hình của thân răng và chân răng
Chỉ định :
+ Thăm khám về hình thái học của một vùng răng
+ Xác định vị trí của một răng (răng ngầm)
+ Thăm khám sau chấn thương răng của vùng răng nanh cửa
+ Phát hiện các tổn thương liên quan đến xương như nang răng, nang
xương hàm, u xương,…
+ Phát hiện dị vật, sỏi cản quang tuyến nước bọt,…
+ Thăm khám bổ sung với một khe hở vòm miệng
Kỹ thuật:
+ Thường chụp với thông số kỹ thuật là: 60KV, 15mA, 1,5giây
+ Với phim Belot: nguyên lý và các bước tiến hành tương tự như
phim sau huyệt ổ răng chụp theo phương pháp phân giác nhưng với phim

có kích thước lớn hơn
+ Với tư thế Simpson: hướng tia vuông góc với mặt phẳng phim
(mặt phẳng cắn)
5.3. Phim sọ mặt nghiêng
-Mục đích:
+ Thăm khám khối XHT, xoang hàm trên
+ Xương chính mũi (với kỹ thuật chụp giảm thông số về cường độ và
thời gian chụp)
+ Hốc mắt, xoang trán, xoang hàm trên
+ Nhóm răng cửa trước và vòm miệng
- Kỹ thuật:
+ Bệnh nhân nằm hoặc ngồi, mặt phẳng cắn nằm ngang nếu bệnh
nhân ngồi, mặt bên thăm khám áp vào phim sao cho mặt bệnh nhân hoàn
toàn nghiêng (mặt phẳng dọc giữa song song với phim)
+ Tiêu chuẩn đạt yêu cầu về tư thế (nghiêng hoàn toàn) là hai hốc
mắt, hai lồi cầu, xương hàm dưới hai bên phải chồng nhau và hố yên phải
thật rõ nét
+ Tia trung tâm: khu trú vào hố yên. Điểm này được xác định từ
trung điểm của đường nối lỗ tai – đuôi mắt lên phía trên khoảng 1,5 cm
- Phương pháp téléradiographie:
+ Là tư thế sọ mặt nghiêng chuẩn theo phương pháp sọ mặt xa
+ Khoảng cách phim – tiêu điểm trên 2m => đảm bảo kích thước thật
của vật thể
+ Khớp cắn trung tâm (các múi nhai chồng khít)
+ Môi để tự nhiên, không hở rộng hay mím chặt
+ Cường độ tia thích hợp để thấy rõ cả cấu trúc xương và mô mềm
5.4. Phim panorama
Là phim toàn cảnh, sử dụng kỹ thuật paranomic. Khi chụp phim toàn
cảnh, chùm tia phát ra qua một khe hẹp và hướng tia thay đổi liên tục cho
phép ghi lại hình ảnh của một vật thể cong. Cassette phim và bóng trung tâm

quay hướng ngược chiều nhau trong khi bệnh nhân đứng hoặc ngồi ở một tư
thế cố định. Qua một loạt các trung tâm quay (tùy theo từng nhà sản xuất),
chùm tia X hướng về phía phim đang chuyển động để ghi lại một mặt phẳng
đã lựa chọn trên cấu trúc giải phẫu răng. Trung tâm quay là trục mà bóng
phát tia và cassette phim xoay quanh, nó là tiêu điểm chức năng của các
hướng tia. Không giống như máy chụp phim thông thường – chùm tia phát
ra đi qua một côn định vị hình tròn hoặc hình chữ nhật, ở đây chùm tia phát
ra qua một khe hẹp theo chiều dọc và tập trung lại thành một dải hẹp.
Chùm tia đi qua đầu bệnh nhân tới cassette phim cũng qua một khe
hẹp theo chiều dọc trên bộ phận giữ cassette và chiếu vào phim đang
chuyển động. Do sử dụng chùm tia qua một khe hẹp nên rất ít mô bị chiếu
xạ khi tia X xuyên qua. Và kết quả hình ảnh thu được trên phim toàn cảnh
là rất rõ nét , đó là hình ảnh của một lớp tổ chức cong bao gồm cả mô răng
và mô nâng đỡ.
Mục đích:
- Thấy được sự mọc răng, các khoảng trống, sự phát triển xương và các cấu
trúc nâng đỡ
- Thấy được các đường gãy, răng mọc ngầm, các khối u
- Tình trạng cấu trúc xương, mô quanh răng,
Kỹ thuật:
- Bệnh nhân có thể đứng hoặc ngồi tùy thuộc từng máy, răng cửa cắn đối
đầu, lưỡi đặt vào vòm miệng
- Kỹ thuật chụp tùy từng máy
5.5. Phim CT Scanner
Chụp cắt lớp vi tính có thể được định nghĩa như một phương pháp
đo tỉ trọng Xquang của các đơn vị thể tích của một lát cắt. Phương pháp
này cho ra những hình ảnh lát cắt của cơ thể với sự phân tích tỉ trọng chính
xác hơn gấp 100 lần so với trên hình ảnh Xquang thường qui.
- Đánh giá chính xác vị trí răng mọc ngầm, răng thừa của bệnh nhân
- Trong RHM, thường sử dụng hai lát cắt axial và coronal

