Trường: Đại Học Y Dược Cần Thơ
Lớp: Dược K32. Nhóm: 01
Họ và tên sinh viên:
Trương Thị Ngọc Diệp MSSV: 3067589
Văn Phú Hoa Hạ MSSV: 3067599
Giang Thị Thu Hồng MSSV: 3067603
Lê Thanh Huy MSSV: 3067606
BÁO CÁO BỆNH ÁN
Ngày: 07/01/2011
Tiểu nhóm: 08
Tên bệnh nhân:
Mạch Hoàng
Phúc
Ngày vào
viện:
13/12/2010
Ngày ra viện:
23/12/2010
Số vào
viện:
23719
Tuổi:
6 tuổi
Giới
tính:
Nam
Tiền sử
bệnh:
Chưa ghi
nhận bất
thường
Chẩn đoán:
- Lúc vào: nhiễm trùng tiêu hoá
- Lúc ra: viêm não, màng não
Kết quả cận lâm sàng có giá trị chuẩn đoán:
- BC: 32900/mm
3
máu (bt:4-10.10
9
/l) - CRP: 14,9 mg/l
- N: 81,1% (bt: 50-70%) - DNT: phản ứng Pandy có vết
- L: 8,7% (bt: 20-40%) Protein: 0,1g/l
- M: 10,2% (bt: 5-7%) Glucose: 3,18mm/l
BC: 60BC/mm
3
Quá trình bệnh lý và diễn biến lâm sàng:
1
Ngày Thuốc
Đường
dùng
Liều
dùng
Số lần
cho
thuốc
Số
lần/24h
Số
ngày
dùng
Mạch,
huyết áp,
cân nặng
DBLS đặc
biệt
13/12
9h
Cefotaxin 1g TMC 0,7g 2 2 (9h,
21h)
Nôn ói
nhiều lân
khi ăn
Motilium 5ml Uống 1 ống 3 3
Enterogermina Uống 1 ống 2 2
Calcitonic Uống ½
ống
2 2
13/12
12h
Efferangan
300mg
NHM 1 viên 1 Bé sốt, co
giật toàn
thân, mạch
chậm. t
o
=
38
o
C
Midozolam
5mg/ml
TMC 3mg 1
13/12
13h15
Midozolam
5mg/ml
TMC 7mg 1 Chọc dò
tuỷ sống
13/12
20h
Lactate Ringer
& Dextrose
5% 500ml
Tiêm
truyền
1 chai 1 Lơ mơ, sốt
cao, ăn
uống kém,
dấu mất
nước (+)
Efferangan
300mg
NHM 1 viên 1
14/12
Cefotaxin 1g TMC 1g 3 3 (7h,
15h,
23h)
Motilium 5ml Uống 1 ống 3 3
Calcitonic Uống ½
ống
2 2
3h15
Midozolam
5mg/ml
TMC 2mg Lơ mơ, co
giật tay
chân, sốt
cao, chuyển
HSTC &
CĐ
Efferangan
300mg
NHM 2/3
viên
5h
Manitol 20%
35ml
Truyền
TM
70ml t
o
= 38
o
C
Mạch:
100lần/ph
NT: 36
lần/ph. Hội
chuẩn: trình
lãnh đạo sử
dụng
rocephin
Dexamethason
4mg
TMC 1 ống
Rocephin 1g TMC 0,1g
7h Rocephin 1g TMC 0,7g 2 (10h,
22h)
Lơ mơ, t
o
=
38,5
o
C
2
Mạch:
92lần/ph
HA: 95/60.
Dexamethason
4mg
TMC 3mg 2 (14h,
22h)
Efferangan
300mg
NHM 2/3
viên
9h
Manitol 20%
40ml
Truyền
TM
2 2 (9h,
20h)
Sốt cao,
kêu nhẹ tay
13h30
Efferangan
300mg
NHM 1 viên Lơ mơ, t
o
=
39
o
C
Mạch:
96lần/ph
HA: 90/60.
