Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phân tích ưu điểm và nhược điểm của pháp luật quản lí chất thải nguy hại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.76 KB, 13 trang )

BÀI LÀM
I. Đặt vấn đề
Môi trường là nền tảng của sự tồn tại và phát triển bền vững của con người. Nguy
cơ môi trường bị hủy hoại với những hậu quả nghiêm trọng của nó đã buộc các quốc gia
chú ý hơn tới những biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ môi trường. Nhiều quy định, biện
pháp kinh tế, xã hội, tổ chức được triển khai nhằm thực hiện bảo vệ có hiệu quả môi
trường. Trong đó, vấn đề quản lí chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại là một vấn đề
bức thiết, đòi hỏi sự quan tâm, quản lí chặt chẽ của các cấp chính quyền và người dân.
Xuất phát từ thực tế đó, nhiều quy định về quản lí chất thải nguy hại đã được ban hành.
Tuy nhiên, pháp luật về môi trường nói chung, về quản lí chất thải nguy hại nói riêng là
một lĩnh vực khá mới mẻ, vì vậy bên cạnh những thành công đã đạt được thì không
tránh khỏi những bất cập, thiếu sót. Việc hoàn thiện những quy định về quản lí chất thải
nguy hại là thực sự cần thiết, góp phần không nhỏ cho công tác bảo vệ môi trường của
nước ta. Trong phạm vi bài tập đuợc, em sẽ cố gắng chỉ ra được những ưu điểm, nhược
điểm của quy định về quản lí chất thải nguy hại
II. Giải quyết vấn đề
1. Khái niệm về chất thải nguy hại:
Theo khoản 1 điều 3 luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định: “ Chất thải
nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây
nhiễm,gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác”
2. Những quy định về quản lý chất thải nguy hại:
Theo quy định của Quy chế quản lý chất thải nguy hại và luật môi trường năm
2005, pháp luật về quản lí chất thải có thể được hiểu là :" Đó là một hệ thống các quy
phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể liên quan đến chất thải nguy
1
hại đối với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường với nhau trong quy trình quản lý
chất thải nguy hại nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng ".
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại ra đời đã góp phần đáng kể hạn chế các vi
phạm về môi trường thông qua các biện pháp cụ thể. Trong Luật bảo vệ môi trường
2005, pháp luật về quản lý chất thải nguy hại đã đưa ra một quy trình để triển khai và
thực hiện một cách lần lượt từ việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển đến việc xử lý và tiêu


hủy chất thải nguy hại. Đồng thời, trong luật, trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến
chất thải nguy hại, từ các cơ quan quản lý đến các tổ chức, cá nhân đều được quy định
khá rõ ràng và cụ thể.
Việc quản lý chất thải nguy hại phải được lập hồ sơ và đăng ký với cơ quan quản
lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Nếu các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện về năng lực
quản lý chất thải nguy hại thì được cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có
thẩm quyền cấp giấy phép, mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại. (Điều 70 Luật
bảo vệ môi trường 2005)
Việc phân loại, thu gom, lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại phải được tiến hành
theo hai cách: Tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải huy hại phải tổ
chức phân loại, thu gom hoặc hợp đồng chuyển giao cho bên tiếp nhận quản lý chất thải
thu gom chất thải nguy hại. Chất thải nguy hại phải được lưu giữ tạm thời trong thiết bị
chuyên dụng bảo đảm không rò rỉ, rơi vãi, phát tán ra môi trường. Tổ chức, cá nhân phải
có kế hoạch, phương tiện phòng, chống sự cố do chất thải nguy hại gây ra, không để lẫn
chất thải nguy hại với chất thải thông thường. (Điều 71 Luật bảo vệ môi trường 2005)
Việc vận chuyển chất thải nguy hại phải bằng thiết bị, phương tiện chuyên dụng
