Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

đề thi học sinh giỏi môn lịch sử 8 có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.83 KB, 6 trang )

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
MÔN: LỊCH SỬ 8

Câu 1: Trình bày chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở
Việt Nam? Mục đích các chính sách đó? (3 điểm).

Câu 2: Trình bày những nét chính về phong trào Đông du (1905-1909)? Ý nghĩa
phong trào Đông du? (2.0 điểm).

Câu 3: Tóm tắt quá trình thực dân Pháp xâm lược nước ta từ năm 1858 đến năm
1884? Nguyên nhân làm cho nước ta bị mất vào tay thực dân Pháp? (2.0 điểm).

Câu 4 ( 3.0 điểm) Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858-
1884) đã nhiều lần quân triều đình bỏ lỡ cơ hội tiêu diệt địch. Em hãy phân tích
tình hình quân Pháp trên triến trường Gia Định năm 1859-1862 và tình hình chiến
trường sau trận Cầu Giấy năm 1873 để thấy được điều đó.

Câu 5 ( 6 điểm): Lập bảng so sánh hai xu hướng cứu nước bạo động của Phan Bội
Châu và cải cách của Phan Châu Trinh về các mặt: chủ trương, biện pháp, khả
năng thực hiện, ảnh hưởng, kết quả, hạn chế và tác dụng? Tại sao các phong trào yêu
nước đầu thế kỉ XX đều thất bại ?

Câu 6: (1điểm)Nêu nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862. Nhận
xét về tính chất hiệp ước và thái độ triều đình Huế.

Câu 7: (3 điểm)Trình bày bối cảnh, nội dung các đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa
cuối thế kỉ XIX. Ưu điểm, tồn tại và ý nghĩa của các đề nghị cải cách đó.






















ĐÁP ÁN

Câu 1: Trình bày chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân
Pháp ở Việt Nam? Mục đích các chính sách đó? (3 điểm)
a) Chính sách kinh tế: (2.0đ)
-Trong nông nghiệp:
+ Pháp đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.
+Bóc lột theo kiểu phát canh thu tô.
-Trong công nghiệp:
+ Pháp tập trung khai thác than và kim loại .
+ Ngoài ra, Pháp đầu tư một số ngành như xi măng, điện, chế biến gỗ…
-GTVT:
+ Pháp xây dựng hệ thống giao thông đường bộ , đường sắt để tăng cường bóc lột

kinh tế và phục vụ mục đích quân sự.
-Về thương nghiệp:
+ Pháp độc chiếm thị trường V.Nam.
+ Hàng hóa của Pháp nhập vào V.Nam đánh thuế nhẹ hoặc miễn thuế.
+ Đánh thuế cao hàng hóa nước khác.
- Thuế:
+ Pháp đề ra các thư thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ .
+ Nặng nhất là thuế muối , rượu, thuốc phiện…
* Mục đích: Vơ vét sức người, sức của của nhân dân ta làm giàu cho Pháp.
2. Chính sách văn hóa, giáo dục: (1.0đ)
- Đến năm 1919 , Pháp vẫn duy trì chế độ giáo dục của thời phong kiến .
- Về sau, Pháp mở trường học mới nhằm đào tạo lớp người bản xứ phục vụ công
cuộc cai trị. Cùng với đó , Pháp mở một số cơ sở văn hóa , y tế.
* Mục đích:
+ Thông qua giáo dục nô dịch Pháp muốn đào tạo lớp người chỉ biết phục
tùng.
+ Dùng người Việt trị người Việt.
+ Kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt, để dễ bề cai trị.

Câu 2: Trình bày những nét chính về phong trào Đông du (1905-1909)? Ý
nghĩa phong trào Đông du? (2.0 điểm)
Năm 1904, Duy tân hội được thành lập do Phan Bội Châu đứng đầu. Hội
chủ trương dùng bạo động đánh Pháp, khôi phục độc lập.
Năm 1905, Phan Bội Châu sanh Nhật với mục đích cầu viện, rồi từ cầu viện
chuyển sang cầu học.
Năm 1905-1908, Hội phát động phong trào Đông du, đưa được khoảng 200
Việt Nam sanh Nhật học tập nhằm đào tạo nhân tài để xây dựng lực lượng chống
Pháp.
Tháng 9/1908, thực dân Pháp câu kết với chính phủ Nhật Bản, trục xuất
những người Việt Nam khỏi đất Nhật.