NT: 30
lần/ph
17h30
Efferangan
300mg
NHM 1 viên
15/12
7h
Rocephin 1g TMC 0,7g 2 (8h,
20h)
t
o
= 37
o
C
Mạch:
80lần/ph
NT: 27
lần/ph
Dexamethason
4mg
TMC 2mg 2 (8h,
17h)
Manitol 20%
35ml
Truyền
TM
70ml
Calcitonic Uống ½
ống
2
Unikids Uống 1 mcf 2
16/12
Rocephin 1g TMC 0,7g 2 (8h,
20h)
Dexamethason
4mg
TMC 2mg 2 (8h,
17h)
Calcitonic Uống ½
ống
2
Unikids Uống 1 mcf 2
11h30
Midozolam
5mg/ml
TMC 3mg Co giật
toàn thân,
Sốt cao
40
o
C
Efferangan
300mg
NHM 1 viên
17/12
Rocephin 1g TMC 0,7g 2 (8h,
20h)
Bé tỉnh, nói
được, ăn
uống
được,Mạch:
62 lần/ph.
thở 26
lần/ph.
Dexamethason
4mg
TMC 2mg 2 (8h,
17h)
Calcitonic Uống ½
ống
Unikids Uống 1 mcf 2
18/12 Rocephin 1g TMC 0,7g 2 (8h,
20h)
3
Dexamethason
4mg
TMC 2mg 2 (8h,
17h)
Calcitonic Uống ½
ống
Unikids Uống 1 mcf
19/12
Rocephin 1g TMC 0,7g 2 (8h,
20h)
Calcitonic Uống ½
ống
Unikids Uống 1 mcf 2
20/12
Rocephin 1g TMC 0,7g 2 (8h,
20h)
Unikids Uống 1 mcf
21/12
Rocephin 1g TMC 0,7g 2 (8h,
20h)
Bé tỉnh,
tiếp xúc
được, ko
yếu, liệt.
Unikids Uống 1 mcf 2
22/12
Rocephin 1g TMC 0,7g 2 (8h,
20h)
Bé tỉnh, đi
đứng được,
ăn ngủ
được. Bình
thường.
Unikids Uống 1 mcf 2
23/12
Rocephin 1g TMC 0,7g 2 (8h,
20h)
Bé tỉnh, đi
đứng được,
ăn ngủ
được. Bình
thường.
Không yếu
liệt,
t
o
=37
o
C,
nhịp tim:
80 lần/ph
Unikids Uống 1 mcf 2
Nhận xét về các thuốc sử dụng:
4
1. Cefotaxim:
Cefotaxim là kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3 có phổ kháng
khuẩn rộng.
Chỉ định: các bệnh nhiễm khuẩn nặng và nguy kịch do vi khuẩn nhạy cảm với
cefotaxim, bao gồm áp xe não, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng trong tim, viêm màng
não (trừ viêm màng não do Listeria monocytogenes), viêm phổi, bệnh lậu, bệnh
thương hàn, điều trị tập trung, nhiễm khuẩn nặng trong ổ bụng (phối hợp với
metronidazol) và dự phòng nhiễm khuẩn sau mổ tuyến tiền liệt kể cả mổ nội soi, mổ
lấy thai.
Liều cho trẻ em: Mỗi ngày dùng 100 - 150 mg/kg thể trọng (với trẻ sơ sinh là 50
mg/kg thể trọng) chia làm 2 đến 4 lần. Nếu cần thiết thì có thể tăng liều lên tới 200
mg/kg (từ 100 đến 150 mg/kg đối với trẻ sơ sinh).
Cefotaxim chỉ được sử dụng trong 2 ngày 13/12 và 14/12, lúc đầu sử dụng liều
0,7g, 2 lần trong ngày; sau đó tăng lên 1g, 3 lần trong ngày đều phù hợp liều theo chỉ
định. Cefotaxim không có tương tác thuốc với các thuốc còn lại trong toa.
Vì tình trạng bệnh nhân trở nặng nên ngưng sử dụng cefotaxim và thay bằng kháng
sinh khác.
2. Rocephin:
Chứa hoạt chất ceftriaxone - kháng sinh cephalosporin thế hệ 3, bán tổng hợp ở
dạng tiêm, có phổ kháng khuẩn rất rộng, có tác dụng diệt khuẩn do ngăn cản sự tổng
hợp thành tế bào của vi khuẩn. Ceftriaxone có tác dụng trên hầu hết các vi khuẩn
Gram âm và Gram dương, thời gian bán hủy dài khoảng 8 giờ. Khi tiêm tĩnh mạch
ceftriaxone khuếch tán nhanh chóng vào dịch gian bào và tính diệt khuẩn tại nơi này
kéo dài trong suốt 24 giờ, ceftriaxone khuếch tán tốt vào dịch não tủy đang bị viêm
nhiễm của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Một số tương tác thuốc của ceftriaxone: Giảm hoạt tính của diazepam, furosemide.
