Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Quy hoạch giao thông đô thi hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (517.24 KB, 9 trang )

Tiểu luận
QUY HOẠCH GIAO THÔNG ĐÔ THI Ở HÀ NỘI
Tiểu luận
1.Mục đích quy hoạch
Đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách với chất lượng tốt, giá cả hợp
lý, đảm bảo an toàn, tiện lợi, kiềm chế tiến tới giảm tai nạn giao thông và hạn chế ô nhiễm
môi trường trên cơ sở tổ chức vận tải hợp lý, phát triển vận tải đa phương thức, dịch vụ .
Từng bước phát triển vận tải công cộng ở đô thị. Đảm bảo việc qua lại trong và ngoài thành
phố Hà Nội một cách thuận lợi.
Phân chia đô thị thành nhiều khu vực chức năng, làm ranh giới cho các khu đất, lô đất,
các khu nhà ở
Tạo các hướng trục và tầm nhìn cho các quần thể kiến trúc, đóng vai trò quyết định cho
việc xác định vị trí cồng trình trọng điểm , bố cục kiến trúc chính
2.Tình trạng quy hoạch giao thông ở Hà Nội
Mạng lưới giao thông thành phố Hà Nội có nhiều hình thức khác nhau :
Hệ thống giao thông bàn cờ Các đường giao thông được tổ chức vuông góc với nhau.
Đây là hình thức có ưu điểm là phân chia đát thành phố các khu vực đơn giản hình vuông hay
hìn chữ nhật. Mạng lưới đường này không có sự phân chia đường phố một cách rõ ràng.
Hệ thống bàn cờ có đường chòng chéo: Do mạng lưới bàn cờ không thuận tiện cho
việc đi lại theo hướng đường chéo người ta thường bố trí những đường giao thông nhánh nối
các góc chéo nhau. Hình thức này chia cắt các khu thành phố, ảnh hưởng đến vấn đề xây
dựng ở những khu vực có đường giao thông không cắt ngang.
Hệ thống tia và nan quạt: Được tọa thành khi có nhiều hệ thống giao thông cùng xuất
phát một điểm ( Trung tâm thành phố) và phát triển các hướng khác nhau thì các đường phố
tạo thành hình tia ở một phía giống quạt nan.
Hệ thống vòng: Ở những thành phố có mạng lưới đường hình tia, nan quạt người ta tổ
chức những tuyến đường vòng nối liền các nhánh đường, do đó đảm bảo mối quan hệ thuận
tiện giữa các khu vực khác nhau của thành phố và giảm bớt mật độ đi lại ở trung tâm
Hệ thống tam giác: Ở hình thức này hệ thống giao thông phân chia đất đai thành các
khu vực tam giác. Nó tạo điều kiện tổ chức hợp lý giữa các bộ phận quy hoạch, tổ chức giao
thông thuận tiện, đảm bảo quan hệ dễ dàng giữa các khu vực trong thành phố với những


đường phố xung quanh. Tuy nhiên nó cứng nhắc, khó phù hợp với địa hình thiên nhiên, nhiều
đường cùng cắt qua một điểm nên tổ chức đầu mối giao thông ở những điểm này rất phức tạp.
Hệ thống lượng giác: Đây là mạng đường phố dựa trên hình sáu cạnh đều dựa vòa
những nút giao thông ba nhánh với góc 120 độ. Hình thức này đảm bảo an toàn giao thông
cao độ thành các goa thông khép kín một chiều tránh được điểm xung đột giữa các luồng xe.
Tiểu luận
Hệ thống răng lược: Các tuyến đường được tổ chức theo hình răng lược phân biệt rõ
ràng mỗi tuyến đường giao thông theo chức năng của nó và đi sâu vào những nơi ở.
3. Các loại hình quy hoạch giao thông và giải pháp quy hoạch giao thông ở Hà Nội
Trên các cơ sở kết quả định hướng cảu quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội và các ý tưởng
phát triển không gian, dự báo quy mô dân số và đất đai cho thủ đô Hà Nội mới quy hoạch
giao thông cần xác lập được những nội dung nghiên cứu cơ bản sau:
Điều tra hiện trạng hệ thống giao thông Hà Nội bao gồm đường bộ, đường sắt. đường
thủy, hàng không…, đánh giá tổng thể cũng như cho từng loại giao thông hiện có trên địa bàn
Hà Nội mở rộng.
Xem xét và rà soát quy hoạch giao thông ở Hà Nội quy hoạch giao thông các quận nội
thành, các huyện ngoại thành, nghiên cứa quy hoạch giao thông vận tải Hà Nội do Bộ giao
thông vận tải lập, các dự án phát triển hệ thống giao thông đã và đang được triển khai trong
những năm vừa qua. Đánh giá những nội dung phù hợp tiếp tuc thừa kế, hoặc điều chỉnh
những nội dung không phù hợp với tình hình và hoàn cảnh mới.
Nghiên cứa, tham khảo kinh nhiệm của một số thủ đô và thành phố trên thế giới quy
hoạch giao thông và giải quyết ách tắc giao thông
Dự báo như cầu vận tải các loại hình giao thông về hành khách và hàng hóa
Quy hoạch tổng thể hệ thống giao thông cho thành phố trung tâm và các đô thị khác
bao gồm:
a. Quy hoạch đường bộ
Mạng lưới đường bộ Hà Nội

