BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T
ẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
***
DƯƠNG ANH TÙNG
NHẬN XÉT TÌNH HÌNH CHẤN THƯƠNG RĂNG TẠI BỆNH VIỆN
RĂNG HÀM MẶT TRUNG ƯƠNG TỪ 1/2012 TỚI 3/2013.
ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: Ths. TRẦN THỊ MỸ HẠNH.
HÀ NỘI - 2012
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO T
ẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
***
DƯƠNG ANH TÙNG
NHẬN XÉT TÌNH HÌNH CHẤN THƯƠNG RĂNG TẠI BỆNH VIỆN
RĂNG HÀM MẶT TRUNG ƯƠNG TỪ 1/2012 TỚI 3/2013.
ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: Ths. TRẦN THỊ MỸ HẠNH.
HÀ NỘI 2012
3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CN: Công nhân.
HS: Học sinh.
LLVT: Lực lượng vũ trang.
LR: Làm ruộng.
SV: Sinh viên.
TC cứng: Tổ chức cứng.
TC QR: Tổ chức quanh răng.
TN: Tai nạn.
TNGT: Tai nạn giao thông.
XOR: Xương ổ răng.
VC: Viên chức.
4
ĐẶT VẤN ĐỀ 7
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 9
1.1. Giải phẫu răng và vùng quanh răng [1] 9
1.1.1 Đặc điểm giải phẫu răng. 9
1.1.1.1 Men răng. 9
1.1.1.2 Ngà răng 9
1.1.1.3 Tủy răng 10
1.1.2 Vùng quanh răng 10
1.1.2.1 Lợi 10
1.1.2.2 Dây chằng quanh răng 10
1.1.2.3 Xương răng. 10
1.1.2.4. Xương ổ răng. 11
1.2. Dịch tễ chấn thương răng 11
1.2.1. Việt Nam. 11
1.2.2. Trên thế giới 11
1.3. Nguyên nhân chấn thương răng. 13
1.4. Phân loại chấn thương răng 14
1.5. Di chứng sau chấn thương răng. [3] 21
1.5.1. Trên răng sữa bị chấn thương. 21
1.5.2 Di chứng trên răng vĩnh viễn bị chấn thương. 23
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu. 24
2.2. Đối tượng nghiên cứu. 24
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 24
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 24
2.3 Phương pháp nghiên cứu. 24
5
2.3.1. Thiết kế mẫu: 24
2.3.2 Cỡ mẫu 24
2.3.3. Các bước tiến hành thu thập thông tin lâm sàng 25
2.3.3.1. Khám hồi cứu: Dựa vào các bệnh án lưu. 25
2.3.3.2. Khám tiến cứu: 25
2.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá. 25
2.4. Thu thập và xử lý số liệu: 27
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu 27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 28
3.1. Đặc điểm chung. 28
3.1.1. Phân bố theo giới. 28
3.1.2. Phân bố theo tuổi. 28
3.1.3 Nguyên nhân và mối quan hệ giữa nguyên nhân với tuổi
và giới 30
3.2 Đặc điểm lâm sàng 32
3.2.1 Vị trí nhóm răng: 32
3.2.2. Số lượng răng tổn thương. 32
3.2.3. Tỷ lệ của từng nhóm bệnh 32
3.2.4 Xác xuất từng loại tổn thương. 33
3.2.5 Đánh giá gãy chân răng 34
3.2.6 Đánh giá tình trạng đóng cuống ở răng chấn thương 34
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN 35
CHƯƠNG 5: DỰ KIẾN KẾT LUẬN 36
Tài liệu tham khảo: 37
Phụ lục 40
PHIẾU KHÁM BỆNH 40
6
DANH MỤC CÁC BẢNG.
Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân trẻ em theo giới 28
Bảng 3.2: Phân bố nhóm bệnh theo giới 28
Bảng 3.3: Phân bố bệnh nhân theo tuổi 28
Bảng 3.4: Phân bố giới theo tuổi ở bệnh nhân 29
Bảng 3.5: Phân bố bệnh nhân theo nhóm bệnh và tuổi. 29
Bảng 3.6: Phân bố bệnh nhân theo nguyên nhân 30
Bảng 3.7: Mối quan hệ giữa nguyên nhân và giới. 30
Bảng 3.8: Mối quan hệ giữa nguyên nhân và nhóm tuổi 31
Bảng 3.9: Tỷ lệ vị trí nhóm răng 32
Bảng 3.10: Số lượng răng tổn thương chung 32
Bảng 3.11: Tỷ lệ của từng nhóm bệnh 32
Bảng 3.12: Xác xuất từng loại tổn thương gặp phải. 33
Bảng 3.13: Gãy chân răng trên tổng số răng 34
Bảng 3.14: Tình trạng đóng cuống của các răng bị chấn thương. 34
7
ĐẶT VẤN ĐỀ.
Ngày nay cuộc sống càng hiện đại, các phương tiện giao thông ngày càng
tăng và nhất là các phương tiện tốc độ cao, con người làm việc căng thẳng
và các mối quan hệ xã hội phức tạp khiến cho tỷ lệ chấn thương càng cao.
Chấn thương răng xảy ra khá phổ biến, chiếm khoảng 5% trong tất cả các
chấn thương mà người bệnh tìm đến chăm sóc y tế, một nghiên cứu 12 năm
cho thấy 25% trẻ đến trường từng bị chấn thương răng và 33% người lớn có
chấn thương bộ răng vĩnh viễn [7]. Chấn thương răng có xu hướng xảy ra ở
trẻ trong độ tuổi tăng trưởng và phát triển. Ở trẻ mầm non, chấn thương răng
chiếm tới 18% các chấn thương. Điều trị chấn thương răng phức tạp và đắt.
Trái ngược với các chấn thương khác, chấn thương răng thường được điều
trị ngoại trú và điều trị chấn thương răng là không hoàn nguyên [16]. Chấn
thương răng có thể xảy ra đơn thuần hay phối hợp với các tình trạng tổn
thương phần mềm và hoặc xương khác. Chấn thương răng ảnh hưởng tới tất
cả đối tượng, mọi lứa tuổi trong xã hội. Trong đó nam thường gặp nhiều hơn
nữ [13].
Việc điều trị chấn thương răng ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc sống.
Trung bình, những trẻ em bị chấn thương răng không được điều trị ảnh
hướng tới cuộc sống gần gấp 20 lần so với trẻ không có bất kì chấn thương
răng nào [16].
Chấn thương răng có thể gặp ở nhiều tình huống khác nhau, tai nạn trong
và xung quanh nơi ở đã được báo cáo như là nguyên nhân chính gây ra chấn
thương sữa, trong khi tai nạn ở nhà và ở trường được thống kê là nguyên
nhân chính gây chấn thương ở răng vĩnh viễn. Các nguyên nhân khác có thể
gây chấn thương răng như tai nạn giao thông, chơi thể thao, tai nạn lao động
hoặc do các lý do khác [11].
8
Dữ liệu dịch tễ học cung cấp cơ sở để đánh giá hiệu quả điều trị, nguồn vốn,
và phân bổ trong hệ thống y tế. Chi phí cho người bị thương, và phát sinh từ
cộng đồng do những tổn thương như vậy là thực sự lớn [10]. Vậy tại sao lại
không chú trọng vào dự phòng chấn thương?
Trong khi mà các biện pháp phòng ngừa đang được lên kế hoạch thì hiểu
biết về nguyên nhân là quan trọng. Nhiều nghiên cứu từ các quần thể đại
diện để hiểu về sự phức tạp của dịch tễ chấn thương răng và cho phép thực
hiện các chiến lược dự phòng nhằm làm giảm sự gia tăng tỉ lệ chấn thương
răng.
Vì vậy tôi lựa chọn đề tài: “Nhận xét tình hình chấn thương răng tại
bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương từ 1/2012 tới 3/2013”.