phù hợp, đi theo tuyến đường và thời gian do cơ quan có thẩm quyền về phân luồng giao
thông quy định. Chỉ những tổ chức, cá nhân có giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại
mới được tham gia vận chuyển. Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại phải có thiết
bị phòng, chống rò rỉ, rơi vãi, sự cố do chất thải nguy hại gây ra. Tổ chức, cá nhân vận
2
chuyển chất thải nguy hại phải chịu trách nhiệm về tình trạng rò rỉ, rơi vãi xảy ra sự cố
môi trường trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ. (Điều 72 Luật bảo vệ môi trường 2005)
Do chất thải nguy hại thường có nguồn gốc phát sinh từ các hoạt đồng sản xuất
kinh doanh thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nên pháp luật môi trường cũng quy định
trách nhiệm của nhiều loại cơ quan trong việc quản lý loại chất thải này. Cụ thể:
- Bộ Tài nguyên và môi trường thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước về
chất thải nguy hại trong phạm vi toàn quốc; chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các hoạt
động quản lý chất thải nguy hại. Ban hành các chỉ tiêu môi trường cho việc lựa chọn bãi
chôn lấp chất thải nguy hại các chỉ tiêu kỹ thuật cho việc thiết kế, xây dựng và vận hành

các khu lưu giữ, các bãi chôn lấp chất thải nguy hại bảo đảm vệ sinh môi trường; lựa
chọn và tư vấn các công nghệ xử lý chất thải nguy hại; phối hợp với Bộ Tài chính ban
hành mức thu phí, lệ phí quản lý chất thải nguy hại. Hướng dẫn nội dung và thẩm định
các báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ sở thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý,
tiêu hủy và các bãi chôn lấp chất thải nguy hại. (Điều 21 Quy chế quản lý chất thải nguy
hại)
- Bộ Xây dựng có trách nhiệm Hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương trong việc quy hoạch xây dựng các khu xử lý chất thải nguy hại hợp vệ sinh, các
bãi chôn lấp chất thải nguy hại phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương. Phối hợp với ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc
chỉ đạo các Sở Giao thông Công chính trong việc lập quy hoạch và kế hoạch xây dựng
các khu lưu giữ, các cơ sở xử lý, tiêu hủy, các bãi chôn lấp chất thải nguy hại hợp vệ
sinh, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất thải (bao gồm cả chất thải
nguy hại) của địa phương (Điều 22 Quy chế quản lý chất thải nguy hại)
- Bộ Công nghiệp có trách nhiệm Giám sát, kiểm tra và triển khai các biện pháp
hữu hiệu buộc các chủ nguồn thải phải tuân thủ các quy định của Quy chế. Trường hợp
các chủ nguồn thải không có khả năng tự thực hiện được việc thu gom, xử lý, tiêu hủy
chất thải nguy hại, thì yêu cầu các chủ nguồn thải phải ký hợp đồng với các chủ thu
3
gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại. Phối hợp với Tài nguyên và môi
trường tổ chức điều tra, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường do chất thải nguy hại gây
ra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc Bộ Công nghiệp quản lý (Điều 23 Quy chế
quản lý chất thải nguy hại)
- Bộ Y tế có trách nhiệm Giám sát, kiểm tra và có các biện pháp hữu hiệu buộc
các bệnh viện, trạm y tế, cơ sở dịch vụ y tế tuân thủ các quy định của Quy chế. Chủ trì,
phối hợp với Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Xây dựng trong việc quy hoạch, lựa
chọn công nghệ, thiết bị, đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống lò thiêu đốt chất thải y
tế đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam, ban hành quy chế quản lý chất thải y tế. (Điều
24 Quy chế quản lý chất thải nguy hại)
- Bộ Quốc phòng, Bộ công an có trách nhiệm Giám sát, kiểm tra và triển khai

thực hiện các biện pháp hữu hiệu buộc các chủ nguồn thải thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ
