MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
BẢNG
Theo Luật Kế toán số 03/2003/QH ngày 17 - 6 - 2003 hệ thống kế toán
doanh nghiệp bao gồm Kế toán tài chính và Kế toán quản trị (tính chi phí kinh
doanh). Trong đó, kế toán tài chính nhằm cung cấp thông tin cho các chủ thể
có liên quan ở bên ngoài quá trình kinh doanh của DN (các cơ quan quản lý
nhà nước, ngân hàng, nhà đầu tư, nhà cung cấp ), còn kế toán quản trị thu
thập, xử lý thông tin về các nguồn lực hiện có trong nội bộ DN nhằm cung cấp
cơ sở thông tin kinh tế bên trong cần thiết để nhà quản trị đưa ra các quyết định
điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong hiện tại, tương lai. Thông tin
chi phí do kế toán quản trị cung cấp là chi phí kinh doanh, là căn cứ tin cậy để
đánh giá đúng kết quả, hiệu quả kinh doanh của DN. Vì vậy xây dựng được hệ
thống tính chi phí kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của nhiều DN.
Tại Công ty cổ phần Quản lý và Xây dựng giao thông I Sơn La hiện
nay mới chỉ thực hiện tính toán chi phí tài chính để phục vụ cho việc lập các
báo cáo tài chính theo quy định của Nhà nước, việc xây dựng mô hình kế toán
quản trị chưa được quan tâm triển khai.
Nhận thức được vai trò của tính chi phí kinh doanh với hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu cho Luận
văn thạc sĩ của mình là “Triển khai tính chi phí kinh doanh tại Công ty cổ
phần Quản lý và Xây dựng giao thông I Sơn La”.
Ngoài các phần Mở đầu và Kết luận. Nội dung luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Sự cần thiết phải tính chi phí kinh doanh trong lĩnh vực xây
dựng cơ bản tại Công ty cổ phần Quản lý và Xây dựng giao
thông I Sơn La
Chương 2. Khuyến nghị áp dụng các nguyên lý tính chi phí kinh doanh tại
Công ty cổ phần Quản lý và Xây dựng giao thông I Sơn La
Chương 3: Giải pháp nhằm triển khai tính CPKD tại Công ty cổ phần
Quản lý và Xây dựng giao thông I Sơn La
Trong chương 1, Luận văn giải quyết bốn vấn đề sau
Thứ nhất, Luận văn đã trình bày được những đặc điểm nổi bật của
Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng giao thông I Sơn La về chức năng,
nhiệm vụ cũng như những thành tựu Công ty đã đạt được trong giai đoạn
2005 - 2009.
Thứ hai, Phân tích tổ chức công tác hạch toán và tính giá thành của
Công ty
- Về cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán: Công ty tổ chức công tác kế toán
theo hình thức tập trung, kế toán trưởng điều hành trực tiếp các nhân viên kế
toán. Hạch toán kế toán thực hiện một cấp tập trung, hầu hết công việc ghi sổ
kế toán được thực hiện tại phòng kế toán, Công ty không tổ chức bộ phận kế
toán riêng ở từng đơn vị trực thuộc mà ở các đơn vị chỉ tập hợp chứng từ chi
phí, cuối tháng thanh toán tại Phòng Tài vụ - Vật tư Công ty.
- Về tổ chức công tác hạch toán chi phí sản xuất
+ Hệ thống chứng từ sử dụng: Các chứng từ chủ yếu sử dụng cho hạch
toán chi phí sản xuất của công trình, HMCT gồm: chứng từ phản ánh chi phí
vật tư, chứng từ phản ánh chi phí nhân công, chứng từ phản ánh chi phí máy
thi công, chứng từ phản ánh chi phí sản xuất chung, các chứng từ khác như
chi phí quản lý, chi phí bán hàng.
+ Trình tự luân chuyển chứng từ: trong quá trình thi công, nhân viên
kinh tế tại các công trình, HMCT có trách nhiệm tập hợp toàn bộ chứng từ và
chuyển về phòng Tài vụ - Vật tư, kế toán Công ty sẽ hạch toán chi phí thực tế
của công trình, HMCT.
+ Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng: Công ty sử dụng hệ thống tài
khoản kế toán thống nhất theo Quyết định 15/2006/QĐ - BTC ngày 20 tháng
03 năm 2006 của Bộ tài chính. Sang năm 2010, Công ty chuyển sang áp dụng
hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo Quyết định 48/2006/QĐ - BTC ngày
14 tháng 9 năm 2006.
Các tài khoản được mở chi tiết cho từng công trình, HMCT để tiện cho
việc theo dõi và hạch toán.
Thứ ba, thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm xây lắp tại Công ty
- Các loại giá thành xây lắp được Công ty tính toán: CTCP Quản lý và
Xây dựng giao thông I Sơn La là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây
dựng cơ bản do đó các sản phẩm xây lắp được Công ty tiến hành sản xuất,
hoàn thành và bàn giao hầu hết đều theo phương thức đấu thầu hoặc được chỉ
định thầu. Để đảm bảo chất lượng công trình đồng thời thực hiện mục tiêu
kinh doanh có lãi nên đối với mỗi công trình, HMCT nhận thầu Công ty đều
phải tính toán trước giá thành công trình (giá dự thầu) và sau khi thi công
hoàn thành bàn giao Công ty tiến hành tập hợp chi phí và tính toán giá thành
sản xuất, giá thành thực tế để xác định lợi nhuận của mỗi công trình.
