Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Đánh giá tác dụng của phương pháp luyện tập dưỡng sinh y học cổ truyền đối với phụ nữ thời kỳ mãn kinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.06 KB, 69 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Dưỡng sinh hay còn gọi là nhiếp sinh, đạo sinh, bảo dưỡng có nghĩa là
bảo dưỡng sinh mệnh. Dưỡng sinh nghiên cứu các quy luật sống của con
người, tìm ra các phương pháp dự phòng bệnh và tăng cường sức khỏe, xem
xét cơ chế của sự lão hóa làm chậm quá trình lão suy và kéo dài chất lượng
cuộc sống.
Ở Việt Nam phương pháp dưỡng sinh đó cú truyền thống từ lâu đời, đã
được nhiều danh y nghiên cứu, phát triển như: Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIV), Hoàng
Đụn Hũa (thế kỷ XVI), Đào Công Chính (thế kỷ XVII), Lê Hữu Trác (thế kỷ
XVIII) đã góp phần làm cho phương pháp dưỡng sinh từ chỗ thiên về dưỡng
sinh cá nhân trở thành một phương pháp y học dự phòng toàn diện [9], [21],
[23], [50], [51].
Đến thế kỷ thứ XX, phương pháp dưỡng sinh được phát triển lên mức độ
cao hơn với đóng góp của nhiều nhà dưỡng sinh tiêu biểu như: Nguyễn Khắc
Viện, Tô Như Khuờ, Lờ Kim Định và Nguyễn Văn Hưởng, đã vận dụng những
phương pháp tập luyện y học cổ truyền với kiến thức y học hiện đại để xây dựng
thành những hệ thống tập luyện hoàn chỉnh, có cơ sở khoa học rõ ràng [9], [15],
[16], [28], [54].
Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, biến quá trình chữa bệnh
thành quá trình tự chữa bệnh, trong nhiều năm trở lại đây phong trào tập
luyện dưỡng sinh đã được áp dụng phổ biến trong nhân dân, trong các khoa
dưỡng sinh của Bệnh viện. Luyện tập dưỡng sinh đã trở thành nhu cầu của
người cao tuổi, trong đó tỷ lệ phụ nữ mãn kinh chiếm một phần không nhỏ
[1], [21].
1
Trên thế giới từ sau hội nghị dân số họp tại Cairo (Aicập năm 1994), thì
vấn đề sức khoẻ của phụ nữ mãn kinh đã được nhiều nhà khoa học quan tâm.
Các công trình nghiên cứu về sức khoẻ của phụ nữ mãn kinh chưa đáp
ứng được với yêu cầu về chăm sóc sức khoẻ ở lứa tuổi này. Theo ước tính có
đến 75%-90% phụ nữ độ tuổi trên 50 cú các triệu chứng bất thường, gây ảnh
hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống [6], [12], [19], [41].


Phương pháp tập luyện dưỡng sinh của Nguyễn Văn Hưởng kế thừa,
chỉnh lý trong 50 năm qua đã được Khoa Dưỡng sinh chõm cứu Bệnh viện Y
học cổ truyền trung ương ứng dụng vào điều trị và phòng bệnh thông qua
nhiều khóa luyện tập. Đó có một số công trình nghiên cứu về phương pháp
tập luyện này ở các lĩnh vực như: nghiên cứu ảnh hưởng của luyện tập thư
gión cổ truyền lên một số chỉ số sinh học của Lê Thị Hiền [21]; đánh giá tác
dụng của bài tập trên bệnh nhân có hội chứng thiểu năng tuần hoàn não của
Nguyễn Thị Vân Anh [1]; điều chỉnh chứng rối loạn Lipid máu của Vương
Thị Kim Chi [11]. Thực tế cho thấy có rất nhiều phụ nữ đến tham gia các
khoá luyện tập. Họ không thuộc những đối tượng có bệnh như trên mà là
những phụ nữ món kinh có biểu hiện rối loạn về vận mạch, về tõm sinh lý .…
Phải chăng phương pháp luyện tập dưỡng sinh Y học cổ truyền cũng mang lại
nhiều lợi ích cho họ nhưng từ trước đến nay chưa có công trình nghiên cứu
nào. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng của phương pháp luyện tập dưỡng sinh Y học cổ
truyền đối với phụ nữ thời kỳ mãn kinh.
2. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng của phụ nữ thời kỳ mãn kinh theo Y
học cổ truyền.
2
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Dưỡng sinh và cơ sở lý luận của phép dưỡng sinh
1.1.1. Khái niệm:
Dưỡng sinh là sự nuôi dưỡng và bảo vệ sự sống để phòng bệnh và kéo
dài tuổi thọ. Về phương pháp dưỡng sinh, trong Nội kinh cổ nhân đã qui nạp
thành bốn phương diện:
Điều dưỡng tinh thần
Điều tiết sinh hoạt và ăn uống
Thích nghi với điều kiện khí hậu, xã hội
Rèn luyện thân thể

1.1.2. Cơ sở lý luận của phép dưỡng sinh
Sách Nội kinh viết “Thánh nhân chữa khi chưa có bệnh, không để bệnh
phát ra rồi mới chữa, trị khi nước chưa có loạn, không đợi khi có loạn rồi mới
trị. Phàm sau khi bệnh đã thành rồi mới dùng thuốc, loạn đã thành rồi mới lo
dẹp, cũng ví như khát mới đào giếng, khi chiến đấu mới đúc binh khí thì
chẳng phải muộn ru” [21], [51, [52].
Phép dưỡng sinh đã được Tuệ Tĩnh, một danh y thế kỷ XIV đúc kết
trong hai câu thơ [50]:
“ Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần
Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hỡnh”
Có thể minh hoạ hai cõu thơ này bằng sơ đồ dưới đõy:
3
Tinh, khí, thần được coi là tam bảo (ba báu vật) của cơ thể. Tinh dồi
dào, khí đầy đủ thì thần mới vững mạnh, cơ thể mới sống khoẻ và sống lâu.
Bế tinh: là giữ gìn tinh của cơ thể, tinh có hai loại là tinh tiên thiên
(bẩm thụ từ cha mẹ, đóng vai trò sinh sản) và tinh hậu thiên (khí huyết, tân
dịch có được từ tinh hoa từ đồ ăn thức uống, đóng vai trò dinh dưỡng)
Dưỡng khí: là nuụi dưỡng khí trong cơ thể, có hai loại khí là khí tiên
thiên (nguyên khí, bẩm thụ từ cha mẹ) và khí hậu thiên (do phế sinh ra và tỳ
vị lấy từ đồ ăn thức uống). Khí là vật chất vô hình có tác dụng duy trì cuộc
sống, thúc đẩy hoạt động chức năng của cơ thể, không chỗ nào không đến,
Tồn thần
Dưỡng khí
Bế tinh
Luyện hình
Thủ chân
Quả dục
Thanh tâm
Bảo vệ sức
khoẻ. Kéo