Công an tuân thủ các quy định về quản lý chất thải nguy hại. Các chủ nguồn thải chất
thải được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xác nhận là các chủ nguồn thải hoạt động thuần
túy trong lĩnh vực kinh tế phải chấp hành đầy đủ các quy định về quản lý chất thải nguy
hại. (Điều 25 Quy chế quản lý chất thải nguy hại)
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Chỉ đạo Sở Xây dựng
lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng các khu lưu giữ, các cơ sở xử lý, tiêu hủy và các bãi
chôn lấp chất thải hợp vệ sinh thuộc địa bàn quản lý của địa phương. Chỉ đạo Sở Giao
thông Công chính lập kế hoạch khả thi (phương án tổ chức, phương tiện, thiết bị, công
nghệ, vốn ) Và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch quản lý chất thải bao gồm cả thu gom,
vận chuyển, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại trên địa bàn quản lý của địa
phương. Chỉ đạo Sở Tài nguyên và môi trường hướng dẫn nội dung, yêu cầu xây dựng
báo cáo đánh giá tác động môi trường cho các chủ cơ sở lưu giữ, xử lý, tiêu hủy, các bãi
chôn lấp chất thải nguy hại để trình cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có thẩm
quyền phê duyệt. (Điều 27 Quy chế quản lý chất thải nguy hại)
3/ Những ưu điểm và hạn chế của quy định về quản lý chất thải nguy hại
4
3.1/ Ưu điểm
Nhà nước ta đã từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật trong đó các
quy định về quản lý chất thải nguy hại cũng ngày càng chặt chẽ, cụ thể hơn. Ngoài luật
Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định chung về việc quản lý chất thải nguy hại, Nhà
nước đã ban hành văn bản pháp quy cao nhất về quản lý chất nguy hại là Luật Hoá chất
số 06/2007/QH12 ngày có hiệu lực 21/11/2007. Văn bản pháp quy đầu tiên là quyết định
về việc ban hành quy chế quản lí chất nguy hại số 155/1999/QĐ-TTG ngày có hiệu lực
16/07/1999. Đến tháng 11/2009, Việt Nam đã có 114 văn bản pháp quy liên quan đến
quản lí chất nguy hại.
Việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của nhà nước và toàn thể xã hội,
nhưng nếu cứ quy định chung chung sẽ không có cơ quan, tổ chưc nào đứng ra chịu
trách nhiệm quản lý. Việc đặt ra các khung pháp lý quy định trách nhiệm của các cơ
quan nhà nước, quyền hạn cũng như nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có liên quan đã giúp

cho việc quản lý đạt được hiệu quả nhất định, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng đùn
đẩy trách nhiệm. đồng thời đã có sự phối kết hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong
việc kiểm tra, và giám sát việc thực hiện pháp luật quản lý chất nguy hại ở các cơ sở;
thanh tra, phát hiện và xử lý nhiều hành vi vi phạm.
Bảo vệ môi trường nếu chỉ dựa trên ý thức tự giác của các thành viên trong xã hội
vẫn chưa đủ mà cần phải có một biện pháp hữu hiệu để thúc đẩy sự tự giác đó. Đó chính
là đặt ra những quy tắc xử sự bắt buộc, đồng thời là những biện pháp chế tài phù hợp để
xử lý những hành vi vi phạm. Các văn bản pháp luật như luật Bảo vệ môi trường, luật
Hóa chất đã có những quy định hướng dẫn cá nhân, tổ chức được làm gì, không được
làm gì và phải làm như thế nào để có thể xử lý, thu gom, vận chuyển… chất thải nguy
hại. Song song với các văn bản pháp luật trên Nghị định số 117/ 2009/ NĐ-CP ngày
31/12/2009 quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đã đặt
ra mức phạt tiền cụ thể cũng như các biện pháp phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục
5
hậu quả với từng hành vi vi phạm. Từ đó tạo ra tính răn đe để hạn chế những hành vi vi
phạm trong quản lý chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường
Bên cạnh biện pháp pháp lý, Nhà nước còn đề ra những biện pháp khác như biện
pháp kinh tế, biện pháp chính trị. Những biện pháp này được kết hợp với nhau tạo ra cơ
sở để quản lý chất thải nguy hại được tốt hơn.