- Các khoản mục chi phí xây lắp: Công ty sử dụng phương pháp tập
hợp chi phí sản xuất trực tiếp, theo phương pháp này các chi phí có liên quan
trực tiếp tới công trình nào thì được tập hợp trực tiếp cho công trình đó. Các
chi phí liên quan đến nhiều công trình thì cuối tháng, kế toán tập hợp, phân bổ
cho từng công trình (HMCT) theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp. Mỗi
công trình (HMCT) từ khi khởi công đến khi hoàn thành bàn giao thanh quyết
toán đều được mở riêng một sổ chi tiết tính chi phí sản xuất để tập hợp chi phí
sản xuất thực tế phát sinh cho công trình (HMCT) đó, đồng thời cũng để tính
giá thành công trình (HMCT) đó. Căn cứ để ghi số liệu vào sổ chi tiết là các
bảng tổng hợp chứng từ gốc phát sinh cùng loại của mỗi tháng và được chi
tiết theo các khoản mục: chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp,
chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung
- Cách thức hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty
+ Hạch toán khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tại Công ty, NVL trực tiếp được dùng cho thi công công trình rất đa
dạng và phong phú bao gồm: nhựa đường, sắt thép, xi măng, đá, cát, sỏi…
Các nguồn cung cấp NVL cho công trình bao gồm NVL xuất từ kho Công ty
và NVL mua vận chuyển thẳng đến công trình.
Để hạch toán chi phí NVL trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 621, cụ
thể đối với công trình cầu Long Hẹ là tài khoản 6210801.
Đối với vật tư xuất tại kho Công ty, căn cứ nhu cầu sử dụng kế toán vật
tư viết phiếu xuất kho, sau khi giao vật tư theo định kỳ thủ kho lập bảng kê
phiếu xuất vật tư đối chiếu với kế toán vật tư và chuyển kế toán tổng hợp vào
sổ kế toán. Cuối mỗi tháng kế toán vật tư căn cứ vào các phiếu xuất kho do
Thủ kho chuyển đến lập bảng kê phiếu xuất vật tư và lập bảng phân bổ vật
liệu cho các công trình, HMCT
Đối với vật tư Công ty mua vận chuyển thẳng đến chân công trình thì
chừng từ liên quan đến nghiệp vụ này là: Hoá đơn bán hàng và phiếu giao vật
liệu. Cuối tháng kế toán căn cứ vào phiếu giao vật liệu lập bảng kê phiếu mua
vật tư chuyển thẳng đến công trình và hạch toán trực tiếp vào công trình,
HMCT
+ Hạch toán khoản mục chi phí nhân công trực tiếp
Để hạch toán chi phí nhân công kế toán sử dụng tài khoản 622, cụ thể
đối với công trình cầu Long Hẹ là tài khoản 6220801
Tiền lương của công nhân xây lắp Công ty trả theo khối lượng công
việc thực hiện, định mức lao động và đơn giá tiền lương được xây dựng áp
dụng trong Công ty trên cơ sở mức lương tối thiểu theo quy định Nhà nước là
650.000 đồng.
Lương sản phẩm =
Khối lượng sản
phẩm được nghiệm
thu
x
Đơn giá nhân công
cho 1 đơn vị khối
lượng sản phẩm
Đối với công trình cầu Long Hẹ Công ty thực hiện khoán tiền nhân
công trực tiếp cho đơn vị thi công. Công ty và đơn vị thi công ký kết hợp
đồng giao khoán trong thời gian 20 tháng từ tháng 5/2008 đến hết tháng
12/2009.
+ Hạch toán khoản mục chi phí sử dụng máy thi công
Để tập hợp chi phí sử dụng máy thi công kế toán sử dụng tài khoản
623, tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình. Chi phí sử dụng máy
thi công được kế toán Công ty tập hợp và phân bổ cho các công trình, HMCT
theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp.
Đối với công trình cầu Long Hẹ sử dụng tài khoản 6230801 và được
theo dõi theo các tài khoản cấp 2:
Tài khoản 62310801: Chi phí nhân công
Tài khoản 62320801: Chi phí vật liệu
Tài khoản 62340801: Chi phí khấu hao máy thi công
Tài khoản 62370801: Chi phí dịch vụ mua ngoài
∙ Chi phí nhân công
Chi phí nhân công của công trình cầu Long Hẹ hạch toán vào tài khoản
62310801 là chi phí nhân công trực tiếp điều khiển máy thi công, không hạch
toán vào tài khoản này các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ
của công nhân trực tiếp điều khiển máy thi công hoặc chi phí nhân công của
bộ phận gián tiếp của đội. Hàng tháng, lương của lái xe máy thi công được kế
toán tập hợp và phân bổ cho các công trình, HMCT theo tiêu thức chi phí
nhân công trực tiếp.
Các chứng từ sử dụng để tập hợp chi phí nhân công là hợp đồng làm
khoán, bảng chấm công, nhật trình xe máy.
∙ Chi phí vật liệu
Chi phí vật liệu là chi phí vật liệu xuất dùng phục vụ trực tiếp cho máy
thi công. Do địa điểm của công trình thi công xa trung tâm nên các loại vật
liệu này không phải mua và làm thủ tục nhập kho, xuất kho giống như NVL
phục vụ cho quá trình xây lắp mà kế toán căn cứ vào hóa đơn, chứng từ các đội
gửi về, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các chứng từ để tiến hành nhập số
liệu và phân bổ cho các công trình theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp.