- Đây là cách hữu dụng giúp xác định răng thừa, răng ngầm và
hướng mọc của chúng
5.6. Phim CT conebeam
Đánh giá chính xác vị trí răng mọc ngầm, răng thừa của bệnh nhân
Cho phép tái tạo hình ảnh theo 3 chiều không gian
Không bị ảnh giả khi trong miệng có phục hình
Chụp toàn cảnh, cắt lớp thân răng và đỉnh bằng máy kỹ thuật số rồi
kết hợp với máy tính, hình ảnh chụp được truyền sang máy tính cá nhân nối
mạng, có cài đặt phần mềm sử dụng mạng
Đây là cách hữu dụng giúp xác định răng thừa, răng ngầm, số lượng,
vị trí, liên quan của nó với các cấu trúc lân cận: chân răng, thần kinh,… Từ
đó, bác sĩ có định hướng tốt hơn trong cách thức phẫu thuật.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
1.1. Địa điểm
Nghiên cứu được tiến hành tại bệnh viện RHM TƯ
1.2. Đối tượng nghiên cứu
Là trẻ em và người trưởng thành ở lứa tuổi từ 6 tuổi trở lên gồm cả
nam và nữ đến khám và điều trị tại bệnh viện RHM TƯ từ đầu năm 2011
đến cuối năm 2012 được xác định là có răng mọc ngầm (các răng vĩnh
viễn và răng thừa)
Răng mọc ngầm không phải là răng sữa
Không phân biệt giới tính, địa lý, dân tộc
2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu bao gồm những nội dung chính sau đây:
- Lập hồ sơ bệnh án (có mẫu kèm theo, chụp Xquang cho bệnh nhân)
- Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh Xquang của bệnh nhân có răng mọc
ngầm(được chẩn đoán xác định có răng mọc ngầm )
2.1. Cỡ mẫu

Là mẫu toàn bộ
2.2. Loại mẫu
Mẫu được chọn là mẫu thuận tiện, không xác suất, đối tượng được
chọn vào mẫu có chủ đích
Mẫu được chia làm các nhóm theo tuổi (theo tổ chức Y tế thế giới):
 Nhóm I : từ 6 – 18 tuổi
 Nhóm II: từ 19-39 tuổi
 Nhóm III: từ 40-59 tuổi
 Nhóm IV: trên 60 tuổi
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả, hồi cứu, tiến cứu bằng Xquang, thăm khám lâm
sàng và so sánh biến đổi của các biến số của đối tượng nghiên cứu.
Sau khi lập hồ sơ bệnh án, tiến hành thống kê, phân tích số liệu dựa
trên phần mềm SPSS 11.5.
Nghiên cứu được tiến hành theo các bước sau:
2.3.1. Khám lâm sàng
Phỏng vấn, khám răng miệng và sức khỏe toàn thân (bệnh án mẫu)
Sử dụng bộ khám gồm : khay khám, gương, gắp, thám trâm theo
chuẩn của tổ chức Y tế thế giới để phát hiện các biểu hiện như:
- Lệch lạc do răng ngầm
- Đau sau khi làm cầu răng
- U nang do răng ngầm
- Hoại tử tủy nhóm răng do u nang R ngầm
- Khe thưa
- Thiếu răng vĩnh viễn
- Còn răng sữa
2.3.2.Chụp phim Xquang
- Phim sau huyệt ổ răng
- Phim cắn hàm trên và hàm dưới
- Phim panorama

- Phim CT Scanner (nếu có)
- Phim CT conebeam(nếu có)
2.3.3. Chẩn đoán xác định:
Răng mọc ngầm
Loại răng số mấy, tên răng
- Vị trí
- Số lượng
- Hình dạng
2.4. Sai số mắc phải
- Là sai số hệ thống: do chủ quan của người khám, do bệnh nhân nhớ
lại không chính xác
- Cách khắc phục sai số:
Thăm khám đúng chuẩn mực
Dùng phiếu điều tra để thăm khám
Khám trên số lượng bệnh nhân lớn sẽ giảm bớt sai số
2.5. Khía cạnh đạo đức của đề tài:
Chỉ tiến hành điều tra khi:
- Được sự đồng ý của Ban giám đốc Bệnh viện và chủ nhiệm Khoa
- Được sự đồng ý của đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu chỉ nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân
chứ không nhằm một mục đích nào khác.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Phân bố theo giới:
Giới Số người (n) Tỉ lệ (% )
Nam 91 49,2
Nữ 88 50,8
Tổng 179 100
Nhận xét: ở đây chúng tôi gặp 91 bệnh nhân nam chiếm 50,8 %
nhiều hơn số bệnh nhân nữ(88 bệnh nhân) chiếm 49,2%