dài tuổi thọ
4
không chỗ nào không qua. Muốn duỡng khí tốt phải luyện khí thở và ăn uống
khoa học
Tồn thần: thần là hoạt động sống, là biểu hiện của sự sống bao gồm
cảm giác, tư duy, hành vi, thần minh và hoạt động tinh thần. Tồn thần là bảo
vệ tốt hoạt động sống nhất là hoạt động tâm trí.
Thanh tâm: đứng đầu ngũ tạng là Tâm, biểu hiện bằng tâm chủ thần
minh, hoạt động trí tuệ của con người. Thanh tâm là luôn giữ cho tâm hồn
thanh cao, trong sạch.
Quả dục: dục có nghĩa là lòng ham muốn, khát vọng (dục vọng). Quả
dục là hạn chế dục vọng vô lý, hạn chế ham muốn bất chính.
Thủ chân: là giữ gìn, bảo vệ chõn khớ, không làm gì quá mức để làm
cơ thể suy yếu.
Luyện hình: là tập luyện để cơ thể khoẻ mạnh, thân hình cường tráng.
Hai câu thơ trên của danh y Tuệ Tĩnh đã thể hiện đấy đủ các yếu lĩnh
để có được một cuộc sống khoẻ mạnh và lâu dài.
1.2. Một số phương pháp tập luyện dưỡng sinh ở trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Nguồn gốc của các phương pháp tập luyện
Từ ngàn xưa, con người đã biết tác dụng của luyện tập đối với sức
khoẻ. Sách Tố vấn - Thượng cổ Thiờn chõn luận có ghi: “Người thượng cổ
biết phép dưỡng sinh, thuận theo quy luật âm dương, thích ứng với bốn mùa,
biết phép tu thân tích đức, ăn uống điều độ, sinh hoạt chừng mực, không làm
lụng bừa bãi mệt nhọc nên thể xác và tinh thần đều khỏe mạnh hưởng hết tuổi
trời cho” [55].
Mỗi quốc gia, dân tộc đều xây dựng cho mình phương pháp tập
luyện riêng:
5
Phương pháp khí công đã xuất hiện ở Trung Quốc hơn 1000 năm nay.
Phương pháp Yoga của Ấn Độ đã xuất hiện từ hơn 4000 năm nay, với

các ngành của nó như: Hath Yoga chuyên luyện về thể xác, Raja Yoga
chuyên luyện về tinh thần, tập trung tinh thần [11], [25].
Ở Châu Âu, có phương pháp tập luyện thể dục thể thao, điền kinh,
thư gión….
1.2.2. Một số phương pháp tập luyện dưỡng sinh ở trên thế giới
Các phương pháp phổ biến như: Khí công, Thái cực quyền, xoa bóp,
Yoga, thư gión,…
1.2.2.1 Khớ công dưỡng sinh:
Là phương pháp tập luyện từ lâu đời ở Trung Quốc, là phương pháp tự
tập luyện để nâng cao thể chất, phòng bệnh và chữa bệnh. Gồm có 2 phần là:
tĩnh công và động công [1], [20], [45].
Tĩnh công gồm ba phần tập luyện chính: luyện tư thế, luyện ý, luyện
thở ở trạng thái tĩnh có tác dụng làm cho khí huyết lưu thông, rèn luyện nội
tạng, để chữa bệnh tật [1], [20], [45].
Động công gồm ba phần tập chính: luyện tư thế, luyện ý, luyện thở ở tư
thế động, có tác dụng làm mạnh cơ bắp, tăng cường sức lực [1], [20], [45].
Theo thống kê của hội nghị khí công quốc gia Trung Quốc có khoảng
50 triệu ngưũi tập luyện khí công. [1]. Hiện nay Trung Quốc đã áp dụng khí
công vào điều trị nhiều bệnh như: tăng huyết áp, suy nhược thần kinh, hen
phế quản, viêm loét dạ dày, giảm béo [1], [45].
Hiện nay có Viện nghiên cứu khí công và cỏc mụn tập khí công ở
Trung Quốc, hội khí công ở nhiều nước trên thế giới [45].
6
1.2.2.2 Yoga
Là phương pháp tập luyện có nguồn gốc từ Ấn Độ, Yoga có 2 ngành
chính là: Hatha Yoga - luyện về thể xác, còn được gọi là yoga thể dục và Raja
Yoga chuyên luyện về tinh thần, tập trung tinh thần
Hiện nay có nhiều viện nghiên cứu về Yoga ở Ấn Độ và một số nước
Phương Tây. [21], [25].
1.2.2.3 Thư giãn

Thư giãn là phương pháp tập luyện tinh thần, chủ động tách rời cơ thể khỏi
môi trường bên ngoài, tập trung theo dõi hơi thở, cảm giác ấm nặng, tạo cho toàn
bộ cơ thể ở trạng thái ức chế, thư giãn hoàn toàn. [27], [54].
Thư giãn là thuật ngữ phản ánh hai trạng thái cơ bản cần đạt được trong
liệu pháp tâm lý: thư giãn tâm thần và giãn mềm cơ bắp [21], [26], [27].
Có hai phương pháp thư giãn hay dùng trong YHHĐ là:
* Phương pháp thư giãn Schultz: từ não bộ điều khiển xuống các cơ.
Đặc điểm của phương pháp này là tự ám thị để có được các cảm giác nặng,
ấm, tim êm dịu, với 6 bài “tự tập sơ cấp” là: Tay nặng, tay ấm, trái tim êm
dịu, theo dõi hơi thở, bụng ấm, trỏn mỏt rất dễ chịu [20], [21], [25], [26], [27].
* Phương pháp thư giãn của Jacobson: từ các cơ tác động lên bộ não, với
nguyên tắc: mỗi cơ khớp có hai tác dụng đối lập (một cái co, một cái duỗi) gồm
12 động tác: khớp ngón tay và ngón chân, khớp bàn tay và bàn chân, khớp cổ
tay và khớp cổ chân, bàn tay và bàn chân, khớp cùi trỏ và đầu gối, khớp vai và
khớp háng, mắt, miệng, đầu, lưỡi [20], [21], [25], [26], [27].
Ngoài ra còn một số phương pháp tập luyện khác như: xoa bóp, thái
cực quyền, bài tập thể dục …
1.2.3. Phương pháp luyện dưỡng sinh ở Việt Nam
7
Ở Việt Nam phương pháp tập luyện dưỡng sinh đã có từ lâu đời, vào
thế kỷ XIV danh y Tuệ Tĩnh đã nêu lên bí quyết dưỡng sinh trong đó có phần
luyện tập thân thể [50]. Hoàng Đôn Hoà (thế kỷ XVI) trong cuốn “Hoạt nhõn
toỏt yếu” đã nêu ra phương pháp luyện thở khí công [23]. Đến thế kỷ XVIII,
Hải Thượng Lãn Ông đã nêu lên mối liên hệ giữa luyện tập và tinh thần với
hai cõu thơ: [21], [51], [52]
“ Tập cho khí huyết lưu thông
Chân tay điêu luyện trong lòng thảnh thơi”
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng cho chúng ta về tập luyện
dưỡng sinh. Người nói: “mỗi người dân lúc ngủ dậy, tập ớt phỳt thể dục, ngày
nào cũng tập thỡ khớ huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ” [27]

Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện bị lao phổi, sáu lần mổ, chỉ còn 1/3 sức thở
nhưng nhờ kiên trì tập luyện dưỡng sinh nên sức khoẻ hồi phục, vẫn làm việc và
lao động sáng tạo. Phương pháp tập luyện dưỡng sinh của Bác sĩ Nguyễn Khắc
Viện gồm: luyện thở, luyện thư giãn, một số động tác Yoga [21], [25], [54].
Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng bị Tai biến mạch máu não từ năm 1970, đã
tự tìm ra phương pháp tập luyện và ông đã phục hồi gần như hoàn toàn, sống
và làm việc đến năm 1998.
Từ năm 1960 đến nay Viện Y học cổ truyền Việt Nam (nay là Bệnh
viện Y học cổ truyền Trung Ương) đã thường xuyên mở các lớp tập luyện
dưỡng sinh để phòng bệnh và điều trị một số bệnh mạn tính.
1.3. Nội dung bài tập dưỡng sinh YHCT tại Bệnh viện Y học cổ truyền
trung ương
1.3.1. Xuất xứ của bài tập:
8
Bài tập dưỡng sinh tại Bệnh viện Y học cổ truyền Việt Nam được Bác
sĩ Nguyễn Văn Hưởng xây dựng dựa trên cơ sở kế thừa truyền thống dưỡng
sinh từ lâu đời của cha ông ta, tiếp thu có chọn lọc các phương pháp tập luyện
của các dân tộc khác như: khí công, xoa bóp của Trung Quốc; Yoga của Ấn
Độ [21], [25].
Bài tập đã được các Giáo sư Hoàng Bảo Châu, Trần Thuý và một số
bác sỹ của Khoa Dưỡng sinh Chõm cứu kế thừa, bổ sung hoàn thiện hơn [3],
[9]], [15].
1.3.2. Nội dung bài tập
1.3.2.1. Luyện thư giãn:
Theo quan điểm của YHCT thì thư nghĩa là thư thái, trong đầu óc lúc
nào cũng thư thái; giãn có nghĩa là nới ra, giãn ra, chùng lại. Thư giãn nghĩa
là ở gốc trung tâm vỏ não thì phải thư thái, ở ngọn các cơ vân và cơ trơn thì
phải giãn ra. Gốc thư thái tốt thì ngọn giãn tốt, mà ngọn giãn tốt thì sẽ giúp
gốc thư thái. Nếu thư giãn tốt thì không có cơ nào căng thẳng, tay chân và
toàn thân trở nên mềm mại. Gương mặt phải rất bình thản như “mặt nước hồ”

như “gương mặt đức phật trên toà sen” [11], [28].
Theo YHHĐ thì thư giãn là phép luyện ức chế bằng cách làm giãn, làm
mềm, buông lỏng các cơ vân và cơ trơn để làm bớt căng thẳng thần kinh. Nếu
cơ trơn giãn ra hoàn toàn thì ta có cảm giác nặng, nếu cơ trơn được giãn ra
nhất là cơ trơn mạch máu thỡ cỏc mạch máu không bị co thắt, mà giãn ra máu
chảy dần ra tay chõn nờn ta có cảm giác nóng, ấm. Luyện thư giãn làm cho
quá trình ức chế và hưng phấn trong hoạt động thần kinh được cân bằng. Thư
gión đã được áp dụng chữa cho nhiều nhóm bệnh: tim mạch, tiờu hoỏ, hô hấp,
thần kinh,…[11], [28].
1.3.2.2. Luyện thở: có 3 cách
9
- Thở 4 thỡ cú 2 thì dương và 2 thỡ õm (cú kờ mụng): là để luyện thần
kinh, luyện khí và huyết, xoa bóp nội tạng. Trong đó thì 1 và thì 2 đều dương
vỡ thỡ này các cơ hô hấp phải co thắt tối đa để hít vào, thì 3 và 4 là 2 thỡ õm
vỡ lúc này các cơ hô hấp giãn ra, đối với các luyện thở này thì 2 là quan trọng
vì giỳp luyện ý chí làm chủ hơi thở [3], [15], [20], [21].
- Thở 4 thì dương: cách luyện thở này thường được kết hợp trong các
động tác Yoga. Bốn thì đều dương vì cấc cơ hô hấp đều hoạt động mạnh, hai
thì đầu hít vào tối đa, hai thì sau thở ra triệt để có tác dụng thúc đẩy khí huyết
lưu thông đều [3], [15], [20], [21].
- Thở có trở ngại: là luyện thở trong các tư thế khó thở, mục đích của
cách luyện thở này là để thúc đẩy khí huyết lưu thông rộng khắp cơ thể và
tăng sức [3], [15], [20], [21].
Ảnh hưởng của thở sâu đến một số chức năng cơ thể:
Đối với hô hấp: ngưũi tập thở sâu thì hiệu số giãn ngực và dung tích
sống lớn hơn ngưũi không tập [1], [27].
Đối với chức năng trao đổi khí: càng thở sâu, chức năng trao đổi khí
càng hoàn chỉnh, các phương pháp thở trên đều cho kết quả là PaO
2
và SaO