∙ Chi phí khấu hao máy thi công
Chi phí khấu hao máy thi công của công trình cầu Long Hẹ được kế
toán tập hợp vào tài khoản 62340801
Công ty sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng để tính khấu
hao TSCĐ.
Tại Công ty công tác trích khấu hao TSCĐ được thực hiện theo tháng.
Cuối tháng kế toán TSCĐ căn cứ vào sổ TSCĐ để tính số khấu hao và phân
bổ cho các công trình theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp
+ Hạch toán khoản mục chi phí sản xuất chung
Công ty tập hợp các khoản chi phí chung của đơn vị thi công vào tài
khoản 627, bao gồm tiền lương cán bộ nhân viên quản lý, nhiên liệu vật liệu xuất
dụng cho công tác quản lý đội, khấu hao TSCĐ dùng cho công tác quản lý đội,
trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân xây lắp và cán bộ quản lý đội…
Đối với công trình cầu Long Hẹ kế toán sử dụng tài khoản 6270801 để
hạch toán chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung được theo dõi chi
tiết trên từng tài khoản cấp 2:
Tài khoản 62710801: chi phí nhân viên quản lý dự án
Tài khoản 62730801: chi phí dụng cụ sản xuất
Tài khoản 62740801: Chi phí khấu hao TSCĐ
Tài khoản 62770801: chi phí dịch vụ mua ngoài
+ Hạch toán chi phí nhân viên quản lý dự án: Chi phí nhân viên quản lý
dự án bao gồm tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương của giám sát
công trình, đội trưởng, nhân viên kinh tế… Ngoài ra còn bao gồm các khoản
trích theo lương của công nhân trực tiếp xây lắp và công nhân điều khiển máy
thi công.
Đối với nhân viên quản lý dự án tiền lương được tính dựa vào hệ số
lương và thời gian làm việc thực tế
∙ Hạch toán chi phí công cụ dụng cụ: Chi phí công cụ dụng cụ được
tính vào chi phí sản xuất chung là những công cụ dụng cụ xuất dùng chung
cho đội trong quá trình thi công như quần áo, găng tay… bảo hộ lao động. Giá
xuất dùng là giá thực tế mua vào.
+ Chi phí khấu hao nhà đội sản xuất: Tại các công trình mà đơn vị thi
công hoặc gần vị trí đó Công ty cho xây dựng các nhà phục vụ cho công nhân
tham gia xây lắp, khi tính chi phí sản xuất chung cho công trình cũng phải
tính khấu hao của nhà đội sản xuất.
∙ Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài: Chi phí dịch vụ mua ngoài phát
sinh tại các tổ, đội xây lắp bao gồm toàn bộ tiền điện, nước, tiền thuê bao điện
thoại, cước điện thoại hàng tháng, tiền photo… Chi phí dịch vụ mua ngoài
công trình cầu Long Hẹ được kế toán tập hợp vào tài khoản 62770801
Cuối tháng, các chứng từ hóa đơn thanh toán với người cung cấp dịch
vụ cùng bảng kê thanh toán hóa đơn GTGT được gửi về phòng Tài vụ - Vật
tư. Sau khi kiểm tra tính hợp lý, pháp lý của các hóa đơn chứng từ kế toán
tổng hợp và nhập số liệu.
- Cách thức đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm xây
lắp tại Công ty
Thứ tư, trên cơ sở phân tích thực trạng tính chi phí tại công ty tác giả
đưa ra những nhận xét, đánh giá về công tác tính chi phí và lý do phải triển
khai tính chi phí kinh doanh tại Công ty
Trong chương 2, Luận văn giải quyết các vấn đề sau:
Thứ nhất, đặc điểm kinh tế - xã hội - kỹ thuật - tự nhiên chủ yếu ảnh
hưởng đến công tác tính CPKD tại Công ty bao gồm: các quy định của Nhà
nước về thực hiện tính chi phí kinh doanh trong các DN, đặc điểm quản trị
trong DN, đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty, trình độ đội ngũ
kế toán
Thứ hai, áp dụng nguyên tắc bảo toàn tài sản về mặt hiện vật trong tính
CPKD tại Công ty: Nguyên tắc bảo toàn tài sản về mặt hiện vật đòi hỏi trong
quá trình tính chi phí kinh doanh không dựa vào giá trị mua sắm các yếu tố ở
thời điểm mua sắm chúng mà phải đánh giá giá trị của các yếu tố tham gia
vào quá trình sản xuất trên cơ sở giá cả mua lại được chúng sau quá trình kinh
doanh hoặc ở thời điểm TSCĐ đã được thanh lý.
Thứ ba, lựa chọn phương pháp tính chi phí kinh doanh tại Công ty
Tính CPKD có thể được thực hiện theo 2 phương pháp đó là phương
pháp kế toán kép và phương pháp sử dụng bảng.
Đối với CTCP QL&XD giao thông I Sơn La hiện nay chưa triển khai
hệ thống tính CPKD do đó trong bước đầu xây dựng hệ thống này Công ty
nên lựa chọn phương pháp tính CPKD sử dụng bảng mà không nên chọn
phương pháp kế toán kép bởi các lý do sau:
+ Trình độ của đội ngũ kế toán còn hạn chế (2 kế toán có trình độ đại
học, 2 cao đẳng và 1 trung cấp) việc xây dựng một hệ thống tài khoản riêng,
phục vụ các nhiệm vụ tính CPKD là công việc khó có thể thực hiện được.