Kiểm định Q= 0,05 < q(1;0,05) = 3,841: sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê.
Bảng 2: Phân bố theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi Số lượng (n) Tỉ lệ (%)
Nhóm I (từ 6- 18 tuổi) 55 30,7
Nhóm II (19- 39 tuổi) 98 54,7
Nhóm III (40- 59 tuổi) 23 12,8
Nhóm IV (trên 60 tuổi) 3 1,7
Tổng 179 100%
Biểu đồ1: Sự phân bố răng mọc ngầm theo nhóm tuổi
Nhận xét:
- Ở đây chúng tôi gặp bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 7 tuổi và bệnh nhân nhiều
tuổi nhất là 75 tuổi
Tuổi trung bình là: 26,30
Tuổi gặp nhiều nhất là: 23
- Nhóm tuổi gặp nhiều nhất là nhóm từ 19 – 39 tuổi (98 trường hợp) chiếm
54,7%, sau đó đến nhóm từ 6 – 18 tuổi (55 trường hợp) chiếm 30,7%, đến
nhóm từ 40 – 59 tuổi (23 trường hợp) chiếm 12,8% và ít gặp nhất là nhóm
trên 60 tuổi (3 trường hợp) chiếm 1,7%
(BN 75 tuổi)
Bảng 3: Các nguyên nhân gây răng ngầm:
Các nguyên
nhân
Số
lượng
(n)
Tỉ lệ
(%)
Nguyên nhân do
chính răng đó

88 49,2
Nguyên nhân tại
chỗ và vùng lân
cận
43 24,0
Nguyên nhân 0 0
toàn thân
Nguyên nhân
khác
48 26,8
Tổng số 179 100
Nhận xét: trong các nguyên nhân gây ra răng ngầm thì có 88
trường hợp là do nguyên nhân tại chính răng đó chiếm 49,2%, 43 trường
hợp do nguyên nhân tại chỗ và vùng lân cận chiếm 24%, 0 có nguyên nhân
do toàn thân, và 48 trường hợp do nguyên nhân khác chiếm 26,8%.
Bảng 4: Một số triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng Số trường hợp (n) Tỉ lệ (%)
Lệch lạc răng 69 38,5
Đau 97 54,2
Sưng phồng 81 45,3
Thiếu răng vĩnh viễn 53 29,6
Còn răng sữa 19 10,6
Khe thưa 8 4,5
Nhiễm trùng 24 13,4
Biểu hiện khác 3 1,8
Không có dấu hiệu 51 28,5
Biểu đồ2. Một số triệu chứng lâm sàng
Nhận xét: trong nghiên cứu, chúng tôi thấy có 69 trường hợp có lệch lạc
răng chiếm 38,5%, 97 trường hợp có biểu hiện đau chiếm 54,2%, 81
trường hợp có sưng phồng chiếm 45,3%, 53 trường hợp bị thiếu răng vĩnh

viễn chiếm 29,6%, 19 trường hợp vẫn còn răng sữa chiếm 10,6%, 8 trường
hợp có khe thưa ở vùng cửa chiếm 4,5%, 24 trường hợp có dấu hiệu nhiễm
trùng chiếm 13,4%, 3 trường hợp có dấu hiệu khác là ở tai mũi họng và tê
bì chiếm 1,8% và 51 trường hợp không có dấu hiệu lâm sàng, bệnh nhân
phát hiện tình cờ, ngẫu nhiên khi đi chụp phim Xquang chiếm 28,5
Bảng 5: Sự phân bố theo loại răng mọc ngầm:
Loại răng mọc ngầm Số trường hợp (n) Tỉ lệ (%)
Răng khôn 159 55,4
Răng nanh 45 15,7
Răng thừa 62 21,6
Răng cửa 8 2,8
Răng khác 13 4,5
Tổng số 287 100
Biểu đồ3: Sự phân bố theo loại răng mọc ngầm
Nhận xét: trong tổng số 287 răng ngầm thì loại răng khôn ngầm chiếm tỉ
lệ cao nhất 55,4% (159 răng), răng thừa chiếm tỉ lệ 21,6% (62 răng), răng

×