2
máu tăng [1], [26], [28].
Luyện tập ở các tư thế Yoga:
Mục đích làm cho khí huyết lưu thông và chống xơ cứng. Các tư thế
ASANA của phương pháp Yoga có ưu điểm chống xơ cứng, làm cơ thể dẻo
dai bằng, buộc huyết phải lưu thông đến các tế bào ở nơi xa nhất [1], [25]
Điểm trọng tâm của luyện tập là: tập cột sống, tập cơ phía sau thân, tập
để giữ tạng phủ không sa ra ngoài, tư thế dồn mỏu lờn đầu (một số động tác
như cái cày, trồng cây chuối, chổng mông thở, tư thế kờ mụng có tác dụng
dồn mỏu lờn nóo).
10
Các động tác trong bài tập của Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng là những
động tác phù hợp với người lớn tuổi, không nguy hiểm, với mục đích chống
xơ cứng để bồi dưỡng sức khỏe, kéo dài tuổi thọ.
Theo Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng thì người có tăng huyết áp không nên
tập động tác trồng cây chuối, người già xơ cứng mà tập quá mạnh có thể bị
chấn thương cột sống, gãy xương. Vì vậy người tập phải lựa chọn những động
tác phù hợp với mình [28].
Theo GS Nguyễn Khắc Viện, các động tác này giúp cho mạch máu não
nhạy cảm với sự thay đổi của áp lực, luyện đàn hồi thành mạch máu não và
làm ổn định lưu lượng não. Muốn tập các động tác đưa hai chân lên cao phải
tập từ từ, tăng dần, tránh đột ngột. Đối với người cao tuổi hoặc có bệnh tim
mạch nên tránh [1], [54].
1.4. Các công trình đã nghiên cứu về bài tập dưỡng sinh
Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương đã kết hợp với Trường Đại học y
Hà Nội, Học viện Quõn y, Bệnh viện công ty than 3, Bệnh viện trung ương
quân đội 108, đã đánh giá nhiều chỉ tiêu của bài tập này. Kết quả chung là
người tập luyện ăn ngon hơn, ngủ tốt hơn, đại tiểu tiện điều hoà hơn. Đối với
hoạt động chức năng thở: dung tích sống, VEMS, chỉ số Tiffeneau, PaO
2


SaO
2
đều tăng. Huyết áp có xu hướng trở về bình thường, chứng tỏ tác dụng
điều hoà huyết áp của bài tập [1], [14], [21], [25].
Các tác giả Nguyễn Văn Tường, Võ Mộng Lan, Hoàng Bảo Châu,
Nguyễn Tấn Gi Trọng và cộng sự (1987) nghiên cứu những thay đổi về huyết
động học trong bài tập dưỡng sinh trước và sau đợt tập cho thấy sau đợt tập
lưu lượng tim tăng [1].
Phạm Huy Hùng (1996) nghiờn cứu sự thay đổi một số chỉ số lâm sàng
và cận lâm sàng ở người tập luyện dưỡng sinh theo phương pháp của Bác sĩ
11
Nguyễn văn Hưởng cho thấy: độ giãn cột sống được cải thiện, độ giãn nở của
lồng ngực tăng có ý nghĩa thống kê so với trước tập, các chỉ số hô hấp được
cải thiện [25].
Lê Thị Hiền (2003) nghiên cứu ảnh hưởng của luyện tập thư gión cổ
truyền lên một số chỉ số sinh học cho thấy: luyện tập thư gión cổ truyền gõy
biến đổi một số chỉ số sinh học ở người trưởng thành bình thường, người có
tuổi tăng huyết áp và người có tuổi có hội chứng suy nhược thần kinh [21].
Nguyễn Thị Vân Anh (2000) nghiờn cứu tác dụng bài tập dưỡng sinh
của Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng trên bệnh nhân có hội chứng thiểu năng tuần
hoàn não mạn tính cho thấy: bài tập có tác dụng cải thiện tình trạng thiểu
năng tuần hoàn não mạn tính, trương lực mạch máu não giảm, khả năng đàn
hồi của thành mạch được cải thiện [1].
Vương Thị Kim Chi (2001) nghiờn cứu tác dụng của dưỡng sinh góp
phần điều chỉnh chứng rối loạn lipid máu cho thấy: bài tập có tác dụng góp
phần điều chỉnh một số thành phần của lipid máu trong chứng rối loạn lipid
máu, nồng độ triglycerid máu giảm có ý nghĩa thống kê với P < 0,001, nồng
độ HDL-C tăng có ý nghĩa thống kê với P< 0,001 [11].
1.5. Khái niệm về Mãn kinh

1.5.1. Theo YHHD
1.5.1.1. Mãn kinh và cơ sở sinh lý học của món kinh
Ở người phụ nữ vào độ tuổi 50 trở lên các nang trứng của buồng trứng
giảm phát triển, trở lên không đáp ứng với kích thích của hormon tuyến yên,
sau vài tháng đến vài năm các chu kỳ sinh dục ngừng, người phụ nữ hết kinh,
không có hiện tượng phúng noón, nồng độ các hormon sinh dục giảm thấp.
Hiện tượng này được gọi là mãn kinh [6], [7], [18].
12
Mãn kinh là tình trạng thôi hành kinh vĩnh viễn, một vô kinh thứ phát
do suy giảm tự nhiên hoạt động của buồng trứng một cách tự nhiên và không
hồi phục [2], [7].
Mãn kinh được phân thành 2 loại:
- Mãn kinh tự nhiên: là tình trạng vô kinh liên tục sau 12 tháng mà
không có bất kỳ nguyên nhân bệnh lý nào [2], [6], [19]
- Mãn kinh nhân tạo: là tình trạng dừng kinh nguyệt sau khi cắt bỏ buồng
trứng, do điều trị hoá chất, phóng xạ làm suy giảm chức năng buồng trứng.
Hội chứng món kinh được chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn tiền mãn kinh: là giai đoạn khi mà chu kỳ kinh nguyệt vẫn
đều ở phụ nữ sau độ tuổi 40, đôi khi mất kinh nhưng không kéo dài quá 3
tháng [2], [6], [19], [33],[37].
Giai đoạn quanh mãn kinh: là giai đoạn ngay trước khi mãn kinh thật
sự, chu kỳ kinh nguyệt bất thường, có giai đoạn vô kinh kéo dài hơn ba tháng
nhưng không kéo dài trên 12 tháng, giai đoạn này bao gồm cả năm đầu sau
khi mãn kinh [2], [6], [19], [33], [37].
Giai đoạn hậu mãn kinh: là sau khi vô kinh liên tục 12 tháng, giai đoạn
này kéo dài cho đến chết [2], [6], [19], [33], [37].
Cơ sở của món kinh: Món kinh là sự kiệt quệ của buồng trứng, vào thời
kỳ tiền mãn kinh ở buồng trứng, số nang trứng nguyờn phỏt cũn rất ít. Việc đáp
ứng của buồng trứng với kích thích của Follicle Stimulating Hormon (FSH) và
Luteinizing Hormon (LH) giảm dẫn đến lượng estrogen giảm dần đến mức