+ Phương pháp tính CPKD sử dụng bảng quá trình tính toán đơn giản
mọi CPKD được tập hợp đưa vào bảng và tính toán ngay tại bảng, đáp ứng
yêu cầu cung cấp liên tục thông tin cần thiết, chi phí về tài chính và công sức
cho quá trình tính toán thấp, kiểm tra được tính hiệu quả gắn với trách nhiệm
của từng bộ phận và cá nhân trong DN. Trong khi phương pháp kế toán kép
về quá trình tính toán rất phức tạp mọi chi phí được tập hợp tính toán và luân
chuyển thông qua hệ thống tài khoản kế toán, khó đáp ứng yêu cầu cung cấp
liên tục các thông tin cần thiết đồng thời để thực hiện phương pháp kế toán
kép đòi hỏi hao phí lớn về công sức và các phương tiện cần thiết mặt khác lại
không kiểm tra được tính hiệu quả gắn với trách nhiệm công tác.
Thứ tư, hình thành loại chi phí kinh doanh và mối quan hệ của chúng
với thông tin của kế toán tài chính: Có nhiều cách phân loại CPKD song để
phục vụ cho công tác triển khai tính CPKD và dựa vào những số liệu kế toán
tài chính sẵn có tại Công ty, để phục vụ cho bước tính CPKD theo loại có thể
phân toàn bộ CPKD thành: loại CPKD sử dụng lao động, loại CPKD sử dụng
NVL, loại CPKD không trùng với CPTC, loại CPKD dịch vụ thuê ngoài, loại
CPKD các khoản phải nộp.
Thứ năm, hình thành các điểm chi phí và tổ chức tính chi phí kinh
doanh theo điểm tại Công ty
- Hình thành các điểm chi phí tại Công ty
Điểm chi phí (ĐCP) là nơi phát sinh chi phí, hay là một bộ phận DN
được giới hạn theo tiêu thức thích hợp nhằm tập hợp, phân bổ CPKD chung,
kế hoạch hóa và đánh giá hiệu quả hoạt động tại mỗi bộ phận đó.
Dựa trên việc nghiên cứu cơ cấu tổ chức và nhiệm cụ của các bộ phận
phòng ban tại Công ty, có thể phân chia các ĐCP sau: ĐCP nguyên vật liệu,
ĐCP sản xuất, ĐCP tiêu thụ, ĐCP chung, ĐCP quản trị
- Tổ chức tính chi phí kinh doanh theo điểm tại Công ty
Phương pháp phân bổ chi phí kinh doanh
+ Đối với CPKD trực tiếp thì chi phí của đối tượng nào sẽ được tập hợp
và phân bổ trực tiếp cho đối tượng đó
+ Đối với CPKD chung là chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối
tượng chịu chi phí thì lấy tổng chi phí gián tiếp này phân bổ vào các ĐCP
còn lại theo tiêu thức như số lao động hay tiền lương của lao động trong ĐCP
đó. Trong trường hợp của Công ty thì chi phí tại ĐCP chung chỉ được phân bổ
vào ĐCP quản trị, NVL và tiêu thụ vì ĐCP chung chỉ phục vụ cho các bộ
phận tại văn phòng chứ không phục vụ các đội sản xuất.
- Tổ chức tính CPKD theo điểm tại Công ty
Để phân bổ CPKD chung cho các ĐCP trong bảng ta áp dụng phương
pháp phân bổ trực tiếp.
CPKD chung tại ĐCP chung được phân bổ cho các ĐCP quản trị, ĐCP
NVL, ĐCP tiêu thụ theo tỷ lệ số lao động tại các ĐCP.
Tỷ lệ CPKD định mức tại Công ty là ĐCP cầu Long Hẹ = ĐCP đường
103 bằng 106% so với tổng chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực
tiếp, đội lái máy thi công bằng 18%, ĐCP quản trị bằng 38%, ĐCP tiêu thụ
bằng 5%, ĐCP nguyên vật liệu bằng 5,5% tổng chi phí NVL trực tiếp và chi
phí nhân công trực tiếp của các công trình thi công trong tháng.
Căn cứ vào số liệu phân bổ CPKD chung, ta lập bảng phân bổ CPKD
chung cho các ĐCP
Chương 3 của Luận văn giải quyết các vấn đề chính sau:
Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác tính chi phí và ích lợi mà
Công ty có được khi tiến hành tính chi phí tài chính và tính chi phí kinh doanh
cho các công trình, HMCT tác giả đề xuất một số giải pháp và kiến nghị như
sau:
Thứ nhất, thống nhất nhận thức về tính chi phí kinh doanh và cam kết
áp dụng: Xuất phát từ yêu cầu của việc xây dựng và triển khai mô hình tính
CPKD đòi hỏi phải có sự tham gia của tất cả mọi người trong Công ty do đó
cần tổ chức những khóa học nhận thức cho các thành viên trong toàn Công ty.
+ Đối với nhân viên trực tiếp thực hiện công việc tính CPKD thì phải
được đào tạo về nhận thức cũng như kỹ năng tính CPKD thông qua các lớp
tập huấn, các khóa đào tạo ngắn hạn về tính CPKD.
+ Đối với các nhân viên khác trong Công ty có nhiệm vụ cung cấp
những thông tin cần thiết cho công tác tính CPKD cũng phải nhận thức được
vai trò của tính CPKD đối với hoạt động của Công ty và sẵn sàng phối hợp
với bộ phận tính CPKD.