Việt Nam đang trong giai đoạn thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
tiến đến năm 2020 chính thức trở thành một nước công nghiệp. Trên con đường công
nghiệp hóa những cánh đồng dần mất đi thay vào đó là những nhà máy, xí nghiệp những
khu dân cư đông đúc. Song song với quá trình này rác thải cũng ngày càng nhiều lên đặc
biệt là rác thải nguy hại gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường. Những văn bản pháp
luật quy định về việc bảo vệ môi trường nói chung và việc quản lý chất thải nguy hại nói
riêng được ban hành rất kịp thời, phù hợp với yêu cầu của xã hội .
2. Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên những quy định về quản lý chất thải nguy hại
còn bộc lộ nhiều hạn chế, cụ thể là:
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại của chúng ta hiện nay vẫn còn chưa đầy

đủ, chưa hoàn thiện, thiếu tính đồng bộ, tổng thể; thiếu những văn bản chi tiết hướng
dẫn việc thực hiện quy chế quản lý chất thải nguy hại; các địa phương áp dụng chưa
thống nhất và còn nhiều lúng túng và nhất là thiếu các chế tài xử phạt cụ thể đối với các
hành vi vi phạm. Từ đó dẫn đến nhiều vụ việc vi phạm không được phát hiện, số lượng
các vụ án bị đem ra truy tố, xử phạt là rất hạn chế. Đặc biệt là Tình trạng doanh nghiệp
lừa dối, dấu chất nguy hại trong hàng hoá xuất nhập khẩu không khai báo rất phổ biến.
Trong 4 năm nước ta đã nhập khẩu hơn 36.000 tấn rác thải công nghiệp độc hại. Chỉ tính
riêng từ năm 2003 đến tháng 2/2006, đã có hơn 2000 container có trọng lượng hơn
36.000 tấn nhập khẩu vào các cảng biển, cửa khẩu, và hàng ngàn tấn phế thải nguy hại
trá hình dưới hình thức phế liệu để tái chế như nhựa, sắt thiết bị công nghệ cũ lạc hậu.
6
Tiêu biểu là vụ việc gần 565.000 lít dầu biến thế, trong đó có chứa chất hữu cơ
cực độc PCB (viết tắt của Polychlorinated Biphenyl) được 23 đơn vị trực thuộc Tập
đoàn Điện lực VN (EVN) âm thầm bán ra ngoài, bất chấp những quy định của luật
pháp về bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, có những quy định còn lỏng lẻo như các quy định về quản lý khí
thải, chất thải nguy hại từ sinh hoạt, từ nông nghiệp. Những quy định này chưa có hướng
dẫn cụ thể cũng như chế tài xử lý vi phạm vì vậy các cơ quan chức năng vẫn tỏ ra lúng
túng trong việc xử lý khiến cho chất thải nguy hại từ những nguồn này ngày càng tăng
lên, việc thu gom xử lý không đúng quy trình đã gây tác động xấu đến môi trường xung
quanh
Ngoài ra còn thiếu những hướng dẫn cụ thể dẫn đến việc quy hoạch vận chuyển,
lưu trữ, xử lý, thải bỏ chất nguy hại chưa theo đúng quy định của pháp luật và chưa đúng
với công nghệ xử lý chất nguy hại
Về các biện pháp xử lý vi phạm liên quan đến chất thải nguy hại :
Trách nhiệm hành chính : Nghị định số 117/2009/ NĐ-CP của chính phủ đã quy
định các mức xử phạt cụ thể, mức phạt tuy không thấp nhưng vẫn chưa đủ tính răn đe
bởi những tác động của chất thải nguy hại đến môi trường là vô cùng lớn, nó có thể gây
ô nhiễm nghiêm trọng đến một vùng rộng lớn, gây ra những bệnh nguy hiểm cho con
người như ung thư…

Trách nhiệm hình sự: Bộ luật Hình sự năm 1999 đã có những điều luật dành riêng
cho tội pham về môi trường nhưng việc xử lý những tội phạm này trên thực tế vô cùng
khó khăn bởi lẽ theo nguyên tắc của luật hình sự chỉ xử lý cá nhân phạm tội mà chưa xử
lý pháp nhân. Điều đáng nói ở đây là những tội phạm về môi trường lại chủ yếu là pháp
nhân. Mặt khác, trình độ của các thẩm phán về lĩnh vực môi trường còn hạn chế.