Với mục tiêu:
- Mục tiêu 1. Mô tả được tỉ lệ chấn thương răng ở bệnh nhân tới khám tại
bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương.
- Mục tiêu 2. Phân tích được nguyên nhân gây ra chấn thương răng. Từ đó
đưa ra một số kiến nghị để dự phòng chấn thương.
9
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN
1.1. Giải phẫu răng và vùng quanh răng [1].
1.1.1 Đặc điểm giải phẫu răng.
Hình 1.1. Giải phẫu răng [12].
1.1.1.1 Men răng.
Men răng phủ mặt ngoài ngà thân răng, có nguồn gốc từ ngoại bì, là mô
cứng nhất trong cơ thể, có tỉ lệ chất vô cơ cao (96%).
Hình dáng và bề dày của men được xác định từu trước khi răng mọc ra,
trong đời sống, men răng không có sự bồi đắp thêm mà chỉ mòn dần theo
tuổi, nhưng có sự trao đổi về vật lý và hóa học với môi trường miệng.
1.1.1.2 Ngà răng.
Nguồn gốc từ trung bì, kém cứng hơn men, chứa tỉ lệ chất vô cơ thấp hơn
men (75%). Trong ngà có nhiều ống ngà, chứa đuôi bào tương của nguyên
bào ngà.
Thân răng
Chân răng
Men răng
Tủy răng
Cấp máu &TK
DC nha chu
Ngà răng
Xê măng
10
Bề dày ngà răng thay đổi trong đời sống do hoạt động của nguyên bào
ngà. Ngà răng ngày càng dày theo hướng về phía hốc tủy răng, làm hẹp dần
hốc tủy.
1.1.1.3 Tủy răng.
Là mô liên kết mềm, nằm trong hốc tủy gồm tủy chân và tủy thân. Tủy
răng trong buồng tủy gọi là tủy thân, tủy buồng, tủy răng trong ống tủy gọ là
tủy chân. Các nguyên bào ngà nằm sát vách hốc tủy.
Tủy răng có nhiệm vụ duy trì sự sống của răng, cụ thể là sự sống của
nguyên bào ngà và tạo ngà thứ cấp, nhận cảm giác của răng. Trong tủy răng
có chứa nhiều mạch máu, mạch bạch huyết và đầu tận cùng thần kinh.
1.1.2 Vùng quanh răng.
1.1.2.1 Lợi.
Là phần niêm mạc miệng phủ lên xương ổ răng (lợi dính) và cổ răng (lợi
tự do).
1.1.2.2 Dây chằng quanh răng.
Là những bó sợi liên kết, dày khoảng 0.25mm, một đầu bám vào xê măng,
còn đầu kia bám vào xương ổ chính danh. Cả xê măng, dây chằng nha chu
và xương ổ chính danh đều có nguồn gốc túi răng chính danh.
1.1.2.3 Xương răng.
Là mô đặc biệt, hình thành cùng với sự hình thành chân răng, phủ mặt
ngoài ngà chân răng.
Xê măng được bồi đắp thêm ở phía chóp chủ yếu để bù trừ sự mòn mặt
nhai, được coi là hiện tượng “mọc răng suốt đời” hay “trồi mặt nhai”. Xê
măng cũng có thể tiêu hoặc quá sản trong một số trương hợp bất thường hay
bệnh lý.
11
1.1.2.4. Xương ổ răng.
Là mô xương xốp, bên ngoài được bao bọc bằng màng xương, nơi nướu
răng bám vào. Xương ổ răng tạo thành một huyệt, có hình dáng và kích
thước phù hợp với chân răng.
Bề mặt ổ răng, nơi đối diện với chân răng, là mô xương đặc biệt và có
nhiều lỗ thủng để cho các mạch máu và dây thần kinh từ xương xuyên qua
để nuôi dây chằng nha chu, gọi là xương ổ răng chính danh, hay lá sàng.
Trên hình ảnh tia X, phần xương ổ chính danh trông cản tia hơn gọi là lá
cứng.
