Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

NGHIÊN CỨU NÂNG CAO NĂNG SUẤT THỊT THỎ TRÊN THẾ GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
CHUYÊN ĐỀ MÔN CHĂN NUÔI THỎ
NGÀNH: CHĂN NUÔI THÚ Y
NGHIÊN CỨU NÂNG CAO NĂNG SUẤT
NGHIÊN CỨU NÂNG CAO NĂNG SUẤT


THỊT THỎ TRÊN THẾ GIỚI
THỊT THỎ TRÊN THẾ GIỚI
PHẠM NGUYỄN THÚY ÁI
Cần Thơ, 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
CHUYÊN ĐỀ MÔN CHĂN NUÔI THỎ
NGÀNH: CHĂN NUÔI THÚ Y
NGHIÊN CỨU NÂNG CAO NĂNG SUẤT
NGHIÊN CỨU NÂNG CAO NĂNG SUẤT


THỊT THỎ TRÊN THẾ GIỚI
THỊT THỎ TRÊN THẾ GIỚI
Giáo viên hướng dẫn:
GS. TS. Nguyễn Văn Thu
Sinh viên thực hiện:
Họ & tên: Phạm Nguyễn Thúy Ái
Mssv: 3112609
Lớp: Chăn nuôi – Thú Y K37A2
MỤC LỤC
MỤC LỤC i
i


DANH SÁCH BẢNG ii
DANH SÁCH HÌNH iv
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG II: NỘI DUNG 2
2.1 Các nghiên cứu trong chọn giống thỏ cho năng suất cao 2
2.1.1 Các nghiên cứu trong chọn giống thỏ cho năng suất cao bằng phương pháp chọn
tạo giống 2
2.1.2 Các nghiên cứu trong chọn giống thỏ cho năng suất cao bằng kỹ thuật di truyền. 9
2.2 Các nghiên cứu về phương pháp chăn nuôi thỏ cho năng suất cao 10
2.2.1 Phương pháp cải thiện môi trường sống 10
2.2.2 Phương pháp cải thiện khẩu phần ăn 12
2.3 Các nghiên cứu về việc tác động lên các quá trình sinh lý để cải thiện năng suất thỏ
thịt 19
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

i
DANH SÁCH BẢNG
MỤC LỤC i
i
DANH SÁCH BẢNG ii
DANH SÁCH HÌNH iv
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG II: NỘI DUNG 2
2.1 Các nghiên cứu trong chọn giống thỏ cho năng suất cao 2
2.1.1 Các nghiên cứu trong chọn giống thỏ cho năng suất cao bằng phương pháp chọn
tạo giống 2
Bảng 2.1 Đặc điểm thỏ giết mổ (có ý nghĩa±SD) 3
Bảng 2.2 Một số thông số cho thấy sự phát triển của các giống thỏ tăng trưởng
New-Zealand trắng; V-Line; Baladi Black và Gabali rabbits (có ý nghĩa ± SE) 5

Bảng 2.3 Tỷ lệ lông da và trọng lượng các nội quan của thỏ đang phát triển New-
Zealand trắng; V, Line; Baladi Black và Gabali rabbits (có ý nghĩa ± SE) 6
7
( />rabbits-in-an-egyptian-village/en/) 7
7
A B 7
( 7
A B 7
Bảng 2.4 Thành phần máu và huyết tương của thỏ tăng trưởng New-Zealand
trắng; V, Line; Baladi Black and Gabali rabbits (Means ± SE) 8
Bảng 2.5 Mối tương quan kiểu hình và kiểu gen giữa khối lượng cơ thể (BW) ở
các lứa tuổi khác nhau (7, 21, 42 và 56 ngày) trên thỏ ở trại Dagwom 9
2.1.2 Các nghiên cứu trong chọn giống thỏ cho năng suất cao bằng kỹ thuật di truyền. 9
2.2 Các nghiên cứu về phương pháp chăn nuôi thỏ cho năng suất cao 10
2.2.1 Phương pháp cải thiện môi trường sống 10
Bảng 2.6 Ảnh hưởng của kích thước nhóm trên hành vi của thỏ tăng trưởng 10
Bảng 2.7 Ảnh hưởng của mật độ nuôi (thỏ/m2, trọng lượng/m2) về tăng trọng
hàng ngày (Aubret and Duperray, 1992), 11
2.2.2 Phương pháp cải thiện khẩu phần ăn 12
Bảng 2.8 Thành phần, cấu trúc hóa học (%DM) và hệ số tiêu hóa (%) 14
2.3 Các nghiên cứu về việc tác động lên các quá trình sinh lý để cải thiện năng suất thỏ
thịt 19
ii
Bảng 2.9 Hiệu quả sản xuất của thỏ bị hạn chế khẩu phần ăn 20
Bảng 2.10 Hành vi của thỏ chịu hạn chế thức ăn (thể hiện dưới dạng tỷ lệ) 20
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
iii
DANH SÁCH HÌNH
MỤC LỤC i

i
DANH SÁCH BẢNG ii
DANH SÁCH HÌNH iv
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG II: NỘI DUNG 2
2.1 Các nghiên cứu trong chọn giống thỏ cho năng suất cao 2
2.1.1 Các nghiên cứu trong chọn giống thỏ cho năng suất cao bằng phương pháp chọn
tạo giống 2
Bảng 2.1 Đặc điểm thỏ giết mổ (có ý nghĩa±SD) 3
Hình 2.1 Thỏ Californian 4
Hình 2.2 Thỏ New Zealand Trắng 4
Bảng 2.2 Một số thông số cho thấy sự phát triển của các giống thỏ tăng trưởng
New-Zealand trắng; V-Line; Baladi Black và Gabali rabbits (có ý nghĩa ± SE) 5
Bảng 2.3 Tỷ lệ lông da và trọng lượng các nội quan của thỏ đang phát triển New-
Zealand trắng; V, Line; Baladi Black và Gabali rabbits (có ý nghĩa ± SE) 6
7
Hình 2.3 Thỏ V-line 7
( />rabbits-in-an-egyptian-village/en/) 7
7
A B 7
Hình 2. 4 Thỏ Baladi Black 7
( 7
A B 7
Hình 2.5 Thỏ Galabi 7
Bảng 2.4 Thành phần máu và huyết tương của thỏ tăng trưởng New-Zealand
trắng; V, Line; Baladi Black and Gabali rabbits (Means ± SE) 8
Bảng 2.5 Mối tương quan kiểu hình và kiểu gen giữa khối lượng cơ thể (BW) ở
các lứa tuổi khác nhau (7, 21, 42 và 56 ngày) trên thỏ ở trại Dagwom 9
2.1.2 Các nghiên cứu trong chọn giống thỏ cho năng suất cao bằng kỹ thuật di truyền. 9
2.2 Các nghiên cứu về phương pháp chăn nuôi thỏ cho năng suất cao 10