Nguyên nhân: Do sự lấn chiếm hành lang an toàn gao thông, sự gia tăng quá nhanh của các
phương tiện giao thông cá nhân và ý thức của người tham gia giao thông quá kém và chưa

Tiểu luận
được cải thiện nhiều trong những năm gần đây. Bên cạnh đó cũng phải kể đến đường sá ở Hà
Nội còn nhỏ hẹp, có nhiều khúc cua 90 độ trong khi đó có quá nhiều biển báo cấm và biển
báo hiệu trên một đoạn đường, vẻ hè thì bị lấn chiếm thành nơi kinh doanh, bán hàng và nơi
để xe ô tô tràn lan dẫn tới tình trạng người tham gia giao thông bi mất tầm nhìn và làm mất
cảnh quan đô thị, gây ra hiện tượng xả rác tràn lan từ các cửa hàng buôn bán trên vỉa hè.
Đông thời nhiều đoạn đường xuống cấp nhanh chóng có nguy cơ tiềm nẩn tai nạn giao thông
rất lớn.
Giải pháp quy hoạch :
Nâng cấp và tăng cường các tuyến quốc lộ và vùng cao tốc trung tâm.
Xác mật độ diện tích , mật độ mạng lưới đường, chỉ tiêu đất giao thông trên đầu người
để tính toán cho hợp lý.
Quy hoạch mạng lưới giao thông : mở rộng những tuyến đường quá hẹp, đồng thời
thêm những tuyến đường tại những nơi cần thiết, hạn chế các hẻm, các góc cua
Quy hoạch các mối giao thông quan trọng, các nút giao thông đầu mối, bến xe liên tỉnh
và các cơ sở hạ tầng chính khác.
Đưa ra các giải pháp quy hoạch cho các khu phố cổ, khu phố cũ để phát triển.
Quy hoạch các đô thị thị ở Sơn Tây, Mê Linh, các thị trấn huyện xung quanh thành phố
Hà Nội.
Cần bổ sung thêm các tuyến xe buýt và xe buýt nhằm giảm bớt gánh nặng về giao
thông tăng , lưu thông hành khách trên các tuyến đường một cách hiệu quả.
b. Quy hoạch đường sắt
Bản đồ quy hoạch đường sắt Hà Nội đến năm 2020
Tiểu luận
Đường sắt Hà Nội là hệ thống giao thông quan trọng trong việc vận chuyển hành khách
và hàng hóa, được nối liền với hầu hết các tỉnh ở Việt Nam. Hà Nội là nơi đầu mút cảu hệ
thống đường sắt Bắc – Nam. Đây là hệ thống chủ yếu do Pháp xây dựng
Giải Pháp : Xem xét lại các hệ thống đường sắt và ga hành khách hàng hóa trên địa bàn
Hà Nội để bảo dưỡng ,sữa chữa để đảm bảo an toàn cho việc vận chuyển nhất là vận chuyển
người.

c. Quy hoạch đường sông:
Hà Nội có hệ thống sông ngòi khá lớn, rất thuận lợi cho việc vận chuyển đường sông.
Mạng lưới sông ngoài dầy đặc bao gồm : Sông Hông, Sông Đáy, Sông Luống, Sông Cà Lồ,
Sông Nhuệ, Sông Lừ, Sông Tô Lịch, Sông Kim Ngư…Trong đó Sông Hồng là sông lớn và
quan trọng nhất, có nhiều phương tiện tàu hoạt động. Sông Hồng có tổng chiều dài 1149 km
bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua việt nam và đổ ra Biển Đông, đoạn chảy trên đất Việt
Nam dài 510km
Mạng lưới đường sông Hà Nội
Giải pháp :
Điều chỉnh thế sông tự nhiên về thế sông quy hoạch bằng hệ thống các công trình tác
động vào dòng chảy, lòng dẫn, tùy thuộc từng đoạn sông
xây dựng mới và nâng cấp các công trình bảo vệ bờ sông
Quy hoạch luồng tàu kết hợp với điều chỉnh và xây dựng các công trình bảo vệ bờ nhất
là hai tuyến sông Hồng và sông Đuống.
Tiểu luận
d. Quy hoạch đường hàng không