Tăng nhẹ tác dụng suy giảm miễn dịch do các thuốc cyclophosphamide và
dexamethasone nếu phối hợp hai chất này với ceftriaxone. Rocephine không được pha
trộn với các dung dịch chứa calcium.
Liều dùng thông thường cho trẻ: 75-100mg/kg/ngày tiêm 1-2 lần/ngày, tối đa
4g/ngày.
5
Cách dùng thuốc ceftriaxone của bác sĩ:
- Ngày đầu tiên: dùng kháng sinh khác (cefotaxim)
- Ngày thứ 2: dùng 3 lần vào lúc 5h với liều 0.1g và vào lúc 10h, 22h với
0.7g, tiêm tĩnh mạch chậm.
- Ngày thứ 3 đến ngày thứ 11: dùng 2 lần vào lúc 8h, 20h với liều 0.7g, tiêm
tĩnh mạch chậm.
Nhận xét: với bé 14kg thì tương đương với liều cần tiêm là: 14 X 75-100mg =1.05-
1.4g/ngày. Tứ đó ta thấy ngày thứ 2 bác sĩ tiêm 3 lần với tổng lượng thuốc là 1.5g lớn
hơn ít so với quy định một ngày ở trẻ nhưng vẫn nằm trong mức cho phép tối đa
4g/ngày. Còn các ngày sau do thời gian bán thải dài 8h nên mỗi ngày dùng 2 lần lúc 8h
và 20h là phù hợp, và thời gian sử dụng thuốc điều trị cũng đủ và đúng thời gian. Nên
bổ sung: tiêm chậm 2-4 phút thẳng vào tĩnh mạch.
3. Dexamethasone:
Là thuốc kháng viêm, ống 4mg/1ml.
Viêm màng não (Hib) : 0.6mg/kg/ngày chia 4 lần.
Ngày 14/12:
Lúc 14h, 3mg, TMC
Lúc 22h, 3mg, TMC
Nhận xét:
- Đối với liều: trong một ngày đã chỉ định 6mg Dexamethasone là hợp lý, vì với trẻ
14kg chỉ nên dùng khoảng 8.4 mg. Đối với các ca đe dọa tính mạng thế này được chỉ
định liều lớn lúc khởi đầu để dập tắt bệnh là hợp lý. Khi bệnh được kiểm soát đã giảm
liều xuống vào những ngày tiếp theo theo.
- Về thời gian sử dụng: dexamethasone sử dụng không hợp lý.
• Người viêm màng não nhiễm khuẩn cần phải dùng Dexamethason trước khi
dùng các thuốc kháng khuẩn đặc hiệu để đề phòng viêm não do phản ứng
với các mảnh xác vi khuẩn đã bị thuốc kháng khuẩn hủy diệt. Mà ở đây,
Recephin sử dụng lúc 10h trong khi Dexamethasone lại lúc 14h sau đó,
không hợp lý.
• Dexamethason dùng toàn thân gây ức chế tuyến yên giải phóng
corticotropin (ACTH), làm cho vỏ tuyến thượng thận ngừng tiết hormon
6
corticosteroid nội sinh gây suy vỏ tuyến thượng thận thứ phát vì thế nên
giảm liều và dùng cách ngày tốt nhất là một liều duy nhất vào 8h sáng. Ở
đây, ngày sử dụng hai lần có nguy cơ suy vỏ thượng thận nên phải theo dõi
thêm tình trạng thận của bệnh nhân.
Ngày 15-18/12:
Dexamethasone ngày hai lần lúc 8h và 17h.
Liều dùng: hợp lý đối với bệnh nhân bị viêm màng não, thời gian điều trị dưới 1
tuần, coi như chấp nhận được.
Đề nghị nên theo dõi thêm tình trạng của bệnh nhân và nên chỉ dùng một lần vào
buổi sáng.
4. Midazolam:
Tác dụng an thần, chống co giật. Ống tiêm: 5mg/ml.