thấp nhất. Với hàm lượng này estrogen không đủ chế tạo một cơ chế feedback
õm gõy ức chế bài tiết FSH và LH, đồng thời cũng không đủ để tạo cơ chế
feedback dương gây bài tiết đủ lượng FSH và LH cần thiết làm rụng trứng. Do
13
đó chỉ sản xuất được một lượng nhỏ hơn estrogen, không còn đủ để làm thay
đổi niêm mạc tử cung tới mức gây được kinh nguyệt [6], [12], [17], [17], [37].
1.5.1.2. Những thay đổi về nội tiết khi mãn kinh
Ở thời kỳ mãn kinh có sự thay đổi lớn về nội tiết mà hiện tượng chính
là sự tụt giảm estrogen. Trong thời kỳ sinh sản buồng trứng chế tiết chủ yếu
estradiol và một lượng nhỏ etrol, còn lại hầu hết estrol được hình thành từ một
đích từ nguồn androgen do vỏ thượng thận và lớp vỏ của nang noãn chế tiết.
Estrogen cũng có thể biến đổi từ dạng này sang dạng khác, như sự chuyển
dạng qua lại của estradiol và estron [6], [33]. Trước khi mãn kinh 95%
estradiol lưu hành trongmỏu do buồng trứng tiết ra phần còn lại có nguồn gốc
từ sự chuyển hoá estron [2], [6], [19].
Ở thời kỳ mãn kinh có sự thay đổi về estrogen, nồng độ estradiol và
etron giảm rõ trong 12 tháng đầu của thời kỳ này và tiếp tục giảm chậm trong
một vài năm sau đó.
Vào những năm cuối của đời sống sinh sản, có sự sụt giảm rất lớn nồng
độ etradiol và chớnh sự tụt giảm này đã gõy ra các rối loạn tâm sinh lý và
bệnh tật cho người phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh [2], [6], [18].
Nồng độ FSH huyết thanh tương quan chặt chẽ với thời kỳ mãn kinh.
Khi nồng độ FSH huyết thanh tăng lên trên 40 IU/l là dấu hiệu cận lâm sàng
đáng tin cậy nhất để xác định mãn kinh. Vào giai đoạn tiền mãn kinh đó cú sự
thay đổi nồng độ FSH và LH. Khoảng 2-3 năm sau kỳ kinh cuối, hàm lượng
FSH có thể gia tăng từ 10-20 lần, giá trị FSH có thể đạt tới 20-140 IU/l. Nồng
độ LH cũng gia tăng nhưng ít đột ngột hơn, điển hình là tăng khoảng từ 3-5
lần [2], [6].
1.5.1.3. Những thay đổi về chức năng thời kỳ mãn kinh
14

Chính sự tụt giảm nồng độ estrogen thời kỳ mãn kinh đã dẫn tới những
thay đổi về cấu trúc cũng như về chức năng buồng trứng để lại nhiều khó
khăn ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người phụ nữ ở giai đoạn này.
Những biểu hiện lâm sàng của tuổi mãn kinh thay đổi rất nhiều về mức độ và
thời gian xuất hiện. Một số phụ nữ hoàn toàn không có một triệu chứng gì
đáng kể trừ sự thay đổi chức phận kinh nguyệt là do những thay đổi về hình
thái và nội tiết chắc chắn tiến triển một cách từ từ vì vậy các hậu quả hầu như
không thấy rõ. Ngược lại ở những phụ nữ mà sự thiếu hụt estrogen đột ngột
hơn và rõ ràng hơn, phối hợp với những thay đổi ở đường sinh dục, vú và đôi
khi các triệu chứng khác cùng một lúc với những biểu hiện của tớnh khụng ổn
định nghiêm trọng của bản thân. Chính những người này được gọi là có hội
chứng mãn kinh [5],[6], [13].
1.5.1.4 Hội chứng mãn kinh.
Danh từ hội chứng mãn kinh được dùng để chỉ một nhúm cỏc triệu
chứng mà một số 70-90% phụ nữ bị mắc trong tuổi mãn kinh bao gồm: Rối
loạn thần kinh thực vật như cơn bốc hoả, vã mồ hôi, hồi hộp, chóng mặt, các
rối loạn tâm lý như: rối loạn tập trung, giảm ham muốn tình dục…
* Rối loạn vận mạnh.
Các rối loạn vận mạch xẩy ra ở 75 - 85% phụ nữ mãn kinh. Thường được
nhắc tới là cơn bốc hoả, kèm theo vã mồ hôi và rùng mình [2], [5], [6], [29]
* Cơn bốc hoả [2], [6], [13].
Các cơn bốc hoả này xẩy ra rất bất ngờ, không có báo trước, hay cảm
thấy một cảm giác ấm hay nóng bỏng từ ngực lan dần lên tới cổ, đầu, mặt.
Cảm giác này có thể kéo dài một vài giây tới một vài phút và thường kèm
15
theo một cơn đỏ mặt, đôi khi sau cơn bốc hoả lại rùng mình. Thường xuất
hiện vã mồ hôi sau cơn bốc hoả. Đôi khi thấy xuất hiện choáng váng, chóng
mặt, đánh trống ngực, nhức đầu, buồn nôn ngay sau khi bị bốc hoả và sự kết
thúc của triệu chứng trên cũng đột ngột như khi nó xuất hiện. Tất cả giai đoạn
này kéo dài khoảng vài phút.

Các cơn bốc hoả nhiều hay ít, mạnh hay nhẹ rất khác nhau, thường các
cơn đó hay xẩy ra sau các xúc cảm. Tuy nhiên nhiều trường hợp các cơn vã
mồ hôi đặc biệt hay xẩy ra trong lúc ngủ, gây ảnh hưởng tới giấc ngủ. Cú lỳc
cơn bốc hoả, vã mồ hôi nhiều và mạnh làm cho người phụ nữ thấy rất mệt.
Trong một vài trường hợp sau các cơn đó bệnh nhân có thể bị hồi hộp hay có
những cơn mạch nhanh kớch phỏt.
Sự đỏ bừng ở mặt có thể nhận thấy được bởi người khác khi bốc hoả
xuất hiện, có thể nhận ra được ở mặt, ở cổ như vết bóng đỏ, bàn tay trở lên
nóng, da ở mặt, cổ trở lên nhớp nháp [3], [5], [6].
Căn nguyên của vấn đề vận mạch đã được nghiên cứu nhiều. Nhiều ý
kiến cho rằng sự mất estrogen bản thân nó không phải là nguyên nhân chính.
Đối với những người phụ nữ chưa bao giờ chịu tác dụng của estrogen thì
không xuất hiện các triệu chứng về vận mạch như trên. Ngược lại nếu những
người này đã từng được điều trị bằng estrogen thì khi ngừng estrogen các rối
loạn về vận mạch sẽ xuất hiện. Các rối loạn vận mạch đặc biệt là không xuất
hiện ở các bệnh nhân bị suy giảm estrogen thứ phát sau thiểu năng chức phận
tuyến yên. Người ta cũng nhận thấy không có một sự liên quan nào giữa mức
độ bài tiết hormone hướng sinh dục với mức độ trầm trọng của các cơn bốc
hoả mãn kinh [3], [4], [13].
16
Ngày nay người ta thấy có một mối tương quan tạm thời giữa nhịp độ
bài tiết ra LH và các đợt bốc hoả (lúc bắt đầu có bốc hoả mãn kinh và sự chế
tiết LH) [3], [38]. Các triệu chứng vận mạch của mãn kinh dường như là do
rối loạn chức năng trung tâm điều hoà nhiệt độ của vùng hạ đồi với sự giảm đi
đột ngột cơ chế kìm nhiệt ở vùng hạ đồi.
Những thay đổi về sinh lý do việc đổ mồ hôi và co thắt mạch đều là do
chức năng của hệ thần kinh giao cảm ngoại biên, những sợi phó giao cảm
kích thích tuyến mồ hôi trong khi những sợi thần kinh giao cảm thì điều khiển
tình trạng co thắt mạch ngoại biên. Cả hai đáp ứng này đều hạ thấp nhiệt độ
trung ương trong suốt thời gian bốc hoả. Những phụ nữ thường đáp ứng với