n bay Nội Bài
Hà Nội có 2 sân bay hoạt động chính: Sân bay Nội bài lá sân bay quốc tế và Nội địa và
sân bay Gia Lâm là sân bay nhỏ
Sân bay Nội Bài cách trung tâm Thành phố khoảng 45km về phía Bắc. Sân bay Gia
Lâm cách trung tâm Hà Nội khoảng 8km.
Ngoài ra hà Nội còn có một sân bay quân sự là sân bay Bạch Mai hiện đang không sử
dụng.
Giải pháp: Cảng hàng không Nội Bài được đầu tư cải tạo, nâng cấp để trở thành cảng
hàng không quốc tế lớn của thủ đô Hà Nội và của cả nước.Đến năm 2020, cảng hàng không
quốc tế Nội Bài có tổng công suất đạt 20 ÷ 25 triệu hành khách/năm, 260.000 tấn hàng
hóa/năm và có diện tích dự phòng đảm bảo yêu cầu phục vụ. Định hướng cho giai đoạn sau
năm 2020, cảng hàng không quốc tế Nội Bài tiếp tục hoàn chỉnh khu phía Bắc, đồng thời phát
triển về phía Nam, nâng tổng công suất lên 50 triệu hành khách/năm. Trong thời gian tới, tiếp

tục nghiên cứu vị trí, quy mô của sân bay quốc tế thứ hai trong vùng khi sân bay Nội Bài có
dấu hiệu mãn tải và dự trữ phát triển lâu dài.( quyết định số 90/2008/QĐ-TTg).
Ngoài việc quy hoạch các hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông, hàng không
chung ta cần phải :
Kết hợp chặt chẽ với các lĩnh vực quy hoạch khác của thủ đô, đặc biệt là quy hoạch
đô thị để góp phần hình thành các vùng sinh thái - văn hóa và vành đai xanh tạo cơ sở phát
triển đô thị của Hà Nội và các vùng lân cận;
Song song với việc xây dựng chương trình hạn chế, tiến tới loại dần các phương tiện
giao thông cũ nát ra khỏi hệ thống giao thông của thành phố, cần có chính sách quản lý chặt
Tiểu luận
chẽ chất lượng của các loại phương tiện giao thông, khuyến khích các loại hình phương tiện
giao thông sử dụng nhiên liệu ít gây ô nhiễm;
Gắn liền các dự án phát triển giao thông vận tải với yêu cầu bảo tồn cảnh quan thiên
nhiên, bảo tồn di sản văn hóa, lịch sử, kiến trúc, tôn tạo không gian đô thị.
Phát triển vận tải hành khách công cộng là nhiệm vụ chiến lược. Theo đó, cần tiếp tục
mở rộng và nâng cao chất lượng phục vụ của mạng lưới xe buýt hiện có, phát triển các
phương thức vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn, tốc độ cao;
Gắn liền phát triển đô thị với phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải hành
khách công cộng, đảm bảo phát triển đô thị một cách đồng bộ và bền vững;
Xây dựng các chính sách đồng bộ, hợp lý nhằm hạn chế sự gia tăng số lượng phương
tiện giao thông cá nhân, đặc biệt có chính sách phù hợp nhằm hạn chế và tiến đến giảm bớt số
lượng xe máy tham gia giao thông;
Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông và
vận tải hành khách công cộng thông qua những biện pháp như cải tiến cơ chế, chính sách
quản lý và cấp vốn, ưu đãi về thuế, trợ giá, …;
Tăng cường năng lực, trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp và các cơ quan
chức năng trong công tác quản lý đô thị, quản lý và thực hiện quy hoạch;
Thực hiện các chiến dịch vận động nâng cao ý thức của người dân trong việc xây dựng
và phát triển giao thông vận tải Thủ đô;
Tích cực tìm kiếm mọi nguồn vốn đầu tư cho xây dựng và phát triển giao thông vận

tải. Ưu tiên huy động các nguồn vốn phát triển chính thức (ODA) hoặc nguồn từ các tổ chức
tài chính - kinh tế trong và và ngoài nước cho cho các dự án lớn hoặc công trình trọng điểm.
Tiểu luận
Tiểu luận

×