Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

giáo án lớp lá chủ điểm nước và hiện tượng tự nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.54 KB, 7 trang )

CHỦ ĐIỂM: NƯỚC VÀ MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
(Thời gian thực hiện 2 tuần từ 14/04 đến 25/04/2014)
I. MỤC TIÊU
1. Phát triển thể chất
- Biết sử dụng các trang phục phù hợp với thời tiết để bảo vệ sức khỏe.
- Có một số thói quen, hành vi vệ sinh trong ăn uống và phòng bệnh.
- Thực hiện các vận động một cách tự tin và khéo léo.
- Biết phòng tránh những nơi dễ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Chỉ số 7: Cắt theo đường viền thẳng và cng của các hình đơn giản.
2. Phát triển nhận thức
- Tích cực tìm tòi, khám phá các sự vật, sự cần thiết của ánh sáng, không khí
với cuộc sống con người, cây cối và con vật.
- Biết quan sát, so sánh, phán đoán và suy luận về một số sự vật, hiện tượng
tự nhiên xung quanh.
- Nhận biết một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo mùa, thứ tự các mùa và
sự thay đổi trong sinh hoạt của con người, cây cối, các con vật theo mùa. Biết
phân loại quần áo, trang phục theo mùa.
- Biết được lợi ích của nước, sự cần thiết của ánh sáng, không khí với cuộc
sống con người, cây cối và con vật.
- Nhận biết được một số nguyên nhân gây ô nhiểm nguồn nước và cánh giữ
gìn, bảo vệ các nguồn nước sạch.
- Biết so sánh lượng nước đựng trong 2 vật bằng các cánh khác nhau.
- Phân biệt được ngày và đêm.
- Nhận biết hôm qua, hôm nay, ngày mai.
Chỉ số 104: Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10.
Chỉ số 105: Tách 10 đối tượng thành 2 nhóm bằng ít nhất 2 cách và so sánh số
lượng của các nhóm.
3. Phát triển ngôn ngữ
- Chủ động trong ttrao đổi, thảo luận với người lớn và các bạn về những gì
quan sát, nhận xét, phỏng đoán.
- Kể được các sự kiện xảy ra theo trình tự thời gian.


1
Chỉ số 84: Đọc theo truyện tranh đã biết.
Chỉ số 85: Biết kể chuyện theo tranh.
4. Phát triển thẩm mĩ
- Cảm nhận được cái đẹp trong thiên nhiên, trong các câu chuyện, bài thơ, bài
hát, … về các hiện tượng tự nhiên.
- Thể hiện cảm xúc, sáng tạo trước cái đẹp của một số hiện tượng tự nhiên qua
các sản phẩm vẽ, nặn, cắt, xé, dán, xếp hình theo ý thích của trẻ và qua các hoạt
động âm nhạc.
Chỉ số 30: Đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản thân.
Chỉ số 35: Nhận biết các trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức
giận, xấu hổ của người khác.
Chỉ số 39: Thích chăm sóc cây cối, con vật quen thuộc.
Chỉ số 40: Thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh.
5. Phát triển tình cảm – xã hội
- Có ý thức tiết kiệm nước sạch, bảo vệ nguồn nước sạch và môi trường sống.
- Có thói quen thực hiện được một số công việc tự phục vụ phù hợp với trẻ.
Chỉ số 5: Tự mặc và cỡi đc áo.
Chỉ số 81: Có hành vi giữ gìn, bảo vệ sách.
*CHUẨN BỊ HỌC LIỆU:
*Chuẩn bị cho giáo viên:
- Một số tranh ảnh về các hiện tượng tự nhiên, các mùa trong năm.
- Giấy khổ to (có thể tận dụng bìa lịch, báo cũ…), kéo, bút chì, bút màu, sáp, đất
nặn, giấy vẽ, giấy màu, hồ dán, giấy báo, hộp bìa cát loại để trẻ vẽ, xé dán…
- Lựa chọn một số trò chơi, bài hát, câu chuyện… liên quan đến chủ đề và gắn
với đặc điểm của lớp.
- Một số đồ dùng đồ chơi phục vụ cho chủ điểm.
*Chuẩn bị cho trẻ:
- Góc nghệ thuật: Bút màu, giấy vẽ, hồ dán, bút chì,…
- Góc xây dựng: Gạch, cây xanh, lon nước ngọt, hộp sữa,…

- Góc phân vai: Bàn, ghế, một số đồ dùng bán hàng,…
2
- Góc thiên nhiên: Một số cây cảnh, hạt giống, lá cây,…
- Góc học tập: Bàn ghế, bút chì,…
*Phối hợp với phụ huynh:
Nội dung tuyên truyền về môi trường xanh, sạch, đẹp thông qua giờ đón và trả
trẻ.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và sức khỏe của trẻ.
- Vận động phụ huynh ủng hộ cây xanh, truyện tranh, các loại nguyên vật
liệu khác để phục vụ tiết học của trẻ thêm phong phú hơn.
*MỞ ĐẦU CHỦ ĐỀ:
- Trò chơi Con cóc che dù, trẻ làm động tác kết hợp bài hát cùng cô.
- Trò chuyện cùng trẻ về một số nguồn nước có từ : nước máy, nước
giếng, nước mưa, nước hồ, ao, sông, biển
- Cô dẫn trẻ đến góc khoa học có nhiều chai nước nhiều màu tạo sự chú ý
trẻ, sau đó cô hỏi trẻ :
* Vì sao nước có nhiều màu ?
*Cháu biết gì về nước ?.
* Nước có ảnh hưởng gì đối với con người, con vật và cây cối ?.
* Miền Nam ta một năm có mấy mùa ?, mùa gì ?.
* Vì sao có mưa ?.
* Mùa nào nóng nhất trong năm ?.
Muốn biết tất cả những điều kỳ diệu của nước và mùa hè, cô cháu cùng
khám phá chủ đề HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN.
II. MẠNG NỘI DUNG
3
NƯỚC
- Các nguồn nước trong
môi trường sống và các
nguồn nước dùng trong