Thứ hai, tổ chức lại công tác ghi chép ban đầu trong phạm vi toàn
Công ty
- Về kỹ thuật ghi chép ban đầu:
+ Để tài liệu ghi chép ban đầu làm cơ sở cung cấp thông tin cho cả kế
toán tài chính và tính chi phí kinh doanh thì trong quá trình ghi chép phải tuân
thủ nguyên tắc bảo toàn tài sản của tính CPKD và nguyên tắc bảo toàn tài sản
về mặt giá trị của kế toán tài chính tức là khi vào sổ các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh trong kỳ nhân viên ghi chép ban đầu phải ghi chép đơn vị hiện
vật trước sau đó mới ghi chép đơn vị giá trị.
+ Để số liệu ghi chép ban đầu làm cơ sở cho kế toán tài chính tập hợp
được ngay chi phí cho các đối tượng mà không phải tiến hành bước phân bổ
chi phí và tính chi phí kinh doanh có thể thực hiện tập hợp chi phí kinh doanh
theo loại đồng thời thực hiện tính chi phí kinh doanh theo điểm thì trong quá
trình ghi chép ban đầu nhân viên ghi chép ngoài việc ghi chép theo đơn vị
hiện vật và đơn vị giá trị phải ghi chép đến tận nơi sử dụng (công trình,
HMCT hay tổ, đội…)
Để làm được điều này Công ty phải thiết kế hệ thống chứng từ nội bộ
mang tính khoa học, chứa đựng đầy đủ các thông tin cần thiết cung cấp cho kế
toán tài chính và tính chi phí kinh doanh. Hệ thống chứng từ nội bộ chủ yếu là
các chứng từ nhập kho, xuất kho NVL.
+ Lập chứng từ xuất kho: khi xuất kho NVL nhân viên làm nhiệm vụ
xuất kho phải lập hóa đơn xuất kho. Mỗi hóa đơn xuất kho đều ghi nhận việc
xuất kho nhiều loại NVL khác nhau với đơn vị hiện vật và giá trị
+ Tập hợp loại NVL sử dụng: Do Công ty tổ chức kho phân tán (kho tại
Công ty và kho tại các công trình, HMCT). Nên NVL xuất kho Công ty cho
các công trình, HMCT hóa đơn xuất kho sẽ chỉ xác định được số lượng NVL
từng loại đã xuất khỏi kho Công ty, để biết được số lượng NVL từng loại cụ
thể đưa vào sử dụng cho thi công công trình, HMCT phải có số liệu ghi chép
ở kho bộ phận mới xác định được. Nhân viên ghi chép ban đầu tập hợp NVL
từng loại sử dụng trong kỳ
- Về tổ chức nhân viên ghi chép ban đầu:
+ Hiện nay tại mỗi công trình, HMCT Công ty bố trí một nhân viên
kinh tế làm nhiệm vụ tập hợp các hóa đơn chứng từ cuối tháng gửi về Phòng
Tài vụ - Vật tư Công ty để ghi chép, hạch toán. Khi triển khai mô hình tính
CPKD tại Công ty nhân viên kinh tế sẽ làm nhiệm vụ ghi chép ban đầu các
chi phí phát sinh tại công trình, HMCT.
+ Phòng Tổ chức hành chính tại Công ty quản lý số lượng lao động,
thời gian làm việc của cán bộ công nhân viên tại trụ sở Công ty hàng tháng
lập bảng chấm công làm cơ sở tính lương cho từng cán bộ, công nhân viên.
Khi triển khai mô hình tính CPKD thì cán bộ phòng Tổ chức hành chính sẽ
thực hiện công tác tính lương chung cho cán bộ công nhân viên tại trụ sở
Công ty và ghi chép ban đầu về tiền lương chung.
+ Thủ kho Công ty sẽ làm nhiệm vụ ghi chép ban đầu về công tác nhập,
xuất NVL và tính chi phí NVL từng loại sử dụng vào thi công từng công
trình, HMCT căn cứ vào số liệu ghi chép ban đầu của nhân viên kinh tế tại
các kho bộ phận.
Thứ ba, tổ chức lại bộ phận kế toán thành hai bộ phận là kế toán tài
chính và tính chi phí kinh doanh
Trong điều kiện cụ thể hiện nay, việc nghiên cứu về tính chi phí kinh
doanh mới chỉ là bước đầu cả về lý luận và thực tiễn. Mặt khác, bộ phận kế
toán của Công ty hiện nay mới triển khai tính chi phí tài chính mà chưa tiến
hành tính chi phí kinh doanh. Do đó để cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác
cho quá trình ra quyết định Công ty nên tổ chức lại bộ phận kế toán thành hai
bộ phận là kế toán tài chính và tính chi phí kinh doanh.
Thứ tư, Xác định đối tượng tính CPKD là để phục vụ cho công tác đấu
thầu và đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận, tổ, đội sản xuất tại
Công ty.
Thứ năm, luân chuyển chứng từ trong quá trình chế biến và sử dụng
thông tin chi phí kinh doanh. Do đặc điểm của quá trình sản xuất sản phẩm
xây lắp là địa điểm thi công thay đổi theo các công trình, HMCT và thường ở
xa trụ sở Công ty nên trong giai đoạn đầu triển khai tính CPKD số liệu ghi
chép ban đầu sẽ được tập hợp và định kỳ cuối tuần gửi về Công ty để bộ phận
tính CPKD xử lý số liệu theo nguyên lý của tính CPKD và cung cấp thông tin
tính CPKD để các nhà quản trị có những quyết định về mọi mặt hoạt động của
Công ty một cách kịp thời, chuẩn xác.