Cách sử dụng: khi tiêm truyền TM Liều tấn công: 0.05-0.2mg/kg. Duy trì:
2mcg/kg/phút, tối đa 6mcg/kg/phút.
Ngày 13/12:
Bé co giật toàn thân nên được chỉ định dùng Midazolam với liều:
Lúc 12h: TMC 3 mg. Tính theo liều: TMC 3mg coi như hợp lý khi điều trị co giật
(tính liều tối đa được 2.8mg, tiêm tĩnh mạch chậm nên chấp nhận được).
Lúc 13h15: TMC 7 mg. Thời điểm này chọc dò tủy sống: nên tác dụng của
Midazolam là gây tê tủy sống, gây ngủ và an thần. Nên dùng liều lớn hơn.
Liều dùng cho bệnh nhân trước khi phẫu thuật bằng đường tiêm tĩnh mạch : 0,05 -
0,1 mg/kg/liều trong 5 phút cho tới khi nhắm mắt, mất phản xạ mi mắt hoặc cả liều 0,1
mg/kg hoặc 0,05 mg/kg/liều/1 lần, 3 - 4 phút trước thủ thuật, liều có thể lặp lại nếu cần
trong khi làm thủ thuật, cho tới tổng liều tối đa 0,15 mg/kg.
Quá liều với trẻ 14kg, tuy nhiên tiêm TMC vì thế nguy cơ quá liều được giảm đi.
Bất hợp lý:
Tiền mê ở trẻ em: thường dùng đường trực tràng 15 phút trước khi phẫu thuật 0,3-0,4
mg/kg, ở đây dùng đường tiêm.
Đối với thuốc Midazolam 50mg/10ml không dùng cho trẻ nhỏ hơn 15 tuổi trong
khi trẻ mới 6 tuổi. (Ở đây mình dùng 5mg/1ml coi như giống???)
Cần phải có phương tiện cấp cứu sẵn sàng. Có thể dùng flumazenil.
7
Ngày 14/12
Liều 2mg, TMC lúc 3h15 phút, liều thấp hơn vì chỉ có co giật tay chân.
Ngày 16/12
Lúc 11h30, 3mg, TMC cắt cơn co giật toàn thân.
5. Efferangan 300mg
Là loại tọa dược dùng cho trẻ, chứa hoạt chất paracetamol 300mg chỉ định trong
trường hợp đau và sốt, được hấp thu kéo dài.
Paracetamol chống chỉ định đối với người suy tế bào gan, thận trọng với người suy
thận và có sự tương tác nên tránh dùng chung với các thuốc như: zidovudin, barbituric,
phenytoin, thuốc chống đông…
Liều dùng cho trẻ khi sốt trên 38,5
o
C: 15mg/kg/lần, đặt hậu môn, có thể nhắc lại
sau 6h, ngày 4 lần.
Cách dùng thuốc của bác sĩ như sau:
- Ngày thứ nhất: dùng 2 lần vào 12h và 20h ( cách nhau 8h) với liều 1 viên 300mg
nhét hậu môn.
- Ngày thứ hai: dùng 4 lần vào 3h15’ với 2/3 viên, 7h với 2/3 viên, 13h30’ với 1
viên và 17h30 với 1 viên (thời gian cách nhau ít nhất là 4h).
- Ngày thứ ba: bé không sốt nên không dùng
- Ngày thứ tư: dùng một lần vào 11h30’ với liều 1 viên 300mg khi bé sốt cao 40oC
- Các ngày sau bé không còn sốt nên không dùng nữa.
Nhận xét: vì paracetamol là thuốc được chọn đầu tiên cho các trường hợp sốt ở trẻ
nếu không hiệu quả thì mới dùng phối hợp thuốc hạ sốt khác. Mặt khác vì là trẻ nhỏ và
bé đang trong tình trạng yếu nên dùng thuốc ở dạng tọa dược là phù hợp.