iv
2.2.1 Phương pháp cải thiện môi trường sống 10
Bảng 2.6 Ảnh hưởng của kích thước nhóm trên hành vi của thỏ tăng trưởng 10
Bảng 2.7 Ảnh hưởng của mật độ nuôi (thỏ/m2, trọng lượng/m2) về tăng trọng
hàng ngày (Aubret and Duperray, 1992), 11
Hình 2.6 Các môi trường nuôi thỏ 12
2.2.2 Phương pháp cải thiện khẩu phần ăn 12
Bảng 2.8 Thành phần, cấu trúc hóa học (%DM) và hệ số tiêu hóa (%) 14
Hình 2.7 Thỏ Rex 17
Hình 2.8 Thức ăn cho khẩu phần 1 và 3 18
2.3 Các nghiên cứu về việc tác động lên các quá trình sinh lý để cải thiện năng suất thỏ
thịt 19
Bảng 2.9 Hiệu quả sản xuất của thỏ bị hạn chế khẩu phần ăn 20
Bảng 2.10 Hành vi của thỏ chịu hạn chế thức ăn (thể hiện dưới dạng tỷ lệ) 20
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
v
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, các loại thực phẩm phổ biến như thịt gà, thịt lợn không còn an
toàn và đảm bảo nữa, việc duy trì sự có mặt của chúng trên thị trường chỉ như
một cách thức dự phòng và dần dần các loại thịt này không còn là thực phẩm
chủ đạo trong cuộc sống. Vậy con vật nào sẽ là “thực phẩm của tương lai”,
thay thế cho các loại gia súc, gia cầm hiện nay đang bị ảnh hưởng nặng nề về
dịch bệnh và giảm nhiều về chất lượng? Đã và đang có sự đầu tư vào nguồn
cung cấp thực phẩm mới - một loại thực phẩm bắt đầu được người dân, các bộ
ngành chú ý đến, đó chính là thịt thỏ.
Thỏ là loài động vật dễ thích nghi với các điều kiện khí hậu khác nhau,
so với các loại thịt khác thì thịt thỏ hoàn toàn chiếm ưu thế, thỏ dễ nuôi, có thể
tận dụng tối đa nguồn thức ăn, không hay bị mắc bệnh và dịch nguy hiểm như
các loài gia súc khác, tỷ lệ rủi ro khi nuôi thỏ rất thấp, giá thịt thỏ không hề

đắt. Hàm lượng protein trong thịt thỏ khoảng 21,50%, cao gấp đôi hàm lượng
protein ở thịt heo, thịt dê, hơn 18,7% ở thịt bò và hơn 33% ở thịt gà. Trong khi
đó hàm lượng mỡ lại chỉ có 0,4%, bằng 1/16 ở thịt lợn, 1/7 ở thịt dê và bằng
1/5 ở thịt bò. Còn hàm lượng cholesterol, cứ 100 g thịt thỏ thì có khoảng 60 -
80mg, thấp hơn các loại thịt khác. Từ đó có thể thấy thịt thỏ là một loại thức
ăn có hàm lượng protein cao, lượng mỡ và cholesterol thấp. Về mặt bổ dưỡng:
100 g thịt thỏ có 40 g nước, 13 g protein, 4 g chất béo, 12 mg calci, 124 mg
phospho, 1 mg sắt, 4 mg nicotinamid. Thịt thỏ còn chứa nhiều loại vitamin và
acid amin cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là acid amin ngậm nước và acid amin
màu mà cơ thể dễ thiếu. Ăn nhiều thịt thỏ có lợi cho việc trao đổi chất của các
tế bào trong cơ thể, giúp trẻ em sinh trưởng phát triển và giúp người già kéo
dài tuổi thọ.
Do đó, để nâng cao năng suất và chất lượng đàn thỏ thịt trong nước,
chúng ta cần tìm hiểu về tình hình và các thành tựu nghiên cứu trên các lĩnh
vực chọn giống, cải thiện chuồng trại, khẩu phần ăn, các quá trình sinh lý của
thỏ trên thế giới để có thể áp dụng vào thực tiễn sản suất ở Việt Nam nhằm
nâng cao năng suất, chất lượng thịt thỏ để đáp ứng cho nhu cầu của địa
phương và xuất khẩu ra thế giới.
1
CHƯƠNG II: NỘI DUNG
2.1 Các nghiên cứu trong chọn giống thỏ cho năng suất cao
2.1.1 Các nghiên cứu trong chọn giống thỏ cho năng suất cao bằng
phương pháp chọn tạo giống
Dorota et al. (2009) thực hiện thí nghiệm nhằm nghiên cứu sự ảnh hưởng
của phép lai thuận nghịch trên 2 giống thỏ New Zealand trắng (NZW) và
Californian (CAL) lên sự tăng trưởng và các tính trạng liên quan đến giết mổ.
Thí nghiệm được tiến hành trên 120 thỏ New Zealand trắng và Californian và
đánh giá trên con lai F1 của cả phép lai thuận và lai nghịch (CAL × NZW và
NZW × CAL). Những con thỏ được cho ăn thức ăn viên với khẩu phần ăn tự
do, giết thịt khi trọng lượng cơ thể khoảng 2,5 kg. Các tác giả đánh giá dựa

trên trọng lượng cơ thể và tăng trọng hằng ngày khi đến tuổi giết mổ, sự tiêu
thụ thức ăn trung bình từ khi cai sữa đến khi giết mổ, tuổi giết mổ, trọng lượng
thân thịt, tỷ lệ thịt, mỡ và xương của thân thịt, trọng lượng thịt xẻ (phần thân
trước, thịt lưng và thân sau) và tỷ lệ lông da của các thỏ thí nghiệm (Bảng 2.1).
Kết quả cho thấy con lai của cả 2 phép lai thuận và lai nghịch có trọng
lượng nặng hơn thỏ thuần chủng. Trong đó, con lai của phép lai NZW × CAL
đạt trọng lượng giết mổ sớm hơn và có mức độ tiêu thụ thức ăn thấp hơn. Tỷ
lệ lông da của thỏ cao nhất trong phép lai NZW × CAL và thấp nhất ở thỏ
NZW. Đối với tính trạng giết mổ thì ngoại trừ tỷ lệ mỡ trong thân thịt, các tính
trạng khác hầu như bị ảnh hưởng rất ít bởi việc lai giống. Phạm vi ảnh hưởng
của phép lai phụ thuộc vào hướng của phép lai. Ảnh hưởng của phép lai lớn
nhất lên tuổi giết thịt, trọng lượng cơ thể, sự tiêu thụ thức ăn và tỷ lệ lông da
khi phép lai sử dụng giống thỏ Californian làm mẹ.
2
Bảng 2.1 Đặc điểm thỏ giết mổ (có ý nghĩa±SD)
ns không đáng kể, * có nghĩa là trong cùng một hàng những chữ khác nhau thì khác biệt đáng kể (P ≤
0,05)
3
Đăc điểm Nhóm gen
NZW × NZW CAL × CAL CAL × NZW NZW × CAL
n 30 30 30 30
Tuổi giết mổ, ngày
97±14
ab
105±17
a
96±13
ab
94±12
b