Đối với những quy định của pháp luật về nghĩa vụ của người vận chuyển chất thải
Pháp luật quy định chỉ được vận chuyển khi có giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Quy định này nhằm giúp các cơ quan quản lí
7
tốt nhất quá trình vận chuyển chất thaỉ nguy hại. Song trên thực tế vấn đề xin cấp giấy
phép còn gặp nhiều khó khăn, phải qua nhiều khâu xem xét, thẩm định Vậy nếu lượng
chất thải ứ đọng quá lớn mà giấy phép vận chuyển đi tiêu hủy chưa xin được thì cần phải
có những biện pháp cụ thể.Do tính chất của việc vận chuyển chất thải nguy hại có tính
chất đặc thù nên pháp luật phải quy định cụ thể hơn nữa về người vận chuyển chất thải
nguy hại vì người này gắn liền với quá trình vận chuyển và là người chủ yếu đảm bảo an
toàn cho quá trình vận chuyển.
Thiếu quy định về việc quyết định các biện pháp xử lý khi có sự cố xảy ra trong
quá trình vận chuyển chất thải nguy hại. Pháp luật chỉ quy định là tự chịu trách nhiệm
còn chịu trách nhiệm cụ thể như thế nào thì chưa quy định rõ.
Việc quy định về phương tiện vận chuyển còn lỏng lẻo. Pháp luật chỉ quy định
bằng phương tiện chuyên dụng phù hợp để xác định một phương tiện đủ tiêu chuẩn để
vận chuyển chất thải nguy hại thì chưa có những tiêu chuẩn cụ thể.
Đối với người xử lý chất thải nguy hại:
Chỉ được thực hiện những hoạt động xử lý khi có giấy phép và mã số hoạt động
do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp. Đây là một quy định hợp lý nhưng trên
thực tế khâu cấp giấy phép lại gây ra những khó khăn cho hoạt động xử lý. Hoạt động
xử lý vô hình chung làm ảnh hưởng đến tốc độ của quá trình này .
Pháp luật quy định phương pháp xử lý chất thải nguy hại bằng phương pháp công
nghệ, thiết bị phù hợp với đặc thù hóa học, lý học và sinh học của từng loại chất thải
nguy hại đểm đảm bảo đạt được tiêu chuẩn môi trường. Trường hợp trong nước không

có công nghệ thiết bị xử lý thì phải lưu giữ theo quy định của pháp luật và hướng dẫn
của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cho đến khi chất thải được xử lý.
Nhưng trên thực tế công nghệ khoa học kỹ thuật trong nước vể kiểm định và xử lý chất
thải còn lạc hậu, vấn đề kinh phí để đổi mới và bổ sung các thiết bị khoa học tiên tiến
còn đang gặp khó khăn do thiếu nguồn đầu tư,
4/ Giải pháp
8
Chất thải nguy hại luôn là một trong những vấn đề môi trường trầm trọng nhất mà
con người dù ở bất kì đâu cũng đang và sẽ phải tìm cách giải quyết. Và Việt Nam là một
trong các nước đang và đã phải tìm cách đối phó với vấn đề chất thải và đặc biệt là chất
thải nguy hại đang trở thành một vấn đề nhức nhối trong lĩnh vực quản lí môi trường.