Bé Hoàng Phúc có cân nặng là 14kg nên tương ứng với lượng thuốc bình thường
thì phải dùng: 15mg X 14 = 210mg/lần với liều 1 viên 300mg thì cần phải dùng
khoảng 2/3 viên là đúng. Nhưng theo cách dùng thuốc ở trên của bác sĩ thì có một số
lần cho dùng nguyên viên 300mg/lần thì sẽ dư so với liều quy định bình thường, cần
cân nhắc với tác dụng bất lợi của thuốc tại gan nếu quá liều. Mà vì lượng thuốc tối đa
cho phép trong ngày là 80mg/kg/ngày với liều trên thì nhỏ hơn nên có thể chấp nhận
nhưng tốt nhất vẫn nên giữ liều quy định để tránh tổn hại gan, đặc biệt với trẻ thiếu
glutathion. Đối với thời gian và cách dùng thuốc thì đúng như quy định.
8
Ngoài những thuốc bác sĩ cho, ta nên nhắc nhở gia đình bênh nhân cho bé uống đủ
nước nếu bé tỉnh tảo và đắp mát, đặt bé ở nơi thoáng khí khi bé sốt.
6. Lactate Ringer & Dextrose 5%:
Lactated Ringer & Dextrose 5% là dịch truyền bù nước và điện giải với thành
phần: mỗi 100ml dịch chứa 5g Dextrose hydrate, 600mg Natri clorid, 310mg Lactate
natri, 30mg Kali clorid, 20mg Calci clorid
Lactate được chỉ định cho bé vào lúc 20h ngày 13/12 khi bé có dấu hiệu mất nước
Bé có dấu hiệu mất nước thì ưu tiên là cung cấp nước bằng đường uống, tuy nhiên
bé có biểu hiện ăn uống kém, nên chỉ định truyền dịch là hợp lý.
Do trong dịch truyền Lactate Ringer & Dextrose 5% có chứa nhiều Natri, nên khi
truyền cho bé phải thật cẩn thận, mặc dù truyền dịch với mục tiêu bù nước và chống
sốc cho bé, nhưng phải kiểm soát tình trạng của bé chặc chẽ, vì bé mắc bệnh viêm não-
màng não, khi truyền dịch có thể làm tăng áp lực nội sọ, gây phù não, làm bệnh nặng
thêm.
Theo đề nghị: chỉ truyền dịch khi thật cần thiết và khi không thể cung cấp bằng
đường uống. Khi bé đã cải thiện được khả năng ăn uống thì nên ngừng truyền ngay và
chuyển sang bù dịch bằng đường ăn uống, sẽ an toàn và hiệu quả hơn.
7. Manitol 20%:
Là thuốc lợi niệu thẩm thấu được dùng trong trường hợp này với tác dụng làm
giảm áp lực nội sọ tránh hiện tượng phù não.
Vì manitol là dung dịch ưu trương nếu tiêm vị trí khác có thể gây hoại tử mô và
đào thải nhiều ra khỏi cơ thể trước khi chuyển hóa nên dạng tiêm truyền tĩnh mạch phù
hợp hơn. Manitol là thuốc có tác dụng giảm áp lực nhãn cầu, áp lực nội sọ ngắn hạn.
Tác dụng làm giảm áp lực nhãn cầu và áp lực nội sọ xuất hiện trong vòng 15 phút sau
khi bắt đầu truyền manitol và kéo dài từ 3 đến 8 giờ sau khi ngừng truyền
Manitol được chỉ định dùng trong các trường hợp: Phòng hoại tử thận cấp do hạ
huyết áp, thiểu niệu sau mổ, gây lợi niệu ép buộc để tăng đào thải các chất độc qua
đường thận, làm giảm áp lực nội sọ trong phù não, làm giảm nhãn áp, dùng trước và
trong các phẫu thuật mắt, dùng làm test thăm dò chức năng thận, dùng làm dịch rửa
trong cắt nội soi tuyến tiền liệt.
9
Manitol thận trọng đối với người bị mất nước, cần phải chắc chắn là người bệnh
không bị mất nước và không được truyền cùng với máu toàn phần. Không dùng cho
người suy tim vì làm tăng thể tích máu một cách đột ngột.
Liều dùng theo quy định cho trẻ: 0.25-1g/kg/liều tiêm tĩnh mạch mỗi 4-6h.
Cách dùng thuốc của bác sĩ:
- Ngày đầu tiên: không dùng vì có dấu hiệu mất nước.
- Ngày thứ hai: dùng 3 lần vào lúc 3h, 9h và 20h với 70ml, truyền tĩnh mạch.
- Ngày thứ ba: dùng 1 lần vào lúc 7h với 70ml, truyền tĩnh mạch.