*
Lượng thức ăn trên
kg tăng trọng
kg/kg
4,18±0,43
b
4,20±0,45
b
4,08±0,42
b
3,60±0,38
a
*
Tăng trọng hàng
ngày, g
23,6±8,4 23,1±8,4 25,0±8,7 25,1±8,8 ns
Trọng lượng thịt
tươi, g
1205,0±80,3 1270,2±103,2 1235,7±94,3 1268,7±60,6 ns
Trọng lượng thịt
đông lạnh, g
1171,0±79,1 1232,0±94,8 1202,9±92,2 1231,2±57,1 ns
Bộ phận cơ thể, g
Thịt
941,1±68,2
a
985,5±72,4
ab
963,5±76,2
ab

987,1±47,5
b
*
Xương
212,5±17,2 212,4±22,4 209,0±19,8 216,8±23,9 ns
Bộ phận cơ thể, %
Thịt
80,4±0,02 80,0±0,02 80,1±0,02 80,2±0,02 ns
Xương
18,2±1,4 17,3±1,5 17,4±1,2 17,6±1,8 ns
Mỡ
1,3±1,2
a
2,5±1,9
b
2,5±1,6
b
2,0±1,2
ab
*
Thitk xẻ, g
Thịt đùi trước
461,9±38,5 478,6±42,2 474,6±47,5 478,8±26,7 ns
Thị lưng thăn
263,2±20,6
a
286,6±32,3
b
275,1±27,8
ab

283,6±22,4
b
*
Thịt đùi sau
445,4±29,4
a
466,2±33,0
b
452,7±32,8
ab
467,9±26,6
b
*
Tỷ lệ thịt xẻ, %
Thịt đùi trước
39,4±1,3 38,8±1,3 39,4±1,5 38,9±1,2 ns
Thị lưng thăn
22,5±1,2 23,2±1,3 22,9±1,6 23,0±1,5 ns
Thịt đùi sau
38,1±0,9 37,9±1,3 37,7±1,4 38,0±1,2 ns
Tỷ lệ lông da
53,1±1,7
a
54,6±2,4
ab
54,0±1,9
ab
55,1±2,4
b
*

Hình 2.1 Thỏ Californian
()
Hình 2.2 Thỏ New Zealand Trắng
( />Trắng-Rabbit)
Nghiên cứu của Sheikh et al. (2011) nhằm đánh giá năng suất sinh
trưởng của một số giống thỏ gồm thỏ New Zealand trắng (NZW), thỏ V-line;
4
thỏ Baladi Black (BB) và thỏ Gabali được nuôi trong điều kiện ở Ai cập. Bốn
trăm thỏ cai sữa (khoảng 1 tháng tuổi) ở cả hai giới được sử dụng làm thí
nghiệm. Kết quả cho thấy giống thỏ New Zealand trắng có trọng lượng ban
đầu và trọng lượng cơ thể khi 60 ngày tuổi là cao nhất (P≤0,05). Giống V-line
và giống BB cũng có tăng trọng hàng ngày cao hơn 2 giống Gabali và NZW.
Giống thỏ NZW và V-line tiêu thụ thức ăn hàng ngày cao hơn 2 giống BB và
Gabali. Trong khi đó, giống BB có hiệu suất tiêu hóa thức ăn cao nhất (0,375)
(Bảng 2.2).
Bảng 2.2 Một số thông số cho thấy sự phát triển của các giống thỏ tăng trưởng
New-Zealand trắng; V-Line; Baladi Black và Gabali rabbits (có ý
nghĩa ± SE)
Mục
Giống thỏ
NZW V-Line BB Gabali
Trọng lượng cơ
thể ban đầu (g)
689,4±42,9
bc
749,6 ± 45,3
a
674,3 ± 41,7
c
618,2 ± 43,4

d
Tăng trọng hàng
ngày (g)
32,4 ± 1,8
b
36,9 ± 1,9
a
35,7 ±1,7
a
31,7 ± 1,2
b
Lượng thức ăn
hàng ngày (g)
100,8 ± 4,4
a
102,9 ± 4,1
a
95,3 ± 3,9
b
96,6 ± 4,5
b
Hiệu quả nuôi
0,321 ± 0,002
d
0,359± 0,005
b
0,375 ± 0,004
a
0,328 ± 0,003
c

Trọng lương
cuối cùng tại 60
ngày (g)
1661,4 ± 72,3
c
1856,6 ± 78,6
a
1745,3 ± 74,4
b
1569,2 ± 75,7
d
Khác biệt có ý nghĩa trong cùng 1 hàng(a, b, c& d) mang chữ khác nhau(P ≤ 0,05) ( Sheikh et al.,
2011)
Tỷ lệ lông da và trọng lượng các nội quan khác nhau rõ rệt giữa các
giống. Có sự khác biệt về trọng lượng thân thịt giữa các giống trong đó V-
Line có trọng lượng cao nhất (1168,2 g). Giống V-line có tỷ lệ lông da cao
nhất (62,71%) còn các giống còn lại có tỷ lệ tương đương nhau. Thỏ V-line
cũng có khối lượng nội quan lớn nhất (P ≤0,05) rồi đến giống thỏ Baladi
Black, NZW và cuối cùng là Gabali (Bảng 2.3).
5
Bảng 2.3 Tỷ lệ lông da và trọng lượng các nội quan của thỏ đang phát triển
New-Zealand trắng; V, Line; Baladi Black và Gabali rabbits (có ý
nghĩa ± SE)
Mục
Các giống thỏ
NZW V, Line BB Gabali
Thỏ còn sống trước khi giết mổ
Trọng lượng (g)
1670,3± 61,2
c

1862,8 ± 58,9
a
1752,7 ± 65,3
b
1574,6± 62,7
d
Thịt xẻ
982,8± 27,9
c
1168,2± 41,3
a
1011,7± 37,5
b
912,3 ± 24,4
d
Phần trăm lông da
(%)
58,84 ± 3,7
b
62,71 ± 3,9
a
57,72 ± 3,3
b
57,94 ± 2,8
b
Trọng lượng lách:
Tuyệt đối (g)
1,36 ± 0,04
c
1,97± 0,12

a
1,48 ± 0,08
b
1,29 ± 0,07
c
Tương đối(%) 0,08 ±0,001
bc
0,11± 0,001
a
0,08 ±0,001
b
0,08± 0,001
c
Trọng lượng thận:
Tuyệt đối (g)
11,27 ± 0,9
c
13,72±0,8
a
12,58 ± 1,0
b
10,14 ± 0,7
d
Tương đối(%) 0,67 ±0,01
c
0,74 ± 0,01
a
0,72±0,01
b
0,64± 0,02

d
Trọng lượng gan:
Tuyệt đối (g)
41,29 ± 2,9
c
52,74± 3,9
a
47,31 ± 2,8
b
36,46 ± 3,2
d
Tương đối (%) 2,47 ±0,07
c
2,83 ± 0,06
a
2,70 ±0,05
b
2,32 ± 0,05
d
Trọng lượng tim:
Tuyệt đối (g)
6,87 ± 0,07
c
7,31± 0,03
a
7,12 ± 0,02
b
6,52 ± 0,08
d
Tương đối (%) 0,41±0,01

bc
0,39± 0,01
a
0,41 ±0,01
b
0,41 ± 0,01
c
Trọng lượng phổi
Tuyệt đối(g)
8,22 ± 0,05
c
9,81± 0,04
a
9,37 ± 0,06
b
7,83 ± 0,09
d
Tương đối (%)
0,49 ±0,02
b
0,53± 0,01
a
0,53±0,02
a
0,50± 0,02
b
Khác biệt có ý nghĩa trong cùng 1 hàng(a, b, c& d) mang chữ khác nhau(P ≤ 0,05)
Thành phần máu và huyết tương của thỏ BB và Gabali cao hơn thỏ
NZW và V-line, ngoại trừ tính trạng protein tổng số và globulin thì thỏ Gabali
là cao nhất với chỉ số lần lượt là 7.01 và 2.4 mg % (Bảng 2.4).