sự khởi đầu của cơn bốc hoả bằng cách cố gắng làm mát cho mình bằng việc
mở cửa sổ hay cởi bỏ quần áo quá dày ngay cả khi không có sự gia tăng thật
sự trong nhiệt độ trung ương.
Tần suất xuất hiện của các cơn bốc hoả rất khác nhau tuỳ theo từng
vùng, từng dõn tộc…. Ví dụ: 23% phụ nữ mãn kinh ở Thái Lan, 10% ở phụ
nữ Trung Quốc; 56% ở phụ nữ Thuỵ Điển, 17,6 % ở phụ nữ Singapore; 56%
ở phụ nữ Malaysia; hơn 80% ở phụ nữ Hà Lan [6], [], [57], [58], [60] . Theo
M. Yusoff. Dawood 85% phụ nữ mãn kinh có cơn bốc hoả với 65% cơn bốc
hoả xuất hiện từ 1 – 5 năm, 26% kéo dài từ 6 – 10 năm, 10% kéo dài trên 10
năm [59]. Theo Kronnenberg (1990): có 60% phụ nữ có cơn bốc hoả trong
thời gian 7 năm và 15% trên 15 năm. Mỗi cơn bốc hoả kéo dài trung bình 2,7
phút, có 17,4% phụ nữ mãn kinh có cơn bốc hoả kéo dài hơn 1 phút, 5,7%
cơn bốc hoả kéo dài hơn 6 phút [2]. Mỗi cơn bốc hoả có liên quan với sự tăng
nhiệt độ, tăng nhịp đập của tim (trung bình 9 nhịp đập/phỳt và có thể tới 20
nhịp đập/ phút), tăng hoạt động máu ở tay chân và tăng máu ở ngoài da.
17
* Đánh trống ngực
Là một triệu chứng khó chịu thường gặp. Đánh trống ngực có thể là
một trong những biểu hiện nổi bật của một đợt lo âu cấp diễn [43]. Tự nhiên
có cảm giác run sợ, trong tim rung động, không yên, bệnh phát bất thường,
cảm thấy tim đập nhanh trong khoảng thời gian vài giây có khi có cảm giác
nặng hoặc đau tức nhẹ ở ngực thoáng qua.
* Chóng mặt:
Là một ảo giác vận động của bản thân hoặc của môi trường thông
thường là cảm giác quay, có thể do sinh lý hoặc do rối loạn trong hệ tiền đình.
Cảm giác đầu óc quay cuồng, choáng váng, lảo đảo như ngồi trên thuyền
chòng trành [2]. Chóng mặt sinh lý kéo dài 3 – 40 giây, nhẹ thì thoáng qua,
nặng thì tức ngực, buồn nôn, đổ mồ hôi, nặng hơn thì ngất xỉu. Ở các bệnh
nhân này không thấy biểu hiện của rối loạn tiền đình rõ ràng hoặc hội chứng
động mạch đốt sống cổ thân nền [2], [24], [38], [47].

* Các rối loạn ở hệ thống thần kinh tâm lý
Tính dễ bị kích động ngày càng tăng về hình thái này hay hình thái
khác là một biểu hiện thường gặp xẩy ra ở hầu hết các bệnh nhân như là một
phần của hội chứng mãn kinh. Sự cáu gắt, bất ổn định về cảm xúc và sự mất
ngủ ngày càng nặng là những hình thái thường gặp nhất. Nhưng ở một số
trường hợp trầm cảm và một trạng thái phủ định thụ động có thể có. Điều đó
đến mức độ nào có thể cho là do các yếu tố nội tiết hoặc phối hợp đến mức độ
nào là kết quả của các yếu tố chủ quan khác xẩy ra ở thời điểm đó của cuộc
đời là một câu hỏi còn tranh luận ? Có lẽ cả hai đều có vai trò. Các triệu
chứng vận mạch là một hiện tượng rối loạn mà bản thân nú đó làm tăng tính
xúc cảm và cáu gắt. Giống như các cơn bốc hoả loại phản ứng thần kinh này
18
không thể gán cho là do bản thân sự giảm sút estrogen, nhất là nó thường
không hay đi kèm với giảm chức phận tuyến yên và giảm chức phận sinh dục.
Trong nhiều trường hợp các yếu tố tâm lý thay đổi đó gây ra một ảnh hưởng
quan trọng mà ta không thể ngờ tới. Trong số đó có thể người phụ nữ bất chợt
nhận ra là mỡnh đó tới một mốc mới của cuộc đời và sợ hãi là từ nay sẽ già
đi. Khả năng sinh đẻ không còn nữa, cuộc đời sinh dục sẽ thay đổi, ung thư và
các bệnh thoỏi hoỏ sẽ dễ dàng phát triển. Cộng với điều đó là việc tất cả các
hiện tượng đó xẩy ra vào một giai đoạn trong cuộc đời lỳc cỏc con đã lớn và
đi xa, hơn nữa chồng thì bận rộn hơn bao giờ hết, do đó khó có thể chăm sóc
người phụ nữ một cách chu đáo như mong muốn [13].
Những bệnh nhân có một tình trạng trầm cảm thì trở nên ít cười, kêu ca
mệt, chán nản và mất tin tưởng vào khả năng có thể tiếp tục công việc bình
thường. Họ có ý định rút ra khỏi xã hội và họ sợ rằng sẽ mất trí. Thường họ phát
triển tình trạng loạn thần kinh thể lo lắng, trong một số trường hợp họ có thể đi tới
chứng sầu uất thoái triển thực sự. Việc các triệu chứng này không hết khi điều trị
bằng estrogen đã loại bỏ những ngờ vực về việc cho rằng nguyên nhân của hiện
tượng này do yếu tố nội tiết gây nên.
* Đau đầu