1.2. Dịch tễ chấn thương răng.
1.2.1. Việt Nam.
Ở Việt Nam, theo tác giả Nguyễn Phú Thắng thì lứa tuổi hay gặp chấn
thương răng là 6-50 (95.79%), vị trí nhóm răng trước trên hay gặp chấn
thương đặc biệt là 2 răng cửa giữa, sang chấn xương ổ răng (62,33%) gặp
nhiều hơn sang chấn răng (37,67%), trong đó nhóm 6-15 tuổi có tỷ lệ sang
chấn xương ổ răng cao hơn hẳn sang chấn răng [2].
1.2.2. Trên thế giới.
Sự phân bố chấn thương răng ở bộ răng sữa và răng vĩnh viễn là cao trên
toàn thế giới, chiếm 5% các chấn thương mà bệnh nhân tìm đến cơ sở y tế
điều trị [7]. Thống kê từ hầu hết các nước trên thế giới cho thấy rằng một
phần ba trẻ trước tuổi đi học bị chấn thương răng gồm cả răng sữa và một
phần tư trẻ đi học và hầu hết một phần ba người lớn bị chấn thương răng
vĩnh viễn [16], [4], 25% trẻ đến trường từng bị chấn thương răng [7]. 22%
trẻ bị chấn thương răng vĩnh viễn khi ở tuổi 14 [6] và 33% người lớn có
chấn thương bộ răng vĩnh viễn [7].
Tỉ lệ nam- nữ là 1.3-2.3:1 tùy từng nghiên cứu [11]. Theo nghiên cứu
của Liew và Daly quan sát thấy thì tỉ lệ nam:nữ= 2.6:1.0 [17]. Tỉ lệ này là
12
1.6: 1 theo nghiên cứu của Glendor (2000) [15]. Nhìn chung là nam thường
gặp chấn thương răng nhiều hơn nữ. Có thể do nam giới tham gia các hoạt
động thể lực, và các trò chơi mạo hiểm hơn.
Chấn thương răng xảy ra nhiều nhất ở lứa tuổi 2, 8, 9 ở cả 2 giới (trung
bình có 22.4 ca trên 1000 người trong một năm). Thường xảy ra trong năm
đầu đời và năm đầu tiên đi học. Tỉ lệ ở trẻ trai thường chấn thương ở tuổi
sớm hơn so với nữ là 2-4 tuổi và 7-12 tuổi (trung bình cứ 1000 cháu có 23.8
cháu bị chấn thương trong một năm), trong khi trẻ gái hay gặp ở tuổi 2-12
tuổi, chiếm 75% các trường hợp nữ chấn thương (14.5 ca trên 1000 ca trong
một năm) [15]. Trong khi nghiên cứu của Bugra Ozen cộng sự [8] thì trẻ
nữ hay gặp chấn thương ở tuổi 2-7 hơn (44.83%) còn trẻ trai hay gặp ở tuổi
8-10 hơn (54.67%).
Thường gặp chấn thương răng hàm trên (89.6%), răng cửa giữa hàm trên
hay gặp nhất ở cả bộ răng sữa (69.6%) và ở bộ răng vĩnh viễn (83.5%) trong
nghiên cứu tỉ lệ chấn thương răng của trẻ em 2-15 tuổi ở vùng Đông biển
Đen Thổ Nhĩ kì của tác giả Bugra Ozen và cộng sự [8]. Bộ răng sữa thường
bị chấn thương trật khớp trong khi tổn thương tổ chức cứng hay gặp ở bộ
răng vĩnh viễn [15].
Nguyên nhân gây chấn thương răng thường gặp trên thế giới chủ yếu là
do ngã 48.7% [8], 18.4% theo Andrea Melo Moutinho da Costa [4], sau đó
là các nguyên nhân khác như tai nạn thể thao, tai nạn giao thông…
13
1.3. Nguyên nhân chấn thương răng.
Chấn thương răng và xương ổ răng có thể do nhiều nguyên nhân khác
nhau như:
Tai nạn giao thông: Bao gồm tai nạn xe máy, xe đạp, ô tô, tàu hỏa và
các phương tiện giao thông khác.