6

Hình 2.3 Thỏ V-line
Thỏ lai giữa New Zealand trắng và Baladi Ai Cập
( />rabbits-in-an-egyptian-village/en/)
A B
Hình 2. 4 Thỏ Baladi Black
A thỏ đực
B thỏ cái
( />
A B
Hình 2.5 Thỏ Galabi
A thỏ đực
B thỏ cái
( />7
Bảng 2.4 Thành phần máu và huyết tương của thỏ tăng trưởng New-Zealand
trắng; V, Line; Baladi Black and Gabali rabbits (Means ± SE)
Mục
Các giống thỏ
NZW V-Line BB Gabali
Giá trị
bình
thường
Tế bào hồng cầu
(N x 106 /mm
3
)
5,27±0,19
c
6,32±0,27

bc
6,36±0,26
b
6,61±0,21
a
5,3-6,8
Tế bào bạch cầu
(N x 103 /mm
3
)
6,06±0,73
b
6,39±0,84
b
7,46±0,99
a
8,07±0,93
a
5,1-9,7
Hemoglobin
(gm/ dL)
9,37±0,81
b
9,98±0,63
b
11,74±1,00
a
12,83±1,09
a
9,8-14,0

Hematocrite (%)
33,21±2,1
c
36,47±2,6
b
40,17±2,9
a
42,51±2,7
a
34,0–43,0
Protein tổng số
(m gm/ 100ml)
5,23±0,14
d
5,57±0,12
c
6,79±0,21
b
7,01±0,17
a
5,0-7,5
Albumin
(m gm/ 100ml)
3,75±0,14
b
3,87±0,21
b
4,53±0,21
a
4,61±0,28

a
2,7-5,0
Globulin
(m gm/ 100ml)
1,48±0,07
d
1,70±0,08
c
2,26±0,08
b
2,40±0,09
a
1,5-2,7
Tỷ lệ Albumin/
globulin
2,53±0,31
a
2,28±0,29
a
2,00±0,22
b
1,92±0,23
b
0,8 -2,65
AST (U/ L)
30,14±1,27
d
32,19±1,64
c
34,72±2,05

b
38,11±2,34
a
20,7-42,9
ALT (U/ L)
17,15±1,94
d
19,26±1,86
c
20,27±2,11
bc
23,15±2,09
a
12,0-25,0
Khác biệt có ý nghĩa trong cùng 1 hàng(a, b, c& d) mang chữ khác nhau(P ≤ 0,05) (Sheikh et al.,
2011)
Theo nghiên cứu của Ibrahim et al. (2007) năng suất của 5 giống thỏ là
thỏ địa phương, thỏ New Zealand trắng thuần chủng, thỏ New Zealand trắng
lai 1 thế hệ (50%) và hồi giao (75%) với giống thỏ khác được kiểm tra chất
lượng từ năm 1997 đến 1998 tại trang trại Dagwom ở Vom, Nigeria. Hồ sơ
giao phối bao gồm 45 con đực và 145 con cái được sử dụng để ước lượng hệ
số di truyền (h2) về tính trạng trọng lượng cơ thể ở mức 7, 21, 42 và 56 ngày
tuổi và các mối tương quan kiểu gen và kiểu hình giữa chúng.
Ước lượng hệ số di truyền của hầu hết các giống có mức cao (0,17 –
0,9). Tương tác giữa kiểu gen và kểu hình giữa các tính trạng hầu như tích cực
và ở mức cao (0,02 - 0,57 và 0,18-0,75 lần lượt cho tương tác kiểu gen và kiểu
hình) (Bảng 2.5).
8
Bảng 2.5 Mối tương quan kiểu hình và kiểu gen giữa khối lượng cơ thể (BW)
ở các lứa tuổi khác nhau (7, 21, 42 và 56 ngày) trên thỏ ở trại

Dagwom
Đặc điểm
Kiểu hình Kiểu gen
BW21 BW42 BW56 BW21 BW42 BW56
BW7
0,56*** 0,14* 0,32*** 0,33*** - 0,18*
0,57*** 0,16* 0,34*** 0,71*** 0,42*** 0,70***
BW21
0,08 0,54*** - 0,65***
0,09 0,54*** 0,19* 0,75***
BW42
0,02 -
0,03 0,46***
Giá trị thứ nhất = ước tính từ các thành phần cái
Giá trị thứ hai = ước tính từ các thành phần đực giống
* = P < 0,05 ** = P < 0,01 *** = P < 0,001
Giá trị không có mũ thì không đáng kể
Như vậy tính trạng trọng lượng cơ thể chịu ảnh hưởng nhiều của kiểu
gen nên chúng ta có thể cải thiện tính trạng này bằng các quy trình chọn giống
đơn giản.
2.1.2 Các nghiên cứu trong chọn giống thỏ cho năng suất cao bằng
kỹ thuật di truyền
Theo Dragin et al. (2012) đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc chuyển gen
lên năng suất và chất lượng thịt thỏ. Trong suốt thí nghiệm, các thỏ chuyển
gen thế hệ F1 được giám sát và so sánh với nhóm đối chứng (nhóm không
chuyển gen có cùng độ tuổi). Sau đó là phân tích các đặc tính khi giết mổ,
năng suất thịt, tỷ lệ giữa các phần cơ và chất lượng thịt (protein, lipid, nước).
So sánh số liệu thu được với nhóm đối chứng có gen chuẩn cùng độ tuổi. Màu
sắc thịt được đánh giá bằng dụng cụ Specol 11 và được biểu diễn thành tỷ lệ
phần trăm của sự giảm sóng 540 μm. Thành phần nguyên tố trong cơ đùi được