Thuật ngữ đau đầu bao hàm tất cả các loại đau ở đầu nhưng trong ngôn
ngữ thông thường người ta dùng từ đau đầu chỉ để nói tới những cảm giác khó
chịu vựng vũm sọ. Có khoảng 1/3 bệnh nhân than phiền bị đau đầu, coi như
một dấu hiệu mới, đau đầu thường được gọi là loại căng thẳng thần kinh và
được bệnh nhân mô tả là cảm thấy giống như một sợi dây bó chặt quanh đầu,
hoặc đi từ chẩm đến cổ lan ra gỏy, ớt khi nó thuộc loại đau nửa đầu [2], [13].
Một số cho rằng hiện tượng đau đầu ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh là kết quả
của sự căng phồng của tuyến yờn đã cương năng về chức phận [13], [43]. Theo
19
tính chất thì có thể các cơn đau đầu là biểu hiện khác của sự rối loạn hệ thống thần
kinh thường hay xẩy ra ở người phụ nữ mãn kinh.
* Tâm tính khí thất thường:
Lúc vui, lúc buồn, hay quên, nhiều khi không làm chủ được khi quyết
định một việc gì dù nhỏ nhặt trong sinh hoạt hằng ngày.
* Mất ngủ
Đó là sự giảm sút về thời gian, độ sâu hoặc hiệu quả hồi phục của ngủ,
có thể là không ngủ được, muốn ngủ rất khó, giấc ngủ chập chờn dễ bị thức
giấc, ngủ không sâu, cả đêm không ngủ, hoặc cả ngày ngủ 2 – 3 giờ, sáng ngủ
dậy cảm thấy không thoải mái còn thiếu ngủ, mệt mỏi. Bệnh thường kốm
chúng mặt, đau đầu, hồi hộp hay quên [2], [5], [12].
* Dễ bị kích động:
Bệnh nhân cảm thấy bực mình, hay nổi cáu nhiều hơn trước, nhiều khi
không làm chủ được bản thân.
* Chứng u sầu, lo lắng:
Đó là sự xuất hiện cảm giác chán hoặc buồn vô cớ có khi không cưỡng
lại được, nản lòng về tương lai, khó khắc phục những phiền muộn của bản
thân gây lo lắng…
* Tính yếu đuối và mệt mỏi:
Mệt mỏi cũng là một triệu chứng quan trọng, hay gặp trong hội chứng
mãn kinh. Bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải, không khoan khoỏi cả

tinh thần và thể chất, dễ bị mệt mỏi trong lao động trí óc cũng như lao động
thể lực. Do đó bệnh nhân có thể bỗng dưng thấy khó khăn trong giải quyết
một công việc thông thường nào đó.
20
* Đau cơ, xương khớp
Đây là một triệu chứng hay gặp trong hội chứng mãn kinh. Bệnh nhân
cảm thấy đau nhức ở trong cơ, xương, khớp xương, đau có khi di chuyển có
khi cố định xong hầu như không có sưng nóng khớp.
* Cảm giác kiến bò ở da:
Bệnh nhân có cảm giác buồn buồn như một sinh vật nhỏ bé bò đi, bò lại
ở trên da tay, chõn mỡnh có khi rất khó chịu, nặng có thể phải gói luụn.
Chẩn đoán hội chứng mãn kinh có thể dễ dàng thiết lập dựa trên các
phát hiện về lâm sàng bao gồm cả tuổi bệnh nhân. Các triệu chứng và kết quả
thăm khám thực thể. Các triệu chứng vận mạch của hội chứng mãn kinh là
đặc biệt nhất và giúp ích nhất trong việc xác định chẩn đoán. Các xét nghiệm
cận lâm sàng chỉ giúp thêm vào trong các trường hợp có vấn đề. Các thực
nghiệm lâm sàng về nội tiết và các xét nghiệm cận lâm sàng khác để thiết lập
một chẩn đoán một hội chứng mãn kinh phải được đánh giá một cách cẩn
thận, nhất là không có một thử nghiệm nào tự bản thân nó thiết lập được chẩn
đoán. Một vài phát hiện phù hợp với chẩn đoán, một số khỏc giỳp ta loại trừ
chẩn đoán.
1.5.1.5 Điều trị hội chứng mãn kinh
Việc điều trị hiện nay bên cạnh việc giải quyết vấn đề tâm sinh lý, thông
qua: sinh hoạt ăn uống tập luyện, còn cần tới sự hỗ trợ của thuốc.
Thuốc để điều trị chủ yếu là các chế phẩm của nội tiết tố là Estrogen và
Progesteron được gọi là liệu pháp hormon thay thế (LPHTT). Nhằm đem lại
cho người phụ nữ một cuộc sống có chất lượng, làm nhẹ các triệu chứng vận
mạch và các biểu hiện của hệ thống thần kinh phối hợp mà người ta cho là do
thiếu cân bằng nội tiết, vì vậy cần được điều trị khi có yêu cầu [5], [12], [40],
[41], [42].

21
Tuy nhiên dù kết quả có lợi của việc điều trị Estrogen đối với hội
chứng mãn kinh, song có một vài bệnh nhân và đôi lúc có một số thầy thuốc
không tán thành hay từ chối chấp nhận cách điều trị đú vỡ nhiều lý do khác
nhau [53]. Chính vì vậy một trong những quyết định phức tạp và khó khăn
nhất trong chăm sóc sức khoẻ phụ nữ là hiệu họ cú nờn dựng LPHTT sau mãn
kinh hay không [2].
Trong điều trị thầy thuốc phải xác định xem bệnh nhõn cú chỉ định cần
đến LPHTT hay không ? Thầy thuốc cần xem xét những lợi ích và tác hại của
LPHTT với bệnh nhân. Nhấn mạnh vào sự thiếu chắc chắn của nhiều vấn đề
có liên quan. Những tác dụng phụ có thể xẩy ra cũng phải được bàn. Những
chống chỉ định đối với LPHTT cũng phải được đánh giá thường quy [40],
[41]. Khi điều trị bằng LPHTT đòi hỏi người phụ nữ phải đến cơ sở y tế kiểm
tra thường xuyên. Mặc dù LPHTT là phương pháp trị liệu chính xong không
phải tất cả phụ nữ có hội chứng mãn kinh đều được điều trị và nên điều trị
bằng LPHTT.
Ngoài ra, người phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh nờn cú: một chế độ tập luyện
đặc biệt (nên đi bộ), một công việc phù hợp với tuổi già, một cuộc sống thoải
mái với gia đình và bạn bè cùng lứa tuổi, dùng Calcium và Vitamin D,…
1.5.1.6 Tình hình nghiên cứu về mãn kinh trên thế giới và trong nước
Trên thế giới:
Việc nghiên cứu mãn kinh nói chung cũng như về hội chứng mãn kinh
nói riêng có rất nhiều công trình. Về phần điều trị chủ yếu là nghiên cứu cảnh
hưởng của LPHTT tới hội chứng mãn kinh, cũng như ảnh hưởng tới các cơ
quan đích mà estrogen, progesteron tác động. Bằng chứng hiển nhiên có liên
quan đến những lợi ích và tác hại của trị liệu LPHTT được xác định từ hai thử
nghiệm ngẫu nhiên lớn đang tiến hành. Đó là thử nghiệm đề xướng sức khoẻ
22
phụ nữ tại Hoa Kỳ năm 2005 có kết quả và nghiên cứu quốc tế về sử dụng lâu
dài Estrogen sau mãn kinh . Tại 14 quốc gia dự kiến đến năm 2012 có kết quả