Thứ sáu, đào tạo lại và bồi dưỡng kiến thức tính chi phí kinh doanh
trong Công ty
Thứ sáu, một vài kiến nghị với cơ quan Nhà nước
Trong phần Kết luận, Luận văn nhấn mạnh:
Các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân nói chung và các doanh
nghiệp xây lắp nói riêng muốn tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh
tranh phải có hệ thống thông tin kịp thời, chính xác phục vụ cho hoạt động
điều hành, quản lý và ra quyết định sản xuất kinh doanh.
Việc tiến tới xây dựng và triển khai mô hình tính CPKD tại CTCP
Quản lý và Xây dựng giao thông I Sơn La sẽ tiếp cận một phương pháp quản
lý chi phí mới nhằm tiết kiệm và sử dụng chi phí một cách có hiệu quả, là cơ
sở hạ giá thành sản phẩm xây lắp, tăng trường khả năng cạnh tranh của Công
ty trên thị trường. Quá trình nghiên cứu lý luận về tính CPKD và thực tiễn tại
Công ty, vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu tác giả đã thực hiện
các mục tiêu nghiên cứu đặt ra:
- Phân tích đánh giá thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty
- Áp dụng nguyên lý tính CPKD tại Công ty
- Đề xuất các giải pháp nhằm triển khai tính CPKD tại Công ty
trờng ĐạI HọC KINH Tế QUốC DÂN
Nguyễn hải khanh
triển khai tính chi phí kinh doanh
tại công ty cổ phần quản lý và xây dựng
giao thông i sơn la
Chuyên ngành
: Quản trị kinh doanh tổng hợp
LUậN VăN THạC sỹ quản trị kinh
doanh
Ngời hớng dẫn khoa học:
pgs.ts. nguyễn ngọc
huyền
Hà Nội - 2010
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết lựa chọn đề tài nghiên cứu
Trong môi trường toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới hiện nay, phát triển
và khẳng định vị trí của mình trên thị trường là vấn đề xuyên suốt trong hoạt
động của mọi DN. Giải quyết vấn đề này phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả sản
xuất kinh doanh của DN. Vấn đề hiệu quả ở đây được hiểu là với một lượng
đầu vào cố định, DN phải tạo ra được kết quả đầu ra với chất lượng cao nhất.
Để thực hiện mục tiêu này, cắt giảm chi phí trong điều kiện chất lượng sản
phẩm không thay đổi là biện pháp cơ bản để giảm giá thành sản phẩm và nâng
cao lợi nhuận cho DN. Để làm được điều này đòi hỏi các nhà quản trị phải có
thông tin về chi phí được cập nhật một cách liên tục, đầy đủ, chính xác để ra
quyết định hàng ngày và quyết định dài hạn liên quan đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của DN.
Trong hệ thống kế toán trước năm 2003 của Việt Nam chưa có sự phân
định ranh giới giữa Kế toán tài chính và Kế toán quản trị nhưng ở các nước có
nền kinh tế thị trường như Anh, Mỹ, Pháp… thì kế toán quản trị đã được hình
thành và phát triển từ nhiều thập niên trước đây.
Ở Việt Nam Luật Kế toán số 03/2003/QH ngày 17-6-2003 đã chính
thức đưa ra định nghĩa về Kế toán tài chính và Kế toán quản trị. Trong đó, kế
toán tài chính nhằm cung cấp thông tin cho các chủ thể có liên quan ở bên
ngoài quá trình kinh doanh của DN (các cơ quan quản lý nhà nước, ngân
hàng, nhà đầu tư, nhà cung cấp ), còn kế toán quản trị thu thập, xử lý thông
tin về các nguồn lực hiện có trong nội bộ DN nhằm cung cấp cơ sở thông tin
kinh tế bên trong cần thiết để nhà quản trị đưa ra các quyết định điều hành
hoạt động sản xuất kinh doanh trong hiện tại, tương lai. Thông tin chi phí do
kế toán quản trị cung cấp là thông tin chi phí kinh doanh, là căn cứ tin cậy để
đánh giá đúng kết quả, hiệu quả kinh doanh của DN. Vì vậy xây dựng được
1
hệ thống tính chi phí kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của nhiều DN
trong đó có Công ty cổ phần Quản lý và Xây dựng giao thông I Sơn La.