làm khô khoáng hóa trong quang phổ kế UNICAM 939 Cambridge UK.
Phospho được đo bằng phương pháp quang phổ trên máy SPECOL 11. Sau
khi đo lường và hệ thống hóa, dữ liệu được phân tích và xử lý. Trên cơ sở kết
quả nghiên cứu, có thể rút ra các kết luận sau:
- Số liệu quan sát cho thấy trọng lượng con non do thỏ cái chuyển gen
sinh ra có khối lượng nặng hơn còn các đặc điểm khác về năng suất thịt thì
khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
- Sự khác biệt thể hiện ở các đặc điểm như: thỏ không chuyển gen có
khối lượng đầu và có tỷ lệ khối lượng thân thịt ngoại vi nặng hơn.
9
- Hàm lượng nước trong thịt và khả năng giữ nước ở thỏ không chuyển
gen cao hơn thỏ chuyển gen trong khi hàm lượng mỡ trong thỏ chuyển gen cao
hơn thỏ không chuyển gen.
2.2 Các nghiên cứu về phương pháp chăn nuôi thỏ cho năng suất cao
2.2.1 Phương pháp cải thiện môi trường sống
Theo Szendrő và Zotte (2011) quyền lợi của thỏ chăn nuôi phụ thuộc chủ
yếu cào điều kiện chuồng trại. Khi mật độ nuôi cao hơn mức tối đa là 5 thỏ
trên 1 chuồng thì những bất lợi sẽ xảy ra (nguy cơ ô nhiễm, bệnh lây lan, tử
vong, tăng tính hung hăng và gây thương tích cho thỏ) ngoài những đặc điểm
có lợi (khả năng vận động và giao tiếp). Theo nhiều nghiên cứu, mật độ tối
hảo nhất là 16 – 18 thỏ/m
2
(trọng lượng cuối cùng là 40 – 45 kg/m
2
), phụ thuộc
vào trọng lượng cuối cùng. Kích thước ổ đẻ lớn cũng bất lợi do dễ bị ô nhiễm
cầu trùng dẫn đến tử vong và giảm năng suất chất lượng thịt. Sàn chuồng bằng
lưới kim loại kém thích hợp khi nhiệt độ dưới 15
0
C. Mặc dù không có sự khác

biệt về năng suất và chất lượng thân thịt hay tập tính hoạt động giữa thỏ được
nuôi trong chuồng có sàn bằng nhựa và bằng kim loại, nhưng trong giai đoạn
tăng trưởng sớm, sàn chuồng bằng nhựa thích hợp hơn. Sự gặm nhắm các que
được làm bằng gỗ mềm cố định trên thành chuồng cao bằng đầu thỏ có tác
dụng giảm sự hung hăng (giảm tổn thương cơ thể) (Bảng 2.6 và Bảng 2.7).
Bảng 2.6 Ảnh hưởng của kích thước nhóm trên hành vi của thỏ tăng trưởng
Kiểu hành
vi, %
Số thỏ/ lồng hoặc ô
2 15 30 2 10 2 13
Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Thí nghiệm 3
Nghỉ ngơi 74,9
a
65,7
b
68,4
b
60 54 66,9
a
58,0
b
Di chuyển 1,2
c
2,4
b
4,8
a
13
b
16

a
3,8
b
6,7
a
Ăn 7,7
a
7,8
a
5,0
b
16
a
11
b
9,5 10,5
Uống 1,6
b
2,1
a
Thư giản 7
b
9
a
14,9 14,6
Điều tra 0,5
b
3,7
a
2,8

a
2,2
b
3,5
a
Xã hội 4
b
10
a
1,2
b
4,4
a
Hung hăng 0,2
c
1,7
a
0,8
b
0,01
b
0,014
a
Khác biệt có ý nghĩa trong cùng 1 hàng(a, b, c& d) mang chữ khác nhau(P ≤ 0,05) (Szendrő và
Zotte., 2011)
10
Bảng 2.7 Ảnh hưởng của mật độ nuôi (thỏ/m
2
, trọng lượng/m
2

) về tăng trọng
hàng ngày (Aubret and Duperray, 1992),
Tuổi, ngày
Mật độ nuôi, thỏ/m
2
16,9 19,8 22,6 25,4 28,2
32-42 44,4 45,0 44,0 44,1 44,3
42-55 46,3
b
46,6
b
46,6
b
45,2
b
42,6
a
55-68 40,3
bc
40,0
c
38,5
bc
37,3
b
35,1
a
Khác biệt có ý nghĩa trong cùng 1 hàng(a, b, c& d) mang chữ khác nhau(P ≤ 0,05)
Từ các bảng trên tác giả đã rút ra các kết luận sau:
- Chuồng nuôi thỏ với nhóm lớn thì có nhiều bất lợi (tổn thương cơ thể,

căng thẳng do tính hung hăng, các bệnh do ô nhiễm và thịt tái màu) hơn là có
lợi (tập tính xã hội, không gian rộng để di chuyển và tăng hàm lượng PUPA
trong thịt). Giải pháp tốt nhất là duy trì khoảng 4 – 5 thỏ trên 1 chuồng hoặc
nếu nuôi thả thì không quá 15 – 17 thỏ/m
2
.
- Chuồng nuôi thỏ có ổ đẻ rộng cũng bất lợi (dễ nhiễm cầu trùng và tử
vong, giảm sự thoát nhiệt) và ít lời hơn (năng suất thấp do tăng trọng thấp, kéo
dài thời gian sinh trưởng và ảnh hưởng đến các tính trạng thân thịt).
- Chuồng nuồi thỏ ít hơn 16 con/m
2
(40 kg/m
2
) không đáp ứng quyền lợi
cho thỏ tốt hơn, năng suất cao hơn hay tính trạng thân thịt tốt hơn. Thịt ít tái
và đỏ hơn, nhưng không đem lại lợi nhuận.
- Sàn chuồng bằng lưới kim loại không ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi,
năng suất và tính trạng thân thịt của thỏ đang phát triển. Tuy nhiên kết quả báo
cáo cho thấy cần phải thiết kế sàn chuồng thoải mái hơn.
- Thiết kế các que gỗ mềm cố định trên thành chuồng cho thỏ gặm nhắm
là phương pháp hiệu quả nhất giảm thương tích do thỏ gây hấn.
11
Hình 2.6 Các môi trường nuôi thỏ
Theo Gisella et al. (2013) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ thỏ (16
thỏ/m
2
, 5 thỏ/m
2
, 2,5 thỏ/m
2