[24]. Bên cạnh đó cũng có nghiên cứu về các thuốc không phải hormon để
điều trị hội chứng mãn kinh như: clonidin, vitamin E, châm cứu, một số dược
thảo có chứa hoạt chất phytoestrogen, đậu nành, bí đao, nhân sâm,…
Ở Việt Nam
Nghiên cứu về mãn kinh có một số công trình nghiên cứu, đặc biệt là
đề tài cấp nhà nước do Phạm Thị Minh Đức làm chủ nhiệm đề tài [19]. Tuy
nhiên kết quả chủ yếu là về phần biến đổi tâm sinh lý và bệnh tật, phần điều
trị ít được đề cập . Ở Viện lão khoa Trung ương (1994) có làm nghiên cứu
bước đầu áp dụng điều trị thay thế bằng estrogen và progestron ở phụ nữ rối
loạn tiền mãn kinh và mãn kinh [47], [48].
1.5.2. Theo Y học cổ truyền
1.5.2.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Từ lâu trong y học cổ truyền, dựa trên quan sát lâm sàng cũng nhận
thấy người phụ nữ trước và sau khi hết kinh thường xuất hiện những triệu
chứng như: Triều nhịờt, xuất hiện các cơn bốc hoả, mặt nóng đỏ, ra mồ hôi,
tinh thần mệt mỏi, hay hoa mắt chóng mặt, phiền táo, dễ cáu giận, ù tai, mất
ngủ, hay hồi hộp đánh trống ngực, vai lưng đau mỏi, lòng bàn chân bàn tay
nóng và thường kèm theo rối loạn kinh nguyệt…tất cả đều có liên quan đến
vấn đề hết kinh và gọi là ‘’kinh đoạn tiền hậu chứng’’ hay là ‘’tuyệt kinh
đường hậu chứng’’. Những triệu chứng này xuất hiện có thể nhiều hoặc ít, số
lần xuất hiện và thời gian xuất hiện không theo quy luật, quá trình bị bệnh có
thể dài ngắn khác nhau (từ vài tháng đến vài năm). Chứng này tương đương
với hội chứng mãn kinh của Y học hiện đại [31].
Sự phát sinh ra hội chứng mãn kinh có liên quan tới đặc điểm sinh lý
của người phụ nữ vòng quanh tuổi 49. Ở thời điểm này thần khí đã suy nhiều,
thiên quý ít dần và theo hướng suy kiệt, hai mạch Xung- Nhâm cũng từ đấy
23
suy yếu dần đi. Như vậy ở vào khoảng tuổi này người phụ nữ về cơ bản hết
khả năng sinh đẻ, chức năng của các tạng phủ cũng suy giảm dần mà chủ yếu
là thận khí suy (chủ yếu là tinh, huyết suy dần nên âm dương mất cân bằng)

ảnh hưởng tới sự hoạt động của các tạng phủ khác. Do thận là gốc của tiên
thiên nên khi ngũ tạng bị tổn thương, bao giờ cũng ảnh hưởng tới thận, dẫn
đến chức năng của tạng thận bị suy giảm. Thận dương thận âm mất cân bằng,
ảnh hưởng đến sự hoạt động của các tạng phủ khác như: tâm, can, tỳ…làm
cho biểu hiện lâm sàng của hội chứng mãn kinh rất phức tạp [31].
1.5.2.2. Các thể lâm sàng
- Thể âm hư hoả vượng: người bệnh cú cỏc biểu hiện như: tính tình bứt
rứt, nóng nảy, dễ cáu gắt, chóng mặt, đau đầu, ngực sườn đầy tức, miệng khô
đắng, chân tay run, tê hoặc có cảm giác kiến bò, lưỡi đỏ tía, mạch huyền sác.
- Thể can thận âm hư: người bệnh cú cỏc biểu hiện: đau đầu, chóng
mặt, bốc hoả, ra mồ hôi, miệng khô, tiểu vàng, táo bón, lưng gối mỏi, đau
nhức xương, tai ù, ngũ tâm phiền nhiệt, chất lưỡi đỏ, rờu ớt, mạch tế sác.
- Thể thận dương hư: người bệnh cú cỏc biểu hiện: người béo bệu, chân
tay lạnh, mệt mỏi, sắc mặt trắng, đau mỏi lưng, tiểu tiện trong hoặc són tiểu,
chất lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch trầm trì hoặc tế nhược.
- Thể thận âm thận dương đều hư: người bệnh cú cỏc biểu hiện: đau
đầu, chóng mặt, ù tai, ngủ ít hay mơ, lúc lạnh lỳc núng, ra mồ hôi, mặt nóng
từng lúc, lưng lạnh, lưỡi nhợt hoặc đỏ, mạch trầm nhược.
1.5.2.3. Điều trị theo YHCT
Một số bài thuốc hay dùng như Lục vị hoàn, Kỷ cúc địa hoàng hoàn,
Tiêu dao đan chi để điều trị.
Ngoài ra có thể vận dụng phương pháp không dùng thuốc như: Châm
cứu, Xoa bóp, Khí công, Dưỡng sinh để điều trị.
24
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Là những phụ nữ đã mãn kinh tuổi từ 50 đến 65 tham gia các lớp tập
luyện dưỡng sinh tại Khoa Châm cứu – Dưỡng sinh Bệnh viện Y học cổ
truyền Trung ương, tự nguyện tham gia nghiên cứu này.

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn
* Theo Y học hiện đại
- Phụ nữ tuổi từ 50 – 65 không phân biệt nghề nghiệp, đang tham gia các
lớp tập dưỡng sinh.
- Đã mãn kinh (trên 12 tháng không thấy kinh)
- Có biểu hiện rối loạn các triệu chứng theo thang điểm Blatt-
Kupperman gồm các triệu chứng sau [24], [56], [60].
+ Cơn bốc hoả, vã mồ hôi
+ Tâm tính bất thường
+ Mất ngủ
+ Dễ bị kích động
+ U sầu, lo lắng
+ Chóng mặt
+ Hồi hộp
+ Mệt mỏi
+ Nhức đầu
+ Đau nhức xương khớp
+ Cảm giác kiến bò ở da
25

×