Tai nạn lao động.
Tai nạn sinh hoạt.
Tai nạn thể thao.
Yếu tố bạo lực: đánh nhau…
Một số nguyên nhân khác: như cắn phải vật cứng hay chỉnh nha
không đúng phương pháp. Tai biến trong gây mê nội khí quản…
Các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ chấn thương răng thường gặp ở trẻ nhỏ và
thường là do ngã hoặc các tai nạn khi chơi. Trẻ thường bị chấn thương trật
khớp răng vùng trước hàm trên bởi trẻ thường ngã trong lúc tập đi [6].
Nguyên nhân thường xuyên thứ 2 là do tai nạn thể thao [17], trong các
nguyên nhân do thể thao thì thường gặp ở lứa tuổi 10-15 tuổi [6]. Vì lứa tuổi
này tham gia thể thao nhiều hơn, hơn nữa lại chưa có cơ hội tiếp cận các
phương tiện giao thông nên ít bị tai nạn do giao thông hơn các lứa tuổi lớn
hơn.
Chấn thương ở nam gặp nhiều hơn nữ dao động từ 1.3-2.3:1 [11]. Với
những trẻ lớn tỉ lệ trẻ trai bị chấn thương nhiều hơn trẻ gái, có thể là do trẻ
trai tham gia các trò chơi hoạt động và các cuộc đấu thể thao nhiều hơn trẻ
gái. Tuy nhiên ở trẻ nhỏ hơn thì xu hướng không có sự khác biệt về giới
14
trong chấn thương. Điều này là do trẻ nhỏ hơn thì sự tham gia các hoạt động
vận động giữa 2 giới là như nhau [11].
Các yếu tố thuận lợi:
- Khớp cắn loại II tiểu loại 1.
- Độ cắn chìa 3-6 mm. Tỉ lệ chấn thương gâp đôi so với 0-3mm ở răng cửa.
- Độ cắn chìa hơn 6mm gấp 3 lần nguy cơ [6].
- Độ che phủ của môi cũng là yếu tố quan trọng thuận lợi khi xảy ra chấn
thương răng [11].
Nhóm trẻ em sống trong điều kiện xã hội kinh tế thấp thường bị nhiều
chấn thương hơn những nhóm trẻ có điều kiện kinh tế cao hơn [11]. Một yếu
tố quan trọng nữa làm tăng nguy cơ chấn thương răng đó là trong khi chơi
thể thao mà không sử dụng bảo hiểm đủ và đúng [11].
1.4. Phân loại chấn thương răng.
Có nhiều hệ thống phân loại chấn thương răng và xương ổ răng khác
nhau hiện nay như phân loại của Mugnier(1966), của Ellis và Davey (1970),
của Garcia-Godoy. Xong phân loại phổ biến là phân loại của tổ chức y tế thế
giới được sửa đổi theo phân loại Andreasen 1981 [14], [9]. Phân loại như
sau:
15
I. Chấn thương mô cứng răng và tủy răng.
1. Tổn thương rạn, nứt men răng mà không có mất cấu trúc của răng.
Hình 1.2.[14].
Ch
ấn th
ương răng
T
ổn th
ương mô c
ứng
và tủy răng.
T
ổn th
ương mô nha
chu.
T
ổn th
ương xương
ổ
răng
T
ổn th
ương l
ợi v
à
niêm mạc miệng.
-
Rạn nứt men
răng.
- Gãy thân răng
đơn giản
- Gãy thân răng
phức tạp.
- Gãy thân chân
răng đơn giản.
- Gãy thân chân
răng phức tạp.
- Gãy chân răng.
-
Ch
ấn động răng.
- Trật khớp một
phần.
- Trật khớp sang
bên.
- Lún răng.
- Trồi răng.
- Rơi răng ra ngoài.
-
XOR bị gãy
nhiều đoạn.
- Gãy thành
trong/ngoài
huyệt OR.
- Gãy mào xương
ổ răng.
