Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

ĐÁNH GIÁ RỦI RO HOÁ CHẤT VÀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.33 KB, 3 trang )


ĐÁNH GIÁ RỦI RO HOÁ CHẤT VÀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CHẤT
THẢI NGUY HẠI

Đỗ Thanh Bái, Hồ Quý Đào, Phậm Việt Hùng
1

1
Đạ
i h

c khoa h

c t

nhiên

Summary:
Chemical risk assessment and toxic chemical management
PCBs used in the electrical transformation oil are the cancer potential chemical. The research
used the results of PCB contamination concentration in some soil samples of Hanoi area and
applied some necessary data from the IPCS database for toxic chemicals to calculate the risks to
get cancer due to contact with PCB-transformation oil contaminated soil. The calculation showed
that the risk of cancer in the Yen Phu wastes dumping place is 92.4x10
-6

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc quản lý an toàn hoá chất cũng như việc quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam còn đang
là vấn đề mới mẻ. Nếu việc quản lý hoá chất và chất thải nguy hại không được chú ý đúng mức
hay không hợp lý về mặt môi trường thì hoá chất nối chung và chất thải guy hại nói riêng sẽ gây
ra những tác động sấu tới những thành phần môi trường, đặc biệt là sức kổe con người và các


hệ sinh thái nhạy cảm khác, hoặc cấp tính hoặc mãn tính.
Bài trình bày này chỉ đưa ra kết quả nghiên cứu bước đầu về phương pháp đánh giá rủi ro
háo chất đối với sức khoẻ con người, cụ thể là tiềm năng gây ung thư (carcinogen) do việc quản
lý một loại chất thải có chứa chất gây ung thư - polyclorobiphenyl (PCB) trongt dầu biến thế thải
ra môi trường một cách thiếu kiểm soát.
PCB trong dầu biến thế
PCBs - polyclorua biphenyl - là một hỗn hợp các chất aromatic, được sản xuất bằng cách clo
hoá biphenyl, có công thức tổng quát là C
12
H
10-n
Cl
n
(n là số các nguyên tử Cl, thay đổi từ 1 đến
10) (4)

PCB có đến 210 đồng phân (1), và độc tính của mỗi đồng phân phụ thuộc vào cấu trúc của
nó. Các đồng phân của PCB có thể gây ra những tác động lâu dài (mãn tính), chủ yếu là khả
năng sinh sản và ung thư. Điều quan trọng là PCB có độ phân huỷ sinh học rất thấp (4). Số
nguyên tử Cl có mặt trong PCB càng nhiều thì độ phân huỷ sinh học càng thấp. Độc tính của các
đồng phân PCB phụ thuộc vào số lượng và vị trí thế của các nguyên tử Cl. Độc nhất là những
đồng phân có Cl ở các vị trí 2, 3,7 và 8 .
Trong dầu biến thế, PCB được sử dụng như là phụ gia có tính cách điện rất cao và thực hiện
chức năng chống oxyhoá, có tên thương mại là Aroclor. Dầu biến thế được coi là một trong
những nguồn gây ô nhiễm PCB lớn nhất. Việc thải dầu biến thế có chứa PCB đã gây nên những
nguy cơ mắc ung thư cho con người và động vật thông qua các phương thức tiếp xúc (nhiễm)
khác nhau. Trong các cơ sở dữ liệu quốc tế về hoá chất, có thể tìm được các giá trị của "h

s



ti

m n
ă
ng gây ung th
ư
- CPF" (carcinogenic potency factor).
Xác định rủi ro hoá chất (Risk) đối với PCB
Để tính nguy c
ơ
hay mức r

i ro (xác suất) gây ung thư (RLSK), có thể sử dụng công thức
chung sau (1):
Rrisk - Lượng nhiễm trung bình ngày (I) * Hệ số tiềm năng gây ung thư (CPF)
I - Là lượng nhiễm trung bình ngày của những người sống trong khu vực ô nhiễm khi tiếp xúc
với đất bị ô nhiễm PCB (bỏ qua ô nhiễm không khí), có thể xác định qua công thức sau: I = C *
(CR * EF * ED)/ (BW * AT)
Trong đó: C: nồng độ chất ô nhiễm (PCB) tại điểm tiếp xúc
CR mức tiếp xúc (L/ngày, m3/ngày hoặc mg/ngày)
CR = A * DA * ABS * SM
EF: tần số (ngày/năm)
ED: độ dài thời gian tiếp xúc (năm)
BW: trọng lượng cơ thể (kg)
AT: khoảng thời gian nghiên cứu nguy cơ (ngày)
Trong trường hợp tiếp xúc của chất ô nhiễm qua da, đối với người Việt nam, có trọng lượng
cơ thể trung bình là 50 kg, diện tích bề mặt da trung bình tương ứng là 12965 cm
2
, với một số

giả thiết sau:
A = % da bị tiếp xúc = 20% = 0.2 x 12965 cm
2
= 2592 cm
2

DA : mức dính của đất trên da = 0.5 1 mg/cm2
ABS = mức hấp thụ qua da = 6%
SM : 15% = hệ số tiếp xúc hiệu dụng (tức là do cấu tức của đất chỉ có
15% chất ô nhiễm trong đất được nhiễm vào cơ thể qua da)
EF = tần số tiếp xúc = 365 ngày, 2 lần/ngày
ED: độ dài thời gian tiếp xúc = 20 năm
AT = 21900 ngày (60 năm)
Như vậy: I = 0 16 * 10-6 * C (mg/kg.ngày)
Để tính toán trị số I, cần phải biết giá trị nồng độ C. Khoa hoá, Đại học Quốc gia Hà nội đã
tiến hành nghiên cứu phương pháp sắc ký khí (2) phân tích các chất aroclor trong dầu biến thế
và trong đất tại các bãi rác ít được kiểm soát. Kết quả với các mẫu đất như sau (3):