, n = 60, thí nghiệm 1) và kích thước nhóm (4
thỏ/chuồng, 8 thỏ/chuồng, 16 thỏ/chuồng, n = 88, thí nghiệm 2) lên năng suất,
đặc điểm thân thịt và chất lượng thịt của quần thể thỏ tăng trưởng chậm được
nuôi thả trong 2 thí nghiệm. Mật độ cao nhất cho tỷ lệ phần trăm da cao nhất.
Mật độ thấp nhất cho cơ bắp tay nhẹ nhất và cơ thăng đỏ nhất. Nhóm 4
thỏ/chuồng (thí nghiệm 2) cho tăng trọng hàng ngày và trọng lượng giết thịt
cao nhất trong khi tỷ lệ da thấp nhất. pH của cơ thỏ khi nhốt 16 thỏ/chuồng
cao hơn khi nhốt 8 hay 4 thỏ/chuồng. Năng suất và chất lượng thịt của thỏ
nuôi thả cải thiện hơn ở nhóm nhỏ trong khi nhóm lớn thì cần khảo sát thí
nghiệm thêm. Như vậy mật độ và kích thước cho năng suất và chất lượng tốt
nhất là 5 thỏ/m
2
, 4 thỏ/chuồng, và 0.8 m
2
2.2.2 Phương pháp cải thiện khẩu phần ăn
Tanin đậm đặc có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến thỏ, tuy nhiên ảnh
hưởng của tanin thủy phân mới được nghiên cứu gần đây cho thấy chúng có
tác dụng kích thích khả năng kháng sinh của cơ thể thỏ. Zoccarato et al.
(2008) đã nghiên cứu tác dụng của tanin thủy phân chiết xuất từ gỗ hạt dẻ
(Chestnut Extract – ENC) bổ sung vào khẩu phần ăn của thỏ. Các tác giả đã
thử nghiệm trên 72 thỏ cai sữa lúc 5 tuần tuổi áp dụng 4 khẩu phần ăn như
sau: 1) khẩu phần đối chứng (C); 2) khẩu phần protein thấp có bổ sung
12
aminoacid (A); 3) khẩu phần A có bổ sung 0,45% ENC (TA); 4) Khẩu phần C
bổ sung 0,45% ENC (TC). Kết quả cho thấy ENC không ảnh hưởng đến mức
tiêu thụ thức ăn hàng ngày, tăng cân hàng ngày, tỷ lệ chuyển hóa thức ăn và
hiệu quả sử dụng protein (P<0,01) nhưng lằm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong từ
44% xuống còn 11% ở nhóm C và nhớm TC kết hợp với chế độ ăn giàu
protein, trong khi tỷ lệ tử vong ở nhóm A và TA là 11%. Như vậy tỷ lệ
protein cao có thể là nguyên nhân gây chết. Nhìn chung, chúng ta có thể bổ

sung ENC 0,45% vào khẩu phần, là chất có nguồn gốc tự nhiên thay thế thuốc
kháng sinh nhằm cải thiện sức khỏe và quyền lợi của thỏ mà không có ảnh
hưởng tiêu cực nào lên năng suất tăng trưởng của thỏ.
Theo Teillet et al (2012) thỏ vỗ béo chết ở giai đoạn 50 – 60 ngày tuổi
thường liên quan đến các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy và viêm ruột non
kết, ngoài thuốc kháng sinh một trong những giải pháp để kiểm soát thỏ chết
là giảm cho ăn, điều này làm giảm tử vong nhưng đồng thời cũng làm giảm tỷ
lệ tăng trưởng. Chất bổ sung vào thức ăn Sangrovit
®
là một sản phẩm chiết
xuất tự nhiên từ cây Macleaya cordata thuộc họ Papaveraceae có chứa
quarternary benzophenanthridine và protopine alkaloids (QBA PA) trong đó
hàm lượng sanguinarine là cao nhất. Chất QBA PA như sanguinarine là chất
giải độc được tiết ra bởi thực vật để hạn chế sự tăng trưởng của vi khuẩn, nấm
và virus. Mục đích của nghiên cứu này là xác định ảnh hưởng của Sangrovit
®
lên khả năng sống, sinh trưởng và năng suất khi giết thịt của thỏ vỗ béo từ giai
đoạn đang cai sữa đến giết thịt. Thí nghiệm này gồm 3 nghiệm thức được lập
lại 2 lần, với 2 nồng độ Sangrovit
®
(40 và 80 ppm) như là nhân tố đầu tiên và
kế hoặc cho ăn là nhân tố tứ 2 (cho ăn hạn chế với cho ăn tự do). Thỏ được
chia ra thành 6 nhóm đồng nhất phân bố trong 50 chuồng, mỗi chuồng 5 thỏ,
được thí nghiệm từ khi cai sữa đến giết thịt. Nghiên cứu này cho thấy rằng khi
không có chất bổ sung, việc hạn chế cho ăn làm giảm tỷ lệ tử vong (11% với
17,7%; P<0,05) và tỷ lệ chuyển hóa thức ăn (3,84 với 4,06) nhưng cũng làm
giảm tỷ lệ tăng trưởng (39,6 vs 43,1 g/ngày; P<0,01). Với nghiệm thức 40
ppm Sangrovit
®
làm giảm tỷ lệ tử vong rõ rệt (9,4% vs 17,7%). Bất cứ liều

lượng nào, Sangrovit
®
không có ảnh hưởng lên tỷ lệ tăng trọng trung bình,
hiệu quả tiêu hóa thức ăn hoặc tỷ lệ giết thịt, nhưng tỷ lệ tử vong thấp hơn làm
giảm hệ số chuyển hóa thức ăn. Nghiên cứu này cho thấy rằng liều lượng chất
bổ sung thêm vào khác nhau tùy theo chế độ cho ăn. Trong điều kiện cho ăn
hạn chế, liều lượng đề xuất là 40 ppm. Trong điều kiện cho ăn tự do, liều
lượng 80 ppm vẫn làm giảm tỷ lệ tử vong như khi hạn chế cho ăn, đồng thời
vẫn giữ ảnh hưởng tích cực lên sự tăng trưởng. Do đó, lợi nhuận khi cho thỏ
13
ăn tự do có bổ sung 80% Sangrovit
®
cao hơn so với khi hạn chế cho ăn mà
không bổ sung Sangrovit
®
.
Cossu et al., 2004 đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc thay thế lúa mì
bằng ngô ép đùn trong khẩu ăn lên năng suất thỏ thịt. Hai thí nghiệm được
thực hiện với khẩu phần như trong bảng 2.7, chủ yếu đánh giá khả năng tiêu
hóa và năng suất thịt trên thỏ F1 (New Zealand x California) ở cả 2 giới (Bảng
2.8).
Bảng 2.8 Thành phần, cấu trúc hóa học (%DM) và hệ số tiêu hóa (%)
Tuổi động vật Thí nghiệm 1 (A) Thí nghiệm 2 (A)
35 – 59d 60 – 80d 40 – 80d
Wh1 ExC1 Wh2 ExC2 HexC LexC
Lúa mì 20,0 25,0
Bắp ép đùn 20,0 25,0 35,0 15,0
Dehydrated Lucerne 17% 37,0 37,0 32,0 32,0 32,0 35,0
Vật chất khô (%) 88,0 87,85 88,1 88,4 87,3 86,9
Protein thô (%DM) 19,3 20,1 18,1 20,4 18,2 19,0