- Gãy XHT, XHD
kèm gãy XOR
hoặc không
-
Rách l
ợi/ni
êm m
ạc
miệng
- Đụng dập lợi/ni
êm
mạc.
- Trầy xư
ớc, mất tổ
chức niêm mạc
lơi/miệng.
16
2. Gãy thân răng đơn giản: gãy men hoặc men-ngà mà không bao gồm tủy
răng.
Hình 1.3 [5].
3. Gãy thân răng phức tạp: gãy men-ngà có hở tủy.
Hình 1.4
[14].
4. Gãy thân chân răng đơn giản.
Bao gồm gãy men, ngà, xê măng
nhưng không hở tủy.
Hình 1.5 [5].
17
5. Gãy thân chân răng phức tạp: gãy men, ngà và xê măng có hở tủy.
Hình 1.6 [13].
6. Gãy chân răng: gãy xê măng, ngà và tủy.
Hình 1.7 [5].
18
II. Chấn thương mô nha chu.
1. Chấn động răng: tổn thương không
có lung lay răng bất thường hay di
chuyển vị trí răng nhưng răng có phản
ứng khi gõ.
Hình 1.8 [5].
2. Trật khớp một phần: tổn thương mô
nâng đỡ răng có lung lay răng bất
thường nhưng không có thay đổi vị trí
răng.
Hình 1.9 [5].
3. Trật khớp sang bên: răng thay đổi vị
trí theo các chiều khác hơn là chiều
dọc của răng. Dây chằng nha chu bị
rách và đụng dập hoặc gãy xương ổ
răng.
Hình 1.10 [5].
19
Hình 1.11 Trật khớp sang bên [13].
4. Lún răng: răng bị lún vào trong huyệt ổ răng, dây chằng nha chu bị nén
và thường gây ra ép răng vào huyệt ổ răng.
Hình 1.12 [13].
5. Trồi răng: thay đổi vị trí của răng dọc theo trục răng từ phía huyệt ổ
răng. Dây chằng nha chu thường bị xé rách.
Hình 1.13 [14], [5].
20
6. Rơi răng ra ngoài: răng bị rơi hoàn toàn
ra ngoài huyệt ổ răng. Dây chằng nha chu
bị đứt rời, và gãy xương ổ răng có thể xảy
ra.
Hình 1.14 [5]
Hình 1.15 [14].
III. Tổn thương xương ổ răng.
1. Tổn thương xương ổ răng, xương ổ
răng bị gãy thành nhiều đoạn.
2. Gãy thành trong hoặc ngoài của
huyệt ổ răng.
3. Gãy mào xương ổ răng kèm hoặc
không kèm huyệt ổ răng.
Hình 1.16a. [13].
21
4. Gãy xương hàm trên hoặc dưới kèm
hoặc không kèm xương huyệt ổ răng.
A: gãy nhỏ xương ổ răng.
B và C: gãy thành xương ổ răng.
D và E: gãy mào xương ổ răng.
F và G: gãy xương hàm trên hoặc dưới. Hình 1.16b. [13].
IV. Tổn thương lợi và niêm mạc miệng.
1. Rách lợi hoặc niêm mạc miệng.
2. Đụng dập lợi hoặc niêm mạc miệng.
3. Trầy xước, mất tổ chức lợi hoặc niêm mạc miệng.
1.5. Di chứng sau chấn thương răng. [3]
1.5.1. Trên răng sữa bị chấn thương.
- Sung huyết tủy: là đáp ứng đầu tiên của tủy đối với chấn thương. những
mao quản bị sung huyết, răng bị nhạy cảm với gõ, răng có thể hồi phục
hoàn toàn hoặc tiến triển trầm trọng gây hoại tử tủy.
- Chảy máu tủy: do sung huyết tủy, các mao quản bị chảy máu để lại
những mảnh vụn đọng lại trong ống ngà. Trường hợp nhẹ máu sẽ tiêu đi
có đổi màu rằng và nhạt dần sau vài tuần, nặng hơn, sự đổi màu tồn tại
vĩnh viễn. Răng đổi màu từ đỏ nâu, xám, vàng. Sự đổi màu không có
22
nghĩa là răng chết tủy. Đổi màu sau nhiều tuần nhiều tháng là dấu hiệu
của hoại tử tủy.