Vì những lý do trên mà tác giả lựa chọn đề tài “Triển khai tính chi phí
kinh doanh tại Công ty cổ phần Quản lý và Xây dựng giao thông I Sơn La”
làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về tính chi phí kinh doanh
với việc ra quyết định quản trị trong các DN.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác tính chi phí tại Công ty cổ
phần Quản lý và Xây dựng giao thông I Sơn La, trên cơ sở đó có những nhận
xét và bước đầu đưa ra những giải pháp nhằm triển khai tính chi phí kinh
doanh tại Công ty
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tìm hiểu những vấn đề cơ bản cũng như quá
trình hình thành và phát triển công tác tính chi phí tại CTCP Quản lý và Xây
dựng giao thông I Sơn La
- Phạm vi nghiên cứu: các số liệu tính chi phí tại CTCP Quản lý và Xây
dựng giao thông I Sơn La từ năm 2005 đến 2009 và hình thành giải pháp cho
tương lai.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên nền tảng duy vật biện chứng và duy vật lịch sử tác giả sử dụng các
phương pháp sau:
- Phương pháp gián tiếp: phương pháp tính chi phí kinh doanh theo
loại, phương pháp tính chi phí kinh doanh theo điểm và theo đối tượng
- Phương pháp trực tiếp: điều tra, phỏng vấn
2
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận. Nội dung luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Sự cần thiết phải tính chi phí kinh doanh trong lĩnh vực
xây dựng cơ bản tại Công ty cổ phần Quản lý và Xây
dựng giao thông I Sơn La
Chương 2. Áp dụng các nguyên lý tính chi phí kinh doanh tại Công
ty cổ phần Quản lý và Xây dựng giao thông I Sơn La
Chương 3: Giải pháp nhằm triển khai tính CPKD tại Công ty cổ
phần Quản lý và Xây dựng giao thông I Sơn La
3
CHƯƠNG 1
SỰ CẦN THIẾT PHẢI TÍNH CHI PHÍ KINH DOANH TRONG
LĨNH VỰC XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
QUẢN LÝ VÀ XÂY DỰNG GIAO THÔNG I SƠN LA
1.1. Khái quát về CTCP Quản lý và Xây dựng giao thông I Sơn La
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty
Công ty cổ phần Quản lý và Xây dựng giao thông I Sơn La
- Loại hình DN: Công ty cổ phần
- Vốn điều lệ: 5.100.000.000 đồng
- Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích
trong lĩnh vực bảo trì công trình giao thông đường bộ và xây dựng công trình
giao thông
Địa chỉ: Tổ 2, phường Quyết Tâm – Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
Điện thoại: 022 3852840 Fax: 022 3752312
Công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông I Sơn La tiền thân là
Đoạn bảo dưỡng sửa chữa đường bộ 1 Sơn La được thành lập năm 1963 với
nhiệm vụ quản lý sửa chữa 350 km đường bộ. Trong những năm kháng chiến
chống Mĩ cứu nước đơn vị đã liên tục đạt thành tích trong việc đảm bảo giao
thông, giữ vững giao thông thông suốt, nhiều tấm gương đã hi sinh anh dũng
và hàng chục thương binh của Đoạn cùng với quân dân Sơn La đã lập nên
chiến công hiển hách đóng góp vào thành tích chung của ngành giao thông
vận tải.
Sau ngày đất nước thống nhất, Đoạn bảo dưỡng sửa chữa đường bộ 1
đã bắt tay ngay vào việc khôi phục sửa chữa các tuyến đường, cầu phà phục
vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, giao lưu kinh tế - xã hội, tiếp tục trưởng thành
và phát triển đến ngày nay.
4
Trải qua nhiều năm để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành Giao
thông Vận tải, Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La đã ra Quyết định số 1198/QĐ-
UB ngày 01/09/1995 quyết định tách Đoạn bảo dưỡng đường bộ 1 thành 2
đơn vị hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp có thu đó là:
- Đoạn bảo dưỡng sửa chữa đường bộ 1.
- Đoạn bảo dưỡng sửa chữa đường bộ 4.
Năm 1998, thực hiện theo Nghị định số 56/NĐ-CP ngày 03/10/1996
của Chính phủ quy định về Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích, đơn
vị được chuyển đổi thành Công ty quản lý sửa chữa đường bộ I, là Doanh
nghiệp Nhà nước hoạt động công ích theo Quyết định số 1702/QĐ-UB ngày
13/09/1998 của UBND Tỉnh Sơn La.
Năm 2003 hai công ty lại được hợp nhất thành Công ty quản lý sửa
chữa đường bộ I Sơn La.
Năm 2005, thực hiện chủ chương chuyển đổi, sắp xếp lại doanh nghiệp
nhà nước, Công ty đã chuyển đổi thành Công ty cổ phần quản lý và xây dựng
giao thông I, Nhà nước nắm cổ phần chi phối trên 50%. Năm 2009, Công ty
đã mua lại hết số cổ phần mà Nhà nước nắm giữ.
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
* Chức năng:
CTCP Quản lý và Xây dựng giao thông I Sơn La là công ty cổ phần,
theo quy định tại điều lệ Công ty, Công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh
vực xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng, công trình đường bộ, quản lý sửa
chữa công trình giao thông, vận tải hành khách đường thủy nội địa và vận tải
đường thủy nội địa. Với đặc điểm trên Công ty có những chức năng chủ yếu:
Quản lý và sửa chữa công trình giao thông đường bộ; Phục vụ vượt sông; Xây
dựng các công trình giao thông, thủy lợi, dân dụng; Sản xuất kinh doanh vật
liệu đá, sỏi, cát; San ủi mặt bằng; Cho thuê, sửa chữa máy thi công, phương
tiện vận tải; Đào tạo, cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1
5
* Nhiệm vụ:
Công ty hoạt động trên hai lĩnh vực chủ yếu đó là sản xuất sản phẩm
công ích và hoạt động kinh doanh. Trong mỗi lĩnh vực, Công ty có những
nhiệm vụ chủ yếu như sau:
- Sản xuất sản phẩm công ích:
+ Quản lý, sửa chữa 553 km đường bộ trên 13 tuyến đường Quốc lộ và
Tỉnh lộ thuộc địa phận 7 huyện, thành phố trong Tỉnh: Thành phố Sơn La,
Mai Sơn, Sông Mã, Sốc Cộp, Thuận Châu, Mường La, Quỳnh Nhai.
+ Phục vụ vượt sông qua sông Đà trên tuyến Quốc lộ 279
+ Đào tạo, cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1
Trong lĩnh vực hoạt động này, Công ty được giao nhiệm vụ theo kế
hoạch hàng năm, không vì mục tiêu lợi nhuận. Và hàng năm, Công ty cũng
không thu được lợi nhuận từ hoạt động này.