ADF (%DM) 19,3 20,1 18,1 20,4 18,2 20,2
Tinh bột (%DM) 20,1 18,9 23,4 22,2 28,9 25,8
Tỷ lệ tiêu hóa (%)
Vật chất khô 62,8 60,6 61,4 63,9 63,7
a
60,3
b
Protein thô 74,0 73,0 70,3 73,0 71,0 70,0
ADF 20,0 18,0 14,0 23,0 14,0 18,0
Tinh bột 95,0 94,0 95,0 98,0 96,0 96,0
Kết quả từ thí nghiệm 1 cho thấy việc thay thế lúa mì bằng ngô ép đùn
trong khẩu phần ăn cho thỏ sau cai sữa và giai đoạn vỗ béo không ảnh hưởng
đến năng suất, cũng như chất lượng thịt. Do đó việc xây dựng khẩu phần ăn có
được thay thế bằng ngô ép đùn hay không phụ thuộc vào giá cả tương đối.
Kết quả từ thí nghiệm 2: kết quả khi cho ăn khẩu phần với 35% hạt ngô
ép đùn trên thỏ từ 40 ngày tuổi cho thấy khả năng tiêu hóa thức ăn cao dẫn đến
hệ số chuyển hóa thức ăn thấp, động vật nặng hơn khi giết mổ, trọng lượng
thân thịt cao hơn trong khi tỷ lệ mỡ thì tương đương với nhóm cho ăn khẩu
phần ngô thấp hơn, do đó thịt sẽ chứa năng lượng cao hơn.
Sayed et al. (2012) đã thực hiện nghiên cứu khảo sát ảnh hưởng của hạt
cà chua khô (dried tomato seeds – DTS) ở các mức độ 10, 20 and 30% lên
năng suất tăng trưởng, khả năng tiêu hóa, tính trạng thân thịt, các thông số
sinh hóa máu của thỏ. Hai mươi bốn thỏ New Zealand trắng trọng lượng cơ
thể trung bình (khoảng 940 g) 6 tuần tuổi được chia ra 4 nhóm, mỗi nhóm 6 cá
thể. Nhóm thứ nhất cho ăn khẩu phần cơ bản (0% DTS) là nhóm đối chứng, ba
nhóm còn lại được cho ăn khẩu phần ăn lần lượt là 10, 20 và 30% DTS. Sự
khác biệt về tăng trọng và chuyển hóa thức ăn được ghi nhận ở các nhóm làm
14
thí nghiệm với (P<0.05). Hiệu quả tiêu hóa thức ăn chiết xuất ether và xơ thô
được ghi nhận cao nhất ở nhóm ăn khẩu phần bổ sung 20% DTS so với các

nhóm khác, trong khi hiệu quả tiêu hóa vật chất khô và protein thô không bị
ảnh hưởng đáng kể.
Tỷ lệ da của thân thịt chịu ảnh hưởng bởi mức độ DTS trong khi phần
trăm trọng lượng các nội quan không bị ảnh hưởng. Protein tổng số, abbumin
và globulin trong máu không bị ảnh hưởng đáng kể ở các mức độ DTS khác
nhau, trong khi lượng urea cao hơn so với nhóm đối chứng. Có thể kết luận
rằng hạt cà chua khô có thể sử dụng trong khẩu phần ăn ở thỏ đang phát triển
ở tỷ lệ 20% mà không gây ảnh hưởng xấu đến năng suất, khả năng tiêu hóa
chất dinh dưỡng và tính trạng thân thịt.
Lei et al. (2004) đã thực hiện thí nghiệm để xác định ảnh hưởng của các
khẩu phần ăn có chứa hàm lượng protein thô khác nhau lên năng suất tăng
trưởng, khả năng sử dụng thức ăn, hoạt động của enzyme protease trong ruột
non và chỉ số miễn dịch của thỏ New Zealand trắng từ khi cai sữa đến 2 tháng
tuổi. Tám mươi thỏ cai sữa được nhốt trong từng lồng riêng lẻ được cho ăn 5
nghiệm thức khẩu phần có CP lần lượt là 14%, 16%, 18%, 20%, 22%. Đầu
tiên năng suất tăng trưởng và khả năng tiêu hóa chất dinh dưỡng tăng dần khi
hàm lượng CP tăng, nhưng sau đó giảm xuống. Tăng trọng trung bình hằng
ngày cao nhất và tỷ lệ chuyển hóa thức ăn thấp nhất ở nhóm cho ăn khẩu phần
lên đến 20% CP, cụ thể lần lượt là 34,9g/ngày và 2,74:1. Khả năng tiêu hóa
CP cực đại là 72,1 % đạt được ở nhóm cho ăn khẩu phần 18%CP, khả năng
tiêu hóa xơ thô cực đại là ở nhóm 28.4% ở nhóm 16% CP (P<0,01). Tỷ lệ tiêu
hóa Lys và Val tượng tự như tỷ lệ tiêu hóa CP, đạt mức cực đại ở nhóm cho ăn
với khẩu phần 18% CP. Khả năng tiêu hóa Cys, Tyr, Leu và Thr cũng tương
tự như thế. Khả năng sử dụng Nitrogen (Nitrogen retention – RN) tăng khi
tăng hàm lượng (p>0.05), và cao nhất ở hàm lượng CP là 20% (1,5g/ngày).
Ảnh hưởng của CP lên tỷ lệ Nitrogen dễ tiêu (digestible nitrogen – DN)
chuyển hóa thành Nitrogen hấp thu rất thấp. Chỉ số lá lách, tuyến ức, hoạt
động của chymotrypsin và trypsin trong ruột non cao nhất khi CP là 16%
trong khẩu phần ăn, lần lượt là 1,0; 2,8; 15,7 U/g và 125,7 U/g. Không có sự
khác biệt giữa các nghiệm thức (P>0,05). Theo các kết quả trên thì khẩu phần

ăn thích hợp nhất thỏ từ cai sữa đến 2 tháng tuổi là 18-20%.
Ảnh hưởng của việc gia tăng hàm lượng tinh bột và chất xơ hòa tan lên
năng suất và hiệu quả tiêu hóa trên thỏ được Trocino et al. (2011) nghiên cứu
trên 246 thỏ từ khi cai sữa (34 ngày tuổi) đến khi giết thịt (75 ngày). Thí
nghiệm khảo sát 3 nghiệm thức về hàm lượng tinh bột (60, 103, và 147 g/kg
khẩu phần) và 2 nghiệm thức về chất xơ hòa tan (100 và 138 g/kg khẩu phần).
15
Thỏ được chia ra 6 nhóm và cho ăn 6 khẩu phần ăn. Khi hàm lượng tinh bột
trong khẩu phần tăng dần từ 60 lên 147 g/kg và ADF tăng từ 0,26 đến 0,73;
khi tăng khẩu phần chất xơ hòa tan từ 100 đến 138 g/kg gây ảnh hưởng tích
cực lên quá trình lên men ở manh tràng, tăng hiệu quả cho ăn và năng suất.
Trong phạm vi hàm lượng tinh bột và chất xơ hòa tan đã thử nghiệm cho thấy
chất xơ nên được sử dụng kết hợp với tinh bột chứ không nên thay thế cho tinh
bột.
Liu et al. (2004) đã nghiên cứu ảnh hưởng của chất bổ sung vào thức ăn
là “Jian Tu San” ở các mức độ khác nhau (10 g/kg, 20 g/kg, 30 g/kg) lên tăng
trọng, chất lượng thịt và chất lượng lông của thỏ Rex. Kết quả cho thấy tỷ lệ
tăng trọng của 3 nhóm lần lượt là 15,47% (P<0,05), 25,88% (P<0,01) và
24,12% (P<0,01) cao hơn so với nhóm đối chứng. Chỉ số chuyển hóa thức ăn
của các nhóm lần lượt là 13,41%, 22,03% và 20,15% thấp hơn so với nhóm
đối chứng. Nhóm 3 và nhóm 4 có tỷ lệ tiêu hóa protein thô cao hơn các nhóm
khác. Nhóm 3 có tỷ lệ tiêu hóa chất béo rất cao hơn rõ rệt (P<0,01). Kiểm tra
nhóm 4 cho thấy chỉ có tỷ lệ tiêu hóa chất béo cao rõ rệt (P<0,05). Hàm lượng
khác nhau của chất thêm vào khẩu phần không ảnh hưởng rõ rệt lên tỷ lệ da
lông, chất lượng thịt và chất lượng lông. Từ kết quả nghiên cứu này có thể kết
luận rằng chất “Jian Tu San” khi thêm vào khẩu phần ăn có tác dụng cải thiện
năng suất khả năng tiêu hóa và tăng trưởng mà không ảnh hưởng đến chất
lượng thịt và lông.
16
Hình 2.7 Thỏ Rex