Tháng 3/1909, phong trào Đông du tan rã. Hội Duy tân cũng ngừng hoạt
động.
* Ý nghĩa: cách mạng Việt nam bắt đầu hứng ra thế giới, gắn vấn đề dân
tộc với vấn đề thời đại.
Câu 3: Tóm tắt quá trình thực dân Pháp xâm lược nước ta từ năm 1858 đến
năm 1884? Nguyên nhân làm cho nước ta bị mất vào tay thực dân Pháp? (2.0
điểm)

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta tại của biển Đà Nẵng.
Bị thất bại ở Đà Nẵng Pháp chuyển quân vào đánh chiếm Gia Định (1959), rồi
thôn tính toàn bộ Nam Kỳ 1867. Sau đó đem quân đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ
nhất năm 1873 và lần thứ hai 1882. Cuối cùng tấn công của biển Thuận An, uy
hiếp kinh thành Huế buộc triều định Huế đầu hàng với việc TĐ Huế kí với Pháp
hiệp ước Pa-tơ-nốt năm 1884. Từ đây VN từ một nước độc lập, có chủ quyền đã
trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến. (1.5 đ)

Nguyên nhân làm cho nước ta bị mất vào tay thực dân Pháp: Do đường lối,
cách thức tổ chức kháng chiến của triều đình Huế mắc nhiều sai lầm, bất cập. Bối
cảnh quốc tế bất lợi…(0.5đ)

Câu 4
(3 điểm)
Nội dung
Đi
ểm
* Chiến sự ở Gia Định:
- Ngày 17-2-1859 Pháp kéo quân vào Gia Định, quân triều đình chống
cự yếu ớt rồi tan rã.
- Pháp gặp khó khăn tại chiến trường Trung Quốc nên phải rút quân
chỉ để lại ở Gia Định 1000 quân ->Lực lượng Pháp mỏng

- Triều đình Huế không tổ chức huy động đánh đuổi quân Pháp ra
khỏi nước ta mà chỉ lo phòng thủ
- Sau khi ổn định chiến trường TQ, Pháp kéo quân vào Gia Định.
Ngày 24-2-1861 Pháp chiếm đại đồn Chí Hòa, thừa thắng chiếm 3
tỉnh miền Đông Nam Kì
- Triều Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất, thừa nhận sự cai quản
của Pháp ở 3 tỉnh Miền Đông Nam Kì
-> Triều Huế đã bỏ lỡ cơ hội đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi nước ta
tại chiến trường Gia Định
* Tình hình sau trận Cầu Giấy:
- Sau trận Cầu Giấy, TD Pháp hoang mang dao động có ý định rút
quân khỏi Bắc Kì
- ND phấn khởi sẵn sàng đứng lên đánh Pháp
- Triều Huế mu muội, lo sợ ảnh hưởng đến thương lượng nên đã kí
hiệp ước Giáp Tuất. Hiệp ước thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp,
mất một phần chủ quyền dân tộc
-> Việc làm của triều Huế đã tạo điều kiện cho Pháp xâm lược nước ta.

0,25

0,25

0,25

0,5


0,25

0,25



0,25

0,25
0,5


0,25

Câu
5(6điểm)

Nội dung Phan Bội Châu Phan Châu Trinh


Chủ trương
Đánh Pháp, giành độc lập dân
tộc, xây dựng xã hội tiến bộ về
kinh tế, chính trị, xã hội, văn
hóa.Chủ trương bạo động, dựa
vào Nhật (xin vũ khí, tiền bạc)
để đánh lại Pháp.
- Chủ trương ôn hoà và công
khai.
- Mở cuộc vận động cải cách
trong nước để chống lại Pháp,
khai trí , mở ngành công
thương nghiệp tự cường.



Biện pháp
Lập hội Duy Tân (1904) đưa
học sinh Việt Nam sang Nhật để
du học sau này về cứu nước.
Cải cách để cứu nước với
những hình thức đấu tranh
phong phú như: mở trường
học, diễn thuyết, đả kích quan
lại xấu , cổ vũ cho việc mở
mang công thương nghiệp.

Khả năng
thực hiện
Phù hợp với nguyện vọng của
nhân dân nhưng chủ trương cầu
viện Nhật Bản là khó có khả
năng thực hiện được.
Không thể thực hiện được vì
trái với đường lối của Pháp.
Ảnh hưởng
Phong trào được nhiều người
hưởng ứng.
Ảnh hưởng của phong trào
rất mạnh dẫn đến phong trào
trốn đi phu, chống sưu thế
diễn ra rầm rộ ở Trung Kì năm
1908.

Kết quả

Pháp – Nhật cấu kết với nhau,
phá hoại. Phong trào Đông Du
tan rã vào năm 1909.
Pháp thẳng tay đàn áp, bắt
bớ tù đày những người yêu
nước. Phan Châu Trinh bị giặc
Pháp đày ra Côn Đảo (1908)

Hạn chế
Chưa có đường lối cách mạng
đúng đắn, chưa nhận rõ kẻ thù
nên chủ trương đưa Nhật để
chống Pháp là sai lầm, nguy
hiểm.
Chưa có đường lối cách
mạng đúng đắn, chống Pháp
bằng cách hô hào Duy Tân cải
cách, xu hướng bắt tay với
Pháp.
Tác dụng
Khuấy động lòng yêu nước,
cổ vũ tinh thần dân tộc.
- Cổ vũ tinh thần học tập tự
cường.
- Giáo dục tư tưởng chống các
hủ tục phong kiến, bỏ cũ theo
mới.