- Hoạt động kinh doanh: Xây dựng cơ bản cầu, đường bộ; Xây dựng
các công trình dân dụng nhỏ và vừa; Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng:
đá, cát, sỏi; Cho thuê, sửa chữa máy thi công, phương tiện vận tải
1.1.3. Cơ cấu tổ chức Công ty
CTCP Quản lý và Xây dựng giao thông I Sơn La là một DN tổ chức
quản lý theo mô hình trực tuyến - chức năng, các phòng ban có nhiệm vụ
tham mưu với Ban giám đốc, giúp Ban giám đốc điều hành và quản lý Công
ty. Cơ cấu tổ chức của CTCP Quản lý và Xây dựng giao thông I Sơn La được
thể hiện trong sơ đồ 1.1.
6
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức CTCP Quản lý và Xây dựng giao thông I Sơn La
1.1.4. Thành tựu chủ yếu Công ty đã đạt được ở giai đoạn 2005 - 2009
Với chặng đường 48 năm xây dựng và trưởng thành từ Đoạn bảo dưỡng
sửa chữa đường bộ 1 Sơn La đến Công ty quản lý sửa chữa đường bộ 1 rồi
đến CTCP QL&XD giao thông I Sơn La hiện nay tình hình hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty có sự thay đổi về nhiều mặt, điều này được thể
hiện thông qua một số chỉ tiêu mà Công ty đã đạt được thể hiện hiệu quả sử
dụng vốn kinh doanh (bảng 1.1)
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban giám đốc
Ban kiểm soát
Phòng Tổ
chức hành
chính
Phòng Tài
vụ - Vật tư
Phòng Kế
hoạch -
Kỹ thuật
Các đơn vị trực thuộc:
Hạt bảo dưỡng, Bến phà,
Đội xây lắp, Đội máy, Tổ
đào tạo lái xe mô tô A1
7
Bảng 1.1: Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh
giai đoạn 2005 – 2009
ĐVT: Đồng
Năm Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Lợi nhuận
trước thuế
187.525.691 304.659.745 339.792.677 466.896.051 642.151.206
Vốn sản
xuất KD
bình quân
26.114.109.91
1
23.209.781.923 27.498.013.60
3
44.722.980.071 47.377.125.415
Hiệu quả
sử dụng
vốn KD
tổng hợp
0,00718 0,01313 0,01236 0,00999 0,01355
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán các năm do Phòng Tài vụ - Vật tư cung cấp)
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tổng hợp của Công ty năm 2006 so
với năm 2005 tăng 0,006 và giảm nhẹ trong năm 2007 và năm 2008 đến năm
2009 đạt mức cao nhất trong 5 năm là 0,01355 điều này cho thấy hiệu quả sử
dụng vốn của Công ty ngày càng tăng cao đặc biệt so với giai đoạn trước khi
cổ phần hóa.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tổng hợp, một mặt Công
ty phải tăng quy mô kết quả đầu ra măt khác phải tiết kiệm và xác định được
cơ cấu vốn SXKD hợp lý. Song điều đáng nói là trong 5 năm trở lại đây lợi
nhuận trước thuế của Công ty liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước đồng
thời quy mô vốn SXKD giảm nhẹ vào năm 2006 và liên tục tăng trong các
năm còn lại, đặc biệt năm 2008 quy mô vốn SXKD bình quân tăng gần 63%
so với năm 2007 là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2005 - 2009 nhưng
hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tổng hợp trong năm 2007, 2008 lại giảm
nhẹ. Chứng tỏ lợi nhuận trước thuế không tăng tương ứng với mức tăng của
8
vốn SXKD. Nguyên nhân của tình trạng trên có thể do biến động của giá cả
NVL năm 2007, 2008 tăng cao nhất là giá thép xây dựng. Mặt khác, do hoạt
động chính của Công ty là sản xuất sản phẩm công ích và xây dựng cơ bản
cầu, đường bộ. Trong hoạt động sản xuất sản phẩm công ích, Công ty được
giao nhiệm vụ theo kế hoạch hàng năm, không vì mục tiêu lợi nhuận và hàng
năm, Công ty cũng không thu được lợi nhuận từ hoạt động này. Vì vậy, hoạt
động xây dựng cơ bản, cầu, đường bộ là hoạt động chủ yếu mang lại lợi
nhuận và tạo nên nguồn thu chính cho Công ty. Ngoài ra, Công ty cũng có
những khoản thu nhập khác từ sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng: đá, cát,
sỏi và cho thuê, sửa chữa máy thi công, phương tiện vận tải.
Trên đây là một số nét khái quát về CTCP Quản lý và Xây dựng giao
thông I Sơn La, trong phạm vi luận văn tác giả chỉ tập trung phân tích và đánh
giá thực trạng công tác tính chi phí tài tại Công ty.
1.2. Phân tích tổ chức công tác hạch toán và tính giá thành của Công ty
1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Công ty tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung, kế toán
trưởng điều hành trực tiếp các nhân viên kế toán. Hạch toán kế toán thực hiện
một cấp tập trung, hầu hết công việc ghi sổ kế toán được thực hiện tại phòng
kế toán, Công ty không tổ chức bộ phận kế toán riêng ở từng đơn vị trực
thuộc mà ở các đơn vị chỉ tập hợp chứng từ chi phí, cuối tháng thanh toán tại
Phòng Tài vụ - Vật tư Công ty.
Để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, đảm bảo phân công hợp lý lao động
kế toán, đồng thời căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý, bộ
máy kế toán của Công ty được phân công, phân nhiệm như mô tả ở sơ đồ 1.2.
9