( />Jing et al. (2012) thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của những hàm
lượng khác nhau của lysine lên năng suất, hormone tăng trưởng trong huyết
thanh (GH), nồng độ của nhân tố tăng trưởng I tương tự Insulin và sự biểu
hiện của IGF-I mRNA ở thỏ tăng trưởng. Một trăm thỏ New Zealand trắng đã
cai sữa nhốt trong các chuồng riêng biệt và được chia ra thành 5 nhóm một
cách ngẫu nhiên. Năm khẩu phần lần lượt chứa 5,5 (L1), 6,5 (L2), 7,5 (L3),
8,5 (L4) và 9,5 g/kg (L5) lysine trên kg khẩu phần. Tăng trọng trung bình hằng
ngày (ADG) của L3, L4, L5 lần lượt là 21,70; 34,37; 23,46 và 13,27; 24,93;
14,79% cao hơn L1 và L2 (P<0,05). Tỷ lệ tiêu hóa thức ăn của nhóm L4, L5
lần lượt là 22,73; 15,45 và 17,27; 9,49% và cao hơn so với L1, L2. Lysine
không ảnh hưởng tới nồng độ GH trong huyết thanh (P>0,05). Nồng độ IGF-I
có xu hướng tăng theo cấp lũy thừa bậc 2 từ L1 tới L5 (P=0,07). Sự phong phú
có liên quan đến IGF-I mRNA ở cơ và gan có xu hướng gia tăng khi khẩu
phần lysine tăng (lần lượt là P=0,053; P=0,082). Khẩu phần ăn bao gồm bắp,
cám lúa mì, dây đậu phộng hầu hết đều có hàm lượng lysine thích hợp cho
khẩu phần ăn của thỏ thịt tăng trưởng từ cai sữa đến 70 ngày tuổi với hàm
lượng là 8,5 g/kg khẩu phần. IGF-I có thể là nhân tố quan trọng kiểm soát sự
phát triển cơ thể thỏ tăng trưởng. Cơ chế cải thiện năng suất thỏ của lysine là
tăng sự tổng hợp và bài tiết IGF-I.
Theo Montessuy et al. (2012) nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn thô
xanh lên sự tăng trưởng của thỏ từ 32 – 70 ngày tuổi. Bốn khẩu phần đã dược
so sánh, bao gồm việc tăng một cách cân đối thành phần thô xanh từ 0, 15, 20
và 25%. Thành phần dinh dưỡng của 4 khẩu phần tương tự nhau. Cho ăn hạn
chế từ ngày 32 đến ngày 56 và sau đó cho ăn với khẩu phần tự do. Trong suốt
thời gian cho ăn hạn chế (32 – 56 ngày), tăng trọng và tỷ lệ chuyển hóa thức
ăn giảm có ý nghĩa thống kê khi khẩu phần thô xanh tăng (tăng trọng là 48,1;
46,0; 45,1 và 43,9 g/ngày), tương ứng với khẩu phần lần lượt là 0, 15, 20 và
25% vật chất thô xanh. Trong suốt thời gian cho ăn tự do (56 – 70 ngày), sự
tăng trưởng bù cho 3 khẩu phần thô xanh, nhưng không đủ để bù lại sự suy
giảm trong suốt quá trình cho ăn hạn chế. Trong toàn bộ thời gian cho ăn khẩu

phần ăn thô xanh làm giảm tỷ lệ chuyển hóa thức ăn từ 2,75 (đối chứng) đến
2,96 (25% thô xanh), như vậy sử dụng 100% thức ăn viên cho năng suất cao
hơn là cho ăn khẩu phần có bổ sung thức ăn thô xanh cụ thể là đối với hiệu
quả tiêu hóa.
17
Hình 2.8 Thức ăn cho khẩu phần 1 và 3
Orheruata et al. (2012) một khẩu phần 12% CP và 3238 kcal ME/kg
được xây dựng công thức khẩu phần đối chứng và khẩu phần 16% CP và 2906
kcal ME/kg là khẩu phần thí nghiệm. Các nghiệm thức trong khẩu phần:
nghiệm thức 1: 16% CP cho ăn vào thời gian khi đang cai sữa (4 tuần tuổi)
cho đến 8 tuần tuổi; nghiệm thức 2: 16% CP cho ăn giữa 8 – 12 tuần tuổi;
nghiệm thức 3: 16% CP cho ăn giữa 12 và 16 tuần tuổi; nghiệm thức 4: khẩu
phần đối chứng 12% CP được cho ăn từ khi đang cai sữa đến 24 tuần tuổi. Bên
cạnh đó, còn cho ăn cỏ. Trọng lượng cơ thể được ghi nhận trên 40 động vật
(10 con trên 1 nghiệm thức) từ lúc đang cai sữa đến 24 tuần tuổi (Bảng 2.11).
Bảng 2.11 Trọng lượng cơ thể (BW) của thỏ từ 8, 12, 16, 20 và 24 tuần tuổi
Điều chỉnh chế độ ăn BWT8 BWT12 BWT16 BWT20 BWT24
1 0,523 0,615
b
0,960
b
1,200
b
1,255
c
2 0,455 0,952
a
1,464
a
1,655

a
1,872
a
3 0,438 0,775
ab
1,255
ab
1,295
b
1,520
b
4 0,480 0,748
ab
1,295
ab
1,594
a
1,630
b
SEM 0,031 0,043 0,115 0,042 0,050
Khác biệt có ý nghĩa trong cùng 1 hàng(a, b, c& d) mang chữ khác nhau(P ≤ 0,05)
Kết quả cho thấy có sự khác biệt rõ rệt về trọng lượng cơ thể của thỏ từ
12 tuần tuổi trở đi, trọng lượng cơ thể ở nghiệm thức 2 là cao nhất và nghiệm
thức 1 là thấp nhất. Vì vậy kết quả này cho thấy khi cho ăn từ giữa tuần 8 đến
tuần thứ 12 thì sẽ cho trọng lượng thỏ là 1,464 kg ở tuần 16 và 1,655 kg ở tuần
thứ 20.
18

×