Từ những trình bày ở trên nhóm tôi cho rằng, việc xây dựng cơ chế quản lý chất
thải nguy hại ở nước ta phải quán triệt hai quan điểm đó là: kết hợp chặt chẽ giữa việc
xây dựng một hệ thống pháp luật “cứng” với các chính sách quản lý “ mềm” phù hợp với
đặc thù của Việt Nam đảm bảo sự cân bằng giữa hai lợi ích là thúc đẩy kinh tế phát triển
và ngăn ngừa, giam thiểu tác hại tới môi trường
Hệ thống pháp luật “ cứng” đó là việc xây dựng một hệ thống văn bản pháp lý qui
định chi tiết và đầy đủ trách nhiệm của các đối tượng có liên quan đến các lĩnh vực quản
lý chất thải nguy hại như: các cơ quan nhà nước, các chủ nguồn thải, chủ vận chuyển,
các chế tài xử phạt khi có hành vi vi phạm….
Các chính sách “ mềm” đó là: việc mềm hóa việc thực thi pháp luật bằng cơ chế, chính
sách phù hợp nhằm tạo điều kiện kích thích cho việc đầu tư, phát triển nền kinh tế nhưng
vẫn kiểm soát và ngăn ngừa được ô nhiễm do việc phát sinh các chất thải nguy hại.
Vậy thì các biện pháp cụ thể mà cá nhân đưa ra chính là:
Thứ nhất: xây dựng các văn bản hướng dẫn cụ thể.
Như đã nói ở trên thì bộ đưa ra rất nhiều các qui định về xử lý chất thải như chất thải ý
tế nhưng lại không có một văn bản hướng dẫn cụ thể nào về việc xử lý chất thải đó như
thế nào khiến cho việc áp dụng vô cùng khó khăn. Để khắc phục tình trạng đó thì cần
phải ban hành các chỉ tiêu môi trường cho việc lựa chọn địa điểm, thiết kế xây dưng, vận
hành bãi chôn lấp chất thải nguy hại, ban hành các hướng dẫn về phương pháp tính để

xây dựng phí thu gom, tiêu hủy chất thải nguy hại…
Thứ hai: sửa đổi, bổ sung các qui định về xử lý các hành vi
Một thực tế cho thấy là hiện nay chế tài xử phạt của chúng ta đối với các hành vi vi
phạm là rất nhẹ. Điều đó làm cho những hành vi vi phạm về môi trường trong những
9
năm gần đây không những không có dấu hiệu giảm mà ngày càng tăng nhanh đồng thời
mức độ vi phạm ngay càng cao. Chính vì t hế theo nhóm thì luật cần sửa đổi, bổ sung
các mức xử phạt đúng đắn, sát với tình hình thực tế của công tác quản lý chất thải nguy
hại nhằm nâng cao hiệu lực pháp lý trong vấn đề này.
Thứ ba : ban hành một số chính sách quản lý nhà nước phù hợp.
Các chính sách về tài chính:
- Thu lệ phí đối với các hoạt động gây ô nhiễm:Các chi phí này là loại thuế hoặc
phí trực tiếp đánh vào các chất thải nguy hại tại điểm được sản xuất sinh ra hay tại điểm
đổ bỏ. Mục đích chính của phương pháp này là kích thích các nhà sản xuất sử dụng
phương pháp hạn chế và giảm thiểu chất thải. Đánh thuế trực tiếp vào một số sản phẩm
có khả năng gây ảnh hưởng lớn đến môi trường như xăng, dầu… tất nhiên với mức độ
đủ sức răn đe.
- Có các chính sách khuyên khích các nhà đầu tư sử dụng công nghệ sạch và tạo
điều kiện cho việc hình thành các công ty vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại từ các
nguồn vốn khác nhau như: vốn kinh doanh, vốn cổ phần…
- Tăng cường hệ thống thanh tra môi trường. Cần đảm bảo hệ thống thanh tra này
phải có đủ về số lượng và nghiệp vụ chuyên môn để có thể đánh giá, kiểm soát việc thực
hiện các qui định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại.