1,0





0.75






0.5




0.5



0.5





0.5



0.75



0,5


0,5

* Các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX đều thất bại là do:
- Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX lần lượt bị thất bại trước sự đàn áp đ
ẫm
máu của đế quốc Pháp và phong kiến tay sai.
- Nguyên nhân thất bại chính là thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến cách
mạng. Giai cấp công nhân chưa trở thành một lực lượng chính trị độc lập nên chưa
thể đảm nhận vai trò lãnh đạo.
Câu 6: (1 điểm)
1. Nội dung Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 (1,0 điểm)
- Triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở 3 tỉnh miền Đông
Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn. (0,25 đ)
- Mở 3 cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán.
(0,25 đ)
- Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh
cấm đạo trước đây. (0,25 đ)
- Bồi thường cho pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.

Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân
chúng ngừng kháng chiến… (0,25 đ)
2. Nhận xét về tính chất hiệp uớc và thái độ triều đình Huế. ( 0,5 điểm)
- Với hiệp ước Nhâm Tuất triều đình Huế đã cắt đất cầu hoà, đi ngược lại với
ý chí nguyện vọng của nhân dân, đặt quyền lợi dòng họ đặt lên trên quyền lợi của
dân tộc. (0,25 đ)
- Hiệp ước Nhâm Tuất đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền độc lập của dân
tộc, nhân dân ta bất bình phản đối hành động bán nước của triều đình Huế. (0,25
đ)
Câu 7 (3 điểm)
1. Bối cảnh: (1,0 điểm)
- Pháp ráo riết mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị tấn
công đánh chiếm cả nước ta. (0,25 đ)
- Triều đình Huế vẫn tiếp tục thi hành chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời,
lạc hậu khiến cho kinh tế, xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.
(0,25 đ)
- Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương mục ruỗng; nông
nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ; tài chính cạn kiệt, đời sống
nhân dân vô cùng khó khăn. (0,25 đ)
- Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt. (0,25 đ)
2. Nội dung các đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX (1,0
điểm )
- Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lí (Nam
Định). Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoang và khai mỏ, phát triển
buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng. (0,25 đ)
- Năm 1872, Viện Thương bạc xin mở 3 cửa biển ở miền Bắc và miền Trung
để thông thương với nước ngoài. (0,25 đ)
- Từ năm 1863 – 1871, Nguyễn Trường Tộ đã gửi 30 bản điều trần đề cập
đến một loạt vấn đề như chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công, thương
nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục… (0,25

đ)
- Năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng 2 bản “Thời vụ sách” lên vua
Tự Đức, đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước. (0,25 đ)
3. Ưu điểm, tồn tại và ý nghĩa của các đề nghị cải cách. (1,5 điểm)
a. Ưu điểm: (0,5 điểm)
- Các đề nghị cải cách duy tân đề cập đến nhiều vấn đề, nhiều lĩnh vực của
đời sống xã hội nước ta lúc đó, mong muốn đưa nước ta thoát khỏi tình trạng lạc
hậu có thể đương đầu với thực Pháp. (0,25 đ)
- Các đề nghị cải cách nhằm canh tân đất nước, đáp ứng phần nào những yêu
cầu của nước ta lúc đó. (0,25 đ)
b. Tồn tại: (0,5 điểm)
- Các đề nghị trên mang tính lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong,
chưa động chạm đến vấn đề cơ bản của thời đại: giải quyết 2 mâu thuẫn chủ yếu
của xã hội Việt Nam lúc đó là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm
lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến. (0,25 đ)
- Triều đình phong kiến nhà Nguyễn bảo thủ, bất lực, không chấp nhận thay
đổi, từ chối mọi đề nghị cải cách, làm cản trở sự phát triển của những tiền đề mới
khiến cho xã hội chỉ luẩn quẩn trong vòng bế tắc của chế độ thuộc địa nửa phong
kiến. (0,25 đ)
c. Ý nghĩa: (0,5 điểm)
- Dù không thành hiện thực nhưng những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX
đã gây một tiếng vang lớn, tấn công vào tư tưởng bảo thủ, lỗi thời của chế độ
phong kiến nhà Nguyễn. Phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt
Nam hiểu biết, thức thời. (0,25 đ)
- Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy tân ở Việt
Nam vào đầu thế kỉ XX. (0,25 đ)




×