Mẫu Dạng mẫu Tổng PCB Ghi chú
S-1 Đất 392 ppb Xung quanh trạm biến thế
S-2 Đất 330 ppb Xung quanh trạm biến thế
S-3 Đất 1426 ppb Đất tại nơi bãi rác
S-4 Đất 18810 ppb Đất tại khu vực nhà máy điện Yên Phụ
S-5 Đất 73285 ppb Đất tại khi bãi rác Yên Phụ

Tại bãi rác Yên Phụ (S5), nơi có khá nhiều dân cư sống quanh khu vực bãi rác thiếu kiểm
soát, có thể tính được giá trị I (Lượng nhiễm trung bình ngày) như sau:
I = 0.16 x 10
-6
* C = 0.16 * 73.285 ppm * 10

-6
= 12 * 10
-6
mg/kg.ngày
Sử dụng giá trị CPF đối với PCB là 7.7 (trong cơ sở dữ liệu) ( 1 ), có thể tính được nguy cơ
(xác suất) mắc ung thư đối với dân chúng trong vùng xung quanh bãi rác như sau:
Risk =I x CPF
Risk = 7.7 (1/mg/kg.ngày) * 12 x 10
-6
mg/kg.ngày = 92.4 * 10
-6

Đối với những hoá chất và chất thải có tiềm năng gây ung thư, người ta không sử dụng khái
niệm ngưỡng, tức là không có mức an toàn. Tuy nhiên khi nghiên cứu mối quan hệ "mức tiếp
xúc - phản ứng" đối với chất có khả năng gây ung thư, người ta đã sử dụng khái niệm "m

c
ch

p nh

n". Cụ thể trong trường hợp chất gây ung thư, người ta chấp nhận một giá trị rủi ro
(xác suất) nhất định. EPA quy định giá trị đó là một phần triệu (10
-6
). Như vậy trong trường hợp
này xác suất mắc ung thư tại khu vực nghiên cứu so với tiêu chuẩn Mỹ đã vượt quá trên 92 lần.
Giả thiết số dân có nguy cơ tiếp xúc với đất bãi rác trong khu vực nghiên cứu (bãi rác Yên
Phụ) là 5000 người, khi đó số cực đại trường hợp bị mắc ung thư do nhiễm PCB của dầu biến thế
qua con đường tiếp xúc với da (M) tính cho suất cả cuộc đời, sẽ là:
M = RISK * Dân số = 84.7 * 10

-6
* 5000 = 0.425
Tương tự có thể tính được đối với trường hợp khu vực S4 (nhà máy điện Yên Phụ cũ), nay đã
được bê tông hoá, chỉ có trẻ em đào một số lỗ nhỏ lên để chơi, do đó có nguy cơ tiếp xúc với đất
nhiễm dầu có PCB. Với cách đặt các giả thiết tương tụ như trên, có thể tính được nguy cơ mắc
ung thư cho trẻ em tại khu vực sẽ là: 0.17 x 10
-6
x 7.7 = 1.3 x 10
-6

Đánh giá kết quả tính toán và thảo luận
Từ những kết quả tính toán về nguy cơ mắc ung thư do tiếp xúc với môi trường nhiễm PCB
theo một cách tuy còn rất đơn giản như trên, có thể rút ra một số nhận xét liên quan đến việc
quản lý chất thải nguy hại như sau:
Với những vị trí như S1 và S2, là những khu vực người ra vào rất hạn chế (trạm biến thế), thì
nguy cơ mắc ung thư do tiếp xúc với đất nhiễm PCB có thể bỏ qua, tuy nhiên cần tính đến việc
thải trực tiếp dầu có PCB vào đất như vậy sẽ có nguy cơ gây ô nhiễm nước ngầm, và con người
có thể sử dụng nước ngầm và do đó sẽ có một nguy cơ nào đó.
Đối với các khu vực S3, S4 và S5, những số liệu phân tích PCB và tính toán rủi ro mắc ung
thư do PCB là đáng kể, do đó những khu vực loại này cần được xem xét trên quan điểm kiểm
soát chất thải nguy hại.
Ở Việt nam, ước tính toàn bộ lượng dầu nhập từ Liên Xô cũ, Trung Quốc và Rumani trước đây
có chứa PCB là vào khoảng 27000 - 30000 tấn. Một phần lượng dầu này thải ra môi trường hiện
vẫn chưa được quản lý theo đúng cách quản lý chất thải nguy hại. Do đó vấn đề này cần được
quan tâm hơn nữa không chỉ bởi các nhà quản lý môi trường, các nhà nghiên cứu công nghệ môi
trường, mà còn bởi những người làm công tác đánh giá rủi ro hoá chất và sử dụng những kết
quả nghiên cứu đánh giá này vào các quá trình ra quyết định về quản lý chất thải nguy hại, cũng
như những doanh nghiệp liên quan đến phát sinh chất thải.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hazardous Waste management, Michael D. lager: Phillip L. Buckingham. McGraw - Hill, Inc.

ERM, 1994
2. The analysis of polychlorinated biphenyl in waste oil, Institute for Env. studies E-89/06
(1989)
3. Phân tích PCB trong dầu biến thế và đất Phạm Hùng Việt và các cộng tác viên, ĐHQG Hà
nội, Hội Thảo Quản lý hoá chất quốc gia, Hà nội 12/1997
4. IPCS CD-ROM (WHO-IPCS) 1997

×