Xây dựng các khu công nghiệp tập trung, có qui hoạch để tạo điều kiện cho việc
tập trung xử lý chất thải, nó là một phương pháp góp phần giảm thiểu chi phí riêng biệt
cho các nhà sản xuất và tránh được ô nhiễm môi trường ở nhiều khu vưc.
Khuyến khích việc nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực xử
lý chất thải nguy hại.
Thứ tư: công tác tuyên truyền, giáo dục
Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục để giáo dục cho nhân dân biết

tác hại của chất thải nguy hại để nhân dân tham gia, đóng góp trong vấn đề bảo vệ môi
10
trường. Đây là một lực lượng không thể thiếu trong cuộc chiến bảo vệ môi trường của
nhân loại nói chung và của chúng ta nói riêng.
Thứ năm: mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế
Để đẩy nhanh và có hiệu quả công tác này chúng ta cần: Không ngừng học hỏi, tiếp thu
kinh nghiệm của các nước trên thế giới về công tác quản lý chất thải nguy hại để tìm ra
giải pháp, các chính sách phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của đất nước.
Thiết lập và phát triển mối quan hệ quốc tế tạo điều kiện giúp cho chúng ta hoạt động
quản lý chất thải nguy hại đạt được kết quả cao hơn. Nhờ vào sự trao dồi thông tin, tiếp
thu khoa học công nghê, sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế trong việc quản lý cũng như xử
lý chất thải nguy hại
Tham gia xây dựng và thực hiện các công ước quốc tế về lĩnh vực quản lý chất thải
nguy hại cũng cần coi là một ưu điểm hàng đầu trong chính sách bảo vệ môi trường.
III. Kết thúc vấn đề
Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững hiện nay đã trở thành một vấn đề sống
còn của toàn nhân loại. Cùng với phát triển kinh tế, mức sinh hoạt của người dân ngày
càng được nâng cao thì lượng chất thải nguy hại cũng tăng nhanh gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến môi trường và sức khỏe của con người. Những quy định chặt chẽ và chi tiết
của pháp luật đã góp phần giảm thiểu tác động của chất thải nguy hại đến môi trường và
cuộc sống của con người. Tuy nhiên, trong thực tế áp dụng vẫn tồn tại những vấn đề
nhức nhối. Qua những phân tích ở trên phần nào ta cũng thấy được thực trạng quản lí
chất thải nguy hại ở nước ta. Những bất cập còn tồn tại không chỉ xuất phát từ những
quy định trong quản lí mà còn xuất phát từ ý thức của người dân, của xã hội. Nhận thức
rõ ưu, nhược điểm trong quy định quản lí chat thải nguy hại và cớ phương hướng, giải
pháp khắc phục mà là nhiệm vụ của toàn xã hội. Hoàn thiện những quy định về quản ,
hoàn thiện đó không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan chức năng lí chất thải nguy hại nói
riêng, chất thải nói chúng sẽ góp phần bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự phát triển kinh tế
xã hội bền vững.
11

Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình Luật Môi trường Trường ĐH Luật Hà Nội
2. Luật Bảo Vệ Môi Trường năm 2005
3. Quy chế quản lý chất thải nguy hại
4. Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 quy định về xử lý vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
5. Thông tấn xã năm 2009.
12
MỤC LỤC
I. Đặt vấn đề 1
II. Giải quyết vấn đề 1
1. Khái niệm về chất thải nguy hại: 1
2. Những quy định về quản lý chất thải nguy hại: 1
3/ Những ưu điểm và hạn chế của quy định về quản lý chất thải nguy hại 4
3.1/ Ưu điểm 5
2. Hạn chế 6
4/ Giải pháp 8
III. Kết thúc vấn đề 11
13

×