- Sự vôi hóa: là tình trạng buồng tủy và ống tủy bị bít kín do ngà lắng
đọng, đây là đáp ứng bệnh lý đối với chấn thương, 90% răng sữa vôi
hóa tiêu chân bình thường.
- Tủy hoại tử: một va chạm nhẹ vào răng có thể ảnh hưởng sự tuần hoàn
của mạch máu tủy và gây hoại tử tủy. Có thể thấy trên phim cận chóp u
hạt hoặc nang ở răng cửa bị hoại tử tủy.
- Tiêu chân răng:
+ Ngoại tiêu:
Tiêu bề mặt: bề mặt chân răng có những khuyết hổng nhỏ
và được thay thế bằng tổ chức xê măng tân tạo.
Tiêu thay thế và dính khớp: do tổn thương không hồi phục
của dây chằng nha chu, xương ổ răng tiếp xúc và trở nên
đồng nhất bề mặt chân răng, chân răng bị tiêu được thay
thế bằng mô xương.
Tiêu viêm: có thể phát triển rất nhanh và phá hủy răng
trong vòng vài tháng.
+ Nội tiêu.
Di chứng trên mầm răng vĩnh viễn:
- Đổi màu thân răng: trắng hoặc vàng-nâu.
- Thiểu sản men.
- Thân răng tách đôi.
- Tách đôi chân răng.
- Thân răng bị gập.
- Ngừng hình thành chân răng.
23
- Rối loạn mọc răng.
1.5.2 Di chứng trên răng vĩnh viễn bị chấn thương.
- Hoại tử tủy: nguy cơ hoại tử tủy cao trong các trường hợp lún hay trồi
răng, thấp hơn trong các trường hợp bán trật khớp, răng chưa đóng chóp
nguy cơ thấp hơn răng đã đóng chóp.
- Tắc ống tủy từng phần hoặc toàn bộ.
- Tiêu chân răng.
- Đổi màu răng do chảy máu hoặc hoại tử tủy.
24
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 3 năm 2013
tại phòng khám cấp cứu Hàm mặt của bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung
Ương.
2.2. Đối tượng nghiên cứu.
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn.
Tất cả các bệnh nhân chấn thương răng đến khám tại phòng khám cấp
cứu, bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương.
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ.
Các bệnh nhân bị sang chấn mạn tính do khớp cắn của bệnh nhân (các vi
sang chấn).
2.3 Phương pháp nghiên cứu.
2.3.1. Thiết kế mẫu:
Là nghiên cứu mô tả lâm sàng, hồi cứu và tiến cứu cắt ngang, không can
thiệp.
2.3.2 Cỡ mẫu.
Theo công thức tính cỡ mẫu:
2
)p(
pq
Zn
2
2
)2/1(
n : cỡ mẫu.
25
Z : độ tin cậy ở mức xác suất 95%; Z
(1-
/2
p : tỉ lệ bệnh răng miệng ước tính p = 0,4
q = 1 - p : tỉ lệ không mắc .
: độ chính xác tương đối được chọn là 0.2
2 : hệ số ảnh hưởng của thiết kế.
Thay số vào ta có cỡ mẫu tối thiểu là n= 288 bệnh nhân.
2.3.3. Các bước tiến hành thu thập thông tin lâm sàng.
2.3.3.1. Khám hồi cứu: Dựa vào các bệnh án lưu.
2.3.3.2. Khám tiến cứu:
* Phương pháp khám: khám lâm sàng và hỏi tiền sử.
* Dụng cụ sử dụng thăm khám.
- Bộ khay khám.
- Phiếu thu thập thông tin (phục lục 1).
Hình 2.1. Bộ khay khám.
2.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá.
- Chỉ tiêu chung: Tuổi, giới.