- Các ngày sau không dùng.
Nhận xét: manitol được dùng bằng truyền tĩnh mạch là phù hợp. Cũng giống như
trên ta có lượng thuốc được dùng ở liều bình thường là: 14 X 0.25-1g tức khoảng 3.5-
14g/liều dành cho bé Hoàng Phúc mà vì trong 100ml có 20g manitol nên bác sĩ truyền
70ml/liều tức là khoảng 14g/liều. vậy liều dùng của bác sĩ là hợp l nhưng thời gian
truyền vẫn chưa tuân thủ theo quy định. Mặt khác vì khi truyền manitol cần chắc chắn
không có dấu hiệu mất nước trước khi truyền với lại ngày đầu tiên bé Phúc đã có dấu
hiệu mất nước, mà qua ngày sau bác sĩ cho truyền manitol mà chưa thấy test kiểm tra
lại dấu hiệu mất nước ở bé Phúc. Cần theo dõi thêm chặt chẽ dịch và cân bằng điện
giải, chức năng thận trong quá trình truyền, chỉ dùng thuốc khi cần thiết (có dấu hiệu
phù não).
8. Calcitonic (calcium lactate)
Calcitonic được chỉ định cho bé kèm theo các thuốc dùng hằng ngày (13/12 đến
19/12)
Ngày 15, 16, 17, 18, 19/12 bé được chỉ định dùng Calcitonic kết hợp với Unikids
(thành phần gồm calci và các vitamin khác), sau đó thì ngừng sử dụng Calcitonic và
chỉ dùng Unikids, có thể là do thể trạng của bé đã cải thiện tốt, nên Calcitonic không
cần thiết nữa, chỉ cần Unokids là đủ.
Bé trai 6 tuổi cân nặng 14kg là hơi gầy và suy dinh dưỡng, cho nên chỉ định dùng
calci cho bé để tăng cường calci giúp ngăn ngừa còi xương cho bé trong giai đoạn
đang phát triển là phù hợp.
Về liều lượng: 1 ống 10ml x 1-2lần trong ngày. Trong trường hợp của bé Phúc,
được bác sĩ chỉ định uống ½ ống x 2lần /ngày là phù hợp.
10
Sữa có thể làm giảm hấp thu thuốc ở đường tiêu hóa, do đó, bác sĩ nên dặn người
nhà không cho bé uống thuốc cùng với sữa.
Đề nghị thêm: theo dõi các tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, táo bón,
tiêu chảy có thể xảy ra cho bé, để kịp thời điều trị
9. Unikids:
Được dùng để bổ sung các vitamin và các acid amin thiết yếu cho bệnh nhân trong
thời kỳ dưỡng bệnh.
Liều dùng: Trẻ em từ 6 - 12 tuổi : uống 2 - 3 muỗng cà phê/ngày. 1 muỗng cà phê
= 5ml. Có thể pha loãng với nước, uống thuốc vào buổi sáng hoặc trưa.
Nên dùng cách xa (2 - 3 giờ) với kháng sinh nhóm tetracyclin, phenytoin, các
quinolon, các khoáng chất (sắt, kẽm, magnesium, ), các oxalat, glucocorticoid. Vậy
nếu, Dexamethasone dùng lúc 8h thì Unikids nên uống lúc 10h, còn 17h thì nên dùng
lúc 19h.
Nhận xét: sử dụng liều lượng hai muỗng cà phê hai lần trong ngày là hợp lý.
10. Motilium 5ml
Motilium được chỉ định cho bé vào ngày 13/12 (tức ngày đầu tiên vào viện).
Motilium (domperidone) được dùng trong trường hợp này là hợp lý, vì trẻ có nôn ói
nhiều lần khi ăn.
Về liều lượng: trẻ 5-12 tuổi, 3-4 lần trong ngày, mỗi lần 5 ml/10kg cân nặng. Với
bé Phúc 6 tuổi, cân nặng 14kg, liều thích hợp mỗi lần là (14kg x 5ml) / 10kg =
7ml/14kg. Trong trường hợp này, bác sĩ cho bé uống 5ml x 3 lần trong ngày cũng có
thể cho là hợp lý.