sinh hoạt.
- Vòng tuần hoàn của nước.
- Một số nguyên nhân gây
ô nhiễm nguồn nước: Cách
gìn giữ, tiết kiệm và bảo vệ
các nguồn nước.
- Phòng tránh các tai nạn
về nước.
III. MẠNG HOẠT ĐỘNG
4
MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG
THỜI TIẾT VÀ MÙA
- Một số hiện tượng thời
tiết: Nắng , mưa, sấm sét,
bão,….
- Một số hiện tượng thời
tiết thay đổi theo các
mùa.
- Sự thay đổi của con
người trong sinh hoạt
theo thời tiết mùa: Quần
áo, ăn uống , hoạt động.
NƯỚC VÀ
CÁC HIỆN
TƯỢNG
TỰ NHIÊN
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
*Khám phá khoa học
Tích cực tìm tòi khám phá các sự
vật, hiện tượng xung quanh.Biết

tự đặt câu hỏi: Tại sao? Như thế
nào? Để làm gì?
Biết quan sát , so sánh, phán đoán
và suy luận về một số sự vật, hiện
tượng tự nhiên xung quanh.
- Biết được lợi ích của nước , sự
cần thiết của ánh sáng, không khí
với cuộc sống con người , cây cối
và con vật.…
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
*Tạo hình
- Cảm nhận được cái đẹp trong
thiên nhiên, các câu chuyện, bài
thơ, bài hát…về các hiện tượng
tự nhiên.
*Âm nhạc
-Hát tự nhiên, thể hiện xúc cảm,
vận động nhịp nhàng theo nhạc,
bài hát có nội dung lien quan đến
bài hát lien quan đến chủ điểm
Các hiện tượng tự nhiên.
5
PHÁT TRIỂN THỂ
CHẤT
*Dinh dưỡng sức
khỏe
- Biết sử dụng các
trang phục phù hợp
với thời tiết để bảo vệ
sức khỏe.

- Có một số thói quen,
hành vi vệ sinh trong
ăn uống và phòng
bệnh.
- Thực hiện các vận
động một cách tự tin
và khéo léo.
PHÁT TRIỂN NGÔN
NGỮ
Đàm thoại cùng trẻ
- Chủ động trong trao
đổi, thảo luận với người
lớn và các bạn về những
gì quan sát, nhận xét,
phỏng đoán.
PHÁT TRIỂN TC-XH
*Giao tiếp của trẻ
-Có ý thức tiết kiệm nước
sạch, bảo vệ nguồn nước
sạch và môi trường sống.
- Có thói quen thực hiện
được một số công việc tự
phục vụ phù hợp với trẻ.
NƯỚC VÀ
CÁC HIỆN
TƯỢNG TỰ
NHIÊN
I.KHÁM PHÁ CHỦ ĐIỂM
1. Kế hoạch tuần 1: Chủ đề nhánh: Nước
2. Kế hoạch tuần 2: Chủ đề nhánh: Các Hiện Tượng Tự Nhiên Và Mùa Trong

Năm
II. ĐÓNG CHỦ ĐIỂM: NƯỚC VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ
NHIÊN
*Một số kết quả đạt được sau khi học xong một chủ đề:
*Kết thúc chủ điểm: “Nước và Các Hiện Tượng Tự Nhiên”, các cháu đều biết:
- Trẻ biết lợi ích của nước đối với đời sống thực vật, động vật và con người.
- Biết tiết kiệm nước, giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Trẻ biết gọi tên các mùa trong năm, những đặc điểm cơ bản của các mùa.
- Trẻ thuộc một số bài thơ và nhớ các câu chuyện mà cô kể.
- Nhanh nhẹn trong các hoạt động.
- Đàm thoại với trẻ về chủ đề đã học, cho trẻ hát bài hát liên quan đến chủ đề.
Qua chủ đề này, các bé đều đã tham gia nhiệt tình các hoạt động ở lớp, biết
chú ý lắng nghe và làm theo hướng dẫn của cô. Trẻ biết quan tâm đến nghề
nghiệp của người thân. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp cùng cô và các
bạn.
Tuy nhiên vẫn còn một vài trẻ chưa chú ý, mất trật tự vì vậy tôi cần có phương
pháp phù hợp để thu hút tất cả trẻ.
6
BGH KÝ DUYỆT TCM KÝ DUYỆT GIÁO VIÊN
TRẦN THỊ THU
HỒ NGỌC MỸ
7

×