Tuy nhiên, về mặt dược động học cho thấy ở những người đói, domperidone hấp
thu nhanh sau khi uống, với nồng độ đỉnh trong máu đạt được khoảng 1 giờ sau. Khả
năng sinh học thấp của domperidone đường uống (xấp xỉ 15%) là do thuốc được
chuyển hóa mạnh qua giai đoạn 1, ở thành ruột và gan. Mặc dù khả năng sinh học của
domperidone tăng lên ở người bình thường khi được dùng sau bữa ăn, bệnh nhân có
than phiền về tiêu hóa nên uống domperidone trước khi ăn 15-30 phút. Nồng độ axit
trong dạ dày giảm sẽ làm giảm sự hấp thụ domperidone. Thời gian đạt nồng độ đỉnh sẽ
hơi chậm và AUC sẽ hơi tăng khi thuốc được uống sau khi ăn.
Ở đây bác sĩ cho bé uống 3 lần trong ngày nhưng chưa dặn rõ uống khi nào.
11
- Theo đề nghị: nên dặn người nhà cho bé uống trước bữa ăn 15-30 phút, (có thể
trước bữa ăn sang, trưa, chiều) để tránh sự hấp thu thuốc bị chậm đi, nhằm đạt được
hiệu quả nhanh chóng cho mục tiêu điều trị triệu chứng “nôn ói nhiều lần trong ngày”
của bé.
11. Enterogermina:
Được chỉ định trong:
- Ðiều trị & phòng ngừa rối loạn khuẩn chí đường ruột & bệnh lý kém hấp thu
vitamin nội sinh.
- Ðiều trị hỗ trợ để phục hồi hệ khuẩn chí đường ruột bị ảnh hưởng khi dùng thuốc
kháng sinh hoặc hóa trị liệu.
- Rối loạn tiêu hóa cấp & mãn tính ở trẻ em do nhiễm độc hoặc rối loạn khuẩn chí
đường ruột & kém hấp thu vitamin.
Liều dùng: trẻ em và trẻ nhỏ 1-2 ống/ngày.
Lúc vào phòng khám bác sĩ chẩn đoán là nhiễm trùng tiêu hóa nên sử dụng
enterogermina Liều lượng: enterogermina sử dụng 2 ống/ ngày là phù hợp.
Nhận xét chung:
Tương tác: Đa phần các thuốc bác sĩ ra toa không có sự tương tác đáng kể, ngoại
trừ ceftriaxone và dexamethasone làm tăng nhẹ suy giảm miễn dịch.
12
Liều dùng: tương đối hợp lý, một số liều và thời gian dùng chưa thật sự giống với
quy định đưa ra.
Ban đầu bác sĩ sử dụng kháng sinh cefotaxim sau một ngày lại chuyển sang
ceftriaxone xét về lý thuyết thì không hợp lý về cách dùng kháng sinh, nhưng do
ceftriaxone kháng sinh trị viêm màng não tốt hơn do thuốc có thời gian bán hủy dài
hơn cefotaxim và nồng độ thuốc vào trong dịch não tủy nhiều hơn so với cefotaxim.
Vì thế ban đầu nên chọn ceftriaxone.
Chú ý thứ tự cho ceftriaxone và dexamethasone. Theo như trên ban đầu bác sĩ cho
bé uống kháng sinh trước dexamethasone thì dễ làm bệnh không thuyên giảm vì khi ấy
vi khuẩn bị phá hủy sinh cytokine gây kích thích tăng thêm viêm. Về sau, một ngày
bác sĩ cho uống lần 1 (kháng sinh và dexamethasone đồng thời) và lần 2
(dexamethasone uống trước kháng sinh). Hai trường hợp này có thể sẽ làm cho nồng
độ ceftriaxone vào não giảm dẫn đến giảm tác dụng của kháng sinh vì bình thường khi
viêm các liên kết trong viêm sẽ dãn ra giúp kháng sinh dễ dàng vào được hàng rào
máu não nhưng nếu dùng dexamethasone trước sẽ làm liên kết đó co lại, kháng sinh
khó xâm nhập vào não hơn. Để cải thiện tình trạng đó ta nên tăng liều kháng sinh hoặc
số lần đưa thuốc vào để điều trị tốt hơn.
Mặt khác, dexamethasone sau đợt điều trị cần phải dùng tiếp với liều giảm từ từ để
tránh tác dụng phụ không mong muốn của nó.
13